Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

nghiên cứu đặc điểm của thảm thực vật thoái hóa do tác động của quá trình khai thác than ở thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 126 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM





VŨ THỊ THANH HƢƠNG






NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CỦA THẢM THỰC VẬT THOÁI
HÓA DO TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH KHAI THÁC THAN
Ở THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH







LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

















Thái Nguyên - 2011

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM





VŨ THỊ THANH HƢƠNG







NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CỦA THẢM THỰC VẬT THOÁI
HÓA DO TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH KHAI THÁC THAN
Ở THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH


Chuyên ngành: SINH THÁI HỌC
Mã số : 60.42.60




LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC





NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THẾ HƢNG







Thái Nguyên - 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

LỜI CẢM ƠN


Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thế Hưng (Đại học
Quốc gia Hà Nội), người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu và hoàn thiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô trong khoa Sinh học, trường Đại học Sư
phạm (Đại học Thái Nguyên), khoa Sau Đại học (Đại học Thái Nguyên) và Viện Sinh
thái và Tài nguyên Sinh vật (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đã nhiệt tình
giảng dạy và giúp đỡ tôi trong học tập, nghiên cứu khoa học.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, Sở
Tài Nguyên - Môi Trường, UBND thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) đã giúp
đỡ tôi trong quá trình triển khai nghiên cứu đề tài.
Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu, tôi còn được sự động viên, giúp
đỡ về nhiều mặt của Ban Giám hiệu trường THPT Lê Quý Đôn, gia đình, đồng
nghiệp và bạn bè.
Tôi xin gửi tới các cơ quan, cá nhân đã giúp đỡ tôi, lời chúc sức khỏe, hạnh
phúc, thành đạt và lời cảm ơn trân trọng.


Thái Nguyên, ngày 20 tháng 7 năm 2011

Tác giả


Vũ Thị Thanh Hƣơng











Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên









LỜI CAM ĐOAN



Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất cứ công trình nào.


Thái Nguyên, ngày 20 tháng 7 năm 2011
Tác giả

Vũ Thị Thanh Hƣơng






Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



MỤC LỤC
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
2. Mục tiêu nghiên cứu
3. Những đóng góp mới của luận văn
Chƣơng I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài
1.2. Nghiên cứu thành phần loài và dạng sống (life form) thực vật
1.3. Nghiên cứu cấu trúc của thảm thực vật
1.4. Nghiên cứu quá trình tái sinh tự nhiên, phục hồi rừng và xu
hƣớng diễn thế của thảm thực vật
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
2.2. Nội dung nghiên cứu
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên của thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh)
3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng
Ninh)
3.3. Đặc điểm điều kiện tự nhiên xã hội của phƣờng Cao Xanh và
phƣờng Hà Khánh – Thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh)

Chƣơng 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Thành phần loài và thành phần dạng sống của cây gỗ trong các
trạng thái thảm thực vật
Trang

1
1
3
3
5
5
12
14

21

31
31
32
32
35
35

41

43
46

46
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




4.2. Đặc điểm về hình thái, cấu trúc của các trạng thái thảm thực vật
4.3. Năng lực tái sinh tự nhiên của các loài cây gỗ trong các trạng
thái thảm thực vật
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
65

69
82
84
91






















Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên






DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng
Trang
Bảng 4.1: Số loài cây gỗ trong mỗi họ thực vật ở khu vực nghiên cứu
Bảng 4.2: Số lƣợng loài cây gỗ trong mỗi họ thực vật ở khu vực
nghiên cứu
Bảng 4.3: Số lƣợng chi của cây gỗ trong mỗi họ thực vật
ở khu vực nghiên cứu
Bảng 4.4: Số lƣợng và tỷ lệ phần trăm về loài, chi và họ của cây gỗ
trong các trạng thái thảm thực vật
Bảng 4.5: Một số chỉ tiêu về cấu trúc hệ thống của cây gỗ trong các
trạng thái thảm thực vật
Bảng 4.6: Sự biến động về số loài cây gỗ trong các họ thực vật ở
điểm nghiên cứu thứ nhất (phƣờng Cao Xanh – TP Hạ Long)
Bảng 4.7: Sự biến động về số chi của cây gỗ trong mỗi họ thực vật ở
điểm nghiên cứu thứ nhất (phƣờng Cao Xanh – TP Hạ Long)
Bảng 4.8 : Sự biến động về số loài cây gỗ trong các họ thực vật ở

điểm nghiên cứu thứ hai (phƣờng Cao Xanh – TP Hạ Long)
Bảng 4.9 : Sự biến động về số chi của cây gỗ trong các họ thực vật ở
điểm nghiên cứu thứ hai (phƣờng Cao Xanh – TP Hạ Long)

Bảng 4.10: Sự biến động về số loài cây gỗ trong mỗi họ thực vật ở
điểm nghiên cứu thứ ba (phƣờng Hà Khánh – TP Hạ Long)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



Bảng 4.11: Sự biến động về số chi của cây gỗ trong các họ thực vật
ở điểm nghiên cứu thứ ba(phƣờng Hà Khánh – TP Hạ Long)
Bảng 4.12: Chỉ số tƣơng đồng (Sorensen’s Index - SI) giữa các trạng
thái thảm thực vật ở ba địa điểm nghiên cứu
Bảng 4.13: Số loài và tỷ lệ (%) của cây gỗ thuộc các kiểu dạng sống
Megaphanerophytes – Mesophanerophytes – (MM) và kiểu dạng
sống Microphanerophytes – (Mi) tromg các trạng thái thảm thực vật
Bảng 4.14: Mật độ cây gỗ tái sinh trong các trạng thái thảm thực vật
Bảng 4.15: Mật độ cây gỗ tái sinh theo các cấp chiều cao trong các
trạng thái thảm thực vật
Bảng 4.16: Mật độ và tỷ lệ về nguồn gốc của cây gỗ tái sinh trong các trạng
thái thảm thực vật
Bảng 4.17: Chất lƣợng của cây gỗ tái sinh trong các trạng thái thảm thực vật
Bảng 4.18: Sự biến động về mật độ cây gỗ tái sinh theo vị trí địa hình
trong các trạng thái thảm thực vật
Bảng 4.19: Mật độ (cây/ha) và tỷ lệ (%) một số loài cây gỗ tái sinh
theo các cấp chiều cao ở điểm nghiên cứu thứ nhất
Bảng 4.20: Mật độ (cây/ha) và tỷ lệ (%) một số loài cây gỗ tái sinh
theo các cấp chiều cao ở điểm nghiên cứu thứ hai

Bảng 4.21: Mật độ (cây/ha) và tỷ lệ (%) một số loài cây gỗ tái sinh
theo các cấp chiều cao ở điểm nghiên cứu thứ ba



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên






DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Tên hình
Trang
Hình 2.1: Cách bố trí các ô dạng bản trong ô tiêu chuẩn
Hình 3.1 : Bản đồ hành chính thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh)
Hình 3.2 : Các lực lƣợng chức năng tỉnh Quảng Ninh kiểm tra tại
hiện trƣờng khai thác than trái phép ở thành phố Hạ Long
Hình 4.1: Biểu đồ biểu diễn số loài cây gỗ trong mỗi họ thực vật ở
khu vực nghiên cứu
Hình 4.2: Đồ thị biểu diễn sự biến động về số chi của cây gỗ trong
mỗi họ thực vật ở khu vực nghiên cứu
Hình 4.3: Biểu đồ biểu diễn về số loài, số chi và số họ của cây gỗ
trong các trạng thái thảm thực vật.
Hình 4.4: Biểu đồ biểu diễn một số chỉ tiêu cấu trúc hệ thống của cây
gỗ trong các trạng thái thảm thực vật
Hình 4.5: Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ các loài cây gỗ thuộc các kiểu dạng
sống Megaphanerophytes – Mesophanerophytes – (MM) và kiểu
dạng sống Microphanerophytes – (Mi) trong các trạng thái thảm thực

vật
Hình 4.6: Biểu đồ biểu diễn mật độ cây gỗ tái sinh (cây/ha) trong các
trạng thái thảm thực vật
Hình 4.7: Biểu đồ biểu diễn sự biến thiên về mật độ cây gỗ tái sinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



theo các cấp chiều cao trong các trạng thái thảm thực vật
Hình 4.8: Biểu đồ biểu diễn về nguồn gốc của cây gỗ tái sinh trong các
trạng thái thảm thực vật
Hình 4.9: Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ về chất lƣợng của cây gỗ tái sinh trong các
trạng thái thảm thực vật
Hình 4.10 : Biểu đồ biểu diễn sự biến động mật độ cây tái sinh theo
vị trí địa hình trong các trạng thái thảm thực vật


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Sự bùng nổ dân số, cùng với nạn thiên tai trong thế kỷ qua đã làm cho
nguồn lương thực, thực phẩm của loài người vốn đã thiếu, lại trở lên thiếu
trầm trọng. Để giải quyết nhu cầu lương thực, thực phẩm trước mắt, con
người đã áp dụng tập quán canh tác lạc hậu (du canh, du cư), khai thác tài
nguyên rừng bừa bãi. Một phần diện tích rừng không nhỏ đã bị chuyển đổi
mục đích (sản xuất nông nghiệp, sản xuất công nghiệp, du lịch…), làm mất
dần tính đa dạng sinh học, tài nguyên rừng và tài nguyên sinh vật rừng bị khai

thác cạn kiệt, đất đai bị thoái hoá (xói mòn, rửa trôi, feralit hoá), tầng ozon
của khí quyển bị suy giảm và nồng độ khí CO
2
trong không khí tăng lên.
Trong mười năm (giai đoạn 1990- 2000), tổng diện tích rừng trên toàn
thế giới mất đi là 8,9 triệu ha. Đặc biệt, chỉ trong giai đoạn 2000- 2005, diện
tích rừng trên thế giới bị mất lên tới 7,5 triệu ha (FAO 2005).
Có thể nói, rừng là tài nguyên vô giá của nhân loại. Rừng không chỉ là cơ sở
của sự phát triển kinh tế, xã hội, mà rừng còn giữ chức năng cực kỳ quan trọng về
mặt sinh thái học. Rừng đóng góp không nhỏ vào sự phát triển bền vững của
mỗi quốc gia và sự tồn tại bền vững của Trái Đất. Rừng là nơi lưu giữ và cung
cấp nguồn gen thực vật, động vật phong phú, là nơi ở của nhiều loài động vật.
Rừng không chỉ cung cấp nguyên liệu như gỗ, củi, các loại lâm sản ngoài gỗ
cho một số ngành sản xuất, mà còn duy trì và bảo vệ môi trường, điều hòa
khí hậu, hạn chế xói mòn và thoái hóa đất, tránh xâm thực của nước biển, điều
tiết nguồn nước và hạn chế lũ lụt.
Trong giai đoạn từ 1943 - 1990, diện tích rừng của nước ta mất khoảng
5 triệu ha. Mặc dù những năm gần đây, diện tích rừng đã tăng lên (Tính đến
ngày 31 tháng 12 năm 2008, độ che phủ rừng đạt 38,7%. Diện tích rừng toàn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


quốc hiện nay khoảng 13.118.773 ha), nhưng diện tích rừng tự nhiên có tỷ lệ
thấp và giảm về chất lượng (diện tích rừng tự nhiên là 10.348.591, diện tích
rừng trồng là 2.770.182 ha, rừng mới trồng là 342.730 ha (Nguồn: Bộ nông
nghiệp và phát triển nông thôn).
Hiện nay, rừng tự nhiên ở nước ta phần lớn đều là trạng thái rừng thứ sinh, với
các mức độ thoái hoá khác nhau. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự suy thoái rừng:
con người khai thác quá mức tài nguyên rừng, canh tác theo kiểu du canh, đốt
nương làm rẫy, khai thác khoáng sản, chăn thả gia súc và sử dụng đất rừng sai mục

đích… Diện tích rừng bị thu hẹp đã gây nên nhiều hậu quả đối với môi
trường, đời sống và sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Trong đó, hiện
tượng ấm lên toàn cầu, sự gia tăng và xuất hiện bất thường của những trận
bão và lũ lụt có cường độ và sức tàn phá lớn, suy thoái đất đai và nguy cơ sa
mạc hóa trên diện rộng là những thách thức lớn.
Quảng Ninh là tỉnh miền núi không chỉ có nhiều lợi thế về vị trí địa lý:
toàn bộ phía đông của tỉnh tiếp giáp với biển Đông, Quảng Ninh tiếp giáp với
các tỉnh có năng lực sản xuất lương thực, thực phẩm lớn (Hải Dương, Bắc
Giang ), mà còn có nhiều lợi thế về tài nguyên thiên nhiên (đặc biệt là tài
nguyên khoáng sản, tài nguyên rừng và sinh vật rừng…). Tuy nhiên, trong
những năm gần đây, rừng ở tỉnh Quảng Ninh bị suy giảm cả về diện tích và
chất lượng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đối với một số địa phương của
tỉnh Quảng Ninh có mỏ than (huyện Đông Triều, huyện Hoành Bồ, thị xã
Cẩm Phả, thành phố Uông Bí, thành phố Hạ Long), thì quá trình khai thác
than là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm suy giảm diện tích và chất
lượng rừng. Chính vì vậy, những địa phương này đã chịu hậu quả khá nặng nề
của sự xuống cấp về môi trường (lũ lụt, đất đai bị xói mòn, sạt lở, quá trình
feralit hoá diễn ra mạnh…). Đặc biệt, sự tác động của quá trình khai thác than
đã khiến xuất hiện nhiều trạng thái thảm thực vật thoái hoá từ các trạng thái
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


rừng tự nhiên.
Thành phố Hạ Long là một trong những đơn vị của tỉnh Quảng Ninh
chịu ảnh hưởng nặng nề của quá trình khai thác than. Tuy nhiên, cho đến nay,
ở nước ta, các công trình nghiên cứu về đặc điểm thảm thực vật thoái hóa do
quá trình khai thác than tỉnh Quảng Ninh và khai thác than ở thành phố Hạ
Long còn rất ít. Vì vậy, để góp phần quản lý, bảo vệ và tăng cường phát triển
diện tích rừng, tích cực bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ở thành phố
Hạ Long, chúng tôi lựa chọn đề tài:“Nghiên cứu đặc đặc điểm của thảm

thực vật thoái hóa do tác động của quá trình khai thác than ở thành
phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh)”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu đặc điểm của một số trạng thái thảm thực vật được hình
thành do quá trình khai thác than ở một số địa điểm thuộc thành phố Hạ Long,
làm cơ sở cho việc quản lý, bảo vệ, khai thác và cải thiện chất lượng thảm
thực vật, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và
phát triển bền vững.
3. Những đóng góp mới của luận văn.
Đây là đề tài thứ hai nghiên cứu về về đặc điểm thảm thực vật thoái hoá
do tác động của quá trình khai thác than ở tỉnh Quảng Ninh (Sau đề tài của
Nguyễn Thế Hưng và Hoàng Thị Hải Âu (2010)[19]). Tuy nhiên, công trình
của Nguyễn Thế Hưng và Hoàng Thị Hải Âu nghiên cứu trên địa bàn xã
Dương Huy, thị xã Cẩm Phả, còn công trình này nghiên cứu trên địa bàn
phường Cao Xanh và phường Hà Khánh, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng
Ninh. Kết quả nghiên cứu của đề tài có đóng góp cả về mặt lý luận và thực
tiễn:
3.1. Đóng góp về mặt khoa học
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


Cùng với công trình của các tác giả khác [18,19], công trình nghiên cứu
này đã làm phong phú thêm nguồn dẫn liệu về đặc điểm của thảm thực vật
thoái hoá (với các mức độ và nguồn gốc khác nhau) ở tỉnh Quảng Ninh.
Trên những dẫn liệu nghiên cứu này, có thể xác định được đặc điểm
chung của thảm thực vật thoái hóa ở Việt Nam và xác định được sự khác biệt
giữa các trạng thái thảm thực vật ở các địa phương với các phương thức tác
động và bảo vệ, sử dụng khác nhau.
3.2. Đóng góp về mặt thực tiễn
Trên cơ sở xác định mức độ thoái hóa của các trạng thái thảm thực vật

ở khu vực nghiên cứu dựa trên nhiều góc độ (thành phần loài, thành phần kiểu
dạng sống, cấu trúc và năng lực tái sinh của thảm thực vật), đề tài đã đưa
những dẫn liệu làm cơ sở khoa học cho việc đề ra các biện pháp lâm sinh phù
hợp, cũng như việc hoạch định các chính sách kinh tế - xã hội của các nhà
quản lý trong việc bảo vệ và khai thác, sử dụng thảm thực vật thoái hoá do tác
động của quá trình khai thác than ở thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Đề tài đã xác định khả năng phục hồi rừng thông qua việc đánh giá
năng lực tái sinh của các loài cây gỗ (Đặc biệt, một số loài cây gỗ vốn rất phổ
biến ở các trạng thái rừng thứ sinh trong quá khứ) ở thành phố Hạ Long - tỉnh
Quảng Ninh.







Chƣơng I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài
1.1.1. Thảm thực vật và sự phân chia kiểu thảm kiểu thảm thực vật.
Theo Thái Văn Trừng (1978), nhiều nhà khoa học ở Tây Âu và Bắc Mỹ
(Negri, Curtis, Brown, Whittaker, Ramenxki ) phủ nhận sự tồn tại của các
quần hợp thực vật và sự tồn tại của những kiểu thảm thực vật khác nhau (Thái
Văn Trừng, 1978) [56].
Khác với quan điểm phủ nhận sự tồn tại của các quần hợp thực vật và
những kiểu thảm thực vật khác nhau, nhiều nhà khoa học (Braun - Blanque,
Rubel, Clements, Xucasov, Lavrenco, Aliokhin ) cho rằng, thảm thực vật

bao gồm các đơn vị cụ thể, mà ngoại mạo, cấu trúc, thành phần, ranh giới,
động thái, đặc điểm phân bố đều dựa trên cơ sở sinh thái học và địa lý học
thực vật (Thái Văn Trừng, 1978) [56]
Tuy nhiên, những nhà khoa học có quan điểm thống nhất về sự tồn tại
của thảm thực vật, lại xây dựng các nguyên tắc và phương pháp phân chia
phân chia thảm thực vật rất khác nhau.
Có tác giả đưa ra một khung phân loại thảm thực vật nhiệt đới áp dụng
cho toàn thế giới (Burt – Davy, 1938 và Fosberg, 1958). Vì vậy, cách phân
loại này rất khó áp dụng cho mỗi khu vực hay mỗi quốc gia (Thái Văn Trừng,
1978) [56].
Nnhiều tác giả (tiêu biểu là Aubreville, 1963) lại căn cứ vào tiêu chí độ
tàn che nền đất của tầng ưu thế sinh thái để phân loại kiểu thảm thực vật.
Ngược lại, Rubel (1938) cũng đưa ra một bảng phân loại thảm thực vật,
nhưng lại không chú ý đến tiêu chuẩn độ tàn che nền đất của tầng ưu thế sinh
thái. Ngoài ra, khi phân chia thảm thực vật, ông cũng không dựa trên một tiêu
chuẩn thống nhất (Thái Văn Trừng,1978) [56].
Một số tác giả lại phân chia thảm thực vật thành các đai, với căn cứ là
độ vĩ và độ cao, mà cơ sở của sự phân thành các đai là nhiệt độ (Hansen,
Bergơ) (Voronov A.G., 1976) [61]. Tuy nhiên, cần thấy rằng có nhiều sự khác
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


biệt giữa khí hậu ở vùng núi cao (theo độ cao) và khí hậu theo vĩ độ, nên cách
phân chia này cũng ít được áp dụng.
Champion H.G.(1939) đưa ra một hệ thống phân loại thảm thực vật dựa
vào nguyên lý sinh thái, nhưng lại không quan tâm đến mối quan hệ giữa các
nhân tố sinh thái với nhau.
Schimper (1903) và Stamp (1925) phân loại thảm thực vật dựa trên
yếu tố lượng mưa. Trong đó, Schimper có sử dụng thêm tiêu chí dạng sống
của cá thể các loài thực vật chiếm ưu thế trong thảm thực vật, nhưng ông đã

không nhận thức đúng khi xác định thứ bậc của các nhân tố tác động đến
thảm thực vật (Thái Văn Trừng, 1978) [56].
Beard (1944 - 1955) có ưu điểm lớn khi xây dựng bảng phân loại thảm
thực vật, vì bảng phân loại này dựa vào thành phần loài cây, trạng thái và cấu
trúc và dựa vào môi trường sinh trưởng. Tuy nhiên, các yếu tố này không
được xếp theo một trật tự về mức độ ảnh hưởng.
Ngoài ra, có khá nhiều nhà nghiên cứu đã phân chia thảm thực vật nhiệt
đới ở Châu Á, Đông Dương và Việt Nam: Chevalier (1918), Maurand (1943),
Dương Hàm Hy (1956), Vidal (1958), Schmid (1962)
Bảng phân loại đầu tiên của ngành Lâm nghiệp Việt Nam về thảm thực
vật rừng ở Việt Nam là bảng phân loại của Cục Điều tra và Quy hoạch rừng
thuộc Tổng cục Lâm nghiệp Việt Nam (1960). Theo bảng phân loại này, rừng
trên toàn lãnh thổ Việt Nam được chia làm 4 loại hình lớn:
- Loại I: Đất đai hoang trọc, những trảng cỏ và cây bụi, trên loại này
cần phải trồng rừng.
- Loại II: Gồm những rừng non mới mọc, cần phải tra dặm thêm cây
hoặc tỉa thưa.
- Loại III: Gồm tất cả các loại hình rừng bị khai thác mạnh nên trở
thành nghèo kiệt tuy còn có thể khai thác lấy gỗ, trụ mỏ, củi, nhưng cần phải
xúc tiến tái sinh, tu bổ, cải tạo.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


- Loại IV: Gồm những rừng già nguyên sinh còn nhiều nguyên liệu,
chưa bị phá hoại, cần khai thác hợp lý.
Cách phân loại này không phân biệt được kiểu rừng nguyên sinh với các
kiểu phụ thứ sinh và các giai đoạn diễn thế.
Loschau (1962) đưa ra 3 tiêu chí để phân chia thảm thực vật rừng
(thành phần loài cây, đặc tính sinh thái và hình thái cấu trúc của thảm thực
vật), cách phân loại này chỉ dựa vào mức độ thoái hoá khác nhau, mà không

phân biệt nguồn gốc và các giai đoạn diễn thế của thảm thực vật.
Trần Ngũ Phương (1970) [35] đưa ra bảng phân loại rừng Miền Bắc
Việt Nam thành 3 đai (đai rừng nhiệt đới mưa mùa, đai rừng á nhiệt đới mưa
mùa và đai rừng á nhiệt đới mưa mùa núi cao), các kiểu thảm, các loại hình
khí hậu và các kiểu phụ (kiểu phụ thổ nhưỡng và kiểu phụ thứ sinh). Tuy
nhiên, cách phân loại này không căn cứ vào quan điểm sinh thái phát sinh.
Năm 1975, trên cơ sở các điều kiện lập địa trên toàn lãnh thổ Việt Nam,
tại hội nghị thực vật học quốc tế lần thứ XII (Leningrat, 1975), Thái Văn
Trừng đã đưa ra bảng phân loại thảm thực vật rừng Việt Nam trên quan điểm
sinh thái, đây được xem là bảng phân loại thảm thực vật rừng ở Việt Nam phù
hợp nhất trên quan điểm sinh thái cho đến nay. Thái Văn Trừng dựa trên
nguyên lý sinh thái phát sinh học, để xây dựng một hệ thống phân loại thảm
thực vật nhiệt đới ở Việt Nam, với 5 nhóm nhân tố phát sinh: 1) Địa lý - địa
hình. 2) Khí hậu - thuỷ văn. 3) Đá mẹ - thổ nhưỡng. 4) Khu hệ thực vật. 5)
Sinh vật và con người. Trong hệ thống phân loại này, thì đơn vị phân loại cơ
sở là kiểu thảm thực vật. Thảm thực vật rừng Việt Nam được ông chia thành
10 kiểu rừng, cùng với kiểu quần hệ khô lạnh vùng cao và kiểu quần hệ lạnh
vùng cao.
UNESCO (1973) xây dựng một bảng phân loại chung, làm cơ sở
cho việc phân loại thảm thực vật trên Trái đất [65], với các thứ bậc khác nhau.
Các thứ bậc này được phân biệt với nhau bằng chữ số Lamã và các chữ cái:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


- Lớp quần hệ - Formation class (I,II, ).
- Lớp phụ quần hệ - Formation subclass (A, B ).
- Nhóm quần hệ - Fomation group (1,2 ).
- Quần hệ - Formation (a,b ).
- Quần hệ phụ - Sub formation ( (1), (2) ).
- Các đơn vị nhỏ hơn - Funder subdivision ( (a), (b) ).

Trong khung phân loại của UNESCO (1973), thì yếu tố cấu trúc ngoại
mạo được coi là là tiêu chuẩn cơ bản.
Áp dụng khung phân loại này, nhiều người đã tiến hành phân loại thảm
thực vật ở một số vùng ở Việt Nam: Vũ Anh Tài, Nguyễn Quốc Trị, Nguyễn
Nghĩa Thìn (2008)…
Tóm lại, ở Việt Nam, ngoại trừ một số tác giả lại tiến hành phân chia
thảm thực vật thoái hoá ở nước ta trên một vùng nào đó: Trần Xuân Thiệp
(1997) [47], Dương Hữu Thời (1974) [52], Nguyễn Đăng Khôi (1973) [22],
Hoàng Chung (1980) [2], thì kiểu thảm thực vật được hình thành do kết quả
tác động của nhiều nhân tố sinh thái một cách phức tạp lại ít được đề cập đến.
1.1.2. Rừng
Rừng là quần xã sinh vật trong đó cây rừng là thành phần chủ yếu.
Quần xã sinh vật rừng phải có diện tích đủ lớn, giữa quần xã sinh vật và môi
trường, các thành phần trong quần xã sinh vật phải có mối quan hệ mật thiết
để đảm bảo khác biệt giữa hoàn cảnh rừng và các hoàn cảnh khác.
Rừng là một thể tổng hợp phức tạp có mối quan hệ qua lại giữa các cá
thể trong quần thể, giữa các quần thể trong quần xã và có sự thống nhất giữa
chúng với hoàn cảnh trong tổng hợp đó. Rừng luôn luôn có sự cân bằng động,
có tính ổn định, tự điều hòa và tự phục hồi để chống lại những biến đổi của
hoàn cảnh và những biến đổi về số lượng sinh vật, những khả năng này được
hình thành do kết quả của sự tiến hóa lâu dài và kết quả của sự chọn lọc tự
nhiên của tất cả các thành phần rừng. Rừng có khả năng tự phục hồi và trao
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


đổi cao. Rừng có sự cân bằng đặc biệt về sự trao đổi năng lượng và vật chất,
luôn luôn tồn tại quá trình tuần hoàn sinh vật, trao đổi vật chất năng lượng,
đồng thời nó thải ra khỏi hệ sinh thái các chất và bổ sung thêm vào đó một số
chất từ các hệ sinh thái khác. Ngoài ra, rừng còn có phân bố địa lý
Sự vận động của các quá trình nằm trong các tác động tương hỗ phức

tạp dẫn tới sự ổn định bền vững của hệ sinh thái rừng.
Hệ sinh thái rừng (Forest ecosystem) là một hệ sinh thái mà thành phần
nghiên cứu chủ yếu là sinh vật rừng (các loài cây gỗ, cây bụi, thảm tươi, hệ
động vật và vi sinh vật rừng) và môi trường vật lý của chúng (khí hậu, đất).
Nội dung nghiên cứu hệ sinh thái rừng bao gồm cả cá thể, quần thể, quần xã
và hệ sinh thái, về mối quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau giữa các cây rừng và giữa
chúng với các sinh vật khác trong quần xã đó, cũng như mối quan hệ lẫn nhau
giữa những sinh vật này với hoàn cảnh xung quanh tại nơi mọc của chúng
(Dẫn theo Nguyễn Hoàng Yến, 2010)[63].
Dựa vào thành phần và tỷ lệ giữa các loài mà người ta chia ra thành
rừng thuần loài và rừng hỗn loài. Về nguyên tắc, rừng thuần loài là rừng chỉ
có một loài. Tuy nhiên trên thực tế, rừng có một số loài khác nhưng số lượng
các loài khác này không vượt quá 10% thì vẫn được coi là rừng thuần loài
(rừng thuần loài tương đối). Với rừng hỗn loài, để biểu thị mức độ tham gia
của các loài người ta dùng công thức tổ thành. Thành phần cây gỗ là bộ phận
chính và chủ yếu tạo nên độ khép tán (được biểu diễn thông qua độ tàn che),
độ đầy và trữ lượng lâm phần
Thành phần của hệ sinh thái rừng cũng giống như thành phần của một
hệ sinh thái điển hình. Tuy nhiên, đối với rừng, thành phần thực vật mà đặc
biệt là cây gỗ được quan tâm hơn cả, đây chính là thành phần lập quần.
Nhìn chung có nhiều khái niệm về rừng song hầu hết các khái niệm đều
có điểm thống nhất đó là nó phải bao gồm thành phần cây gỗ đóng vai trò chủ
đạo. Cây gỗ là thành phần chủ yếu của hệ sinh thái rừng. Đối với rừng nhiệt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


đới nói chung thành phần cây gỗ được chia thành 3 tầng: tầng vượt tán, tầng
ưu thế sinh thái và tầng dưới tán.
Mặc dù có sự tương đồng song giữa hai khái niệm của Sucaep và
Tansley cũng có sự khác nhau nhất định. Khái niệm của Tansley tỏ ra rộng

hơn, ngược lại, khái niệm theo Sucasep tỏ ra nghiêm ngặt hơn. Trong số 2
khái niệm này, khái niệm của Tansley (1935) tỏ ra đơn giản hơn và dễ nhớ
hơn, nên được sử dụng rộng rãi.
Theo V.N. Sucasep (1964), quần lạc sinh địa rừng là một khoảnh đất
bất kỳ có sự đồng nhất về thành phần, cấu trúc và các đặc điểm của các thành
phần tạo nên nó và về mối quan hệ giữa chúng với nhau, có nghĩa là đồng
nhất về thực vật che phủ, về thế giới động vật và vi sinh vật cư trú tại đó, về
các điều kiện tiểu khí hậu, thủy văn và đất đai, về các kiểu trao đổi vật chất và
năng lượng giữa các thành phần của nó với các hiện tượng tự nhiên khác.
Quần lạc sinh địa rừng khác biệt hoàn toàn với các quần lạc sinh địa khác
như: Quần lạc sinh địa sa mạc, quần lạc sinh địa thảo nguyên, Định nghĩa
quần lạc sinh địa rừng là rất quan trọng khi xét tới các quần lạc thực vật, quần
lạc động vật, và các yếu tố vô sinh liên quan khác tồn tại trong rừng.
1.1.3. Diễn thế sinh thái
Diễn thế sinh thái là quá trình thay thế quần xã thực vật này bằng quần xã
thực vật khác do tác động của các yếu tố hữu sinh và vô sinh. Trong quá trình
diễn thế sinh thái, song song với sự biến đổi về thành phần loài, cấu trúc, mối
quan hệ sinh thái giữa các loài, là sự biến đổi của các nhân tố vô sinh trong hệ
sinh thái (chế độ tiểu khí hậu, thổ nhưỡng).
Trong quá trình diễn thế sinh thái, sự biến đổi của thảm thực vật rất dễ
nhận thấy. Quần xã thực vật mới hình thành có sự khác biệt cơ bản so với
quần xã thực vật cũ về nhiều đặc điểm: tổ thành loài thực vật, sự phân bố
trong không gian của các quần thể và các cá thể, các mối quan hệ tương tác
giữa các quần thể thực vật, giữa quần xã thực vật với các thành phần khác của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


hệ sinh thái.
Diễn thế tự nhiên xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau: do sự cố và
biến đổi chất của bản thân quần xã thực vật hoặc do sự biến đổi của môi

trường mà trước hết là do điều kiện khí hậu – thủy văn, địa chất – thổ nhưỡng.
Căn cứ vào nguyên nhân và các yếu tố tác động khác, người ta phân chia
diễn thế làm hai loại: diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh. Nếu diễn thế
nguyên sinh được xảy ra trên vùng đất hoàn toàn trống trơn, chưa có quần xã
sinh vật, thì diễn thế thứ sinh lại xảy ra ở những nơi đã có quần xã sinh vật
nhưng do những nguyên nhân khác nhau đã bị suy thoái và biến đổi.
Tùy theo xu hướng của quá trình diễn thế (diễn thế dẫn đến hình thành
thảm thực vật thoái hóa, hay hình thành thảm thực vật có tính ổn định cao, đa
dạng về thành phần loài), mà xếp vào loại diễn thế thứ sinh đi xuống (diễn thế
thoái bộ) hay diễn thế thứ sinh đi lên (diễn thế tiến bộ).
1.1.4. Tái sinh rừng và phục hồi rừng
Tái sinh rừng thực chất là một quá trình sinh học mang tính đặc thù
của hệ sinh thái rừng, mà biểu hiện đặc trưng của nó là sự xuất hiện một thế
hệ cây con của những loài cây gỗ ở những nơi còn hoàn cảnh hệ sinh thái
rừng (chẳng hạn, dưới tán rừng, khoảng trống trong rừng, hệ sinh thái nhân
tác sau khai thác, sau nương rẫy hoặc sau quá trình canh tác nông nghiệp).
Theo Phùng Ngọc Lan (1986), tái sinh rừng được hiểu theo nghĩa
rộng là sự tái sinh của cả hệ sinh thái rừng. Tái sinh rừng hiểu theo nghĩa hẹp
là quá trình phục hồi lại thành phần cơ bản của rừng. Còn Nguyễn Xuân Lâm
(2000) cho rằng, tái sinh rừng là sự xuất hiện thế hệ cây con của những loài
cây gỗ ở dưới tán rừng hoặc trên đất rừng (sau nương rẫy), thế hệ cây tái sinh
này sẽ lớn dần lên thay thế cây gỗ già cỗi (Dẫn theo Hoàng Hải Yến,
2010)[63]
Phục hồi rừng cần được hiểu là quá trình hình thành rừng thứ sinh do
diễn thế thứ sinh ở nơi đã bị mất rừng hoặc bị khai thác cạn kiệt. Phục hồi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


rừng là quá trình sinh địa phức tạp gồm nhiều thời gian và kết thúc bằng sự
xuất hiện một thảm thực vật cây gỗ hoặc tre, nứa bắt đầu khép tán (Theo

Nguyễn Thế Hưng) [18].
Mục đích của phục hồi rừng là trong một khoảng thời gian nhất định
phải tạo ra được một quần thể thực vật rừng vừa có tác dụng bảo vệ đất, bảo
vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường, vừa nâng cao hiệu quả kinh tế. Việc phục
hồi rừng tự nhiên cần phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm xúc
tiến tái sinh các loài cây gỗ không chỉ có giá trị kinh tế, mà còn phải bảo vệ
nguồn gen tự nhiên, để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của rừng
phục hồi.
1.2. Nghiên cứu thành phần loài và dạng sống (life form) thực vật
Ở nước ta, bên cạnh những công trình nghiên cứu hệ thực vật Việt
Nam khá đồ sộ của Phan Kế Lộc (1977) [64], Phạm Hoàng Hộ (1991 - 1993)
[11], Lê Khả Kế (1969 - 1976) [20]…, thì nhiều tác giả nghiên cứu hệ thực
vật trong một địa phương hoặc trong các kiểu thảm thực vật nhất định: Phùng
Tửu Bôi, Nguyễn Bá Quyền (1982) [1], Lê Trọng Cúc, Phạm Hồng Ban
(1996) [5], Nguyễn Nghĩa Thìn và cộng sự (2000) [69], [49]
Về sau này, càng có nhiều công trình nghiên cứu hệ thực vật trong
những thảm thực vật thoái hoá do nhiều nguyên nhân khác nhau (canh tác
nương rẫy, khai thác khoáng sản, chăn thả gia súc, chuyển đổi mục đích đất
lâm nghiệp…). Diện tích thảm thực vật thoái hoá ở nước ta có xu hướng tăng
lên nhanh chóng. Vì vậy, có nhiều công trình nghiên cứu hệ thực vật trong
những thảm thực vật thoái hoá: Nguyễn Đăng Khôi (1973) [22] nghiên cứu hệ
thực vật đồng cỏ Ba Vì, Dương Hữu Thời (1974) [52] nghiên cứu thành phần
loài thực vật trong một số kiểu đồng cỏ ở Miền Bắc Việt Nam. Hoàng Chung
(1980) [2] nghiên cứu thành phần loài thực vật trong các đồng cỏ vùng núi
phía Bắc Việt Nam, Lê Ngọc Công, Hoàng Chung (1995) [4] và Nguyễn Thế
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


Hưng và Hoàng Chung (1995) [17] nghiên cứu thành phần loài trong savan
cây bụi ở tỉnh Bắc Thái và tỉnh Quảng Ninh.

Ở tỉnh Quảng Ninh, nếu chỉ kể đến những công trình nghiên cứu thảm
thực vật thứ sinh, thì số tác giả nghiên cứu rất ít. Đặc biệt, là những công trình
nghiên cứu về thành phần loài thực vật trong các kiểu thảm thoái hoá. Gần
đây có công trình của Phùng Văn Phê, Trần Minh Hợi, Nguyễn Trung Thành,
Nguyễn Thị Hân (2008)[34] nghiên cứu tính đa dạng thực vật ở rừng đặc
dụng Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh. Các tác giả đã phát hiện được 711 loài, thuộc
427 chi và 154 họ, thuộc 4 ngành. Thực vật ở rừng đặc dụng Yên Tử có 20
loài thực vật bị đe doạ tiêu diệt, được ghi trong sách đỏ VN (1996), có 6 loài
được ghi trong nghị định 32/2006/NĐ – CP của Chính phủ, cần được ưu tiên
bảo tồn. Trong hệ thực vật ở đây, có 547 loài cây có ích, có thể sử dụng vào
13 nhóm công dụng khác nhau.
Riêng việc nghiên cứu về thành phần loài trong thảm thực vật cây bụi,
ở Quảng Ninh có công trình khá tiêu biểu của của Nguyễn Thế Hưng, Hoàng
Chung [17] và Nguyễn Thế Hưng [18]. Nguyễn Thế Hưng (2003)[18] cho
rằng, thành phần loài thực vật ở các trạng thái thảm thực vật khác nhau ở
Hoành Bồ - Quảng Ninh khá phong phú về thành phần loài nhưng sự phân bố
của các loài trong các trạng thái thảm thực vật rất khác nhau, phân hóa sâu sắc
về mặt sinh thái.
Các nhà khoa học trên thế giới đều cho rằng, dạng sống (Life form) của
thực vật là sản phẩm của quá trình hình thành đặc điểm thích nghi rất lâu dài
của thực vật với điều kiện sống rất đa dạng, phong phú. Tuy nhiên, tùy theo
mục đích nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu khác nhau, các nhà khoa học
trên thế giới đã phân chia dạng sống thực vật với nhiều phương pháp và tiêu
chí khác nhau. Chính vì vậy, hiện nay tồn tại nhiều nguyên tắc phân chia dạng
sống và số kiểu dạng sống trong mỗi bảng phân loại cũng rất đa dạng.
Patsoxki I.K. (1915) chia làm sáu nhóm dạng sống dựa vào khối lượng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


thực vật đã mất đi trong thời kỳ bất lợi: 1. Thực vật thường xanh; 2. Thực vật

rụng lá vào thời kỳ bất lợi trong năm; 3. Thực vật tàn lụi vào thời kỳ bất lợi ở
phần trên cành, thay thế cho hiện tượng rụng lá; 4. Thực vật tàn lụi vào thời
kỳ bất lợi tất cả những phần mọc bên trên mặt đất; 5. Thực vật tàn lụi vào
thời kỳ bất lợi cả phần trên mặt đất và một phần dưới mặt đất; 6. Thực vật
tàn lụi toàn bộ trong thời kỳ bất lợi, trừ hạt (Cây hàng năm) (Voronov
A.G.,1976) [61].
Tính thích nghi của thực vật qua thời gian bất lợi trong năm là cơ sở
của sự phân chia dạng sống của Raunkiaer (1934). Đặc điểm thích nghi này
được dựa vào vị trí tương đối của chồi so với bề mặt đất trong suốt thời gian
bất lợi trong năm. Raunkiaer (1934) chia ra 5 nhóm dạng sống cơ bản. Ông
cũng đã xây dựng phổ chuẩn của các dạng sống ở các vùng khác nhau trên
trái đất (SN = 46Ph + 9Ch + 26H + 6 Cr + 13Th)
Braun - Blanquet đưa ra bảng phân loại dạng sống thực vật, với 7 nhóm:
1. Cây nhất niên (Thérophytes); 2. Thuỷ thực vật (Hydrophytes); 3. Địa thực
vật (Géophytes); 4.Bán ẩn thực vật (Hémicrytophytes); 5.Ngọa thực vật
(Chamephytes); 6.Hiển thực vật (Phanérophytes); 7.Thực vật phụ sinh và ký
sinh (Theo Nguyễn Thế Hưng, 2003) [18]
Ngoài ra, phải kể đến các hệ thống phân chia dạng sống đối với thực vật
thân thảo: Xêrêbơriacôp I.G. (1954, 1955, 1962, 1964), Gôlubep V. N. (1962)
(Voronov A.G. ,1976)[61].
Ở nước ta, các công trình khoa học nghiên cứu về dạng sống có số lượng
không nhiều, nhưng lại theo các tiêu chí rất khác nhau: Phan Nguyên Hồng
(1991) [12], Nguyễn Đức Ngắn (1997) [28], Hoàng Chung (1980) [2], Nguyễn
Bá Thụ (1995) [53], Lê Ngọc Công, Hoàng Chung (1995) [4], Nguyễn Thế
Hưng, Hoàng Chung [17] và Nguyễn Thế Hưng [18]
1.3. Nghiên cứu cấu trúc của thảm thực vật
Trên thế giới, có nhiều công trình mang tính định hướng về phương
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



pháp nghiên cứu: Braun – Blanquet (1922), Drude (1913), Iarochenko (1961),
Simpson (1949) (dẫn theo Nguyễn Thế Hưng, 2003) [18]. Có nhiều công trình
nghiên cứu đặc trưng cấu trúc của các kiểu thảm thực vật và sự ảnh hưởng của
các điều kiện địa lý khác nhau đến sự phân bố của chúng: Richards (1952), Vidal
(1960), Catinot (1965) (Dẫn theo Bảo Huy và cộng sự, 1995) [14].
Tuy nhiên, phần lớn các công trình trong nước nghiên cứu về cấu trúc
của các thảm thực vật rừng: Trần Ngũ Phương (1970)[35], Thái Văn Trừng
(1978) [56], Bảo Huy, Phùng Ngọc Lan, Nguyễn Ngọc Lung [14], Nguyễn
Hải Tuất và Ngô Kim Khôi (1994) [58].
Khi nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng, Nguyễn Tiến Dũng,
Trần Văn Con (2007)[6] đã kết luận rằng, ở Kon Hà Nừng - Tây Nguyên,
trung bình số loài cây gỗ xuất hiện trong một ô tiêu chuẩn: 21 - 35 loài, còn số
loài xuất hiện trong các ô tiêu chuẩn: 100 loài. Trong thảm thực vật trạng thái
IV, phân 5 tầng rõ rệt, phân bố theo đường kính và phân bố N/D là đều là
phân bố giảm, với trạng thái IV và IIIB phân bố thường có một đỉnh tại cỡ
đường kính thứ hai. Còn trạng thái IIIA, phân bố cây theo đường kính là dạng
đường cong, xuất hiện nhiều đỉnh tập trung rải rác từ cỡ kính 26 – 50 cm.
Đỗ văn Thông (2004)[50] khi nghiên cứu đặc điểm lâm học của các
trạng thái rừng khu dự trữ thiên nhiên Vĩnh Cửu huyện Vĩnh Cửu (tỉnh Đồng
Nai), đã đưa ra nhận định: Ở trạng thái rừng IIIA
2
, phân bố số cây theo cỡ
kính (%) tuân theo luật phân bố giảm, đường cong có dạng lệch phải, còn
phân bố chiều cao có dạng một đỉnh hơi lệch phải, chiều cao cây trong lâm
phần tăng nhanh ở cỡ kính D
1.3
< 20cm, giảm dần ở các cỡ kính lớn hơn.
Với mục đích đảm bảo độ chính xác cao trong quá trình thu thập số liệu
và giảm công sức trong khi nghiên cứu, một số tác giả xây dựng các phương
pháp nghiên cứu hoặc các công cụ hỗ trợ bằng các phần mềm tin học.,

Từ quan niệm, quần hợp cây gỗ rừng có thể coi là bộ khung của hệ sinh
thái rừng, sự biến động của cây gỗ rừng dưới tác động của các điều kiện sinh

×