Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

chính sách của vua gia long và minh mạng đối với vùng biển đông bắc việt nam (1802 - 1840)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 118 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
---------

Trần Thị Hữu Hạnh

CHÍNH SÁCH CỦA VUA GIA LONG VÀ
MINH MẠNG ĐỐI VỚI VÙNG BIỂN ĐÔNG BẮC
VIỆT NAM (1802 - 1840)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ VIỆT NAM

Thái Nguyên - Năm 2011

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
---------

Trần Thị Hữu Hạnh

CHÍNH SÁCH CỦA VUA GIA LONG VÀ
MINH MẠNG ĐỐI VỚI VÙNG BIỂN ĐÔNG BẮC
VIỆT NAM (1802 - 1840)

Chuyên ngành: LỊCH SỬ VIỆT NAM
Mã số: 602254



LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ VIỆT NAM

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. NGUYỄN THỊ PHƯƠNG CHI

Thái Nguyên, Năm 2011

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




i

Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan những nội dung trong luận văn là hoàn toàn đúng sự
thật, là kết quả của sự tìm tịi, tổng hợp, khái qt trên cơ sở nhiều nguồn tài liệu
khác nhau. Từ đó rút ra những chính sách của vua Gia Long và Minh Mạng đối
với vùng biển Đông Bắc của Tổ quốc trong khoảng gần 40 năm, từ 1802 đến 1840.
Luận văn được thực hiện trong 8 tháng, từ tháng 12 năm 2010 đến tháng 8
năm 2011.
Ngƣời cam đoan

Trần Thị Hữu Hạnh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





ii

Lời cảm ơn!
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất tới người hướng dẫn khoa học là
PGS. TS Nguyễn Thị Phương Chi - Phó tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu Lịch
sử - Viện sử học, người đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tơi trong suốt thời gian
qua để tơi hồn thành luận văn này.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Viện sử học, Phòng Tư liệu
Khoa Lịch Sử - Trường Đại học sư phạm Thái Nguyên, Thư viện trường Đại học
sư phạm Thái Nguyên, Trung tâm học liệu Đại học Thái Nguyên …đã tạo điều
kiện cung cấp thơng tin giúp tơi có cơ sở khai thác, tổng hợp những kiến thức có
liên quan để hồn thành luận văn.
Cuối cùng, tơi xin gửi lời cảm ơn tới tồn thể gia đình, người thân đã
quan tâm, động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện về mặt thời gian trong suốt q trình
tơi thực hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2011
Tác giả

Trần Thị Hữu Hạnh


iii

MỤC LỤC
Trang
Trang Phụ bìa
Lời cam đoan................................................................................................i
Lời cảm ơn ..................................................................................................ii

Mục lục.......................................................................................................iii
Danh mục các chữ viết tắt............................................................................v
MỞ ĐẦU.................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài......................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.......................................................................2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài..............................6
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu.............................................7
5. Đóng góp của đề tài.................................................................................9
6. Kết cấu của đề tài....................................................................................9
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VÙNG
BIỂN ĐƠNG BẮC VIỆT NAM
1.1. Vị trí địa lý của vùng biển Đông Bắc Việt Nam...............................................10
1.2. Tầm quan trọng của vùng biển Đông Bắc Việt Nam..........................14
1.3. Tâm lý hướng biển của cư dân Việt cổ...............................................17
Tiểu kết......................................................................................................20
CHƢƠNG 2: CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ CỦA VUA
GIA LONG VÀ MINH MẠNG ĐỐI VỚI VÙNG BIỂN
ĐƠNG BẮC VIỆT NAM
2.1. Chính sách quản lý vùng biển Đông Bắc Việt Nam của vua Gia
Long và Minh Mạng..................................................................................21


iv

2.2. Chính sách bảo vệ vùng biển Đơng Bắc.............................................26
2.2.1. Xây dựng lực lượng thuỷ quân........................................................26
2.2.2. Phát triển hệ thống tàu thuyền.........................................................34
2.2.3. Hoạt động tuần tra............................................................................43
2.2.4. Hoạt động phòng chống hải tặc ở vùng biển Đơng Bắc...........................55

Tiểu kết......................................................................................................66
CHƢƠNG 3: CHÍNH SÁCH KINH TẾ CỦA VUA GIA LONG VÀ
MINH MẠNG ĐỐI VỚI VÙNG BIỂN ĐƠNG BẮC VIỆT NAM
3.1. Chính sách khai thác nguồn lợi biển...................................................68
3.2. Chính sách cứu đói cho nhân dân vùng biển Quảng Yên...................74
3.3. Chính sách đối với hoạt động thông thương đường biển....................79
Tiểu kết......................................................................................................83
KẾT LUẬN...............................................................................................85
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................87
PHỤ LỤC


v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Các chữ viết tắt

Đọc là

1. HTKH

Hội thảo khoa học

2. Nxb.

Nhà xuất bản

3. KHXH


Khoa học xã hội

4. tr.

Trang

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ xa xưa biển đã ln gắn bó chặt chẽ với mọi hoạt động sản
xuất và đời sống của các dân tộc Việt Nam. Biển của nước ta có vị trí
chiến lược rất quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,
hay nói cách khác biển có vai trị quan trọng trong sự nghiệp phát triển
kinh tế và bảo vệ quốc phịng, an ninh.
Việt Nam là một quốc gia có vùng biển lớn với chỉ số biển
khoảng 0,01, gấp 6 lần giá trị trung bình của thế giới, có nhiều vũng, vịnh,
đảo và quần đảo, bờ biển dài, chạy dọc từ Bắc vào Nam. Nước ta có 28
tỉnh, thành phố nối liền với biển.
Từ thuở khai thiên lập địa đã có câu chuyện mẹ Âu Cơ và cha Lạc
Long Quân chia tay nhau với "50 con theo mẹ lên rừng và 50 con theo
cha xuống biển”. Phải chăng truyền thuyết này cho chúng ta thấy một
sự thực là ngay từ những ngày đầu dựng nước tổ tiên chúng ta đã rất coi
trọng khai phá biển đảo và ý thức được tầm quan trọng của nó. Lịch sử
giữ biển của ơng cha ta đã minh chứng bằng chiến thắng Bạch Đằng
Giang và đặc biệt là trận phục kích trên vùng biển Vân Đồn của danh
tướng Trần Khánh Dư, đánh tan đoàn thuyền lương của tướng nhà

Nguyên - Trương Văn Hổ, góp phần chiến thắng quân xâm lược Nguyên
lần thứ ba.
Vùng biển Đông Bắc của Việt Nam có vị trí chiến lược cực kỳ
quan trọng, chứa đựng nhiều nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng với

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




2

trữ lượng và quy mô thuộc loại khá, cho phép phát triển nhiều lĩnh vực
kinh tế biển quan trọng.
Bên cạnh ý nghĩa to lớn về mặt kinh tế thì vùng biển Đơng Bắc
cũng có tầm quan trọng đặc biệt về quốc phịng an ninh. Vùng biển này
là nơi có nhiều nguy cơ gây mất ổn định, uy hiếp chủ quyền và lợi ích
của quốc gia, đồng thời cịn là kho lưu giữ các bí mật của quá khứ, ghi
nhận những trang sử hào hùng về các cuộc chiến tranh giữ nước và lịch
sử dựng nước của các dân tộc Việt Nam. Có thể nói biển thực sự là bộ
phận, lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, là di sản thiên nhiên của dân tộc
và thực sự là chỗ dựa về tinh thần và vật chất cho người dân.
Nhà Nguyễn là triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử dân
tộc Việt Nam. Nhà Nguyễn quản lý lãnh thổ đất nước từ Bắc tới Nam.
Cùng với việc quản lý lãnh thổ đất nước, nhà Nguyễn dưới các triều vua
Gia Long và Minh Mạng đã tổ chức quản lý và bảo vệ vùng biển rộng
lớn, trong đó có vùng biển phía Đơng Bắc quan trọng này như thế nào.
Việc quản lý vùng biển này dưới hai triều vua có những nội dung gì?
Chính sách quản lý và bảo vệ ra sao thì vẫn cịn là điều cần thiết phải
tìm hiểu.

Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã quyết định chọn đề tài:
"Chính sách của vua Gia Long và Minh Mạng đối với vùng biển Đông
Bắc Việt Nam (1802 - 1840)" làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Những sách và cơng trình nghiên cứu về lịch sử triều Nguyễn,
trong đó có đề cập ở mức độ khác nhau về chính sách của vua Gia Long
và Minh Mạng đối với vùng biển Đông Bắc của Việt Nam có thể kể đến:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




3

Bộ sách Đại Nam thực lục xuất bản năm 1964 của Nhà xuất bản
(Nxb.) Khoa học đã ghi chép các sự kiện lịch sử từ thời chín Chúa
Nguyễn Đàng Trong (1558) cho đến đời vua Khải Định (1925). Đây là
bộ sách lớn viết về lịch sử triều đại nhà Nguyễn với nội dung rất đầy đủ,
chân thực và sinh động về toàn cảnh xã hội Việt Nam trên các lĩnh vực
kinh tế chính trị và xã hội, quân sự và ngoại giao, trong đó có ghi chép
lại những chính sách quan tâm của hai đời vua Gia Long và Minh Mạng
đối với các vùng biển, đảo, trong đó có vùng biển thuộc tỉnh Quảng n
ở phía Đơng Bắc của Tổ quốc.
Cuốn Đất nước Việt Nam qua các đời của tác giả Đào Duy Anh
do Nxb. Văn hố thơng tin ấn hành năm 2005 đã nghiên cứu phần địa lý
hành chính để nhận định cương vực của nhà nước và vị trí các khu vực
hành chính trải qua các đời. Cuốn sách có nói đến sự diên cách về địa lý
hành chính qua các đời Lê Mạt - Nguyễn Sơ, các tỉnh nước Việt Nam ở
đời Nguyễn, trong đó có tỉnh Quảng n - nơi có vùng biển Đơng Bắc

quan trọng, chiếm 2/3 số đảo của cả nước.
Các nhà sử học đã có những nghiên cứu liên quan đến biển như
Nguyễn Việt - Vũ Minh Giang - Nguyễn Mạnh Hùng (1983), Quân thủy
trong lịch sử chống ngoại xâm, Nxb. Quân đội nhân dân; GS. Trần
Quốc Vượng, GS. Cao Xuân Phổ (Chủ biên) (1996), Biển với người Việt
cổ do Nxb. Văn hóa Thông tin ấn hành; Trần Quốc Vượng, 2000, Mấy
nét khái quát lịch sử cổ xưa về cái nhìn về biển của người Việt Nam,
trong Văn hóa Việt Nam tìm tịi và suy ngẫm, Nxb. Văn hóa dân tộc, Hà
Nội; Nguyễn Nhã (2002), Quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




4

quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Thành phố
Hồ Chí Minh.
Nghiên cứu về biển gần đây có một số tác phẩm: Sổ tay pháp lý
cho người đi biển (2002) của Tiến Sỹ Hoàng Ngọc Giao chủ biên do
Nxb. Chính trị Quốc gia ấn hành. Cuốn sách có trình bày khá rõ về lãnh
hải Việt Nam, Luật biển và biển Đơng.
Cuốn Chính sách pháp luật biển của Việt Nam và chiến lược phát
triển bền vững của Nxb. Tư pháp năm 2006 đã nghiên cứu tổng quan
chính sách pháp luật về biển và những nguyên tắc phát triển bền vững.
Tác giả Đinh Thị Hải Đường, trong khóa luận tốt nghiệp cử nhân
đã nghiên cứu về Chính sách khai thác nguồn lợi biển của triều Nguyễn
nửa đầu thế kỷ XIX (1802-1858). Luận văn đã nhiên cứu chính sách khai
thác nguồn lợi biển ở hai nội dung cơ bản: Những chính sách của nhà

Nguyễn trong việc khai thác nguồn lợi từ biển và những chính sách khai
thác các nguồn lợi khác.
Đặc biệt, năm 2008 Khoa Lịch sử Đại học Khoa học xã hội và
Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội kết hợp với Ban Quản lý các di
tích trọng điểm tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội thảo khoa học (HTKH):
Thương cảng Vân Đồn - lịch sử, tiềm năng kinh tế và các mối giao lưu
văn hóa, trong đó có một số tham luận đề cập đến vùng biển Đơng Bắc
ở những góc độ khác nhau. Có thể kể đến: Vũ Văn Quân, Vài nét về
chính sách an ninh quốc phịng đối với vùng Đơng Bắc của nhà Lê Sơ
(1428-1527); Nguyễn Thị Phương Chi, Tầm nhìn của các triều đại Lý,
Trần về Vân Đồn và vùng Đông Bắc; Vũ Đường Luân, Triều Nguyễn
với việc bảo vệ an ninh và hoạt động thương mại vùng Đông Bắc; Vũ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




5

Đường Luân, Triều Nguyễn với tình hình an ninh thương mại vùng
duyên hải Đông Bắc Bắc Bộ thế kỷ XIX; Vũ Quang Hiển, Chủ trương
của Đảng và Nhà nước Việt Nam về kết hợp phát triển kinh tế biển và
bảo vệ chủ quyền biển đảo (1986 -2007); Nguyễn Mạnh Dũng, Vùng
Đông Bắc Việt Nam trong tuyến hải thương Đông Á thế kỷ VIII-XVIII
(Qua khảo cứu một số tư liệu Bồ Đào Nha và Pháp); Hồng Anh Tuấn,
Vùng dun hải Đơng Bắc Việt Nam trong chiến lược thương mại của
người phương Tây thế kỷ XVII; Dương Văn Huy, Quan hệ giao thương
giữa vùng Đông Bắc Việt Nam với các cảng miền Nam Trung Hoa thế
kỷ X – XIV; Lý Tường Vân, Vùng biển đảo Đông Bắc và chiến lược hợp

tác, phát triển khu vực. Nội dung những tham luận này tuy khơng trực
tiếp đề cập đến chính sách của vua Gia Long và Minh Mạng đối với
vùng biển Đông Bắc nhưng đã giúp cho tác giả luận văn có cơ sở nhận
thức khi thực hiện đề tài luận văn.
Trần Thị Nhung (2011) trong luận văn cao học “Chính sách an
ninh, quốc phịng của triều Nguyễn đối với vùng biên giới phía Bắc
1802 - 1858”, Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học xã hội (KHXH)
và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội đã đề cập đến các chính sách về
an ninh, quốc phòng của các vị vua đầu triều Nguyễn (từ 1802 đến
1858) đối với sáu tỉnh biên giới phía Bắc: Quảng n, Lạng Sơn, Tun
Quang, Hưng Hố, Thái Nguyên và Cao Bằng. Mục tiêu cao nhất của
nhà Nguyễn đối với vùng đất này là duy trì ổn định trật tự, thiết lập ảnh
hưởng của vương triều đối với các thổ tù, thổ ti địa phương và củng cố
quốc phòng, tránh nguy cơ xâm chiếm từ phương Bắc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




6

Gần đây nhất, tháng 6 - 2011, Tạp chí Xưa & Nay, số 381, số 382
đã đăng một số bài về biển Đông. Tiêu biểu là: Nguyễn Quang Ngọc,
Chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa trong các thế kỷ
XVII - XIX: Tư liệu và sự thật lịch sử; Tạ Ngọc Liễn, Lê Thánh Tơng, ý
chí bảo vệ vùng biển Tổ quốc; Nguyễn Đăng Vũ, Đôi điều suy nghĩ về
bằng thời Minh Mạng cấp cho những người đi Hồng Sa; Để biển Đơng
trở thành một khu vực hịa bình, hợp tác và phát triển (Bài phỏng vấn
GS Carlyle Thayer, Đại học New South Wales, Úc).

Tuy vậy, cho đến nay chưa có một cơng trình nào nghiên cứu một
cách đầy đủ về những chính sách của vua Gia Long và Minh Mạng đối
với vùng biển Đông Bắc của Việt Nam. Nên, đó cũng là nhiệm vụ đặt ra
cho tác giả khi giải quyết đề tài luận văn cao học của mình.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Chính sách quản lý, bảo vệ và chính sách kinh tế của vua Gia
Long và Minh Mạng đối với vùng biển Đông Bắc Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Vùng biển Đông Bắc của Việt Nam về cơ bản là
vùng biển của tỉnh Quảng Yên thời Nguyễn tức là tỉnh Quảng Ninh ngày nay.
- Về thời gian: Từ năm 1802 đến năm 1840
3.3. Nhiệm vụ của đề tài
Xuất phát từ lý do chọn đề tài và tình hình nghiên cứu liên quan
đến đề tài, luận văn tập trung làm rõ một số chính sách quản lý, bảo vệ và
chính sách kinh tế của hai triều vua Gia Long và Minh Mạng đối với vùng
biển Đơng Bắc Việt Nam

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




7

4. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tài liệu
- Những bộ biên niên sử được biên soạn dưới triều Nguyễn:
Những bộ sử biên niên biên soạn dưới triều Nguyễn được biên soạn
công phu là nguồn tư liệu quan trọng, phục vụ trực tiếp cho việc nghiên

cứu các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam thời Nguyễn. Đại
Nam thực lục chính biên, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Minh
Mệnh chính yếu, Đại Nam nhất thống chí, Đại Nam liệt truyện. Các bộ
sách trên đều đã được dịch và xuất bản bằng tiếng Việt, vì vậy giúp các
nhà nghiên cứu và những người quan tâm đến lịch sử Việt Nam thời
Nguyễn có thể tham khảo một cách dễ dàng, thuận lợi hơn.
Bộ Đại Nam thực lục là bộ sử lớn do Quốc sử quán triều Nguyễn
biên soạn trong một thời gian dài (từ 1821 đến 1909). Bộ sách này được
viết theo thể biên niên gồm 2 phần Tiền biên và Chính biên. Trong đó,
phần Tiền biên ghi chép toàn bộ những sự kiện về thời kỳ các chúa
Nguyễn (từ 1558 đến 1777). Phần Chính biên ghi chép toàn bộ lịch sử
triều Nguyễn, từ Gia Long năm thứ nhất (1802) đến Đồng Khánh, được
chia làm 7 kỷ, mỗi kỷ tương đương với một đời vua. Bộ sách này đã
được dịch ra Việt văn và xuất bản lần đầu tiên năm 1962 đến năm 1978
(38 tập) và được bổ sung sửa chữa, tái bản lại năm 2004 - 2007 (10 tập).
Đây được coi là nguồn tài liệu gốc, quan trọng nhất phục vụ cho Luận văn.
Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ: Là một công trình đồ sộ, gồm
262 quyển do Nội các triều Nguyễn biên soạn theo thể tài Hội điển.
Trong đó ghi chép tất cả các điều lệ, hiến chương, điển chế của Nhà

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




8

nước đề ra và thi hành ở thời Nguyễn từ năm Gia Long thứ 1 (1802) đến
năm Tự Đức thứ 4 (1851).
Bộ Đại Nam nhất thống chí (5 tập) là các cơng trình Lịch sử - địa

lý được ghi chép khá kĩ càng về tên đất và các nhân vật thời Nguyễn.
- Các bộ sách thơng sử và giáo trình của các trường đại học cũng
là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng sử dụng trong luận văn. Một số
ấn phẩm được xuất bản là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng phục vụ
cho luận văn này như Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim, Lịch sử
Việt Nam của Đào Duy Anh, Lịch sử Việt Nam do Trương Hữu Quýnh
chủ biên, Đại cương lịch sử Việt Nam tập 1 do Trương Hữu Quýnh chủ
biên, Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến 1858 do Nguyễn Phan Quang
chủ biên, Tiến trình lịch sử Việt Nam do Nguyễn Quang Ngọc chủ
biên…
- Các tác phẩm và các cơng trình nghiên cứu về vùng biển và
vùng biển Đông Bắc Việt Nam liên quan đến luận văn.
- Các bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành liên quan trực tiếp
hoặc gián tiếp đến đề tài. Trên các tạp chí chuyên ngành như Tạp chí
Nghiên cứu lịch sử, Tạp chí Lịch sử quân sự và một số tạp chí khác đã
đăng những bài viết về lịch sử Việt Nam dưới triều Nguyễn với các nội
dung phong phú, là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng để nhận thức rõ,
sâu hơn về thời Nguyễn.
- Các luận án, luận văn cao học có nội dung liên quan đến những
vấn đề kinh tế, xã hội nói chung của triều Nguyễn đã giúp cho tác giả
luận văn có thêm nhận thức để thực hiện đề tài.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




9

4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

Luận văn được hoàn thành trên cơ sở vận dụng phương pháp lịch
sử kết hợp với phương pháp logic là chủ yếu. Ngồi ra có sử dụng
phương pháp phân tích, tổng hợp và so sánh.
5. Đóng góp của luận văn
Luận văn trình bày một cách hệ thống những nội dung chủ yếu về
chính sách của vua Gia Long và Minh Mạng đối với vùng biển
Đông Bắc Việt Nam (1802 - 1840).
Luận văn sẽ góp phần bổ sung và cung cấp thêm tư liệu phục vụ cho
học tập, giảng dạy và nghiên cứu lịch sử.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn chia thành 3 chương:
Chương 1: Vị trí địa lý và tầm quan trọng của vùng biển Đơng Bắc
Việt Nam
Chương 2: Chính sách quản lý và bảo vệ của vua Gia Long và
Minh Mạng đối với vùng biển Đông Bắc Việt Nam
Chương 3: Chính sách kinh tế của vua Gia Long và Minh Mạng
đối với vùng biển Đơng Bắc Việt Nam

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




10

NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ TẦM QUAN TRỌNG
CỦA VÙNG BIỂN ĐƠNG BẮC VIỆT NAM
1. 1. Vị trí địa lý của vùng biển Đông Bắc Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia ở Đông Nam Á lục địa, thuộc bờ cực
đông của bán đảo Đông Dương, với lãnh thổ hẹp ngang và đường bờ
biển chạy dài. Việt Nam có một vị trí chiến lược thuận lợi về biển mà
khơng phải bất cứ quốc gia nào cũng có thể có được và đây chính là cơ
sở để Việt Nam trở thành một quốc gia ven biển tầm cỡ ở khu vực Đơng
Nam Á.
Việt Nam có bờ biển dài 3.200 km từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến
Tỉnh Kiên Giang, với vùng biển rộng trên 1 triệu km2, có trên 30 cảng
biển, 112 cửa sông, 47 vũng vịnh và khoảng 3.000 hòn đảo lớn, nhỏ gần
bờ và xa bờ chạy suốt từ Vịnh Bắc Bộ tới vịnh Thái Lan. Vùng biển nước
ta tiếp giáp với các nước: Trung Quốc, Philipin, Malaixia, Indonexia,
Brunay, Singapor, Thái Lan và Campuchia.
Việt Nam là một quốc gia nằm trong số 10 nước trên thế giới có chỉ số
cao nhất về chiều dài bờ biển, mở ra 3 hướng Đơng, Nam và Tây, có vùng
biển và thềm lục địa rộng lớn gấp 3 lần diện tích đất liền. Chỉ số tính biển
của Việt Nam (chiều dài bờ biển/diện tích đất liền) là 0,01, đứng đầu
Đơng Dương, trên Thái Lan (0,007) và xấp xỉ Malaixia - Myanma. Việt
Nam có diện tích đất liền xấp xỉ 330.363 km2, trung bình cứ 100 km2 đất
liền, lại có 1 km2 bờ biển, trong khi tỷ lệ trung bình trên thế giới là 600

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




11

km2/1 km. Việt Nam có 28/64 tỉnh và thành phố, 125 huyện ven biển,
chiếm 17% diện tích cả nước.
Về phạm vi hành chính, vùng Đơng Bắc của Việt Nam bao gồm

các tỉnh: Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái
Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang và Quảng Ninh. Nhưng hầu hết các tỉnh
khơng có biển, duy chỉ có tỉnh Quảng Ninh là tiếp giáp với một vùng
biển rộng lớn. Do vậy có thể hiểu rằng vùng biển phía Đông Bắc của
Việt Nam bao gồm vùng biển của tỉnh Quảng Ninh là chủ yếu, ngoài ra
bao gồm cả vùng biển lân cận của tỉnh Hải Phòng.
Xưa, Quảng Ninh được gọi là Hải Đông. Hải Đông thời Lý, Trần
nằm về phía Đơng Bắc đất nước. Các triều Đinh, Tiền Lê, Lý đều gọi là
đạo Hải Đông, đời Trần gọi là lộ Hải Đông, đời Lê đổi là lộ An Bang.
Thời Quang Thuận đặt làm Thừa tuyên An Bang. Thời Lê Trung Hưng
do kiêng huý của vua Anh Tông đổi làm Quảng Yên1. Hải Đông - An
Bang - Quảng Yên là những tên gọi khác nhau qua những thời kỳ lịch sử
khác nhau của tỉnh Quảng Ninh ngày nay. Hải Đông - Quảng Ninh, phía
Đơng giáp biển lớn (biển Đơng), phía Tây giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc
Giang, Hải Dương, phía Nam giáp thành phố Hải Phịng, phía Bắc giáp
Trung Quốc. Đây là vùng điều kiện tự nhiên phú cho nhiều tiềm năng
quân sự, kinh tế: "Sông lớn mênh mông quanh vịng bao bọc các núi cao
chót vót, châu nọ huyện kia cách biệt nhau như ở cõi khác. Phong thổ
Lộ Hải Đơng có một phủ gọi là phủ Hải Đơng, theo thống kê của Phan Huy Chú trong
Lịch triều hiến chương loại chí gồm "4 huyện, 3 châu: huyện Hồnh Bồ, huyện Yên Hưng,
huyện Hoa Phong, huyện Tân Bình, châu Vạn Ninh, châu Vân Đồn, châu Vĩnh An. Theo Phan
Huy Chú: Lịch triều hiến chương loại chí, tập I, mục Dư địa chí, Nxb. KHXH, Hà Nội, 1992,
tr.137. Nhưng dưới chú thích, các dịch giả đã hiệu chỉnh như sau: theo Dư địa chí của Nguyễn
Trãi thì chỉ có châu Tân n, khơng có huyện Tân Bình, có lẽ tên này là do đời Nguyễ n mới đặt.
Huyện Hoa Phong, sau đổi là Nghiêu Phong, lại đổi là Cát Hải (tức là đảo Cát Bà và một số đảo
xung quanh nó. Vạn Ninh - nay là Móng Cái.
1

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





12

và nhân vật đông đúc, giàu thịnh, việc buôn bán lưu thông tấp nập;
cũng là chốn phồn hoa ở trấn ngồi, mà thật là nơi hình thắng của nước
Nam" 2. Vùng biển Hải Đơng với hàng ngàn hịn đảo lớn nhỏ như tấm lá
chắn thiên hiểm phòng thủ trên hướng biển Đông Bắc. [10, tr.23]
Hải Đông là cửa ngõ quan trọng của Việt Nam. Từ Hải Đơng có
các đường giao thông thủy, bộ nối liền miền biển với đồng bằng Bắc Bộ
ngày nay, có đường sang Trung Quốc, có đường biển mà nhiều thuyền
bè các nước tụ tập trao đổi, bn bán hàng hóa.
Với vị trí địa lý là vùng đất phên dậu nằm ở duyên hải Đông Bắc
Bắc Bộ Việt Nam, trong lịch sử tỉnh Quảng Yên đã qua nhiều lần chia
đặt, tổ chức hành chính. Tỉnh Quảng Yên được thành lập năm 1831
(dưới triều vua Minh Mạng) và tồn tại cho đến năm 1955.
Tháng 6 năm Nhâm Tuất (1802), Nguyễn Ánh đến Thăng Long,
Nguyễn Quang Toản bỏ chạy qua sông Nhị Hà đến sông Xương Giang
thuộc tỉnh Bắc Giang, quân của Nguyễn Ánh đuổi theo bắt được
Nguyễn Quang Toản, đóng cũi đưa về Thăng Long, quân Tây Sơn thất
bại hoàn toàn. Nguyễn Ánh lấy được tất cả nước gồm 14 trấn, 47 phủ,
187 huyện, 40 châu. Trấn Yên Quảng (Quảng Yên, tức Quảng Ninh
ngày nay) gồm 1 phủ là Hải Đơng, ba huyện là Hồnh Bồ, n Hưng và
Hoa Phong, 3 châu là Vạn Ninh, Tiên Yên và Vân Đồn.
Quảng Ninh có toạ độ địa lý khoảng từ 1060 26’ đến 1080 31’ E
và từ 200 40’ đến 210 40’ B. Điểm cực Bắc thuộc thơn Mỏ Tng, xã
Hồnh Mơ, huyện Bình Liêu. Điểm cực Nam thuộc đảo Hạ Mai thuộc
xã Ngọc Vừng, huyện Vân Đồn. Điểm cực Tây thuộc xã Bình Dương và
2


Phan Huy Chú: Lịch triều hiến chương loại chí, tập I, mục Dư địa chí, Nxb. KHXH, Hà
Nội, 1992, tr.137.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




13

xã Nguyễn Huệ, huyện Đông Triều. Điểm cực Đông trên đất liền là mũi
Gót ở Đơng Bắc xã Trà Cổ, thành phố Móng Cái, ngồi khơi là mũi Sa Vĩ.
Phía Tây giáp tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Bắc Giang, phía Đơng giáp
Vịnh Bắc Bộ, phía Tây Nam giáp tỉnh Hải Dương và thành phố Hải
Phịng, phía Bắc giáp huyện Phịng Thành và thị trấn Đông Hưng (tỉnh
Quảng Tây - Trung Quốc) với cửa khẩu Móng Cái và Trinh Tường. Đường
biên giới với Trung Quốc dài 132,8 km.
Vùng biển Quảng Ninh có hơn 2000 hịn đảo, chiếm 2/3 số đảo cả
nước (2078/2779), trong đó có 1030 đảo có tên. Tổng diện tích các đảo
là 619,913 km2. Một số đảo thuộc tỉnh Quảng Ninh là Đảo Trần và quần
đảo Cô Tô (thuộc huyện đảo Cô Tô). Vùng nội thuỷ từ Bắc xuống Nam
có những đảo chính như đảo Vĩnh Thực, đảo Miễu, đảo Cái Chiên, đảo
Thoi Xanh, đảo Vạn Vược, đảo Thoi Đây, đảo Sậu Nam, đảo Co Bầu,
đảo Trà Ngọ, đảo Cao Lô, đảo Trà Bàn, đảo Chén, đảo Thẻ Vàng, đảo
Cảnh Cước, đảo Vạn Cảnh, đảo Cống Tây, đảo Phượng Hoàng, đảo Nấc
Đất, đảo Thượng Mai và đảo Hạ Mai cùng vô số những đảo nhỏ trong
vịnh Bái Tử Long và Hạ Long. Duyên hải Quảng Ninh chạy dài gần 200
hải lý từ lãnh hải Trung Quốc ở phía Đơng đến địa giới thành phố Hải Phòng.
Kề sát Quảng Ninh là tỉnh Hải Phòng. Hải Phòng là vùng đất cổ
đã nổi tiếng trong lịch sử khi nữ tướng Lê Chân khai phá lập nên trang

An Biên ở đây và được gắn với cái tên Hải Tần Phòng Thủ. Từ nhà Lê
Trung Hưng đến nhà Nguyễn vùng này đều thuộc trấn Hải Đông và đến
năm 1831 gọi là tỉnh Hải Dương. Năm 1887 người Pháp tách vùng lân
cận cảng Ninh Hải ra từ tỉnh Hải Dương để cho thành lập tỉnh Hải
Phịng và có tên gọi như ngày nay.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




14

Hải Phịng là một thành phố nằm ở phía Đơng Bắc Bắc Bộ, có bờ
biển dài trên 125 km kể cả bờ biển quanh các đảo ngồi khơi, có mạng
lưới sơng ngịi dày đặc và rất nhiều đảo lớn nhỏ nằm rải rác từ vùng
biển ven bờ ra vùng biển ngoài khơi, lớn nhất là đảo Cát Bà và xã nhất
là đảo Bạch Long Vĩ.
Là tỉnh duy nhất ở vùng Đông Bắc tiếp giáp với vùng biển rộng
lớn, Quảng Yên xưa và Quảng Ninh ngày nay có vai trị quan trọng
trong an ninh, quốc phịng và có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế và du lịch.
1.2. Tầm quan trọng của vùng biển Đông Bắc Việt Nam
Biển đảo là một bộ phận cấu thành phạm vi chủ quyền thiêng
liêng của Tổ quốc, cùng với đất liền tạo ra môi trường sinh tồn và phát
triển đời đời của dân tộc ta. Lấn biển để dựng nước và thông qua biển để
giữ nước là một nét độc đáo của dân tộc Việt Nam trong q khứ lẫn
hiện tại.
Vùng Đơng Bắc có vai trò xung yếu trong an ninh quốc phòng.
Trong lịch sử Việt Nam, nhiều lần các thế lực phương Bắc xâm lược đã
thâm nhập vào vùng này trước tiên. Nơi đây có các con đường được các

nhà sử học Việt Nam gọi là con đường xâm lược. Đó là đường bộ qua
Lạng Sơn, đường bộ ven biển ở Quảng Ninh và đường biển trên Vịnh
Bắc Bộ cũng đổ bộ vào.
Vùng biển Đơng Bắc có vị trí án ngữ con đường từ Biển Đông đi
sâu vào trong đất liền thuộc các tỉnh vùng Đông Bắc của Tổ quốc. Từ
các triều đại phong kiến đầu tiên Ngơ, Tiền Lê thì vùng biển Đơng Bắc,
đặc biệt là vùng biển thuộc tỉnh Quảng Ninh đã được coi là vùng đất có
vai trị quan trọng về mặt quân sự. Các cuộc xâm lăng của quân xâm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




15

lược phương Bắc bằng đường thuỷ phải đi qua khu vực này. Trên dịng
sơng Bạch Đằng lịch sử đã diễn ra lừng lẫy các chiến công chống quân
xâm lược của nhân dân ta. Đó là chiến thắng năm 938 của Ngơ Quyền,
năm 981 của Lê Hồn và năm 1288 dưới quyền chỉ huy của Trần Quốc
Tuấn. Vết tích lịch sử đáng kể nhất là bãi cọc Yên Giang bên bờ sông
Chanh ở ven thị trấn Quảng Yên và hai cây lim cổ thụ ở giữa phố Quảng
Yên như những chứng nhận quan trọng chứng kiến bao sự thăng trầm
của lịch sử.
Trận đánh lịch sử kết thúc 1000 năm Bắc thuộc mở ra thời kỳ độc
lập lâu dài cho dân tộc Việt Nam đã diễn ra ở vùng cửa sông Bạch Đằng
vào những ngày cuối năm 938. Trận thắng này đã mở ra truyền thống
Bạch Đằng, truyền thống thuỷ chiến, nghệ thuật tiêu diệt thật nhanh
chóng và triệt để các đồn quân xâm lược hùng mạnh ở địa đầu sông
biển của Tổ quốc chỉ trong vòng một con nước triều. Cũng từ sau chiến

công kỳ diệu này, các nhà nước độc lập Việt Nam từ Ngô, Đinh, Tiền
Lê, Mạc, Trịnh, Tây Sơn và Nguyễn luôn luôn ý thức một cách đầy đủ
tầm quan trọng của biển, hải đảo và hầu như triều đại nào cũng đều có
chiến lược đối với các vùng biển đảo của đất nước.
Khơng chỉ có vị trí quan trọng về quân sự mà vùng đất, vùng biển
Đông Bắc này đã là một cửa mở giao lưu thương mại, góp phần làm cho
đất nước phát triển kinh tế. Từ thời vua Lý Anh Tông, sử chép, năm
1147 vua cho dựng hành dinh trại Yên Hưng để cai quản vùng biển
Đông Bắc. Tháng 2 năm 1149, vua đã cho lập trang Vân Đồn để bn
bán trao đổi hàng hố với các nước Trảo Oa, Lộ Lạc, Xiêm La. Cảng
ngoại thương Vạn Ninh - Vân Đồn đã từng thịnh vượng nhiều thế kỷ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




16

suốt các triều đại Lý, Trần. Thương cảng Vạn Ninh - Vân Đồn chính là
cửa ngõ bn bán của các quốc gia Đại Việt. Theo sử sách, cửa ngõ
buôn bán của vùng Đông Bắc này đã hưng thịnh và sôi động từ lâu. Các
thế kỷ thứ II, thứ III hàng hoá ở Việt Nam đã đưa sang trao đổi ở cảng
Hợp Phố. Ngọc trai Việt Nam chuyển sang Hợp Phố đã thành thành ngữ
“Châu về Hợp Phố”. Di chỉ mộ Hán ở Đá Bục (xã Minh Châu, huyện
Vân Đồn) cho thấy các mặt hàng phong phú qua đây. Đến thời Đường,
cuối thế kỷ thứ VIII, việc buôn bán tấp nập ở Minh Hải - Việt Nam ta đã
vượt cả vùng cảng Quảng Châu. Đến thời Lý Trần Việt Nam thịnh
vượng, việc buôn bán càng được mở mang. Nhà Lý đã chính thức mở
thương cảng Vân Đồn để tập trung ngoại thương vào một cửa, thu thuế

xuất nhập gọn đồng thời cũng để cảnh giác và hạn chế người nước ngoài
vào sâu trong nội địa, vừa khó giữ gìn an ninh, vừa làm cho tình trạng
mua bán giá cả thất thường. Di tích thương cảng Vân Đồn và cảng tiền
tiêu là Vạn Ninh (nay thuộc Móng Cái) cịn có những dãy tường thành
của bến cũ và nhà ở bên bờ sông Mang, những bến Cống Cái, Cái Làng,
Cống Đông, Cống Tây ngày nay rất dễ tìm thấy các mảnh gốm cổ và cả
những đồng tiền cổ.
Vùng cửa sông Bạch Đằng là một tổng thể không gian gồm lục
địa ven bờ, hệ thống sông lạch, vùng triều và vùng biển ven bờ nằm ở vị
trí bản lề giữa vùng Đơng Bắc và châu thổ sông Hồng. Bản chất đặc
trưng nhất của vùng cửa sơng này là cấu trúc hình phễu nửa kín được
tạo nên do đặc điểm cấu trúc địa chất, hình thái địa hình và thuỷ triều,
chế độ nhật triều biên độ lớn. Đặc điểm tự nhiên vùng cửa sông Bạch

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




17

Đằng về cơ bản có nhiều yếu tố thuận lợi, có giá trị lớn cả về tự nhiên,
kinh tế và chính trị.
Cấu trúc nửa kín, vùng triều rộng, luồng lạch ít bị sa bồi là tiền đề
phát triển cảng và các khu kinh tế dịch vụ, công nghiệp gắn liền với
cảng. Việt Nam có hai vùng cửa sơng hình phễu, điển hình là vùng cửa
sơng Đồng Nai và vùng cửa sơng Bạch Đằng, cả hai có sự tương đồng
về tự nhiên, tài nguyên và tiềm năng thuận lợi cho việc phát triển kinh tế
- xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh - Vũng Tàu ở phía Nam và Hải
Phịng, Quảng Ninh ở phía Bắc. Ở phía Nam, Bà Rịa Vũng Tàu ở vùng

cửa sông Đồng Nai được coi là một cửa ngõ hướng ra biển và đang phát
triển kinh tế rất mạnh. Ở phía Bắc, Quảng Ninh, Hải Phịng nằm trên
vùng cửa sơng hình phễu Bạch Đằng là một thực thể tự nhiên thống
nhất, là một cửa mở hướng biển, trong đó Hải Phịng là cánh cửa phía hữu
ngạn và Yên Hưng là cánh cửa hướng tả ngạn.
Hiện nay vùng biển này cho phép phát triển kinh tế biển với
nguồn tài nguyên phong phú dồi dào, có nhiều chủng loại hải sản và
khoáng sản quý. Đây là đầu mối giao thương quốc tế thúc đẩy kinh tế
của các tỉnh Đơng Bắc nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng.
1.3. Tâm lý hƣớng biển của cƣ dân Việt cổ
Có thể thấy rõ rằng trong suốt chiều dài lịch sử, biển đã đóng một
vai trị rất quan trọng trong đời sống các cộng đồng người trong khu vực
Đơng Nam Á nói chung, Việt Nam nói riêng và phần lớn các dân tộc ở
trong khu vực này đều từng tham gia rất tích cực vào các hoạt động giao
thương, giao lưu văn minh - văn hoá trên biển một cách hết sức tự nhiên
và chủ động.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




18

Các kết quả nghiên cứu khảo cổ học cho biết, trong khoảng thời
gian từ năm 2000 đến 2500 Tr.CN đã có nhiều cộng đồng người sinh tụ
trên mảnh đất mà ngày nay là nước Việt Nam. Ở phía Bắc, đó là các
cộng đồng người, chủ nhân của nền văn minh sông Hồng rực rỡ, những
người đã dựng lên một kiểu nhà nước sơ khai mà sau này gọi là nước
Văn Lang, với địa bàn căn bản ở vùng trung du, đang tiến dần xuống

khai phá vùng đồng bằng sông Hồng phì nhiêu và đang vươn dần ra
hướng biển. Họa tiết trên trống đồng - biểu tượng điển hình của nền văn
minh sông Hồng, cùng với những chứng cứ khảo cổ học khác cho thấy
rõ rằng cộng đồng người Việt cổ vốn là một cộng đồng người ưa sông
nước, tuy sống dựa chủ yếu vào nghề trồng lúa sạ, lúa nước, nhưng
không chối từ biển, không xa lạ với biển. Những mộ táng hình thuyền
của các di chỉ khảo cổ học thuộc Văn hóa Hạ Long đã cho thấy một bộ
phận cư dân Việt cổ đã vươn ra tới bờ biển, đã bắt đầu sống dựa vào biển
với tư cách là một cộng đồng cư dân ven bờ.
Hơn nữa yếu tố biển cũng đã sớm in đậm vào ký ức cộng đồng
người Việt cổ như một biểu tượng giá trị, một tín hiệu hay một mã số
văn hố. Truyền thuyết Cha Rồng - Mẹ Tiên và nguồn gốc sinh thành
của dân tộc Việt Nam là một dẫn chứng điển hình. Lạc Long Quân theo
truyền thuyết vốn là một thuỷ thần, có cơng khai phá cõi đất Việt, trấn
trị các lồi quỷ qi ở biển Đơng và lấy chính biển Đơng làm nhà. Rồi
Bố Rồng - tượng trưng cho sông và biển, kết duyên cùng mẹ tiên Âu Cơ
- tượng trưng cho núi rừng. Tuy sinh sống với nhau, "Sinh trăm trứng,
nở trăm trai" - một cuộc sống phồn thực, hạnh phúc nhưng Bố Rồng
vẫn không nguôi nhớ biển. Kết cục là "50 con theo Mẹ lên rừng, 50 con

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




×