Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH tài CHÍNH CÔNG TY THƯƠNG mại và vận tải ĐƯỜNG BIỂN DƯƠNG HƯNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (473 KB, 50 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM
KHOA KINH TẾ -CƠ SỞ THANH HÓA

BÁO CÁO THỰC TẬP
ĐỀ TÀI

: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
CÔNG TY THƯƠNG MẠI VÀ VẬN TẢI ĐƯỜNG
BIỂN DƯƠNG HƯNG
GVHD : ThS. Nguyễn Thị Phương
SVTH : Nguyễn Văn Phú
MSSV : 10023543
Lớp : CDTD12TH
Thanh Hóa, tháng 3 năm 2013
Báo cáo thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Phương
LỜI CAM ĐOAN
Chúng tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của chúng tôi. Những kết quả và
các số liệu trong báo cáo thực tập tốt nghiệp được thực hiện tại Công ty thương mai và
vận tải đường biển Dương Hưng, không sao chép bất kỳ nguồn nào khác. Tôi hoàn
toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này.
Thanh Hóa, ngày … tháng năm 2013
Các tác giả
(ký tên)
SVTH: Nguyễn Văn Phú – Lớp CDTD12TH
Báo cáo thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Phương
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN


















Thanh Hóa, ngày tháng năm
Giảng viên hướng dẫn
( ký tên, ghi rõ họ tên )
SVTH: Nguyễn Văn Phú – Lớp CDTD12TH
Báo cáo thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Phương
CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG CHUYÊN ĐỀ
STT Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ
1 DN Doanh nghiệp
2 TSCĐ Tài sản cố định
3 TSDH Tài sản dài hạn
4 TSNH Tài sản ngắn hạn
5 TCDN Tài chính doanh nghiệp
6 VCSH Vốn chủ sở hữu
7 DTT Doanh thu thuần
8 TTS Tổng tài sản
9 HĐTC Hoạt động tài chính
SVTH: Nguyễn Văn Phú – Lớp CDTD12TH
Báo cáo thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Phương

MỤC LỤC
CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG CHUYÊN ĐỀ 4
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH TÌNH
HÌNH TÀI CHÍNH 2
1.1.Cơ sở lý luận chung về phân tích tài chính 2
1.1.1.Khái niệm phân tích tài chính 2
1.1.2.Mục đích, ý nghĩa , vai trò của phân tích tài chính 2
1.1.2.1.Mục đích 2
1.1.2.2.Ý nghĩa 2
1.2. Phân tích tài chính doanh nghiệp 3
1.2.1.Các thông tin cơ sở để phân tích tài chính 3
1.2.2.Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp 4
1.2.2.1.Phương pháp so sánh 4
1.2.2.2.Phương pháp tỷ số 5
1.3.Nội dung phân tích tài chính 6
CHƯƠNG II : PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY THƯƠNG
MẠI VÀ VẬN TẢI ĐƯỜNG BIỂN DƯƠNG HƯNG 14
2.1. Giới thiệu chung về công ty Thương Mại Và Vận Tải Đường Biển Dương Hưng.
14
2.2. Thực trạng công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty Thương Mại Và
Vận Tải Đường Biển Dương Hưng 17
2.4. Đánh giá chung về công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty 30
2.4.2. Hạn chế về tình hình tài chính của công ty 31
Chương 3: GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI
CHÍNH TẠI CÔNG TY THƯƠNG MẠI VÀ VẬN TẢI ĐƯỜNG BIỂN DƯƠNG
HƯNG 34
3.1. Định hướng , mục tiêu của công ty Thương Mại và Vận Tải Đường Biển Dương
Hưng 34
3.2. Giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty 34

3.2.2 Cải thiện tổ chức hoạch định phân tích tài chính 35
3.3.1 Đối với công ty 38
3.3.2. Đối với Nhà nước 38
KẾT LUẬN 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO 42
SVTH: Nguyễn Văn Phú – Lớp CDTD12TH
Báo cáo thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Phương
DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ
CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG CHUYÊN ĐỀ 4
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH TÌNH
HÌNH TÀI CHÍNH 2
1.1.Cơ sở lý luận chung về phân tích tài chính 2
1.1.1.Khái niệm phân tích tài chính 2
1.1.2.Mục đích, ý nghĩa , vai trò của phân tích tài chính 2
1.1.2.1.Mục đích 2
1.1.2.2.Ý nghĩa 2
1.2. Phân tích tài chính doanh nghiệp 3
1.2.1.Các thông tin cơ sở để phân tích tài chính 3
1.2.2.Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp 4
1.2.2.1.Phương pháp so sánh 4
1.2.2.2.Phương pháp tỷ số 5
1.3.Nội dung phân tích tài chính 6
CHƯƠNG II : PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY THƯƠNG
MẠI VÀ VẬN TẢI ĐƯỜNG BIỂN DƯƠNG HƯNG 14
2.1. Giới thiệu chung về công ty Thương Mại Và Vận Tải Đường Biển Dương Hưng.
14
2.2. Thực trạng công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty Thương Mại Và
Vận Tải Đường Biển Dương Hưng 17
2.4. Đánh giá chung về công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty 30

2.4.2. Hạn chế về tình hình tài chính của công ty 31
Chương 3: GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI
CHÍNH TẠI CÔNG TY THƯƠNG MẠI VÀ VẬN TẢI ĐƯỜNG BIỂN DƯƠNG
HƯNG 34
3.1. Định hướng , mục tiêu của công ty Thương Mại và Vận Tải Đường Biển Dương
Hưng 34
3.2. Giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty 34
3.2.2 Cải thiện tổ chức hoạch định phân tích tài chính 35
3.3.1 Đối với công ty 38
3.3.2. Đối với Nhà nước 38
KẾT LUẬN 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO 42
SVTH: Nguyễn Văn Phú – Lớp CDTD12TH
Báo cáo thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Phương
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, cùng với sự đổi mới của nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh
ngày càng quyết liệt giữa các thành phần kinh tế đã gây ra những khó khăn và thách
thức cho các DN. Trong bối cảnh đó, để có thể khẳng định được mình, mỗi DN cần
phải nắm vững tình hình cũng như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Để đạt
được điều đó, các DN phải luôn quan tâm tình hình tài chính vì nó có quan hệ trực tiếp
tới hoạt động sản xuất kinh doanh của DN và ngược lại. Việc thường xuyên tiến hành
phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho các DN xác định được một cách đầy đủ, đúng
đắn nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố thông tin DN để họ có thể đưa
ra các giải pháp hữu hiệu, những quyết định chính xác nhằm nâng cao chất lượng công
tác quản lý kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN.
Báo cáo tài chính là tài liệu chủ yếu để phân tích tình hình tài chính DN vì nó
phản ánh một cách tổng hợp nhất về tình hình công nợ, nguồn vốn, tài sản, các chỉ tiêu
về tình hình tài chính cũng như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Nhận
thức rõ được tầm quan trọng của việc phân tích tình hình tài chính DN đối với sự phát
triển của DN kết hợp giữa kiến thức lý luận được tiếp thu ở nhà trường và tài liệu tham

khảo thực tế, cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình cô giáo hướng dẫn, em đã chọn đề tài:
“Phân tích tình hình tài chính DN tại Công ty Thương Mại và Vận Tải Đường Biển
Dương Hưng ”. Đề tài này có các nội dung chính sau:
Chương I: Cơ sở lý luận chung về hoạt động phân tích tình hình tài chính
Chương II: Phân tích tình hình tài chính DN tại Công ty Thương Mại Và
Vận Tải Đường Biển Dương Hưng
Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của
Công ty Thương Mại Và Vận Tải Đường Biển Dương Hưng
SVTH: Nguyễn Văn Phú – Lớp CDTD12TH 1
Báo cáo thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Phương
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH TÌNH
HÌNH TÀI CHÍNH
1.1. Cơ sở lý luận chung về phân tích tài chính
1.1.1. Khái niệm phân tích tài chính
Phân tích tài chính là quá trình kiểm tra, xem xét các số liệu tài chính hiện hành
và quá khứ, nhằm mục đích đánh giá, dự tính các rủi ro và tiềm năng trong tương lai
nhằm phục vụ cho các quyết định tài chính và đánh giá doanh nghiệp một cách chính
xác.
1.1.2. Mục đích, ý nghĩa , vai trò của phân tích tài chính
1.1.2.1. Mục đích
Tự đánh giá điểm mạnh, điểm yếu để phát huy cũng cố, khắc phục, cải tiến quản
lý.Phát huy mọi tiềm lực thị trường, khai thác tối đa nguồn lực (bên trong và bên
ngoài) để đạt hiệu quả cao nhất trong sản xuất kinh doanh.
Đưa ra các quyết định quản trị ngắn hạn và dài hạn
Dự báo đề phòng và hạn chế rủi ro bất định về tài chính trong kinh doanh
1.1.2.2. Ý nghĩa
Hoạt động tài chính có mối quan hệ với hoạt động sản xuất kinh doanh.Do đó, tất
cả các hoạt động sản xuất kinh doanh đều có ảnh hưởn đến tình hình tài chính của
công ty.Ngược lại, tình hình tài chính tốt hay xấu đều có tác động thúc đẩy hay kiềm
hãm đối với quá trình sản xuất kinh doanh

Những người phân tích tài chính ở những cương vị khác nhau nhằm vào các mục
tiêu khác nhau
Đối với người quản lý doanh nghiệp: đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh và
việc thực hiện các biện pháp tài chính của doanh nghiệp, từ đó tạo cơ sở đưa ra các
quyết định quản lý thích hợp; xác định các tiềm năng phát triển của doanh nghiệp; xác
định các điểm yếu cần khắc phục, cải thiện.
Đối với nhà đầu tư: các nhà đầu tư quan tâm đến việc tính toán giá trị của doanh
nghiệp, dựa vào báo cáo tài chính để phân tích khả năng sinh lời, phân tích rủi ro trong
kinh doanh.
Đối với người cho vay: khi cho vay các chủ nợ phải biết được khả năng hoàn trả
tiền vay của doanh nghiệp, do đó các chủ nợ cần thẩm định khả năng trả nợ của doanh
nghiệp thông qua tình hình tài chính của doanh nghiệp.
SVTH: Nguyễn Văn Phú – Lớp CDTD12TH 2
Báo cáo thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Phương
1.1.2.3 Vai trò của tài chính đối với doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các mối quan hệ kinh tế gắn liền với việc
hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ tại doanh nghiệp để phục vụ cho hoạt động sản
xuất kinh doanh. Vì vậy, việc phân tích tình hình chính cho phép các doanh nghiệp
nhìn nhận đúng đắn khả năng sức mạnh cũng như hạn chế của doanh nghiệp mình.
Chính trên cơ sở này xẽ xác định đúng đắn mục tiêu cùng với chiến lược kinh doanh
có hiệu quả. Phân tích tình hình tài chớnh còn là công cụ quan trọng trong chức năng
quản trị có hiệu quả ở doanh nghiệp. Phân tích là quá trình nhận thức hoạt động kinh
doanh, là cơ sở cho ra quyết định đúng đắn trong tổ chức quản lý nhất là chức năng
kiểm tra, đánh giá và điều hành hoạt
động kinh doanh để đạt các mục tiêu kinh doanh. Chính vì tầm quan trọng đó màcác
doanh nghiệp phải thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính của doanh
nghiệp mình.
1.2. Phân tích tài chính doanh nghiệp
1.2.1. Các thông tin cơ sở để phân tích tài chính
Các thông tin cơ sở trong việc phân tích hoạt động tài chính trong các doanh

nghiệp nói chung là các báo cáo tài chính, bao gồm:
Bảng cân đối kế toán: là một báo cáo tài chính, mô tả tình trạng tài chính của
doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định nào đó. Nó được thành lập từ hai phần: tài
sản và nguồn vốn.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản
ánh một cách tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một niên độ kế toán,
dưới hình thái tiền tệ. Nội dung báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có thể thay đổi
nhưng phải phản ánh được bốn nội dung cơ bản là: doanh thu, giá vốn hàng bán và chi
phí quản lý doanh nghiệp, lãi, lỗ. Số liệu trong báo cáo này cung cấp những thông tin
tổng hợp nhất về phương thức kinh doanh của doanh nghiệp trong thời kỳ và chỉ ra
rằng các hoạt động kinh doanh đó đem lại lợi nhuận hay lỗ vốn, đồng thời nó còn phản
ánh tình hình sử dụng các tiềm năng về vốn, lao động, kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý
kinh doanh của doanh nghiệp.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: là một bộ phận hợp thành của báo cáo tài chính, phản
ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh
nghiệp, báo cáo lưu chuyển tiền tệ cung cấp thông tin giúp người sử dụng đánh giá các
SVTH: Nguyễn Văn Phú – Lớp CDTD12TH 3
Báo cáo thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Phương
thay đổi trong tài sản thuần, cơ cấu tài chính, khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền,
khả năng thanh toán và khả năng của doanh nghiệp trong việc tạo ra các luồng tiền
trong quá trình hoạt động, báo cáo lưu chuyển tiền tệ gồm 03 phần: lưu chuyển tiền từ
hoạt động kinh doanh, lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư, lưu chuyển tiền tệ từ
hoạt động tài chính.
1.2.2. Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp
Phương pháp phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp bao gồm một hệ thống các
công cụ và biện pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, các mối quan
hệ bên trong và bên ngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi tài chính, các chỉ tiêu tài
chính tổng hợp và chi tiết, nhằm đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Về mặt lý thuyết, có rất nhiều phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp,
nhưng trong phạm vi nghiên cứu của đề tài tôi chọn một số phương pháp cơ bản sau:

phương pháp so sánh, phương pháp tỷ số.
1.2.2.1. Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích hoạt
động kinh doanh. Để áp dụng được phương pháp so sánh thì phải đảm bảo điều kiện là
các chỉ tiêu phải được sử dụng đồng nhất. Trong thực tế thường điều kiện có thể so
sánh được giữa các chỉ tiêu kinh tế cần được quan tâm cả về không gian lẫn thời gian.
Về thời gian các chỉ tiêu cùng tính toán trong cùng một khoảng thời gian hoạch
toán phải thống nhất trên cả ba mặt sau:
- Phải cùng phản ánh một nội dung kinh tế phản ánh chỉ tiêu.
- Phải cùng một phương pháp tính toán chỉ tiêu.
- Phải cùng đơn vị tính.
Về mặt không gian: các chỉ tiêu phải được quy đổi về cùng quy mô và diều kiện
kinh doanh tương tự nhau.
Kỹ thuật so sánh
- So sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả giữa phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích
so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện khối lượng quy mô
của các hiện tượng kinh tế.
- So sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa hiệu số của kỳ phân
tích và kỳ gốc so với kỳ gốc, kết quả so sánh biểu hiện kết cấu, mối quan hệ tốc độ
phát triển của các hiện tượng kinh tế.
SVTH: Nguyễn Văn Phú – Lớp CDTD12TH 4
Báo cáo thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Phương
1.2.2.2. Phương pháp tỷ số
Phương pháp tỷ số là phương pháp trong đó các tỷ số được sử dụng để phân tích.
Phương pháp này là kỹ thuật phân tích cơ bản và quan trọng nhất của phân tích báo
cáo tài chính. Phương pháp tỷ số liên quan tới việc xác định và xữ lý các tỷ số tài
chính để đo lường và đánh giá tình hình tài chính và hoạt động tài chính của công ty.
Có nhiều loại tỷ số tài chính khác nhau.
Dựa vào cách thức sữ dụng số liệu để xác định, tỷ số tài chính có thể chia thành
ba loại: tỷ số tài chính xác định trên bảng cân đối kế toán, tỷ số tài chính xác định trên

báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kih doanh và tỷ số tài chính xác định trên cả hai
báo cáo.
Dựa vào mục tiêu phân tích, các tỷ số tài chính có thể chia thành: các tỷ số thanh
khoản, các tỷ số nợ, các tỷ số hiệu quả hoạt động và các tỷ số khả năng sinh lời.
1.2.2.3 Phương pháp Dupont
Đây là phương pháp phân tích trên cơ sở mối quan hệ tương hỗ giữa các
tỷ số tài chính nhằm xác định các yếu tố tác động đến các tỷ số tài chính của doanh
nghiệp. Nói các khác, bản chất của phương pháp này là thể hiện một tỷ số tổng hợp
bằng tích chuỗi các tỷ số có mối quan hệ tương hỗ với nhau với mục đích phân tích
ảnh hưởng của tỷ số đó, đối với tỷ số tổng hợp
ROI = Thu nhập ròng/ Doanh số bán Doanh số bán/ Tổng tài sản
= Thu nhập ròng/ Tổng tài sản
1.2.2.4. Phương pháp đồ thị
Phân tích tài chính sử dụng phương pháp đồ thị để phản ánh trực quan
các số liệu phân tcihs bằng biểu đồ, đồ thị qua đố mô tả xu hướng , mức độ biến động
của các chỉ tiêu nghiên cứu hay thể hiện mối quan hệ kết cấu của các bộ phận trong
một tổng thể. Phương pháp này có ưu điểm thể hiện rõ rang, trực quan sự biến
độngtăng hay giảm mối quan hệ giữa các chỉ tiêu Phương pháp đồ thị gồm nhiều
dạng như đồ thị hình cột, đồ thị hình trũn… Được sử dụng để phân tích những nội
dung kinh tế thích hợp. Chẳng hạn, đồ thị hình cột thường được sử dụng để mô tả xu
hướng biến động của chỉ tiêu giữa các đơn vị, đồ thì hình tròn thường được sử dụng
phản ánh kết cấu các bộ phận trong một tổng thể, như kết cấu nguồn vốn kết cấu tài
sản
1.2.2.5 Phương pháp thay thế liên hoàn
SVTH: Nguyễn Văn Phú – Lớp CDTD12TH 5
Báo cáo thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Phương
Phương pháp thay thế liên hoàn được sử dụng nhằm xác định ảnh hưởng
của từng nhân tố đến từng biến động của các chỉ tiêu phân tích. Quá trình thực hiện
phương pháp thay thế liên hoàn gồm các bước.
B1: Xác định đối tượng phân tích: là mức chênh lệch chỉ tiêu kỳ phân tích sau so

với số liệu gốc
B2: Thiết lập phương trình phản ánh mối quan hệ của các nhân tố với chỉ tiêu
phân tích và sắp xếp các nhân tố theo trình tự nhất định
B3: Lần lượt thay thế các nhân tố kỳ phân tích vào kỳ gốc theo trình tự sắp xếp ở
bước 2
B4: Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến đối tượng phân tích bằng
lấy kết quả thay thế lần sau so với kết quả thay thế lần trước.
Phương pháp thay thế liên hoàn có ưu điểm là đơn giản, dễ thực hiện và
xác định được ảnh hưởng của từng yếu tố đến đối tượng phân tích. Tuy nhiên nhược
điểm của phương pháp này là mối quan hệ giữa các yếu tố phải được giả định là có
mối liên quan theo mô hình tích số hay thương số. Trong khi đó, trên thực tế các yếu
tố có thể có mối liên quan theo mô hình khác. Hơn nữa, khi xác định ảnh hưởng của
các yếu tố, cần phải xác định các yếu tố khác không đổi. Nhưng thực tế thì các yếu tố
thường luôn biến động.
1.3. Nội dung phân tích tài chính
1.3.1 Phân tích chỉ số tài chính doanh nghiệp
1.3.1.1 Tỷ số hoạt động
Đây là nhóm chỉ tiêu đặc trưng cho việc sử dụng tài nguyên, nguồn lực của doanh
nghiệp. Nguồn vốn của doanh nghiệp được dung để đầu tư cho tài sản cố định, tài sản
lưu động. Do đó các nhà phân tích không chỉ quan tâm tới việc đo lường hiệu quả sử
dụng tổng số nguồn vốn mà còn chú trọng đến hiệu quả sử dụng của từng bộ phận cấu
thành nguồn vốn của doanh nghiệp.
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định
Công thức tính:
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định =
Tỷ số này cho biết hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vào tài sản cố định của doanh
nghiệp, hay nói cách khác là một đồng tài sản cố định tạo ra được bao nhiêu đồng
doanh thu. Tỷ số này thấp có thể báo hiệu doanh nghiệp sử dụng nhiều vốn đầu tư vào
SVTH: Nguyễn Văn Phú – Lớp CDTD12TH 6
Báo cáo thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Phương

tài sản cố định nhưng hiệu quả sử dụng tài sản cố định thấp. Tỷ số này quá cao có thể
báo hiệu doanh nghiệp sử dụng tài sản quá củ, hao mòn nhiều, có thể đầu tư thêm chi
phí tạo vốn trong tương lai gần. Vì thế tỷ số này có giới hạn từ 3 đến 4 lần là hợp lý,
hiệu quả sử dụng tài sản cố định cao.
Hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn (hay còn gọi là vòng quay tài sản)
Hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn là chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử dụng vốn, trong đó
nó phản ánh một đồng vốn được doanh nghiệp huy động vào sản xuất kinh doanh đem
lại bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này được xác định như sau:
Hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn =
Chỉ tiêu này làm khá rỏ khả năng tận dụng vốn triệt để vào sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp. Gía trị của chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ cùng một tài sản mà thu
được mức lợi ích càng nhiều, thể hiện được trình độ quản lý tài sản cao đem lại năng
lực thanh toán và năng lực thu lợi của doanh nghiệp càng cao. Vì vậy, chỉ tiêu này
càng cao càng tốt. Ngược lại thì chứng tỏ tài sản của doanh nghiệp chưa được sử dụng
có hiệu quả.
1.3.1.2Nhóm Tỷ số doanh lợi
Tỷ số doanh lợi thể hiện hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.Đây là những tỷ
số quan trọng nhất của doanh nghiệp.Nhiệm vụ của nhà quản lý là phải đảm bảo tỷ số
này đạt mức cao, ít nhất là không được thấp hơn lãi suất cho vay của ngân hàng, cũng
như không nên thấp hơn tỷ suất bình quân ngành. Ban lãnh đạo doanh nghiệp được
đánh giá là quản lý kém nếu các tỷ số này thấp.Tuy nhiên nếu doanh nghiệp trong giai
đoạn đầu tư lớn thì có thể các tỷ số không cao cũng là điều hợp lý. Để phân tích mức
độ sinh lời của hoạt động kinh doanh phải thông qua việc tính và phân tích các tỷ số
sau
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)
Công thức tính
ROS =
Tỷ số này phản ánh cứ một đồng doanh thu thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn (ROA)
Đây là chỉ tiêu thể hiện mối tương quan giữa mức sinh lợi của một đồng vốn đầu

tư vào doanh nghiệp.Hay nói cách khác là tỷ số phản ánh năng lực thu lợi của doanh
nghiệp khi sử dụng toàn bộ nguồn lực kinh tế của mình.
SVTH: Nguyễn Văn Phú – Lớp CDTD12TH 7
Báo cáo thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Phương
ROA =
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Đây là chỉ tiêu mà nhà đầu tư quan tâm vì nói cho thấy khả năng tạo lãi của một
đồng họ bỏ ra đầu tư vào doanh nghiệp.Tăng mức sinh lời của vốn chủ sở hữu là một
mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động quản lý tài chính của doanh nghiệp
ROE =
Sự khác nhau giữa ROA và ROE là do công ty sử dụng vốn vay.Nếu công ty
không sử dụng vốn vay thì hai tỷ số nay sẻ bằng nhau.
1.3.2. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
- Căn cứ vào báo cáo kết quả kinh doanh:
Báo cáo kết quả kinh doanh là một bản báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh
tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh theo từng loại hoạt động của doanh
nghiệp. Nội dung của báo cáo kết quả kinh doanh theo từng loại hoạt động
của doanh nghiệp. Nội dung của báo cáo kết quả kinh doanh thay đổi theo
từng thời kỳ tủy thuộc vào yêu cầu quản lý, nhưng khi đánh giá khái quát tình
hình tài chính thì phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phải phản
ánh được 4 nội dung cơ bản: doanh thu; giá vốn hàng bán; chi phí bán hàng,
chi phí quản lý doanh nghiệp; lãi, lỗ. Và được phản ánh qua đẳng thức sau:
Lãi (lỗ) = Doanh thu – Chi phí bán hàng – Chi phí hoạt động kinh doanh
- Tính toán: So sánh các chỉ tiêu đạt được qua các thời kỳ so sánh kế
hoạch thực hiện, để phản ánh mức độ tăng giảm hoàn thành kế hoạch. Khi so
sánh thì các chỉ tiêu về chi phí và lợi nhuận phải được tình theo tỷ lệ % với
doanh thu.
Tỷ lệ % giá vốn so với doanh thu = (Giá vốn/doanh thu)*100
1.3.3 Phân tích tình hình và khả năng thanh toán
Ngày nay, m c tiêuụ kinh doanh c các nhà kinhđượ t nhìnế nh nậ l iạ m tộ

cách tr c ti pự ế h n,ơ óđ là: tr c côngảđượ n và cóợ l iợ nhu n.ậ Vì v yậ kh n ngả ă
thanh toán c coiđượ là nh ngữ chỉ tiêu tài chính cđượ quan tâm hang uđầ và cđặ
tr ngư b ngằ các tỷ su tấ sau:
SVTH: Nguyễn Văn Phú – Lớp CDTD12TH 8
Báo cáo thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Phương
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát là là mối quan hệ giữa tổng tài sản mà doanh
nghiệp hiện đang quản lý sữ dụng với tổng số nợ phải trả.
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát =
Nếu hệ số này bằng 1 là báo hiệu sự phá sản của doanh nghiệp. Trên thực tế, nếu
hệ số này nhỏ hơn hoặc bằng 1 có nghĩa là vốn chủ sở hữu không có hoặc mất toàn bộ.
Nếu bán toàn bộ tài sản hiện có sẽ không đủ khả năng thanh toán nợ của công ty.
Ngày nay mục tiêu kinh doanh được các nhà kinh tế nhìn nhận lại một cách trực
tiếp hơn, đó là trả được công nợ và có lợi nhuận. Vì vậy, khả năng thanh toán được coi
là một trong những chỉ tiêu tài chính được quan tâm hàng đầu và được đặc trưng bằng
các tỷ suất sau:
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời
Hệ số này thể hiện mối quan hệ tương đối giữa tài sản ngắn hạn và tổng nợ ngắn
hạn.
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời =
Tài sản ngắn hạn bao gồm tiền và các khoản tương đương tiền, đầu tư tài chính
ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng tồn kho, TSNH khác.
Nợ ngắn hạn là các khoản nợ phải trả trong năm bao gồm: vay ngắn hạn, vay dài
hạn đến hạn trả và các khoản phải trả khác.
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời đo lường khả năng của các tài sản lưu động
có thể chuyển đổi thành tiền để hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số này tùy thuộc
từng ngành và từng thời kỳ kinh doanh, nhưng nguyên tắc cơ bản phát biểu rằng hệ số
này có tỷ lệ 2:1 là hợp lý. Nhìn chung, hệ số này rất thấp thông thường sẽ trở thành
nguyên nhân lo âu, bởi vì các vấn đề rắc rối về dòng tiền mặt chắc chắn sẽ xuất hiện.
Trong khi đó nếu hệ số này có tỷ lệ quá cao lại nói lên rằng doanh nghiệp đang không
quản lý hợp lý tài sản có hiện hiện hành của mình. Một công ty nếu dự trữ quá nhiều

hàng tồn kho thì sẽ có hệ số khă năng thanh toán hiện thời cao, mà hàng tồn kho là tài
sản khó hoán chuyển thành tiền, nhất là hàng tồn kho ứ đọng, kém phẩm chất. Vì thế,
trong nhiều trường hợp, hệ số khả năng thanh toán hiện thời không phản ánh chính xác
khả năng thanh toán của công ty.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh
SVTH: Nguyễn Văn Phú – Lớp CDTD12TH 9
Báo cáo thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Phương
Hệ số khả năng thanh toán nhanh là một tiêu chuẩn đánh giá khắc khe hơn về khả
năng trả các khoản nợ ngắn hạn so với khả năng thanh toán hiện thời.Hệ số này thể
hiện mối quan hệ giữa tài sản có khả năng thanh toán nhanh bằng tiền mặt (tiền, chứng
khoán ngắn hạn, các khoản phải thu, tài sản ngắn hạn khác) và tổng nợ ngắn hạn.Hàng
tồn kho không được coi là tài sản có khả năng thanh toán nhanh vì chúng khó chuyển
đổi bằng tiền mặt và dễ bị lổ nếu được bán. Hệ số này được tính như sau:
Hệ số khả năng thanh toán nhanh =
Nếu hệ số khả năng thanh toán nhanh lớn hơn hoặc bằng 1 ( >=1 ) thì tình hình
thanh toán tương đối khả quan, còn nếu hệ số này nhỏ hơn 1 ( <1 ) thì doanh nghiệp có
thể gặp khó khăn trong việc thanh toán.
Hệ số khả năng thanh toán bằng tiền
Đây là một tiêu chuẩn đánh giá khả năng thanh toán bằng tiềm mặt khắc khe nhất
trong nhóm hệ số khả năng thanh toán.Hệ số này được tính bằng cách lấý vốn bằng
tiền(bao gồm tiền và các khoản tương đương tiền) chia cho tổng nợ ngắn hạn.
Hệ số khả năng thanh toán vốn bằng tiền =
Nếu hệ số này bằng 1 chứng tỏ doanh nghiệp có đủ lượng tiền để thanh toán các
khoản nợ ngắn hạn nếu cần thiết.Tuy nhiên nếu hệ số này cao chưa chắc đã tốt vì
doanh nghiệp không biết cách sữ dụng khoản tiền mặt này sao có hiệu quả để mang lại
lợi nhuận cho doanh nghiệp
Hệ số nợ
Hệ số này cho thấy bao nhiêu phần trăm tài sản của công ty được tài trợ bằng vốn
vay.
Hệ số nợ =

Tổng tài sản là toàn bộ tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo.
Theo hướng dẫn của Cơ quan tài chính Việt Nam thì hệ số này nằm trong khoảng
từ 20% đến 50%. Nếu hệ số này càng cao, chủ nợ sẽ rất chặc chẽ khi cho doanh nghiệp
vay thêm và quyền kiểm soát, tự chủ tài chính của doanh nghiệp bị ảnh hưởng.
Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu
SVTH: Nguyễn Văn Phú – Lớp CDTD12TH 10
Báo cáo thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Phương
Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu =
Hệ số này cho ta nhận xét về mối quan hệ giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.
Hệ số thanh toán lãi vay
Lãi vay phải trả là một khoản chi phí cố định, nguồn để trả lãi vay là lợi nhuần
trước thuế. Hệ số này được tính bởi công thức:
Hệ số thanh toán lãi vay =
Hệ số này dung để đo lường mức độ lợi nhuận có được do sữ dụng vốn để đãm bảo
vốn trả lãi cho chủ nợ. Hệ số này có giới hạn hợp lý là từ 6 trở lên
SVTH: Nguyễn Văn Phú – Lớp CDTD12TH 11
Báo cáo thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Phương
1.3.4Phân tích kết cấu tài sản, nguồn vốn
1.3.4.1Phân tích kết cấu tài sản
Xem xét từng khoản mục tài sản của doanh nghiệp trong tổng số để thấy được
mức độ đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tùy từng loại
hình kinh doanh để xem xét tỷ trọng của từng tài sản chiếm trong tổng số là cao hay
thấp
Qua bảng cân đối tài sản có thể đánh giá quy mô về vốn của doanh nghiệp tăng
hay giảm. Cơ sở vật chất kỹ thuật cấu doanh nghiệp có được tăng cường hay không thể
hiện qua tình hình tăng thêm tài sản cố định.
Khoản đầu tư dài hạn tăng sẽ tạo nguồn lợi tức lâu dài cho doanh nghiệp.
Việc đầu tư chiều sâu: đầu tư mua sắm trang thiết bị được đánh giá thông qua chỉ tiêu
tỷ suất đầu tư. Tỷ suất này phản ánh tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, thể hiện
năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài cảu doanh nghiệp.

Tỷ su tấ uđầ tư có công th c sau:ứ
Tài s nả dài h nạ
Tỷ su tấ uđầ tư = x 100%
T ngổ tài s nả
Nhìn vào sự t ngă lên c aủ tỷ su tấ uđầ tư các chủ doanh nghi pệ sẽ th yấ n ngă
l c s nự ả xu tấ có xu h ngướ t ng.ă N uế các tình hình khác không iđổ (v nẫ phát tri nể
bình th ng)ườ thì âyđ là hi nệ t ngượ khả quan. Song các chủ doanh nghi pệ thu cộ
các ngành khác nhau như th ngươ m i,ạ d chị v …,ụ thì ph iả c nẩ tr ngọ trong vi cệ
xem xét tỷ su tấ này. Các nhà qu nả lý thông qua b ngả cân iđố kế toán s cóẽ
nh ngữ gi iả pháp t tố h nơ trong vi c s pệ ắ x p,ế phân bổ v nố c a doanhủ nghi pệ mình
h pợ lý và t iố uư h n.ơ
SVTH: Nguyễn Văn Phú – Lớp CDTD12TH 12
Báo cáo thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Phương
1.3.4.2Phân tích kết cấu nguồn vốn
Kết cấu vốn là thuật ngữ phản ánh việc doanh nghiệp sữ dụng các nguồn vốn
khác nhau với một tỷ lệ nào đó của mỗi nguồn tài trợ cho tổng số tài sản
Ngu nồ v nố chủ sở h uữ do chủ doanh nghi pệ và các nhà uđầ tư góp v nố
ho c hìnhặ thành từ k tế qu kinhả doanh, do óđ ngu nồ v nố chủ sở h uữ không ph iả
là m tộ kho nả n .ợ Các doanh nghi pệ có quy nề chủ ngđộ sử d ngụ các lo iạ ngu nồ
v nố và các quỹ hi nệ có theo ch ếđộ hi nệ hành. Qua phân tích k tế c uấ ngu nồ v nố
ngoài vi cệ ph nả ánh tỷ l v nệ ố theo t ngừ iđố t ngượ góp v n,ố còn có ý ngh a ph nĩ ả
ánh tỷ l r iệ ủ ro mà chủ nợ ph iả ch uị n uế doanh nghi pệ th tấ b i.ạ Tuy nhiên, vi cệ
phân tích trên m iớ chỉ d ngừ l iạ m c ở ứ độ ánhđ giá khái quát, để k tế lu nậ chính
xác c nầ ph iả iđ sâu phân tích m tộ số chỉ tiêu chủ y uế lien quan nđế tình hình tài
chính. .
1.3.5 Yếu tố ảnh hưởng đến tình hình tàichính doanh nghiệp của công ty
Trong quá trình phát triển của công ty đã có rất nhiều những yếu tố tích cực và
tiêu cực ảnh hưởng đến tài chính của công ty cụ thể trong đó có những yếu tố quan
trọng như :
- Về tổ chức nhân sự

Hàng năm, nhân viên phòng tài chính kế toán dưới sự chỉ đạo của kế toán trưởng
đều thực hiện phân tích tài chính thông qua các báo cáo tài chính được lập ra trên cơ
sở thu thập, xử lý chính xác kịp thời các thông tin kế toán.Từ đó tính toán, so sánh, rút
ra nhận xét về các chỉ tiêu tài chính nhằm giúp giám đốc nắm được các thông tin về
tình hình tài chính của Công ty. Đồng thời đề xuất phương án khắc phục. Mặt khác
ban giám đốc cũng rất quan tâm đến việc phân tích tài chính thường xuyên chỉ đạo đôn
đốc phòng tài chính kế toán thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ của mình.
- Nguồn thông tin
SVTH: Nguyễn Văn Phú – Lớp CDTD12TH 13
Báo cáo thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Phương
Công tác kế toán của công ty được thực hiện rất tốt bằng đội ngũ nhân lực hùng
hậu là 8 người, mỗi người phụ trách một mảng kế toán do đó các số liệu được cung
cấp và lập trong báo cáo tài chính là khá chính xác, đủ độ tin cậy, có chất lượng, mang
tính chuẩn hoá, khoa học, đáp ứng nhu cầu đòi hỏi cho công tác phân tích. Các nhân
viên của phòng khi phân tích tài chính, bên cạnh nguồn thông tin của chính công ty
cũng rất quan tâm đến thông tin bên ngoài về tình hình chính trị, kinh tế thế giới, chính
sách, luật, chủ trương của Đảng và Nhà nước mà có tác động đến lĩnh vực kinh doanh
của công ty để từ đó tiến hành phân tích phục vụ cho quyết định kinh doanh trong năm
sắp tới.
- Phương pháp phân tích
Công ty sử dụng nhiều phương pháp như phân tích so sánh và phân tích tỷ lệ để
phân tích, từ đó đưa ra những tính toán, nhận xét, đánh giá về sự biến động của các chỉ
tiêu về chiều ngang, lẫn chiều dọc, bộ phận so với tổng thể, những nguyên nhân ảnh
hưởng để có quyết định cho hoạt động năm tiếp theo.
- Nội dung phân tích
Các báo cáo tài chính được lập theo mẫu của Bộ tài chính quy định nên công việc
phân tích được thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, công ty đã đi sâu phân tích chi tiết một số
chỉ tiêu theo khoản mục, thấy được sự biến động của các chỉ tiêu và nguyên nhân gây
ra sự biến động đó, tổng hợp kết quả, đưa ra biện pháp nhằm khắc phục để nâng cao
hiệu quả kinh doanh.Tóm lại, việc phân tích như vậy đã phần nào khái quát được thực

trạng tài chính của công ty giúp các đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính công ty
cũng có quyết định cho mình.
CHƯƠNG II : PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY
THƯƠNG MẠI VÀ VẬN TẢI ĐƯỜNG BIỂN DƯƠNG HƯNG.
2.1 . Giới thiệu chung về công ty Thương Mại Và Vận Tải Đường Biển Dương
Hưng.
Công ty Thương Mại Và Vận Tải Đường Biển Dương Hưng
SVTH: Nguyễn Văn Phú – Lớp CDTD12TH 14
Báo cáo thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Phương
Văn phòng đại diện: tại 118 Hải Thượng Lãn Ông, Phường Đông Vệ ,TP. Thanh
Hóa.
Ngân hàng giao dịch: Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng tại Thanh Hóa
Ngành nghề kinh doanh của công ty là thương mại vận chuyển hàng hải trong và
ngoài nước, Tư vấn hàng hải, cung cấp phục tùng công, nông nghiệp. Được thành lập
vào tháng 2 năm 2005. Khi mới thành lập vốn kinh doanh của công ty là vào khoảng
10.000.000.000 đồng, được sự hợp tác của công ty tài chính tại Hải Phòng cộng tác
cùng phát triển công ty có nguyồn vốn tài sản cố định là 20.000.000.000 đồng, (mang
tên tàu Dương Hưng 45, và tàu Dương Hưng 25) đây chính là nền tảng giúpcho công
ty ngày càng phát triển mạnh nghành nghề kinh doanh thương mại vận tải. Đây chính
là một bước ngoặt cho sự phát triển của công ty tạo điều kiện thuận lợi cho công ty có
khả năng cạnh tranh với các đối thủ khác giúp công ty ngày một lớn mạnh hơn.
Công ty cũng đã có những thành tích như
*Bằng khen đơn vị hoàn thành tốt nghĩa vụ nộp thuế.
*Bằng khen đơn vị đạt thành tích tốt về việc thực hiện bộ luật Lao Động.
*Huy chương “Vì thế hệ trẻ“ năm 2000 của BCHTW Đoàn TNCSHCM.
Sơ đồ bộ máy hoạt động của công ty.
Giám đốc
Phó giám đốc
PhòngTC
hành chính

Phòng TC
Kế toán
Phòng kỹ
thuật
Các đơn vị
trực thuộc
SVTH: Nguyễn Văn Phú – Lớp CDTD12TH 15
Báo cáo thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Phương
* Giám đốc : Là người đứng đầu công ty, trực tiếp chỉ đạo bộ máy quản lý, có
quyền ra quyết định trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, có
quyền ủy quyền, ủy nhiệm.
* Phó giám đốc : Là người được Giám đốc ủy quyền, ủy nhiệm để giải quyết
công việc cần thiết, cùng Giám đốc quản lý công ty.
* Phòng tổ chức hành chính tổng hợp : chịu trách nhiệm về việc quản lý nhân sự
của công ty, tham mưu cho ban lãnh đạo về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, các
vấn đề về hành chính- pháp lý, cũng như các kế hoạch của công ty.
* Phòng Tài chính kế toán : Là trung tâm giao dịch và thanh toán của công ty. Tại
đây tất cả các chứng từ được tập hợp để kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ, hướng dẫn và
kiểm tra chế độ kế toán trong toàn công ty. Đồng thời, kiểm tra và tổng hợp số liệu để
báo cáo toàn công ty theo đúng pháp lệnh và chế độ Kế toán Nhà nước ban hành. Trên
cơ sở đó, tham mưu cho Giám đốc phương hướng và kế hoạch năm tới về mọi khía
cạnh tài chính liên quan đên công tác kinh doanh của toàn công ty. Phòng Tài chính kế
toán của công ty được phân chia theo hình thức kế toán các khoản mục, bao gồm:
- Kế toán vốn, tài sản cố định, công nợ.
- Kế toán hàng tồn kho, nguyên vật liệu.
- Kế toán ngân hàng.
- Kế toán tại các đơn vị trực thuộc.
* Phòng kỹ thuật : Có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát các tài sản, máy móc cũng như các
nhiệm vụ liên quan đến chuyên môn kỹ thuật trong công ty.
- Thuyền trưởng, thuyền viên, Công nhân viên: có nhiệm vụ làm đúng nhiệm vụ,

chuyên môn được giao.
*Các đơn vị trực thuộc : Là các đơn vị cơ sở của công ty, có chức năng và nhiệm
vụ riêng, hoạt động theo các lĩnh vực và theo kế hoạch được giao.
+ Lĩnh vực hoạt động, kết quả kinh doanh:
Là 1 công ty hoạt đông trên nhiêu lĩnh vực bao gồm cr xuất nhập khẩu , sản xuất
và kinh doanh ,do số vốn đầu tư ban đầu chưa lớn nên công ty chưa phải là 1 doanh
nghiệp lớn việc khẳng đinh tên tuổi trên thương trường là vấn đề còn hết sức khó khăn
đối với công ty
SVTH: Nguyễn Văn Phú – Lớp CDTD12TH 16
Báo cáo thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Phương
* Công ty hoạt đông trên nhiều lĩnh vực
- Kinh doanh xăng dầu .
- XNK, kinh doanh vat liệu xây dựng , trang tri nội thất
- Dịch vụ kiểm đếm hàng hóa
- Cung ứng lương thực , thực phâm trên biển
- Kinh doanh bất động sản
- Là đại lý mua bán , ký gửi hàng hóa , vật tư thiết bị
- Sữa chữa bảo dưỡng , lắp đặt cho thuê các thiết bị máy móc
- Vận tải hàng hóa trên biển
* Công ty luôn có những sản phẩm chất lượng cao được cấp chứng chỉ quốc tế
ISO sản phẩm đa chủng loại, có thế đáp ứng nhu cầu khác nhau của khách hàng . Công
ty thương mai và vận tải đường biển Dương Hưng luôn đem cho quý khách hàng sự
hài lòng với những sản phẩm chất lượng cao và luôn gắn lợi ích của khách hàng với
lợi ích của công ty . Công ty luôn phấn đấu để trở thành đối tác tin cậy trên mọi lĩnh
vực sản xuất kinh doanh , lấy nguồn lực con người làm nòng cốt cho mọi hoạt động
của công ty , thành công đạt được tạo nên nền tảng vững chắc cho công ty phát triển
mọi mặt
2.2. Thực trạng công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty Thương Mại Và
Vận Tải Đường Biển Dương Hưng.
Phân tích chung về tình hình tài chính bao gồm việc đánh giá khái quát sự biến

động của tài sản và nguồn vốn, đồng thời xem xét quan hệ cân đối giữa chúng nhằm
rút ra nhận xét ban đầu về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Việc đánh giá này chủ
yếu dựa vào bảng cân đối kế toán của công ty trong năm gần nhất là năm 2012.
SVTH: Nguyễn Văn Phú – Lớp CDTD12TH 17
Báo cáo thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Phương
2.2.1. Thực trạng công tác phân tích các tỷ số tài chính tại công ty.
2.2.1.1 Năng lực hoạt động của tài sản.
Bảng: Số liệu trung bình Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu 2011 2012
KPT BQ 7.121,5 9.104
HTK BQ 7.807,5 7.049
TSCĐ BQ 2.900 3.540
Tổng TS BQ 22.372,5 24.201,5
Bảng: Năng lực hoạt động của tài sản.
Chỉ tiêu 2011 2012
Vòng quay các khoản phải thu (vòng) 2,22 2,04
Kì thu tiền trung bình (ngày) 162,04 176,18
Vòng quay hàng tồn kho (vòng) 1,01 1,23
Số ngày 1 vòng quay hàng tồn kho (ngày) 357,05 291,35
- Năm 2012, vòng quay các khoản phải thu giảm đi 0,18 vòng, tương ứng
kì thu tiền trung bình tăng lên 14,14 ngày. Vòng quay KPT giảm đi trong khi
DTT tăng 2.781 triệu tương ứng với 17,58% nguyên nhân là do tốc độ tăng của
KPT lớn hơn tốc độ tăng của DTT. KPT bình quân tăng 1.982,5 triệu (27,84%).
Điều đó chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu của Công ty đang giảm đi,
tăng vốn ứ đọng trong khâu thanh toán, dẫn tới giảm hiệu quả sử dụng vốn.
đồng thời, các khoản phải thu của Công ty không ngừng tăng lên cho thấy công
tác quản lí khoản phải thu của Công ty không tốt.
- Vòng quay hàng tồn kho tăng lên 0,22 vòng, số ngày 1 vòng quay hàng
tồn kho giảm 65,7 ngày, cho thấy tốc độ luân chuyển hàng tồn kho của Công ty
tăng. Vòng quay HTK có xu hướng tăng nguyên nhân bởi sự tác động của cả

hai yếu tố trong khi giá vốn tăng 10,65% thì HTK bình quân lại có xu hướng
giảm. HTK bình quân trong năm 2012 giảm 758,5 triệu tương ứng với 9,72%,
hàng tồn kho bình quân giảm do công tác tiêu thụ của Công ty tốt hơn, dấu hiệu
khả quan, điều này là tiền đề cho công ty quay vòng vốn nhanh hơn, nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn.
SVTH: Nguyễn Văn Phú – Lớp CDTD12TH 18
Báo cáo thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Phương
2.2.1.2. Tỉ số về khả năng thanh toán.
Bảng: Khả năng thanh toán.
Chỉ tiêu 2010 2011 2012
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 1,48 1,44 1,46
Hệ số khả năng thanh toán nhanh 0,49 0,66 0,76
Hệ số khả năng thanh toán tức thì 0,02 0,04 0,07
Hệ số nợ 0,74 0,69 0,68
Nợ dài hạn trên vốn CSH 0,01 0 0
Tỉ suất tự tài trợ tài sản dài hạn 1,87 1,82 1,94
• Khả năng thanh toán ngắn hạn:
Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn có xu hướng giảm nhưng năm 2012 cũng đã
tăng hơn so với năm 2011, chứng tỏ đã có sự cố gắng của Công ty trong việc cải thiện
khả năng thanh toán. Việc khả năng thanh toán nợ NH tăng trong năm 2012 nguyên
nhân là do tốc độ tăng của TSNH lớn hơn tốc độ tăng của Nợ NH. Trong khi TSNH
tăng 5,2% thì Nợ NH chỉ tăng 3,4%, chính vì thế khả năng thanh toán đã được cải
thiện.
Khả năng thanh toán nhanh tăng lên qua 3 năm, tuy nhiên vẫn dưới mức chuẩn
cần thiết.Công ty đang ngày càng tăng mức độ đảm bảo cho các khoản nợ ngắn hạn
của mình bằng cách chuyển đổi những tài sản ngắn hạn không kể hàng tồn kho thành
tiền, mà nguyên nhân như chúng ta đã biết công ty đã đẩy mạnh được việc tiêu thụ
hàng hóa trong năm vừa qua. Đây là kết quả đáng khích lệ đối với công ty.
Hệ số khả năng thanh toán tức thì cũng tăng nhanh, tuy nhiên vẫn đang ở mức
thấp. Công ty nên quan tâm hơn đến tỉ số này để góp phần ổn định tình hình tài chính

của mình.
• Khả năng thanh toán dài hạn:
Hệ số nợ của công ty so với các công ty trong ngành vẫn duy trì ở mức khá cao,
tuy có xu hướng giảm trong thời gian qua nhưng vẫn ở mức khá cao. Việc hệ số nợ
giảm chứng tỏ công ty đã giảm sự phụ thuộc vào các chủ nợ, tăng sự tự chủ của công
ty.
Hệ số nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu thấp và giảm, năm 2011 và 2012 hệ số này
đạt 0, do Công ty không có nợ dài hạn chứng tỏ mức độ độc lập của Công ty cao, tỉ
suất tự tài trợ tài sản dài hạn cũng không ngừng tăng qua các năm, đó là một dấu hiệu
SVTH: Nguyễn Văn Phú – Lớp CDTD12TH 19

×