Tải bản đầy đủ (.doc) (145 trang)

hoàn thiện quản lý thi công các công trình đường giao thông nông thôn ở cty cp xd & ptnt6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (776.33 KB, 145 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Bản luận văn này được hoàn thành là cả quá trình nghiên cứu nghiêm túc
của tôi cùng với sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn PGS.TS. Vũ Minh
Trai. Tôi cam đoan các số liệu, kết quả, trích dẫn trong luận văn có nguồn gốc rõ
ràng và trung thực.
Hà Nội, ngày tháng năm 2011
Học viên
Nguyễn Hồng Giang
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bản luận văn này, em xin chân thành cảm ơn sự hướng
dẫn tận tình của PGS- TS Vũ Minh Trai trong suốt quá trình viết và hoàn
thành luận văn.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo trong Hội đồng khoa
học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Khoa Quản trị Kinh doanh Tổng hợp,
Viện đào tạo Sau đại học, Trường Đại học kinh tế quốc dân đã tạo điều kiện
và giúp đỡ em hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2011
Học viên
Nguyễn Hồng Giang
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
MỤC LỤC 3
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 5
TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ ĐÃ NGHIÊN CỨU 5
CÓ LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI 5
1.1. Các đề tài đã nghiên cứu 5
1.2. Đánh giá kết quả các công trình đã nghiên cứu 6


1.3. Các vấn đề đã làm được và tồn tại 7
1.4. Những vấn đề luận văn cần nghiên cứu và giải quyết 8
CHƯƠNG 2 11
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ 11
QUẢN LÝ THI CÔNG XÂY DỰNG 11
2.1. Tổng quan về hoạt động xây dựng 11
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản 11
2.1.2.Vai trò của hoạt động xây dựng 13
2.1.3. Khái niệm và đặc điểm của sản phẩm xây dựng 14
2.1.4. Đặc điểm của sản xuất xây dựng 15
2.1.5. Hệ thống sản xuất và quá trình sản xuất kinh doanh xây dựng 16
2.1.6. Các hình thức tổ chức kinh doanh xây dựng 19
2.2. Quản lý thi công xây dựng công trình 20
2.2.1. Khái niệm 20
2.2.2. Đặc điểm quản lý thi công xây dựng 21
2.2.3. Nội dung chính của hoạt động quản lý thi công xây dựng 22
2.3. Các tiêu chí phản ánh trình độ quản lý thi công xây dựng công trình 27
2.3.1.Tiêu chí về quản lý tiến độ thi công 27
2.3.2.Tiêu chí về quản lý chất lượng công trình 31
2.3.3. Tiêu chí về quản lý máy móc thiết bị 32
2.3.4.Chỉ tiêu phản ánh trình độ quản lý vật tư 33
2.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý thi công 36
2.4.1.Các nhân tố bên trong doanh nghiệp 36
2.4.2. Nhân tố bên ngoài 42
CHƯƠNG 3 46
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THI CÔNG CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG
GIAO THÔNG NÔNG THÔN Ở CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG & PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN 6 46
3.1. Tổng quan về Công ty CP XD & PTNT6 46
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 46

3.1.2. Lĩnh vực, mục tiêu và quy chế hoạt động 48
3.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động SXKD 52
3.2.1. Đặc điểm thi công 52
3.2.2. Quy trình tổ chức sản xuất 53
3.2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty 54
3.2.4. Chức năng, nhiệm vụ của các cấp 55
3.3. Phân tích thực trạng quản lý thi công tại Công ty CP XD & PTNT6 57
Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu SXKD từ 2006 đến tháng 6 – 2011 57
3.4. Tiêu chí phản ánh trình độ quản lý thi công 64
3.4.1.Tiêu chí về hoạt động quản lý tiến độ thi công 64
3.4.2.Tiêu chí về hoạt động quản lý chất lượng công trình 66
3.4.3. Tiêu chí về quản lý máy móc thiết bị 70
3.4.4. Cơ cấu nhân lực 73
3.5. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thi công 77
3.5.1. Nhân tố bên trong 77
3.5.2. Nhân tố bên ngoài 81
3.6. Đánh giá hoạt động quản lý thi công 84
3.6.1.Những thành tựu đạt được 84
3.6.2.Những tồn tại 84
3.7. Nguyên nhân của những tồn tại trên 87
3.7.1. Nguyên nhân bên trong 87
3.7.2. Nguyên nhân bên ngoài 89
CHƯƠNG 4 91
TẦM NHÌN VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN 91
QUẢN LÝ THI CÔNG CÁC CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG 91
GIAO THÔNG NÔNG THÔN Ở CÔNG TY CỔ PHẦN 91
XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 6 91
4.1. Tầm nhìn phát triển SXKD của Công ty đến năm 2015 91
4.1.1. Định hướng phát triển một số lĩnh vực hoạt động SXKD 91
4.1.2. Mục tiêu cụ thể để phát triển được SXKD trong những năm tới 92

4.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý thi công các công trình đường giao thông
tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển Nông thôn 6 93
4.2.1. Giải pháp 1: Nâng cao trình độ chuyên môn của CBCNV 93
4.2.2. Giải pháp 2: Nâng cao chất lượng thiết kế tổ chức thi công 98
4.2.3. Giải pháp 3: Hoàn thiện công tác quản lý, giám sát thi công 105
4.2.4. Giải pháp 4: Khai thác sử dụng tối đa hiệu suất sử dụng máy móc thiết bị
109
4.2.5. Giải pháp 5: Tăng cường quản lý an toàn lao động và hạn chế tác động
của môi trường 112
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 120
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CBCNV : Cán bộ công nhân viên
CTXD : Công trình xây dựng
DN : Doanh nghiệp
DNXD : Doanh nghiệp xây dựng
GTGT : Giá trị gia tăng
NN&PTNT : Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn
NSNN : Ngân sách Nhà nước
NĐ Nghị định
QĐ : Quyết định
QLCL : Quản lý chất lượng
SPXD : Sản phẩm xây dựng
SX : Sản xuất
SXKD : Sản xuất kinh doanh
XD : Xây dựng
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
BẢNG
MỤC LỤC 3
MỤC LỤC 3
Các phương pháp và công cụ được tác giả sử dụng trong nghiên cứu và phân tích là

so sánh, suy luận, sử dụng một số chỉ tiêu phân tích ảnh hưởng đến nội dung của hoạt
động quản lý thi công ii
Chương 1 tác giả tìm hiểu và đánh giá kết một số tác giả đã nghiên cứu có liên quan
đến đề tài. Từ đó rút ra những vấn đề đã được các tác giả giải quyết và những vấn đề
mà tác giả cần tiếp tục nghiên cứu và giải quyết những tồn tại, yếu kém trong hoạt
động quản lý thi công tại Cty nơi tác giả công tác ii
Chương 2 tác giả đưa ra những cơ sở lý luận về quản trị thi công xây dựng nói chung
và nội dung chính của hoạt động quản lý thi công xây dựng. Các nhân tố ảnh hưởng
đến quản lý thi công xây dựng được tác giả xét trên hai khía cạnh. Nhân tố bên trong
doanh nghiệp và nhân tố bên ngoài doanh nhiệp ii
Đối với nhân tố bên trong tác giả đưa ra 7 nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động
quản lý thi công, ví dụ như: nhân tố về mô hình quản lý; nhân tố về trình độ tổ chức
quản lý; trình độ kỹ thuật công nghệ và trình độ tay nghề của công nhân; chất lượng
thiết kể tổ chức thi công ii
Đối với nhân tố bên ngoài tác giả cho rằng các nhân tố về cơ chế, chính sách quản lý
của Nhà nước đối với ngành xây dựng; môi trường tự nhiên; đối thủ cạnh tranh; và
các đơn vị cộng tác cùng tham gia vào quá trình thi công xây dựng công trình ii
Để đánh giá thực trạng hoạt động quản lý thi công ở Cty tác giả có đưa ra một số tiêu
chí phản ánh trình độ quản lý thi công, nêu ra cơ sở lý thuyết của các chỉ tiêu làm căn
cứ đánh giá các tiêu chí đó ii
Các tiêu chí được tác giả đưa ra làm cơ sở phân tích xuyên suốt đề tài nghiên cứu là:
Thứ nhât: tiêu chí về quản lý chất lượng công trình ii
Thứ hai là: tiêu chí liên quan đến tiến độ thi công như: thiết kế tổ chức thi công, tổ
chức thi công và giám sát hoạt động thi công. Như chỉ tiêu hiệu quả rút ngắn tiến độ
thi công hạng mục công trình ii
Thứ ba là: chỉ tiêu về hệ số hiệu suất sử dụng hiệu quả máy móc thiết bị thi công ii
Thứ tư : tiêu chí đánh giá an toàn lao động và ảnh hưởng tác động của môi trường ii
Trên cơ sở nội dung của hoạt động quản lý thi công, các nhân tố ảnh hưởng và các
tiêu chí đánh giá trên tác giả đi sâu tìm hiểu, thu thập tài liệu, số liệu thực tế ở Cty nơi
tác giả công tác để phân tích, nghiên cứu, đưa ra kết quả về thực trạng đó iii

Từ kết quả đó, tác giả tìm hiểu nguyên nhân gây ra kết quả của hoạt động quản lý thi
công mà Cty đang diễn ra iii
Do đặc, điểm của ngành, sản phẩm của các đơn vị thi công xây dựng có rất nhiều
nguyên nhân làm ảnh hưởng đến kết quả đó. Nhưng tóm lược lại, các nguyên nhân
này chỉ xuất phát từ nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài Cty. iii
Các nguyên nhân bên trong như: Trình độ quản lý tổ chức thi công của các phòng
ban chức năng, cơ cấu lao động tại cấp quản lý công ty và trình độ trực tiếp thi công
của kỹ sư, chỉ huy trưởng công trình, công nhân lao động theo ngành nghề. Mặt khác,
do buông lỏng quản lý về hoạt động này nên trong những năm qua Cty ngày càng
xuất hiện nhiều công trình không hoàn thành tiến độ cam kết với chủ đầu tư. Tình
trạng nợ đọng vốn nhiều ở các khâu sản xuất như: sản phẩm dơ dang ở các chi tiết,
cấu kiện của các hạng mục chưa nhiệm thu thanh toán được. Việc sử dụng sai mục
đích của dòng tiền mỗi dự án, mỗi công trình đang làm cho việc ứ đọng, và mất khả
năng thanh toán của một số công trình như các công trình được tác giả đưa vào phân
tích ở nội dung của luận văn iii
Năng lực máy móc thiết bị thi công yếu kém, không đủ số lượng cũng như trình độ
công nghệ của máy móc thiết bị lạc hậu, cũ kỹ không đáp ứng được yêu cầu thi công
với khối lượng công việc lớn và phức tạp. Phần lớn số lượng máy móc thiết bị được
Cty thuê ngoài với hợp đồng ngắn hạn từ 1-2 năm để phục vụ trong ngắn hạn các
công trình. Về mặt quản trị linh hoạt và sử dụng hiệu quả máy móc thiết bị của Cty
chưa đượccao. Có nhiều máy móc thiết bị chưa được khai thác và sử dụng hết hiệu
suất sử dụng của nó trong một năm. Nguyên nhân,Cty không tìm kiếm, sắp xếp công
việc cho máy móc thiết bị được hoạt động liên tục iii
Năng lực tài chính của Cty không thực sự mạnh để đảm bảo thông suốt trong toàn bộ
quá trình thi công các công trình. Thực tế, có nhiều công trình phải dừng thi công do
không đáp ứng kịp thời về vốn để mua các yếu tố đầu vào cho sản xuất thi công. Phụ
thuộc quá nhiều vào nguồn vốn vay tín dụng của Ngân hàng, do đó khi có biết động
bất ổn về hoạt động cho vay tín dụng của Ngân hàng bị Nhà nước điều tiết thì các
công trình đang thi công cũng chịu ảnh hưởng lớn và gây giảm lợi nhuận hoạt động
của Cty do phát sinh chi phí khi chờ đợi, giãn đoạn công việc iii

Về nguyên nhân bên ngoài như: Cơ chế chính sách của Nhà nước đối với hoạt động
xây dựng iv
Hai là: điều kiện thời tiết, môi trường, địa hình thi công cũng là nguyên nhân cơ bản
có ảnh hưởng rất lớn đến việc thiết kế, tổ chức thi công của các công trình, đặc biệt là
các công trình đường giao thông nông thôn ở Cty. iv
Thời tiết khắc nghiệt; thiên tai lũ lụt; địa hình khó khăn hiểm trở làm cho việc thi
công đình trệ, chất lượng công trình không đảm bảo và chi phí sửa chữa, làm lại sau
thiệt hại của thiên tai là rất lớn iv
Ba là: Môi trường SXKD của các DN xây dựng, yếu tố cạnh tranh, thị trường giá cả
vật tư, vật liệu bất ổn, chi phí nhân công và chi phí máy cũng biến động và tăng cao. iv
Bốn là: Sức ép của các đơn vị tham gia và quá trình thi công, kể cả chủ đầu tư. Chủ
đầu tư nào có năng lực quản lý thi công tốt làm cho việc triển khai, quản lý thi công
của Nhà thầu theo đó mà được tốt hơn iv
Đối với các chủ thể khác tham gia vào quá trình thi công cũng gây sức ép lớn đến hoạt
động quản lý thi công như việc độc quyền cung cấp vật tư, thiết bị, nhân công ở vùng
đó gây khó khăn cho việc lựa chọn chi phí đầu vào iv
Tất cả các nội dung ở trên được tác giả trình bày trong nội dung của Chương 3 iv
Trên cơ sở lý luận về quản trị thi công, quản lý thi công công trình xây dựng nói
chung và việc vận dụng cơ sở lý thuyết đó vào phân tích thực trạng quản lý thi công
các công trình đường giao thông nông thôn ở Cty Cổ phần Xây dựng và Phát triển
Nông thôn 6 nơi tác giả đang công tác đã làm sáng tỏ được những nhân tố ảnh hưởng,
nguyên nhân tồn tại của hoạt động này. iv
Từ đó cũng dựa trên cơ sở lý thuyết đó về quản trị thi công tác giả trình bày 5 giải
pháp nhằm khác phục nguyên nhân tồn tại đó để hoàn thiện tốt hơn hoạt động quản
lý thi công ở Cty. Đồng thời đưa ra tầm nhìn hay phương hướng phát triển sản xuất
kinh doanh trong những năm tới, cụ thể đến năm 2015 iv
Tác giả đã đưa ra các giải pháp hoàn thiện được sự yếu kém của hoạt động quản lý
tiến độ thi công bằng việc áp dụng công cụ quản lý thời gian theo sơ đồ mạng. Việc áp
dụng quản lý tiến độ theo sơ đồ mạng khắc phục được nhược điểm của việc áp dụng
lập tiến độ quản lý theo sơ đồ ngang hiện nay của Cty v

Đối với công tác tăng cường hiệu suất sử dụng máy móc thiết bị trong những năm tới,
nhằm đáp ứng được mục tiêu chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh thì với thực
tại năng lực máy móc thiết bị của Cty, việc tăng cường đầu tư máy móc thiết bị phục
vụ cho sản xuất mang lại hiệu quả lớn hơn việc bị động đi thuê máy như hiện nay. Chỉ
sử dụng việc đi thuê máy khi chi phí việc điều chuyển máy của Cty lớn hơn chi phí đi
thuê v
Đối với giải pháp về nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ công nhân viên, kỹ sư, đội ngũ
công nhân lao động chuyên nghành cũng được tác giả đưa ra các giải pháp cụ thể để
khắc phục v
Nhìn chung luận văn đã vận dụng được lý thuyết cơ bản về nội dung quản lý thi công
và đã đưa ra được một số tiêu chí, chỉ tiêu cụ thể đánh giá về hoạt động quản lý tiến độ
thi công, quản lý sử dụng máy móc thiết bị và phân tích đánh giá thực trạng trình độ
quản lý của nhân sự trong toàn bộ công ty từ đó đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm
hoàn thiện các nội dung đó v
Tuy nhiên, việc đưa ra các tiêu chí đánh giá và chỉ tiêu sử dụng để đánh giá trong luận
văn còn sơ sài chưa sâu sắc và có tính tổng quan, nổi bật lên yếu kém trong hoạt động
quản lý tổ chức thi công tại công ty v
PHẦN MỞ ĐẦU 1
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 5
CHƯƠNG 1 5
TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ ĐÃ NGHIÊN CỨU 5
TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ ĐÃ NGHIÊN CỨU 5
CÓ LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI 5
CÓ LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI 5
CHƯƠNG 2 11
CHƯƠNG 2 11
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ 11
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ 11
QUẢN LÝ THI CÔNG XÂY DỰNG 11

QUẢN LÝ THI CÔNG XÂY DỰNG 11
CHƯƠNG 3 46
CHƯƠNG 3 46
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THI CÔNG CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG
GIAO THÔNG NÔNG THÔN Ở CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG & PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN 6 46
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THI CÔNG CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG
GIAO THÔNG NÔNG THÔN Ở CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG & PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN 6 46
CHƯƠNG 4 91
CHƯƠNG 4 91
TẦM NHÌN VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN 91
TẦM NHÌN VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN 91
QUẢN LÝ THI CÔNG CÁC CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG 91
QUẢN LÝ THI CÔNG CÁC CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG 91
GIAO THÔNG NÔNG THÔN Ở CÔNG TY CỔ PHẦN 91
GIAO THÔNG NÔNG THÔN Ở CÔNG TY CỔ PHẦN 91
XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 6 91
XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 6 91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 120
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 120
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ: 3.1. Biến động một số chỉ tiêu SXKD từ 2006-6/2011 Error:
Reference source not found
Biểu đồ: 3.2. Cơ cấu lao động theo trình độ.Error: Reference source not found
HÌNH VẼ
Hình 2.1. Môi trường của hệ thống sản xuất kinh doanh xây dựng Error:
Reference source not found
Hình 2.2. Sơ đồ cấu thành của hệ thống sản xuất kinh doanh xây dựng
Error: Reference source not found

Hình 2.3. Quá trình sản xuất kinh doanh xây dựng Error: Reference source
not found
Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức sản xuất thi công Error: Reference source not
found
Hình 3.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công ty Error: Reference source
not found
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Trong một vài năm gần đây đất nước ta đầu tư rất nhiều cho việc thi công xây
dựng các tuyến đường giao thông huyết mạch nhằm phát triển kinh tế giữa các vùng,
miền kinh tế trọng điểm. Đặc biệt là đầu tư cơ sở hạ tầng đường giao thông nông thôn
nhằm đẩy nhanh tốc độ Đất nước ta đang trên đường thực hiện công nghiệp hóa hiện
đại hóa. Trong đó phát triển hệ thống giao thông đường bộ là cơ sở để thực hiện mục
tiêu chiến lược đó. Vì vậy, trong phát triển kinh tế giữa các vùng, miền, từ nông thôn
tới thành thị, đường liên thôn, liên xã…
Cùng với sự đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng đường bộ ngành giao thông
vận tải nước ta hiện nay, trong những năm gần đây Công ty ngày càng ký được nhiều
các hợp đồng xây dựng về đường giao thông. Và đồng thời ngày càng có nhiều công
trình không hoàn thành tiến độ; thời gian thi công quá dài; nợ đọng vốn lớn; hiệu quả
thi công thấp, vi phạm quy trình kỹ thuật, quản lý lỏng lẻo, việc sắp xếp bố trí nhân lực,
máy móc, thiết bị và đặc biệt là bố trí, tổ chức thi công chưa hợp lý kíp thời, trình độ
chuyên môn quản lý của các đội trưởng còn nhiều bất cập yếu kém, thiếu kinh nghiệm
thực tiễn. Đội ngũ cán bộ giám sát, quản lý thi công cấp Công ty thiếu và yếu về
chuyên môn nghiệp vụ. Đây cũng là điểm yếu của Công ty trong thị trường cạnh tranh
đầy những khó khăn và khốc liệt của thị trường xây dựng để trúng thầu một công trình.
Để khắc phục những tồn tại trên tác giả đã lựa chọn đề tài: “ Hoàn thiện quản lý
thi công các công trình đường giao thông nông thôn ở Cty CP XD & PTNT6” làm
đề tài luận văn cao học của mình.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo luận văn được chia
thành 4 chương:

Chương 1: Tổng quan các kết quả đã nghiên cứu từ trước tới nay có liên quan đến đề tài.
Chương 2: Những vấn đề lý luận cơ bản về quản trị thi công xây dựng
Chương 3: Thực trạng công tác quản lý thi công công trình đường giao thông nông
thôn ở Cty CP XD&PTNT6.
Chương 4: Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác quản lý thi công công trình
đường giao thông nông thôn ở Cty CP XD&PTNT6
i
Các phương pháp và công cụ được tác giả sử dụng trong nghiên cứu và phân
tích là so sánh, suy luận, sử dụng một số chỉ tiêu phân tích ảnh hưởng đến nội dung
của hoạt động quản lý thi công.
Chương 1 tác giả tìm hiểu và đánh giá kết một số tác giả đã nghiên cứu có
liên quan đến đề tài. Từ đó rút ra những vấn đề đã được các tác giả giải quyết và
những vấn đề mà tác giả cần tiếp tục nghiên cứu và giải quyết những tồn tại, yếu
kém trong hoạt động quản lý thi công tại Cty nơi tác giả công tác.
Chương 2 tác giả đưa ra những cơ sở lý luận về quản trị thi công xây dựng
nói chung và nội dung chính của hoạt động quản lý thi công xây dựng. Các nhân tố
ảnh hưởng đến quản lý thi công xây dựng được tác giả xét trên hai khía cạnh. Nhân
tố bên trong doanh nghiệp và nhân tố bên ngoài doanh nhiệp.
Đối với nhân tố bên trong tác giả đưa ra 7 nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến
hoạt động quản lý thi công, ví dụ như: nhân tố về mô hình quản lý; nhân tố về trình
độ tổ chức quản lý; trình độ kỹ thuật công nghệ và trình độ tay nghề của công nhân;
chất lượng thiết kể tổ chức thi công.
Đối với nhân tố bên ngoài tác giả cho rằng các nhân tố về cơ chế, chính sách
quản lý của Nhà nước đối với ngành xây dựng; môi trường tự nhiên; đối thủ cạnh tranh;
và các đơn vị cộng tác cùng tham gia vào quá trình thi công xây dựng công trình.
Để đánh giá thực trạng hoạt động quản lý thi công ở Cty tác giả có đưa ra
một số tiêu chí phản ánh trình độ quản lý thi công, nêu ra cơ sở lý thuyết của các chỉ
tiêu làm căn cứ đánh giá các tiêu chí đó.
Các tiêu chí được tác giả đưa ra làm cơ sở phân tích xuyên suốt đề tài nghiên
cứu là: Thứ nhât: tiêu chí về quản lý chất lượng công trình

Thứ hai là: tiêu chí liên quan đến tiến độ thi công như: thiết kế tổ chức thi
công, tổ chức thi công và giám sát hoạt động thi công. Như chỉ tiêu hiệu quả rút
ngắn tiến độ thi công hạng mục công trình.
Thứ ba là: chỉ tiêu về hệ số hiệu suất sử dụng hiệu quả máy móc thiết bị thi công
Thứ tư : tiêu chí đánh giá an toàn lao động và ảnh hưởng tác động của môi trường.
ii
Trên cơ sở nội dung của hoạt động quản lý thi công, các nhân tố ảnh hưởng
và các tiêu chí đánh giá trên tác giả đi sâu tìm hiểu, thu thập tài liệu, số liệu thực tế
ở Cty nơi tác giả công tác để phân tích, nghiên cứu, đưa ra kết quả về thực trạng đó.
Từ kết quả đó, tác giả tìm hiểu nguyên nhân gây ra kết quả của hoạt động
quản lý thi công mà Cty đang diễn ra.
Do đặc, điểm của ngành, sản phẩm của các đơn vị thi công xây dựng có rất
nhiều nguyên nhân làm ảnh hưởng đến kết quả đó. Nhưng tóm lược lại, các nguyên
nhân này chỉ xuất phát từ nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài Cty.
Các nguyên nhân bên trong như: Trình độ quản lý tổ chức thi công của các
phòng ban chức năng, cơ cấu lao động tại cấp quản lý công ty và trình độ trực tiếp
thi công của kỹ sư, chỉ huy trưởng công trình, công nhân lao động theo ngành nghề.
Mặt khác, do buông lỏng quản lý về hoạt động này nên trong những năm qua Cty
ngày càng xuất hiện nhiều công trình không hoàn thành tiến độ cam kết với chủ đầu
tư. Tình trạng nợ đọng vốn nhiều ở các khâu sản xuất như: sản phẩm dơ dang ở các
chi tiết, cấu kiện của các hạng mục chưa nhiệm thu thanh toán được. Việc sử dụng
sai mục đích của dòng tiền mỗi dự án, mỗi công trình đang làm cho việc ứ đọng, và
mất khả năng thanh toán của một số công trình như các công trình được tác giả đưa
vào phân tích ở nội dung của luận văn.
Năng lực máy móc thiết bị thi công yếu kém, không đủ số lượng cũng như
trình độ công nghệ của máy móc thiết bị lạc hậu, cũ kỹ không đáp ứng được yêu
cầu thi công với khối lượng công việc lớn và phức tạp. Phần lớn số lượng máy móc
thiết bị được Cty thuê ngoài với hợp đồng ngắn hạn từ 1-2 năm để phục vụ trong
ngắn hạn các công trình. Về mặt quản trị linh hoạt và sử dụng hiệu quả máy móc
thiết bị của Cty chưa đượccao. Có nhiều máy móc thiết bị chưa được khai thác và

sử dụng hết hiệu suất sử dụng của nó trong một năm. Nguyên nhân,Cty không tìm
kiếm, sắp xếp công việc cho máy móc thiết bị được hoạt động liên tục.
Năng lực tài chính của Cty không thực sự mạnh để đảm bảo thông suốt trong
toàn bộ quá trình thi công các công trình. Thực tế, có nhiều công trình phải dừng thi
công do không đáp ứng kịp thời về vốn để mua các yếu tố đầu vào cho sản xuất thi
iii
công. Phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn vay tín dụng của Ngân hàng, do đó khi
có biết động bất ổn về hoạt động cho vay tín dụng của Ngân hàng bị Nhà nước điều
tiết thì các công trình đang thi công cũng chịu ảnh hưởng lớn và gây giảm lợi nhuận
hoạt động của Cty do phát sinh chi phí khi chờ đợi, giãn đoạn công việc.
Về nguyên nhân bên ngoài như: Cơ chế chính sách của Nhà nước đối với
hoạt động xây dựng
Hai là: điều kiện thời tiết, môi trường, địa hình thi công cũng là nguyên nhân
cơ bản có ảnh hưởng rất lớn đến việc thiết kế, tổ chức thi công của các công trình,
đặc biệt là các công trình đường giao thông nông thôn ở Cty.
Thời tiết khắc nghiệt; thiên tai lũ lụt; địa hình khó khăn hiểm trở làm cho
việc thi công đình trệ, chất lượng công trình không đảm bảo và chi phí sửa chữa,
làm lại sau thiệt hại của thiên tai là rất lớn.
Ba là: Môi trường SXKD của các DN xây dựng, yếu tố cạnh tranh, thị trường
giá cả vật tư, vật liệu bất ổn, chi phí nhân công và chi phí máy cũng biến động và
tăng cao
Bốn là: Sức ép của các đơn vị tham gia và quá trình thi công, kể cả chủ đầu
tư. Chủ đầu tư nào có năng lực quản lý thi công tốt làm cho việc triển khai, quản lý
thi công của Nhà thầu theo đó mà được tốt hơn.
Đối với các chủ thể khác tham gia vào quá trình thi công cũng gây sức ép lớn
đến hoạt động quản lý thi công như việc độc quyền cung cấp vật tư, thiết bị, nhân
công ở vùng đó gây khó khăn cho việc lựa chọn chi phí đầu vào.
Tất cả các nội dung ở trên được tác giả trình bày trong nội dung của Chương 3.
Trên cơ sở lý luận về quản trị thi công, quản lý thi công công trình xây dựng
nói chung và việc vận dụng cơ sở lý thuyết đó vào phân tích thực trạng quản lý thi

công các công trình đường giao thông nông thôn ở Cty Cổ phần Xây dựng và Phát
triển Nông thôn 6 nơi tác giả đang công tác đã làm sáng tỏ được những nhân tố ảnh
hưởng, nguyên nhân tồn tại của hoạt động này.
Từ đó cũng dựa trên cơ sở lý thuyết đó về quản trị thi công tác giả trình bày
5 giải pháp nhằm khác phục nguyên nhân tồn tại đó để hoàn thiện tốt hơn hoạt động
iv
quản lý thi công ở Cty. Đồng thời đưa ra tầm nhìn hay phương hướng phát triển sản
xuất kinh doanh trong những năm tới, cụ thể đến năm 2015.
Tác giả đã đưa ra các giải pháp hoàn thiện được sự yếu kém của hoạt động
quản lý tiến độ thi công bằng việc áp dụng công cụ quản lý thời gian theo sơ đồ
mạng. Việc áp dụng quản lý tiến độ theo sơ đồ mạng khắc phục được nhược điểm
của việc áp dụng lập tiến độ quản lý theo sơ đồ ngang hiện nay của Cty.
Đối với công tác tăng cường hiệu suất sử dụng máy móc thiết bị trong những
năm tới, nhằm đáp ứng được mục tiêu chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh thì
với thực tại năng lực máy móc thiết bị của Cty, việc tăng cường đầu tư máy móc
thiết bị phục vụ cho sản xuất mang lại hiệu quả lớn hơn việc bị động đi thuê máy
như hiện nay. Chỉ sử dụng việc đi thuê máy khi chi phí việc điều chuyển máy của
Cty lớn hơn chi phí đi thuê.
Đối với giải pháp về nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ công nhân viên, kỹ sư,
đội ngũ công nhân lao động chuyên nghành cũng được tác giả đưa ra các giải pháp
cụ thể để khắc phục.
Nhìn chung luận văn đã vận dụng được lý thuyết cơ bản về nội dung quản lý
thi công và đã đưa ra được một số tiêu chí, chỉ tiêu cụ thể đánh giá về hoạt động
quản lý tiến độ thi công, quản lý sử dụng máy móc thiết bị và phân tích đánh giá
thực trạng trình độ quản lý của nhân sự trong toàn bộ công ty từ đó đưa ra các giải
pháp cụ thể nhằm hoàn thiện các nội dung đó.
Tuy nhiên, việc đưa ra các tiêu chí đánh giá và chỉ tiêu sử dụng để đánh giá
trong luận văn còn sơ sài chưa sâu sắc và có tính tổng quan, nổi bật lên yếu kém
trong hoạt động quản lý tổ chức thi công tại công ty.
Những giải pháp đưa ra trong luận văn còn nhiều hạn chế, thiếu sót. Tác giả rất

mong được sự tham gia đóng góp của hội đồng khoa học, cũng như các tác giả khác có
quan tâm nghiên cứu liên quan tới đề tài để đề tài của tác giả hoàn thiện và có hiệu quả
trong triển khai thực tiễn.
v
PHẦN MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Đất nước ta đang trên đường thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa.
Trong đó phát triển hệ thống giao thông đường bộ là cơ sở để thực hiện mục
tiêu chiến lược đó. Vì vậy, trong một vài năm gần đây đất nước ta đầu tư rất
nhiều cho việc thi công xây dựng các tuyến đường giao thông huyết mạch
nhằm phát triển kinh tế giữa các vùng, miền kinh tế trọng điểm. Đặc biệt là
đầu tư cơ sở hạ tầng đường giao thông nông thôn nhằm đẩy nhanh tốc độ phát
triển kinh tế giữa các vùng, miền, từ nông thôn tới thành thị, đường liên thôn,
liên xã…
Có thể nói từ năm 2005 đến nay với sự hỗ trợ phát triển của Nhật Bản (
vốn ODA); Ngân hàng phát triển Châu á ( vốn ADB); Ngân hàng thế giới
( WB), dự án năng lượng nông thôn RE II và nguồn vốn trong nước ( trái
phiếu chính phủ); Ngân sách, vốn xã hội hóa…cả nước ta như một đại công
trường. Có rất nhiều các Nhà thầu, Tổng công ty xây dựng đã ký được rất
nhiều các hợp đồng thi công các công trình có giá trị lớn.Tuy nhiên, thực tế
nhiều Nhà thầu đã làm ăn thua lỗ từ các dự án đó. Nguyên nhân dẫn đến thất
bại đó thì rất nhiều, nhưng chủ yếu là hiệu quả của quản lý sử dụng vốn đầu
tư; năng lực tổ chức thi công; quản lý thi công, kinh nghiệm thực tiễn yếu
kém, giám sát thi công xây dựng bộc lộ nhiều mặt yếu kém, gây lãng phí, chất
lượng và hiệu quả đầu tư xây dựng không cao. Trong đó có các công trình
đường giao thông.
Công ty Cổ phần Xây dựng và PTNT6 là một Công ty Nhà nước được
thành lập năm 1993 và Cổ phần hóa năm 2005 cũng không nằm ngoài những
tồn tại yếu kém đó.
Cùng với sự đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng đường bộ ngành

giao thông vận tải nước ta hiện nay, trong những năm gần đây Công ty ngày
càng ký được nhiều các hợp đồng xây dựng về đường giao thông. Và đồng
thời ngày càng có nhiều công trình không hoàn thành tiến độ; thời gian thi
1
công quá dài; nợ đọng vốn lớn; hiệu quả thi công thấp, vi phạm quy trình kỹ
thuật, quản lý lỏng lẻo, việc sắp xếp bố trí nhân lực, máy móc, thiết bị và đặc
biệt là bố trí, tổ chức thi công chưa hợp lý kíp thời, trình độ chuyên môn quản
lý của các đội trưởng còn nhiều bất cập yếu kém, thiếu kinh nghiệm thực tiễn.
Đội ngũ cán bộ giám sát, quản lý thi công cấp Công ty thiếu và yếu về chuyên
môn nghiệp vụ. Đây cũng là điểm yếu của Công ty trong thị trường cạnh tranh
đầy những khó khăn và khốc liệt của thị trường xây dựng để trúng thầu một
công trình. Khi đã trúng thầu thì việc tổ chức, quản lý thi công sao cho tiết
kiệm được chi phí tối đa nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng công trình.
Để khắc phục những tồn tại trên tác giả đã lựa chọn đề tài: “ Hoàn thiện
quản lý thi công các công trình đường giao thông nông thôn ở Cty CP XD &
PTNT6” làm đề tài luận văn cao học của mình . Đây là đề tài có ý nghĩa rất quan
trọng về sự vận dụng lý thuyết đã được đào tạo qua khóa học để giải quyết những
vấn đề thực tiễn tại Công ty nơi tôi đang công tác.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Việc nghiên cứu của đề tài này nhằm mục đích và nhiệm vụ như sau:
Mục đích:
+ Trình bày lý luận cơ bản về quản lý thi công công trình ở DNXD
- Về quy trình và nội dung quản lý thi công: Khái niệm, vai trò, đặc
điểm về sản phẩm xây dựng, đặc điểm của sản xuất xây dựng và nội dụng
của quản lý sản xuất thi công, tỏ chức thi công một công trình
- Về tiêu chí phản ánh trình độ quản lý thi công công trình
- Về nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thi công công trình
- Nội dung: Phân tích thực trạng quản lý thi công một vài công trình điển hình
về đường giao thông nông thôn tại Cty Cổ phần Xây dựng & Phát triển Nông thôn 6
trong mối quan hệ kinh tế, tổ chức và quản lý với mặt kỹ thuật của nó.

Nhiệm vụ:

đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện thực trạng quản lý thi
công các công trình đường giao thông nông thôn qua cơ sở lý thuyết và phân
tích thực trạng ở Công ty CP XD & PTNT6
2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là: Các hoạt động quản lý thi công xây dựng đường
giao thông nông thôn ở Công ty ở Công ty Cổ phần Xây dựng & Phát triển Nông
thôn 6.
- Phạm vi nghiên cứu là: Các công trình đường giao thông nông thôn ở
Công ty Cổ phần Xây dựng & Phát triển Nông thôn 6
- Về mặt không gian: Luận văn nghiên cứu tại Công ty Cổ phần Xây dựng & Phát
triển Nông thôn 6 và tại công trình đường giao thông nông thôn nơi Công ty thi công.
- Về mặt thời gian: giai đoạn từ năm 2008 đến 6 tháng đầu năm 2011 và kiến
nghị đến năm 2015.
4. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp chủ yếu được sử dụng trong nghiên cứu là: Nghiên cứu
điển hình định tính và định lượng một vài công trình cụ thể dựa trên các tiêu chí
đánh giá, nhân tố ảnh hưởng để Phân tích thực trạng quản lý thi công xây dựng các
công trình đường giao thông ở Công ty.
Phương pháp thu thập – Phân tích – Tổng hợp – lựa chọn số liệu, bảng biểu
làm căn cứ cho việc phân tích nghiên cứu
- Về kỹ thuật thu thập số liệu:
+ Dựa vào số liệu, hồ sơ quyết toán công trình
+ Thu thập thông qua tài liệu, báo cáo, kế hoạch, mục tiêu phát triển hàng
năm của Công ty
+ Điều tra, phỏng vấn trực tiếp các cấp quản lý của Công ty cũng như các đội
trưởng trực tiếp thi công.
+ Thông qua các số liệu, báo cáo của các tổ chức có liên quan như: Tổng

công ty, bảng sếp loại DN của Ngân hàng nơi Công ty mở tài khoản và giao dịch.
+ Đến các công trường thi công quan sát thực tế việc vận hành tổ chức thi công
+ Áp dụng phân tích nội dung chủ yếu quản lý thi công các công trình đường
cụ thể.
3
- Về phương pháp phân tích số liệu:
Số liệu thu thập được sẽ được tập hợp, phân loại
+ Số liệu định lượng sẽ được phân tích, so sánh kết quả SXKD giữa các kỳ với
các nhân tố ảnh hưởng đến trình độ quản lý thi công để tìm ra giải pháp để hoàn thiện.
+ Số liệu định tính sẽ được phân tính, đánh giá dựa trên các tiêu chí đánh giá
Đây là đề tài nhằm đi sâu nghiên cứu vấn đề quản lý thi công xây dựng các
công trình đường giao thông nông thôn ở Công ty nơi tác giả làm việc đồng thời kết
hợp kết quả nghiên cứu các luận văn, hướng nghiên cứu có liên quan đến đề tài này
của các tác giả đã nghiên cứu trước. Luận văn sẽ đóng góp cho Hội đồng quản trị;
Ban giám đốc và các đội trưởng thi công của Công ty CP XD & PTNT6 phương
hướng quản lý mới hiệu quả hơn. Đồng thời là tài liệu tham khảo cho các nhà thầu
thi công xây dựng các công trình đường giao thông khác để tham khảo.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo luận văn được
chia thành 4 chương:
Chương 1: Tổng quan các kết quả đã nghiên cứu từ trước tới nay có liên
quan đến đề tài.
Chương 2: Những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý thi công xây dựng
Chương 3: Thực trạng công tác quản lý thi công công trình đường giao
thông nông thôn ở Cty CP XD&PTNT6.
Chương 4: Tầm nhìn và Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thi
công công trình đường giao thông nông thôn ở Cty CP XD&PTNT6
4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ ĐÃ NGHIÊN CỨU

CÓ LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI
1.1. Các đề tài đã nghiên cứu
Qua tìm hiểu chưa đầy đủ đã có rất nhiều tác giả tìm hiểu và nghiên cứu
đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý SXKD trong lĩnh vực
xây dựng cũng như thi công các công trình đường giao thông. Mỗi một tác giả
có một cách tiếp cận, giải quyết một lĩnh vực khác nhau về hoạt động quản lý
thi công xây dựng, các đề tài này có nội dung liên quan đến đề tài: “ Hoàn
thiện quản lý thi công các công trình đường giao thông nông thôn ở Công ty
Cổ phần Xây dựng & Phát triển Nông thôn 6” của tác giả cụ thể như:
- Đề tài luận văn tiến sỹ : “Hoàn thiện cơ chế quản lý nhằm nâng cao hiệu
quả đầu tư xây dựng cơ bản ở Việt Nam”, của Nguyễn Mạnh Đài, năm 1994
- Đề tài luận văn thạc sỹ: “Hoàn thiện quản lý thi công xây dựng công
trình tại Công ty Quản lý & Phát triển nhà Hà Nội”, của Nguyễn Trọng Đạt,
năm 2008.
- Đề tài luận văn thạc sỹ: “Một số biện pháp kinh tế, tổ chức nhằm nâng
cao hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản công trình đường bộ”; của Lê Văn Hội;
Trường Quản lý - Bộ GTVT; năm 1994.
- Đề tài luận văn thạc sỹ: “Một số vấn đề đổi mới công tác xây dựng dự
án đầu tư tăng năng lực thiết bị thi công các DNXD giao thông đường bộ”. của
Trần Văn Khôi; Binh đoàn 12; năm 1996”
- Đề tài luận văn thạc sỹ: “Cải thiện tình hình thực hiện các dự án xây
dựng giao thông đường bộ thuộc Sở Giao thông vận tải Hải Dương”; của
Nguyễn Văn Phú; Sở GTVT Hải Dương; năm 2002.
- Đề tài luận văn thạc sỹ: “Biện pháp tiết kiệm chi phí vật liệu trong chi
phí thực hiện CTXD của Công ty Cổ phần VINACONEX 6”; của Ngô Tiến
5
Phát K13 ; năm 2008.
- Đề tài luận văn thạc sỹ: “Nâng cao hiệu quả công tác quản lý xây
dựng cơ bản nội ngành tại KBNN” của tác giả Trương Phúc Quân
1.2. Đánh giá kết quả các công trình đã nghiên cứu

Các đề tài nhìn chung các tác giả đã lựa chọn đúng đối tượng là: hoạt động
quản lý trong phạm vi lĩnh vực xây dựng cơ bản để nghiên cứu giải quyết. Như đề
tài luận văn thạc sỹ: (Hoàn thiện quản lý thi công xây dựng công trình tại Công ty
Quản lý & Phát triển nhà Hà Nội), của Nguyễn Trọng Đạt, năm 2008. Hoặc lựa
chọn một trong những nội dung chủ yếu của hoạt động quản lý thi công để nghiên
cứu giải quyết như để tài: “Một số vấn đề đổi mới công tác xây dựng dự án đầu tư
tăng năng lực thiết bị thi công các DNXD giao thông đường bộ” của tác giả Trần
Văn Khôi; Binh đoàn 12; năm 1996”.
Các tác giả đã biết vận dụng lý luận, công cụ, kiến thức về hoạt động quản trị thi
công để phân tích đưa ra được những vấn đề còn tồn tại, nguyên nhân trong việc quản
lý thi công các CTXD cơ bản ở các góc độ từ phía Nhà nước trong hoạt động quản lý
dự án đầu tư và từ phía góc độ của đơn vị thi công các dự án đó.
Tuy nhiên, việc vận dụng cơ sở lý thuyết, các công cụ trong quản trị xây
dựng vẫn chưa được các tác giả đầu tư phân tích nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến
hoạt động. Các dữ liệu thu thập được chưa sát với thực tế và còn sơ sài.
Mặt khác, ngoài luận văn của tác giả Nguyễn Trọng Đạt nghiên cứu tương
tối hoàn chỉnh nội dung của hoạt động quản lý thi công tại Công ty Quản lý & Phát
triển nhà Hà Nội còn lại các đề tài nghiên cứu của các tác giả khác chỉ tập chung
nghiên cứu một trong những nội dung chính của hoạt động quản lý thi công như đề
tài: biện pháp tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu trong công trình xây dựng của Cty
CP xây dựng vinaconex 6 của tác giả Ngô Kiến Phát.
Tuy nhiên, việc nghiên cứu nội dung của quản trị xây dựng ở mỗi một đơn vị
cụ thể sẽ được các tác giả xử lý trên các căn cứ, cơ sở thực tiễn tại mỗi đơn vị đó là
khác nhau. Bởi vì, tính chất, đặc điểm của mỗi đơn vị, tổ chức đó khác nhau. Vì thế,
việc áp dụng các kết quả nghiên cứu trên chỉ mang tính chất tham khảo. Nội dung
6
cụ thể về quản lý thi công tại đơn vị tác giả công tác vì thế mà cũng phải dựa trên
căn cứ, điều kiện, phạm vi nghiên cứu cũng khác.
1.3. Các vấn đề đã làm được và tồn tại
Từ các kết quả phân tích, ngahiên cứu đó các tác giả đã kiến nghị đưa ra các

giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng khoán công trình. Hoặc một số giải
pháp, hoàn thiện, tạo động lực, các giải pháp tin học hoá công tác quản lý tài chính,
hay công tác tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu trong thi công xây dựng.
Đặc biệt các tiêu thức đánh giá hiệu quả của hoạt động quản lý cũng được
một vài tác giả sử dụng ở phần lý luận nhưng trong phân tích thực trạng của vấn đề
thì chỉ đánh giá một cách chung chung không đưa ra chỉ tiêu cụ thể để tìm hiểu
nguyên nhân ảnh hưởng đến các nhân tố đó.
Cụ thể: Đối với đề tài: (Hoàn thiện quản lý thi công xây dựng công trình tại
Công ty Quản lý & Phát triển nhà Hà Nội), của Nguyễn Trọng Đạt, năm 2008. Tác
giả đã đưa ra được các tiêu chí đánh giá đồng thời cũng là nhân tố ảnh hưởng đến
hiệu quả của hoạt động quản lý thi công.
- Trình độ cán bộ quản lý, kỹ sư, công nhân
- Trình độ sử dụng máy móc thiết bị và công nghệ
- Hệ thống quy trình quản lý chất lượng
- Và các nhân tố khác bên ngoài như đối thủ cạnh tranh, về phía nhà cung ứng
Đối với đề tài: “Một số biện pháp kinh tế, tổ chức nhằm nâng cao hiệu quả
đầu tư xây dựng cơ bản công trình đường bộ; của tác giả Lê Văn Hội; Trường
Quản lý - Bộ GTVT; năm 1994”. Tác giả đã đưa ra được một số nguyên nhân chủ
yếu về quản lý chi phí và tổ chức thi công làm giảm hiệu quả đầu tư xây dựng công
trình đường bộ. Đồng thời đưa ra một vài biện pháp về kinh tế và tổ chức để nâng
cao hiệu quả đầu tư. Các giải pháp của tác giả Lê Văn Hội đưa ra trong đề tài giải
quyết vấn đề tổ chức thi công nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư trong phạm vi các
công trình đường giao thông lớn hơn, phạm vi nghiên cứu rộng hơn, khái quát,
chung chung hơn đề tài “Hoàn thiện quản lý thi công các công trình đường giao
thông nông thôn ở công ty” nơi tác giả công tác.
7

×