Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

4 nội dung tóm tắt hàm ý và phương thức biểu thị hàm ý trong tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (240.14 KB, 27 trang )

MỞ ĐẦU
0.1.Lý do chọn đề tài
Khái niệm hàm ý cùng lý thuyết hàm ngôn hội thoại của H.P. Grice được đánh giá là một bước tiến quan trọng của
ngôn ngữ học, mới ra đời cách đây non nửa thế kỷ. Tuy nhiên, việc sử dụng hàm ý để chuyển tải những thơng tin mà vì
một số lý do nhất định, người ta khơng tiện hoặc khơng nên nói thẳng ra là một hiện tượng bình thường trong thực tế,
hẳn đã có ngay từ những cuộc giao tiếp đầu tiên trong xã hội văn minh. Trong các cơng trình của mình, H.P. Grice nhận
xét: trong giao tiếp, nhiều khi chúng ta “nói điều này nhưng thật ra muốn nói một điều khác”. Thậm chí, Hồng Phê –
người đầu tiên giới thiệu và vận dụng lý thuyết của H.P. Grice vào nghiên cứu tiếng Việt, cịn cho rằng: “Khi một lời
nói có hàm ngơn thì ý hàm ngơn thường là quan trọng, thậm chí, có khi hiển ngơn chỉ là dùng để nói hàm ngơn, ý hàm
ngơn là ý chính”[ Hồng Phê, 1989]
Khơng chỉ có tác dụng trong giao tiếp hằng ngày, hàm ý cịn có giá trị sử dụng rất lớn trong các hoạt động chính trị,
ngoại giao và sáng tác văn học. Tuy nhiên, vấn đề phân loại hàm ý chưa đạt được sự thống nhất cao giữa các nhà
nghiên cứu, việc xem xét phương thức biểu thị hàm ý chủ yếu giới hạn ở việc sử dụng một số biểu thức ngôn ngữ (tạo
hàm ý ngôn ngữ) và một số biện pháp vi phạm phương châm giao tiếp (tạo hàm ý hội thoại). Đặc biệt, việc nghiên cứu
hàm ý trong sáng tác văn học chưa được đầu tư thỏa đáng nên kết quả chưa có chiều sâu. Phần lớn các nhà văn, nhà
nghiên cứu, phê bình văn học mới dừng ở việc khai thác các chi tiết, hình tượng nghệ thuật từ kinh nghiệm cá nhân.
Ngược lại, phần lớn các nhà ngơn ngữ học tự bằng lịng giới hạn nghiên cứu của mình trong phạm vi ngơn ngữ học đơn
thuần, chưa làm rõ được mối quan hệ giữa những kiến giải của lý thuyết hàm ngôn hội thoại với lĩnh vực văn học.
Tình hình trên địi hỏi phải tiếp tục làm rõ hơn những vấn đề chưa có sự thống nhất cao, chưa có điều kiện đi sâu để
góp phần phát triển nhận thức chung về hàm ý, phương thức biểu thị hàm ý và khả năng ứng dụng những kiến giải này
vào thực tế. Đó là lý do thúc đẩy chúng tôi thực hiện đề tài luận án Hàm ý và các phương thúc biểu thị hàm ý trong
tiếng Việt.
0.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
0.2.1. Về khái niệm hàm ý
Khái niệm hàm ý lúc đầu được H.P. Grice gọi là hàm ngôn hội thoại ra đời từ cuối những năm 50 của thế kỷ XX
rồi hoàn thiện trong các cơng trình sau đó như tập bài giảng tại Đại học Harvard năm 1967 và cuốn Logic và hội thoại
1


(1975). Phần lớn cơng trình Logic và hội thoại của Grice tập trung làm rõ sự khác biệt (về mặt trực giác) giữa “cái được
diễn tả bằng lời” trong câu nói và “cái được gợi ý” (hoặc nói bóng gió) trong câu nói. Để chỉ “cái được gợi ý” này,


Grice (1975; 1978) đã sử dụng các thuật ngữ mới là hàm ý (implicate) và hàm ngôn (implicature); đồng thời, ông xem
phần được mã hóa ngơn ngữ của phát ngơn là “cái được nói đến”. Ơng quan niệm tổng số “cái được nói đến trong câu”
và “cái được hàm ý” trong cùng một câu nói đó là “các ý nghĩa biểu hiện của một phát ngôn” [Dẫn theo Gergely
Bottyán].
Phát hiện của Grice đã mở ra một trào lưu mới trong nghiên cứu ngôn ngữ. W.A. Davis (2005) khẳng định: “Hàm
ngôn hội thoại đã trở thành một trong những chủ đề chính của ngữ dụng học.”
Cho đến nay, có thể nói các cơng trình nghiên cứu ngữ dụng học đã đạt được quan niệm thống nhất về hàm ý như
sau:
(1) Hàm ý là phần nghĩa hàm ẩn (nghĩa hàm ngôn) không được thể hiện trên bề mặt câu chữ của phát ngôn nhưng
được suy ra từ nghĩa tường minh (nghĩa hiển ngôn) và hồn cảnh giao tiếp.
(2) Hàm ý là phần có giá trị thông tin thuộc nghĩa hàm ẩn, đối lập với tiền giả định (TGĐ) là phần khơng có giá trị
thông tin.
Mặc dù đã đạt được sự thống nhất cơ bản như trên, giữa các nhà nghiên cứu vẫn còn những khác biệt tương đối lớn
và có thể coi đây là những điểm chưa rõ trong lý thuyết hàm ngôn hội thoại, cần được tiếp tục nghiên cứu thêm.
Sự khác nhau trước hết là cách dùng thuật ngữ. Khi nghiên cứu thuyết hàm ngôn hội thoại của Grice cũng như vận
dụng nó vào việc tìm hiểu một vấn đề ngơn ngữ cụ thể, hầu hết các nhà nghiên cứu đều sử dụng thống nhất thuật ngữ
hàm ý (implicate) với tư cách động từ và thuật ngữ hàm ngôn (implicature) với tư cách danh từ. Ngoài các thuật ngữ
trên, nhiều nhà nghiên cứu cịn dùng động từ to imply (nói bóng gió) thay cho implicate. Trong một số cơng trình, kể cả
cơng trình của Grice (1975), hàm ý cịn được dùng như một danh từ, với hai biến thể implicating và implication.
Ở Việt Nam, trong các cơng trình ngữ dụng học, có tình trạng cùng một hiện tượng được gọi bằng những thuật ngữ
khác nhau và ngược lại, cùng một thuật ngữ lại được hiểu theo những nội dung khác nhau, phản ảnh quan niệm rộng,
hẹp khác nhau ở mỗi nhà nghiên cứu. Chẳng hạn, thuật ngữ hàm ý được hiểu tương đương với thuật ngữ implicature
(hàm ngôn) trong ngôn ngữ học nước ngoài nhưng trong nghiên cứu, mỗi tác giả lại đặt cho loại nghĩa hàm ẩn này một
tên gọi khác nhau như: hàm ngôn, ẩn ý, ngụ ý, dụng ý, hiểu ngầm, ám chỉ,…
2


Cùng với những khác biệt trong sử dụng thuật ngữ, các nhà nghiên cứu ngữ dụng học còn thể hiện quan niệm khác
nhau về phạm vi của hàm ý. Phần đơng các tác giả có xu hướng giới hạn hàm ý ở nghĩa miêu tả (nghĩa mệnh đề)
[Hoàng Phê, Nguyễn Đức Dân, Cao Xuân Hạo, Nguyễn Thiện Giáp], chỉ có một số ít tác giả cho rằng nghĩa tình thái

cũng có thể là hàm ý [Hồ Lê, Nguyễn Văn Hiệp].
H.P.Grice cũng như nhiều tác giả nước ngoài theo học thuyết của ông và các nhà nghiên cứu ở Việt Nam như
Hoàng Phê, Nguyễn Đức Dân, Đỗ Hữu Châu,… đều thống nhất dựa vào mức độ phụ thuộc vào hoàn cảnh giao tiếp để
phân biệt hai loại hàm ý là hàm ý quy ước và hàm ý hội thoại. Tuy nhiên, theo cách phân loại này, ranh giới giữa TGĐ,
dẫn ý với hàm ý quy ước cũng vẫn còn là vấn đề gây tranh luận trong các thuyết giao tiếp Hậu Grice và Tân Grice. Bên
cạnh đó, sự phân biệt hàm ý quy ước với hàm ý hội thoại tuy rất quan trọng nhưng vẫn chưa phản ánh được đầy đủ các
khía cạnh rất phong phú của hiện tượng hàm ý trong hoạt động giao tiếp của con người. Hồ Lê đã đề xuất phân loại
hàm ý theo khu vực tình thái mà người nói ký gửi vào phát ngơn [44; 139 – 143], nhưng ranh giới của các loại hàm ý
trong cách phân loại này rất mờ nhạt, khiến người học khó nhận diện đối tượng.
0.2.2. Về phương thức biểu thị hàm ý
Theo nhiều cơng trình nghiên cứu, hàm ý được biểu thị bằng hai phương thức sau:
a) Vi phạm quy tắc ngữ dụng hay quy tắc hội thoại.
b) Sử dụng một số phương tiện từ ngữ và cấu trúc phát ngôn đặc thù.
Tuy vậy, các tác giả mới dừng ở sự trình bày khái qt với một số ví dụ đơn giản. Nhận thức này sẽ phải được phát
triển với những phân tích sâu hơn, cụ thể hơn.
0.3. Tính thời sự của đề tài
Từ cuối thế kỷ XX, ngôn ngữ học đã chuyển hẳn sang nghiên cứu về hoạt động của các đơn vị ngôn ngữ trong giao
tiếp mà một trong những trọng tâm là ngữ nghĩa ngữ dụng của các đơn vị này, vì nói như Whorf thì “thực chất của ngơn
ngữ học chính là tìm hiểu nghĩa” [Dẫn theo Hoàng Phê, 1989]. Đến bây giờ, hầu như khơng có cơng trình nào về nghĩa
chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu ở hệ thống tĩnh về nghĩa của từ như trước mà không bàn về nghĩa của từ trong hoạt
động giao tiếp, nghĩa của câu/phát ngôn và những vấn đề ngữ dụng học khác như diễn ngôn, hành vi ngôn ngữ, phương
châm giao tiếp,…
Nghiên cứu về hàm ý và các phương thức biểu thị hàm ý là đề tài nằm trong xu hướng trên. Thực hiện đề tài này,
người nghiên cứu có điều kiện tìm hiểu mối quan hệ giữa hàm ý với các khái niệm khác về nghĩa của câu/phát ngôn vốn
3


được xác định trên những bình diện phân tích khác như nghĩa mệnh đề/nghĩa tình thái, chủ đề/thuật đề,… Điều này nói
lên tính thời sự của đề tài.
0.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Về phương diện lý luận, đề tài là cơ hội để làm sáng tỏ thêm những đặc trưng cơ bản của hàm ý trên cả hai phương
diện khái niệm và phương thức biểu thị; góp phần vào việc nghiên cứu quy tắc chung của giao tiếp – một trong những
vấn đề mà ngữ dụng học đặc biệt quan tâm.
Về phương diện thực tiễn, kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được sử dụng để bổ sung cho giáo trình ở bậc đại
học, sách giáo khoa ở trường phổ thơng, góp phần hướng dẫn người nói, người viết nâng cao chất lượng sử dụng ngôn
ngữ trong giao tiếp hằng ngày và giúp người đọc có phương pháp tiếp nhận tác phẩm văn học một cách chắc chắn hơn,
khoa học hơn. Kết quả của đề tài cũng có thể là gợi ý cho công việc của những người sáng tác.
0.5. Đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án này là hàm ý và phương thức biểu thị hàm ý trong tiếng Việt. Phạm vi nghiên cứu
là các hình thức diễn ngơn khác nhau, từ những cuộc thoại (đối thoại, đơn thoại) đến văn bản, bao gồm các văn bản báo
chí và nghệ thuật. Vì vậy, đơn vị mà chúng tơi dựa vào đó tìm hiểu đối tượng nghiên cứu khơng chỉ là đoạn thoại trực
tiếp có chứa từ hoặc phát ngơn có hàm ý, mà cịn là các chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm văn chương.
Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án là:
- Hệ thống hóa và phát triển các vấn đề lý luận hữu quan về phát ngôn, cơ cấu nghĩa của phát ngôn, khái niệm hàm
ý, ranh giới và mối quan hệ của hàm ý với các loại nghĩa khác của phát ngôn trong hoạt động giao tiếp trên cơ sở tư liệu
tiếng Việt và những kết quả nghiên cứu mới của giới nghiên cứu.
- Phân loại hàm ý từ nhiều bình diện khác nhau.
- Hệ thống hóa và bổ sung các phương thức tạo hàm ý trực tiếp, hàm ý trong tiếng Việt.
0.6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
0.6.1. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được áp dụng trong luận án này là phương pháp phân tích ngữ cảnh. Cụ thể là để
xác định hàm ý mà người phát ngôn muốn gửi đến người nghe/người đọc, các phát ngôn đều được đặt trong ngữ cảnh
4


mà nó xuất hiện. Ví dụ, để hiểu người nói có hàm ý gì khi dẫn câu thơ Trẻ em như búp trên cành, cần xem câu ấy xuất
hiện trong hồn cảnh nào, với những từ ngữ kèm theo nó như thế nào. So sánh:
(1) [Thấy bạn đang đánh con, A nói:] Này ơng ơi, “trẻ em như búp trên cành” đấy !
(2) [Nghe B tâm sự về sự “đầu tư” cho con cái trong năm học mới: Chẳng biết quan điểm của ông thế nào chứ với
tôi, riêng việc đầu tư cho học hành của con cái là tôi không tiếc, A đáp:] Ừ, “trẻ em như búp trên cành” mà !

(3) [Nghe B kêu ca, phàn nàn về sự tốn kém tiền nong khi con bắt đầu vào năm học mới, A nói:] Trẻ em như búp
trên cành đấy !
Ở (1), phát ngôn Trẻ em như búp trên cành có hàm ý nhắc nhở, phê bình người bạn về cách giáo dục con cái; ở (2),
phát ngôn này mang hàm ý đồng tình với quan điểm của B về việc đầu tư cho chuyện học hành của con cái; cịn ở (3),
phát ngơn của A lại là sự chia sẻ và động viên đối với B.
Trong nhiều trường hợp, để hiểu đúng hàm ý của phát ngôn, ta khơng chỉ dựa vào hồn cảnh cụ thể của cuộc giao
tiếp mà còn phải dựa vào bối cảnh rộng lớn hơn là những tri thức nền về ngôn ngữ, văn hóa và những mảng hiện thực
khách quan ngồi ngơn ngữ.
0.6.2. Nguồn tư liệu
Ngồi một số tư liệu có được do quan sát thực tế trong giao tiếp hằng ngày, chúng tôi sử dụng những đoạn thoại mô
phỏng những đối thoại trực tiếp ngồi đời thực trong tác phẩm báo chí, văn chương. Trong một số trường hợp cần thiết
(để so sánh, đối chiếu hoặc minh chứng cho quan điểm của tác giả), chúng tơi có mượn lại một số ví dụ đã dẫn trong
các tài liệu nghiên cứu về ngữ dụng học trong, ngoài nước.
0.7. Bố cục đề tài
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung luận án gồm 3 chương:
Chương 1 hệ thống hóa và phát triển một số khái niệm xuất phát làm cơ sở để triển khai đề tài.
Chương 2 tập trung miêu tả các loại hàm ý, làm chỗ dựa để phân tích phương pháp biểu thị hàm ý trong chương
tiếp theo.
Ở Chương 3, trên cơ sở điểm lại danh sách các phương thức biểu thị đã được tổng kết trong các cơng trình ngữ dụng
học, chúng tôi mạnh dạn đề xuất và miêu tả một số phương thức biểu thị hàm ý thường dùng trong tiếng Việt, gắn với
văn hóa Việt.
5


CHƯƠNG 1
CÁC KHÁI NIỆM XUẤT PHÁT
1.1. Phát ngôn
Trong ngôn ngữ học, có một số tác giả coi phát ngơn là một thành phẩm của hoạt động giao tiếp tương đương với
câu nhưng ở bình diện lời nói. Có tác giả tuy thống nhất xếp phát ngôn vào cấp độ lời nói nhưng cho rằng kích thước
của nó có thể nhỏ hơn, tương đương hoặc lớn hơn câu nhiều lần. Cũng có những nhà nghiên cứu quan niệm phát ngơn

thuộc cấp độ ngơn ngữ, có kích thước lớn hơn câu. Có thể nhận thấy khái niệm phát ngôn theo cách hiểu thứ 2 và thứ 3
đã được ngôn ngữ học ngày nay biểu thị bằng một thuật ngữ khác là diễn ngôn. Bởi vậy, trong luận án này, phát ngôn
được quan niệm là biến thể của câu trong hoạt động giao tiếp, tức là một đơn vị thuộc cấp độ lời nói, có kích thước
bằng câu.
1.2. Cơ cấu nghĩa của phát ngôn
Trong luận án này, chúng tôi sử dụng cả ba cặp đối lập – nghĩa mệnh đề/nghĩa tình thái, nghĩa chủ đề/nghĩa thuật đề,
nghĩa tường minh/nghĩa hàm ẩn với quan niệm đó là kết quả của những bình diện phân tích khác nhau đối với nghĩa của
phát ngơn, cụ thể là:
- Phân biệt nghĩa mệnh đề với nghĩa tình thái là phân biệt trên cơ sở đối chiếu nội dung các bộ phận phát ngôn với
hiện thực.
- Phân biệt nghĩa chủ đề với nghĩa thuật đề là phân biệt trên cơ sở xem xét quan hệ giữa nội dung các bộ phận phát
ngôn với giá trị thông báo của chúng.
- Phân biệt nghĩa tường minh với nghĩa hàm ẩn là phân biệt trên cơ sở xem xét quan hệ giữa nội dung các bộ phận
phát ngôn với cách thức biểu hiện chúng.
1.3. Nghĩa mệnh đề và nghĩa tình thái
Trong cơng trình này, chúng tơi hiểu nghĩa mệnh đề là loại nghĩa biểu thị sự tình, do các từ riêng biệt và cấu trúc cú
pháp tạo ra hoặc được suy ra từ ngữ cảnh. Trong trường hợp nghĩa mệnh đề do các từ riêng biệt và cấu trúc cú pháp tạo
ra (nghĩa tường minh), nó là nghĩa của câu, nhưng vì câu là bất biến thể của phát ngôn nên nghĩa nó cũng bao hàm trong
nghĩa của phát ngơn. Loại nghĩa mệnh đề đặc trưng của phát ngôn là nghĩa được xác định bởi ngữ cảnh.
6


Cịn nghĩa tình thái, theo định nghĩa của Liapol, “là phạm trù ngữ nghĩa chức năng thể hiện các dạng quan hệ khác
nhau của phát ngôn với thực tế cũng như các dạng đánh giá chủ quan khác nhau đối với điều được thông báo” [Dẫn
theo Nguyễn Văn Hiệp, 2008]. Phần lớn nghĩa tình thái được mã hóa trong những hình thức ngơn ngữ nhất định, phần nào
độc lập với hồn cảnh sử dụng. Bộ phận nghĩa tình thái này gọi là tình thái của lời, thuộc về nghĩa tường minh của phát
ngơn. Bộ phận cịn lại (khơng được mã hóa bởi các phương tiện ngơn ngữ) chỉ bộc lộ đầy đủ khi xét đến tình huống sử
dụng, gọi là tình thái của hành động phát ngơn (tình thái của mục đích phát ngơn), thuộc về nghĩa hàm ẩn của phát ngơn. Ví
dụ: (4) [Thấy con đi học về muộn, mẹ bảo:] Con xem hộ mẹ mấy giờ rồi ! Lời nói của mẹ trong hồn cảnh này được
hiểu là một lời trách móc (Con đi học về muộn quá đấy !) với một thái độ khơng hài lịng. Đó chính là nghĩa tình thái

hàm ẩn của phát ngơn.
1.4. Nghĩa chủ đề: Khác với nghĩa mệnh đề và nghĩa tình thái, nghĩa chủ đề (thematic meaning) “được xem là loại
nghĩa có liên quan đến việc tổ chức thơng điệp của câu nói, xét đến trình tự các thành tố của thông điệp, tiêu điểm và
nhấn mạnh”. [G.Leech, Dẫn theo Nguyễn Văn Hiệp, 2008].
Đưa nghĩa chủ đề vào cơ cấu nghĩa của phát ngơn, chúng tơi có mục đích giải đáp cho các vấn đề như: Nghĩa chủ đề
có mối quan hệ với hàm ý không? Việc xác lập nghĩa chủ đề có liên quan như thế nào đến việc biểu thị hàm ý, đặc biệt
là trong tiếng Việt – ngôn ngữ được cho là thiên chủ đề?
1.5. Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn
Nghĩa tường minh là ý nghĩa rút ra từ nghĩa đen, nghĩa bóng của các từ ngữ có mặt trong câu và quan hệ cú pháp
giữa các từ ấy
Cịn nghĩa hàm ẩn là thơng tin khơng được thể hiện trên bề mặt câu chữ của phát ngôn nhưng có thể nhận biết nhờ
suy ý trên cơ sở hiển ngơn, hồn cảnh phát ngơn và quy tắc điều khiển hành vi ngôn ngữ, điều khiển lập luận, điều
khiển hội thoại,…
1.6. Hàm ý
1.6.1. Thuật ngữ hàm ý
Trong lý thuyết hàm ngôn hội thoại của Grice (1975; 1978), thuật ngữ implicate (hàm ý) là một động từ chỉ hành
động biểu đạt ngầm một điều gì đó khác với điều được nói ra bằng hiển ngơn trong một hồn cảnh giao tiếp nhất định
(gọi là điều được hàm ý). Còn thuật ngữ implicature (hàm ngôn) là một danh từ, biểu thị điều được hàm ý trong phát
ngôn. Hàm ngôn là “kết quả”, là “sản phẩm” của hoạt động hàm ý.
7


Khi nghiên cứu về thuyết hàm ngôn hội thoại của Grice cũng như vận dụng nó vào việc tìm hiểu một vấn đề ngôn
ngữ cụ thể, hầu hết các nhà nghiên cứu nước ngoài đều sử dụng thống nhất các thuật ngữ implicate (hàm ý) và
implicature (hàm ngôn) như cách dùng của Grice. Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu cũng dùng động từ imply (nói
bóng gió) để biểu thị hàm ý và danh từ implication (sự ngụ ý) để biểu thị sản phẩm của hàm ý (tức hàm ngôn, cái được
hàm ý).
Khác với nước ngoài, ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu dùng thuật ngữ hàm ý để chỉ cả implicate lẫn implicature. Mặt
khác, thuật ngữ implicaturre (hàm ngôn) cũng được các tác giả Việt Nam dịch theo rất nhiều cách khác nhau. Ví dụ:
dịch là hàm ngơn (một loại nghĩa hàm ẩn trong đối lập với tiền giả định [TGĐ]); dịch là hàm nghĩa và ẩn ý; dịch là hàm

ý với những cách hiểu khác nhau.
Để khỏi thay đổi một thuật ngữ đã quen dùng ở Việt Nam suốt hơn 20 năm nay, trong cơng trình này, chúng tôi tiếp
tục sử dụng hàm ý với hai nghĩa: a) để chỉ cái mà Grice gọi là implicature; và b) để chỉ hành động tạo ra implicature,
tương đương implicate trong tiếng Anh.
1.6.2. Quan niệm về hàm ý
Mặc dù các nhà nghiên cứu thống nhất coi hàm ý là phần nghĩa hàm ẩn có giá trị thơng tin được suy ra từ hiển ngơn
(nghĩa tường minh) và hồn cảnh giao tiếp, nhưng giữa họ có những quan niệm khác nhau về các loại hàm ý và phạm vi
tồn tại của hàm ý.
H.P.Grice (1975) phân biệt ý nghĩa hàm ẩn tự nhiên (natural meaning, là “ý nghĩa được suy ra một cách ngẫu
nhiên”) với ý nghĩa hàm ẩn không tự nhiên (non-natural meaning, là “ý nghĩa được truyền đạt một cách có ý định”).
Ở Việt Nam, Hoàng Phê (1989) dựa vào mức độ phụ thuộc vào hoàn cảnh và độ tin cậy của sự suy ý để phân loại
hàm ý. Ông sử dụng thuật ngữ hàm ý để chỉ phần nội dung được suy ý trực tiếp, ít phụ thuộc vào ngữ cảnh và có độ tin
cậy của sự suy ý tương đối cao. Đối lập với hàm ý là ngụ ý – phần nội dung hàm ngôn phụ thuộc nhiều vào ngữ cảnh,
người nghe phải suy ý gián tiếp từ hoàn cảnh, từ khả năng nhận thức, khả năng vận dụng kinh nghiệm sống,… nên độ
tin cậy thường không cao.
Hồ Lê (1996) đối lập hàm ý với hàm nghĩa. Theo ông, hàm ý là ý nghĩa hàm ngơn có nội dung khác với hiển ngôn,
bao gồm: ngụ ý, ẩn ý và dụng ý; cịn hàm nghĩa là ý nghĩa hàm ngơn bổ sung một phương diện nào đó cho hiển ngơn.

8


Cao Xuân Hạo (1998) coi hàm ý là điều mà người nghe rút ra từ phát ngôn như một hệ quả tất nhiên, gồm hàm nghĩa
và ẩn ý. Theo ông, nếu ý suy ra vẫn còn diễn đạt được bằng ít nhiều chữ nghĩa trong ngun văn thì đó là hàm nghĩa;
cịn nếu ý suy ra chỉ có thể thấy trong ngơn cảnh thì đó là ẩn ý.
Trong khi đó, Nguyễn Đức Dân (1998) và Đỗ Hữu Châu (2005) gọi hàm ý là hàm ngôn. Theo các tác giả, loại hàm
ngôn được suy ý từ ngôn ngữ (đặc biệt là từ sự quy ước của cơ chế ngôn ngữ), không phụ thuộc vào hồn cảnh giao tiếp
là hàm ngơn ngơn ngữ; cịn loại hàm ngơn được suy ý từ hiển ngơn, TGĐ và hồn cảnh tồn tại của phát ngơn, phụ thuộc
vào hồn cảnh giao tiếp là hàm ngơn dụng học.
Về phạm vi tồn tại của hàm ý, phần lớn các nhà Việt ngữ học đều coi hàm ý là thông tin mà người nghe suy ý được
từ phát ngôn và hoàn cảnh giao tiếp. Khác với các tác giả trên, Nguyễn Đức Dân (1998) và Nguyễn Văn Hiệp (2008)

cho rằng hàm ý thuộc về người nói, tức là điều mà người nói muốn gửi đến người nghe.
Phần đơng các tác giả có xu hướng giới hạn hàm ý ở phạm vi nghĩa miêu tả (nghĩa mệnh đề). Nhưng cũng có một số
tác giả coi nghĩa miêu tả và nghĩa tình thái đều thuộc phạm vi ngữ nghĩa của hàm ý [J. Lyons, 1995; Nguyễn Văn Hiệp,
2008].
1.6.3. Quan niệm về hàm ý trong luận án
Trong luận án này, chúng tôi không giới hạn việc xác định hàm ý trong phạm vi nghĩa mệnh đề. Trong trường hợp
nghĩa tình thái khơng được biểu đạt bởi các phương tiện biểu đạt tình thái chun biệt thì nghĩa tình thái đó là hàm ý.
Tất nhiên, chỉ những ý nghĩa tình thái hàm ẩn nằm trong chủ định của người phát ngôn, tức là “điều người nói gửi tới
người nghe, muốn người nghe hiểu” mới được coi là hàm ý.
Để làm rõ ranh giới của khái niệm hàm ý, cần phân biệt hàm ý với các loại nghĩa hàm ẩn khác là TGĐ và dẫn ý.
Hàm ý và TGĐ đều là nghĩa hàm ẩn của phát ngơn bởi chúng đều khơng được nói ra một cách tường minh và đều
không không phụ thuộc vào chân trị của phát ngơn chứa nó (khơng mang tính hàm chân trị). Tuy nhiên, giữa hàm ý với
TGĐ có những điểm khác nhau rõ ràng:
- TGĐ là một trong những cơ sở để tạo nên nghĩa tường minh, còn hàm ý là điều được suy ra từ nghĩa tường minh và
TGĐ của nghĩa tường minh.
- TGĐ được xem là bất tất phải bàn cãi bởi nó có tính bất biến, cịn hàm ý thì khơng mang đặc điểm này.
- TGĐ khơng thể khử bỏ, trong khi hàm ý có thể dễ dàng bị khử bỏ trong một số điều kiện, hồn cảnh nhất định.
- TGĐ có ảnh hưởng đến giá trị xác tín, cịn hàm ý khơng có ảnh hưởng này.
9


- Nhiều TGĐ được đánh dấu bởi các đơn vị từ vựng hoặc cấu trúc ngữ pháp cụ thể, còn hàm ý, trái lại, không nhất
thiết phải được đánh dấu.
- TGĐ nói chung ít lệ thuộc vào hồn cảnh giao tiếp, cịn hàm ý lệ thuộc sâu sắc vào hồn cảnh giao tiếp
- TGĐ khơng có giá trị thơng tin đặc biệt, không phải là cơ sở để phát triển cuộc thoại; cịn hàm ý mang giá trị thơng
tin và tính năng động hội thoại cao, là cơ sở để phát triển cuộc thoại.
Giữa hàm ý và dẫn ý cũng có những điểm khác nhau căn bản:
- Hàm ý khơng mang tính hàm chân trị cịn dẫn ý, ngược lại, mang tính hàm chân trị. Điều đó có nghĩa là dẫn ý phụ
thuộc vào chân trị của phát ngôn trước nó.
- Hàm ý có thể dễ dàng bị khử bỏ trong những điều kiện, hồn cảnh thích hợp cịn dẫn ý, giống như TGĐ, lại là loại

thông tin không thể khử bỏ.
- Nhiều hàm ý phụ thuộc vào ngữ cảnh, cịn dẫn ý khơng phụ thuộc vào ngữ cảnh.
Về phạm vi tồn tại của hàm ý, chúng tôi quan niệm một khi nghĩa tình thái được biểu thị bằng liên từ và tiểu từ mà
những từ này thực hiện chức năng liên kết các tác tử logic, biểu thị hội của hai mệnh đề thì đó là nghĩa tường minh; cịn
khi nó được biểu thị bằng liên từ, tiểu từ mà những từ này biểu thị mối liên kết chìm – liên kết các hành vi ngôn ngữ và
được suy ra từ nghĩa tường minh và ngữ cảnh thì đó là hàm ý.
Tất nhiên, chỉ những ý nghĩa tình thái hàm ẩn nằm trong chủ định của người phát ngôn, người phát ngơn có thể “phủ
nhận trách nhiệm” đối với nó (tức có thể khử bỏ được) và là “điều người nói gửi tới người nghe, muốn người nghe hiểu”
mới được coi là hàm ý.
1.7. Điều kiện sử dụng hàm ý trong giao tiếp
1.7.1. Hoàn cảnh giao tiếp
Hiểu theo nghĩa hẹp thì hồn cảnh giao tiếp là văn cảnh nhưng nếu hiểu theo nghĩa rộng thì nó bao gồm: ngữ cảnh
với tư cách là đơn vị ngôn ngữ cho phép xác định ý nghĩa của các đơn vị; bối cảnh với tư cách là một mảng hiện thực
khách quan ngoài ngôn ngữ nhưng tạo điều kiện cho việc xuất hiện phát ngôn và xác định ý nghĩa của chúng; cuối cùng
là ngữ cảnh riêng với tư cách là những tri thức riêng của người đối thoại.
Hồn cảnh giao tiếp có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại của phát ngơn và sự hình thành hàm ý. Tuy
nhiên, khơng phải mọi hồn cảnh giao tiếp đều tham gia tác động vào q trình tạo hàm ý. Có những hồn cảnh giao
tiếp chỉ là mơi trường cho hiển ngơn tồn tại. Hồn cảnh giao tiếp làm điểm tựa cho hàm ý là những hoàn cảnh đặc biệt.
10


Phần lớn các nhà nghiên cứu đều xếp vào hoàn cảnh đặc biệt này những nhân tố như: sự chi phối của tính lịch sự, tế
nhị, sự mong muốn “giữ thể diện” cho mình (người nói) và cho người tham gia giao tiếp (người nghe), thậm chí, giữ
“uy tín” cho cả người (hoặc vấn đề) đang được đề cập đến trong phát ngôn.
1.7.2. Nhân vật giao tiếp
Để cuộc giao tiếp bằng phát ngơn có hàm ý thành cơng, trước hết phải có sự cộng tác tích cực giữa người nói với
người nghe. Người nói phải tính đến năng lực giải đốn hàm ý ở người nghe. Nếu người nói, trong q trình tạo lập
phát ngơn mang hàm ý, khơng quan tâm tới năng lực giải đoán hàm ý ở người nghe thì hàm ý rất có thể sẽ khơng được
nhận biết. Và như vậy, việc dùng hàm ý thất bại. Về phía người nghe, trong giao tiếp, họ cũng sẽ là người nói, nên
những yếu tố tham gia vào cơ chế tạo nghĩa hàm ẩn trong chừng mực nào đó cũng có thể giúp người nghe nắm bắt được

nghĩa hàm ẩn của các phát ngơn mà mình nghe được. Tuy vậy, không phải người nghe nào, trong bất kỳ cuộc giao tiếp
nào cũng đủ năng lực tiếp nhận mọi thông tin hàm ẩn trong các phát ngôn. Để tiếp nhận được, họ phải có năng lực ngơn
ngữ, năng lực ngữ dụng, tri thức nền và lẽ thường.
CHƯƠNG 2
CÁC LOẠI HÀM Ý
2.1. Vấn đề phân loại hàm ý trong các tài liệu ngữ dụng học
Trong mục này, tác giả luận án phân tích kết quả phân loại hàm ý của các nhà nghiên cứu và đề xuất một số hướng
phân loại hàm ý theo những bình diện và tiêu chí khác nhau. Cụ thể là:
- Dựa vào tiêu chí “phương tiện biểu hiện”, hàm ý được chia thành hàm ý của từ và hàm ý của tồn phát ngơn.
- Dựa vào tiêu chí “số lượng hàm ý của phát ngơn” (tầng nghĩa), hàm ý được chia thành hàm ý đơn và hàm ý phức.
- Dựa vào tiêu chí “quan hệ với nghĩa tường minh”, hàm ý được chia thành hàm ý tăng tiến và hàm ý trái ngược.
- Dựa theo tiêu chí “quan hệ với các nghĩa hàm ẩn khác”, hàm ý được chia thành hàm ý kiêm chức và hàm ý khơng
kiêm chức.
- Dựa theo tiêu chí “quan hệ với hoàn cảnh”, hàm ý được chia thành hàm ý quy ước và hàm ý hội thoại.

11


2.2.Các loại hàm ý phân loại theo phương tiện biểu hiện
2.2.1. Hàm ý của từ
Hàm ý của từ được hiểu là những nghĩa của từ phụ thuộc hoặc không phụ thuộc vào hoàn cảnh giao tiếp, là tầng
nghĩa thứ hai của từ, đồng thời là điều mà người nói gửi tới người nghe và muốn người nghe hiểu.
Có hai loại hàm ý của từ là hàm ý quy ước và hàm ý hội thoại.
Hàm ý quy ước của từ là loại hàm ý có được do sử dụng những từ ngữ chuyên biệt như phó từ, trợ từ hay liên từ. Ví
dụ:
(24) [Một anh khóa vào hàng cơ Phương chọn bút. Cơ đưa loại bút nào anh khóa cũng lắc đầu, chê xấu. Anh chàng
hỏi mua bằng được thứ bút Tảo Thiên Quân. Thấy thầy khoá ăn mặc đồ vải xuềnh xồng, cơ Phương ra giọng bỉ thử:]
Có Tảo Thiên Quân lông trắng nhưng mà những hai quan một chiếc. [Nguyễn Tn]
Trong ví dụ này, cơ Phương cố ý dùng từ những (nhấn mạnh số lượng nhiều) để biểu thị hàm ý coi thường anh khóa
ăn mặc xuềnh xồng: “Có đủ tiền mua không mà hỏi?”.

Khác với hàm ý quy ước, hàm ý hội thoại của từ được hình thành từ sự kết hợp giữa việc sử dụng từ ngữ với hồn
cảnh giao tiếp. Qua khảo sát, chúng tơi thấy sự chi phối của hoàn cảnh giao tiếp thường mang lại cho từ những loại hàm
ý sau:
a) Hàm ý về khoảng cách mối quan hệ giữa những người tham gia giao tiếp
Khi một trong số những người tham gia giao tiếp đột ngột chuyển đổi cách xưng hô thông thường thì trong cách
xưng hơ mới bao giờ cũng ẩn chứa hàm ý về sự thay đổi mối quan hệ giữa những người tham gia giao tiếp (thường là
khoảng cách giữa các nhân vật bị kéo ra xa hay xích lại gần trên cả hai trục: trục quan hệ thân sơ và quan hệ vị thế). Ví
dụ :
(29) [Bà Huyện trước kia vay tiền để mua chức cho chồng, nay chồng mất chức mà bà vẫn chưa trả được nợ. Chủ nợ
đến nhà bà Huyện đòi nợ. Ban đầu, còn xưng hô chị - em nhưng khi biết bà Huyện vẫn chưa thể trả nợ cho mình, chủ
nợ liền đổi giọng:) Này, do đồng tiền của đứa nào mà người ấy được vác mặt lên bảnh chọe làm bà lớn thì chớ quên.
Mua danh ba vạn bán danh chẳng được đồng nào đâu. [Vũ Trọng Phụng]
b) Hàm ý về thái độ, sự đánh giá của người phát ngôn
12


Loại hàm ý này có thể được tạo ra bởi sự kết hợp giữa hoàn cảnh giao tiếp với việc sử dụng một cách hợp lý các hư
từ hoặc thực từ. Thậm chí, các nghĩa chuyển của từ cũng tham gia khá tích cực vào việc hình thành nên loại hàm ý này.
Ví dụ:
(32) [Sau cái chết của Bá Nhỡ, cô Tơ đã bỏ nghề hát để đi tu và trở thành sư thầy Tuệ Không. Nhân vật “tôi” không
đồng tình với việc làm đó, bởi theo nhân vật này, “thái độ của sư thầy là một chuyện đánh bạc và cái thời khắc biểu của
nhà chùa chỉ là những ngày tháng của bệnh nhân trầm trệ”. Trong một lần “hầu chuyện” sư thầy Tuệ Không, nhân vật
“tôi” thể hiện “chính kiến” của mình:] Sư thầy bỏ chùa Đàn, sư thầy tìm ra quét lá ăn mày sư tổ ở ngồi tỉnh Đơng. Rồi
sư thầy gửi mình ở Quỳnh Lâm, Dật Yên, ở chùa Keo, chùa Dận, Yên Tử, chùa Cói. Sư thầy tu, kể cũng tốn nhiều
chùa ! [Nguyễn Tuân].
Nghĩa gốc của từ tốn là phải dùng vào công việc gì một số lượng lớn của cải, sức lực hoặc thì giờ mà khơng đạt kết
quả tương xứng. Thơng thường, khơng thể nói là người tu hành đã “dùng một số lượng lớn các ngôi chùa vào việc tu”.
Nhưng đặt trong bối cảnh cụ thể của câu chuyện, kết hợp từ bất thường “tu tốn chùa” lại làm nổi bật hàm ý mỉa mai
chuyện tu hành của sư thầy Tuệ Khơng.
2.2.2. Hàm ý của tồn phát ngơn

Hàm ý của tồn phát ngơn được hiểu là nghĩa hàm ẩn của phát ngôn gắn với một kiểu cấu trúc cụ thể hoặc một hoàn
cảnh giao tiếp cụ thể và là nội dung đích thực mà người nói hướng đến người nghe, muốn người nghe hiểu.
Hàm ý của một phát ngơn có thể là nghĩa mệnh đề hay nghĩa tình thái. Do đó, có thể phân biệt hai loại hàm ý của
tồn phát ngôn là hàm ý mệnh đề và hàm ý tình thái.
Ví dụ về hàm ý mệnh đề: (45) [Sau khi kí Tạm ước 14/9/1946 với Chính phủ Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh về nước
bằng đường biển trên chiến hạm Dumont d’Urville. Ngày 18/10, chiến hạm tiến vào vịnh Cam Ranh. Một chiếc tàu nhỏ
ra đón Chủ tịch lên chiếc thiết giáp hạm Suffren để hội kiến với đô đốc hải quân D’Argenlieu và tướng tư lệnh lục quân
Morlière. Trong buổi chiêu đãi, viên đơ đốc bố trí Bác ngồi giữa ơng ta và Morlière rồi đắc ý bóng gió:] Thưa Chủ tịch,
Ngài đang bị đóng khung (encadre) giữa Lục quân và Hải quân đó. Bác Hồ thản nhiên cười: Nhưng thưa đơ đốc, chính
bức họa (tableau) mới làm cho khung tranh có chút giá trị. [Đỗ Hồng Linh]
Trong ví dụ trên, hồn cảnh giao tiếp cụ thể và bối cảnh quan hệ Việt - Pháp năm 1946 đã giúp Chủ tịch Hồ Chí
Minh giải mã phát ngơn của D’Argenlieu: “Nước Ngài đã bị bao vây bởi lực lượng quân đội hùng mạnh của Pháp.”
Nhưng Chủ tịch đã tận dụng ngay biểu tượng “bức họa” và “khung” tranh trong câu ví von bóng bẩy của D’Argenlieu
13


để thể hiện hàm ý mạnh mẽ của mình: “Dẫu hùng mạnh đến mấy, quân đội của các ông cũng chỉ góp phần tơn thêm giá
trị của dân tộc chúng tơi mà thơi.” Chính hàm ý này đã khiến cho “tất cả tướng tá trong quân đội Pháp choáng váng, từ
lúc ấy cho đến cuối buổi tiệc không ai dám nói bóng gió gì nữa”.
Ví dụ về hàm ý tình thái: (49) [Bường đứng đầu một nhóm thợ xẻ gỗ. Nhóm thợ phải làm việc trong rừng sâu nhưng
khơng nhận được sự quan tâm chu đáo của chủ. Bường quyết định bán đi một nửa số gỗ mà họ xẻ được. Nhờ sự dẫn
mối của Trần Quang Hạnh mà công việc của Bường diễn ra trót lọt. Bường trả cơng cho anh ta và bảo:] Bác Hạnh ạ!
Bác phải đổi tên là Trần Đức Hạnh. [Nguyễn Huy Thiệp]
Bằng lối nói có hàm ý khen, Bường khơng chỉ đạt được mục đích cảm ơn mà cịn khiến Hạnh cảm nhận được sự đánh
giá cao của Bường đối với mình.
Một phát ngơn có thể mang thêm hàm ý tình thái đồng hướng hoặc nghịch hướng với hàm ý tình thái gốc khi phát
ngôn ấy được thuật lại bởi một nhân vật giao tiếp khác trong hồn cảnh giao tiếp khác. Ví dụ:
(52) [Trong truyện “Đôi mắt”, nhà văn Nam Cao để nhân vật Độ thuật lại câu chuyện hỏi thăm đường của anh
Hồng:] Bấy giờ anh ta mới bảo: Ơng cứ đi lối này, đến chỗ có một cây đa to thì rẽ về tay phải, đi một quãng lại rẽ về
tay trái, qua một cánh đồng, vào đường gạch làng Ngò, vịng ra đằng sau đình, rẽ về tay phải, đi một qng nữa thì

đến chợ”. Đại khái thế chứ khơng phải hồn tồn đúng thế. Chỉ biết là nó lơi thôi rắc rối, nhiều bên phải, bên trái quá,
đến nỗi tôi không tài nào nhận ra được. Anh ta bày cho tôi một cách: đứng đợi đấy, gặp ai gánh hàng đi chợ thì đi
theo. Tơi cho là phải. Anh ta cười bảo: “Thôi thế chào ông. Cháu vô phép ông đi trước. Cháu vội lắm. Cháu phải vác
ngay bó tre này lên Thượng để làm công tác phá hoại, cản cơ giới hóa tối tân của địch. Cuộc trường kỳ kháng chiến
của ta phải chia làm ba giai đoạn: giai đoạn phòng ngự, giai đoạn cầm cự, giai đoạn tổng phản cơng. Giai đoạn phịng
ngự nghĩa là…” Anh ta cứ thế, đọc thuộc lịng cho tơi nghe cả một bài dài đến năm trang giấy. [Nam Cao]
Trong hoàn cảnh này, phát ngơn được thuật lại của Hồng vừa mang hàm ý của Hoàng về anh thanh niên vừa mang
hàm ý đánh giá của nhà văn về thái độ của Hồng. Theo ơng, những nhận xét của Hồng về người nơng dân khơng phải
hồn tồn sai nhưng cách nhìn của Hoàng tỏ ra phiến diện và thiếu thiện ý. Anh ta chỉ thấy người thanh niên đọc thuộc
lòng bài “ba giai đoạn” như một con vẹt (tức chỉ nhìn thấy cái ngố bề ngồi) mà khơng thấy thái độ vui vẻ của anh
thanh niên khi vác bó tre để làm nhiệm vụ ngăn qn thù, khơng nhìn thấy cái “ngun cớ đẹp đẽ bên trong”: anh thanh
niên muốn bộc lộ niềm kiêu hãnh hồn nhiên của mình về việc mình được đóng góp cho sự nghiệp cao cả cũng như việc
mình nhiều hiểu biết mới.
14


2.3.Các loại hàm ý phân loại theo số lượng hàm ý của phát ngôn (theo tầng nghĩa)
2.3.1. Hàm ý đơn
Hàm ý đơn là loại hàm ý duy nhất của phát ngôn.
Theo khảo sát của chúng tôi, phần lớn hàm ý quy ước (hàm ý của từ và một số kiểu cấu trúc câu đặc biệt) thuộc loại
này.
Hàm ý đơn cũng có thể là hàm ý hội thoại, trong đó đáng chú ý nhất là những tín hiệu thẩm mỹ mang tính biểu
tượng. Việc suy ý từ những tín hiệu này và việc suy ý từ một số từ và cấu trúc câu đặc biệt có đặc điểm chung là đều
dựa trên quy ước của cộng đồng – một đằng là quy ước về văn hóa, cịn một đằng là quy ước về ngơn ngữ. Ví dụ:
(56) [Trong tác phẩm Tắt đèn, chị Dậu mang con và chó đến bán cho nhà Nghị Quế giữa lúc ông bà Nghị đang dùng
bữa. Đây là hình ảnh ơng Nghị dưới ngịi bút của nhà văn:) Ơng Nghị đâm chéo đơi đũa qua mặt mâm, bưng bát canh
trợn mắt húp một cái đến “soạt”. Rồi ông vừa nhai, vừa nuốt, vừa giục thằng nhỏ lấy tăm…” […] Dứt mạch diễn thuyết,
ông Nghị bưng tách nước uống một hớp lớn, súc miệng òng ọc mấy cái rồi nhổ toẹt xuống nền nhà…”. [Ngô Tất Tố]
Đặt trong mối quan hệ với văn hóa của người Việt, các tín hiệu thẩm mĩ về hành động của Nghị Quế biểu thị nếp
sống thô lỗ, ngược với chuẩn mực văn hóa và với những điều người ta hình dung về một ông dân biểu.

2.3.2. Hàm ý phức
Hàm ý phức là loại hàm ý có nhiều tầng, trong đó một số hàm ý được suy ra từ những hàm ý khác. Ví dụ:
(63) [Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về trách nhiệm của Bộ trong việc duyệt chi khống cho doanh nghiệp,
dẫn đến thất thoát tài sản nhà nước, Bộ trưởng Tài chính biện luận: Vì chủ đầu tư và nhà thầu đều đã ký nên Kho bạc
Nhà nước duyệt chi. Nghe Bộ trưởng giải thích, một đại biểu xuất thân là giáo sư Ngữ văn phản bác:] Nói đơn giản như
Bộ trưởng thì tơi cũng có thể làm Giám đốc Kho bạc. [VTV1, 17/11/2007]
Phát ngôn trên có ít nhất 2 tiền đề mà người nghe có thể dựa vào để suy ý:
Tiền đề 1: Tôi không tin là có quy định đơn giản như thế.
Tiền đề 2: Quy định đó khơng đáp ứng u cầu quản lý nhà nước.
Từ hai tiền đề này, người nghe có thể xác định được hàm ý của (63): Bộ trưởng trả lời chưa đúng sự thật. Và từ hàm
ý này, theo quy tắc suy luận logic tình thái, người nghe có thể tiếp tục suy ý để xác định “tầng nghĩa chìm” cuối cùng:
Bộ trưởng chưa dám nhận trách nhiệm.
2.4. Các loại hàm ý phân loại theo quan hệ với nghĩa tường minh
15


2.4.1. Hàm ý tăng tiến
Đây là loại hàm ý đồng hướng với nghĩa tường minh. Chính do đặc trưng của hàm ý nói chung (nói được nhiều hơn
lối nói tường minh) và đặc trưng riêng của hàm ý tăng tiến (đồng hướng với nghĩa tường minh) mà trong nhiều trường
hợp, hàm ý tăng tiến và nghĩa tường minh có thể thay thế cho nhau, không ảnh hưởng đến việc duy trì hội thoại. Ví dụ:
(66) A: - Tại sao Lan lại đồng ý lấy Nam khi nó yêu Ngọc nhiều như vậy nhỉ?
B: - Nhà Nam giàu hơn nhà Ngọc.
A: - Đàn bà bao giờ cũng thực tế.
Trong cuộc giao tiếp này, A sẽ dễ dàng suy ý để xác định được điều B muốn nói: “Lan là người hám của”. Hàm ý
này có thể được thay thế bằng nghĩa tường minh và việc duy trì cuộc thoại khơng hề bị ảnh hưởng:
(66) A: - Tại sao Lan lại đồng ý lấy Nam khi nó yêu Ngọc nhiều như vậy nhỉ?
B: - Vì nó hám của chứ sao nữa!
A: - Đàn bà bao giờ cũng thực tế.
2.4.2. Hàm ý trái ngược
Hàm ý trái ngược là loại hàm ý nghịch hướng với nghĩa mệnh đề hoặc nghĩa tình thái của hiển ngơn. Bởi thế, loại

hàm ý này khó có khả năng được “hiển ngơn hóa” trong lời nói (tức nó ít có khả năng thay thế cho phát ngơn tường
minh). Ví dụ:
(72) [Trong trận bóng giữa hai câu lạc bộ, cầu thủ Lê Công Vinh bị phạm lỗi và ngã nhưng trọng tài khơng thổi cịi
cho đội của anh hưởng quả phạt. Kết quả trận đấu là 3 – 2 nghiêng về đối phương. Kết thúc trận đấu, cầu thủ Lê Cơng
Vinh bắt tay trọng tài và giữa họ có một cuộc thoại ngắn:]
Lê Công Vinh: - Anh bắt hay lắm!
Trọng tài: - Chúng ta còn gặp nhau nhiều! [VTC1, 25/3/2008]
Đặt trong hồn cảnh mang tính chất “nhạy cảm” của trận đấu, cả phát ngôn của Lê Công Vinh lẫn phát ngôn của
trọng tài đều mang hàm ý. Hàm ý này hoàn toàn trái ngược với nghĩa tường minh. Đằng sau lời khen có vẻ như “chân
thành” của Lê Cơng Vinh là lời mỉa mai (Trên VTC1, ông Nguyễn Văn Mùi, Chủ tịch Hội đồng trọng tài, cũng hiểu
như vậy). Còn lời đáp có vẻ “nhã nhặn” của trọng tài thì bị Lê Công Vinh và những người khác coi là lời đe dọa.
2.5. Các loại hàm ý phân loại theo quan hệ với các nghĩa hàm ẩn khác
2.5.1. Hàm ý kiêm chức
16


Như đã trình bày, TGĐ và dẫn ý vốn khơng phụ thuộc vào ngữ cảnh nhưng trong những tình huống giao tiếp cụ thể,
người nói có thể sử dụng TGĐ và dẫn ý như một loại hàm ý. Đây là hai loại hàm ý kiêm chức mà chúng tôi mới bổ
sung so với hai loại đã được các nhà nghiên cứu xác định là hàm ý quy ước và hàm ý hội thoại.Ví dụ:
(74) A: - Sao? Thế đã gặp Bọ Muỗm chưa?
B: - Nó đánh tơi gãy một càng rồi. [Tơ Hồi]
Phát ngơn (74B) có một chuỗi dẫn ý: Nó đánh tơi gãy một càng rồi à Tơi và nó đã có một hành động vật lý trực tiếp
với nhau (e1) à Tơi và nó đã gặp nhau (e2). Trong tình huống giao tiếp cụ thể này, dẫn ý (e2) chính là hàm ý của phát
ngơn (74).
2.5.2. Hàm ý khơng kiêm chức
Hàm ý khơng kiêm chức là tồn bộ các hàm ý khơng đồng thời đảm nhận vai trị dẫn ý hay TGĐ.
2.6. Các loại hàm ý phân loại theo mức độ phụ thuộc vào hoàn cảnh giao tiếp
2.6.1. Hàm ý quy ước
Các nhà nghiên cứu gọi loại hàm ý này là hàm ý khái quát, hàm ý ngôn ngữ. Đây là loại hàm ý không bị chi phối bởi
hồn cảnh giao tiếp mà chủ yếu được hình thành và tiếp nhận nhờ một số từ ngữ hoặc cấu trúc câu/kiểu phát ngơn mang

tính đặc thù.
2.6.2. Hàm ý hội thoại
Đây là loại hàm ý phụ thuộc vào hoàn cảnh giao tiếp. Nói cụ thể hơn, hồn cảnh giao tiếp, các quy tắc hội thoại –
đặc biệt là phương châm hội thoại của H.P.Grice và nguyên tắc quan yếu của D. Sperber và D. Wilson là những yếu tố
quan trọng trong quá trình hình thành/xác định loại hàm ý này
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG THỨC BIỂU THỊ HÀM Ý TRONG TIẾNG VIỆT
3.1. Khái niệm “phương thức biểu thị hàm ý”
Phương thức biểu thị hàm ý được hiểu là cách thức lựa chọn và sử dụng các yếu tố ngôn ngữ phù hợp với hoàn cảnh
giao tiếp cụ thể để tạo hàm ý cho phát ngôn.
17


Phương thức biểu thị hàm ý cần được phân biệt với chiến thuật giao tiếp – tức là cách thức sử dụng các yếu tố ngôn
ngữ để đạt được hiệu quả giao tiếp ở mức cao nhất, hay nói cách khác là để tăng hiệu lực của phát ngôn. Khác với chiến
thuật giao tiếp, cách thức sử dụng các yếu tố ngôn ngữ trong phương thức biểu thị hàm ý nhằm tạo tầng nghĩa thứ hai –
hàm ý – cho phát ngơn. Nghĩa hàm ẩn này là nội dung đích thực mà người nói muốn gửi đến người nghe. Như vậy, cách
thức sử dụng các yếu tố ngôn ngữ ở đây khơng chỉ hướng tới mục đích tăng hiệu lực của phát ngôn nhằm đạt kết quả giao
tiếp cao nhất mà còn để diễn đạt một cách hàm ẩn điều muốn nói nhưng vì lý do nào đó mà khơng thể nói một cách tường
minh với mong muốn người nghe nhận, hiểu được nội dung ngầm ẩn ấy.
Hoạt động giao tiếp nào cũng hướng tới một mục đích nhất định. Vì thế, chiến thuật giao tiếp rất cần thiết trong mỗi
cuộc thoại. Nó có thể xuất hiện trong tất cả các cuộc thoại, trong mọi hoàn cảnh giao tiếp. Ngược lại, khơng phải phát
ngơn nào cũng có hàm ý. Vì thế, phương thức biểu thị hàm ý chỉ được sử dụng trong một số điều kiện, hoàn cảnh giao
tiếp đặc biệt, cẳng hạn: vị thế của người phát ngôn (người nói) thấp hơn so với người đối thoại; người nói là người chịu
ơn người đối thoại rất nhiều; cuộc thoại có sự tham gia của người thứ ba và người nói khơng muốn người thứ ba biết
được những thơng tin mà mình sắp truyền đạt,…
3.2. Điểm lại danh sách các phương thức biểu thị hàm ý
3.2.1. Phương thức biểu thị hàm ý khái quát
Theo H. P. Grice và các nhà ngữ dụng học, để biểu thị loại hàm ý này, người phát ngơn có thể sử dụng các phương
tiện hoặc dựa vào các điều kiện sau đây:

a) Sử dụng các tín hiệu ngơn ngữ mang tính quy ước.
b) Sử dụng phát ngơn có sự kết hợp ngơn từ khơng bình thường.
c) Tạo sự liên kết giữa các từ cùng đứng đầu (hoặc cùng đứng cuối) câu trong chuỗi phát ngôn
d) Dựa vào khả năng mở rộng ý nghĩa của người nghe để lựa chọn thông tin đưa vào phát ngôn
3.2.2. Phương thức biểu thị hàm ý hội thoại đặc thù
H. P. Grice, G. Yule và các nhà nghiên cứu ngữ dụng ở Việt Nam đều cho rằng: sự cố tình vi phạm các quy tắc hội
thoại – đặc biệt là các phương châm hội thoại – trong quá trình tạo lập phát ngôn là phương thức hữu hiệu để biểu thị nó
[xem: Nguyễn Đức Dân, 1989; M. S. Green, 2002; Đỗ Hữu Châu, 2005).
Có thể biểu thị loại hàm ý này theo những cách sau:
- Sử dụng phát ngôn P, trừ phi Q trong một số hoàn cảnh cụ thể. Ví dụ:
18


(116) Nó khơng bao giờ xem ti vi, trừ phi có bóng đá (mà “hơm nay có bóng đá”, vậy hàm ý của phát ngơn là: hơm
nay nó sẽ xem ti vi).
- Cố tình vi phạm quy tắc chiếu vật chỉ xuất. Ví dụ, việc đột ngột chuyển đổi cách xưng hô thông thường ẩn chứa
hàm ý về sự thay đổi quan hệ giữa những người tham gia giao tiếp.
- Cố tình vi phạm các quy tắc hội thoại. Ví dụ:
(117) [Thấy bạn mình đang cợt nhả với một cơ gái, A hỏi:] Thế nào, cháu nhỏ của anh đã đỡ chưa?
Trong trường hợp này, đối với cô gái, phát ngơn A có hàm ý Anh ta có vợ con rồi, cịn đối với chàng trai, phát ngơn
trên có hàm ý Anh đã có vợ con rồi mà cịn tán tỉnh phụ nữ à?
3.2.3. Nhận xét chung
Qua việc điểm lại danh sách các phương thức biểu thị hàm ý, chúng tôi thấy:
a) Phần lớn các phương thức biểu thị hàm ý mà các tác giả đã miêu tả là những phương thức biểu thị loại hàm ý độc
lập, cố định trong mọi hoàn cảnh giao tiếp (hàm ý quy ước). Mặc dù các tác giả đã có những kiến giải khá tỉ mỉ và thận
trọng nhưng qua đối chiếu với nghĩa của cấu trúc cũng như thực tế sử dụng ngơn ngữ, chúng tơi thấy vẫn cịn một số
vấn đề cần được thảo luận thêm. Chẳng hạn:
- Việc sử dụng vị từ tình thái khơng phải phương thức biểu thị “hàm ý” như ý kiến của Cao Xuân Hạo bởi nghĩa mà
các vị từ này tạo ra chỉ là TGĐ hoặc dẫn ý [xem: Nguyễn Văn Hiệp, 2008].
- Việc tạo liên kết giữa các từ cùng đứng đầu hoặc cùng đứng cuối câu trong chuỗi phát ngôn không phải phương

thức biểu thị “hàm ý” như ý kiến của Hồ Lê bởi đây chỉ là vấn đề tạo mã và giải mã của tín hiệu.
- Việc đổi vị trí các từ trong câu hoặc tạo phát ngơn có nghĩa đối lập với phát ngôn trao trong một ngữ cảnh cụ thể,…
không phải phương thức biểu thị “hàm ý” như ý kiến của một số tác giả. Ví dụ:
+ (120) A sờ lên cổ áo, bắt được con rận, sợ B cười, vội vứt xuống đất, nói : Tưởng là con rận, hóa ra khơng phải.
Nhưng B cúi xuống nhặt con rận ở dưới đất lên, bảo: Tưởng là khơng phải, hóa ra con rận. Việc đổi vị trí các từ trong
phát ngôn của B chỉ là cách tạo ra một kết cấu khác, với một nghĩa khác dựa trên nguyên lý hình tuyến của ngơn ngữ.
+ (121) [B được mọi người tơn trọng nên A sinh lịng đố kỵ. Một hơm, A gặp B và “chào hỏi”:] A: Trông từ xa, tơi
cứ ngỡ ơng là con lừa. B đáp trả: Cịn tôi, trông từ xa, tôi lại cứ ngỡ là con người. Nghĩa hàm ẩn trong phát ngôn của
B, theo chúng tôi, chỉ là một loại TGĐ được suy ra từ điều kiện dùng của từ ngỡ (mệnh đề đi sau nó phải sai).
19


b) Các nghiên cứu về phương thức biểu thị hàm ý hội thoại của các tác giả chưa trả lời thỏa đáng cho vấn đề: Có
phải tất cả các phát ngơn mà người nói cố tình vi phạm ngun tắc giao tiếp đều là phát ngơn có hàm ý và nội dung
ngầm ẩn sau những phát ngôn này đều là hàm ý? Quan sát thực tế giao tiếp, chúng tôi thấy việc người nói cố tình vi
phạm các ngun tắc giao tiếp trong q trình tạo lập phát ngơn nhiều khi chỉ là chiến thuật giao tiếp. Có thể thấy rõ
điều này qua văn hóa chào hỏi mang bản sắc văn hóa Việt, ví dụ: các nhân vật giao tiếp có thể dùng phát ngơn hỏi (ví dụ:
Bác đi làm sớm thế ạ?), phát ngôn xác nhận (khẳng định sự có mặt của đối tượng giao tiếp), phát ngơn khen, chúc
mừng,... để chào đối tượng giao tiếp của mình. Phát ngôn chào hỏi gián tiếp được lặp đi lặp lại nhiều lần trong môi trường
giao tiếp nhất định, dần dần trở thành dấu hiệu ngôn hành cho hành vi ngôn ngữ mà phát ngơn thể hiện. Lúc đó, nội dung
mà chúng biểu thị khơng cịn là hàm ý nữa bởi chúng đã mang tính ổn định trong hoạt động giao tiếp.
c) Nhiều trường hợp, người nói khơng cố tình vi phạm các nguyên tắc giao tiếp nhưng người nghe lại suy luận từ
hồn cảnh giao tiếp và từ ngơn ngữ để hiểu theo nghĩa ngầm ẩn vừa suy ý được. Theo chúng tôi, không nên coi nghĩa
ngầm ẩn này là hàm ý bởi nó cũng khơng phải là điều mà người nói muốn chuyển đến người nghe.
3.3. Thử đề xuất một danh sách các phương thức biểu thị hàm ý
3.3.1. Sử dụng các phương tiện ngôn ngữ đặc thù
Các phương tiện đặc thù biểu thị hàm ý bao gồm một số từ ngữ được sử dụng không theo nghĩa thông thường, đại từ
xưng hô không phù hợp với mối quan hệ trong thực tế giao tiếp, liên từ và tính thái từ, một số kiểu cấu trúc câu/kiểu
phát ngôn như cấu trúc so sánh, cấu trúc nhân quả, cấu trúc X khơng A đâu mà B, cấu trúc X cịn V huống gì Y, X cịn V
nữa là, cấu trúc khơng ngờ A lại V, cấu trúc muốn A thì phải V, cấu trúc khơng X thì khơng Y hoặc khơng có X thì đố

dám Y .Ví dụ:
(129) Vì lẽ cũng như các ông Vua Thuốc Lậu biết tự trọng khác, nghĩa là không bao giờ chữa cho các bệnh nhân
khỏi như lời cam đoan, ông mới 2 năm đã trở nên đại phú. [Vũ Trọng Phụng]
Thông thường, tự trọng được hiểu là “coi trọng và giữ gìn phẩm cách của mình”. Nhưng trong phát ngơn này, nhà
văn Vũ Trọng Phụng đã giải thích một cách ngược đời: tự trọng “nghĩa là không bao giờ chữa cho các bệnh nhân khỏi
bệnh như lời cam đoan”. Theo cách hiểu này, tự trọng mang nghĩa tương đương với vô sỉ, kết hợp với hoàn cảnh, tạo
thành hàm ý mỉa mai.
3.3.2. Vi phạm phương châm hội thoại, quy tắc quan yếu
3.3.2.1. Vi phạm phương châm lượng – quan yếu về ngữ dụng
20


Để tạo hàm ý, người ta thường vi phạm phương châm lượng theo những cách sau: cung cấp lượng tin nhiều hoặc ít
hơn mức cần thiết, tạo khung thời gian để hạn định nội dung mệnh đề, tạo phát ngôn điều chỉnh nội dung mệnh đề, tạo
phát ngôn so sánh có kiểu cấu trúc trùng ngơn,... Ví dụ:
(146) Ơng đã sang Pháp học sáu, bảy năm và sau khi về nước thì đâm ra ghét văn bằng như những du học sinh về
nước mà khơng có một mảnh bằng nào cả. [Vũ Trọng Phụng]
Người đọc/người nghe chỉ có thể lý giải cho sự “luẩn quẩn” của lối so sánh trong các phát ngơn trên khi căn cứ vào
vị từ tình thái hàm thực đâm ra để hiểu được hàm ý: Văn Minh từng du học ở Pháp sáu, bảy năm nhưng khi về nước
khơng có một mảnh bằng.
3.3.2.2. Cố tình vi phạm phương châm về chất – quan yếu về ngữ dụng
Người ta thường vi phạm phương châm về chất – quan yếu về ngữ dụng bằng ngữ điệu, nói mát, nói bóng, nói lái, ẩn
dụ, tạo giá trị thơng báo cho TGĐ. Ví dụ:
(157) [Tại phiên thảo luận của Quốc hội về việc xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam, một đại biểu ủng hộ phương
án xây dựng đường sắt cao tốc đưa ra luận cứ: Các nước có chỉ số IQ cao đều làm đường sắt cao tốc. Việt Nam ta là
dân tộc có chỉ số IQ cao cũng nên làm. Một đại biểu khác là giáo sư, tiến sĩ hóm hỉnh:] Tơi thuộc nhóm có chỉ số IQ
thấp. Vì vậy, tơi khơng đồng tình xây dựng đường sắt cao tốc. [VTV1, 8/6/2010]
Việc một giáo sư, tiến sĩ “có chỉ số IQ thấp” và tự khẳng định điều đó trước cơng chúng là trái với lẽ thường. Chính
điều này đã tạo nên tính quan yếu cho phát ngơn của đại biểu và hình thành nên hàm ý (dự ước quan yếu): gắn việc xây
dựng/không xây dựng đường sắt cao tốc với chỉ số IQ cao hay thấp là phi lý.

3.3.2.3. Cố tình vi phạm phương châm quan hệ – quan yếu về đề tài
Sự vi phạm phương châm quan hệ – quan yếu về đề tài thể hiện ở việc sử dụng TGĐ, nói lạc đề, sử dụng phát ngôn
chứa yếu tố tượng trưng, tạo chủ đề tương phản cho phát ngơn. Ví dụ:
(170) A: - Luận văn cơ ta viết có tốt khơng?
B: - Bản thảo của cô ta viết khá sạch sẽ.
Câu trả lời của B là một cách “đánh trống lảng” để khỏi phải nói ra một sự thật phũ phàng: luận văn của cơ ta khơng
đạt u cầu.
3.3.2.4. Cố tình vi phạm phương châm cách thức – quan yếu về lập luận
21


Sự vi phạm phương châm cách thức – quan yếu về lập luận thể hiện ở việc sử dụng phát ngơn mơ hồ về vật quy
chiếu, sử dụng lối nói vịng, sử dụng lối nói bâng quơ, sử dụng phát ngôn vi phạm quy tắc hiện diện của các thành phần
lập luận. Ví dụ:
(176) [Khi người vợ có thai được hai tháng, những cơn ốm nghén hành hạ cô đến mức đối với cô, những việc nhẹ
nhàng cũng trở nên quá sức. Chồng cô lại lo làm ăn suốt ngày nên khơng thể giúp đỡ cơ trong việc gia đình. Thấy cơ
như vậy, mẹ chồng khó chịu ra mặt. Bà nói bâng quơ:] Đến phải thuê người làm. [Trần Văn Thước]
3.4. Về hiện tượng “lệch pha” trong giao tiếp
Sử dụng hàm ý là một hiện tượng phổ biến trong giao tiếp. Tuy nhiên, việc các nhân vật tham gia giao tiếp khơng
hiểu hàm ý của nhau là chuyện hồn tồn có thể xảy ra. Những biểu hiện chính của sự “lệch pha” này là: người nói
dùng hàm ý nhưng người nghe khơng nhận biết được; người nói khơng có hàm ý nhưng người nghe lại suy ra nó; người
nói gửi hàm ý X nhưng người nghe lại suy ý ra hàm ý Y.
Theo chúng tôi, hiện tượng “lệch pha” trong giao tiếp xảy ra do một số nguyên nhân sau :
- Các phát ngơn bị hiểu nhầm đều có dấu hiệu vi phạm phương châm hội thoại khiến người nghe cố gắng tìm ra hàm
ý ẩn dưới vi phạm đó.
- Các phát ngôn bị hiểu nhầm thường được phát ngôn trong bối cảnh những người tham gia giao tiếp không có sự
tương đồng về nhiều mặt.
Để hạn chế tối đa hiện tượng “lệch pha” giữa các nhân vật giao tiếp, người nói cần quan tâm đến hồn cảnh giao
tiếp, đến quan hệ giữa người nói với người nghe, đến trạng thái tâm lý, khả năng tiếp nhận của người nghe và mục đích
giao tiếp cần đạt. Về phía người nghe, phải ln gắn phát ngơn tiếp nhận được với hồn cảnh giao tiếp, vị trí xã hội và

quan hệ giữa người nói với người nghe, trạng thái tâm lý, thói quen nói năng của người nói và mục đích giao tiếp để
không bỏ qua nhưng cũng không hiểu sai thông tin mà người nói thực sự muốn gửi cho mình.

22


KẾT LUẬN
Hàm ý và phương thức biểu thị hàm ý là một trong những vấn đề trọng tâm của ngữ dụng học. Tuy nhiên, kết quả
nghiên cứu về lĩnh vưc này chưa thực sự tương xứng với vị trí của nó. Số lượng các cơng trình chun nghiên cứu về
hàm ý cịn khá nhỏ so với số lượng các cơng trình nghiên cứu về các vấn đề ngữ dụng khác nhưng sự mâu thuẫn, sự bất
đồng trong quan niệm về các vấn đề cơ bản như khái niệm, tiêu chí nhận diện, phương thức biểu thị,… lại không nhỏ.
Bởi vậy, nghiên cứu về hàm ý và phương thức biểu thị hàm ý trong tiếng Việt , tuy không phải là lĩnh vực mới mẻ
nhưng có ý nghĩa thời sự sâu sắc.
Nghiên cứu về hàm ý và phương thức biểu thị hàm ý, luận án tập trung giải quyết những vấn đề cơ bản sau:
1. Thống nhất cách hiểu về những khái niệm xuất phát để nghiên cứu hàm ý và phương thức biểu thị hàm ý, cụ thể
là: phát ngôn, cơ cấu nghĩa của phát ngôn, nghĩa mệnh đề, nghĩa tình thái, nghĩa tường minh, nghĩa hàm ẩn, hàm ý và
điều kiện sử dụng hàm ý trong giao tiếp.
Luận án quan niệm phát ngôn là biến thể của câu trong hoạt động giao tiếp, tức là một đơn vị thuộc cấp độ lời nói, có
kích thước bằng câu.
Về cơ cấu nghĩa của phát ngôn, luận án sử dụng cả ba cặp đối lập: nghĩa mệnh đề - nghĩa tình thái, nghĩa chủ đề nghĩa thuật đề, nghĩa tường minh - nghĩa hàm ẩn. Nghĩa mệnh đề là nghĩa do các từ riêng biệt và cấu trúc cú pháp tạo
ra, tức là nghĩa của câu, nhưng vì câu là bất biến thể của phát ngơn nên nghĩa đó cũng bao hàm trong nghĩa của phát
ngơn. Nghĩa tình thái là phạm trù ngữ nghĩa chức năng thể hiện các dạng quan hệ khác nhau của phát ngôn với thực tế
cũng như các dạng đánh giá chủ quan khác nhau đối với điều được thơng báo, thể hiện mục đích phát ngơn của người
nói và sự tác động qua lại giữa người nói với người đối thoại. Bộ phận nghĩa tình thái được mã hóa trong những hình
thức ngơn ngữ nhất định phần nào độc lập với hoàn cảnh sử dụng thuộc về nghĩa tường minh của phát ngôn. Bộ phận
không được mã hóa bởi các phương tiện ngơn ngữ, chỉ bộc lộ đầy đủ khi xét đến tình huống sử dụng, gọi là tình thái của
hành động phát ngơn (tình thái của mục đích phát ngơn), thuộc về nghĩa hàm ẩn của phát ngôn.
Đưa nghĩa chủ đề vào cơ cấu nghĩa của phát ngôn, luận án nhằm giải đáp cho các vấn đề như: Nghĩa chủ đề có mối
quan hệ với hàm ý khơng? Việc xác lập nghĩa chủ đề có liên quan như thế nào đến việc biểu thị hàm ý, đặc biệt là trong
tiếng Việt – ngôn ngữ được cho là thiên chủ đề?

23


Khác với nghĩa tường minh - ý nghĩa rút ra từ nghĩa đen, nghĩa bóng của các từ ngữ có mặt trong câu và quan hệ cú
pháp giữa các từ ấy, nghĩa hàm ẩn là thông tin không được thể hiện trên bề mặt câu chữ của phát ngôn nhưng có thể
nhận biết nhờ suy ý trên cơ sở hiển ngơn, hồn cảnh phát ngơn và quy tắc điều khiển hành vi ngôn ngữ, điều khiển lập
luận, điều khiển hội thoại,…
Mặc dù cịn có những điểm khác biệt nhưng các nhà nghiên cứu đều thống nhất với nhau là nghĩa hàm ẩn gồm 3
loại: dẫn ý, TGĐ và hàm ý. Có thể thấy hàm ý, dẫn ý và TGĐ đều là nghĩa hàm ẩn của phát ngôn bởi chúng đều khơng
được nói ra một cách tường minh. Tuy nhiên, giữa hàm ý, dẫn ý và TGĐ có những điểm khác nhau rất rõ.
Luận án không giới hạn việc xác định hàm ý trong phạm vi nghĩa mệnh đề. Trong trường hợp nghĩa tình thái khơng
được biểu đạt bởi các phương tiện biểu đạt tình thái chuyên biệt thì nghĩa tình thái đó là hàm ý. Tất nhiên, chỉ những ý
nghĩa tình thái hàm ẩn nằm trong chủ định của người phát ngơn, tức là “điều người nói gửi tới người nghe, muốn người
nghe hiểu” mới được coi là hàm ý.
Các điều kiện sử dụng hàm ý thường được đề cập là hoàn cảnh giao tiếp và nhân vật giao tiếp. Hồn cảnh giao tiếp
có vai trị đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại của phát ngôn và sự hình thành hàm ý. Tuy nhiên, khơng phải mọi hồn
cảnh giao tiếp đều tham gia tác động vào quá trình tạo hàm ý. Hoàn cảnh giao tiếp làm điểm tựa cho hàm ý là những
hoàn cảnh đặc biệt. Để cuộc giao tiếp bằng phát ngơn có hàm ý thành cơng, trước hết phải có sự cộng tác tích cực giữa
người nói với người nghe. Người nói, trong q trình tạo lập phát ngơn mang hàm ý, phải tính đến năng lực giải đoán
hàm ý ở người nghe. Để tiếp nhận được thông tin hàm ẩn trong các phát ngôn, người nghe phải có năng lực ngơn ngữ,
năng lực ngữ dụng, tri thức nền và lẽ thường.
2. Phân loại hàm ý.
Trong các tài liệu ngữ dụng học, hàm ý được phân loại dựa trên hai căn cứ khác nhau:
- Dựa theo mức độ phụ thuộc vào hoàn cảnh giao tiếp, hàm ý được chia thành hàm ý quy ước và hàm ý hội thoại.
Hàm ý quy ước là loại hàm ý được ít lệ thuộc vào hồn cảnh giao tiếp. Cịn hàm ý hội thoại là loại hàm ý phụ thuộc vào
hồn cảnh giao tiếp.
- Dựa theo khu vực tình thái mà người nói ký gửi vào phát ngơn, hàm ý được chia thành ba loại: ẩn ý, ngụ ý và dụng
ý.
Từ gợi ý của những cách phân loại trên và tư liệu thu thập được, luận án phân loại và mơ tả hàm ý theo những tiêu
chí như sau:

24


- Theo phương tiện biểu hiện, hàm ý được chia thành hai loại là hàm ý của từ và hàm ý của tồn phát ngơn. Hàm ý
của từ là loại hàm ý do một từ (hư từ hoặc thực từ) biểu thị. Cịn hàm ý của tồn phát ngơn là hàm ý được tạo ra từ tồn
bộ tín hiệu ngơn ngữ trong phát ngơn trong hồn cảnh giao tiếp nhất định.
- Theo số lượng, hàm ý được chia thành hai loại là hàm ý đơn và hàm ý phức. Nếu như hàm ý đơn là loại hàm ý duy
nhất của phát ngơn thì hàm ý phức là loại hàm ý có nhiều tầng, trong đó một số hàm ý được suy ra từ những hàm ý
khác.
- Theo quan hệ với nghĩa tường minh, hàm ý được chia thành hai loại là hàm ý tăng tiến và hàm ý trái ngược. Hàm ý
tăng tiến là loại hàm ý đồng hướng với nghĩa tường minh. Còn hàm ý trái ngược là loại hàm ý nghịch hướng với nghĩa
tường minh.
- Theo quan hệ với các nghĩa hàm ẩn khác, hàm ý được chia thành hai loại: hàm ý kiêm chức (hàm ý là dẫn ý, hàm ý
là TGĐ) và hàm ý không kiêm chức (các hàm ý còn lại). Dẫn ý và TGĐ vốn khơng phụ thuộc vào ngữ cảnh nhưng
trong những tình huống giao tiếp cụ thể, người nói có thể sử dụng dẫn ý và TGĐ như một loại hàm ý. Đó là hai loại
hàm ý chúng tơi mới bổ sung so với hai loại đã được các nhà nghiên cứu xác định là hàm ý quy ước và hàm ý hội thoại.
- Theo mức độ phụ thuộc vào hoàn cảnh giao tiếp hàm ý được chia thành: hàm ý quy ước, hàm ý hội thoại.
Kết quả nghiên cứu ở chương này đã thuyết giải phần nào mối quan hệ giữa việc nghiên cứu hàm ý với phân tích tác
phẩm văn chương. Việc phân tích, miêu tả hàm ý theo những tiêu chí khác nhau sẽ là những gợi ý giúp người dạy – học
ngữ văn nhận diện hàm ý trong tác phẩm văn chương, nâng cao năng lực giải thích, vận dụng kiến thức ngôn ngữ học
về hàm ý vào việc dạy – học văn theo hướng tích hợp; có những biện giải có cơ sở khoa học hơn, chặt chẽ hơn trong
q trình cảm thụ, phân tích tác phẩm.
3. Các phương thức biểu thị hàm ý
Luận án quan niệm phương thức biểu thị hàm ý là cách thức lựa chọn và sử dụng các yếu tố ngôn ngữ phù hợp với
hoàn cảnh giao tiếp cụ thể để tạo hàm ý cho phát ngôn. Khác với chiến thuật giao tiếp, cách thức sử dụng các yếu tố
ngôn ngữ trong phương thức biểu thị hàm ý không chỉ nhằm tăng hiệu quả, hiệu lực của phát ngôn mà nhằm tạo tầng
nghĩa thứ hai cho phát ngôn.
Theo H. P. Grice và các nhà ngữ dụng học, người ta có thể sử dụng hai phương thức biểu thị hàm ý sau:

25



×