Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

hàm ý và phương thức biểu thị hàm ý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 100 trang )







ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


Nguyễn Thị Tố Ninh


Hàm ý và phương thức biểu thị hàm ý

LUẬN VĂN THẠC SĨ



Người hướng dẫn: Nguyễn Minh Thuyết




Hà Nội - 2002









1
HÀM Ý VÀ PHƢƠNG THỨC BIỂU THỊ HÀM Ý
Mở đầu.

01.Đối tƣợng nghiên cứu và lí do chọn đề tài.
02. Mục đích nghiên cứu.
03. Phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu.
04. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tƣ liệu.
05. Giới thiệu bố cục luận văn.

Chƣơng 1. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ.
1.1. Vấn đề khái niệm hàm ý.
1.2. Vấn đề phƣơng thức biểu thị hàm ý.
1.3.Vấn đề tiêu chí xác định hàm ý.
1.4.Vấn đề phân loại hàm ý.

Chƣơng 2. NHẬN DIỆN HÀM Ý.
2.1.Điều kiện để sử dụng phát ngôn có hàm ý trong giao tiếp.
2.2. Khái niệm hàm ý.
2.3. Phân biệt hàm ý của phát ngôn với các ý nghĩa ngầm ẩn khác.
2.4. Các loại hàm ý.

Chƣơng 3. PHƢƠNG THỨC BIỂU THỊ HÀM Ý.
3.1. Khái niệm “phƣơng thức biểu thị hàm ý”.
3.2. Điểm lại danh sách các phƣơng thức biểu thị hàm ý.
3.3. Thử đề xuất một danh sách các phƣơng thức biểu thị hàm ý

Kết luận.




















1
MỞ ĐẦU

0.1- Đối tƣợng nghiên cứu và lý do chọn đề tài
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp. Dùng ngôn ngữ giao tiếp là để nói
những ý nghĩ của mình cho người khác hiểu. Tuy nhiên, trong thực tế giao
tiếp, không phải bao giờ"tất cả những gì người ta muốn biểu đạt đều có thể nói
ra được tất cả " (J.R.Searle, dẫn theo Hoàng Phê, 1989, tr.103). Vậy, làm thế
nào để có thể "biểu đạt tất cả những gì ta muốn" trong điều kiện "không thể
nói ra tất cả"? Câu hỏi này đã được các nhà nghiên cứu ngữ dụng học trả lời
bằng những kết quả nghiên cứu về hàm ngôn.

Hàm ngôn được coi là "một trong những vấn đề bao trùm của ngữ dụng
học" (Nguyễn Đức Dân, 1998, tr.14). Nó là đối tượng thu hút sự quan tâm của
đông đảo các nhà nghiên cứu về ngữ dụng học. Tuy nhiên, trong khái niệm về
hàm ngôn thì khái niệm về hàm ý - đặc biệt là các phương thức biểu thị hàm ý
- chưa nhận được sự quan tâm thoả đáng của các nhà nghiên cứu. Mặc dù
được coi là "một trong những vấn đề trung tâm của ngữ dụng học" (George
Yule, 199, tr.46) nhưng trong các công trình nghiên cứu về ngữ dụng học, hàm
ý chỉ được quan tâm dưới góc độ là "một trong những phương diện liên quan
đến hiển ngôn và hàm ngôn" (Nguyễn Đức Dân, 1998, tr.14). Bởi thế, trong
các công trình nghiên cứu này, số trang dành cho hàm ý còn khá khiêm tốn.
Vấn đề hàm ý và các phương thức biểu thị hàm ý được đề cập đến trong các
công trình này mới dừng ở mức độ gợi mở hướng nghiên cứu. Đó chính là một
trong những nguyên nhân của sự thiếu nhất quán trong quan niệm, trong cách
gọi tên, trong việc đưa ra các tiêu chí phân loại cũng như việc đưa ra các
phương thức biểu thị hàm ý.
Xuất phát từ tình hình trên, chúng tôi mạnh dạn chọn "hàm ý và phương
thức biểu thị hàm ý" làm đối tượng nghiên cứu của mình.



2
0.2 - Mục đích nghiên cứu
Đi vào hoạt động giao tiếp để tìm hiểu hàm ý, đặc biệt là phương thức
biểu thị hàm ý, luận văn muốn làm sáng tỏ thêm những đặc trưng cơ bản của
hàm ý trên cả hai phương diện nội dung và hình thức biểu hiện, nhằm góp
phần vào việc nghiên cứu qui tắc chung của giao tiếp - một trong những vấn
đề mà ngữ dụng học đặc biệt quan tâm.
Việc dùng phát ngôn có hàm ý là hiện tượng khá phổ biến trong hoạt
động giao tiếp. Bởi thế, kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần nâng cao
chất lượng sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp hằng ngày.

0.3- Phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu
0.3.1 Hàm ý thường xuất hiện trong đối thoại trực tiếp giữa một số người
trong một hoàn cảnh nhất định. Vì thế, đơn vị mà chúng tôi dựa vào đó tìm
hiểu đối tượng nghiên cứu chủ yếu là đoạn đối thoại trực tiếp có chứa phát
ngôn thuộc kiểu được xét- phát ngôn có hàm ý.
0.3.2 - Trong giới hạn của một luận văn Thạc sĩ, chúng tôi không có tham
vọng giải quyết triệt để toàn bộ vấn đề hàm ý mà chỉ góp thêm ý kiến của
mình vào việc xác định khái niệm hàm ý, phương thức biểu thị hàm ý và miêu
tả một số phương thức mà chúng ta vẫn thường dùng để biểu thị hàm ý.
0.4- Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tƣ liệu
0.4.1 - Nhằm tìm ra những đặc trưng cơ bản nhất về nội dung và hình
thức biểu hiện của các phát ngôn có hàm ý, trong luận văn này, chúng tôi sử
dụng phương pháp phân tích ngữ cảnh trong ngữ dụng học. Tất cả các phát
ngôn đều được chúng tôi đặt trong ngữ cảnh đủ rộng để từ đó có thể tìm ra ý
nghĩa đích thực mà chủ thể phát ngôn muốn biểu hiện.
Trong quá trình phân tích ngữ cảnh, ở những chỗ thích hợp, chúng tôi sẽ
sử dụng phương pháp thống kê, phương pháp so sánh - đối chiếu và các thao
tác thực nghiệm khác.

3
0.4.2- Do gặp nhiều khó khăn trong việc thu thập tư liệu bằng biện pháp
ghi âm, ghi hình nên ngoài một số tư liệu có được do sự quan sát thực tế trong
giao tiếp hàng ngày, chúng tôi thường sử dụng những đoạn thoại mô phỏng
đối thoại trực tiếp ngoài đời thực của một số tác phẩm văn học.
Trong một số trường hợp cần thiết, chúng tôi có mượn lại một số ví dụ đã
dẫn trong các tài liệu nghiên cứu về ngữ dụng học.
0.5- Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn gồm 3 chương
Trong chương 1, chúng tôi điểm lại lịch sử nghiên cứu về hàm ý.
Trong chương 2, chúng tôi tiến hành nhận diện hàm ý trong các phát

ngôn tiếng Việt trên cơ sở xác định khái niệm hàm ý và các nhân tố ảnh hưởng
tới việc tạo hàm ý cho phát ngôn.
Trong chương 3, chúng tôi tập trung miêu tả các phương thức biểu thị
hàm ý thường dùng trong tiếng Việt.

4
Chương 1
LỊCH SỬ VẤN ĐỀ

Là "một trong những phương diện liên quan đến hiển ngôn và hàm
ngôn", hàm ý đã được các nhà nghiên cứu đề cập ở một số vấn đề cơ bản như:
- Khái niệm hàm ý
- Phương thức biểu thị hàm ý
- Tiêu chí xác định hàm ý
- Phân loại hàm ý.
1.1- Vấn đề khái niệm hàm ý
1.1.1.Trong các công trình nghiên cứu về ngữ dụng học, hàm ý thường
được quan niệm như sau:
- Là phần có giá trị thông tin của nghĩa hàm ngôn, đối lập với tiền giả
định (TGĐ) là phần không có giá trị thông tin.
- Là ý nghĩa ngầm ẩn không được thể hiện trên bề mặt câu chữ của phát
ngôn nhưng được suy ra từ ý nghĩa hiển ngôn (ý nghĩa tường minh) và hoàn
cảnh giao tiếp.
Chẳng hạn, Cao Xuân Hạo cho rằng: "Hàm ý của câu nói là một
điều gì mà khi nghe câu ấy, người nghe phải rút ra như một hệ quả tất
nhiên " (Cao Xuân Hạo, 1998, tr. 470). Hồ Lê thì nói cụ thể hơn: "Hàm
ý là tất cả những ý nghĩa, tình thái hàm ẩn mà người phát ngôn ký thác
vào phát ngôn nhưng nằm ngoài ý nghĩa hiển hiện của phát ngôn trong đó có
việc biểu thị những sở chỉ khác với những sở chỉ mà hiển nghĩa của phát ngôn
biểu thị" (Hồ Lê, 1996, tr. 335).

Chúng ta còn có thể tìm thấy quan niệm về hàm ý trong tài liệu nghiên
cứu về ngữ dụng học của một số tác giả khác như: Hoàng Phê với quan niệm
"điều diễn đạt gián tiếp trong một phát ngôn gọi là hàm ý, ngụ ý" (Hoàng Phê,
1989, tr.39); Trần Ngọc Thêm với quan niệm rất riêng: "Hàm ý là bộ phận của
thuật đề, cái mới không được thể hiện tường minh trong sản phẩm ngôn ngữ"

5
(Trần Ngọc Thêm, 1989) hay Dương Hữu Biên (Dương Hữu Biên, 2000, tr.297),
Nguyễn Hữu Cầu (Nguyễn Hữu Cầu, 1999, tr.202) với những quan niệm khá
mới mẻ: "Hàm ý là điều mà người nói cho là có nghĩa khi anh ta tạo ra phát
ngôn này trong một tình huống cụ thể"; "Hàm ý hội thoại là ý nghĩa ngữ dụng
(ý nghĩa phi vật thể) , loại ý nghĩa chỉ được xác nhận trong quá trình giao tiếp,
nó không hoàn toàn giống ý nghĩa mặt chữ".
Không trực tiếp trình bày quan điểm về hàm ý nhưng qua việc nghiên
cứu về hàm ngôn và phân tích trên cứ liệu cụ thể, các tác giả O.Ducrot,
H.P.Grice, George Yule, Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Đức Dân, Đỗ Thị Kim Liên,
Nguyễn Thị Việt Thanh đã gián tiếp thể hiện quan niệm về hàm ý của mình
qua các nhận định: "Thực chất của hàm ngôn là nói mà coi như không nói,
nghĩa là nói một cái gì đó mà không vì thế nhận trách nhiệm là đã có nói, có
nghĩa là vừa có hiệu lực nói năng vừa có sự vô can trong im lặng" (O.Ducrot,
dẫn theo Hoàng Phê, 1989, tr.100); "Hàm ngôn là tất cả những nội dung có
thể suy ra từ một phát ngôn cụ thể nào đó, từ ý nghĩa tường minh (ý nghĩa câu
chữ ) cùng với TGĐ của nó " (Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán, 1996, tr.323);
"Trả lời gián tiếp là trả lời bằng hàm ngôn, người nghe phải thông qua suy
diễn ngữ nghĩa để rút ra thông tin mà người nói muốn truyền đạt" (Lê Anh
Xuân, 2000, tr.43); "Hàm ngôn là nghĩa có đuợc nhờ suy ý trong ngữ cảnh cụ
thể nhằm đưa lại một sự nhận thức mới và đó là nội dung đích thực mà người
nói hướng đến người nghe" (Đỗ Thị Kim Liên, 1999a, tr.60)
1.1.2 Điểm thống nhất trong quan niệm về hàm ý giữa các tác giả mà
chúng ta dễ nhận thấy nhất là: hầu hết các tác giả đều đã tìm ra ranh giới và

phân biệt được nghĩa tường minh với nghĩa ngầm ẩn. Hơn thế, một số tác giả
đã phân biệt các loại nghĩa ngầm ẩn với nhau. Cụ thể: H.P.Grice phân biệt ý
nghĩa hàm ẩn tự nhiên (natural meaning) với ý nghĩa hàm ẩn không tự nhiên
(non- natural meaning). Theo ông, ý nghĩa hàm ẩn tự nhiên là "ý nghĩa được
suy ra một cách ngẫu nhiên" còn ý nghĩa hàm ẩn không tự nhiên (viết tắt:
KTN) là "ý nghĩa được truyền đạt một cách có ý định" (H.P.Grice, dẫn theo
Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán, 1996, tr.321). Cũng phân biệt các ý nghĩa

6
ngầm ẩn như H.P.Grice nhưng O.Ducrot lại phân biệt TGĐ với hàm ngôn.
Khác với C.J. Fillmore (coi TGĐ có giá trị thông báo; đồng nhất TGĐ với
hàm ngôn), O.Ducrot không đồng nhất TGĐ với hàm ngôn nhưng coi TGĐ là
một hình thức hàm ngôn quan trọng, là cái hàm ngôn nằm trực tiếp trong bản
thân "nghĩa từ ngữ" của lời. Ông cho rằng, cái ranh giới giữa TGĐ và hàm
ngôn là:
"TGĐ cho phép người ta có thể nói một điều nào đó mà lại vẫn làm như là
điều ấy hà tất phải nói" còn hàm ngôn lại cho phép người ta nói một điều nào
đó mà vẫn có thể "làm như là đã không nói" (O.Ducrot, dẫn theo Hoàng Phê,
1989, tr.98) .
Ở Việt Nam, các tác giả Hoàng Phê, Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Đức Dân,
Cao Xuân Hạo đều có chung quan niệm: TGĐ là một loại nghĩa ngầm ẩn
nhưng là nghĩa ngầm ẩn không có giá trị thông báo. TGĐ được phân biệt với
các loại ý nghĩa ngầm ẩn khác như: phân biệt với hàm ý, ngụ ý, ẩn ý (xem
Hoàng Phê, 1989, tr.98-118), phân biệt với hàm ngôn (xem Đỗ Hữu Châu, Bùi
Minh Toán, 1996, tr.321); phân biệt với hàm ý và sự hiểu ngầm (xem: Nguyễn
Đức Dân, 1996, tr. 217-219); phân biệt với hàm ý, hàm nghĩa (xem: Cao Xuân
Hạo, 1999, tr.109) Có thể nói, với sự phân biệt này, các nhà nghiên cứu ngữ
dụng học đã giúp cho những người đang học tập, nghiên cứu tiếng Việt nói
chung, nghiên cứu về ngữ dụng học nói riêng, không phải lúng túng trước các
loại ý nghĩa ngầm ẩn- đặc biệt là TGĐ và hàm ý.

1.1.3. Sự thống nhất tương đối cao trong quan niệm về hàm ý giữa các
nhà nghiên cứu là một thực tế nhưng sự khác biệt trong quan niệm giữa các tác
giả cũng là một sự thật không thể phủ nhận. Chúng ta có thể nhận ra sự khác
biệt từ thuật ngữ đến quan niệm cụ thể về từng loại ý nghĩa ngầm ẩn.
a. Sự khác nhau về thuật ngữ
Hàm ý được đề cập đến trong hầu hết các công trình nghiên cứu về ngữ
dụng học. Nhưng trong nghiên cứu, mỗi tác giả lại đặt cho loại ý nghĩa ngầm
ẩn này một tên gọi khác nhau. Có tác giả gọi nó là hàm ngôn (trong thế đối lập
với hiển ngôn) (Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán, 1996, tr.323; Đỗ Thị Kim

7
Liên, 1999a, tr.60); có tác giả lại gọi là hàm ý (trong thế đối lập với một bộ
phận khác của hàm ngôn) (Nguyễn Đức Dân,1996, tr.192). Bên cạnh đó, có
tác giả lại chủ trương phân biệt hàm ý (điều hàm ẩn mà người nghe suy ra từ
phát ngôn) với hàm ngôn (điều hàm ẩn mà người nói muốn chuyển đến người
nghe) (Cao Xuân Hạo, 1998,1999). Hồ Lê (1996, tr.341) phân biệt hàm ý với
ngụ ý (ý nghĩa tình thái ngầm ẩn) nhưng coi ngụ ý là một tiểu loại của hàm ý.
Cũng sử dụng thuật ngữ hàm ý và ngụ ý nhưng Hoàng Phê cho rằng hàm ý là
nội dung ngầm ẩn chỉ qua một lần suy ý, còn ngụ ý là nội dung ngầm ẩn được
rút ra sau hai lần suy ý. (Hoàng Phê, 1989, tr.118).
b- Sự khác nhau về quan niệm.
Hầu hết, các tác giả đều có chung quan niệm: ngoài TGĐ, phát ngôn còn
các một nghĩa ngầm ẩn nữa, đó là hàm ngôn. Nhưng quan niệm về loại nghĩa
ngầm ẩn này giữa các tác giả lại có sự khác nhau. Hoàng Phê (1989) cho rằng
hàm ngôn có hai lớp nghĩa ngầm ẩn khác nhau về mức độ phụ thuộc vào hoàn
cảnh và độ tin cậy của sự suy ý. Đó là, hàm ý và ngụ ý. Nội dung của hàm ý
được suy ý trực tiếp, ít phụ thuộc vào ngôn cảnh và độ tin cậy của sự suy ý
tương đối cao, còn ngụ ý là phần nội dung hàm ngôn phụ thuộc nhiều vào
ngôn cảnh, người nghe phải suy ý gián tiếp từ hoàn cảnh, từ khả năng nhận
thức, khả năng vận dụng kinh nghiệm sống để suy ý nên độ tin cậy thường

không cao. Hồ Lê (1996) cũng phân biệt hai lớp nghĩa ngầm ẩn của hàm ngôn
là hàm nghĩa và hàm ý nhưng hai lớp nghĩa này phân biệt với nhau ở quan hệ
về nội dung đối với hiển ngôn: Hàm ý là ý nghĩa ngầm ẩn có nội dung khác
vởi hiển ngôn bao gồm : ngụ ý, ẩn ý và dụng ý, còn hàm nghĩa là ý nghĩa
ngầm ẩn bổ sung một phương diện nào đó cho hiển ngôn.Tuy dùng các thuật
ngữ khác nhau nhưng Đỗ Hữu Châu (Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán, 1996) và
Nguyễn Đức Dân (1996, 1998) đều có chung quan niệm về hàm ngôn. Theo
các tác giả này, hàm ngôn có thể được hình thành từ hai con đường khác nhau:
Có thể suy ý từ ngôn ngữ (đặc biệt là cơ chế ngôn ngữ) hoặc có thể suy ý từ
hiển ngôn và hoàn cảnh tồn tại của phát ngôn. Ứng với mỗi con đường hình
thành hàm ngôn là một loại hàm ngôn nhất định. Loại hàm ngôn không phụ

8
thuộc vào hoàn cảnh giao tiếp là hàm ngôn ngữ học (còn gọi là hàm ý ngôn
ngữ); loại hàm ngôn phụ thuộc vào hoàn cảnh giao tiếp là hàm ngôn dụng học
(còn gọi là hàm ý hội thoại). Khác với các tác giả trên, Cao Xuân Hạo coi
TGĐ là một lớp nghĩa hiển ngôn (Cao Xuân Hạo, 1999,tr.109). Theo ông, mỗi
phát ngôn trong hoạt động giao tiếp đều có hai nghĩa ngầm ẩn: hàm ý và hàm
ngôn. Hàm ý là điều mà người nghe rút ra từ phát ngôn như một hệ quả tất
nhiên nên hàm ý luôn phụ thuộc vào người nghe, còn hàm ngôn là điều người
nói muốn gửi tới người nghe nhưng "không diễn đạt trực tiếp qua nguyên văn"
bao gồm, hàm nghĩa và ẩn ý (Cao Xuân Hạo, 1998, tr.470).
Không chỉ khác nhau trong quan niệm về số lượng các nghĩa ngầm ẩn mà
trong quan niệm về hàm ý, các tác giả cũng bộc lộ những điểm khác nhau cơ
bản. Phần lớn, các tác giả đều coi hàm ý là những ý nghĩa ngầm ẩn được suy
ra từ hiển ngôn, trong những hoàn cảnh nhất định nhưng ý nghĩa ngầm ẩn này
phải là thông tin mà người phát ngôn muốn chuyển đến người nghe (Hoàng
Phê, 1989; Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán, 1996; Nguyễn Đức Dân, 1996,
1998; Hồ Lê, 1996; Dương Hữu Biên;1997, 2000; Đỗ Thị Kim Liên, 1999a ).
Một bộ phận các tác giả coi hàm ý là ý nghĩa ngầm ẩn được suy ra từ hiển

ngôn và hoàn cảnh nhất định nhưng điều ngầm ẩn này là điều mà người thụ
ngôn (người nghe) suy ý và cảm nhận, hiểu được (Cao Xuân Hạo, 1998, 1999;
Đỗ Thị Kim Liên, 1999a). Thậm chí, sự thiếu thống nhất trong quan niệm về
hàm ý còn tồn tại trong ý kiến của cùng một tác giả trong một đề tài nghiên
cứu. Chẳng hạn, Đỗ Thị Kim Liên khi xác định hàm ý đã viết: "Nghĩa hàm
ngôn (hàm ý) là nghĩa có được nhờ suy ý trong ngữ cảnh cụ thể nhằm đưa lại
một sự nhận thức mới và đó là nội dung đích thực mà người nói muốn hướng
đến người nghe" (Đỗ Thị Kim Liên, 1999a, tr.60). Nhưng cũng trong đề tài
này, tác giả vẫn gọi là hàm ý cái ý nghĩa mà "người nói không cố tình nói mà
chỉ do người nghe suy ý".
Vậy, hàm ý là điều ngầm ẩn mà người nói muốn hướng tới người nghe
hay điều người nghe suy ý được từ phát ngôn?

9
Nếu coi nội dung suy ý của người nghe luôn luôn độc lập với hàm ý của
người nói thì mọi cuộc thoại sẽ rơi vào tình trạng "ông nói gà, bà nói vịt"?
Liệu cuộc thoại có hoàn thành hay không khi nó diễn ra theo xu hướng này?
Nếu coi toàn bộ các ý nghĩa ngầm ẩn mà người nói muốn hướng đến
người nghe và ý nghĩa ngầm ẩn do người nghe suy ý từ phát ngôn đều thuộc
phạm trù hàm ý thì phạm vi nghiên cứu về đối tượng sẽ vô cùng lớn. Bởi lẽ,
theo quan niệm này, bất kỳ phát ngôn nào cũng có hàm ý. Và như vậy, bất kỳ
cuộc giao tiếp nào - từ cuộc trao đổi mang tính chất "xã giao" thường ngày đến
những cuộc đàm phán mang tính chiến lược của hoạt động ngoại giao- đều đòi
hỏi người tham gia giao tiếp phải "căng óc" để tư duy, để suy luận ra ý nghĩa
hàm ẩn, rồi phân biệt xem nó là loại hàm ý cần thiết hay không cần thiết, rồi
tìm phương thức "phản ứng" lại hàm ý ấy bằng một phát ngôn có hàm ý
khác Tất cả sẽ chỉ diễn ra trong "tích tắc", người giao tiếp luôn ở trong trạng
thái căng thẳng Và như vậy, dù ngôn ngữ có làm tròn chức năng giao tiếp
của mình nhưng liệu hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ có còn sức cuốn hút
nữa không hay nó trở thành một "cực hình" mà con người luôn sợ phải đối

mặt? Điều này dường như trái với thực tế giao tiếp bởi lẽ, không phải trong bất
kỳ hoạt động giao tiếp nào, người tham gia giao tiếp cũng trao đổi thông tin với
nhau bằng hàm ý. Hơn nữa, không ít những hàm ý không có vai trò gì trong
giao tiếp tức là không phải là điều mà người phát ngôn gửi gắm, cũng không
phải điều mà người thụ ngôn cần tiếp nhận.
Xét ví dụ sau:
Mai: - (Lan ! Trời ơi!) Lâu quá rồi không gặp (1). Dạo này trông trắng
trẻo, xinh xắn hẳn lên (2) Thế nào, chuyện chồng con đến đâu rồi?(3). Vẫn
anh chàng cũ chứ hả? (4).
Lan: - Gì mà cứ như súng liên thanh ấy thế? Để người ta còn kịp thở với chứ!
Phát ngôn (2) của Mai có hàm ý: Trước kia Lan không trắng và xinh như
bây giờ. Nhưng hàm ý này không phải là điều Mai muốn nói với Lan. Đồng thời,
nó cũng không phải là thông tin mà Lan cần tiếp nhận. Thậm chí, trong hoàn
cảnh giao tiếp này, Lan có thể không cần bận tâm đến hàm ý trong phát ngôn (2)

10
của Mai. Bởi thế, phát ngôn hồi đáp của Lan, ngoài việc biểu hiện sự vui
mừng còn thể hiện tình cảm (trách yêu) đối với Mai.
Như vậy, phát ngôn (2) của Mai có hàm ý nhưng hàm ý này có thể nằm
ngoài mục đích của người phát ngôn và sự chú ý của người thụ ngôn.
1.2. Về phƣơng thức biểu thị hàm ý.
Điểm lại các công trình nghiên cứu về ngữ dụng học, ta thấy nổi lên hai
vấn đề cơ bản sau đây về phương thức biểu thị hàm ý.
1.2.1. Hầu hết, các tác giả đều lấy quy tắc ngữ dụng và các quy tắc hội
thoại - đặc biệt là các nguyên tắc cộng tác hội thoại của H.P. Grice - để làm cơ
sở "xây dựng" nên phương thức biểu thị hàm ý. Theo đó, các tác giả đều cho
rằng: sự vi phạm các nguyên tắc giao tiếp của H.P. Grice là một phương thức
hữu hiệu nhất để tạo hàm ý hội thoại: "Hàm ý là các hành vi ngôn ngữ không
được điều khiển đúng quy tắc giao tiếp" (Đỗ Hữu Châu, 1983); "Hàm ý của
câu là loại hàm ý được tạo bởi sự cố tình vi phạm các nguyên tắc hội thoại"

(Cao Xuân Hạo, 1998, tr 509).
Ví dụ:
1- A: - Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?
B: - Từ khi mặc cái áo mới đứng đây đến giờ, tôi chả thấy con lợn nào cả
(Dẫn theo Đỗ Hữu Châu)
2- A: - Thưa cụ, đây có đúng là mật ong nguyên chất không ạ?
B (đưa tay vạch một đường ngay cổ chai):
- Đúng vớ, từ đây trở lên đúng là mật ong nguyên chất.
(Dẫn theo Cao Xuân Hạo)
3. A: - Luận văn cô ta viết có tốt không?
B: - Bản thảo của cô ta viết khá sạch sẽ.
Trong các ví dụ trên, người nói luôn cố tình vi phạm các nguyên tắc
hội thoại để tạo hàm ý. Cụ thể: Ở ví dụ (1), người nói (B) cố tình vi phạm
nguyên tắc về lượng (lượng tin nhiều hơn cần thiết); ở ví dụ (2), người nói (B)
cố tình vi phạm nguyên tắc về chất (người nói không nói hết sự thật, hơn thế,
lại bỏ qua những chi tiết quan yếu đối với người nghe); ở ví dụ (3), người nói

11
(B) đã cố tình vi phạm nguyên tắc quan hệ (Trả lời câu hỏi bằng một câu
ngoài đề). Tất cả những câu trả lời trên đều mang hàm ý. Nội dung của các
hàm ý này đều được suy luận dựa trên cơ sở của hoàn cảnh.
1.2.2. Việc sử dụng một số phương tiện ngôn ngữ mang tính chất đặc thù
(như hư từ, từ tình thái, các cấu trúc câu đặc thù…) và việc cố tình vi phạm
"cơ chế ngôn ngữ" cũng được các tác giả coi là phương thức tạo ra hàm ý.
Ví dụ:
(1). A. Chiếc cặp này 50 nghìn kia à?
B. Chiếc cặp này 50 nghìn thôi à?
(2). A: - Việc ấy mà Giám đốc cũng chịu à?
B: - Thủ kho to hơn thủ trưởng mà lại!
(3). A: - Em hay cằn nhằn quá!

B: - Em thì cái gì mà chả xấu.
(Dẫn theo Nguyễn Đức Dân)
(4). Tôi mà nói dối thì tôi sẽ bị câm ngay tức khắc.
(5). Truyện ''Đậu phụ làng cắn đậu phụ chùa'' (Truyện cười)
(Sư cụ (A) xơi thịt chó. Chú tiểu (B) biết và hỏi:)
B1 - Bạch cụ, cụ xơi gì đấy ạ?
A1 - Tao ăn đậu phụ
(Vừa lúc ấy, tiếng cho sửa ầm ĩ ngoài cổng, sư cụ hỏi:)
A2 - Cái gì ầm ĩ ngoài kia thế?
B2 - Bạch cụ, đậu phụ làng cắn đậu phụ chùa
(6) Truyện ''Liên tiếp chào'' (Truyện cười)
(Một người sáng tác nhạc muốn khoe tài, bèn đến gặp nhà soạn nhạc nổi
tiếng để thử tài. Trong khi anh ta biểu diễn, nhà soạn nhạc vội cầm lấy mũ
đang đội liên tiếp cúi chào. Kết thúc màn trình diễn anh ta hỏi:)
A: - Thưa ông, tại sao ông lại có cử chỉ lạ lùng như vậy?
B: - Tôi có thói quen bao giờ cũng nhấc mũ chào khi gặp người quen cũ,
trong bản nhạc của anh có nhiều người quen cũ quá nên tôi phải liên tiếp chào.

12
Ở ví dụ (1), các hư từ ''kia'', ''thôi'' tạo cho phát ngôn (1a) có hàm ý tình
thái đánh giá ''chiếc cặp này đắt'', phát ngôn (1b) có hàm ý đánh giá ''chiếc cặp
này rẻ''
Ở ví dụ (2), từ tình thái ''mà lại'' đã tạo cho phát ngôn (B) hàm ý giải
thích: ''quan điểm của (A) (được nêu ở phát ngôn A) là đúng, là tất yếu vì nó là
hệ quả logic của vấn đề được nêu ở phát ngôn B''.
Ở ví dụ (3) và (4), kiểu cấu trúc đặc thù đã tạo cho mỗi phát ngôn một
hàm ý khác nhau. Ở phát ngôn (3B), kiểu cấi trúc của ''loại phát ngôn'' nói dỗi
''đã tạo cho phát ngôn này hàm ý tình thái mang tính chất người nói khẳng
định không mạnh mẽ mặt tích cực của mình'' (Nguyễn Đức Dân - 1996; tr
297); kiểu cấu trúc câu điều kiện - kết quả (trong đó kết quả là một điều mang

tính tiêu cực đối với người phát ngôn) ở ví dụ (4) luôn tạo cho phát ngôn hàm
ý: Người nói không thực hiện (/không có) hành vi (/thái độ) như đã nêu ở vế
điều kiện (cụ thể là''Tôi không nói dối'').
Trong các vi dụ (5), (6) việc người nói cố tình tạo nên sự kết hợp bất
thường về nghĩa (tức người nói cố tình vi phạm cơ chế ngôn ngữ) đã tạo hàm
ý cho các phát ngôn.
5B2. Sư cụ ăn thịt chó lại còn nói dối là ăn đậu phụ.
6B: Bản nhạc của anh không có gì mới mà chỉ lặp lại những điều mà
người khác đã làm.
1.2.3. Việc các nhà nghiên cứu coi sự cố tình vi phạm các quy tắc ngữ
dụng (quy tắc chiếu vật, chỉ xuất, quy tắc chi phối các hành vi ngôn ngữ, quy
tắc hội thoại ) - đặc biệt là vi phạm các nguyên tắc giao tiếp của H.P. Grice -
và sự cố tình vi phạm ''cơ chế ngôn ngữ'' là hai phương thức biểu thị hàm ý
mang tính khái quát nhất đã thực sự có ý nghĩa không chỉ đối với các nhà
nghiên cứu mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với tất cả những ai đang sử dụng
ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp. Căn cứ vào hai phương thức khái quát này,
người ta có thể tạo ra những phát ngôn với nhiều hàm ý khác nhau nhằm đạt
hiệu quả giao tiếp cao nhất. Tuy nhiên, trong thực tế giao tiếp, ta thấy có
những phát ngôn có ý nghĩa ngầm ẩn hình thành do người nói cố tình vi

13
phạm quy tắc giao tiếp hoặc vi phạm ''cơ chế ngôn ngữ' hoặc sử dụng các hư
từ, các cấu trúc câu đặc thù nhưng ý nghĩa này dường như độc lập hoàn toàn
với hoàn cảnh giao tiếp nên khi gặp sự phản ứng của người nghe về nội dung
ngầm ẩn, chắc chắn, người nói khó tìm ra đủ lý lẽ để phủ nhận trách nhiệm
của mình về điều ngầm ẩn trong phát ngôn.
Ví dụ:
1. A: - Tôi chỉ sợ anh nghe người ta mà
B: - Tôi có nghe ai thì tôi chết.
Theo chúng tôi, phát ngôn B có nội dung ngầm ẩn khẳng định ''Tôi không

hề nghe ai'' nhưng nội dung ngầm ẩn này không hề thay đổi nếu chúng ta đặt
phát ngôn vào những hoàn cảnh giao tiếp khác. Chẳng hạn:
A
1
(vợ): - Anh nghe người ta rồi bây giờ về ruồng rẫy vợ con chứ gì?
Hoặc:
A
2
(vợ): - Chắc là anh nghe mẹ kể tội em nên anh mới hỏi em câu đó?
B: - Anh có nghe ai thì anh chết
Vấn đề đặt ra ở đây là: Có phải tất cả các phát ngôn mà người nói cố tình
vi phạm các nguyên tắc giao tiếp hoặc cố tình vi phạm cơ chế ngôn ngữ đều là
phát ngôn có hàm ý và nội dung ngầm ẩn sau những phát ngôn này đều là
hàm ý? Hàm ý được suy ra từ việc sử dụng các phương tiện ngôn ngữ (từ tính
thái, cấu trúc câu đặc thù…), tức hàm ý ngôn ngữ, khác với TGĐ ở chỗ nào?
Kết quả nghiên cứu trong các công trình nghiên cứu về ngữ dụng học thực sự
chưa cho câu trả lời thoả đáng.
1.3. Tiêu chí xác định hàm ý.
Mặc dù các nhà nghiên cứu đều nhất trí là muốn hiểu được hàm ý của
phát ngôn phải thông qua bước "suy ý" (hoặc suy luận), nhưng vẫn còn một số câu
hỏi chưa được giải đáp, chẳng hạn: Để tìm ra hàm ý, cần suy luận theo cơ chế nào?
cơ chế ấy dựa trên cơ sở hiển ngôn và hoàn cảnh giao tiếp hay dựa trên các quy luật
logic? Cơ chế biểu thị hàm ý và cơ chế xác định hàm ý có phải là một không?
Có ý kiến cho rằng "các hàm ý phải luôn luôn được căn cứ trên các quy
luật logic. Những hàm ý phi logic, trên thực tế là không thể chấp nhận và

14
không tồn tại" (Dương Hữu Biên, 1997, tr19). Cũng có ý kiến cho rằng cơ chế
tạo lập (biểu thị) và phát hiện (xác định) hàm ý là một, tức là để tạo lập hay
xác định hàm ý, người nói (hay người nghe) đều phải căn cứ vào hoàn cảnh

giao tiếp và hiển ngôn (xem: Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán, 1996; Nguyễn
Đức Dân, 1996; Hồ Lê, 1996; Cao Xuân Hạo, 1998 ). Và như vậy, việc "cố
tình vi phạm các qui tắc giao tiếp", "cố tình vi phạm cơ chế ngôn ngữ" không
chỉ là phương thức biểu thị hàm ý mà còn là cơ sở, là căn cứ để suy ý ra hàm
ý.
Nếu cho rằng xác định hàm ý cần căn cứ vào qui luật logic thì vô hình
trung, chúng ta đã phủ nhận vai trò của hoàn cảnh giao tiếp trong việc hình
thành hàm ý- điều mà trong khi xác định hàm ý, tất cả chúng ta đều đã thừa
nhận. Mặt khác, nếu theo quan điểm này, chúng ta sẽ khó lý giải cho sự "hiện
diện" của loại hàm ý hội thoại (hàm ý ngữ dụng) - loại hàm ý đích thực -trong
"danh sách" hàm ý.
Ngược lại nếu cho rằng xác định hàm ý cần dựa vào hoàn cảnh giao tiếp
thì sẽ phủ nhận loại hàm ý ngôn ngữ - loại hàm ý không phụ thuộc vào hoàn
cảnh giao tiếp. Qủa tình, có những sự vi phạm cơ chế ngôn ngữ không tạo ra
hàm ý.
Ví dụ:
Một người nghe nói bạn mình bị bệnh nhãn khoa, bèn đến thăm. Vừa
thấy người bệnh hai mắt sưng húp, anh ta vội kêu lên:
- Đã đau nhãn khoa lại còn bị bệnh đau mắt nữa à? Thật hoạ vô đơn chí!
(Dẫn theo Đỗ Thị Kim Liên)
Như vậy, dẫu đã được quan tâm nghiên cứu nhưng vấn đề "tiêu chí xác định
hàm ý" vẫn chưa có giải thuyết nào phù hợp với thực tế sử dụng ngôn ngữ.
1.4- Vấn đề phân loại hàm ý
Như đã trình bày ở (1.1.3), ý nghĩa ngầm ẩn của phát ngôn mà chúng tôi
gọi là hàm ý được các nhà nghiên cứu nhìn nhận ở những góc độ khác nhau.
Bởi thế, khi tiến hành phân loại loại ý nghĩa ngầm ẩn này (hàm ý), mỗi tác giả

15
có một cách phân loại khác nhau. Có thể thấy những xu hướng phân loại hàm
ý dựa trên những tiêu chí nổi bật sau:

- Tiêu chí về mức độ phụ thuộc vào hoàn cảnh giao tiếp.
- Tiêu chí về độ tin cậy và mức độ phụ thuộc vào hoàn cảnh giao tiếp.
- Tiêu chí về khu vực tình thái mà người phát ngôn ký gửi một cách hàm
ẩn vào phát ngôn.

- Tiêu chí về đối tượng tạo lập hàm ý.
1.4.1. Hướng phân loại hàm ý theo mức độ phụ thuộc vào hoàn cảnh giao tiếp
Đi theo hướng này là các tác giả H.P.Grice (dẫn theo: Đỗ Hữu Châu, Bùi
Minh Toán, 1996, tr.339) , George Yule, Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Đức Dân
Dựa vào mức độ phụ thuộc vào hoàn cảnh giao tiếp, các tác giả trên chia
hàm ý thành hai loại:
- Hàm ý ngôn ngữ (tương ứng với tên gọi "hàm ý ước định"
(convensational implicature) của H.P.Grice và George Yule).
Đây là loại hàm ý được suy ra từ nghĩa tường minh của phát ngôn; ít lệ
thuộc vào hoàn cảnh giao tiếp; thường được biểu thị bằng một số phương tiện
ngôn ngữ đặc biệt (chẳng hạn: hư từ, kiểu cấu trúc câu nhân - quả ) (xem
Nguyễn Đức Dân, 1996).
- Hàm ý ngữ dụng (tương ứng với tên gọi ''hàm ý hội thoại''
(conversational implicature) của H.P.Grice và George Yule)
- Hàm ý ngữ dụng (tương ứng với tên gọi "hàm ý hội thoại"
(conversational implicature) của H.P.Grice và George Yule).
Đây là loại hàm ý được "hình thành" bởi sự vi phạm các qui tắc ngữ dụng
(qui tắc chỉ xuất chiếu vật, qui tắc hội thoại ), phụ thuộc nhiều vào hoàn cảnh giao
tiếp (xem: Nguyễn Đức Dân, 1996, 1998; Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán, 1996).
Lấy tiêu chí về mức độ phụ thuộc vào hoàn cảnh để phân loại hàm ý, các
tác giả đã vạch ra được "ranh giới" khá rõ ràng giữa hai loại hàm ý. Tuy nhiên,
trong cách phân loại này, chúng ta không phân biệt được nội dung đồng nghĩa

16
của phát ngôn với hàm ý ngôn ngữ bởi cả 2 trường hợp đều không phụ thuộc

hoàn cảnh giao tiếp.
1.4.2 Hướng phân loại hàm ý theo tiêu chí về độ tin cậy và mức độ phụ
thuộc vào hoàn cảnh giao tiếp.
Tiêu biểu cho hướng phân loại này là Hoàng Phê.
Theo tác giả, nếu căn cứ vào độ tin cậy và mức độ phụ thuộc vào hoàn
cảnh giao tiếp thì hàm ý sẽ được xác định trong sự đối lập với ngụ ý như sau:
- Hàm ý là phần nội dung có thể suy ý trực tiếp và không khó khăn từ
phát ngôn vì nó ít hoặc không phụ thuộc vào hoàn cảnh phát ngôn. Bởi thế, độ
tin cậy của suy ý tương đối cao.
- Ngụ ý là phần nội dung phụ thuộc vào hoàn cảnh phát ngôn và phải suy
ý gián tiếp. Bởi thế, độ tin cậy của suy ý không cao.
(Xem: Hoàng Phê, 1989, tr116 - 119).
Trong cách phân loại của mình, Hoàng Phê vẫn chưa vạch ra được ''ranh
giới'' rõ ràng giữa hàm ý và nội dung đồng nghĩa của phát ngôn.
1.4.3. Hướng phân loại hàm ý theo khu vực tình thái mà người phát
ngôn kỷ gửi vào phát ngôn.
Đi theo hướng này là Hồ Lê.
Theo Hồ Lê, lấy '' khu vực tình thái mà người phát ngôn ký gửi một cách
hàm ẩn vào phát ngôn'' làm tiêu chí, hàm ý sẽ được chia thành 3 loại: ẩn ý,
ngụ ý và dụng ý.
- Ẩn ý: Sự kiện ngầm ẩn khác với sự kiện được diễn đạt hiển ngôn (hiển
nghĩa - theo thuật ngữ của Hồ Lê).
- Ngụ ý: Những (nghĩa) tình thái ngầm ẩn (những định hướng phát ngôn,
thái độ, tâm trạng, tình cảm ) khác với tình thái được diễn đạt hiển ngôn (hiển
ý - theo thuật ngữ của Hồ Lê).
- Dụng ý: Ý muốn dùng phát ngôn để tác động như thế nào đó đến phía
người thụ ngôn (người nghe).
Lấy "khu vực tình thái mà người phát ngôn ký gửi một cách hàm ẩn vào
phát ngôn" làm tiêu chí phân loại hàm ý, tác giả đã vạch được ranh giới rõ


17
ràng giữa các loại hàm ý. Mặt khác, phân loại hàm ý theo tiêu chí này, khi hạn
định đặc trưng cho từng loại hàm ý, tác giả đã thể hiện được sự thống nhất
trong quan niệm về hàm ý. Tuy nhiên, quan điểm "dụng ý cũng là một loại
hàm ý" của tác giả chưa thực sự thuyết phục được người đọc vì không thể coi
ý muốn của người phát ngôn (mục đích phát ngôn) là một loại nghĩa.


1.4.4. Hướng phân loại hàm ý theo đối tượng "tạo lập" hàm ý
Đỗ Thị Kim Liên cho rằng nếu lấy tiêu chí về đối tượng "tạo lập" hàm ý
để phân loại thì hàm ý sẽ được chia thành 3 loại:
a- Hàm ý do người nói tạo ra nhằm hướng đến người nghe, muốn người
nghe hiểu.
b- Hàm ý mà người nói không cố tình nói, chỉ do người nghe suy ý.
c- Hàm ý do người viết hướng đến độc giả là người đọc chứ không phải
do chính bản thân nhân vật hội thoại.
(Xem: Đỗ Thị Kim Liên, 1999a, tr.60)
Việc phân loại hàm ý theo tiêu chí "đối tượng tạo lập" bộc lộ một số điểm
bất hợp lý như sau:
- Nếu chấp nhận sự tồn tại của loại hàm ý do người nghe suy ý từ phát
ngôn mà người nói không có ý định nói, chúng ta sẽ phải công nhận hiện
tượng "ông nói gà, bà nói vịt" trong giao tiếp.
- Điều mà từ trước tới nay chưa có ai thừa nhận.
- Do các "đối tượng tạo lập hàm ý" mà tác giả nêu ra (người nói, người
nghe, người viết) không cùng hệ qui chiếu nên danh sách các loại hàm ý mà
tác giả đưa ra không đảm bảo tính logic. Loại hàm ý (c) trong danh sách hàm ý
của tác giả thực chất là loại hàm ý (a) - hàm ý do người nói (nhân vật hội thoại
- tác giả) nhằm hướng đến người nghe (độc giả).
Tóm lại, việc nghiên cứu hàm ý của các nhà ngữ dụng học đã có không ít
kết quả cần được ghi nhận như:

- Khẳng định được sự tồn tại của loại ý nghĩa ngầm ẩn trong các phát ngôn.

18
- Thông qua việc miêu tả các loại ý nghĩa ngầm ẩn của phát ngôn, cho
thấy sự phức tạp, đa dạng của cái gọi là ý nghĩa ngầm ẩn này.
- Nêu lên được hai phương thức biểu thị ý nghĩa ngầm ẩn (phương thức
sử dụng phương tiện ngôn ngữ và phương thức vi phạm các quy tắc ngữ
dụng).
Tuy nhiên, hàm ý là một vấn đề phức tạp, những công trình chuyên
nghiên cứu về nó lại chưa nhiều nên một số mảng còn chưa được quan tâm
thảo đáng; ngay ở mỗi khía cạnh đã được khai thác vẫn còn tồn tại một số vấn
đề cần đi sâu hoặc xem xét lại

Chƣơng 2
NHẬN DIỆN HÀM Ý
2.1. Điều kiện để sử dụng phát ngôn có hàm ý trong giao tiếp
Hoạt động giao tiếp nào cũng diễn ra trong một hoàn cảnh nhất định.
Hoàn cảnh là yếu tố quan trọng, quyết định sự tồn tại của các phát ngôn. Nó
chi phối các phát ngôn, làm cho các phát ngôn có hiệu lực ở lời và thể hiện
được hàm ý. Khi hoàn cảnh giao tiếp thay đổi, hiệu lực ở lời của phát ngôn
cũng thay đổi và do đó, hàm ý của phát ngôn không còn giữ nguyên "giá trị"
(Từ Thu Mai, 2000, tr.295).
Chúng ta có thể khẳng định: hoàn cảnh giao tiếp là cơ sở để người nói tạo
lập hàm ý và người nghe hiểu hàm ý thông qua hiển ngôn.
Hoàn cảnh giao tiếp không phải là một khái niệm dễ dàng xác định. Nó
bao gồm rất nhiều nhân tố thuộc những lĩnh vực rất khác nhau (Đỗ Hữu Châu,
Bùi Minh Toán, 1996, trang 222). Hiểu theo nghĩa hẹp thì hoàn cảnh giao tiếp
là văn cảnh, ngữ cảnh nhưng nếu hiểu theo nghĩa rộng thì nó bao gồm toàn bộ
hoàn cảnh xã hội, hoàn cảnh lịch sử và "thế giới" tâm lý mà trong đó, ở trong
một thời điểm nhất định, người ta sử dụng ngôn ngữ. Sự phức tạp của hoàn

cảnh giao tiếp là" lý do" để một số nhà ngôn ngữ học chủ trương nghiên cứu
câu độc lập với ngữ cảnh nhưng cũng là yếu tố kích thích sự tìm tòi, nghiên

19
cứu của không ít nhà ngôn ngữ học, trong số đó phải kể đến J.Lyons - người
đã mạnh dạn quy hoàn cảnh giao tiếp thành các nhóm. Theo J.Lyons, hoàn
cảnh giao tiếp bao gồm:
- Những hiểu biết về vai trò và vị thế (gọi tắt là vị thế giao tiếp).
- Những hiểu biết về nghi thức.
- Những hiểu biết về phương tiện (tức về mã hoặc phong cách thích hợp
với đường kênh).
- Những hiểu biết về vấn đề đang được nói tới.
- Những hiểu biết về môi trường xã hội trong đó cuộc giao tiếp đang diễn ra.
(Dẫn theo Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán, 1996, tr. 223).
Ở Việt Nam, tác giả Nguyễn Chí Hoà - trên cơ sở nghiên cứu loại phát
ngôn mà "mặt cấu trúc của chúng chưa đủ tư cách là câu" - đã phân biệt ba
loại ngữ cảnh:
- Ngữ cảnh với tư cách là đơn vị ngôn ngữ cho phép xác định ý nghĩa của
các đơn vị (gọi là ngôn cảnh).
- Ngữ cảnh với tư cách là một mảng hiện thực khách quan ngoài ngôn
ngữ nhưng tạo điều kiện cho việc xuất hiện phát ngôn và xác định ý nghĩa của
chúng (gọi là bối cảnh).
- Ngữ cảnh với tư cách là những tri thức riêng của người đối thoại (gọi là
ngữ cảnh riêng).
(Nguyễn Chí Hoà, 1991, tr 53).
Hoàn cảnh giao tiếp có vai trò đặc biệt quan trọng với sự tồn tại của phát
ngôn và sự "hình thành" của hàm ý. Tuy nhiên, không phải mọi hoàn cảnh
giao tiếp đều tham gia tác động vào phát ngôn. Có những hoàn cảnh giao tiếp
chỉ là "môi trường" cho hiển ngôn tồn tại; có những hoàn cảnh giao tiếp mang
"tính chất đặc biệt" là cơ sở, là điểm tựa của hàm ý. Vấn đề đặt ra là: cái "tính

chất đặc biệt" của hoàn cảnh giao tiếp khiến nó trở thành cơ sở tạo lập hàm ý
là gì? Phần lớn, các nhà nghiên cứu về ngữ dụng học đều coi "tính chất đặc
biệt" của hoàn cảnh giao tiếp là sự chi phối của tính lịch sự, tế nhị, là sự "giữ
thể diện" cho mình (người nói) và cho người tham gia giao tiếp (người nghe),
thậm chí, giữ "uy tín" cho cả người (hoặc vấn đề) đang được đề cập đến trong

20
phát ngôn. Quan niệm này được thể hiện một cách cụ thể ở kết quả nghiên cứu
của Cao Xuân Hạo. Trong một nghiên cứu của mình, Cao Xuân Hạo (1998) đã
đưa ra "danh sách" các nhân tố chủ yếu đưa đến việc sử dụng hàm ngôn và
hàm nghĩa
(1)
bao gồm:
(1). Những lệ cấm đoán có tính truyền thống (những điều kiêng kỵ
có liên quan đến tín ngưỡng, những phép lịch sự trong cách ăn nói), bài
trừ hoặc khuyến cáo việc sử dụng những từ ngữ sau đây:
(a). Những từ ngữ trực tiếp xúc phạm đến thần linh, trong đó có những
lời thề độc.
(b). Từ "chết".
(c). Tên một số thú dữ đáng sợ.
(d). Tên gọi các bộ phận sinh dục và từ ngữ chỉ hoạt động sinh dục.
(e). Tên gọi các cơ quan bài tiết và các từ ngữ chỉ công năng bài tiết.
(2). Các quy tắc xã giao, trong đó điều liên quan nhiều nhất đến ngôn ngữ
là các yêu cầu tránh áp đặt ý muốn của mình cho người đối thoại và tránh làm
người đối thoại mất thể diện.
(3). Tâm lý không muốn mang tiếng nói xấu, dèm pha hay vu khống
người khác.
(4). Ý muốn trêu chọc, giễu cợt người nghe.
(5). Nhu cầu thẩm mĩ của người tham gia giao tiếp.
Các nhân tố nêu trên thực sự là những lý do đặc biệt khiến người ta phải

giao tiếp với nhau bằng các phát ngôn mang hàm ý. Chúng thể hiện tính phức
tạp của hoạt động giao tiếp xã hội, của sự tác động lẫn nhau giữa những con
người cùng một cộng đồng ngôn ngữ, thể hiện tính phức tạp của nền văn hoá
dân tộc và của những xu hướng thẩm mĩ của con người.Những nhân tố đó
thực sự là lý do khiến người ta không thể nói thẳng "điều mình muốn nói"


(1)
Theo quan niệm của Cao Xuân Hạo, hàm ngôn là ý nghĩa không được biểu đạt trực tiếp
qua nguyên văn mà phải suy ra từ quan hệ giữa các nghĩa trong cấu trúc và ngôn cảnh. Hàm
ngôn được phân loại thành hàm nghĩa và ẩn ý. Trong đó, hàm nghĩa là ý nghĩa được suy
luận từ cấu trúc phát ngôn và ngôn cảnh nhưng vẫn còn diễn đạt được bằng ít nhiều chữ
nghĩa trong nguyên văn. Khác với hàm nghĩa, ẩn ý là ý nghĩa được suy luận từ ý nghĩa hiển
ngôn của phát ngôn và ngôn cảnh nên người nghe rất khó nhận ra nhưng nếu nhận ra mà
phản ứng chống lại thì người nói có thể chối rằng mình không hề nói như thế.

21
bằng những từ ngữ chính xác được dùng theo nghĩa đen mà bắt người nghe
phải hiểu
câu nói thông qua những bước suy luận khá lắt léo. Vấn đề đặt ra là: những
nội dung ngầm ẩn - kết quả của những bước suy luận lắt léo từ các phát ngôn
và chịu sự chi phối của các nhân tố trên - có phải đều là hàm ý hay không?
Chúng ta chỉ có thể trả lời câu hỏi này khi xác định sự chi phối của mỗi loại
nhân tố trên đối với việc tạo lập kiểu phát ngôn và tìm ra được đặc trưng cơ
bản của nội dung ngầm ẩn tương ứng. Thực chất của công việc này là ta xác
định nội dung ngầm ẩn của phát ngôn A được tạo lập do sự chi phối của nhân
tố (n), sau đó, tìm những đặc trưng cơ bản của nội dung ngầm ẩn này. Nếu nội
dung ngầm ẩn của phát ngôn A khi chịu sự chi phối của nhân tố (n) có những
đặc trưng giống với hàm ý thì nội dung ngầm ẩn này là hàm ý của phát ngôn A
và nhân tố (n) được coi là "hoàn cảnh đặc biệt", là lý do khiến người ta sử

dụng hàm ý trong giao tiếp đồng thời là điểm tựa của hàm ý. Thực hiện được
công việc này, không những ta tìm được câu trả lời cho câu hỏi trên mà chúng
ta còn có thể lý giải được vấn đề đang được mọi người quan tâm: Những lý do
nào khiến người ta giao tiếp với nhau bằng hàm ý? Có phải các nhân tố trên
đều tham gia vào quá trình tạo lập và tiếp nhận hàm ý? Ngoài những nhân tố
(lý do) trên, còn nhân tố nào tham gia vào việc tạo lập và tiếp nhận hàm ý?
vv
Xét từng nhân tố mà Cao Xuân Hạo đã kể ra ở trên, chúng ta thấy: Nhân
tố (1) là cơ sở của việc tạo lập những nội dung ngầm ẩn nhất định. Những nội
dung này thường do nghĩa mới của từ tạo nên. Chúng thường mang tính ổn
định (không biến đổi nghĩa sự vật ngầm ẩn theo hoàn cảnh giao tiếp) nên
không phải là hàm ý.
Nhân tố (2) là nguyên nhân dẫn đến sự hiện diện của các phát ngôn có
HVGT, là cơ sở của lối nói giảm, nói vòng Và như vậy, nội dung ngầm ẩn
được rút ra từ các phát ngôn này mang đặc trưng của hàm ý. Các nhân tố
(3),(4),(5) trong số các nhân tố mà Cao Xuân Hạo đưa ra là đáng quan tâm
hơn cả. Có thể nói, các nhân tố này không chỉ thể hiện tâm lý mà còn thể hiện

22
cả nét văn hoá giao tiếp của mỗi dân tộc. Không chỉ khi không muốn mang
tiếng là nói xấu, dèm pha hay vu khống người khác, người ta mới chọn cách
nói có hàm ý để "dễ bề" phủ nhận trách nhiệm của mình mà theo chúng tôi, sự
nể nang, thiếu mạnh dạn trong giao tiếp - đặc biệt là trong trường hợp đưa ra
các ý kiến đánh giá, nhận xét về đối tượng và cả cái tâm lý "một điều nhịn,
chín điều lành", cả vị thế của người tham gia giao tiếp cũng là những "hoàn
cảnh" đặc biệt, là lý do "thúc đẩy" việc sử dụng hàm ý trong giao tiếp.
Hoàn cảnh giao tiếp vốn dĩ đã là một khái niệm không dễ dàng xác định,
việc đi tìm câu trả lời cho câu hỏi "hoàn cảnh giao tiếp nào là lý do sử dụng
phát ngôn có hàm ý và tham gia vào quá trình "hình thành" hàm ý", trong khi
quan niệm về hàm ý vẫn còn thiếu sự thống nhất trong giới nghiên cứu, lại

càng không đơn giản chút nào. Trong luận văn này, chúng tôi không có tham
vọng thực hiện công việc to lớn đó mà căn cứ vào các tiêu chí xác định hàm ý
của mình, chúng tôi coi những hoàn cảnh giao tiếp mà ở đó, người phát ngôn
(người nói) không thể nói bằng hiển ngôn những điều mình muốn nói là
những hoàn cảnh đặc biệt và hoàn cảnh đặc biệt chính là lý do của việc sử
dụng hàm ý trong giao tiếp, đồng thời cũng là cơ sở để người nói tạo lập hàm
ý và người nghe tiếp nhận hàm ý.
2.2. Khái niệm hàm ý
Qua giao tiếp ngôn ngữ, con người bộc lộ và truyền đạt cho nhau những
nhận thức, tư tưởng và cả những tình cảm, thái độ đối với nhau và đối với điều
được truyền đạt. Tuy nhiên, do sự "chế định" của quy tắc và hoàn cảnh giao
tiếp, do sự tác động của nhiều mối quan hệ, nhiều lý do phức tạp nên không
phải bao giờ những tư tưởng, tình cảm và những thái độ ấy cũng được người
nói truyền đạt một cách tường minh trong phát ngôn. Nhiều khi, để truyền đạt
thông tin, người nói phải căn cứ vào hoàn cảnh giao tiếp, vào vốn tri thức nền,
vào mối quan hệ giữa hai bên đối thoại để tạo lập phát ngôn có chứa hai
tầng nghĩa khác nhau: một nghĩa được thể hiện trên bề mặt câu chữ (hiển
ngôn), một nghĩa khác ngầm ẩn đằng sau câu chữ, sau nghĩa hiển ngôn (hàm
ngôn). Như vậy, hàm ngôn là tầng nghĩa thứ hai, tầng nghĩa chìm của phát

23
ngôn. Hàm ngôn có thể chia thành hai loại: tiền giả định (TGĐ) và hàm ý,
trong đó, "tiền giả định là những căn cứ cần thiết để người nói tạo ra ý nghĩa
tường minh trong phát ngôn của mình" còn hàm ý là "tất cả những nội dung có
thể suy ra từ một phát ngôn cụ thể nào đó; từ ý nghĩa tường minh cùng với
TGĐ của nó ''.( Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán, 1996, tr 322).
Sử dụng phát ngôn có hàm ý để truyền đạt thông tin tới người nghe,
ngoài những lý do như chúng tôi đã trình bày ở phần 1, trong một số trường
hợp, người nói còn tính đến khả năng phủ nhận trách nhiệm đối với ý nghĩa sự
vật (hoặc ý nghĩa tình thái) đó. Loại ý nghĩa ngầm ẩn này tồn tại, gắn với hoàn

cảnh nhất định. Nếu thay đổi hoàn cảnh giao tiếp khác thì ý nghĩa này cũng
thay đổi .
Ví dụ 1: (Khách đến chơi nhà hỏi tên của con chủ nhà)
A
1
: - Cháu tên là gì?
B: - Thưa bác, cháu tên là Chi Mai ạ.
A
2
: - Cháu có cái tên thật đẹp. Đừng làm xấu cái tên nhé !
Trong hoàn cảnh giao tiếp này, người nghe có thể nhận ra nội dung ngầm
ẩn của phát ngôn A
2
là: Phải sống tốt, sống đẹp theo đúng nghĩa của cái tên.
Nhưng trong một hoàn cảnh khác:
Ví dụ 2. (Toán thợ xẻ của Bường làm việc trong rừng sâu, gặp một anh
công nhân nông trường đi kiếm củi qua, Bường có ý định nhờ anh gọi xe ô tô
để bán trộm số gỗ đang xẻ. Anh công nhân đồng ý).
A
1
(Bường): - ( ) Bác tên là gì? Em tên là Đặng Xuân Bường.
B (Anh công nhân): - Tôi tên là Trần Quang Hạnh.
A
2
(Bường): - Bác có cái tên thật đẹp. Đừng làm xấu cái tên nhé!
(B: - Được rồi, bốn hôm nữa sẽ có ô tô vào đấy)
(Nguyễn Huy Thiệp," Những người thợ xẻ").
Phát ngôn A
2
ở (2) không còn mang nghĩa ngầm ẩn như ở (1). Trong hoàn cảnh

phát ngôn này, người nghe tiếp nhận ở phát ngôn A
2
nội dung ngầm ẩn không phải là
lời khuyên "sống đẹp" mà là lời nhắc nhở "bác phải giữ lời hứa với tôi".
Như vậy, khi nói về vấn đề A nhưng muốn người nghe hiểu thành vấn đề
B thì ta dùng phát ngôn có hàm ý. Người nghe, khi tiếp nhận phát ngôn A phải dùng

×