Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống kế toán của công ty xăng dầu khu vực iii

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.92 MB, 56 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, kết quả kinh doanh của bất kì
donh nghiệp sản xuất kinh doanh nào cũng được nhận định từ góc độ xã hội và
góc độ kinh tế. Nếu xét trên góc độ xã hội, doanh nghiệp phải đảm bảo cung
ứng lưọng sản phẩm nhất định đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Còn
trên góc độ kinh tế, doanh nghiệp phải đảm bảo kinh doanh có lãi, tức là doanh
thu phải đủ bù đắp chi phí bỏ ra. Đây quả thật là một bài toán khó đối với các
doanh nghiệp, khi mà vừa phải thực hiện tốt cả chức năng xã hội và chức năng
kinh tế.
Xăng dầu là một loại hàng hoá đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự
phát triển kinh tế xã hội. Đặc biệt trong thời gian gần đây, khi mà giá xăng dầu
lên xuống nhiều lần thì khó khăn lại đặt ra với các doanh nghiệp kinh doanh
xăng dầu trong việc đáp ứng nhu cầu xã hội mà vẫn đảm bảo có lợi nhuận.
Đứng trước tình hình chung của nền kinh tế, Công ty xăng dầu khu vực
III, với tư cách là một đơn vị trực thuộc của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam
Petrolimex, đã nghiên cứu thị trường và khách hàng nhằm không ngừng nâng
cao chất lượng phục vụ, đa dạng hoá các hình thức kinh doanh, đảm bảo thực
hiện tốt cả chức năng kinh tế lẫn chức năng xã hội của công ty. Là một công ty
thương mại, bên cạnh việc cung cấp các sản phẩm xăng, dầu, mỡ nhờn và gas,
công ty còn đa dạng hoá hoạt động của mình bằng cách cung cấp thêm các dịch
vụ cho thuê kho, bến bãi, vận chuyển xăng dầu, kinh doanh vật liệu xây dựng…
Là một sinh viên cuối khóa, em may mắn được thực tập tại Công ty xăng
dầu khu vực III. Trên cương vị là một sinh viên chuyên ngành kế toán, em sẽ đi
sâu tìm hiểu về công ty xăng dầu khu vực III nói chung và công tác kế toán của
công ty nói riêng. Từ đó, em mong muốn củng cố lại kiến thức về chuyên
ngành mình đang theo học và góp phần hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán nói
chung của công ty.
Nội dung báo cáo thực tập tổng hợp gồm 3 phần:
- Phần 1: Tổng quan về đặc điểm kinh tế kĩ thuật và tổ chức bộ máy quản
lý hoạt động kinh doanh của công ty xăng dầu khu vực III.
Báo cáo thực tập tổng hợp - Sinh viên Phạm Ngọc Huỳnh - Lớp B7.21.11 Trang 1/56


- Phần 2: Tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống kế toán của công ty xăng
dầu khu vực III.
- Phần 3: Một số đánh giá về tình hình tổ chức hạch toán kế toán tại công
ty xăng dầu khu vực III.
Mặc dù có nhiều cố gắng song do hạn chế về kiến thức cũng như thời
gian tìm hiểu nên báo cáo thực tập của em còn có nhiều thiếu sót. Em rất mong
có sự xem xét đánh giá của thầy cô để báo cáo được hoàn thiện hơn.
Hải Phòng, ngày 20 tháng 5 năm 2010
Sinh viên
Phạm Ngọc Huỳnh
Báo cáo thực tập tổng hợp - Sinh viên Phạm Ngọc Huỳnh - Lớp B7.21.11 Trang 2/56
PHẦN 1:
TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KĨ THUẬT VÀ TỔ
CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DAONH CỦA
CÔNG TY XĂNG DẦU KHU VỰC III
1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của công ty xăng dầu khu vực III.
Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), tiền thân là Tổng công ty
Xăng dầu mỡ được thành lập theo Nghị định số 09/BTN ngày 12/01/1956 của
Bộ Thương nghiệp và được thành lập lại theo Quyết định số 224/TTg ngày
17/04/1995 của Thủ tướng Chính phủ. Tổng công ty xăng dầu Vệt Nam hiện có
41 công ty thành viên, 34 chi nhánh và xí nghiệp trực thuộc các công ty thành
viên 100% vốn Nhà nước, có 23 công ty cổ phần có vốn góp chi phối của Tổng
công ty, có 3 công ty liên doanh với nước ngoài và có 1 chi nhánh tại
Singapore. Hiện nay, Tổng công ty có trụ sở chính đặt tại số 1 Khâm Thiên,
quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
Là doanh nghiệp nhà nước được xếp hạng đặc biệt, có quy mô toàn quốc,
bảo đảm 60% thị phần xăng dầu cả nước, Petrolimex luôn phát huy vai trò chủ
lực, chủ đạo bình ổn và phát triển thị trường xăng dầu, các sản phẩm hoá dầu
đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế
của đất nước và bảo đảm an ninh quốc phòng Chặng đường hơn 50 năm xây

dựng và phát triển của Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam luôn gắn liền với các
sự kiện lịch sử trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước:
Là đơn vị trực thuộc, công ty xăng dầu khu vực III là 1 trong những đơn
vị đầu tiên đã đặt nền móng cho việc hình thành Tổng công ty xăng dầu Việt
Nam (Petrolimex) ngày nay. Công ty xăng dầu khu vực III tiền thân là Công ty
xăng dầu Hải Phòng được thành lập ngày 29/7/1955 theo quyết định số 1566
UBQC/HP của chủ tịch uỷ ban quân chính thành phố Hải Phòng và được thành
lập lại theo quyết định số 349/TM/TCCB ngày 31/03/1993 của Bộ Thương Mại,
đăng ký kinh doanh số 108123 ngày 10/5/1993 do Trọng tài kinh tế Hải Phòng
Báo cáo thực tập tổng hợp - Sinh viên Phạm Ngọc Huỳnh - Lớp B7.21.11 Trang 3/56
cấp. Trụ sở công ty đặt tại số 1 Sở Dầu, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng,
số điện thoại: 031.3850632, số fax: 031.3850333.
Ban đầu tên gọi của công ty là Tổng công ty xăng dầu mỡ Thượng Lý -
Hải Phòng, trực thuộc Tổng công ty bách hoá Bộ Công thương. Từ năm 1955-
1980, công ty đã nhiều lần thay đổi tên gọi: Tổng kho xăng dầu mỡ Thượng Lý-
Hải Phòng , Trạm bán buôn xăng dầu Hải Phòng, chi cục xăng dầu Hải Phòng.
Đến năm 1980, công ty mới chính thức lấy tên là công ty xăng dầu khu vực III
và tên gọi này tiếp tục được sử dụng cho đến hiện nay, mặc dù này 19-1-1995,
theo Quyết định của Bộ thương mại, chi nhánh dầu lửa Hải Phòng được hợp
nhất với công ty xăng dầu khu vực III.
Công ty xăng dầu khu vực III có chức năng tiếp nhận, bảo quản, cung
ứng các loại xăng, dầu, gas, dầu mỡ nhờn và các sản phẩm hóa dầu cho các
ngành kinh tế, an ninh quốc phòng và tiêu dùng của nhân dân thành phố Hải
Phòng. Trong chặng đường hơn 50 năm xây dựng và phát triển, công ty đã đóng
góp thành tích lớn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước với nhiều tấm
gương tiêu biểu trong chiến đấu và sản xuất. Ngày nay công ty đang trên đà đổi
mới, phát triển, ứng dụng thành tựu khoa học và kỹ thuật, hiện đại hóa công
nghệ, thiết bị cung ứng xăng dầu, công nghệ quản lý, mở rộng mạng lưới cửa
hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh, nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường, đảm
bảo nguồn xăng dầu cho sự nghiệp CNH-HĐH, phát triển kinh tế xã hội của

thành phố Hải Phòng và khu vực. Công ty luôn hoàn thành tốt các chỉ tiêu kinh
tế kĩ thuật mà thành phố giao phó, làm tròn nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước,
ổn định và cải thiện đời sống của cán bộ công nhân viên. Do vậy, công ty xứng
đáng là hình ảnh tiêu biểu của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam tại Hải Phòng.
Trong quá trình 50 năm hoạt động của mình, với nhiều thành tích đóng
góp cho đất nước, công ty xăng dầu khu vực III được Đảng và Nhà nước tặng
thưởng: Danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang, Huân chương Độc lập hạng
III, Huân chương Chiến công hạng nhất, hạng nhì, hạng ba; huân chương Lao
động hạng nhất, hạng nhì, hạng ba; nhiều bằng khen của Chính phủ, của cấp bộ
ngành và bằng khen của UBND thành phố Hải Phòng. Nhiều cá nhân, tập thể
của công ty đã được tặng thưởng huân huy chương, huy chương, bằng khen của
Nhà nước và địa phương.
1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty xăng dầu khu vực III.
Báo cáo thực tập tổng hợp - Sinh viên Phạm Ngọc Huỳnh - Lớp B7.21.11 Trang 4/56
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của công ty.
Thực hiên sự chỉ đạo của Tổng công ty, công ty xăng dầu khu vực III có
chức năng tiếp nhận, bảo quản, cung ứng các loại xăng, dầu, gas, dầu mỡ nhờn
và các sản phẩm hoá dầu cho các ngành kinh tế, quốc phòng và tiêu dung của
thành phố Hải Phòng và khu vực. Là doanh nghiệp Nhà nước, công ty vừa phải
thực hiện tốt chức năng xã hội và chức năng kinh tế của mình. Điều này thể
hiện ở nhiệm vụ của công ty, vừa theo nguyên tắc kinh doanh có lãi, thực hiện
tốt các nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước, hoạt động kinh doanh theo pháp luật,
đồng thời không ngừng nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên, quan tâm
làm tốt công tác xã hội và từ thiện. Từ chức năng và nhiệm vụ chung, công ty đã
xác định các nhiêm vụ cụ thể cần hướng tới như sau:
- Nắm nhu cầu, lên cân đối, xây dựng kế hoạch tiếp nhận và tổ chức kinh
doanh có hiệu quả các mặt hàng xăng dầu, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân
dân và các ngành kinh tế, đảm bảo bình ổn về giá xăng dầu trong khu vực theo
quy định của Nhà nước.
- Mở rộng và phát triển kinh doanh một số dịch vụ khác mang tính

chuyên ngành: tiếp nhận, giữ hộ, bảo quản, bơm rót, vận chuyển, bao thầu, uỷ
thác, tái sinh, pha chế, thay dầu,…và các dịch vụ kĩ thuật mang tính chuyên
ngành khác.
- Tổ chức hạch toán quản lý và kinh doanh có lãi trên nguyên tắc bảo
toàn và phát triển vốn được giao. Đảm bảo thực hiện tốt các nghĩa vụ đối với
Ngân sách Nhà nước.
- Xây dựng kế hoạch đầu tư đổi mới cơ sở vật chất kĩ thuật, mạng lướ
bán lẻ phục vụ có hiệu quả cho hoạt động kinh doanh và đáp ứng nhu cầu của
nhân dân.
- Bảo đảm an toàn sản xuất, hàng hoá, con người, vệ sinh môi trường.
Giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, góp phần tích cực vào công tác
quốc phòng trong địa bàn và khu vực.
- Quản lý và sử dụng lao động, vật tư, tài sản một cách hợp lí, tiết kiệm
và có hiệu quả. Chăm lo cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người lao
động; đào tạo, bồi dưỡng đọi ngũ cán bộ trưởng thành về mọi mặt, không
ngừng nâng cao trình độ văn hoá, trình độ quản lí và chuyên môn nghiệp vụ.
1.2.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty.
Báo cáo thực tập tổng hợp - Sinh viên Phạm Ngọc Huỳnh - Lớp B7.21.11 Trang 5/56
Hoạt động kinh doanh của công ty xăng dầu khu vực III được chia thành
3 nhóm chính như sau:
- Kinh doanh nhiên liệu xăng, dầu:
+ Xăng Mogas 92 (KC), xăng Mogas 95 (KC).
+ Dầu Diezel =<0,5%S, Diezel 0,25%S, Diezel 0,05%S.
+ Dầu Mazut 3,5%S.
+ Dầu hoả.
- Kinh doanh dầu, mỡ nhờn và gas.
+ Dầu động cơ, dầu công ngihêp, mỡ giảm ma sát, mỡ bảo quản.
+ Các loại dầu đặc chủng khác.
+ Gas hóa lỏng, các thiết bị sử dụng gas công nghiệp, dân dụng.
+ Dịch vụ bảo dưỡng, bảo trì và sửa chữa các loại xe ôtô.

- Kinh doanh các dịch vụ khác.
+ Dịch vụ gửi hàng, giữ hàng xăng dầu qua kho.
+ Cho thuê kho, bến bãi.
+ Vận chuyển, chuyển tải xăng dầu qua phương tiện thủy, bộ.
+ Kinh doanh các loại vật tư chuyên dùng xăng dầu.
+ Kinh doanh vật liệu xây dựng.
+ Dịch vụ rửa, sửa, thay dầu ô tô, xe máy
+ Gia công cơ khí sửa chữa các thiết bị xăng dầu.
+ Thiết kế, xây dựng lắp đặt các cửa hàng xăng dầu.
1.2.3. Đặc điểm quy trình công nghệ tiếp nhận và cấp phát xăng dầu.
Do đặc thù về sản phẩm kinh doanh của công ty hầu hết ở dạng thành
phẩm, nhập ngoại và chủ yếu ở dạng lỏng hoặc không có bao bì nên hệ thống
máy móc công nghệ, thiết bị, kho tang, bến bãi… của công ty được xây dựng,
trang bị phù hợp, đáp ứng được công tác giao nhận, bảo quản, lưu trữ và cấp
phát hàng hoá. Hệ thống kho tàng, công nghệ bao gồm:
Báo cáo thực tập tổng hợp - Sinh viên Phạm Ngọc Huỳnh - Lớp B7.21.11 Trang 6/56
- Tổng kho xăng dầu Thượng Lý: là kho đầu mối tiếp nhận xăng dầu
nhập khẩu của miền bắc.Tổng kho xăng dầu Thượng Lý có hệ thống bể chứa
xăng dầu gồm 31 bể trụ đứng, loại từ 1.000m3 đến 5000m3 với tổng sức chứa
trên 60.000m3, chứa được tất cả các loại xăng dầu đang tiêu thụ trên thị trường.
Cầu cảng tiêu chuẩn quốc gia với năng lực tiếp nhận được tàu chuyên dùng chở
xăng dầu và các sản phẩm hóa dầu có trọng tải đến 3.000 tấn. Hệ thống tuyến
ống có thể tiếp nhận diesel, xăng ô tô các loại, dầu hỏa từ các kho đầu mối của
Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam về tổng kho xăng dầu Thượng Lý với công
suất từ 80m3 đến 100m3/giờ.
- Bên cạnh đó, hệ thống xuất xăng dầu hiện đại có khả năng xuất xăng
dầu cùng lúc cho các phương tiện thủy, toa P, và các ô tô xitec. Cầu cảng
chuyên xuất xăng dầu cho phương tiện thủy công suất 150m3/ giờ. Dàn ô tô
xitec tứ động gồm 10 họng xuất đóng 5 loại xăng dầu cho 10 xitec. Dàn xuất
Wagon (đường sắt) có 8 họng xuất đóng tất cả các mặt hàng xe ô tô xitec dung

tích 304m3; đoàn phương tiện vận tải thủy với tổng trọng tải gần 1.000 tấn
phương tiện, công ty có đủ khả năng dịch vụ vận chuyển xăng dầu từ tổng kho
xăng dầu Thượng Lý đến nơi tiêu thụ của khách hàng.
- Công ty còn có phòng thử nghiệm xăng dầu tiêu chuẩn TCVN ISO/IEC
17025:2001 để kiểm tra chất lượng xăng dầu, hệ thống chữa cháy liên hoàn
trong kho ra cầu cảng, trạm kiểm định được Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất
lượng Việt Nam ủy quyền kiểm định xitec ô tô có dung tích đến 25,3, cân điện
tử 60 tấn đảm bảo chính xác; được cấp giấy kiểm định, đảm bảo thuận tiện và
lợi ích cho khách hàng.
- Ngoài ra, công ty còn có 30 cửa hàng bán xăng dầu, được trang bị 70
cột bơm xăng dầu hiện đại, 110 bể thép dung lượng chứa 2632 m3, trạm kinh
doanh xăng dầu trên biển có 8 xà lan với tổng trọng tải 16.000 tấn, 30 xe xitec
các loại, sức chở 240 đến 980 lít.
Từ hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật như trên, quy trình câấpphát và tiếp
nhận xăng dầu được thực hiện như sau: các loại xăng dầu được nhập trực tiếp từ
tàu nước ngoài hoặc tàu nội địa tại cảng Thượng Lý và bơm vào bể chứa. Xăng
dầu được bơm từ bể chứa để giao hàng cho tàu, xà lan, ô tô xitec…Các cửa
hang xăng dầu của công ty được xe ôtô của công ty vận chuyển đến giao hàng
theo số lượng, loại hàng và thời gian yêu cầu của cửa hàng . Các cửa hàng được
phép bán buôn và bán lẻ không hạn chế số lượng cho khách hàng thanh toán
Báo cáo thực tập tổng hợp - Sinh viên Phạm Ngọc Huỳnh - Lớp B7.21.11 Trang 7/56
ngay, còn đối với các trường hợp khác thì phải có sự đồng ý của Giám đốc công
ty, đồng thời cửa hàng phải có trách nhiêm thu hồi công nợ trong thời gian sớm
nhất.
1.3.Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh của công ty xăng dầu
khu vực III.
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ kinh doanh được giao, bộ máy tổ chức
quản lý luôn được công ty quan tâm xây dựng và đổi mới phù hợp với đặc điểm
quản lý, hạch toán kinh doanh nhằm khai thác mọi tiềm năng, thế mạnh của đơn
vị. Bộ máy quản lý của công ty xăng dầu khu vực III được xây dựng theo kiểu

trực tuyến tham mưu.
* Ban giám đốc gồm có:
- Giám đốc : phụ trách chung.
- 2 Phó giám đốc.
* Các phòng nghiệp vụ: là cơ quan tham mưu giúp việc cho ban giám đốc
về từng mặt công tác, đáp ứng công tác chỉ đạo, điều hành của ban giám đốc
với các đơn vị, gồm có:
- Phòng kinh doanh xăng dầu.
- Phòng tổ chức cán bộ.
- Phòng kế toán tài chính.
- Phòng kĩ thuật.
- Phòng tin học.
- Phòng hành chính.
* Các đơn vị trực thuộc: là những bộ phận trực tiếp quản lý, điêù hành và
tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao, tham mưu, đề xuất với giám đốc các
vấn đề về tổ chức sản xuất, kinh doanh. Các đơn vị trực thuộc bao gồm:
- Tổng kho xăng dầu Thượng Lý: lưu trữ xăng dầu, kinh doanh dịch vụ
kho bể.
- Trạm kinh doanh vận tải xăng dầu: có nhiệm vụ:
+ Kinh doanh xăng dầu, dầu mỡ nhờn gas.
Báo cáo thực tập tổng hợp - Sinh viên Phạm Ngọc Huỳnh - Lớp B7.21.11 Trang 8/56
+ Dịch vụ vận tải, cung ứng xăng dầu trên sông biển.
+ Tái xuất, cung ứng xăng dầu cho các phương tiện trên sông biển.
- Cửa hàng dịch vụ vật tư: có nhiệm vụ:
+ Kinh doanh các loại vật tư thiết bị xăng dầu.
+ Kinh doanh các loại vật liệu xây dựng, bãi đỗ xe
- Xưởng cơ khí:
+ Thiết kế, xây dựng các cửa hàng xăng dầu.
+ Gia công cơ khí, sửa chữa động cơ, ô tô và các thiết bị xăng
dầu., gas.

+ Lắp đặt các thiết bị xăng dầu, gas.
- Đội xe:
+ Vận tải, cung ứng các loại xăng dầu theo yêu cầu của công ty.
+ Dịch vụ vận tải xăng dầu trên bộ.
- Trung tâm dịch vụ kinh doanh gas và dầu mỡ nhờn: dịch vụ, cung ứng
Gas và dầu nhờn.
* Các cửa hàng bán lẻ: 30 cửa hàng .
1. Cửa hàng xăng dầu trung tâm.
2. điểm bán xăng dầu bến xe Lạc
Long.
3. Cửa hàng xăng dầu Thượng Lý.
4. Cửa hàng xăng dầu An Lạc.
5. Cửa hàng xăng dầu Quán Toan.
6. Cửa hàng xăng dầu An Dương.
7. Cửa hàng xăng dầu Lạc Viên.
8. Cửa hàng xăng dầu Công Thành
9. Cửa hàng xăng dầu Trúc Sơn
10. Cửa hàng xăng dầu Thuỷ Tinh
11. Cửa hàng xăng dầu Lach Tray
12. Cửa hàng xăng dầu Đổng Quốc
16. Cửa hàng xăng dầu Kiến An
17. Cửa hàng xăng dầu Quán Trữ
18. Cửa hàng xăng dầu An Tràng
19. Cửa hàng xăng dầu Quang Trung
20. Cửa hàng xăng dầu Vĩnh Bảo
21. điểm bán xăng dầu Tam Cường
22. Cửa hàng xăng dầu Tiên Lãng
23. cửa hàng xăng dầu Đại Bản
24. Cửa hàng xăng dầu An Hồng
25. Cửa hàng xăng dầu Thuỷ Sơn

26. Cửa hàng xăng dầu Minh Đức
27. điểm bán xăng dầu Mỏ đá Tràng
kênh
Báo cáo thực tập tổng hợp - Sinh viên Phạm Ngọc Huỳnh - Lớp B7.21.11 Trang 9/56
Bình
13. Cửa hàng xăng dầu Tam Bạc
14. Cửa hàng xăng dầu Đồ Sơn
15. Cửa hàng xăng dầu Đồ Sơn 1
28. Cửa hàng xăng dầu Vạn Mỹ
29. Cửa hàng xăng dầu Tân Dương
30. Cửa hàng xăng dầu Cát Bà
Có thể khái quát bộ máy tổ chức quản lý của công ty xăng dầu khu vực
III thành sơ đồ sau đây:
Sơ đồ 1.1: Tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh tại công ty xăng dầu khu vực III.
1.4. Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của công ty xăng dầu khu
vực III.
Tình hình tài chính, cơ cấu tài sản, nguồn vốn của Công ty được thể hiện trên
bảng cân đối kế toán của công ty (biểu 1.1)
Báo cáo thực tập tổng hợp - Sinh viên Phạm Ngọc Huỳnh - Lớp B7.21.11 Trang 10/56
PHÒNG
TIN HỌC
XƯỞNG
CƠ KHÍ
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC KĨ
THUẬT
PHÓ GIÁM ĐỐC
NỘI CHÍNH
PHÒNG
QUANR LÝ

KỸ THUẬT
TỔNG
KHO
THƯỌNG

PHÒNG
KẾ
TOÁN
PHÒNG
KD
XĂNG
DẦU
PHÒNG TỔ
CHỨC
HÀNH
CHÍNH
CỬA HÀNG
DỊCH VỤ
VẬT TƯ
ĐỘI XE 30 CỬA
HÀNG BÁN
LẺ
TRẠM KD
VẬN TẢI
XĂNG
DẦU
TRUNG TÂM
DỊCH VỤ KD
GAS VÀ DẦU
MỠ NHỜN

Biểu 1.1: Bảng cân đối kế toán của công ty xăng dầu khu vực III qua các năm 2007,
2008, 2009
Tài sản Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
A. Tài sản ngắn hạn 108 036 019 948 155 891 893 915 92 970 271 146
1. Tiền và các khoản tương đương tiền 10 273 587 083 6019 819 059 2884 528 176
2. Các khoản phải thu ngắn hạn 76 758 569 360 121 141 388 434 85 423 020 428
- Phải thu của khách hàng 70 328 265 230 105 769 084 970 73 597 691 282
- Trả trước cho người bán 1964 812 506 880 153 452 2712 643 248
- Các khoản phải thu khác 5587 642 425 14 860 401 741 11 098 724 483
- Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (1122 150 801) (368 251 729) (1986 038 585)
3. Hàng tồn kho 19 191 570 586 28 141 848 975 3 672 990 847
4. Tài sản ngắn hạn khác 1812 292 919 588 837 447 989 731 695
B. Tài sản dài hạn 20 908 084 674 28 289 781 037 38 181 260 910
I. TSCĐ 18 293 196 706 24 246 805 080 34 121 767 697
1. TSCĐ hữu hình 15 976 300 349 19 781 340 031 18 822 736 749
- nguyên giá 107 971 459 554 116 881 695 391 120 887 005 254
- Giá trị hao mòn luỹ kế (91 995 159 205) (97 100 355 360) (102 064 268 505)
2. TSCĐ vô hình 1493 321 333 4075 475 333 4365 371 889
- nguyên giá 1499 988 000 4133 042 000 4558 394 900
- Giá trị hao mòn luỹ kế (6666 667) (57 566 667) (193 023 011)
II. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 823 575 024 389 989 716 10 933 659 059
III. Đầu tư dài hạn khác 1261 194 625 2660 973 625 2500 000 000
IV. Tài sản dài hạn khác 1353 693 343 1382 002 332 1559 493 213
Tổng cộng tài sản 128 944 104 622 184 181 674 952 131 151 532 056
Nguốn vốn Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
A. Nợ phải trả 75 306 936 762 118 022 704 096 65 958 831 397
I. Nợ ngắn hạn 74 546 101 603 117 097 137 092 65 109 022 166
1. Vay và nợ ngắn hạn 27275 000 000 64 000 000 000
2. Phải trả người bán 1159 792 508 2253 513 464 2768 944 835
3. Người mua trả tiền trước 1232 731 782 165 814 481 77 933 042

4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 5599 448 839 6725 122 676 4450 132 586
Báo cáo thực tập tổng hợp - Sinh viên Phạm Ngọc Huỳnh - Lớp B7.21.11 Trang 11/56
5. Phải trả người lao động 1922 085 784 3165 787 733 1760 081 283
6. Phải trả nội bộ 35 176 687 541 37 147 259 506 38 819 860 308
7. Phải trả phải nộp ngắn hạn khác 2 180 355 149 3 639 639 232 17 232 070 112
II. Nợ dài hạn 760 835 159 925 567 004 849 809 231
B. Vốn chủ sở hữu 53 637 167 860 66 158 970 856 65 192 700 659
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 42 232 803 011 56 730 574 382 58 289 936 754
2. Quỹ đầu tư phát triển 2342 226 927 625 262 042 363 926 944
3. Quỹ dự phòng tài chính 960 937 039 2499 038 905 2908 929 525
4. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 7 822 746 832
5. Quỹ khen thưởng phúc lợi 278 454 051 6304 095 527 3629 907 436
Tổng cộng nguồn vốn 128 944 104 622 184 181 674 952 131 151 532 056
Các chỉ tiêu ngoài bảng cân đối kế toán 121 397 322 520 181 793 715 967 214 145 762 114
1. Vật tư, hàng hóa nhận gia công, giữ hộ 120 117 691 038 180 411 713 293 213 032 775 293
2.Hàng hóa nhận bán hộ, ký cược, ký gửi 1 279 631 166 1382 002 332 1112 947 758
Nhìn vào bảng cân đối kế toán của công ty qua 3 năm ta thấy tổng tài sản
và nguồn vốn tăng đột biến vào năm 2008. Năm 2008 là 184.181.674.952 đồng
so với năm 2007 là 128.944.104.622 đồng, tăng 42,8%. Đến năm 2009, tổng tài
sản và nguồn vốn giảm đi còn 131.151.532.056 đồng, giảm 28,8% so với năm
2008. Sở dĩ như vậy là vì xăng dầu là nguồn nhiên liệu chính phục vụ cho các
hoạt động sản xuất kinh doanh đặc biệt là các ngành sắt, thép, xi măng, vận
chuyển. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế trên thế giới trong thời gian
vừa qua đã tác động trực tiếp đến tình hình sản xuất, kinh doanh cũng như tài
chính của các doanh nghiệp do vậy nhu cầu tiêu thụ xăng dầu cũng giảm đi,
lượng hàng tồn kho của công ty tăng lên, năm 2007 là 19.191.570.586 đồng,
năm 2008 là 28.141.848.975, tăng 46,6% so với năm 2007. Các khoản phải thu
của khách hàng cũng tăng từ 70.328.265.230 đồng năm 2007 lên
105.769.084.970 đồng năm 2008, tăng 50,4% so với năm 2007. Các khoản phải
trả của công ty cũng tăng từ 75.306.936.762 đồng năm 2007 lên

118.022.704.096 đồng năm 2008. Tuy nhiên, đến năm 2009, bằng những biện
pháp thích hợp cùng với sự phục hồi dần của nền kinh tế, tình hình tài chính của
công ty đã được cải thiện, tổng nợ phải trả của công ty đã giảm xuống còn
65.958.831.397 đồng, giảm bớt sự ứ đọng vốn và tăng cường thu hồi nợ, lượng
hàng tồn kho giảm còn 3.672.990.847đồng, phải thu khách hàng giảm chỉ còn
Báo cáo thực tập tổng hợp - Sinh viên Phạm Ngọc Huỳnh - Lớp B7.21.11 Trang 12/56
73.597.691.282 đồng. Đồng thời tổng vốn đầu tư của chủ sở hữu không ngừng
tăng qua các năm (năm 2007 là: 53.358.713.809đồng, năm 2008:
59.854.875.329đồng, năm 2009: 58.289.936.754 đồng, tăng 38% so với năm
2006), cơ sở vật chất của công ty cũng được tăng cường, chú trọng đầu tư. Điều
này được thể hiện qua chỉ tiêu nguyên giá của TSCĐ trên bảng 1.1.
Để phục vụ cho sản xuất và kinh doanh, lãnh đạo và CBCNV công ty
bằng sự cố gắng và sáng tạo của mình đã vượt qua mọi khó khăn trở ngại trong
quá trình kinh doanh cũng như sự biến động của thị trường xăng dầu trên thế
giới để duy trì sự tồn tại và đưa công ty ngày càng phát triển đứng vững trên thị
trường, hoàn thành nhiệm vụ chính trị và các chỉ tiêu kinh tế cua ngành giao
cho. Điều này được thể hiện qua các chỉ tiêu trong báo cáo kết quả kinh doanh
của công ty qua 3 năm gần đây (biểu 1.2).
Biểu 1.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Cty XDKV3 năm 2007 - 2009
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
1. Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ 1966 767 535 929 2418 636 656 016 3292 009 317 711
2. Giá vốn hàng bán 1916 788 245 883 2361 104 493 954 3211 363 612 215
3. Lợi nhuận gộp về bán hàng, cung cấp DV 49 979 290 046 57 532 162 062 80 645 705 496
4. Doanh thu hoạt động tài chính 196 613 766 319 776 723 261 581 159
5. Chi phí tài chính
Trong đó chi phí lãi vay
2581 929 017
2581 929 017
1633 661 984
1630 287 764

1925 053 423
1904 004 160
6. Chi phí bán hàng 47 011 951 489 54 713 177 855 52 977 761 365
7. Chi phí quản lý doanh nghiệp
8. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 582 023 306 1505 098 946 26 004 471 867
9. Thu nhập khác 680 377 191 1582 455 895 3263 664 408
10. Chi phí khác 93 980 793 725 509 526 312 591 602
11. Lợi nhuận khác 586 396 398 856 946 369 2951 072 806
12. Tổng lợi nhuận trước thuế 1168 419 704 2362 045 315 28 955 544 673
13. Chi phí thuế TNDN hiện hành 1277 183 486 1716 768 122 1524 018 026
14. Chi phí thuế TNDN hoãn lại
15. Lợi nhuận sau thuế (108 763 782) 645 277 193 27 431 526 647
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty xăng dầu KVIII)
Qua số liệu ở bảng 1.2 ta thấy doanh thu của công ty không ngừng tăng
qua các năm. Năm 2007, doanh thu đạt 1.966.767.535.929đ, năm 2008 đạt
2.418.636.656.016đ tăng 22.9% so với năm 2007. Năm 2009, đạt
3.292.009.317.711đ, tăng 67.4% so với năm 2007 và 36.1% so với năm 2008.
Đồng thời với sự gia tăng về doanh thu là sự gia tăng về các khoản mục chi phí
Báo cáo thực tập tổng hợp - Sinh viên Phạm Ngọc Huỳnh - Lớp B7.21.11 Trang 13/56
về cả giá vốn, chi phí bán hàng, chi phí lãi vay. Sở dĩ như vậy là do ảnh hưởng
của cuộc khủng hoảng tài chính thời gian vừa qua cũng như sự biến động giá
xăng dầu trên thế giới, đặc biệt là năm 2007 làm tăng giá nhập trong khi khung
giá bán lại do Nhà nước quy định, mặc dù đã có điều chỉnh nhưng chưa đủ mức
và kịp thời, gây khó khăn cho toàn ngành. Bên cạnh đó, một số khách hàng lớn
như khách hàng khối sông biển, khối sản xuất xi măng, sắt thép gặp khó khăn
về tài chính, do đó tiến độ mua hàng và thanh toán với công ty chậm, mức dư
nợ lớn. Ta có thể thấy điều này qua chỉ tiêu hàng tồn kho và phải thu khách
hàng trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp.
Năm 2007, tổng lợi nhuận trước thuế của công ty đạt 1168.419.704đ,
năm 2008: 2362.045.315đ, năm 2009 đạt: 28955.544.673đ. Lợi nhuận của công

ty tuy có tăng so với các năm song chưa cao, Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
rất thấp, năm 2009 mới đạt 0,88%. Do đó, trong những năm tới, công ty cần
xem xét đánh giá lại công tác quản lý chi phí tại đơn vị nhằm giảm bớt chi phí
góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng của lợi nhuận
PHẦN 2:
TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN
CỦA CÔNG TY XĂNG DẦU KHU VỰC III.
2.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty xăng dầu khu vực III.
2.1.1 Chức năng, nhiệm vụ
Phòng kế toán công ty có chức năng thu thập, xử lý và cung cấp các
thông tin về tài sản, nguồn vốn và sự vận động của chúng phục vụ cho công tác
quản lý, tham mưu giúp việc cho giám đốc giám sát, quản lý, điều hành tài
chính và cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty. Hướng dẫn, kiểm tra các phòng
ban, các đơn vị trực thuộc thực hiện đúng quy định của ngành, của Nhà nước về
chế độ kế toán, tài chính, thống kê.
Nhiệm vụ của Phòng kế toán:
Tổ chức công tác hạch toán kế toán phù hợp với đặc điểm, tính chất sản
xuất kinh doanh của công ty trên cơ sở chế độ kế toán doanh nghiệp của Việt
Báo cáo thực tập tổng hợp - Sinh viên Phạm Ngọc Huỳnh - Lớp B7.21.11 Trang 14/56
Nam và các quy định về hạch toán hiện hành của Tổng công ty xăng dầu Việt
Nam.
Ghi chép, tính toán chính xác, đầy đủ, trung thực, kịp thời các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh cũng như tình hình vốn, tài sản hiện có, tình hình luân chuyển,
sử dụng chúng và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, thu chi tài
chính, chế độ phân phối thu nhập và thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước, kiểm tra
việc thực hiện, giữ gìn và sử dụng các loại tài sản, vật tư, tiền vốn, kinh phí.
Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra và thu thập kịp thời, đầy đủ toàn bộ chứng
từ kế toán của công ty. Hướng dẫn các bộ phận liên quan, các đơn vị trực thuộc
thực hiện tốt chế độ ghi chép, thống kê, luân chuyển chứng từ và các nghiệp vụ

kế toán.
Cung cấp số liệu, tài liệu, thông tin kinh tế cho việc điều hành sản xuất
kinh doanh, tổng hợp, phân tích các hoạt động kinh tế, tài chính của công ty,
tham gia nghiên cứu cải tiến tổ chức sản xuất, quản lý kinh doanh nhằm khai
thác có hiệu quả mọi tiềm năng, thế mạnh của công ty, nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh của công ty.
Ngoài ra, ở các đơn vị trực thuộc và cửa hàng cũng có nhân viên kế toán
riêng thực hiện chức năng ghi sổ.
2.1.2 Mô hình tổ chức bộ máy kế toán
Phòng kế toán gồm có 13 người, đứng đầu là kế toán trưởng. Các nhân
viên kế toán đều có trình độ đại học, cao đẳng. Bộ máy kế toán của Công ty
được tổ chức như trên sơ đồ sau:
Báo cáo thực tập tổng hợp - Sinh viên Phạm Ngọc Huỳnh - Lớp B7.21.11 Trang 15/56
Sơ đồ 2.1:Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty xăng dầu khu vực III.
+ Kế toán trưởng: có nhiệm vụ tổ chức bộ máy kế toán, phụ trách chung về mọi
công việc của Phòng, chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về công tác kế
toán, thống kê, tài chính chung toàn công ty.
+ Phó phòng kế toán: giúp việc cho kế toán trưởng, có trách nhiệm hướng dẫn
các nhân viên kế toán về công tác hạch toán kế toán.
+ Kế toán tổng hợp (01 người): tập hợp tài liệu của các kế toán từng phần hành,
lập các bảng kê, bảng phân bổ, lập các báo cáo kế toán định kỳ.
+ Một kế toán ngân hàng: theo dõi và thực hiện các giao dịch giữa công ty với
ngân hàng.
+ Một kế toán bán hàng và thanh toán tiền hàng: theo dõi việc bán hàng và
thanh toán với từng khách hàng.
Báo cáo thực tập tổng hợp - Sinh viên Phạm Ngọc Huỳnh - Lớp B7.21.11 Trang 16/56
KẾ TOÁN TRƯỞNG
PHÓ PHÒNG KẾ TOÁN
Kế
toán

ngân
hàng
Kế
toán
tiền
mặt
Kế
toán
công
nợ
Kế
toán
bán
hàng
Kế toán
đâu tư
XDCB
Kế toán
TSCĐ,
kho
hàng
Kế
toán
doanh
thu,
thuế
Thủ quỹ
Kế toán cửa
hàng
Kế

toán
tổng
hợp
Kế toán các đơn vị
trực thuộc
+ Ba kế toán công nợ: theo dõi các khoản công nợ của khách hàng, cửa hàng và
nội bộ ngành.
+ Hai kế toán chi phí: theo dõi và tập hợp toàn bộ chi phí phát sinh trong quá
trình hoạt động kinh doanh của công ty.
+ Một kế toán kho hàng: theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho của hàng hóa.
+ Một kế toán TSCĐ và XDCB: Theo dõi và phản ánh tình hình tăng, giảm và
trích khấu hao tài sản cố định, theo dõi, tập hợp các khoản chi đầu tư xây dựng
cơ bản.
+ Một thủ quỹ: thực hiện thu chi và theo dõi các khoản thu, chi, tồn quỹ tiền
mặt của công ty.
+ Mỗi đơn vị trực thuộc của công ty đều có một kế toán viên thực hiện việc lập
chứng từ ban đầu của các nghiệp vụ phát sinh, sau đó định kỳ lập bảng kê tổng
hợp chứng từ theo từng loại nghiệp vụ gửi về phòng kế toán công ty. Mỗi bộ
phận, mỗi phần hành kế toán tuy có chức năng và nhiệm vụ riêng song giữa
chúng lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong phạm vi chức năng và quyền
hạn của mình, được thể hiện trên sơ đồ 2.1
2.2. Tổ chức hệ thống kế toán tại công ty xăng dầu khu vực III.
2.2.1. Các chính sách kế toán chung của công ty.
Do đặc thù riêng của ngành xăng dầu, Tổng công ty xăng dầu Việt Nam
đã xây dựng nên chế độ kế toán riêng, áp dụng cho Tổng công ty và cho các
đơn vị xăng dầu thành viên của mình song vẫn trên cơ sở tuân thủ các quy định
của Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-
BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Với tư cách là một đơn vị
thành viên của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam, công ty xăng dầu khu vực III
cũng thực hiện nghiêm túc chế độ kế toán cho ngành xăng dầu.

Để phù hợp với đặc điểm và quy mô kinh doanh, công ty xăng dầu khu
vực III áp dụng hình thức kế toán vừa tập trung, vừa phân tán. Các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh được phản ánh, ghi chép, lữu trữ…tại phòng kế toán của
doanh nghiệp, song có phân tán nghiệp vụ xuống các đơn vị trực thuộc như đội
xe, trung tâm dịch vụ, cửa hàng dịch vụ vật tư…Các đơn vị này lập và kiểm tra
chứng từ, ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật kí chung, cuối mỗi quý lập Bảng
cân đối kế toán nộp lên phòng kế toán của công ty. Các đơn vị trực thuộc khác
Báo cáo thực tập tổng hợp - Sinh viên Phạm Ngọc Huỳnh - Lớp B7.21.11 Trang 17/56
như chuỗi cửa hàng bán lẻ chỉ lập chứng từ ban đầu của các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh, sau đó định kí lập bảng kê tổng hợp chứng từ rồi gửi lên phòng kế
toán công ty tập trung để thực hiện hạch toán tổng hợp trên máy vi tính.
Công ty chọn niên độ kế toán trùng với năm dương lịch, tức là bắt đầu từ
ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12 hàng năm. Đơn vị tiền tệ được công ty sử
dụng trong công tác hạch toán là Đồng Việt Nam, các đồng ngoại tệ sẽ được
chuyển đổi sang Đồng Việt Nam theo tỷ giá hạch toán quy định của Tổng công
ty. Công ty áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Đối với hàng tồn kho, công ty sử dụng phương pháp kê khai thường
xuyên để hạch toán, tính trị giá hàng tồn kho theo phương pháp nhập trước xuất
trước. Ngoài ra, để phù hợp với đặc điểm của công ty về quy mô tổ chức, lĩnh
vực hoạt động, trình độ chuyên môn của đội ngũ kế toán, công ty áp dụng hình
thức kế toán Nhật kí chung, thực hiện công tác kế toán bằng máy vi tính.
2.2.2.Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán tại công ty.
Công ty thực hiện chế độ quản lý và lưu trữ chứng từ theo quy định
chung của Tổng công ty.Về quản lý chứng từ, phòng kế toán sựa vào số hiệu
chứng từ để theo dõi, kiểm tra, kiểm soát, đối chiếu việc ghi chép với nghiệp vụ
kinh tế phát sinh. Số chứng từ phải được sử dụng lien tục từ đầu năm đến cuối
năm.
Đối với chứng từ do đơn vị tự phát hành: phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập
kho, phiếu xuất kho, hoá đơn bán hang…tại mỗi nơi phát sinh sử dụng 1 bộ số
riêng bắt đầu từ số 1,2,3…

- Phiếu thu: lập 2 liên theo mẫu của Bộ Tài chính, 1 liên giao cho người
nộp tiền, 1 liên giao cho thủ quỹ dùng để ghi sổ quỹ và chuyển cho phòng kế
toán ghi sổ.
- Phiếu chi: lập 1 liên duy nhất theo mẫu của Bộ Tài chính quy định. Sau
khi thực hiên việc xuất quỹ và có đủ chữ ký, thủ quỹ ghi sổ quỹ và chuyển cho
phòng kế toán ghi sổ kế toán. Nếu người nhận tiền có yêu cầu thì mới lập thêm
1 liên giao cho người nhận tiền.
Đối với chứng từ bên ngoài chuyển đến( của các cửa hàng , đơn vị trực
thuộc chuyển đến phòng kế toán) thì phải được đánh số lại trước khi ghi sổ.
Báo cáo thực tập tổng hợp - Sinh viên Phạm Ngọc Huỳnh - Lớp B7.21.11 Trang 18/56
Về luân chuyển và lưu trữ chứng từ, công ty yêu cầu chứng từ dung để
hạch toán phải là chứng từ gốc hoặc là chứng từ sao lưu đã có công chứng và
chữ kí của kế toán trưởng. Chứng từ phát sinh định kì một tháng sẽ đươc đóng
thành quyển và ghi rõ loại, thời gian của chứng từ để tiện cho việc quản lý.
Ngoài các chứng từ theo quy định của chế độ kế toán hiện hành, Tổng
công ty yêu cầu phải sử dụng phiếu kế toán trong các trường hợp hạch toán bổ
sung, các bút toán kết chuyển, hạch toán các khoản trích lập dự phòng, phân
phối lợi nhuận…để giúp cho việc diễn giải chi tiết các nghiệp vụ mà trên các
chứng từ kế toán khác chưa thể hiện được. Phiếu kế toán chỉ được lập 1 liên
duy nhất và được lưu trữ tại phòng kế toán. Phiếu kế toán được lập phải đảm
bảo các nội dung sau đây:
- Tên gọi: Phiếu Kế toán
- Số hiệu: Theo qui định quản lý số hiệu chứng từ.
- Tên địa chỉ đơn vị lập Phiếu kế toán.
- Ngày, tháng, năm lập Phiếu kế toán.
- Nội dung nghiệp vụ phát sinh:
+ Căn cứ lập Phiếu
+ Nội dung kinh tế của nghiệp vụ.
+Thuyết minh phương pháp tính toán các chỉ tiêu sử dụng trong
Phiếu kế toán.

+ Các chỉ tiêu về số lượng, đơn giá, số tiền, số tổng cộng và tổng
số tiền bằng chữ của nghiệp vụ kinh tế.
+ Danh sách trích yếu, số lượng chứng từ gốc và tài liệu đính kèm.
- Chữ ký và Họ tên của người lập phiếu, Kế toán trưởng và Thủ trưởng
đơn vị (hoặc người được ủy quyền).
2.2.3. Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán tại công ty.
Trên cơ sở quy định chung của Tổng công ty, công ty xăng dầu khu vực
III sử dụng hệ thống tài khoản kế toán có chi tiết để thuận tiện cho việc hạch
toán và theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Cụ thể,bảng hệ thông tài khoản
của công ty như sau:
Báo cáo thực tập tổng hợp - Sinh viên Phạm Ngọc Huỳnh - Lớp B7.21.11 Trang 19/56
Bảng 2.1: hệ thống tài khoản kế toán áp dụng tại công ty xăng dầu khu vực III
Loại tài khoản
Cấp Cấp Cấp Tên Tài khoản Yêu cầu chi tiêt theo
1 2 3
LOẠI 1: TÀI SẢN NGẮN HẠN

111 Tiền mặt

1111 Tiền Việt Nam

1112 Ngoại tệ
Loại ngoại tệ
111
3
Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý

112 Tiền gửi Ngân hàng

1121 Tiền Việt Nam

Ngân hàng
1122 Ngoại tệ
Ngân hàng, loại ngoại tệ
1123 Vàng bạc, kim khí quý, đá quý
Ngân hàng
113 Tiền đang chuyển

113
1
Tiền Việt Nam

1132 Ngoại tệ
Loại ngoại tệ
121 Đầu tư chứng khoán ngắn hạn

1211 Cổ phiếu
Đối tượng
1212 Trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu
Đối tượng
1218 Chứng khoán khác
Đối tượng
128 Đầu tư ngắn hạn khác

1281 Tiền gửi có kỳ hạn
Ngân hàng
1282 Cho vay vốn
Đối tượng vay
1288 Đầu tư ngắn hạn khác
Đối tượng
129 Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn


1291 Dự phòng giảm giá-Cổ phiếu

1292 Dự phòng giảm giá-Trái phiếu, tín phiếu, kỳ
phiếu

131 Phải thu của khách hàng

131
1
Phải thu khách hàng
Khách hàng
1311
1
Phải thu khách hàng mua buôn
Khách hàng
13112 Phải thu khách hàng Tổng đại lý
Khách hàng
1311
3
Phải thu khách hàng đại lý
Khách hàng
1311
4
Phải thu khách hàng tái xuất
Khách hàng
1311
8
Phải thu khách hàng PT khác
Khách hàng

1312 Phải thu cửa hàng trực thuộc
Khách hàng
13121 Phải thu khách hàng mua buôn
Khách hàng
13122 Phải thu khách hàng Tổng đại lý
Khách hàng
1312
3
Phải thu khách hàng đại lý
Khách hàng
1312
4
Phải thu khách hàng mua lẻ
Khách hàng
13128 Phải thu khách hàng PT khác
Khách hàng
133 Thuế GTGT được khấu trừ

133
1
Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch
vụ

133
2
Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ

136 Phải thu nội bộ

136

1
Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc

136 Phải thu nội bộ công ty
Khách hàng
Báo cáo thực tập tổng hợp - Sinh viên Phạm Ngọc Huỳnh - Lớp B7.21.11 Trang 20/56
3
1363
1
Phải thu nội bộ công ty về hàng hóa
Khách hàng
1363
8
Phải thu nội bộ công ty về các khoản khác
Khách hàng
138 Phải thu khác

138
1
Tài sản thiếu chờ xử lý

1381
1
Tài sản thiếu chờ xử lý về hàng hóa

1381
8
Tài sản thiếu chờ xử lý về tài sản khác

138

5
Phải thu về cổ phần hóa

138
8
Phải thu khác

139 Dự phòng phải thu khó đòi

141 Tạm ứng
Người nhận tạm ứng
142 Chi phí trả trước ngắn hạn

1421 Chi phí trả trước

1422 Chi phí chờ kết chuyển

144 Cầm cố, ký cược, ký quỹ ngắn hạn
Khách hàng
151 Hàng mua đang đi đường

1511 Hàng mua ĐĐ-Xăng dầu

1512 Hàng mua ĐĐ-Dầu mỡ nhờn

151
3
Hàng mua ĐĐ-Hóa chất, dung môi

1515 Hàng mua ĐĐ-Gas, bếp và phụ kiện


1518 Hàng mua ĐĐ-Hàng hóa khác

152 Nguyên liệu, vật liệu

1521 Nguyên liệu, vật liệu

1528 Máy móc, thiết bị, phụ tùng dùng cho đầu tư
xây dựng

153 Công cụ, dụng cụ

153
1
Công cụ, dụng cụ

1532 Bao bì luân chuyển

15321 Vỏ bình gas

15328 Bao bì khác

153
3
Đồ dùng cho thuê

154 Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

154
1

Chi phí sản xuất dở dang
Loại hình kinh doanh, KMục chi
phí
1542 Chi phí dịch vụ dở dang
Loại hình kinh doanh, KMục chi
phí
155 Thành phẩm

156 Hàng hóa

1561 Xăng dầu
Nguồn hàng, kho hàng, mặt hàng
15611 Giá hạch toán
Nguồn hàng, kho hàng, mặt hàng
15612 Chênh lệch giá gốc và giá hạch toán
Nguồn hàng, kho hàng, mặt hàng
1562 Dầu mỡ nhờn
Nguồn hàng, kho hàng, mặt hàng
15621 Giá hạch toán
Nguồn hàng, kho hàng, mặt hàng
15622 Chênh lệch giá gốc và giá hạch toán
Nguồn hàng, kho hàng, mặt hàng
156
3
Hóa chất và dung môi
Nguồn hàng, kho hàng, mặt hàng
1563
1
Giá hạch toán
Nguồn hàng, kho hàng, mặt hàng

15632 Chênh lệch giá gốc và giá hạch toán
Nguồn hàng, kho hàng, mặt hàng
1565 Gas, bếp và phụ kiện
Nguồn hàng, kho hàng, mặt hàng
15651 Giá hạch toán
Nguồn hàng, kho hàng, mặt hàng
Báo cáo thực tập tổng hợp - Sinh viên Phạm Ngọc Huỳnh - Lớp B7.21.11 Trang 21/56
15652 Chênh lệch giá gốc và giá hạch toán
Nguồn hàng, kho hàng, mặt hàng
1567 Hàng hoá bất động sản
Nguồn hàng, kho hàng, mặt hàng
1568 Hàng hóa khác
Nguồn hàng, kho hàng, mặt hàng
15681 Giá hạch toán
Nguồn hàng, kho hàng, mặt hàng
15682 Chênh lệch giá gốc và giá hạch toán
Nguồn hàng, kho hàng, mặt hàng
157 Hàng gửi đi bán

1571 Xăng dầu-gửi bán
Nguồn hàng, kho hàng, mặt hàng
1572 Dầu mỡ nhờn-gửi bán
Nguồn hàng, kho hàng, mặt hàng
157
3
Hóa chất và dung môi-gửi bán
Nguồn hàng, kho hàng, mặt hàng
1575 Gas, bếp và phụ kiện-gửi bán
Nguồn hàng, kho hàng, mặt hàng
1578 Hàng hóa khác-gửi bán

Nguồn hàng, kho hàng, mặt hàng
159 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

1591 Dự phòng giảm giá: Hàng hóa
Nguồn hàng, kho hàng, mặt hàng
15911 Dự phòng GG-Xăng dầu
Nguồn hàng, kho hàng, mặt hàng
15912 Dự phòng GG-Dầu mỡ nhờn
Nguồn hàng, kho hàng, mặt hàng
1591
3
Dự phòng GG-Hóa chất và dung môi
Nguồn hàng, kho hàng, mặt hàng
15915 Dự phòng GG-Gas và phụ kiện
Nguồn hàng, kho hàng, mặt hàng
15918 Dự phòng GG-Hàng hóa khác
Nguồn hàng, kho hàng, mặt hàng
1592 Dự phòng giảm giá: Thành phẩm
Nguồn hàng, kho hàng, mặt hàng
1598 Dự phòng giảm giá: Hàng tồn kho khác
Nguồn hàng, kho hàng, mặt hàng
161 Chi sự nghiệp

1611 Chi sự nghiệp năm trước

1612 Chi sự nghiệp năm nay



LOẠI 2: TÀI SẢN DÀI HẠN




211 Tài sản cố định hữu hình

2111 Nhà cửa, vật kiến trúc
TSCĐ
2112 Máy móc, thiết bị
TSCĐ
2113 Phương tiện vận tải, truyền dẫn
TSCĐ
2114 Thiết bị, dụng cụ quản lý
TSCĐ
2115 Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm
TSCĐ
2118 Tài sản cố định khác
TSCĐ
212 Tài sản cố định thuê tài chính
TSCĐ
213 Tài sản cố định vô hình
TSCĐ
2131 Quyền sử dụng đất
TSCĐ
2132 Quyền phát hành
TSCĐ
213
3
Bản quyền, bằng sáng chế
TSCĐ
213

4
Nhãn hiệu hàng hóa
TSCĐ
2135 Phần mềm máy vi tính
TSCĐ
2136 Giấy phép và giấy phép nhượng quyền
TSCĐ
2138 TSCĐ vô hình khác
TSCĐ
214 Hao mòn tài sản cố định
TSCĐ
2141 Hao mòn TSCĐ hữu hình
TSCĐ
21411 Nhà cửa, vật kiến trúc
TSCĐ
21412 Máy móc, thiết bị
TSCĐ
2141
3
Phương tiện vận tải, truyền dẫn
TSCĐ
2141
4
Thiết bị, dụng cụ quản lý
TSCĐ
21415 Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm
TSCĐ
21418 TSCĐ hữu hình khác
TSCĐ
2142 Hao mòn TSCĐ thuê tài chính

TSCĐ
214
3
Hao mòn TSCĐ vô hình
TSCĐ
Báo cáo thực tập tổng hợp - Sinh viên Phạm Ngọc Huỳnh - Lớp B7.21.11 Trang 22/56
2143
1
Quyền sử dụng đất
TSCĐ
21432 Quyền phát hành
TSCĐ
2143
3
Bản quyền, bằng sáng chế
TSCĐ
2143
4
Nhãn hiệu hàng hóa
TSCĐ
2143
5
Phần mềm máy vi tính
TSCĐ
2143
6
Giấy phép và giấy phép nhượng quyền
TSCĐ
2143
8

TSCĐ vô hình khác
TSCĐ
2147 Hao mòn bất động sản đầu tư
TSCĐ
21471 Quyền sử dụng đất
TSCĐ
21472 Nhà
TSCĐ
2147
3
Nhà và quyền sử dụng đất
TSCĐ
21478 Bất động sản đầu tư khác
TSCĐ
217 Bất động sản đầu tư
TSCĐ
2171 Quyền sử dụng đất
TSCĐ
2172 Nhà
TSCĐ
2173 Nhà và quyền sử dụng đất
TSCĐ
2178 Bất động sản đầu tư khác
TSCĐ
221 Đầu tư vào công ty con
Đơn vị đầu tư
222 Vốn góp liên doanh
Đơn vị đầu tư
223 Đầu tư vào công ty liên kết
Đơn vị đầu tư

228 Đầu tư dài hạn khác
Đơn vị đầu tư
2281 Cổ phiếu
Đơn vị đầu tư
2282 Trái phiếu
Đơn vị đầu tư
2288 Đầu tư dài hạn khác
Đơn vị đầu tư
229 Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn

241 Xây dựng cơ bản dở dang
Công trình
2411 Mua sắm TSCĐ
Công trình
2412 Xây dựng cơ bản dở dang
Công trình
241
3
Sửa chữa lớn TSCĐ
Công trình
2417 Bất động sản đầu tư dở dang
Công trình
242 Chi phí trả trước dài hạn

2421 Chi phí trả trước vỏ bình gas

2422 Chi phí sửa chữa TSCĐ

2423 Chi phí công cụ, dụng cụ


2428 Chi phí trả trước dài hạn khác

243 Tài sản thuế thu nhập hoãn lại

244 Ký quỹ, ký cược dài hạn
Khách hàng


LOẠI 3: NỢ PHẢI TRẢ



311 Vay ngắn hạn

311
1
Vay ngân hàng
Ngân hàng
3111
1
Vay ngắn hạn tiền Việt Nam
Ngân hàng
31112 Vay ngắn hạn ngoại tệ
Ngân hàng
311
8
Vay ngắn hạn của các đối tượng khác
Ngân hàng
315 Nợ dài hạn đến hạn trả


315
1
Nợ ngân hàng
Ngân hàng
3151 Nợ dài hạn đến hạn trả tiền Việt Nam
Ngân hàng
Báo cáo thực tập tổng hợp - Sinh viên Phạm Ngọc Huỳnh - Lớp B7.21.11 Trang 23/56
1
31512 Nợ dài hạn đến hạn trả ngoại tệ
Ngân hàng
3152 Nợ dài hạn đến hạn trả TCTy

315
8
Nợ dài hạn đến hạn trả các đối tượng khác
Khách hàng
331 Phải trả cho người bán

331
1
Phải trả người bán về hàng hóa
Khách hàng
331
2
Phải trả người nhận thầu
Khách hàng
3312
1
Phải trả người nhận thầu về mua sắm tài sản
Khách hàng

33122 Phải trả người nhận thầu về đầu tư XDCB
Khách hàng
3312
3
Phải trả người nhận thầu về sửa chữa lớn
TSCĐ
Khách hàng
331
3
Phải trả người cung cấp dịch vụ vận tải
Khách hàng
331
8
Phải trả người bán khác
Khách hàng
333 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước

333
1
Thuế giá trị gia tăng

3331
1
Thuế GTGT đầu ra

3331
2
Thuế GTGT hàng nhập khẩu

333

2
Thuế tiêu thụ đặc biệt

333
3
Thuế xuất, nhập khẩu

333
4
Thuế thu nhập doanh nghiệp

333
5
Thuế thu nhập cá nhân

333
6
Thuế tài nguyên

333
7
Thuế nhà đất, tiền thuê đất

3337
1
Thuế nhà đất

3337
2
Tiền thuê đất


333
8
Các loại thuế khác

333
9
Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác

3339
1
Các khoản phụ thu

3339
2
Phí, lệ phí

3339
8
Các khoản khác

334 Phải trả công nhân viên

334
1
Tiền lương

334
2
Tiền ăn ca


334
3
Tiền thưởng

334
8
Khác

335 Chi phí phải trả

Báo cáo thực tập tổng hợp - Sinh viên Phạm Ngọc Huỳnh - Lớp B7.21.11 Trang 24/56
335
1
Trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ

335
8
Chi phí phải trả khác

336 Phải trả nội bộ

336
3
Phải trả nội bộ Cty
Khách hàng
3363
1
Phải trả nội bộ Cty về hàng hóa
Khách hàng

3363
2
Thanh toán bù trừ qua Cty
Khách hàng
3363
8
Phải trả nội bộ Cty về các khoản khác
Khách hàng
337 Thanh toán theo tiến độ KH HĐ XDựng

338 Phải trả, phải nộp khác

338
1
Tài sản thừa chờ giải quyết

3381
1
Tài sản thừa chờ giải quyết về hàng hóa

3381
8
Tài sản thừa chờ giải quyết về tài sản khác

338
2
Kinh phí công đoàn

338
3

Bảo hiểm xã hội

338
4
Bảo hiểm y tế

338
5
Phải trả về cổ phần hóa

338
6
Nhận ký quĩ, ký cược ngắn hạn

338
7
Doanh thu chưa thực hiện

338
8
Phải trả, phải nộp khác

3388
1
Kinh phí hoạt động công tác Đảng

3388
8
Phải trả phải nộp khác


341 Vay dài hạn

341
1
Vay ngân hàng
Ngân hàng
3411
1
Vay dài hạn tiền Việt Nam
Ngân hàng
3411
2
Vay dài hạn ngoại tệ
Ngân hàng
341
8
Vay dài hạn của các đối tượng khác
Khách hàng
342 Nợ dài hạn
Khách hàng
343 Trái phiếu phát hành

343
1
Mệnh giá trái phiếu

343
2
Chiết khấu trái phiếu


343
3
Phụ trội trái phiếu

344 Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn
Khách hàng
347 Thuế thu nhập hoãn lại phải trả

351 Quĩ dự phòng trợ cấp mất việc làm

352 Dự phòng phải trả



LOẠI 4: NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU

Báo cáo thực tập tổng hợp - Sinh viên Phạm Ngọc Huỳnh - Lớp B7.21.11 Trang 25/56

×