Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

biện pháp duy trì bền vững kết quả phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở huyện đầm hà, tỉnh quảng ninh trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (776.71 KB, 91 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
––––––––––––––––––



TÔ XUÂN LỢI




BIỆN PHÁP DUY TRÌ BỀN VỮNG KẾT QUẢ PHỔ CẬP
GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở HUYỆN ĐẦM HÀ,
TỈNH QUẢNG NINH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60.14.05



LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC




Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN BÁ DƢƠNG







THÁI NGUYÊN - 2012


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

i
LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, tác giả luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc tới:
- Khoa Tâm lý Giáo dục, Thư viện - Trường Đại học Sư phạm, Đại học
Thái Nguyên; Khoa sau đại học, Trung tâm học liệu Đại học Thái Nguyên;
- Các thầy giáo, cô giáo đã trực tiếp giảng dạy và hướng dẫn bản thân
tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn;
- Đặc biệt, xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Bá
Dương, Người đã trực tiếp hướng dẫn khoa học, đã tận tình chỉ dẫn về
phương pháp luận để tác giả viết luận văn.
Đồng thời, tác giả cũng xin chân thành cảm ơn:
- Thường trực Huyện ủy, HĐND, UBND huyện và các phòng ban chức
năng của huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh;
- Lãnh đạo và chuyên viên Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đầm Hà,
tỉnh Quảng Ninh;
- Đảng ủy, HĐND, UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Đầm Hà,
tỉnh Quảng Ninh;
- Các đồng chí Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng các trường MN, TH,
THCS và THPT trên địa bàn huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh;
- Các bạn đồng nghiệp.
Đã động viên, khích lệ, đóng góp ý kiến, cung cấp tài, số liệu và tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và
hoàn thành luận văn này.

Mặc dù, bản thân đã hết sức cố gắng nhƣng chắc chắn rằng luận văn
không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Kính mong có sự đóng góp
quý báu và giúp đỡ thêm của các thầy giáo, cô giáo và các bạn đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2012
Tác giả luận văn



Tô Xuân Lợi


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4
5. Giả thuyết khoa học 4
6. Phƣơng pháp nghiên cứu 4
7. Cấu trúc luận văn 5
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DUY TRÌ BỀN VỮNG KẾT QUẢ
PHỔ CẬP GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ 6

1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 6
1.1.1. Tổng quan về công tác PCGD THCS 6
1.1.2. Mộ t số khá i niệ m 9
1.2. Cơ sở lý luận định h ƣớng về phổ cập giáo dục THCS và pháp lý
cho hoạ t độ ng quả n lý , duy trì bền vững kết quả PCGD THCS 13
1.2.1. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, đƣờng lối và quan điểm của Đảng ta
về giáo dục và PCGD 13
1.2.2. Cơ sở pháp lý của công tác phổ cập giáo dục. 21
1.3. Những vấn đề cơ bản trong công tác duy trì bền vững kết quả
PCGD nói chung và PCGD THCS nói riêng 30
1.3.1. Phổ cập giáo dục THCS 30
1.3.2. Những yếu tố ảnh hƣởng đến kết quả PCGD THCS 32
1.3.3. Tính chất của PCGD THCS 33
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 34

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iii
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PCGD THCS Ở HUYỆN
ĐẦM HÀ TRONG NHỮNG NĂM QUA VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ
ĐANG ĐẶT RA 35
2.1. Khái quát về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện
Đầm Hà 35
2.1.1. Đặc điểm chung về huyện Đầm Hà 35
2.1.2. Đối với công tác Giáo dục của huyện 37
2.2. Thực trạ ng công tá c PCGD THCS huyện Đầm Hà giai đoạn
2006-2010 38
2.2.1. Quản lý, điề u hà nh công tá c PCGD THCS 39
2.2.2. Về chỉ đạ o, điề u hà nh củ a Ban Chỉ đạ o PCGD cá c cấ p và củ a
nhà trƣờng THCS 41

2.2.3. Về kiể m tra, thanh tra, đá nh giá 43
2.2.4. Kết quả phổ cập giáo dục THCS huyện Đầm Hà giai đoạn
2006-2010 44
2.2.5. Thực trạng chất lƣợng học sinh sau khi PCGD THCS tại
huyện Đầm Hà 46
2.2.6. Một số bài học rút ra từ thực tiễn tổ chức thực hiện công tác
phổ cập giáo dục THCS trên địa bàn toàn huyện Đầm Hà từ
năm 2006 đến 2010 46
2.3. Một số vấn đề đặt ra trong quản lý, duy trì bền vững kết quả công
tác PCGD THCS ở huyện Đầm Hà 47
2.3.1. Quá trình điều tra, khảo sát 47
2.3.2. Thuận lợi trong thực hiện công tác PCGD THCS 52
2.3.3. Khó khăn trong công tác duy trì bền vững kết quả PCGD
THCS ở huyện Đầm Hà 55
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 58

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iv
Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM
DUY TRÌ BỀN VỮNG KẾT QUẢ PCGD THCS Ở HUYỆN ĐẦM
HÀ, TỈNH QUẢNG NINH 59
3.1. Phƣơng hƣớng đề xuất các biện pháp nhằm duy trì bền vững kết
quả phổ cập giáo dục THCS 59
3.2. Các biện pháp 60
3.2.1. Tăng cƣờng vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng và điều hành
của Chính quyền đối với công tác phổ cập giáo dục 60
3.2.2. Nâng cao nhận thức cho phụ huynh học sinh và cán bộ làm
công tác giáo dục về PCGD 61
3.2.3. Duy trì bền vững kết quả phổ cập giáo dục Tiểu học và chống

mù chữ 62
3.2.4. Đầu tƣ đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học 63
3.2.5. Nâng cao chất lƣợng giáo dục Tiểu học và Trung học cơ sở 65
3.2.6. Phối hợp giữa gia đình - nhà trƣờng và đẩy mạnh công tác xã
hội hoá giáo dục 67
3.2.7. Nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ giáo viên, đặc biệt là cán
bộ tham gia quản lý công tác PCGD THCS 69
3.2.8. Đa dạng hoá các loại hình đào tạo và tăng cƣờng công tác
hƣớng nghiệp cho học sinh 71
3.3. Khảo nghiệm tính phù hợp và khả thi củ a cá c biệ n phá p 72
3.3.1. Đối tƣợng khả o nghiệ m 72
3.3.2. Kết quả khảo nghiệm các biện pháp. 73
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 76
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 77
1. Kết luận 77
2. Khuyến nghị 77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 79
PHỤ LỤC 81

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TT
Viết tắt
Nội dung
1
BCĐ
Ban Chỉ đạo
2

BCH
Ban Chấp hành
3
CNH, HĐH
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
4
CBQL
Cán bộ quản lý
5
GD
Giáo dục
6
GD THCS
Giáo dục Trung học cơ sở
7
GD&ĐT
Giáo dục và Đào tạo
8
GDTX
Giáo dục thƣờng xuyên
9
GV
Giáo viên
10
GDTH-CMC
Giáo dục tiểu học – Chống mù chữ
11
KT-XH
Kinh tế - Xã hội
12

HĐND
Hội đồng nhân dân
13
HS
Học sinh
14
MN
Mầm non
15
NXB
Nhà xuất bản
16
PC
Phổ cập
17
PCGD
Phổ cập giáo dục
18
PTCS
Phổ thông cơ sở
19
TB
Trung bình
20
TH
Tiểu học
21
THCS
Trung học cơ sở
22

THPT
Trung học phổ thông
23
TN
Tốt nghiệp
24
TT-TH
Truyền thanh Truyền hình
25
TT HN&GDTX
Trung tâm hƣớng nghiệp và giáo dục thƣờng xuyên
26
UBND
Ủy ban nhân dân
27
XHCN
Xã hội chủ nghĩa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vi
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Số trƣờng MN, TH và THCS trên địa bàn huyện năm học
2011-2012 37
Bảng 2.2: Kết quả học sinh tốt nghiệp THCS và Bổ túc THCS (lớp 9) từ
2006 đến 2010 vào học THPT và Bổ túc THPT 46
Bảng 2.3: Kết quả phiếu lấy ý kiến đánh giá mức độ đạt đƣợc về chất
lƣợng và tính bền vững của công tác phổ cập giáo dục THCS
huyện Đầm Hà giai đoạn 2006-2010 49

Bảng 2.4: Kết quả phiếu lấy ý kiến đánh giá mức độ ảnh hƣởng tiêu cực
của các yếu tố đến tính bền vững của công tác phổ cập giáo
dục THCS huyện Đầm Hà giai đoạn 2006-2010 49
Bảng 2.5: Kết quả phiếu lấy ý kiến đánh giá mức độ đạt đƣợc về hiệu
quả và tính phù hợp của các biện pháp quản lý công tác PCGD
THCS của Phòng GD&ĐT Đầm Hà đã tiến hành trong giai
đoạn 2006-2010 50
Bảng 2.6: Số phòng học năm học 2011-2012 53
Bảng 2.7: Số CBGV năm học 2011-2012 54
Bảng 2.8: Số học sinh bỏ học cấp THCS giai đoạn 2006-2010 56
Bảng 2.9: Số phòng học chƣa đạt tiêu chuẩn hoặc bị xuống cấp năm học
2011-2012 57
Bảng 3.1: Các đối tƣợng khảo nghiệm 73
Bảng 3.2: Kết quả khảo nghiệm các biện pháp (200 đối tƣợng) 73

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Công tác phổ cập giáo dục nói chung và phổ cập giáo dục THCS nói
riêng là chủ trƣơng lớn của Đảng và Nhà nƣớc trong chiến lƣợc phát triển
nguồn nhân lực phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc.
Xây dựng kế hoạch phổ cập giáo dục phải gắn liền với kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội và sát với tình hình thực tế của địa phƣơng; phải coi trọng
chất lƣợng giáo dục thực chất từ việc xác định mục tiêu, xây dựng kế
hoạch, đảm bảo các điều kiện đến quy trình kiểm tra, đánh giá, công nhận
kết quả; phải coi thực hiện phổ cập giáo dục để nâng cao dân trí là điều
kiện quan trọng để phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất
lƣợng cuộc sống.

Năm 2005, với nỗ lực của cả hệ thống chính trị, huyện Đầm Hà đã
đƣợc công nhận đạt chuẩn PCGD THCS. Tuy nhiên, cơ sở vật chất phục
vụ cho công tác PCGD THCS còn thiếu thốn. Phụ huynh học sinh chƣa
nhận thức hết tầm quan trọng và lợi ích của công tác giáo dục, nên chƣa có
quan tâm, đầu tƣ thích đáng cho việc học tập của con em, thậm chí nhiều
phụ huynh nghĩ rằng: “học sinh đi học là học cho nhà trƣờng, để thầy cô
nhận đƣợc lƣơng; học xong rồi thì cũng phải làm ruộng, làm nƣơng chứ có
làm đƣợc cán bộ đâu, thế thì học làm gì”, vì vậy mọi việc liên quan đến học
tập của con em mình, họ đều phó mặc cho nhà trƣờng. Ý thức học tập của
học sinh kém, thiếu sự phấn đấu, thi đua. Công tác xã hội hóa giáo dục
chƣa đƣợc đẩy mạnh. Sự phối kết hợp giữa các lực lƣợng trong xã hội
“Nhà trƣờng - Gia đình - Xã hội” chƣa tốt. Tất cả những yếu tố trên ảnh
hƣởng rất lớn đến công tác PCGD THCS. Vì vậy, một yêu cầu bức thiết
đƣợc đặt ra là phải tìm ra biện pháp nhằm duy trì bền vững kết quả PCGD
THCS, tránh tình trạng mất chuẩn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
Đầm Hà là huyện miền núi ven biển của tỉnh Quảng Ninh, trƣớc năm
2006 có 8 xã và 01 thị trấn, hiện nay với 10 đơn vị hành chính (9 xã, 01 thị
trấn), trong đó có 3 xã có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn thuộc Chƣơng trình
135 của Chính phủ; dân số trên 3,6 vạn ngƣời, trong đó đồng bào dân tộc
thiểu số chiếm trên 28%. Tuy nhiên cơ sở vật chất trƣờng lớp, điều kiện
học tập của con em còn gặp nhiều khó khăn. Tình trạng học sinh bỏ học
nửa chừng vẫn xảy ra, ảnh hƣởng lớn đến chất lƣợng học tập, nên việc duy
trì, củng cố và phát triển kết quả phổ cập chƣa thật sự bền vững, vì thế
nguy cơ mất chuẩn PCGD THCS có thể xẩy ra.
Bàn về tƣơng lai không thể kh ông bà n đế n giá o dụ c bở i "GD&ĐT là
chìa khoá để mở cửa tiến vào tƣơng lai ". "Đi lên bằ ng giá o dụ c " đó chí nh là

chân lý của thời đại chún g ta, thờ i đạ i mà trí tuệ con ngƣờ i trở thà nh tà i
nguyên quý giá củ a mỗ i quố c gia . Mặ t bằ ng dân trí cao cù ng vớ i nguồn lực
nhân tài là điều kiện tiên quyết để mỗi quốc gia đi đến phát triển KT -XH
trong cuộc cạnh tranh quyết liệt mang tính toàn cầu . Vì thế trong Nghị quyết
BCH Trung ƣơng Đả ng (khoá VII) đã xá c đị nh : "GD&ĐT, cùng với Khoa
học và Công nghệ là quố c sá ch hà ng đầ u, là động lực thúc đẩy, là điều kiện cơ
bản bảo đ ảm việc thực hiện các mục tiêu KT -XH, xây dƣ̣ ng và bả o vệ đấ t
nƣớ c. Phải coi đầu tƣ cho giáo dục là một hƣớng chính của đầu tƣ và phát
triể n". Đị nh hƣớ ng chiế n lƣợ c phá t triể n GD &ĐT thờ i kỳ CNH , HĐH đấ t
nƣớ c cũ ng khẳ ng định: "Muố n tiế n hà nh CNH, HĐH thắ ng lợ i phả i phá t triể n
mạnh GD&ĐT, phát huy nguồn lực con ngƣời, yế u tố cơ bả n củ a sƣ̣ phá t triể n
mạnh và bền vững” [7].
Nghị quyết Hộ i nghị lầ n thƣ́ 6 của BCH Trung ƣơng (khoá IX) đã chỉ
r: "Giáo dục và đào tạo, khoa họ c và công nghệ đang đứ ng trướ c nhữ ng đò i
hỏi thc bách , nhữ ng nhiệ m vụ rấ t nặ ng nề , cầ n tậ p trung phá t triể n mạ nh
hơn, nhanh hơn, khẩ n trương hơn , tố t hơn mớ i có thể đá p ứ ng cá c yêu cầ u

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
của sự nghiệ p đẩ y mạ nh công nghiệ p hoá , hiệ n đạ i hoá ". Tiếp tục quá n triệ t
thƣ̣ c hiệ n Nghị quyế t Hộ i nghị Trung ƣơng 2 (khoá VIII ), Nghị quyết
41/2000/QH10 ngày 09/12/2000 của Quốc hội, Chỉ thị 61/CT-TW ngày
28/12/2000 của Bộ Chính trị, Nghị định 88/2001/NĐ-CP ngày 22/11/2001
của Chính phủ và các văn bản hƣớng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về thực
hiệ n phổ cậ p giá o dụ c trung họ c cơ sở . Huyện Đầm Hà đã nỗ lực triển khai,
thực hiện công tác PCGD THCS và đạt chuẩn từ năm 2005 và duy trì đến nay.
Trong thời gian tiếp theo huyện quyế t tâm duy trì bền vững kết quả PCGD
THCS để làm tiền đề phấn đấu hoàn thành phổ cập giáo dục Trung học.
Tìm ra biện pháp để duy trì bền vững kết quả PCGD THCS là một

trong những nhiệm vụ quan trọng của huyện, vì vậy tôi chọn đề tài “Biện
pháp duy trì bền vững kết quả phổ cập giáo dục Trung học cơ sở ở huyện
Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn hiện nay” để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác phổ cậ p giá o dụ c Trung họ c
cơ sở ở huyện Đầm Hà , tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2006-2010, luận
văn đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm duy trì bền vững kết quả PCGD
THCS và chuẩn bị điều kiện cho cập giáo dục Trung học của huyện vào
năm 2015.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Các biện pháp quản lý nhằm duy trì bền vững
kết quả PCGD THCS ở huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh.
- Khách thể nghiên cứu : Quá trình quản lý và thực hiện phổ cập giáo
dục trung học cơ sở ở huyện Đầm Hà.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Các Trƣờng trung học cơ sở trên địa bàn huyện Đầm Hà , tỉnh Quảng
Ninh. Tổ chƣ́ c khả o sá t điề u tra , nghiên cƣ́ u tại các Trƣờng THCS trên địa
bàn huyện Đầm Hà.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
+ Các cán bộ quản lý giáo dục của huyện, của các trƣờng TH, THCS và
một số giáo viên của các trƣờng THCS huyện Đầm Hà.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khái quát cơ sở lý luậ n của việ c quản lý và đề xuất biệ n phá p quả n lý
duy trì bền vững kết quả phổ cậ p giá o dụ c trung họ c cơ sở củ a huyện Đầm
Hà, tỉnh Quảng Ninh.
- Đánh giá thƣ̣ c trạ ng công tá c phổ cậ p giá o dụ c trung họ c cơ sở củ a
huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2006-2010.

- Đề xuấ t mộ t s ố biện pháp để duy trì bền vững kết quả PCGD THCS
của huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn hiện nay.
5. Giả thuyết khoa học
Huyện Đầm Hà đã đạt chuẩn PCGD THCS, tuy nhiên kết quả đạt đƣợc
chƣa thật vững chắc bởi tỷ lệ đạt chuẩn ở một số xã vùng cao còn thấp, cơ sở
vật chất của một số trƣờng đang dần bị xuống cấp, nên ảnh hƣởng đến công
tác phổ cập bậc trung học cơ sở. Mặt khác hoạ t độ ng củ a Ban Chỉ đạ o phổ cậ p
giáo dục các cấp còn tập trung chủ yếu ở cơ quan thƣờng trực , dẫn đến chất
lƣợng phổ cập chƣa cao . Nếu đề xuất đƣợc cá c biệ n phá p quả n lý phù hợp ,
khả thi sẽ khắ c phụ c đƣợ c những khó khăn , hạn chế để duy trì bền vững kết
quả PCGD THCS của huyện, tạo điều kiện đến năm 2015 có thể hoàn thành
công tác phổ cập giáo dục Trung học.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Các phƣơng pháp nghiên cứu lý luận:
+ Phƣơng phá p phân tí ch và tổ ng hợ p lý thuyế t.
+ Phân loạ i hệ thố ng hoá lý thuyế t.
- Các phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Phƣơng phá p quan sá t.
+ Phƣơng phá p nghiên cƣ́ u bằ ng bả ng hỏ i (questionare)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
+ Phƣơng phá p phỏ ng vấ n.
+ Phƣơng phá p tổ ng kế t kinh nghiệ m.
+ Phƣơng phá p đá nh giá qua ý kiế n củ a cá c chuyên gia.
- Phƣơng phá p xử lý số liệu bằng thống kê toán học.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận và khuyến nghị, kết quả nghiên cứu lý
luận và thực tiễn đƣợc trình bày trong 3 chƣơng:

- Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về duy trì bền vững kết quả phổ cập giáo
dục trung học cơ sở.
- Chƣơng 2: Thực trạng công tác PCGD THCS ở huyện Đầm Hà trong
những năm qua và những vấn đề đang đặt ra.
- Chƣơng 3: Phƣơng hƣớng và biện pháp quản lý nhằm duy trì bền
vững kết quả PCGD THCS ở huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh.
Cuối cùng là danh mục các tài liệu tham khảo, phụ lục.




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DUY TRÌ BỀN VỮNG KẾT QUẢ PHỔ CẬP
GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Tổng quan về công tác PCGD THCS
Tƣ tƣở ng củ a C . Mark về thƣ̣ c hiệ n mộ t nề n giá o dụ c cƣỡ ng bá ch cho
giai cấ p công nhân và nhân dân lao độ ng : Nhƣ̃ ng tƣ tƣở ng về thƣ̣ c hiệ n mộ t
nề n giá o dụ c cƣỡ ng bá ch - giáo dục bắt buộ c - giáo dục phổ cập cho những
ngƣờ i đang lớ n lên - nhƣ̃ ng ngƣờ i lao độ ng trong tƣơng lai , đã đƣợ c cá c nhà
kinh điể n củ a chủ nghĩ a xã hộ i khoa họ c đ ề cập đến. Trong tá c phẩ m C.Mác,
Ph. Ănghen, V.I. Lênin bà n về giá o dụ c , NXB Giáo dục , Hà Nội , 1981, tr
38. đã trí ch lờ i củ a K . Mark: “Trong quá nhiề u trƣờ ng hợ p , giai cấ p công
nhân bị dố t ná t đế n mƣ́ c không hiể u đƣợ c nhƣ̃ ng lợ i í ch chân chí nh củ a con
cái mình hoặc những điều kiện phát triển bình t hƣờ ng củ a con ngƣờ i . Dù
sao, thì những ngƣời công nhân tiên tiến nhất cũng hoàn toàn nhận thức
đƣợ c rằ ng tƣơng lai củ a giai cấ p họ , và do đó , của cả loài ngƣời , hoàn toàn

phụ thuộc vào việc giáo dục thế hệ công nhân đang lớ n lên . Họ biết rằng
trƣớ c hế t cầ n phả i bả o vệ trẻ em và thiế u niên lao độ ng khỏ i sƣ̣ tá c độ ng có
tính chất huỷ hoại của chế độ hiện nay . Chỉ có thể đạt đến điều ấy bằng cách
biế n ý thƣ́ c xã hộ i thà nh sƣ́ c mạ nh xã hộ i và trong nhƣ̃ ng điề u kiệ n hiệ n nay
thì điều ấy chỉ có thể đạt đƣợc nhờ có các biện pháp chung do chính quyền
nhà nƣớc thi hành”.
Đất nƣớc ta , tƣ̀ bao đờ i nay đã có truyề n thố ng hiế u họ c . Nhƣng do
hoàn cảnh đất nƣớc luôn bị đô hộ nên nhƣ̃ ng truyề n thố ng đó đã không đƣợ c
phát triển theo mong muốn của cả dân tộc trong suốt một chặng đƣờng dài
lịch sử. Năm 1930 sƣ̣ ra đờ i củ a Đả ng Cộ ng sả n Đông Dƣơng đã đá nh dấ u
mộ t bƣớ c ngoặ t lị ch sƣ̉ củ a dân tộ c ta. Ngay trong Cƣơng lĩ nh đầ u tiên Đả ng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
ta đã đề ra : Chính sách PCGD phổ thông cho tr em và nhân dân lao động .
Điề u đó cà ng thể hiệ n rõ tinh thầ n hiế u họ c để vƣơn lên củ a dân tộ c ta và
khẳ ng đị nh sƣ̣ quan tâm đế n giá o dụ c củ a Đả ng ta ngay tƣ̀ nhƣ̃ ng ngà y đầ u .
Nhƣng do hoà n cả nh lị ch sƣ̉ củ a đấ t nƣớ c ta lú c bấ y giờ cò n gá nh vá c sƣ́
mệ nh nặ ng nề trong cuộ c cá ch mạ ng giả i phó ng dân tộ c , thoát khỏi ách nô lệ
của thực dân Pháp mà chƣa thực hiệ n đƣợ c chí nh sá ch đó .
Đế n năm 1945 khi đấ t nƣớ c già nh đƣợ c độ c lậ p , trong tuyên ngôn khai
sinh ra nƣớ c Việ t Nam d ân chủ cộ ng hò a do Hồ Chủ t ịch đọc trên Quảng
trƣờ ng Ba Đì nh cũ ng nhƣ khi nó i về nhƣ̃ ng nhiệ m vụ vớ i quan điể m nhấ t
quán có tính chiến lƣợc , Ngƣờ i đã chỉ rõ : “Mộ t dân tộ c dố t là mộ t dân tộ c
yế u”.Ƣớc vọng của Ngƣời là : “đồ ng bà o ta ai cũ ng đƣợ c ăn cơm no , ai cũ ng
có áo mặc, ai cũ ng đƣợ c họ c hà nh ”, và Ngƣời luôn mong mỏi là m cho “Dân
tộ c Việ t Nam trở thà nh mộ t dân tộ c thông thá i ”. Đá p ƣ́ ng lò ng mong mỏ i và
ƣớc nguyện của Ngƣời, phong trà o bì nh dân họ c vụ để diệ t “giặ c dố t” đƣợ c tổ
chƣ́ c sôi độ ng trên khắ p cá c miề n quê , tƣ̀ thà nh thị đế n nông t hôn, không kể

tr, già với khẩu hiệu : “Ngƣờ i biế t chƣ̃ dạ y cho ngƣờ i chƣa biế t chƣ̃ , ngƣờ i
biế t nhiề u dạ y cho ngƣờ i biế t í t”. Nhƣ vậ y ƣớ c nguyệ n củ a Bá c là muố n trang
bị cho mọi ngƣời một trình độ học vấn nhất định để nâ ng cao nhậ n thƣ́ c tố i
thiể u trong lao độ ng sả n xuấ t để tăng năng suấ t lao độ ng , thoát khỏi cảnh
nghèo nàn lạc hậu.
Năm 1960 Đạ i hộ i II củ a Đả ng đã chí nh thƣ́ c đƣa chí nh sá ch PCGD
cho thiế u niên và o kế hoạ ch 5 năm lầ n thƣ́ nhấ t (1960 - 1965) của nƣớc Việt
Nam dân chủ cộ ng hoà . Nhiệ m vụ mụ c tiêu cơ bả n là thƣ̣ c hiệ n phổ cậ p vỡ
lòng cho vùng đồng bằng (tr 6 tuổ i) và hoàn thành xoá mù chữ cho miền
núi, để tiến tới phổ cập cấp phổ thông . Đế n năm 1986 dƣớ i á nh sá ng củ a
Nghị quyết Đại hội VI của Đảng đất nƣớc ta bƣớc vào cuộc đổi mới . Cùng
vớ i sƣ̣ phá t triể n mạ nh mẽ củ a KT -XH, giáo dục cũng từng bƣớc phát triển

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
đá p ƣ́ ng vớ i yêu cầ u xã hộ i . Mục tiêu PCGD đã đƣ ợc nhiều tỉnh , thành phố
đặ c biệ t quan tâm . Trong nhƣ̃ ng năm gầ n đây sƣ̣ quan tâm củ a Đả ng và Nhà
nƣớ c về giá o dụ c nó i chung và giá o dụ c THCS nó i riêng cà ng đƣợ c thể hiệ n
r nét nhƣ : Nghị quyết Trung ƣơng 4 (khoá VII), Nghị quyế t Trung ƣơng 2
(khoá VIII),
Qua nhƣ̃ ng vấ n đề nêu trên chƣ́ ng tỏ rằ ng : Trong suố t chặ ng đƣờ ng
phát triển lịch sử cách mạng Việt Nam , Đả ng và Nhà nƣớ c ta không ngƣ̀ ng
chăm lo và đị nh rõ mụ c tiêu , chiế n lƣợ c phá t triể n sƣ̣ nghiệ p GD&ĐT phù
hợ p vớ i điề u kiệ n củ a đấ t nƣớ c trong tƣ̀ ng giai đoạ n lị ch sƣ̉ cá ch mạ ng củ a
dân tộ c, tƣ̣ do và xây dƣ̣ ng chủ nghĩ a xã hộ i . Tính ƣu việt của Nhà nƣớc ta
đố i vớ i việ c họ c tậ p cò n đƣợ c thể hiệ n rõ trong hiến pháp năm 1992 : “học tập
là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi công dân ”. Điề u đó cà ng đƣợ c khẳ ng đị nh
việ c nâng cao trì nh độ họ c vấ n tố i thiể u cho mọ i ngƣờ i (phổ cậ p THCS ) là
công việ c hế t sƣ́ c quan trọ ng và cầ n thiế t đố i vớ i mộ t đấ t nƣớ c đang tiế n tớ i

CNH, HĐH, càng không thể thiếu đƣợc đối với thế hệ tr. Nhƣ vậ y việ c trang
bị trình độ học vấn tố i thiể u cho thế hệ trẻ (11 - 18 tuổ i) là PCGD THCS .
Mục đích của PCGD THCS là đem lại cho m ọi tr em những tri thức , nhƣ̃ ng
khả năng và những giá trị cần cho sự phát triển về nhân cách , về cá c mặ t cơ
thể , tình cảm, trí tuệ, tâm hồ n.
Nghị quyết 41/2000/QH10 về thực hiện phổ cập THCS - Quố c hộ i
khoá X quy định : “Nhà nƣớc thực hiện chính sách PCGD THCS bắ t buộ c tƣ̀
lớ p 6 đến hết lớp 9 đố i vớ i tấ t cả trẻ em Việ t nam trong độ tuổ i tƣ̀ 11 đến 18
tuổ i”. Chính sách trên của Nhà nƣớc thể hiện vừa đảm bảo quyền cơ bản của
tr em là đƣợc học tập và phát triển, vƣ̀ a tạ o điề u kiệ n để nâng cao dân trí là m
cho mỗ i ngƣờ i, mỗ i gia đì nh ngà y cà ng văn minh và hạ nh phú c . Đó chí nh là
lý do mà quyền học tập và phát triển của tr đƣợc quan tâm không chỉ của cá c
bậ c cha mẹ , của dân tộc , của một quốc gia , mà là mối quan tâm chung của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
toàn thế giới. Trong công ƣớ c củ a Liên hiệ p quố c về quyề n củ a trẻ em điề u 28
quy đị nh: “Tr em có quyền đƣợc học hành và tiếp thu một nền giáo dục tiế n
bộ ”. Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị từ Trung ƣơng đến cơ sở, năm
2010 Việt Nam đã hoàn thành công tác PCGD THCS trên phạm vi cả nƣớc.
Song trong công cuộ c CNH, HĐH đấ t nƣớ c và hội nhập quốc tế, bấ t kỳ
quố c gia nà o cũ ng cầ n có nguồn nhân lực kế cận, có đủ trình độ sử dụng, sáng
tạo ra công cụ lao động . Hay nó i cá ch khá c là có đủ trì nh độ để tiế p cậ n vớ i
khoa họ c công nghệ tiên tiế n hiệ n đạ i thì cầ n quan tâm phá t triể n GD&ĐT. Vì
giáo dục là đòi hỏ i củ a sƣ̣ phá t triể n giƣ̃ a khoa họ c, giáo dục và k thuật - sản
xuấ t là nhƣ̃ ng thà nh tố cấ u tạ o nên hệ thố ng KT -XH. Chúng gắn bó và thúc
đẩ y lẫ n nhau phá t triể n. Trong đó giá o dụ c là cầ u nố i tƣ̀ khoa họ c đế n kỹ thuật
sản xuất. Chỉ có những ngƣời có trình độ học vấn mới có thể áp dụng khoa
học vào sản xuất đƣợc mà không thể có học vấn nếu không có nền giáo dục.

1.1.2. Mộ t số khá i niệ m
1.1.2.1. Quản l
Quản lý là một khái niệm khó xác định song lâu nay thƣờng có các
cách định nghĩa, cách hiểu khác nhau. Thực chất của quản lý là gì? cũng có
những quan niệm không hoàn toàn giống nhau. Tuy nhiên với sự phát triển
của khoa học, quản lý đã cơ bản đƣợc làm sáng tỏ để có một cách hiểu thống
nhất. Có thể dẫn ra một số cách hiểu sau:
- Quản lý là nghệ thuật biến r ràng, chính xác cái gì đó cần làm và làm
cái gì đó thế nào bằng phƣơng pháp tốt nhất và r nhất [5];
- Quản lý là chức năng vốn có của mọi tổ chức, mọi hành động của các
cá nhân, các bộ phận trong tổ chức có sự điều khiển từ trung tâm, nhằm thực
hiện mục tiêu chung của tổ chức [1];
- Quản lý là quá trình tổ chức điều hành các hoạt động nhằm đạt đƣợc
những mục tiêu và yêu cầu nhất định dựa trên những quy luật khách quan [21];

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
- Quản lý là việc thực hiện các mục đích của tổ chức một cách hiệu quả
và đạt hiệu xuất tốt, thông qua việc lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm
soát các nguồn lực của tổ chức;
- Quản lý là quá trình tập hợp và sử dụng các nhóm nguồn lực theo
định hƣớng mục tiêu để thực hiện các nhiệm vụ trong bối cảnh tổ chức;
Tóm lại, có thể hiểu: Quản l là sự tác động có chủ đích của chủ thể
quản l tới đối tượng quản l một cách liên tục, có tổ chức, liên kết các thành
viên trong tổ chức hành động nhằm đạt tới mục tiêu với kết quả tốt nhất.
Quản lý bao gồm các yếu tố:
- Phải có một chủ thể quản lý là các tác nhân tạo ra tác động quản lý và
một một đối tƣợng bị quản lý. Đối tƣợng bị quản lý phải tiếp nhận và thực
hiện tác động quản lý. Tác động quản lý có thể chỉ là một lần mà cũng có thể

là liên tục nhiều lần.
- Phải có mục tiêu đặt ra cho cả chủ thể và đối tƣợng. Mục tiêu này là
căn cứ chủ yếu để tạo ra các tác động.
1.1.2.2. Quản l giáo dục
Quản lý giáo dục là hoạt động có ý thức của con ngƣời nhằm đ eo đuổ i
nhƣ̃ ng mụ c đí ch củ a mì nh trong lĩnh vực đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.
Khái niệm quản lý giáo dục cũng có nhiều quan niệm khác nhau. Trong
khuôn khổ của đề tà i nà y , tôi lƣ̣ a chọ n mộ t và i đị nh nghĩ a mà tôi thấ y là phù
hợ p. Ở cấ p vĩ mô:
- Quản lý giáo dục đƣợc hiểu là những tác động tự giác (có ý thức, có
mục đích, có kế hoạch , có hệ thống , hợ p quy luậ t ) của chủ thể quản lý đến
tấ t cả cá c mắ t xí ch củ a hệ thố ng (tƣ̀ cấ p cao n hấ t đế n cá c cơ sở giá o dụ c là
nhà trƣờng ) nhằ m thƣ̣ c hiệ n có chấ t lƣợ ng và hiệ u quả mụ c tiêu phá t triể n
giáo dục [1];

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
- Quản lý giáo dục là sự tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức
và có hƣớng đích của chủ thể qu ản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các mắt
xích của hệ thống, nhằm mục đích đảm bảo cho sự hình thành chung của xã
hội, cũng nhƣ những quy luật của quá trình giáo dục, sự phát triển thể lực và
tâm lý tr em. [15];
- Quản lý giáo dục là hoạt độn g tƣ̣ giá c củ a chủ thể quả n lý nhằ m huy
độ ng, tổ chƣ́ c, điề u phố i, điề u chỉ nh, giám sát, mộ t cá ch có hiệ u quả cá c
nguồ n lƣ̣ c giá o dụ c (nhân lƣ̣ c, vậ t lƣ̣ c, tài lực) phục vụ cho mục tiêu phát triển
giáo dục, đá p ƣ́ ng yêu cầ u phát triển kinh tế - xã hội [1];
- Quản lý giáo dục đƣợc hiểu là hệ thống những tác động tự giác (có ý
thƣ́ c, có mục đích , có kế hoạch , có hệ thống , hợ p quy luậ t ) của chủ thể đến
giáo viên, công nhân viên, tậ p thể họ c sinh, cha mẹ họ c sinh và cá c lƣ̣ c lƣợ ng

xã hội trong và ngoài nhà trƣờng nhằm thực hiện có chất lƣợng và hiệu quả
mục tiêu giá o dụ c củ a nhà trƣờ ng [23].
Tóm lại, có thể hiểu: Quản l giáo dục là nhng tác động của chủ thể
quản l vào quá trình giáo dục (đượ c tiế n hà nh bở i tậ p thể giá o viên và họ c
sinh, vớ i sự hỗ trợ đắ c lự c củ a cá c lự c lượ ng xã hộ i) nhằ m hì nh thà nh và phá t
triể n toà n diệ n nhân cá ch họ c sinh theo mụ c tiêu đà o tạ o củ a nhà trườ ng.
1.1.2.3. Quản l nhà trường
Quản lí nhà trƣờng là hoạt động của các cơ quan quản lý giáo dục nhằm
tập hợp và tổ chức các hoạt động của giáo viên, học sinh và các lực lƣợng
giáo dục khác, cũng nhƣ huy động tối đa các nguồn lực giáo dục để nâng cao
chất lƣợng giáo dục và đào tạo trong nhà trƣờng [22].
Công tác quản lý nhà trong nhà trƣờng bao gồm các nội dung:
- Quản lý toàn bộ cơ sở vật chất và thiết bị nhà trƣờng nhằm phục vụ
tốt nhất cho việc giảng dạy, học tập và giáo dục học sinh;
- Quản lý tốt nguồn tài chính hiện có của nhà trƣờng theo đúng nguyên
tắc quản lý tài chính của Nhà nƣớc và của ngành Giáo dục;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
- Tổ chức đội ngũ các thầy giáo, cán bộ công nhân viên và tập thể học
sinh thực hiện tốt các nhiệm vụ trong chƣơng trình công tác của nhà trƣờng;
- Chỉ đạo tốt các hoạt động chuyên môn theo chƣơng trình giáo dục của
Bộ GD&ĐT, của các cấp chỉ đạo;
- Quản lý nhà trƣờng là chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần của
tập thể giáo viên và công nhân viên;
- Quản lý tốt việc học tập của học sinh theo quy chế của Bộ GD&ĐT.
1.1.2.4. Biện pháp quản l
Biện pháp quản lý đƣợc hiểu là cách thức hay cách tiến hành một công
việc cụ thể nào đó của nhà quản lý nhằm đạt đƣợc một mục tiêu của thể nào đó.

1.1.2.5. Phổ cậ p giá o dụ c
Tƣ̀ “Phổ cậ p giá o dụ c” mang mộ t nghĩa chung là làm cho ai cũng đƣợc
giáo dục; làm cho ai cũng đạt đƣợc một trình độ giáo dục nhất định.
PCGD là là m "lan ra", rộ ng thêm ở mộ t đị a điể m nà o đó , vớ i mộ t lƣ́ a
tuổ i nà o đó có mộ t trình độ văn hoá (học vấn) nhấ t đị nh.
Phổ cậ p giá o dụ c là tổ chức việc dạy và việc học nhằm làm cho toàn thể
thành viên trong xã hội , đến một độ tuổi nhất định (thƣờ ng là độ tuổ i bắ t đầ u
chính thức tham gia lao động xã hội) đều có đƣợc một trình độ giáo dục nhất
đị nh (theo số năm họ c hoặ c theo bậ c họ c) [16].
1.1.2.6. Phổ cậ p giá o dụ c trung họ c cơ sở
Thuậ t ngƣ̃ “Phổ cậ p giá o dụ c tr ung họ c cơ sở ” là thƣ̣ c hiệ n giá o dụ c
cƣỡ ng bá ch với mọ i ngƣờ i trì nh độ giá o dụ c phổ thông lớ p 9.
Khi phá p luậ t đã quy đị nh đố i tƣợ ng , độ tuổ i và trì nh độ phổ cậ p giá o
dục, trách nhiệm và nghĩa vụ của cá nhân, các điều kiện để bảo đảm thực hiện
thì phổ cập giáo dục đã trở thà nh chế độ bắ t buộ c (cƣỡ ng bá ch).
1.1.2.7. Quản l PCGD THCS
Quản lý phổ cập giáo dục trung học cơ sở là toàn bộ những hoạ t độ ng
có ý thức của nhà quản lý giáo dục nhằ m đạt đƣợc các mục tiêu, tiêu chuẩn
theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
1.2. Cơ sở lý luận đị nh hƣớ ng về phổ cập giáo dục THCS và pháp lý cho
hoạt động quản lý, duy trì bền vững kết quả PCGD THCS
1.2.1. Tư tưởng H Ch Minh, đường lối và quan điểm của Đảng ta về giáo
dục và PCGD
Tiếp tục những tƣ tƣởng của C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin về giáo
dục, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta trong quá trình lãnh đạo cách mạng
Việt Nam đã có sự phát triển và vận dụng sáng tạo trong điều kiện thực tiễn ở

Việt Nam.
1.2.1.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh bàn về giáo dục và PCGD:
Trong di sản tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, tƣ tƣởng về giáo dục, đào tạo luôn
có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc đối với sự nghiệp cách mạng Việt
Nam. Trong sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực cho công cuộc công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, thực hiện mục tiêu “dân giàu, nƣớc mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh” ở nƣớc ta, tƣ tƣởng đó của Ngƣời càng có ý nghĩa
thiết thực.
Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về giáo dục không bó hẹp trong việc giáo dục
tri thức, học vấn cho con ngƣời, mà có tính bao quát, sâu xa, nhƣng vô cùng
sinh động, thiết thực, nhằm đào tạo ra những con ngƣời toàn diện, vừa “hồng”
vừa “chuyên”, có tri thức, lý tƣởng, đạo đức, sức khỏe, thẩm m… Tƣ tƣởng
Hồ Chí Minh về giáo dục vừa là thành quả của sự chắt lọc tinh tế tinh hoa văn
hóa dân tộc và nhân loại, vừa mang đậm hơi thở của cuộc sống. Do vậy, ở Hồ
Chí Minh, lý luận giáo dục và thực tiễn giáo dục có sự thống nhất hữu cơ,
không tách rời nhau. Đúng nhƣ Nghị quyết UNESCO đánh giá: “Sự đóng góp
quan trọng về nhiều mặt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các lĩnh vực văn
hóa, giáo dục và nghệ thuật là kết tinh của truyền thống hàng ngàn năm của
nhân dân Việt Nam và những tƣ tƣởng của Ngƣời là hiện thân của những khát
vọng của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc dân tộc của mình và tiêu
biểu cho việc thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau”.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14
Theo Hồ Chí Minh, giáo dục có vai trò hết sức to lớn trong việc cải tạo
con ngƣời cũ, xây dựng con ngƣời mới. Ngƣời nói: “Thiện, ác vốn chẳng phải
là bản tính cố hữu, phần lớn đều do giáo dục mà nên”.
Không những thế, giáo dục còn góp phần đắc lực vào công cuộc bảo vệ
và xây dựng đất nƣớc. Ngƣời kêu gọi:

“ Quốc dân Việt Nam!
Muốn gi vng nền độc lập,
Muốn làm cho dân mạnh nước giàu,
Mọi người Việt Nam phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công
cuộc xây dựng nước nhà và trước hết phải biết đọc, biết viết ch quốc ng”.
Từ thực trạng nền giáo dục dƣới sự đô hộ của thực dân Pháp, Hồ Chí
Minh đã vạch trần và lên án chính sách giáo dục của thực dân Pháp là làm cho
“ngu dân dễ trị”. Ngƣời viết: “Phải ra sức tẩy sạch ảnh hƣởng giáo dục nô
dịch của thực dân còn sót lại nhƣ: Thái độ thờ ơ đối với xã hội, xa rời đời
sống lao động và đấu tranh của nhân dân, học để lấy bằng cấp, dạy theo lối
nhồi sọ. Và cần xây dựng tƣ tƣởng dạy và học để phục vụ Tổ quốc, phục vụ
nhân dân”. Thật vậy, ngay từ những năm đầu vào đời, khi tham gia giảng dạy
ở trƣờng Dục Thanh - Phan Thiết, tại đây, bên cạnh việc truyền bá những kiến
thức về văn hóa, Hồ Chí Minh còn đặc biệt chú trọng đến việc truyền thụ tinh
thần, truyền thống yêu nƣớc thƣơng nòi của dân tộc.
Mục đích cao cả của Hồ Chí Minh là mong cho dân tộc, nhân dân có
cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc. Bởi, đối với Ngƣời, “ Nếu nƣớc nhà độc
lập mà dân không hƣởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có ý nghĩa
gì”. Suốt đời, Hồ Chí Minh mong muốn xây dựng một xã hội mới về chất, cao
hơn hẳn xã hội cũ - xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Và để xây
dựng chủ nghĩa xã hội, theo Ngƣời, “trƣớc hết cần có những con ngƣời xã hội
chủ nghĩa”. Đào tạo con ngƣời xã hội chủ nghĩa không có con đƣờng nào

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15
khác ngoài giáo dục tri thức khoa học và lý tƣởng, đạo đức xã hội chủ nghĩa.
Đó là nền giáo dục nhằm phát triển con ngƣời toàn diện, vừa “hồng” vừa
“chuyên” trong thời đại mới. Và nhƣ vậy, “con ngƣời xã hội chủ nghĩa”, con
ngƣời toàn diện, “nhất định phải có học thức”. Cần phải học văn hóa, chính

trị, k thuật. Cần phải lý luận Mác - Lênin kết hợp với đấu tranh và công tác
hàng ngày.
Ngƣời chỉ r: “Trình độ văn hóa của nhân dân nâng cao sẽ giúp chúng
ta đẩy mạnh công cuộc khôi phục kinh tế, phát triển dân chủ. Nâng cao trình
độ văn hóa của nhân dân cũng là một việc làm cần thiết để xây dựng nƣớc ta
thành một nƣớc hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, văn minh và giàu
mạnh”. Mục đích trọng tâm và xuyên suốt tƣ tƣởng giáo dục Hồ Chí Minh là
vì con ngƣời, cho con ngƣời, là xây dựng con ngƣời mới. Nhƣng do yêu cầu
của mỗi thời kỳ cách mạng khác nhau, Hồ Chí Minh đã đề ra nhiệm vụ giáo
dục khác nhau cho phù hợp.
Tuy Hồ Chí Minh không để lại cho chúng ta một tác phẩm, một hệ
thống lý luận về phƣơng pháp giáo dục, nhƣng những việc làm thiết thực,
những bài viết ngắn gọn, súc tích của Ngƣời đã hàm chứa các phƣơng pháp
giáo dục mẫu mực. Ngƣời lấy nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn
làm nguyên tắc cơ bản cho việc xây dựng các phƣơng pháp về giáo dục.
Nguyên tắc này đƣợc Ngƣời sử dụng trong việc giáo dục cán bộ, đảng viên,
thanh thiếu niên, công nhân, nông dân, bộ đội, trí thức, học sinh, sinh viên…
Để nâng cao trình độ nhận thức của ngƣời lao động, Hồ Chí Minh cho
rằng cần có quan điểm dân chủ, thẳng thắn, không nhồi sọ và cần có sự đối
thoại trong quá trình học tập, nhận thức. Ngƣời chỉ r: “Mọi ngƣời đƣợc hoàn
toàn tự do phát biểu ý kiến, dù đúng hoặc không đúng cũng vậy. Song không
đƣợc nói gàn, nói vòng quanh”. “ Khi mọi ngƣời đã phát biểu ý kiến, đã tìm
thấy chân lý, lúc đó quyền tự do tƣ tƣởng hóa ra quyền tự do phục tùng chân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

16
lý”. Từ đó, Hồ Chí Minh kêu gọi cán bộ, nhà giáo phải biết tôn trọng ý kiến
ngƣời khác, không nên có thành kiến đối với các ý kiến trái với ý kiến mình.
Trong giáo dục, theo Hồ Chí Minh, cần có phƣơng pháp phù hợp với

điều kiện giáo dục và đối tƣợng giáo dục. Giáo dục phải căn cứ vào “trình độ
văn hóa, thói quen sinh hoạt, trình độ giác ngộ, kinh nghiệm tranh đấu, lòng
ham, ý muốn, tình hình thiết thực của quần chúng”. Cần có phƣơng pháp tổ
chức giáo dục sao cho đảm bảo đƣợc sự phù hợp giữa điều kiện, hoàn cảnh
giáo dục với đối tƣợng giáo dục. Đối với Hồ Chí Minh, tất cả các phƣơng
pháp giáo dục nhƣ phƣơng pháp đối thoại, phƣơng pháp học đi đôi với hành,
lý luận gắn với thực tiễn, phƣơng pháp làm gƣơng, phƣơng pháp kết hợp giữa
gia đình, nhà trƣờng và xã hội đều nhằm mục đích “nêu cao tác phong độc
lập suy nghĩ và tự do tƣ tƣởng”, nâng cao nhận thức, chất lƣợng và hiệu quả
giáo dục. Các phƣơng pháp này vừa có tính khoa học, hệ thống lại đảm bảo
tính thực tiễn, thời đại.
Tƣ tƣởng bàn về phổ cập giáo dục ở Việt Nam đã đƣợc Chủ tịch Hồ Chí
Minh đề cập rất sớm , ngay trong những tác phẩm đầu tiên của Ngƣời . Trong
cuố n "Đƣờng cách mệnh", Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cập đến khái niệm giáo
dục phổ cập đối với tất cả tr em , thông qua việ c Ngƣờ i việ n dẫ n nhƣ̃ ng lờ i
tuyên bố củ a Công xã Paris - mộ t nhà nƣớ c kiể u mớ i củ a nhƣ̃ ng ngƣờ i cá ch
mạng Pháp: “ Khi vƣ̀ a lấ y đƣợ c Paris rồ i, thì Công xã lập lên Chính phủ dân
và tuyên bố rằng Công xã sẽ thực hành những việc này: Tấ t cả trẻ con trong
nƣớ c, bấ t kỳ con trai con gá i, đều phải đi học. Học phí Nhà nƣớc phải cho”.
Chính cƣơng của Việt Minh , mà Chủ tịch H ồ Chí Minh đã nói đến
trong thƣ gƣ̉ i tƣớ ng Trầ n Tu Hoà , ngày 19/12/1945, cũng đề cập đến phổ cập
giáo dục: “Thƣ̣ c hà nh chế độ giá o dụ c bắ t buộ c, mở nhiề u trƣờ ng họ c, rạp hát,
tổ chƣ́ c cá c lớ p bì nh dân họ c vụ , giúp đỡ n hƣ̃ ng ngƣờ i nghè o mà hiế u họ c ,
phát triển thể dục , đƣ́ c dụ c, bãi bỏ học phí nhập họ c do ngƣờ i Phá p đặ t ra ”
[12, Tr.118].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

17
Việ c phổ cậ p mộ t trì nh độ giá o dụ c cho nhân dân đã đƣợ c Bá c phá t

triể n trong thƣ gƣ̉ i nam nƣ̃ chiế n s bình dân học vụ , đề ngày 2 tháng 9 năm
1948: “Trong ba năm, đã đƣợ c gầ n 8 triệ u đồ ng bà o thoá t nạ n mù chƣ̃ . Trong
phong trà o thi đua á i quố c , tôi mong cá c bạ n cũ ng hăng há i xung phong .
Vùng nào còn sót nạn mù chữ , thì các bạ n cố gắ ng thi đua diệ t cho hế t giặ c
dố t trong mộ t thờ i gian mau chó ng”.
Sau khi đã hoà n thà nh mụ c tiêu phổ cậ p xoá mù chƣ̃ , Ngƣờ i yêu cầ u :
“Vù ng nà o đã hế t nạ n mù chƣ̃ , thì các bạn thi đua để tiến lên một bƣớc nữa ,
bằ ng cá ch dạ y cho đồ ng bà o:
1. Thƣờ ng thƣ́ c vệ sinh, để dân bớt ốm đau.
2. Thƣờ ng thƣ́ c khoa họ c, để bớt mê tín nhảm.
3. Bố n phé p tí nh, để làm ăn có ngăn nắp.
4. Lịch sử và địa dƣ nƣớc ta (tóm tắt bằng thơ hoặc ca ), để nâng c ao
lòng yêu nƣớc.
5. Đạ o đƣ́ c củ a công dân, để thành ngƣời công dân đứng đắn.
Các bạn hãy làm cho đƣợc chừng ấy đã , sau chú ng ta tiế n lên nhƣ̃ ng
bƣớ c cao hơn ". [12, tr.489].
Hơn 50 năm qua, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về phƣơng châm, chiến lƣợc,
mục đích, nội dung, phƣơng pháp giáo dục - đào tạo nói chung và PCGD nói
riêng luôn soi sáng sự nghiệp trồng ngƣời ở Việt Nam. Tƣ tƣởng đó không chỉ
là cơ sở lý luận cho việc xác định chiến lƣợc đào tạo con ngƣời, chủ trƣơng,
đƣờng lối chỉ đạo phát triển nền giáo dục Việt Nam của Đảng ta qua các thời
kỳ cách mạng, mà còn là những bài học, những kinh nghiệm thực tiễn giáo
dục hết sức sinh động, thiết thực và hiệu quả đối với ngƣời làm công tác giáo
dục nói riêng, ngành giáo dục nói chung hiện nay.
1.2.1.2. Đường lối, quan điểm của Đảng ta về giáo dục và PCGD:
Trên nền tảng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về giáo dục và PCGD, Đảng ta
qua nhiều kỳ Đại hội, đặc biệt là sau Đại hội Đảng lần thứ VIII đã đề xuất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


18
những quan điểm có tính chiến lƣợc và đột phát về phát triển giáo dục trong
thời kỳ CNH, HĐH. Văn kiện Hội nghị lần thứ hai BCH Trung ƣơng khóa
VIII đã xác định nhiệm vụ và mục đích cơ bản của giáo dục Việt Nam là
“nhằm xây dựng những con ngƣời và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tƣởng độc
lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội…”. Và tại Đại hội Đảng lần thức IX, một lần
nữa Đảng ta khẳng định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những
động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều
kiện để phát huy nguồn lực con ngƣời, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng
trƣởng kinh tế nhanh và bền vững”. “Tiếp tục nâng cao chất lƣợng giáo dục
toàn diện, đổi mới nội dung, phƣơng pháp dạy và học, Phát huy tinh thần
độc lập suy nghĩ và sáng tạo của học sinh, sinh viên, đề cao năng lực tự học,
tự hoàn thiện học vấn và tay nghề”.
Trong Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI gần đây, một lần nữa Đảng ta
lại nhấn mạnh hệ thống các quan điểm có tính chiến lƣợc về phát triển sự
nghiệp giáo dục:
Một là: Giáo dục và đào tạo có sứ mạng đào tạo con ngƣời Việt Nam
phát triển toàn diện, góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến của đất nƣớc
trong bối cảnh toàn cầu hóa, đồng thời tạo lập nền tảng và động lực công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.
Giáo dục và đào tạo phải góp phần tạo nên một thế hệ ngƣời lao động
có tri thức, có đạo đức, có bản lĩnh trung thực, có tƣ duy phê phán, sáng tạo,
có k năng sống, k năng giải quyết vấn đề và k năng nghề nghiệp để làm
việc hiệu quả trong môi trƣờng toàn cầu hóa vừa hợp tác vừa cạnh tranh. Điều
này đòi hỏi phải có những thay đổi căn bản về giáo dục từ nội dung, phƣơng
pháp dạy học đến việc xây dựng những môi trƣờng giáo dục lành mạnh và
thuận lợi, giúp ngƣời học có thể chủ động, tích cực, kiến tạo kiến thức, phát
triển k năng và vận dụng những điều đã học vào cuộc sống.

×