Tải bản đầy đủ (.doc) (106 trang)

luận văn thạc sĩ nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần bibica (2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 106 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi với
sự cố vấn của người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trương Đoàn Thể. Tất cả
các nguồn tài liệu tham khảo đã được công bố đầy đủ. Nội dung của luận văn là
trung thực.
Tác giả luận văn
NGUYỄN THỊ THU YẾN
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU, MÔ HÌNH
TÓM TẮT LUẬN VĂN
NGUYỄN THỊ THU YẾN I
Chỉ tiêu v
Chỉ tiêu vi
1.1 TỔNG QUAN VỀ TÀI SẢN CỦA DOANH NGHIỆP 4
1.1.1 KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI DOANH NGHIỆP 4
1.1.2. TÀI SẢN CỦA DOANH NGHIỆP 6
1.2. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỦA DOANH NGHIỆP 10
1.2.1. KHÁI NIỆM HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỦA DOANH NGHIỆP 10
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN
CỦA DOANH NGHIỆP 14
1.3.1. CÁC NHÂN TỐ CHỦ QUAN 14
1.3.1.5. Công tác thẩm định dự án 22
1.3.1.6. KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VỐN VÀ CƠ CẤU VỐN 23
1.3.2. CÁC NHÂN TỐ KHÁCH QUAN 23
Chỉ tiêu 40
Chỉ tiêu 44
Tên công ty đầư tư 47
2.3.1. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 57


2.3.2. HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN 59
CHƯƠNG 3 67
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN BIBICA 67
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BIBICA 67
3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN BIBICA 72
3.2.1. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BIBICA 72
3.2.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN DÀI HẠN CỦA CÔNG TY 79
3.2.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHÁC 82
3.2.3.1. TĂNG CƯỜNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ 82
KẾT LUẬN 88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Chữ viết đầy đủ
BCTC
: Báo cáo tài chính
BCĐKT
: Bảng Cân đối kế toán
BCKQKD
: Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh
BBC
: Công ty cổ phần BIBICA
CP
: Cổ phần
Cty
: Công ty
ĐHĐCĐ
: Đại Hội đồng cổ đông
HĐQT

: Hội đồng quản trị
LNST
: Lợi nhuận sau thuế
USD
: Đô la Mỹ
ROA
: Sức sinh lời của tổng tài sản
QT
: Quản trị
XNK
: Xuất nhập khẩu
TNHH
: Trách nhiệm hữu hạn
TNDN
: Thu nhập doanh nghiệp
TSCĐ
: Tài sản cố định
TSDH
: Tài sản dài hạn
TSCĐHH
: Tài sản cố định hữu hình
TSNH
: Tài sản ngắn hạn
VCSH
: Vốn chủ sở hữu
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU, MÔ HÌNH
SƠ ĐỒ
NGUYỄN THỊ THU YẾN I
Chỉ tiêu v
Chỉ tiêu vi

1.1 TỔNG QUAN VỀ TÀI SẢN CỦA DOANH NGHIỆP 4
1.1.1 KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI DOANH NGHIỆP 4
1.1.2. TÀI SẢN CỦA DOANH NGHIỆP 6
1.2. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỦA DOANH NGHIỆP 10
1.2.1. KHÁI NIỆM HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỦA DOANH NGHIỆP 10
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN
CỦA DOANH NGHIỆP 14
1.3.1. CÁC NHÂN TỐ CHỦ QUAN 14
1.3.1.5. Công tác thẩm định dự án 22
1.3.1.6. KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VỐN VÀ CƠ CẤU VỐN 23
1.3.2. CÁC NHÂN TỐ KHÁCH QUAN 23
Chỉ tiêu 40
Chỉ tiêu 44
Tên công ty đầư tư 47
2.3.1. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 57
2.3.2. HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN 59
CHƯƠNG 3 67
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN BIBICA 67
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BIBICA 67
3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN BIBICA 72
3.2.1. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BIBICA 72
3.2.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN DÀI HẠN CỦA CÔNG TY 79
3.2.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHÁC 82
3.2.3.1. TĂNG CƯỜNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ 82
KẾT LUẬN 88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Mỗi doanh nghiệp tồn tại và phát triển vì nhiều mục tiêu khác nhau như: Tối

đa hoá lợi nhuận, tối đa hoá doanh thu, tối đa hoá vốn chủ sở hữu,… song tất cả các
mục tiêu cụ thể đó đều nhằm mục tiêu bao trùm nhất là tối đa hoá giá trị tài sản cho
các chủ sở hữu. Để đạt được mục tiêu này, sử dụng hiệu quả tài sản trở thành một
nội dung quan trọng trong quản trị tài chính vì sử dụng tài sản một cách hiệu quả
giúp cho quá trình sản xuất kinh doanh tiến hành bình thường, với hiệu quả kinh tế
cao nhất, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp và làm tăng giá trị
tài sản chủ sở hữu.
Hơn nữa, trong bối cảnh toàn cầu hoá nền kinh tế đang diễn ra một cách
mạnh mẽ và rộng khắp, mối liên hệ giữa kinh tế giữa các nước ngày càng chặt chẽ
ảnh hưởng lớn lẫn nhau và cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt, cùng với tình
trạng suy thoái toàn cầu như hiện nay thì mặc dù luật pháp, các chính sách kinh tế vĩ
mô, môi trường đầu tư tại Việt Nam ngày càng hoàn thiện đầy đủ và ổn định hơn
nhưng các doanh nghiệp Việt Nam không tránh khỏi sự canh tranh, nguy cơ bị thôn
tính, mất thì trường, khách hàng với các doanh nghiệp nước ngoài. Trước tình
hình đó, để đứng vững trên thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải phát huy toàn
bộ thế mạnh của mình. Trong khi sự phát triển về chiều rộng đã được tận dụng thì
một câu hỏi được đặt ra là làm thế nào để phát huy được hiệu quả các nguồn lực
đang có là vấn đề cấp thiết, do đó việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của doanh
nghiệp được ưu tiên xem xét hàng đầu.
Tài sản của doanh nghiệp là nguồn lực thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử
dụng hợp pháp của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định, có khả năng mang lại
lợi ích cho doanh nghiệp và giá trị của nó được xác định một cách đáng tin cậy. Tài
sản doanh nghiệp thường chia làm hai loại: Tài sản ngắn hạn là những tài sản mà
thời gian sử dụng, thu hồi luân chuyển trong một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh,
bao gồm tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn,
các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác; Tài sản dài
hạn là những tài sản mà thời gian sử dụng, thu hồi luân chuyển trên một năm hoặc
i
một chu kỳ kinh doanh, bao gồm các khoản phải thu dài hạn, bất động sản đầu tư,
tài sản cố định, đầu tư tài chính dài hạn và các tài sản dài hạn khác.

Hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp phản ánh trình độ, năng lực khai
thác và sử dụng tài sản của doanh nghiệp sao cho quá trình sản xuất - kinh doanh
tiến hành bình thường với hiệu quả kinh doanh cao nhất. Để phân tích đến hiệu quả
sử dụng tài sản nhà phân tích thường sử dụng một số chỉ tiêu như hiệu suất sử dụng,
hệ số sinh lợi tài sản cụ thể :
Một số chỉ tiêu phản ảnh hiệu quả tổng tài sản:
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản =
Doanh thu thuần
Tổng tài sản bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết, cứ một đồng tài sản bình quân trong kỳ tạo ra bao
nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay
Hệ số sinh lời tổng tài sản (ROA) =
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
Tổng tài sản bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết, cứ một đồng tài sản bình quân trong kỳ tạo ra bao
nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay.
Hệ số doanh lợi =
Lợi nhuận sau thuế
Tổng tài sản bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết mỗi đơn vị tài sản bình quân trong kỳ sẽ tạo ra được
bao nhiêu đơn vị lợi nhuận sau thuế.
Suất hao phí của tài sản so
với doanh thu thuần
=
Tài sản bình quân
Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích doanh nghiệp để thu được 1 đồng
doanh thu thuần thì thì cần bao nhiêu đồng tài sản đầu tư.
Suất hao phí của tài sản so với
lợi nhuận sau thuế

=
Tài sản bình quân
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích doanh nghiệp thu được một đồng lợi
nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp thì cần bao nhiêu đồng tài sản.
Một số chỉ tiêu phán ánh hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn:
Hiệu suất sử dụng TSNH =
Doanh thu thuần
ii
TSNH bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết mỗi đơn vị giá trị TSNH sử dụng trong kỳ đem lại bao
nhiêu đơn vị doanh thu thuần.
Hệ số sinh lời TSNH =
Lợi nhuận sau thuế
TSNH bình quân trong kỳ
Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn:
Hiệu suất sử dụng TSDH =
Doanh thu thuần
TSDH bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết một đơn vị giá trị TSDH trong kỳ tạo ra bao nhiêu đơn
vị doanh thu.
Hệ số sinh lời TSDH =
Lợi nhuận sau thuế
TSDH bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lợi của TSDH, cho biết mỗi đơn vị giá
trị TSDH có trong kỳ đem lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận sau thuế.
Khi đánh giá, phân tích hiệu quả sử dụng tài sản thì ngoài các chỉ tiêu tính
toán hiệu quả như đã trình bày ở trên, người phân tích đánh giá cần xem xét đến các
nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài sản để có những đánh giá xác thực. Một số
những nhân tố ảnh hưởng đó là:

Nhân tố chủ quan
Trình độ cán bộ quản lý và tay nghề của công nhân: Nói đến trình độ đội ngũ
làm việc trong bộ máy doanh nghiệp có năng lực chuyên môn hay kỹ năng, có ý
thức giữ gìn bảo quản và có khả năng vận hành hiệu quả tài sản hay không điều này
có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả
sử dụng tài sản.
Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh: Các doanh nghiệp có đặc điểm kinh
doanh khác nhau về ngành nghề: sản xuất, thương mại, đầu tư… sẽ có chiến lược
đầu tư vào tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn khác nhau và chính sách tín dụng
cũng như cách thức quản lý hoạt động kinh doanh khác nhau dẫn đến hệ số tính
toán hiệu quả sinh lời khác nhau khác nhau, do đó khi phân tích, đánh giá và so
iii
sánh cần lưu ý đến vấn đề này.
Năng lực quản lý tài sản doanh nghiệp: Muốn nói đến khả năng tổng thể
trong quá trình mua bán, sử dụng và quản lý tài sản của doanh nghiệp trong từng
hoạt động: Quản lý tiền mặt, quản lý dự trữ tồn kho, quản lý các khoản đầu tư tài
chính dài hạn, quản lý tài sản cố định, công tác thẩm định dự án…
Khả năng huy động vốn và cơ cấu vốn: Vốn là nguồn hình thành nên tài sản
do đó khả năng huy động vốn ảnh hưởng lớn đến việc hình thành nên tài sản. Như
vậy một doanh nghiệp có khả năng huy động vốn lớn sẽ là cơ hội để mở rộng quy
mô sản xuất kinh doanh, đầu tư được công nghệ sản xuất hiện đại, làm tăng hiệu
suất sử dụng tài sản từ đó làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.
Nhân tố khách quan
Ngoài nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản trong doanh
nghiệp còn có một số nhân tố khách quan ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản
doanh nghiệp như: Môi trường kinh tế, chính trị- pháp luật, khoa học công nghệ, thị
trường nguyên vật liệu và sản phẩm hàng hóa, đối thủ cạnh tranh và đơn vị chủ
quản…
Công ty cổ phần BIBICA được thành lập theo quyết định số 234/1998/QĐ-
TTg ngày 01/12/1998 của Thủ tướng Chính phủ cổ phần hóa ba phân xưởng: bánh,

kẹo, nha thuộc Công ty Đường Biên Hòa. Giấy phép Đăng ký kinh doanh số
059167 do Sở Kế Hoạch Đầu tư tỉnh Đồng Nai cấp ngày 16/01/1999 với ngành
nghề kinh doanh chính là sản xuất kinh doanh các sản phẩm đường, bánh, kẹo, nha,
rượu (nước uống có cồn). Công ty có trụ sở chính đặt tại khu công nghiệp Biên Hòa
I, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Trong những năm qua, Công ty cổ phần
BIBICA liên tục mở rộng chi nhánh, cơ sở sản xuất và đầu tư mới các dây truyền
sản xuất hiện đại được nhập khẩu từ các nước Châu âu
Tổng tài sản không ngừng tăng trong đó tốc độ tăng tài sản ngắn hạn nhanh
hơn tốc độ tăng tài sản dài hạn, thể hiện quy mô hoạt động kinh doanh ngày càng
mở rộng được thể hiện qua biểu đồ sau:
iv
Quy mô, cơ cấu tài sản ngắn hạn của công ty trong năm qua có nhiều thay đổi
phụ thuộc vào chiến lược phát triển của công ty trong từng giai đoạn và điều kiện
thực tế. Trong đó, hàng tồn kho luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, sau đó là tiền và
tương đương tiền, các khoản phải thu ngắn hạn và tài sản ngắn hạn khác chiếm tỷ
trọng không lớn trong tổng tài sản ngắn hạn, thể hiện qua bảng sau:

STT
Chỉ tiêu
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
1

Tiền và các khoản tương
đương
44.423 30.533
204.756 89.081 60.321
2 Các khoảng ĐT tài chính NH
14.055 196.055 5.000 45.000
3 Các khoản phải thu ngắn hạn
30.318 80.918 43.236 78.425
229.705
4
Hàng tồn kho
86.851 86.640 70.835 117.411
120.841
5 Tài sản ngắn hạn khác
3.432 8.123 17.688 3.456 10.930
TỔNG CỘNG TSNH
179.079
402.269 341.516 333.373 421.797
Trong các năm qua công ty luôn chú trọng đến đầu tư tài sản dài hạn nhất là
tài sản cố định. Tỷ trọng tài sản cố định luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trên 75% so
với tổng tài sản dài hạn, các khoản đầu tư tài chính dài hạn và các tài sản dài hạn
v
khác chiếm tỷ trọng nhỏ hơn 25% so với tổng tài sản dài hạn.
Có thể thấy công ty khá chú trọng vào đầu tư tài sản cố định bằng việc đầu tư
các dây truyền sản xuất và xây dựng nhà máy mới nhằm mở rộng sản xuất kinh
doanh trong thời gian tiếp theo. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn chiếm tỷ trọng
lớn thứ 2 trong tổng tài sản dài hạn bao gồm đầu tư vào công ty liên doanh liên kết
là Công ty cổ phần thực phẩm Huế và một số công ty khác nhằm kiếm lợi nhuận.
Tuy nhiên, do thị trượng chứng khoán nhiều biến động do đó công ty phải trích lập
dự phòng số tiền khá lớn dự phòng cho các chứng khoán này giảm giá.

Trong các năm qua, vấn đề hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần
BIBICA luôn được đặc biệt quan tâm và đã đạt được những thành công nhất định.
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan hiệu quả sử dụng
tài sản vẫn còn thấp và giảm sút ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả hoạt động của công
ty. Nguyên nhân của việc giảm hiệu suất sử dụng tổng tài sản cần được phân tích
chi tiết để tìm nguyên nhân do hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn hay do hiệu quả sử
dụng dài hạn.
Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn
Chỉ tiêu ĐVT
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Năm 2011

STT
Chỉ tiêu
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
Năm
20110
Năm

2011
1
Các khoản phải thu dài hạn
2
Tài sản cố định
149.435
173.676
366.591 401.407 344.071
3 Các khoản ĐT tài chính DH
38.499 18.208 14.162 10.792 4.646
4 Tài sản dài hạn khác
12.159 12.015 14.541 13.268 15.685
TỔNG CỘNG TSDH
203.899 395.294 395.293 425.468 364.401
vi
Doanh thu thuần Tr. đồng 543.975 544.419 626.954 792.664 1.000.308
Lợi nhuận sau thuế Tr. đồng 24.443 20.851 57.293 41.778 46.369
TSNH bình quân trong kỳ Tr. đồng 167.677 290.674 371.893 337.445 377.585
Hiệu suất sử dụng TSNH 3.24 1.87 1.69 2.35 2.65
Hệ số sinh lợi TSNH 0.15 0.07 0.15 0.12 0.12
Hiệu quả sử dụng TSNH của công ty từ năm 2008 đến năm 2011 so với năm
2007 giảm, nguyên nhân của việc giảm sút này là do trong giai đoạn này công ty
mới ký hợp tác chuyển nhượng 30% vốn cổ phần cho tập đoàn Lotte – Hàn Quốc do
đó lượng tiền khá lớn từ thặng dư vốn cổ phần nhằm để đầu từ xây dựng các dự án,
đổi mới dây chuyền thiết bị nhưng chưa thực hiện dự trữ tiền mặt không tạo ra lợi
nhuận cho doanh nghiệp từ đó dẫn đến hệ số sinh lợi tài sản giảm. Năm 2009 đến
năm 2011 hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn có xu hướng tăng dần lên tuy nhiên
chưa cập hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn năm 2007.
Hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn
Chỉ tiêu ĐVT

Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
Doanh thu thuần Tr. đồng 543.975 544.419 626.954 792.664 1.000.308
Lợi nhuận sau thuế Tr. đồng 24.443 20.851 57.293 41.778 46.369
TSDH bình quân trong kỳ Tr. đồng 143.382 201.996 299.596 410.381 364.401
Hiệu suất sử dụng TSDH 3.79 2.70 2.09 1.93 2.75
Hệ số sinh lợi TSDH 0.17 0.10 0.19 0.10 0.13
Hiệu suất sử dụng TSDH và hệ số sinh lợi TSDH năm 2008 đến năm 2011
thấp hơn so với năm 2007. Qua các năm hiệu suất sử dụng TSDH và hệ số sinh lời
TSDH không ổn định trồi xụt nguyên nhân chủ yếu là do hiệu quả sử dụng tài sản
cố định của công ty giảm sút.
Như vậy, nhìn chung hiệu quả sử dụng tài sản nói chung tại công ty cổ phần
BIBICA là giảm, sau khi nghiên cứu chi tiết từng nhân tố ảnh hưởng tác giả đã tổng
kết được một số nguyên nhân chủ yếu sau:
Nguyên nhân chủ quan
vii
Năng lực quản lý tài sản yếu kém: Thể hiện trước hết ở các khoản
phải thu tăng với giá trị khoảng 40 tỷ đến 70 tỷ đồng, do công ty áo dụng chính sách
tín dụng thương mại mở rộng nhằm hỗ trợ các nhà phân phối bằng cách cho nợ và
trả chậm, kéo theo vấn đề này là các khoản phải thu khó đòi tăng lên phải trích lập
dự phòng tài chính khoảng 500 triệu đồng đến 3.562 triệu đồng. Sau đó là hàng tồn
kho vẫn ở mức cao chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng tài sản ngắn hạn tỷ trọng dao

động khoảng 20-50% và giá trị trên 70 tỷ đồng cùng với việc tiền mặt dự trữ chưa
hợp lý và công tác quản lý, đầu tư TSCĐ chưa hiệu quả: sử dụng chưa hết công suất
thiết kế tài sản cố định và chi phí xây dựng dở dang cao. Đầu tư quá nhiều vào thị
trường chứng khoán chứa đựng nhiều rủi ro dẫn đến việc phải trích dự phòng cho
các chứng khoán này có năm lên tới 24 tỷ đồng ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh.
Công tác thẩm định dự án chưa hiệu quả cũng là một trong nhữn
nguyên nhân ảnh hưởng xấu đến hiệu quả sử dựng tài sản doanh nghiệp. Trong
những năm qua, công tác thẩm định dự án của Công ty chưa đạt hiệu quả cao dẫn đến
tình trạng đầu tư vào một số dự án có giá trị cao nhưng chưa thu hồi được vốn, làm
tăng chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, gây ứ đọng vốn và ảnh hưởng đến hiệu quả
sử dụng tài sản của Công ty. Điển hình như dự án nhà máy Bibica miền bắc tại khu
công nghiệp phố nối Hưng yến đã trả tiền thuê đất 27.6 tỷ đồng nhưng do chưa
nghiên cứu kỹ thị trường và định hướng phát triển công ty nên Hội đồng quản trị
quyết định tạm dừng và thay đổi thời gian thực hiện làm ảnh hưởng lớn đến kế hoạch
tài chính công ty. Ngoài ra việc huy động vốn và cơ cấu vốn chưa hợp lý cũng ảnh
hưởng không tốt đến hiệu sử dụng tài sản doanh nghiệp.
Nguyên nhân khách quan:
Nền kinh tế biến động nhiều bất lợi có tác động đến kết quả sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp, lạm phát tăng cao 20%/năm làm cho chi phí đầu vào tăng
cao trong khi gía sản phẩm đầu ra chưa thể thay đổi kịp do áp lực canh tranh của thị
trường đầu ra, công ty gặp khó khăn trong việc phân phối sản phẩm ảnh hưởng tiêu
cực đến hiệu quả sử dụng tài sản doanh nghiệp.
Việc phân tích thực trạng tài sản doanh nghiệp cũng như hiệu quả sử dụng tài
viii
sản doanh nghiệp đã cho thấy một số mặt yếu kém làm hiệu quả sử dụng tài sản của
doanh nghiệp chưa cao, việc tìm ra nguyên nhân và đưa ra một số giải sẽ góp phần
nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty trong thời gian tới như sau:
Để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần BIBICA
thì vấn đề quản lý các khoản phải thu phải được quan tâm trước hết và biện pháp
cần thiết là phải giảm thiểu được quy mô và thời hạn của các khoản phải thu thông

qua: Xác định chính sách tín dụng thương mại với khách hàng, phân tích khách
hàng, xác định đối tượng bán chịu, xác định điều kiện thanh toán, thiết lập một hạn
mức tín dụng hợp lý, thường xuyên kiểm soát nợ phải thu sau đó là phải tối ưu
hóa lượng hàng tồn kho, công ty cần quản lý thông qua định mức tiêu hao nguyên
vật liệu, định mức tồn kho nguyên vật liệu và công tác mua sắm nguyên vật liệu. Và
việc xây dựng mô hình quản lý tiền mặt cũng là một trong nội dung cần được quan
tâm thích đáng.
Để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn của công ty thì trước hêt cần
phải nâng cao công tác quản lý tài sản cố định vì đây là lượng tài sản chiếm giá trị
và tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu tài sản dài hạn của công ty, cần theo dõi, phân loại
có hệ thống giúp công ty ra quyết định phù hợp như thanh lý, nhượng bán, hay sửa
chữa cho từng loại tài sản góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng loại tài sản này.
Ngoài ra công ty cũng cần nâng cao hiệu quả công tác thẩm định dự án nhằm hạn
chế một số rủi ro trong quá trình thực hiện và triển khai dự án góp phần nâng cao
hiệu quả sử dụng tài sản cũng như hiệu quả kinh doanh cho công ty.
Một số các giải pháp công ty cũng cần phải quan tâm thường xuyên nhằm
nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty như: Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ; Tích cực tìm kiếm thị trường, mở rộng thị trường ra nước ngoài; tăng cường
huy động vốn, thiết lập và duy trì cơ cấu vốn tối ưu…
Một số kiến nghị với nhà nước được đưa ra nhằm giúp cho hoạt động của
công ty gặp thuận lợi hơn từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công ty như: Hỗ
trợ các doanh nghiệp xúc tiến thương mại ra nước ngoài; Hỗ trợ bảo vệ thương hiệu
trên toàn cầu; xây dựng hệ thống chi tiêu trung bình ngành; ổn định kinh tế, kiểm
ix
soát lạm phát; Bình ổn và phát triển thị trường chứng khoán.
Hy vọng luận văn đóng góp phần nào giúp Công ty Cổ phần BIBICA sử
dụng tài sản ngày càng hiệu quả hơn, mang lại kết quả kinh doanh tốt hơn và Công
ty phát triển hơn nữa trong điều kiện hội nhập nền kinh tế. Tuy nhiên, khó có thể
tránh khỏi những hạn chế gặp phải trong quá trình thực hiện luận văn vì vậy tác giả
rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý Thầy, Cô giáo và bạn đọc để luận văn

được hoàn thiện hơn.
x
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Mỗi doanh nghiệp tồn tại và phát triển vì nhiều mục tiêu khác nhau như: Tối
đa hoá lợi nhuận, tối đa hoá doanh thu, tối đa hoá vốn chủ sở hữu,… song tất cả các
mục tiêu cụ thể đó đều nhằm mục tiêu bao trùm nhất là tối đa hoá giá trị tài sản cho
các chủ sở hữu. Để đạt được mục tiêu này, sử dụng hiệu quả tài sản trở thành một
nội dung quan trọng trong quản trị tài chính vì sử dụng tài sản một cách hiệu quả
giúp cho quá trình sản xuất kinh doanh tiến hành bình thường, với hiệu quả kinh tế
cao nhất, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp và làm tăng giá trị
tài sản chủ sở hữu.
Hơn nữa, trong bối cảnh toàn cầu hoá nền kinh tế đang diễn ra một cách
mạnh mẽ và rộng khắp, mối liên hệ giữa kinh tế giữa các nước ngày càng chặt chẽ
ảnh hưởng lớn lẫn nhau và cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt, cùng với tình
trạng suy thoái toàn cầu như hiện nay thì mặc dù luật pháp, các chính sách kinh tế vĩ
mô, môi trường đầu tư tại Việt Nam ngày càng hoàn thiện đầy đủ và ổn định hơn
nhưng các doanh nghiệp Việt Nam không tránh khỏi sự canh tranh, nguy cơ bị thôn
tính, mất thì trường, khách hàng với các doanh nghiệp nước ngoài. Trước tình
hình đó, để đứng vững trên thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải phát huy toàn
bộ thế mạnh của mình. Trong khi sự phát triển về chiều rộng đã được tận dụng thì
một câu hỏi được đặt ra là làm thế nào để phát huy được hiệu quả các nguồn lực
đang có là vấn đề cấp thiết, do đó việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của doanh
nghiệp được ưu tiên xem xét hàng đầu.
Công ty cổ phần BIBICA hoạt động sản xuất trong ngành bánh kẹo, trong
những năm qua việc liên tục mở rộng chi nhánh, cơ sở sản xuất và đầu tư mới các
dây truyền sản xuất hiện đại được nhập khẩu từ các nước Châu âu khiến cho vấn đề
hiệu quả sử dụng tài sản được đặc biệt quan tâm và đã đạt được những thành công
nhất định. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan hiệu
quả sử dụng tài sản vẫn còn thấp ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả hoạt động của

công ty.
1
Chính vì những lý do trên, sau một thời gian tìm hiểu về Công ty Cổ phần
BIBICA tôi cho rằng việc nghiên cứu hoàn thiện, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản
tại công ty này là một vấn đề có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Do đó, tôi đã chọn
đề tài “Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty cổ phần BIBICA” làm đề
tài nghiên cứu cho luận văn Thạc sỹ của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống các vấn đề lý luận về hiệu quả sử dụng tài sản trong doanh nghiệp.
- Phán ánh và Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty cổ phần
BIBICA.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty cổ phần
BIBICA giai đoạn 2007-2011.
3. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được kết hợp sử dụng một số phương pháp để trình bày, đánh giá và
hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả tài sản về mặt lý luận cũng như thực tiễn tại
Công ty cổ phần BIBICA. Cụ thể: Dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy
vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để bày tỏ quan điểm và đánh giá các
vấn đề trình bày một cách logic trong mối quan hệ vận động và phát triển, đi từ quá
khứ, hiện tại đến dự đoán trong tương lai; phương pháp so sánh, phương pháp loại
trừ được vận dụng xuyên suốt trong quá trình phân tích các vấn đề thực tiễn và giải
pháp đề xuất; phương pháp Dupont, phương pháp tổng hợp sử dụng để quy nạp các
vấn đề một cách tổng quát và cơ bản nhất;…
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ
phần BIBICA từ đó đưa ra phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử
dụng tài sản tại công ty.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là hiệu quả tài sản tại Công ty cổ phần
BIBICA giai đoạn 2007-2011.
5. Những đóng góp của luận văn

Luận văn có những đóng góp chủ yếu sau:
Luận văn hệ thống hoá lý luận cơ bản về sử dụng hiệu quả tài sản trong
2
doanh nghiệp, ứng dụng phân tích và đánh giá về thực trạng sử dụng hiệu quả tài
sản tại Công ty cổ phần Bibica.
Luận văn đưa ra một số giải pháp và kiến nghị để sử dụng hiệu quả tài sản tại
doanh nghiệp nói chung và tại Công ty cổ phần Bibica nói riêng.
5. Kết cấu luận văn
Kết cấu của luận văn, ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham
khảo, danh mục các phụ lục, luận văn được chia thành 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng tài sản doanh nghiệp
- Chương 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty cổ phần BIBICA
- Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty cổ phần
BIBICA
3
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN
DOANH NGHIỆP
1.1 TỔNG QUAN VỀ TÀI SẢN CỦA DOANH NGHIỆP
1.1.1 Khái niệm, phân loại doanh nghiệp
1.1.1.1 Khái niệm
Doanh nghiệp là chủ thể kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, hoạt động
kinh doanh trên thị trường nhằm làm tăng giá trị của chủ sở hữu.
Theo luật số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 doanh nghiệp được hiểu là:
« Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn
định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, nhằm mục đích thực
hiện các hoạt động kinh doanh » (Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số
hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm
hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi).
1.1.1.2 Phân loại

Dựa trên hình thức hoạt động doanh nghiệp và cách thức huy động vốn, góp
vốn, thì doanh nghiệp bao gồm :
Doanh nghiệp nhà nước: Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp trong đó
Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ. Doanh nghiệp nhà nước có ưu thế về vốn do
đó chiếm ưu thế về cơ hội đầu tư, hợp tác kinh doanh nước ngoài, hoạt động trong
lĩnh vực kinh tế mũi nhọn chủ chốt. Doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo luật
doanh nghiệp, một số doanh nghiệp nhà nước trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh
hoặc kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh được tổ chức quản lý ngoài việc hoạt
động theo quy định luật chung còn hoạt động theo quy định riêng của Chính phủ.
Công ty cổ phần: Là doanh nghiệp trong đó vốn điều lệ được chia thành
nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Người sở hữu cổ phần là cổ đông, cổ đông
có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số
4
lượng tối đa, chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của
doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp và có quyền tự do
chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác. Công ty cổ phần có tư cách
pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, có quyền
phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn.
Công ty trách nhiệm hữu hạn:
Công ty TNHH hai thành viên trở lên: Là doanh nghiệp trong đó các thành
viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá năm mươi.
Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh
nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp, không được quyền
phát hành cổ phần và có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh.
Công ty TNHH một thành viên: Là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một
cá nhân làm chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác
của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. Công ty TNHH không được
quyền phát hành cổ phần và có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh.

Công ty hợp danh: Là doanh nghiệp, trong đó có ít nhất hai thành viên là chủ
sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung. Thành viên
hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các
nghĩa vụ của công ty, ngoài thành viên hợp danh còn có thành viên góp vốn chỉ chịu
trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh và không đước phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
Doanh nghiệp tư nhân: Là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ, tự chịu
trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp,
không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào và mỗi cá nhân chỉ được quyền
thành lập một doanh nghiệp tư nhân.
5
1.1.2. Tài sản của doanh nghiệp
1.1.2.1. Khái niệm tài sản của doanh nghiệp
Tài sản của doanh nghiệp là nguồn lực thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử
dụng hợp pháp của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định, có khả năng mang lại
lợi ích cho doanh nghiệp và giá trị của nó được xác định một cách đáng tin cậy.
Trong kế toán, tài sản doanh nghiệp được phân loại và hạch toán chi tiết thể
hiện trên bảng cân đối kế toán, giá trị được xác định là giá trị sổ sách của tài sản.
1.1.2.2. Phân loại tài sản của doanh nghiệp
Tài sản của doanh nghiệp thường được chia thành 2 loại: Tài sản ngắn hạn và
tài sản dài hạn.
a. Tài sản ngắn hạn
Tài sản ngắn hạn là những tài sản mà thời gian sử dụng, thu hồi luân chuyển
trong một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh. Tài sản ngắn hạn gồm:
Tiền và các khoản tương đương tiền: Tiền được hiểu là tiền mặt, tiền gửi
ngân hàng và tiền đang chuyển. Các khoản tương đương tiền là các khoản đầu tư
ngắn hạn không quá 3 tháng, có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành tiền và không
có nhiều rủi ro trong chuyển đổi thành tiền.
Đầu tư tài chính ngắn hạn: Bao gồm các khoản đầu tư chứng khoán có thời

hạn thu hồi dưới một năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh (như: Tín phiếu kho
Bạc, kỳ phiếu ngân hàng,…) hoặc chứng khoán mua vào bán ra (cổ phiếu, trái
phiếu) để kiếm lời và các loại đầu tư tài chính khác không quá một năm.
Các khoản phải thu ngắn hạn: Là các khoản phải thu ngắn hạn của khách
hàng, phải thu nội bộ ngắn hạn và các khoản phải thu ngắn hạn khác có thời hạn thu
hồi hoặc thanh toán dưới một năm.
Hàng tồn kho: Bao gồm vật tư, hàng hoá, sản phẩm, sản phẩm dở dang.
Tài sản ngắn hạn khác: Bao gồm Chi phí trả trước ngắn hạn, thuế GTGT
được khấu trừ, thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước, tài sản ngắn hạn khác.
b.Tài sản dài hạn
Tài sản dài hạn là những tài sản mà thời gian sử dụng, thu hồi luân chuyển
6
trên một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh. Tài sản dài hạn bao gồm các khoản
phải thu dài hạn, tài sản cố định, bất động sản đầu tư, các khoản tài sản tài chính
dài hạn và các tài sản dài hạn khác.
Các khoản phải thu dài hạn: là các khoản phải thu dài hạn của khách hàng,
phải thu nội bộ dài hạn và các khoản phải thu dài hạn khác có thời hạn thu hồi hoặc
thanh toán trên một năm.
Bất động sản đầu tư: là những bất động sản, gồm: quyền sử dụng đất,
nhà hoặc một phần của nhà hoặc cả nhà và đất, cơ sở hạ tầng do người chủ sở
hữu hoặc người đi thuê tài sản theo hợp đồng thuê tài chính nắm giữ nhằm mục
đích thu lợi từ việc cho thuê hoặc chờ tăng giá mà không phải để sử dụng trong
sản xuất, cung cấp hàng hoá, dịch vụ hay cho các mục đích quản lý hoặc bán
trong kỳ hoạt động kinh doanh thông thường.
Tài sản cố định: Là những yếu tố của tư liệu lao động được sử dụng trong
một thời gian luân chuyển tương đối dài và có giá trị tương đối lớn. Thông thường,
thời gian sử dụng để một tài sản được coi là tài sản cố định là trên 1 năm, gía trị tối
thiểu để một tài sản được xếp vào tài sản cố định phụ thuộc vào quy định của Bộ tài
chính trong từng thời kỳ.
Tài sản cố định là yếu tố quyết định năng lực sản xuất - kinh doanh của

doanh nghiệp. Nhờ đổi mới TSCĐ mới có được năng suất cao, chất lượng sản phẩm
và dịch vụ tốt tạo điều kiện đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ làm tăng doanh
thu giúp nâng cao sức cạnh tranh doanh nghiệp và là một trong biện pháp quan
trọng để hạn chế hao mòn vô hình trong điều kiện cách mạng khoa học kỹ thuật
phát triển nhanh như hiện nay.
Tài sản cố định được phân loại dựa trên các tiêu thức nhất định nhằm phục
vụ cho những yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Thông thường có một số cách
thức phân loại chủ yếu sau:
+ Phân loại tài sản cố định theo hình thái biểu hiện:
Theo phương pháp này, toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp được chia
thành hai loại: Tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình
7
Tài sản cố định hữu hình: Là những tài sản cố định có hình thái vật chất cụ
thể do doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động kinh doanh như: Nhà cửa, vật kiến trúc,
máy móc, thiết bị, phương tiện vân tải, thiết bị truyền dẫn…
Tài sản cố định vô hình: Là những tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác
định được giá trị, do doanh nghiệp quản lý và sử dụng trong các hoạt động sản xuất
kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn
tài sản cố định vô hình. Thông thường, tài sản cố định vô hình bao gồm: Chi phí thành
lập, chi phí khảo sát thiết kế; Uy tín và lợi thế thương mại; Quyền sở hữu công nghiệp
và sở hữu trí tuệ, chẳng hạn như nhãn hiệu thương mại, kiểu dáng công nghiệp, bằng
phát minh sáng chế, bản quyền, giải pháp công nghệ hữu ích v.v.
Theo cách phân loại này giúp cho người quản lý thấy được cơ cấu đầu tư vào
tài sản cố định theo hình thái biểu biện, là căn cứ để quyết định đầu tư dài hạn hoặc
điều chỉnh cơ cấu đầu tư cho phù hợp và có biện pháp quản lý phù hợp với mỗi loại
tài sản cố định.
+ Phân loại tài sản cố định theo mục đích sử dụng:
Dựa theo tiêu thức này, toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp được chia
làm hai loại:
Tài sản cố định dùng cho mục đích kinh doanh: Là những tài sản cố định

đang dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh cơ bản và hoạt động sản xuất kinh
doanh phụ của doanh nghiệp.
Tài sản cố định dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng:
Là những tài sản cố định không mang tính chất sản xuất do doanh nghiệp quản lý và
sử dụng cho các hoạt động phúc lợi, sự nghiệp và các hoạt động đảm bảo an ninh,
quốc phòng.
Cách phân loại này giúp cho người quản lý doanh nghiệp thấy được kết cấu
tài sản cố định theo mục đích sử dụng, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý
và tính khấu hao tài sản cố định có tính chất sản xuất, có biện pháp quản lý phù hợp
với mỗi loại tài sản cố định.
+ Phân loại tài sản cố định theo tình hình sử dụng:
8
Căn cứ vào tình hình sử dụng tài sản cố định, có thể chia toàn bộ tài sản cố
định của doanh nghiệp thành các loại sau:
Tài sản cố định đang dùng.
Tài sản cố định chưa cần dùng.
Tài sản cố định không cần dùng và chờ thanh lý.
Dựa vào cách phân loại này, người quản lý nắm được tổng quát tình hình
sử dụng tài sản cố định trong doanh nghiệp. Trên cơ sở đó đề ra các biện pháp sử
dụng tối đa các tài sản cố định hiện có trong doanh nghiệp, giải phóng nhanh các
tài sản cố định không cần dùng và chờ thanh lý để thu hồi vốn.
Đầu tư tài chính dài hạn: Là các khoản đầu tư vào việc mua bán các chứng
khoán có thời hạn thu hồi trên một năm hoặc góp vốn liên doanh bằng tiền, bằng
hiện vật, mua cổ phiếu có thời hạn thu hồi vốn trong thời gian trên một năm và các
loại đầu tư khác vượt quá thời hạn trên một năm. Có thể nói tài sản tài chính dài hạn
là các khoản vốn mà doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh, ngoài hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong thời hạn trên một năm nhằm tạo
ra nguồn lợi tức lâu dài cho doanh nghiệp.
Cụ thể, tài sản tài chính dài hạn bao gồm:
Các chứng khoán dài hạn: Phản ánh giá trị các khoản đầu tư cho việc mua

bán các cổ phiếu và trái phiếu có thời hạn trên một năm và có thể bán ra bất cứ lúc
nào với mục đích kiếm lợi nhuận. Bao gồm:
+ Cổ phiếu doanh nghiệp: Là chứng chỉ xác nhận vốn góp của chủ sở hữu
vào doanh nghiệp đang hoạt động hoặc bắt đầu thành lập. Doanh nghiệp mua cổ
phần được hưởng lợi tức cổ phần (cổ tức) căn cứ vào hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp, nhưng đồng thời chủ sở hữu vốn cũng phải chịu rủi ro khi doanh
nghiệp đó bị thua lỗ, giải thể hoặc phá sản theo Điều lệ của doanh nghiệp và luật
phá sản của doanh nghiệp. Cổ phần doanh nghiệp có thể có cổ phần thường và cổ
phần ưu đãi. Mỗi cổ đông có thể mua một hoặc nhiều cổ phần.
+ Trái phiếu: là chứng chỉ vay nợ có kỳ hạn và có lãi do Nhà nước hoặc
9
doanh nghiệp hay các tổ chức, cá nhân phát hành nhằm huy động vốn cho việc đầu
tư phát triển. Có 3 loại trái phiếu:
Trái phiếu Chính phủ: là chứng chỉ vay nợ của Chính phủ do Bộ Tài chính
phát hành dưới các hình thức: Trái phiếu kho Bạc, trái phiếu công trình, trái phiếu
xây dựng Tổ quốc.
Trái phiếu địa phương: là chứng chỉ vay nợ của các chính quyền tỉnh, thành
phố phát hành.
Trái phiếu Công ty: là chứng chỉ vay nợ do doanh nghiệp phát hành nhằm
vay vốn để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và đổi mới trang thiết bị, công
nghệ của doanh nghiệp. Giá trị chứng khoán đầu tư dài hạn được xác định là giá
thực tế (giá gốc) bằng giá mua + các chi phí thu mua (nếu có), như: Chi phí môi
giới, giao dịch, lệ phí, thuế và phí ngân hàng.
Các khoản góp vốn liên doanh: góp vốn liên doanh là một hoạt động đầu tư
tài chính mà doanh nghiệp đầu tư vốn vào một doanh nghiệp khác để nhận kết quả
kinh doanh và cùng chịu rủi ro (nếu có theo tỷ lệ vốn góp). Vốn góp liên doanh của
doanh nghiệp, bao gồm tất cả các loại tài sản, vật tư, tiền vốn thuộc quyền sở hữu
của doanh nghiệp kể cả vốn vay dài hạn dùng vào việc góp vốn kinh doanh.
Tài sản dài hạn khác, bao gồm: Chi phí trả trước dài hạn, tài sản thuế thu
nhập hoãn lại, tài sản dài hạn khác.

1.2. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỦA DOANH NGHIỆP
1.2.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp
Hiệu quả được coi là một thuật ngữ để chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực
hiện các mục tiêu của chủ thể và hao phí phí mà chủ thể bỏ ra để có kết quả đó
trong điều kiện nhất định. Như vậy, hiệu quả phản ánh kết quả thực hiện các mục
tiêu hành động trong quan hệ với hao phí bỏ ra và hiệu quả được xem xét trong bối
cảnh hay điều kiện nhất định, đồng thời cũng được xem xét dưới quan điểm đánh
giá của chủ thể nghiên cứu.
Các doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường cạnh tranh như hiện nay
10

×