Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Luận văn công nghệ thông tin xây dựng ứng dụng tổng đài tin nhắn cung cấp thông tin cho sinh viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 57 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN



BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC



XÂY DỰNG ỨNG DỤNG TỔNG ĐÀI
TIN NHẮN CUNG CẤP THÔNG TIN
CHO SINH VIÊN

NGUYỄN NGỌC THÁI HIỂN
BẾ PHẠM PHƯƠNG THẢO


BIÊN HÒA – 12/2012
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN



BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC



XÂY DỰNG ỨNG DỤNG TỔNG ĐÀI
TIN NHẮN CUNG CẤP THÔNG TIN
CHO SINH VIÊN


Sinh viên thực hiện: NGUYỄN NGỌC THÁI HIỂN
BẾ PHẠM PHƯƠNG THẢO
Giáo viên hướng dẫn: ThS. PHAN MẠNH THƯỜNG

BIÊN HÒA – 12/2012
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1: THỰC TRẠNG 6
1.1 Tình hình chung: 6
1.2 Thực trạng các phần mềm đã có 6
1.2.1 Các phần mềm trong nước 7
1.2.1.1 iNet Smart SMS 7
1.2.1.2 VCtel SMS Media 7
1.2.1.3 Sitek SMS 8
1.2.2 Các phần mềm ngoài nước 9
1.2.2.1 BulkSMS Text Messenger 9
1.2.2.2 Ozeki NG – SMS Gateway 9
1.2.2.3 SMSgee PC SMS Gateway Server 11
1.2.3 Ưu và nhược điểm của các chương trình trên 12
1.3 Kết luận Chƣơng 1 12
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 14
2.1 Áp dụng các kỹ thuật về Tin Học 14
2.1.1 Sơ lược về ngôn ngữ lập trình Java 14
2.1.1.1 Ngôn ngữ lập trình Java 14
2.1.1.2 Tìm hiểu về Socket trong Java 16
2.1.1.3 Tìm hiểu về Thread trong Java 18
2.1.1.4 Tìm hiểu về Swing Java 19
2.1.2 Sơ lược về Eclipse 20

2.1.3 Sơ lược về Android 21

2.1.4 Hệ quản trị Cơ Sở Dữ Liệu Microsoft SQL Server 2008 Developer Edition 23
2.2 Kết luận Chƣơng 2 25
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ HOÀN THIỆN 26
3.1 Sơ đồ và nguyên tắc hoạt động của hệ thống 26
3.1.1 Sơ đồ hoạt động của hệ thống 26
3.1.2 Nguyên tắc hoạt động của hệ thống 26
3.2 Phân tích thiết kế 27
3.2.1 Xác định thực thể 27
3.2.2 Mô hình thực thể kết hợp 29
3.2.3 Mô hình vật lý 30
3.2.4 Chuyển mô hình Thực Thể Kết Hợp sang mô hình Quan Hệ 31
3.2.4.1 Mô tả chi tiết quan hệ 32
3.2.4.2 Tổng kết các quan hệ 34
3.2.4.3 Tổng kết các thuộc tính 34
3.3 Báo cáo kết quả đạt đƣợc 36
3.3.1 Ứng dụng chạy trên thiết bị điện thoại Android 36
3.3.1.1 Giao diện cài đặt địa chỉ IP 38
3.3.1.2 Giao diện xử lý các tin nhắn tới 39
3.3.2 Ứng dụng chạy trên máy tính 42
3.3.2.1 Tìm hiểu cách hoạt động chương trình 43
3.3.2.2 Giao diện chức năng Dịch Vụ 45
3.3.2.3 Giao diện chức năng Thẻ Cú Pháp 46
3.3.2.4 Giao diện chức năng Thông Báo 47
3.3.2.5 Giao diện chức năng Thống Kê 48
3.3.2.6 Giao diện chức năng đưa dữ liệu vào hệ thống 48
3.4 Kết luận Chƣơng 3 50
KẾT LUẬN 51
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 51
NHỮNG HẠN CHẾ 52
HƯỚNG KHẮC PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN 52



Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Điện thoại di động chính thức ra đời vào ngày 3 tháng 4 năm 1973, mang tên
Motorola Dyna Tac, phát minh bởi nhà sáng chế Martin Cooper, chiếc điện thoại này
mang hình dáng gần giống với điện thoại di động ngày nay mặc dù vẫn còn khá cồng
kềnh và không phổ biến. Ngày nay, xã hội càng phát triển, nhu cầu tìm hiểu, cập nhật
thông tin của con ngƣời càng cao, nếu trƣớc đây chúng ta tiếp thu thông tin qua sách báo,
đài, tivi hoặc hiện đại hơn là Internet thì bây giờ chỉ cần có điện thoại di động, chúng ta
cũng có thể cập nhật mọi tin tức nhƣ thời tiết, chứng khoán, kết quả xổ số, bóng đá, tra
cứu…. Với sự phát triển không ngừng về tính năng, mẫu mã và đa dạng về giá cả, chiếc
điện thoại ngày càng trở nên phổ biến trong cuộc sống con ngƣời.
Mỗi năm, trƣờng đại học Lạc Hồng có hơn hàng ngàn sinh viên từ 63 tỉnh thành trên
cả nƣớc về học tập, do đó nhu cầu cung cấp, cập nhật thông tin cho sinh viên là vô cùng
cần thiết. Trƣờng đã đáp ứng nhu cầu đó bằng cách xây dựng website để sinh viên có thể
cập nhật tin tức một cách nhanh chóng nhất. Hiện tại, sinh viên có thể vào website của
trƣờng, xem bảng thông báo của khoa để cập nhật những thông tin nhƣ tin tức, lịch học,
lịch thi, điểm thi…. Tuy nhiên, đối với những sinh viên ở trọ xa nhà không có máy tính
thì việc cập nhật những tin tức mới nhất có phần khó khăn, tốn kém khi phải ra tiệm
Internet hoặc nhờ vả bạn bè. Sau mỗi kỳ thi, các sinh viên thƣờng về quê ăn Tết hoặc nghỉ
hè, đối với những bạn ở vùng sâu vùng xa điều kiện mạng Internet còn yếu kém thì vấn đề
cập nhật điểm, ngày thi lại càng khó khăn hơn.
Có thể nhận thấy với những sinh viên ở trọ hoặc những sinh viên hoàn cảnh khó
khăn có thể không có máy tính nhƣng vẫn có thể sắm cho mình một chiếc điện thoại di
động để liên lạc với gia đình, bạn bè và cũng có thể cập nhật, tìm hiểu thông tin thông qua
những tổng đài tin nhắn mà không quá tốn kém.
Nắm bắt những nhu cầu, những khó khăn, hạn chế trong việc cập nhật, tìm hiểu

thông tin của các bạn sinh viên cũng nhƣ sự phổ biến của điện thoại di động ngày nay thì
Trang 2

việc xây dựng Ứng Dụng Tổng Đài Tin Nhắn Cung Cấp Thông Tin Cho Sinh Viên là vô
cùng cần thiết và cấp bách.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Xây dựng Ứng Dụng Tổng Đài Tin Nhắn Cung Cấp Thông Tin Cho Sinh Viên
trƣờng Đại Học Lạc Hồng nhằm đáp ứng các nhu cầu cần thiết sau:
Giúp cho sinh viên có thêm hình thức để truy cập các thông tin quan trọng từ
trƣờng Đại Học Lạc Hồng thông qua tin nhắn của điện thoại di động. Ngoài ra có thể
truyền tải những thông tin quan trọng tới các sinh viên một cách linh động hơn, tự động
gửi thông tin tới sinh viên thay vì sinh viên phải tự cập nhật.
Giúp cho nhà trƣờng cùng với phụ huynh có thể theo sát việc học tập của các sinh
viên thông qua việc gửi tin nhắn chứa thông tin của sinh viên tới các phụ huynh nhằm
thúc đẩy mối quan tâm của nhà trƣờng cùng với phụ huynh tới các bạn sinh viên hơn.
Giúp cho các nhân viên quản lý hệ thống có thể dễ dàng triển khai các dịch vụ tin
nhắn cho trƣờng một cách dễ dàng và linh hoạt. Ngoài ra còn giúp cho nhân viên có thể
thống kê số lƣợng tin nhắn tới cho một dịch vụ và số điện thoại sử dụng dịch vụ.
Bên cạnh đó cùng với việc dùng thiết bị điện thoại chạy hệ điều hành phổ biến
hiện nay là Android làm trung tâm vận chuyển tin nhắn còn giúp cho Ứng Dụng Tổng Đài
Tin Nhắn có thể triển khai và xây dựng một cách đơn giản và linh hoạt hơn.
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Qua các phần mềm đã khảo sát cho thấy, các chƣơng trình hỗ trợ dịch vụ tin nhắn
điện thoại đã làm rất tốt nhiệm vụ sử dụng tin nhắn điện thoại cho việc quảng cáo thông
tin đến khách hàng cho các doanh nghiệp. Nếu áp dụng các phần mềm trên vào việc
truyền tải thông tin đến các sinh viên dƣới các hình thức nhƣ: truy vấn qua cú pháp, các
dịch vụ tự động… sẽ gặp rất nhiều khó khăn đòi hỏi phải chuẩn bị một tập tin dữ liệu sẵn
có cho từng sinh viên để có thể trả lời đến các truy xuất dịch vụ của từng sinh viên. Hơn
nữa, việc triển khai các phần mềm đòi hỏi phải chuẩn bị các thiết bị và đa số các phần
mềm đều là có phí dẫn đến những khó khăn cho các Trƣờng Đại Học và các doanh nghiệp

vừa và nhỏ bởi chi phí cho việc đầu tƣ vào hệ thống.
Trang 3

Theo thực trạng của Trƣờng Đại Học Lạc Hồng, vấn đề đặt ra là cần một phần mềm
có thể dễ dàng triển khai ở Trƣờng Lạc Hồng cũng nhƣ ở hầu hết các Trƣờng Đại Học và
doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngoài ra có thể linh hoạt và dễ dàng trong việc triển khai các
dịch vụ tin nhắn cho hệ thống.
Trong phần nghiên cứu này, nhóm tác giả xây dựng Ứng Dụng Tổng Đài Tin Nhắn
Cung Cấp Thông Tin Cho Sinh Viên. Ứng dụng này đƣợc làm theo tuần tự các bƣớc sau:
Bƣớc 1: Khảo sát thực tế hiện trạng các hình thức để lấy thông tin từ trƣờng qua các
bạn sinh viên, các khó khăn cho việc lấy đƣợc thông tin ở các bạn sinh viên. Khảo sát các
hình thức, dịch vụ đã đƣợc triển khai thông qua tin nhắn của điện thoại để biết đƣợc cách
thức hoạt động của một hệ thống hỗ trợ dịch vụ tin nhắn.
Bƣớc 2: Phân tích dữ liệu trên dữ liệu đã có để xây dựng đƣợc cơ sở dữ liệu.
Bƣớc 3: Tìm hiểu về hệ điều hành Android, các kỹ thuật lập trình trên Android nhƣ:
gửi và nhận tin nhắn trên Android, cách thức chặn lƣu tin nhắn vào trong hộp thƣ trong
Android, cách thức kết nối Android với máy tính [1] [2] [3]. Nghiên cứu lập trình Java,
cách kết nối điện thoại Android với ứng dụng Java. Bên cạnh đó nghiên cứu thêm về
Microsoft SQL Server 2008 Developer Edition để xây dựng nên ứng dụng.
Bƣớc 4: Lập trình xử lý tạo nên ứng dụng.
PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Trong thời gian thực hiện đề tài, nhóm tác giả cố gắng nghiên cứu tìm hiểu một số
nội dụng sau:
Do Ứng Dụng Tổng Đài Tin Nhắn đƣợc triển khai trên hai thành phần: thiết bị vận
chuyển tin nhắn và thiết bị xử lý dữ liệu. Với việc sử dụng thiết bị vận chuyển tin nhắn là
điện thoại chạy hệ điều hành Android phổ biến hiện nay nên nhóm tác giả đã tìm hiểu và
xây dựng ứng dụng trên điện thoại Android bao gồm các kỹ thuật nhƣ: gửi và nhận tin
nhắn, kết nối Android với thiết bị xử lý dữ liệu (máy tính cá nhân), chặn các tin nhắn
không lƣu vào hộp thƣ điện thoại. Tìm hiểu về Lập Trình Java: lập trình giao diện bằng
Java, cách thức kết nối cơ sở dữ liệu bằng Java (JDBC – Java Database Connection), lập

Trang 4

trình kết nối với thiết bị Android và tìm hiểu về hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft SQL
Server 2008.
Báo động tới nhân viên bằng tin nhắn khi có sự cố kết nối mạng giữa thiết bị vận
chuyển tin nhắn và thiết bị xử lý dữ liệu, tự động gửi lại những tin nhắn khi bị mất kết nối
giữa thiết bị vận chuyển tin nhắn với thiết bị xử lý dữ liệu.
Tạo đƣợc các dịch vụ cho hệ thống, thống kê các tin nhắn tới, hỗ trợ cách thức đƣa
dữ liệu vào hệ thống qua các định dạng tập tin: excel, xml. Ghi lại nhật ký các tin nhắn
của hệ thống.
TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài này đƣợc viết dựa trên thực tế và theo các yêu cầu cũng nhƣ khó khăn của các
bạn sinh viên, và bên cạnh đó giúp cho phụ huynh và nhà trƣờng có thể nâng cao khả
năng học tập của sinh viên hơn nên đề tài này rất phù hợp với các Trƣờng Đại Học hiện
nay.
Ứng dụng cơ bản đƣợc chia thành hai phần. Với việc sử dụng điện thoại Android
làm trung tâm vận chuyển tin nhắn dẫn đến Nhà Trƣờng có thể triển khai hệ thống một
cách dễ dàng và cài đặt đơn giản. Ngoài ra ứng dụng chạy trên máy tính đƣợc viết bằng
Java tạo nên sự đa dạng cho ứng dụng có thể triển khai ở hầu hết các hệ điều hành hiện
nay. Ứng Dụng Tổng Đài Tin Nhắn Cung Cấp Thông Tin Cho Sinh Viên là ứng dụng hỗ
trợ tạo nên sự đa dạng cho các dịch vụ tin nhắn, thống kê, hỗ trợ dữ liệu cho hệ thống, các
tính năng tự động báo khi có lỗi kết nối.







Trang 5


SƠ LƢỢC CẤU TRÚC ĐỀ TÀI
LỜI MỞ ĐẦU
Trình bày lý do chọn đề tài, tổng quan lịch sử nghiên cứu liên quan, mục tiêu nghiên
cứu, phƣơng pháp nghiên cứu, tính mới của đề tài, sơ lƣợc cấu trúc của đề tài.
CHƢƠNG 1: THỰC TRẠNG
Nêu ra thực trạng tình hình khả năng cung cấp thông tin cho sinh viên của Trƣờng
Đại Học Lạc Hồng. Từ đó, nêu ra những yêu cầu cũng nhƣ hiệu quả cho việc thực hiện đề
tài. Khảo sát một số phần mềm hiện có trong và ngoài nƣớc.
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Nêu ra những lựa chọn tin học, các vấn đề về ngôn ngữ lập trình Java, tìm hiểu về
các cách thức lập trình trong Java nhƣ: Socket, Thread, Swing… Tìm hiểu về hệ điều
hành Android và cách lập trình trong Android: gửi và nhận tin nhắn, kết nối với máy
tính…, thiết kế cơ sở dữ liệu dựa trên hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft SQL Server
2008.
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ HOÀN THIỆN
Trình bày các kỹ thuật, áp dụng để giải quyết bài toán đặt ra, từng bƣớc thực hiện
chƣơng trình nhƣ: phân tích, thiết kế cơ sở dữ liệu và viết chƣơng trình. Giao diện phần
mềm trên thiết bị Android và máy tính dùng trong triển khai hệ thống. Trình bày một vài
thử nghiệm trên chƣơng trình đã xây dựng.
KẾT LUẬN
Nêu lên những nhận xét đánh giá, hƣớng phát triển của đề tài và kết luận.




Trang 6

CHƢƠNG 1: THỰC TRẠNG
1.1 Tình hình chung:

Với xu hƣớng phát triển của Công Nghệ Thông Tin hiện nay trong các lĩnh vực nói
chung hay trong lĩnh vực giáo dục nói riêng. Với việc ứng dụng Công Nghệ Thông Tin
vào trong giáo dục ngày càng trở nên phổ biến, với xu hƣớng này Trƣờng Đại Học Lạc
Hồng trong những năm gần đây đã là một trong những trƣờng đi tiên phong trong lĩnh
vực ứng dụng Công Nghệ Thông Tin vào trong giáo dục ở tỉnh Đồng Nai. Hiện nay việc
sử dụng Công Nghệ Thông Tin ở trƣờng nhằm để hiện đại hóa vấn đề giảng dạy và hỗ trợ
thông tin cho sinh viên ngày càng trở nên hoàn thiện, nâng lên một chuẩn của quốc tế.
Trang www.lhu.edu.vn của Trƣờng Đại Học Lạc Hồng. Trong những năm gần đây
đã đƣợc đánh giá cao là website có lƣợng truy cập cao của các trƣờng đại học ở nƣớc ta
đạt chuẩn khả năng cung cấp thông tin cho sinh viên. Đây là một công cụ đã giúp cho nhà
trƣờng có thể hỗ trợ cho các bạn sinh viên cũng nhƣ phụ huynh có đƣợc thông tin của nhà
trƣờng, nhằm gắn bó mối quan hệ nhà trƣờng, phụ huynh với sinh viên, giúp cho các bạn
sinh viên có thể ngày càng học tập tốt hơn. Hiện nay với sự phát triển bùng nổ trong thế
giới công nghệ về di động đã tạo nên một bƣớc ngoặt, việc sử dụng điện thoại đã trở
thành thói quen không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi ngƣời. Chính vì vậy việc sử
dụng công nghệ điện thoại đặc biệt đó là tin nhắn trong điện thoại để cung cấp thông tin
cho sinh viên là một giải pháp mới và hiệu quả hiện nay.
1.2 Thực trạng các phần mềm đã có:
Việc sử dụng tin nhắn để quảng bá các loại thông tin cho các doanh nghiệp vừa và
nhỏ, hay áp dụng trong các trƣờng đại học ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên với việc
sử dụng các phần mềm để gửi những tin nhắn thì đang là vấn đề trăn trở của các doanh
nghiệp và trƣờng học. Việc sử dụng phần mềm tin nhắn hiện nay đòi hỏi những thiết bị,
chi phí và đội ngũ công nghệ thông tin dẫn đến những khó khăn. Trên thị trƣờng trong và
ngoài nƣớc đã có một số phần mềm để quảng cáo tin nhắn cho các doanh nghiệp nhƣ sau:

Trang 7

1.2.1 Các phần mềm trong nƣớc:
1.2.1.1 iNet Smart SMS:
Là giải pháp cung cấp bao gồm cả thiết bị và phần mềm gửi tin nhắn

do công ty cổ phần iNet xây dựng phát hành. Phần mềm gửi tin nhắn iNet đã
có rất nhiều phiên bản và cải tiến khác nhau so với phiên bản đầu tiên đƣợc
phát hành là iNet 1.3 năm 2008.
Giải pháp iNet Smart SMS (bao gồm cả thiết bị và phần mềm gửi tin
nhắn iNet) đáp ứng hầu hết các nhu cầu của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong
nhiều lĩnh vực khác nhau: chăm sóc khách hàng, quản lý nhân sự, giám sát hệ
thống… thông qua hình thức nhắn tin bằng thiết bị GSM hoặc CDMA.
Chƣơng trình có khả năng cung cấp rất nhiều tính năng của các phần
mềm tin nhắn hiện nay nhƣ: nạp tiền trực tiếp vào tài khoản, giới hạn tin nhắn
gửi tới 1 số điện thoại, gửi tin nhắn tới một hoặc nhiều số điện thoại, có khả
năng nhập số điện thoại từ tập tin excel, text…, lƣu tin nhắn và danh bạ ra tập
tin excel, pdf.
Ngoài ra chƣơng trình có giao diện trực quan hỗ trợ nhiều cho các
ngƣời quản trị hệ thống của doanh nghiệp.
Chƣơng trình phù hợp cho các doanh nghiệp có nhu cầu gửi các thông
tin quảng cáo cho các khách hàng hiện nay. [12]
1.2.1.2 VCtel SMS Media:
Là một giải pháp quảng cáo bằng tin nhắn đến các kháng hàng sử dụng
điện thoại di động do công ty cổ phần VCtel sản xuất. Công ty cổ phần
VCTEL Việt Nam đã có hơn 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp dịch
vụ giải pháp và thiết bị thông tin liên lạc, tổng đài điện thoại. Ngày
15/03/2004, đánh dấu sự hình thành và phát triển của công ty.
Với hình thức quảng cáo qua tin nhắn điện thoại. Một kênh phân phối
hoàn hảo và đầy ấn tƣợng với các tính năng sau: gửi trên 1000 tin nhắn trong
Trang 8

một giờ, gửi theo danh bạ, khả năng thống kê báo cáo, hỗ trợ nhiều định dạng
dữ liệu nhƣ excel, text, hỗ trợ lập lịch trả lời tự động…
Chƣơng trình này phù hợp với việc quảng bá thông tin cho các doanh
nghiệp, tiếp thị chăm sóc khách hàng, gửi thông tin báo khẩn tới các nhân

viên.[18]
1.2.1.3 Sitek SMS:
Là phần mềm đƣợc thiết kế chuyên việc gửi và nhận tin nhắn hàng
loạt bản quyền của công ty cổ phần Công Nghệ Sài Gòn – Sitek.
Công ty Cổ Phần Thƣơng Mại Dịch Vụ Công Nghệ Sài Gòn - SITEK
là ngƣời đại diện của Siemens tại Việt Nam về Enterprise Communications và
Enterasys Networks. Hiện tại, ngoài việc cung cấp, triển khai dịch vụ các dòng
IP PBX của Siemens từ HiPath 3000, 4000, UC với các phiên bản mới nhất.
Phần mềm có khả năng cung cấp các tính năng gửi thông báo đến
nhân viên, khách hàng là giải pháp cho các trung tâm chăm sóc khách hàng,
nhận phản hồi từ khách hàng giúp công ty cập nhật đƣợc thông tin từ những ý
kiến từ khách hàng. Quản lý, giám sát, điều khiển từ xa các hệ thống thang
máy, bảo vệ bằng tin nhắn điện thoại.
Phần mềm này phù hợp với các doanh nghiệp trong quá trình thực
hiện các chiến lƣợc quảng cáo, hoặc một trung tâm liên lạc để chăm sóc khách
hàng. [16]






Trang 9

1.2.2 Các phần mềm ngoài nƣớc:
1.2.2.1 BulkSMS Text Messenger:
Là một chƣơng trình phần mềm cho phép gửi và nhận tin nhắn dạng
text từ máy tính. Phần mềm nhƣ một giao diện của một e-mail client và dễ
dàng cài đặt, dễ sử dụng và tất cả trên máy tính của ngƣời dùng.
BuilkSMS là một sự phân chia của Celerity Systems đƣợc sáng lập

năm 2000 cùng với những công ty cha.
Ngƣời dùng có thể sử dụng những dịch vụ này từ bất cứ máy tính nào
có kết nối mạng. Có hàng nghìn ngƣời trên thế giới có thể kết nối tới dịch vụ
và những dịch vụ này đƣợc tới hơn 800 mạng GSM trong 180 quốc gia.
Tính năng của phần mềm cho phép bất cứ ngƣời dùng nào có thể
nhanh chóng triển khai bất cứ dịch vụ nào. Và một số tính năng phần mềm
cung cấp nhƣ: dễ dàng cài đặt, giao tiếp với địa chỉ trong Outlook, nhận tin
nhắn trong hộp thƣ của BulkSMS Text Messager, dễ dàng gửi và nhận tin
nhắn, tạo ra một nhóm để gửi tin nhắn, thông kê chi tiết các tin nhắn đƣợc gửi
và nhận, gửi tin nhắn nhanh với số lƣợng nhóm lớn, có thể kết nối với MySQL,
SQLServer…
Phần mềm có tính năng đa dạng dành cho các doanh nghiệp hay các cá
nhân tùy vào mục đích kinh doanh. Với tính năng không cần kết nối với các
thiết bị trung gian, nhƣng phải kết nối mạng và giao tiếp với một trung tâm
chuyển tin nhắn của BulkSMS có thể dẫn đến tin nhắn mất đi tính năng bảo
mật. Ngoài ra việc xây dựng hệ thống trả lời tự động cho hệ thống còn gặp
nhiều khó khăn. [4]
1.2.2.2 Ozeki NG – SMS Gateway:
Đƣợc thiết kế để giúp cho các doanh nghiệp xác định đƣợc những
thách thức hiện tại trong ngành công nghiệp điện thoại.
Trang 10

Là một sản phẩm phần mềm mà giúp đỡ tối đa các sản phẩm công
nghệ thông tin bởi việc giảm đi sự phức tạp, triển khai, quản lý của những ứng
dụng kết nối điện thoại hiện nay. Nó cho phép ngƣời phát triển có một môi
trƣờng phát triển giàu tiềm năng, linh hoạt đối với việc tạo ra các giải pháp bảo
mật thực thi cao dựa trên công nghệ tin nhắn điện thoại.
Ozeki NG – SMS Gateway lƣu trữ dữ liệu tin nhắn trong SQL
Database, để giao tiếp với ứng dụng khác, chính vì vậy có thể sử dụng khả
năng này của Ozeki NG – SMS Gateway cho phép ứng khác truy cập vào

Ozeki NG – SMS Gateway database để có thể lấy đƣợc dữ liệu tin nhắn và tùy
chỉnh để thích hợp với hệ thống ngƣời quản trị muốn xây dựng.

Hình 1.1: Mô hình phát triển hệ thống SMS với ngôn ngữ Java.
Cho phép ngƣời phát triển có thể lựa chọn các mô hình phát triển hệ
thống của mình: có rất nhiều lựa chọn cho các ngôn ngữ lập trình hay các mô
hình cho ngƣời phát triển có thể lựa chọn Một số mô hình tùy chọn cho
ngƣời lập trình phát triển nhƣ: ASP SMS API, C Sharp SMS API, Java SMS
API, Vb.Net SMS API, Python SMS API, Delphi SMS API
Chƣơng trình có khả năng đáp ứng các nhu cầu của các doanh nghiệp,
trƣờng học tùy vào cách chọn mô hình làm việc của hệ thống. Có khả năng
thích ứng hệ thống với website hoặc máy tính tùy vào nhu cầu của doanh
nghiệp, hay trƣờng học. [15]


Trang 11

1.2.2.3 SMSgee PC SMS Gateway Server:
Đây là bộ công cụ phát triển phần mềm, một trong những tính năng
hữu dụng của SMSgee PC SMS Gateway Server là khả năng giao tiếp với ứng
dụng khác.
Để có thể giao tiếp đƣợc với ứng dụng khác SMSgee PC SMS
Gateway Server sẽ lƣu trữ dữ liệu ở trong SQL Database, và ứng dụng khác sẽ
truy cập vào cùng database.

Hình 1.2: Mô hình hoạt động của SMSgee PC SMS Gateway Server.
SMSgee PC SMS Gateway Server có hỗ trợ các loại SQL Database
khác nhau nhƣ: Microsoft Access 2000 – 2003, Microsoft SQL Server,
MySQL, Oracle.
Với cơ chế này sẽ giúp cho ứng dụng ngoài có thể truy cập đƣợc các

tin nhắn đƣợc nhận và đƣợc gửi thông qua database của SMSgee PC SMS
Gateway Server sẽ giúp cho các ngƣời phát triển có thể xây dựng hệ thống tùy
theo chức năng của các doanh nghiệp.
Chƣơng trình này có thể áp dụng cho các doanh nghiệp tùy vào chức
năng khác nhau. [17]


Trang 12

1.2.3 Ƣu và nhƣợc điểm của các chƣơng trình trên:
Các chƣơng trình trong nƣớc nhƣ: iNet Smart SMS, VCtel SMS Media, Sitek
SMS đã có tất cả các tính năng mà có thể áp dụng cho việc sử dụng tin nhắn để
quảng cáo thông tin và các chƣơng trình này đều đã đƣa ra các giải pháp cho các
doanh nghiệp vừa nhỏ nhƣng khó có thể áp dụng cho các doanh nghiệp lớn hay
trƣờng học. Tuy nhiên việc sử dụng còn nhiều khó khăn trong việc phải chuẩn bị các
thiết bị để triển khai hệ thống.
Các chƣơng trình ngoài nƣớc nhƣ: BulkSMS Text Messenger đã đƣa ra một
hƣớng đi mới trong việc sử dụng tin nhắn quảng cáo thông tin, việc sử dụng tin nhắn
để quảng cáo không còn quá nhiều khó khăn, tuy nhiên do việc sử dụng một bên thứ
ba là website để nhận và gửi tin nhắn dẫn đến việc thông tin có phần không bảo mật
dẫn đến việc khó khăn áp dụng cho các doanh nghiệp lớn hay trƣờng học. Ngoài ra
còn có các chƣơng trình Ozeki NG - SMS Gateway, SMSgee PC SMS Gateway
Server đây là giải pháp cho các doanh nghiệp lớn hay các trƣờng học do bởi tính
năng cho phép các phần mềm khác truy cập vào chung một cơ sở dữ liệu giúp cho
ngƣời phát triển có thể lấy đƣợc thông tin và xây dựng hệ thống theo mục đích.
Ngoài ra việc sử dụng các phần mềm trong và ngoài nƣớc đều là những phần
mềm tính phí đều này rất khó áp dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hay các
trƣờng học chỉ sử dụng ở trong thời điểm nhất thời. Bên cạnh đó việc trang bị các
thiết bị để sử dụng cùng phần mềm hay cần phải có ngƣời am hiểu về công nghệ
thông tin để có thể xây dựng các ứng dụng tin nhắn cũng là một vấn đề gây khó

khăn.
1.3 Kết luận Chƣơng 1:
Với thực trạng về các phần mềm hỗ trợ chức năng tin nhắn hiện nay và cách cung
cấp thông tin cho sinh viên của Trƣờng Đại Học Lạc Hồng với số lƣợng sinh viên ngày
càng lớn cùng với việc phát triển ngày mạnh mẽ của công nghệ điện thoại hiện nay, việc
xây dựng ra một Ứng Dụng Tổng Đài Tin Nhắn Cung Cấp Thông Tin Cho Sinh Viên của
trƣờng Lạc Hồng sẽ đƣa ra thêm các hƣớng giải quyết khác trong việc cung cấp thông tin
Trang 13

cho sinh viên, có thể bắt đƣợc những thông tin quan trọng một cách nhanh nhất có thể,
giải quyết đƣợc các vấn đề về những thông tin quan trọng thay đổi tức thời có thể đến
đƣợc với sinh viên. Bên cạnh đó giúp cho phụ huynh có thể cùng nhà trƣờng quan tâm
hơn tới các bạn sinh viên. Ngoài ra việc nghiên cứu đề tài này nhằm cố gắng giải quyết
các vấn đề khó khăn của các phần mềm hiện nay.




















Trang 14

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Áp dụng các kỹ thuật về Tin Học:
Với xu hƣớng phát triển một cách nhanh chóng của Công Nghệ Thông Tin hiện nay,
việc áp dụng các kỹ thuật hay ngôn ngữ lập trình cho sản phẩm của các nhóm tác giả ngày
càng trở nên đa dạng và mang lại hiệu quả cao. Với xu hƣớng phát triển này nhóm đã
chọn Ngôn ngữ lập trình Java để có thể sử dụng các kỹ thuật, tính năng mà ngôn ngữ này
mang lại để áp dụng vào trong sản phẩm của nhóm.
Việc lƣu trữ và truy xuất dữ liệu nhóm đã sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL
Server 2008 Developer Edition.
Eclipse Intergrated Developer Enviroment đã đƣợc sử dụng để có thể dễ dàng trong
việc lập trình Java và Android. Ngoài ra có thể sử dụng thêm tính năng của Eclipse nhƣ
cài thêm các trình tùy chỉnh cho Java để có thể tạo ra giao diện cho sản phẩm dễ dàng, các
tùy chỉnh cho Android để có thể bẫy lỗi, chạy thử trên máy ảo…
2.1.1 Sơ lƣợc về ngôn ngữ lập trình Java:
2.1.1.1 Ngôn ngữ lập trình Java:
Java là một ngôn ngữ lập trình hƣớng đối tƣợng đƣợc phát triển bởi
James Gosling và những đồng nghiệp ở Sun Microsystems vào năm 1990. Java
đƣợc bắt đầu nhƣ một đồ án có tên là "Oak" đƣợc thực hiện vào tháng 6/1991
sau này đƣợc đổi tên thành Java. Quan điểm của Gosling là thực thi một máy
ảo và một ngôn ngữ mà giống C nhƣng thống nhất hơn và đơn giản hơn
C/C++.
Bản thân ngôn ngữ mƣợn cú pháp từ C và C++ nhƣng có kiểu đối
tƣợng đơn giản hơn và giảm bớt tính năng cấp thấp.
Không giống nhƣ các ngôn ngữ khác nơi mà thông thƣờng đƣợc thiết
kế để biên dịch tới mã máy hay thông dịch mã nguồn khi chạy thực thi, Java

đƣợc dùng cho mục đích là biên dịch thành Bytecode, nơi mà sau đó đƣợc
chạy bởi một máy ảo Java.
Trang 15

Máy ảo Java (Java Virtual Machine – JVM): là một chƣơng trình nơi
mà thực thi những chƣơng trình khác. Chƣơng trình chứa những chỉ thị Java
Bytecode. Một JVM là một 1 môi trƣờng nơi mà Java Bytecode có thể thực thi.
Một máy ảo Java đƣợc sử dụng cùng với một tập những thƣ viện lớp tiêu
chuẩn mà thực thi Java Application Programming Interface (API). Những thƣ
viện này giao tiếp với máy ảo Java và tạo thành Java Runtime Enviroment
(JRE).

Hình 2.1: Quá trình biên dịch của Java.
Trang 16

Phiên bản đầu tiên Java đƣợc xuất bản vào năm 1995 là Java 1.0.
Nó đã thực hiện chỉ thị "Write Once, Run Anywhere" với việc có thể chạy ở
hầu hết các hệ điều hành phổ biến. Nó bảo mật tốt hơn và sự bảo mật của nó có
thể cấu hình
Một phiên bản của nền tảng Java (Java Platform) là tên của một loạt
những chƣơng trình liên quan tới nhau đƣợc đƣa ra từ Sun, mà cho phép phát
triển và chạy những chƣơng trình đƣợc viết bằng ngôn ngữ lập trình Java. Nền
tảng không chỉ định tới một bộ xử lý hay hệ điều hành, mà chỉ nói tới một công
cụ thực thi (đƣợc gọi là một máy ảo) và một trình biên dịch với một tập những
bộ thƣ viện mã thực thi đối với những phần cứng và hệ điều hành khác nhau để
chƣơng trình Java có thể chạy.
JavaSE (Java Standard Edition): thông thƣờng đƣợc sử dụng
trên máy tính bàn, những máy chủ…
JavaEE (Java Enterprise Edition): Có hầu hết các tính năng
của JavaSE thêm những thƣ viện ứng dụng hữu dụng cho những

ứng dụng nhiều tầng, chủ-khách.
JavaME (Java Mobile Edition): một loạt những bộ thƣ viện
khác so với các phiên bản khác. Thƣờng đƣợc sử dụng để phát triển
ứng dụng cho thiết bị điện thoại, Tivi, và máy in…
Nói tóm lại Java là một ngôn ngữ mạnh mẽ ngoài khả năng của việc
không phụ thuộc vào nền để thực thi, Java còn có những tính năng mạnh mẽ
nhƣ: hỗ trợ thuần túy hƣớng đối tƣợng, bộ quản lý bộ nhớ và thu gom bộ nhớ
một cách tự động bởi máy ảo Java, khả năng bảo mật, khả năng thực thi tốt, hỗ
trợ khả năng nhiều luồng thực thi và hỗ trợ nhiều thƣ viện để giao tiếp với
mạng. [6][9][14]
2.1.1.2 Tìm hiểu về Socket trong Java:
Trong một ứng dụng chủ khách thì phía chủ sẽ cung cấp một số dịch
vụ nhƣ: xử lý cơ sở dữ liệu, các yêu cầu bên phía khách đƣa ra, sau đó sẽ gửi
Trang 17

lại cho phía khách. Sự giao tiếp nhƣ vậy gọi là tin cậy bởi vì dữ liệu sẽ không
bị mất mát, sai lệch trong quá trình truyền, chủ gửi cho khách thông điệp gì thì
phía khách sẽ nhận đƣợc thông điệp nguyên nhƣ vậy. Giao thức điều khiển
truyền tải (Tranmission Control Protocol – TCP) sẽ cung cấp cho chúng ta một
cách thức truyền tin cậy. Để có thể nói chuyện đƣợc trên TCP thì chƣơng trình
phía khách và chƣơng trình phía chủ phải thiết lập một đƣờng truyền, và mỗi
chƣơng trình sẽ phải kết nối lại với Socket là điểm cuối để kết nối, phía khách
và phía chủ muốn nói chuyện với nhau thì sẽ phải thông qua Socket, mọi thông
điệp sẽ phải đi qua socket. Chúng ta cứ tƣởng tƣợng Socket ở đây là một cái
cửa mọi ngƣời muốn đi ra hay đi vào đều phải thông qua cái cửa này.
Một Socket là một điểm cuối của thông tin hai chiều liên kết giữa hai
chƣơng trình đang chạy trên mạng. Những lớp Socket đƣợc dùng để đại diện
cho kết nối giữa một chƣơng trình khách và một chƣơng trình chủ. Trong Java
gói Java.net cung cấp hai lớp Socket và ServerSocket để thực hiện kết nối giữa
phía khách và phía chủ.

Thông thƣờng thì phía chủ sẽ chạy trên một máy đặc biệt và có một
Socket giới hạn trong một cổng (Port Number) đặc biệt.
Phía khách đƣợc biết tên của máy mà phía chủ đang chạy và cổng mà
phía chủ đang lắng nghe.
Để tạo một yêu cầu kết nối phía khách sẽ thử hẹn gặp phía chủ ở trên
máy của phía chủ thông qua cổng của phía chủ. Phía khách cũng cần xác định
chính nó với phía chủ thông qua cổng địa phƣơng của mình (Localport
Number).

Hình 2.2: Mô hình kết nối tới phía chủ.
Trang 18

Nếu mọi thứ tốt đẹp thì phía chủ sẽ đồng ý kết nối. Khi đồng ý kết nối
thì phía chủ sẽ tạo ra một Socket mới để nói chuyện với phía khách và cũng tạo
ra một Socket khác để tiếp tục lắng nghe.

Hình 2.3: Mô hình kết nối với phía khách.
Ứng dụng: việc sử dụng Socket trong Java đã giải quyết đƣợc vấn đề
liên lạc giữa Máy Chủ Gửi Và Nhận Tin Nhắn với Máy Chủ Xử Lý Dữ Liệu.
Ở đây Máy Chủ Xử Lý Dữ Liệu là phía chủ còn Máy Chủ Gửi Và Nhận Tin
Nhắn là phía khách. Nhƣ vậy nhận đƣợc thông tin từ phía khách Máy Chủ Xử
Lý Dữ Liệu sẽ tạo ra một Socket để kết nối với Máy Chủ Gửi Và Nhận Tin
Nhắn. Việc sử dụng Socket trong Java có một vài thuận lợi vì những lớp đƣợc
sử dụng trong Java.net có tên rất dễ hiểu đối với ngƣời lập trình, có hầu hết các
tính năng để có thể hỗ trợ cho việc lập trình mạng hiện nay. [8]
2.1.1.3 Tìm hiểu về Thread trong Java:
Trong quá khứ, những ngƣời cần biết về những chƣơng trình đa luồng
xử lý thông thƣờng là những ngƣời viết những ứng dụng mà có ý tƣởng với
nhiều "yêu cầu" hoặc "công việc” thực hiện cùng lúc, chẳng hạn Web Server
hoặc có thể một trình duyệt web yêu cầu tải một trang web và những hình ảnh

liên quan cùng một lúc. Nhƣng nhiều ứng dụng khác nhƣ máy tính hoặc máy
con thì không yêu cầu về nhiều luồng. Thông thƣờng chỉ có một CPU (Central
Processing Unit) trên một máy, chính vì vậy thông thƣờng mọi thứ đƣợc thực
hiện trong một luồng. Với những trò chơi, việc di chuyển nhiều nhân vật
nhƣng vẫn chỉ hoạt động trong một CPU đó là nhờ vào "game loop" hay vòng
lặp. Ngày nay với sự phát triển ngày càng nhanh chóng thì không cần phải đẩy
mạnh sự thực thi của một CPU lên mà thay đó sẽ là nhiều CPU cùng xử lý các
công việc của các ứng dụng. Điều này có nghĩa để đƣợc những chƣơng trình
Trang 19

thực thi tốt và những trò chơi tốt hơn thì chúng ta cần nhiều CPUs làm việc
song song với nhau. Hay nhiều luồng xử lý.
Luồng là một tiến trình nhỏ đƣợc quản lý bởi máy ảo Java. Luồng
đƣợc sử dụng thông qua lớp Thread nằm trong gói java.lang.
Luồng là một sự thực thi của khối chƣơng trình cơ bản. Một xử lý có
thể có nhiều luồng chạy cùng lúc, mỗi cái thực thi những công việc khác nhau,
chẳng hạn nhƣ chờ đợi những sự kiện hoặc thực thi những công việc mất nhiều
thời gian mà chƣơng trình không cần hoàn thành trƣớc khi tiếp tục. Khi một
luồng hoàn thành công việc của nó, nó sẽ đƣợc hủy.
Ứng dụng: nhóm đã sử dụng tính năng phân luồng trong Java để xử lý
đối với mỗi yêu cầu từ các phía khách. Với mỗi yêu cầu từ một khách sẽ tạo ra
một luồng xử lý chính vì vậy sẽ giải quyết đƣợc vấn đề nhiều khách gửi yêu
cầu tới cùng một lúc ở phía chủ. Việc phân luồng đối với mỗi khách còn giải
quyết đƣợc các vấn đề nhƣ: phân hoạch đƣợc các yêu cầu cho khách cụ thể,
giải quyết và gửi trả lời độc lập. [13]
2.1.1.4 Tìm hiểu về Swing Java:
Để tạo ra một chƣơng trình với giao diện đồ họa giao tiếp với ngƣời
dùng (Graphical User Interface – GUI). Có thể tìm hiểu sơ qua về Swing trong
Java.
Bộ công cụ Swing bao gồm một tập phong phú các thành phần để xây

dựng nên giao diện đồ họa và thêm những tính năng giao tiếp với chƣơng trình.
Swing có tất cả những thành phần mà bạn mong muốn từ bộ công cụ nhƣ:
những điều khiển về tables, lists, trees, buttons, và labels.
Swing là một phần của Java Foundation Classes (JFC). Java
Foundation Classes cũng gồm những tính năng quan trọng khác tới một
chƣơng trình giao tiếp đồ họa trong Java. Chẳng hạn nhƣ khả năng thêm những
chức năng đồ họa và khả năng tạo ra một chƣơng trình mà có thể làm với các
Trang 20

ngôn ngữ khác nhau bởi những ngƣời dùng với các thiết bị nhập xuất khác
nhau.
Swing hỗ trợ nhiều hơn tính năng của một bộ công cụ bao gồm những
thành phần tạo ra giao diện đơn giản. Swing hỗ trỡ nhiều look and feels, khả
năng tạo ra các look and feels tùy chỉnh với Synth, một look and feels đƣợc
thiết kế đặc biệt đƣợc tùy chỉnh. Ngoài ra còn hỗ trợ các chức năng cơ bản của
các bộ công cụ tạo giao diện hiện nay nhƣ: khả năng nhập xuất cơ bản, kéo thả,
xử lý sự kiện, khả năng hỗ trợ đồ họa, và quản lý cửa sổ.
Ứng dụng: nhóm đã sử dụng bộ công cụ Swing trong Java để tạo ra
giao diện tƣơng tác với ngƣời dùng cụ thể là làm ra giao diện cho phần mềm
chạy trên phía Máy Chủ Xử Lý Dữ Liệu. Với chức năng viết một lần chạy
đƣợc nhiều hệ điều hành khác nhau, nhóm đã sử dụng Swing để tạo ra một
phần mềm có thể chạy ở hầu hết các máy chủ chạy ở các hệ điều hành khác
nhau, và sử dụng các thành phần giao diện trong Swing để đáp ứng các nhu
cầu. [7]
2.1.2 Sơ lƣợc về Eclipse:
Năm 1990, IBM bắt đầu phát triển cái mà chúng ta biết với tên là Eclipse.
Giữa năm 1990, một số môi trƣờng phát triển mạnh mẽ sẵn có nhƣ Microsoft Visual
Studio đã trở thành công cụ đƣợc sử dụng phổ biến. Vào thời gian này số lƣợng môi
trƣờng giao tiếp phát triển cho Java cũng bắt đầu bƣớc vào sân chơi này bao gồm
một số nhƣ Symante's Visual Café, Borland's JBuilder [19]

Eclipse là một nền tảng phát triển mã nguồn mở dựa trên Java, mở rộng đƣợc.
Bản thân nó chỉ đơn giản là một khung công tác và một tập các dịch vụ để xây dựng
các ứng dụng từ các thành phần trình cắm thêm. May mắn thay, Eclipse đi kèm với
một bộ các trình cắm thêm tiêu chuẩn, trong đó có bộ công cụ phát triển Java (JDT -
Java Development Tools) nổi tiếng.
Trong khi hầu hết những ngƣời dùng đều khá hài lòng sử dụng Eclipse nhƣ
một môi trƣờng phát triển Java tích hợp, thì các tham vọng của nó không dừng ở đó.

×