Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

tổ chức xã hội và tín ngưỡng tôn giáo của người lô lô ở miền tây cao bằng từ 1945 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.12 MB, 111 trang )

1

ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYỄN THỊ THÙY DƢƠNG



TỔ CHỨC XÃ HỘI VÀ TÍN NGƯỠNG TÔN GIÁO CỦA NGƯỜI LÔ LÔ Ở
MIỀN TÂY CAO BẰNG TỪ 1945 ĐẾN NAY

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS Đàm Thị Uyên















2013
2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cao Bằng – nơi có đường biên giới giáp với Trung Quốc, đây là vùng giữ
vị trí đặc biệt quan trọng về nhiều mặt trong lịch sử dân tộc và là cái nôi của
cách mạng Việt Nam. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau, Cao Bằng đã
tích lũy được một bề dầy lịch sử - văn hóa rất đa dạng và phong phú. Đồng thời
đây cũng là địa điểm cộng cư của nhiều dân tộc anh em: Kinh, Tày, Nùng,
Mông, Lô Lô, Dao… Các dân tộc này sinh sống xen kẽ nhau tạo thành một
khối đoàn kết thống nhất, lại mang đến cho tỉnh Cao Bằng một nền văn hóa tộc
người đặc sắc
Miền Tây Cao Bằng là khu vực có địa hình hiểm trở, điều kiện tự nhiên khắc
nghiệt. Do nằm cách xa trung tâm thị xã Cao Bằng, giao thông đi lại còn nhiều
hạn chế, nên kinh tế - xã hội gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, nơi đây lại là địa
bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người: Mông, Lô Lô, Dao… Đặc biệt, đây là khu
vực tập trung đông dân cư thuộc tộc người Lô Lô nhiều nhất ở Việt Nam.
Người Lô Lô hiện nay còn lại ở Việt Nam không nhiều. Họ là một trong
những dân tộc rất ít người. Là một bộ phận của tộc người Di - một bộ tộc thiểu
số của người Tây Tạng - Miến Điện, sống ở miền Nam Trung Quốc. Vào thế kỉ
XVIII, do chế độ áp bức ở Trung Quốc, một số bộ phận của tộc người này đã
chuyển về sống ở miền Bắc Việt Nam. Người Lô Lô hiện nay tập trung chủ yếu
ở hai huyện Bảo Lâm và Bảo Lạc (Cao Bằng). Đại bộ phận cư dân này đều
sống trong hoàn cảnh khó khăn, sinh hoạt tiện nghi gần như là không có, đặc
biệt người Lô Lô mang những nét văn hóa bộ tộc từ xa xưa cho đến ngày nay
vẫn được bảo tồn, gần như không bị đồng hóa với bên ngoài.
Trong xu thế toàn cầu hóa như hiện nay, “bản sắc dân tộc” là một vấn đề
được Đảng - Nhà nước quan tâm và đề cao trong quá trình lãnh đạo xây dựng
đất nước. Việc lưu giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống
của dân tộc đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội của
3


người dân Việt Nam. Hiện nay, những nghiên cứu về người Lô Lô vẫn còn khá
ít, cho nên sự hiểu biết về dân tộc này còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy, nghiên
cứu về người Lô Lô sẽ đáp ứng được nhu cầu bức thiết của thực tiễn về phát
triển kinh tế - xã hội, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của người Lô Lô,
mà cụ thể là người Lô Lô ở miền Tây Cao Bằng.
Người Lô Lô ở miền Tây Cao Bằng do có đường biên giới giáp với Trung
Quốc, nên người Lô Lô có một bộ phận có nguồn gốc của người Di (Trung
Quốc). Người Lô Lô ở miền Tây Cao Bằng phần lớn sinh sống ở các xã vùng
sâu, vùng xa, đời sống gặp nhiều khó khăn, hàng năm vẫn nhận được sự hỗ trợ
đặc biệt của Nhà nước, các tổ chức trong và ngoài nước… Điều tra, nghiên cứu
về người Lô Lô ở khu vực này, không những góp phần đánh giá hiệu quả của
các chương trình, dự án mà còn cung cấp cơ sở khoa học để điều chỉnh, xây
dựng các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn và phát huy các giá trị
văn hóa trong những giai đoạn tiếp theo. Đồng thời còn góp phần cung cấp dữ
liệu làm cơ sở cho việc hoạch định các chính sách phát triển kinh tế - xã hội,
tăng cường và giữ vững an ninh quốc phòng khu vực biên giới và việc định
hướng giao lưu kinh tế, văn hóa giữa hai bên biên giới Việt – Trung.
Ngoài ra, chúng ta sẽ có cái nhìn tổng quát hơn về người Lô Lô trong các
lĩnh vực văn hóa, tổ chức xã hội, tôn giáo tín ngưỡng. Nhìn nhận vai trò của tộc
người này trong lịch sử phát triển của dân tộc. Đây chính là cơ sở để tăng
cường tính đoàn kết giữa các dân tộc trong cùng một địa phương, và sự gắn bó
giữa các dân tộc trong một quốc gia – vì đoàn kết là sức mạnh to lớn trong sự
nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
Chính vì vậy, tôi chọn: “Tổ chức xã hội và tín ngưỡng tôn giáo của người
Lô Lô ở miền Tây Cao Bằng từ 1945 đến nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ, với
mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào việc bảo tồn những di sản văn hóa
truyền thống của người Lô Lô – một dân tộc với dân số rất ít nhưng có nền văn
hóa đặc sắc và độc đáo.
4


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi đã được thừa hưởng kết quả
nghiên cứu của những người đi trước đề cập đến vấn đề nghiên cứu một cách
trực tiếp hay gián tiếp ở những khía cạnh khác nhau như:
Đầu tiên là Cuốn “Văn hóa và nếp sống Hà Nhì – Lô Lô”, của Nguyễn
Văn Huy, Nhà xuất bản Văn hóa, 1985. Đây là các công trình nghiên cứu kĩ về
các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến ở Việt Nam, trong đó có người
Lô Lô. Các nghiên cứu trên đã mô tả về hệ thống thân tộc, các mối quan hệ
trong gia đình, họ tộc của người Lô Lô. Tuy nhiên, người Lô Lô chưa được tác
giả đề cập nhiều trong ấn phẩm đó.
Tiếp theo là tác phẩm“Trống đồng cổ với các dân tộc ở Hà Giang” của
Lò Giàng Páo, Nhà xuất bản Thế giới, xuất bản 1996. Tác phẩm này tuy không
phải là chuyên khảo về người Lô Lô, song đã phần nào giúp người đọc hiểu
được đại cương về những nét văn hóa của họ.
Khóa luận tốt nghiệp “Bước tìm hiểu về văn hóa của người Lô Lô ở huyện
Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng”, Mông Thị Xoan, 2001. Khóa luận đã có chỉ ra những
nét cơ bản về bản sắc dân tộc của người Lô Lô, đặc biệt là những giá trị văn
hóa của người Lô Lô Đen ở Bảo Lạc – Cao Bằng.
Bộ sách “Địa chí các xã tỉnh Cao Bằng”, Tỉnh ủy - Ủy ban nhân dân tỉnh
Cao Bằng, Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia, 2008. Bộ sách đã đề cập đến tất
cả mọi lĩnh vực từ tự nhiên - kinh tế - văn hoá - xã hội đến lịch sử, quốc phòng
- an ninh của tất các xã, phường, thị trấn trong tỉnh qua các thời kỳ. Các tư
liệu, tài liệu lịch sử truyền thống cách mạng của các xã đều được khai thác, sưu
tầm. Trong đó hai huyện Bảo Lâm, Bảo Lạc (Cao Bằng) được đề cập rất sâu và
rõ trong quyển II của bộ sách này.
Tác giả Vũ Diệu Trung (chủ biên) với cuốn “Người Lô Lô Đen ở Hà
Giang”, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, 2009. Đây là cuốn sách nghiên cứu sâu
về người Lô Lô Đen ở Hà Giang – một nhánh của người Lô Lô. Cuốn sách trên
5


tổng hợp tất cả các vấn đề xoay quanh người Lô Lô và cuộc sống, con người
của họ. Từ đời sống sinh hoạt vật chất đến tinh thần, từ sản xuất kinh tế đến tổ
chức xã hội, tín ngưỡng tôn giáo. Từ những lễ hội của người Lô Lô Đen ở Hà
Giang cho đến những bài múa, bài ca dao cổ của họ.
Cuối cùng là cuốn sách “Dân tộc Lô Lô ở Việt Nam”, Khổng Diễn - Trần
Bình, Nhà xuất bản Thông tấn, 2011. Đây là sách chuyên khảo hoàn chỉnh về
người Lô Lô ở Việt Nam, chủ yếu là người Lô Lô ở Hà Giang, ở Bảo Lâm,
Bảo Lạc (Cao Bằng). Cuốn sách đã nghiên cứu rõ về môi trường tự nhiên,
nguồn gốc lịch sử, dân số, đời sống kinh tế, tổ chức xã hội, văn hóa vật chất -
tinh thần của người Lô Lô ở Việt Nam.
Đây là tổng quát kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học về người dân
tộc Lô Lô, đó là những gợi ý quý báu, tạo điều kiện thuận lợi để chúng tôi thực
hiện luận văn của mình.
3. Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu: Thực hiện đề tài này chúng tôi tìm hiểu về người
Lô Lô ở 2 huyện Bảo Lạc và Bảo Lâm thuộc tỉnh Cao Bằng, bên cạnh đó phản ánh
một cách khoa học, chân thực về lịch sử hình thành, tổ chức xã hội, văn hóa tín
ngưỡng của người Lô Lô, đồng thời góp phần bổ sung thêm nguồn tư liệu lịch sử
địa phương cho quá trình giảng dạy và nghiên cứu tại Đại học Thái Nguyên.
- Đối tượng nghiên cứu: Tổ chức xã hội, tổ chức làng bản, gia đình, dòng
họ và tín ngưỡng, tôn giáo của người Lô Lô ở miền Tây Cao Bằng từ năm
1945 đến nay.
- Phạm vi nghiên cứu: + phạm vi không gian: nghiên cứu trên hai huyện
là Bảo Lạc và Bảo Lâm thuộc tỉnh Cao Bằng hiện nay.
+ phạm vi thời gian: từ năm 1945 đến nay.
4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu: Nghiên cứu về tổ chức xã hội và tín ngưỡng tôn giáo
của người Lô Lô ở miền Tây Cao Bằng từ năm 1945 đến nay gặp rất nhiều khó
6


khăn trong việc tìm kiếm tài liệu. Tuy nhiên để hoàn thành tốt luận văn tôi đã cố
gắng sưu tầm và tập hợp nguồn tư liệu trên nhiều phương diện khác nhau như:
+ Nguồn tư liệu chung: Đại Việt sử ký toàn thư, Kiến văn tiểu lục, Đại
Nam thực lục, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Đồng khánh dư địa chí …
+ Nguồn tư liệu địa phương như: Địa chí các xã tỉnh Cao Bằng, Thống kê nhân
khẩu chi tiết của Phòng Thống kê huyện Bảo Lâm, huyện Bảo Lạc; Nghị quyết của
hội đồng nhân dân huyện; Các bài ca dao, truyền thuyết dân gian, thơ ca…
4.2. Phương pháp nghiên cứu: Thực hiện đề tài này, chúng tôi chủ yếu sử
dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic; phương pháp khảo sát điền
dã dân tộc học; phương pháp so sánh, đối chiếu, thống kê các nguồn tư liệu.
5. Đóng góp của luận văn
Luận văn còn là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách cụ thể và toàn
diện về tổ chức xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo của người Lô Lô ở miền Tây Cao
Bằng từ 1945 đến nay.
Luận văn là tài liệu tham khảo cho quá trình học tập bộ môn lịch sử địa
phương, cơ sở văn hóa cũng như giảng dạy lịch sử địa phương ở trường phổ
thông. Đồng thời làm cơ sở cho các nhà quản lý hoạch định chính sách dân tộc,
góp phần thực hiện mục tiêu bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống
của người Lô Lô nói riêng và dân tộc thiểu số ở Cao Bằng nói chung.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận (9 trang), nội dung luận văn được chia
làm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về miền Tây Cao Bằng
Chương 2: Tổ chức xã hội của người Lô Lô ở miền Tây Cao Bằng từ
1945 đến nay
Chương 3: Tín ngưỡng và tôn giáo của người Lô Lô ở miền Tây Cao
Bằng từ 1945 đến nay
7

Ngoài ra, luận văn còn có tài liệu tham khảo, 10 bảng thống kê, 5 phụ

lục cùng 12 ảnh minh họa.
8

BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH MIỀN TÂY CAO BẰNG

9

BẢN ĐỒ CƢ TRÚ NGƢỜI LÔ LÔ Ở MIỀN TÂY CAO BẰNG
10


Chƣơng 1
KHÁI QUÁT VỀ MIỀN TÂY CAO BẰNG
1.1 Vị trí địa lí – điều kiện tự nhiên
Miền Tây Cao Bằng bao gồm địa phận của 4 huyện: Thông Nông,
Nguyên Bình, Bảo Lâm, Bảo Lạc (Luận văn nghiên cứu về người Lô Lô thuộc
hai huyện Bảo Lâm và Bảo Lạc). Khu vực này có đường biên giới giáp với
Trung Quốc ở phía Bắc, phía Tây giáp với tỉnh Hà Giang, phía Nam giáp với
tỉnh Bắc Cạn, phía Đông giáp với huyện Hà Quảng và Hòa An.
Miền Tây Cao Bằng nằm trong hành lang biên giới Đông – Tây phía Bắc
của Tổ Quốc nên có vị trí tương đối thuận lợi. Ở đây có 47,5 km đường biên
giới với Trung Quốc, với các chợ: Cô Ba, Cốc Pàng - tương lai sẽ trở thành
những cửa khẩu quan trọng sau năm 2020 [19, tr 343]
Miền Tây Cao Bằng là khu vực vùng sâu vùng xa với địa hình chủ yếu là
núi đất, với các dải núi đá vôi xen kẽ nhau. Xen giữa các núi đá, núi đất là
những thung lũng với nhiều hình thái khác nhau. Ở đây có một số ngọn núi cao
như sau: núi Ma Thiên Lĩnh (xã Cô Ba, Bảo Lạc) đây là ngọn núi cao 1200m so
với mực nước biển; núi Chẻ Bản Miỏng cao khoảng 1200m, núi Phja Rạc cao
1500m, núi Nạm Phùm cao 1800m, núi Đán Khao (xã Đình Phùng, Bảo Lạc)
cao 1400m so với mặt nước biển [33, tr49]; dãy núi Phja Đi (xã Hồng Trị, Bảo

Lạc) nằm ở phía sau xóm Khâu Pầu từ đỉnh chạy dài đến giáp xóm Thôm
Trang tạo thành hình vòng cung, núi phía Đông Nam là núi đá vôi pha đất độ
cao 1000m; núi Mạ Quỷnh (xã Hồng Trị, Bảo Lạc) nằm ở đằng sau xóm Nà
Van, Cốc Muồi, Lũng Tiến kéo dài từ xóm Cốc Muồi đến Pác Nậm (Bắc Cạn),
đây là núi đá vôi pha đất có độ cao 1150m, núi Khâu Sa (xã Hồng Trị, Bảo
Lạc) kéo dài từ Nà Tồng đến giáp xóm Vằng Lình, xã Hưng Đạo, nằm sau xóm
11

Nà Soen, giáp với Tát Kè (xã Hồng Trị, Bảo Lạc) và xóm Khuổi Mực (xã
Hưng Đạo, Bảo Lạc) là núi đất pha đá có độ cao 1200m [33, tr 71]. Ở phía Bắc
xã Đức Hạnh (Bảo Lâm) có dãy núi đá vôi gọi là núi Lũng Pịa, thuộc xóm
Lũng Mần, chạy dài biên giới Việt – Trung, dài khoảng 7km, độ cao từ 1000 –
1500m so với mặt nước biển. [33, tr 163]
Đặc biệt núi Phja Dạ (xã Sơn Lộ, Bảo Lạc) cao 1987m [33, tr 129], được
coi là nóc nhà phía Đông Bắc Bộ, một cảnh quan thiên nhiên kì vĩ. Từ trên đỉnh
núi một dòng nước tuôn ra, lan tỏa thành dòng thác mềm mại xen lẫn những đám
mây bồng bềnh trông rất đẹp mắt. Có khá nhiều truyền thuyết về núi Phja Dạ
vừa thực vừa hư. Truyền thuyết kể rằng: trên đỉnh núi có bãi đất bằng, có cây
cam, quýt, lê, đào của tiên trồng, có “ai” (vũng) nước trong, sâu bên trong còn
có con cá to, lạ thỉnh thoảng nổi lên. Ở núi Phja Dạ có vàng sa khoáng được
khai thác từ thời Pháp thuộc. Đã có nhiều đoàn địa chất đến khảo sát, theo các
nhà địa chất, ở bản Riêng có mỏ quặng có thể khai thác trong tương lai.
Rừng ở miền Tây Cao Bằng chủ yếu là những cánh rừng nằm trên các quả
đồi và núi. Bao gồm rừng núi đá và rằng núi đất. Ví dụ như: Những cánh rừng
Pù Vi, Hát Soóc (thị trấn Bảo Lạc, Bảo Lạc), rừng Chẻ Pà, Giàng Sán (xã Đình
Phùng, Bảo Lạc) với nhiều rừng cây mạy kẹo, mạy cáng lò, mạy xả cài, mạy
khỉ lếch cao vút và bạt ngàn cây lát, nghiến, lim… (loại gỗ quý), dưới mặt đất
có nhiều cây sa nhân (loại thuốc quý). Trước kia rừng ở đây còn nổi tiếng với
cây mác cai - đây là loại cây mọc nhiều dọc bở sông Gâm, từ bến phà Pác Gào
đến Pác Pẹt dài 4 km, có những gốc cây to đến 2 - 3 người ôm không xuể, cây

cao, cành lá xum xuê, từng chùm quả khi chưa chín có màu lá mạ, khi chín có
màu vàng như quả xoài, quả to bằng quả trứng gà, hạt như hạt xoài, ăn vừa
thơm vừa bùi, quả mác cai có thể ăn thay cơm. Theo kinh nghiệm dân gian,
năm nào mác cai sai trĩu quả là năm đó mất mùa. Cho nên gần đây, cây mác cai
bị chặt phá làm củi nên còn lại rất ít.
12

Các cánh rừng rậm ở xóm Ngàm Lồm và Slam Kha, rừng thông ở khu
vực Nà Chùa và Nà Phạ (xã Hồng Trị, Bảo Lạc) với các loại cây quý sau: Gỗ
nghiến, lát, gỗ đinh, gỗ dổi; cây xau xau - đây là loại cây mọc tự nhiên, có
nhiều ở vùng đất Nà Soen; cây khảo cài - loại cây có vỏ dày gây rặm ngứa,
mọc tự nhiên và có nhiều ở núi đất; các loại cây xoan đào (cáng lò) có nhiều ở
xóm Nà Van, Cốc Xả, Khau Chang, mọc tự nhiên với chiều cao từ 25 - 30 m,
đường kính to nhất có thể lên 80 -100 cm; cây trúc sào được trồng ở các
sườn ven khe núi khe suối, có nhiều ở xóm Ngàm Lồm, đây là nguyên liệu
làm ghế trúc và giấy bản [33, tr 72].
Là khu vực miền núi vùng cao, với địa hình phần lớn là đồi núi, cho
nên tài nguyên rừng ở miền Tây Cao Bằng rất dồi dào và phong phú, hệ
động thực vật rất đa dạng. Bao gồm các hệ động vật: thú, chim, bò sát:
Các loại cây nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới, các loại cây lấy gỗ, cây dược
liệu. Với các loại cây điển hình: Gỗ lát, phiến, đinh
Ngoài ra còn có các loại cây: tre, nứa, vầu, chuối rừng, đinh, sấu, xoan,
xau xau, hoàng tinh, thảo quyết minh, ích mẫu, hà thủ ô ….
Ở Bảo Lạc nổi tiếng với sản phẩm măng khô vàng ươm, mận lòng đỏ,
lê xanh. Đây là các sản vật được nhân dân địa phương cũng như các khu vực
khác rất ưa chuộng. Đây chính tiềm năng để thúc đẩy kinh tế nông – lâm
nghiệp phát triển mạnh.
Miền Tây Cao Bằng cũng là nơi tập trung nhiều địa chất khoáng sản. Ở
huyện Bảo Lạc có nhiều phiến sét, sét vôi, xen cát kết, cát bột kết vôi, đá vôi
phân lớp mỏng màu đen, đá vôi dolomite hóa, đá vôi màu xám, vôi silic nhiễm

quặng man - gan… Trong đó sắt, đồng, kẽm, vàng ở Cốc Pàng, Huy Giáp, Sơn
Lộ và Hưng Đạo. Còn tại huyện Bảo Lâm lại là nơi lưu tụ nhiều loại khoáng
sản quý hiếm: vàng được khai thác ở khu vực Thầm Siềm (xã Nam Quang),
bạc, kim cương (độ tuổi non); các loại vật liệu xây dựng: cát, sỏi, đá vôi. Đây
13

chính là điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành khai thác khoáng sản, góp
phần không nhỏ trong việc phát triển kinh tế địa phương
Miền Tây Cao Bằng có rất nhiều sông suối và thường tập trung ở các
vùng lòng máng, trong đó sông Gâm là con sông lớn nhất, bắt nguồn từ vùng
núi cao gần 2000m. Đây là con sông thuộc địa phận của Trung Quốc chảy vào
nước ta, con sông này có một bộ phận chảy qua thị trấn Bảo Lạc (huyện Bảo
Lạc) và huyện Bảo Lâm. Sông Gâm có lòng sông rất rộng và sâu, độ dốc lớn, tốc
độ chảy và lưu lượng lớn. Con sông này chính là nguồn thủy sản và thủy năng
lớn, cung cấp cho đời sống sinh hoạt của người dân địa phương ở trong vùng.
Chẳng hạn, trên nhánh sông Gâm ở huyện Bảo Lâm đã cung cấp một lượng cá
quý hiếm: cá anh vũ (trước kia được dùng để “tiến vua”), cá trầm xanh, cá lăng,
cá chiên, cá bỗng, tôm nước ngọt tạo điều kiện cho nhân dân ở gần sông đánh
bắt cá để cải thiện bữa ăn và đem bán tăng thu nhập cho gia đình.
Sông Neo (hay còn gọi là “Tà Miào) bắt nguồn từ Nặm Pắt, xã Đình
Phùng và Huy Giáp chảy đến xã Hưng Đạo giáp với xã Hồng Trị tại bản nà
Tồng dọc theo trục quốc lộ 34 đến thị trấn Bảo Lạc gặp sông Gâm tại hai điểm,
phía trên ngã ba Pắc Miầu, phía dưới gặp ngã ba mỏm đồi Chẻ Ròn, đến xã
Hồng Trị qua các xóm Pác Puồng, Bản Piậy, Bản Khuông, Thang Buổng, Nà
Chùa, Nà Phạ với tổng chiều dài là 12 km, độ sâu từ 1- 4m, lòng sông rộng
trung bình 30m, hẹp nhất là 10m, do nước lúc lên lúc xuống không ổn định,lưu
lượng dòng chảy 2n/s [33, tr71, tr100], nước chảy xiết. Con sông này cho
nguồn thủy sản phong phú và đa dạng: cá chiên, cá chày, cá trôi, cá mõm lợn,
tôm, ốc, ba ba…
Sông Năng bắt nguồn từ núi Phja Dạ, chảy qua địa phận xã Sơn Lộ (Bảo

Lạc) khoảng 15km rồi đi qua hồ Ba Bể (Bắc Kạn) rồi đổ ra sông Gâm, sau đó
gặp sông Lô ở Tuyên Quang, được phù sa bồi đắp hai bên bờ sông tạo nên
ruộng đồng bằng phẳng, hình thành các thôn xóm, vùng thấp tương đối tập
trung. Sông Năng có độ dốc đều, không có thác, không có đá to, chỉ có đá nhỏ
14

và cát. Sông Năng rộng trung bình 15m, độ sâu tùy theo mùa mưa hay mùa
khô, lưu lượng dòng chảy bình thường. Sông Năng ngoài cung cấp nước tưới
tiêu chính còn có số lượng cá đáng kể và lượng cát phục vụ cho việc xây dựng.
Sông Nho Quế bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua xã Sơn Vĩ của huyện
Mèo Vạc (Hà Giang) vào xã Đức Hạnh (Bảo Lâm) rồi gặp sông Gâm tại Nà
Pồng, xã Lý Bôn (Bảo Lâm). Sông Nho Quế còn là đường ranh giới giữa xã
Đức Hạnh với hai xã Lũng Pù, Khâu Vai (Mèo Vạc, Hà Giang) đồng thời cũng
là đường ranh gới của xã Đức Hạnh với xã Lí Bôn (Bảo Lâm). Lưu lượng dòng
chảy lớn, có độ sâu 2 – 3 m. Sông chảy theo hướng Bắc – Nam, nhưng sông
này không có giá trị về kinh tế [33, tr 164]
Bên cạnh các con sông lớn, ở khu vực này có rất nhiều các con suối lớn và
khe suối nhỏ khác nhau. Các con suối ở đây cung cấp nước cho tưới tiêu và
sinh hoạt hàng ngày.
Suối Nà Đức (suối Khuổi Rầy) bắt nguồn từ xã Cốc Pàng chảy qua thôn
Nà Đức, Thượng Hà (xã Bảo Toàn, Bảo Lạc) đến địa phận xóm Nà Xiêm (xã
Bảo Toàn) gặp con sông Gâm ở dưới làng Nà Xiêm, chiều dài chảy qua xã là
3km, chiều rộng của suối từ 10 – 15m, độ sâu trung bình từ 0,8 – 1m [33, tr 16].
Suối thường có lũ cục bộ vào những năm có nhiều mưa, làm ảnh hưởng đến
mương máng thủy lợi và sạt lở đất ở gần suối.
Suối Tả Mù (xã Thượng Hà, Bảo Lạc): phát nguồn từ xóm Cốc Thốc qua
Nà Quằng – Tả Mù – Nà Báng có thác cao khoảng 6m, mùa lũ nước đổ ầm ầm,
suối chảy qua làng Pác Riệu đổ ra sông Gâm. Chiều dài suối chảy qua xã 15
km, rộng 6 – 8m, sâu từ 1,5 – 2m [33, tr 139].
Ngoài các con suối có giá trị cung cấp nước tưới tiêu và sinh hoạt cho các

địa phương, thì còn có các con suối có giá trị về mặt thủy điện - khi họ lắp đặt
một số máy phát điện mini nhằm phục vụ nhu cầu sử dụng điện tại địa phương.
Chẳng hạn: suối Khuổi Vác (xã Đức Hạnh, Bảo Lâm) bắt nguồn từ xóm Cốc
Lý, chảy theo hướng Đông Nam – Tây Bắc ra gặp suối Bắc Lý Thông, dài
15

khoảng 10km, lưu lượng dòng chảy nhỏ; suối Nà Làng (xã Mông Ân, Bảo
Lâm) dài khoảng 12km, người dân địa phương đã lợi dụng sức nước của con
suối này xây thành một đập thủy điện nhỏ 37 kw, phục vụ ánh sáng cho nhân
dân ở khu vực Pắc Miầu.
Nhưng ngược lại với những điều kiện thuận lợi đó, thì hệ thống sông suối
ở đây nhiều thác ghềnh, độ dốc lớn cho nên giao thông đường thủy còn hạn
chế, phương tiện đi lại vẫn chủ yếu bằng bè (mảng).
Về giao thông: hệ thống đường giao thông hiện nay đã được Nhà nước
quan tâm bằng việc xây dựng hệ thống đường giao thông nông thôn, các đường
liên thôn, liên xã. Ở một số khu vực đã có đường cho ô tô; ví dụ: ở xã Khánh
Xuân (Bảo Lạc) có đường ô tô từ thị trấn về trụ sở xã dài 8,2 km; dự án đường
vành đai biên giới đi qua địa phận xã dài 16 km, rộng 5 -7 km đã được thi công
[33, tr 114]; đường ô tô Lũng Pán – Trường Xuân (xã Xuân Trường, Bảo Lạc)
dài 19,6 km [33, tr 165]; xã Đức Hạnh (Bảo Lâm) có đường ô tô từ huyện đến
trụ sở xã dài 42 km [33, tr 169]…
Giao thông đường bộ chủ yếu là tuyến đường Quốc lộ 34 từ thị xã Cao
Bằng - Nguyên Bình - Tĩnh Túc - Bảo Lạc - Bảo Lâm nối sang Bắc Mê (Hà
Giang) và Nà Hang (Tuyên Quang). Tuy nhiên về cơ bản, giao thông còn gặp
nhiều hạn chế do đường xá đi lại rất khó khăn, chủ yếu là đi bộ, đi ngựa, hoặc
nhân dân tự làm cầu nhỏ gọi là cầu khỉ qua các con sông nhỏ.
Về khí hậu, khu vực này nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Mỗi năm chia làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 4 đến hết tháng 9, mùa
khô từ tháng 10 đến hết tháng 3. Khí hậu ở đây rất khắc nghiệt, mùa đông rất
lạnh giá còn mùa hè lại rất khô nóng.

Chẳng hạn ở huyện Bảo Lạc, nhiệt độ trung bình hàng năm là 22,2
0
C,
trong đó nhiệt độ không khí thấp nhất vào tháng 12 và tháng Giêng năm sau,
nhiệt độ không khí cao nhất là từ tháng 5 đến tháng 8, nhiệt độ có thể lên tới
39
0
C [1, tr 15]. Trong khi đó, ở huyện Bảo Lâm nhiệt độ trung bình hàng năm
16

khoảng từ 22 – 30
0
C, thấp nhất là dưới 10
0
C, có những thời điểm ở một số
vùng xuống 0
0
C [33, tr 164]
Lượng mưa trung bình hàng năm cao, lên tới 1276 mm [1, tr 15]. Số ngày
mưa trung bình là 113,8 ngày trong một năm. Lượng mưa lớn nhất từ tháng 5
đến hết tháng 8, ngày mưa cao nhất lên tới 158,6 mm [1, tr 15]. Ngoài ra còn
xảy ra các hiện tượng thời tiết khác: sương mù, sương muối, mưa đá. Hàng
năm trung bình có 0,3 ngày/ năm có hiện tượng mưa đá; 65,6 ngày/ năm xảy ra
hiện tượng sương mù trong đó ngày sương mù nhiều nhất là tháng 11 – 12
hàng năm, lên tới 10,4 – 11,5 ngày; 0,1 ngày/ năm có sương muối [1, tr 15]. Số
giờ nắng trung bình hàng năm là 1421 giờ, trong đó tháng 7 có số giờ nắng cao
nhất lên tới 160, 3 giờ, tháng 1 có số giờ nắng thấp nhất 65,1 giờ. Độ ẩm trung
bình hàng năm là 80% [1, tr 16]
Đất ở miền Tây Cao Bằng chủ yếu gồm những loại đất sau:
+ Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq) được hình thành do quá trình phong hóa đá

cát. Đây là loại đất bị chua, nghèo chất dinh dưỡng nên được sử dụng theo
phương thức nông – lâm kết hợp.
+ Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ “D”
+ Đất đỏ vàng biến đổi trồng lúa (F1) đây là loại đất được hình thành
sau một thời gian trồng lúa nước bị biến đổi như mất kết cấu tầng canh tác,
đất bị chua.
+ Đất núi đá vôi
+ Đất màu nâu đỏ trên đá vôi
Miền Tây Cao Bằng có diện tích đất núi đồi và đất rừng, đất nông - lâm
nghiệp nhiều. Đây chính là thế mạnh của vùng để phát triển kinh tế nông -
lâm nghiệp. Phát huy lợi thế này, trong giai đoạn 2001 - 2005, tại huyện Bảo
Lạc đã triển khai 4 dự án: dự án phát triển cây trúc sào, dự án chương trình 5
triệu ha rừng, dự án trồng cỏ chăn nuôi gia súc và dự án phát triển đàn bò [19,
tr 344]. Đồng thời khu vực này nằm trong lưu vực của hệ thống sông Gâm,
17

địa hình chia cắt và có độ dốc lớn, trong khi đó sông Gâm có lưu vực 4046
km
2
, lưu lượng nước trung bình 66,5 m
3
/s [19, tr 347]. Đây chính là tiềm năng
để phát triển thủy điện. Hiện tại, tỉnh Cao Bằng đã có chủ trương xây dựng 3
nhà máy thủy điện với công suất 2,5 – 190 MW [19, tr 347].
Sự khắc nghiệt của môi trường tự nhiên ở miền Tây Cao Bằng đã tác động
đến cư dân ở đây, trong đó có người Lô Lô. Đó chính là sự thích ứng trước tự
nhiên để họ tồn tại và phát triển. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, người dân
Lô Lô đã tích lũy được những đặc trưng văn hóa riêng so với những dân tộc
khác, tạo nên một tập quán - truyền thống mang tính tộc người.
1.2. Miền Tây Cao Bằng qua các thời kì lịch sử

Huyện Bảo Lâm và huyện Bảo Lạc trước kia cùng một đơn vị hành chính
- dưới tên gọi là Bảo Lạc. Trải qua các thời kì lịch sử, vùng đất này đã có nhiều
lần thay đổi về địa giới hành chính.
Dưới thời nhà Lý (1009-1225), huyện Bảo Lạc thuộc châu Quảng
Nguyên, đến thời nhà Trần (1226-1400) tên gọi Bảo Lạc vẫn không thay đổi.
Đến thời nhà Lê (1428-1527), cơ cấu tổ chức hành chính nước ta được chia
thành đạo, dưới đạo là trấn, lộ, huyện, châu; đơn vị hành chính cơ sở là xã.
Thời kì này, châu Bảo Lạc thuộc Tây Đạo. Năm 1466, dưới thời vua Lê Thánh
Tông, châu Bảo Lạc thuộc Tuyên Quang thừa tuyên. Năm Minh Mệnh 14
(1833) (sau khi dẹp cuộc biến loạn của Nùng Văn Vân), bỏ châu Bảo Lạc và
chia thành hai huyện Vĩnh Điện và Để Định, lúc đầu vẫn thuộc phủ An Bình,
cho tới năm Minh Mệnh 16 (1835) đổi thuộc phủ Yên Ninh mới lập (nay là
vùng đất Bảo Lạc - Cao Bằng) [29, tr 871].
Đến năm 1891, châu Bảo Lạc được lập lại thuộc tỉnh Hà Giang. Tới năm
1925, châu Bảo Lạc thuộc tỉnh Cao Bằng. Theo sách Danh mục các làng xã
Bắc Kỳ của Ngô Vi Liễn, năm 1928, thì châu Bảo Lạc có 2 tổng và 10 xã: tổng
Mông Ân và tổng Nam Quang. Trong đó: tổng Mông Ân có 5 xã (Lạc Thổ,
18

Mông Ân, Mông Yên, Nam Cao, Quan Quang); tổng Nam Quang gồm 5 xã
(Ân Quang, Gia Lạc, Yên Đức, Yên Lạc, Yên Lãng).
Đến trước Cách mạng Tháng Tám 1945, châu Bảo Lạc có 2 tổng: Nam
Quang và Mông Ân. Tổng Nam Quang gồm các xã: xã Ân Quang (nay là các
xã Phan Thanh, Khánh Xuân, Xuân Trường, Hồng An và một phần đất của xã
Huy Giáp), xã Yên Lạc (gồm các xã Đình Phùng, Sơn Lộ và một phần xã Huy
Giáp và Hưng Đạo ngày nay); xã Thượng Yên (gồm xã Hồng Trị và Hưng
Đạo ngày nay, xã Vĩnh Phong và một phần xã Vĩnh Quang của huyện Bảo
Lâm ngày nay); xã Yên Lạng (nay gồm các xã Thượng Hà và Bảo Toàn); xã
Nặm Quét (nay là xã Cô Ba), xã Cốc Pàng (gồm các xã Cốc Bàng và Đức
Hạnh ngày nay); xã Yên Đức (xã Lý Bôn và Vĩnh Quang ngày nay, thuộc

huyện Bảo Lâm).
Sau khi Cách mạng tháng Tám - 1945 thành công, dưới sự lãnh đạo của
Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh, vùng đất Bảo Lạc tiếp tục có sự thay đổi về
mặt hành chính. Theo sắc lệnh số 1(20 - 12 - 1946), huyện Bảo Lạc thuộc tỉnh
Cao Bằng. Đến ngày 27 - 12 - 1975, tại kì họp thứ 2 quốc hội khóa V đã ra
quyết định hợp nhất tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn thành tỉnh Cao Lạng, cho nên
huyện Bảo Lạc thuộc địa giới hành chính của tỉnh Cao Lạng. Tới ngày 29 - 12 -
1978, trong kì họp thứ 4 Quốc hội Khóa VI ra Nghị quyết chia tỉnh Cao Lạng
thành hai tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn, theo đó, huyện Bảo Lạc là một trong 12
huyện và thị xã của tỉnh Cao Bằng. Ngày 25 - 9 - 2000, Chính phủ đã ra Nghị
định số 52/2000/NĐ - CP, tách 10 xã của huyện Bảo Lạc để thành lập huyện
Bảo Lâm.
Và hiện nay, huyện Bảo Lạc có các đơn vị hành chính sau: huyện lị đặt tại
thị trấn Bảo Lạc, Xuân Trường, Cô Ba, Cốc Pàng, Khánh Xuân, Thượng Hà,
Bảo Toàn, Hồng Trị, Hưng Đạo, Huy Giáp, Phan Thanh, Đình Phùng, Sơn Lộ,
Hồng An, Kim Cúc (xã mới thành lập năm 2009 – tách ra từ xã Hồng Trị).
Huyện Bảo Lâm bao gồm: thị trấn Pắc Miầu, và các xã: Đức Hạnh (xã biên
19

giới), Lý Bôn, Vĩnh Quang, Vĩnh Phong, Tân Việt, Nam Quang, Nam Cao,
Quảng Lâm, Thạch Lâm, Thái Học, Thái Sơn, Yên Thổ và Mông Ân.
Miền Tây Cao Bằng là vùng đất biên ải của tỉnh Cao Bằng, có địa giới giáp
với Trung Quốc, cho nên đây là địa danh luôn gắn liền với chiều dài lịch sử của
đất nước, từ thời kì phong kiến phương Bắc đô hộ, trải qua cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp, đế quốc Mĩ xâm lược cho đến giai đoạn xây dựng Xã hội
Chủ nghĩa như hiện nay. Với bề dầy lịch sử cùng với truyền thống văn hóa lâu
đời còn tồn tại cho đến ngày nay, đã tạo nên những nét đặc sắc trong nếp sống
sinh hoạt cũng như đời sống vật chất, tinh thần của người dân địa phương. Góp
phần tô đậm thêm những mảng màu sắc “dân tộc” cho người Lô Lô.
1.3 Ngƣời Lô Lô ở miền Tây Cao Bằng

Bảng 1.1: Bảng thống kê các dân tộc ở miền Tây Cao Bằng năm 2009
STT
Dân tộc
Số dân
% so với tổng số dân
1
Kinh
1683
1,61
2
Tày
24849
23,76
3
Nùng
17092
16,31
4
Mông
34552
32,98
5
Dao
17288
16,51
6
Lô Lô
2366
2,26
7

Sán Chỉ
6815
6,51
8
Các dân tộc khác
94
0,09
Tổng cộng
104739
100
Nguồn: Phòng thống kê huyện Bảo Lâm, huyện Bảo Lạc [37 - 38]
1.3.1. Nguồn gốc lịch sử
Người Lô Lô là một trong những dân tộc thiểu số lâu đời của các dân tộc
Việt Nam, họ thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng – Miến thuộc họ Hán Tạng. Họ sinh
sống chủ yếu ở khu vực Đồng Văn, Mèo Vạc (Hà Giang) và Bảo Lâm, Bảo Lạc
(Cao Bằng). Theo tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Lô Lô ở Việt
20

Nam có khoảng 4541 người [17, tr 36]. Trong đó, người Lô Lô ở miền Tây
Cao Bằng có 2366 người (Xin xem bảng 1).
Theo sử sách cổ của Trung Quốc và Việt Nam, người Lô Lô còn được gọi
bằng những tên: Ô Man, Lu Lọc, Mán, La La, Qua La, Di Nhân, Di Già. Người
Tày, người Nùng, người Giấy gọi người Lô Lô là Pù Mỳa, người Mông gọi là
người Ma, người Dao gọi là người Me, người Việt gọi là người Mán Khoanh.
Còn người Lô Lô tự gọi mình là Màn Dì, Màn Chí, Màn Di…
Người Lô Lô ở nước ta chia làm hai ngành: Lô Lô Đen (Màn Dì No) ở
Lũng Cú, Đồng Văn (Hà Giang) (Màn Dì Mân Tê) ở Bảo Lạc (Cao Bằng); Lô
Lô Hoa (Màn Dì Qua) (Màn Dì Pu) ở các xã Xỉn Cải, Mèo Vạc, Thượng
Phùng thuộc huyện Mèo Vạc và xã Lũng Táo, Sủng Là thuộc huyện Đồng
Văn, tỉnh Hà Giang.

Lô Lô là một bộ lạc trong nhóm Ô Man mà Tân Đường thư gọi là Lu Lu
(âm Hán Việt: Tự Lộc) và Nguyên sử loại biên gọi là Lô Lô (âm Hán Việt: Lỏa
La), hiện nay còn rất nhiều ở Tứ Xuyên và Vân Nam. Các nhà sử học và dân
tộc học đã nhắc đến việc người nước Nam Chiếu (tổ tiên của người Lô Lô
nước ta và người Di, Bạch của Trung Quốc) đã nhiều lần gây khuynh đảo hệ
thống cai trị của nhà Đường trên lãnh thổ nước ta các thế kỷ VII – X [15, 16].
Xét về mặt lịch sử cũng như tên gọi, người Lô Lô ở Việt Nam có quan hệ
mật thiết với người Di ở Trung Quốc. Người Di là một dân tộc cư trú ở miền
Tây cao nguyên Vân Quý với diện tích rộng lớn khoảng 500 km
2
. Họ là dân tộc
thiểu số có số dân đông nhất miền Tây Nam Trung Quốc, phân bố chủ yếu ở
bốn tỉnh: Vân Nam, Tứ Xuyên, Quý Châu và Quảng Tây. [6, tr 24]. Từ xa xưa
người Di đã có quan hệ với người Đế Khương, cũng có ý kiến cho người Di và
Đế Khương có nguồn gốc chung.
1.3.2 Quá trình di cư đến địa phương
Theo một số nghiên cứu trước, thì có ba cuộc di cư lớn ở các thế kỉ X,
XVI, XVII đưa hàng vạn người Lô Lô vào nước ta [10, tr 5]
21

Năm 937, quốc gia Nam Chiếu do Đoàn Tử Bình cầm đầu đánh chiếm.
Cư dân cũ ở đây phần không chịu quy phục, phần bị đánh bại phải đầu hàng
hay chạy tản mát về phía Nam để tránh sự khủng bố của người Bạch. Có lẽ
những người nhóm Lô Lô đầu tiên đã vào Việt Nam ngay từ những thời kì ấy
và có thể còn sớm hơn nữa; song cái mốc mà được nhiều nhà nghiên cứu nhắc
đến là vào đời nhà Minh (khoảng thế kỉ XV), do không chịu nổi ách thống trị
tàn nhẫn của chính quyền phong kiến, tù trưởng Lô Lô đã cùng dân chúng nổi
lên chống lại, sau đó ông ta bị giết. Một tù trưởng khác là Lu Ngô Quân đã
không chịu hàng phục kéo hơn một vạn quân Lô Lô đi về phía Nam, tới đất
Đồng Văn khai phá đất đai dựng bản lập mường [8]

Tới thế kỉ XVII, có khoảng năm, sáu nghìn người dưới sự chỉ huy của thủ
lĩnh Khổng Mìn (hay còn gọi là quan Hoàng) đã tìm đường đến khai khẩn đất
đai Mèo Vạc. Cùng thời gian đó, ở Tây Bắc một tù trưởng Lô Lô đã cầm quân
đánh chiếm phần lớn tỉnh Lai Châu. Ngoài hai đợt di cư lớn trên, người Lô Lô
còn rải rác sang Việt Nam hoặc từ Việt Nam đi ngược lại Trung Quốc vào thời
kì sau. Trong kí ức của nhân dân cũng như trong các bài ca, thần thoại và bài
cúng đưa hồn người chết, người Lô Lô đều cho rằng Lũng Cú – Đồng Văn là
nơi mà họ đặt chân đến đầu tiên. Nhóm Lô Lô ở Bảo Lạc (Cao Bằng) cũng từ
đây mà di chuyển dần sang.
Truyền thuyết của người Lô Lô kể lại rằng: Người Lô Lô có 7 anh em, 3
người rời vùng đất No Pả sang Việt Nam thì một người bị lạc, hai người còn lại
tìm tới đất Đồng Văn (Hà Giang). Một người ở lại mảnh đất đó còn người kia
đến Bảo Lạc (Cao Bằng) để sinh sống, nay thuộc đất của hai xã Mông Ân và
Nam Quang. Về sau bị thổ ty người Tày chèn ép nên phải di cư đến các xã
miền Đông Bảo Lạc để sinh sống.
Như vậy, người Lô Lô có mặt tại vùng Hà Giang và Cao Bằng từ khá
sớm, người Lô Lô có niềm tự hào chính đáng được nhận là cư dân đầu tiên đến
khai phá đất đai vùng này.
22

1.4. Khái quát về kinh tế, văn hóa, giáo dục của ngƣời Lô Lô
1.4.1.Về kinh tế
Người Lô Lô sống chủ yếu dựa vào trồng trọt, bên cạnh đó họ cũng tổ chức
chăn nuôi, săn bắt, hái lượm và làm một số nghề phụ như đan lát, dệt vải…
Do sinh sống ở vùng núi cao, nên họ trồng trọt trên nương đất dốc là
chính. Họ trồng các loại cây: lúa nếp, lúa tẻ, ngô nếp, sắn… Đấy là những loại
cây trồng phù hợp với đặc điểm khí hậu và tự nhiên của vùng cư trú.
Hiện nay, do sự quan tâm và giúp đỡ của Đảng và Nhà nước về khoa học kĩ
thuật, nên người Lô Lô đã biết khai thác đất dốc thành ruộng bậc thang, kết hợp
làm nương với ruộng lúa nước. Ngoài ra họ đã biết sử dụng các loại nông cụ

mới, phân hóa học. Cho nên sản lượng lương thực của họ đã tăng nhanh chóng
Do điều kiện tự nhiên tương đối khắc nghiệt, người Lô Lô đã hình thành
loại nương xếp đá và thổ canh hốc đá. Do đất đai canh tác khan hiếm, họ đã cần
mẫn nhặt từng hòn đá, kè thành những bờ nương giữ đất trồng trọt. Trải qua
nhiều thế hệ, họ đã biến những khoảnh đất hoang hóa thành nương rẫy để trồng
lúa, ngô và nhiều loại cây trồng khác. Bên cạnh hai loại cây trồng chính là ngô
và lúa, người Lô Lô còn thâm canh một số loại cây trồng, trong đó có tam giác
mạch. Đất trồng loại cây này là những khoảnh nương cao, nương xấu bạc màu,
nương hốc đá. Công việc chuẩn bị đất đơn giản hơn so với trồng ngô và lúa. Gia
đình nào có điều kiện thì cày vỡ một lần trước Tết Nguyên đán hoặc đến tháng 2
cày xáo đất rồi bừa tơi, san phẳng, nhặt sạch cỏ rác và trồng luôn. Họ trộn lẫn
mạch với phân chuồng, vãi đều như gieo mạ khắp nương, hoặc dùng cuốc mổ
hốc, hốc cách hốc, hàng cách hàng 20cm, nếu ở nương bằng họ dùng cày chia
thành từng rãnh và tra hạt rồi lấp đất. Chu kỳ sinh trưởng của tam giác mạch
ngắn ngày hơn so với ngô và lúa, thường chỉ trồng sau 3 tháng (từ tháng 2 đến
tháng 4) là thu hoạch. Đây là giống cây trồng khỏe, sinh trưởng nhanh, chu kỳ
phát triển ngắn, lại được trồng chủ yếu ở những nương đất xấu, hoặc thổ canh
hốc đá nên cỏ ít có điều kiện phát triển. Do vậy, từ khi gieo trồng cho đến khi
23

thu hoạch, hầu như không phải làm cỏ. Khi thu hoạch dùng liềm và dao cắt sát
gốc, đập rụng hạt vào thùng gỗ tại nương giống như thu hoạch lúa. Thân cây để
khô đốt thành tro làm phân bón cho nương. Sau khi thu hoạch, mạch được gác
trên sàn bếp và được chế biến dần thành món mèn mén truyền thống. Đậu Hà
Lan, răng ngựa, khoai lang cũng được trồng phổ biến ở đây. Cây dong riềng
cũng là một loại cây trồng có mặt rất sớm trong đời sống của người Lô Lô,
thường được trồng ở nương thổ canh hốc đá để lấy củ.
Bên cạnh trồng trọt, người Lô Lô còn chăn nuôi để tăng thêm thu nhập.
Trước kia, đối với các loại gia súc, gia cầm, họ thường thả rông, không làm
chuồng trại, đến đêm thì cột vào khu vực gần nhà hoặc gầm nhà sàn. Các giống

vật nuôi chính là: Ngựa, trâu, bò, dê, lợn, gà, vịt… Tuy nhiên ngày nay họ đã
biết nuôi lợn nhốt, vừa hạn chế được dịch bệnh đồng thời hạn chế việc gia súc,
gia cầm phá hoại các loại cây trồng. Đồng thời, họ sử dụng nguồn phân gia súc,
gia cầm này để trồng trọt. Hàng ngày họ gom số phân tơi ở chuồng trâu, bò,
lợn, gà vào một nơi dự trữ, khi nào cần chăm bón thì đập tơi và sàng kỹ rồi
đem bón cho cây trồng. Chính vì vậy, chăn nuôi đang dần trở thành nguồn thu
nhập chính của các gia đình người Lô Lô. Họ đã biết mua bán, trao đổi các loại
gia súc, gia cầm để tăng thu nhập cho gia đình
Bên cạnh đó, đã hình thành giao lưu buôn bán giữa các thành viên trong
cộng đồng làng bản, giữa các dân tộc láng giềng với nhau hoặc đã biết buôn
bán trao đổi sản phẩm với các địa phương lân cận
Nhưng nhìn chung đời sống của người Lô Lô còn ở mức thấp và lạc hậu.
1.4.2 Về văn hóa, giáo dục
Nhà ở của người Lô Lô chủ yếu là nhà sàn và gần giống với nhà của người
Mông và người Tày, nhưng bàn thờ của người Lô Lô khác với người Mông và
Tày, đó chính đặc điểm dễ nhận biết nhà ở của người Lô Lô. Nhà ở của họ có 3
loại nhà: nhà sàn, nhà đất và nhà nửa sàn nửa đất.
24

Nguyên vật liệu để làm nhà gồm có: Gỗ để làm cột kèo, ván hoặc tre để
đan vách, cây mai hoặc cây tre để làm dui, gianh hoặc ngói để lợp… Thông
thường nhà thường có năm gian và bốn mái. Nhà có một cửa chính mở ở gian
giữa, trước cửa có sàn để phơi thóc, hoặc để phơi quần áo. Cách bố cục trong
nhà bao gồm: bàn thờ nhà ma đặt ở sát vách ở gian giữa, gian phải bàn thờ là
buồng ngủ và bếp lửa để sưởi ấm. Gian trái đặt lò bếp, để gia cụ và công cụ lao
động. Những gia đình đông người, họ phải bố trí buồng ngủ cho một số thành
viên ở gian này. Bàn thờ khoan li – nơi linh thiêng nhất của mỗi gia đình cũng
được đặt ở gian trái. Trừ chủ nhà ra không ai được phép lui tới hoặc quét dọn
nơi thờ cúng ấy. Đối với bàn thờ ma nhà, đồng bào kiêng không được để đồ uế
tạp lên. Trên bàn thờ có ống cắm hương, nếu nhà nào có thầy mo thì có bàn thờ

riêng bên cạnh bàn thờ chính, phía bên phải của bàn thờ chính có chỗ thờ
những người chết bất đắc kì tử trong gia đình hoặc dòng họ mình. Ví dụ: nhà ở
của người Lô Lô ở xã Cô Ba (Bảo Lạc) là nhà sàn từ ba đến năm gian lợp ngói
hoặc lợp gianh, tùy theo điều kiện từng gia đình cột có thể kê đá tảng, xuyên
xà, trong nhà được ngăn làm nhiều buồng. Người Lô Lô ở đây đi ngủ ít mắc
màn vì theo họ khi làm nhà đã tìm được ngày tốt để dựng nhà nên ít hoặc
không có muỗi [33, tr 36]
Đồ đạc trong nhà rất đơn giản, thường chỉ có bàn, ghế gỗ, chiếu, hòm
đựng quần áo, đèn dầu. Rất ít nhà có tủ, mỗi nhà đều có một cái chạn bát. Chỗ
ngủ của người Lô Lô được quy định rất chặt chẽ, không ai được xâm phạm chỗ
ngủ của người khác nhất là buồng ngủ của cô dâu. Những người khách và con
trai chưa vợ cùng với ông già ngủ ở gian giữa. Nhưng họ kiêng không được
nằm chính giữa bàn thờ, chân không quay vào bàn thờ. Người có vợ có chồng
thì quay buồng ở hai gian bên cạnh, lương thực để trên gác. Cũng giống như
các dân tộc khác, họ để trâu bò dưới sàn. Nhưng ngày nay đã hạn chế dần, trâu
bò được ở tại các chuồng trâu, bò nằm cách xa nhà.
25

Trang phục của người Lô Lô rất đặc sắc và độc đáo. Về cơ bản người Lô
Lô Hoa và Lô Lô Đen trang phục đều giống nhau, chỉ khác nhau là ở nơi phụ
nữ mặc áo cổ vuông chui đầu, nơi mặc áo cổ tròn xẻ ngực. Kỹ thuật tạo dáng áo
của phụ nữ nơi thân áo rộng thẳng, tay áo rộng. Nơi thân áo phía dưới thu nhỏ,
tay áo hẹp.
Một bộ trang phục đầy đủ của của phụ nữ Lô Lô Đen gồm có: khăn đội
đầu, áo, quần, xà cạp, túi đựng trầu, vòng cổ, đôi hài, nón đội đầu. Phụ nữ Lô
Lô Đen mặc quần hai ống rộng dưới bó, trên vùng eo lưng thắt lại bằng chất
liệu vải thô tự dệt nhuộm chàm pha củ nâu để giữ màu đen tím lâu phai. Áo
cũng bằng vải chàm mang một sắc thái riêng, áo ngắn bó sát thân được thêu
bằng chỉ màu đỏ viền vải xanh lá mạ cuốn quanh thân chính vòng, cánh tay áo
dài hơn thân áo được thêu bảy vòng vàng, xanh và đỏ, cúc áo bằng đồng nhỏ

như hạt ngô có 5 cúc, lỗ khuya bằng vải khâu nối. Dọc đường khuy áo là 2 viền
sọc đỏ xanh. Lưng áo dệt một miếng thổ cẩm hoa văn vuông màu đen trắng
rộng chừng một bàn tay dài từ cổ áo đến hết gấu áo, mép viền gấu áo là một sợi
vải rộng khoảng 1cm, 2 màu đỏ và xanh thít chặt vùng bụng trên. Quấn quanh
vùng eo là một miếng vải chàm nhuộm màu đen rộng khoảng 60 cm gấp đôi
lại. Khăn đội đầu gọi là mũ có ba lớp vài chàm trắng bên trong - hai khăn màu
chàm xếp quấn hai vòng bên ngoài. Tất cả là do bàn tay khéo léo của người
phụ nữ cắt, khâu. Riêng chiếc áo, đó là một nghệ thuật tạo hình. Áo ngắn hở
bụng nhưng lại bó gọn lại đôi “bồng đào”, dù có lao động hăng say nặng hay
nhẹ áo vẫn bó gọn thân hình thon thả đẹp. Ngày nay phần bụng hở được mặc
thêm một áo lót mỏng màu trắng hồng hoặc xanh da trời bằng vải phin (Ngày
xưa là phin này có thể pha thêm nilon).
Về tổng thể, một bộ nữ phục của người Lô Lô Hoa gồm có khăn đội đầu,
áo, quần, quần yếm, thắt lưng, xa cạp. Trang phục của phụ nữ người Lô Lô
Hoa gần giống Lô Lô Đen, tuy nhiên trang phục nhiều màu sắc hơn, áo dài quá
thân, khăn đội xếp nhiều lớp hình vuông được trang trí hoa văn sặc sỡ.

×