Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Luận văn tốt nghiệp “ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU TẠI TNN” l

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (482.86 KB, 71 trang )

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trần Hải Việt
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế, thương mại quốc tế đã ra đời và ngày càng
phát triển. Cùng với sự ra đời của thương mại quốc tế, hoạt động giao nhận quốc tế
cũng đã ra đời. Hoạt động giao nhận được xem là một ngành nghề không cần quá
nhiều vốn đầu tư nhưng mà nguồn lợi nhuận mà nó mang về là đáng kể. Chính vì thế
mà hiện nay tại Việt Nam đã có hơn 400 doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực giao
nhận vận tải. Nó chính là nguyên nhân làm cho các doanh nghiệp kinh doanh trong
lĩnh vực giao nhận không ngừng tự làm mới mình. Công ty CP-DV Giao Nhận Hàng
Hóa TNN cũng là một trong những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giao nhận,
tuy cũng đạt được một vài thành công, nhưng nhìn chung hoạt động giao nhận tại
công ty còn nhiều thiếu sót. Với mong muốn góp một phần nhỏ vào công tác cải thiện
hoạt động giao nhận của công ty, em quyết định chọn đề tài “ GIẢI PHÁP NHẰM
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU
TẠI TNN” làm đề tài tốt nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong thời gian thực tập em đã nghiên cứu đề tài :“ Tìm hiểu quy trình giao nhận
hàng hóa xuất nhập khẩu tai công ty CP-DV GNHH TNN“. Nhưng do thời gian
viết báo cáo thực tập có hạn, em chỉ tìm hiểu về quy trình giao nhận hàng hóa
nhập khẩu của công ty, thấy rằng quy trình giao nhận tại công ty còn nhiều sai sót
và bất cập, nhưng hoạt động giao nhận hiện nay lại mang tính cạnh tranh rất cao.
Vì thế, em quyết định tiếp tục nghiên cứu và phát triển đề tài thành“ Thực trạng và
các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu tại
công ty CP-DV GNHH TNN“.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại công ty CP –
DV GNHH TNN. Do thời gian nghiên cứu có hạn nên phạm vi nghiên cứu chủ yếu
Họ và tên : Phạm Thị Mai Phương Trang 1
Lớp: KTN51-ĐC2
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trần Hải Việt


tập trung vào hoạt động giao nhận hàng nhập khẩu bằng container đường biển tại
TNN.
4. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu tại công ty TNN, và qua đó đánh
giá được thực trạng hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu tại công ty TNN từ đó
đưa ra giải pháp giúp cho công ty có thể giữ được thị phần giao nhận và ngày càng
mở rộng hoạt động giao nhận của mình.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài chủ yếu nghiên cứu hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu của công ty TNN
xem công ty đã và đang hoạt động trong lĩnh vực giao nhân như thế nào? Những
chính sách về giá và nhân sự, chi phí trong hoạt động giao nhận của công ty đã phù
hợp hay chưa? Dịch vụ mà công ty đưa ra có đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng
và thị trường hay không?
6. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu trong đề tài là kết hợp các cơ sở lý
luận và thực tế về giao nhận hàng hóa quốc tế với các phương pháp thống kê, phân
tích.
7. Dự kiến kết quả nghiên cứu
Dự kiến kết quả nghiên cứu đề tài sẽ giúp công ty cải thiện được phần nào tình hình
hoạt động giao nhận hiện tại và có thể đứng vững trong thị trường giao nhận đầy cạnh
tranh và ngày càng phát triển.
8. Nội dung nghiên cứu
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Phân tích và đánh giá hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu tại
công ty CP-DV GNHH TNN
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa nhập
khẩu tại công ty CP – DV GNHH TNN
CHƯƠNG 1
Họ và tên : Phạm Thị Mai Phương Trang 2
Lớp: KTN51-ĐC2

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trần Hải Việt
1.CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Cơ sở pháp lý và nguyên tắc của giao nhận hàng hóa
1.1.1 Cơ sở pháp lý của giao nhận hàng hóa
Việc giao nhận hàng hoá XNK phải dựa trên cơ sở pháp lý như các quy phạm pháp
luật quốc tế, Việt Nam….
Các Công ước về vận đơn, vận tải; Công ước quốc tế về hợp đồng mua bán hàng
hoá….
Ví dụ: Công ước Vienne 1980 về buôn bán quốc tế
Các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước Việt nam về giao nhận vận tải; Các
loại hợp đồng và L/C mới đảm bảo quyền lợi của chủ hàng XNK
Ví dụ: Luật, bộ luật, nghị định, thông tư
+ Bộ luật hàng hải 1990
+ Luật thương mại 2005
+ Nghị định 25CP, 200CP, 330CP
+ Quyết dịnh của bộ trưởng bộ giao thông vận tải: quyết định số 2106 (23/8/1997)
liên quan đến việc xếp dỡ, giao nhận và vận chuyển hàng hoá tại cảng biển Việt Nam.
1.1.2 Nguyên tắc của giao nhận hàng hóa
Các văn bản hiện hành đã quy định những nguyên tắc giao nhận hàng hoá XNK tại
các cảng biển Việt Nam như sau:
- Việc giao nhận hàng hoá XNK tại các cảng biển là do cảng tiến hành trên cơ sở
hợp đồng giữa chủ hàng và người được chủ hàng uỷ thác với cảng.
- Ðối với những hàng hoá không qua cảng (không lưu kho tại cảng) thì có thể do
các chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác giao nhận trực tiếp với người vận tải
(quy định mới từ 1991). Trong trường hợp đó, chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ
thác phải kết toán trực tiếp với người vận tải và chỉ thoả thuận với cảng về địa điểm xếp
dỡ, thanh toán các chi phí có liên quan.
- Việc xếp dỡ hàng hóa trong phạm vi cảng là do cảng tổ chức thực hiện. Trường
hợp chủ hàng muốn đưa phương tiện vào xếp dỡ thì phải thoả thuận với cảng và phải trả
các lệ phí, chi phí liên quan cho cảng.

Họ và tên : Phạm Thị Mai Phương Trang 3
Lớp: KTN51-ĐC2
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trần Hải Việt
- Khi được uỷ thác giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu với tàu, cảng nhận hàng
bằng phương thức nào thì phải giao hàng bằng phương thức đó.
- Cảng không chịu trách nhiệm về hàng hoá khi hàng đã ra khỏi kho bãi, cảng.
- Khi nhận hàng tại cảng thì chủ hàng hoặc người được uỷ thác phải xuất trình
những chứng từ hợp lệ xác định quyền được nhận hàng và phải nhận được một cách liên
tục trong một thời gian nhất định những hàng hoá ghi trên chứng từ.
Ví dụ: vận đơn gốc, giấy giới thiệu của cơ quan….
- Việc giao nhận có thể do cảng làm theo uỷ thác hoặc chủ hàng trực tiếp làm.
1.2 Nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
1.2.1 Khái niệm
Đặc điểm nổi bật của buôn bán quốc tế là người mua và người bán ở các quốc gia
khác nhau. Để hàng hóa từ tay người bán đến được tay người mua phải thông qua vận tải
hàng hóa quốc tế. Giao nhận là một khâu quan trọng trong vận tải hàng hóa quốc tế. Vậy
giao nhận là gì?
Có rất nhiều định nghĩa về giao nhận.
  : theo Quy tắc mẫu của Liên đoàn các hiệp hội giao nhận
quốc tế (FIATA): (Giáo trình vận tải giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu - PGS. TS
Hoàng Văn Châu) Dịch vụ giao nhận (Freight forwarding service) là bất cứ loại dịch vụ
nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng
hóa cũng như các dịch vụ hoặc có liên quan đến các dịch vụ trên kể cả các vấn đề hải
quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hóa.
  : theo điều 233 Luật Thương mại Việt Nam 2005: Dịch vụ
giao nhận hàng hóa là hành vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa
nhận hàng từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục giấy tờ và các
dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo ủy thác của chủ hàng, của
người vận tải hoặc người làm dịch vụ giao nhân khác (gọi chung là khách hàng).
=> : giao nhận hàng hóa là tập hợp những công việc có liên quan

đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng (người gửi
hàng) đến nơi nhận hàng (người nhận hàng).
1.2.2 Vai trò và chức năng của nghiệp vụ giao nhận
Họ và tên : Phạm Thị Mai Phương Trang 4
Lớp: KTN51-ĐC2
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trần Hải Việt
Vai trò quan trọng của giao nhận ngày càng được thể hiện rõ trong xu thế toàn cầu
hóa như hiện nay. Thông qua:
- Giao nhận tạo điều kiện cho hàng hóa lưu thông nhanh chóng, an toàn và tiết kiệm
mà không cần có sự tham gia của người gửi cũng như người nhận tác nghiệp.
- Giao nhận giúp cho người chuyên chở đẩy nhanh tốc độ quay vòng của phương
tiện vận tải tận dụng tối đa và hiệu quả sử dụng của các phương tiện vận tải cũng như các
phương tiện hỗ trợ khác
- Giao nhận giúp giảm giá thành các hàng hóa xuất nhập khẩu do giúp các nhà xuất
nhập khẩu giảm bớt chi phí như: chi phí đi lại, chi phí đào tạo nhân công, chi phí cơ
hội,
1.3 Người giao nhận
1.3.1 Khái niệm
Hiện nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về người giao nhận, nhưng chưa có một
định nghĩa nào về người giao nhận được quốc tế chấp nhận.
Theo Quy tắc mẫu của FIATA: người giao nhận là người lo toan để hàng hóa được
chuyên chở theo hợp đồng ủy thác và hành động vì lợi ích của người ủy thác mà bản thân
anh ta không phải là người chuyên chở. Người giao nhận cũng đảm nhận thực hiện mọi
công việc liên quan đến hợp đồng giao nhận như: bảo quản, lưu kho, trung chuyển, làm
thủ tục hải quan, kiểm hóa….
Theo điều 234 Luật thương mại Việt Nam 2005: người giao nhận là thương nhân có
giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về dịch vụ giao nhận hàng hóa.
 Như vậy, người giao nhận có thể là:
 Chủ hàng: khi chủ hàng tự đứng ra đảm nhận công việc giao nhận hàng hóa của
mình.

 Chủ tàu: khi chủ tàu thay mặt người chủ hàng thực hiện dịch vụ giao nhận.
 Đại lý hàng hóa, công ty xếp dỡ hay kho hàng, người giao nhận chuyên chở hay
bất kỳ người nào có đăng ký kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa.
 Nói tóm lại người giao nhận là người:
 Hoạt động theo hợp đồng ủy thác với chủ hàng, bảo vệ lợi ích của chủ hàng.
 Lo việc vận tải nhưng chưa hẳn là người vận tải. Người giao nhận có thể là người
có hoặc không có phương tiện vận tải, có thể sử dụng thuê mướn người vận tải hoặc trực
tiếp tham gia vận tải. Nhưng phải ký hợp đồng ủy thác giao nhận với chủ hàng là người
giao nhận chứ không phải là người vận tải.
 Làm một số việc khác trong phạm vi ủy thác của chủ hàng.
Họ và tên : Phạm Thị Mai Phương Trang 5
Lớp: KTN51-ĐC2
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trần Hải Việt
 Nhưng nhìn chung, ở các nước khác nhau tên gọi của người giao nhận có khác
nhau (Forwarder, Frieght Forwarder, Forwarding Agent) nhưng đều có chung một tên
giao dịch quốc tế là: người giao nhận hàng hóa quốc tế (International freight forwarder)
và cùng làm dịch vụ giao nhận.
1.3.2 Quyền và nghĩa vụ của người giao nhận
Điều 235 Luật thương mại Việt Nam quy định, người giao nhận có những quyền và
nghĩa vụ sau:
 Người giao nhận được hưởng tiền công và các khoản thu nhập hợp lý khác.
 Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình trong hợp đồng.
 Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của khách
hàng thì có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng, nhưng phải thông báo ngay
cho khách hàng.
 Sau khi ký kết hợp đồng, nếu xảy ra trường hợp dẫn đến việc không thực hiện
được toàn bộ hoặc một phần những chỉ dẫn của khách hàng thì phải thông báo cho khách
hàng biết để xin chỉ dẫn thêm.
 Trong trường hợp hợp đồng không có thỏa thuận về thời hạn cụ thể thực hiện
nghĩa vụ với khách hàng thì phải thực hiện các nghĩa vụ của mình trong thời gian hợp lý.


 !"
Tùy theo chức năng của người giao nhận, người giao nhận phải thực hiện đầy đủ các
nghĩa vụ của mình theo hợp đồng đã ký kết và phải chịu trách nhiệm về:
- Giao hàng không đúng chỉ dẫn của khách hàng. Mắc phải những lỗi như là xếp dỡ
không đúng theo chỉ dẫn tránh mưa, tránh nắng, đổ vỡ….
- Quên không mua bảo hiểm cho hàng hóa mặc dù đã có chỉ dẫn của khách hàng có
thể vì quên hay cố tình không mua vì cho không quan trọng. Nếu lô hàng bị tổn thất trên
đường vận chuyển và không nhận được tiền đền bù, người giao nhận phải chịu trách
nhiệm về khoản đền bù đó.
- Sai sót trong quá trình làm thủ tục hải quan.
- Chở hàng đến sai nơi quy định. Có thể là do người giao nhận khi ký kết hợp đồng
vận chuyển với người vận tải đã không quy định cụ thể địa điểm đưa hàng đến làm mất
Họ và tên : Phạm Thị Mai Phương Trang 6
Lớp: KTN51-ĐC2
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trần Hải Việt
thêm khoản chi phí vận chuyển hàng trở về đúng địa điểm, khoản chi phí này người làm
dịch vụ giao nhận phải chịu.
- Giao hàng cho người không phải là người nhận hàng.
- Giao hàng mà không thu tiền người nhận hàng.
- Tái xuất không tuân theo những thủ tục cần thiết để xin hoàn thuế lại.
- Chịu trách nhiệm về người và tài sản của người thứ ba mà người giao nhận gây ra.
- Tuy nhiên, một số trường hợp người giao nhận không chịu trách nhiệm về hành vi
lỗi lầm của người thứ ba (người chuyên chở hoặc người giao nhận khác) gây ra…nếu
người giao nhận chứng minh được rằng đó là sự lựa chọn cần thiết.
- Khi làm đại lý giao nhận phải tuân theo nguyên tắc “ điều kiện kinh doanh tiêu
chuẩn” (Standard Trading Condition) của mình.

#$
Khi là một nhà chuyên chở người giao nhận đóng vai trò là một nhà thầu độc lập nhân

danh mình chịu trách nhiệm cung cấp các dịch vụ mà khách hàng yêu cầu. Người giao
nhận phải chịu trách nhiệm về hành vi, lỗi lầm của người chuyên chở, của người giao
nhận khác mà người giao nhận thực hiện hợp đồng vận tải như là hành vi và thiếu sót của
mình.
- Quyền lợi và nghĩa vụ của người giao nhận như thế nào là do luật lệ của các
phương thức vận tải đó quy định.
- Người chuyên chở thu ở khách hàng khoản tiền theo giá cả dịch vụ mà người giao
nhận cung cấp cho khách hàng chứ không phải khoản hoa hồng. Người giao nhận đóng
vai trò là người chuyên chở không chỉ trong trường hợp tự vận chuyển hàng hóa bằng các
phương tiện vận tải của chính mình mà còn trong trường hợp người giao nhận bằng việc
phát hành chứng từ vận tải của mình hay bằng cách khác, cam kết đảm nhận trách nhiệm
của người chuyên chở (người thầu chuyên chở - contracting carrier). Khi người giao nhận
cung cấp các dịch vụ liên quan đến vận tải như đóng gói, lưu kho, bốc xếp hay phân
phối…. thì người giao nhận sẽ chịu trách nhiệm như người chuyên chở nếu người giao
nhận thực hiện các dịch vụ trên bằng phương tiện của mình hoặc người giao nhận sẽ thuê
người chuyên chở khác.
Họ và tên : Phạm Thị Mai Phương Trang 7
Lớp: KTN51-ĐC2
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trần Hải Việt
- Khi đóng vai trò là người chuyên chở thì các điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn
thường không áp dụng mà áp dụng các công ước quốc tế hoặc các quy tắc do phòng
thương mại quốc tế ban hành.
1.3.3 Các trường hợp miễn trách nhiệm cho người giao nhận
Trong một số trường hợp người giao nhận không chịu trách nhiệm về hư hỏng, mất
mát của hàng hóa như những trường hợp sau:
- Do lỗi của khách hàng hoặc người được khách hàng ủy quyền.
- Đã làm đúng theo chỉ dẫn của khách hàng hoặc người được khách hàng ủy quyền.
- Khách hàng đóng gói và ghi mã hiệu hàng hóa không phù hợp.
- Do khách hàng hoặc người được khách hàng ủy quyền thực hiện việc xếp, dỡ hàng
hóa.

- Do khuyết tật của hàng hóa.
- Do có đình công hoặc các trường hợp bất khả kháng.
- Người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa cũng không phải chịu trách nhiệm về việc
mất khoản lợi đáng lẽ khách hàng được hưởng về sự chậm trễ hoặc giao hàng sai địa chỉ
mà không phải do lỗi của mình, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
1.3.4 Giới hạn trách nhiệm của người giao nhận
- Trách nhiệm của người giao nhận hàng hóa không vượt quá giá trị hàng hóa, trừ
khi các bên có thỏa thuận khác trong hợp đồng.
- Trong hoạt động giao nhận, người giao nhận không thể có hết trách nhiệm đối với
việc làm hàng hóa, mà nó được giới hạn lại xem khi nào người giao nhận sẽ chịu trách
nhiệm trong những công đoạn nào, thời gian nào?
- Người làm dịch vụ giao nhận sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm về những hư hỏng, mất
mát nếu không chứng minh được việc mất mát và hư hỏng hàng hóa không phải do lỗi
của mình gây ra.
- Người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa không phải chịu trách nhiệm, khi họ không
nhận được thông báo về khiếu nại trong thời gian 14 ngày, kể từ ngày giao hàng, không
Họ và tên : Phạm Thị Mai Phương Trang 8
Lớp: KTN51-ĐC2
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trần Hải Việt
tính ngày chủ nhật, ngày lễ, không nhận được thông báo bằng văn bản về việc bị kiện tại
Tòa Án hoặc Trọng tài trong thời gian 9 tháng, kể từ ngày giao hàng.
1.3.5 Khi người giao nhận thay mặt người gửi hàng (người xuất khẩu)
Theo chỉ dẫn của người gửi hàng người giao nhận sẽ làm những công việc như sau:
- Chọn tuyến đường, phương tiện vận tải, người chuyên chở thích hợp.
- Lưu cước với người chuyên chở đã chọn.
- Nhận hàng và cấp những chứng từ thích hợp như: giấy chứng nhận nhận hàng của
người giao nhận, giấy chứng nhận chuyên chở của người giao nhận,….
- Nghiên cứu những điều khoản trong tín dụng thư và tất cả những luật lệ của chính
phủ áp dụng cho việc giao hàng ở nước xuất khẩu, nước nhập khẩu cũng như bất kỳ
những nước quá cảnh nào, và chuẩn bị tất cả những chứng từ cần thiết.

- Đóng gói hàng hóa (trừ khi do người gửi hàng làm trước khi giao hàng cho người
giao nhận), có tính đến tuyến đường, phương thức vận tải, bản chất của hàng hóa và
những luật lệ áp dụng, nếu có ở nước xuất khẩu, nước quá cảnh và nước gửi hàng đến.
- Lo liệu việc lưu kho hàng hóa nếu cần.
- Cân đo hàng hóa.
- Lưu ý người gửi hàng phải mua bảo hiểm và nếu người gửi hàng yêu cầu thì mua
bảo hiểm cho hàng.
- Vận chuyển hàng hóa đến cảng, lo liệu việc khai báo Hải quan, lo các thủ tục
chứng từ liên quan và giao hàng cho người chuyên chở.
- Lo việc giao dịch ngoại hối nếu có.
- Thanh toán phí và những chi phí khác bao gồm cả tiền cước.
- Nhận vận đơn đã ký cho người chuyên chở giao cho người gửi hàng.
- Thu xếp việc chuyển tải trên đường nếu cần.
- Giám sát việc vận chuyển hàng hóa trên đường đưa tới người nhận hàng thông qua
những mối liên hệ với người chuyên chở và đại lý của người chuyên chở ở nước ngoài.
- Ghi nhận tổn thất hàng hóa nếu có.
- Giúp đỡ người gửi hàng tiến hành khiếu nại với người chuyên chở về tổn thất hàng
hóa nếu có
Họ và tên : Phạm Thị Mai Phương Trang 9
Lớp: KTN51-ĐC2
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trần Hải Việt
1.3.6 Khi người giao nhận thay mặt người nhận hàng
Theo những chỉ dẫn của người nhận hàng, người giao nhận sẽ:
- Thay mặt người nhận hàng giám sát việc vận chuyển hàng hóa khi người nhận
hàng lo liệu việc vận chuyển hàng hóa.
- Nhận và kiểm tra tất cả các chứng từ liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa.
- Nhận hàng của người chuyên chở và nếu cần, thì thanh toán cước.
- Thu xếp việc lưu kho quá cảnh nếu cần.
- Thu xếp việc khai báo Hải quan và trả lệ phí, thuế và những chi phí khác cho Hải
quan và những nhà đương cục khác.

- Giao hàng đã làm thủ tục Hải quan cho người nhận hàng.
- Nếu cần, giúp đỡ người nhận hàng tiến hành khiếu nại đối với người chuyên chở
và tổn thất hàng hóa nếu cần.
- Giúp người nhận hàng trong việc lưu kho và phân phối nếu cần.
1.4.Các tổ chức giao nhận trên thế giới và Việt Nam
1.4.1. Liên đoàn quốc tế các Hiệp hội giao nhận
Cùng với sự phát triển của vận tải và buôn bán quốc tế, các đơn vị làm dịch vụ
giao nhận phát triển nhanh chóng và hình thành nên các tổ chức, công ty giao nhận
chuyên nghiệp có mặt ở rất nhiều thành phố có sân bay, cảng biển quốc tế.Sự cạnh tranh
gay gắt giữa các công ty dẫn đến việc hình thành các hiệp hội trong phạm vi một cảng,
một khu vực hay một nước nhằm bảo vệ quyền lợi của nhau. Trên phạm vi quốc tế hình
thành các liên đoàn giao nhận như Liên đoàn những người giao nhận Bỉ, Hiệp hội giao
nhận Singapore, Hiệp hội giao nhận Malaysia,… Đặc biệt là “Liên đoàn quốc tế các Hiệp
hội giao nhận, gọi tắt là FIATA.
Liên đoàn quốc tế các Hiệp hội giao nhận FIATA là tổ chức giao nhận vận tải lớn
nhất thế giới:
FIATA được thành lập vào năm 1926 tại Vienna và có trụ sở tại Zurich (Thụy Sĩ).
Đây là một tổ chức phi chính trị, tự nguyện và là đại diện của 35.000 công ty giao nhận ở
hơn 130 quốc giá khác nhau, trong đó có “Hiệp hội giao nhận Việt Nam” (VIFFAS) được
Họ và tên : Phạm Thị Mai Phương Trang 10
Lớp: KTN51-ĐC2
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trần Hải Việt
thành lập từ 18/5/1994. FIATA là một tổ chức phi chính phủ nhưng được nhiều tổ chức
kinh tế quốc tế kể cả các tổ chức kinh tế của Liên Hiệp quốc (UNCTAD, IATA, IMO, )
xem như một tư vấn giao nhận, vận tải quốc tế. FIATA đã soạn thảo nhiều văn kiện giá
trị như: Điều lệ giao nhận, vận đơn, được thừa nhận và sử dụng rộng rãi. FIATA được
sự thừa nhận của các cơ quan thuộc Liên Hiệp Quốc như Hội Đồng Kinh tế - Xã hội hội
Liên Hiệp Quốc (ECOSOC), Ủy ban Châu Âu của Liên Hiệp Quốc (ECE), Ủy ban Kinh
tế Xã hội Châu Á và Thái Bình Dương (ESCAP) FIATA cũng được các tổ chức liên
quan đến buôn bán và vận tải như Phòng thương mại quốc tế, Hiệp hội vận chuyển Hàng

không quốc tế (IATA), các tổ chức của những người chuyên chở và chủ hàng thừa nhận.
Mục tiêu chính của FIATA là: bảo vệ và tăng cường lợi ích của người giao nhận
trên phạm vi quốc tế, nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận, liên kết nghề nghiệp, tuyên
truyền dịch vụ giao nhận vận tải, xúc tiến quá trình đơn giản hoá và thống nhất chứng từ
và các điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn nhằm cải tiến chất lượng dịch vụ của hội viên,
đào tạo nghiệp vụ ở trình độ quốc tế, tăng cường các quan hệ phối hợp giữa các tổ chức
giao nhận với chủ hàng và người chuyên chở. Phạm vi hoạt động của FIATA rất rộng,
thông qua hoạt động của hàng loạt tiểu ban: tiểu ban về các quan hệ xã hội; tiểu ban
nghiên cứu về kỹ thuật vận chuyển đường bộ, đường sắt, hàng không; uỷ ban về vận tải
đường biển và VTĐPT; tiểu ban luật pháp, chứng từ bảo hiểm; tiểu ban về đào tạo nghề
nghiệp,…
Hiện nay nhiều công ty giao nhận của Việt Nam đã trở thành thành viên chính
thức của FIATA.
1.4.2. Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam
Ngành thương mại Việt Nam từ thời kỳ đầu những năm 1970 của thế kỷ trước, Bộ
Ngoại thương đã thành lập Cục Kho vận kiêm Tổng Công ty Giao nhận Ngoại thương
(tên gọi: VIETRANS), công tác giao nhận ngoại thương tập trung duy nhất vào một công
ty Nhà nước đảm nhận, bên cạnh đó còn có các công ty Nhà nước về vận tải Năm 1979,
Bộ Nội thương cũng thành lập Cục Kho vận và các Công ty Kho vận nội thương I và II,
quản lý và thực hiện các công tác vận tải, kho, giao nhận hàng hóa trong nước. Như thế,
Họ và tên : Phạm Thị Mai Phương Trang 11
Lớp: KTN51-ĐC2
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trần Hải Việt
ngành logistics Viêt Nam ra đời từ những năm 70 của thế kỷ 20 không chậm nhiều so với
các nước trong khu vực.
Năm 1993, trong quá trình phát triển và tham gia các tổ chức quốc tế, Văn phòng
Chính phủ lúc bấy giờ, theo đề nghị của các công ty giao nhận, vận tải thành lập Hiệp hội
Giao nhận Kho vận Việt Nam (VIFFAS), sự ra đời của VIFFAS có trễ hơn nửa thế kỷ so
với tổ chức Liên đoàn Giao nhận quốc tế (FIATA) năm 1926. Hiệp hội Giao nhận Kho
vận Việt nam được thành lập theo Công văn số 5874/KTTV ngày 18/11/1993 của

Văn phòng Chính phủ, hoạt động nghiệp vụ tư vấn trong lĩnh vực giao hàng, nhận hàng,
kho hàng và tổ chức chuyên chở hàng hóa, tham gia tổ chức quốc tế về các lĩnh vực nói
trên. Nay VIFFAS được đổi tên thành Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt
nam.
1.5. Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu đường biển
1.5.1. Đối với hàng xuất khẩu
1.5.1.2 Đối với hàng phải lưu kho, lưu bãi của cảng
*) Giao hàng XK cho cảng bao gồm các công việc:
- Chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy thác ký kết hợp đồng lưu kho, bảo quản
hàng hóa với cảng.
- Trước khi giao hàng cho cảng, phải giao cho cảng các giấy tờ: Danh mục hàng
hoá XK ( Cargo List), Giấy phép XK (nếu cần), Lệnh giao hàng của hãng tàu cấp
(Shipping Order) nếu cần, Chỉ dẫn xếp hàng (Shipping Note).
- Giao hàng vào kho, bãi của cảng.
*) Cảng giao cho tàu:
- Trước khi giao hàng cho tàu, chủ hàng phải:
+ Làm các thủ tục hải quan liên quan đến XK: Hải quan, kiểm dịch, kiểm nghiệm
(nếu có),…
+ Báo cho cảng ngày giờ dự kiến tàu đến (ETA), chấp nhận NOR.
+ Giao cho cảng Danh mục hàng hoá XK để cảng bố trí phương tiện xếp dỡ. Trên
cơ sở Cargo List này, thuyền phó phụ trách hàng hoá sẽ lên Sơ đồ xếp hàng (Cargo plan).
Họ và tên : Phạm Thị Mai Phương Trang 12
Lớp: KTN51-ĐC2
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trần Hải Việt
- Tổ chức xếp và giao hàng cho tàu:
+ Trước khi xếp, phải tổ chức vận chuyển hàng từ kho ra cảng, lấy lệnh xếp
hàng, ấn định số máng xếp hàng, bố trí xe, công nhân và người áp tải nếu cần.
+ Tiến hành bốc và giao hàng cho tàu. Việc xếp hàng lên tàu do công nhân cảng
làm. Hàng sẽ được giao cho tàu dưới sự giám sát của đại diện của hải quan. Trong quá
trình giao hàng, nhân viên kiểm đếm của cảng phải ghi số lượng hàng giao vào Tally

Report, cuối ngày phải ghi vào Daily Report và khi xếp xong một tàu, ghi vào Final
Report. Phía tàu cũng có nhân viên kiểm đếm và ghi kết quả vào Tally Sheet. Việc kiểm
đếm cũng có thể thuê nhân viên của công ty kiểm kiện.
+ Khi giao nhận xong một lô hoặc toàn tàu, cảng phải lấy Biên lai thuyền phó
(Mate’s Receipt) để lập vận đơn.
- Lập bộ chứng từ thanh toán: Căn cứ vào hợp đồng mua bán và L/C, chủ hàng
phải lấy các chứng từ cần thiết để tập hợp thành bộ chứng từ, xuất trình cho ngân hàng để
thanh toán tiền hàng. Nếu thanh toán bằng L/C thì bộ chứng từ thanh toán phải phù hợp
với L/C (về mặt hình thức) và phải phù hợp với nhau và được xuất trình trong thời gian
hiệu lực của L/C.
- Thông báo cho người mua về việc giao hàng và mua bảo hiểm cho hàng hoá nếu
cần.
- Thanh toán các chi phí cần thiết cho cảng như chi phí bốc hàng, vận chuyển, bảo
quản, lưu kho…
- Tính toán thường phạt xếp dỡ, nếu có.
1.5.1.2. Đối với hàng không phải lưu kho, lưu bãi cảng
Ðây là hàng XK do chủ hàng ngoại thương vận chuyển từ các nơi trong nước để
XK từ các kho riêng của mình chứ không qua các kho của cảng. Từ kho riêng, các chủ
hàng hoặc người được chủ hàng ủy thác có thể giao trực tiếp cho tàu. Các bước giao nhận
cũng diễn ra như đối với hàng qua cảng.
- Đưa hàng đến cảng: do các chủ hàng hoặc người giao nhận tiến hành.
- Làm các thủ tục, xuất khẩu, giao hàng cho tàu:
+ Đăng ký với cảng về máng, địa điểm, cầu tàu xếp dỡ.
Họ và tên : Phạm Thị Mai Phương Trang 13
Lớp: KTN51-ĐC2
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trần Hải Việt
+ Làm các thủ tục liên quan đến XK như hải quan, kiểm dịch…
+ Tổ chức vận chuyển, xếp hàng lên tàu.
+ Liên hệ với thuyền trưởng để đổi lấy sơ đồ xếp hàng.
+ Tiến hành xếp hàng lên tàu do công nhân của cảng làm, nhân viên giao nhận

phải theo dõi quá trình để giải quyết các vấn đề xảy ra, trong đó phải xếp hàng lên tàu và
ghi vào Tally Sheet.
+ Lập biên lai thuyền phó ghi số lượng, tình trạng hàng hóa xếp lên tàu (làm cơ
sở để cấp vận đơn).
+ Người chuyên chở cấp vận đơn, do chủ hàng lập và đưa thuyền trưởng ký đóng
dấu.
+ Lập bộ chứng từ thanh toán tiền hàng được hợp đồng hoặc L/C quy định.
+ Thông báo cho người mua biết việc giao hàng và phải mua bảo hiểm cho hàng
hóa (nếu cần).
+ Tính toán thưởng phạt xếp dỡ nhanh chậm (nếu có).
1.5.1.3. Đối với hàng xuất khẩu đóng trong container
*) Nếu gửi hàng nguyên (FCL)
- Chủ hàng hoặc người người được chủ hàng ủy thác điền vào booking note và
đưa cho đại diện hãng tàu để xin kí cùng danh mục hàng XK (cargo list).
- Sau khi đăng kí booking note, hãng tàu sẽ cấp lệnh giao vỏ container để chủ
hàng mượn.
- Chủ hàng lấy container rỗng về địa điểm đóng hàng của mình.
- Mời đại diện Hải quan, kiểm nghiệm, kiểm dịch, giám định (nếu có) đến kiểm
tra và giám sát việc đóng hàng vào container. Sau khi đóng xong, nhân viên Hải quan sẽ
niêm phong, kẹp chì vào container.
Họ và tên : Phạm Thị Mai Phương Trang 14
Lớp: KTN51-ĐC2
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trần Hải Việt
- Chủ hàng vận chuyển và giao container cho tàu tai CY quy định, trước khi hết
thời gian quy định của từng chuyến tàu (thường là 8 tiếng trước khi tàu bắt đầu xếp hàng)
và lấy biên lai nhận container để lập MR.
- Sau khi cont đã xếp hàng lên tàu thì mang MR để đổi lấy vận đơn.
*) Nếu gửi hàng lẻ (LCL)
- Chủ hàng gửi booking note cho hãng tàu hoặc đại lý của hãng tàu, cung cấp cho
họ những thông tin cần thiết về hàng XK. Sau khi booking note được chấp nhận, chủ

hàng sẽ thỏa thuận với hãng tàu về ngày giờ, địa điểm giao nhận hàng.
- Chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy thác mang hàng đến giao cho người
chuyên chở hoặc đại lý tại CFS hoặc ICD quy định.
- Các chủ hàng mời đại diện Hải quan, kiểm hóa, giám sát việc đóng hàng vào
cont của người chuyên chở hoặc người gom hàng. Sau khi hải quan niêm phong kẹp chì
container, chủ hàng hoàn thành nốt thủ tục để bốc container lên tàu và yêu cầu cấp vận
đơn.
- Người chuyên chở cấp biên lai nhận hàng hoặc một vận đơn chung chủ.
- Người chuyên chở xếp cont lên tàu và vận chuyển đến nơi đến.
1.5.2. Đối với hàng nhập khẩu
1.5.2.1. Đối với hàng phải lưu kho, lưu bãi tại cảng
*) Cảng nhận hàng từ tàu:
- Dỡ hàng và nhận hàng từ tàu (do cảng làm).
- Lập các giấy tờ cần thiết trong quá trình giao nhận (nhân viên giao nhận phải
cùng lập).
- Đưa hàng về kho bãi cảng.
*) Cảng giao hàng cho các chủ hàng:
Họ và tên : Phạm Thị Mai Phương Trang 15
Lớp: KTN51-ĐC2
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trần Hải Việt
- Khi nhận được thông báo hàng đến, chủ hàng phải mang vận đơn gốc, giấy giới
thiệu của cơ quan đến hãng tàu để nhận D/O. Hãng tàu hoặc đại lý giữ lại vận đơn gốc và
trao 3 bản D/O cho người nhận hàng.
- Chủ hàng đóng phí lưu kho, phí xếp dỡ và lấy biên lai.
- Chủ hàng mang biên lai nộp phí, 3 bản D/O cùng hóa đơn và phiếu đóng gói đến
văn phòng quản lý tàu tại cảng để ký xác nhận D/O và tìm vị trí hàng, tại đây, lưu 1 bản
D/O.
- Chủ hàng mang 2 bản D/O còn lại đến bộ phận kho vận để làm phiếu xuất kho
cho chủ hàng.
- Làm thủ tục Hải quan qua các bước sau:

+ Xuất trình và nộp các giấy tờ: tờ khai hàng NK, giấy phép NK, bản kê chi tiết,
D/O, hợp đồng mua bán ngoại thương, 1 bản chính và 1 bản sao vận đơn, giấy chứng
nhận xuất xứ, giấy chứng nhận phẩm chất hoặc kiểm dịch nếu có, hóa đơn thương mại.
+ Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục trên cơ sở thông tin của hệ thống quản lý rủi
ro sẽ phân luồng theo 1 trong các hình thức sau: Chấp nhận thông quan trên cơ sở thông
tin Hải quan (luồng xanh); kiểm tra các chứng từ thuộc hồ sơ Hải quan trước khi thông
quan hàng hóa (luồng vàng); kiểm tra chi tiết hồ sơ Hải quan và kiểm tra thực tế hàng hóa
trước khi tiến hành thông quan cho hàng hóa (luồng đỏ), sau đó kết thúc thủ tục.
1.5.2.2. Đối với hàng không phải lưu kho, bãi tại cảng
Trong trường hợp này, chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy thác đứng ra giao
nhận trực tiếp với tàu.
- Để có thể tiến hành dỡ hàng, 24 giờ trước khi tàu đến vị trí hoa tiêu, chủ hàng
phải trao cho cảng một số chứng từ: Bản lược khai hàng hóa (2 bản), Sơ đồ xếp hàng (2
Bản), Chi tiết hầm hàng (2 bản), Hàng quá khổ, quá nặng (nếu có).
- Chủ hàng xuất trình vận đơn gốc cho đại diện của hãng tàu.
Họ và tên : Phạm Thị Mai Phương Trang 16
Lớp: KTN51-ĐC2
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trần Hải Việt
- Trực tiếp nhận hàng từ tàu và lập các chứng từ cần thiết trong quá trình nhận
hàng như:
+ Biên bản giám định hầm tàu (lập trước khi dỡ hàng) nhằm qui trách nhiệm cho
tàu về những tổn thất xảy ra sau này.
+ Biên bản dỡ hàng (COR) đối với tổn thất rõ rệt.
+ Thư dự kháng (LOR) đối với tổn thất rõ rệt.
+ Bản kết toán nhận hàng với tàu (ROROC).
+ Biên bản giám định.
+ Giấy chứng nhận hàng thiếu (do Đại lý Hàng hải lập)
- Khi dỡ hàng ra khỏi tàu, chủ hàng có thể đưa về kho riêng để mời Hải quan
kiểm hóa. Nếu hàng không có niêm phong kẹp chì phải mời Hải quan áp tải về kho.
- Làm thủ tục Hải quan.

- Chuyên chở về kho hoặc phân phối hàng hóa.
1.5.2.3. Hàng nhập bằng container
*) Nếu là hàng nguyên container (FCL)
- Khi nhận được thông báo hàng đến (NOA) thì chủ hàng mang vận đơn gốc và
giấy giới thiệu của cơ quan đến hãng tàu để lấy D/O.
- Chủ hàng mang D/O đến Hải quan làm thủ tục và đăng kí kiểm hóa (chủ hàng
có thể đề nghị đưa cả container về kho riêng hoặc ICD để kiểm tra hải quan nhưng phải
trả vỏ container đúng hạn nếu không sẽ bị phạt).
- Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan, chủ hàng phải mang bộ chứng từ nhận
hàng cùng D/O đến văn phòng quản lý tàu tại cảng để xác nhận D/O.
- Lấy phiếu xuất kho và nhận hàng.
*) Nếu là hàng lẻ (LCL)
Chủ hàng mang vận đơn gốc hoặc vận đơn gom hàng đến hãng tàu hoặc đại lý của
người gom hàng để lấy D/O, sau đó nhận hàng tại CFS quy định và làm các thủ tục như
trên.
Họ và tên : Phạm Thị Mai Phương Trang 17
Lớp: KTN51-ĐC2
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trần Hải Việt
Kết luận chương 1
Chương 1 đã nêu lên được những thủ tục, nguyên tắc trong quá trình giao nhận hàng
hóa xuất nhập khẩu mà người kinh doanh hoạt động giao nhận vận tải cần nắm rõ. Những
nguyên tắc cơ bản người giao nhận cần biết như là tuân thủ theo bộ luật nào (luật thương
mại 2005, bộ luật hàng hải 1990 ) và một số nghị định thay đổi bổ sung về những doanh
nghiệp được cập nhật thường xuyên. Và các nguyên tắc giao nhận hàng hóa tại các cảng
biển, hàng hóa lưu kho bãi hay không lưu kho bãi, ai sẽ đứng ra giao nhận hàng hóa tại
cảng biển. Các khái niệm về người giao nhận, vai trò chức năng của người giao nhận,
quyền hạn trách nhiệm của người giao nhận, các nhiệm vụ chức năng khi người giao
nhận là người chuyên chở và khi là đại lý giao nhận. Các hiệp hội tổ chức giao nhận trên
Họ và tên : Phạm Thị Mai Phương Trang 18
Lớp: KTN51-ĐC2

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trần Hải Việt
thế giới và Việt Nam . Tìm hiểu về quy trình xuất nhập khẩu chng trong giao nhận hàng
hóa.
Nói tóm lại, chương 1 sẽ cho chúng ta biết được nghiệp vụ giao nhận hàng hóa tập
hợp những công việc có liên quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển
hàng hóa từ nơi gửi hàng đến nơi nhận hàng. Và biết được người hoạt động trong lĩnh
vực giao nhận là người hoạt động theo hợp đồng ủy thác với chủ hàng, lo việc vận tải
hàng hóa (có thể là người vận tải hoặc không) và thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu và
một số nhiệm vụ khác theo như hợp đồng với chủ hàng, biết được những chi phí mà
người làm dịch vụ giao nhận phải bỏ ra khi tiến hành giao hoặc nhận hàng hóa, nó giúp
cho công ty hoạt động giao nhận có thể tính được chi phí và giá cả hợp lý để có thể đưa
ra giá dịch vụ cạnh tranh cao.
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG
HÓA NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ GIAO
NHẬN HÀNG HÓA TNN
2.1.Tổng quan về công ty
2.1.1 Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển
Dịch vụ vận tải, giao nhận ngày càng thể hiện và chứng minh vai trò quan trọng của mình
trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh tế đối ngoại. Từ khi nước ta mở rộng giao
thương với các nước trên thế giới, nhiều công ty nước ngoài thấy được Việt Nam là thị
trường tiềm năng. Từ đó đẩy mạnh hoạt động XNK vào nước ta. Sự phát triển đó tất yếu
dẫn đến sự gia tăng nhu cầu về dịch vụ. Để đáp ứng được điều này, giao nhận và kho vận
Việt Nam đã có những thay đổi kịp thời nhằm thỏa mãn nhu cầu về dịch vụ giao nhận
Họ và tên : Phạm Thị Mai Phương Trang 19
Lớp: KTN51-ĐC2
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trần Hải Việt
cũng như nhu cầu chuyên chở hàng hóa, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tăng
trưởng và mở rộng thị trường vận tải giao nhận container đường biển. Vì vậy mà công ty
đã được thành lập.

Giới thiệu công ty:
Công ty cổ phần Dịch vụ giao nhận hàng hoá TNN được thành lập ngày 18 tháng 6 năm
2003 theo quyết định của Hội đồng nhân dân thành phố.
Tên công ty:
Tên công ty viết bằng tiếng việt :CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG
HÓA TNN
Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài : TNN Logistics Company (viết tắt là TNN).
Địa chỉ trụ sở chính :
Phòng 602, toà nhà DG, số 15 Trần Phú, Ngô Quyền, Hải Phòng.
Điện thoại: 0313 625145/146/148
Fax: 0313 625147
Email:
Website: www.tnnlogistics.com.vn
Mã số thuế: 0200549767
Quá trình phát triển :
Được thành lập trong bối cảnh đất nước đang trên đà đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế khá
(7,34%), Công ty đã gặt hái được những thành công đáng kể, góp phần vào sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Tuy nhiên, từ khi Việt Nam gia nhập WTO, nền kinh tế nước ta có sự cạnh tranh gay gắt
giữa các Công ty trong nước và ngoài nước. Để thích ứng với môi trường hoạt động kinh
doanh mới, TNN đã tiến hành đổi mới toàn diện từ định hướng chiến lược, phương thức
hoạt động đến quy mô, hình thức hoạt động và cách tổ chức hoạt động, điều hành. Công
ty không chỉ chú ý đặc biệt tới tăng cường cơ sở vật chất mà còn chú ý đào tạo ngoại ngữ
cho đội ngũ cán bộ nhằm không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như uy tín của
công ty.
Họ và tên : Phạm Thị Mai Phương Trang 20
Lớp: KTN51-ĐC2
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trần Hải Việt
Trải qua 10 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty đã và đang có những đóng góp tích
cực vào công tác giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu và luôn hoàn thành nhiệm vụ được

giao. Công ty đã tham gia nhiều tổ chức, hiệp hội khác nhau và chính thức trở thành
thành viên của FIATA (International Federation of Freight Forwarders Associations),
VIFFAS (Vietnam Freight Forwarders Association) và VCCI (Vietnam Chamber of
Commerce and Industry). Đạt được những thành công này, đó là sự cố gắng không ngừng
mệt mỏi của Ban lãnh đạo cũng như tập thể anh chị em trong Công ty. Công ty phấn đấu
trong tương lai sẽ trở thành một trong những Công ty hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực
logistics
Từ ngày thành lập cho đến nay, công ty TNN đã tạo dựng cho mình một hình ảnh cũng
như một thế đứng vững chắc về các hoạt động vận tải và giao nhận, đăc biệt là kinh
doanh xuất nhập khẩu và đã thiết lập những mối quan hệ khá bền vững với nhiều khách
hàng trong và ngoài nước. Công ty luôn hoạt động theo phương châm:
• %&'(
• )*
• +,-(,
• ./!0
1232145678
STT Tên ngành
1 Vận tải hàng hóa bằng đường bộ (trừ vận tải bằng xe buýt )
2 Vận tải hàng hóa ven biển và Viễn Dương
3 Vận tải hàng hóa đường thủy nội địa
Họ và tên : Phạm Thị Mai Phương Trang 21
Lớp: KTN51-ĐC2
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trần Hải Việt
4 Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải chi tiết :
- Dịch vụ đại lý tàu biển
- Dịch vụ đại lý vận tải đường biển
- Dịch vụ khai thuê hải quan
- Dịch vụ nâng cẩu hàng hóa
- Dịch vụ kiểm đếm hàng hóa
- Mô giới và cho thuê tàu

- Dịch vụ giao nhận hàng hóa
5 Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được phân vào đâu
Chi tiết : hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa
6 Kho bãi và lưu giữ hàng hóa
2.1.3.Chức năng và nhiệm vụ của công ty
9:;
- Tiến hành và nhận uỷ thác dịch vụ kho vận, giao nhận, vận chuyển hàng hoá, thuê
và cho thuê kho bãi, lưu cước các phương tiện vận tải (tàu biển, máy bay, sà lan ) và các
dịch vụ khác có liên quan như gom hàng, làm thủ tục Hải quan, mua bảo hiểm hàng
hoá
- Tư vấn về các vấn đề giao nhận, vận tải và các vấn đề khác có liên quan.
- Nhận uỷ thác xuất nhập khẩu hoặc kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp.
- Thực hiện kinh doanh vận tải công cộng phù hợp với quy định của nhà nước.
- Làm đại lý cho các hãng tàu nước ngoài và làm các công tác phục vụ cho tàu biển
của nước ngoài vào cảng của Việt Nam.
Họ và tên : Phạm Thị Mai Phương Trang 22
Lớp: KTN51-ĐC2
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trần Hải Việt
- Liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước trong các lĩnh vực
vận chuyển, giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu, thuê tàu
<(
- Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo hoạt động kinh doanh của Công ty và
các đơn vị trực thuộc theo quy chế hiện hành.
- Bảo đảm việc bảo toàn và bổ sung vốn trên cơ sở tự tạo nguồn vốn, sử dụng có hiệu
quả các nguồn vốn, làm chọn nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước.
- Thường xuyên cải tiến, nâng cấp các phương tiện kỹ thuật để đảm bảo việc giao
nhận, chuyên chở hàng hoá an toàn.
- Nghiên cứu tình hình thị trường dịch vụ giao nhận, kho vận, đề ra các biện pháp
nhằm thu hút khách hàng, củng cố và nâng cao uy tín của Công ty trên thị trường trong
nước và quốc tế.

- Đào tạo và bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ quản lý, nghiệp vụ chuyên môn,
ngoại ngữ cho cán bộ công nhân viên của Công ty để đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ
kinh doanh ngày càng cao.
2.1.4. Cơ sở vật chất kĩ thuật
CẦU TÀU:
Thành phần Đơn vị Cầu tàu 1 Cầu tàu 2
Chiều dài M 160 160
Chiều rộng M 25 25
Trọng tải cầu Tấn/m
2
4 4
Độ sâu nước M -78 -78
Hàng hóa cont/giờ
container và các loại
hàng hóa khác
container và các loại
hàng hóa khác
Công suất cảng Tấn/năm >=500 000 >=500 000
Họ và tên : Phạm Thị Mai Phương Trang 23
Lớp: KTN51-ĐC2
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trần Hải Việt
Định mức bốc dỡ hàng hóa:

Container cont/giờ 18-20 18-20
Các loại hàng hóa khác Tấn/ngày 5 000 5 000
Cần cẩu trên ray tại cầu tàu
(KARANBAU)
Đơn vị 1 (nâng trọng 40T)
Cần cẩu trên ray tại cầu tàu
(LIBEBHERR)

Đơn vị 1 (nâng trọng 40T) 1 (nâng trọng 40T)
Cần cẩu nổi Đơn vị 1 (nâng trọng 70T)
Tàu kéo Đơn vị
Xe nâng khung mang Đơn vị 3 (nâng trọng 35T) 4 (nâng trọng 35T)
Xe vận tải Chiếc
3
(16K-7321; 16K-0933)
Diện tích bãi sau cầu m
2
23,65 23,65
Công suất chất xếp bãi
sau cầu
TEU 942 942
KHO BÃI:
Thành phần
Đơn vị
Số lượng
Diện tích bãi
Ha
2
Công suất bãi
TEU
2 000
Tải trọng
Tấn/m2
4
Diện tích kho CFS
M
2
5 000

Kho số 1 (LxBxH)
M
60x15x6
Kho số 2 (LxBxH)
M
60x15x6
Kho số 3 (LxBxH)
M
102x24x6
Xưởng sữa chữa
M
2
500
Xe nâng container hàng Đơn vị
1
(Nâng trọng từ 41-45T)
Xe nâng vỏ container Đơn vị
2
(Nâng trọng từ 7-9T)
Họ và tên : Phạm Thị Mai Phương Trang 24
Lớp: KTN51-ĐC2
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trần Hải Việt
Xe nâng container hàng
Đơn vị
6
(Nâng trọng từ 2,5-5T)
Phích cắm container lạnh
Đơn vị
30
Cổng ra vào

Làn xe
4
cân điện tử Unit
1
(Trọng tải 80T)
Đường tàu hỏa vào cầu tàu
M
400
Cần trục Đơn vị
1
(Trọng tải 25T)
2.1.5.Cơ cấu tổ chức và chức năng các phòng ban
2.1.5.1 Cơ cấu tổ chức
Họ và tên : Phạm Thị Mai Phương Trang 25
Lớp: KTN51-ĐC2
Đại hội đồng cổ
đông (G. Assembly
of SH)
Hội đồng quản
trị (BOM)
Ban điều
hành (BOD)
Phòng thị trường
(Marketing)
Phòng khai
thác
Phòng kế
toán
Phòng nhân sự -
hành chính (HR -

GA)
Ban kiểm
soát

×