Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

PHƯƠNG PHÁP PHẪU THUẬT PHACO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.85 KB, 28 trang )

1
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh đục thể thủy tinh là nguyên nhân hàng đầu gây mù trên thế giới
cũng như ở Việt Nam. Để điều trị bệnh đục thể thủy tinh cách duy nhất là
phẫu thuât. Có nhiều phương pháp phẫu thuật đục thể thủy tinh: phương pháp
mổ lấy thể thủy tinh trong bao, phương pháp lấy thể thủy tinh ngoài bao và
phương pháp phaco. Phát minh vĩ đại của Kelman năm 1967 – phẫu thuật tán
nhuyễn thể thủy tinh hay còn gọi là phẫu thuật phaco là một cuộc cách mạng
trong phẫu thuật đục thể thủy tinh. Ngày nay phẫu thuật đã phát triển rộng rãi
trên thế giới và ở Việt Nam.
Ở Việt Nam, phẫu thuật TNTTT được áp dụng lần đầu tiên năm 1995.
Hiện nay đã triển khai nhiều tỉnh thành trong cả nước, trong đó có cả các tỉnh
nghèo, khó khăn về kinh tế, một số tỉnh đã triển khai ở tuyến huyện. Vì vậy
việc nghiên cứu phẫu thuật tại cộng đồng là rất cần thiết.
II. PHẪU THUẬT TÁN NHUYỄN THỂ THỦY TINH
Phẫu thuật TNTTT là một kỹ thuật mổ lấy TTT ngoài bao bằng máy
được phát minh và phát triển bởi Kelman trong những năm 1960 [6,7,13].
Nhiều năm trôi qua sau khi được phát minh, người ta mới áp dụng phẫu
thuật TNTTT vào thực tế. Đó là thời gian cần thiết để hoàn thiện thực
nghiệm, thử tét và phát triển. Hệ thống rửa hút (I/A)của phẫu thuật TNTTT
(Cavintron Kelman) là cha đẻ của phaco hiện đại, chỉ được phát minh từ năm
1971 [7].
1. Nguyên lý và nguyên tắc cơ sinh học của việc TNTTT bằng siêu âm
Máy TNTTT phát ra một sóng hình sin có tần số khoảng 40.000 Hertsz
(28-68.000 Hertz) [7,12,28]. Sóng này được truyền đến bộ phận chuyển đổi
nằm trong tay cầm của máy TNTTT và được chuyển thành dao động chiều
2
dọc của đầu phaco tip. Chính tốc độ dao động lớn này của đầu tip cho phép
đạt được sức mạnh đủ để xuyên vào TTT, làm nát nhuyễn phần nhân của TTT
nào tiếp xúc với đầu tip và được hút ra bằng một lỗ hút ngay trên đầu tip. Tùy
theo biên độ của sóng, cực của đầu phaco tip sẽ di chuyển theo chiều dọc


khoảng từ 70 đến 150µ [28]. Độ sắc của đầu tip tạo ra sự cắt cơ học của mô,
sự rung của đầu tip tạo ra những khe nứt trong nhân của TTT ở gần đầu tip,
trong khi đó sự hút liên tục lại kéo chất nhân về phía lỗ [6,12]. Mối tương
quan này rất quan trọng để hiểu được động học của hiện tượng tán nhuyễn
TTT. [6].
Một trong những chìa khoá thành công của phẫu thuật TNTTT là duy
trì tiền phòng ở một độ sâu hằng định với một áp lực dương tính, nhờ sự tưới
nước liên tục cho tiền phòng được đảm bảo bởi chai dịch đặt cao hơn mắt
bệnh nhân 65cm. Sự hằng định của tiền phòng có mục đích làm cho đầu
phaco xa với nội mô giác mạc và xa với bao sau [29].
2. Cấu tạo của máy TNTTT
Một máy TNTTT bao gồm 3 phần [28].
- Dụng cụ phẫu thuật
- Thân máy.
- Bàn đạp.
2.1. Dụng cụ phẫu thuật: Bao gồm các tay cầm nối vào thân máy: đầu phaco,
đầu rửa hút, đầu nhiệt đông, đầu cắt dịch kính.
+ Đầu phaco (U/S handpiece) có những chức năng sau
+ Chức năng siêu âm (TNTTT)
Máy TNTTT phát ra một sóng hình sin có tần số vào khoảng 40.000
Hertz. Sóng này được truyền đến bộ phận chuyển đổi nằm trong tay cầm của
3
máy TNTTT và được chuyển thành dao động theo chiều dọc của đầu phaco
tip, làm cho đầu phaco tip dao động theo chiều tới và lui rất nhanh chóng. Tần
số dao động của đầu phaco tip tương ứng với tần số của sóng siêu âm.
Biên độ dao động của đầu phaco tip thay đổi tuỳ theo công suất siêu âm
(có thế từ 0 - 130 µ với công suất siêu âm từ 0-100%). Như vậy, biên độ dao
động của đầu phaco tip chính là công suất siêu âm chứ không phải sự rung
của đầu phaco tip[26]
Người ta dùng chức năng siêu âm trong thì tán nhuyễn TTT: Cắt nhân

(sculpting) và bít giữ nhân (occlúion) rồi đưa nhân vào trung tâm để tán nhuyễn.
Có hai kiểu siêu âm:
* Kiểu liên tục (continuous): thường được sử dụng nhiều nhất, có tác
dụng rút ngắn thời gian phẫu thuật.
* Kiểu từng nhịp (pulse): cho phép lồng gài những thì tưới nước đơn
thuần trong chức năng siêu âm. Người ta dùng kiểu siêu âm này khi cắt những
nhân cứng hoặc khi muốn tránh hạ nhanh áp lực trong tiền phòng [28].
Có hai loại chỉ dẫn việc sử dụng siêu âm:
* Thời gian phaco (phaco - time - U/S time): cho biết toàn bộ thời gian
(tính bằng giây) mà chức năng siêu âm được sử dụng với công suất có thể
thay đổi từ 1%-100%. Thời gian phaco là rất cần thiết nhưng không tính đến
công suất siêu âm đã sử dụng [4]
* Công suất siêu âm trung bình (Averaga power - AP%): Không phải
trong suốt cuộc mổ phẫu thuật viên luôn sử dụng một công suất như nhau
(như đã cài đặt) mà tùy theo từng thì, từng thời điểm có lúc công suất sử dụng
lên đến 70% nhưng cũng có lúc chỉ 10% tuỳ theo mức đạp chân của phẫu
thuật viên xuống bàn đạp. Ngày nay các máy hiện đại cho phép tính công suất
siêu âm trung bình trong cuộc mổ [4].
4
Đầu phaco tip: Tất cả những đầu phaco tip đều được làm bằng titane
và có đường kính khoảng 0,9-1,1mm. quanh đầu tip được bọc bởi một bao
chụp mềm bằng silicone, có hai lỗ nhỏ hai bên đầu mút để dẫn dung dịch BSS
(balanced salt solution) hoặc ringer lactacte chảy vào tiền phòng, đồng thời
làm mát đầu tip trong quá trình hoạt động.
Titane - kim loại nhẹ và vững chắc hơn cả thép là một chất liệu tuyệt
vời vì không từ tính, hằng định về hình thái học và có khả năng rung động với
một tần số lớn mà không bị gẫy do mòn.
Đầu phaco tip có thể được cắt góc : 15
0
, 30

0
, 45
0
và 60
0
(hoặc không
được cắt góc: 0
0
). Đầu tip cắt góc 30
0
là tốt nhất (giữa khả năng bit tắc tốt
nhất: 15
0
và khả năng năng cắt tốt nhất: 60
0
) [28,29].
Có 3 loại đầu phaco tip: Đầu thẳng (straight tip), đầu dập góc (anged
tip) và đầu loe (flaer tip) (10). Đầu phaco tip cần phải được bảo vệ cẩn thận
và cần được thay thế thường xuyên để đạt hiệu quả tối ưu.
+ Chức năng tưới nước: Là chức năng quan trọng giúp duy trì tiền
phòng với khối lượng hằng định và có một áp lực dương tính. Chức năng tưới
nước cho tiền phòng được đảm bảo bởi chai dịch truyền đặt ở một độ cao thay
đổi so với mắt bệnh nhân. Sự thay đổi của một chai dịch kéo theo sự thay đổi
áp lực trong tiền phòng. Độ cao này thường là 65cm, có thể tăng lên trong
trường hợp tiền phòng nông hoặc hạ xuống khoảng 30cm trong trường hợp bị
kẹt mống mắt, rách bao sau [28,29].
+ Chức năng hút: Được đảm bảo bởi một cái bơm. Chức năng hút có
tác dụng hút chất nhân đã được tán nhuyễn hoặc vỏ nhân ra khỏi tiền phòng
[26,28,29]. Chức năng hút phụ thuộc vào 2 yếu tố:
* Mức áp lực chân không (vacuum level): Lực hút được tạo nên bởi cái

bơm (mmHg). Áp lực hút hằng dịch (panel), hoặc được kiểm soát bởi phẫu
thuật viên (linear).
5
* Lưu lượng hút (Flow rate): số lượng dịch được hút ra khỏi tiền phòng
qua hệ thống ống hút trong một đơn vị thời gian (ml/phút).
Chức năng hút được xác định bởi 2 yếu tố trên mà sự tương tác giữa 2
yếu tố này khác nhau tùy theo mỗi loại bơm và sự điều chỉnh giữa chúng cho
phép làm thuận lợi cho phẫu thuật [3,28,29].
Có 3 loại bơm:
* Bơm nhu động (Peristaltic) là hệ thống bơm có dòng lưu thông hằng
định. Bơm được cấu tạo bởi một bánh xe được gắn những con lăn có tác dụng
làm hẹp một ống chứa đầy nước. Khi bánh xe quay điểm bị làm hẹp di chuyển
dọc theo ống, kéo theo một khối lượng hằng định của dòng nước đi qua vùng
ống tiếp xúc với bánh xe.
* Bơm kiểu màng (Diaphragm): dựa trên nguyên tắc của bơm xe đạp.
Trong thì đầu tiên, một màng rối hoặc một piston bơm không khí qua cái van
một chiều, sau đó thì nén khí bơm đuổi không khí qua van thứ hai hoạt động
theo chiều ngược.
* Bơm kiểu hút áp lực (Venturi):
Dựa vào nguyên lý Venturi, khi luồng khí đi qua một lỗ sẽ tạo ra một
áp lực chân không tỷ lệ với tốc độ luồng khí. Loại bơm này lý tưởng nhất
trong việc tạo ra một đáp ứng tăng nhanh và đều đặn áp lực chân không.
Đặc điểm của các loại bơm:
* Bơm nhu động: đáp ứng tăng áp lực chậm.
* Bơm kiểu màng: đáp ứng tăng áp lực nhanh.
* Bơm Venturi: đáp ứng tăng áp lực rất nhanh.
Vì đặc điểm này thời gian tăng áp lực thay đổi tuỳ theo mỗi một hệ
thống bơm khác nhau. Để đạt được áp lực chân không là 500mmHg với bơm
Venturi chỉ cần 2 giây, với bơm kiểu màng là 3-4 giây và với một bơm nhu
động, tuỳ theo lượng khí hut, thời gian tăng áp lực có thể thay đổi từ 10-20 giây.

6
Do đặc tính này mà những hệ thống bơm Venturi và bơm kiểu màng
đòi hỏi phải có một sự tinh tế lớn trong việc sử dụng bàn đạp. Một sự thay đổi
nhỏ vị trí của bàn đạp trong hai hệ thống bơm này có thể gây ra biến đổi lớn
của áp lực hút. Đối với bơm nhu động áp lực chân không tăng chậm hơn rất
nhiều, cho phép kiểm soát các cấu trúc trong tiền phòng tốt hơn hoặc ít nhất
cũng gây ra ít lỗi hơn đối với những phẫu thuật viên mới [26,28,29].
+ Chức năng trào ngược (reflux): là sự đảo ngược của dòng nước qua
đầu phaco tip giúp tống ra những chất đã được hút vào trong dây hút bằng
cách khởi động phần bàn đạp riêng biệt (phần bàn đạp phía bên trái) [28,29].
+ Đầu rửa hút (I/A handpiece): Bao gồm một đầu tip tròn có một lỗ
hút ở phía bên (đường kính 0,2; 0,3; 0,4; 0,5mm) được bọc bởi một ống bọc ngoài
bằng silicone có hai lỗ đối xứng nhau để tưới nước vào tiền phòng. Đầu rửa hút
được gắn vào một thân kim loại có chứa cả đường tưới và đường hút (10).
Có nhiều loại đầu tip rửa hút: đầu tip thẳng, đầu tip gập góc (45
0

90
0
)và đầu tip cong để dễ dàng hút lớp vỏ nhân ở những vùng khó hút (ở dưới
mép mổ). Đầu tip hút thẳng với đường kính lỗ hút 0,3mm là hay được sử
dụng nhất. Đầu rửa hút dùng để hút những chất nhân, vỏ nhân, chất nhầy ra
khỏi tiền phòng [9,28].
- Đầu nhiệt đông: Có chức năng nhiệt đông hai cực [28]. Được sử
dụng dưới dạng một bút đốt hoặc dưới dạng một cái cặp hai cực để đốt kết
mạc khi kết thúc phẫu thuật.
- Đầu cắt dịch kính: Có chức năng cắt dịch kính trước (vitrectomie).Ở
một số máy có thể dùng để cắt dịch kính sau khi được trang bị thêm hệ thống
có chức năng phức tạp: Cắt dịch kính sau với những cái kéo hoạt động bằng
khí nén, một hệ thống chiếu sáng nội nhãn, một hệ thống laser nội nhãn và

trao đổi dịch khí [28].
7
2.2. Thân máy: thực hiện những chỉ định sau [28].
- Các yêu cầu về chức năng: Siêu âm, rửa, hút, cắt dịch kính, nhiệt
đông hai cực .v.v…
- Các thông số cài đặt: Công suất siêu âm (u/s power) lưu lượng tưới
(flow rate), áp lực hút (vacuum level). Những thông số này có thể được điều
chỉnh tuỳ theo từng máy, từng phẫu thuật viên và từng thì phẫu thuật.
- Cách thức siêu âm: liên tục (continuous), hay từng nhịp (pulse,
burst), tăng từ từ (linear) hay cố định (fixe).
- Những tét tự động: tet về sự an toàn, thăng bằng về áp lực, tháo rửa
các ống tưới hút, sự điều hưởng (tuning) của tay cầm, kiểm soát âm thanh của
áp lực hút (tư thế 2 của bàn đạp)
- Những chức năng phụ:
+ Nhớ những thông số của tất cả các chức năng được cài đặt.
+ Màn hiển thị các thông số.
+ Giá đỡ điều khiển: điều khiển tất cả hoặc một phần các chức năng và
các thông số liên quan đến thân máy. Người ta có thể cho giá đỡ vào một cái
bao trong suốt, vô trùng để phẫu thuật viên có thể tự điều khiển.
2.3. Bàn đạp điều khiển: Bàn đạp điều khiển là vật trung gian giữa phẫu thuật
viên và hoạt động của máy TNTTT. Hoạt động của bàn đạp rất tinh tế và hoàn
toàn phụ thuộc vào sự thành thạo của phẫu thuật viên. Bàn đạp điều khiển có 4 tư
thế, bắt đầu từ tư thế 0 và chuyển dần sang tư thế 1,2,3 tuỳ thuộc vào mức đạp
chân trên bàn đạp [8,21,28].
- Tư thế 0: Tất cả các chức năng bị dừng lại. không có tưới nước, áp
lực của buồng dịch kính vượt qua áp lực của tiền phòng: có sự vồng lên của
bao sau.
8
- Tư thế 1: Chỉ có tưới nước, lưu lượng nước chảy phụ thuộc vào trọng
lực (chiều cao chai dịch) và sự mất nước xung quanh vết mổ. tư thế 1 là tư thế

an toàn, cho phép duy trì độ sâu tiền phòng, là tư thế được sử dụng liên tục
ngay từ khi cực của đầu phaco được đưa vào trong tiền phòng. Tư thế 1 luôn
luôn là tư thế chờ đợi giữa 2 thì phaco.
Một vài máy có chức năng tưới nước liên tục (Free flow) không phụ
thuộc vào tư thế của chân trên bàn đạp. Tư thế này rất hay đối với những phẫu
thuật viên mới để duy trì sự liên tục một tiền phòng sâu, mặc cho những khó
khăn mà phẫu thuật viên gặp phải khi thao tác nhân. Nhược điểm của tưới
nước liên tục là có thể làm nặng thêm thoát dịch kính khi có thủng bao sau.
- Tư thế 2: tưới, hút nước với những mức độ điều chỉnh khác nhau.
- Tư thế 3: tưới, hút và siêu âm. Tư thế 3 được điều chỉnh bởi 2 cách:
+ Cách thức tuyến tính (model linear): công suất siêu âm tỷ lệ thuận với
mức đạp chân trên bàn đạp.
+ Cách thức cố định (mode fixe): công suất siêu âm được khởi động
ngay lập tức theo cường độ đã đặt trước, theo luật lệ “có hoặc không”.
3. Phẫu thuật tán nhuyễn TTT bằng siêu âm:
3.1. Đường rạch vào nhãn cầu:
Vết mổ nhỏ, tự liền là một trong những yếu tố cơ bản đầu tiên mang lại
lợi thế cho phẫu thuật TNTTT. Lịch sử của đường rạch nhỏ được bắt đầu bởi
Kratz, người đầu tiên chuyển đường rạch từ vùng rìa lên củng mạc với đường
rạch kiểu đường hầm, với mục đích làm tăng diện tích tiếp xúc và giảm độ
loạn thị do phẫu thuật. Tuy nhiên thuật ngữ “đường hầm củng mạc” được
dùng đầu tiên bởi Girard và cộng sự [16]. Năm 1989 Mc Farland là người đầu
tiên dùng đường rạch kiểu đường hầm cho phẫu thuật TNTTT và đặt TTT
9
nhân tạo không cần khâu. Năm 1990 Paul Ernest giải thích cơ chế “Van 1
chiều” của đường rạch kiểu đường hầm đảm bảo cho việc đóng vết mổ nhờ
vạt giác mạc sau.
- Kích thước vết mổ:
Kích thước vết mổ nhỏ nhất từ 2,8-3,2mm. Kích thứơc lý tưởng bằng
3,14mm (tương ứng với một nửa chu vi của đầu phaco tip có bọc silicone)

L = Pi x D/2
Trong đó:
L = chiều rộng của vết mổ.
Pi: 3,1416
D: Đường kính của đầu phaco tip có bọc silicone: 2mm.
Một đường rạch 3,2mm tương ứng với một đường hầm có đường kính
là 2mm, để lại 0,1mm ở hai phía của áo silicone để thoát nước ra khỏi tiền
phòng. Sự thoát nước này có vai trò điều hoà lưu lượng nước tưới, hút và và
để làm nguội đầu phaco tip bằng titane. Lớp áo teflon bao quanh đầu phaco
tip (bên trong lớp áo silicone) cho phép tránh sự đè bẹp lớp áo silicon. Sự
thêm của lớp áo này cho phép có thể thực hiện đường rạch nhỏ hơn (2,8mm)
mà không sợ làm hỏng mép mổ [26].
Ngày nay các tác giả còn tạo ra những vết mổ nhỏ hơn nữa cho phẫu
thuật TNTTT: Agarwal A. (2001): 0,9mm [5] và Tsuneoka H. (2002) [19],
Hayashi T. (2002) : 1,4mm với đầu phaco tip không có lớp silicone bọc ngoài.
Tuy nhiên khi kết thúc phẫu thuật các tác giả lại phải mở rộng thêm vết mổ để
đặt TTT nhân tạo.
Theo đại đa số các tác giả thì kích thước vết mổ lớn nhất mà không gây
thay đổi đến hình thể giác mạc là khoảng 3,2mm [16,21].
10
- Vị trí vết mổ: Có 4 vị trí vết mổ: phần tư trên (superỉo quadrant) phía
thái dương (the temporal quadrant) chéo (obliquely: supero - temporal sector)
hoặc trên kinh tuyến cong nhất (in corresspondence to the axis of greatest
curvature). Trên 4 vị trí này người ta có thể thực hiện 3 loại đường rạch khác
nhau [20].
+ Đường rạch trên củng mạc (scleral incision hay sclero - conrneal
incision).
+ Đường rạch vùng rìa (in correspondence to the limbus): Còn gọi là
đường rạch giác mạc gần trong (near - clear incision): đường rạch nằm ở phía
trước cung mạch máu vùng rìa.

Chọn vị trí của đường rạch phụ thuộc vào hai mục đích: Giảm loạn thị
do phẫu thuật và giản tiện cho phẫu thuật. Đường rạch giác mạc phía thái
dương là đường rạch đảm bảo được cả hai mục đích này. Vì lý do này mà
ngày nay đường rạch giác mạc phía thái dương được các phẫu thuật viên lựa
chọn nhiều nhất [1,10,16,22,24,25,27].
- Cấu trúc vết mổ: dù cho điểm khởi động đầu ở đâu (trên củng mạc,
trên vùng rìa hoặc trên giác mạc trong) vết mổ phải kéo dài trong giác mạc và
kết thúc vẫn là xuyên thủng giác mạc để vào tiền phòng [2,16,27].
+ Đường rạch trên củng mạc (sclero - corneal incision): bộc lộ nhãn
cầu bằng vành mi, đặt chỉ giữ cơ thẳng trên để cố định nhãn cầu.
Tạo nạo kết mạc sát rìa, bộc lộ củng mạc và đốt cầm máu. Đường rạch
đầu tiên vuông góc với củng mạc, cách rìa 1,5-mmm, sâu ½ chiều dày củng
mạc, sau đó dùng lưỡi dao tù đầu phẫu tích về phía trước song song với mặt
củng - giác mạc đi vào phần giác mạc trong để tạo một đường hầm, tức là
phải dài tối thiểu 2-3mm [16]. Những lực từ phía ngoài đè lên vết mổ, từ phía
trong đẩy nắp vạt giác mạc bên trong lên có khuynh hướng làm bít mép mổ
một cách tự nhiên [27].
11
Những ưu điểm của đường rạch củng mạc
* Bảo toàn mặt ngoài của giác mạc.
* Giảm loạn thị do phẫu thuật.
* Khi cần thiết có thể chuyển sang kỹ thuật mổ ngoài bao.
* Nhược điểm:
* Cần phải mở kết mạc, đốt cầm máu và động tác này có thể gây tăng
thêm độ loạn thị do phẫu thuật.
* Thường gây chảy máu củng mạc.
* Khó mổ cho những mắt lõm.
* Có nguy cơ xuất huyết tiền phòng.
* Xét bao hình tròn khó khăn hơn.
+ Đường rạch vùng rìa (near - clear incision)

Tạo nạo kết mạc nhỏ sát rìa, bộc lộ củng mạc cách rìa khoảng 2-3mm,
đốt cầm máu. Sau đó người ta có thể thực hiện 3 kiểu đường rạch tuỳ theo phẫu
thuật viên: đường rạch mặt phẳng đơn, bản lề, đường hầm, hình bậc thang ở vùng
rìa củng giác mạc phía sau cung mạch máu vùng rìa 0,5mm [16].
+ Đường rạch trên giác mạc (clear corneal incision): được bắt đầu ở
giác mạc trong ngay trước hoặc ngay sát cung mạch máu vùng rìa. Đường
rạch có thể là mặt phẳng đơn (single plane), bản lề (hinge) hoặc đường hầm
hình bậc thang (triplane - three step incision, en marche d’escalier) [1, 16,
23]. Dù cho đường rạch loại nào thì nguyên tắc của một đường hầm phải được
bảo toàn. Tất cả các đường rạch này đều được các phẫu thuật viên sử dụng
rộng rãi trong thập niên vừa qua và đem lại những kết quả tốt [16].
12
Đường rạch giác mạc hình bậc thang được tiến hành như sau: Người
ta sử dụng dao kim cương hoặc bộ hai lưỡi dao kim loại: dao 15
0
và dao
3,2mm tạo vết mổ theo ba bước [2,27]:
Bước 1: Đường rạch vuông góc với giác mạc ở ngay sát cung mạch máu
vùng rìa và sâu khoảng ½ chiều dày, dài khoảng 3,2-3,5mm bằng dao 15
0
.
Bước 2: tạo mặt phẳng thứ 2 song song tuyệt đối với mặt phẳng củng
giác mạc, dài 1,5-2mm (bằng dao 3,2mm).
Bước 3: Mở vào tiền phòng theo một mặt phẳng chéo song song với
mặt của mống mắt (bằng dao 3,2mm)
*Ưu điểm của đường rạch giác mạc (Clear corneal incision [27]).
* Không cần phẫu tích kết mạc và củng mạc, như vậy kết mạc được bảo
tồn để dành cho phẫu thuật glôcôm khi cần, có thể tiến hành với nhỏ tê tại chỗ.
* Tạo vẻ đẹp thẩm mỹ cho con mắt ngay sau mổ (như là con mắt không mổ).
* Không có chảy máu.

* Quan sát các thành phần nội nhãn dễ dàng hơn vì đường rạch ngắn
hơn đường rạch củng giác mạc và ít gây nếp nhăn giác mạc.
* Mở bao hình tròn sẽ dễ sàng hơn và tròn hơn.
* Tán nhuyễn thể thuỷ tinh dễ hơn.
* Rút ngắn thời gian phẫu thuật, cần ít dụng cụ phẫu thuật.
* Có thể tưới thấm nước vào nhu mô giác mạc khi kết thúc cuộc mổ
giúp cho việc khép kín vết mổ dễ dàng hơn.
Đường rạch giác mạc phía thái dương được Fine áp dụng lần đầu tiên
năm 1992 và ngày nay đường rạch này được ưa chuộng bởi đại đa số phẫu
thuật viên.
13
Ưu điểm của đường rạch giác mạc phía thái dương:
* Giản tiện cho phẫu thuật: không phải khâu cố định cơ trực, có thể mổ
bằng phương pháp nhỏ tê bề mặt bằng Dicaine.
* Phẫu thuật thường rộng hơn, dịch lưu thoát dễ dàng hơn, không chịu
ảnh hưởng bởi trán ở phía trên.
* Nhãn cầu không bị đẩy xuống phía dưới như khi mổ ở phía trên [4]
mặt bằng mống mắt song song với ánh sáng kính hiển vi, ánh hồng đồng tử
(red reflex) tăng lên và sự quan sát các cấu trúc trong mắt tăng lên rõ rệt.
* Cụng cụ phẫu thuật tiếp cận với vết mổ dễ dàng hơn.
* Vùng giác mạc phía thái dưong xa trục thị giác nhất, vì thế vùng dẹt
phẳng quanh vết mổ ít ảnh hưởng đến trục thị giác nhất, giảm độ loạn thị do
phẫu thuật [16,27] .
* Hậu phẫu: đường rạch củng mạc phía thái dương dễ lành sẹo hơn vì các
hoạt động của mi tạo điều kiện cho vết mổ áp sát tốt hơn, còn đối với vết mổ
phía trên thì trọng lực mi và khi chớp mắt sẽ tạo ra một sự cọ sát vào vết mổ.
Năm 1994 Schimuzu (Nhật Bản) đã nghiên cứu đo giác mạc trên vài
chục người và đã đưa ra sơ đồ giải thích ưu điểm của đường rạch giác mạc
phía thái dương; vùng rìa giác mạc phía thái dương cách trục thị giác
6,23mm, trong khi đó vùng rìa thị giác mạc phía trên chỉ cách trục thị giác

5,20mm.
Ngoài ra, những nghiên cứu của các tác giả còn chỉ ra rằng đường rạch
giác mạc bậc thang phía thái dương có tác dụng làm giảm tổn thương hàng
rào máu thuỷ dịch, giảm phản ứng viêm sau mổ [10,16,27]. Dick [10] nghiêu
cứu trên 200 bệnh nhân mổ TNTTT chia 2 nhóm: nhóm 1 với đường rạch bậc
thang củng giác mạc phía trên (12h) và nhóm 2: đường rạch giác mạc bậc
14
thang phía thái dương. Kết quả phản ứng viêm ở tiền phòng thấp hơn có ý
nghĩa thống kê ở nhóm mổ giác mạc bậc thang phía thái dương, đặc biệt trong
3 ngày sau mổ.
3.2. Xé bao hình trong liên tục (CCC):
Năm 1984 Gimbel H.V (Canada) và Neuhann T. (Đức) đã cùng lúc
nghĩ ra và giới thiệu phương pháp xé bao hình tròn liên tục (Continuous
Circular Capsulorhexis: CCC) góp phần quan trọng làm cho phẫu thuật
TNTTT thành công [8,28,30].
Mở bao được thực hiện bởi một kim 26 gauge được gấp 2 lần và trong
một tiền phòng chứa đầy chất nhầy. Người ta chọc thủng bao trước của TTT ở
trung tâm, sau đó rạch hơi chéo về phía ngoại vi khoảng 2-3mm, lật một vạt
bao trước và tiếp tục xé theo đường tròn360
0
bằng kim gauge hoặc bằng cặp
xé bao. Sự gặp nhau của hai bờ sẽ được thực hiện từ ngoài vào trong để tránh
rách dọc ra ngoại vi. Đường xé này tốt nhất là hình tròn với đường kính lý
tưởng là từ 5-6mm [28,29].
3.3. Thì tách nước (hydrodissetion): nhằm mục đích xoá bỏ dính giữa bao và
toàn bộ nhân trung tâm, lớp vỏ chu biên [21,28,30].
Dùng kim đầu tù gauge 27 bẻ góc, gắn với bơm tiêm 3ml có chứa dung
dịch ringer lactae, luồn kim dưới bờ bao trước ở vị trí 6-9h, nâng nhẹ nhàng
bao lên, bơm từ từ liên tục cho đến khi thấy một sóng nước lan toả qua điện
đồng tử. ngay sau đó người ta dùng kim ấn nhẹ lên mặt nước TTT, giúp hoàn

thiện sự lan toả của lớp nước mỏng trong bao. Việc tách nước này, nếu hoàn
hảo sẽ cho phép xoay toàn bộ nhân và lớp vỏ nhân trong bao TTT.
15
3.4. Tách giữa các lớp nhân TTT (hydrodelineation, hydrode - marcation)
[28,30].
Người ta đưa một đầu kim tù cắm vào trong chiều dày của TTT ở bờ
xích đạo của nhân trung tâm, bơm một lượng nước nhỏ, bơm đều cho phép
tách phần nhân cứng ra khỏi phần nhân mềm và được thể hiện bằng một vòng
nhẫn vàng rất đẹp (goden ring) nằm giữa nhân trung tâm và lớp thượng nhân).
3.5. Kỹ thuật tán nhuyễn TTT [8,17,28,30]:
Có rất nhiều kỹ thuật TNTTT: kỹ thuật TNTTT trong tiền phòng (in the
chambe anterior), trên diện đồng tử (in the plane pupillary), kỹ thuật trongg
hậu phòng (intrasaccular) và kỹ thuật mổ trong bao (intercapsular,
endocapsular).
- Những kỹ thuật đầu tiên (kỹ thuật TNTTT trong tiền phòng: đây là
kỹ thuật đầu tiên của Kelman (1970). Người ta làm lệch nhân ra tiền phòng
rồi TNTTT trong tổ chức (phaco in situ), kỹ thuật này là cha đẻ của tất cả các
kỹ thuật TNTTT khác, tuy nhiên làm tổn hại nội mô nhiều và đã bị bỏ rơi [8].
Ngày nay, những kỹ thuật hiện đại của phẫu thuật TNTTT là tán
nhuyễn nhân TTT ngay trong bao. Những kỹ thuật hiện đại này chỉ ra đời sau
năm 1948, sau khi Gimbel H.V và Neuham T. phát minh ra xé bao hình tròn
liên tục (CCC). Những nguyên tắc của TNTTT hiện đại là di động nhân, sau
đó làm mỏng nhân và chia nhân có đường kính khoảng 10mm ở ngay trong
bao TTT thành những mảnh nhỏ, có thể chui qua lỗ xé bao trước (CCC) với
đường kính lý tưởng là 5-6mm. Việc chia nhân được thực hiện bằng 2 dụng
cụ: đầu phaco tip và cái chẻ nhân (chopper). Đầu tiên người ta gọt trung tâm
nhân để làm mỏng nhân, sau đó bẻ gãybằng 2 tay với nhân cứng, hoặc bằng
sức hút đơn thuần (succion ) với nhân rất cứng [8].
16
Có rất nhiều kỹ thuật TNTTT được áp dụng. Tuy nhiên, có 5 kỹ thuật

được các tác giả sử dụng nhiều nhất:
- Kỹ thuật “Chip anh flip” là một kỹ thuật TNTTT trong bao
(endocapsula) được Howard Fine giới thiệu năm 1991. Năm 1993 Maloney và
Fine cải tiến lại gọi là Crack an Flip: Kỹ thuật này thường dùng cho nhân
mềm [9,17,28].
Kỹ thuật bao gồm 3 thì.
+ Thì 1: Tách nước và tách lớp giữa nhân và lớp thượng nhân.
+ Thì 2: Gọt bên trong nhân tạo thành một cái bát : Bowl
+ Thì 3: Tán nhuyễn lớp mỏng nhân ở xích đạo và xoay nhân bằng việc
hút vào lớp thượng nhân ở phía 6 giờ.
- Kỹ thuật Divide anh Conquer Nucleofractí (1986)
Được giới thiệu bởi Gimbel năm 1986, là kỹ thuật đầu tiên thực hiện
việc chia nhỏ nhân và tán nhuyễn nhân. Sau khi xé bao , tách nước và xoay
nhân, người ta dùng đầu phaco tip tạo hai rãnh hình chữ thập trong nhân TTT
ở trong diện lỗ xé bao (CCC) rồi dùng đầu phaco tip và dụng cụ thao tác phụ
tách nhân thành 4 mảnh, sau đó hút từng mảnh về một trung tâm để tán
nhuyễn [11,31].
- Kỹ thuật Phaco Chop của Nagahara (1993)
Được giới thiệu bởi Nagahara năm 1993 tại Hội nghị ASCRS ở Seattle,
Phaco Chop là một kỹ thuật chẻ nhân đơn thuần đầu tiên. Sau khi xé bao
tước và tách nước, đầu phaco tip vào phần trên của nhân TTT càng gần
với bờ của lỗ xé bao càng tốt. Cái chẻ nhân (chopper) được đưa vào qua
lỗ phụ, đặt ở kinh tuyến 6h phía dưới của bao trước, càng xa chu biên và
càng sâu càng tốt [8].
17
Khi đầu phaco tip giữ vững nhân, chopper cứa và bẻ nhân, khi gần tới
đầu phaco tip, chopper di chuyển sang trái, trong khi đó đầu phaco tip di
chuyển sang phải để chẻ nhân làm 2 phần. Động tác của cái rìu chẻ cây và
được gọi là kỹ thuật chop ngang. Nguyên tắc của động tác dựa ngay trên cấu
trúc của nhân, nhân rất dễ được chẻ như người ta chẻ củi. Sau khi đã chẻ nhân

thành 2 phần, người ta xoay nhân 90
0
và lúc này đường chẻ nằm ngang. Người
ta cố định và chẻ nửa dưới nhân thành 2 đến 4 mảnh tùy theo độ cứng của
nhân TTT. Sau đó đưa từng mảnh nhân vào diện đồng tử để tán nhuyễn. Kỹ
thuật Phaco Chop thường chỉ định cho những nhân quá cứng (độ IV, V) hoặc
những nhân quá khó đối với các kỹ thuật TNTTT trước đây [8,14,17,18].
Cái chopper được khuyên dùng cho kỹ thuật Phaco Chop cần có bờ
trong sắc, bờ ngoài tù để bảo vệ cho bao sau khỏi rách (như cái Boule)
- Kỹ thuật Stop and Chop của Paul S.Kock (1993): được giới thiệu
bở PaulS.Kock năm 1993 [17, 32].
Đây không phải là kỹ thuật chẻ nhân đơn thuần như kỹ thuật Phaco
Chop mà là kỹ thuật phối hợp cùng một lúc cả hai ưu điểm của Kỹ thuật
Divide anh Conquer (chia nhân ở trung tâm bằng một cái rãnh), với ưu điểm
của kỹ thuật Phaco Chop (chẻ nhân) [8]. Sau khi hút hết lớp thượng nhân bề
mặt TTT, người ta đào một rãnh ở trung tâm chủa nhân đủ sâu (khoảng 90%
chiều dày) và rộng bằng một nửa đường kính của đầu phaco tip. Sau đó người
ta luồn hai dụng cụ vào thành của rãnh, tách nhân ra thành 2 mảnh (giống kỹ
thuật Divide anh Conquer). Xoay nhân 90
0
rồi thực hiện kỹ thuật chop ngang
(giống kỹ thuật Phaco Chop) để chia mỗi nửa nhân thanhg hai hoặc nhiều
mảnh nhỏ, đưa từng mảnh nhân vào trung tâm để tán nhuyễn.
- Kỹ thuật Phaco Quick Chop: Được giới thiệu bởi David Dillman.
Ngoài ra, các tác giả khác cũng giới thiệu hai kỹ thuật tương tự: Stop, Chop,
18
Chop anh Stuff (Neuhann T.,, Vasavada A.)’; Phaco Crack (Pfielfer V.) [8].
Kỹ thuật Phaco Quick Chop khác với kỹ thuật Phaco Chop là vị trí của
chopper: chopper trong kỹ thuật Phaco Chop được đặt ở xích đạo TTT , còn
trong kỹ thuật Phaco quick Chop, chopper được đặt trên mặt trước của nhân

TTT, ở trước hoặc cạnh chỗ mà đầu phaco tip đâm vào. Động tác của chopper
ở đây giống như động tác của con dao ở tư thế đứng (kỹ thuật chop đứng). Kỹ
thuật này được hưởng ứng và phát triển rất nhanh vì các phẫu thuật viên cho
rằng việc đặt chopper ở xíc đạo TTT và dưới bao trước trong kỹ thuật Phaco
Chop là cực kỳ nguy hiểm. Hơn thế nữa kỹ thuật này có thể sử dụng cả cho
nhân mềm, nhân trung bình, nhân cứng và ngay cả khi đồng tử nhỏ, với một
lỗ xé bao nhỏ [8,15]
Người ta đâm sâu đầu phaco tip vào trung tâm nhân TTT, hút giữ chặt
nhân. Chopper được đưa vào qua vết mổ phụ, phẫu thuật viên dùng cán của
chopper như một điểm tựa, ấn đầu của choolper xuống nhân TTT.
Khi Chopper đã xuyên và đâm xuống TTT, người ta đồng thời nâng
nhân lên, tạo một lực xoắn (shearing forcee) bẻ nhân TTT. Vào thời điểm này,
người ta tachs hai dụng cụ ra một cách nhẹ nhàng để bẻ nhân qua toàn bộ
chiều dày nhân. Phẫu thuật viên có thể kiểm tra bẻ nhân đã hết chiều dày hay
chưa, sau đó xoắn nhân, tiếp tục dùng đầu phaco tip đâm vào nyhana và làm
động tác chop cứng để chia nhân thành nhiều mảnh. Nhân càng cứng thì số
lượng mảnh nhân cần được chia ra càng nhiều.
3.6. Thì rửa, hút (irrigation anh aspiration)
Thì này dùng để rửa - hút các vỏ nhân TTT (sau khi đã kết thúc thì tán
nhuyễn nhân). Người ta dùng đầu rửa hút đưa vào qua vết mổ chính xuống
dưới bờ lỗ xé bao với lỗ hút quay lên phía trên và hướng vào lớp vỏ TTT. Một
khi lớp vỏ TTT đã bị hút sâu vào lỗ hút thì phẫu thuật viên xoay nhẹ lỗ hút
hướng về phía trung tâm đồng tử giúp lớp vỏ TTT dễ dàng tách khỏi bao và bị
19
hút đi. Phẫu thuật viên lần lượt hút hết lớp vỏ từ TTT từ vị trí này đến vị trí
khác tùy theo thói quen của phẫu thuật viên, nhưng tốt nhất là hút lớp vỏ ở vị
trí 12h trước. Áp lực hút trong thì rửa hút là 400-500mmHg, tốc độ dòng chảy
là 25ml/phút. Nếu cần thiết đánh bóng bao sau (polish) thì áp lực hút được đặt
là 5mmHg, tốc độ dòng chảy 5ml/ phút [2,28].
3.7. Đặt thể thủy tinh nhân tạo: Sau khi đã lấy hết vỏ nhân và đánh bóng bao

sau. Người ta bơm chất nhầy vào tiền phòng và trong bao TTT, chất nhầy phải
làm đầy tiền phòng và làm căng bao TTT.
Dùng dụng cụ gấp nhân gập đôi bộ phận quang học (optic) của nhân
mềm lại và dùng loại kẹp đặt nhân mềm cặp vào nhân đã được gấp đôi đưa
vào tiền phòng qua vết mổ. Lúc này optic nằm nghiêng, càng trước thuận
chiều, nhưng càng sau lại ngược chiều. sau khi càng trước xuống dưới bờ bao
trước, xoay nhẹ đồng thời nhả kẹp đặt nhân để mở dần optic ra. Optic sẽ từ từ
Xoay và mở ra làm cho càng sau thành thuận chiều. Rút kẹp đặt nhân ra rồi
dùng dụng cụ xoay nhân để đưa càng sau vào trong bao TTT [2,31].
3.8. Rửa sạch chất nhầy còn sót lại trong tiền phòng và trong bao bằng đầu
rửa hút (I/A)
3.9. Kết thúc phẫu thuật: bơm dung dịch ringer lactacte vào tiền phòng để tái tạo
tiền phòng, đồng thời bơm phù mép giác mạc cho khít mép mổ cho đến khi thấy
mống mắt phẳng ra. Kiểm tra độ khít của vết mổ bằng độ sâu ổn định của tiền
phòng. Chú ý để nhãn áp sau mổ vừa phải.
III. KẾT LUẬN
Phương pháp phaco ra đời là một cuộc cách mạng trong phẫu thuật đục
thể thủy tinh: vết mổ nhỏ lành sẹo nhanh, độ loạn thị do phẫu thuật thấp, phục
hồi thị lực nhanh và cao. Ngày nay phẫu thuật TNTTT đã phát triển rộng khắp
trên thế giới. Ở Việt Nam với việc áp dụng và triển khai từ năm 1995 đã góp
phần tích cực trong công tác giải phóng mù lòa tại các tỉnh.
20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng việt
1. Hội nhãn khoa Thành phố Hồ Chí Minh (2001), thông tin Y khoa
Wlliam F, Maloney, “Kỹ thuật Phaco: Đường mổ trên giác mạc”, Bản
tin nhãn khoa, 11,tr.28 – 29.
2. Thái Thành Nam ( 2000) “Đánh giá kết quả điều trị đục thể thủy tinh
bằng kỹ thuật nhũ tương hóa” Luận văn chuyên khoa cấp II, Bộ y tế,
Trường Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

3. Nguyễn Hữu Quốc Nguyên, Tôn Thị Kim Thanh ( 2004) “ phẫu
thuật nhập môn ‘ Nhà xuất bản y học Hà Nội; Hà Nội.
4. Lâm Kim Phụng ( 2002) Nghiên cứu về tương quan giữa tỷ lệ mất tế
bào nội mô và thời gian nhũ tương hóa TTT, “Luận văn chuyên khoa
cấp II, chuyên nghành mắt, Bộ giáo dục và đào tạo, trường Đại học Y
dược thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
Tiếng anh
5. Alió Jorge L., MD, PhD, M. Emilia Muler, MD, PhD, Ahmad M.M.
Shalaby, MD, Waid H. Attia,MD,PhD (2002), phacoemulsification in
the anterior champer”, J. Cataract refract Surg,28, pp.67-75.
6. Basic and clinical course (1994- 1995) “ Section 11: Lens and cataract”
American Academy of Ophthalmology Nguyến Đức Anh, Hà Huy
Tiến, dịch từ nguyên bản.
7. Buratto L., MD – P. Narboni, Md – R/ Firrincieli, MD (2003).
“Developments in cataract surgy”, phacoemulaifieation principles and
techniques, SLACK pp. 1-36.
21
8. Buratto L., MD – M. Zanini Barboni, MD – G., Savini, MD (2003).
“Techniques of phacoemulaifieation”, Phacoemulsification principles
and techniques, SLACK pp. 97 – 148.
9. Calvin W., Robert M.D., Karen M, Brenan R.N. (1995), “A
comparison of topical dicloferac with prednisolone for postcataract
inflammation”, Arch Ophthalmol, 113, pp. 25-727.
10. Dick H.B Lavery K.T., kisssling L.A (1994 - ), relative strength of
sclenal comal and clear comeal insion constructed in cadaver
eyes.Cataraxt Refract Surg, 20,pp626 – 629.
11. Gimbel H.V,. MD, Furlong MPH – M, Hedayi, MD – R,. MD (2003), ‘
Divide and Conquer, Nuecefractis. tchniques”, phacoemalsification
principles and techniques, SLACK, pp. 295 – 302.
12. He S, Li X., Liu T., Zhang K., Huang K., Wang H. (1996), “Cataract

extraction by phacoemulaifieation in situ and clliptical inttraccular lens
implantation”, Zhonghua Yan Ke Za Zhi, Sep, 32(5), pp. 326 – 332.
13. Jacob S., Agarwal A., Agarwal A., Agarawal S., Chowdhary S.,
Chowdhary R., Bagmar A.A. (2002), “Trypan bluc as adjunet for safe
phacoemulaifieation in eyes wih white cataract”, J Cataract Refra64ct
Surg, Oct, 28 (10), pp. 1819-25.
14. Miyata K,. Nagamoto T(2002),” Effiency and safety of the sofr shell
technique in cases with ahars lens nuelecus”,. JCataract Rejraet Susg
Sep, pp. 1546 – 1550
15. 15.Nichamin L.D., MD(2003),”phaco Quich Chop”,
phacoemulsification principles and techniques, SLACK,pp.321-324.
22
16. Savini G., MD – M. Zanini, MD – L, Buratto, MD (2003), “Chapter 3:
Incisions”, Phacoemulsification principles and Techniques, SLACK,
pp. 325-329.
17. Steinert R.F., MD (1995) “Chapter 12: techniques of
phacoemulaifieation”. Cataract surgery, Ed. W. B. Saunders Company,
pp. 148-180.
18. Steinert R.F., MD (2003), “technique of phaco chop”,
phacoemulaifieation principles and techniques, LACK,pp. 325 – 329.
19. Tsuncoka H., MD, Ahiba T., MD, Takahashi Y., Md (2002) “Uhiasonic
phacoemulasi fication using a 1.4 mm incision: clinical results”, J
Cataract Refract Surg 28, pp. 81-86.
20. Wang W., Jia L., Yang G. (2001). “Phacoemulsification for short eye
axis cataract”, Zhonghua Yan Ke Za Zhi, Now, 37 (6), pp. 440-2.
21. Zanini M., Savini MD – G., Buratto MD – L., MD
(2003), posterior capsule”, Phacoemulsification
Principales and Techec SLACK, pp. 173 – 177.
22. Agarwal A., MS(2001) “phaconic: phacoemulsification through a
0,9mm corneal incision”, J Cataract Refract Surg,27,pp.1548-1522.

22. Collignon – Brach, J.D., Ravet D., Robe – Collognon, N. (2000),
“Indecation chirurgicales dans la coexistence de cataracte et de
glaucôme”, Bull.Soc, belge Ophtslmol. rapp ort, pp.11-36.
23. Douenne H.L. (1996), “Implants souples et astigmatisme
postopéeatoire”, Visions internationales, Dec (71), pp.38 -40
24. Hachet E, (1996), “Les incisions de phacoemulsifcation”, Le Meilleur
d’ option Opsa, pp.3-5.
23
25. Hagege J.A., Ganem J., (1995), “Phaco – esmulsification cing sur
cing” Coup d’oeil (57), pp.23-38.
26. Lebuison D.A.Laroche L. (1996) “Lesincision courtes” Chirurgie de
lacataracte, Masson, Paris, pp. 153 – 171.
27. Milazzo S., Turur P. (1993) ‘‘Phacoemulsifcatio” Editions techniques,
Encyl.Mé. Chr., Pars, France, Ophthalmologie, 21-250-C-50-1-12.
28. Montard M., Laroche L,. Monefire G. (1996), ‘‘Les principes biomé
caniques de la phacoémulsication’’, Chirurgie de la catarate, Masson,
Paris, pp, 197 -202.
29. Montrad M,. Crozafon P,. Laroche L. (1996) ‘‘Les techniques de
phacoémulsication’’ Chirugir de la cataracte, Massson, Paris, pp.206 – 2031.
30. Ronan S,. Givort G., Ullem M (2002) ‘‘Correction chirurgicale
combnée de l astigmatisme préxistant dans la chiruggie du cristallin »,
Chirugie de L’astimatisme, Masson, Paris, pp.624 -630.
31. Vo Tan P. (1996), ‘‘Le stop and chop’’, Rejlexions Ophthalmogiques
Oct 1 (1), pp.9-10.
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
- TTT Thể thủy tinh
- TNTTT Tán nhuyễn thể thủy tinh
- CS Cộng sự
- TL Thị lực
- HAS Hướng ánh sang

- CCC Xé bao hình tròn liên tục
- ECCE Phẫu thuật lấy thể thủy tinh ngoài bao
- ICCE Phẫu thuật lấy thể thủy tinh trong bao
- BSS Balanced
Những từ tiếng anh được sử dụng nguyên bản
Chopper Cái chẻ nhân
Chop Động tác chẻ nhân
Ringer lactated Dung dịch nước muối 9%
Spatul Dụng cụ mổ có bề mặt trơn láng bằng phẳng
Pulse Siêu âm dạng từng nhịp
Burst Siêu âm dạng xung
Optic Phân quang học của TTT nhân tạo
Divide and Conquer Kỹ thuật chia nhỏ nhân và chinh phục
Chip and Flip Kỹ thuật bào và lật
Stop and Chop Kỹ thuật dừng và chẻ nhân
Phaco Chop Kỹ thuật chẻ nhân
Quick Chop Kỹ thuật chẻ nhân nhanh
Stop, Chop, Chop and Stuff Kỹ thuật dừng, chẻ, chẻ và ăn nhân
U/S power Năng lượng siêu âm
Vacuum Áp lực hút chân không
Flow rate Lưu lượng dòng chẩy
MỤC LỤC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
II. PHẪU THUẬT TÁN NHUYỄN THỂ THỦY TINH 1
1. Nguyên lý và nguyên tắc cơ sinh học của việc TNTTT bằng siêu âm 1
2. Cấu tạo của máy TNTTT 2
2.1. Dụng cụ phẫu thuật: Bao gồm các tay cầm nối vào thân máy: đầu
phaco, đầu rửa hút, đầu nhiệt đông, đầu cắt dịch kính 2
2.2. Thân máy: thực hiện những chỉ định sau [28] 7
2.3. Bàn đạp điều khiển: Bàn đạp điều khiển là vật trung gian giữa phẫu

thuật viên và hoạt động của máy TNTTT. Hoạt động của bàn đạp
rất tinh tế và hoàn toàn phụ thuộc vào sự thành thạo của phẫu thuật
viên. Bàn đạp điều khiển có 4 tư thế, bắt đầu từ tư thế 0 và chuyển
dần sang tư thế 1,2,3 tuỳ thuộc vào mức đạp chân trên bàn đạp
[8,21,28] 7
3. Phẫu thuật tán nhuyễn TTT bằng siêu âm: 8
3.1. Đường rạch vào nhãn cầu: 8
3.2. Xé bao hình trong liên tục (CCC): 14
3.3. Thì tách nước (hydrodissetion): nhằm mục đích xoá bỏ dính giữa
bao và toàn bộ nhân trung tâm, lớp vỏ chu biên [21,28,30] 14
3.4. Tách giữa các lớp nhân TTT (hydrodelineation, hydrode -
marcation) [28,30] 15
3.5. Kỹ thuật tán nhuyễn TTT [8,17,28,30]: 15
3.6. Thì rửa, hút (irrigation anh aspiration) 18

×