Tải bản đầy đủ (.doc) (83 trang)

tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương” tại công ty cổ phần đại hải thành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (462.27 KB, 83 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Để cho xã hội tồn tại và phát triển được, mỗi người trong chúng
ta luôn luôn phải không ngừng học hỏi và lao động. Lao động là hoạt
động nhằm biến đổi vật thể tự nhiên thành những cái cần thiết nhằm
thỏa mãn nhu cầu con người cũng như toàn xã hội. Đặc biệt là trong
nền kinh tế thị trường, sự xuất hiện nhiều loại hình kinh doanh làm cho
sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên gay gắt hơn.
Các doanh nghiệp muốn khẳng định mình, muốn tạo cho mình một thế
vững vàng trong cơ chế thị trường thì một trong những yếu tố có tính
chất quyết định là phải kích thích người lao động hăng say làm việc
dưới sự quản lý của doanh nghiệp. Muốn vậy thì các doanh nghiệp phải
có một chính sách tiền lương hợp lý cho người lao động.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, sức lao động của con người
bị hao phí. Do đó để tái sản xuất sức lao động, người lao động phải
được hưởng một khoản tiền lương, tiền công xứng đáng với sức lao
động mà họ bỏ ra. Điều mà người lao động quan tâm tới đó chính là
việc tính lương ở mỗi doanh nghiệp có đảm bảo tính công bằng đối với
giá trị sức lao động mà họ bỏ ra hay không?
Mặt khác, trong điều kiện tồn tại hàng hóa và tiền tệ, tiền lương
là một bộ phận của sản xuất tạo ra tùy theo quy chế quản lý mà tiền
lương và các khoản trích theo lương có thể được xác định là một bộ
phận của sản xuất kinh doanh cấu thành nên giá trị sản phẩm.
Với ý nghĩa và tầm quan trọng trên mà việc vận dụng các hình
thức tiền lương và các khoản trích theo lương như thế nào để đạt được
hiệu quả cao mà thúc đẩy được sản xuất kinh doanh phát triển đang là
vấn đề được nhiều người và nhiều ngành quan tâm.
1
Để tìm hiểu và góp phần nâng cao biện pháp, nội dung quản lý
các hình thức tiền lương và các khoản trích theo lương trong doanh
nghiệp. Em chọn đề tài “Tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích
theo lương” tại Công ty cổ phần Đại Hải Thành.


Bố cục của bài báo cáo thực tập, phần nội dung được chia làm ba
chương:
Chương I: Lý luận chung về tổ chức kế toán tiền lương và các
khoản trích theo lương.
Chương II: Thực trạng công tác tổ chức kế toán tiền lương và
các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần Đại Hải Thành.
Chương III: Kết luận và kiến nghị
Trong quá trình thực tập tại công ty, do mới tiếp xúc với thực tế,
kiến thức và thời gian còn hạn chế. Mặc dù bản thân em đã có nhiều cố
gắng nhưng khó tránh khỏi những sai sót. Em đã nhân được sự giúp đỡ
của các cô chú, anh, chị trong công ty và giáo viên hướng dẫn Tiến sỹ
Nguyễn Thị Mỵ trong thời gian thực tập. Em xin cảm ơn Tiến sỹ
Nguyễn Thị Mỵ và các cô chú, anh, chị trong công ty đã giúp đỡ em
trong suốt thời gian em thực tập để hoàn thành bản báo cáo thực tập tốt
nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn!
2
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN TIỀN
LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
1.1 Những vấn đề chung về tiền lương và các khoản trích theo lương.
1.1.1. Khái niệm lương, tiền lương và các khoản trích theo lương.
Lao động là hoạt động chân tay và trí óc của con người nhằm biến
đổi các đối tượng lao động thành các vật phẩm có ích phục vụ cho nhu
cầu của con người.
Qúa trình kinh doanh của doanh nghiệp được kết hợp nhiều yếu tố
cơ bản đó là tư liệu lao động và đối tượng lao động. Trong đó, lao
động với tư cách là hoạt động chân tay và trí óc của con người sử dụng
các tư liệu lao động nhằm tác động, biến đổi các đối tượng lao động
thành các sản phẩm theo mong muốn của con người phục vụ nhu cầu
sinh hoạt của mình. Để tiến hành quá trình tái sản xuất trước hết phải

tái sản xuất sức lao động, tức là sức lao động của con người bỏ ra phải
được bồi hoàn dưới dạng thù lao lao động.
Tiền lương chính là khoản thù lao lao động được biểu hiện bằng
tiền mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động căn cứ vào thời gian,
khối lượng và chất lượng công việc của họ.
Về bản chất, tiền lương chính là biểu hiện bằng tiền của giá cả
sức lao động, mặt khác tiền lương còn là đòn bảy kinh tế để khuyến
khích tinh thần hăng hái lao động, kích thích và tạo mối quan tâm của
người lao động đến kết quả công việc của họ. Nói cách khác, tiền
lương chính là nhân tố thúc đẩy năng suất lao động.
1.1.2. Các hình thức trả lương.
Việc tính và trả lương cho người lao động có thể thực hiện bằng
nhiều hình thức khác nhau tùy theo đặc điểm hoạt động kinh doanh,
3
tính chất công việc và trình độ quản lý của doanh nghiệp. Mục đích của
tiền lương nhằm quán triệt nguyên tắc phân phối theo lao động, khuyến
khích người lao động quan tâm đến kết quả công việc của mình từ đó,
nâng cao được hiệu quả kinh doanh. Có các hình thức trả lương sau:
- Trả lương theo thời gian: Là hình thức trả lương thường được áp
dụng để trả lương cho người lao động gián tiếp làm công tác văn phòng
và quản lý như ban giám độc, các phòng ban nghiệp vụ. Để xác định số
lượng thời gian phải trả cho người lao động cần dựa trên tiền lương
thực tế và tiền lương cấp bậc của họ. Tiền lương có thể chia ra thành:
+ Hình thức trả lương thời gian: Là tiền lương trả cố định hàng
tháng cho người lao động trên cơ sở hợp động lao động và thang lương,
bậc lương cơ bản.
Lương tháng thường được áp dụng trả cho nhân viên làm công tác
quản lý hành chính, quản lý kinh tế và nhân viên thuộc các ngành
không có tính chất sản xuất.
+ Tiền lương ngày: Là tiền lương trả cho một ngày làm việc và

được xác định bằng cách trả cho người lao động trong những ngày hội
họp, học tập, trả lương theo hợp đồng.
+ Tiền lương giờ: Là tiền lương trả cho một giờ làm việc và được
xác định bằng cách lấy tiền lương ngày chia cho số giờ làm việc theo
chế độ trong ngày.
Lương giờ thường được dùng để tính toán tiền làm thêm giờ.
*Ưu điểm: Cách trả lương theo thời gian đơn giản, dể tính toán.
*Nhược điểm: Không gắn với kết quả kinh doanh nên không quán
triệt được nguyên tắc phân phối theo lao động. Vì vậy hình thức này
4
không khuyến khích người lao động tăng năng suất lao động và hiệu
quả công tác.
- Tiền lương khoán: Là tiền lương trả cho người lao động theo kết
quả công việc mà họ hoàn thành. Trong doanh nghiệp thương mại, tiền
lương thường được xây dựng trên cơ sở doanh thu bán hàng mà người
lao động đạt được. Việc trả lương theo doanh số bán hàng đã quán triệt
được nguyên tắc phân phối theo lao động. Khuyến khích người lao
động không ngừng cải tiến phương pháp và cách thức bán hàng, thái độ
bán hàng đê tạo ra doanh số ngày càng cao cho doanh nghiệp.
- Trả lương theo sản phẩm: Là hình thức trả lương cho người lao
động căn cứ vào sổ lượng, chất lượng sản phẩm họ làm ra và đơn giá
tiền lương tính cho một đơn vị sản phẩm. Việc trả lương theo sản phẩm
có thể tiến hành theo nhiều hình thức khác nhau như trả lương theo sản
phẩm trực tiếp, trả lương theo sản phẩm gián tiếp, trả theo sản phẩm có
thưởng, theo sản phẩm lũy tiến.
*Ưu điểm: Chú ý đến chất lượng lao động, gắn người lao động
với kết quả lao động cuối cùng, có tác dụng kích thích người lao động
tăng năng suất lao động.
+ Trả lương theo sản phẩm trực tiếp: Là hình thức trả lương cho
người lao động được tính theo số lượng sản phẩm hoàn thành đúng quy

cách, phẩm chất và đơn giá lương sản phẩm ( không hạn chế số lượng
sản phẩm hoàn thành).
+ Trả lương theo sản phẩm gián tiếp: Được áp dụng để trả lương
cho người lao động làm các công việc phục vụ sản xuất ở các bộ phận
(phân xưởng) sản xuất như: công nhân vận chuyển nguyên vật liệu,
thành phẩm, bảo dưỡng các máy móc, thiết bị.
5
Trong trường hợp này căn cứ vào kết quả sản xuất của lao động
trực tiếp để tính lương cho lao động phục vụ sản xuất.
+ Trả lương theo sản phẩm có thưởng: Là kết hợp trả lương theo
sản phẩm trực tiếp hoặc gián tiếp và chế độ tiền thưởng trong sản xuất
(thưởng tiết kiệm vật tư, thưởng tăng năng suất lao động, nâng cao
chất lượng sản phẩm).
+ Trả lương theo sản phẩm lũy tiến: Theo hình thức này, tiền
lương trả cho người lao động bao gồm tiền lương tính theo sản phẩm
trực tiếp và tiền lương tính theo tỷ lệ lũy tiến căn cứ vào mức độ vượt
định mức lao động của họ.
+ Trả lương khoán khối lượng sản phẩm, khoán công việc: Là
hình thức tiền lương trả theo sản phẩm áp dụng cho những công việc
lao động giản đơn, công việc có tính chất đột xuất như bốc vác, khoán
vận chuyển nguyên vật liệu, thành phẩm.
- Trả lương theo sản phẩm tập thể: Theo hình thức này, trước hết
tính lương chung cho cả tập thể (tổ) sau đó tiến hành chia lương cho
từng người trong tập thể (tổ) theo các phương pháp sau:
+ Phương pháp chia lương sản phẩm theo thời gian làm việc và
cấp bậc kỹ thuật: Theo phương pháp này căn cứ vào thời gian làm việc
thực tế và hệ số lương cấp bậc của từng người (hoặc mức lương cấp
bậc của từng người) để tính chia lương sản phẩm tập thể cho từng
người. áp dụng trong trường hợp cấp bậc công nhân phù hợp với công
việc được giao.

+ Phương pháp chia lương theo bình công chấm điểm: áp dụng
trong trường hợp công nhân làm việc ổn định, kỹ thuật đơn giản, chênh
6
lệch giữa năng suất lao động giữa các thành viên trong tập thể chủ yếu
do thái độ lao động và sức khỏe quyết định.
+ Phương pháp chia lương tập thể theo thời gian làm việc, cấp
bậc kỹ thuật kết hợp với bình công chấm điểm:
Theo phương pháp này tiền lương tập thể được chia thành 2 phần:
Phần tiền lương phù hợp với lương cấp bậc được phân chia cho
từng người theo hệ số lương cấp bậc ( hoặc mức lương cấp bậc) và thời
gian làm việc thực tế của từng người.
Phần tiền lương sản phẩm còn lại được chia theo kiểu bình công
chấm điểm.
Phương pháp này áp dụng trong trường hợp cấp bậc công nhân không
phù hợp với cấp bậc công việc được giao và có sự chênh lệch về năng
suất lao động giữa các thành viên trong tập thể.
1.1.3. Nội dung qũy tiền lương và các khoản trích theo lương
a, Nội dung quỹ tiền lương
Qũy tiền lương của doanh nghiệp bao đồm toàn bộ số tiền lương
mà doanh nghiệp trả cho tất cả lao động thuộc doanh nghiệp quản lý.
Thành phần quỹ tiền lương bao gồm nhiều khoản như lương thời gian,
lương sản phẩm, phụ cấp và tiền thưởng… Qũy tiền lương bao gồm
nhiều loại và có thể phân theo nhiều tiêu thức khác nhau tùy theo mục
đích nghiên cứu như phân theo chức năng của lao động, phân theo hiệu
quả của tiền lương.
7
b, Nội dung các khoản trích theo lương và các quy định liên quan.
* Bảo hiểm xã hội
Các thành phần của quỹ BHXH:
+ Qũy ốm đau và thai sản.

+ Qũy tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
+ Qũy hưu trí và tử tuất.
Mức đóng và phương thức đóng của người lao động:
Hằng tháng, người lao động đóng bằng 8% mức tiền lương, tiền
công vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Mức đóng và phương thức đóng của người sử dụng lao động: Hàng
tháng, người sử dụng lao động đóng trên quỹ tiền lương, tiền công
đóng bảo hiểm xã hội của người lao động như sau:
- 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; trong đó người sử dụng lao động
giữ lại 2% để trả kịp thời cho người lao động đủ điều kiện hưởng chế
độ quy định tại mục 1 và mục 2 chương III của luật bảo hiểm xã hội và
thực hiện quyết toán hàng quý với tổ chức bảo hiểm xã hội.
- 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất
Tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội theo Luật BHXH.
Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do nhà
nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ
tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương, tiền
công tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức tiền lương tiền công ghi trong
hợp đồng lao động.
8
Mức hưởng chế độ ốm đau:
+ Người lao động hưởng chế độ ốm đau do bản thân ốm không phải
dài ngày, do trông con ốm, do bản thân ốm đau dài ngày dưới 180 ngày
trong 1 năm (cả ngày nghỉ hàng tuần, lễ tết) thì mức hưởng bằng 75%
mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước
khi nghỉ việc.
+ Người lao động hưởng tiếp chế độ ốm đau dài ngày theo quy định
thì mức hưởng được quy định như sau:
• Bằng 65% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của

tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30
năm trở lên.
• Bằng 55% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của
tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ
mười lăm năm đón dưới 30 năm.
• Bằng 45% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của
tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ dưới
mười lăm năm.
Mức hưởng chế độ thai sản:
+ Người lao động hưởng chế độ thai sản thì mức hưởng bằng 100%
mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của
sáu tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
+ Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian
đống bảo hiểm xã hội. Thời gian này người lao động và người sử dụng
lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.
Mức hưởng chế độ ốm đau theo thời gian quy định tại điều 9 và
Điều 10 Nghề định số 152/2006/NĐ-CP được tính như sau:
9
Mức
hưởng
chế độ
ốm đau
=
Tiền lương, tiền công
đóng bảo hiểm xã hội của
tháng liền kề trước khi
nghỉ việc
x 75% x
Số ngày nghỉ
việc được hưởng

chế độ ốm đau
26 ngày
Số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau được tính theo ngày
làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, ngày nghỉ hàng tuần.
Mức hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động mắc bệnh cần
chữa trị dài ngày được tính như sau:
Mức hưởng chế
độ ốm đau đối
với các bệnh cần
chữa trị dài ngày
=
Tiền lương, tiền
công đóng bảo hiểm
xã hội của tháng
liền kề trước khi
nghỉ việc x
Tỷ lệ
hưởng
chế độ
ốm đau
x
Số ngày nghỉ
việc hưởng chế
độ ốm đau
26 ngày
Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau:
+ Bằng 75% với thời gian tối đa là 180 ngày trong một năm.
+ Bằng 65% đối với trường hợp hết thời hạn 180 ngày trong một
năm mà người lao động vẫn tiếp tục điều trị nếu đã đóng bảo hiểm xã
hội từ đủ 30 năm trở lên.

+ Bằng 55% đối với trường hợp hết thời hạn 180 ngày trong một
năm mà người lao động vẫn tiếp tục điều trị nếu đã đóng bảo hiểm xã
hội từ đủ 15 năm đón dưới 30 năm.
+ Bằng 45% đối với trường hợp hết thời hạn 180 ngày trong một
năm mà người lao động vẫn tiếp tục điều trị nếu đã đóng bảo hiểm xã
hội dưới 15 năm.
- Số ngày nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau tính cả ngày lễ, ngày nghỉ
Tết, ngày nghỉ hàng tuần.
10
- Trường hợp người lao động mắc bệnh cần chữa trị dài ngày sau
180 ngày vẫn tiếp tục điều trị mà khi tính có mức hưởng chế độ ốm đau
trong tháng thấp hơn mức lương tối thiểu chung thì được tính bằng
mức lương tối thiểu chung.
- Thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14
ngày làm việc trở lên trong tháng thì cả người lao động và người sử
dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian
này không tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội.
Mức hưởng chế độ thai sản được quy định như sau:
+ Mức hưởng chế độ thai sản khi nghỉ việc đi khám thai, sẩy thai,
nạo, hút thai hoặc thai chết lưu, thực hiện các biện pháp tránh thai
được tính theo công thức:
Mức hưởng
khi nghỉ việc đi khám
thai, sẩy thai, nạo, hút
thai hoặc thai chết lưu,
thực hiện các biện pháp
tránh thai =
Mức bình quân tiền
lương, tiền công tháng
đóng bảo hiểm xã hội

của sáu tháng liền kề
trước khi nghỉ việc
X 100% X
Số ngày
nghỉ việc
theo chế độ
thai sản
26 ngày
- Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội
của sáu tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
- Số ngày nghỉ việc theo chế độ thai sản tính cả ngày lễ, nghỉ Tết,
ngày nghỉ hàng tuần. Riêng đối với thời gian nghỉ việc hưởng chế độ
khi khám thai tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ, nghỉ Lễ,
nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần.
+ Mức hưởng chế độ thai sản khi nghỉ việc sinh con hoặc nghỉ việc
nuôi con được tính theo công thức sau:
11
Mức hưởng chế
độ thai sản khi
nghỉ việc sinh
con hoặc nghỉ
việc nuôi con
=
Mức bình quân tiền
lương, tiền công tháng
đóng bảo hiểm xã hội
của sáu tháng liền kề
trước khi nghỉ việc
x
Số tháng nghỉ sinh

con hoặc nuôi con
nuôi theo chế độ
Trong thời gian lao động nữ nghỉ việc hưởng chế độ thai sản nếu
không hưởng tiền lương, tiền công tháng thì người lao động và người
sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian này
được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội.
* Bảo hiểm thất nghiệp.
Nguồn hình thành quỹ bảo hiểm thất nghiệp:
- Người lao động đóng bằng 1% tiền lương, tiền công tháng đóng
bảo hiểm thất nghiệp.
- Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công
tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động tham gia
bảo hiểm thất nghiệp.
- Hàng tháng, Nhà nước hỗ trợ từ ngân sách bằng 1% quỹ tiền
lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thấ nghiệp của những người lao
động tham gia bảo hiểm thất nghiệp và mỗi năm chuyển một lần.
Tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp theo luật
Bảo Hiểm xã hội.
Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do
nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp là
tiền lương theo ngạch, theo bậc và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp
thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề ( nếu có).
Người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương
do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương, tiền công tháng
12
đóng bảo hiểm thất nghiệp là mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp
động lao động.
Phương thức đóng bảo hiểm thất nghiệp.
+ Hàng tháng, người sử dụng lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp
theo mức quy định tại khoản 2 Điều 102 Luật Bảo Hiểm Xã Hội và

trích tiền lương, tiền công của từng người lao động theo mức quy định
tại khoản 1 Điều 102 Luật Bảo Hiểm Xã Hội để đóng cùng một lúc vào
quỹ Bảo Hiểm xã hội.
+ Thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao
động do Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định.
+ Hàng năm, Nhà nước chuyển một lần từ ngân sách nhà nước
một khoản kinh phí vào Qũy bảo hiểm thất nghiệp theo mức quy định
tại khoản 3 Điều 102 Luật Bảo Hiểm Xã Hội
* Bảo hiểm y tế
Phí bảo hiểm y tế và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế bắt buộc.
Mức đóng hàng tháng của đối tượng trong đơn vị HCSN tối đa bằng
6% mức tiền lương, tiền công tháng của người lao động, trong đó
người sử dụng lao động đóng 2/3 và người lao động đóng 1/3. Trong
thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con
hoặc nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi theo quy định của pháp luật về
bảo hiểm xã hội thì người lao động và người sử dụng lao động không
phải đóng bảo hiểm y tế nhưng vẫn được tính vào thời gian tham gia
bảo hiểm y tế liên tục để hưởng chế độ bảo hiểm y tế.
Đối với người lao dộng thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương
do Nhà nước quy định thì căn cứ để đóng bảo hiểm y tế là tiền lương
13
tháng theo ngạch, bậc, cấp quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ,
phụ vấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).
Đối với người lao động hưởng tiền lương, tiền công theo quy định của
người sử dụng lao động thì căn cứ để đóng bảo hiểm y tế là tiền lương,
tiền công tháng được ghi trong hợp đồng lao động.
Phương thức đóng bảo hiểm y tế:
Hàng tháng, người sử dụng lao động đóng bảo hiểm y tế cho người
lao động và trích tiền đóng bảo hiểm y tế từ tiền lương, tiền công của
người lao động để nộp cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm y tế.

* Kinh phí công đoàn
Mức căn cứ để trích nộp kinh phí công đoàn.
+ Cơ quan hành chếnh sự nghiệp thực hiện trích nộp kinh phí công
đoàn bằng 2% quỹ tiền lương theo ngạch, bậc và các khoản phụ cấp
lương (nếu có).
+ Các doanh nghiệp trích, nộp kinh phí công đoàn bằng 2% quỹ
tiền lương, tiền công phải trả cho người lao động và các khoản phụ cấp
lương (nếu có).
+ Các khoản phụ cấp lương làm căn cứ để trích, nộp kinh phí công
đoàn gồm: Phụ cấp chức vụ, phụ cấp chức vụ bầu cử, phụ cấp trách
nhiệm, phụ cấp thâm niên, phụ cấp khu vực (nếu có).
+ Đối với cơ quan hành chếnh nhà nước thực hiện khoán biên chế
và kinh phí quản lý hành chính; đơn vị sự nghiệp co thu thực hiện cơ
chế tự chủ tài chính: Qũy tiền lương làm căn cứ trích, nộp kinh phí
công đoàn không bao gồm hệ số điều chỉnh tăng thêm tiền lương tối
14
thiểu thực huện theo quy định hiện hành đối với các cơ quan hành
chính sự nghiệp.
Phương thực trích nộp kinh phí công đoàn
Đối với các đơn vị, tổ chức không hưởng lương từ ngân sách nhà
nước và các doanh nghiệp nơi có tổ chức công đoàn hoạt động: Thủ
trưởng đơn vị, tổ chức, giám đốc doanh nghiệp có trách nhiệm trích,
nộp đủ kinh phí công đoàn mỗi quý một lần vào tháng đầu quý cho cơ
quan công đoàn theo quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
1.2. Lý luận tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.
1.2.1. Nhiệm vụ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
* Ý nghĩa: Lao động của con người cùng với đối tượng lao động
và tư liệu lao động hợp thành 3 yếu tố cơ bản của quá trình SXKD.
Trong 3 yếu tố đó thì lao động của con người là yếu tố quan trọng
nhất, vì không có lao động của con người thì tư liệu lao động và đối

tượng lao động cũng chỉ là những vật vô dụng. Để quá trình sản xuất
đạt hiệu quả cao, việc phân công và sử dụng lao động hợp lý, phát huy
được sở trường của từng nhóm lao động. Đồng thời, trên cơ sở nắm
chắc số lượng, chất lượng và kềt quả lao động nhằm xác định số tiền
lương cho từng người lao động một cách đúng đắn là điều cần thiết và
vô cùng quan trọng. Bởi vì chi phí về lao động là 1 trong các yếu tố
chi phí cơ bản cấu thành nên giá thành sản phẩm do doanh nghiệp sản
xuất ra. Sử dụng hợp lý lao động cũng chính là tiết kiệm chi phí lao
động sống, góp phần hạ giá thành sản phẩm, tăng doanh lợi cho doanh
nghiệp và là điều kiện để cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh
thần cho công nhân viên, cho người lao động trong doanh nghiệp. Tiền
lương được sử dụng như một đòn bẩy kinh tế để kích thích, động viên
người lao động hăng hái sản xuất, tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội.
15
*Nhiệm vụ của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
- Phản ánh đầy đủ, chính xác thời gian, số lượng và kềt quả lao động
của người lao động. Tính đúng và thanh toán đầy đủ, kịp thời tiền
lương và các khoản trích theo lương cho các đối tượng sử dụng.
- Tính toán, phân bổ chính xác chi phí về tiền lương và các khoản
trích theo lương cho các đối tượng sử dụng.
- Định kỳ tiền hành phân tích tình hình quản lý, sử dụng lao động;
Tình hình quản lý và chỉ tiêu quỹ lương, xây dựng phương án trả lương
hợp lý; Cung cấp các thông tin kinh từ cần thiết cho các bộ phận liên
quan.
1.2.2. Hạch toán số lượng, thời gian và kềt quả lao động.
a. Hạch toán số lượng lao động.
Chỉ tiêu số lượng lao động của doanh nghiệp được phản ánh trên
“ Sổ danh sách lao động” của doanh nghiệp do phòng (bộ phận lao
động – tiền lương lập dựa trên số lao động hiện có của doanh nghiệp,
bao gồm cả số lao động dài hạn, lao động tạm thời, lao động trực tiếp,

gián tiếp và lao động thuộc các lĩnh vực khác ngoài sản xuất. “Sổ danh
sách lao động” không chỉ lập chung cho toàn doanh nghiệp mà còn
được lập riêng cho từng bộ phận trong doanh nghiệp nhằm thường
xuyên nắm chắc số lượng lao động hiện có của từng bộ phận và toàn
doanh nghiệp.
Cơ sở để ghi “ Sổ danh sách lao động” là chứng từ ban đầu về
tuyển dụng, thuyên chuyển công tác, nâng bậc, thôi việc… Các chứng
từ trên chủ yếu do phòng ban quản lý nghiệp vụ lao động – tiền lương
lập mỗi khi tuyển dụng, nâng bậc, cho thôi việc…
16
Mọi sự biến động về số lượng lao động đóu phải được ghi chép
kịp thời vào “Sổ danh sách lao động” để trên cơ sở đó làm căn cứ cho
việc tính lương phải trả và các chế độ khác cho người lao động được
kịp thời.
b. Hạch toán thời gian lao động
Hạch toán thời gian lao động phải đảm bảo ghi chép, phản ánh
kịp thời, chính xác số ngày công, giờ công làm việc thực tế hoặc ngừng
việc, nghỉ việc của từng người lao động từng đơn vị sản xuất, từng
phòng ban trong doanh nghiệp.
Hạch toán thời gian lao động có ý nghĩa rất lớn trong việc quản
lý lao động, kiểm tra chấp hành kỷ luật lao động, làm căn cứ tính
lương, tính thưởng chính xác cho người lao động.
Chứng từ ban đầu quan trọng nhất để hạch toán thời gian lao
động trong các doanh nghiệp là Bảng chấm công. Bảng chấm công sử
dụng để ghi chép thời gian thực tế làm việc, nghỉ việc của người lao
động theo từng ngày. Bảng chấm công phải lập riêng cho từng bộ phận
và dùng trong một tháng (tương ứng với kỳ tính lương). Tổ trưởng tổ
sản xuất hoặc trưởng các phòng ban là người trực tiếp ghi bảng chấm
công căn cứ vào số lao động có mặt, vắng mặt đầu ngày làm việc ở đơn
vị mình. Bảng chấm công phải để ở một địa điểm công khai, để người

lao động giám sát thời gian lao động của mỗi người. Bảng chấm công
là căn cứ để tính lương, tính thưởng cho từng người lao động và để
tổng hợp thời gian lao động trong toàn doanh nghiệp.
Đối với các trường hợp ngừng việc xảy ra trong ngày do bất cứ
nguyên nhân gì, đều phải lập biên bản ngừng việc là cơ sở để tính
lương và xử lý thiệt hại gây ra.
17
Đối với trường hợp nghỉ việc do ốm đau, tai nạn lao động, thai
sản… phải có chứng từ nghỉ việc do các cơ quan có thẩm quyền cấp và
được ghi vào bảng chấm công theo những ký hiệu quy định.
c. Hạch toán kết quả lao động
Đi đôi với hạch toán số lượng lao động và thời gian lao động,
việc hạch toán kết quả lao động là một nội dung quan trọng trong toàn
bộ công tác quản lý và hạch toán lao động – tiền lương ở doanh nghiệp.
Hạch toán kết quả lao động phải đảm bảo phản ánh chính xác số
lượng và chất lượng sản phẩm hoặc khối lượng công việc hoàn thành
của từng người, từng bộ phận để làm căn cứ tính lương, tính thưởng và
kiểm tra sự phù hợp tiền lương phải trả với kềt quả lao động thực tế,
tính toán, xác định năng xuất lao động, kiểm tra tình hình thực hiện
định mức lao động của từng người, từng bộ phận và cả doanh nghiệp.
Để hạch toán lao động trong các doanh nghiệp, kế toán sử dụng
các chứng từ ban đầu, khác nhau tùy thuộc vào loại hình và đặc điểm
sản xuất của từng doanh nghiệp. Chứng từ ban đầu được sử dụng phổ
biến để hạch toán kết quả lao động là Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc
công việc hoàn thành, hợp đồng giao khoán…
Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành là chứng từ
xác nhận số sản phẩm hoặc công việc hoàn thành của từng đơn vị hoặc
cá nhân người lao động. Phiếu này do người giao việc lập và phải có
đầy đủ chữ ký của người giao việc, người nhận việc, người kiểm tra
chất lượng sản phẩm và người duyệt. Phiếu được chuyển cho phòng kề

toán để tính lương, tính thưởng (hình thức trả lương theo sản phẩm).
Trong trường hợp giao khoán công việc thì chứng từ ban đầu là
Hợp đồng giao khoán, hợp đồng này là bản kề kềt giữa người giao
18
khoán và người nhận giao khoán về khối lượng công việc, thời gian
làm việc, trách nhiệm và quyền lợi mỗi bên khi thực hiện công việc đó.
Chứng từ này là cơ sở để thanh toán tiền công lao động cho người nhận
khoán.
Trường hợp kiểm tra, nghiệm thu phát hiện sản phẩm hỏng thì cán
bộ kiểm tra chất lượng phải cùng với người phụ trách bộ phận lập
Phiếu báo hỏng để làm căn cứ lập biên bản xử lý.
1.2.3 Kế toán các khoản phải trả người lao động.
1.2.3.1. Chứng từ kế toán sử dụng
- Bảng chấm công
- Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành.
- Bảng thanh toán tiền lương thêm giờ.
- Bảng thanh toán tiền thưởng.
- Bảng thanh toán tiền lương.
- Bảng chấm công làm thêm giờ.
- Bảng thanh toán tiền thuê ngoài.
- Bảng kê trích nộp các khoản phải nộp theo lương.
- Hợp đồng giao khoán.
- Phiếu chi, giấy báo nợ…
1.2.3.2 Tài khoản sử dụng.
Tài khoản 334 “ Phải trả người lao động”
Công dụng: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải trả
và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động của
19
doanh nghiệp vê tiền lương, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và
các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của người lao động.

Kềt cấu và nội dung phản ánh:
Bên Nợ:
- Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương, bảo
hiểm xã hội và các khoản khác đã trả, đã chi, đã ứng trước cho người
lao động.
- Các khoản khấu trừ vào tiền lương, tiền công của người lao động.
Bên có: Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất
lương và các khoản khác còn phải trả cho người lao động.
Số dư bên có: Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất
lượng và các khoản khác còn phải trả người lao động.
TK 334 có 2 tài khoản cấp 2:
TK 3341 – Phải trả công nhân viên: Phản ánh các khoản phải trả
cho công nhân viên của doanh nghiệp về tiền lương, tiền thưởng có
tính chất lương, bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả khác thuộc về
thu nhập của công nhân viên.
TK 3348 – Phải trả người lao động khác: Phản ánh các khoản phải
trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động khác
ngoài công nhân viên của doanh nghiệp về tiền công, tiền thưởng (nếu
có) có tính chất về tiền công và các khoản khác thuộc về thu nhập của
người lao động.
20
1.2.3.3.Sổ sách kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
a. Hình thức kế toán Nhật ký chung
Sơ đồ 01: Sơ đồ trình tự ghi sổ và các mẫu sổ kế toán sử dụng của hình thức kế
toán Nhật ký chung
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ
Đối chiếu, kiểm tra
21

Chứng từ kế toán
Sổ nhật ký đặc
biệt
SỐ NHẬT KÝ CHUNG
Sổ kế toán chi
tiết
SỔ CÁI TK 334,338
Bảng tổng hợp
chi tiết
Bảng cân đối số
phát sinh
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
b. Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ cái
Sơ đồ 02: Sơ đồ trình tự ghi sổ và các mẫu sổ kế toán sử dụng của hình thức kế toán
Nhật ký - Sổ cái
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
22
Chứng từ kế toán
Sổ quỹ
Bảng tổng hợp
kế toán chứng
từ cùng loại
Sổ kế toán
chi tiết
NHẬT KÝ SỔ CÁI TK
334,338
Bảng tổng

hợp chi tiết
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
c. Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ
Sơ đồ 03: Sơ đồ trình tự ghi sổ và các mẫu sổ kế toán sử dụng của hình thức kế
toán Chứng từ ghi sổ
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra

23
Chứng từ kế toán
Sổ quỹ
Bảng tổng hợp
kế toán chứng
từ cùng loại
Sổ kế toán
chi tiết
SỔ CÁI
Bảng tổng
hợp chi tiết
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Sổ đăng ký
chứng từ ghi
sổ
Bảng cân đối số
phát sinh
d. Hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ
Sơ đồ 04: Sơ đồ trình tự ghi sổ và các mẫu sổ kế toán sử dụng của hình thức kế

toán Nhật ký - Chứng từ
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
e. Hình thức kế toán trên máy tính
Sơ đồ 05: Sơ đồ trình tự ghi sổ và các mẫu sổ kế toán sử dụng của hình thức kế
toán trên máy tính

Ghi chú: Nhập số liệu hàng ngày
In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm
Đối chiếu, kiểm tra
24
Chứng từ kế toán và các
bảng phân bổ
Bảng kê
Sổ cái
Sổ kế toán
chi tiết
NHẬT KÝ CHỨNG TỪ
Bảng tổng hợp
chi tiết
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
CHỨNG TỪ
KẾ TOÁN
BẢNG TỔNG
HỢP CHỨNG TỪ
KẾ TOÁN CÙNG
LOẠI
SỔ KẾ TOÁN

-Sổ tổng hợp
-Sổ chi tiết
-Báo cáo tài chính
-Báo cáo kế toán
quản trị

MÁY VI TÍNH
1.2.3.4 Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
+ Tính tiền lương, các khoản phụ cấp theo quy định phải trả cho
người lao động, ghi:
Nợ TK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang
Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
Nợ TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công (623.1)
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (627.1)
Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng (641.1)
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (642.1)
Có TK 334 – Phải trả người lao động (334.1, 334.8)
+ Tính tiền thưởng phải trả cho công nhân viên:
- Khi xác định số tiền thưởng trả công nhân viên từ quỹ khen
thưởng, ghi:
Nợ TK 3531 – Qũy khen thưởng phúc lợi
Có TK 334 – Phải trả người lao động (334.1, 334.8)
- Khi xuất quỹ chi trả tiền lương, ghi:
Nợ TK 334 – Phải trả người lao động (334.1)
Có các TK 111, 112,…
+ Tính tiền bảo hiểm xã hội (ốm đau, thai sản, tai nạn…) phải trả
cho công nhân viên, ghi:
Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3383)
CÓ TK 334 – Phải trả người lao động (3341)
+ Tính tiền lương nghỉ phép thực từ phải trả cho công nhân viên:

25

×