Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

tìm hiểu tốc độ tăng trưởng kinh tế của việt nam giai đoạn 2002-2007

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 39 trang )

Bài tập lớn _ Kinh tế vĩ mô 1
LỜI NÓI ĐẦU
Trước đây khi nhắc đến Việt Nam người ta nghĩ ngay đến một đất nước nhỏ bé
nằm trên bán đảo Đông Dương, mật độ dân số đông nhất nhì thế giới, nền kinh tế
lạc hậu do xuất phát điểm của chúng ta quá thấp. Nhưng giờ đã khác xưa, chỉ trong
vòng 20 năm đổi mới cái đất nước nhỏ bé ấy đã và đang thay da đổi thịt từng ngày,
từ một nước đói kém lương thực mong viện trợ từ nước ngoài trở thành nước xuất
khẩu gạo đứng nhất nhì thế giới, đời sống của nhân dân tăng lên rõ rệt. Việt Nam
đang đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế rất cao, các nhà đầu tư, các doanh nghiệp nước
ngoài đã biết đến Việt Nam như một điểm sáng đầy hấp dẫn. Những thành quả trên
là sự đóng góp, lao động không ngừng của nhân dân Việt Nam và sự lãnh đạo tài
tình của Đảng và Nhà nước ta.
Trong nền kinh tế thị trường như ở nước ta, sự quản lý của Nhà nước tới các
hoạt động kinh tế ở trong nước cũng như ngoài nước là rất quan trọng. Đây là quá
trình đòi hỏi một sự kết hợp hoàn hảo giữa Khoa học và Nghệ thuật. Nhất là khi
Việt Nam đã là một thành viên của tổ chức Thương mại thế giới WTO, để dũng
cảm đối mặt với những thách thức mới cần có những giải pháp của Chính phủ mới
mong hoà nhịp với thị trường thế giới sôi động và đầy những biến cố như hiện nay.
Việt Nam phải nhanh chóng chớp lấy những cơ hội và phải tạo ra một thị trường
cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước, thu hút đầu
tư, mở rộng thị trường, đưa nền kinh tế đạt đến tốc độ tăng trưởng cao và bền
vững Nhưng cùng với đó nhất thiết phải bảo vệ môi trường, chống phân hoá giàu
nghèo, chống lạm phát, giảm tỉ lệ thất nghiệp Để thực hiện được điều đó Chính
phủ phải làm những gì? Và sử dụng những công cụ gì? Khi nghiên cứu môn Kinh
tế vĩ mô chúng ta sẽ trả lời được những câu hỏi đó.
Để tìm hiểu về môn học Kinh tế vĩ mô em được giao đề tài:
Tìm hiểu tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2002-2007?
Những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam khi gia nhập WTO?
Bao gồm 2 chương:
Chương 1: Nền kinh tế vĩ mô với chỉ tiêu xuất nhập khẩu
Chương 2: Tìm hiểu tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta giai đoạn


2002 – 2007
Sinh viên: Đào Xuân Toàn_Lớp QKT48ĐH1 Trang
1
Bài tập lớn _ Kinh tế vĩ mô 1
Chương 1: Nền kinh tế vĩ mô với chỉ tiêu xuất nhập khẩu
a. Giới thiệu môn học, vị trí môn học trong chương trình đại học.
Kinh tế học là môn học nghiên cứu hoạt động của con người trong sản xuất và
tiêu thụ hàng hoá. Kinh tế học được chia thành hai phân ngành lớn: Kinh tế vi mô
và Kinh tế vĩ mô. Kinh tế vĩ mô nghiên cứu hoạt động của toàn bộ tổng thể rộng
lớn của nền kinh tế như tăng trưởng kinh tế, sự biến động của giá cả và việc làm
của cả nước, cán cân thanh toán và tỷ giá hối đoái… Trong khi đó Kinh tế vi mô
lại nghiên cứu sự hoạt động của các tế bào trong nền kinh tế là các doanh nghiệp
hoặc gia đình, nghiên cứu những yếu tố quyết định giá cả trong các thị trường
riêng lẻ…
Kinh tế học vĩ mô cho chúng ta cách nhìn toàn diện về bức tranh kinh tế của
một quốc gia. Nếu kinh tế học vi mô xem xét các hoạt động của các doanh nghiệp
tư nhân và người tiêu dùng thì kinh tế học vĩ mô quan tâm đến toàn bộ xu hướng
của nền kinh tế như là: mức độ sử dụng lao động, sự tăng trưởng kinh tế, cán cân
thanh toán và lạm phát…
Chúng ta hãy hình dung, tốc độ của một động cơ hoạt động nhanh hay chậm
phụ thuộc vào bộ phận cung cấp nhiên liệu, cũng giống như vậy kinh tế vĩ mô chịu
sự ảnh hưởng và chi phối của chính sách tiền tệ - kiểm soát việc cung tiền của một
quốc gia, chính sách tài khoá - kiểm soát, điều chỉnh thu chi của chính phủ. Sự
kiểm soát toàn bộ nền kinh tế là chủ yếu trong tay của Ngân hàng Trung ương và
Chính phủ bới vì họ kiểm soát tiền - bộ phận cung cấp nhiên liệu cho nền kinh tế
hoạt động bình thường, ổn định và điều khiển nền kinh tế đi đúng đến mục tiêu đề
ra. Cũng giống như người lái xe sử dụng chân ga để tăng hoặc giảm tốc độ của xe
Chính phủ sử dụng chính sách tài khoá thông qua hai phương tiện là thuế T và chi
tiêu Chính phủ G để kiềm chế lạm phát do tốc độ tăng trưởng kinh tế quá nhanh
Chính phủ sẽ quyết định tăng thuế T và giảm chi tiêu G, còn khi nền kinh tế lâm

Sinh viên: Đào Xuân Toàn_Lớp QKT48ĐH1 Trang
2
Bài tập lớn _ Kinh tế vĩ mô 1
vào tình trạng suy thoái, tỉ lệ thất nghiệp cao phải thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và
giảm tỉ lệ thất nghiệp bằng cách giảm thuế T hoặc tăng chi tiêu G.
Môn kinh tế vĩ mô là một môn học quan trọng trong hệ thống các môn học
trong chương trình đại học có thể nói là không thể thiếu được, nó có mối quan hệ
chặt chẽ với nhiều môn học khác. Kinh tế vĩ mô còn là nền móng hay bước đệm để
sinh viên có thể tiếp thu, trau dồi các môn học khác. Nó cung cấp cho sinh viên
những kiến thức tổng quát về nền kinh tế, những giải pháp và phương thức quản lý
điều hành nền kinh tế của Chính phủ Qua đó môn Kinh tế vĩ mô sẽ trang bị cho
sinh viên hành trang để tự tin bước vào cuộc sống xã hội sau này.
Môn Kinh tế vĩ mô bao gồm các chương quan trọng sau:
- Tổng sản phẩm và thu nhập quốc dân
-Tổng cầu và chính sách tài khoá
-Tiền tệ và chính sách tiền tệ
-Tổng cung và chi kỳ kinh doanh
-Lạm phát và thất nghiệp
-Kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở.
b.Giới thiệu chung về nền kinh tế từ sau đổi mới đến nay.
Quá trình Đổi Mới về kinh tế
• Giai đoạn, đầu thập niên 1980, khủng hoảng kinh tế-xã hội nổ ra, lạm phát
tăng lên mức phi mã đặc biệt sau hai cuộc tổng điều chỉnh giá-lương-tiền.
• 1986: Đại hội đại biểu toàn quốc lần VI của Đảng Cộng sản Việt Nam chính
thức thực hiện Đổi Mới, bắt đầu thực hiện công nghiệp hóa-hiện đại hóa.
• 1 tháng 3 năm 1987: giải thể các trạm kiểm soát hàng hóa trên các tuyến
đường nhằm thúc đẩy lưu thông hàng hóa.
• 18 Tháng Năm, 1987: Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh và Chủ tịch Hội đồng
Bộ trưởng Đỗ Mười sang thăm Liên Xô. Gorbachyov giục Việt Nam cải cách kể cả
thông thương với các nước tư bản.

• 5 tháng 4 năm 1988: Bộ Chính trị ra Nghị quyết 10/NQ về Đổi Mới quản lý
kinh tế nông nghiệp (hay còn gọi là Khoán 10).
Sinh viên: Đào Xuân Toàn_Lớp QKT48ĐH1 Trang
3
Bài tập lớn _ Kinh tế vĩ mô 1
• 24 Tháng Năm, 1988: 19 tỉnh miền Bắc đói to. Chính quyền chính thức yêu
cầu Liên Hiệp Quốc viện trợ nhân đạo khẩn cấp.
• 12 Tháng Sáu, 1988: Nghị quyết bỏ hẳn chính sách hợp tác hóa nông nghiệp
để tăng gia sản xuất.
• 1989: Trung Quốc xảy ra sự kiện Thiên An Môn. Năm 1991, Liên Xô sụp
đổ. Tuy nhiên, đánh giá về các sự kiện này, Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định
tiếp tục Đổi mới theo con đường đã chọn và vẫn thực hiện chủ nghĩa xã hội.
• 1990: bắt đầu thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước.Tháng 5 năm
1990: pháp lệnh ngân hàng Nhà nước Việt Nam và pháp lệnh ngân hàng chính
thức chuyển ngân hàng từ một cấp sang hai cấp.
• 1993: bình thường hóa quan hệ tài chính với các tổ chức tài chính quốc tế.
• 2000: Luật Doanh nghiệp ra đời.
• 2001: ban hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
• 2002: tự do hóa lãi suất cho vay VND cho các tổ chức tín dụng.
• 2005: Luật Cạnh tranh chính thức có hiệu lực.
• 2006: Đại hội đại biểu toàn quốc lần X của Đảng Cộng sản Việt Nam chấp
nhận cho đảng viên làm kinh tế tư nhân.
• 7/11/2006: Việt Nam là thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức Thương
mại Thế giới.
Thành tựu:
Chỉ một năm sau khi thực hiện Đổi Mới, Việt Nam từ một nước thiếu đói đã
trở thành nước xuất khẩu gạo. Những năm sau đó, khủng hoảng kinh tế và lạm
phát phi mã đã được chặn đứng.
Từ thập niên 1990, làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài bắt đầu đổ vào Việt
Nam. Việt Nam trở thành một trong những nước tăng trưởng nhanh nhất thế giới

với tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình 8%/năm.
Việt Nam được đánh giá cao về việc thực hiện phúc lợi xã hội, xóa đói giảm
nghèo và thực hiện các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG) của Liên Hợp
Quốc. Việt Nam là một trong những nước đang phát triển có chỉ số HDI cao.
Sinh viên: Đào Xuân Toàn_Lớp QKT48ĐH1 Trang
4
Bài tập lớn _ Kinh tế vĩ mô 1
GDP Việt Nam đến cuối 2006 là khoảng trên 650 USD/người (GDP năm
2006 là 55532 triệu USD, dân số ước tính khoàng trên 84 triệu người).
Hạn chế:
Việc thực hiện kinh tế thị trường đã làm tăng khoảng cách giàu nghèo, tăng
ô nhiễm môi trường và các tệ nạn xã hội.
Nền kinh tế tăng trưởng cao nhưng chỉ số năng lực cạnh tranh ở mức thấp,
gây lãng phí tài nguyên.
Nền kinh tế vẫn nằm ở nhóm nước kinh tế đang phát triển. Trong cơ cấu
kinh tế, nông nghiệp vẫn chiếm 76,2% (2002), nền kinh tế vẫn chủ yếu bao gồm
các doanh nghiệp nhỏ và vừa.Các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kém hiệu
quả.
Một số thị trường vẫn chưa được thiết lập đầy đủ như: thị trường vốn, thị
trường tiền tệ, thị trường lao động, thị trường khoa học công nghệ Một số thể chế
pháp luật và hành chính cần thiết cho nền kinh tế thị trường vẫn chưa được quy
định hay đã được quy định nhưng không được thực hiện, gây ra tình trạng tham
nhũng, cửa quyền , làm chỉ số minh bạch của môi trường kinh doanh thấp.
Sau 20 năm Đổi Mới, tuy thế, đồng tiền Việt Nam vẫn là đồng tiền không có
khả năng chuyển đổi và nhiều quốc gia, tổ chức vẫn không công nhận Việt Nam có
nền kinh tế thị trường.
Kinh tế đối ngoại, phát triển mạnh, mở rộng hơn trước cả về quy mô và hình
thức. Các doanh nghiệp Việt Nam từng bước mở rộng đầu tư ra nước ngoài. Đến
năm 2000, đã có trên 40 dự án đầu tư vào 12 nước và vùng lãnh thổ, nước ta có
quan hệ thương mại với gần 70 nước và vùng lãnh thổ, thu hút được nhiều nguồn

vốn đầu tư nước ngoài, có 100% tỉnh, thành phố đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo dục.
Tuy nhiên công cuộc đổi mới còn nhiều khó khăn, yếu kém: Nền kinh tế còn
mất cân đối, lạm phát vẫn ở mức cao, còn nhiều lao động thiếu việc làm, tình trạng
tham nhũng, nhận hối lộ, mất dân chủ, bất công xã hội và nhiều hiện tượng tiêu
cực khác chưa được khắc phục. Lực lượng sản xuất còn nhỏ bé , cơ sở vật chất - kĩ
Sinh viên: Đào Xuân Toàn_Lớp QKT48ĐH1 Trang
5
Bài tập lớn _ Kinh tế vĩ mô 1
thuật còn lạc hậu, kinh tế Nhà nước chưa được củng cố tương xứng với vai trò chủ
đạo. Kinh tế tập thể chưa mạnh.
Từ chiến thắng trên mặt trận kinh tế
Theo TS Đinh Hoàng Thắng - Bộ Ngoại giao Việt Nam , trong những năm
qua, Việt Nam đã giành được những thắng lợi to lớn về ngoại giao như: phá thế bị
bao vây, cấm vận, mở rộng quan hệ đối ngoại theo hướng đa phương hóa, đa dạng
hóa.
Tất cả các nước đều coi trọng vai trò của Việt Nam ở Đông Nam á. Từ chỗ
đột ngột bị mất hết các thị trường truyền thống, Việt Nam đã từng bước thiết lập
và mở rộng đáng kể thị trường xuất nhập khẩu và đối tác thương mại theo phương
châm đa phương hóa quan hệ kinh tế đối ngoại. Đến nay, Việt Nam đã ký kết gần
70 hiệp định thương mại song phương, kim ngạch thương mại tăng ở mức kỷ lục,
đạt 43,5 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu đạt 31,5 tỷ USD (dự kiến năm 2005) và nhập
khẩu năm 2004 đạt 24 tỷ USD. Tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ xuất nhập khẩu
hiện đạt hơn 90% GDP. Như vậy, nền kinh tế Việt Nam đã trở thành một trong
những nền kinh tế mở và hội nhập ở mức độ cao.
Đánh giá về quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam , ông Jorn Dosch - Khoa
nghiên cứu Đông á, Đại học tổng hợp Leeds, Vương quốc Anh cho rằng: Việt Nam
đã xem ASEAN như "một công cụ đẩy mạnh cải cách, hiện đại hóa và hội tụ kinh
tế với khu vực đầy năng động này". Việt Nam đã giảm tất cả thuế quan nhập khẩu
xuống mức 0 - 5% trừ các sản phẩm trong diện loại trừ và có tính nhạy cảm theo
Hiệp định CEPT/AFTA. Thực tế, khi tham gia ASEAN, Việt Nam đã sử dụng hiệp

hội này như một động lực thúc đẩy sự tiếp cận nhanh hơn đến các tổ chức quốc tế
khác.
Chính vì vậy, theo một chuyên gia kinh tế nhận định: Muốn cạnh tranh thành
công trong tương lai, Việt Nam không chỉ chạy mà phải chạy nhanh hơn các đối
thủ, tức là phải mở cửa, cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh hơn nữa
Trong quá trình tổng kết 20 năm đổi mới, các ngành và địa phương trong cả
nước đã đánh giá toàn diện và sâu sắc những thành quả đạt được cũng như những
hạn chế, yếu kém và nguyên nhân, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm quý.
Sinh viên: Đào Xuân Toàn_Lớp QKT48ĐH1 Trang
6
Bài tập lớn _ Kinh tế vĩ mô 1
Thành quả nổi bật của những năm qua là duy trì được tốc độ tăng trưởng GDP bình
quân đạt 7,5%/ năm trong 5 năm 2001 - 2005 và 8,17% năm 2006, thế và lực của
Việt Nam đã mạnh lên so với các năm trước. Đó là những tiền đề vật chất rất quan
trọng, là yếu tố thuận lợi cơ bản để các ngành, các cấp thực hiện các chỉ tiêu kế
hoạch năm 2007.
Năm 2007 là năm đầu tiên Việt Nam trở thành thành viên chính thức của
WTO và thực hiện cam kết PNTR với Hoa Kỳ, do đó, thị trường xuất khẩu mở
rộng, các rào cản thương mại Việt Nam với các nước thành viên WTO được dỡ bỏ
hoặc hạn chế. Vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao qua Hội
nghị cấp cao APEC năm 2006. Quan hệ ngoại giao, các hoạt động hợp tác kinh tế,
đầu tư, mở rộng thị trường xuất khẩu được củng cố và tăng cường thông qua các
cuộc thăm cấp cao của lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng với sự tham gia của các nhà
doanh nghiệp. Tình hình chính trị ổn định, an ninh - quốc phòng bảo đảm, đã tạo
môi trường thuận lợi thu hút các nhà đầu tư nước ngoài cũng như các doanh nghiệp
trong nước.
Thị trường và giá cả nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam diễn biến theo
hướng cầu lớn hơn cung như dầu thô, gạo, cà phê, chè, thủy sản Do đó, giá cả
các mặt hàng này tăng cao, có lợi cho hoạt động xuất khẩu.
Bộ máy lãnh đạo các ngành, các cấp được hoàn thiện sau Đại hội Đảng X,

Quốc hội khóa XII. Nhiều chủ trương, chính sách và giải pháp kinh tế, tài chính
được ban hành, bổ sung, hoàn thiện. Công tác cải cách hành chính được đẩy mạnh,
đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý nhiều bộ ngành, địa phương được tăng cường
cả số lượng và chất lượng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tạo điều kiện giải
phóng mạnh mẽ sức sản xuất, mở rộng quan hệ hợp tác với nước ngoài.
Bối cảnh trên đây đã tác động trực tiếp, toàn diện đến quá trình và kết quả sản
xuất, kinh doanh của các ngành, các doanh nghiệp và xu thế biến động thị trường,
giá cả trong nước trên cả 2 mặt thành tựu và hạn chế, bất cập của nền kinh tế năm
2007.
c. Giới thiệu về GDP và GNP
Sinh viên: Đào Xuân Toàn_Lớp QKT48ĐH1 Trang
7
Bài tập lớn _ Kinh tế vĩ mô 1
1. GNP.
Tổng sản phẩm quốc dân -GNP (Gross National Product)
Tổng sản phẩm quốc dân là một chỉ tiêu đo lường tổng giá trị bằng tiền của
các hàng hoá và dịch vụ cuối cùng mà một quốc gia sản xuất trong một thời kỳ
(thường lấy là một năm) bằng các yếu tố sản xuất của mình.
Tổng sản phẩm quốc dân hay Tổng sản phẩm quốc gia là một chỉ tiêu kinh tế
đánh giá sự phát triển kinh tế của một đất nước nó được tính là tổng giá trị bằng
tiền của các sản phẩm cuối cùng và dịch vụ mà công dân của một nước làm ra
trong một khoảng thời gian nào đó, thông thường là một năm tài chính, không kể
làm ra ở đâu (trong hay ngoài nước).
Sản phẩm cuối cùng là hàng hóa được tiêu thụ cuối cùng bởi những người tiêu
dùng chứ không phải là những sản phẩm được sử dụng như là sản phẩm trung gian
trong sản xuất những sản phẩm khác. Ví dụ, một chiếc ô tô bán cho người tiêu
dùng là một sản phẩm cuối cùng; các thành phần như lốp được bán cho nhà sản
xuất ô tô là sản phẩm trung gian. Cũng chiếc lốp đó, nếu bán cho người tiêu dùng
thì nó lại là sản phẩm cuối cùng. Chỉ có sản phẩm cuối cùng mới được tính trong
thu nhập quốc gia, do việc đưa cả sản phẩm trung gian vào sẽ dẫn tới việc tính kép

làm tăng ảo giá trị thực sự của thu nhậpquốc gia.
Ví dụ, trong trường hợp chiếc lốp được bán cho nhà sản xuất ôtô, giá trị của nó đã
được tính khi nó được nhà sản xuất lốp bán cho nhà sản xuất ô tô, nếu sau đó một
lần nữa được tính trong giá trị chiếc ô tô khi nhà sản xuất ô tô bán cho người tiêu
dùng thì sẽ làm cho giá trị GNP tăng lên.
Thu nhập được tính như là một phần của GNP, phụ thuộc vào ai là chủ sở hữu
các yếu tố sản xuất chứ không phải là việc sản xuất diễn ra ở đâu. Ví dụ, một nhà
máy sản xuất ô tô do chủ sở hữu là công dân Mỹ đầu tư tại Việt Nam thì lợi nhuận
sau thuế từ nhà máy sẽ được tính là một phần của GNP của Mỹ chứ không phải
của Việt Nam bởi vì vốn sử dụng trong sản xuất (nhà xưởng, máy móc, v.v.) là
thuộc sở hữu của người Mỹ. Lương của công nhân người Việt là một phần của
Sinh viên: Đào Xuân Toàn_Lớp QKT48ĐH1 Trang
8
Bài tập lớn _ Kinh tế vĩ mô 1
GNP của Việt Nam, trong khi lương của công nhân Mỹ làm việc tại đó là một phần
của GNP của Mỹ. Có nhiều cách tính tổng sản phẩm quốc dân, dưới đây là cách
tính theo quan điểm chi tiêu xã hội:
GNP = C+ I + G + (X - M) + NR
Trong đó:
•C = Chiphí tiêudùngcá nhân
•I = Tổng đầu tư cá nhân quốc nội
•G = Chi phí tiêu dùng của nhà nước
•X = Kim ngạch xuất khẩu ròng các hàng hóa và dịch vụ
•M = Kim ngạch nhập khẩu ròng của hàng hóa và dịch vụ
•NR= Thu nhập ròng từ các tài sản ở nước ngoài (thu nhập ròng)
Còn một chỉ số khác hay được nhắc kèm với GNP đó là chỉ số GNI_Gross
National Income, tức Tổng thu nhập quốc gia hay Tổng thu nhập quốc dân. Giá trị
của nó tương đương với giá trị của GNP. Tuy nhiên, người ta phân biệt chúng, do
cách thức tiếp cận vấn đề là dựa trên các cơ sở khác nhau. GNP dựa trên cơ sở sản
xuất ra sản phẩm mới, còn GNI dựa trên cơ sở thu nhập của công dân. Điều này là

quan trọng để tiếp cận các khái niệm NNP và NNI. Khi đó phải tính đến khấu hao
và các loại thuế gián tiếp, và NNI sẽ luôn luôn nhỏ hơn NNP một lượng bằng giá
trị của thuế gián tiếp.
Dùng thước đo tiền tệ để đo lường giá trị sản phẩm là thuận lợi và thông qua
giá cả thị trường chúng ta có thể cộng giá trị của các loại hàng hoá có hình thức và
nội dung vật chất khác nhau như cam, chuối, xe hơi, tàu du hành vũ trụ, dịch vụ du
lịch, y tế, giáo dục Nhờ vậy có thể đo lường kết quả sản xuất của toàn bộ nền
kinh tế chỉ bằng một con số, một tổng lượng duy nhất. Nhưng giá cả lại là một
thước đo co dãn. Lạm phát thường xuyên đưa mức giá chung lên cao. Do vậy GNP
tính bằng tiền có thể tăng nhanh trong khi giá trị thực của tổng sản phẩm tính bằng
hiện vật có thể khônh tăng hoặc tăng rất ít.
Để khắc phục nhược điểm này các nhà kinh tế thường sử dụng cặp khái niệm:
Sinh viên: Đào Xuân Toàn_Lớp QKT48ĐH1 Trang
9
Bài tập lớn _ Kinh tế vĩ mô 1
- GNP danh nghĩa
- GNP thực tế
GNP danh nghĩa (GNP
n
) đo lường tổng sản phẩm quốc dân sản xuất ra trong
một thời kỳ, theo giá cả hiện hành, tức là giá cả của cùng thời kỳ đó.
GNP thực tế (GNP
r
) đo lường tổng sản phẩm quốc dân sản xuất ra trong một
thời kỳ, theo giá cả cố định ở một thời kỳ được lấy làm gốc.
Cầu nối giữaGNP danh nghĩa và GNP thực tế là chỉ số giá cả, còn gọi là chỉ số
lạm phát tính theo GNP(D):

100%
n

r
GNP
D x
GNP
=

,
1
n
t t
n i t i
i
GNP P Q
=
=

Chỉ tiêu GNP danh nghĩa và GNP thực tế thường được dùng cho các mục tiêu
phân tích khác nhau. Chẳng hạn, khi muốn nghiên cứu mối quan hệ tài chính, ngân
hàng người ta thường dùng GNP danh nghĩa, khi cần phân tích tốc độ tăng trưởng
kinh tế người ta thường dùng GNP thực tế.
GNP không phải là thước đo hoàn hảo về thành tựu cũng như phúc lợi kinh tế
của đất nước do:
 GNP đã bỏ sót nhiều sản phẩm và dịch vụ mà nhân dân làm ra hoặc giúp
đỡ nhau và đơn giản là không đưa ra thị trường và không báo cáo.
 Nhiều hoạt động kinh tế phi pháp hoặc hợp pháp nhưng không được báo
cáo nhằm trốn thuế cũng được tính vào GNP
 Những thiệt hại về môi trường như ô nhiễm nước, không khí, tắc nghẽn
giao thông gây thiệt hại cho sức khoẻ và môi trường sống cũng không được điều
chỉnh khi tính vào GNP.
 GNP không phản ánh được thời gian nghỉ ngơi để bổ khuyết cho sự thoải

mái về tâm lí .
Sinh viên: Đào Xuân Toàn_Lớp QKT48ĐH1 Trang
10
Bài tập lớn _ Kinh tế vĩ mô 1
2.GDP.
Tổng sản phẩm quốc nội(Gross domestic product.)
Trong kinh tế, tổng sản phẩm nội địa hay GDP (viết tắt của Gross Domestic
Product) là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản
xuất ra trong phạm vi lãnh thổ trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một
năm. Khi áp dụng cho phạm vi toàn quốc gia, nó còn được gọi là tổng sản phẩm
quốc nội. GDP là một trong những chỉ số cơ bản để đánh giá sự phát triển kinh tế
của một vùng lãnhthổ nàođó.
Tổng sản phẩm quốc nội đo lường tổng giá trị của các hàng hoá và dịch vụ cuối
cùng được sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ quốc gia trong một thời kỳ nhất định
(thường là một năm).
Như vậy, GDP là kết quả của hàng triệu triệu hoạt động kinh tế xảy ra bên
trong lãnh thổ của đất nước. Những hoạt động này có thể do công ty, doanh nghiệp
của công dân nước đó hay công dân nước ngoài sản xuất ra tại nước đó. Nhưng
GDP không bao gồm kết quả hoạt động của công dân nước sở tại tiến hành ở nước
ngoài. Đây là một phân biệt có ý nghĩa.
Có ba cách tính GDP đó là tính theo tổng giá trị tiêu dùng, tổng các khoản chi
tiêu hoặc tổng giá trị gia tăng của nền kinh tế.
Các phương pháp xác định GDP:
1.Theo luồng sản phẩm cuối cùng:
Theo phương pháp này bao gômg toàn bộ giá trị của các hàng hoá và dịch vụ
cuối cùng mà các tác nhân kinh tế mua sắm.
GDP = C + I + G + NX
Trong đó:
•C: là tiêu dùng của tất cả các cá nhân (hộ gia đình) trong nền kinh tế.
•I: là đầu tư của các nhà kinh doanh vào cơ sở kinh doanh. Đây được coi là tiêu

dùng của các nhà đầu tư. Cần phân biệt rõ đầu tư này với các đầu tư mang tính đầu
cơ tích trữ vàothị trường chứng khoán và trái phiếu.
•G: là tổng chi tiêu của chính phủ (tiêu dùng của chính phủ). Quan hệ của phần này
Sinh viên: Đào Xuân Toàn_Lớp QKT48ĐH1 Trang
11
Bài tập lớn _ Kinh tế vĩ mô 1
đối với các phần còn lại của GDP được mô tả trong lý thuyết khả dụng (có thể đem
đi tiêu).
NX: là "xuất khẩu ròng" của nền kinh tế. Nó bằng xuất khẩu (tiêu dùng của nền
kinh tế khác đối với các sản phẩm và dịch vụ do nền kinh tế trong tính toán sản
xuất) - nhập khẩu (tiêu dùng của nền kinh tế trong tính toán đối với các sản phẩm
và dịch vụ do nền kinh tế khác sản xuất).
2.Theo luồng thu nhập hoặc chi phí:
Theo phương pháp này GDP bao gồm : Chi phí cho các yếu tố đầu vào của sản
xuất mà các doanh nghiệp phải thanh toán, tổng chi phí của doanh nghiệp trở thành
thu nhập của quần chúng.
Trong trường hợp nền kinh tế chỉ bao gồm các hộ gia đình và các doanh
nghiệp:
GDP = w + i + r + Π
Trong đó:
w = Chi phí tiền công, tiền lương
i = Chi phí thuê vốn (lãi suất)
r = Chi phí thuê nhà, thuê đất
Π = Lợi nhuận
Trong nền kinh tế có thêm Chính phủ và khu vực nước ngoài khi đó GDP
được bổ sung thêm:
Thuế gián thu (Te): là những khoản thuế mà Chính phủ đánh vào hàng hoá tiêu
dùng nhưng được thu thông qua các doanh nghiệp (thuế VAT, thuế nhập khẩu )
Khấu hao tài sản cố định được sử dụng để bù đắp các hao mòn tài sản cố định
nó không tương ứng với bất kì khoản thu nhập mà các hộ gia đình nhưng nó lại là

một trong những khoản chi phí của doanh nghiệp:
GDP = w + i + r + Π+ Te + khâú hao
3. Xác định theo giá trị gia tăng:
Giá trị gia tăng là một khoản chênh lệch giữa giá trị sản lượng của một doanh
nghiệp với khoản mua vào về vật liệu và dịch vụ từ các doanh nghiệp khác mà đã
được dùng hết trong việc sản xuất ra sản lượng đó.
Sinh viên: Đào Xuân Toàn_Lớp QKT48ĐH1 Trang
12
Bài tập lớn _ Kinh tế vĩ mô 1
GTGT = tổng giá trị sản xuất – chi phí trung gian
• Tổng chi phí trung gian là tổng giá trị các sản phẩm vật chất và dịch vụ
phục vụ cho quá trình sản xuất theo thời gian (thường là 1 năm).
• Chi phí trung gian dưới dạng vật chất : chi phí mua nguyên liệu, vật liệu,
công cụ sản xuất nhỏ, máy móc thiết bị nhỏ.
• Chi phí trung gian dạng dịch vụ: chi phí cho y tế, văn hoá, giáo dục,
quảng cáo, cước phí vận chuyển, du lịch, bảo hiểm và các dịch vụ khác phục vụ
cho sản xuất
• Tổng giá trị sản xuất là tổng giá trị hàng hoá và dịch vụ kể cả sản phẩm
cuối cùng và sản phẩm trung gian
GDP cũng không cho ta sự phản ánh trung thực của sự phân chia lợi ích trong
phạm vi đất nước. Có thể có những nhóm người không thu được lợi ích gì từ lợi
ích kinh tế chung. GDP cao có thể là kết quả của một số người giàu có đem lại cho
nền kinh tế trong khi phần lớn dân chúng sống dưới mức nghèo khổ.
Mối quan hệ giữa GDP và GNP:
GNP = GDP + thu nhập ròng từ tài sản nước ngoài
Phân biệt giữa GDP và GNP:
GDP khác với tổng sản phẩm quốc dân (GNP) ở chỗ loại bỏ việc chuyển đổi thu
nhập giữa các quốc gia, nó được quy theo lãnh thổ mà sản phẩm được sản xuất ở
đó hơn là thu nhập nhận được ở đó.
Để dễ hiểu hơn, ta có thể lấy ví dụ như sau: Một nhà máy sản xuất đồ ăn nhanh đặt

tại Việt Nam do công dân Mỹ đầu tư để tiêu thụ nội địa. Khi đó mọi thu nhập từ
nhà máy này sau khi bán hàng được tính vào GDP của Việt Nam, tuy nhiên lợi
nhuận ròng thu được (sau khi khấu trừ thuế phải nộp và trích nộp các quỹ phúc lợi)
cũng như lương của các công nhân Mỹ đang làm việc trong nhà máy được tính là
một bộ phận trong GNP của Mỹ.
Ý nghĩa của các chỉ tiêu GNP và GN P:
Chỉ tiêu GNP hay GDP là những thước đo tốt về thành tựu kinh tế của một đất
nước.
Sinh viên: Đào Xuân Toàn_Lớp QKT48ĐH1 Trang
13
Bài tập lớn _ Kinh tế vĩ mô 1
GNP hay GDP thường được sử dụng để phân tích những biến đổi về sản lượng
của một đất nước trong thời gian khác nhau.
Các chỉ tiêu GNP và GDP còn được sử dụng để phân tích sự thay đổi mức
sống của dân cư.
GNP bình quân đầu người =
GNP
dân số
Sinh viên: Đào Xuân Toàn_Lớp QKT48ĐH1 Trang
14
Bài tập lớn _ Kinh tế vĩ mô 1
Chương 2: Tìm hiểu tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta giai đoạn
2002 – 2007
a. Tìm hiểu số liệu về GDP và GNP của nước ta giai đoạn 2002 - 2007
Tốc độ tăng GDP bình quân trong thời kỳ 2002-2007 là 7,8%
Ngày 7/3/2008, Chính phủ đã trình Ủy ban thường vụ Quốc hội Báo cáo
công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2002-2007. Theo Báo
cáo trên, giai đoạn 2002-2007, tất cả các nhiệm vụ phát triển kinh tế đều được
hoàn thành, hầu hết các chỉ tiêu đều hoàn thành vượt mức đề ra, trong đó điểm
nổi bật về phát triển kinh tế trong 5 năm qua là tăng trưởng kinh tế gắn kết chặt

chẽ với ổn định kinh tế vĩ mô.
Cả 3 lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và xây dựng, dịch vụ đều đạt mức
tăng trưởng cao, liên tục với tốc độ khá ổn định. Tốc độ tăng GDP bình quân trong
thời kỳ 2002-2007 là 7,8%. Khu vực nông nghiệp tăng trưởng cao liên tục và đạt
mức bình quân 5,4%/năm; sản xuất công nghiệp tăng khoảng 16,5%/năm; giá trị
tăng thêm của ngành dịch vụ 5 năm 2002-2006 tăng bình quân 7,4%/năm. Năm
2005 và 2006, mức tăng trưởng dịch vụ đã cao hơn tăng trưởng GDP. Liên tục từ
năm 2002 cho đến năm 2007 chúng ta đều duy trì được sự tăng trưởng GDP liên
tục với tốc độ khá cao và tương đối ổn định. Cụ thể là: 2002 (7,08%); 2003
(7,34%); 2004 (7,79%); 2005 (8,44%); 2006 (8,17%) và năm 2007 vừa qua đã là
8,48%. Điều cần thấy là cũng vì sự liên tục tăng trưởng GDP với tốc độ khá cao và
tương đối ổn định trên đây đã khiến cho nền kinh tế Việt Nam đã trở thành nền
kinh tế đứng thứ hai khu vực Đông Á và kể cả trên thế giới (chỉ sau Trung Quốc)
về thành tựu tốc độ tăng trưởng GDP trong suốt hơn hai thập niên vừa qua. Đáng
lưu ý là GDP - chỉ số kinh tế cơ bản nhất của nước ta đã đạt tới 1.114 tỷ đồng (tăng
hơn 71 tỷ đồng so với năm 2006, khiến cho GDP bình quân đầu người năm 2007
đã đạt tới 13,4 triệu đồng, tương đương 835 USD nhưng tính theo sức mua tương
đương thì đã đạt khoảng hơn 3000 USD, gấp hai lần năm 2001 và bằng 92% so với
Sinh viên: Đào Xuân Toàn_Lớp QKT48ĐH1 Trang
15
Bài tập lớn _ Kinh tế vĩ mô 1
ngưỡng của các nước có thu nhập trung bình, tín hiệu tốt cho các bước phát triển
tiếp theo.
Số liệu về GNP giai đoạn 2002-2007:
GNP giai đoạn này cũng tăng lên rõ rệt và tương đối ổn định. Năm 2002: GNP đạt
527056 tỷ VND, năm 2003 GNP đạt 603688 tỷ VND, năm 2004 GNP đạt 701906
tỷ VND, năm 2005 GNP đạt 822432 tỷ VND, năm 2006 GNP đạt 953232 tỷ VND,
năm 2007 đạt 1112892 tỷ VND.
Tăng trưởng GDP đạt mức cao nhất trong 8 năm
Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng trưởng 10%, đóng góp 4,2 điểm phần

trăm vào tăng trưởng GDP, trong khi ngành dịch vụ và nông nghiệp đóng góp lần
lượt 3,4 và 0,8 điểm phần trăm.
Tất cả các khu vực kinh tế đều tăng trưởng với tốc độ nhanh hơn so với năm
ngoái. Riêng sản lượng công nghiệp tăng 17,2%, tốc độ cao nhất trong 5 năm
(2001: 14,6%; 2002: 14,8%; 2003: 16,8%; 2004: 16%). Về mặt chủ sở hữu thì khu
vực tư nhân (với 30% tổng sản lượng công nghiệp) tăng trưởng mạnh nhất, tăng
25%, tiếp theo là khu vực FDI đã tăng 21% (mặc dù sản lượng dầu thô giảm
7,7%), trong khi khu vực nhà nước tăng trưởng chậm với mức 8,4% (thấp hơn mức
11,8% của năm ngoái). Thành tích yếu kém của các doanh nghiệp quốc doanh (dù
đã được hưởng nhiều ưu đãi) cho thấy sự yếu kém của kinh tế Việt Nam trong khi
cạnh tranh quốc tế đang tăng dần và yêu cầu cam kết của Chính phủ trong việc đẩy
mạnh việc sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước quản lý.
Ngành dịch vụ (chiếm 38,1% GDP) đã cải thiện đáng kể so với năm ngoái,
tăng 8,5% (7,3% trong năm 2004).
Tổng vốn đầu tư tiếp tục tăng mạnh :
Tăng trưởng kinh tế cũng được tiếp sức bởi mức đầu tư cao (21 tỷ USD),
chiếm 38,9% GDP (cao nhất trong những năm gần đây).
Đầu tư từ khu vực tư nhân (chiếm hơn 32% tổng vốn) có tốc độ phát triển
nhanh nhất, tăng 28%. Đầu tư của khu vực tư nhân có hiệu quả cao hơn so với khu
vực nhà nước và giúp tạo ra nhiều việc làm cho nền kinh tế. Vốn đầu tư tăng trong
Sinh viên: Đào Xuân Toàn_Lớp QKT48ĐH1 Trang
16
Bài tập lớn _ Kinh tế vĩ mô 1
khu vực này là một dấu hiệu đáng mừng, cho thấy tiềm lực trong nước đang tăng
lên và môi trường kinh doanh đang được cải thiện.
Vốn FDI năm nay đã tăng gần 40%, đạt 5,8 tỷ USD, mức cao nhất trong 10
năm (trong đó, đầu tư mới là 4 tỷ USD, đầu tư bổ sung là 1,9 tỷ USD). Hiện tại,
hơn 3.000 doanh nghiệp FDI đang hoạt động rất tốt. Trong năm 2005, khu vực này
đạt doanh thu 21 tỷ USD (tăng 16.7%); tổng giá trị xuất khẩu của các doanh
nghiệp FDI đạt 10,3 tỷ USD (không kể dầu thô) tăng 26.6%. Nếu tính cả lĩnh vực

khai thác dầu thô thì tổng xuất khẩu đạt 15,9 tỷ USD, chiếm 56% tổng giá trị xuất
khẩu cả nước. Khu vực FDI do đó có những đóng góp quan trọng trong tốc độ tăng
trưởng kinh tế cao và chiếm một phần đáng kể trong các ngành công nghiệp then
chốt.
Năm 2007, tốc độ tăng GDP của Việt nam là 8,44% đứng thứ 3 châu Á (sau
Trung Quốc: 11,3% và Ấn Độ khoảng: 9%
b. Bảng thống kê số liệu và đồ thị biểu diễn tốc độ tăng trưởng kinh tế
trong giai đoạn 2002-2007
Sinh viên: Đào Xuân Toàn_Lớp QKT48ĐH1 Trang
17
Bài tập lớn _ Kinh tế vĩ mô 1
Bảng 1: Bảng thống kê số liệu một số chỉ tiêu và tổng thu nhập quốc dân
GNP.
Năm
2002 2003 2004 2005 2006
Sơ bộ
2007
Tổng sản phẩm trong
nước - Tỷ đồng 535762 613443 715307 839211 974266 1144015
Xuất khẩu hàng hoá
và dịch vụ - Tỷ đồng 304262 363735 470216 582069 716652 878473
Nhập khẩu hàng hoá
và dịch vụ - Tỷ đồng 331946 415023 524216 617157 765827 1032158
Tổng thu nhập quốc
gia (GNP) - Tỷ đồng 527056 603688 701906 822432 953232 1112892
Một số tỷ lệ so với GDP (Giá
thực tế) - %
2002 2003 2004 2005 2006
Sơ bộ
2007

Tiêu dùng cuối cùng 71,33 72,58 71,47 69,68 69,38 70,92
Xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ 56,79 59,29 65,74 69,36 73,56 76,79
Nhập khẩu hàng hoá và dịch
vụ 61,96 67,65 73,29 73,54 78,61 90,22
Tổng thu nhập quốc gia - GNP 98,38 98,41 98,13 98,00 97,84 97,28
Bảng 2: Bảng thống kê số liệu GDP tính theo tỉ đồng Việt Nam.
Năm GDP, tỉ đồng VN
(danh nghĩa)
GDP, tỉ đồng VN (đã
điều chỉnh)
Sinh viên: Đào Xuân Toàn_Lớp QKT48ĐH1 Trang
18
Bài tập lớn _ Kinh tế vĩ mô 1
2002 535,762.000 313,247.000
2003 613,442.488 336,242.808
2004 713,071.948 362,092.796
2005 806,854.877 389,243.583
2006 889,461.775 417,905.534
2007 982,013.527 448,646.166
Bảng 3 :Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) năm từ 2002-2007(%)
Năm 2002 2003 2004 2005 2006 2007
GDP 7,08 7,34 7,79 8,44 8,17 8,48
Nông-Lâm-
Thuỷ sản
4,17 3,62 4,36 4,02 3,3 3,0
Công nghiệp
và xây dựng
9,48 10,48 10,22 10,69 10,37 10,4
Dịch vụ 6,54 6,45 7,26 8,48 8,29 8,5
Sinh viên: Đào Xuân Toàn_Lớp QKT48ĐH1 Trang

19
Bài tập lớn _ Kinh tế vĩ mô 1
Sinh viên: Đào Xuân Toàn_Lớp QKT48ĐH1 Trang
20
Bài tập lớn _ Kinh tế vĩ mô 1
c. Sự thay đổi của tốc độ tăng trưởng kinh tế khi nước ta gia nhập WTO:
Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của WTO vào ngày 7/11/2006. Sau
hơn một năm gia nhập, kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả nổi bật. Năm
2007, tăng trưởng GDP tiếp tục đạt mức cao với 8,5%, trong đó, nông-lâm-thủy
Sinh viên: Đào Xuân Toàn_Lớp QKT48ĐH1 Trang
21
Bài tập lớn _ Kinh tế vĩ mô 1
sản đạt mức tăng trưởng 3,40%, công nghiệp-xây dựng đạt 10,37%, dịch vụ đạt
8,29%. Vốn FDI đạt mức kỷ lục về vốn đăng ký và vốn thực hiện, tốc độ tăng
trưởng kim ngạch xuất khẩu cao và hàng hóa xuất khẩu cũng phong phú hơn, kim
ngạch xuất khẩu năm 2007 đạt 48 tỷ USD, tăng 8,2 tỷ USD (tương đương 20,5%)
so với năm 2006, vượt 3,1% so với kế hoạch Chính phủ giao, kim ngạch của khu
vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm xấp xỉ 57% kim ngạch xuất khẩu của cả nước,
đạt 27,3 tỷ USD, tăng 18,6% so với năm 2006, khu vực doanh nghiệp trong nước
tăng trên23%.Đầu tư tăng 14% trong nửa đầu năm, chủ yếu nhờ những khích lệ từ
việc Việt Nam gia nhập WTO và do những cải thiện về môi trường kinh doanh.
Phần lớn tăng trưởng đầu tư xuất phát từ khu vực tư nhân trong nước, với tỷ lệ
đóng góp trong đầu tư tổng thể tăng khoảng 35% trong nửa đầu năm 2007, so với
mức tăng trung bình 23% trong 6 năm trước đó. Đầu tư mạnh mẽ đã dẫn đến mức
tăng trưởng 30,4% về nhập khẩu hàng hóa trong nửa đầu năm 2007. Nhập khẩu
hàng hóa máy móc thiết bị cũng tăng 46,5%. Nhập khẩu nguyên liệu thô và hàng
hóa trung gian cũng gia tăng mạnh mẽ. Về xuất khẩu, sau khi gia nhập WTO, hàng
dệt may và quần áo tăng 25,9%, xuất khẩu đồ gỗ cũng tăng 23%. Năm 2007, năm
đầu tiên trở thành thành viên chính thức WTO, nền kinh tế Việt Nam đạt được tốc
độ tăng trưởng 8,48%, cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây: tổng GDP đạt 71,3

tỷ USD, GDP bình quân đầu người đạt 835 USD, tiếp cận ngưỡng của nước có thu
nhập trung bình thấp; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, với
nông nghiệp chiếm tỷ trọng 20% GDP, còn lại là công nghiệp và dịch vụ; kim
ngạch xuất khẩu đạt gần 50 tỷ USD, nhưng nhập siêu cũng gia tăng, đạt 14,12 tỷ
USD, bằng 29% kim ngạch xuất khẩu. Làn sóng FDI mới bắt đầu từ vài năm trước
tiếp diễn với nhịp độ nhanh hơn, với kết quả khả quan về vốn đăng ký của cả năm
đạt 21,3 tỷ USD và vốn thực hiện đạt hơn 8 tỷ USD. Các mặt xuất khẩu chủ lực
của Việt Nam như thủy sản, gạo, cà phê, rau quả, cao su, hạt tiêu, hạt điều… đều
có kim ngạch xuất khẩu cao. Hàng may mặc, hàng điện tử, linh kiện máy tính…
cũng tận dụng được điều kiện thuận lợi từ WTO mang lại. Tổng giám đốc Công ty
may Việt Tiến, ông Nguyễn Đình Trường có những nhìn nhận lạc quan về tác động
của WTO với doanh nghiệp sau 1 năm: “WTO tạo cho Việt Nam nhiều thuận lợi.
Sinh viên: Đào Xuân Toàn_Lớp QKT48ĐH1 Trang
22
Bài tập lớn _ Kinh tế vĩ mô 1
Riêng trong ngành dệt may thuận lợi nhiều hơn thách thức: không bị giới hạn số
lượng xuất khẩu, có thị trường của 150 nước giảm thuế; công nghệ của các nước
vào ngày càng nhiều”.
Theo nhận định của nguyên Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển, sau
2 năm gia nhập WTO, Việt Nam là đã xuất hiện nhiều cơ hội mới. Luồng vốn đầu
tư nước ngoài (FDI) tăng rất mạnh. 9 tháng, Việt Nam đã thu hút được 56,2 tỷ
USD, tăng gấp 5 lần so với cùng kỳ năm 2007. Thị trường xuất khẩu được mở rộng
đến 150 quốc gia và vùng lãnh thổ, 9 tháng kim ngạch xuất khẩu đã đạt 48,6 tỷ
USD, tăng 39% so với cùng kỳ.
Cùng quan điểm trên, nhưng TS Võ Trí Thành, Viện Quản lý Kinh tế Trung
ương đã chỉ rõ mối tương tác giữa Việt Nam với các nước khi gia nhập WTO. Nếu
như năm 2007, năm đầu tiên Việt Nam vào WTO với tinh thần đầy phấn khởi thì
bước sang năm 2008 các nhà điều hành vĩ mô lại rơi vào tình trạng phải đắn đo về
chính sách. Kinh tế Việt Nam bắt đầu chịu những “cú sốc” khá nặng. Việc biến
động của giá dầu và khủng hoảng tài chính thế giới đã tác động trực tiếp đến Việt

Nam . Hệ quả là lạm phát tăng cao, cán cân thương mại bị thâm hụt nghiêm trọng.
Cũng theo ông Thành, mặc dù tăng trưởng xuất khẩu năm 2008 dự kiến là 34%
nhưng tăng trưởng về giá đã chiếm đến 20% (việc tăng giá không đóng góp vào
tăng trưởng GDP). Trong lĩnh vực đầu tư, dự kiến năm nay sẽ đạt 60 tỷ USD vốn
FDI, vốn thực hiện sẽ đạt 11 tỷ USD nhưng khả năng giải ngân thực sự chỉ đạt 8 tỷ
USD. Theo cảnh báo của ông Thành, đầu tư tư nhân đang bị thoái lui bởi nhiều lý
do. Đầu tư công vẫn đang bị thất thoát rất lớn.
Theo dự tính, thất nghiệp năm 2008 vào khoảng 5,1%, trong đó xu hướng
những người có trình độ bị thất nghiệp ngày càng cao. Tỷ lệ giàu nghèo ngày càng
giãn ra, trong đó người có tài sản cao hơn nhiều so với người có thu nhập cao.Việt
Nam bắt đầu hình thành một tầng lớp trung lưu mới, có vai trò rất quan trọng
trong tương lai… Những tháng đầu năm 2008, mặc dù phải đối phó với tình hình
lạm phát trong nước gia tăng và giá cả thị trường thế giới leo thang, nhất là giá
xăng dầu và lương thực, Việt Nam vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng GDP trên 7%,
Sinh viên: Đào Xuân Toàn_Lớp QKT48ĐH1 Trang
23
Bài tập lớn _ Kinh tế vĩ mô 1
kim ngạch xuất khẩu tăng trên 27,6%, trong khi nhập siêu vẫn rất lớn, bằng 61%
kim ngạch xuất khẩu; FDI tăng 31% so với cùng kỳ năm trước.
Đáng lưu ý, kim ngạch tăng cao ngoài yếu tố giá thế giới tăng thì mức tăng
về lượng đã lên tới 35% trong tổng kim ngạch. Điều này chứng tỏ năng lực sản
xuất và đáp ứng các đơn hàng của DN được nâng lên. Riêng nhóm hàng hóa khác
(chưa có thống kê cụ thể gồm những mặt hàng nào) đã đạt tới 11,2 tỷ USD, tăng
tới 60%, cho thấy đã và đang có sự dịch chuyển rất lớn trong việc đáp ứng xu
hướng tiêu dùng mới trên thế giới. Theo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và
Đầu tư, 12 tháng qua, cả nước đã thu hút được 20,3 tỷ USD vốn đầu tư đăng ký
bao gồm cả cấp mới và tăng vốn, tăng 69,1% so với cùng kỳ năm trước, vượt 56%
kế hoạch dự kiến. Tổng vốn thực hiện cũng đạt kết quả khả quan là 4,6 tỷ USD,
tăng 12,2% so với cùng kỳ năm trước, vượt 2,2% kế hoạch năm đề ra (4,5 tỷ
USD). Quy mô vốn đầu tư trung bình của mỗi dự án thời gian qua đạt gần 11 triệu

USD, cao hơn mức bình quân cùng kỳ năm trước.
d.Những thách thức, khó khăn và thuận lợi khi nước ta gia nhậpWTO:
Khi chuẩn bị gia nhập WTO, chúng ta đã xác định một số thách thức sau
đây:
Thách thức thứ nhất: đối với việc điều hành kinh tế vĩ mô, trong đó nổi bật
nhất là chính sách tiền tệ; bên cạnh hàng loạt vấn đề khác như: các doanh nghiệp
trong nước phải cạnh tranh khốc liệt với doanh nghiệp nước ngoài vốn có ưu thế
vượt trội; vấn đề hạ tầng kỹ thuật, nhất là nguồn điện thiếu một cách trầm trọng,
giao thông yếu kém, không đi kịp với nhu cầu phát triển kinh tế với tốc độ nhanh;
vấn đề thiếu hụt lực lượng lao động đã qua đào tạo v.v Về xã hội, đó là tình trạng
phân hóa giàu nghèo ngày càng trở nên sâu sắc, đe dọa sự ổn định của xã hội. Về
chính trị, việc gia tăng sự can thiệp chính trị từ bên ngoài. Về văn hóa, nguy cơ
đồng hóa về văn hóa, đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc, sự tiếp nhận những yếu tố
văn hóa nước ngoài không phù hợp với văn hóa dân tộc v.v
Thách thức thứ hai, việc xóa bỏ hoặc hạ thấp hàng rào thuế quan đối với
hàng hóa nước ngoài sẽ bắt buộc các doanh nghiệp trong nước phải cạnh tranh
trong thế không cân sức ngay trên "sân nhà". Nhìn chung, các doanh nghiệp trong
Sinh viên: Đào Xuân Toàn_Lớp QKT48ĐH1 Trang
24
Bài tập lớn _ Kinh tế vĩ mô 1
nước còn thua kém khá xa các đối thủ cạnh tranh của nước ngoài cả về tiềm năng
vốn, cả về công tác quản lý điều hành và khả năng tiếp cận thị trường. Đây là thách
thức quan trọng nhất và cũng được nói đến nhiều nhất ngay từ trong quá trình
chúng ta chuẩn bị gia nhập WTO.
Thách thức thứ ba: hệ thống hạ tầng kỹ thuật, trước hết là vấn đề điện và hệ
thống giao thông yếu kém, không đáp ứng được đòi hỏi của sự phát triển kinh tế
đang diễn ra với tốc độ nhanh (khi vốn đầu tư nước ngoài vào nhiều). Đây là một
trong các nguyên nhân quan trọng kéo sụt tỷ lệ vốn thực hiện trên tổng vốn đầu tư
nước ngoài đã đăng ký.
Từ những cơ sở đáng tin cậy, nhiều chuyên gia trong và ngoài nước đã cảnh

báo rằng: nếu những khó khăn về giao thông và tình trạng thiếu điện trầm trọng
chậm được khắc phục, thì tốc độ tăng trưởng kinh tế của chúng ta chắc chắn sẽ
chậm lại là điều khó tránh khỏi.
Thách thức thứ 4:Trên thế giới sự “phân phối” lợi ích của toàn cầu hoá là
không đồng đều. Những nước có nền kinh tế phát triển thấp được hưởng lợi ít hơn.
Ở mỗi quốc gia, sự “phân phối” lợi ích cũng không đồng đều. Một bộ phận dân cư
được hưởng lợi ít hơn, thậm chí còn bị tác động tiêu cực của toàn cầu hoá; nguy cơ
phá sản một bộ phận doanh nghiệp và nguy cơ thất nghiệp sẽ tăng lên, phân hoá
giàu nghèo sẽ mạnh hơn. Điều đó đòi hỏi phải có chính sách phúc lợi và an sinh xã
hội đúng đắn; phải quán triệt và thực hiện thật tốt chủ trương của Đảng: “Tăng
trưởng kinh tế đi đôi với xoá đói, giảm nghèo, thực hiện tiến bộ và công bằng xã
hội ngay trong từng bước phát triển”.
Thách thức thứ năm: Hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra những vấn đề mới trong
việc bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá và truyền
thống tốt đẹp của dân tộc, chống lại lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền.
Thách thức thứ sáu: Sự thiếu hụt lao động, nhất là lao động đã qua đào tạo
nghề. Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tỉ lệ người lao động đã qua đào tạo nghề
trên tổng số lao động ở nước ta hiện nay thấp nhất trong khu vực. Hệ thống giáo
dục của nước ta hiện nay không đáp ứng được yêu cầu về nhân lực của nền kinh tế
do chất lượng đào tạo thấp, thiếu chiến lược tổng thể cũng như kế hoạch cụ thể.
Sinh viên: Đào Xuân Toàn_Lớp QKT48ĐH1 Trang
25

×