Tải bản đầy đủ (.doc) (119 trang)

xây dựng đô thị sinh thái kinh nghiệm quốc tế và khả năng áp dụng vào việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 119 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả trong luận văn là trung thực. Những tư liệu được sử dụng trong luận văn đều có
nguồn gốc trích dẫn rõ ràng.
Hà Nội, tháng 02 năm 2013
Người cam đoan
Đỗ Thị Bích
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện Luận văn tốt nghiệp tại
trường Đại học Kinh tế Quốc dân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các
Thầy Cô giáo khoa Môi trường và Đô thị. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc tới TS. Lê Hà Thanh, người đã hướng dẫn tôi hoàn thành Luận văn tốt nghiệp.
Tôi cũng xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi hoàn
thành bài Luận văn này.
Tuy đã cố gắng nhưng bài Luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất
mong nhận được sự góp ý của các Thầy Cô giáo và các bạn để bài Luận văn được
hoàn thiện hơn.
Hà Nội, tháng 02 năm 2013
Học viên
Đỗ Thị Bích
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN 1
MỤC LỤC 3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 8
DANH MỤC HÌNH, HỘP, BẢNG BIỂU 9
1. Sự cần thiết của đề tài i
2. Mục tiêu nghiên cứu i
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu i
4. Phương pháp nghiên cứu i
5. Dự kiến các đóng góp của luận văn ii
6. Nội dung luận văn ii


CHƯƠNG I ii
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÔ THỊ ii
VÀ ĐÔ THỊ SINH THÁI ii
1.1. Đô thị sinh thái và các khái niệm liên quan ii
1.2. Tác động của phát triển đô thị tới nền kinh tế iii
1.3. Các loại Mô hình Đô thị sinh thái iii
CHƯƠNG II iii
KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ XÂY DỰNG iii
MÔ HÌNH ĐÔ THỊ SINH THÁI iii
2.1. Mô hình Đô thị sinh thái Curitiba, Brazil iii
2.2. Mô hình Đô thị sinh thái Kawasaki, Nhật Bản iv
2.3. Mô hình Đô thị sinh thái Hammarby - Sockholm, Thụy Điển iv
2.4. Mô hình Đô thị sinh thái Singapore v
2.5. Bài học kinh nghiệm v
CHƯƠNG 3 vi
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VÀ vi
KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH ĐÔ THỊ vi
SINH THÁI VÀO VIỆT NAM vi
3.1. Tổng quan về quá trình đô thị hoá tại Việt Nam vi
3.2. Định hướng phát triển Đô thị sinh thái ở Việt Nam vii
3.3. Áp dụng mô hình SWOT phân tích khả năng phát triển Đô thị sinh thái
tại Việt Nam viii
KẾT LUẬN xii
MỞ ĐẦU 1
1. Sự cần thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4. Phương pháp nghiên cứu 3
5. Dự kiến các đóng góp của luận văn 3
6. Nội dung luận văn 3

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÔ THỊ 4
VÀ ĐÔ THỊ SINH THÁI 4
1.1. Đô thị sinh thái và các khái niệm liên quan 4
1.1.1. Khái niệm về đô thị 4
1.1.2. Quan niệm về đô thị hóa 4
1.1.3. Phát triển đô thị bền vững - Đô thị sinh thái 6
1.2. Tác động của phát triển đô thị tới nền kinh tế 9
1.2.1. Tác động đến tăng trưởng GDP của vùng và của cả nước 9
1.2.2. Tác động chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế 10
1.2.3. Tác động đến nhu cầu và hiệu quả sử dụng tài nguyên 11
1.2.4. Các tác động khác 12
1.2.5. Các tác động tiêu cực 13
1.3. Những vấn đề cơ bản về xây dựng Đô thị sinh thái 14
1.3.1. Các loại mô hình Đô thị sinh thái 14
1.3.2. Các nguyên tắc xây dựng đô thị sinh thái 16
CHƯƠNG II. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH
ĐÔ THỊ SINH THÁI 19
2.1. Mô hình Đô thị sinh thái - Curitiba, Brazil 19
2.1.1. Đặc điểm kinh tế xã hội Curitiba 19
2.1.2. Mô hình Đô thị sinh thái Curitiba 20
2.2. Mô hình Đô thị sinh thái - Kawasaki, Nhật Bản 30
2.2.1. Đặc điểm kinh tế xã hội của Kawasaki 31
2.2.2. Mô hình Đô thị sinh thái Kawasaki 32
Về môi trường: phát triển công nghiệp và khu dân cư một cách thân thiện với
môi trường thông qua việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên, quản lý chất thải,
bảo vệ môi trường. Tư tưởng này hướng tới giảm những tác động môi trường
của các cơ sở sản xuất với mục tiêu xây dựng một khu công nghiệp không phát
thải. Các hoạt động công nghiệp, thương nghiệp và sinh hoạt của người dân
được phối hợp một cách hài hoà nhằm bảo đảm tuân thủ các quy định về bảo
vệ môi trường, sử dụng tài nguyên hợp lý nhất, tăng cường hoạt động tái chế,

tái sử dụng và trao đổi nguyên vật liệu giữa các cơ sở sản xuất với nhau, với
khu dân cư và môi trường xung quanh nhằm cải thiện hiệu suất sử dụng tài
nguyên trong từng thành phần của ĐTST. Việc tổ chức sử dụng hợp lý đất và
không gian của các cơ sở sản xuất, các khu dân cư và tổ chức, mối quan hệ
giữa các khu vừa tạo điều kiện tối ưu hoá các hoạt động đô thị của người dân
và các hoạt động liên quan đến sản xuất (kể cả các hoạt động sinh hoạt của
người tham gia sản xuất) theo hướng thân thiện với môi trường 33
Về kinh tế: phát triển kinh tế ở mức cao nhất có thể 33
Cộng sinh công nghiệp được hình thành từ hoạt động trao đổi vật chất
(nguyên vật liệu, năng lượng và chất thải) giữa KCN và cơ sở sản xuất kinh
doanh trong KCN và với khu dân cư xung quanh 34
Cùng nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường và chất lượng môi trường. Một
trong những mục tiêu cần đạt nhất của Mô hình ĐTST là tạo môi trường sống
có chất lượng cho người dân trong KCN và tạo môi trường làm việc tốt cho
người lao động trong KCN. Do đó, một trong những hoạt động cần có đối với
ĐTST là các chương trình nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho người
lao động trong KCN và cho người dân trong khu dân cư. Các hoạt động bảo vệ
môi trường, tiết kiệm tài nguyên và năng lượng được các cơ sở sản xuất trong
KCN thực hiện cần được thông báo đến người dân qua các phương tiện truyền
thông đại chúng. Các hoạt động bảo vệ môi trường trong khu dân cư có được
sự hỗ trợ từ KCN 34
2.3 Mô hình Đô thị sinh thái - Hammarby Sjöstad, Stockholm Thụy Điển 37
2.3.1. Đặc điểm kinh tế xã hội Hammarby Sjöstad 37
2.3.2. Mô hình Đô thị sinh thái Hammarby 37
2.4. Mô hình Đô thị sinh thái Singapore 41
2.4.1. Đặc điểm kinh tế xã hội Singapore 41
2.4.2. Mô hình Đô thị sinh thái Singapore 41
2.5. Bài học kinh nghiệm 49
CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ 53
VÀ KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH 53

ĐÔ THỊ SINH THÁI VÀO VIỆT NAM 53
3.1. Tổng quan về quá trình đô thị hoá tại Việt Nam 53
3.1.1. Thực trạng quá trình đô thị hóa ở Việt Nam 53
3.1.2. Phân loại đô thị ở Việt Nam 58
3.2. Định hướng phát triển Đô thị sinh thái của Việt Nam 61
3.2.1. Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 61
3.2.2. Chương trình phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2012 - 2020 64
3.3. Áp dụng mô hình SWOT phân tích khả năng phát triển Đô thị sinh thái
tại Việt Nam 67
3.3.1. Những điểm mạnh 68
3.3.2. Những điểm yếu 74
3.3.3. Những cơ hội 76
3.3.4. Những thách thức 79
3.4. Một số giải pháp đề xuất để nâng cao khả năng phát triển Đô thị sinh thái
tại Việt Nam 84
KẾT LUẬN 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO 89
TIẾNG VIỆT 89
TIẾNG NƯỚC NGOÀI 91
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BRT Hệ thống xe buýt nhanh
ĐTST Đô thị sinh thái
IPPUC Viện nghiên cứu và quy hoạch đô thị Curitiba
KCN Khu công nghiệp
TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
DANH MỤC HÌNH, HỘP, BẢNG BIỂU
HÌNH
LỜI CAM ĐOAN 1
MỤC LỤC 3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 8

DANH MỤC HÌNH, HỘP, BẢNG BIỂU 9
1. Sự cần thiết của đề tài i
2. Mục tiêu nghiên cứu i
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu i
4. Phương pháp nghiên cứu i
5. Dự kiến các đóng góp của luận văn ii
6. Nội dung luận văn ii
CHƯƠNG I ii
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÔ THỊ ii
VÀ ĐÔ THỊ SINH THÁI ii
1.1. Đô thị sinh thái và các khái niệm liên quan ii
1.2. Tác động của phát triển đô thị tới nền kinh tế iii
1.3. Các loại Mô hình Đô thị sinh thái iii
CHƯƠNG II iii
KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ XÂY DỰNG iii
MÔ HÌNH ĐÔ THỊ SINH THÁI iii
2.1. Mô hình Đô thị sinh thái Curitiba, Brazil iii
2.2. Mô hình Đô thị sinh thái Kawasaki, Nhật Bản iv
2.3. Mô hình Đô thị sinh thái Hammarby - Sockholm, Thụy Điển iv
2.4. Mô hình Đô thị sinh thái Singapore v
2.5. Bài học kinh nghiệm v
CHƯƠNG 3 vi
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VÀ vi
KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH ĐÔ THỊ vi
SINH THÁI VÀO VIỆT NAM vi
3.1. Tổng quan về quá trình đô thị hoá tại Việt Nam vi
3.2. Định hướng phát triển Đô thị sinh thái ở Việt Nam vii
3.3. Áp dụng mô hình SWOT phân tích khả năng phát triển Đô thị sinh thái
tại Việt Nam viii
KẾT LUẬN xii

MỞ ĐẦU 1
1. Sự cần thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4. Phương pháp nghiên cứu 3
5. Dự kiến các đóng góp của luận văn 3
6. Nội dung luận văn 3
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÔ THỊ 4
VÀ ĐÔ THỊ SINH THÁI 4
1.1. Đô thị sinh thái và các khái niệm liên quan 4
1.1.1. Khái niệm về đô thị 4
1.1.2. Quan niệm về đô thị hóa 4
1.1.3. Phát triển đô thị bền vững - Đô thị sinh thái 6
1.2. Tác động của phát triển đô thị tới nền kinh tế 9
1.2.1. Tác động đến tăng trưởng GDP của vùng và của cả nước 9
1.2.2. Tác động chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế 10
1.2.3. Tác động đến nhu cầu và hiệu quả sử dụng tài nguyên 11
1.2.4. Các tác động khác 12
1.2.5. Các tác động tiêu cực 13
1.3. Những vấn đề cơ bản về xây dựng Đô thị sinh thái 14
1.3.1. Các loại mô hình Đô thị sinh thái 14
1.3.2. Các nguyên tắc xây dựng đô thị sinh thái 16
CHƯƠNG II. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH
ĐÔ THỊ SINH THÁI 19
2.1. Mô hình Đô thị sinh thái - Curitiba, Brazil 19
2.1.1. Đặc điểm kinh tế xã hội Curitiba 19
2.1.2. Mô hình Đô thị sinh thái Curitiba 20
2.2. Mô hình Đô thị sinh thái - Kawasaki, Nhật Bản 30
2.2.1. Đặc điểm kinh tế xã hội của Kawasaki 31
2.2.2. Mô hình Đô thị sinh thái Kawasaki 32

Về môi trường: phát triển công nghiệp và khu dân cư một cách thân thiện với
môi trường thông qua việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên, quản lý chất thải,
bảo vệ môi trường. Tư tưởng này hướng tới giảm những tác động môi trường
của các cơ sở sản xuất với mục tiêu xây dựng một khu công nghiệp không phát
thải. Các hoạt động công nghiệp, thương nghiệp và sinh hoạt của người dân
được phối hợp một cách hài hoà nhằm bảo đảm tuân thủ các quy định về bảo
vệ môi trường, sử dụng tài nguyên hợp lý nhất, tăng cường hoạt động tái chế,
tái sử dụng và trao đổi nguyên vật liệu giữa các cơ sở sản xuất với nhau, với
khu dân cư và môi trường xung quanh nhằm cải thiện hiệu suất sử dụng tài
nguyên trong từng thành phần của ĐTST. Việc tổ chức sử dụng hợp lý đất và
không gian của các cơ sở sản xuất, các khu dân cư và tổ chức, mối quan hệ
giữa các khu vừa tạo điều kiện tối ưu hoá các hoạt động đô thị của người dân
và các hoạt động liên quan đến sản xuất (kể cả các hoạt động sinh hoạt của
người tham gia sản xuất) theo hướng thân thiện với môi trường 33
Về kinh tế: phát triển kinh tế ở mức cao nhất có thể 33
Cộng sinh công nghiệp được hình thành từ hoạt động trao đổi vật chất
(nguyên vật liệu, năng lượng và chất thải) giữa KCN và cơ sở sản xuất kinh
doanh trong KCN và với khu dân cư xung quanh 34
Cùng nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường và chất lượng môi trường. Một
trong những mục tiêu cần đạt nhất của Mô hình ĐTST là tạo môi trường sống
có chất lượng cho người dân trong KCN và tạo môi trường làm việc tốt cho
người lao động trong KCN. Do đó, một trong những hoạt động cần có đối với
ĐTST là các chương trình nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho người
lao động trong KCN và cho người dân trong khu dân cư. Các hoạt động bảo vệ
môi trường, tiết kiệm tài nguyên và năng lượng được các cơ sở sản xuất trong
KCN thực hiện cần được thông báo đến người dân qua các phương tiện truyền
thông đại chúng. Các hoạt động bảo vệ môi trường trong khu dân cư có được
sự hỗ trợ từ KCN 34
2.3 Mô hình Đô thị sinh thái - Hammarby Sjöstad, Stockholm Thụy Điển 37
2.3.1. Đặc điểm kinh tế xã hội Hammarby Sjöstad 37

2.3.2. Mô hình Đô thị sinh thái Hammarby 37
2.4. Mô hình Đô thị sinh thái Singapore 41
2.4.1. Đặc điểm kinh tế xã hội Singapore 41
2.4.2. Mô hình Đô thị sinh thái Singapore 41
2.5. Bài học kinh nghiệm 49
CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ 53
VÀ KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH 53
ĐÔ THỊ SINH THÁI VÀO VIỆT NAM 53
3.1. Tổng quan về quá trình đô thị hoá tại Việt Nam 53
3.1.1. Thực trạng quá trình đô thị hóa ở Việt Nam 53
3.1.2. Phân loại đô thị ở Việt Nam 58
3.2. Định hướng phát triển Đô thị sinh thái của Việt Nam 61
3.2.1. Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 61
3.2.2. Chương trình phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2012 - 2020 64
3.3. Áp dụng mô hình SWOT phân tích khả năng phát triển Đô thị sinh thái
tại Việt Nam 67
3.3.1. Những điểm mạnh 68
3.3.2. Những điểm yếu 74
3.3.3. Những cơ hội 76
3.3.4. Những thách thức 79
3.4. Một số giải pháp đề xuất để nâng cao khả năng phát triển Đô thị sinh thái
tại Việt Nam 84
KẾT LUẬN 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO 89
TIẾNG VIỆT 89
TIẾNG NƯỚC NGOÀI 91
HỘP
Hộp 1.1: Các hình thái cơ bản của đô thị mới Error: Reference source not
found
Hộp 3.1: Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh Error: Reference source

not found
Hộp 3.2: Mô hình Đô thị sinh thái được thực hiện thí điểm tại Hội An Error:
Reference source not found
Hộp 3.3: Công nghiệp Xanh Error: Reference source not found
BẢN ĐỒ
Bản đồ 2.1: Vị trí của Curitiba
Bản đồ 2.2: Vị trí của Kawasaki
Bản đồ 2.3: Vị trí của Hammarby, Stockholm
Bản đồ 2.4: Vị trí của Singapore
BẢNG
Bảng 3.1: Số lượng đô thị giai đoạn 1999 - 2010 Error: Reference source not
found
Bảng 3.2: Thu nhập bình quân GDP/đầu người theo loại đô thị Error: Reference
source not found
Bảng 3.3: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu GDP theo ngành Error: Reference
source not found
Bảng 3.4: Tỷ lệ nghèo giai đoạn 1999 - 2009 Error: Reference source not
found
Bảng 3.5: Các dịch vụ cơ bản được cung cấp giai đoạn 1999 – 2009 (%)
Error: Reference source not found
Bảng 3.6: Các tiêu chí phân loại đô thị Error: Reference source not found
Bảng 3.7: Tốc độ tăng GDP của TP.HCM và của cả nước (%) Error:
Reference source not found
Bảng 3.8: GDP bình quân đầu người tại Hà Nội Error: Reference source not
found
Bảng 3.9: Tổng Ngân sách đầu tư giai đoạn 2005 – 2010 (tỷ đồng) Error:
Reference source not found
Bảng 3.10: Ma trận phân tích, đánh giá khả năng áp dụng Mô hình Đô thị sinh
thái vào Việt Nam Error: Reference source not found
MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết của đề tài
Đô thị hóa tạo điều kiện thuận lợi cho sự tăng trưởng và đổi mới kinh tế đất
nuớc. Tuy nhiên, đô thị hóa cũng góp phần tạo ra những thách thức về môi trường
và kinh tế xã hội như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, tắc nghẽn giao thông
v.v Việc phát triển đô thị là một thách thức nhưng cũng chính là cơ hội quan trọng
để đưa Việt Nam phát triển lên một tầm cao mới, rút ngắn khoảng cách với các
nước phát triển. Vì chính những lý do đó, để quá trình đô thị hóa thành công góp
phần đạt được mục tiêu phát triển bền vững, Việt Nam đã và đang tìm kiếm những
biện pháp phù hợp nhất với điều kiện của mình. Là một nước đi sau trong quá trình
đô thị hoá trên thế giới, Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm của các nước đi trước
để rút ra bài học cho chính mình. Như một hướng phát triển trong tương lai, mô
hình “Đô thị sinh thái” (ĐTST) đang được triển khai và mở rộng ở nhiều nơi trên
thế giới và mang lại những kết quả ngoài mong đợi.
Xuất phát từ tính cấp bách của thực tiễn phát triển đô thị ở nước ta và những
thành tựu mà các nước trên thế giới đã đạt được trong lĩnh vực này, đề tài “Xây
dựng đô thị sinh thái: Kinh nghiệm quốc tế và khả năng áp dụng vào Việt Nam”
được chọn làm đề tài nghiên cứu của luận văn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích khả năng áp dụng ĐTST vào Việt Nam từ việc nghiên cứu kinh
nghiệm xây dựng ĐTST trên thế giới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: mô hình đô thị sinh thái của các thành phố trên thế
giới và Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng ĐTST trên thế
giới thông qua mô hình ĐTST của các thành phố: Curitiba - Brazil, Kawasaki -
Nhật Bản, Hammarby, Stockholm - Thuỵ Điển và Singapore.
Trên cở sở các kinh nghiệm quốc tế, đề tài phân tích khả năng áp dụng ĐTST
ở Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, phân tích thống kê, so sánh, phân tích SWOT.

i
5. Dự kiến các đóng góp của luận văn
- Giá trị thực tiễn: Giới thiệu những khái niệm cơ bản, tổng quan về ĐTST,
cũng như kinh nghiệm xây dựng ĐTST trên thế giới.
- Giá trị khoa học: Phục vụ hoạt động nghiên cứu quy hoạch đô thị và thúc
đẩy sự hình thành và phát triển ĐTST của các thành phố ở Việt Nam với những đặc
điểm cụ thể khác nhau.
6. Nội dung luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo nội dung chính của luận
văn được trình bày trong 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận về đô thị và đô thị sinh thái
Chương II: Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng Mô hình Đô thị sinh thái
Chương III: Thực trạng phát triển đô thị và khả năng phát triển mô hình Đô
thị sinh thái vào Việt Nam
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÔ THỊ
VÀ ĐÔ THỊ SINH THÁI
1.1. Đô thị sinh thái và các khái niệm liên quan
Đô thị là một không gian cư trú của cộng đồng người sống tập trung và hoạt
động trong những khu vực kinh tế phi nông nghiệp [6].
Đô thị hóa là sự mở rộng của đô thị, tính theo tỷ lệ phần trăm giữa số dân đô
thị hay diện tích đô thị trên tổng số dân hay diện tích của một vùng hay khu vực. Nó
cũng có thể tính theo tỷ lệ gia tăng của hai yếu tố đó theo thời gian. Nếu tính theo
cách đầu thì nó còn được gọi là mức độ đô thị hóa, còn theo cách thứ hai nó có tên
là tốc độ đô thị hóa [6].
Đô thị sinh thái, trong hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam vẫn chưa
có một định nghĩa chính thống nào về “Đô thị sinh thái”. Từ kinh nghiệm của các
nước trên thế giới có thể rút ra các đặc điểm của đô thị sinh thái như sau:
- Có chất lượng môi trường sống cao
- Có quan hệ hài hòa với thiên nhiên

- Có nền công nghiệp hoạt động hiệu quả về mặt sinh thái
ii
- Có áp dụng thành công các giải pháp về môi trường, năng lượng và giao thông.
1.2. Tác động của phát triển đô thị tới nền kinh tế
Tác động của phát triển đô thị đến nền kinh tế thể hiện trên các khía cạnh:
- Phát triển đô thị làm tăng trưởng nhanh GDP của vùng và cả nước
- Phát triển đô thị làm chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế
- Phát triển đô thị ảnh hưởng đến nhu cầu và hiệu quả sử dụng tài nguyên
- Phát triển đô thị thúc đẩy mở rộng thị trường, bố trí sắp xếp lại sản xuất và
làm thay đổi sâu sắc các vấn đề văn hóa, xã hội
- Phát triển đô thị làm nảy sinh những bất cập trong đời sống kinh tế, xã hội
1.3. Các loại Mô hình Đô thị sinh thái
Có hai loại mô hình ĐTST: Xây dựng ĐTST cho vùng đô thị mới hoặc là đô
thị cũ được sửa chữa, thay đổi trong điều kiện có thể thành đô thị theo kiểu ĐTST.
Để xây dựng ĐTST, với mỗi loại hình lại có những giải pháp khác nhau, trong
khuôn khổ bài Luận văn tác giả sẽ tập trung vào phân tích những giải pháp để sửa
chữa những đô thị cũ thành những đô thị theo kiểu ĐTST.
CHƯƠNG II
KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ XÂY DỰNG
MÔ HÌNH ĐÔ THỊ SINH THÁI
2.1. Mô hình Đô thị sinh thái Curitiba, Brazil
Mô hình ĐTST Curitiba cho thấy chi phí không phải là rào cản đối với việc
quy hoạch, phát triển và quản lý môi trường và kinh tế đô thị. Curitiba đã phát triển
một quy hoạch đô thị bền vững thông qua quy hoạch đô thị tích hợp.
Để tránh sự phát triển tràn lan không quy hoạch, Curitiba đã hướng tới sự
tăng trưởng đô thị theo các trục chiến lược, thành phố đã thúc đẩy xây dựng và phát
triển các khu dân cư và thương mại dọc theo các trục này và kết nối với quy hoạch
tổng thể tích hợp và quy hoạch phân vùng sử dụng đất của thành phố. Curitiba cũng
đã áp dụng một hệ thống xe buýt có chi phí vừa phải nhưng rất sáng tạo, thay vì bỏ
ra nhiều thời gian và tiền bạc để xây dựng hệ thống đường ray xe lửa. Diện tích cây

xanh tăng, chủ yếu là ở các công viên được xây dựng để chống lũ và nhờ các quy
iii
định cho phép chuyển giao quyền xây dựng năhmf duy trì diện tích cây xanh và các
vùng di sản văn hoá. Ngoài ra, người dân thành phố, đặc biệt là người nghèo, còn có
cơ hội tham gia các hoạt động môi trường và các chương trình giáo dục nâng cao
nhận thức.
Những thành công có đạt được đó phần lớn là nhờ nỗ lực của Viện Nghiên
cứu và Quy hoạch Đô thị Curitiba (IPPUC), một cơ quan nhà nước độc lập, không
chỉ có chức năng nghiên cứu và quy hoạch mà còn có trách nhiệm thực hiện và
giám sát các quy hoạch đô thị.
2.2. Mô hình Đô thị sinh thái Kawasaki, Nhật Bản
MH ĐTST Kawasaki được áp dụng cho một vùng đô thị bao gồm một (hoặc
nhiều) KCN với các cơ sở sản xuất kinh doanh khác và khu dân cư, người tiêu dùng
trong một khu đô thị. Mô hình lấy "khu công nghiệp" làm trung tâm phát triển
ĐTST và lấy mục tiêu bảo vệ môi trường, giảm tiêu thụ tài nguyên, giảm phát thải,
thu hồi, tái chế, tái sử dụng chất thải làm trọng tâm nhằm hướng đến phát triển
KCN và đô thị bền vững.
Đặc trưng của mô hình này là "quan hệ cộng sinh" giữa KCN, cơ sở sản xuất
kinh doanh trong KCN và khu dân cư xung quanh. Với những hoạt động: chia sẻ
công nghệ, công cụ, chuyên môn, tái sử dụng chất thải, kết hợp với nghiên cứu và
đào tạo đối với các khu công nghiệp; tiết kiệm năng lượng và vật liệu, giảm thiểu ô
nhiễm đối với cơ sở sản xuất; cung cấp thông tin, nâng cao ý thức, phối hợp thực
hiện hoạt động bảo vệ môi trường đối với khu dân cư.
2.3. Mô hình Đô thị sinh thái Hammarby - Sockholm, Thụy Điển
Hammarby Sjostad là một trong những khu vực phát triển cũ và hiện đang
được tái thiết. Đây là một ví dụ về cách tiếp cận phát triển đô thị tích hợp với các
minh hoạ cho các giải pháp hệ thống, công nghệ mới, nhận thức về môi trường, và
phối hợp hoạt động liên ngành. Các giải pháp môi trường tích hợp của khu vực này
có thể được xem như một chu trình sinh thái với tên gọi Mô hình Hammarby. Chu
trình sinh thái giải quyết các vấn đề năng lượng, chất thải, nước và thoát nước cho

các khu nhà ở, văn phòng, và các công trình thương mại khác.
Mô hình là một nỗ lực để biến đổi quá trình trao đổi chất đô thị theo tuyến
đường thẳng, nghĩa là tiêu thụ các dòng tài nguyên đi voà hệ thống và thải bỏ các
iv
dòng chất thải đi ra khỏi hệ thống, thành một hệ thống có tính chu kỳ khép kín với
khả năng tối ưu hoá việc sử dụng các nguồn tài nguyên và giảm thiểu chất thải. Mô
hình này hợp lý hoá các hệ thống cơ sở hạ tầng và dịch vụ đô thị, đồng thời cung
cấp một kế hoạch chi tiết để đạt được mục tiêu phát triển bền vững.
2.4. Mô hình Đô thị sinh thái Singapore
Do diện tích hạn chế, Singapore phải đối mặt với nhiều thách thức liên quan
đến quỹ đất đai và tài nguyên thiên nhiên, bên cạnh đó còn có những thách thức
xuất phát từ tăng trưởng kinh tế và gia tăng dân số. Tuy nhiên Singapore đã trở
thành một nước phát triển bền vững nhờ quy hoạch đô thị sáng tạo kết hợp với sử
dụng hiệu quả đất và tài nguyên thiên nhiên.
Để cải thiện công tác quản lý môi trường và tài nguyên, Singapore cũng theo
đuổi phương pháp quy hoạch đô thị tích hợp. Về vấn đề tài nguyên đất, do quỹ đất
hạn chế nên quy hoạch sử dụng đất đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì chất
lượng môi trường và hỗ trợ sự tăng trưởng kinh tế của Singapore. Ngoài ra, do phải
nhập khẩu hầu hết các loại tài nguyên, bao gồm thực phẩm, nước và vật liệu công
nghiệp nên việc quy hoạch tài nguyên một cách thận trọng là điều tối quan trọng đối
với thành phố. Singapore đã áp dụng cách quản lý nước toàn diện bằng cách quay
vòng và phân loại sử dụng nước theo bậc, cách làm này thể hiện một chu trình nước
khép kín được tích hợp vào một hệ thống duy nhất thay vì một hệ thống cấp nước
không tuần hoàn. Hiệu quả sử dụng nước được tích hợp vào các hoạt động trong các
lĩnh vực khác nhờ sự phối hợp liên ngành giữa các cơ quan chính phủ và các bên
liên quan.
Singapore đã chỉ ra cách thức để thành phố vừa nâng cao được năng suất
kinh tế và tăng trưởng, vừa giảm thiểu được các tác động sinh thái và tăng tối đa
hiệu quả sử dụng tài nguyên.
2.5. Bài học kinh nghiệm

Hầu như không có một mẫu hình chung cho các ĐTST. Mỗi ĐTST có những
nét đặc thù của từng vùng như điều kiện tự nhiên, bối cảnh kinh tế xã hội, nguồn
lực ngân sách v.v…
Cam kết của cộng đồng địa phương có vai trò quan trọng để xây dựng thành
công Mô hình ĐTST.
v
Người lãnh đạo có vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng ĐTST. Người
lãnh đạo là người có vai trò chủ chốt cho việc đưa ra định hướng phát triển của
thành phố cũng như việc quyết định các giải pháp quy hoạch đô thị nào sẽ được
thực hiện.
Tính liên tục trong quy hoạch đô thị và tầm quan trọng của một cơ quan quy
hoạch độc lập.
Cần hiểu rõ những đặc trưng của địa phương khi đề ra những phương án quy
hoạch đô thị.
Xây dựng đô thị theo phương pháp quy hoạch đô thị tích hợp giúp giải quyết
đồng thời các vấn đề, và mang lại lợi ích cao hơn.
Sự phối hợp tốt giữa các bên liên quan trong khuôn khổ khu đô thị là một
giải pháp để xây dựng ĐTST thành công.
Cần xây dựng những điều kiện căn bản để xây dựng ĐTST.
Quy hoạch đô thị dựa trên nguyên tắc quản lý tài nguyên một cách toàn diện
và tổng hợp
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VÀ
KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH ĐÔ THỊ
SINH THÁI VÀO VIỆT NAM
3.1. Tổng quan về quá trình đô thị hoá tại Việt Nam
Thực trạng quá trình đô thị hóa ở Việt Nam
Đô thị phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng tăng từ 604 đô thị năm
1999 lên 755 đô thị vào năm 2010 (bảng 3.1), tỷ lệ dân số đô thị tăng từ 19% năm
1986 lên 34% vào năm 2011 với tốc độ tăng trưởng dân số đô thị từ 3 - 4%/năm.

[24] Đô thị là nơi đầu tư có hiệu quả, vì đô thị là nơi hội tụ của các điều kiện thuận
lợi cho phát triển và là nơi tập trung các cơ sở nghiên cứu khoa học, giao lưu
thương mại v.v… Đô thị là những trung tâm kinh tế, đóng góp to lớn cho tăng
trưởng GDP của cả nước. GDP/đầu người theo loại đô thị qua các năm tăng mạnh.
Song song với quá trình đô thị hoá là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nền
vi
kinh tế dựa vào nông nghiệp sang một nền kinh tế chú trọng hơn đến công nghiệp
và hoạt động hướng về xuất khẩu. [26] Các vùng đô thị đang chiếm phần lớn sản
lượng kinh tế của cả nước, các dòng vốn đầu tư nước ngoài cũng như trong nước
gia tăng, hướng về các thành phố và đô thị, đặc biệt là đô thị lớn vì mang lại hiệu
quả cao cho các nhà đầu tư.
Cùng với những mặt tích cực mà các đô thị mang lại, các đô thị Việt Nam
cũng đang phải đối mặt với các thách thức như: vấn đề nhà ở đô thị, nghèo đói và
thất nghiệp, tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm môi trường, cạn kiệt các nguồn tài
nguyên, các tệ nạn xã hội v.v…
Phân loại đô thị
Phân loại đô thị theo quy mô dân số thành thị, đô thị có thể chia thành 5 loại:
đô thị rất lớn, đô thị lớn, đô thị trung bình, đô thị trung bình nhỏ, đô thị nhỏ.
Theo tính chất đầu vào các yếu tố sản xuất chính và những hoạt động ở đô
thị mang tính chất trội về kinh tế, đô thị được chia thành: đô thị công nghiệp, đô thị
hành, đô thị du lịch, đô thị khoa học, đô thị dịch vụ v.v…
Theo NĐ 42/2009 Hệ thống đô thị Việt Nam hiện nay được phân thành 6 loại:
Đô thị đặc biệt, đô thị loại I, đô thị loại II, đô thị loại III, đô thị loại IV, đô thị loại V.
3.2. Định hướng phát triển Đô thị sinh thái ở Việt Nam
Phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển đất
nước; kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà giữa phát triển kinh tế với phát triển xã
hội và bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an
toàn xã hội. Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên, đặc biệt là loại tài nguyên
không thể tái tạo, gìn giữ và cải thiện môi trường sống; xây dựng xã hội học tập;
xây dựng lối sống thân thiện môi trường, sản xuất và tiêu dùng bền vững. Công

nghệ hiện đại, sạch và thân thiện với môi trường cần được ưu tiên sử dụng rộng rãi
trong các ngành sản xuất v.v [20]
Phát triển đô thị quốc gia đảm bảo phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế -
xã hội 2011 - 2020, hướng tới nền kinh tế xanh, tạo động lực phát triển kinh tế - xã
hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương, vùng và cả nước theo hướng công
nghiệp hoá - hiện đại hoá; kiểm soát chất lượng môi trường, hài hoà giữa bảo tồn,
vii
cải tạo và xây dựng mới, xây dựng đô thị có điều kiện sống tốt, tăng cường sức cạnh
tranh đô thị trong khu vực và quốc tế v.v… [22]
3.3. Áp dụng mô hình SWOT phân tích khả năng phát triển Đô thị sinh
thái tại Việt Nam
Những điểm mạnh
Việt Nam đã có những nền tảng cơ bản về mặt pháp luật cho việc xây dựng
ĐTST như Luật bảo vệ môi trường, Nghị định 67/2003/NĐ-CP về quản lý nước
thải, v.v… Đây chính là những yếu tố cần thiết, đặc trưng và định hướng cho quá
trình hình thành và phát triển ĐTST của Việt Nam.
Việt Nam đã có địa điểm thí điểm để trình diễn, hiện thực hóa ý tưởng về
xây dựng ĐTST.
Các đô thị của Việt Nam có những nét tương đồng với các thành phố trên thế
giới, vì vậy các đô thị của Việt Nam có thể áp dụng mô hình ĐTST của các thành
phố đó vào quá trình xây dựng đô thị.
Chính quyền các thành phố và trung ương ngày càng quan tâm nhiều hơn
đến vấn đề quy hoạch đô thị theo hướng phát triển bền vững.
Trong quá trình phát triển, các đô thị Việt Nam đã thu được nhiều thành tựu
kinh tế quan trọng: nền kinh tế tăng trưởng cao, cơ sở hạ tầng phát triển, thu nhập
đầu người cải thiện nhanh v.v…
Những điểm yếu
Quy hoạch đô thị thiếu đồng bộ gây ra lãng phí tài nguyên và ô nhiễm môi
trường.
Xu hướng đô thị hóa nhanh chóng và công tác quy hoạch không theo kịp nhu

cầu thực tiễn đã gây ra một loạt các vấn đề ở đô thị.
Việc đầu tư tài chính cho những công trình môi trường công cộng còn hạn chế.
Số lượng, chất lượng nguồn nhân lực và cơ sở vật chất trong lĩnh vực bảo vệ
môi trường còn thiếu và thấp.
Cơ sở hạ tầng không thể đáp ứng được nhu cầu phát triển và luôn quá tải là
một thực tế đang tồn tại ở nhiều đô thị hiện nay.
Ý thức của người dân trong vấn đề bảo vệ môi trường còn rất kém.
viii
Những cơ hội
Ngày càng có nhiều thành phố trên thế giới đi theo và thành công trong vấn
đề quy hoạch đô thị theo hướng ĐTST.
Xây dựng ĐTST nhận được nhiều sự trợ giúp từ cộng đồng quốc tế.
Phát triển ĐTST phù hợp với đường lối chính sách phát triển của Đảng và
nhà nước.
Phát triển đô thị theo hướng ĐTST là cách thức để giải quyết tận gốc các vấn
nạn đô thị.
Việc phát triển đô thị theo mô hình ĐTST (đô thị bền vững) là một giải pháp
tăng trưởng bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân đô thị và bảo
tồn được các nguồn lực cho thế hệ tương lai.
Những thách thức
Việt Nam là một nước đang phát triển, nguồn ngân sách đầu tư còn thấp.
Khó khăn trong vấn đề thu phí bảo vệ môi trường.
Xây dựng ĐTST mới dừng lại ở việc định hướng.
Xây dựng ĐTST đồng nghĩa với việc phải hi sinh tăng trưởng nhanh trong
ngắn hạn.
ix
Bảng 3.10. Ma trận phân tích, đánh giá khả năng áp dụng Mô hình Đô thị sinh thái vào Việt Nam
MA TRẬN SWOT
NHỮNG CƠ HỘI (O)
1. Mô hình ĐTST là xu hướng quy hoạch đô

thị của tương lai.
2. Xây dựng ĐTST đang nhận được nhiều
sự trợ giúp từ cộng đồng quốc tế.
3. Quyết tâm của chính phủ trong việc xây
dựng đô thị bền vững.
4. Giải quyết bền vững các vấn nạn đô thị.
5. Giải pháp để tăng trưởng bền vững, nâng
cao chất lượng cuộc sống, bảo tồn được các
nguồn lực cho thế hệ tương lai.
NHỮNG THÁCH THỨC (T)
1. Nguồn ngân sách đầu tư còn thấp.
2. Khó khăn trong vấn đề thu phí bảo vệ môi trường.
3. Xây dựng ĐTST mới dừng lại ở việc định hướng.
4. Thách thức trong giải quyết mâu thuẫn giữa công
nghiệp hóa và bảo vệ môi trường.
NHỮNG ĐIỂM MẠNH
(S)
1 Việt Nam đã có những
nền tảng cơ bản về mặt
pháp luật cho việc xây dựng
ĐTST.
2. Có địa điểm thí điểm để
trình diễn, hiện thực hóa ý
tưởng xây dựng ĐTST.
3. Các đô thị Việt Nam có
những nét tương đồng với
các thành phố trên thế giới.
4. Chính quyền các thành
phố ngày càng quan tâm
đến vấn đề quy hoạch đô thị

theo hướng bền vững.
Các chiến lược SO
- Xây dựng cơ chế khuyến khích các nhà
đầu tư nước ngoài, tư nhân tham gia đầu tư
vào các dự án thí điểm xây dựng ĐTST. Có
chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp
trong những ngành về xử lý, tái chế chất
thải, thực hiện tốt yêu cầu về bảo vệ môi
trường.
- Lập kế hoạch triển khai, học hỏi kinh
nghiệm xây dựng đô thị của các nước trên
thế giới.
- Tuyên truyền, quảng bá những kết quả mà
ĐTST Hội An đạt được để các thành phố
khác noi theo.
- Có chính sách khuyến khích xây dựng
ĐTST đối với tất cả cac thành phố trong cả
Các chiến lược ST
- Nghiên cứu, xây dựng định nghĩa chính thống về
ĐTST cũng như các tiêu chí cụ thể xây dựng ĐTST
thông qua cách học hỏi kinh nghiệm của các nước.
- Nghiên cứu học hỏi những mô hình đô thị phát
triển dựa trên sự đồng bộ và phụ thuộc lẫn nhau giữa
tính bền vững về sinh thái và tính bền vững về kinh
tế cùng với khả năng hai đặc tính này củng cố và
tăng cường cho nhau trong bối cảnh các đô thị.
- Tận dụng nguồn vốn đầu tư từ các nhà đầu tư nước
ngoài và doanh nghiệp đổ vào các thành phố lớn để
xây dựng nên những đô thị bền vững.
x

×