Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

đánh giá tình trạng bệnh bại não tại khoa nhi bệnh viện châm cứu trung ương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (406.12 KB, 82 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

TRẦN HỒNG HẠNH

ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG BỆNH BẠI NÃO TẠI
KHOA NHI BỆNH VIỆN CHÂM CỨU TRUNG ƯƠNG
(2010-2011)

ĐỀ CƯƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ Y KHOA

Hà Nội 2011


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

TRẦN HỒNG HẠNH

ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG BỆNH BẠI NÃO TẠI
KHOA NHI BỆNH VIỆN CHÂM CỨU TRUNG ƯƠNG


(2010-2011)

ĐỀ CƯƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ Y KHOA

CHUYÊN NGHÀNH Y HỌC CỔ TRUYỀN
Y6 Chuyên ngành Y học cổ truyền Khóa 2006 -2012

Giáo viên hướng dẫn:
TS. Lê Thành Xuân

Hà Nội 2011


3

ĐẶT VẤN ĐỀ

Bại não là thuật ngữ chỉ một nhóm tình trạng bệnh lý mạn tính ảnh
hưởng đến sự kiểm soát các vận động cũng như tư thế. Do một phần nào đó
của bộ não bị tổn thương nên trẻ bệnh khơng thể cử động các cơ được vùng
não đó điều khiển một cách bình thường được. Các triệu chứng của bại não có
thể nhẹ nhàng hoặc rất nặng nề ở các trẻ khác nhau tùy theo tổn thương não
nhưng ở một trẻ nhất định thì triệu chứng khơng nặng lên khi trẻ lớn hơn. Nói
một cách khác, bại não là một bệnh tĩnh, nghĩa là các tổn thương đã định hình
và khơng tiến triển xấu hơn nữa [11]
Bại não được biết đếntừ thời Ai Cập cổ đại, bắt đầu được đề cập trong
y văn từ thế kỷ XV và được nhà bác học Little mô tả chi tiết vào năm 1843
cùng với những nguyên nhân gây ra nó mà ngày nay chúng ta được biết dưới
tên “hội chứng Little”.
Trên thế giới, những thống kê mới nhất năm 2002 cho thấy bệnh này chiếm tỷ

lệ 1.8 đến 2,5 trên 1000 trẻ sơ sinh sống, ở Hoa Kỳ trẻ bại não chiếm tỷ lệ
0,2% (hàng năm có khoảng 500.000 trẻ em mắc bại não). Ở Trung Quốc năm
2001, tỷ lệ trẻ bại não dưới 7 tuổi chiếm 0,16%, tương đương với tỷ lệ bệnh
của các nước phát triển. Ngồi ra có 2% trẻ sơ sinh dưới 2,5kg, trong số này,
tỷ lệ trẻ bại não lên tới 0,28%. Ở nước ta mặc dù chưa có thống kê trên thì có
khoảng từ 125.000 đến 150.000 trẻ em Việt Nam mắc bệnh này. Tỷ lệ trẻ bại
não trên tổng số trẻ tàn tật tại các trung tâm phục hồi chức năng rất cao, dao
động từ 25 đến 70% [4], [5], [6], [7], [8], [9].
Trẻ bại não là nỗi buồn lớn cho mỗi gia đình, là gánh nặng cho xã hội tương
lai. Hiện nay, hầu hết các nước trên thế giới đều có nhiều trung tâm điều trị
trẻ bại não. Nhưng ở Việt Nam, các trung tâm lớn điều trị cho trẻ bại não chỉ


4

tính trên đầu ngón tay nên chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng đơng của trẻ
tàn tật nói chung và trẻ bại não nói riêng. Hơn nữa theo số liệu thống kê, từ
277 bệnh nhi (chiếm 25,7% tổng số bệnh nhi năm 1998) đến 394 bệnh nhi
(chiếm 30,6% tổng số bệnh nhi năm 1999), và trong năm 2002 số bệnh nhi
bại não lên tới 912 (chiếm 47,3% tổng số bệnh nhi) [10]
Trước tình trạng số lượng bệnh nhi ngày càng tăng như hiện nay và
những hậu quả mà bại não gây ra cho bệnh nhân, gia đình và tồn xã hội, việc
nghiên cứu và phát triển các phương pháp điều trị cũng như đánh giá tình
trạng dịch tễ bệnh là rất quan trọng. Tuy nhiên, ở Việt Nam những nghiên cứu
về bại não cịn khá hạn chế. Để góp phần đánh giá tình hình bại não ở Việt
Nam, đề tài này được tiến hành nhằm hai mục tiêu :
1. Khảo sát tình trạng bệnh Bại não tại Khoa Nhi Bệnh viện Châm cứu
Trung ương năm 2010 - 2011.
2. Sơ bộ đánh giá kết quả phương pháp Điện châm kết hợp Thủy châm
trong điều trị Bại não.



5

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1. QUAN NIỆM CỦA Y HỌC HIỆN ĐẠI VỀ BẠI NÃO
1.1. Lược Sử
Vào năm 1860, William Little, một phẫu thuật viên chỉnh hình người
Anh đã cho xuất bản những bài báo đầu tiên về một rối loạn khó hiểu ảnh
hưởng đến trẻ em trong những năm đầu đời gây nên co cứng rõ các cơ ở chân
và ở tay nhưng mức độ nhẹ hơn. Những đứa trẻ này có khó khăn trong cầm
nắm đồ vật, bị và đi lại. Những rối loạn này không cải thiện khi trẻ lớn lên
nhưng cũng khơng nặng nề hơn. Tình trạng này đầu tiên được gọi là bệnh
Little trong nhiều năm. Những đứa trẻ này dường như sinh non hoặc do biến
chứng trong quá trình sinh nở nên Little đưa ra giả thiết là chứng bệnh này là
hậu quả của tình trạng thiếu ơxy não trong lúc sinh. Ơng ta cho rằng sự thiếu
ôxy này đã làm tổn thương những vùng não nhạy cảm có chức năng kiểm sốt
vận động.
Tuy nhiên vào năm 1897, nhà tâm lý học lừng danh người Áo Sigmund
Freund đã không tán thành giả thiết này. Do quan sát thấy những trẻ này có
các rối loạn khác như chậm phát triển tinh thần, rối loạn thị lực và động kinh
nên Freund cho rằng rối loạn này có thể bắt nguồn từ rất sớm trong q trình
phát triển của não bộ khi trẻ còn đang trong giai đoạn bào thai [22], [24], [26].
Ở Nga, mặc dù bệnh này dã được biết đến từ lâu, nhưng từ thời Liên Xơ
cũ cho tới nay cũng chưa có nhiều nghiên cứu sâu về vấn đề này. Một số tác
giả nghiên cứu những vấn đề riêng lẻ xung quanh nguyên nhân và cơ chế gây
bệnh (Popop V.P., Cyxlic M.Y., Grigoreva E.I.). Hiện nay cuốn sách được



6

đánh giá cao nhất là cuốn “liệt não trẻ em” của giáo sư tiến sĩ Xemonova K.A.
Trong cuốn sách này, tác giả đã mơ tả một cách tồn diện đày đủ với quan
điểm sinh lý thần kinh những vấn đề quan trọng nhất của bệnh này như
nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh, triệu chứng và phương pháp điều trị cho trẻ
bại não. Tác giả cũng đưa ra một phương pháo chữa bệnh mới, dựa trên cơ sở
sinh lý: dùng dòng xung điện tác dụng lên hệ hướng tâm của trung tâm vận
phân tích vận động ; bằng cách này tác giả đã đạt được khả năng làm giãn cơ,
giảm tình trạng tăng động của bệnh nhân bại não [20].
Các công trình có liên quan:
Ở Việt Nam, năm 1993 tiến sĩ Trần Trọng Hải cho xuất bản cuốn “Bại não
và phục hồi chức năng” tác giả đã tổng kết toàn bộ những khái niệm cơ bản
về bại não, trình bày một số kỹ thuật chính để đánh giá trẻ bại não, các
phương pháp phục hồi chức năng cho trẻ bại não nói chung và tại cộng đồng
nói riêng [6], [7].
Năm 1999, Hồng Trung Thơng điều tra theo phương pháp ” gõ cửa từng
nhà “ bảy vùng dân cư của toàn tỉnh Khánh Hòa với tổng số bệnh nhân điều
tra là 1.026.000. Tác giả đã khảo sát được tỷ lệ hiện mắc bại não tại Khánh
Hịa và mơ tả một số yếu tố nguy cơ lên trẻ bại não [8].
Năm 2000, Nguyễn Thị Minh Thủy cũng điều tra theo phương pháp “gõ
cửa từng nhà” bốn vùng dân cư đại diện cho vùng đồng bằng thành thị, đồng
bằng nông thôn, bán sơn địa và vùng núi của tỉnh Hà Tây với tổng số điều tra
là 60.206. Đây là một điều tra cộng đồng rất công phu về tỷ lệ mắc bại não,
một số yếu tố nguy cơ theo thể lâm sàng [9].
Năm 2002, Trần Thị Thu Hà nghiên cứu “Một số đặc điểm dịch tễ, lâm
sàng và nhu cầu phục hồi chức năng ở trẻ bại não Việt Nam”, đã đưa ra một
số kết luận về tỷ lệ trẻ bại não trong mô hình trẻ tàn tật tại Việt Nam, những



7

yếu tố nguy cơ nổi trội, ảnh hưởng của những nguy cơ đó lên trẻ bại não. Đề
tài này cũng chỉ ra những đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng để chẩn đoán
trẻ bại não ở giai đoạn trước 6 tháng tuổi, nhu cầu phục hồi chức năng của trẻ
bại não ở Việt Nam [4], [5].
Năm 2003, Bùi Thị Thanh Thúy nghiên cứu “tác dụng của điện mãng
châm điều trị liệt vận động ở trẻ bại não do một số nguyên nhân trong khi
sinh “ đã đưa ra một số kết luận về hiệu quả điều trị của điện mãng châm trên
vận đông thô sơ và vận động tinh tế trên các lứa tuổi và các thể lâm sàng
của trẻ bại não do nguyên nhân trong khi sinh. Đề tài này cũng chỉ ra sự
thay đổi các chỉ số điện cơ sau so với trước điều trị bằng điện mãng châm ở
trẻ bại não [10].
Các cơng trình nghiên cứu trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói
riêng đã đặt cơ sở cho việc nghiên cứu các biện pháp phù hợp để điều trị cho
trẻ bại não ở Việt Nam. Tuy nhiên những cơng trình nghiên cứu về đánh giá
tình hình bại não ở Việt Nam cũng như đánh giá về hiệu quả tác dụng của
các phương pháp điều trị liệt, đặc biệt là trong lĩnh vực y học cổ truyền cho
trẻ bại não tại Việt Nam còn khá ít chưa đáp ứng được tình hình bệnh tật tại
Việt Nam
1.2. Một số định nghĩa về bại não
Bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình Phelps người đầu tiên (1950) đề xướng ra từ
bại não (Cerebral palsy) đề phân biệt triệu chứng bại não với triệu chứng bệnh
lý của bệnh bại liệt. Ông đã định nghĩa như sau: “Bại não là những rối loạn về
vận động và giác quan của một nhóm trẻ mà khởi đầu khơng bị khiếm khuyết
về tâm thần. Sự co giật, múa vờn, cứng đờ, rung và mất điều phối là những
biều hiện quan trọng”



8

Theo vật lý y khoa và y học phục hồi của Herman, Kamenetz L từ bại não
dùng đề chỉ các khiếm khuyết về vận động vì tổn thương não do nguyên nhân
liên quan tới sự sinh đẻ, có ý nghĩa là bệnh xảy ra trước và trong khi sinh.
Viện bệnh lý thần kinh quốc gia Hoa Kỳ, qua cuộc khảo sát phối hợp về
những yếu tố chu sinh liên quan tới bại não (1985) đã đưa ra định nghĩa như
sau: “Bại não là một nhóm những rối loạn của hệ thần kinh trung ương gây
ra do nhiều nguyên nhân ảnh hưởng vào các giai đoạn trước khi sinh, khi
sinh hoặc sau khi sinh đến trước 5 tuổi, với hậu quả biến thiên bao gồm
những bất thường về vận động, giác quan, tâm trí và hành vi” [7], [22], [24],
[26]. Định nghĩa này hiện đang được sử dụng rộng rãi ở các nước trên thế giới
cũng như ở Việt Nam.
1.3. Phân loại bại não
Hiện nay đã có một số phân loại về bại não như sau:
- Phân loại của tổ chức y tế thế giới về bại não (1992): chương 6- Mã hóa
từ G80 đến G83.
- Phân loại Quốc tế thuộc về nhóm khiếm khuyết, giảm khả năng và tàn
tật của tổ chức y tế (1980) đang được triển khai áp dụng rộng rãi trong
chương trình phục hồi chức năng tại cộng đồng;
- Phân loại quốc tế về chức năng, giảm khả năng và sức khỏe của tổ chức
y tế thế giới năm 2001 đang được triển khai áp dụng.

Standley năm 2000 đã đưa ra một cách phân loại được nhiều chun gia
áp dụng [5]. Đó là:
Theo thể lâm sàng:
• Thể co cứng
• Thể múa vờn



9

• Thể rối loạn điều phối
• Thể nhẽo.
• Thể phối hợp.
Theo khu trú tổn thương
• Thể liệt hai chân
• Thể liệt nửa người,
• Thể liệt tứ chi
Theo nguyên nhân: trước khi sinh, trong khi sinh, sau khi sinh, không rõ
nguyên nhân.
Theo mức độ khiêm khuyết: nhẹ, vừa, nặng, rất nặng .
1.4.Nguyên nhân [11]
Trong khoảng 70% trường hợp, bại não có thể là do những bất thường
xảy ra trước sinh làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển bình thường của não.
Theo báo cáo năm 2003 của Hội Sản và Phụ khoa Hoa Kỳ (American College
of Obstetricians and Gynecologists - ACOG) và Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa
Kỳ (American Academy of Pediatrics – AAP) thì thiếu ơxy trong q trình
sinh đẻ chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong các trường hợp bại não. Mặc dù nhiều
trường hợp người ta chưa thể xác định được căn nguyên nhưng các nguyên
nhân được biết của bại não bao gồm:
Nhiễm trùng trong thai kỳ
Các nhiễm trùng ở phụ nữ có thai như rubella (sởi Đức), cytomegalovirus
và toxoplasmosis có thể gây tổn thương não của bào thai và gây bại não sau
này. Các nhiễm trùng khác như nhiễm trùng ối, nhiễm trùng hệ tiết niệu –
sinh dục của người mẹ cũng có thể gây nên sinh non, một nguy cơ khác của
bại não.
Thiếu khí não bào thai



10

Khi chức năng của nhau thai bị giảm sút (suy nhau thai) hoặc bị bóc tách
khỏi thành tử cung trước khi sinh (nhau bong non) hoặc do chảy máu do sai
lệch vị trí (nhau tiền đạo) có thể làm giảm lượng ôxy cung cấp cho thai nhi.
Sinh non
Sinh non là trẻ sinh ra trước 37 tuần thai tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh
nguyệt cuối cùng trước khi có thai. Những trẻ sinh non đặc biệt trước 32 tuần
và nhất là trước 28 tuần thai có nguy cơ bại não rất cao. Một nghiên cứu cho
thấy những trẻ sinh non có cân nặng lúc sinh thấp hơn 1500 gram có nguy cơ
bại não cao gấp 30 lần so với trẻ sinh đủ tháng (trẻ sinh từ 37 đến 42 tuần
thai). Lý do là trẻ sinh non có nguy cơ rất cao bị xuất huyết não gây tổn
thương các tổ chức mong manh đang phát triển của não hoặc gây nên chứng
nhuyễn hóa chất trắng quanh não thất.
Ngạt trong quá trình chuyển dạ và sinh nở
Cho mãi đến gần đây người ta vẫn còn tin tưởng rộng rãi là ngạt (thiếu
ơxy) trong q trình chuyển dạ và sinh nở là nguyên nhân của hầu hết các
trường hợp bại não. Tuy nhiên như trên đã nói, theo nghiên cứu của Hội Sản
và Phụ khoa Hoa Kỳ và Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ thì ngạt chỉ chiếm
10% trong tổng số các bệnh nhân bại não.
Các bệnh máu
Bất đồng nhóm máu Rh là sự bất tương hợp nhóm máu giữa mẹ và bào
thai gây nên vàng da trầm trọng và tổn thương não dẫn đến bại não. Bệnh này
thường gặp ở người da trắng còn ở Việt Nam rất hiếm gặp vì tỷ lệ mang Rh
(-) cực kỳ hiếm gặp. Tuy nhiên ở Việt Nam có thể gặp bất đồng nhóm máu
ABO giữa mẹ và thai nhi. Một bệnh khác rất nặng nề mặc dù biện pháp phòng
ngừa cực kỳ đơn giản là xuất huyết não do thiếu Vitamin K ở trẻ sơ sinh và
nhũ nhi cũng gây nên bại não. Các bệnh rối loạn chức năng đông máu khác



11

cũng có thể là ngun nhân của bại não vì làm tăng nguy cơ chảy máu
trong não.
Vàng da nhân
Vàng da trẻ sơ sinh là do sự tích tụ trong máu một loại sắc tố có tên
billirubin do tốc độ phá hủy hồng cầu cao và chức năng gan chưa trưởng
thành ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ đẻ non. Trong trường hợp nặng, sắc tố này
có thể vượt qua hàng rào mạch máu – não và lắng đọng chủ yếu ở các nhân
nền của não (do đó có tên là vàng da nhân) và làm tổn thương các cấu trúc
này đưa đến thể bại não kèm múa vờn.
Các bất thường bẩm sinh khác
Các trẻ có bất thường cấu trúc hệ thần kinh, nhiều bệnh di truyền khác
cũng làm tăng nguy cơ bại não.
Bại não mắc phải
Trẻ mắc các chứng bệnh gây tổn thương thần kinh trong hai năm đầu tiên
của đời sống ví dụ như viêm màng não mủ, viêm não, chấn thương sọ não...
1.5. Triệu chứng lâm sàng
Trên lâm sàng để dễ cho công tác điều trị và chẩn doán người ta chia bại
não thành 2 thể:
1. Bại não thể liệt co cứng (70%)
2. Bại não thể ngoại tháp (30%) gồm các dạng sau:
• Thể dạng múa vờn
• Thể thất diều.
• Thề liệt nhẽo (giảm trương lực cơ )
• Thể loạn trương lực cơ
• Thể phối hợp
Triệu chứng:
1.5.1. Các triệu chứng lâm sàng của thể liệt co cứng:



12

• Tăng trương lực cơ (khi vận động gấp duỗi khó khăn, trẻ cứng lại








chống lại sự gấp duỗi của bác sĩ)
Bàn tay luôn nắm chặt
Bàn chân duỗi chéo cứng đơ
Phản xạ gân xương rất nhạy
Phản xạ sơ đẳng như phản xạ trương lực cơ cổ không cân xứng giữ lâu
Yếu toàn thân, suy dinh dưỡng
Các vận động tế nhị ít dần
Đặc biệt trẻ không cử động riêng biệt từng khớp được ( khơng thể gập

cổ tay hay gập gối)
• 40% liệt nửa người bên phải nhiều hơn liệt nửa người bên trái. Yếu tay
mặt nhiều hơn chân
• Khó chẩn đoán liệt nửa người ở trẻ 4-6 tháng, dấu hiệu sớm của liệt
nửa người là có phản xạ trương lực cơ cổ khơng cân xứng, khơng có
phản xạ cầm nắm.
• 20% có liệt cứng tứ chi. Khởi đầu giảm trương lực cơ, về sau chuyển
thành tăng trương lực cơ. Hai chi trên gấp lại, hai chi dưới thì bắt chéo.
• Nhiều trẻ thấy tăng trương lực cơ duỗi

• 5-10% có liệt 2 chi(thể này gặp nhiều ở trẻ đẻ non). Hai chi dưới liệt
nhiều hơn 2 chi trên. Trương lực cơ hai chi giảm.
1.5.2. Triệu chứng của thể ngoại tháp






Loạn trương lực cơ (trương lực cơ lúc tăng mạnh nhưng có lúc giảm).
Cứng khớp nhẹ
Phản xạ gân gối bình thường hoặc tăng nhẹ
Phản xạ sơ đẳng giữ lâu
5-10% ở dạng múa vờn, thường xuất hiện ở năm thứ hai. Trẻ có cử
chỉ vơ ý thức, bàn tay ngón tay ngoằn nghèo như múa. Đặc biệt tư
thế đầu và cổ luôn không ổn định, luôn ngật ngưỡng, gục xuống.

mồm há liên tục
• 5% bại não thất điều (khơng điều hợp được vận động). Nguyên nhân là
do tổn thương thực thể ở tiểu não. Trương lực cơ luôn yếu, không


13

đứng, không ngồi vững vàng được. Trẻ không giữ được thăng bằng, hai
tay cử động vụng về, bước đi lom khom về phía trước, hai bàn chân
dang rộng, dáng đi lao đao
• 5% thể liệt nhẽo
• Ngồi ra cịn co thể loạn trương lực cơ và thể phối hợp
• Tóm lại: lâm sàng dựa vào 3 biểu hiên: trương lực cơ, phản xạ, khả

năng vận động
• Trẻ bại não ở bất cứ thể nào khi còn nhỏ cũng thường giảm trương lực
cơ, mềm nhẽo. Tình trạng co cứng và cử động vô ý thức bắt đầu giảm
một cách từ từ, hoặc ở một số tư thế trẻ bị mềm nhẽo, ở một số tư thế
trẻ lại bị co cứng.
1.5.3.Các khuyết tật kèm theo bại não










Thiểu năng trí tuệ
Khơng có khả năng học tập
Rối loan chức năng chủ yếu
Rối loạn chức năng giao tiếp
Giảm các giác quan nghe nhìn ,rung giật nhãn cầu,hạn chế thị trường
Nói khó, nói ngọng
Động kinh
Biến dạng xương khớp
Rối loạn hành vi khí sắc

1.5.4. Xét ngiệm hỗ trợ
Các xét nghiệm chẩn đốn hình ảnh như siêu âm não qua thóp, chụp cắt
lớp vi tính (CT: Computerised Tomography) đặc biệt là chụp cộng hưởng từ
(MRI: Magnetic Resonnance Imaging) cho biết những thông tin giá trị về tổn

thương não. Các xét nghiệm hóa sinh hay di truyền tùy theo hướng chẩn đoán
trên lâm sàng. Đo điện não đồ (EEG: ElectroEncephaloGram) cũng là một xét
nghiệm cơ bản không thể thiếu trong chẩn đoán bại não cũng như các bệnh
của hệ thần kinh trung ương khác [2] [11].


14

1.6 .Chẩn đốn [2]:
1.6.1. Chuẩn đốn xác định
Chẩn đốn khó ở trẻ nhũ nhi
• Vì ở trẻ nhỏ vẫn cịn tiếp tục myelin hóa dây thần kinh trong tổ chức
não, do đó trẻ sơ sinh vẫn chưa thể chẩn đốn là bại não;
• Hội chứng thường gặp để chẩn đốn bại não là chậm phát triển vận
động lúc được 6 tháng, trẻ chưa thể giữ được cổ, chưa ngồi được, sau
này khơng có phản xạ đứng, khơng chịu đi. Phản xạ trương lực cơ cổ
khơng cân xứng giữ lâu.
Chẩn đốn bại não sau 1 tuổi













Có nhiều triệu chứng sớm của bại não
Thay đổi trương lực cơ có thể là:
Giảm trương lực cơ
Trương lực cơ tăng hai chân bắt chéo
Hai tay nắm chặt
Ở tư thế nằm thân ưỡn cong: chống đối gián tiếp với nắn bóp
Phản xạ sơ khai tồn tại lâu( phản xạ trương lưc cơ cổ không cân xứng)
Triệu chứng thần kinh:
Bàn tay không thể cầm nắm trước 1 tháng
Tăng phản xạ gân gối
Dấu hiệu Clonus dương tính

1.6.2.Chẩn đốn phân biệt







Bệnh thần kinh cơ
Bệnh thối hóa (múa vờn Huntington, thối hóa tủy tiểu não…)
Bệnh rối loạn chuyển hóa (bệnh wilson,bệnh rối loạn chuyển hóa cơ...)
Bệnh khuyết tật xương khớp
Dị tật tủy sống não
Rối loạn vận động không tự chủ (múa vờn Syndenhan…)

1.7. Điều trị
1.7.1. Nguyên tắc điều trị



15

Dựa trên cơ chế bệnh sinh
• Điều trị sớm, những nguyên tắc vận động để giúp trẻ tạo dựng phản xạ
chỉnh thể, phản xạ ốc nhĩ tai
• Nguyên tắc ức chế vùng bệnh lý, kích thích vùng chưa tổn thương
• Tác giả Xemonova đã đề xuất phương pháp kích thích các đường thần
kinh hướng tâm, tạo dựng các dạng chuyển động, các tư thế cho sự phát
triển bình thường của trương lực cơ [20].
Nguyên tắc điều trị theo triệu chứng
Các phương pháp điều trị dựa trên dạng rối loạn vận động thường là theo
thể lâm sàng, dựa vào mức độ nặng nhẹ của bệnh nhằm tăng cường vận động,
giảm vận động không ý thức, ức chế và phá vỡ những phản xạ bệnh lý
1.7.2. Các phương pháp điều trị
Ngoại khoa
• Kích thích cơ trực tiếp vào các cơ tham gia vận động dựa trên cơ sơ theo
dõi ghi lại của Camorek. Sau đó kết hợp với các chương trình điều trị vật
lý trị liệu khác có thể phục hồi lại chức năng của các nhóm cơ [29].
• Kích thích tủy sống : Barolat và cộng sự (1988), Hugenhltz và cộng sự
(1988) dã dùng điện kích thích tủy sống qua các điện cực đặt trên màng
cứng [26].
• Cắt thần kinh tủy sống có chọn lọc.
• Phẫu thuật kéo dài hoặc chuyển gân, phẫu thuật cố định khớp cổ tay bị
liệt và biến dạng [28].
• Hiện nay người ta cịn ngiên cứu một số phẫu thuật để điều trị cho trẻ
bại não như dặt điện cực lâu dài kích thích tiểu não và vùng đồi thị chỉ
huy cảm giác bản thể
Nội khoa



16

• Điều trị dùng thuốc: thuốc thường được dùng trong điều trị trẻ bại não
như một phương pháp điều trị triệu chứng. Ví dụ thuốc giảm co cứng,
thuốc chống loạn dưỡng cơ, thuốc giảm vận động khơng tự chủ.
• Vật lý trị liệu trong phục hồi chức năng vận động cho trẻ bại não: vật lý
trị liệu được coi là phương pháp có nhiều ưu điểm trong phục hồi chức
năng vận động cho trẻ bại não. Phương pháp này nên dược tiến hành từ
sớm ngay khi trẻ được chẩn đoán là bại não. Vật lý trị liệu có tác dụng
phịng ngừa các biến chứng thứ phát về thần kinh cơ, cải thiện chức
năng vận động..
• Trong thời đại hiện nay vật lý trị liệu được coi là phương pháp mà hầu
hết trẻ bại não có thể được điều trị, phương pháp này thích hợp với trẻ
ở mọi lứa tuổi.Tuy nhiên trẻ cũng phải đủ lớn và khơng có những rối
loạn tâm trí để hiểu và phối hợp với thầy thuốc trong những bài tập, đặc
biệt là những bài tập về vận động tinh tế. Ngồi ra nó cũng địi hỏi
những trung tâm chuyên phục hồi và những dụng cụ chuyên dụng
1.8. Phòng ngừa
Hiện nay y học vẫn chưa hiểu hết các ngun nhân gây bại não do đó
việc phịng ngừa không đạt hiệu quả như mong muốn.
Nâng cao chất lượng chăm sóc phụ nữ trong tuổi sinh đẻ và phụ nữ có
thai nhằm giảm thiểu những biến chứng của thai kỳ. Phân tuyến để điều trị
sản khoa hợp lý nhằm giảm thiểu các biến chứng do sinh đẻ như ngạt, chấn
thương... Có trung tâm chăm sóc sơ sinh phù hợp.
Tiêm ngừa đề phòng các bệnh như viêm màng não mủ, viêm não
Phịng chống tai nạn giao thơng cũng như các tai nạn khác (ngạt
nước...)



17

Phòng ngừa thứ phát là phát hiện sớm và điều trị trẻ bị bại não nhằm
hạn chế tật nguyền.
1.2. QUAN NIỆM CỦA Y HỌC CỔ TRUYỀN VỀ BẠI NÃO
1.2.1. Đại cương
Danh từ bại não được dùng chỉ một nhóm bệnh thần kinh:
- Xuất hiện từ khi sinh.
- Biểu hiện lâm sàng rất đa dạng và nặng nề.
- Nguyên nhân cũng rất phong phú.
Mặc dù bất thường về vận động là dấu hiệu nổi bật nhất, nhưng rất
thường gặp kèm theo những sa sút về trí thơng minh, về phát triển tình cảm,
ngơn ngữ và nhận thức.
Theo YHCT, bệnh nằm trong phạm vi chứng “ngũ trì”, “ngũ nhuyễn”, “nuy”.

2.2.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh
Theo lý luận của y học cổ truyền, khi trẻ đẻ thiếu tháng thì tiên thiên thai
bẩm bất túc, nguyên khí hư yếu”. Khi trẻ đẻ khó q trình đẻ q dài gây
ngạt, thì ngun nhân nguyên khí bị tổn thương [12], [13], [14], [15].
Bại não trong các tài liệu y học cổ truyền được miêu tả gần giống nhóm
bệnh gồm năm chứng “mềm” và năm chứng “chậm”.
Bệnh học y học cổ truyền gọi là ngũ nhuyễn hoặc ngũ nan, “ngũ trì”, cũng
được gọi là “nhược chứng”, “nhuyễn chứng”. Đây phần nhiều là chứng thận
khí hư nhược [12], [13], [14].
Sách Y Tông Tâm Giám, mục “Ấu khoa tâm pháp” viết chứng ngũ trì ở trẻ
em nguyên nhân phần nhiều do khí huyết của cha mẹ hư yếu, tiên thiên sút


18


kém, đến nỗi sinh ra gân xương mềm yếu, đi lại khó khăn, răng mọc chậm
ngồi vững…chủ yếu đều do thận khí khơng đầy đủ [13].
Chứng trẻ em thận khí hư nhược trong q trình biến hóa và phát triển bệnh
cơ mười phần phức tạp bởi vì thận là gốc của tiên thiên, là cội nguồn sinh
trưởng và phát dục, thận khí hư yếu, thì nguồn hóa sinh ra thận tinh bất túc,
dẫn đến cơ năng tạng phủ ở toàn thân phát sinh bệnh biến. Do thận chứa tinh,
tinh sinh tủy, tủy ở trong xương tư dưỡng các khớp. Khi thận khí hư yếu,
khơng cịn nguồn sinh hóa cho cốt tủy, làm cho chất xương ở trẻ mềm yếu,
hoặc lưng gối không mạnh, chân mềm rũ không đi đứng được. Thận hư thì
não tủy bất túc, làm xuất hiện các chứng kém trí khơn, tư duy đần độn…
Sách Bảo An Toàn Yết viết: “Năm chứng bệnh này là do bẩm thụ khí hư
nhược của năm tạng, khơng được tư dưỡng dồi dào nên xương mạch khơng
mạnh, chân tay thân mình mềm yếu” [14].
Thận là gốc của tiên thiên, là cơ sở của hậu thiên. Tỳ là gốc của hậu thiên.
Trẻ bại não là do tiên thiên bất túc, thường dẫn đến “hậu thiên bất hịa”. Đó là
do thận khí hư yếu, hỏa của mệnh mơn bất túc, khơng có khả năng làm ấm tỳ
dương, tỳ khơng vận hóa được thủy cốc và bổ sung tinh cho thận dẫn đến tỳ
thận đều hư. Ngoài ra, do dinh dưỡng kém, cũng làm cho tinh huyết kém vì
khơng có nguồn hóa sinh tân dịch. Điều này góp phần làm cho bệnh trầm
trọng thêm, gây phát dục chậm, tinh thần chậm chạp [12].
Mặt khác thận sinh ra huyết, huyết lại tàng trữ ở can. Do đó khi thận tinh
hư tổn dẫn đến can huyết bất túc và ngược lại. Ngoài ra can chủ cân nên trên
lâm sàng thấy trẻ không đi dược, chân tay co cứng, co vặn, răng nghiến chặt,
ở nhiều trẻ có cơn động kinh.
Hải Thượng Lãn Ông (1724- 1791) trong tác phẩm Y Tơng Tâm Lĩnh,
đã phân tích ngun nhân và cơ chế của bệnh như sau: năm chứng mềm (ngũ


19


nhuyễn) là do thai yếu đuối. Có trẻ vì tinh cha huyết mẹ kém mà sinh ra. Có
trẻ vì huyết người mẹ đã lạnh mà còn cố dùng thuốc bổ vào mà có thai, người
mẹ bệnh đa đàm, hoặc nhiều tuổi mà có con, hoặc sinh thiếu tháng, hoặc uống
thuốc phá thai, thai khơng phá mà chân khí bị hại nên sinh ra con yếu đuối,
khơng chịu được nóng lạnh, chứ ít khi bị lục dâm xâm phạm mà gây ra chứng
ngũ mềm. Chứng này theo mô tả của Hải Thượng Lãn Ông bao gồm các triệu
chứng: “đầu cổ mềm yếu nghẹo, không ngẩng lên được,miệng xệ, nhai kém,
tay chân mềm rũ không cầm nắm gio lên được, chân mềm yếu không đứng
được, người mềm, cơ nhục mềm nhẽo, gầy róc” [14].
Phân biệt chứng trạng và biện chứng cho ngũ nhuyễn theo Hải Thượng
Lãn Ông: đầu cổ mềm là đầu khơng đứng ngay được, cổ oặt nghiêng vì can
chủ cân, thận chủ xương, do can thận hư mà sinh bệnh; tay chân mềm là tứ
chi khơng có sức mà tay bng xi, nhác cầm nắm đồ vật, chân mềm nhỏ
xíu, bốn năm tuổi mà khơng đi được: mình mềm là vì dương hư tủy kém, khí
lục dâm dễ xâm nhập vào, khắp mình đều gầy yếu; miệng mềm, lưới thè ra
khỏi miệng vì lúc trong thai bỗng cs kinh sợ xâm vào tâm bào lạc làm cho
lưỡi không mạnh; da thịt mềm là thịt da nhẽo, da thịt không phát triển, ăn
uống khơng bồi bổ gì cho da thịt. Từ đó Hải Thượng cho rằng để điều trị
chứng ngũ nhuyễn là phải bổ can, thận, tỳ [14].
Theo Tuệ Tĩnh và Hải Thượng Lãn Ông” năm chứng chậm” là chậm biết
đứng, chậm biết đi, chậm mọc tóc, chậm mọc răng và chậm biết nói… Cách
chữa nên bổ ích ngũ tạng, bồi dưỡng khí huyết. Chậm biết đứng, chậm biết
đi, chậm mọc răng thì bổ thận khí là chủ yếu, kiêm bổ khí huyết. Chậm
mọc tóc thì bổ huyết làm chủ, chậm biết nói thì dưỡng tâm ích khí làm chủ
[12], [13], [14].


20

Như vậy nguyên nhân của các chứng gây liệt trong bại não có thể là “tiên

thiên bất túc”, có thể do những nguyên nhân hậu sinh, có thể là nội nhân hoặc
ngoại nhân…[11].

Ngoại nhân

Tiên thiên bất túc

Chấn thương

Hậu thiên thất dưỡng

Thận hư

Tỳ hư

Huyết hư

Cân cơ không được nuôi dưỡng

Não tủy thiếu dưỡng

Ngũ trì, Ngũ nhuyễn, Nuy chứng

2.2.3. Phân thể: Có 5 thể lâm sàng [11]:
2.2.3.1. Thể Thận tinh bất túc
- Tứ chi liệt, teo.
- Phát triển thể chất và trí tuệ kém: nói khơng rõ, thóp khơng kín, cổ,
lưng mềm.
- Rêu lưỡi trắng, mạch vi tế.
2.2.3.2. Thể Can Thận âm hư

- Liệt hai chi dưới, cổ gáy cứng, chân tay cử động chậm.
- Khi đứng chân co rút, bước không thẳng.


21

- Mặt, mắt co kéo, nói khơng rõ.
- Lưỡi đỏ, mạch vi sác.

2.2.3.3. Thể Âm tân hư
- Liệt tứ chi, cơ teo, môi miệng khô nứt, kèm sốt thấp.
- Đạo hãn. Lưỡi đỏ, rêu nứt, mạch tế sác.
2.2.3.4. Thể Ứ tắc não lạc:
- Liệt chi dưới, trí lực giảm, tóc rụng, gân nổi rõ ở mặt, đầu.
- Tứ chi quyết lạnh.
- Chất lưỡi tối tím, mạch tế sáp.
2.2.3.5. Thể Đàm thấp nội tắc:
- Liệt tứ chi, có đờm ở họng, có khi điên hoặc co giật, kèm buồn ói,
ói mửa.
- Rêu vàng nhớt. Mạch hoạt sác.
2.2.4. Điều trị
2.2.4.1. Điều trị khơng dùng thuốc
2.2.4.1.1. Tóm tắt tình hình điều trị bại não bằng phương pháp châm cứu
Mặc dù chưa phải là phương pháp điều trị đặc hiệu nhưng ngày càng co
nhiều nước trên thế giới sử dụng châm cứu để điều trị cho trẻ em bại não.
Ở trung quốc (1993) Zhou X.J., Chen I.,Chen J.Trường đại học y
Zhenjiang đã nghiên cứu tác dụng của châm cứu kết hợp với bấm huyệt và
luyện tập điều trị bại não cho 75 trẻ nhi. Sau từ mười tới hai mươi làn châm



22

nhóm trẻ được nghiên cứu đã được cải thiện tích cực về khả năng vận động
lẫn tâm trí [32].
Hội y học cổ truyền và viện hàn lâm y học cổ truyềnTrung Quốc (1994)
đã thông báo kết quả nghiên cứu bằng cách tác động lên một số huyệt đặc biệt
ở trẻ em (hầu hết theo tác giả là ở đầu và chi) kết hợp với xoa bóp để điều trị
bạo não. Nghiên cứu được tiến hành trên 318 bệnh nhi. Tỷ lệ tốt và khá theo
nghiên cứu là 73,27%. Nghiên cứu tiếp theo tiến hành trên 52 trẻ sau đợt điều
trị, 21 trẻ trong số đó kết quả vẫn duy trì, 31 trẻ bệnh được cải thiện tốt hơn
[31].
Tại Việt Nam, châm cứu là một trong các phương pháp phòng bệnh và
chữa bệnh cổ nhất của y học cổ truyền. Nhiều thầy thuốc châm cứu giỏi như
An Kỳ Sinh, Cao Lỗ thời Thục An Dương Vương, Tuệ tĩnh, Hải Thượng Lãn
Ông hoặc Vũ Bình Phủ trong các tác phẩm” Châm cứu tiệp hiệu diễn ca, Nam
dược thần hiệu, Y Tông Tâm Lĩnh…” đều có nói về kinh nghiệm chữa bệnh
bằng châm cứu trong điều trị chứng nuy
Tuy vậy, các y văn cổ cho thấy trẻ bại não được điều trị chủ yếu là
bằng thuốc nam và thuốc bắc đơn thuần, sau kết hợp với châm cứu và xoa bóp
cải thiện được một phần chức năng bị rối loạn [12], [14], [15].
Ngày 24/04/1982 Bệnh viện châm cứu trung ương được thành lập đã mở ra
thời kì mới cho sự phát triển của nghành châm cứu Việt Nam. Ngày nay, tại
viện châm cứu trung ương các bác sĩ ở đây không chỉ sử dụng châm cứu đơn
thuần mà còn kết hợp với các kỹ thuật châm mới như điện châm, thủy châm
nhằm đem lại hiệu quả cao cho các bệnh nhân. Trong đó hai phương pháp
thường được áp dụng tại đây là điện châm và thủy châm [16].
Thủy châm là phương pháp chữa bệnh phối hợp tác dụng của châm cứu
với tác dụng của thuốc tiêm. Ngoài ra tác dụng của thuốc tiêm cịn có tác



23

dụng tăng cường và duy trì kích thước của kim châm vào huyệt (giống như
châm cứu) để nâng cao hiệu quả chữa bệnh.
Hiện nay những loại thuốc thủy châm hay dung gồm có: mecotran,
methylcoban…
Điện châm là phương pháp chữa bệnh phối hợp tác dụng của châm cứu
với tác dụng của dòng điện qua một máy điện châm (là loại máy phát ra dịng
điện một chiều hoặc dịng điện xung, có nhiều đầu kích thích, tính năng ổn
định an tồn, điều chỉnh thao tác dễ dàng và đơn giản được sử dụng rộng rãi).
Kích thích của dịng điện một chiều và hoặc dịng điện xung có tác dụng làm
dịu đau, ức chế cơn đau điển hình, nhất là tác dụng của châm tê, kích thích
hoạt động các cơ, các tổ chức và tăng cường dinh dưỡng các tổ chức, làm
giảm viêm, giảm xung huyết, giảm phù nề tại chỗ [16].
2.2.4.1.2. Nguyên tắc chung trong phục hồi di chứng
Thông thường phương pháp điều trị không dùng thuốc được sử dụng để
phục hồi di chứng bại não. Việc phục hồi di chứng không thể tách rời với
tổng trạng chung của trẻ, do đó mà ln ln có sự phối hợp giữa điều trị
bằng thuốc và không dùng thuốc cho mục tiêu này.
Trong điều trị không dùng thuốc di chứng của bại não, cần chú ý đến hệ
thống kỳ kinh bát mạch vì như phần cơ chế bệnh sinh YHCT đã nêu. Bệnh bại
não có quan hệ chặt chẽ đến tình trạng của tiên thiên và hệ thống thận. Và các
kỳ kinh đều bắt nguồn từ hệ thống thận - bàng quang. (Thiên Động du, sách
Linh khu có đoạn: “Xung mạch là biển của 12 kinh, cùng với đại lạc của kinh
Túc thiếu âm, khởi lên từ bên dưới của thận (khởi vu thận hạ) …”. Thiên Bản
du, sách Linh khu có đoạn: “Mạch nhâm và đốc bắt nguồn từ thận và thông
với âm dương của Trời đất”. Những mạch âm kiểu, dương kiểu, âm duy và


24


dương duy xuất phát tuần tự từ những huyệt Chiếu hải, Thân mạch, Trúc tân,
Kim môn thuộc hệ thống thận - bàng quang.
Trong toàn bộ hệ thống kỳ kinh vận dụng vào điều trị, cần chú ý đặc
biệt đến mạch Đốc.

2.2.4.1.3 Phương pháp áp dụng cụ thể [11]:
Tác động đến mạch đốc: tùy tình hình thực tế, có thể tác động bằng nhiều
cách khác nhau (cuộn da, xoa vuốt, gõ Mai hoa …).
Huyệt sử dụng theo di chứng:
+ Rối loạn tâm thần: Bách hội, Nội quan, Thần môn, An miên.
+ Liệt cổ - vai lưng: Phong phủ, Phong trì, Thiên trụ.
+ Liệt chi trên: Kiên tĩnh, Kiên ngung, Khúc trì, Xích trạch, Liệt khuyết,
Hợp cốc, Lao cung, Bát tà.
+ Liệt chi dưới: Hoàn khiêu, Âm lăng, Dương lăng, Ủy trung, Độc tỵ,
Thừa sơn, Giải khê, Dũng tuyền, Bát phong.
+ Liệt chi trên: Kiên tĩnh, Kiên ngung, Khúc trì, Xích trạch, Liệt khuyết,
Hợp cốc, Lao cung, Bát tà.
+ Liệt chi dưới: Hoàn khiêu, Âm lăng, Dương lăng, Ủy trung, Độc tỵ,
Thừa sơn, Giải khê, Dũng tuyền, Bát phong.
+ Nói khó: Á môn, Nhĩ môn, Liêm tuyền, Thiên đột, Phế du.
2.2.4.2. Điều trị bằng thuốc [11]:
2.2.4.2.1. Thể Thận tinh bất túc:
Pháp trị: Chấn tinh ích tủy, bổ Thận kiện não.


25

Bài thuốc: “Hữu quy hoàn gia giảm” gồm: Thục địa 15g, Hoài sơn 15g,
Thỏ ty tử 9g, Câu kỷ 9g, Nhung giác giao 12g, Quy bản 11g, Tử hà sa 4,5g,

Đương quy 15g, Đỗ trọng (sao) 15g.
2.2.4.2.2. Thể Can Thận âm hư:
Pháp trị: Tư bổ can thận, tức phong, tiềm dương.
Bài thuốc: “Đại định phong chu gia giảm” gồm Xích thược 12g, Bạch
thược 12g, A giao 12g, Quy bản 12g, Sinh địa 12g, Ngũ vị tử 3g, Mẫu lệ 4,5g,
Mạch đơng 15g, Chích thảo 5g, Kê tử hồng 1 cái, Miết giáp 15g, Trân châu
30g, Địa long 12g.
2.2.4.2.3. Thể Âm tân hư:
Pháp trị: Tư âm sinh tân.
Bài thuốc: “Tăng dịch thang” gồm Sinh địa 30g, Mạch đông 30g, Huyền
sâm 15g, Sơn dược 15g, Sa sâm bắc 12g, Sa sâm nam 12g, Thạch hộc 30g,
Thiên hoa phấn 12g.
2.2.4.2.4. Thể Ứ tắc não lạc:
Pháp trị: Hoạt huyết hóa uất, tỉnh não thơng khiếu.
Bài thuốc: “Thơng khiếu hoạt huyết thang” gồm Xích thược 15g, Xuyên
khung 6g, Đào nhân 9g, Nhung hươu 0,15g, Đan sâm 15g, Gừng khô 3g,
Huỳnh kỳ 60g.
.


×