Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

tóm tắt luận án tư tưởng nhân văn của nho giáo và ảnh hưởng của nó trong tư tưởng nguyễn trãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.25 KB, 24 trang )

V
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
Triệu Quang Minh
TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN CỦA NHO GIÁO
VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ TRONG TƯ TƯỞNG NGUYỄN TRÃI
Chuyên ngành : Lịch sử triết học
Mã số : 62.22.80.01
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ TRIẾT HỌC

1
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
Triệu Quang Minh
TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN CỦA NHO GIÁO
VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ TRONG TƯ TƯỞNG NGUYỄN TRÃI
Chuyên ngành : Triết học
Mã số : 62.22.03.01
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ TRIẾT HỌC
HÀ NỘI - 2014
Công trình được hoàn thành tại: Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam,
Học viện Khoa học Xã hội
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Lê Thị Lan
2. GS.TS Nguyễn Tài Thư
Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Thế Kiệt
Viện Triết học, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh
Phản biện 2: PGS. TS Phạm Văn Nhuận
Viện Khoa học Xã hội Nhân văn Quân sự - Bộ Quốc Phòng

Phản biện 3: PGS.TS. Lương Khắc Hiếu


Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học Viện
Họp tại:

Vào hồi:……….giờ…… phút, ngày…… tháng……… năm
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:






2
3
PHẦN MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Trong khi giới trí thức, khoa học và những người quan tâm đến vấn đề học thuật còn đang
tiếp tục bàn cãi về tính chất của nền văn minh đương đại thì có một thực tế không thể chối cãi được
là: tiếng chuông cảnh tỉnh về sự sa sút đạo đức, về sự sòng phẳng đến mất nhân tính trong mối quan
hệ giữa người với người, về sự rạn nứt và thay thế của các hệ chuẩn giá trị đang gióng lên ở hầu
khắp các quốc gia. Cùng với đó, nhân loại đang tiếp tục đối mặt với một sự bất ổn toàn diện về cả
kinh tế, chính trị và văn hóa. Để khắc phục và giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu liên quan
đến loài người như chiến tranh, dịch bệnh, đói nghèo, ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên, phai
nhạt lý tưởng sống…các tổ chức quốc tế đều khuyến nghị các quốc gia, dân tộc và mỗi cá nhân
tham gia vào việc thúc đẩy phát triển và phổ biến rộng khắp một nền văn hóa hòa bình, dân chủ, tự
do, đoàn kết cùng tiến bộ dựa trên cơ sở nhân văn.
Trong bối cảnh thế giới khẳng định và đề cao tư tưởng nhân văn, coi đó như chất keo kết
dính, liên kết con người lại gần nhau hơn để cùng giải quyết các xung đột, Nho giáo đang được khai
thác, vận dụng đang tiếp tục nhận được khai thác và vận dụng không chỉ ở các nước phương Đông –
những nước chịu ảnh hưởng trực tiếp của văn hóa Nho giáo trong lịch sử, mà còn ở nhiều nước

phương Tây. Chính những hành công của một số nước trong việc vận dụng Nho giáo để ổn định và
phát triển xã hội đã đưa tới kỳ vọng có thể khai thác Nho giáo với tư cách là một trong những cơ sở,
tiền đề tư tưởng để giải quyết những vấn đề bất ổn của thế giới. Do đó, tư tưởng nhân văn của Nho
giáo cần được tiếp tục nghiên cứu một cách kỹ lưỡng và cụ thể hơn nữa.
Tuy giá trị nhân văn Việt vốn có trong truyền thống dân tộc, trong mỗi con người Việt Nam
song dưới sự ảnh hưởng của Nho giáo, nhất là ở giai đoạn Nho giáo cực thịnh, các giá trị đạo đức
Việt đã được hệ thống hoá, được khuôn vào các tiêu chí mang tính quy tắc để đánh giá phẩm cách
con người. Việc đánh giá một cách khách quan, toàn diện và lịch sử cụ thể về những ảnh hưởng của
tư tưởng nhân văn Nho giáo khi gia nhập vào hệ giá trị nhân văn dân tộc là công việc cần thiết để
khẳng định những giá trị mang bản chất Việt và tính phổ biến toàn nhân loại lúc nào cũng vốn có
trong các tư tưởng nhân văn. Bên cạnh đó, cần thấy rằng Nho giáo ở Việt Nam là kết quả của quá
trình tiếp biến Nho giáo cho phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể của dân tộc. Sự tiếp biến này, đối
với các nhà tư tưởng trong lịch sử cũng không hoàn toàn giống nhau.
Trong danh sách các đại biểu tiêu biểu của giới nhân sỹ trí thức được đào tạo theo sách vở Nho
giáo, Nguyễn Trãi được biết đến với tư cách một nhà Nho Việt tiêu biểu . Ông được coi là hiện thân của
lương tri Việt, làm rạng danh chủ nghĩa nhân văn Đại Việt. Tư tưởng nhân văn Nguyễn Trãi đã thể hiện
vai trò, sức mạnh của tư tưởng trong chính hoạt động thực tiễn vì lợi ích chung của dân tộc, vì con
người của bản thân ông. Không những thế, tư tưởng nhân văn ấy còn phát huy tác dụng trong việc định
hướng về mặt chủ trương, đường lối chính trị, xã hội đương thời và lịch sử dân tộc về sau. Tư tưởng
nhân văn của Nguyễn Trãi cũng được thực tiễn khẳng định không chỉ có ý nghĩa lịch sử đối với xã hội
4
trong thời đại ông sống mà còn là một tài sản truyền thống có giá trị của dân tộc. Nói cách khác, tư
tưởng nhân văn Nguyễn Trãi có ý nghĩa quan trọng trong việc tiếp thu, phát triển tư tưởng nhân văn,
chủ nghĩa nhân văn Việt Nam.
Vì những lý do trên, nghiên cứu sinh quyết định chọn đề tài:“Tư tưởng nhân văn của Nho giáo
và ảnh hưởng của nó trong tư tưởng của Nguyễn Trãi”, làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích
Làm rõ tư tưởng nhân văn trong Nho giáo và ảnh hưởng của nó trong tư tưởng Nguyễn Trãi,
từ đó nêu lên ý nghĩa của tư tưởng nhân văn Nguyễn Trãi đối với việc tiếp thu và phát triển tư

tưởng nhân văn ở Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ
Một là, phân tích cơ sở hình thành, bối cảnh xã hội tác động đến việc hình thành các tư
tưởng nhân văn của Nho giáo.
Hai là, dựa trên các tài liệu kinh điển Nho giáo để minh chứng và khái quát những nội dung
cơ bản của tư tưởng nhân văn của Nho giáo,
Ba là, phân tích làm rõ ảnh hưởng tư tưởng nhân văn của Nho giáo trong tư tưởng Nguyễn
Trãi và chỉ ra những điểm tiếp thu có chọn lọc, phát triển và sáng tạo của ông.
Bốn là, khái quát và làm rõ và những ý nghĩa cơ bản của tư tưởng nhân văn của Nguyễn Trãi
đối với việc tiếp thu và phát triển tư tưởng nhân văn ở Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
- Đối tượng nghiên cứu của luận án là tư tưởng nhân văn của Nho giáo và ảnh hưởng của nó
trong tư tưởng Nguyễn Trãi.
- Luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu trong chuyên ngành Lịch sử triết học bằng cách khảo
cứu tưởng nhân văn của Nho giáo (những tư tưởng chính, cơ bản thông qua tư tưởng của các đại
biểu tiêu biểu của Nho giáo, nhất là Nho giáo Tiên Tần) trong các kinh điển Nho giáo, tư tưởng
nhân văn của Nguyễn Trãi (thể hiện rõ sự tiếp thu, phát triển tư tưởng nhân văn của Nho giáo) được
thể hiện trong các trước tác của ông.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận: Luận án dựa trên nền tảng phương pháp luận duy vật biện chứng, những
nguyên lý, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin trong nghiên cứu lịch sử triết học.
- Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng các phương pháp: phân tích, tổng hợp, so sánh,
khái quát hoá, thống nhất giữa logic và lịch sử. Luận án cũng kết hợp phương pháp sử học, chính trị
học…
5. Những đóng góp mới của luận án
- Luận án đã tìm hiểu và phân tích một cách chuyên sâu từ phương diện triết học tư tưởng
nhân văn của Nho giáo.
5
- Luận án đã góp phần gợi mở cách tiếp cận những nội dung kinh điển Nho giáo dựa trên
mối tương quan, sự liên hệ trong hệ trục so sánh với khái niệm nhân văn hiện đại.

- Luận án đã khái quát và đặt tên cho những tư tưởng nhân văn của Nguyễn Trãi theo ngôn
ngữ hiện đại. Trên cơ sở đó, luận án đã phân tích và đánh giá mức độ ảnh hưởng tư tưởng nhân văn
Nho giáo trong tư tưởng Nguyễn Trãi.
- Luận án đã khẳng định ý nghĩa của tư tưởng nhân văn của Nguyễn Trãi trong việc tiếp thu
và phát triển tư tưởng nhân văn ở Việt Nam.
6. Ý nghĩa của luận án
Về mặt lý luận: Luận án làm rõ những nội dung cơ bản của tư tưởng nhân văn của Nho giáo
và ảnh hưởng của nó trong tư tưởng của Nguyễn Trãi, đồng thời chỉ ra ý nghĩa của tư tưởng nhân
văn Nguyễn Trãi đối với việc tiếp thu, phát triển tư tưởng nhân văn ở Việt Nam.
Về mặt thực tiễn: Luận án góp phần phục vụ công tác nghiên cứu chuyên sâu và giảng dạy:
Lịch sử Triết học, lịch sử tư tưởng, Cơ sở văn hóa Việt Nam. Luận án cũng có thể trở thành tư liệu
tham khảo cho các chuyên ngành có liên quan.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 4 chương, 9 tiết.
6
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1. Các công trình nghiên cứu về tư tưởng nhân văn của Nho giáo
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về tư tưởng nhân văn của Nho giáo từ hướng tiếp cận
thuật ngữ “nhân văn”
Trong phạm vi nhận thức thời kỳ cổ đại ở Trung Quốc, tất nhiên bản thân vấn đề tư tưởng
nhân văn sẽ không thể tìm thấy và lấy thuật ngữ “nhân văn” làm xuất phát điểm bởi lẽ đây là vấn đề
của thời kỳ Phục hưng ở Châu Âu. Song, với nội hàm khái niệm được định vị, một số học giả đã đặt
vấn đề trong hệ trục so sánh để có thể tìm thấy các nội dung mang tính nhân văn của Nho giáo. Chẳng
hạn:
PGS. Hà Thúc Minh trong bài viết “Chủ nghĩa nhân văn và chủ nghĩa nhân đạo” và “Chủ
nghĩa nhân văn thế kỷ XXI”, đã đề cập tới nhân văn phương Đông và phân tích bản tính thiện của
Mạnh Tử để cho thấy tính tương liên giữa giáo dục đạo đức với sự hiệu chỉnh con người từ bên trong.
Cách tiếp cận của Hà Thúc Minh là một gợi ý khoa học để triển khai luận án trên cơ sở bám sát nội
dung khái niệm chứ không phải truy tìm khái niệm một cách siêu hình, cứng nhắc.

GS. Đỗ Duy Minh gọi Nho giáo cổ điển là học thuyết nhân văn. Đột phá trong cách tiếp cận
mới đối với những nội dung kinh điển của Nho giáo của ông là cách tiếp cận mang tính phối hợp
đem lại sự tương khớp giữa một học thuyết của thời kỳ cổ đại với học thuyết có tính chất thế giới
quan và phương pháp luận khoa học, chủ nghĩa Mác. Tuy nhiên, sự tập trung của tác giả không
nhằm vào việc chứng minh tính nhân văn của học thuyết Nho giáo cổ điển. Tính nhân văn của học
thuyết Nho giáo cổ điển gần như được coi là sự mặc định. Sự mặc định này, cần được minh chứng
một cách rõ ràng và thuyết phục hơn.
Vi Chính Thông trong “Nho gia với Trung Quốc ngày nay” đã bàn về hạn chế và một số
nguyên nhân khiến cho tư tưởng nhân văn Nho giáo Tiên Tần không phát triển tương dung được với
khoa học. Vi Chính Thông khẳng định quả là có tư tưởng và niềm tin của chủ nghĩa nhân văn trong
Nho giáo Tiên Tần nhưng không thấy ông chỉ rõ nội dung của tư tưởng nhân văn đó.
Không sử dụng thuật ngữ “nhân văn” mà dùng thuật ngữ “nhân bản” song Tào Thượng Bân
trong “Tư tưởng nhân bản của Nho học Tiên Tần” đã khẳng định những nội dung mang tính nhân
bản có trong học thống nhân văn Nho giáo Tiên Tần. Ông đã có cách tiếp cận đạt đến bản chất của
vấn đề và mở ra một tiềm năng khai thác sâu rộng hơn nội dung này.
Tóm lại, từ hướng tiếp cận thuật ngữ “nhân văn” để nghiên cứu “Tư tưởng nhân văn của
Nho giáo” có thể thấy sự phân tích và hệ thống các nội dung mang tính nhân văn có trong Nho giáo
đã bước đầu đạt được những kết quả nhất định. Song đó mới chỉ là những tiếp cận phái sinh trong
một nội dung lớn khác hoặc chỉ là cách gọi tên rồi minh chứng bằng một vài trích dẫn kinh điển.
7
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về tư tưởng nhân văn của Nho giáo từ hướng tiếp cận
nội dung, đại biểu của nó.
Quang Đạm trong “Nho giáo xưa và nay” đã đánh giá và khẳng định về những cống hiến
chủ yếu đáng được nêu lên với xã hội cũ của Nho giáo.
Nguyễn Thị Tuyết Mai trong “Quan niệm của Nho giáo về con người, về giáo dục và đào
tạo con người” cũng đặt vấn đề giá trị nhân sinh, thái độ nhân sinh và trách nhiệm nhân sinh của
nhà và triển khai thành một vấn đề có tính nhân văn căn bản hơn, thiết dụng với mỗi cá nhân, đó là
vấn đề sống để làm gì?
GS.Trần Đình Hượu trong “Các bài giảng về tư tưởng Phương Đông” cũng cho rằng: chủ
nghĩa nhân đạo của Nho giáo quả thật là cao cả vì nó yêu thương con người nhưng rốt cuộc chủ

nghĩa nhân đạo của Nho giáo chỉ là lòng thương vô bổ…Nhưng cũng không phải vì thế mà nói Nho
giáo phản động, nó là nhân đạo nhưng cái nhân đạo của nó không thể phát triển
Cuốn “Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con người Việt Nam hiện nay” do
GS.Nguyễn Tài Thư chủ biên có một chương bàn về “Nho giáo sơ kỳ và ảnh hưởng của nó đối với
con người Việt Nam hiện nay”, tác giả đã nêu lên những vấn đề liên hệ với vấn đề các giá trị phổ
biến toàn nhân loại trong Nho giáo sơ kỳ. Tuy nhiên chưa thấy các tác giả xâu chuỗi, hệ thống hóa
tiến trình hình thành và phát triển các giá trị toàn nhân loại này trong Nho giáo.
Đi vào từng đại biểu của Nho giáo, Lý Tường Hải trong “Khổng Tử” cho rằng Nho học là
một loại “học vấn của đời sống. Nguyễn Hiến Lê trong “Khổng Tử” cũng khẳng định: công của
Khổng Tử rất lớn, nhất là về phương diện luân lý, ông là một luân lý gia có tinh thần nhân bản cao,
ông yêu con người, tin ở bản tính con người có thể cải hóa được; ông trọng sự nhân ái, sự công
bằng, tặng nhân loại một hệ thống luân lý hợp tình người, để lặp lại trật tự xã hội, thay đổi thế giới.
Phạm Đình Đạt trong “Học thuyết tính thiện của Mạnh Tử với việc giáo dục đạo đức ở
nước ta hiện nay” đã tập trung vào việc phân tích nguồn gốc, nội dung cơ bản trong học thuyết tính
thiện của Mạnh Tử để minh chứng về ý nghĩa của nó đối với việc giáo dục đạo đức con người Việt
hiện nay. Nhưng do hạn chế về mục đích nghiên cứu cho nên chất và lượng dành cho phần này chưa
nhiều.
Như vậy, trong các công trình nghiên cứu kể trên, tư tưởng nhân văn của Nho giáo đã được
tiếp cận và nhận diện ở những phạm vi nhất định. Tuy vậy, nội dung cụ thể, cơ sở nảy sinh, diễn
tiến thay đổi và phát triển các tư tưởng này cũng như các minh chứng kinh điển của chúng chưa
được đề cập hoặc chỉ mới ở mức độ rất hạn chế. Đây là vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu sâu
nghiên cứu nhiều hơn nữa.
1.2. Các công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của Nho giáo nói chung, tư tưởng nhân văn của
Nho giáo nói riêng trong tư tưởng Nguyễn Trãi
Tư tưởng của Nguyễn Trãi cũng như công lao của ông trong lịch sử đã được giới nghiên cứu
khai thác từ sớm trong tiến trình lịch sử. Khi đặt trọng tâm ở việc khảo cứu sự ảnh hưởng của tư
8
tưởng nhân văn của Nho giáo trong tưởng Nguyễn Trãi, luận án chỉ khoanh vùng ở những tài liệu
có liên quan trực tiếp và gián tiếp chứ không khảo cứu toàn bộ tài liệu về Nguyễn Trãi.
Cuốn “Lịch sử tư tưởng Việt Nam” GS. Nguyễn Tài Thư (chủ biên), dành một chương để

khảo cứu về “Nguyễn Trãi – Nhà tư tưởng vĩ đại của thế kỷ XV và của lịch sử tư tưởng dân tộc” và
khẳng định những tư tưởng của Nguyễn Trãi không chỉ có ý nghĩa đối với lịch sử mà còn vượt qua
giới hạn không thời gian để tỏ rõ sức mạnh định hướng, chỉ đạo của lý luận đối với thực tiễn.
Võ Xuân Đàn với “Những cống hiến của tư tưởng Nguyễn Trãi vào lịch sử Việt Nam” nhận
định: Dấu ấn về Nho giáo trong tư tưởng Nguyễn Trãi khá đậm nhưng nó là những nội dung tích cực,
“cách mạng” của học thuyết Khổng Mạnh nguyên thủy. Tuy nhiên, do tiếp cận từ góc độ lịch sử nên
tác giả chưa khái quát hóa, trừu tượng hóa và phân tích trên lập trường triết học những giá trị mang
tính phổ biến toàn nhân loại có thể tìm thấy trong tư tưởng nhân văn trong tư tưởng Nguyễn Trãi.
PGS.Trần Nguyên Việt trong “Tư tưởng nhân văn của Nguyễn Trãi trong Quân trung từ
mệnh tập” và “Tư tưởng khoan dung của Khổng Tử và sự thể hiện nó ở Nguyễn Trãi” đã khẳng
định: Tư tưởng nhân văn của Nguyễn Trãi dựa trên những nguyên lý cơ bản của học thuyết chính trị -
đạo đức Nho giáo để phản bác lại tư tưởng Hoa Hạ và chính sách xâm lược tàn bạo của nhà Minh…
Trên cơ sở phân tích khái niệm khoan dung, tư tưởng khoan dung của Khổng Tử, khoan dung trong
tư tưởng Nguyễn Trãi, tác giả kết luận: Tư tưởng khoan dung của Nguyễn Trãi thấm đậm đạo đức
nhân nghĩa của Nho giáo, nhờ đó ở ông chủ nghĩa nhân văn được biểu hiện một cách rõ nét, đó là
tình thương yêu con người.
Trường Lưu trong “Chủ nghĩa nhân văn và văn hoá dân tộc” đã dành một phần để phân tích
“Chủ nghĩa nhân văn Đại Việt qua tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi và cho rằng: Đó là tinh
thần tiếp thu những yếu tố tích cực trong tư tưởng Nho giáo trên cơ sở những đặc điểm đời sống
tinh thần của dân tộc ta, từ đó mà đề ra một chủ nghĩa nhân văn lành mạnh, lấy nhân nghĩa làm gốc,
lấy văn trị làm phương châm xây dựng thái bình, và lấy ý thức tự cường văn hóa dân tộc làm cơ sở
dài lâu cho việc bảo tồn và phát triển văn hiến, văn minh dân tộc…
GS Nguyễn Tài Thư khi bàn về tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi trong Lịch sử tư
tưởng Việt Nam, cũng khẳng định: nhân nghĩa ở Nguyễn Trãi có phạm vi rộng hơn,vượt ra ngoài
chủ trương, đường lối, vượt lên trên những vấn đề cụ thể, trở thành cơ sở của đường lối và chuẩn
mực của đối xử; nguyên tắc trong giải quyết sự việc; đạt tới một nền tảng phương pháp luận của suy
nghĩ và hành động.
Như vậy, mặc dù các công trình nghiên cứu trên đây, từ những góc tiếp cận khác nhau đã có
những đóng góp đáng kể. Các khái niệm nhân nghĩa, nhân đạo, nhân bản, nhân văn…đã được khai
thác và so sánh ở những mức độ nhất định. Bên cạnh đó, như một sự mặc định, các nhà nghiên cứu

khi nghiên cứu về Nguyễn Trãi đều coi ông là nhà nho song nền tảng Nho giáo, yếu tố tư tưởng
nhân văn của Nho giáo trong tư tưởng nhân văn của Nguyễn Trãi đến đâu thì mới được khai thác ở
mức độ hạn hẹp. Cũng đã có một số công trình tiếp cận nội dung chủ nghĩa nhân văn Nho giáo, tư
9
tưởng nhân văn Nguyễn Trãi song cho tới nay, chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu về tư
tưởng nhân văn của Nho giáo và ảnh hưởng của nó trong tư tưởng Nguyễn Trãi từ giác độ triết học.
Dựa trên những luận cứ khoa học của các nhà nghiên cứu đi trước, luận án có nhiệm vụ đi sâu làm
rõ hơn nữa các vấn đề căn bản sau: Một là, khoanh vùng, định vị khái niệm nhân văn được sử dụng,
nội hàm khái niệm tư tưởng nhân văn cũng như tương quan giữa nó trong hệ trục so sánh với các
khái niệm gần như: nhân bản, nhân đạo. Hai là, phân tích cơ sở xã hội cho sự ra đời và khái quát
những nội dung cơ bản của tư tưởng nhân văn Nho giáo thông qua kinh điển của Nho giáo. Ba là,
làm rõ sự ảnh hưởng của tư tưởng nhân văn Nho giáo đối với tư tưởng của Nguyễn Trãi. Bốn là,
trên cơ sở những kết quả nghiên cứu thu được, nhận định về giá trị của tư tưởng nhân văn Nguyễn
Trãi trong việc tiếp thu, phát triển tư tưởng nhân văn Việt Nam.
Tiểu kết chương 1
Khảo cứu, đánh giá hệ thống các tài liệu có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến đề tài “Tư
tưởng nhân văn của Nho giáo và ảnh hưởng của nó trong tư tưởng Nguyễn Trãi” có thể rút ra một
số kết luận căn bản sau:
1. Bản thân luận thuyết Nho giáo là một luận thuyết đồ sộ và có lịch sử lâu dài, tư tưởng
nhân văn của Nho giáo đã bước đầu được đề cập và khai thác. Tuy nội dung tư tưởng nhân văn của
Nho giáo có xuất hiện trong một số công trình nghiên cứu song chủ yếu là tư tưởng phái sinh hoặc
chỉ là những nhận định, những kết luận mang tính gợi mở về mặt khoa học. Chưa thấy có công trình
nghiên cứu chuyên biệt về tư tưởng nhân văn của Nho giáo từ hướng tiếp cận hiện đại của thuật ngữ
này trên phương diện triết học một cách hệ thống.
2. Tư liệu về Nguyễn Trãi khá đồ sộ, công trình nghiên cứu chuyên biệt về Nguyễn Trãi
cũng khá nhiều, có thể đáp ứng yêu cầu khảo cứu của các nhà nghiên cứu. Các nội dung chính cũng
như ảnh hưởng của Nho giáo đến Nguyễn Trãi cũng đã được các chuyên gia khai thác, phân tích ở
các cấp độ và phạm vi khác nhau. Tư tưởng nhân văn của Nguyễn Trãi, nằm trong lộ trình chung đó
cũng đã bước đầu được khai thác. Tuy nhiên, chưa thấy có công trình chuyên về ảnh hưởng của tư
tưởng nhân văn Nho giáo đến tư tưởng Nguyễn Trãi từ góc độ triết học.

3. Nghiên cứu “tư tưởng nhân văn của Nho giáo và ảnh hưởng của nó trong tư tưởng
Nguyễn Trãi” là một sự trở lại để gạn đục khơi trong và khẳng định giá trị toàn nhân loại khởi phát
trong học thuyết Nho giáo cũng như sự vận dụng, nâng tầm của Nguyễn Trãi. Để đạt được kết quả
nghiên cứu, trên cơ sở những thành tựu khoa học của các nhà nghiên cứu đi trước, luận án cần tiếp
tục đi sâu làm rõ trên phương diện triết học những vấn đề cơ bản: nội hàm khái niệm tư tưởng nhân
văn; cơ sở xuất hiện và những nội dung cơ bản của tư tưởng nhân văn của Nho giáo; sự ảnh hưởng
tư tưởng nhân văn của Nho giáo trong tư tưởng Nguyễn Trãi; làm rõ ý nghĩa của tư tưởng nhân văn
của Nguyễn Trãi đối với việc tiếp thu và phát triển tư tưởng nhân văn ở Việt Nam.
10
Chương 2
TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN CỦA NHO GIÁO
2.1. Một số nội dung cơ bản về khái niệm nhân văn
Thuật ngữ “nhân văn” có gốc tiếng Latinh là “homo” tức con người, gắn liền với nó là một
loạt thuật ngữ mang tính dịch nghĩa, bổ trợ. Humanism, dịch nghĩa là chủ nghĩa nhân văn sau này
được dùng phổ biến hơn cả.
Thuật ngữ “nhân văn” xuất hiện sớm và trong lịch sử Âu Châu. Thời cổ đại, ở Âu châu, khái
niệm nhân tính gắn với con người đã được sử dụng, con người đã sớm được đưa vào khu vực trung
tâm của triết học. Những nhân tố của chủ nghĩa nhân văn đã từng tồn tại trong đời sống văn hóa tinh
thần của nhiều dân tộc thời cổ. Ngay trong chế độ chiếm hữu nô lệ của Hy Lạp- La Mã bên cạnh
việc khẳng định nguồn gốc tôn giáo của con người thì con người cũng được đề cao về trí tuệ, phẩm
giá và được coi như chủ thể trong việc kiến tạo một xã hội tốt đẹp của con người. Sang thời Trung
cổ, dưới sự thống trị của tôn giáo và giáo hội Trung cổ ở tất cả các lĩnh vực và khu vực (thế tục và
thượng giới), khái niệm về nhân tính của thời cổ đại ấy đã bị đánh bật ra khỏi vị trí mà nó vừa xác
lập. Phải đến thời kỳ phục hưng thì chủ nghĩa nhân văn mới xuất hiện và được biết đến với tư cách
là một hệ thống quan điểm lý luận.
Ở Phương Đông nó cũng xuất hiện từ trước công nguyên nhưng không được định hình rõ
về nội hàm khái niệm. Theo văn tự Hán cổ, Văn có nghĩa là xăm hình, xăm mình hay hình xăm
trang trí giống như đồ trang sức bên ngoài mà nói theo ngôn ngữ khoa học hiện đại thì đó là biểu
hiện ra bên ngoài của cái nội dung, bản chất, phong cách bên trong.
Chính vì phát hiện ra con người và đặt con người vào các vị trí trang trọng cho nên các trào

lưu tư tưởng và các tôn giáo lớn ở Phương Đông bên cạnh những hạn chế, đều mang tính tích cực từ
khởi nguyên với các tư tưởng nhân văn. Chẳng hạn: trong luận thuyết Nho giáo nguyên thủy cũng có
không ít các tư tưởng mà bằng ngôn ngữ hiện đại có thể gọi là những tư tưởng vì sự tồn tại và phát
triển con người; Lý thuyết “Kiêm ái” của Mặc gia là một hình thức mở rộng không giới hạn phạm vi
bao quát của tôn giáo nhưng tính nhân văn của nó là ở chỗ tôn trọng, đề cao giá trị con người và kêu
gọi mọi người hãy yêu thương đồng loại như yêu chính bản thân mình; Lý thuyết Đạo giáo đề cao
tính tự do tự tại của con người, kêu gọi mọi người sống thuận theo tự nhiên, trả các giá trị về
nguyên nghĩa vốn có của nó; Triết lý nhập thế của Phật giáo và pháp ấn lý vô ngã khuyên con người
gắn mình vào cuộc sống thực tại để suy nghĩ, hành động và cống hiến cho những đạo lý tốt đẹp của
xã hội.
Ở Việt Nam, những tư tưởng nhân văn ở Việt Nam biểu hiện dưới các dạng thức như truyền
thống dân tộc, ca dao, truyện cổ, thơ văn bác học và bình dân, thần tích…chứ chưa được định hình
thành một chủ nghĩa nhân văn theo đúng nghĩa là một hệ thống lý luận về con người và vị trí của
con người. Theo khảo cứu của các nhà nghiên cứu, khái niệm nhân văn lần đầu tiên được Đào Duy
Anh khoanh vùng, định nghĩa và đưa vào “Giản yếu Hán – Việt từ điển” năm 1973. Đôi khi thuật
11
ngữ nhân văn được định nghĩa theo lối bẻ từ, chiết tự. Chẳng hạn, theo Từ điển tiếng Việt: Nhân là
người (ý nói mang đặc trưng bản chất người), văn là văn hóa, văn minh. Nhân văn theo đó là mang
những nét thuộc bản chất con người kết hợp với nó là tri thức văn hóa, văn minh.
Với tính chất văn hóa phương Đông và ngôn ngữ Việt Nam, đôi khi, ba lớp khái niệm nhân
văn, nhân bản, nhân đạo có mối quan hệ mật thiết, được dùng như nhau, thay thế nhau, trong khái
niệm này có bóng dáng của khái niệm kia. Thực tế là, trong lịch sử tư tưởng Phương Đông nói
chung và Việt Nam nói riêng, trong khi tính chất duy lý ít ảnh hưởng đến các phạm trù đạo đức thì
sự cùng tồn tại của các tôn giáo lớn và tính chất Văn, Sử, Triết bất phân càng làm dầy thêm dải tầng
mờ giữa các khái niệm.
Chúng tôi đặc biệt quan tâm tới nội hàm chủ nghĩa nhân văn trong tuyên bố Tuyên ngôn
Amterdam 2002. Trên cơ sở đó, chúng tôi cho rằng: Chủ nghĩa nhân văn theo nghĩa rộng nhất, là hệ
thống quan điểm triết học - đạo đức, chính trị - xã hội về con người và các giá trị người. Chủ trương
yêu thương con người và cuộc sống hiện thực ở trần gian; trân trọng và sự tin tưởng rằng: con
người sẽ được giải phóng khỏi mọi áp bức khổ đau để thụ hưởng hạnh phúc, tư tưởng và hành động

của con người chứa đựng con đường giải quyết mọi vấn đề có liên quan đến con người; ủng hộ, đấu
tranh cho dân chủ và quyền con người với mục tiêu phát triển toàn diện con người, xây dựng xã hội
vì con người trên nguyên tắc tự do cá nhân đi đôi với trách nhiệm xã hội.
Tư tưởng nhân văn, với tư cách là một thành tố của ý thức thường được dùng để chỉ các
quan niệm tích cực về con người, cách sống của con người, xã hội loài người. Là những tư tưởng
thể hiện sự yêu thương, tôn trọng, chăm lo, che chở, giáo dục, bảo vệ về thể lực, trí lực và ước vọng
xây dựng một xã hội tốt đẹp vì con người trên nguyên tắc tự do cá nhân đi đôi với trách nhiệm xã
hội…
2.2.Cơ sở xã hội cho sự xuất hiện và những nội dung cơ bản của tư tưởng nhân văn của Nho
giáo
2.2.1 Cơ sở xã hội cho sự xuất hiện của tư tưởng nhân văn của Nho giáo
Thời Xuân Thu - Chiến Quốc là thời kỳ xã hội Trung Quốc nằm trong sự quá độ toàn diện
về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa tạo tiền đề để con người giảm bớt và bứt ra khỏi ảnh hưởng
nặng nề của thế giới quan thần thoại, tôn giáo để bước đầu tiếp cận thế giới quan khoa học, triết
học. Về kinh tế, công cụ lao động được thay đổi cộng thêm các phát minh mới trong việc khai thác,
cải tiến, sử dụng đồ sắt trong kỹ thuật nông nghiệp đã tạo ra bước nhảy vọt. Diện tích đất canh tác
cũng được mở rộng, năng xuất lao động tăng lên, hệ thống thủy lợi tưới tiêu phát triển… Sản phẩm
thủ công nghiệp được nâng lên về cả số lượng, chất lượng và quy mô các ngành nghề. Thương
nghiệp cũng có tiến triển nhất là việc xuất hiện tiền tệ bằng kim loại khác. Tiền tệ bằng kim loại ra
đời thúc đẩy lưu thông nhiều và nhanh hơn.
Về mặt xã hội, những thay đổi về mặt lực lượng sản xuất như trên dẫn đến những thay đổi
tất yếu của quan hệ sản xuất để phù hợp với quy luật vận động phát triển của xã hội. Việc thừa nhận
12
sở hữu ruộng đất một mặt tạo động lực để kích thích sản xuất mặt khác nó tạo ra sự phân hóa về
mặt giai cấp ngày càng nhiều. Trong khi những người có tiền của tranh thủ tư hữu được ruộng đất
thì người dân lao động phải đóng sưu thế nặng nề, đi lao dịch, buộc phải tham gia các chiến tranh
lớn nhỏ…
Chiến tranh liên miên, bất bình đẳng ngày càng rõ nét, sức dân kiệt quệ, nạn đói, cướp bóc
khắp nơi, trật tự lễ nghĩa bị đảo lộn, đạo đức suy đồi…Thực trạng xã hội làm lòng người bất an,
cuộc sống của con người trở nên tù túng, ngột ngạt và ranh giới giữa sự sống với cái chết trở nên rất

gần. Mâu thuẫn sâu sắc giữa các gia tầng xã hội cũng đẩy đến một vài cuộc khởi nghĩa nhỏ lẻ
nhưng đều không trở thành cuộc cách mạng. Điều kiện kinh tế xã hội với những biến đổi có tính
chất bước ngoặt của thời kỳ Xuân Thu – Chiến Quốc đã trở thành tiền đề tồn tại xã hội kéo theo đòi
hỏi sự thay đổi của ý thức xã hội. Việc xuất hiện nhiều trường phái tư tưởng trong thời kỳ lịch sử
này của Trung Hoa lục địa là sản phẩm tất yếu phản ánh thực tại khách quan, đáp ứng nhu cầu của
thực tiễn. Tư tưởng nhân văn Trung Quốc trong Nho giáo phản ánh trước hết nguyện vọng của
những con người bất lực trước thực tiễn xã hội, trước nội chiến liên miên suốt thời Xuân Thu –
Chiến Quốc.
2.2.2 Những nội dung cơ bản của tư tưởng nhân văn của Nho giáo
Thứ nhất, quan niệm trân trọng sinh mệnh, sự sống con người
Vì sinh mệnh con người là đáng quý, đáng trân trọng cho nên Nho giáo luôn đặt sự tồn tại
của con người ở vị trí trung tâm. Từ sự tương đồng trong quan niệm của các đại biểu Nho giáo như
Khổng Tử, Mạnh Tử, Tuân Tử, đều coi trọng việc giữa gìn thân thể, sinh mạng bản thân và xem vấn
đề bảo thân cùng với việc chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ đó là hành động báo hiếu. Khổng Tử phản
đối chiến tranh, giết chóc và chủ trương dùng đức để giáo hóa con người. Tuân Tử cũng kỳ vọng
xây dựng một đội quan nhân nghĩa…Ngay cả trong Nho giáo đầy tính thần bí của Đổng Trọng Thư,
việc tính toán âm dương, tế lễ quỷ thần…cũng bao hàm trong đó mục đích cầu phúc cho con người
sống lâu, sống yên, bảo toàn tính mạng. Bởi thế, có thể nói, vấn đề coi trọng sinh mạng, sự sống của
con người vẫn được đề cập đến trong các dạng thức Nho giáo về sau như Hán Nho, Tống Nho. Nội
dung này được thể hiện thông qua quan điểm của các nhà nho và yêu cầu nhà vua phải quan tâm
đến đời sống của dân.
Hạn chế của Nho giáo ở điểm này chính là thái độ là trọng nam, khinh nữ và đẩy việc có con
nối dõi tông đường lên cực điểm. Tuy vậy, điểm tích cực là ở chỗ, từ quan điểm kế tục sinh mệnh,
Nho giáo làm khởi phát lý luận về tình yêu thương nhân loại của con người.
Thứ hai, quan niệm Nho giáo về lẽ sống của con người
Một là, sống phải yêu người, phải làm cho những người xung quanh cũng yêu người. Khổng
Tử cho rằng, nếu tâm con người luôn hướng về điều nhân thì người ấy sẽ không có tư tưởng phản
loạn, không nói lời xằng bậy, không dấn thân làm việc ác Mạnh Tử cũng cho rằng, là người thì
không thể thờ ơ, vô cảm trước công việc chung liên quan đến con người. Bản tính thiện, tứ đoan
13

vốn là do trời phú cho, nếu biết phát huy thì nó nhân lên sức mạnh. Mạnh Tử thấy được sự bất lực
của các cá thể đơn lẻ trong cuộc chiến giữa chính và tà nên ônng xem việc thiếu liên kết giữa các
thành viên là nguyên nhân chính khiến họ thất bại. Sau này, Trương Tải cũng chỉ ra rằng người và
người có mối quan hệ với nhau cho nên phải yêu thương giúp đỡ nhau. Cho nên ông chủ trương vui
với trời, an với mệnh, con người tương trợ, yêu thương nhau. Chu Hy chú giải “ái nhân” trong tư
tưởng của Khổng Tử là thi thố lòng nhân. Mà thi thố lòng nhân cũng tức là làm cho lòng nhân được
mở rộng ra xã hội. Điều này cho thấy tâm ý mở rộng tình yêu thương đối với con người của Chu Hy.
Chu Hy quán triệt nguyên tắc của Nho giáo Khổng Mạnh là yêu có sai biệt, có thứ tự, có thân sơ, thân
cận với người hiền trước. Nói cách khác, nhân là lòng yêu thương hợp với lễ chế để thực hành đạo
tiên vương.
Hai là, con người sống phải thực hiện theo lễ.
Khổng Tử nhấn mạnh việc dùng lễ như một tiêu chuẩn để phân tách hai thái cực của cùng một
sự việc, để giữ được mức trung dung. Theo Khổng Tử, không học lễ thì không thể lập thân. Lễ có cả
mặt hình thức và nội dung. Hai mặt này quan hệ chặt với nhau khiến cho hành động của con người
gắn chặt với suy nghĩ hay ý thức của họ. Chẳng hạn khi người con chăm sóc cha mẹ là thực hiện lễ
song đó phải là sự quan tâm xuất phát từ tình cảm, thể hiện ra bằng thái độ chứ không chỉ là thực hiện
nghĩa vụ. Tuân Tử về sau cũng khẳng định tác dụng của lễ: người không có lễ thì không thể sinh
tồn, việc không có lễ thì không thể thành tựu, nước mà không có lễ thì không thể có an ninh. Về
sau, Đổng Trọng Thư thậm chí vì quá nhấn mạnh lễ mà thần bí hóa và tuyệt đối vai trò của tế trời.
Tư tưởng về lễ của Nho giáo khi không bị cực đoan hóa đã đạt đến tầm tư tưởng nhân văn
bởi lẽ, khi lễ là nguyên tắc của đời sống xã hội loài người thì việc từ vua quan đến thường dân tuân
theo lễ, dùng lễ sẽ dần hình thành những cá nhân với ý thức tự giác ngay từ những điều nhỏ nhặt
nhất trong cuộc sống cá nhân hàng ngày, khiến cho họ trở thành người dân hoàn thiện.
Ba là, con người phải luôn kết hợp tri hành, cố gắng hoàn thành mọi trách nhiệm, công việc.
Khổng Tử quan niệm những người lười biếng, ăn no nằm dài không chịu làm việc thì chẳng làm
nên trò trống gì. Sau này, Mạnh Tử, Tuân Tử cũng luôn nhấn mạnh lẽ sống căn bản này. Mạnh Tử
quan niệm tính người vốn thiện, chỉ cần tồn tâm, dưỡng tính là điều thiện thắng thế. Tuân Tử cũng
tin tưởng rằng tính con người là ác nhưng có thể cải hóa. Con người là “khả hóa” tức có thể giáo
dục, uốn nắn, biến đổi được. Ông xem việc con người từ ác trở thành thiện được là do dĩ tâm trị
tính, nghĩa là đem cái trí, cái lực, cái năng của tâm mà trị cái ác của tính. Tuân Tử còn đưa thêm

phương pháp “tư thiện”, “tích thiện”, để uốn nắn bản tính con người từ ác thành thiện. Theo ông,
không chỉ thánh nhân mà cả đối với người bình thường đều có thể làm được. Từ sau Nho giáo
Nguyên thủy, quan niệm về bản tính và khả năng trùng phục bản tính thiện của con người vẫn được
đề cập đến. Sự đề cập này, dù còn nhiều hạn chế và không tránh khỏi việc đôi khi bị đẩy lên một cách
thái quá song đóng góp căn bản chính là ở chỗ các nhà nho đều đặt niềm tin vào sự nỗ lực không
ngừng của con người. Nói một cách khác, với quan niệm về lẽ sống của con người, Nho giáo đã đặt
14
niềm tin vào khả năng hiện thực các lý tưởng từ sức mạnh của chính con người thay vì các lực
lượng siêu nhiên.
Thứ ba, quan niệm về tính tương liên giữa ý thức cá nhân, gia đình và ý thức cộng đồng của
Nho giáo
Theo quan điểm Nho giáo sống là người thì phải gắn bó với người. Sự cộng sinh của loài
người khác với loài vật bởi vì con người có chính danh, định phận, biết phân biệt phải trái và tình
cảm yêu ghét từ trong ý thức. Điều này thể hiện rất rõ trong quan niệm cho rằng nuôi cha mẹ mà
không kính thì chẳng khác gì nuôi chó ngựa của KhổngTử. Tuân Tử cũng tiếp nối quan điểm của
Khổng Tử và nhấn mạnh: “Cầm thú có cha con mà không có tình phụ tử, có giống đực giống cái mà
không có nghĩa lứa đôi. Cho nên đạo làm người phải biết biền biện”. Sau này, trong lý luận của
Trình Hạo, Trình Di, thái độ cung còn được phát triển thành tông chỉ tu dưỡng luôn luôn phải ghi
nhớ cho người quân tử. Theo Nhị Trình, mọi người phải giữ thái độ cung kính vào mọi lúc, để tự
ước thúc và tu dưỡng bản thân, cung kính là gốc của việc người. Mọi người đều có thể tiến hành tu
dưỡng vì mọi người đều có nhân tính vốn thiện. Đến Vương Thủ Nhân, cũng cho rằng cho dù là
đạo quân thần, phụ tử hay huynh đệ, phu phụ, bằng hữu, đến cả người dưng qua đường đều lấy ở
một cái tâm nhân ái bao la mà đối đãi. Cái tâm ấy bắt đầu từ trong gia đình rồi mở rộng không giới
hạn cái đức hiếu đễ ra ngoài theo nguyên lý tu tề trị bình.
Tùy theo việc khởi phát và bồi dưỡng sự yêu ghét mà tình cảm con người được thể hiện ra ở
những tầng bậc khác nhau, nhưng bao giờ cũng bắt đầu từ những người thân trong gia đình rồi mới
mở rộng phạm vi ra ngoài xã hội. Nho giáo đã đặt cá nhân trong gia đình, tập thể, cộng đồng. Gắn
chặt cá nhân với cộng đồng và quy định hành động của họ bằng cách tạo ra sự liên thông giữa các
vai trò của con người. Theo đó, mỗi cá nhân cùng một lúc tham gia nhiều mối quan hệ, sự tham gia
đó không những không tạo ra mâu thuẫn về mặt nguyên tắc mà còn tạo được hành lang bảo vệ

tương đối an toàn để họ hoàn thành trách nhiệm của mình. Đó là sự thể hiện của mối quan hệ biện
chứng không thể tách rời giữa ý thức cá nhân và ý thức xã hội trong cùng một đối tượng. Chính
trong quá trình xử lý các mối quan hệ mà tính người được khẳng định.
Bởi xã hội vô đạo nên Khổng Tử, Mạnh Tử, Tuân Tử đều mong tìm cách đổi đời dịch thế.
Họ luôn kịch liệt phản đối thái độ “tị thế” và xem thái độ, trách nhiệm xã hội của con người là tiêu
chí để phân biệt con người và con vật. Do đó, chỉ có trong xã hội loài người, giá trị đích thực của
con người mới được xác lập. Mặc dù các triều đại phong kiến đã sử dụng phương cách này để mê
hoặc, nô dịch nhân dân, song cũng nhờ khoảng cách đó mà cục diện xã hội được ổn định. Trong
một chừng mực nào đó mà xét, việc hạn chế cảnh biến loạn xã hội cũng là điều có lợi cho dân.
Tính tương liên giữa ý thức cá nhân về gia đình và ý thức về cộng đồng trong quan niệm của
Nho chưa đạt đến tính phổ quát về trách nhiệm của cá nhân đối với tập thể, xã hội . Bên cạnh đó, có
thể thấy, nếu không tính đến hạn chế của các quy định mang tính lễ giáo khắt khe, bó buộc con người
của luận thuyết Nho giáo thì có thể nói, việc tạo ra hành lang tâm lý an toàn cho cá nhân từ trong gia
15
đình đến ngoài xã hội để họ có thể dốc hết sức mà thực hiện các trách nhiệm của mình cũng chính là
tạo điều kiện cho con người sống và cống hiến vì sự phát triển toàn diện của con người.
Thứ tư, quan niệm về chấp nhận và tìm cách đáp ứng khát vọng hạnh phúc của Nho giáo.
Trong Nho giáo, không thấy xuất hiện ý niệm về hạnh phúc cá nhân và những phạm trù biểu thị khát
vọng hạnh phúc của con người chỉ dừng ở những nội dung như: duyệt, an, lạc. Với tính trừu tượng
có phần mơ hồ, các tiêu chuẩn để đánh giá hạnh phúc của con người trong học thuyết Nho giáo gắn
với việc đánh giá mức độ “thành nhân” của họ trong tương quan với việc hoàn thiện nhân cách và
hoàn thành nghĩa vụ làm người. Nhưng chính sự tồn tại và đánh giá hạnh phúc thông qua giá trị
trong cộng đồng khiến cho con người của Nho giáo luôn tìm được sự bao bọc, tránh được sự cô
đơn, sự trống rỗng của cuộc đời. Hơn thế nữa, trong hệ quy chiếu cổ đại, khi chiến tranh và nạn đói
là hai nhân tố chính cướp đi hạnh phúc của con người thì việc xem khát vọng hạnh phúc của con
người chỉ là một cuộc sống yên ổn trong xã hội bình trị là một điều hoàn toàn dễ hiểu.
Không những thế, yêu cầu và tìm cách đáp ứng khát vọng hạnh phúc của con người còn được
Nho giáo đưa vào quy định, lễ chế. Chính vì vậy, những người có trọng trách điều hành xã hội buộc
phải suy tư và tính đến việc đáp ứng khát vọng hạnh phúc cho cộng đồng. Thực hiện đức trị có thể được
xem như cố gắng để thực hiện khát vọng hạnh phúc cho con người của nhà cầm quyền. Mức độ thỏa

mãn nhu cầu hạnh phúc được người dân dùng làm tiêu chí đánh giá một triều đại. Khổng Tử đã từng
đưa ra những điều kiện căn bản để đạt tới hạnh phúc cho con người ngay trong đời sống thực tại: Mạnh
Tử tiếp nối tư tưởng của Khổng Tử, luôn phản đối chiến tranh, mong bình trị cho xã hội. Thậm chí
Mạnh Tử còn cho rằng trong đời Xuân Thu, các cuộc chiến tranh đều vô nghĩa… Mạnh Tử khẳng
định để thi hành nền chính sự tốt đẹp, gốc rễ là ở yên dân. Chu Hy sau này đã kế thừa, phát triển tư
tưởng của Mạnh Tử và chỉ ra rằng đem của cải chia cho dân chỉ là ân huệ nhỏ, còn phải biết dùng điều
thiện để giáo dục dân và tìm người kế tục sự nghiệp phát triển đường lối đức trị của mình… Tuy thực
tiễn lịch sử lúc bấy giờ đã làm cho quan điểm đức trị của Nho giáo trở thành không tưởng, phi thực
tế. Song, chấp nhận khát vọng hạnh phúc của con người và nỗ lực trong việc chủ trương đức trị để
đáp ứng yêu cầu hạnh phúc ấy là tư tưởng nhân văn đáng ghi nhận của Nho giáo.
Tiểu kết chương 2
1. Tư tưởng nhân văn là thành tố cấu tạo nên chủ nghĩa nhân văn. Tư tưởng nhân văn, một
cách khái quát nhất, được dùng để chỉ các quan niệm tích cực về con người, cách sống của con
người, xã hội loài người. Là những tư tưởng thể hiện sự yêu thương, tôn trọng, chăm lo, che chở,
giáo dục, bảo vệ về thể lực, trí lực và ước vọng xây dựng một xã hội tốt đẹp vì con người.
2. Nho giáo ra đời vào thời kỳ Xuân Thu – Chiến Quốc, là một học thuyết phản ánh cục diện
xã hội đương thời với những biến đổi sâu sắc và toàn diện về cả kinh tế, chính trị và xã hội. Những tư
tưởng nhân văn của Nho giáo phản ánh nguyện vọng của những con người trong giai đoạn lịch sử
đó. Nó được thể hiện tập trung ở các quan niệm: về sinh mệnh, sự sống của con người; về lẽ sống của
16
con người; tính tương liên giữa ý thức về cá nhân, gia đình và ý thức cộng đồng; chấp nhận và tìm
cách đáp ứng khát vọng hạnh phúc của con người.
3. Tư tưởng nhân văn của Nho giáo còn có những khiếm khuyết và hạn chế nhất định. Bởi thế,
tư tưởng nhân văn của Nho giáo không đủ sức phát triển thành chủ nghĩa nhân văn, thậm chí về sau
đôi khi còn bị diễn giải theo hướng phản nhân văn. Tuy vậy, gạt sang một bên những hạn chế, có thể
khẳng định rằng: những tư tưởng nhân văn của Nho giáo cho thấy tầm thời đại của một luận thuyết
với các giá trị mang tính phổ biến toàn nhân loại của nó. Những tư tưởng nhân văn của Nho giáo
một mặt không được trình bày một cách trực diện, mặt khác chỉ dừng ở góc độ tư tưởng, nó chưa
được hiện thực hóa trong điều kiện lịch sử lúc đó. Song, nó đánh dấu một thời điểm lịch sử, ghi
nhận việc suy tư về các tiêu chí mang giá trị người. Không những thế, những tâm niệm và những lời

giáo huấn, khuyên răn con người yêu thương nhau đã gieo hy vọng vào một xã hội tương lai tốt đẹp
hơn cho mọi người. Ở điểm này, tư tưởng nhân văn của Nho giáo thực sự có sức mạnh tinh thần to
lớn, phổ biến và lâu dài.
17
Chương 3
ẢNH HƯỞNG CỦA TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN CỦA NHO GIÁO
ĐẾN TƯ TƯỞNG NGUYỄN TRÃI
3.1. Nguyễn Trãi và thời đại của ông
3.1.1. Sơ lược thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Trãi
Nguyễn Trãi sinh năm 1380 tại Hà Tây, nay là Hà Nội. Tròn 20 tuổi, Nguyễn Trãi thi đỗ
Thái học sinh. Kháng chiến nhà Hồ chống giặc minh thất bại, cha con Hồ Quý Ly và một số triều
thần, tướng lĩnh trong đó có Nguyễn Phi Khanh đều bị giặc bắt và đưa về Trung Quốc. Nguyễn Trãi
theo đoàn xe tù lên ải Nam Quan với ý định theo hầu hạ cha già trong lúc bị tù đày nhưng nghe lời
cha trở về tìm kiếm cơ hội rửa nhục được cho nước, trả thù được cho cha. Nguyễn Trãi bị quân
Minh bắt và giam lỏng ở Đông Quan trong gần 10 năm. Đây chính là khoảng thời gian ông nung
nấu kế sách bình Ngô. Năm 1417, Nguyễn Trãi đã từ bỏ lập trường giai cấp quý tộc, tham gia vào
phong trào khởi nghĩa Lam Sơn. Kháng chiến thắng lợi, Nguyễn Trãi được ban thưởng và được
giao giữa chức vụ quan trọng. Đến thời vua Lê Thái Tông, cuộc đấu tranh trong nội bộ triều Lê đã
dẫn tới vụ án Lệ chi viên và chấm dứt cuộc đời Nguyễn Trãi.
3.1.2. Thời đại của Nguyễn Trãi
Thời đại của Nguyễn Trãi là thời đại gắn liền với nhu cầu về đường lối giải phóng dân tộc
khỏi áp bức, nô dịch và xây dựng đất nước. Vào thời Trần, nhân dân ta đã ba lần chiến thắng quân
Nguyên Mông. Đến nửa sau thế kỷ XIV, mâu thuẫn xã hội gay gắt, kinh tế đình đốn, đất nước rơi
vào khủng hoảng. Năm 1400, nhà Hồ thay thế nhà Trần, các chính sách cải cách tiếp tục được thi
hành song thành quả vẫn chưa rõ nét, xã hội vẫn tiếp tục khủng hoảng. Năm 1406, giặc Minh xâm
lược nước ta, chỉ vài tháng cầm cự, nhà Hồ nhanh chóng thất bại, đất nước rơi vào tay giặc. Giai cấp
quý tộc nhà Trần cũng nổi lên đánh giặc nhưng các cuộc đấu tranh nhỏ lẻ của họ đều thất bại. Năm
1416, Lê Lợi khởi nghĩa, bắt đầu tiến hành đấu tranh vũ trang giải phóng dân tộc. 10 năm sau, khởi
nghĩa Lam Sơn hoàn toàn thắng lợi, đất nước được giải phóng. Nhà nước phong kiến Lê Sơ tiếp tục
kế thừa những cải cách kinh tế còn dở dang trong triều đại nhà Hồ để vực dậy quan hệ sản xuất, tạo

đà để nền sản xuất phát triển. Chế độ phong kiến quan liêu tập quyền Lê Sơ phát triển lên đến đỉnh
cao tạo điều kiện thuận lợi để Nho giáo được xác lập vị trí như một công cụ đắc lực nhất chi phối tư
tưởng xã hội. Ảnh hưởng của Nho giáo vì thế mà ngày càng mạnh mẽ. Tuy vậy, không phải ai trong
hàng ngũ quan lại, Nho sỹ cũng tiếp nhận một cách thụ động, phổ biến một cách rập khuân nội dung
Nho học. Không ít người trong giới Nho học biết tìm cách cải biến, Việt hóa và phát triển Nho giáo.
Điển hình là Nguyễn Trãi.
18
3.2. Nguyễn Trãi tiếp thu, phát triển tư tưởng nhân văn của Nho giáo
3.2.1.Tư tưởng của Nguyễn Trãi về quyền được sống trong một cộng đồng tự do, một quốc gia
độc lập của nhân dân Đại Việt
Tư tưởng của Nguyễn Trãi về quyền được sống, sống trong một cộng đồng tự do của nhân
dân Đại Việt là tư tưởng của một nho sỹ yêu nước, thương dân sinh. Nguyễn Trãi đã phản ánh tâm
lý đòi hỏi sự sinh tồn của con người. Ông đã tiếp thu và mở rộng tư tưởng nhân văn của Nho giáo
về vấn đề coi trong sinh mệnh sự sống của con người. Sinh mệnh, sự sống trong tinh thần nhân văn
của Nguyễn Trãi gắn liền với sự tồn vong của dân tộc. Nguyễn Trãi đã vận dụng một cách sáng tạo
những phạm trù đạo đức của Nho giáo vào thực tiễn đất nước.
Tính cộng đồng trong Nho giáo vẫn còn chung chung, quốc trong quan niệm của họ cũng
chỉ là quốc gia nhỏ gắn với một ông vua còn trong tư tưởng Nguyễn Trãi, tinh thần yêu nước, dân
tộc độc lập là vì lợi ích của cả quốc gia. Không những thế, với các tiêu chí cụ thể, lợi ích của Đại
Việt không những không mâu thuẫn với quốc gia khác để rơi vào chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi mà còn
là vì mục tiêu hữu hảo giữa các dân tộc trên tinh thần hòa bình, hữu nghị, tôn trọng lẫn nhau, mang
đầy tính nhân văn: tắt muôn đời chiến tranh trên tinh thần giữ vẹn bờ cõi, an ninh.
3.2.2. Tư tưởng của Nguyễn Trãi về nhân nghĩa – con đường để hiện thực hóa quyền con người
Nguyễn vận dụng nhân nghĩa của Nho giáo, đạo nhân nghĩa trong tư tưởng Nguyễn Trãi vượt
qua phạm vi nhân nghĩa của Nho giáo chính thống để mang tính phổ quát, tiến gần hơn với bản chất
của thuật ngữ nhân nghĩa. Tuy trong tư tưởng của Nguyễn Trãi không tìm thấy những thuật ngữ hiện
đại với tính chất trực tiếp nói về các vấn đề liên quan tới quyền con người nhưng tư tưởng của ông
cho thấy ông coi nhân nghĩa là công cụ, biện pháp, con đường để không chỉ đạt được mục tiêu giải
phóng nhân dân, giải phóng dân tộc mà còn duy trì và nâng cao đời sống cho nhân dân.
Thứ nhất, nhân nghĩa đối với Nguyễn Trãi là một con đường để góp phần hiện thực hóa

được quyền sống của con người. Nguyễn Trãi đã sử dụng và xây dựng nhân nghĩa thành một đường
lối chính trị, một chính sách cứu nước. Nó được sử dụng như ngọn cờ, là mục đích và vũ khí trong
cuộc kháng chiến chống quân xâm lược của khởi nghĩa Lam Sơn. Cùng với binh lực, chủ trương nhân
nghĩa là công cụ góp phần giải phóng nhân dân ta, kết thúc chiến tranh, hiện thực hóa quyền được tồn
tại, được sống trong một cộng đồng tự do. Nhân nghĩa trong tư duy của Nguyễn Trãi còn được mặc
định là hành động vì lẽ phải, vì cái thiện nói chung. Ông đã thể hiện tinh thần nhân văn sâu sắc khi đặt
niềm tin vào sức mạnh chuyển dịch thế cục của con người.
Thứ hai, nhân nghĩa là một con đường duy trì và mở rộng phạm vi thực hiện quyền con
người. Nguyễn Trãi đã khẳng định tâm ý hiếu sinh bằng việc tha chết cho hàng binh để tắt muôn
đời chiến tranh, giải phóng dân tộc. Với Nguyễn Trãi, nhân nghĩa còn phải là hành động lo cho dân
sinh về đời sống thực của họ để duy trì sự tiếp nối của việc thực hiện quyền con người. Bản thân
quan điểm nhân nghĩa với tư tưởng thân dân này của Nguyễn Trãi cũng là sự kế thừa và phát triển
19
giáo lý Khổng Mạnh nhưng Nguyễn Trãi đã vượt lên trên lối tư duy truyền thống của Nho giáo,
thấy được vị trí, vai trò lịch sử của nhân dân.
Nguyễn Trãi đã dùng khái niệm nhân nghĩa để mở rộng phạm vi, đối tượng cần bảo vệ sinh
mệnh với hy vọng Nam, Bắc từ nay vô sự. Ông đã vượt qua giới hạn hẹp hòi và thiển cận của tư
tưởng nhân nghĩa Nho giáo để đến với con người, bất kể đó là người của dân tộc mình hay dân tộc
khác. Giá trị nhân văn trong tư tưởng Nguyễn Trãi đã đạt đến tinh thần nhân loại.
3.2.3. Tư tưởng về xã hội lý tưởng như là môi trường thực hiện quyền con người
Nguyễn Trãi cũng mơ về thời Nghiêu Thuấn với những tiền đề cụ thể đầu tiên Xã hội đó,
theo Nguyễn Trãi sẽ được dựa trên một nền văn trị . Tư tưởng này của Nguyễn Trãi xét là sản phẩm
của điều kiện lịch sử lúc bấy giờ đồng thời việc lấy mô hình xã hội Nghiêu Thuấn cũng đáp ứng yêu
cầu lý luận về một xã hội tốt đẹp mà con người hướng tới. Ước mơ về một xã hội lý tưởng của
Nguyễn Trãi gắn chặt với chủ nghĩa yêu nước truyền thống và bắt nguồn tư tư tưởng nhân văn tốt
đẹp với hy vọng giải phóng nhân dân khỏi mọi sự áp bức, ràng buộc, chuyên chế, phi lý, hà khắc.
Hơn thế nữa, tư tưởng dùng văn trị gần với tư tưởng coi trọng văn hóa, sử dụng phương pháp văn
hóa trong điều hành chính sự là một bước nâng chính trị lên tầm nhân văn.
Tiểu kết chương 3
1. Thời đại của Nguyễn Trãi là thời đại chứng kiến nhiều bước chuyển mình lịch sử của dân

tộc. Chính thời đại ấy đã quy định và đưa ra yêu cầu về đường lối giải phóng đất nước, giải phóng
con người khỏi áp bức bóc lột lên. Thực tiễn lịch sử dân tộc, truyền thống gia đình cộng thêm các
nhân tố chủ quan và khách quan khác đã khiến cho sự tiếp nhận Nho giáo của Nguyễn Trãi nói
chung và sự ảnh hưởng của tư tưởng nhân văn Nho giáo đến Nguyễn Trãi nói riêng có nhiều khác
biệt. Sự khác biệt giúp Nguyễn Trãi để lại dấu ấn vinh danh chủ nghĩa nhân văn Đại Việt.
2. Ảnh hưởng của tư tưởng nhân văn của Nho giáo trong tư tưởng Nguyễn Trãi rất rõ nét.
Nhưng tư tưởng nhân văn của Nho giáo đã được Nguyễn Trãi kế thừa, bổ sung, phát triển ở những
phạm vi nhất định. Tư tưởng nhân văn của ông thể hiện ở những nội dung chính: Tư tưởng về
quyền được sống trong một cộng đồng tự do và quốc gia độc lập của nhân dân Đại Việt; Tư tưởng
về nhân nghĩa - con đường để hiện thực hóa quyền con người; Tư tưởng về xã hội lý tưởng như là
môi trường thực hiện quyền con người.
3. Với một sự đối sánh tương đối, có thể thấy rõ sự ảnh hưởng, sự kế thừa và phát triển của
Nguyễn Trãi đối với tư tưởng nhân văn của Nho giáo. Trong tính kế thừa và nâng tầm, tư tưởng nhân
văn của Nguyễn Trãi vẫn còn có những hạn chế nhất định. Tuy nhiên, những hạn chế mang tính thời
đại không thể bác bỏ hay phủ định những thành tựu mà Nguyễn Trãi đã đạt được. Lịch sử đã ghi nhận
những đóng góp của Nguyễn Trãi đối với cách mạng giải phóng dân tộc và lịch sử cũng tiếp tục ghi
nhận ý nghĩa của tư tưởng nhân văn Nguyễn Trãi đối với việc tiếp thu, phát triển tư tưởng nhân văn
Việt Nam.
20
Chương 4
Ý NGHĨA CỦA TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN NGUYỄN TRÃI
ĐỐI VỚI VIỆC TIẾP THU, PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN VIỆT NAM
4.1.Tổng kết thực tiễn, phát triển chủ nghĩa yêu nước truyền thống
Tư tưởng nhân văn của Nguyễn Trãi là sự tiếp tục truyền thống nhân văn của một dân tộc
coi trọng tình người, yêu thương đồng bào, đồng loại, khát vọng hòa bình…đồng thời là tư tưởng
phản ánh hiện thực khách quan, phản ánh nguyện vọng chính đáng của con người trong bối cảnh xã
hội lúc đó. Từ chính thực tiễn của dân tộc, Nguyễn Trãi đã tổng kết thực tiễn, khái quát lên một bức
tranh toàn cảnh về đất nước trong thời điểm lịch sử cụ thể lúc đó. Bức tranh không chỉ làm thức tỉnh
lòng yêu nước của những người dân Việt mà còn khơi dậy sự đồng cảm, sẻ chia giữa con người với
con người để cùng lên án chiến tranh. Chủ nghĩa yêu nước lấy tự tôn, tự hào dân tộc làm cơ sở, lấy

bảo vệ lợi ích dân tộc, lợi ích nhân dân làm mục tiêu trong tư tưởng Nguyễn Trãi là một hệ thống
quy chuẩn khá đầy đủ, hiệu chỉnh các đối tượng khác nhau và mang tính chất nhân văn với những
đặc điểm mang tính phổ biến toàn nhân loại.
4.2. Gắn liền giải phóng dân tộc với giải phóng con người
Nhận thức được bản chất và quy luật của chiến tranh, Nguyễn Trãi đã hoạch định và tổ chức
được một cuộc chiến tranh toàn dân. Đây là điểm mấu chốt đưa đến thắng lợi giải phóng dân tộc.
Bên cạnh đó, khi tự hào tự tôn dân tộc, khẳng định quyền được sống trong một quốc gia độc lập của
nhân dân Đại Việt, Nguyễn Trãi cũng đã bày tỏ tinh thần hòa hiếu của một dân tộc hiếu sinh, mong
ước hòa bình cho con người nói chung. Tư tưởng của Nguyễn Trãi thực sự đã chạm tới vạch biên của
tư tưởng hòa bình thời hiện đại. Đó là tinh thần nhân văn xuất phát từ con người và vì con người. Giải
phóng dân tộc, giải phóng con người trong bối cảnh hiện nay ở Việt Nam là giải phóng dân tộc và con
người Việt Nam khỏi nghèo nàn, lạc hậu và khỏi sự phát triển thua kém các dân tộc khác trên thế giới.
4.3. Củng cố niềm tin, xây dựng lý tưởng, cổ vũ tinh thần gìn giữ và phát huy văn hóa dân tộc
Nguyễn Trãi đã dùng lịch sử làm minh chứng, dùng sức mạnh thiên nhiên để so sánh, dùng
giá trị vật chất và tinh thần để động viên, dùng mô hình lý tưởng để làm mục tiêu hướng đến…cho
nên tư tưởng nhân văn của ông có giá trị củng cố niềm tin và xây dựng lý tưởng cho con người.
Triết lý nhân sinh của Nguyễn Trãi phù hợp với triết lý sống thuần hậu của người Việt cho nên dễ
lay động lòng người, tạo dựng được niềm tin. Nguyễn Trãi đã cổ vũ và tham gia vào dòng chảy giữ
gìn bản sắc văn hóa dân tộc…Về mặt không gian, một tinh thần đoàn kết quốc tế trên cơ sở độc lập
tự chủ của mỗi quốc gia vẫn đang là khẩu hiệu để xây dựng ngôi nhà trái đất chung. Về mặt thời gian,
trong xu thế toàn cầu hóa, các giá trị nhân văn như yêu nước, độc lập dân tộc, văn hóa truyền thống…
vừa là di sản quý báu của dân tộc, vừa là hành trang không thể thiếu trong quá trình hội nhập. Đảng
và Nhà nước luôn Nhận thức sâu sắc vấn đề này và đề ra các chiến lược nhằm thực hiện mục tiêu phát
triển đất nước trong điều kiện hội nhập.
21
4.4. Định hướng tư duy và bồi dưỡng tư tưởng cộng đồng
Có thể nói, giá trị định hướng tư duy, hành động và bồi dưỡng tư tưởng cộng đồng của tư
tưởng nhân văn Nguyễn Trãi đã được minh chứng bằng thắng lợi vẻ vang của khởi nghĩa Lam Sơn.
Nguyễn Trãi, bằng ngòi bút, không chỉ bút chiến với kẻ thù mà phản ánh trực tiếp tồn tại xã hội cụ
thể của xã hội Việt Nam lúc bấy giờ. Hơn thế nữa, nguyện vọng giải phóng dân tộc, độc lập dân tộc,

bình đẳng với các dân tộc khác… của Nguyễn Trãi còn tiệm cận gần sát đến nội dung của lý tưởng
nhân văn hiện đại vì con người trên tinh thần đoàn kết quốc tế. Nguyễn Trãi đã đóng góp không chỉ
cho lịch sử dân tộc mà ông còn đóng góp cho lịch sử tư tưởng chính trị thế giới vào nửa đầu thế kỷ
XV. Về sau, dưới ánh sáng của khoa học hiện đại, dưới sự dẫn đường của chủ nghĩa Mác Lênin và
tư tưởng Hồ Chí Minh, nó vẫn còn được tiếp tục phát triển thêm nữa.
Tiểu kết chương 4
1. Đối với Nguyễn Trãi, sự tiếp biến của Nho giáo nói chung và tư tưởng nhân văn của Nho
giáo nói riêng là kết quả tất yếu bởi sự kết hợp của cả hai yếu tố: điều kiện khách quan và nhân tố
chủ quan. Nhờ vậy, tư tưởng nhân văn của Nguyễn Trãi được xem là một hiện tượng trong dòng
chảy của chủ nghĩa nhân văn dân tộc. Tư tưởng nhân văn của Nguyễn Trãi có ý nghĩa quan trọng
trong việc tiếp thu, phát triển tư tưởng nhân văn ở Việt Nam. Ý nghĩa này thể hiện tập trung ở một
số nội dung: Tổng kết thực tiễn, phát triển chủ nghĩa yêu nước trên tinh thần lấy cố kết cộng đồng,
tự tôn dân tộc làm cơ sở, lấy bảo vệ lợi ích dân tộc, lợi ích nhân dân làm mục tiêu; Giải phóng dân
tộc, giải phóng con người; Củng cố niềm tin, xây dựng lý tưởng, phát huy văn hóa truyền thống dân
tộc; Định hướng tư duy, hành động, bồi dưỡng tư tưởng cộng đồng.
2. Xuất phát điểm, khi nêu tư tưởng và quan điểm của mình, mục đích của Nguyễn Trãi là tập hợp
được lực lượng mạnh mẽ để kháng chiến giành thắng lợi, giải phóng dân tộc nhưng giá trị mà nó
mang lại vượt qua phạm vi của một cuộc kháng chiến để đến gần hơn với việc xác lập cách xử lý
các mối quan hệ của con người, giải phóng con người khỏi áp bức bất công, hướng đến và xây dựng
một môi trường xã hội ngày càng giàu nhân tính hơn. Không những thế, từ ý nghĩa của tư tưởng
nhân văn Nguyễn Trãi đối với việc tiếp thu, phát triển tư tưởng nhân văn truyền thống Việt Nam có
thể thấy nhiều nội dung vẫn còn giá trị trong điều kiện hiện nay. Đây có thể xem như là kết quả phái
sinh tất yếu có nguồn gốc từ tính phổ biến toàn nhân loại của các giá trị nhân văn – điểm giao nhau
và gặp gỡ của các tư tưởng vì con người và cuộc sống đích thực của con người. Những di sản mà
Nguyễn Trãi để lại còn trở thành cơ sở để hậu thế có quyền tự hào vì ngay trong dòng chảy của tư
tưởng nhân văn Việt Nam đã có những người con mà tư duy của họ đã đạt đến tầm thời đại.
22
KẾT LUẬN CHUNG
1. Tư tưởng nhân văn là thành tố cấu tạo nên chủ nghĩa nhân văn, được dùng để chỉ các
quan niệm tích cực về con người, cách sống của con người, xã hội loài người. Nhìn chung các tư

tưởng nhân văn nảy sinh đều gắn với chính cuộc sống của con người. Cho nên, điều kiện thực tiễn
khách quan là yếu tố đầu tiên quy định sự nảy sinh, tồn tại và phát triển của các tư tưởng vì con
người. Nho giáo chính là học thuyết cho thấy toàn cảnh xã hội và thân phận con người thời Xuân
Thu – Chiến Quốc. Không khó để tìm thấy các tư tưởng nhân văn của Nho giáo. Những tư tưởng,
theo một khía cạnh nhất định mà xét không chỉ giúp Nho giáo trong việc dễ được tiếp nhận trên
những lãnh địa mà nó đặt chân mà còn giúp cho Nho giáo có một sức mạnh nội sinh để thay vì phải
áp đặt với tư cách là hệ tư tưởng của giai cấp thống trị nó được đón nhận, thẩm thấu một cách chủ
động, tự giác với tư cách là một học thuyết liên quan đến hoàn thiện nhân cách con người.
2. Những tư tưởng nhân văn khởi phát trong Nho giáo được thể hiện tập trung ở: tư tưởng về
sinh mệnh, sự sống của con người; tư tưởng về lẽ sống của con người; tư tưởng về tính tương liên giữa
ý thức về cá nhân, gia đình và ý thức cộng đồng; tư tưởng chấp nhận và tìm cách đáp ứng khát vọng
hạnh phúc của con người…Dù còn nhiều hạn chế nhưng có thể nói Nho giáo với những tư tưởng nhân
văn của mình đã góp phần phản ánh số phận con người trong điều kiện lịch sử lúc đó với những hy
vọng, nỗ lực để tự hoàn thiện nhân cách thông qua việc thực hiện đạo làm người. Những khát vọng
hạnh phúc dù mơ hồ, không tưởng nhưng là niềm tin vào một ngày mai tươi sáng cho con người so với
thực tế tối tăm mà con người đang phải chịu. Hơn thế nữa, đó là tư tưởng cho thấy sự trân quý đối với
con người, tin tưởng vào bản tính người và sức mạnh hiện thực của con người.
3. Tư tưởng Nguyễn Trãi là tư tưởng của một nhà nho Việt Nam tiêu biểu. Ông kế thừa Nho
giáo ở những nội dung mang tính nhân văn khởi phát. Tiền đề Nho học đã bồi đắp thêm tư tưởng
nhân đạo vốn có của ông để đưa giá trị của nó vượt xa hơn thực tại khách quan với ý nghĩa là lý
luận dẫn đường đã được thực tiễn kiểm nghiệm. Tính nhân văn vì con người không dừng ở những
quyền con người trước mắt, hiện tại mà thực sự hướng đến một lý tưởng vì con người theo đúng
nghĩa. Tuy rằng, lý tưởng ấy là ảo tưởng và có nhiều điểm chưa vượt qua khỏi giới hạn lịch sử vì
chỉ dừng lại ở mô hình xã hội Nghiêu Thuấn song nhìn nhận theo một khía cạnh nhất định có thể
thấy tư tưởng nhân văn của Nguyễn Trãi mang những giá trị hiện thực được thực tiễn lịch sử ghi
nhận và lịch sử tiếp tục minh chứng cho sức sống, tính hợp lý và tư duy vượt thời đại của Nguyễn
Trãi.
4. Những cống hiến về mặt tư duy lý luận của Nguyễn Trãi không chỉ được đánh dấu như một
hiện tượng trong lịch sử tư tưởng dân tộc mà sức sống và tầm khái quát của nó thực sự đã vượt qua
các giới hạn không gian, thời gian. Có thể nói, “Tư duy của Nguyễn Trãi là tư duy biện chứng và

khoa học. Biện chứng ở cách nhìn sự vật trong mối liên hệ, trong sự chuyển hóa, trong phát triển,
trong sự tác động qua lại của nhiều yếu tố. Khoa học ở trình độ khái quát, ở chiều sâu của tư duy, ở
mức độ phản ánh hiện thực, ở khả năng hướng dẫn hành động…” [128, tr.293]. Không những thế, tư
23
tưởng nhân văn của Nguyễn Trãi không chỉ dừng ở vai trò lý luận dẫn đường mà còn xung kích vào
lĩnh vực cải tạo thực tiễn, mang lại những kết quả hiện thực được lịch sử xác nhận. Cho nên, Nguyễn
Trãi không chỉ đóng góp với tư cách là một nhà tư tưởng góp phần tạo nên bản lĩnh văn hóa nhân văn
dân tộc Nguyễn Trãi không chỉ đóng vai trò một nhà tư tưởng, quân sự hay ngoại giao mà trước hết
ông được lịch sử tôn vinh bởi sự cống hiến hết mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và giải phóng
con người. Tư tưởng Nguyễn Trãi nói chung, tư tưởng nhân văn của Nguyễn Trãi nói riêng, vì thế, có
một ý nghĩa quan trọng trong việc tiếp thu, phát triển tư tưởng nhân văn ở Việt Nam.
24

×