Tải bản đầy đủ (.pdf) (398 trang)

đề tài phát triển văn hoá việt nam giai đoạn 2011-2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.06 MB, 398 trang )


Bộ khoa học và công nghệ
Chơng trình khoa học & công nghệ trọng điểm cấp nhà nớc
KX 04/06 - 10
Nghiên cứu khoa học lý luận chính trị giai đoạn 2006 2010
***








Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu
Đề tài khoa học cấp nhà nớc

Phát triển văn hóa Việt nam giai đoạn 2011 2020


Mã số: KX 04.13/06-10








Chủ nhiệm đề tài: PGS,TS. Phạm Duy Đức
Cơ quan chủ trì: Học viện Chính trị - Hành chính


Quốc gia Hồ Chí Minh









Hà Nội, 2010




DANH SÁCH CỘNG TÁC VIÊN CHÍNH THAM GIA ĐỀ TÀI





1. PGS,TS. Phạm Duy Đức – Chủ nhiệm Đề tài
2. PGS,TS. Nguyễn Duy Bắc – Thư ký Đề tài
3. GS,TS. Trần Văn Bính
4. PGS,TS. Lê Quý Đức
5. GS,TS. Trần Ngọc Hiên
6. GS. Đỗ Huy
7. GS.TS. Nguyễn Văn Huyên
8. TS. Nguyễn Ngọc Hòa
9. TS. Nguyễn Thị Hương

10. TS. Nguyễn Hữu Thức



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT




1. BCH Ban chấp hành
2. CNXH Chủ nghĩa xã hội
3. CTQG Chính trị quốc gia
4. GTVH Giá trị văn hóa
5. GS Giáo sư
6. HN Hà Nội
7. HTX Hợp tác xã
8. KTTT Kinh tế thị trường
9. Nxb Nhà xuất bản
10. PGS Phó giáo sư
11. TS Tiến sĩ
12. TSKH Tiến sĩ khoa học
13. TƯ Trung ươ
ng
14. VHTT Văn hóa – Thông tin
15. XHCN Xã hội chủ nghĩa


1
PHẦN MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của Đề tài:
Năm năm 2006-2010 có ý nghĩa quyết định đối với việc hoàn thành
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm đầu thế kỷ XXI do Đại hội
IX đề ra. Mục tiêu và phương hướng tổng quát mà Đại hội X nêu ra là
“Nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn
dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộ
c đổi mới, huy động và sử dụng mọi
nguồn lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; phát triển văn hóa,
thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; tăng cường quốc phòng và an ninh,
mở rộng quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế;
giữ vững ổn định chính trị - xã hội; sớm đưa đất nước ta ra khỏi tình tr
ạng
kém phát triển; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành
một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”
1
.
Đại hội X đã khẳng định quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân là phấn
đấu tăng trưởng kinh tế với nhịp độ nhanh, chất lượng cao và bền vững
hơn, gắn với phát triển con người. Đến năm 2010, tổng sản phẩm trong
nước (GDP) gấp hơn 2,1 lần so với năm 2000. Trong 5 năm 2006-2010,
mức tăng trưởng GDP bình quân đạt 7,5-8% năm). Phấn đấu đạt 8% /năm.
Các chỉ tiêu định h
ướng về phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu mà Đại hội
X đã thông qua, GDP năm 2010 theo đầu người bình quân đạt khoảng
1.050-1100 USD, gấp đôi năm 2000. Cơ cấu GDP đến năm 2010 có sự
thay đổi rõ rệt theo hướng đẩy mạnh phát triển công nghiệp và dịch vụ. Cơ
cấu nông nghiệp khoảng 15-16%; công nghiệp và xây dựng 43-44%; dịch
vụ 40-41%. Về xã hội, lao động nông nghiệp năm 2011 chiếm dưới 50%.
Hoàn thành phổ
cập trung học cơ sở, đạt 200 sinh viên đại học, cao đẳng

trên 10.000 dân. Tuổi thọ bình quân của dân số Việt Nam đạt 72 tuổi.
Về lĩnh vực văn hóa, Đại hội X khẳng định: tiếp tục phát triển sâu
rộng và nâng cao chất lượng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc, gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn với phát triển kinh tế
- xã
hội, làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

1
Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb
CTQG, HN, 2006, tr.76.


2
Như vậy, giai đoạn 2006-2010 là giai đoạn mở ra một tiền đề to lớn
để đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới ở thời kỳ 2011-2020. Sự
phát triển về kinh tế - xã hội, quá trình chuyển đổi cơ cấu lao động và
phân công lao động trên qui mô quốc gia và quốc tế tác động mạnh mẽ
đến đời sống văn hóa của Việt Nam. Khi mức thu nhập bình quân trên
1000 USD/người gắ
n liền với quá trình đẩy mạnh đô thị hóa, hội nhập
kinh tế quốc tế, nhu cầu về văn hóa của nhân dân ngày càng phát triển.
Mặt khác, quá trình hội nhập quốc tế, mở rộng giao lưu văn hóa toàn cầu
trở nên ngày càng sôi động hơn. Những thành tựu khoa học công nghệ,
đặc biệt là công nghệ thông tin đã và đang tạo ra khả năng to lớn kích
thích năng lực sáng tạo và thụ hưởng các giá trị v
ăn hóa của nhân dân.
Văn hóa của các địa phương, của các dân tộc thiểu số, của các vùng miền
sẽ có nhiều cơ hội để trao đổi, giao lưu và chia sẻ kinh nghiệm, kích thích
sự tiến bộ.
Quá trình dân chủ hóa trong sáng tạo, sản xuất, truyền bá và hưởng

thụ các giá trị văn hóa ngày càng gia tăng trong bối cảnh toàn cầu hoá.
Tuy nhiên, những mặt trái của quá trình toàn cầu hoá, của quá trình
phát triển kinh tế thị trừơng và hội nh
ập quốc tế cũng như của qúa trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ bộc lộ ngày càng tinh vi và phức tạp, ảnh
hưởng xấu đến đời sống văn hóa của nhân dân. Mặt trái của lối sống tiêu
dùng, các tệ nạn xã hội và tiêu cực xã hội nếu không được kiểm soát có
nguy cơ ngày càng phát triển. Sự áp đặt văn hóa của các nước lớn thông
qua các phương tiện truyền thông toàn cầu, thông qua xuất nhập kh
ẩu văn
hóa phẩm ngày càng gia tăng. Như vậy, bước vào thời kỳ 2011-2020, văn
hóa Việt Nam sẽ phải đối mặt với những thời cơ và những thách thức lớn.
Việc nghiên cứu mang tính chất dự báo, phát hiện những khả năng có thể
xảy ra, kiến nghị các giải pháp để có thể chủ động trong việc xây dựng và
phát triển văn hóa ở các giai đoạn tiếp sau là một yêu c
ầu khách quan đặt
ra hiện nay. Do đó, việc nghiên cứu đề tài “Phát triển văn hóa giai đoạn
2011-2020” là một đề tài có ý nghĩa lý luận và có ý nghĩa thực tiễn cấp
bách.
- Ý nghĩa lý luận của đề tài thể hiện trước hết ở việc đề tài phải căn
cứ vào thực tế vận động, phát triển của tình hình kinh tế - xã hội và văn
hóa Việt Nam trong giai đoạn 25 nă
m đổi mới vừa qua để rút ra bài học
kinh nghiệm, dự báo xu hướng phát triển của văn hóa Việt Nam giai đoạn

3
2011 – 2020, nhận diện điểm tương đồng và khác biệt của văn hóa Việt
Nam trong qúa trình phát triển hiện nay so với các giai đoạn trước đó và
so với các nước trong khu vực, chỉ ra lợi thế so sánh, phát huy thế mạnh,
hạn chế mặt trái, xác định tầm nhìn, mục tiêu, quan điểm và giải pháp có ý

nghĩa đột phá để phát triển văn hóa giai đoạn 2011-2020.
Đề tài góp phần đánh giá thực trạng lãnh
đạo và quản lý văn hóa
của Đảng và Nhà nước ta trong 25 năm đổi mới để tổng kết những thành
tựu lý luận và thực tiễn, rút ra những bài học kinh nghiệm thiết thực về
lãnh đạo và quản lý văn hóa.
Đề tài làm sâu sắc hơn mối quan hệ biện chứng giữa ba nhân tố văn
hóa, kinh tế và chính trị trong quá trình phát triển ở Việt Nam, phát hiện
những vấn đề lý luận mới n
ảy sinh trong việc thực hiện đường lối của
Đảng gắn kết chặt chẽ hơn nữa giữa ba lĩnh vực này trong hoạt động thực
tiễn hiện nay. Đề tài làm rõ đặc điểm của văn hóa chính trị Việt Nam hiện
nay, nghiên cứu những ảnh hưởng của văn hóa chính trị đối với quá trình xây
dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản s
ắc dân tộc, rút
ra những bài học xây dựng văn hóa chính trị giai đoạn 2011 – 2020.
Đây là loại đề tài mang tính dự báo có ý nghĩa chiến lược, góp phần
vào cung cấp các luận cứ khoa học cho việc bổ sung, phát triển sửa đổi
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội ở nước ta (năm 1991) và chuẩn bị cho việc xây dựng Văn kiện của
Đảng t
ại Đại hội XI. Vì vậy đề tài phải chú trọng quan điểm thực tiễn và
quan điểm phát triển, vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác –
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào giải quyết vấn đề phát triển văn hóa
trong thời kỳ mới.
- Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Đề tài hoàn thành là một trong những cơ sở khoa học góp phần xây
dựng đường l
ối, chính sách phát triển văn hóa Việt Nam trong giai đoạn
2011-2020. Đặc biệt, những kiến nghị của đề tài sẽ góp phần vào bổ sung,

sửa đổi Cương lĩnh năm 1991 và góp phần xây dựng các Văn kiện của
Đảng phần về đường lối, chính sách văn hóa phục vụ Đại hội XI. Kết quả
của đề tài là tư liệu tham khảo cho công tác đào tạo cán bộ lãnh đạo chủ
chố
t của Đảng và Nhà nước, đào tạo sau đại học ở Học viện Chính trị –
Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh và các viện nghiên cứu, các trường đại
học khoa học xã hội và nhân văn trên phạm vi cả nước.

4
- Những giải pháp có ý nghĩa đột phá mà đề tài đề xuất có thể được
vận dụng trong công tác lãnh đạo, tổ chức và quản lý văn hóa ở các cấp.
2. Mục tiêu của Đề tài:
*Mục tiêu khoa học của đề tài:
- Mục tiêu tổng quát:
Trên cơ sở khảo sát, đánh giá thực trạng văn hóa Việt Nam và
đường lối, chính sách văn hóa của Đảng và Nhà nước ta trong 25 năm đổi
mới, đề tài chỉ rõ mố
i quan hệ giữa văn hóa và các lĩnh vực cơ bản khác
của đời sống xã hội, đặc biệt là tác động qua lại giữa văn hóa và kinh tế,
văn hóa và chính trị; làm sáng tỏ vai trò, đặc điểm của văn hóa chính trị
Việt Nam thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đề tài đề xuất mục tiêu,
quan điểm định hướng và giải pháp mới có tính đột phá để phát triển văn
hóa Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020.
- Mục tiêu cụ thể của đề tài:
1. Trên cơ sở khảo sát, đánh giá đúng thực trạng văn hóa Việt Nam
và quá trình lãnh đạo, quản lý văn hóa của Đảng, Nhà nước ta trong 25
năm vừa qua (1986 – 2010), chỉ rõ nguyên nhân của thành tựu và yếu kém
của các lĩnh vực trên, rút ra những bài học kinh nghiệm cho giai đoạn phát
triển 2011 - 2020.
2. Đánh giá đúng tác động của văn hóa đối với phát triển kinh tế

, xã
hội và những bài học kinh nghiệm đối với giai đoạn phát triển 2011 – 2020.
3. Đánh giá đúng thực trạng văn hóa chính trị và những thành tựu
cũng như hạn chế, yếu kém của văn hóa chính trị trong 25 năm đổi mới
vừa qua, chỉ rõ nguyên nhân của những thành tựu, yếu kém và những bài
học kinh nghiệm.
4. Dự báo đúng xu hướng phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn
2011 – 2020.
5. Đề xu
ất mục tiêu, quan điểm định hướng và giải pháp có tính đột
phá và khả thi để phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020.
6. Đề xuất các kiến nghị để bổ sung, phát triển Cương lĩnh năm
1991 và Dự thảo Văn kiện Đại hội XI của Đảng về lĩnh vực phát triển văn
hóa giai đoạn 2011 - 2020.
* Mục tiêu kinh tế - xã hội:
Góp phần vào việc đề xuất quan
điểm định hướng, giải pháp mới có
ý nghĩa đột phá để xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn

5
2011 – 2020, góp ý cụ thể để bổ sung cho Cương lĩnh năm 1991 và chuẩn
bị nội dung phần xây dựng và phát triển văn hóa trong Văn kiện Đại hội
XI. Đồng thời đề tài cũng đề xuất phương án đầu tư có hiệu quả nhất để
làm động lực thúc đẩy văn hóa phát triển và phát huy vai trò của văn hóa
đối với việc phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2011 – 2020.
3. Tình hình nghiên cứu của
Đề tài:
Đề tài “Phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020” là đề
tài mới chưa được nghiên cứu. Tuy nhiên trong những năm đổi mới vừa
qua đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế liên

quan đến đề tài này ở những mức độ khác nhau.
- Ngoài nước:
Những công trình nghiên cứu dự báo về tương lai ở thế kỷ XXI nổi
tiếng thế giới đã được dị
ch và giới thiệu tại Việt Nam trong những năm
gần đây. Tiêu biểu là Cú sốc tương lai; Thăng trầm quyền lực; Chiến
tranh và chống chiến tranh; Sự sống còn của loài người ở buổi bình minh
của thế kỷ XXI của Alvin và Heidi Toffler. Mặc dù còn nhiều ý kiến khác
nhau nhưng những nội dung mà các cuốn sách này nêu ra rất cần thiết để
nhìn tới tương lai của xã hội loài người thế kỷ XXI và nhữ
ng vấn đề đặt ra
để nghiên cứu văn hóa Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa. Hai công
trình Chiếc Lexus và cây ôliu và Thế giới phẳng của tác giả Thomas
L.Friedman (được dịch và giới thiệu ở Việt Nam năm 2005, 2006) là
những công trình dự báo thế kỷ XXI đem lại nhiều gợi ý trực tiếp cho đề
tài về những nhân tố tác động đến văn hóa Việt Nam hiện nay. Công trình
của các học giả Trung Quố
c “Dự báo thế kỷ XXI” do Nxb Thống kê dịch
và giới thiệu ở Việt Nam (1998) đã dành một chương quan trọng để dự
báo về Văn hóa thế kỷ XXI. Công trình “Đại dự đoán Trung Quốc thế kỷ
XXI” đã ghi lại nhận xét của 100 nhà khoa học hàng đầu của Trung Quốc,
trong đó có các nhà văn hóa dự báo về tương lai của Trung Quốc và tương
lai của văn hóa Trung Quốc thế kỷ XXI.
Đây là những gợi ý để cho đề tài
“Phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2011-2020” suy nghĩ về tương
lai phát triển văn hóa Việt Nam.
Cuốn sách “Cải cách thể chế văn hóa của Trung Quốc” do Khang
Thức Chiêu biên soạn đã đưa ra nhiều gợi ý bổ ích cho giới nghiên cứu
Việt Nam về mô hình văn hóa chuyển từ nền kinh tế kế hoạch tập trung
cao độ sang phát triển kinh tế thị tr

ường và vấn đề cải cách thể chế văn

6
hóa, tạo động lực cho văn hóa phát triển trong nền kinh tế thị trường có sự
quản lý của nhà nước.
Được sự tài trợ của Quỹ giao lưu văn hóa Nhật Bản, Trung tâm
nghiên cứu văn hóa Nhật Bản thuộc Trung tâm Khoa học xã hội và nhân
văn Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế về chủ đề: “Những
thay đổi về văn hóa, xã hội trong quá trình chuyể
n sang nền kinh tế thị
trường ở một số nước châu Á” (Kỷ yếu Hội thảo do Dương Phú Hiệp –
Nguyễn Duy Dũng chủ biên). Các tác giả trong nước và quốc tế đã phân
tích thực trạng thay đổi về văn hóa, xã hội của một số nước châu Á như
Nhật Bản, Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Inđônêxia. Đây là
những gợi ý quan trọng để các nhà nghiên cứu đi sâu hơn vào sự bi
ến đổi
của văn hóa Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Gần đây, tổ chức SIDA –
Thuỵ Điển đã tài trợ cho Viện Văn hóa – Thông tin thuộc Bộ Văn hóa
Thông tin thực hiện dự án: “Chính sách văn hóa vì sự phát triển”.
Mặc dù không bàn trực tiếp về đề tài “Phát triển văn hóa Việt Nam
giai đoạn 2011 - 2020” nhưng các công trình nghiên cứu trên là những gợi
ý để đề tài này tiế
p thu và nghiên cứu sâu hơn nữa, nhất là vấn đề phát
triển văn hóa trong quá trình hội nhập quốc tế.
- Trong nước:
Đường lối đổi mới của Đảng được bắt đầu từ Đại hội VI (1986) đã
tạo nên một bước ngoặt lớn trong nghiên cứu văn hóa ở nước ta. Nhiều
vấn đề mới nảy sinh trong đời sống văn hóa Việt Nam thời kỳ mở c
ửa,
phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công

nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã thu hút sự quan
tâm nghiên cứu của các cơ quan nghiên cứu cũng như cá nhân các nhà
khoa học. Điều đặc biệt là Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến đời sống
văn hóa xã hội trong thời kỳ đổi mới và đã đầu tư m
ột cách tập trung cho
công tác nghiên cứu văn hóa. Chương trình khoa học – công nghệ trọng
điểm cấp Nhà nước KX.07 về khoa học xã hội giai đoạn 1991 – 1995 do
Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia chủ trì. Mục tiêu và nội
dung của chương trình KX.07 bao quát một phạm vi rất rộng, tương đối
toàn diện về những vấn đề mà sự nghiệp phát triển văn hóa Việt Nam đặt
ra trong thời kỳ đổi mới. Những m
ục tiêu và nội dung nghiên cứu là:

7
- Tổng kết kinh nghiệm và nêu lên được những giá trị lớn của văn
hóa Việt Nam, có ý nghĩa lịch sử và ý nghĩa đối với tương lai phát triển
của đất nước.
- Xây dựng hệ quan điểm phát triển thống nhất yếu tố kinh tế với
yếu tố xã hội và yếu tố văn hóa, trong đó văn hóa sẽ đóng vai trò “điều
tiết” sự phát triển cùng vai trò vừ
a là động lực, vừa là mục tiêu của phát triển.
- Khởi thảo một bộ môn khoa học nghiên cứu về văn hóa và văn
hóa Việt Nam.
- Phổ cập các thành tựu nghiên cứu trong các công trình xuất bản
nhằm cổ vũ ý thức quốc gia trong giai đoạn mới. Phát động một phong
trào phục hưng văn hóa dân tộc phục vụ cho công cuộc hiện đại hoá đất
nước và sự tiến bộ xã hội trong h
ội nhập kinh tế quốc tế.
- Kiến nghị một đề án về chiến lược phát triển tiềm lực văn hóa
nhằm phát huy cao nhất năng lực con người Việt Nam vì sự tiến bộ xã hội

và nhân đạo, tức là phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Chương trình được triển khai với 17 đề tài. Kết quả nghiên cứu
của các đề tài này đã góp phần vào việc hoạch
định chủ trương chính sách
phát triển văn hóa Việt Nam của Đảng và Nhà nước ta. Quá trình nghiên
cứu về phát triển văn hóa ở Việt Nam trong giai đoạn này lại được sự cổ
vũ, khích lệ ở việc Việt Nam tham gia vào “Thập kỷ thế giới phát triển
văn hóa” (1988 – 1997). Sự tham gia tích cực của Uỷ ban Quốc gia Thập
kỷ thế giới phát triển văn hóa của Việt Nam đã đem l
ại những kết quả to
lớn cho việc nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò của văn hóa đối với
sự phát triển đất nước thông qua các hội thảo cấp quốc gia và quốc tế về
các lĩnh vực cơ bản và cấp bách như “Phương pháp luận về vai trò của
văn hóa trong phát triển” (1993). “Lễ hội truyền thống trong đời sống xã
hội hiện nay” (1993). Tiêu bi
ểu cho các công trình nghiên cứu ở giai đoạn
này là “Phát triển văn hóa, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc kết hợp
với tinh hoa văn hóa nhân loại” do GS. VS. Phạm Minh Hạc chủ biên
(1996); “Sự chuyển đổi các giá trị trong văn hóa Việt Nam” của Đỗ Huy,
Trường Lưu; “Mấy vấn đề văn hóa và phát triển ở Việt Nam hiện nay” -
Bộ Văn hóa Thông tin (1992); “Văn hóa và kinh doanh” do Phạm Xuân
Nam chủ biên (1996); “Văn hóa Vi
ệt Nam và cách tiếp cận mới” của GS.
Phan Ngọc (1994); “Văn hóa trong phát triển và toàn cầu hoá” do Trung
tâm khoa học xã hội và nhân văn xuất bản (1996). “Các giá trị truyền

8
thống và con người Việt Nam hiện nay”(2 tập) do GS. Phan Huy Lê và
PGS,TSKH. Vũ Minh Giang chủ biên (1994, 1996)…
Tiếp sau đó, giai đoạn từ 1996 đến năm 2000, có chương trình

nghiên cứu KHXH. 04. “Phát triển văn hóa, xây dựng con người mới
trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Những chính sách
xã hội tương ứng để phát huy mạnh mẽ nhân tố con người”. Kết quả của
chương trình nghiên cứu này được thể hiện qua mộ
t số công trình tiêu biểu
như “Giáo dục và văn hóa, văn hóa và giáo dục” do GS,VS. Phạm Minh
Hạc chủ biên (2001); “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” do Nguyễn Khoa Điềm chủ biên (2001);
“Về phát triển văn hóa và xây dựng con người thời kỳ công nghiệp hóa,
hiện đại hóa” do Phạm Minh Hạc – Nguyễn Khoa Điềm chủ biên (2003).
Chương trình nghiên cứu khoa học c
ấp Nhà nước mang mã số KX
05 “Phát triển văn hóa, con người và nguồn nhân lực trong thời kỳ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa” (2001 – 2005) đã tập trung vào chủ đề phát
triển văn hóa nhằm xây dựng con người và nguồn nhân lực cho quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thành tựu tiêu biểu cho hướng
nghiên cứu này là công trình “Tâm lý người Việt Nam đi vào công nghiệp
hóa, hiện đại hóa. Những điều cần khắc phục” do GS,VS. Phạ
m Minh
Hạc chủ biên (2004); “Nghiên cứu văn hóa, con người, nguồn nhân lực
đầu thế kỷ XXI” (Kỷ yếu Hội thảo quốc tế. Chương trình khoa học cấp
Nhà nước KX.05. Hà Nội 2003); “Văn hóa các dân tộc Tây Bắc. Thực
trạng và những vấn đề đặt ra” do GS. Trần Văn Bính chủ biên (2004);
“Văn hóa các dân tộc Tây Nguyên. Thực trạng và những vấn đề đặt ra” do
GS. Trần Văn Bình chủ biên (2004); “V
ăn hóa các dân tộc Tây Nam Bộ.
Thực trạng và những vấn đề đặt ra” do GS. Trần Văn Bính chủ biên
(2004)…
Nhìn lại những thành tựu của Chương trình khoa học cấp Nhà nước
về lĩnh vực văn hóa qua các giai đoạn 1991 – 1995, 1996 – 2000, 2001 –

2005, chúng ta có thể nói đây là tài sản quý giá phản ánh trí tuệ và tâm
huyết của hàng trăm các nhà khoa học trong nước ở các cơ quan nghiên
cứu, các trường đại học tham gia. Những thành tựu về lý luận và th
ực tiễn
này là cơ sở để tiếp tục nghiên cứu đề tài “Phát triển văn hóa Việt Nam
giai đoạn 2011 – 2020”. Các công trình có ảnh hưởng trực tiếp đến đề tài
này là công trình “Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển văn hóa và con

9
người” do GS. Đặng Xuân Kỳ chủ biên (2005). Công trình này đã khái
quát nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa và con
người và những nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa và con người,
phương hướng giải pháp vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào phát triển
văn hóa, xây dựng con người Việt Nam hiện nay. Công trình này có ý
nghĩa chỉ dẫn quan trọng để triển khai đề tài “Phát triển văn hóa Việt Nam
giai đo
ạn 2010 – 2020”. Công trình “Xây dựng và phát triển nền văn hóa
Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” do Nguyễn Khoa Điềm chủ
biên và công trình “Về phát triển văn hóa và xây dựng con người thời kỳ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa” do Phạm Minh Hạc – Nguyễn Khoa Điềm
chủ biên là kết tinh thành tựu nghiên cứu của đề tài khoa học cấp nhà
nước KHXH.04. Công trình “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm
đà bản
sắc dân tộc” do Nguyễn Khoa Điềm chủ biên xuất phát từ những tiền đề
lý luận cơ bản về văn hóa, nhìn nhận lại một số văn kiện của Đảng về văn
hóa, tiếp cận một số đặc điểm của văn hóa Việt Nam và một số vấn đề lý
luận đang đặt ra. Công trình đã đi sâu khảo sát, phân tích và
đánh giá thực
trạng văn hóa Việt Nam trong giai đoạn hơn 10 năm đầu của sự nghiệp đổi
mới (1986 – 2000), tìm hiểu kinh nghiệm xử lý vấn đề văn hóa của một số

nước trên thế giới. Đồng thời đề xuất mục tiêu, nhiệm vụ, các giải pháp
lớn của sự nghiệp xây dựng văn hóa trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện
đại hoá và nhiệm vụ vă
n hóa những năm đầu thế kỷ XXI. Đây là công
trình vừa có ý nghĩa đóng góp để xây dựng Nghị quyết Hội nghị BCH
Trung ương lần thứ năm khoá VIII “Về xây dựng nền văn hóa Việt Nam
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, vừa là công trình đầu tiên triển khai
một cách toàn diện quan điểm của Hội nghị Trung ương này. Những
nhiệm vụ và những giải pháp cũng như
những kiến nghị mà đề tài này nêu
ra rất cơ bản và có ý nghĩa thiết thực đối với việc triển khai nghiên cứu đề
tài “Phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020”.
Công trình “Về phát triển văn hóa và xây dựng con người thời kỳ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa” là công trình tổng hợp kết quả nghiên cứu
của Chương trình khoa học công nghệ cấp nhà nước KHXH.04 do GS,VS.
Phạm Minh Hạc làm chủ nhi
ệm Chương trình và đồng chí Nguyễn Khoa
Điềm làm phó chủ nhiệm đồng chủ biên. Công trình này đã bao quát một
phạm vi rộng lớn gồm các nội dung sau:
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển văn hóa, xây dựng con người.

10
- Văn hóa và phát triển trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
- Văn hóa các dân tộc Việt Nam thống nhất và đa dạng
- Về phát triển toàn diện con người thời kỳ công nghiệp hóa, hiện
đại hóa.
- Xây dựng lối sống, đạo đức và chuẩn giá trị xã hội mới trong giai
đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Thực trạng đạo đức, tư tưởng chính trị, lối sống c
ủa thanh niên

hiện nay.
- Những vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách liên quan đến dân tộc,
sắc tộc ở nước ta và trên thế giới. Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà
nước ta.
- Vấn đề tôn giáo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Những thành tựu của những công trình lớn trên đây, nhất là những
nhiệm vụ và những vấn đề đặt ra cho văn hóa Việt Nam bước vào th
ế kỷ
XXI là những chỉ dẫn quan trọng để đề tài “Phát triển văn hóa Việt Nam
giai đoạn 2011 – 2020” tiếp tục nghiên cứu sâu sắc và phát triển thêm.
Tuy nhiên, do giới hạn về thời gian nghiên cứu cũng như do sự xuất hiện
những tình hình và nhiệm vụ mới của sự nghiệp đổi mới nói chung, của
văn hóa nói riêng ở giai đoạn 2001 – 2010 cho nên nhiều vấn đề chưa
được
đề cập đến trong các công trình này, nhất là việc gắn kết giữa văn
hóa và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước, đặc biệt ở các vùng văn hóa khác nhau như đô thị, nông
thôn đồng bằng và miền núi, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số v.v…
Những hạn chế này của công trình khoa học cấp Nhà nước KHXH. 04
(giai đoạn 1996 – 2000) được Chương trình khoa học cấ
p Nhà nước KX.
05 “Phát triển văn hóa, con người và nguồn nhân lực trong thời kỳ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa” (2001 – 2005) khắc phục. Chương trình KX. 05
đã triển khai hàng loạt đề tài nghiên cứu bao gồm: Đề tài KX.05 – 01: “Cơ
sở phương pháp luận của việc nghiên cứu và phát triển văn hóa, con
người và nguồn nhân lực trong điều kiện kinh tế thị trường, toàn cầu hoá
và hội nhập quốc tế” do TS. Hồ Sĩ Quý làm ch
ủ nhiệm. Đề tài KX.05 –
02: “Đời sống văn hóa và xu hướng phát triển văn hóa vùng nông thôn
đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long trong thời kỳ công nghiệp hóa,

hiện đại hóa” do TSKH. Phan Hồng Giang làm chủ nhiệm. Đề tài KX.05
– 03: “Đời sống văn hóa và xu hướng phát triển văn hóa vùng đô thị và

11
khu công nghiệp trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa” do
GS.TSKH. Đình Quang làm chủ nhiệm. Đề tài KX.05 – 04: “Đời sống văn
hóa và xu hướng phát triển văn hóa của một số dân tộc vùng Tây Bắc, Tây
Nguyên và Tây Nam Bộ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa” do
GS.TS. Trần Văn Bính làm chủ nhiệm. Việc khảo sát, phân tích và đánh
giá đời sống văn hóa của các vùng, các miền, của đồng bào các dân tộc
thiểu số ở các khu v
ực Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ góp phần
làm rõ thực trạng văn hóa ở nước ta và những vấn đề cấp thiết cần giải
quyết cụ thể hơn, thiết thực hơn. Tiêu biểu cho kết quả nghiên cứu của
Chương trình KX.05 đã công bố là cuốn “Đời sống văn hóa các dân tộc
thiểu số trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa” do GS,TS. Trần
Văn Bính chủ biên và “Đời sống văn hóa đ
ô thị và khu công nghiệp Việt
Nam” do GS, TSKH. Đình Quang chủ biên. Kết quả điều tra và sự phân
tích, kiến giải sâu sắc về những vấn đề đặt ra và các kiến nghị mà các
công trình này nêu ra là cơ sở để chúng ta suy nghĩ về hướng phát triển
văn hóa Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020.
Công trình “Đổi mới và phát triển ở Việt Nam - Một số vấn đề lý
luận và thực tiễn” là Đề tài khoa học độc l
ập cấp Nhà nước (Mã số ĐTĐL
- 2003/18) do GS,TS. Nguyễn Phú Trọng làm chủ nhiệm. Nội dung của đề
tài khá phong phú, đề cập đến nhiều vấn đề cấp bách mà thực tiễn phát
triển của đất nước đang đặt ra. Đặc biệt, những đánh giá, tổng kết thực tiễn
của đề tài về lĩnh vực văn hóa trong 20 năm đổi mới là những gợi ý quý báu đối
v

ới đề tài Phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020.
Tuy nhiên, do giới hạn của từng chương trình cũng như giới hạn về
thời gian nghiên cứu, nhiều vấn đề mới nảy sinh trên lĩnh vực văn hóa
chưa được các chương trình khoa học cấp Nhà nước qua tâm đúng mức.
Đặc biệt là phần dự báo về tình hình văn hóa Việt Nam trong thời kỳ hội
nhập kinh tế quốc t
ế, vấn đề gắn kết giữa văn hóa với phát triển kinh tế và
xây dựng Đảng, củng cố hệ thống chính trị… Đây là những vấn đề mới
cần được bổ sung để nghiên cứu trong đề tài “Phát triển văn hóa giai đoạn
2011 – 2020”.
Bên cạnh những công trình nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước nêu
trên, trong thời gian qua còn có hàng loạt các cơ quan, các tổ chức và các
nhà khoa học khác nhau tập trung nghiên cứu về vă
n hóa Việt Nam. Các
đề tài cấp Bộ như “Văn hóa và sự lãnh đạo chính trị của Đảng Cộng sản”

12
(1993), “Văn hóa dân tộc trong thời kỳ mở cửa” (1994), “Văn hóa và sự
phát triển đô thị ở nước ta hiện nay” (1996), “Toàn cầu hoá và quyền
công dân ở Việt Nam nhìn từ góc độ văn hóa” (1998) do GS, TS. Trần
Văn Bính làm chủ nhiệm ở Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đã
góp phần làm rõ mối quan hệ giữa văn hóa và sự lãnh đạo chính trị của
Đảng, xác định những thuận l
ợi và thách thức của văn hóa Việt Nam trong
thời kỳ mở cửa, xác định vị trí của văn hóa trong quá trình đô thị hoá. Đặc
biệt là công trình “Toàn cầu hoá và quyền công dân ở Việt Nam – nhìn từ góc
độ văn hóa” được xuất bản bằng tiếng Việt và tiếng Anh đã có tác dụng tích
cực trong việc khẳng định giá trị cơ bản của văn hóa dân tộc và quyền cơ
bản về vă
n hóa của con người Việt Nam trong chế độ xã hội mới.

Công trình kỷ yếu Hội thảo khoa học do Trung tâm nghiên cứu
Nhật Bản tổ chức về chủ đề “Những thay đổi về văn hóa, xã hội trong quá
trình chuyển sang kinh tế thị trường ở một số nước châu Á” (1998) đã
cung cấp những thông tin và những gợi ý tốt để tìm hiểu thực trạng biến
đổi của văn hóa Vi
ệt Nam khi bứơc sang phát triển kinh tế thị trường.
Một công trình lớn là “Triết lý phát triển ở Việt Nam. Mấy vấn đề
cốt yếu” do GS. Phạm Xuân Nam chủ biên công bố năm 2002. Đây là đề
tài lớn của Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia tập trung vào
triết lý phát triển ở Việt Nam. Trong công trình này, các tác giả đã quan
tâm đến triết lý về mối quan hệ giữa cái kinh tế và cái xã hội; triết lý về
b
ản sắc dân tộc và hiện đại hoá văn hóa trong phát triển. Gần đây nhất,
năm 2008, GS. Phạm Xuân Nam tiếp tục công bố công trình nghiên cứu
“Sự đa dạng văn hóa và đối thoại giữa các nền văn hóa. Một góc nhìn từ
Việt Nam”. Kết hợp phương pháp nghiên cứu lịch sử và logíc, công trình
này đã đi sâu khẳng định quá trình lịch sử kết hợp đối thoại văn hóa và
bảo vệ ch
ủ quyền, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam
theo diễn trình lịch sử. Từ đó, công trình đã rút ra bài học lịch sử và đề cập
đến vấn đề đương đại của việc phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, chủ động
tham gia đối thoại giữa các nền văn hóa trong giai đoạn toàn cầu hóa hiện
nay. Những kết quả nghiên cứu này góp phần quan trọng để đề tài “
Phát
triển văn hóa giai đoạn 2011 - 2020” suy nghĩ về triết lý phát triển văn
hóa Việt Nam hiện nay và vấn đề đa dạng văn hóa, bảo vệ và phát huy bản
sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ toàn cầu hóa.

13
Bên cạnh đó, còn có rất nhiều các công trình được công bố trong

thời gian qua có liên quan ít nhiều đến đề tài “Phát triển văn hóa giai đoạn
2011 – 2020”. Đó là các công trình “Một cách tiếp cận văn hóa” của Phan
Ngọc (1999), “Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng văn hóa ở nước
ta hiện nay” của GS,TS. Hoàng Vinh (1999); “Văn hóa Việt Nam trong
tiến trình đổi mới” của GS,VS. Hồ Sĩ Vịnh (1999); “Toàn cầu hoá, những
vấn đề lý luận và thực tiễn” do GS,TS. Lê Hữu Nghĩa, TS. Lê Ngọc Tòng
chủ biên (2004); “Hoạt động giải trí ở đô thị Việt Nam hiện nay. Những
vấn đề lý luận và thực tiễn” do PGS,TS. Phạm Duy Đức chủ biên (2004);
“Về văn hóa và xây dựng đời sống văn hóa” của TS. Nguyễn Hữu Thức
(2005); “Bản sắc dân tộc và hiện đại hoá văn hóa Việt Nam. Mấy vấn
đề
lý luận và thực tiễn” của PGS,TS. Thành Duy (2006); “Văn minh tinh thần
từ chất lượng văn hóa” của Trường Lưu (2006); “Đạo đức xã hội ở nước
ta hiện nay, vấn đề và giải pháp” do GS,VS. Nguyễn Duy Quý chủ biên
(2006); “Tác động của yếu tố văn hóa - xã hội trong quản lý Nhà nước đối
với tài nguyên, môi trường trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa”
do TS. Nguyễn Hữu Bình làm chủ biên (2006); “Văn hóa, mục tiêu và
động lực của sự phát triển xã hội” do GS,TS. Nguyễn Văn Huyên chủ
biên (2006); “Văn hoá tiếp cận lý luận và thực tiễn” của PGS,TS. Nguyễn
Tri Nguyên (2006); “Những thách thức của văn hóa Việt Nam trong quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế” do PGS,TS. Phạm Duy Đức chủ biên (2006), “Sự
biến đổi các giá trị văn hóa trong bối cảnh xây dựng nền kinh tế thị trường ở
Việt Nam hiện nay” do PGS, TS. Nguy
ễn Duy Bắc chủ biên,
Như vậy, những thành tựu nghiên cứu của các Chương trình khoa
học cấp Nhà nước và Đề tài cấp Bộ của các cơ quan, các đề tài nghiên cứu
của các nhà khoa học là rất to lớn và có ý nghĩa đặc biệt đối với việc triển
khai nghiên cứu đề tài “Phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2011 –
2020”. Những thành tựu đó tập trung ở chỗ làm sáng tỏ nhận thức v
ề khái

niệm văn hóa, cơ cấu, đặc điểm của văn hóa Việt Nam cổ truyền và hiện
đại, chỉ rõ các nhân tố tác động và sự biến đổi của văn hóa Việt Nam trong
thời kỳ mở cửa, phát triển kinh tế thị trường và đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước.
Việc nghiên cứu xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam đương
đại được các đề
tài đề cập đến với các nội dung đa dạng và phong phú,
bao quát các lĩnh vực chủ yếu, từ việc xác định cơ sở lý luận chung tới

14
việc xây dựng con người; xây dựng môi trường văn hóa; phát triển văn học
nghệ thuật; xây dựng lối sống, đạo đức xã hội; bảo vệ di sản văn hóa, từ phát
triển văn hóa các dân tộc thiểu số tới vấn đề văn hóa trong tôn giáo
Các đề tài nghiên cứu trên đây cũng đã đi sâu khảo sát thực trạng
đời sống văn hóa của các vùng đô thị, nông thôn và vùng miền núi, vùng
đồng bào dân tộ
c thiểu số, xác định đặc thù địa phương và dân tộc để làm
cơ sở cho việc xây dựng và hoạch định chính sách văn hóa. Sự tác động
qua lại giữa văn hóa và kinh tế, văn hóa và chính trị, văn hoá và quản lý
đã bước đầu được các nhà khoa học quan tâm và có nhiều lý giải sâu sắc.
Đáng lưu ý là đã có một số công trình nghiên cứu về lý luận chính
trị - xã hội bàn tới tương lai của thế kỷ XXI. Tiêu biể
u là các công trình
“Xu thế toàn cầu hóa trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI” do GS, TS. Lê
Hữu Nghĩa, PGS, TS. Trần Khắc Việt, PGS, TS. Lê Ngọc Tòng (đồng chủ
biên); công trình “Triển vọng của chủ nghĩa xã hội hai thập niên đầu thế
kỷ XXI” do PGS, TS. Trương Giang Long, TS. Nguyễn Văn Long đồng
chủ biên; công trình “Nhìn lại qúa trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng
1986 - 2005” do PGS, TS. Tô Huy Rứa, GS, TS. Hoàng Chí Bảo đồng chủ
biên (2005) và đặc biệt là phần “D

ự báo tình hình những năm sắp tới”
trong Văn kiện Đại hội X của Đảng Cộng sản Việt Nam (2006) và gần đây
là “Chiến lược phát triển văn hóa Việt Nam đến năm 2020” đã được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt ngày 06 tháng 5 năm 2009. Đây là những
thành tựu đặt nền móng để đề tài “Phát triển văn hóa Việt Nam giai
đoạn 2011 - 2020” có thể kế thừa và phát tri
ển. Tuy nhiên, do quá trình
vận động và phát triển của sự nghiệp đổi mới diễn ra nhanh chóng trong
bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, nhiều vấn đề mới đã và
đang nảy sinh mà các đề tài đi trước chưa có dịp nghiên cứu, nhất là khi
Việt Nam đã gia nhập WTO. Đặc biệt là các vấn đề quản lý thị trường văn
hóa, vấn đề phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, vấ
n đề văn hóa
mạng và quản lý văn hóa mạng, vấn đề bảo tồn và phát huy bản sắc dân
tộc trong hội nhập quốc tế đang đặt ra những nội dung mới cần phải
nghiên cứu. Vì vậy, đề tài “Phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2011
– 2020” cần phải kế thừa các thành tựu nghiên cứu cuả các đề tài đi trước,
đồng thời phải bổ sung nh
ững nội dung nghiên cứu mới mang tính dự
báo, đáp ứng tốt yêu cầu phát triển văn hóa trong thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

15
4. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài: “Phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2011-2020” là một
đề tài mang tính chất dự báo trên cơ sở tổng kết thực tiễn 25 năm xây
dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc (từ thời
điểm bắt đầu sự nghiệp đổi mới tới năm 2010). Đây là một đề tài nằm
trong chương trình “Nghiên cứu khoa họ
c lý luận chính trị giai đoạn 2006-

2010”, Mã số KX.04/06-10 theo Quyết định số 1083/QĐ-BKHCN ngày
18 tháng 6 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ. Định
hướng mục tiêu của đề tài là phân tích, đánh giá thực trạng văn hóa Việt
Nam và thực trạng lãnh đạo, quản lý văn hóa của Đảng và Nhà nước ta
trong 25 năm đổi mới, chỉ rõ các mối quan hệ giữa văn hóa và các lĩnh
vực của đời sống xã h
ội, vai trò, đặc điểm và nội dung của văn hóa chính
trị, đề xuất mục tiêu, quan điểm, định hướng và giải pháp mới có tính chất
đột phá phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2011-2020. Đề tài có nhiệm
vụ kiến nghị những nội dung cụ thể để bổ sung, phát triển Cương lĩnh năm
1991 và Dự thảo các văn kiện đại hội XI của Đảng. Do tính chất dự báo
mang tầm chiến lược góp phần vào hoạch định đường lối chính sách phát
triển văn hóa của Đảng và Nhà nước ta giai đoạn 2011-2020 nên đề tài
tiếp cận văn hóa từ bình diện lý luận - chính trị, quán triệt sâu sắc quan
điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về xây
dựng và phát triển sự nghiệp văn hóa, kế thừa và phát huy một cách sáng
tạo đường lối, chính sách văn hóa c
ủa Đảng và Nhà nước ta, bám sát vào
tổng kết thực tiễn 25 năm xây dựng và phát triển văn hóa (1986-2010),
đánh giá những mặt mạnh và hạn chế, chỉ rõ những nguyên nhân của
thành tựu và hạn chế đó. Đồng thời đề tài phải xây dựng được tầm nhìn
chiến lược mang tính toàn diện về lĩnh vực phát triển văn hóa, dự báo xu
thế phát triển của văn hóa Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020. Trên cơ
sở
những tiền đề khoa học này, đề tài đi đến xác định mục tiêu, quan điểm,
định hướng, nội dung, nhiệm vụ và những giải pháp mới mang tính đột
phá để xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2011-2020. Từ
đó đề xuất các kiến nghị cụ thể về nội dung cần bổ sung vào cương lĩnh
1991 và nội dung của Văn kiện Đại hội XI.
4.1. V

ề phương pháp tiếp cận:
Do tính chất lý luận, tính thực tiễn và tính dự báo có ý nghĩa chiến
lược cần đạt tới cho nên tính mới, tính sáng tạo của đề tài được thể hiện

16
thông qua cách tiếp cận văn hóa từ góc độ lý luận chính trị – xã hội, triết
học, văn hóa học và lịch sử văn hóa để xem xét, đánh giá vai trò, vị trí của
việc xây dựng và phát triển văn hóa trong 25 năm đổi mới, kết quả và hiệu
quả kinh tế, chính trị, xã hội của nó, mối quan hệ tương tác giữa văn hóa
với các lĩnh vực chính trị và kinh tế – xã hội. Vì vậy phương pháp tiếp c
ận
chủ yếu của đề tài là phương pháp tổng hợp, liên ngành.
Phương pháp tổng hợp, liên ngành cho phép đề tài có cái nhìn tổng
thể và toàn cảnh toàn bộ đời sống văn hóa của đất nước, xác định các
thành tố của nền văn hóa và vai trò, chức năng của từng thành tố đó trong
hệ thống, đánh giá đúng vị trí của từng thành tố trong quá trình vận động
và phát triển của nền văn hóa Việ
t Nam. Trong quá trình nghiên cứu, đề
tài chú ý tới một số điểm sau:
1.Đề tài chú trọng làm rõ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn, bao quát
rộng rãi và sâu sắc các nhân tố bên trong và bên ngoài, các điều kiện
khách quan và chủ quan, xác lập cơ sở phương pháp luận khoa học đúng
đắn cho việc nhìn nhận và đánh giá đúng và trúng thực trạng xây dựng và
phát triển văn hóa Việt Nam trong 25 năm đổi mới vừa qua trên cơ sở ki
ến
thức chuyên ngành và liên ngành văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội , quán
triệt quan điểm lịch sử cụ thể và quan điểm phát triển trong việc xây dựng
các tiêu chí đánh giá và quan điểm đánh giá, tránh chủ quan duy ý chí.
2.Chú ý mối quan hệ tương tác biện chứng trong khi phân tích và
đánh giá mối quan hệ tương tác giữa văn hóa với kinh tế, giữa văn hóa với

chính trị, giữa văn hóa với xã hội, làm rõ vai trò tích cực của văn hóa đối
với các lĩnh vực này những cũng không nên “thổi phồng”, tuyệt đối hóa
vai trò của nó mà cần chỉ rõ giới hạn nhất định của nhân tố văn hóa.
3.Nghiên cứu và nắm bắt sớm sự xuất hiện của các nhân tố mới, kể
cả cái tiêu cực và tích cực trong đời sống văn hóa Việt Nam hiện nay, nhất
là trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa và hội nhập quốc tế để có
nhữ
ng dự báo mang tính chính xác và thiết thực. Trên cơ sở đó, đề xuất
đúng mục tiêu, quan điểm, nội dung và giải pháp để xây dựng và phát
triển văn hóa trong giai đoạn 2011-2020.
4.2. Về phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp luận nghiên cứu của đề tài chủ yếu dựa trên cơ sở
phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật
lịch sử, dựa trên quan đ
iểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí

17
Minh về xây dựng và phát triển văn hóa. Đề tài kế thừa các quan điểm của
Đảng và Nhà nước ta, nhất là trong 25 năm đổi mới vừa qua để định
hướng công tác nghiên cứu.
Đề tài sử dụng các phương pháp hệ thống, cấu trúc - chức năng,
phương pháp lịch sử và lô gich, phương pháp phân tích và tổng hợp,
phương pháp điền dã, điều tra xã hội học và phỏng vấn chuyên gia, cụ thể
như sau:
1. Nghiên cứu định tính (nghiên cứu lý thuyết): Dựa trên những cơ
sở lý thuyết về văn hóa, vai trò của văn hóa đối với sự phát triển kinh tế –
xã hội trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc và thực tiễn về những vấn đề
này ở một số nước trên thế giới, đề tài phân tích, đánh giá, dự báo các yêu
cầu mà mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội đặt ra đối vớ
i việc xây dựng

nền văn hóa Việt Nam trong bối cảnh mới, từ đó đưa ra định hướng và các
giải pháp nhằm xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc.
2. Phương pháp phân tích SWOT (Điểm mạnh- Điểm yếu- Thời cơ-
Thách thức: Strengths - Weaknesses - Opportunities- Threats) được sử
dụng để phân tích nhằm làm rõ những điểm mạnh, điểm yế
u của việc phát
triển văn hóa ở nước ta, những thuận lợi cũng như khó khăn trong việc
xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong bối cảnh hội nhập kinh tế
quốc tế.
3. Phương pháp điều tra xã hội học. Nội dung điều tra tập trung vào
2 vấn đề chính sau đây:
- Thực trạng đời sống văn hóa
- Thực trạng công tác quản lý nhà nước trên lĩnh v
ực văn hóa
Với các nội dung trên, đề tài dự kiến xây dựng 2 mẫu phiếu điều tra
tương ứng.
Địa bàn điều tra: Đề tài đã điều tra tại 7 tỉnh và thành phố là: Thành
phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Đà Nẵng, Điện Biên,
Cần Thơ, Đắc Lắk, Nghệ An.
Đối tượng điều tra: Tập trung vào 3 nhóm đối tượng chính: (1) Cán
bộ lãnh đạo, qu
ản lý văn hóa. (2) Cán bộ trong ngành văn hóa thông tin.
(3) Một số tầng lớp dân cư.
Số phiếu điều tra: 2.100

18
Phương pháp chọn mẫu: Việc chọn mẫu điều tra được thực hiện
chủ yếu theo nguyên tắc lấy mẫu xác suất của Krejcie và Morgan. Ngoài
ra đề tài còn sử dụng nguyên tắc lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng như một

nguyên tắc trợ giúp.
5. Quá trình tổ chức triển khai nghiên cứu đề tài
Quá trình triển khai nghiên cứu của đề tài được thực hiện theo bốn
giai đoạn:
Giai đo
ạn 1: Từ tháng 1 năm 2008 đến tháng 6 năm 2008. Tổ chức
xây dựng đề cương tổng thể và chi tiết của đề tài, tổ chức thu thập tư liệu
trong nước và nước ngoài, xây dựng mẫu biểu điều tra, tổ chức điều tra xã
hội học 3 tỉnh. Tổ chức hội thảo khoa học về cơ sở lý luận và phương
pháp luận nghiên cứu của đề tài “Phát tri
ển văn hóa Việt Nam giai đoạn
2011-2020”.
Giai đoạn 2: Từ tháng 7 năm 2008 đến tháng 12 năm 2008, Tổ chức
điều tra xã hội học ở các tỉnh, xây dựng các chuyên đề về thực trạng và bài
học kinh nghiệm trong việc xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam
trong 25 năm đổi mới vừa qua. Tổ chức Hội thảo khoa học.
Giai đoạn 3 :Từ tháng 1 năm 2009 đến tháng 6 năm 2009, Xây
dự
ng các chuyên đề khoa học về Dự báo và mục tiêu, quan điểm, nhiệm
vụ phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2011-2020. Tổ chức 3 hội thảo
khoa học về: Dự báo xu hướng phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn
2011-2020.
Giai đoạn 4: Từ tháng 7 năm 2009 đến tháng 12 năm 2009, Viết các
báo cáo chuyên đề độc lập, Tổ chức Hội thảo về Quan điểm, giải pháp
phát triển vă
n hóa Việt Nam giai đoạn 2011-2020.
Giai đoạn 5: Từ tháng 1 năm 2010 đến tháng 9 năm 2010, viết Báo
cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt, kiến nghị và nghiệm thu đề tài.
Đề tài đã tổ chức khảo sát ở 7 tỉnh và thành phố, thu và xử lý kết
quả điều tra 2.082 phiếu, tổ chức 4 cuộc hội thảo khoa học, 4 cuộc thảo

luận nhóm chuyên gia. Đề tài đã kết hợp với các Học viện chính trị
các
khu vực III ở Đà Nẵng, Học viện chính trị khu vực II Thành phố Hồ Chí
Minh, Vụ văn hóa, văn nghệ Ban Tuyên giáo Trung ương, Trường Đại
học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo tỉnh ủy Phú Thọ,
Hội đồng lý luận Trung ương, Trường Đại học Kinh tế quốc dân tổ chức
các cuộc hội thảo khoa học liên quan đến nội dung của đề tài. Đề tài cũng

19
đã phối hợp và tiếp thu các kết quả nghiên cứu của một số đề tài khoa học
cấp Nhà nước khác của Chương trình “Nghiên cứu khoa học lý luận chính
trị giai đoạn 2006-2010” mã số KX 06-10 và Chương trình KX. 03 “Xây
dựng con người và phát triển văn hóa Việt Nam trong tiến trình đổi mới
và hội nhập”.
6. Sản phẩm của đề tài:
- 01 báo cáo phân tích kết quả khảo sát
- 01 báo cáo tổng hợp kết quả nghiên c
ứu
- 01 báo cáo tóm tắt
- 01 báo cáo kiến nghị
- 04 cuốn sách – xuất bản (02 cuốn đã xuất bản, 02 cuốn đã gửi bản thảo)
- 20 bài báo khoa học đã công bố trên sách, báo, tạp chí
7. Lợi ích của đề tài và phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu
7.1. Lợi ích của đề tài
a) Tác động đến xã hội:
1. Đề tài đóng góp vào việc tổng kết thực tiễn xây dựng và phát
triển văn hóa trong 25 nă
m đổi mới vừa qua, rút ra những bài học kinh
nghiệm, góp phần xây dựng mục tiêu, quan điểm, nội dung và giải pháp
phát triển văn hóa giai đoạn 2011 - 2020. Đóng góp mới của đề tài chính

là ở chỗ phát hiện và dự báo xu thế phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn
2011, đề xuất mục tiêu quan điểm và giải pháp mới có tính đột phá để xây
dựng và phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2011-2020.
Đề tài có ý nghĩ
a đóng góp trực tiếp vào việc sửa đổi, bổ sung
Cương lĩnh 1991 về lĩnh vực văn hóa, đồng thời tham gia góp ý các Văn
kiện của Đảng về văn hóa, xã hội trình Đại hội XI.
Kết quả của Đề tài công bố ở trong nước là 4 công trình làm tài liệu
tham khảo cho công tác lãnh đạo, quản lý văn hóa của ban Tuyên giáo
Trung ương và Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, phục vụ cho công tác
giảng dạy và nghiên cứu khoa h
ọc ở Học viện Chính trị – Hành chính
quốc gia Hồ Chí Minh và các Học viện trực thuộc, các viện nghiên cứu
văn hóa và các trường đại học Văn hóa và Khoa học xã hội nhân văn trên
phạm vi cả nước.
b) Nâng cao năng lực nghiên cứu của tổ chức và các cá nhân thông
qua thực hiện đề tài, đào tạo sau đại học.

20
- Thông qua việc thực hiện nghiên cứu, đề tài góp phần nâng cao
năng lực nghiên cứu của các nhà khoa học trong Viện Văn hóa và phát
triển (15 người), Vụ Văn hóa Ban Tuyên giáo Trung ương (4 người), các
khoa Văn hóa và phát triển của các Học viện Chính trị – Hành chính quốc gia
Hồ Chí Minh khu vực (Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh) (khoảng 35
người).
Kết quả của đề tài có thể dùng để đào tạo trên đại học về văn hóa và
mỹ
học, phục vụ chuyên ngành Quản lý văn hóa tại Học viện Chính trị –
Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Đại học Văn hóa Hà Nội, Đại học Sân
khấu - Điện ảnh (Viện Văn hóa và phát triển của Học viện trực tiếp giảng

dạy cho các cơ sở đào tạo này về Quản lý văn hóa bậc sau đại học (khoảng
200 học viên mỗi khóa)).
7.2. Phương thức chuyển giao kế
t quả nghiên cứu
- Kết quả nghiên cứu của đề tài được thể hiện ở 4 cuốn sách chuyên đề:
1. Phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2011-2020. Những vấn đề
phương pháp luận, Nxb CTQG, HN, 2009.
2. Đường lối văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1930
đến nay, Nxb Văn hóa – Thông tin, HN, 2009.
3. Những thành tựu xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam trong
25 năm đổi mới (1986-2010). (đang in)
4. Phát triển vă
n hóa Việt Nam giai đoạn 2010-2020 (Dự báo và
giải pháp (đang in) .
- Phương thức chuyển giao: Chuyển giao kết quả nghiên cứu này
cho Hội đồng lý luận Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng, Ban
Tuyên giáo Trung ương, Học viện Chính trị – Hành chính quốc gia Hồ
Chí Minh, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các Học viện khu vực, các
Viện nghiên cứu văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội và Tp. Hồ Chí
Minh. Phương thức chuyển giao thông qua sách, tài liệu tham khả
o và
chuyển kết quả nghiên cứu vào giảng dạy ở Học viện các các trường đại học.
- Đồng thời đề tài có một bản kiến nghị góp vào việc sửa đổi Cương
lĩnh 1991 và các Văn kiện của Đại hội XI gửi trực tiếp cho Hội đồng lý
luận Trung ương và Tiểu ban soạn thảo Cương lĩnh và Văn kiện Đại hội
XI của Đảng.


21
Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU
VỀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 -2020

1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm văn hóa
Văn hóa là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong
cuộc sống hàng ngày và trong ngôn ngữ khoa học. Văn hóa là một thuật
ngữ đa nghĩa gắn liền với tất cả ho
ạt động sống của con người. Tính đa
nghĩa của khái niệm văn hóa trước hết có căn cứ vào tính nhiều mặt bao
chứa trong nội hàm của khái niệm văn hóa, làm cho khái niệm này có khả
năng đề xuất những phương hướng và những nhiệm vụ khác nhau trong
việc sử dụng nó. Tính đa nghĩa của khái niệm văn hóa không chỉ có ý
nghĩa về phương diện nhận thức mà còn là vấn
đề thực tiễn lịch sử, nó
luôn luôn vận động theo thời gian.
Do khái niệm văn hóa được sử dụng và phản ánh nhiều lĩnh vực của
nhiều ngành khoa học cụ thể như dân tộc học, xã hội học, lịch sử, triết
học, văn hóa học,… nên người ta đã sử dụng phương pháp liên ngành để
nghiên cứu khái niệm này.
Quan điểm sinh thái học có thời kỳ chiế
m một vị trí đặc biệt trong
phương pháp tiếp cận văn hóa. Quan điểm sinh thái học xem xét và nghiên
cứu đối tượng văn hóa từ sự thích nghi của con người với môi trường. Các
tập quán, các niềm tin, các tín ngưỡng, các phong tục, các hoạt động sáng
tạo, hoạt động nhận thức, đánh giá của con người… nói chung là các hoạt
động sinh tồn và giao tiếp của con người gắn với tự nhiên được quan điểm
sinh thái học đặc biệt chú ý. Phạm trù thích ứng là phạm trù nền tảng của
quan điểm sinh thái học trong tiếp cận văn hóa.
Khác với quan điểm sinh thái học, quan điểm chức năng luận lại coi

văn hóa không phải là sự ứng xử, sự thích nghi, sự tập nhiễm mà là một
chức năng điều hòa xã hội. Văn hóa theo quan điểm chức năng luận là
phương thứ
c giao tiếp, phương thức hoạt động, phương thức phát triển,
phương thức điều hòa các xung đột xã hội. Bản chất của quan điểm chức
năng luận là quan tâm đến cách thức tiến hành, cách thức hoạt động của
con người. Văn hóa là cái vận động liên tục tạo ra sự bình yên giữa con

22
người với con người, giữa cộng đồng với cộng đồng, giữa con người và tự
nhiên.
Quan điểm chức năng luận thường được sử dụng trong lĩnh vực dân
tộc học khi nghiên cứu khái niệm văn hóa. Văn hóa ở đây như là một hệ
thống tự tại của mỗi dân tộc. Hệ thống này rất ít quan tâm đến tiến bộ văn
hóa, đế
n phương diện lịch sử của quá trình văn hóa.
Khác với quan điểm chức năng luận, quan điểm thực chứng luận
nhân danh việc nghiên cứu văn hóa từ dưới lên thông qua những kinh
nghiệm, những thử nghiệm đã khẳng định chủ nghĩa truyền thống, chủ
nghĩa lịch sử trong nghiên cứu văn hóa chỉ có nội dung và ý nghĩa tư
tưởng thuần túy. Quan điể
m thực chứng luận bác bỏ nội dung lịch sử của
khái niệm văn hóa. Nó chỉ chú ý đến các quan hệ đương đại mà không
chấp nhận các quan hệ lịch đại trong khái niệm văn hóa. Quan điểm thực
chứng luận khi giải thích khái niệm văn hóa đã đem đối lập chức năng
đánh giá và chức năng mô tả thực chất của quan điểm thực chứng là tái
hiện n
ền kỹ trị hiện đại và từ chối những truyền thống văn hóa. Nó muốn
vĩnh cửu hóa cái nhất thời, cái đương đại. Chủ nghĩa thực chứng thường
cổ vũ cho phương pháp tham thông (compré hension) với nguyên tắc là

vượt truyền thống, hướng vào giải phóng cá nhân, cá tính một cách triệt
để; đón nhận những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại trong việc xác
lập khái niệm vă
n hóa.

Phương pháp tham thông trong nghiên cứu văn hóa là phương pháp
xuất hiện trong cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật của thế kỷ XX. Người
ta thường cho rằng phương pháp tham thông là thành quả triết học hiện
đại, bao chứa sự vận động hỗn loạn của nhiều hình thức vật chất và tinh
thần khi lý giải khái niệm và các mô hình văn hóa. Phương pháp này
nghiên cứu các quá trình giải thể văn hóa của quá khứ dựa vào những
thành tựu của khoa học. Phương pháp tham thông có tham vọng bao chứa
toàn diện sự vận động của nhiều hình thái vật chất từ vi mô đến vĩ mô, từ
các giá trị vật chất đến các giá trị tinh thần trong khái niệm văn hóa.
Phương pháp tham thông đã chối bỏ truyền thống, đồng thời không
chấp nhận chủ nghĩa lịch sử khiến cho khái niệm văn hóa trở nên nghèo
nàn và mất sức sống

×