A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Sáng tạo là phẩm chất quý báu của con người - Sáng tạo là tìm ra cái
mới, tạo ra những điều mới lạ. Sáng tạo chính là tiền đề của những phát minh.
Nhờ có khả năng sáng tạo mà con người đã phát minh ra máy móc, phương
tiện giúp nâng cao đời sống và xã hội phát triển. Tuy nhiên tính sáng tạo
không phải ngẫu nhiên xuất hiện mà phải được sự giáo dục, nó phát triển
được là kết quả của sự tác động liên tục có hệ thống của các nhà giáo dục.
Giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân
với mục tiêu: “cần phát triển một số giá trị nét tính cách, phẩm chất cần thiết, phù
hợp: mạnh dạn, tự tin, độc lập, sáng tạo, linh hoạt, tự giác, tạo điều kiện cho trẻ
tham gia vào cuộc sống, chuẩn bị tốt cho việc học tập ở lớp 1 và bậc học sau có kết
quả”. Phát huy tính sáng tạo cho trẻ tuổi mầm non là phù hợp với mục tiêu giáo dục
của bậc học, mục tiêu đào tạo và toàn hệ thống giáo dục.
Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo. Các nhà
giáo dục như Comenxki, Phoi Bach, K.D. Usinxki đều cho rằng chơi là
phương tiện giáo dục hiệu quả nhất đối với trẻ mẫu giáo. Chơi mang tính sáng
tạo của trẻ. Chơi có nhiều loại trò chơi và một trong số các trò chơi có ưu thế
phát huy tính sáng tạo cho trẻ là trò chơi đóng kịch.
Tuy nhiên, thực tiễn ở nước ta hiện nay vấn đề giáo dục tính sáng tạo
cho trẻ chưa được quan tâm đầy đủ. Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài: “Biện pháp
phát huy tính sáng tạo cho trẻ 5 - 6 tuổi trong trò chơi đóng kịch” nhằm tìm
hiểu về thực trạng và đề xuất một số biện pháp nhằm phát huy tính sáng tạo
cho trẻ 5 - 6 tuổi trong trò chơi đóng kịch.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Tìm hiểu thực trạng phát huy tính sáng tạo trong trò chơi đóng kịch, từ
đó đề xuất một số biện pháp phát huy tính sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi trong trò
chơi đóng kịch.
1
1
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
• Biện pháp phát huy của tính sáng tạo cho trẻ 5 - 6 tuổi trong TCĐK.
2. Khách thể nghiên cứu
• Quá trình giáo dục tính sáng tạo cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non.
IV. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Thực trạng, trò chơi đóng kịch cò chưa được tổ chức thường xuyên,
tính sáng tạo của trẻ trong trò chơi đóng kịch còn thấp do điều kiện cơ sở vật
chất còn hạn chế, chưa được sự quan tâm đúng mức, và đặc biệt là do chưa có
biện pháp phú hợp. Nếu tìm kiếm, đề xuất được một số biện pháp hướng dẫn
trẻ chơi như: Cho trẻ củng tham gia vào việc chuyển thể các tác phẩm văn học
có nội dung phong phú, ngôn từ trong sáng, dễ hiểu, phù hợp với lứa tuổi
sang kịch bản; Khuyến khích trẻ tự tạo đồ dùng phục trang, hoá trang cho trò
chơi đóng kịch; động viên khi trẻ có sáng tạo về ngôn từ, cử chỉ, điệu bộ thì
sẽ phát huy tính sáng tạo của trẻ 5 - 6 tuổi trong TCĐK.
V. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
1. Xây dựng cơ sở lý luận của biện pháp phát huy TST cho trẻ 5 – 6
tuổi trong TCĐK.
2. Khảo sát thực trạng biện pháp phát huy TST cho trẻ 5 – 6 tuổi trong
TCĐK ở trường mầm non Thọ Xuân - Đan Phượng - Hà Nội và trường mầm
non Thọ An – Đan phượng - Hà Nội.
3. Đề xuất một số biện pháp phát huy TST cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường
mầm non.
VI. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Tìm hiểu thực trạng và đề xuất một số biện pháp nhằm phát huy TST
cho trẻ 5 – 6 tuổi trong TCĐK ở 2 trường mầm non: Thọ Xuân - Đan Phượng
- Hà Nội và trường mầm non Thọ An – Đan phượng - Hà Nội.
2
2
VII. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, so sánh, tổng hợp, hệ thống hóa các công trình nghiên cứu
trong và ngoài nước có liên quan nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
2.1 Phương pháp điều tra
Sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến giáo viên nhằm tìm hiểu nhận thức, thái
độ và đặc biệt là các biện pháp của giáo viên trong việc phát huy TST trong
TCĐK cho trẻ 5 – 6 tuổi.
2.2 Phương pháp quan sát sư phạm
Quan sát những biểu hiện của TST của trẻ trong TCĐK ở một số lớp
MGL của trường Thọ Xuân và Thọ An.
Quan sát hoạt động của giáo viên khi tổ chức TCĐK cho trẻ 5 – 6 tuổi
nhằm tìm hiểu những biện pháp giáo dục TST mà giáo viên sử dụng cho trẻ
độ tuổi này trong TCĐK ở trường Thọ Xuân và Thọ An.
2.3 Phương pháp đàm thoại
Trao đổi với giáo viên nhằm tìm hiểu thực trạng của biện pháp giáo dục
TST cho trẻ mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi trong TCĐK.
Trò chuyện với trẻ trước và sau khi trẻ tham gia TCĐK nhằm tìm ra
những biểu hiện về TST của trẻ trong TCĐK.
2.4 Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia
Hỏi ý kiến của các nhà giáo dục có kinh nghiệm và am hiểu sâu sắc về
phát huy TST cho trẻ 5 – 6 tuổi trong TCĐK để xác định biện pháp giáo dục
nhằm phát huy TST cho trẻ.
2.5 Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm
Phân tích, đánh giá thực tiễn biện pháp phát huy TST cho trẻ 5 – 6 tuổi
trong TCĐK ở một số trường mầm non từ đó rút ra những kết luận nhằm phát
huy TST ở trẻ 5 – 6 tuổi trong TCĐK.
3
3
2.6 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Thực nghiệm là một phương pháp
nghiên cứu khoa học thuộc nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn,
trong đó người nghiên cứu chủ động tác động vào đối tượng nhằm tạo ra một
sự biến đổi về một mặt nào đó hay làm xuất hiện một nhân tố mới nào đó ở
đối tượng nghiên cứu theo giả thiết đặt ra ban đầu của mình.
Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm nghiệm tính khả thi và tính
hiệu quả của các biện pháp phát huy TST cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong TCĐK.
3. Nhóm phương pháp xử lý thông tin
Sử dụng toán thống kê để xử lý số liệu thu được.
4
4
Chương 1: Cơ sở lý luận của biện pháp phát huy tính sáng tạo
cho trẻ 5 – 6 tuổi trong trò chơi đóng kịch.
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề TST của trẻ MN ở trong và ngoài nước
1.1.1 Những nghiên cứu về TST trên thế giới
Từ khi loài người xuất hiện cho tới nay đã trải qua rất nhiều giai đoạn
phát triển mới có được nền văn minh rực rỡ như ngày hôm nay. Và nền tảng
của sự phát triển ấy chính là các phát minh. Từ việc tìm ra lửa để nấu chín
thức ăn, chuyển từ công cụ lao động bằng đá sang công cụ bằng kim loại, hay
việc tạo ra trang phục, các công trình kiến trúc… Như vậy, sáng tạo xuất hiện
khi con người xuất hiện. Tuy nhiên, ban đầu tính sáng tạo còn chưa được
quan tâm nghiên cứu. Mãi đến thế kỷ thứ ba, nhà toán học người Hy Lạp
Papp, ở thành phố Alexendria là người chính thức đặt nền móng ban đầu cho
khoa học về tư duy sáng tạo, đã gọi khoa học này là Oristic.
Theo quan niệm lúc bấy giờ, Oristic là khoa học về các phương pháp và
quy tắc làm sáng chế, phát minh trong mọi lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, nghệ
thuật, văn học, chính trị, triết học, toán học, quân sự… Cách đặt vấn đề khá
rộng và trừu tượng đó làm nản chí các nhà nghiễn cứu kế tiếp trong lĩnh vực
tu duy sáng tạo. Oristic đã tồn tại đến 17 thế kỷ, nhưng trong thực tế ít người
biết đến nó. Mãi đến năm 1945, nhà toán hoc người Mỹ G. Polya viết về
Oristic như sau : “ đó là lĩnh vực nghiên cứu không có hình dáng rõ ràng, nó
thuộc về logic học, triết học, tâm lý học… Nó thường được trình bày trên
những nét chung ít đi vào chi tiết và thực ra cố tình bị quên trong thời gian
hiện nay.
Theo Guilford : “ Không có một hiện tượng tâm lý nào đã bị coi thường
trong một thời gian dài và đồng thời lại được quan tâm trở lại một cách bất
ngờ nhu hiện tượng sáng tạo.”
5
5
Đến thế kỷ XX, với sự phát triển vượt bật trong các lĩnh vực khoa học
thì lĩnh vực sáng tạo đã được những quan tâm nghiên cứu, xem như là một
hiện tượng phổ biến trong xã hội. Đặc biệt nhưu cầu nghiên cứu hoạt động
sáng tạo trong khuân khổ của sự phát triển tâm lý, nhất là phát triển trí tuệ
được xuất hiện. Nước Mỹ là nước có sự phát triển khoa học kỹ thuật cao nhất
thế giới đã tập trung và nghiên cứu về vấn đề này. Các nhà khoa học Mỹ đã
tuyên bố rằng, đối với Mỹ, việc vạch ra và bồi dưỡng những nhân cách sáng
tạo là vấn đề có ý nghĩa quốc, gia bởi vì
“ Hoạt động sáng tạo có ảnh hưởng to lớn không chỉ đến sự tiến bộ khoa
học mà còn toàn bộ xã hội nói chung và dân tộc nào biết nhận ra được những
nhân cách sáng tạo một cách tốt nhất, biết phát triển họ và tạo cho họ những điều
kiện thuận lợi nhất thì dân tộc đó sẽ có được những ưu thế lớn lao”.
Vấn đề sáng tạo chỉ mới được nghiên cứu có hệ thống khi J.P. Guilford,
nhà tâm lý học Mỹ, đã nhấn mạnh đến ý nghĩa của hoạt động sáng tạo, và
đồng thời khuyến kích các nhà tâm lý học tham gia nghiên cứu vấn đề này,
trong buổi lễ nhận chức Chủ tịch Hội tâm lý học Mỹ. Từ đó, vấn đề sáng tạo
đã được nghiên cứu phát triển rất nhanh.
Lĩnh vực sáng tạo đã được nghiên cứu rộng rãi. Đầu năm 1920, Lewis
Terman đã đưa ra vấn đề về sáng tạo như môi trường sáng tạo, sản phẩm
sáng tạo.
Năm 1943, A. Osborn đã cho ra đời quyển sách đầu tiên về vấn đề sáng
tạo. Theo kinh nghiệm bản thân, sự thành công của ông trong lĩnh vực kinh
doanh, là nhờ vào sự phát minh ra phương pháp “tập kích não”, đã gây được
sự chú đặc biệt đối với những người quan tâm tơi vấn đề sáng tạo, vì phương
pháp này dựa trên cơ sở của hoạt động sáng tạo.
Các nhà tâm lý học Liên xô (cũ) cũng đã có nhiều công trình nghiên
cứu về sáng tạo, đóng góp cho xã hội, nổi bật như: G. Alsuler, A.N. Luk,
V.N. Puskin,
6
6
B.N. Kedrop, M.G. Ỉarosepxki, L.X. Vugotxki …
Từ những năm 60 – 70 của thế kỷ 20, không chỉ ở Mỹ, Liên Xô mà cả
ở Tây Âu, đặc biệt là Đức, đã nhận ra ý nghĩa của sự phát triển kinh tế xã hội
khoa học kỹ thuật, cũng như ý nghĩa của việc phát triển cá nhân của sáng tạo
mà vấn đề tính sáng tạo được nhìn dưới góc độ mới của tâm lý học, giáo dục
học, xã hội học đã được quan tâm nghiên cứu thích đáng. Nhất là trong tâm lý
học phát triển, tâm lý học nhân cách và sau đó là trong giáo dục học, lý luận
dạy học, phương pháp dạy học trong kỹ thuật, nghệ thuật quân sự, an ninh.
Tuy vậy, các công trình nghiên cứu về tính sáng tạo của trẻ còn rất ít.
Sau đây là quan điểm của các nhà tâm lý học về tính sáng tạo của trẻ :
Nhà tâm lý học lỗi lạc L.X. Vưgơtxki gọi : “Hoạt động sáng tạo là bất cứ
một hoạt động nào của con người tạo ra được một cái mới, không kể rằng cái
được tạo ra ấy là một vật nào đó của thế giới bên ngoài hay một cấu tạo nào đó
của trí tuệ hoặc tình cảm ”. Nếu hiểu tính sáng tạo theo nghĩa tâm lý học thực
sự của nó là sự xây dựng nên cái mới thì sẽ dễ dàng đi đến kết luận rằng, sáng
tạo là lĩnh vực của tất cả mọi người ở mức độ này hay mức độ khác, nó chính là
bạn đồng hành bình thường và thường xuyên trong sự phát triển của trẻ em. L.X.
Vưgotxki đã chỉ ra rằng, khi trong đầu đứa trẻ xuất hiện một dự định hay một kế
hoạch nào đó và chúng có ý muốn thực hiện nó thì có nghĩa là trẻ đã chuyển
sang hoạt động sáng tạo. Ngay từ ở lứa tuổi mẫu giáo, trẻ đã có khả năng đi từ
suy nghĩ sang hành động, biến những suy nghĩ của mình thành hành động thực
tiễn, thực hiện những dự định của mình. Năng lực này của trẻ được biểu hiện
trong các hình thức hoạt động, trước hết là trong trò chơi.
H. Gardner với thuyết về “ trí thông minh đa dạng” chỉ ra sự có mặt của
nhiều loại hình thông minh và sự phối hợp hài hòa của chúng trong việc hình
thành nhận thức ở mỗi con người. Ông đã khẳng định tầm quan trọng của việc
tạo môi trường nghệ thuật, giúp trẻ em từ độ tuổi rất nhỏ làm quen với nghệ
7
7
thuật và phát triển toàn diện cho trẻ em thông qua các loại hình hoạt động
nghệ thuật (Tạo hình, âm nhạc, múa, sân khấu )
E. Paul Torrance, được biết đến trên toàn thế giới như là "cha đẻ của
sáng tạo" đã có gần 60 năm nghiên cứu về các lĩnh vực giáo dục năng khiếu.
Theo Torrance: “Sáng tạo được hiểu là một quá trình tạo ra ý tưởng hoặc giả
thiết, thử nghiệm ý tưởng này đến kết quả…. Kết quả này có ít nhiều mới mẻ,
có chút ít cái gì đó trước đây con người chưa bao giờ nhìn thấy, chưa có ý
thức về nó”. Sáng tạo là nấc thang bậc cao của khả năng nhận thức. Theo
Torrance, tính sáng tạo bắt đầu được hình thành từ tuổi ấu nhi khi đứa trẻ tìm
kiếm các câu trả lời cho các câu hỏi (các phương thức giải quyết vấn đề) và
tham gia vào những hành động mới. Torrance cho rằng trẻ nhỏ có năng lực
tưởng tượng rất dồi dào, đó chính là cơ sở hình thành tính tích cực nhận thức,
sáng tạo. Theo ông, hoạt động nghệ thuật là môi trường tốt cho sự phát triển
tâm lý và những khả năng tưởng tượng sáng tạo.
Theo Freud, “Sáng tạo cũng giống như giấc mơ hiện hình, là sự tiếp tục
và sự thay thế trò chơi trẻ con cũ”.Ông đã xem trò chơi và tưởng tượng hiện
hình là hai hình thức biểu hiện của vô thức và những thay đổi của hiện thực
đang đến với nghệ thuật. Khi lý giải về sự sáng tạo của các nhà thơ, Freud
viết : “Thật là không chính đáng nếu nghĩ rằng đứa bé nhìn cái thế giới do nó
xây dựng nên một cách không nghiêm túc, nó rút vào đấy nhiều tinh thần. Cái
đối lập với trò chơi không phải là tính nghiêm túc, mà là hiện thực, đưa bé dù
rất ham mê song vẫn phân biệt rất rõ cái thế giới do nó xây dựng với thế giới
hiện thực và muốn tìm chỗ dựa cho những khách thể và quan hệ được tưởng
tượng ra trong những đối tượng sờ mó được và nhìn thấy được của một cuộc
sống hiện thực Và nhà thơ cũng vậy”.
Như vậy, TST là một vấn đề phức tạp, được nhiều nhà khoa học trên
thế giới quan tâm. Nó được nghiên cứu, xem xét ở những góc độ: triết học,
8
8
tâm lý học, giáo dục học. Mỗi góc độ đó lại có những cách tiếp cận khác
nhau. Song đều khẳng định rằng TST là một phẩm chất tâm lý cần thiết, cần
được phát huy trong quá trình giáo dục trẻ mầm non.
1.1.2 Những nghiên cứu về TST ở Việt Nam
Ở Việt Nam, vấn đề hoạt động sáng tạo và những tài năng sáng tạo rất
được Đảng và Nhà nước quan tâm. Hằng năm, có rất nhiều hoạt động được tổ
chức nhằm khuyến kích khả năng sáng tạo như: “ Hội thi sáng tạo kỹ thuật
toàn quốc”, “cuộc thi sáng tạo robocon Việt Nam”, “Cuộc thi ý tưởng Việt
Nam”, tham gia “Cuộc thi sáng tạo toàn cầu”, “ sáng tạo trẻ” .
Trong những năm vừa qua. Vụ GDMN, Trung tâm Nghiên cứu GDMN
thuộc Viện Khoa học giáo dục Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu đổi mới
giáo dục mầm non trong cả nước. Một trong những đổi mới giáo dục về mục
tiêu là giúp trẻ phát huy tính chủ động, sáng tạo. Phương pháp giáo dục mầm
non cũng đổi mới theo hướng khuyến khích trẻ tự hoạt động, tự khám phá, tự
trải nghiệm.
Đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về TST ở các lứa tuổi từ MG,
phổ thông đến đại học. Trong đó các công trình nghiên cứu về TST của trẻ
MG cũng khá phong phú, đóng góp nhiều cho nền giáo dục nước ta nói chung
và giáo dục mầm non nói riêng.
Năm 1990, Viện khoa học giáo dục thuộc Bộ Giáo Dục và Đào Tạo là
cơ quan khoa học đầu tiên ở Việt Nam tiến hành nghiên cứu về khả năng sáng
tạo của học sinh. Các công trình này nghiên cứu về bản chất, cấu trúc tâm lý
của sự sáng tạo, phương pháp chẩn đoán, đánh giá khả năng sáng tạo của
người Việt Nam. Bên cạnh đó, một số các công trình nghiên cứu của các thạc
sĩ, tiến sĩ đã đóng góp cho hoạt động sáng tạo như :
PGS.TS Lê Thanh Thủy với chuyên đề tổ chức hoạt động tạo hình theo
hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của trẻ. Chuyên đề đã phân tích mối
9
9
quan hệ giữa tính tích cực và tính sáng tạo, đưa ra các biện pháp nhằm phát
huy tính tích cực sáng tạo cho trẻ trong hoạt động tạo hình.
PGS. TS như Nguyễn Huy Tú trong đề cương bài giảng sáng tạo đã nêu
ra biểu hiện của sáng tạo, điều kiện xuất hiện sáng tạo.
Ngoài ra, Đức Vy, Trần Đức Lệ, Vũ kim Thanh Có bài giảng về tâm
lý học sáng tạo. Các tác giả có các công trình nghiên cứu về sáng tạo khoa
học kỹ thuật như Nguyễn Hữu Sơn, Nguyễn Châu Dương, Nguyễn Trọng
Hoàng
1.2 Tính sáng tạo của trẻ mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi
1.2.1 Khái niệm tính sáng tạo
Theo từ điển tiếng việt, “Sáng tạo là tìm ra cái mới, tạo ra những điều
mới lạ.”
Theo từ điển triết học của nhà xuất bản tiến bộ Matxcova, “Sáng tạo là
quá trinh hoạt động của con người tạo ra những giá tri vật chất, tinh thần, mới
về chất. Các loại hình sáng tạo được xác đinh bởi đặc trưng nghề nghiệp như
khoa học, kỹ thuật, văn học nghệ thuật, tổ chức, quân sự”
Chu Quang Tiền, giáo sư đại học Bắc Kinh, trong cuốn sách “Tâm lý văn
nghệ” đã định nghĩa sáng tạo là : “Căn cứ vào những ý tưởng đã có sẵn làm tài
liệu rồi cắt xén gạt bỏ chọn lọc tổng hợp để tạo thành một hình tượng mới”.
Trong “Sổ tay tâm lý học”, Trần Hiệp và Đỗ Long cho rằng : “ Sáng
tạo là hoạt động tạo lập phát hiện những già trị vật chất và tinh thần. Sáng tạo
đòi hỏi cá nhân phải phát huy năng lực, phải có động cơ, tri thức, kỹ năng và
với điều kiện như vậy mới tạo nên sản phẩm mới, độc đáo, sâu sắc”.
Khi đề cập tới quá trình sáng tạo, Nguyễn Đức Uy cho rằng : “Đó là sự
đột khởi thành hành động của một sản phẩm liên hệ mới mẻ nảy sinh từ sự
độc đáo của một cá nhân một đằng, và những tư liệu biến cố, nhân sự hay
những hoàn cảnh của đòi người ấy, đằng khác”.
Theo PGS.TS Nguyễn Huy Tú: “Sáng tạo thể hiện khi con người đứng
trước hoàn cảnh có vần đề. Quá trình này là tổ hợp các phẩm chất và năng lực
10
10
mà nhờ đó con người trên cơ sở kinh nghiệm của mình, và bằng tư duy độc
lập tạo ra được ý tưởng mới, độc đáo, hợp lý trên bình diện cá nhân hay xã
hội. Ở đó người sáng tạo gạt bỏ được các giải quyết truyền thống để đưa ra
những giải quyết mới, độc đáo và thích hợp cho vần đề đặt ra”.
Như vậy, có thể hiểu rằng tính sáng tạo là một thuộc tính tâm lý của
nhân cách được hình thành và phát triển qua hoạt động tích cực của chủ thể,
thực hiện theo các quá trình hoạt động nhằm tạo ra cái nhìn mới, độc đáo,
thích hợp, có ý nghĩa đối với sự phát triển của cá nhân hay đối với xã hội.
Trong số các cấp độ của sự sáng tạo như : Sáng tạo biểu hiện, sáng tạo chế
tạo, sáng tạo phát kiến, sáng tạo cải biến, sáng tạo phát minh thì sáng tạo
trong TCĐK của trẻ mẫu giáo là sáng tạo biểu hiện.
Sáng tạo biểu hiện là cấp độ cơ bản nhất của sáng tạo, không đòi hỏi
tính độc đáo hay kỹ năng quan trọng nào. Cấp độ này không quan tâm tới tính
có ích của sản phẩm mà đó là hứng thú tạo ra cái mới một cách thoải mái.
Theo Taylor thì “Sáng tạo biểu hiện là bậc quan trọng trong sự phát triển của
sáng tạo. Vì không có nó sẽ không có sự phát triển nào cao hơn”.
1.2.2 Đặc điểm tính sáng tạo của trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ 5 – 6
tuổi nói riêng
Đặc điểm tính sáng tạo của trẻ mẫu giáo
• Sáng tạo của trẻ bao giờ cũng xuất phát từ nhu cầu đã có trước, một nhu cầu
cấp bách tự nhiên và điều kiện tồn tại của trẻ. Trẻ không bao giờ sáng tạo cái
gì mà trẻ không biết, không hiểu và không có hứng thú.
• Trẻ có thể sáng tạo đột nhiên, có cách làm việc tự do, không cần ghi nhớ,
không cần sự bắt chước, bất kỳ chỗ nào không cần trí nhớ. Sáng tạo ít dựa
trên những biểu tượng có sẵn.
• Trẻ ít có sự tính toán trước khi tạo tác phẩm của mình, phần lớn trẻ sáng tác
liền một mạch. Trẻ giải quyết nhưu cầu sáng tạo của mình nhanh chóng và
triệt để những tình cảm đang tràn ngập trong lòng trẻ.
11
11
• Trẻ không phải ngẫu nhiên tập trung vào việc sáng tạo, mà chính sáng tạo cho
phép trẻ ở lứa tuổi này có thể dễ dàng thể hiện hơn hết những điều đang tràn
ngập tâm hồn trẻ.
• Trong quá trình sáng tạo của trẻ, sự bắt chước đóng vai trò quan trọng, tuy
nhiên sự tái hiện lại trong quá trình đó không hoàn toàn giống trong thực tế.
Do đó sự sáng tạo của trẻ rất chân thật, đích thực,
• Sáng tạo của trẻ cũng như trò chơi,về căn bản chưa tách rời khỏi hứng thú và
đời sống cá nhân. Sáng tạo của trẻ biểu hiện một cách tự phát, độc lập với ý
muốn của người lớn.
• Sáng tạo của trẻ mang tính chất tổng hợp các lĩnh vực trí tuệ, tình cảm, ý chí
và đặc biệt là tưởng tượng sáng tạo được hưng phấn và với một sức mạnh trực
tiếp của cuộc sống.
• Sản phẩm sáng tạo của trẻ có thể không hoàn hảo nhưng ưu thế của chúng nảy
sinh trong quá trình sáng tạo của trẻ.
Đặc điểm tính sáng tạo của trẻ 5 – 6 tuổi.
Tính sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi mang các đặc điểm tính sáng
tạo trẻ mẫu giáo. Tuy nhiên thi do trẻ MGL có độ tuổi lớn hơn nên trẻ có kinh
nghiệm nhiều hơn, biểu tượng về cuộc sống nhiều hơn, ngôn ngữ phát triển.
Vậy nên sáng tạo của trẻ MGL gần gũi với hiện thực hơn. Trẻ MGL đã biết
dựa vào những biểu tượng đã có sẵn để tạo nên biểu tượng mới.
1.3 Trò chơi đóng kịch của trẻ mẫu giáo
1.3.1 Khái niệm TCĐK của trẻ MG
Hoạt động vui chơi của trẻ MG rất đa dạng, trẻ có thể tham gia vào
nhiều loại trò chơi học tập, trò chơi lắp ghép - xây dựng, trò chơi vận động,
trò chơi đóng vai theo chủ đề, trò chơi đóng kịch. Mỗi loại trò chơi đều có
những tác dụng nhất định đến sự phát triển nhân cách của trẻ. Trong
đó,TCĐK là một hình thức hoạt động chơi đặc biệt và độc lập thực sự của trẻ.
Khi chơi TCĐK trẻ phải trải qua một quá trình lao động nghệ thuật gần giống
như người nghệ sĩ. Từ đó, đòi hỏi trẻ trong suốt quá trình chơi phải phát huy
12
12
cao độ sự hoạt động của các chức năng tâm lý như ngôn ngữ, trí nhớ, tu duy,
tưởng tượng, óc sáng tạo
TCĐK là loại trò chơi trong đó trẻ hóa thân vào nhân vật, tái tạo lại nội
dung, diễn biến các sự kiện xảy ra trong tác phẩm văn học.
Trong TCĐK thì nội dung và tính chất hoạt động của trẻ phụ thuộc vào
nội dung của tác phẩm. Nội dung có sẵn đó sẽ xác định : thành phần trẻ tham
gia trò chơi, lời nói của các nhân vật và trình tự xảy ra các sự kiện. Điều này
một mặt giúp trẻ dễ dàng hơn khi chơi, nội dung chơi có sẵn, quan hệ giữa các
nhân vật trong trò chơi đã được xác định trước và xác định những hành động
của nhân vật trong khi chơi. Mặt khác, điều quan trọng trong trò chơi này là
các nhân vật phải được miêu tả, phản ánh y hệt như chúng vốn có trong tác
phẩm cùng với tất cả những nét đặc trưng của họ trong hành vi, trong lời nói.
“Như vậy, bản chất của trò chơi đóng kịch là trẻ tái tạo,mô phỏng lại
các nhân vật theo một tác phẩm văn học có sẵn. ”
Nhà tâm lý học người Nga N.A.Le-ôn-chep đã coi : “Trò chơi đóng
kịch là một hình thức quá độ sang hoạt động thẩm mỹ, hoạt động nghệ thuật”
Từ đó có thể hiểu: TCĐK là dạng trò chơi sáng tạo, là một hoạt động
nghệ thuật ở trường mầm non được trẻ em yêu thích. Nó có ý nghĩa giáo dục
toàn diện nhân cách trẻ.
1.3.2 Đặc thù của TCĐK nói chung và TCĐK của trẻ mẫu giáo lớn 5
– 6 tuổi nói riêng
• Đặc thù của trò chơi đóng kịch
- Trò chơi đóng kịch là những trò chơi trong đó trẻ chỉ biểu diễn những chủ đề
có sẵn trên cơ sở những tác phẩm văn học (truyển cổ tích, truyện thần thoại,
ngụ ngôn, những hoạt cảnh, những câu chuyện ngắn).
- Nội dung chơi, vai chơi, hành vi, lời nói của nhân vật được xác định trước
dựa theo cốt truyện có sẵn. Đây là điểm lam cho trẻ chơi đóng kịch gần gũi
với các trò chơi có luật.
13
13
- Trò chơi đóng kịch mang tính chất sáng tạo và nó gần với hoạt động nghệ
thuật cụ thể là kịch nói.
- Trò chơi đóng kịch có vai, có chủ đề, nội dung và hoàn cảnh tượng trưng. Đặc
điểm này khiến cho nó gần gũi với trò chơi đóng vai có chủ đề.
• Trò chơi đóng kịch của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi có những điểm phát triển hơn
so với TCĐK ở lứa tuổi trước :
- Kịch bản : dài hơn; ngôn ngữ trong kịch bản phong phú, giàu hình ảnh, mang
nhiều sắc thái hơn.
- Hành động nhân vật đa dạng, kịch tính hơn để trẻ có thể tạo diễn xuất theo
tính cách của nhân vật.
- Số lượng nhân vật tham gia một vở kịch cũng nhiều hơn.
1.3.3 Ý nghĩa của TCĐK đối với việc phát triển nhân cách nói chung
và TST cho trẻ mẫu giáo nói riêng.
“ Chơi là một hoạt động cần thiết cho mọi người ở mọi lứa tuổi, nhưng
đối với trẻ thơ chơi chính là cuộc sống thực của chúng. Nếu không chơi, trẻ
chỉ tồn tại chứ không phải là sống”.
Ý nghĩa của TCĐK đối với việc phát triển nhân cách
Những phẩm chất tâm lý và đặc điểm nhân cách của trẻ mẫu giáo đều
được phát triển mạnh mẽ khi trẻ chơi TCĐK :
• TCĐK giúp đẩy mạnh sự phát triển tư duy của trẻ.
Khi chơi trò chơi này, trẻ cần nắm được nội dung tư tưởng của tác
phẩm văn học, nắm được logic và tính liên tục của sự phát triển các sự kiện và
tính chế ước nhân quả của các sự kiện đó.
• TCĐK ảnh hưởng tích cực tới sự phát triển ngôn ngữ của trẻ.
Khi chơi đóng kịch, trẻ nói bằng ngôn ngữ của nhân vật trong tác
phẩm(đặc biệt các nhân vật của chuyện cổ tích, ngụ ngôn, thần thoại) giúp trẻ
nắm được ngôn ngữ dân gian có nội dung phong phú và đầy sức diễn cảm. Từ
đó, giúp trẻ cảm thụ được sự giàu có của ngôn ngữ, nắm được phương tiện thể
hiện ngôn ngữ, lĩnh hội được sự phong phú của tiếng mẹ đẻ. Qua trò chơi
14
14
đóng kịch trẻ lĩnh hội được ngôn ngữ giàu hình ảnh, học được giọng nói diễn
cảm, rõ ràng.
• TCĐK giúp phát huy khả năng ghi nhớ có chủ định của trẻ.
Khi chơi TCĐK để thực hiện tốt vai diễn buộc trẻ phải nhớ được nội
dung của chuyện, lời thoại các nhân vật.
• TCĐK giúp phát huy khă năng tưởng tượng của trẻ.
Khi chơi TCĐK trẻ phải tưởng tượng hình dung về nhân vật mình sắp
diễn, các hành động, cử chỉ, điệu bộ của nhân vật,hoàn cảnh diễn ra câu
chuyện. Chẳng hạn, trẻ đóng vai các con vật trong rừng thì trẻ phải tưởng
tượng là mình đang ở trong rừng có cây cối, núi cao
• TCĐK giúp trẻ tự hoàn thiện mình về đạo đức.
Khi chơi TCĐK trẻ hóa thân thành các nhân vật với nội tâm phong phú,
phức tạp với những cá tính khác biệt, với những hành động vừa thực tế, vừa
kỳ ảo Trẻ sẽ học ở đó lòng dũng cảm, tính trung thực, tình yêu quê hương
đất nước, yêu những điều thiện, bênh vực những người yếu đuối, lên án
những cái xấu, cái ác Thông qua TCĐK còn giúp trẻ hiểu được chân, thiện,
mỹ, từ đó bồi dưỡng cho trẻ có tâm hồn thanh cao, có lòng nhân ái bao dung.
Tóm lại, TCĐK đã góp phần giáo dục toàn diện nhân cách trẻ.
TCĐK với việc phát huy TST của trẻ MGL 5 – 6 tuổi
Một trong các đặc thù của chơi là chơi mang tính sáng tạo của trẻ. Một
trò chơi chân chính bao giờ cũng liên quan tới những sáng kiến, sáng chế,
phát minh. Khi chơi tư duy và óc tưởng tượng của trẻ làm việc tích cực. Tính
sáng tạo được khẳng định bằng việc trong trò chơi trẻ không copy cuộc sống
mà chỉ bắt chước những gì chúng nhìn thấy, tổng hợp lại những biểu tượng
của mình và thể hiện thái độ, suy nghĩ cũng như tình cảm của mình đối với
những gì chúng thể hiện trong trò chơi.
TCĐK vừa là hoạt động vui chơi vừa là hoạt động mang tính chất nghệ
thuật. Hai yếu tố này được kết hợp chặt chẽ trong nội dung cũng như trong quá
trình tổ chức vui chơi, kích thích trẻ hoạt động tích cực trong suốt cuộc chơi.
15
15
Khác với trò chơi đóng vai theo chủ đề là tính sáng tạo, sáng kiến biểu
hiện ở việc trẻ tạo ra hoàn cảnh chơi, nghĩ ra nội dung chơi thì trong TCĐK là
tạo ra khả năng để thực hiện vai chơi của mình. Quan trọng không chỉ là chơi
gì mà là chơi như thế nào ? Cách thể hiện hành động chơi với chuyển động,
lời nói. Trong TCĐK, kết quả hoạt động chơi có chất lượng rất quan trọng.
Khi nhập vai trong TCĐK đòi hỏi trẻ phải suy nghĩ, sáng tạo trong thể
hiện nhân vật. Trẻ cần phải tưởng tượng mình ở vị trí của nhân vật, trẻ cần
hiểu được tình cảm của nhân vật, trải nghiệm chúng để tạo ra hình tượng
tương ứng với nhân vật.
Như vậy, TCĐK đã phát triển ở trẻ tính tích cực cá nhân, tính độc lập
sáng tạo.
1.3.4 Tổ chức trò chơi đóng kịch
Yêu cầu khi tổ chức TCĐK
- Trẻ đã được làm quen với tác phẩm văn học một cách kỹ lưỡng trước khi chơi
TCĐK.
- Tác phẩm văn học và kịch bản phải có nội dung truyện mạch lạc, dễ hiểu;
ngôn ngữ phong phú, giàu hình ảnh, mang nhiều sắc thái.
- Cần có một số đồ dùng phục trang như: mũ đội đầu, quần áo sử dụng trong
TCĐK.
- Trẻ sẵn sàng và hứng thú tham gia cuộc chơi.
Nội dung của TCĐK: phụ thuộc vào nội dung của tác phẩm văn học và kịch
bản.
Phương pháp và hình thức tổ chức
- Phương pháp: Đàm thoại với trẻ về nội dung tác phẩm và lời thoại, đọc diễn
cảm, khen gợi, sử dụng các phương tiện như âm thanh.
- Hình thức tổ chức: tổ chức theo nhóm hoặc cả lớp. Phụ thuộc vào tác phẩm
văn học, có tác phẩm 1 nhân vật chỉ 1 trẻ đóng, nhưng có tác phẩm 1 nhân vật
có thể cả nhóm nhiều trẻ đóng
( TCĐK “gõ của”).
Các giai đoạn tổ chức TCĐK
• Lựa chọn tác phẩm văn học
16
16
Cô lựa chọn tác phẩm văn học phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, hứng
thú của trẻ và cần phải được trẻ chập nhận. Kết quả của TCĐK phụ thuộc vào
việc lựa chọn tác phẩm văn học. Tác phẩm phải có ý nghĩa giáo dục nhân
cách trẻ, giàu xúc cảm và ngôn ngữ giàu hình ảnh, chú ý đến những chuyện
có tình tiết hấp dẫn nhất đối với các trẻ, có hình thức đối thoại là chủ yếu.
Hình tượng nhân vật cần được lột tả thông qua hành động và mối quan hệ qua
lại của chúng.
• Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học
Cô giáo cho trẻ làm quen với tác phẩm mà trẻ sẽ đóng kịch, bằng việc
đọc và kể tác phẩm cho trẻ nghe giúp trẻ cảm nhận, hiểu được nội dung tư
tưởng tác phẩm, phẩm chất, tính cách các nhân vật. Trẻ càng hiểu và trải
nghiệm xâu sắc tác phẩm thì càng phản ánh đúng đắn chính xác vào trong trò
chơi của mình. Cảm nhận sâu sắc tác phẩm văn học là một trong các điều kiện
để diễn kịch thành công.
• Chuyển thể tác phẩm văn học sang kịch bản
Cô cần lựa chọn những tác phẩm văn học có nội dung tư tưởng sáng rõ
để chuyển thể thành những kịch bản trò chơi kịch ngắn gọn, có cốt truyện
phát triển mạch lạc, có những nhân vật giàu màu sắc thẩm mỹ về cả tính cách,
hành động, ngôn ngữ. Với những tác phẩm dài, cần lược bỏ những gì không
cần thiết hoặc chỉ lựa chọn những trích đoạn có ý nghĩa nhất chuyển thành
kịch bản cho trẻ nhập vai. Trong trò chơi đóng kịch dựa theo tác phẩm văn
học dành cho trẻ mẫu giáo, ngoài các nhân vật chuyển từ tác phẩm văn học,
cần có nhân vật dẫn chuyện. Khi tiến hành chuyển thể sang kịch bản ngoài
hình tượng con người, có thể biến cả cảnh vật thiên nhiên, cảnh cây cỏ trời
mây trong tác phẩm văn học làm nhân vật tham gia vào câu chuyện. Cũng
cần chú ý tới đặc điểm ngôn ngữ của kịch bản văn học dành cho trẻ.
• Phân vai và hướng dẫn trẻ nhập vai
17
17
- Phân vai : Trẻ tự thoả thuận vai diễn của mình trong nhóm chơi. Giáo viên là
người gợi ý, giúp trẻ luân chuyển vai chơi. Không nên để một trẻ đóng một
vai cố định, nhất là các vai nhân vât có tính cách và hành động xấu.
- Hướng dẫn trẻ nhập vai chơi : Cô cùng trẻ đọc kỹ kịch bản, sau đó cùng phân
tích nội dung kịch bản, trẻ đã hiểu nộ dung kịch bản (nắm rõ tính cách nhân
vật). Khi trẻ đã nhập vai cô giáo giúp trẻ tìm hiểu sâu hơn nhân vật minh sẽ
đóng. Cô giáo kết hợp lời nói và hành động kịch. Cho trẻ luyện tập trong thời
gian thích hợp.
• Biểu diễn
Khi biểu diễn, chúng ta sẽ giáo dục trẻ biết chia sẻ kết quả đạt được với
người khác, trẻ sẽ được trải nghiệm niềm vui thẩm mỹ, niềm vui sáng tạo.
Mỗi một vở có thể cho lần lượt từng nhóm diễn viên lên biểu diễn. Điều quan
trọng là phải làm sao lôi cuốn tất cả các em và cuộc, đừng để xảy ra tình trạng
chỉ có một số em tham gia. Sau mỗi một nhóm diễn nên tổ chức cho các em
nhận xét, đánh giá để phân tích chất lượng biểu diễn của các vai, đối chiếu
hành động của các vai với hành động của các nhân vật mà trẻ đóng.
• Sân khấu, đạo cụ, hóa trang.
Nhờ có sân khấu và hóa trang mà cuộc chơi đóng kịch sẽ sinh động,
hấp dẫn hơn, tạo được xúc cảm ban đầu để trẻ bước vào cuộc chơi. Hóa trang
làm chúng rộn ràng, vui vẻ, cố gắng diễn tốt.
- Sân khấu : Có thể sử dụng khoảng trống nhỏ trong lớp hoặc ngoài sân, trang
trí bằng phông, tranh ảnh hay những thứ có sẵn như bàn ghế, đồ chơi, rèm
cửa, chậu hoa phù hợp với nội dung vở kịch, kích thước tùy thuộc vào không
gian tổ chức cho trẻ chơi.
- Đạo cụ : Là những đồ để chỉ rõ một không gian xác định mà vở kịch xảy ra
như bàn, ghế, đồ dùng được nhân vật trong vở kịch sử dụng
- Hóa trang : Hóa trang trên khuôn mặt như vẽ lông mày,đánh má hồng,vẽ nốt
ruồi,nếp nhăn ; hóa trang trên đầu làm mũ hóa trang cho các nhân vật, hóa
trang quần áo như áo choàng của hoàng tử, dây lưng
18
18
1.4 Phát huy tính sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi trong TCĐK
1.4.1 Một số biểu hiện tính sáng tạo của trẻ MGL 5 – 6 tuổi trong
TCĐK.
Biểu hiện TST của trẻ mẫu giáo lớn trong trò chơi đóng kịch :
• Trẻ nhanh chóng đưa ra nhiều ý tưởng cho vai diễn của mình trong TCĐK.
Những ý tưởng này có thể được thể hiện bằng ngôn ngữ, bằng hành vi và
bằng sự kết hợp cả hai.
• Trẻ không suy nghĩ theo lối mòn kiểu dập khuôn, máy móc. Vận dụng linh
hoạt các kinh nghiệm cũ trong những điều kiện mới, giải quyết vấn đề trong
hoàn cảnh mới.
• Trẻ biết tạo ra phong cách cá nhân trong khi diễn : từ cử chỉ, điệu bộ, nét mặt,
giọng nói mà không làm mất đi nội dung cốt lõi của tác phẩm.
• Trẻ sáng tạo trong ngôn từ khi tham gia TCĐK.
• Trẻ sáng tạo trong khi tự hóa trang bản thân, hóa trang cho các bạn để bước
vào TCĐK.
• Trẻ biết xây dựng kế hoạch hoạt động : từ học kịch bản, hóa trang, diễn xuất
Như vậy có thể nói, quá trình trẻ nhập vai trong TCĐK là quá trình lao
động sáng tạo vì trẻ phải huy động cao độ sự hoạt động tích cực của các giác
quan, của não bộ và đặc biệt là các chức năng tâm lý chuyên biệt như trí
tưởng tượng sáng tạo, xúc cảm, tình cảm thẩm mỹ Tính sáng tạo cò được
biểu biện ở các hành động, ngữ điệu, cử chỉ, nét mặt giàu xúc cảm nghệ thuật
khi thể hiện vai diễn ,nó cho phép trẻ tạo nên cách diễn xuất riêng, mới mẻ.
Diễn xuất riêng là phong cách diễn của từng trẻ, không trẻ nào giống
nhau. Sự riêng biệt này được thể hiện rất rõ khi trẻ diễn xuất từ cử chỉ, diệu
bộ, giọng nói cho tới ngôn ngữ. Chẳng hạn, trong kịch bản là “ Đúng rồi”. Có
trẻ sẽ diễn là “ Ôi ! đúng rồi” với giọng hơi kéo dài. Trẻ khác có thể nói “
đúng rồi, đúng rồi” với giọng hơi nhanh.
Diễn xuất mới mẻ là khi diễn trẻ diễn khác đi với khuân mẫu của giáo viên .
19
19
1.4.2 Khái niệm biện pháp phát huy TST cho trẻ 5 – 6 tuổi trong
TCĐK
Biện pháp giáo dục là một trong các thành tố của quá trình giáo dục.
Biện pháp giáo dục được coi là yếu tố hợp thành của phương pháp giáo dục.
Mỗi phương pháp giáo dục có thể bao gồm nhiều biện pháp giáo dục.
Các nhà giáo dục học khẳng định: Biện pháp giáo dục là những tác
động riêng biệt của giáo viên trong mỗi phương pháp giáo dục cụ thể.
Từ điển Tiếng việt xác định: “Biện pháp giáo dục là cách làm, cách giải
quyết một vấn đề giáo dục cụ thể”
Như vậy có thể hiểu: Biện pháp là lựa chọn cách làm, cách tiến hành để
giải quyết một vấn đề giáo dục, một tình huống cụ thể để đạt được mục đích
nhất định.
Biện pháp giáo dục là yếu tố hợp thành của phương pháp giáo dục, phụ
thuộc vào phương pháp giáo dục. Tuy nhiên, trong thực tiễn giáo dục phương
pháp và biện pháp có mối quan hệ biện chứng, chuyển hóa lẫn nhau để giải
quyết nhiệm vụ.
Dựa vào những phân tích trên, chúng tôi xác định khái niệm biện pháp
phát huy TST cho trẻ 5 – 6 tuổi trong TCĐK như sau:
Biện pháp phát huy TST cho trẻ 5 – 6 tuổi trong TCĐK là cách làm cụ
thể trong tổ chức, hướng dẫn trò chơi đóng kịch nhằm phát huy TST của trẻ
trong trò chơi này.
1.4.3 Ảnh hưởng của biện pháp phát huy TST cho trẻ 5 – 6 tuổi
trong TCĐK
Nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước đã khẳng định
: Năng lực hoạt động nghệ thuật và sáng tạo nghệ thuật ở trẻ em không hoàn
toàn do bẩm sinh mà chủ yếu được hình thành và phát triển trong quà trình
giáo dục. Vì vậy vai trò của cô giáo trong việc phát hiện, động viên, tạo điều
kiện để trẻ phát huy năng lực sáng tạo trong hoạt động nghệ thuật nói chung
và trong TCĐK nói riêng là rất quan trọng.
20
20
Hoạt động vui chơi là hoạt động mang tính sáng tạo của trẻ. Trong đó,
TCĐK là trò chơi có ưu thế phát huy tính sáng tạo của trẻ. Vì vậy, TCĐK
chính là phương tiện để phát huy TST của trẻ.
Việc sử dụng hiệu quả, linh hoạt, sáng tạo các biện pháp giáo dục trong
trò chơi của giáo viên trước hết tác động mạnh đến thái độ, tình cảm của trẻ,
giúp trẻ có tâm thế thoải mái, tự tin, mạnh dạn và tích cực tham gia vào hoạt
động chơi. Từ đó trẻ tích cực tham gia TCĐK dẫn tới có nhiều sáng kiến,
tưởng tượng. Khi mà trẻ thoải mải, hứng thú thì trẻ sẽ tích cực tham gia hoạt
động cùng với đó là khả năng sáng tạo của trẻ cũng tăng lên. Chẳng hạn, khi
ta áp dụng biện pháp cho trẻ tham gia chuẩn bị đồ phục trang, được hóa trang
cho bản thân và các bạn thì trẻ cực kỳ hứng thú, vui vẻ. Tạo cho trẻ tâm lý
thoải mái khi tham gia TCĐK. Khi mà trẻ được tham gia chuẩn bị kịch bản,
đồ dùng phục trang thi trẻ sẽ có trách nhiệm trong quá trình chơi. Vì trò chơi
đóng kịch chính là kết quả của việc chuẩn bị lâu dài trước khi chơi. Và đó là
sản phẩm của trẻ.
Sử dụng các biện pháp phát huy TST của trẻ trong TCĐK còn giúp trẻ
phát triển về ngôn ngữ, đặc biệt là ngôn ngữ nghệ thuật. Vốn từ của trẻ tăng
lên, trẻ biết sử dụng các mẫu câu tiếng việt, phát triển ngôn ngữ mạch lạc và
đặc biệt là khả năng sáng tạo ngôn từ. Chẳng hạn, khi sử dụng biện pháp cho
trẻ tham gia vào chuyển thể tác phẩm văn học sang kịch bản, buộc trẻ phải
huy động kinh nghiệm đời sống, hiểu biết về tác phẩm văn học để nghĩ ra các
đoạn hội thoại phù hợp với nội dung câu chuyện.
Các biện pháp phát huy TST của trẻ không chỉ giúp trẻ phát triển
ngôn ngữ, sáng tạo ngôn ngữ mà biện pháp cho trẻ tự chuẩn bị đồ dùng
phục trang, hóa trang còn giúp trẻ phát triển khả năng tạo hình, sáng tạo
trong hoạt động tạo hình. Mục đích của hoạt động tạo hình này là để phục
vụ trò chơi đóng kịch.
Mặt khác, bất cứ một biện pháp giáo dục nào cũng chỉ mang lại hiệu
quả khi chính sự tích cực, chủ động, nỗ lực của bản thân trẻ. Vì vậy trong quá
trình chơi giáo viên cần phải tạo cơ hội, hướng dẫn, kích thích trẻ hoạt động
21
21
tích cực. Việc tạo cơ hội cho trẻ sáng tạo là rất quan trọng, hãy để cho trẻ
được thỏa sức sáng tạo với vai diễn của trẻ. Khi trẻ sáng tạo hãy để trẻ thoải
mái, tự do và không phê phán. Tuy nhiên, giáo viên đóng vai trò quan trọng
khi trẻ chơi TCĐK. Cô là người tổ chức toàn bộ cuộc chơi, là người nhắc vở,
có thể là người dẫn chuyện.
Kết luận chương 1
TST là một trong những phẩm chất quan trọng trong quá trình hoàn
thiện nhân cách con người, được hình thành trong quá trình hoạt động của trẻ.
Đặc biệt là trong trò chơi. TST đã được hình thành và phát triển ngay từ khi
trẻ còn rất nhỏ.Và để phát huy TST của trẻ cần có sự tác động của một quá
trình giá dục. Cùng với tính tự lập, tích cực, hòa nhập thì TST chính là phẩm
chất rất cần thiết để chuẩn bị cho trẻ bước vào lớp một, giúp trẻ đạt được
nhiều thành công trong cuộc sống sau này.
Hoạt động vui chơi mà trong đó có TCĐK- là hoạt động mang tính chất
nghệ thuật của trẻ ở trường mầm non. TCĐK có sức lôi cuốn mạnh mẽ đối
với trẻ và nó đã trở thành phương tiện giáo dục thực sự hiệu quả ở trường
mầm non. Khi chơi đóng kịch trẻ được hóa thân vào các nhân vật văn học,
làm việc gần giống một diễn viên buộc trẻ phải huy động trí tưởng tượng và
sáng tạo. Đây chính là tiền đề để phát huy TST của trẻ trong TCĐK
Biện pháp phát huy TST cho trẻ 5 – 6 tuổi trong TCĐK là cách làm cụ
thể trong tổ chức, hướng dẫn trẻ chơi TCĐK nhằm phát huy TST cho trẻ
trong TCĐK.
22
22
Chương 2: Khảo sát thực trạng biện pháp giáo dục tính sáng
tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi trong trò chơi đóng kịch ở trường mầm
non Thọ An và Thọ Xuân – Đan phượng – Hà Nội
2.1 Vài nét về đối tượng điều tra
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi tiến hành khảo sát ở 2
trường: trường mầm non Thọ An - Đan Phượng - Hà Nội và trường mầm non
Thọ Xuân – Đan Phượng – Hà Nội.
- Trường mần non Thọ Xuân có 12 lớp: 4 lớp lớn, 3 lớp nhỡ, 3 lớp nhỏ
và 2 lớp nhà trẻ. Và có 36 giáo viên phụ trách giảng dạy ở các lớp.
- Trường mầm non Thọ An có 13 lớp: 4 lớp lớn, 4 lớp nhỡ, 3 lớp bé, 1
lớp nhà trẻ.
Và có 39 giáo viên phụ trách giảng dạy các lớp.
• Tiến hành điều tra trên 30 giáo viên ở 2 trường đang trực tiếp giảng dạy tại các lớp
MGL ở các trường thuộc khu vực 2 nông thôn thành phố Hà Nội.
Nhìn chung các giáo viên đều có trình độ trung cấp trở lên, có thâm
niên công tác từ 2 năm đến 20 năm, thâm niên giảng dạy lớp MGL từ 2 năm
trở lên.
• Nghiên cứu 60 trẻ 5 – 6 tuổi của 2 lớp MGL A1 thuộc trường MN Thọ An –
Đan Phượng – Hà Nội và lớp MGL A3 của trường MN Thọ Xuân – Đan
Phượng - Hà Nội.
Tất cả các trẻ đều có tâm lý bình thường, môi trường gia đình tương
đương nhau (chủ yếu bố mẹ làm nông dân, buôn bán nhỏ, thợ thủ công)
2.2 Mục đích điều tra
Xác định thực trạng biện pháp phát huy TST cho trẻ 5 – 6 tuổi trong
TCĐK ở 2 trường mầm non Thọ Xuân – Hà Nội và trường mầm non Thọ An
- Hà Nội. Từ đó đề xuất một số biện pháp giáo dục nhằm phát huy TST cho
trẻ 5 – 6 tuổi trong TCĐK.
23
23
2.3 Nội dung điều tra
• Tìm hiểu thực trạng nhận thức của giáo viên mầm non về vấn đề Phát
huy TST cho trẻ MGL trong TCĐK.
• Tìm hiểu thực trạng các biện pháp giáo viên đã sử dụng để phát huy
TST cho trẻ 5 – 6 tuổi trong TCĐK.
• Thực trạng mức độ biểu hiện TST của trẻ trong TCĐK.
2.4 Phương pháp điều tra
Nhằm đảm bảo cho việc đánh giá kết quả thức trạng được khách quan
và chính xác, chúng tôi đã sử dụng phối hợp nhiều biện pháp để thu thập, xử
lý thông tin. Đó là:
• Sử dụng phiếu điều tra đối với giáo viên
• Quan sát và ghi chép các hoạt động của giáo viên trong hoạt động,
hướng dẫn TCĐK cho trẻ.
• Quan sát biểu hiện của trẻ trong TCĐK và ghi vào phiếu quan sát.
• Đàm thoại với giáo viên và trẻ.
• Tính % và TBC để đánh giá kết quả khảo sát thực trạng.
2.5 Thực trạng phát huy tính sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi trong
TCĐK ở trường mầm non
2.5.1 Thực trạng nhận thức của giáo viên mầm non về vai trò của
TCĐK nhằm phát huy tính sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi.
2.5.1.1 Nhận thức của giáo viên về việc phát huy tính sáng tạo cho trẻ
5 – 6 tuổi trong TCĐK.
Kết quả điều tra cho thấy:
Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của phát huy TST cho trẻ MG 5 -
6 tuổi trong TCĐK.
• 100% giáo viên cho rằng việc phát huy TST cho trẻ MG 5 – 6 tuổi là rất
cần thiết.
• 70% giáo viên cho rằng TCĐK đem lại hiệu quả cao trong việc phát huy
TST cho trẻ.
24
24
• 62% số ý kiến được hỏi cho rằng việc phát huy TST cho trẻ MG 5 – 6
tuổi trong TCĐK ở trường MN là rất cần thiết.
• 32 % ý kiến cho rằng việc phát huy TST cho trẻ MG 5 – 6 tuổi trong TCĐK ở
trường MN là cần thiết.
• Còn lại 6% giáo viên nào cho rằng việc phát huy TST cho trẻ MG 5 – 6 tuổi
trong TCĐK ở trường mầm non là không cần thiết. Các cô cho rằng chỉ cần
trẻ diễn được theo cô hướng dẫn là tốt rồi.
Qua kết quả trên ta thấy, đa số giáo viên MN đánh giá rất cao tầm quan
trọng, sự cần thiết của việc Phát huy TST cho trẻ MGL và coi đó là một trong
những nhiệm vụ cần thiết ở trường mầm non.
Bảng 2.1 Quan niệm của giáo viên về biểu hiện của TST của trẻ
MGL trong TCĐK (n = 30)
STT Biểu hiện TST của trẻ MGL trong TCĐK Tần số
Số lượng %
1 Trẻ tự lựa chọn vai diễn phù hợp với sở thích
và khả năng.
15/30 50
2 Trẻ có ý tưởng về hóa trang, chuẩn bị đạo cụ,
sân khấu.
20/30 66,7
3 Trẻ đưa ra ý tưởng cho vai diễn của mình. 27/30 90
4 Trẻ tạo ra phong cách cá nhân khi diễn xuất:
Từ cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, giọng nói .
22/30 73.3
5 Trẻ biết lập kế hoạch chơi. 15/30 50
6 Trẻ giải quyết được các tình huống nảy sinh
trong quá trình chơi.
25/30 83.3
7 Trẻ tự đánh giá quá trình chơi của mình và của
bạn
5/30 16.6
Qua bảng 2.1 ta thấy: biểu hiện trẻ đưa ra ý tưởng cho vai diễn của
mình được 100% giáo viên quan tâm. Biểu hiện trẻ giải quyết được các tình
huống nảy sinh trong quá trình chơi, tạo được phong cách cá nhân khi diễn
xuất, có ý tưởng về hóa trang và chuẩn bị đạo cụ sân khấu cũng được giáo
viên quan tâm. Biểu hiện trẻ tự lựa chọn vai diễn phù hợp với sở thích và khả
25
25