ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
TÊN ĐỀ TÀI:
KHẢ NĂNG HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG CỦA TRẺ MỒ CÔI TẠI LÀNG
THIẾU NIÊN THỦ ĐỨC
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: TH.S NGUYỄN THỊ THANH TÙNG
SINH VIÊN THỰC HIỆN:
1. PHAN THỊ VIỆT NGA 1356150058
2. VÕ THỊ KIM CHI 1356150010
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2014
1
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Từ trước đến nay, trẻ em vẫn luôn được xem xét và xếp là một trong những đối tượng
dễ bị tổn thương cần được chăm sóc và bảo vệ. Lý do là vì trẻ em vẫn chưa phát triển để
có đủ năng lực về kiến thức, suy nghĩ và hành vi. Vì vậy, trẻ em rất dễ bị các tác động của
bối cảnh môi trường gây ảnh hưởng, đặc biệt là các tác động gây tổn thương xấu cho các
em. Nếu trẻ em được nuôi dưỡng và dạy dỗ trong môi trường lành mạnh, các em sẽ có cơ
hội phát triển đầy đủ cả về kiến thức, kỹ năng và nhân cách để vững bước vào đời. Ngược
lại, với các em sống trong môi trường không lành mạnh, các em sẽ là đối tượng đầu tiên
dễ bị tổn thương nhất, gánh chịu nhiều thiệt thòi và ảnh hưởng không tốt cho sự phát triển
của bản thân.
Đối với trẻ em nói chung đã là như vậy, còn với những trẻ em cần sự bảo vệ đặc biệt
thì mức độ tổn thương và nguy cơ rủi ro có thể do môi trường gây ra cho các em sẽ có ảnh
hưởng tiêu cực lớn hơn rất nhiều.
Vậy nên, tại Việt Nam, Đảng và Nhà nước luôn dành sự quan tâm sâu sát đến công
tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Nhiều tổ chức xã
hội trong và ngoài nước đã có những dự án hỗ trợ các em và đạt được nhiều kết quả khả
quan. Các tổ chức xã hội, mái ấm, nhà mở trong việc chăm sóc các trẻ có hoàn cảnh đặc
biệt thường tổ chức các hoạt động nhằm mục đích giúp các em hòa nhập với cuộc sống.
Và Làng thiếu niên Thủ Đức cũng là một trong các cơ sở đó. Ngoài việc tạo điều kiện cho
các em đến trường học kiến thức, trung tâm còn tạo ra các cơ sở dạy nghề, tập huấn kỹ
năng sống để giúp các em hòa nhập cộng đồng và đạt được những thành công nhất định.
Tuy nhiên, khi thật sự hòa nhập cộng đồng, những khó khăn, thuận lợi, cơ hội và
thách thức gì sẽ đến với trẻ? Khả năng hòa nhập cộng đồng của trẻ sẽ như thế nào?
Với những lý do đó, nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài "Khả năng hòa nhập cộng
đồng của trẻ mồ côi tại Làng thiếu niên Thủ Đức".
Thông qua nghiên cứu này, chúng tôi cũng mong muốn đưa ra một số kiến nghị và
giải pháp nhằm xây dựng một mô hình giúp trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi ở Việt Nam nói
chung, ở Làng thiếu niên Thủ Đức nói riêng có thể hòa nhập tốt hơn với cộng đồng.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
2
2
2.1. Mục tiêu tổng quát:
Tìm ra những khó khăn, thách thức, cơ hội và những mong muốn của các em khi
chuẩn bị rời khỏi mái ấm để bắt đầu cuộc sống mới. Đồng thời tìm ra các giải pháp hỗ
trợ các em để việc hòa nhập cộng đồng dễ dàng hơn.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Tìm hiểu cuộc sống hiện tại của những trẻ mồ côi đang chuẩn bị và những trẻ
đã rời khỏi mái ấm.
- Tìm hiểu thái độ cũng như tâm lý của các em chuẩn bị rời khỏi mái ấm và
những em mới rời khỏi trung tâm nuôi dưỡng.
- Tìm hiểu những điều mà các em cần và mong muốn thực hiện cho cuộc sống
mới, những mong muốn đối với trung tâm nuôi dưỡng và xã hội.
- Đưa ra các giải pháp và kiến nghị hỗ trợ các em hòa nhập tốt với cộng đồng.
3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu:
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu trong đề tài này là khả năng hòa nhập cộng đồng của trẻ
mồ côi.
3.2. Khách thể nghiên cứu:
Là những trẻ mồ côi hiện đang sống tại Làng thiếu niên Thủ Đức, những người
nuôi dưỡng và dạy dỗ trẻ trong trung tâm.
3.3. Phạm vi nghiên cứu:
Điển cứu tại Làng thiếu niên Thủ Đức, số 18 Võ Văn Ngân, phường Trường Thọ,
quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.
4. Phương pháp:
4.1. Phương pháp luận:
Trong đề tài, chúng tôi sử dụng phương pháp luận Duy vật biện chứng của Chủ
nghĩa Mác- Lênin.
3
3
4.2. Phương pháp nghiên cứu:
a. Phương pháp thu thập dữ liệu sẵn có:
Với phương pháp thu thập dữ liệu sẵn có, chúng tôi tiến hành tổng hợp, phân
tích số liệu thống kê từ các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài. Dữ liệu thu
thập được từ các công trình báo cáo gần đây, các tài liệu được đăng trên báo, tạp chí,
thu thập từ mạng Internet và một số đề tài đã nghiên cứu của các trường đại học.
b. Phương pháp nghiên cứu định lượng: Điều tra bằng bảng hỏi
Đây là một công cụ thu thập thông tin. Trong đó, người thực hiện đề tài sử dụng
một bảng hỏi đã được chuẩn hóa để đưa ra các câu hỏi và ghi nhận lại các thông tin từ
người trả lời. Mục tiêu là để đo lường, thống kê, nhằm đạt được thông tin về tổng thể,
giúp chúng ta hiểu biết thêm về tổng thể nghiên cứu
1
.
Và đây cũng là phương pháp thu thập thông tin chính của đề tài.
Cơ cấu mẫu:
Quy mô tổng thể: 72 trẻ Mức sai số: 10%
Quy mô mẫu: n=
).1(
2
eN
N
=
))1.0.(721(
72
2
42 (trẻ)
Ngoài ra chúng tôi còn tiến hành phỏng vấn sâu một mẹ trong ban quản lý Làng thiếu
niên Thủ Đức.
Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản.
c. Phương pháp quan sát:
Làng thiếu niên Thủ Đức chính là nơi chúng tôi tiến hành quan sát. Vì tại đây, các trẻ em
mồ côi đã được nuôi dưỡng, dạy dỗ trước khi hòa nhập vào cộng đồng.
5. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn:
5.1. Ý nghĩa lý luận:
Trong đề tài này, chúng tôi sẽ tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn và mong muốn
của trẻ em mồ côi trước và sau khi hòa nhập cộng đồng. Từ đó góp phần làm phong
1
Trích: Phạm Văn Quyết - Nguyễn Quý Thanh (2011), Phương pháp nghiên cứu xả hội học, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội,
Trang 292-293.
4
4
phú thêm hệ thống lý luận, lý thuyết trong vấn đề này.
Kết quả nghiên cứu có thể làm tài liệu tham khảo cho các bạn sinh viên các khóa
tiếp theo và cho những ai quan tâm đến vấn đề này.
Đồng thời bổ sung thêm một số kiến thức cần thiết cho ngành Công tác Xã hội,
đặc biệt là chuyên ngành công tác xã hội với trẻ em.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu mang lại ý nghĩa thiết thực, giúp cho trẻ mồ côi ở Làng thiếu
niên Thủ Đức sẽ hòa nhập cộng đồng tốt hơn, giúp các em có tư tưởng ổn định, tâm lý
phát triển lành mạnh, có niềm tin vào bản thân mình trước khi bước ra môi trường xã
hội bên ngoài.
Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần nâng cao nhận thức cũng như phát huy vai trò
của cán bộ, nhân viên trung tâm trong việc hỗ trợ trẻ mồ côi tham gia vào quá trình
học tập, rèn luyện nhằm nâng cao khả năng hòa nhập cộng đồng trong xã hội có nhiều
biến động như hiện nay.
Đồng thời, kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho các nhà quản lý, các nhà lãnh đạo
trong việc đề ra các chính sách hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nói chung và trẻ
em sống trong các trung tâm bảo trợ trẻ em nói riêng.
Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn là một hình thức quảng bá, khẳng định vai trò
và tầm quang trọng của ngành Công tác Xã hội đối với thành phố Hồ Chí Minh nói
riêng và cả nước nói chung.
6. Kết cấu bài nghiên cứu:
Đề tài gồm có ba phần: phần dẫn nhập, phần nội dung và phần kết luận.
Phần mở đầu: Lý do chọn đề tài; mục tiêu nghiên cứu; đối tượng, khách thể và phạm vi
nghiên cứu; ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn; phương pháp.
Phần nội dung:
Chương 1: Cơ sở lý luận và hướng tiếp cận lý thuyết .
Chương 2: Khả năng hòa nhập cộng đồng của trẻ mồ côi tại Làng thiếu niên Thủ Đức.
Chương 3: Mong muốn của trẻ trước và sau khi hòa nhập cộng đồng.
5
5
Phần kết luận: Kết luận và khuyến nghị mô hình nâng cao khả năng hòa nhập cộng đồng
cho trẻ mồ côi tại Làng thiếu niên Thủ Đức.
PHẦN NỘI DUNG ĐỀ TÀI:
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ HƯỚNG TIẾP CẬN
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu:
Trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi là một trong những đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt
nhận được nhiều sự quan tâm của xã hội. Trong thời gian qua đã có rất nhiều công
trình, đề tài, bài báo trên nhiều lĩnh vực khác nhau hướng tới đối tượng này, đặc biệt
là trong lĩnh vực khoa học xã hội.
"Xây dựng môi trường bảo vệ trẻ em: Đánh giá pháp luật và chính sách bảo vệ
trẻ em, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam" do Bộ Lao động Thương
binh và Xã hội Việt Nam được sự giúp đỡ của UNICEF tổ chức biên soạn năm 2009.
Bài báo cáo đã nêu ra tổng quan về tình hình trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ dễ bị
tổn thương trên thế giới và ở Việt Nam. Đồng thời, báo cáo còn cho chúng ta thấy các
hoạt động chăm sóc, bảo vệ trẻ em theo Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em ở Việt
Nam, các dịch vụ hỗ trợ cho các trẻ, các đối tượng trẻ em như trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi,
trẻ bị lạm dụng và bóc lột tình dục, trẻ đường phố, dựa trên luật pháp và chính sách
của Việt Nam.
Nghiên cứu "Chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng
đồng - những cơ sở xã hội và thách thức" của Nguyễn Hồng Thái và Phạm Đỗ Nhật
Minh, công trình đã góp phần tìm hiểu những cơ sở xã hội và thách thức của việc
chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt dựa vào cộng đồng. Đề tài giúp chúng tôi hiểu
rõ hơn những khó khăn, thách thức mà các cơ sở xã hội phải đối mặt trong quá trình
chăm sóc trẻ có hoàn cảnh đặc biệt dựa vào nguồn lực cộng đồng.
Trong công trình nghiên cứu khoa học sinh viên năm 2011 với đề tài Khó khăn
của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khi hòa nhập cộng đồng (điển cứu tại Nhà tình
thương Diệu Giác, quận 2, TP, Hồ Chí Minh) của Đinh Văn Mãi, Nguyễn Thị Trường
Giang, Bùi Thị Anh, Nguyễn Thị Thanh, Lưu Thị Thu đã nói lên được những khó
khăn của trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khi hòa nhập cộng đồng và khuyến nghị mô hình
nâng cao khả năng hòa nhập cộng đồng cho các em.
6
6
Đề tài luận văn "Nâng cao kỹ năng hòa nhập cộng đồng cho trẻ mồ côi sống
trong trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay" của Nguyễn Thiên Thanh đã
đưa ra được thực trạng hòa nhập cộng đồng cho trẻ mồ côi sống trong trung tâm bảo
trợ xã hội tỉnh Vĩnh Phúc. Phân tích rõ những yếu tố tác động đến khả năng hòa nhập
cộng đồng của các em, đồng thời chỉ ra những vai trò cơ bản của nhân viên Trung tâm
trong việc nâng cao kỹ năng hòa nhập cộng đồng cho các em. Xây dựng được kế
hoạch và đưa ra biện pháp hỗ trợ nhằm nâng kỹ năng hòa nhập cộng đồng cho trẻ mồ
côi sống trong trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Vĩnh Phúc.
Kế hoạch “Thực hiện đề án chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em
bị bỏ rơi, trẻ em nhiễm HIV/AIDS, trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học, trẻ em
khuyết tật nặng và trẻ em bị ảnh hưởng của thiên tai, thảm họa dựa vào cộng đồng
giai đoạn 2014-2020 tại tỉnh Lâm Đồng” hướng đến mục tiêu huy động sự tham gia
của xã hội, gia đình cộng đồng trong việc chăm sóc, trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh khó
khăn để ổn định cuộc sống, có cơ hội thực hiện các quyền của trẻ em để hòa nhập
cộng đồng theo qui định của pháp luật; phát triển các hình thức chăm sóc thay thế trẻ
em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng Cụ thể, tăng cường mức trợ
cấp hàng tháng, trợ giúp xã hội đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhằm
đảm bảo ổn định đời sống tạo điều kiện cho trẻ em có cơ hội phát triển toàn diện.
Thúc đẩy các chính sách, cơ chế can thiệp sớm, phục hồi chức năng dựa vào cộng
đồng với giáo dục hòa nhập cho trẻ. Thực hiện cơ chế đổi mới chức năng các cơ sở
bảo trợ xã hội chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn theo
hướng cung cấp các dịch vụ CTXH.
Kế hoạch đã chú trọng đến việc phát triển các dịch vụ CTXH cho trẻ em có hoàn
cảnh đặc biệt khó khăn một cách chuyên nghiệp hiệu quả.
Tại một số trang Web như vietbao.vn hay vicongdong.vn đã nêu được các khó
khăn của trẻ mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi.
Trên trang diendan.bacgiangview.com đăng bài Tìm trẻ mồ côi có hoàn cảnh khó
khăn để giúp đỡ. Các cơ quan, tổ chức đã tạo mọi điều kiện để giúp đỡ trẻ em về mặt
vật chất và mang đến tính chất tạm thời.
Trên trang baokhanhhoa.com số ra ngày 26/9/2014 đăng bài “Giúp trẻ em hòa
nhập cộng đồng”. Từ thực tế số lượng trẻ có hoàn cảnh đặc biệt trong cộng đồng là rất
7
7
lớn và trẻ phải chịu nhiểu thiệt thòi trong cuộc sống. Các em không có được sự dìu
dắt, chỉ dạy của bố mẹ, người thân, không được đến trường Những điều này rất dễ
đẩy các em đến những con đường sai trái, trở thành nạn nhân của những kẻ xấu lợi
dụng đi xin ăn, buôn bán trẻ em. Cuộc sống vật chất, tinh thần khó khăn đã cản trở trẻ
em có hoàn cảnh đặc biệt tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục, học nghề, tìm kiếm việc
làm, chính sách pháp luật và thực hiện các chính sách liên quan đến trẻ em chưa đầy
đủ. Từ đó nêu cao vai trò của đội ngũ nhân viên công tác xã hội, ngoài ra còn có các
chính sách, pháp luật, cộng đồng thân thiện giúp trẻ hòa nhập xã hội.
Trang binhdang.com/yeutre có bài viết Hãy yêu thương trẻ mồ côi như là lời kêu
gọi mọi người hãy dành tình thương của mình đối với các trẻ mồ côi, trẻ em đường
phố.
Trang soldtbxh.haiduong.gov.vn có bài viết Trẻ mồ côi cần được quan tâm nhiều
hơn. Trong đó, bài viết đề cập đến việc chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em cần được
nghiên cứu, tiếp cận như là một vấn đề xã hội với hàng loạt nội dung quan trọng, cấp
bách chứ không chỉ ở góc độ nhân đạo về một hiện tượng xã hội.
Các bài báo trên đã nêu lên được những khó khăn của trẻ mồ côi, trẻ đường
phố và giải pháp như tặng quà cho các em vào ngày lễ tết, có những suất học bổng
khích lệ tinh thần học tập của các em
Tuy nhiên những bài báo này chưa đưa ra tình hình cụ thể về những khó khăn
khi hòa nhập cộng đồng của trẻ và chưa có được các giải pháp cụ thể lâu dài để giúp
các em hòa nhập với cuộc sống.
Trên cơ sở tìm hiểu phân tích các công trình nghiên cứu trên đây đã cho thấy sự
quan tâm, hỗ trợ của các cấp ban ngành đồi với trẻ em, đặc biệt là trẻ mồ côi. Mặc dù
vậy, những nghiên cứu này chưa đề cập sâu đến những khó khăn, thuận lợi, thách
thức và cơ hội sẽ đến với các em khi ra xã hội. Vì vậy, đề tài của chúng tôi sẽ tìm hiểu
và mô tả cụ thể, rõ ràng hơn về khả năng hòa nhập cộng đồng của trẻ, cụ thể là khả
năng hòa nhập cộng đồng của trẻ mồ côi tại Làng thiếu niên Thủ Đức.
2. Các tiếp cận và lý thuyết ứng dụng:
2.1. Lý thuyết sinh thái (Ecological Theory):
Lý thuyết sinh thái nhấn mạnh rằng, hành vi và sự phát triển của con người là hệ
8
8
quả của mỗi chuỗi các tương tác giữa các lớp cắt của môi trường
2
.
Nói cách khác, thuyết sinh thái là hệ quả của một chuỗi hệ thống chỉ sự tác động
mà các tổ chức, các chính sách, các cộng đồng và các nhóm ảnh hưởng lên cá nhân.
Cá nhân được xem như là bị lôi cuốn vào sự tương tác không dứt với nhiều hệ thống
khác nhau trong môi trường. Theo Barker: "Hệ thống là một sự kết hợp các yếu tố có
tính trao đổi, tương tác lẫn nhau và ranh giới dễ nhận biết". Hệ thống có thể mang
tính vật chất, cơ học, sinh động và xã hội, hoặc kết hợp những yếu tố này. Lý thuyết
sinh thái là tập hợp con của lý thuyết hệ thống. Có thể định nghĩa ba cấp độ hệ thống
như sau:
Cấp vi mô: Hệ thống này đề cập đến một cá nhân và kết hợp các hệ thống sinh
học, tâm lý và xã hội tác động lên cá nhân ấy.
Cấp trung mô: Hệ thống này đề cập đến nhóm nhỏ ảnh hưởng đến cá nhân như
gia đình, nhóm làm việc và những nhóm xã hội khác.
Cấp vĩ mô: Hệ thống này nói đến các nhóm và những hệ thống lớn hơn gia đình.
Bốn hệ thống vĩ mô quang trọng tác động đến cá nhân là các tổ chức, các thiết chế
cộng đồng và nền văn hóa.
Đối với những trẻ mồ côi, các em sống trong môi trường thiếu tài nguyên. Do
đó, sự phát triển thể chất, xã hội, tình cảm và việc thực hiện chức năng sẽ bị ảnh
hưởng. Đồng thời, các em còn gặp phải những căng thẳng trong cuộc sống, có hành vi
đối phó không phù hợp do thiếu mạng lưới hỗ trợ xã hội (bạn bè, người thân, láng
giềng, bạn đồng nghiệp, ).
Khái niệm "chỗ đứng" trong lý thuyết này nói đến địa vị hay vai trò của một
thành viên trong cộng đồng. Những trẻ em mồ côi khi trưởng thành cũng có nhiệm vụ
là tìm cho mình một chỗ đứng trong xã hội, để được mọi người nể trọng và đạt được
cảm giác ổn định về bản thân. Thực hiện được điều này, bên cạnh sự giúp đỡ từ
những người xung quanh, chính bản thân các em cũng phải nỗ lực rất nhiều. Do đó,
cần đánh giá đúng vấn đề của trẻ mồ côi để lên kế hoạch can thiệp, cần xem xét tác
động hỗ tương giữa trẻ mồ côi với môi trường sống để có những nhận định chính xác.
Từ đó, nhân viên xã hội có các biện pháp phù hợp để giúp trẻ mồ côi hòa nhập cộng
đồng.
2
Trích TS. Bùi Thị Xuân Mai, (2010), giáo trình Nhập môn Công tác Xã hội, NXB Lao động- Xã hội, trang 208.
9
9
2.2. Lý thuyết xã hội hóa:
Xã hội hóa là quá trình học tập văn hóa của một người và phong cách sống trong
nền văn hóa đó. Đối với cá nhân, xã hội hóa mang lại những động lực cần thiết cho
hoạt động và tham gia xã hội. Đối với xã hội, xã hội hóa là phương tiện để đạt sự
tương tác văn hóa của xã hội thông qua việc đưa các thành viên cá nhân vào các luật
lệ, cách cư xử, giá trị, động lực của xã hội. Đây là ý tưởng tập hợp của Clausen
(1968). Từ nền tảng các lý thuyết xã hội hóa vốn đã có từ Platon, Montaigne và
Roussean, Clausen định nghĩa: "Xã hội hóa là khiến cho con người có tính xã hội,
thích hợp với xã hội".
Ely Chinoy (1961) xác định xã hội hóa gồm hai chức năng chủ yếu:
Chuẩn bị cho cá nhân những vai trò mà người ấy sẽ thực hiện, cung cấp nội dung
cần thiết về thói quen tín ngưỡng, các giá trị, mẫu thức đúng về sự ứng dụng tình
cảm, cách cảm nhận, các kỹ năng và kiến thức cơ bản.
Truyền thông những nội dung văn hóa từ thế hệ này sang thế hệ khác để duy trì
sự bền vững và tương ứng về văn hóa.
Tự điển American Heritage đã định nghĩa xã hội hóa một cách tổng quát. Xã hội
hóa là "Một quá trình tương tác, nhờ đó một cá nhân đạt được sự nhận biết mình và
các chuẩn tắc, giá trị, cách cư xử và các kỹ năng xã hội thích hợp với vị trí xã hội của
mình. Một hành động hoặc một quá trình hành động tạo tính xã hội".
Xã hội hóa sẽ mang đến cho cá nhân các kỹ năng cần thiết mà xã hội đòi hỏi,
nhờ các kỹ năng đó có đủ khả năng hòa nhập vào trong xã hội mà chính anh ta đang
sống và làm việc. Quá trình xã hội hóa có thể đi từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức
tạp, từ ít tới nhiều. Quá trình xã hội hóa diễn ra ở ba giai đoạn đó là: giai đoạn gia
đình, giai đoạn nhà trường, giai đoạn mà người ta phải thực sự bước vào đời. Đây là
ba tác nhân quan trọng giúp cá nhân hòa nhập vào xã hội. Trong quá trình xã hội hóa
của một cá nhân, chúng ta cần chú ý đến việc đứt đoạn xã hội hóa thì phải "tái hòa
nhập" cộng đồng mình đang sống; dù vậy, ở đâu xảy ra trường hợp nếu một cá nhân
mà bị đứt đoạn quá trình xã hội hóa quá lâu thì việc tái hòa nhập thật sự là một khó
khăn.
Lý thuyết cho phép chúng ta tìm hiểu và phân tích đề tài đối với trẻ mồ côi dưới
10
10
góc độ tìm hiểu những yếu tố tác động và ảnh hưởng của môi trường sống lên trẻ.
2.3. Thuyết nhu cầu con người:
Theo thuyết động cơ của Maslow, con người là một thực thể sinh- tâm lý xã hội.
Do đó, con người có nhu cầu cá nhân cần cho sự sống (nhu cầu về sinh học) và nhu
cầu xã hội
3
. Theo đó, ông chia nhu cầu con người thành 5 thang bậc từ thấp đến cao:
Nhu cầu sống còn, bao gồm: nhu cầu về không khí, nước, thức an, quần áo, nhà
ở, nghỉ ngơi
- Nhu cầu an toàn: Ai cũng có mong muốn được sống trong một thế giới hòa
bình, không có chiến tranh, không có bạo lực, kể cả trong những trường hợp bị mất kế
sinh nhai được Nhà nước và xã hội bảo vệ và giúp đỡ.
- Nhu cầu thuộc vào một nhóm nào đó: Là con người xã hội, con người có các
nhu cầu giao tiếp, nhu cầu sự yêu thương, chia sẻ. Họ không muốn sự cô đơn, bị bỏ ra
ngoài lề xã hội, họ mong muốn có hạnh phúc gia đình, sự tham gia và thuộc vào một
nhóm nào đó (gia đình, bạn bè, cộng đồng).
- Nhu cầu được tôn trọng: Tự tôn trọng là giá trị của chính cá nhân mỗi người;
được người khác tôn trọng là sự mong muốn được người khác thừa nhận giá trị của
mình.
- Nhu cầu hoàn thiện: Trong cuộc sống, ai cũng mong muốn tự khẳng định mình
và được xã hội tạo điều kiện để hoàn thiện và phát triển cá nhân.
Thuyết nhu cầu của Maslow làm căn cứ cho việc nhận định những nhu cầu của
con người nói chung. Tuy nhiên, những cá nhân khác nhau có những nhu cầu khác
nhau vì họ là những cá thể độc lập với những đặc điểm riêng nằm trong bối cảnh
không giống nhau.
Thuyết giúp nhân viên xã hội tránh được việc "đánh đồng" và "chủ quan". Chính
vì thế nên nhu cầu của các trẻ mồ côi có sự khác biệt đối với các đối tượng khác. Do
vậy, cần đưa ra các đề xuất đúng đắn và hợp lý để có thể giải quyết một cách hiệu quả
những điều mà các em mong muốn có được khi hòa nhập vào cộng đồng.
3. Các khái niệm có liên quan:
3
Trích TS. Bùi Thị Xuân Mai, (2010), giáo trình Nhập môn Công tác Xã hội, NXB Lao động- Xã hội, trang 166-167.
11
11
3.1. Trẻ em:
Là thành viên trong xã hội nhưng khác với người lớn, trẻ đang phát triển và cần
có được điều kiện tối ưu để phát triển. Điều kiện này thay đổi theo mỗi hoàn cảnh, có
mặt mạnh mặt yếu. Mặt mạnh sẽ giảm bớt thiệt hại do mặt yếu gây ra. Thí dụ: Con
nhà nghèo không được cha mẹ thương yêu quan tâm, mồ côi nhưng được cha mẹ nuôi
hết lòng chăm sóc, khuyết tật nhưng được Nhà nước, cộng đồng và gia đình kết hợp
tốt nên cuộc sống được an ủi, thoải mái
4
.
Có nhiều định nghĩa về trẻ em. Theo định nghĩa của Luật Bảo vệ Bà mẹ và Trẻ
em thì trẻ em là những công dân dưới 16 tuổi. Theo Công ước Quốc tế: trẻ em là
người dưới 18 tuổi. Theo định nghĩa sinh học, trẻ em con người ở giai đoạn phát triền,
từ khi còn trong trứng nước tới tuổi trưởng thành.
Và trong đề tài, chúng tôi chọn khái niệm trẻ em dưới góc độ xã hội học: trẻ em
là giai đoạn con người đang học cách tiếp nhận những chuẩn mực của xã hội và đóng
vai trò xã hội của mình. Đây là giai đoạn xã hội hóa mạnh nhất và là giai đoạn đóng
vai trò quyết định của việc hình thành nhân cách của mỗi con người.
3.2. Trẻ mồ côi:
Theo Pháp luật Việt Nam, trẻ em mồ côi và trẻ em bị bỏ rơi là trẻ em dưới 16
tuổi mà cha mẹ đã qua đời hoặc bị cha mẹ bỏ rơi và không có người nào có thể nuôi
dưỡng, hoặc cha mẹ đã qua đời hay bị mất tích hoặc không có khả năng nuôi dưỡng.
Trong đề tài, trẻ mồ côi là trẻ dưới 16 tuổi, mồ côi cà cha lẫn mẹ hoặc bị bỏ rơi,
bị mất nguồn nuôi dưỡng và không còn người thân thích ruột thịt để nương tựa. Trẻ
em trong Làng thiếu niên Thủ Đức mà chúng tôi chọn làm đối tượng nghiên cứu là
những trẻ em mồ côi bị gia đình bỏ rơi hoặc cơ quan, chính quyền địa phương đưa
vào trung tâm để nuôi dưỡng, chăm sóc.
3.3. Cộng đồng:
Khái niệm "cộng đồng" là một khái niệm được hình thành và phát triển trong quá
4
Trích: Nguyễn Thị Oanh, (1997), An sinh xã hội và các vấn đề xã hội, trang 29.
12
12
trình lịch sử. Fesdinant Tonnies, nhà xã hội học người Đức (1887) đã đưa ra khái
niệm cộng đồng truyền thống và mối quan hệ giữa xã hội và cộng đồng. Theo
F.M.Charton (1989) (Sociology Aconceptual approach, second edition- Allyn anh
Bason): cộng đồng là một thuật ngữ dùng để mô tả một tổ chức xã hội có trình độ cao
trong tổ chức và hoạt động. Nó là một nơi, một tập thể địa lý, giống như một làng,
một thành phố hay một trung tâm. Một cộng đồng là một tổ chức xã hội có quan tâm
đến những nhu cầu cơ bản như kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, chính trị, của các
thành viên của mình
F.H.Fichter khi nói về cộng đồng hoàn chỉnh, cho rằng cộng đồng có bốn yếu tố:
Tương quan cá nhân mật thiết với những người khác, tương quan mặt đối mặt,
tương quan thân mật.
Có sự liên hệ về tình cảm và cảm xúc nơi cá nhân trong những nhiệm vụ và công
tác xã hội của tập thể.
Có sự hiến dâng trong tinh thần hoặc dấn thân đối vời những giá trị được tập thể
coi là cao cả và có ý nghĩa.
Một ý thức đoàn kết với những người trong tập thể.
Như vậy, khái niệm "cộng đồng" là một thuật ngữ đa nghĩa.
Trong đề tài này, khái niệm "cộng đồng" được hiểu là cộng đồng xã hội có cùng
sinh sống trong một đơn vị nhất định và có chung những mối quan tâm như giáo dục,
văn hóa, y tế, việc làm, lao động.
3.4. Hòa nhập cộng đồng:
Theo Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ, NXB Đà Nẵng 2005:
Hòa nhập là tham gia hòa vào để không có sự tách biệt.
Tái hòa nhập là tham gia hòa vào để không có sự tách biệt nhưng trước đó đã có
sự tách biệt.
Hòa nhập xã hội là một quá trình trong đó các phần tử mới được tiếp nhận vào
một hệ thống sao cho sao đó chúng không khác gì những phần tử cũ.
4. Giả thuyết nghiên cứu:
Chúng tôi đặt ra các giả thuyết sau:
13
13
Khó khăn khi hòa nhập cộng đồng của trẻ mồ côi
+ Trẻ em mồ côi sẽ khó hòa nhập cộng đồng vì thiếu kỹ năng sống, trình độ học vấn
thấp.
+ Trẻ em mồ côi khó tìm kiếm việc làm.
Mong muốn của trẻ mồ côi trước và sau khi rời khỏi trung tâm nuôi dưỡng
+ Tâm lý của trẻ ảnh hưởng đến khả năng hòa nhập cộng đồng.
+ Trẻ thường hy vọng và có những ước muốn khi chuẩn bị cho cuộc sống mới.
+ Cuộc sống hiện tại sẽ tạo ra những mong muốn của trẻ đối với trung tâm khi trẻ chuẩn
bị ra xã hội.
14
14
5. Khung nghiên cứu:
Cộng đồng
Làng thiếu
niên
Bản thân
trẻ
Khả năng hòa nhập cộng đồng
của trẻ mồ côi
Thực trạng
Yếu tố ảnh
hưởng
Mong muốn
của trẻ
Giải pháp
Các yếu tố kinh tế - chính trị - văn hóa – xã hội
Môi trường
XH