Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

vận dụng tri thức đọc hiểu để nâng cao hiệu quả dạy học tác phẩm thuốc của nhà văn lỗ tấn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (775.82 KB, 100 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYỄN THỊ THUỲ DƢƠNG

VẬN DỤNG TRI THỨC ĐỌC HIỂU ĐỂ NÂNG CAO
HIỆU QUẢ DẠY HỌC TÁC PHẨM “THUỐC”
CỦA NHÀ VĂN LỖ TẤN

Thái Nguyên, năm 2012

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYỄN THỊ THUỲ DƢƠNG

VẬN DỤNG TRI THỨC ĐỌC HIỂU ĐỂ NÂNG CAO
HIỆU QUẢ DẠY HỌC TÁC PHẨM “THUỐC”
CỦA NHÀ VĂN LỖ TẤN
Chuyên ngành : Lý luận và phương pháp dạy học Văn - Tiếng Việt
MÃ SỐ: 60.14.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS NGUYỄN THANH HÙNG


Thái Nguyên, năm 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




LỜI CẢM ƠN

Với lịng kính trọng sâu sắc và tình cảm chân thành, tác giả xin trân
trọng cảm ơn Khoa Ngữ văn, Khoa Sau đại học Trường Đại học Sư phạm
Đại học Thái Nguyên cùng các thầy, cô giáo đã trực tiếp giảng dạy và góp ý
cho tác giả trong suốt q trình học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn.
Đặc biệt, tác giả xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối
với GS.TS Nguyễn Thanh Hùng người đã nhiệt tình trực tiếp hướng dẫn, giúp
đỡ tác giả nghiên cứu hoàn thành luận văn.
Xin được chân thành cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp, những người
thân trong gia đình đã động viên, giúp đỡ tác giả trong suốt q trình học
tập, nghiên cứu và hồn thành khóa học.
Mặc dù tác giả đã có nhiều cố gắng, nhưng luận văn khơng tránh khỏi
những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của q thầy cơ và bạn bè
đồng nghiệp quan tâm đến luận văn này.

Thái Nguyên, tháng 6 năm 2012
Tác giả

Nguyễn Thị Thuỳ Dƣơng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan tất cả những số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận
văn của tôi là có thực và chƣa hề đƣợc sử dụng để bảo vệ một học vị nào
khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã đƣợc cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn là đều đã đƣợc ghi
rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, năm 2012
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thuỳ Dương

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




DANH MỤC VIẾT TẮT
GS

: GIÁO SƢ

GS-TS

: GIÁO SƢ - TIẾN SĨ

GV


: GIÁO VIÊN

HS

: HỌC SINH

PH

: PHỔ THÔNG

SGK

: SÁCH GIÁO KHOA

SGV

: SÁCH GIÁO VIÊN

TG

: TÁC GIẢ

TPVC

: TÁC PHẨM VĂN CHƢƠNG

THCS

: TRUNG HỌC CƠ SỞ


THPT

: TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

TTGDTX

: TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƢỜNG XUYÊN

VHNN

: VĂN HỌC NƢỚC NGOÀI

VHVN

: VĂN HỌC VIỆT NAM

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




i

MỤC LỤC
Trang

Mục lục ............................................................................................................... i
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 3
PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................ 12
CHƢƠNG 1: ĐỌC HIỂU VÀ TRI THỨC ĐỌC HIỂU ............................ 12

1.1. Khái quát về đọc hiểu ............................................................................... 12
1.2 Tri thức đọc hiểu ....................................................................................... 17
1.2.1 Tầm quan trọng của tri thức đọc hiểu .................................................... 17
1.2.2. Nội dung tri thức đọc hiểu .................................................................... 19
1.3. Vận dụng tri thức đọc hiểu trong giờ đọc hiểu văn bản văn học
nƣớc ngoài ............................................................................................... 29
1.3.1. Thực trạng giờ đọc hiểu Ngữ văn với các văn bản văn học nƣớc ngoài ...... 33
1.3.2. Thực trạng giờ đọc hiểu tác phẩm Thuốc của Lỗ Tấn. ......................... 34
CHƢƠNG 2 : VẬN DỤNG TRI THỨC ĐỌC HIỂU TRONG DẠY
HỌC TÁC PHẨM THUỐC CỦA LỖ TẤN ........................................ 36
2.1. Những tri thức đọc hiểu khi dạy học Thuốc ........................................... 36
2.1.1. Tri thức văn học .................................................................................... 36
2.1.2. Tri thức văn hoá .................................................................................... 42
2.1.3.Tri thức đọc hiểu thuộc lĩnh vực liên ngành .......................................... 45
2.2. Những nội dung đọc-hiểu học sinh cần nắm vững khi dạy học Thuốc ... 46
2.2.1. Nhan đề tác phẩm .................................................................................. 46
2.2.2. Chủ đề ................................................................................................... 47
2.2.3. Các nhân vật xuất hiện trong truyện ..................................................... 48
2.2.4. Thời gian, không gian của truyện ......................................................... 50
2.3. Đề xuất các biện pháp vận dụng tri thức đọc hiểu để nâng cao hiệu
quả dạy học tác phẩm "Thuốc" của Lỗ Tấn ............................................ 54
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




ii
2.3.1. Khái niệm "hiệu quả" trong dạy học TPVC .......................................... 54
2.3.2. Đề xuất các biện pháp dạy học cụ thể ................................................... 56
CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ................................................ 62

3.1. Mục đích thực nghiệm ............................................................................. 62
3.2. Địa bàn thực nghiệm ................................................................................ 62
3.3. Tiến trình thực nghiệm ............................................................................. 62
3.3.1. Thiết kế giáo án giờ đọc hiểu tác phẩm Thuốc ..................................... 62
3.4. Tổ chức dạy thực nghiệm ......................................................................... 77
3.4.1. Chọn lớp thực nghiệm và thời gian thực nghiệm ................................. 77
3.4.2. Tổ chức dạy học thực nghiệm và dạy học đối chứng .......................... 77
3.4.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm .............................................................. 78
PHẦN KẾT LUẬN ........................................................................................ 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 83

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




3

PHẦN MỞ ĐẦU

1.Lí do chọn đề tài
1.1.Những năm gần đây môn Ngữ văn luôn dành đƣợc sự quan tâm chú
ý của tồn xã hội. Trong đó việc đổi mới phƣơng pháp ln ln là sự thơi
thúc, địi hỏi của ngành giáo dục nói chung và mơn Ngữ văn nói riêng. Các
nhà khoa học, các nhà giáo dục đã vận dụng những thành tựu của khoa học
liên ngành để cải tiến, từng bƣớc nâng cao hiệu quả dạy học. Sự ra đời của lý
thuyết đọc hiểu trên thế giới và sự xâm nhập lý thuyết đó vào Việt Nam
những năm gần đây đã ảnh hƣởng nhiều đến phƣơng pháp nghiên cứu, giảng
dạy tác phẩm văn chƣơng trong nƣớc. GS-TS Nguyễn Thanh Hùng cho rằng:
“Đọc hiểu là một địa hạt mới, gợi ra nhiều vấn đề khoa học để phƣơng pháp

dạy học văn phát triển thêm về mặt lý luận và vận dụng thực tế. Đọc hiểu cần
tách ra khỏi vòng kiểm soát chật hẹp của phƣơng pháp để trở thành nội dung
tri thức chung gắn liền với lý thuyết tiếp nhận, lý thuyết giao tiếp, thi pháp
học, lý luận dạy học ngữ văn”. Qua nghiên cứu thực tiễn, và lí luận chúng ta
nhận thấy rằng vấn đề đọc hiểu tuy mới xuất hiện ở Việt Nam gần 10 năm nay
nhƣng nó đƣợc xem là một trong những vấn đề thời sự khoa học cơ bản trong
chƣơng trình cải cách giáo dục ở bậc phổ thơng trung học. Nó gợi ra nhiều
vấn đề đáng suy nghĩ đối với các nhà giáo dục nhất là trên bƣớc đƣờng đổi
mới phƣơng pháp dạy học nói chung và mơn Ngữ văn nói riêng hiện nay.
1.2. Văn học ra đời từ xa xƣa và luôn gắn với đời sống tinh thần của con
ngƣời. Sáng tác văn học khơng chỉ để "nói chí, tải đạo '' mà văn học bắt rễ từ
đời sống vì vậy khi tiếp nhận văn học bạn đọc không chỉ căn cứ vào những
mặt biểu hiện về hình thức bên ngồi của văn học mà phải huy động vốn hiểu
biết của mình để cắt nghĩa những tầng lớp xâu xa bên trong ngôn từ văn học.
Từ khi xuất hiện ngƣời thầy trong hoạt động dạy học ngƣời thầy ln giữ vai
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




4
trò quan trọng trong việc định hƣớng thẩm mĩ cho học trị. Vì vậy khi đƣa học
trị đến với thế giới nghệ thuật của nhà văn, ngƣời thầy giáo luôn có sự hiểu
biết thấu đáo tác phẩm văn chƣơng. Ngồi ra ngƣời giáo viên phải hiểu biết
rộng rãi về các tri thức trong tác phẩm nhƣ tri thức lịch sử, văn hoá, triết học,
đạo đức mĩ học v.v..
Trong nhà trƣờng Ngữ văn ln ln đóng vai trị là một trong những
bộ mơn chính yếu trong trƣờng THPT. Hơn thế nữa, với đặc thù riêng về sự
chính xác tƣơng đối, sự phụ thuộc vào cảm xúc của ngƣời dạy và ngƣời
học mà vấn đề dạy và học Ngữ văn luôn đƣợc quan tâm đặc biệt. “Mục tiêu

chung của môn Ngữ văn ở THPT là trên cơ sở đã đạt được của chương
trình Ngữ văn THCS, bồi dưỡng thêm một bước năng lực Ngữ văn cho học
sinh, bao gồm năng lực đọc hiểu các văn bản thông dụng (văn, thơ,
truyện), năng lực viết một số văn bản thông dụng…đồng thời cung cấp một
hệ thống tri thức về văn học dân tộc và văn học thế giới”. Học sinh luôn
tiếp xúc trƣớc hết với văn bản và chính vì thế mà định hƣớng phƣơng pháp
đọc hiểu là vô cùng cần thiết.
1.3. Hoạt động đọc của học sinh hiện nay đã trở thành trọng tâm khi
tiếp cận tác phẩm văn chƣơng. Trong cuốn Phƣơng pháp dạy văn học ở
trƣờng phổ thông, A. Nhikônxki cho rằng “học sinh là độc giả của tác
phẩm văn học”. Mỗi nền văn học, mỗi thể loại, giai đoạn văn học khác nhau
lại cần có những đặc trƣng về kĩ năng đọc hiểu riêng. Phần Văn học nƣớc
ngoài trong sách giáo khoa cũng là một phần quan trọng nhƣng vốn không
đƣợc giáo viên chú ý nhiều trong giảng dạy. Dạy bản dịch nhƣ ngun tác,
khơng tính đến sự hỗ trợ của các yếu tố khác, đó chính là ngun nhân dẫn
tới sự hiểu sai lệch nghiêm trọng. Giáo sƣ Nguyễn Thanh Hùng đã viết “Dạy
đọc hiểu là nền tảng văn hóa cho ngƣời đọc”. Điều này đặc biệt đúng khi áp
dụng vào giảng dạy các tác phẩm văn học nƣớc ngồi. Khi xét nội dung của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




5
tác phẩm cần tìm hiểu một cách tƣơng đối kĩ về những kinh nghiệm văn hóa
lịch sử, phát hiện đƣợc những mối tƣơng đồng tạo điều kiện cho học sinh
chiếm lĩnh tác phẩm. Từ trƣớc đến nay trong nhà trƣờng việc dạy Văn học
nƣớc ngồi áp dụng qui trình và phƣơng pháp nhƣ dạy văn học Việt Nam,
trong khi đó về phƣơng diện lí luận chúng ta coi tính dân tộc nhƣ một thuộc
tính. Việc dạy đọc hiểu để khám phá, để hiểu đúng văn bản chính là một yêu

cầu quan trọng trong quá trình giảng dạy phần văn học nƣớc ngồi trong
chƣơng trình Ngữ văn phổ thơng.
1.4. Lỗ Tấn là một nhà văn, một nhà văn hoá lớn của Trung Quốc và thế
giới. Sáng tác của ông ảnh hƣởng sâu sắc tới sự phát triển của văn học Trung
Quốc hiện đại, ông đƣợc coi là "ngọn cờ của văn học mới Trung Quốc". Ở
Việt Nam, nhà văn Lỗ Tấn cũng đƣợc nhiều ngƣời biết đến với các tác phẩm
nổi tiếng nhƣ Nhật ký ngƣời điên, A.Q chính truyện. Trong trƣờng phổ thông
các sáng tác của Lỗ Tấn cũng đƣợc giới thiệu đến học sinh ở cả bậc học
Trung học cơ sở với tác phẩm Cố hƣơng (Chƣơng trình lớp 9) và ở chƣơng
trình Trung học phổ thơng với tác phẩm Thuốc (Chƣơng trình lớp 12). Tuy
nhiên khi đƣa học sinh tiếp cận với văn bản Thuốc, nhiều giáo viên lại dạy
nhƣ với văn bản văn học Việt Nam mà chƣa chú ý đến sự khác biệt giữa hai
nền văn hoá, chƣa chú ý đến bối cảnh lịch sử của xã hội Trung Quốc lúc bấy
giờ dẫn đến việc cung cấp kiến thức cho học sinh chƣa đầy đủ. Học sinh cịn
có hạn chế nhất định do các em khơng hiểu gì về lịch sử, văn học, thời đại, tác
giả, tác phẩm. Ngồi ra, do các rào cản về ngơn ngữ và văn hoá hoạt động đọc
của học sinh chƣa đi sâu vào các tầng nghĩa sâu xa của tác phẩm, từ đó dẫn
tới việc dạy học tác phẩm chƣa thực sự tạo nên hứng thú với học sinh. Vì thế
việc xây dựng đƣợc qui trình và phƣơng pháp đọc hiểu hợp lí chính là chìa
khóa để hiểu đúng và sâu những vấn đề cốt lõi của tác phẩm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




6
Từ những lí do nhƣ trên, chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài ''Vận
dụng tri thức đọc hiểu để nâng cao hiệu quả dạy học tác phẩm Thuốc của
nhà văn Lỗ Tấn''.

2. Lịch sử vấn đề
2.1. Về tri thức đọc hiểu
Đây là một đề tài mới vì vậy trong q trình xây dựng đề cƣơng tơi đã
vận dụng từ lý thuyết đọc hiểu đã đƣợc các nhà nghiên cứu giới thiệu trên
một số cơng trình :
Trong cuốn "Kĩ năng đọc-hiểu Văn " của GS-TS Nguyễn Thanh Hùng
có dành một phần viết về tri thức đọc hiểu trong đó GS đã đƣa ra đánh giá về
tầm quan trọng của tri thức đọc hiểu nhƣ là một "điều kiện tiên quyết của đọc
hiểu tác phẩm văn chƣơng" và đề cao việc cung cấp tri thức đọc hiểu đầy đủ
cũng là cách khẳng định hoạt động đọc hiểu cũng là một khoa học.
Bên cạnh đó phần cung cấp tri thức đọc hiểu cho HS trong bộ SGK Ngữ
văn nâng cao cũng là một phần quan trọng trong việc hƣớng dẫn HS đọc hiểu
TPVC, và đây cũng là một "kênh" thông tin thiết thực cho ngƣời GV chuẩn bị
bài soạn truớc khi lên lớp đồng thời giúp HS tìm hiểu những tri thức trong
bài đọc hiểu để nâng cao đƣợc hiệu quả tiếp thu bài học. Từ những tri thức
đọc hiểu mà SGK định hƣớng ngƣời GV sẽ xác định đƣợc trọng tâm bài học
và những tri thức mà GV cung cấp trong quá trình đọc hiểu sẽ giúp HS tự
mình chiếm lĩnh đƣợc tác phẩm văn chƣơng.
Trong cuốn "Hƣớng dẫn thực hiện chƣơng trình Ngữ văn lớp 12" do
giáo sƣ Phan Trọng Luận và giáo sƣ Trần Đình Sử chủ biên, NXBGD, 2006
phần hƣớng dẫn của bộ nâng cao cũng giải thích về các đề mục trong bộ SGK
cũng có viết về "Tri thức đọc hiểu" là để cung cấp các tri thức về thể loại,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




7
phƣơng thức biểu đạt, biện pháp tu từ thiết yếu hoặc một vài tƣ liệu cần thiết

cho việc đọc hiểu.
Từ những căn cứ trên tôi nhận thấy tri thức đọc hiểu giữ một vai trò rất
quan trọng trong đọc hiểu TPVC đó là điểm tựa để mở ra cánh cửa tri thức
của HS đến với thế giới kì diệu của văn chƣơng.
2.2 .Về tác phẩm Thuốc của Lỗ Tấn
Văn học nƣớc ngoài là một bộ phận quan trọng trong chƣơng trình Ngữ
văn phổ thơng. Việc đƣa HS tiếp xúc với tác phẩm để cảm thụ và dạy học đã
đƣợc đề cập đến trong nhiều cơng trình khoa học của các nhà nghiên cứu văn
học nƣớc ngồi có uy tín. Cuốn Giảng dạy và cảm thụ văn học nước ngoài
của GS Phùng Văn Tửu có chỉ ra rằng: "Bộ phận Văn học nƣớc ngồi ở Trung
học thật sự là mảng khó đối với giáo viên vì mảng văn học ít nhiều xa lạ này
dễ gây hứng thú với HS, hơn nữa lại tồn là đỉnh cao nổi tiếng cổ, kim, đơng,
tây đã đƣợc thời gian sàng lọc...". GS cũng chỉ rõ hạn chế của VHNN ở
truờng Phổ thông là: "Ở trƣờng Đại học và Cao đẳng, công việc giảng dạy
đƣợc chuyên mơn hố cao độ, mỗi ngƣời chỉ phụ trách một nền văn học, thậm
chí một khúc của chƣơng trình, nên có điều kiện đi sâu, nắm bắt văn chƣơng
khơng tách rời với chất liệu ngôn ngữ và bối cảnh xã hội, lịch sử, văn hoá của
mỗi nƣớc hoặc của từng khu vực có tính đặc thù trên thế giới. Trong khi đó ở
các trƣờng Trung học, anh chị em giáo viên Văn học đảm đƣơng cả Văn học
Việt Nam lẫn Văn học nƣớc ngoài. Đành rằng ngƣời giáo viên đã có lúc đƣợc
nghe giảng và nghiên cứu ở Đại học hoặc Cao đẳng, nhƣng trong tình hình ấy,
tránh sao khỏi lúng túng khi phải giảng cho học sinh những điều mà do điều
kiện thời gian, mình nhận thức chƣa thật cặn kẽ đến nơi đến chốn"
Qua tiếp xúc với một số bộ SGK môn Ngữ văn những năm gần đây tơi
nhận thấy Lỗ Tấn ln giữ một vị trí khơng thể thay thế trong các biên soạn
SGK. Các tác phẩm nổi tiếng của Lỗ Tấn lần luợt đƣợc đƣa vào chƣơng trình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





8
phổ thông Trung học cơ sở là tác phẩm Cố hương, cho đến bậc THPT là tác
phẩm A.Q Chính truyện và Thuốc. Nhà văn Lỗ tấn là một nhà văn lớn của
Trung Quốc và thế giới nên có nhiều nhà nghiên cứu và phê bình ngƣời Trung
Quốc và Việt Nam viết những cơng trình nghiên cứu sâu sắc về Lỗ Tấn. Điểm
thuận lợi cho tôi khi nghiên cứu đề tài đã có nhiều tƣ liệu tham khảo của các
nhà phê bình có uy tín trên thế giới và Việt Nam viết về Lỗ Tấn và các tác
phẩm tiêu biểu của ông trong đó có tác phẩm Thuốc.
SGK, SGV Ngữ văn 12, tập 2 (bộ chuẩn) do GS Phan Trọng Luận tổng
chủ biên, NXB GD, 2008 và SGK, SGV Ngữ văn 12, tập 2 (bộ nâng cao) do
GS Trần Đình Sử tổng chủ biên, NXB GD, 2008 đã cung cấp những tƣ liệu về
cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Lỗ Tấn, hệ thống các câu hỏi để giúp HS
và GV có định hƣớng khai thác tác phẩm.
Cuốn Mấy vấn đề thi pháp Lỗ Tấn và việc giảng dạy Lỗ Tấn trong
trƣờng phổ thông của GS Lƣơng Duy Thứ, NXB Đại học sƣ phạm. 2005 đã
cung cấp những vấn đề chính về thi pháp Lỗ Tấn, đây là những tri thức lí luận
quan trọng về sáng tác của Lỗ Tấn nhƣ phong cách, tƣ tƣởng các hình tƣợng
nghệ thuật trong sáng tác của ơng. Mặt khác tác giả cũng có những bài viết
quan trọng để khai thác truyện ngắn Thuốc.
Cuốn Đến với Lỗ Tấn do Lê Giảng và Ngô Viết Dinh biên soạn và biên
tập, NXB Thanh niên, 2005 với độ dày gần 700 trang đã cung cấp cho bạn
đọc rất nhiếu tƣ liệu quý giá về cuộc đời, sự nghiệp cũng nhƣ những sáng tác
tiêu biểu trên nhiều thể loại của Lỗ Tấn nhƣ tạp văn, thơ, truyện ngắn. Riêng
truyện ngắn Thuốc có 7 bài phê bình trong đó nổi bật lên là bài phê bình của
hai nhà phê bình ngƣời Trung Quốc là Hữu Khâm Văn và Tơn Phục Viên, bài
tiểu luận của Nguyễn Tuân về Thuốc cũng là một tƣ liệu có giá trị cao. Ngƣời
đọc sẽ đƣợc cung cấp cái nhìn đa chiều về tác phẩm trên các mặt ngơn ngữ,
văn hố, các giá trị đặc sắc của truyện.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




9
Cuốn Văn học Trung Quốc với nhà trường, PGS-TS Hồ sĩ Hiệp, NXB
Đại học quốc gia Hồ Chí Minh, 2006. Đây là một tác giả có nhiều cơng trình
nghiên cứu về Văn học Trung Quốc vì vậy cuốn sách lại cung cầp cái nhìn có
chiều rộng về các tác giả, tác phẩm của Văn học Trung Quốc đƣợc giới thiệu
trong trƣờng phổ thông từ các tác phẩm văn học dân gian cho đến các tác
phẩm thơ Đƣờng, Tiểu thuyết Minh Thanh, các tác phẩm của Lỗ Tấn. Riêng
tác phẩm Thuốc cũng có bài "Giảng văn truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn".
Để chuẩn bị bài thiết kế thử nghiệm tôi cũng tham khảo thiết kế của một
số tác giả có uy tín nhƣ Thiết kế dạy học Ngữ văn 12(Nâng cao) của tác giả
Hoàng Hữu Bội, NXB GD, 2008 và Thiết kế bài giảng Ngữ văn 12 do
Nguyễn Văn Đƣờng chủ biên, NXB Hà Nội, 2008.
Trên cơ sở tìm hiểu các cơng trình nghiên cứu trên chúng tơi đã có
những căn cứ khoa học để tiến hành thực hiện luận văn này.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Là hoạt động dạy - học của giáo viên và học sinh trong giờ đọc hiểu bài
''Thuốc" của Lỗ Tấn.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn vận dụng lí thuyết về tri thức đọc hiểu vào dạy học tác phẩm
Thuốc của Lỗ Tấn.
Tình hình tổ chức dạy và học văn bản Thuốc của Lỗ Tấn (SKK Ngữ văn
12) ở một số trƣờng THPT trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
4. Mục đích nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu của luận văn là:

- Tìm ra con đƣờng tiếp cận các văn bản văn học nƣớc ngồi nói chung
và văn bản Thuốc nói riêng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




10
- Đề xuất những phƣơng pháp, biện pháp tiến hành giờ học bài Thuốc
nhằm nâng cao hiệu quả dạy học, phù hợp với yêu cầu đổi mới phƣơng pháp
dạy học ở THPT hiện nay.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn có những nhiệm vụ chính sau :
Tìm hiểu những nội dung, đặc điểm của tri thức đọc hiểu và cách vận
dụng tri thức đọc hiểu vào giờ dạy học các văn bản văn học nƣớc ngoài .
Khảo sát thực tế dạy và học bài Thuốc ở trƣờng THPT
Đề xuất cách tiếp cận văn bản Thuốc và hƣớng dẫn học sinh tìm hiểu tác
phẩm theo yêu cầu đổi mới phƣơng pháp dạy học.
Tổ chức thực nghiệm sƣ phạm.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để hồn thành luận văn, chúng tơi áp dụng các phƣơng pháp sau:
6.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lí luận
Dùng phƣơng pháp tổng hợp những vấn đề lí luận để làm cơ sở lí thuyết
cho đề tài.
6.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phƣơng pháp phân tích tổng hợp
Là cơng cụ để khám phá, giải mã nhân vật và tác phẩm.
- Phƣơng pháp thống kê:
Sử dụng phƣơng pháp thống kê toán học để xử lí số liệu thu thập đƣợc

trong q trình khảo sát và quá trình thực nghiệm.
- Phƣơng pháp so sánh
So sánh đối chiếu tác phẩm Thuốc với một số tác phẩm có cùng đề tài để
tìm ra điểm giống và khác nhau.
So sánh những nhận định của các nhà phê bình Trung Quốc với các nhà
phê bình Việt Nam để thấy đƣợc điểm giống và khác nhau khi có sự khác biệt
về ngơn ngữ và văn hố.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




11
- Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm:
Thiết kế giáo án và tiến hành thực nghiệm sƣ phạm để đánh giá kết quả
của những phƣơng pháp, biện pháp dạy học do tác giả luận văn đề xuất.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, mục lục và tài liệu tham khảo,
luận văn gồm 3 chƣơng
Chƣơng 1: Đọc hiểu và tri thức đọc hiểu
Chƣơng 2: Vận dụng tri thức đọc hiểu trong dạy học tác phẩm Thuốc
Chƣơng 3: Thực nghiệm sƣ phạm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




12


PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: ĐỌC HIỂU VÀ TRI THỨC ĐỌC HIỂU
1.1. Khái quát về đọc hiểu
Theo SGK nâng cao 12 đọc hiểu một văn bản văn học là quá trình đọc
hiểu từ ngữ, hiểu ý thơ, câu văn, nắm bắt đƣợc các từ ngữ then chốt có giá
trị biểu cảm và biểu hiện tƣ tƣởng, nắm bắt đƣợc hình tƣợng và ý nghĩa của
nó trong văn bản, từ đó khái quát đƣợc tƣ tƣởng, tình cảm trong tác phẩm
và đánh giá đƣợc tƣ tƣởng nghệ thuật của tác phẩm ấy. Đọc hiểu văn bản
văn học là một quá trình từ cảm đến hiểu, từ hiểu bề ngoài đến hiểu ý tứ
sâu xa của tác phẩm. Nhƣ vậy đọc-hiểu là quá trình tổng hợp, ngƣời đọc
khơng chỉ đơn thuần thực hiện cuộc giao tiếp với văn bản mà còn giao tiếp
với nhà văn, với chính mình và với ngƣời nghe. Đây là chìa khóa giúp mỗi
ngƣời mở cánh cửa của tri thức nhân loại. Quá trình học văn trong nhà
trƣờng là quá trình đọc hiểu từng bài, tập phát hiện các từ ngữ, chi tiết và
khái quát về tác phẩm, cuối cùng biết phân tích, bình luận, đối thoại với
các tác phẩm ấy hoặc các tác phẩm cùng loại. Từ đó hình thành kĩ năng,
kinh nghiệm đọc hiểu văn bản văn học. Trong quá trình tiến hành giờ đọc
hiểu ngƣời giáo viên cần chú ý hơn đến vai trò của ngƣời học bạn đọc
nhƣng cũng là ngƣời đồng sáng tạo với nhà văn. Quá trình lớn lên sau mỗi
giờ học giúp họ hình thành nhân cách của mình.
Đọc hiểu là một địa hạt mới nó gợi rất nhiều suy nghĩ, tìm tịi từ phía
ngƣời giáo viên. Theo suy nghĩ thơng thƣờng thì đọc hiểu là đọc và hiểu tác
phẩm văn chƣơng nhƣng thực tế cho thấy đây là một lý luận mới cần đƣợc
quan tâm và đƣa ra bàn luận nhiều hơn vì nó liên quan mật thiết đến sự tồn tại
và phát triển của môn Ngữ văn trong nhà trƣờng. Vì vậy GV cần hình thành

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





13
kĩ năng đọc hiểu cho HS. Theo GS Nguyễn Thanh Hùng trong cuốn "Kĩ năng
đọc hiểu văn" thì có 4 kĩ năng đọc hiểu văn nhƣ sau :
1.1.1. Kĩ năng đọc chính xác
Đọc chính xác là hành động đọc quan trọng của lao động trí tuệ. Trong
đọc văn nó là kĩ năng đọc hiểu cơ bản đầu tiên, yêu cầu về trí tuệ thuộc về
nhận thức cái đúng, cái sai. Kĩ năng đọc ấy không phụ thuộc vào thiện cảm
riêng và cũng khơng phụ thuộc vào trình độ chun mơn của ngƣời đọc. Kĩ
năng đọc chính xác khi đƣợc duy trì và đảm bảo sẽ đem lại giá trị chân lí nghệ
thuật của tác phẩm. Rèn luyện kĩ năng đọc chính xác văn bản nghệ thuật ngơn
từ sẽ khích lệ niềm tin bản thân HS và sự tin tƣởng vào giá trị chân thiện mĩ
của tác phẩm.
+ Yêu cầu đối với kĩ năng đọc chính xác
Trƣớc hết HS phải nắm vững những gì cần hiểu về ngơn từ trong mối
quan hệ văn cảnh, trong sự lựa chọn và kết hợp, trong việc nhóm hợp chúng
thành hệ thống và phân bố theo một trật tự nào đó trong tác phẩm.
Kĩ năng đọc chính xác địi hỏi ngƣời đọc phải tinh mắt khơng đƣợc bỏ
sót một từ nào, thậm chí từng dấu câu hay dấu phân cách dòng, đoạn, khổ của
văn bản. Qua đó ngƣời đọc nắm đƣợc ý nghĩa của từ khố, ý nghĩa của câu,
của đoạn và tìm thấy mạch ý nghĩa của văn bản tác phẩm.
Để củng cố kĩ năng đọc chính xác, nên lƣu ý giúp đỡ HS tự trả lời câu
hỏi tại sao nhà văn lại dùng loại từ ấy, lại vận dụng kiểu câu dài ngắn khác
nhau với cách ngắt nhịp ấy cốt để nhằm mục đích gì. Làm rõ đƣợc điều này
ngƣời đọc đã tiến thêm một bƣớc để hiểu phần chìm, phần hàm ngơn của tác
phẩm, tức là hiểu đƣợc chủ ý của nhà văn.
Để thực hiện tốt kĩ năng đọc chính xác trong đọc hiểu TPVC, ngƣời đọc
phải làm quen với hành động đọc trên dịng, đọc giữa dịng, đọc ngồi dịng,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





14
phối hợp chúng với nhau để cảm nhận đƣợc "ý tại ngôn ngoại". Cũng nên vận
dụng hành động đọc lƣớt qua để nắm nhanh ý tƣởng chủ đạo của tác phẩm
bằng khả năng tổng giác. Bên cạnh đó cịn giúp cho HS biết đọc nhanh để
thâu tóm nội dung bề mặt hình thức thể loại một cách tập trung để tránh
phƣơng thức mô tả đời sống.
1.1.2. Kĩ năng đọc phân tích
Trong đọc hiểu TPVC kĩ năng đọc phân tích có một vị trí quan trọng và
ý nghĩa to lớn quyết định hiệu quả của đọc hiểu. GS.TS Trần Đình Sử nói đại
ý rằng thực chất của đọc hiểu tác phẩm nghệ thuật là phân tích văn bản nghệ
thuật ấy. Những cái mà con mắt chỉ nhìn một lần thì thâu tóm đƣợc thì nhà
thơ phải mơ tả chúng dần qua từng phần một và nhiều khi đến lúc cảm nhận
phần cuối cùng, ta hoàn toàn quên mất phần đầu tiên. Đó là nét đặc trƣng và
khó khăn phức tạp khi hình thành khái niệm nghĩa mà ta thƣờng gọi là "ngữ
lơgic". "Ngữ" là vì trong đó có thơng tin đƣợc truyền đạt bằng lời, cịn "lơgic"
là vì mỗi từ riêng biệt tự nó chỉ có thể miêu tả từng dấu hiệu, từng tính chất
của sự vật. Để có ý nghĩa tồn vẹn, những từ và dấu hiệu đó cần đƣợc liên kết
bởi những phép logic nhất định. TPVC là một ví dụ tiêu biểu của phƣơng
pháp ngữ-logic trong việc tạo thành ý nghĩa.
Muốn rèn kĩ năng đọc phân tích trong đọc hiểu TPVC, ngƣời đọc phải
quan tâm đến những nét mới lạ của từng cơ cấu liên tƣởng qua hình ảnh cụ
thể và qua cơ cấu đối xạ qua tƣợng trƣng, biểu tƣợng cụ thể để truyền đạt ý
tƣởng. Trong một câu văn, câu thơ mọi mối quan hệ nội tại trong các cặp từ
đều đã đƣợc ghi nhận trong kinh nghiệm ngơn ngữ của ngƣời đọc từ trƣớc. Ví
dụ một câu thơ trong bài "Cảm tƣởng đọc Thiên gia thi" của Hồ Chi Minh
"Thơ xƣa chuộng cảnh thiên nhiên đẹp" là ngƣời đọc bằng kinh nghiệm ngơn

ngữ của mình sẽ hiểu là Bác đang viết về cách làm thơ của ngƣời xƣa thích

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




15
đƣa những cảnh thiên nhiên đẹp vào trong thơ nhƣ một cách để bày tỏ tình
yêu thiên nhiên của mình.
Khi thực hành kĩ năng đọc phân tích, bạn đọc HS không nên vội vã tin
ngay vào những ngƣời đọc giỏi hơn mình nhƣ thầy cơ giáo, nhà phê bình,
nghiên cứu văn học vì khơng phải lúc nào họ cũng đƣa ra đƣợc nhận dịnh
đúng đắn. Vì vậy bạn đọc HS cần tỉnh táo dùng tri thức và kinh nghiệm của
mình để phân tích, cắt nghĩa tác phẩm văn chƣơng, và ngƣời GV cũng giúp
đỡ HS để định hƣớng thẩm mĩ, làm cho HS có hứng thú với tác phẩm và tự
các em sẽ trƣởng thành hơn về nhân cách và chủ động hơn khi đọc hiểu
TPVC. Rèn luyện kĩ năng đọc phân tích trong đọc hiểu TPVC cần sử dụng
hành động đọc nhiều lần, đọc toàn bộ tác phẩm, bên cạnh đó đọc kĩ nhƣ đã
trình bày để có cách riêng đi vào tác phẩm. Hoàn thành kĩ năng đọc phân tích,
ngƣời đọc sẽ hiểu cặn kẽ và thấu đáo giá trị đích thực về nội dung tƣ tƣởng
nhân sinh và hình thức sáng tạo độc đáo của tác phẩm. Nói cách khác, ngƣời
đọc đã thu nhận đƣợc những vẻ đẹp khác nhau về đời sống và văn chƣơng để
hoàn thiện nhân cách .
1.1.3. Kĩ năng đọc sáng tạo
Đọc sáng tạo là hành động đọc đặc trƣng của đọc hiểu tác phẩm văn
chƣơng. Đọc sáng tạo là sự nhận thức những mối quan hệ, những trật tự
của thế giới tinh thần đƣợc tổ chức thành những hình ảnh của cấu trúc
mới trong tác phẩm. Ngƣời GV nếu chỉ chú ý mở rộng vốn từ cơ bản và
đọc đúng thể loại văn học cho HS trong đọc văn thì cũng chƣa đƣợc xem

là dạy học thật sự, việc dạy học đƣợc thực hiện bởi sự dẫn dắt HS biết đọc
một văn bản nghệ thuật từ nội dung bên trong để nhận ra và nắm vững
mạch ý tƣởng đƣợc thể hiện từ nội dung này đến nội dung khác để hoàn
thiện ý nghĩa riêng của tác phẩm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




16
Từ đó có thể khẳng định, cần phải thoả mãn hai yêu cầu tối thiểu với kĩ
năng đọc sáng tạo: Một là, ngƣời đọc phải nắm vững sự tổ chức toàn cảnh
hoặc là thế giới nghệ thuật của tác phẩm. Hai là, trên cơ sở của kinh nghiệm
và xúc cảm riêng tƣ, ngƣời đọc trình bày sự phát hiện lại hoặc là sự khám phá
mới của mình về tác phẩm. Cần lƣu ý đọc sáng tạo trong nhà truờng có những
mức độ nhất định. Đọc sáng tạo bao gồm đọc chính xác theo mẫu, cải biến
cảm xúc trong đọc diễn cảm và cao hơn là đƣợc trải nghiệm để bổ sung tình ý
vào tác phẩm.
1.1.4. Kĩ năng đọc tích luỹ
Kĩ năng đọc tích luỹ là kĩ năng đọc nhấn mạnh tính chất, mức độ cao
hay thấp phức tạp hay đơn giản, khó hay dễ về việc vận dụng đọc hiểu có hiệu
quả. Kĩ năng đọc tích luỹ là cách phân biệt đặc điểm và yêu cầu của các kĩ
năng đọc trƣớc đó. Kĩ năng đọc trƣớc là điều kiện cho kĩ năng đọc sau. Hồn
thiện kĩ năng đọc đọc tích luỹ trong đọc hiểu sẽ làm cho việc thu nhận thông
tin, độ sâu rộng về sự hiểu biết và niềm tin hứng thú trong quá trình đọc hiểu
TPVC tăng lên rõ rệt.
Tích luỹ là tích luỹ cái gì Đó là tích luỹ thơng tin thẩm mĩ, tích luỹ kinh
nhiệm nghệ thuật, tích luỹ ý nghĩa và thủ pháp tạo sinh ý nghĩa. Kĩ năng đọc
tích luỹ có thể vận dụng hành động đọc sâu, đọc thâm cứu, đọc so sánh đối

chiếu, đọc chậm. HS cần phải làm quen với hành động đọc bên trong và hành
động đọc bên ngoài tác phẩm nhƣ đọc hồi kí và chép của nhà văn về quá trình
sáng tạo tác phẩm. Tham khảo những bài phê bình tác phẩm. Cần đọc đi đọc
lại nhiều lần để hoá giải những băn khoăn, ngộ nhận về một số điểm sáng
thẩm mĩ hoặc những vấn đề còn treo lại trƣớc kia chƣa có lời đáp phù hợpvới
văn cảnh, với tác phẩm, với bối cảnh "thời đại thi ca" và hiện thực đời sống.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




17
1.2. Tri thức đọc hiểu
1.2.1. Tầm quan trọng của tri thức đọc hiểu
Đọc sách báo là nhu cầu tự nhiên của con ngƣời: đọc để giải trí, để hiểu
biết và sống tốt hơn. Ai biết chữ và thích đọc đều có thể đọc. Văn bản văn
học là văn bản nghệ thuật, việc hiểu biết và thƣởng thức thƣờng không dễ.
Các Mác từng nói “Với đơi tai khơng biết âm nhạc thì bản nhạc hay nhất cũng
khơng có ý nghĩa gì”. Cũng nhƣ đối với các tác phẩm văn chƣơng mà học
sinh phổ thơng đƣợc tiếp nhận trong q trình học mơn Ngữ văn nếu khơng
có nền tảng tri thức nhất định sẽ không hiểu thấu đáo đƣợc tác phẩm văn
chƣơng bất kỳ. Đọc hiểu là một quá trình nắm vững ý nghĩa tác phẩm văn
chƣơng vì vậy cần có tri thức.
Theo GS-TS Nguyễn Thanh Hùng trong cuốn "Kĩ năng đọc hiểu văn"
thì Tri thức đọc hiểu là: Những gì là thành quả đƣợc con ngƣời sáng tạo ra
để khẳng định bản chất ngƣời đều trở thành chỗ dựa để tìm hiểu văn học mà
ngƣời ta gọi là tri thức đọc hiểu. Nhƣ vậy khái niệm về tri thức đọc hiểu đƣợc
hiểu theo nghĩa rất rộng bởi những gì là thành quả do con ngƣời tạo ra là toàn
bộ thế giới vật chất và thế giới tinh thần của con ngƣời mà thế giới đó lại bao

la sâu thẳm mà con ngƣời chƣa lĩnh hội hết đƣợc, và chừng nào thế giới đó
cịn đƣợc con ngƣời khao khát khám phá thì những tri thức đọc hiểu càng
đƣợc mở rộng.
Trong luận văn chúng tôi chỉ đề cập đến phần tri thức đọc hiểu trong
lĩnh vực văn chƣơng.
Trong SGK bộ nâng cao phần tri thức đọc hiểu không phải là bài viết để
giảng, mà là để cung cấp thông tin cho học sinh tự học. Giáo viên cần sử dụng
các tri thức ấy và hƣớng dẫn học sinh khai thác thông tin ở đó để thực hiện
bài đọc hiểu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




18
* Nhƣ vậy tầm quan trọng của tri thức đọc hiểu là :
Tri thức đọc hiểu cung cấp những tri thức cơ bản nhất về đặc trƣng thể
loại mà chúng ta giảng dạy. Khi tiến hành giờ lên lớp GV và HS cần lựa chọn
kĩ năng đọc-hiểu phù hợp, xác định thể loại của tác phẩm để có cách tiếp cận
phù hợp với TPVC. Việc cung cấp tri thức đọc hiểu cho học sinh trong khâu
chuẩn bị bài là rất cần thiết. Từ việc xác định những tri thức ngoài tác phẩm
nhƣ cuộc đời tác giả, phong cách sáng tác, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
cho đến những tri thức cần cung cấp trong tác phẩm nhƣ nhan đề, chủ đề, đề
tài hình tƣợng nhân vật, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật. Trong quá trình
trên lớp việc bổ sung tri thức đọc hiểu cho HS những tri thức đó sẽ giúp HS
chủ động, tích cực trong q trình tiếp nhận TPVC và giúp HS biết cách tiếp
nhận tác phẩm đúng với đặc trƣng thể loại của tác phẩm.
Mặt khác tri thức đọc hiểu sẽ giúp ngƣời giáo viên có sự chuẩn bị kĩ
càng hơn các kiến thức liên quan đến bài học, chủ động hơn trong hoạt động

dạy học. Trong hoạt động dạy-học ngƣời GV vẫn là ngƣời giữ vai trò chủ đạo.
Từ việc cung cấp các tri thức cho HS chuẩn bị bài học cho đến quá trình dẫn
dắt ngƣời học đến với thế giới nghệ thuật của tác phẩm. Ngƣời GV sẽ lựa trọn
những tri thức nổi bật trong tác phẩm để cung cấp cho Hs và các tri thức này
cũng không đồng đều tùy theo mục đích, u cầu của từng bài học.
Thơng qua sự hƣớng dẫn của GV thì HS là ngƣời chủ động hơn trong
giờ đọc hiểu. Bởi ngoài những tri thức mà GV trang bị cho HS trong giờ
lên lớp thì HS có điều kiện chuẩn bị kỹ hơn có sự định hƣớng của GV.
Ngoài ra với những tri thức mà HS có hứng thú tìm hiểu sẽ kích thích sự
chủ động và sáng tạo của các em. Điều này sẽ tạo nên khơng khí thoải mái
trong giờ đọc hiểu, đồng thời HS cịn có điều kiện trao đổi với bạn học và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




19
GV những tri thức mà các em phải băn khoăn, suy nghĩ, những vấn đề mà
các em còn khúc mắc.
Từ nguồn tri thức đọc hiểu phong phú mà các em chiếm lĩnh đƣợc sau
mỗi giờ đọc hiểu sẽ bồi dƣỡng tƣ tƣởng, tình cảm và nhân cách cho HS, hình
thành ý thức tìm hiểu tri thức từ TPVC, thêm yêu mến bộ môn Ngữ Văn. Các
em sẽ khám phá đƣợc đằng sau mỗi trang sách là những số phận con ngƣời
với những suy tƣ trăn trở trƣớc cuộc sống, những khát vọng lớn lao, những
nhân cách đang khát khao hoàn thiện, cả những nỗi đau thể xác và tinh thần
mà con ngƣời trải nghiệm. Đó là cả kho tƣ liệu quý giá của loài ngƣời đƣợc
kết tinh vào những trang văn và nó sẽ cịn vang động mãi trong lịng ngƣời
đọc cả khi trang sách đƣợc khép lại.
Môn Ngữ văn ở trƣờng Phổ thơng cịn mở rộng địa hạt đến cả những tác

phẩm kinh điển của văn học thế giới, vì vậy tri thức đọc hiểu sẽ giúp HS có ý thức
tìm hiểu các tri thức của lồi ngƣời từ kho tàng Văn học thế giới.
1.2.2. Nội dung tri thức đọc hiểu
Tác phẩm văn chƣơng là một chỉnh thể nghệ thuật toàn vẹn nhằm phản
ánh cuộc sống với nhiều phạm vi khác nhau. Có khi tác phẩm chỉ đi sâu vào
một phần cuộc sống, một mảnh đời của những con ngƣời lam lũ khó nhọc nhƣ
trong truyện ''Hai đứa trẻ'' của Thạch Lam. Có khi tác phẩm lại phản ánh cả
một "xã hội ngƣời" với những mảnh đời, số phận của những cá nhân hòa vào
số phận của cả một dân tộc nhƣ ''Chiến tranh và hồ bình" của LepTơnxtơi
hay ''Tấn trò đời'' của BanZắc. Từ một mảnh đời đến số phận con ngƣời,
ngƣời đọc nhận ra cả một thời đại lịch sử đƣợc phản ánh trong mối quan hệ
chằng chịt và hữu cơ. Bởi thế tác phẩm văn chƣơng nào cũng có hai nhân tố
chủ yếu là tính văn học và tính xã hội. Ngƣời ta nói tác phẩm văn chƣơng là
một xã hội nhân văn trong một xã hội đời thƣờng. Có nghĩa là một xã hội đời
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




20
thƣờng với những sự kiện, hiện tƣợng, con ngƣời cùng những gì thuộc về con
ngƣời và một xã hội khác đƣợc lí tƣởng thẩm mĩ, quan điểm nghệ thuật của
nhà văn tái hiện một cách sáng tạo, nên xã hội ấy vừa cụ thể sinh động vừa có
sức khái quát đời sống và thời đại lịch sử. Đọc hiểu TPVC là vấn đề mới đƣợc
nhìn nhận dƣới nhiều góc độ khác nhau để thay đổi nội dung và phƣơng pháp
dạy học TPVC có chất lƣợng. Đọc văn góp phần đào tạo những con ngƣời có
văn hố. Văn hố đọc, đó là đọc những tác phẩm hay và biết đọc theo những
quy luật nội tại của nó. Đọc văn vừa làm phong phú kinh nghiệm nfghệ thuật
vừa tăng cƣờng hiểu biết khoa học. Cả hai sức mạnh này kết hợp với nhau
trong q trình đọc TPVC. Đọc văn khơng chỉ dừng ở việc giải trí đơn thuần

mà cịn làm giàu vốn tri thức bởi TPVC luôn chứa đựng những tri thức đọc
hiểu phông phú của nhân loại. Theo GS-TS Nguyễn Thanh Hùng tri thức đọc
hiểu bao gồm: Tri thức đời sống, tri thức liên ngành, tri thức nghệ thuật và tri
thức văn học[16].
1.2.2.1Tri thức đời sống
Bao gồm vốn sống, kinh nghiệm ứng xử xã hội và sự từng trải của
ngƣời đọc. Nhà văn là những ngƣời có cái nhìn bao qt toàn vẹn cuộc sống,
với khả năng tƣ duy và sáng tạo của ngƣời nghệ sĩ mọi biểu hiện của cuộc
sống hiện lên chân thực và sinh động. Đại văn hào ngƣời Pháp H.Đờ BanZắc
có viết " Nhà văn là ngƣời thƣ kí trung thành của thời đại".
Bạn đọc trƣớc TPVC thƣờng đem những kinh nghiệm mà mình từng trải
để kiểm chứng. Có thể đó là những tri thức quen thuộc bạn đọc đã đƣợc bắt
gặp trong thực tế đời sống cũng có những tri thức hồn tồn mới mẻ bạn đọc
phải huy động liên tƣởng và tƣợng mới tiếp nhận đƣợc. Lý thuyết tiếp nhận
chia bạn đọc thành ba loại: Loại ngƣời đọc thực tế, loại ngƣời đọc giả định và
loại ngƣời đọc tinh hoa. Trong đó loại thứ ba bao gồm những ngƣời biết đọc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




×