BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THỂ DỤC THỂ THAO
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TÓM TẮT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG
MỘT SỐ BÀI TẬP BỔ TRỢ CHUYÊN MÔN
NHẰM NÂNG CAO THÀNH TÍCH NHẢY XA KIỂU NGỒI
CỦA NAM HỌC SINH LỚP 9 TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
AN ĐỊNH - HUYỆN MỎ CÀY - TỈNH BẾN TRE
Người hướng dẫn khoa học: Nhóm thực hiện:
PGS.TS. Nguyễn Anh Tuấn Trương Hồng Hải
Nguyễn Thanh Hùng
Phạm Hữu Nghiệp
Thành phố Bến Tre - 2010
1.ĐẶT VẤN ĐỀ:
Thể dục thể thao là một bộ phận của nền văn hóa chung, là một sự tổng
hợp những thành tựu xã hội trong sự nghiệp sáng tạo và sử dụng những biện
pháp chuyên môn để điều khiển sự phát triển thể chất của con người một cách
có chủ định nhằm nâng cao sức khỏe, kéo dài tuổi thọ.
Như vậy giáo dục thể chất ngày càng chiếm một vị trí quan trọng trong nền
giáo dục nước nhà. Mục tiêu giáo dục thể chất là đào tạo con người phát triển
toàn diện, đào tạo những chủ nhân tương lai của đất nước là người tài đức vẹn
toàn, để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Để bắt kịp với sự phát triển đó Bộ giáo dục và đào tạo đã không ngừng
nghiên cứu cải tiến nội dung, đổi mới phương pháp giảng dạy cho các môn học
trong đó có môn học giáo dục thể chất.
Trong thời gian gần đây nền thể thao nước nhà phát triển mạnh mẽ, có
những bước nhảy vọt trong khu vực và trên thế giới. Do đó đã có nhiều người
tập luyện hơn, trong đó có môn điền kinh. Điền kinh là nền tản phát triển các tố
chất thể lực, là cơ sở phát triển các môn thể thao khác và là một nội dung
không thể thiếu của chương trình giáo dục thể chất trong các trường phổ
thông.
Thông qua thành tích nhảy xa ở các lần thi đấu hội
khoẻ phù đổng, hội thao hè hàng năm ở trường, huyện và
tỉnh tổ chức. Chúng tôi nhận thấy rằng thành tích đạt được
ở các lần thi đấu này là còn hạn chế do nhiều nguyên
nhân, trong đó có một phần không nhỏ là do một số bài
tập bổ trợ chuyên môn chưa phù hợp nên chưa phát huy
hết khả năng tiềm ẩn của học sinh.
Vì vậy để việc vận dụng hệ thống các bài tập bổ trợ
chuyên môn cho học sinh một cách có hiệu quả, phù hợp
với điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường và đặc điểm
tâm sinh lý lứa tuổi, nên chúng tôi chọn đề tài:
“ NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MỘT SỐ BÀI TẬP BỔ TRỢ CHUYÊN MÔN
NHẰM NÂNG CAO THÀNH TÍCH MÔN NHẢY XA KIỂU NGỒI CỦA NAM HỌC
SINH LỚP 9 TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ AN ĐỊNH – HUYỆN MỎ CÀY – TỈNH
BẾN TRE ”.
1.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của chúng tôi là lựa chọn, xác định và tìm
hiểu hiệu quả việc sử dụng các bài tập bổ trợ chuyên môn nhằm nâng
cao thành tích nhảy xa cho học sinh. Kết quả nghiên cứu có thể góp
phần nâng cao chất lượng giảng dạy môn nhảy xa cho học sinh cấp
học trung học cơ sở, và là tài liệu tham khảo cho công tác giáo dục thể
chất.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nghiên cứu đề ra, chúng tôi thực hiện
các mục tiêu nghiên cứu sau đây:
1.2.1. Mục tiêu
- Nghiên cứu lựa chọn và xác định một số bài tập bổ trợ chuyên
môn nhằm nâng cao thành tích môn nhảy xa kiểu ngồi cho học sinh
lớp 9 trường trung học cơ sở An Định, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre.
- Đánh giá hiệu quả ứng dụng các bài tập bổ trợ chuyên môn nhằm
nâng cao thành tích môn nhảy xa kiểu ngồi cho học sinh lớp 9 trường
THCS An Định, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre.
Chương 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VÀ BÁC HỒ VỀ CÔNG
TÁC GIÁO DỤC THỂ CHẤT
1.2. CÔNG TÁC GIÁO DỤC THỂ CHẤT ĐƯỢC THỰC HIỆN Ở MỘT
SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
1.3. ĐẶC ĐIỂM TÂM, SINH LÝ VÀ GIẢI PHẨU CỦA HỌC SINH
THCS LỨA TUỔI 14 – 15
1.3.1. Đặc điểm tâm lý
1.3.2. Đặc điểm sinh lý
1.3.3. Đặc điểm giải phẫu
1.4. ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN TỐ CHẤT THỂ LỰC
1.4.1 Sức nhanh
1.4.2 Sức mạnh
1.5. ĐẶC ĐiỂM CHÍNH CỦA KĨ THUẬT NHẢY XA
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.1. Phương pháp tham khảo tài liệu
2.1.2. Phương pháp phỏng vấn bằng phiếu
2.1.3: Phương pháp kiểm tra sư phạm
2.1.4: Phương pháp thực nghiệm sư phạm
2.1.5. Phương pháp toán thống kê:
2.2. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.2.1. Khách thể nghiên cứu:
2.2.2. Tiến độ nghiên cứu:
2.2.3. Địa điểm nghiên cứu:
2.2.4. Trang thiết bị phục vụ nghiên cứu:
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. Lựa chọn và xác định một số test đánh giá thành tích nhảy
xa kiểu ngồi cho nam học sinh lớp 9, trường THCS An Định,
huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre.
3.1.1. Xác định một số test đánh giá thành tích nhảy xa kiểu
ngồi của nam học sinh lớp 9, trường THCS An Định, huyện Mỏ
Cày, tỉnh Bến Tre.
Để đánh giá thành tích nhảy xa kiểu ngồi của nam học
sinh lớp 9, vấn đề đầu tiên đặt ra trước nhà sư phạm là phải có
một số test đánh giá. Để giải quyết vấn đề trên, chúng tôi tiến
hành theo các bước sau:
Bước 1: Thu thập, thống kê một số test đã được sử
dụng để đánh giá thành tích nhảy xa cho nam học sinh, trong
các tư liệu lưu trữ hiện có.
Bước 2: Dùng phiếu phỏng vấn để lấy ý kiến của các giáo viên, huấn luyện
viên, các nhà chuyên môn, qua đó để tuyển chọn các test có giá trị sử dụng
cao và có tính khả thi trong thực tiễn.
Với mục đích lựa chọn một cách khoa học, khách quan và chính xác
các test đánh giá thành tích nhảy xa cho nam học sinh, đề tài đã tiến hành
phỏng vấn bằng phiếu, 2 lần với các huấn luyện viên, các nhà chuyên môn,
giáo viên, trong tỉnh về các test đánh giá thành tích nhảy xa cho nam học
sinh lớp 9.
* Cách trả lời theo 3 mức:
+ Rất quan trọng : 3 điểm.
+ Quan trọng : 2 điểm.
+ Bình thường : 1 điểm.
Các test đánh giá được đưa ra trong phiếu phỏng vấn là kết quả của
việc nghiên cứu các tài liệu liên quan và sự quan sát sư phạm các buổi tập
của học sinh, vận động viên dưới sự hướng dẫn của thầy, cô giáo đứng lớp.
Phỏng vấn được tiến hành cách nhau một tháng, theo cùng một cách đánh
giá, trên cùng một hệ thống các bài tập và trên cùng một đối tượng. Kết quả
phỏng vấn các test đánh giá thành tích nhảy xa cho nam học sinh, được
phản ánh ở bảng 3.1:
Bảng 3.1. Cho thấy, kết quả phỏng vấn
có sự tương đồng của các ý kiến trả
lời. Những test nào trong lần phỏng
vấn thứ nhất được đánh giá cao, thì
hầu như ở lần thứ hai cũng được đánh
giá cao. Trái lại, những test nào được
đánh giá thấp trong lần phỏng vấn thứ
nhất, thì cũng không được tán đồng
trong lần phỏng vấn thứ hai.
Stt Chỉ tiêu
Kết quả phỏng
vấn lần 1
(n = 30)
Kết quả phỏng
vấn lần 2
(n = 30)
Điểm Tỷ lệ (%) Điểm Tỷ lệ (%)
1 Chạy 30m tốc độ cao (s) 70 77.77 69 76.66
2 Chạy 30m xuất phát cao
(s)
68 75.55 65 72.22
3 Bật xa tại chổ (cm) 86 95.55 82 91.11
4 Nhảy dây (lần/30s) 67 74.44 68 75.55
5 Bật nhảy 3 bước 65 72.22 67 74.44
6 Nhảy xa kiểu ngồi (cm) 90 100 88 97.77
Bảng 3.1: Kết quả phỏng vấn xác định một số test đánh giá
thành tích nhảy xa kiểu ngồi của nam học sinh lớp 9.
Vấn đề đặt ra là lựa chọn một số test đánh giá
kết quả hai lần phỏng vấn? Theo những tác giả đi
trước test lựa chọn là test có sự tán đồng ít nhất từ
80% ý kiến trở lên ở mức rất quan trọng cả hai lần
phỏng vấn. Thống nhất với quan điểm đó ở mức tán
đồng rất quan trọng (bảng 3.1), chúng tôi chỉ chọn
được 2 test chuyên môn nhằm đánh giá thành tích
nhảy xa kiểu ngồi của nam học sinh lớp 9 có tỷ lệ
chiếm trên 80% số điểm tối đa (90 điểm) qua hai lần
phỏng vấn đủ điều kiện để đưa vào sử dụng trong
thực tiễn, đó là:
– Bật xa tại chổ (cm) – tương ứng 95.55 % và 91.11 %
– Nhảy xa (cm) – tương ứng 100 % và 97.77 %
Như vậy các test còn lại gồm:
– Chạy 30m tốc độ cao (s) – tương ứng 77.77 % và 76.66 %
– Chạy 30m xuất phát cao (s) – tương ứng 75.55 % và 72.22 %
– Nhày dây – tương ứng 74.44 % và 75.55 %
– Bật nhảy 3 bước – tương ứng 72.22 % và 74.44 %
Đều không có sự nhất trí cao mức “Rất quan
trọng” (< 80%) ở cả hai lần phỏng vấn, nên chúng tôi
loại ra khỏi những sự khảo sát tiếp theo. Tuy nhiên,
để đảm bảo tính khách quan, cũng nhằm tránh
những sai sót của bản thân khi tuyển chọn các test
chuyên môn, ở mỗi phiếu phỏng vấn chúng tôi thêm,
2 câu hỏi bỏ trống để các nhà chuyên môn, giáo viên
ở môn điền kinh có thể bổ sung các test mà theo họ
là cần thiết để đánh giá thành tích nhảy xa của nam
học sinh. Kết quả chúng tôi đã thu được 2 ý kiến bổ
sung thêm 2 test, nhưng vì thực tế số ý kiến tán
thành sử dụng quá ít, nên chúng tôi không bổ sung
thêm.
3.1.2. Lựa chọn một số bài tập bổ trợ chuyên môn
nhằm nâng cao thành tích nhảy xa kiểu ngồi cho nam
học sinh lớp 9 trường THCS An Định, huyện Mỏ Cày,
tỉnh Bến Tre.
Để giải quyết nhiệm vụ đặt ra cần tiến hành hai
vấn đề:
Vấn đề 1: Lựa chọn một số bài tập bổ trợ chuyên
môn nhằm nâng cao thành tích nhảy xa kiểu ngồi cho
nam học sinh lớp 9 trường THCS An Định, huyện Mỏ
Cày, tỉnh Bến Tre.
Vấn đề 2 : Xác định một số bài tập bổ trợ chuyên
môn nhằm nâng cao thành tích nhảy xa kiểu ngồi cho
nam học sinh lớp 9 trường THCS An Định, huyện Mỏ
Cày, tỉnh Bến Tre.
3.1.3. Định hướng lựa chọn một số bài tập bổ trợ chuyên môn nhằm
nâng cao thành tích nhảy xa kiểu ngồi cho nam học sinh lớp 9:
Để lựa chọn một số bài tập bổ trợ chuyên môn nhằm nâng
cao thành tích nhảy xa kiểu ngồi một cách chặt chẽ và khoa học,
chúng tôi định hướng những yêu cầu của quá trình lựa chọn bài tập,
đó là:
– Các bài tập phải có tác dụng trực tiếp đến đối tượng tập
luyện.
– Các bài tập phải phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi cũng như
quá trình phát triển thành tích của học sinh.
– Các bài tập phải hình thành được kỹ năng – kỹ xảo vận
động.
– Các bài tập phải đa dạng hoá các hình thức tập luyện, đơn
giản dụng cụ bổ trợ.
– Các bài tập phải hợp lý vừa sức và nâng dần độ khó, khối
lượng tập luyện, đảm bảo an toàn tránh xảy ra chấn thương.
3.1.4. Lựa chọn một số bài tập bổ trợ chuyên môn
nhằm nâng cao thành tích nhảy xa kiểu ngồi cho nam
học sinh lớp 9:
Để có cơ sở khoa học cho việc lựa chọn các bài
tập cụ thể nhằm mục đích nâng cao thành tích nhảy xa
kiểu ngồi cho nam học sinh lớp 9 trường THCS An
Định, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre, bằng phương pháp
đọc tham khảo tài liệu cũng như quan sát các buổi lên
lớp của các giáo viên, huấn luyện viên điền kinh và qua
thực tiễn giảng dạy, chúng tôi đã tổng hợp được 15 bài
tập có liên quan đến việc phát triển nâng cao thành tích
của nam học sinh đó là:
1. Chạy 30m tốc độ cao (s)
2. Chạy 30m xuất phát cao
(s)
3. Lò cò trên một chân
(lần/ 30s)
4. Nhảy dây (lần/30s)
5. Bật cao tại chổ (cm)
6. Bật nhảy đổi chân
(lần/30s)
7. Đứng lên ngồi xuống
trên một chân (lần /30s)
8. Bật xa tại chỗ (cm)
9. Bật nhảy trên hố cát
(lần/30s)
10. Chạy lắp lại 3 × 30m
11. Chạy đạp sau 30m
12. Chạy nâng cao đùi
nhanh 10 giây
13. Chạy nâng cao đùi
30m
14. Bật lò cò 30m đổi chân
15. Ngồi xổm bật cóc 20m
Song, để tìm ra các bài tập thường xuyên được sử
dụng trong thực tiễn huấn luyện nhằm nâng cao thành
tích nhảy xa kiểu ngồi, 15 bài tập trên được chúng tôi
soạn thảo thành phiếu và tiến hành phỏng vấn 30 giáo
viên khóa 2, đang theo học lớp Đại học vừa học vừa làm
chuyên ngành giáo dục thể chất tại Trường CĐSP Bến
Tre, liên kết Trường ĐHSP TDTT TP. Hồ Chí Minh. Trong
số 30 giáo viên được phỏng vấn có hai phần ba số người
có thâm niên công tác trên 15 năm giảng dạy và làm công
tác huấn luyện. Để đảm bảo tính khách quan của các ý
kiến trả lời, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn 2 lần. Theo
nguyên tắc đề ra ở mục (3.1), chỉ chọn những bài tập có
mức tán đồng “Thường xuyên sử dụng” chiếm 70% ý
kiến trở lên.
Stt
Chỉ tiêu
Kết quả phỏng vấn
lần 1
(n = 30)
Kết quả phỏng vấn
lần 2
(n = 30)
Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%)
1
Chạy 30m tốc độ cao (s)
28 93.33 29 96.66
2
Chạy 30m xuất phát cao (s)
24 80 27 90
3
Lò cò trên một chân (lần/ 30s)
27 90 28 93.33
4
Nhảy dây (lần/30s)
25 83.33 24 80
5
Bật cao tại chổ (cm)
26 86.66 22 73.33
6
Bật nhảy đổi chân (lần/30s)
21 70 21 70
7
Đứng lên ngồi xuống trên một
chân (lần /30s)
21 70 21 70
8
Bật xa tại chỗ (cm)
30 100 30 100
9
Bật nhảy trên hố cát (lần/30s)
23 76.66 25 83.33
10
Ngồi xổm bật cóc 20m
22 73.33 23 76.66
Bảng 3.2. Kết quả phỏng vấn một số bài tập bổ trợ chuyên môn nhằm nâng
cao thành tích nhảy xa của nam học sinh lớp 9.
Dựa vào nguyên tắc lựa chọn bài tập và kết quả phỏng vấn ở bảng 3.2,
những bài tập sau đây do không hội đủ các yêu cầu đặt ra nên bị loại bỏ
không đưa vào sử dụng bao gồm: Chạy lắp lại 3 × 30m(40%) - Chạy đạp sau
30m(43.33%) - Chạy nâng cao đùi nhanh 10 giây (43.33%) - Chạy nâng cao đùi
30m(36.66%) - Bật lò cò 30m đổi chân(40%).
Như vậy chỉ có 10 bài tập bổ trợ chuyên môn dưới đây hàm chứa các
điều kiện cần và đủ được lựa chọn để sử dụng trong huấn luyện nhằm phát
triển nâng cao thành tích nhảy xa cho nam học sinh lớp 9.
1. Chạy 30m tốc độ cao (s)
2. Chạy 30m xuất phát cao (s)
3. Lò cò trên một chân (lần/ 30s)
4. Nhảy dây (lần/30s)
5. Bật cao tại chổ (cm)
6. Bật nhảy đổi chân (lần/30s)
7. Đứng lên ngồi xuống trên một chân (lần /30s)
8. Bật xa tại chỗ (cm)
9. Bật nhảy trên hố cát (lần/30s)
10. Ngồi xổm bật cóc 20m
3.2. Đánh giá hiệu quả ứng dụng một số bài tập bổ trợ chuyên
môn nhằm nâng cao thành tích nhảy xa kiểu ngồi của nam học sinh
lớp 9 trường THCS An Định, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre.
Để kiểm nghiệm tính hiệu quả của các bài tập bỗ trợ nhằm
nâng cao thành tích nhảy xa vừa được lựa chọn, chúng tôi tiến
hành quá trình thực nghiệm sư phạm. Đối tượng tham gia thực
nghiệm được chia thành hai nhóm: nhóm thực nghiệm và nhóm đối
chứng.
– Nhóm thực nghiệm được chúng tôi chọn ngẫu nhiên gồm
40 nam học sinh lớp 9, thời gian tập luyện mỗi tuần 2 buổi, mỗi buổi
1 tiết, nội dung tập luyện các bài tập do chúng tôi biên soạn, dựa
theo các bài tập bổ trợ chuyên môn nhằm nâng cao thành tích nhảy
xa kiểu ngồi đã được xác định ở mục (3.2), và được thực hiện vào
15 phút đầu của buổi tập.
– Nhóm đối chứng cũng gồm 40 nam học sinh lớp 9, đang
theo học tại trường, nhóm này cũng được chúng tôi lựa chọn ngẫu
nhiên, thời gian tập luyện giống nhóm thực nghiệm, mỗi tuần 2 buổi,
mỗi buổi 1 tiết, nội dung tập luyện theo chương trình của nhà
trường.
– Lực lượng tổ chức hướng dẫn quá trình thực nghiệm là
các giáo viên thuộc tổ thể dục trường THCS An Định, huyện Mỏ Cày,
tỉnh Bến Tre. Sau khi tập huấn và thống nhất kế hoạch thực nghiệm.
– Thời gian tổ chức thực nghiệm là 12 tuần.
Bắt đầu từ 26/10/2009 đến 31/01/2010, năm học 2009 – 2010.
– Địa điểm thực nghiệm và kiểm tra: trường THCS An Định,
huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre. Chúng tôi đã tiến hành lập kế hoạch
giảng dạy cho nhóm thực nghiệm, với thời gian là 12 tuần, mỗi tuần
2 tiết.
3.2.1. Kế hoạch và tổ chức thực nghiệm:
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY NHÓM THỰC NGHIỆM
(Có bảng chi tiết trong luận văn - trang 41)
Chúng tôi tiến hành kiểm tra các đối tượng tham gia
thực nghiệm 2 lần vào các thời điểm:
– Trước khi tiến hành thực nghiệm sư phạm.
– Sau khi kết thúc giai đoạn thực nghiệm sư
phạm.
Cách thức tiến hành kiểm tra, chấm điểm kỹ
thuật, công nhận thành tích giữa hai nhóm là như nhau.
– Bật xa tại chổ (cm).
– Nhảy xa kiểu ngồi (cm).
Sau đây, là kết quả thu được của quá trình thực nghiệm
sư phạm.
3.2.2. So sánh thành tích bật xa tại chỗ và nhảy xa kiểu ngồi của
hai nhóm thực nghiệm và đối chứng trước thực nghiệm.
Kết quả kiểm tra thành tích của hai nhóm đối chứng và thực
nghiệm được trình bày qua bảng (3.3).
Bảng 3.3: So sánh thành tích bật xa tại chổ giữa hai nhóm trước
thực nghiệm.
X
Thông số thống
kê
Nhóm
Nhóm đối chứng
n = 40
Nhóm thực nghiệm
n = 40
193.93 ± 15.91 193.50 ± 15.92
δ
15.91 15.92
V% 8.20 8.23
ε
0.03 0.03
t
tính
0.119
t
bảng
2.02
p < 0.05
Kết quả kiểm tra sư phạm trước thực nghiệm của
hai nhóm được giới thiệu ở bảng 3.3 có thể nhận xét sơ bộ
như sau:
– Từ kết quả kiểm tra trước thực nghiệm cho thấy ở
nhóm đối chứng có thành tích trung bình của bật xa tại
chổ nhỉnh hơn so với nhóm thực nghiệm. Tuy nhiên, xét
theo chỉ số t – student thì ( t
tính
< t
bảng
) kết quả trên giữa hai
nhóm không có sự khác biệt đáng kể (p < 0.05). Có ý nghĩa
thống kê.
- Hệ số biến thiên Cv < 10 % mẫu được đánh giá là
có độ đồng nhất.
- Sai số tương đối ε < 0.05 giá trị trung bình mẫu đủ
tính đại diện.