Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

Đặc điểm lâm sàng, các yếu tố liên quan và hiệu quả điều trị viêm niệu đạo do lậu không biến chứng ở người lớn bằng spectinomycin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 72 trang )

1

B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

NGUYN TH TUYT

ĐặC ĐIểM LÂM SàNG, CáC YếU Tố LIÊN QUAN Và
HIệU QUả ĐIềU TRị VIÊM NIệU ĐạO DO LậU
KHÔNG BIếN CHứNG ở NGƯờI LớN BằNG
SPECTINOMYCIN

Chuyờn ngnh
Mó s

: Da liu

: 60720152

LUN VN THC S Y HC
Ngi hng dn khoa hc: PGS. TS. Phm Th Lan

H Ni Nm 2016


2

ĐẶT VẤN ĐỀ


Bệnh lậu có căn nguyên gây bệnh là do song cầu khuẩn gram âm có
tên khoa học là Neisseria gonorrhoeae gây nên. Là một trong các bệnh lây
truyền qua đường tình dục (LTQĐTD) hay gặp ở Việt Nam và nhiều nước
trên thế giới như Châu Á, châu Phi, Mỹ La tinh. Bệnh có xu hướng ngày
càng tăng. Theo ước tính của WHO hàng năm có 448 triệu bệnh nhân mắc
mới các bệnh LTQĐTD và 88 triệu ca mắc bệnh lậu mỗi năm [1]. Ở Việt
Nam theo ước tính của Bệnh viện Da liễu Trung Ương hàng năm có
khoảng 300.000 người mắc bệnh LTQĐTD, trong đó bệnh lậu chiếm 21,7%
[2]. Nhưng trên thực tế con số này có thể còn lớn hơn nhiều nữa. Do nhiều
nguyên nhân mà phần lớn bệnh nhân tự tìm đến các phòng khám tư nhân
không chuyên khoa, hoặc tự mua thuốc uống. Điều này không những gây
khó khăn cho việc quản lý bệnh mà còn làm gia tăng sự lan rộng và xuất
hiện các biến chứng nguy hiểm của bệnh.
Viêm niệu đạo do lậu là bệnh cấp tính. Ở nam giới bệnh rất rầm rộ, xuất
hiện sau quan hệ tình dục từ 2-5 ngày với biểu hiện như tiểu buốt, rắt thậm
chí rất đau khiến bệnh nhân sợ đi tiểu; chảy mủ miệng sáo. Ở nữ giới bệnh
thường kín đáo, khó phát hiện nên bệnh nhân không điều trị gây ra nhiều hậu
quả nặng nề như viêm cổ tử cung, viêm phần phụ, viêm tiểu khung… có thể
dẫn đến vô sinh.
Điều trị bệnh lậu tương đối đơn giản nhanh chóng, chủ yếu bằng kháng
sinh. Bệnh được điều trị đúng phác đồ sẽ khỏi hoàn toàn mà không để lại di
chứng gì.Tuy nhiên, nếu không được điều trị đúng phác đồ thì VNĐ do lậu
gây ra nhiều biến chứng cho bệnh nhân [2], [3]. Theo hướng dẫn của tổ chức
y tế thế giới và hướng dẫn quốc gia về chẩn đoán và điều trị các bệnh
LTQĐTD kháng sinh được dùng để điều trị bệnh viêm niệu đạo do lậu gồm


3

Cefixim, Spectinomycin, Ceftriaxone. Tuy nhiên hiện nay trên thế giới đã có

vài báo cáo các trường hợp vi khuẩn lậu kháng lại cephalosporin thế hệ 3 [4],
[5], [6], [7], [8], [9], [10], [11], [12], [13]. Trong khi đó, Spectinomycin là
kháng sinh trước đây từng sử dụng, hiệu quả điều trị cao và theo nghiên cứu
đánh giá tình hình kháng kháng sinh của vi khuẩn lậu thì hiện nay chưa có
kháng [11], [14], [15]. Thực tế hiện nay các bác sỹ lâm sàng ít sử dụng kháng
sinh này trong điều trị VNĐ do lậu. Ở nước ta chưa có nghiên cứu nào đánh
giá hiệu quả điều trị viêm niệu đạo do lậu của Spectinomycin trên lâm sàng.
Chính vì lý do trên, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: Đặc điểm
lâm sàng, các yếu tố liên quan và hiệu quả điều trị viêm niệu đạo do lậu
không biến chứng ở người lớn bằng Spectinomycin.
Với mục tiêu:
1. Khảo sát đặc điểm lâm sàng, các yếu tố liên quan của viêm niệu đạo
do lậu ở bệnh nhân nam giới tại bệnh viện Da liễu Trung Ương từ
tháng 10/2015 đến tháng 9/2016.
2. Đánh giá kết quả điều trị viêm niệu đạo do lậu không biến chứng ở
người lớn bằng Spectinomycin liều duy nhất.


4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1Bệnh lậu
1.1.1 Lịch sử bệnh lậu
Bệnh lậu được người Ai cập cổ đại mô tả từ năm 1550 trước Công
Nguyên. Vào thế kỷ XIII, bệnh được biết đến là bệnh lây do quan hệ tình dục
với người bị bệnh.
Vào thế kỷ IV- V trước Công nguyên Hypocrat đã viết nhiều về bệnh
lậu, gọi lậu cấp là “chứng đái són đau” và mô tả “đây là bệnh của những
người ăn chơi trác táng, chìm đắm trong lạc thú của thần vệ nữ”. Ông cũng đề
cập tới các cách khác nhau để điều trị bệnh lậu gồm kiêng quan hệ tình dục

với người mắc bệnh.
Bệnh lậu được Galen đặt tên là Gonorrheae vì ông nghĩ rằng mủ trong
bệnh lậu chính là dòng tinh dịch chảy ra: gonos=seed, rhoea=flow.
Năm 1879, Neisser mô tả vi khuẩn lậu là căn nguyên gây nên bệnh lậu
và đặt tên là Neisseria Gonorrhoeae.
Năm 1882, Leistikow và Loeffler nuôi cấy được vi khuẩn lậu lần đầu
trên môi trường nhân tạo.
Việc điều trị bệnh lậu cũng có những bước phát triển trong lịch sử. Lúc
đầu người ta dùng dung dịch sát khuẩn (dung dịch bạc nitrat, thuốc tím) bơm
rửa niệu đạo. Đến năm 1930 bắt đầu dùng các sulfamid để điều trị bệnh.
Năm 1940-1944, A.Fleming tìm ra penicillin. Kháng sinh này được
sử dụng rộng rãi và có hiệu quả trong điều trị bệnh lậu. Gần đây có nhiều loại
thuốc dùng liều duy nhất và có hiệu quả cao.
Năm 1962, môi trường Thayer-Martin ra đời tạo điều kiện thuận lợi
chẩn đoán bệnh lậu và tăng tỷ lệ phát hiện bệnh lậu bằng môi trường nuôi cấy.


5

Năm 1963, Kellog và cộng sự cho rằng có những khác biệt trong độc
tính của vi khuẩn lậu với những hình thái khuẩn lạc khác nhau giúp hiểu rõ cơ
chế gây bệnh của vi khuẩn lậu.
1.1.2 Dịch tễ bệnh lậu
Bệnh lậu gặp ở cả 2 giới với tỷ lệ nam/nữ khoảng 1,5/1. Tuy nhiên
bệnh nhân nữ thường không có triệu chứng, bệnh gặp mọi lứa tuổi, tăng
cao ở lứa tuổi hoạt động tình dục mạnh và quan hệ tình dục đồng giới
nam. Trẻ em bị bệnh thường do lạm dụng tình dục hoặc lây từ người lớn
do vệ sinh kém.
Đường lây chủ yếu là người bệnh qua quan hệ tình dục hoặc lây từ mẹ
sang con qua đẻ đường dưới.

1.1.2.1 Tình hình bệnh lậu trên thế giới
Theo ước tính của WHO, hàng năm trên thế giới có 88 triệu ca mắc
bệnh lậu mới mỗi năm [1]. Tại thời điểm năm 2010, mỗi năm có khoảng
900 ca tử vong do lậu gây ra [16]. Tuy nhiên, tỷ lệ bệnh lậu rất khác nhau ở
mỗi nước.
Năm 2005 ở Anh có khoảng 196/100.000 nam giới trong độ tuổi 20-24
và 153/100.000 nữ giới tuổi từ 16-19 được chẩn đoán mắc bệnh lậu.
Tại Hoa Kỳ, bệnh lậu xếp thứ 2 trong số các bệnh LTQĐTD. Năm
2013, Mỹ ước chừng có khoảng trên 820.000 ca mắc bệnh mới mỗi năm, tỷ lệ
phụ nữ có thai nhiễm vi khuẩn lậu là 6% [17].
Ở Brazin, tỷ lệ mắc bệnh LTQĐTD ở người 20 tuổi trở lên là 13,5%.
Ở Hy Lạp, trong giai đoạn 1990-1996, theo thống kê cứ 1064 người mắc bệnh
LTQĐTD thì có 369 người mắc bệnh lậu, chiếm 34,6% [18].


6

Ở châu Phi, tỷ lệ viêm kết mạc mắt ở trẻ sơ sinh do vi khuẩn lậu là 510/1000 trẻ sơ sinh sống, trong khi đó ở Mỹ tỷ lệ này là 0,1-0,16/1000 trẻ sơ
sinh sống.
1.1.2.2 Tình hình bệnh lậu ở Việt Nam
Sau ngày giải phóng miền Nam, tệ nạn xã hội gia tăng, đặc biệt số
lượng gái mại dâm tăng lên đáng báo động. Các bệnh LTQĐTD nói chung và
bệnh lậu nói riêng tăng lên. Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hải Yến
(tại học viện quân y 103 và Quân Đội 108) thống kê 10 năm từ 1987-1996 tỷ
lệ mắc lậu chiếm 44,44% trên tổng số bệnh LTQĐTD vào viện điều trị [19].
Theo Phạm Văn Hiển trong giai đoạn 1995-1998, lậu cấp chiếm 54,47%70,22% trong tổng số các bệnh LTQĐTD [20]. Theo Nguyễn Hữu Sáu, kết
quả thống kê của phòng khám Bệnh viện da liễu Trung Ương trong 5 năm từ
2006-2010 cho thấy tình hình mắc bệnh lậu như sau [21]
Bảng 1.1 Tình hình bệnh lậu từ 2006 đến 2010
Năm


Tổng số bệnh

Số BN mắc bệnh

%bệnh lậu/

LTQĐTD

lậu

Bệnh LTQĐTD

2006

2924

210

7,2

2007

3047

151

5,0

2008


3603

938

26,0

2009

5014

362

6,4

2010

5672

362

6,4

Tổng

20260

1946

9,6


Năm 2012, theo thống kê của ngành Da liễu Việt Nam, có 305.234
bệnh nhân mắc các bệnh LTQĐTD, trong đó có 6625 bệnh nhân mắc bệnh lậu
chiếm 21,7% [3].


7

Một nghiên cứu khác tại 5 tỉnh Hà nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà
Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh năm 2003 cho thấy tỷ lệ nhiễm bệnh
LTQĐTD do lậu là 1,6%.
1.1.3. Lâm sàng bệnh lậu [2][3]
Các triệu chứng lâm sàng, tiến triển và biến chứng của VNĐ do lậu ở
nam và nữ rất khác nhau. Biểu hiện bệnh ở nam giới thường khá rõ ràng,
rầm rộ còn ở nữ giới thường kín đáo, triệu chứng không rõ hoặc không có
triệu chứng.
• Biểu hiện bệnh ở nam giới
Thời gian ủ bệnh từ 1-14 ngày nhưng có khi lên tới 30 ngày. Trung
bình là 2-5 ngày. Xuất hiện đái buốt, thậm chí rất đau khiến bệnh nhân sợ
đi đái. Ra mủ ở đầu miệng sáo, mủ vàng, xanh hoặc trắng số lượng
thường nhiều. Khám miệng sáo thấy đỏ, phù nề. Có thể sưng đau mào tinh
hoàn, tinh hoàn.
Một số trường hợp triệu chứng không điển hình: ra dịch niệu đạo không
nhiều, màu trắng trong hoặc không có triệu chứng nhưng vẫn có khả năng lây
bệnh cho cộng đồng.
• Biểu hiện bệnh ở nữ giới
Triệu chứng thường kín đáo, khó phát hiện. Thời gian ủ bệnh khoảng
10 ngày sau đó biểu hiện: khí hư nhiều, tiểu khó, ra máu giữa kỳ kinh,
rong kinh.
Khám thấy: Cổ tử cung ra mủ hoặc mủ nhầy, đỏ phù nề vùng ngoài cổ tử

cung và khi chạm vào dễ chảy máu. Mủ ở lỗ niệu đạo, các tuyến quanh lỗ
niệu đạo. Có thể viêm tuyến Bartholin, tuyến Skene.
Bệnh nhân có thể có đơn độc 1 triệu chứng hoặc có nhiều triệu chứng. Các
triệu chứng có thể rất nhẹ hoặc rầm rộ.


8
• Bệnh lậu ở trẻ nhỏ
Viêm âm hộ do lậu ở trẻ em gái: do bị lạm dụng tình dục, hoặc dùng
chung khăn, chậu bị nhiễm lậu để vệ sinh bộ phận sinh dục. Biểu hiện: Âm hộ
viêm đỏ, có mủ vàng hoặc xanh kèm theo đái buốt.
Lậu mắt ở trẻ sơ sinh: Bệnh xuất hiện sau đẻ 1-3 ngày. Bệnh ở một hoặc
hai bên mắt, với biểu hiện: mắt sưng nề không mở ra được. Có rất nhiều mủ
từ mắt chảy ra hoặc ấn vào mắt thấy có mủ chảy ra. Kết mạc, giác mạc viêm
đỏ có thể loét.
• Bệnh lậu ngoài vùng sinh dục
Nhiễm trùng hậu môn trực tràng do lậu: hay gặp ở phụ nữ có quan hệ
đường hậu môn hoặc người quan hệ đồng giới nam. Xuất hiện ngứa hậu môn,
chảy dịch mủ nhầy ở hậu môn. Có thể có chảy máu trực tràng, đi ngoài ra mủ
hoặc chất nhày. Khám thấy hậu môn đỏ, có mủ nhầy, phù nề, niêm mạc dễ
chảy máu.
Nhiễm trùng hầu họng: Gặp trong những trường hợp quan hệ tình dục
miệng sinh dục (oral sex) biểu hiện viêm hầu họng, viêm amidan cấp, có thể
có sốt, sưng hạch vùng cổ.
Nhiễm trùng da tiên phát do lậu: Biểu hiện thường là vết loét ở sinh dục,
tầng sinh môn, đùi, ngón tay.
• Các biến chứng bệnh lậu [2],[3]
Bệnh lậu nếu không được điều trị kịp thời hoặc không được điều trị đúng
phác đồ sẽ có những biến chứng nguy hiểm, có thể dẫn đến vô sinh.
Ở nam giới: Bệnh lậu có thể dẫn đến:

Viêm mào tinh hoàn, tỷ lệ 20%
Viêm tinh hoàn
Chít hẹp niệu đạo
Viêm túi tinh, viêm tiền liệt tuyến
Vô sinh


9

Ở nữ giới: Bệnh lậu gây viêm vòi trứng cấp, viêm tiểu khung, vô sinh,
chửa ngoài dạ con, áp xe tuyến Bartholin, tuyến Skene. Ở phụ nữ có thai,
bệnh lậu có thể gây sảy thai, vỡ ối sớm, đẻ non, viêm màng ối cấp, viêm kết
mạc mắt ở trẻ sơ sinh, viêm hầu họng.
Các biến chứng toàn thân:
Nhiễm lậu cầu toàn thân: còn gọi là viêm da khớp (hội chứng Reiter):
biểu hiện đau khớp, mụn mủ, hoại tử đau trên nền da đỏ hoặc các dát sẩn,
mụn mủ đơn thuần. Viêm gân bao hoạt dịch ở khớp gối, khớp cổ tay, cổ
chân, khớp ngón tay, ngón chân. Các yếu tố thuận lợi: có thai, nhiễm lậu
hầu họng.
Nhiễm trùng huyết do lậu: lâm sàng thường khó xác định, nuôi cấy tỷ lệ
dương tính 20-30%.
Viêm màng não, viêm màng tim do lậu: ít gặp, nhưng biến chứng rất
nặng nề.
• Chẩn đoán bệnh lậu
Chẩn đoán bệnh lậu thường không khó, chủ yếu dựa vào lâm sàng:
Tiền sử: có QHTD trước đó khoảng 2-5 ngày
Các biểu hiện lâm sàng: tiểu buốt, chảy mủ nhiều ở miệng sáo.
Xét nghiệm:
+ Nhuộm Gram tiêu bản bệnh phẩm lấy từ dịch niệu đạo thấy song cầu
hình hạt café bắt màu gram âm trong và ngoài bạch cầu đa nhân trung tính.

+ Nuôi cấy: khuẩn lạc điển hình trong môi trường thạch Thayer-Martin.
+ PCR (Polymerase Chain Reaction) với lậu cầu dương tính.


Điều trị viêm niệu đạo do lậu không biến chứng:

Nguyên tắc điều trị:
+ Điều trị sớm.
+ Điều trị đúng phác đồ.


10

+ Điều trị cho cả bạn tình.
+ Tuân thủ chế độ điều trị: không quan hệ tình dục, không uống bia
rượu và chất kích thích, không làm thủ thuật tiết niệu trong thời gian
điều trị.
+ Điều trị đồng thời nhiễm Chlamydia
+ Xét nghiệm huyết thanh: giang mai, HIV trước và sau điều trị để
phát hiện sàng lọc 2 bệnh này.
Phác đồ điều trị: Theo hướng dẫn của Bộ Y Tế (2015)
Ceftriaxone 250mg, tiêm bắp, liều duy nhất. Hoặc
Spectinomycin 2g, tiêm bắp, liều duy nhất. Phụ nữ tiêm 4g chia 2 bên
mông. Hoặc
Cefixime 400mg, uống liều duy nhất.
Theo CDC (2015) (Center for Disease Control and prevention- Trung
tâm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh, ở Mỹ) khuyến cáo, để điều trị VNĐ
do lậu không biến chứng ở người lớn dùng Ceftriaxone 250mg tiêm bắp liều
duy nhất hoặc Cefixime 400mg uống liều duy nhất kết hợp uống
Azithromycin 1g. Vì Spectinomycin không được sản xuất ở Mỹ, nhưng khi

thuốc này có sẵn CDC khuyến cáo có thể dùng cho các bệnh nhân bị lậu
không biến chứng mà không dùng được Ceftriaxone. Hiệu quả của
Spectinomycin trong điều trị VNĐ do lậu không biến chứng đạt 98,2% [17].
Điều trị phối hợp Chlamydia: Dùng 1 trong các thuốc sau
Azithromycin 1g, uống liều duy nhất. hoặc
Doxycyclin 100mg, 2 lần/ ngày x 7 ngày. Hoặc
Erythromycin 500mg, 4 lần/ ngày x 7 ngày.
1.2. Đặc điểm sinh học của vi khuẩn lậu [57]
Lậu cầu khuẩn có tên khoa học là Neisseria gonorrhoea do Neisser tìm
ra năm 1879, thuộc họ Neisseriacea giống Nesseria.
Trên tiêu bản bệnh phẩm lấy từ bệnh nhân bị bệnh lậu và nhuộm soi
Gram thấy vi khuẩn lậu cầu bắt màu Gram (-), hình hạt café, có trục dài song
song nhau, đứng thành đôi quay mặt dẹt vào nhau. Vi khuẩn lậu không di


11

động, không tạo nha bào. Trong trường hợp lậu cấp, vi khuẩn lậu đứng thành
đôi trong bạch cầu đa nhân trung tính thoái hóa. Lậu mạn, vi khuẩn lậu đứng
thành đôi chủ yếu ngoài bạch cầu và rất ít trong tế bào.
Chủng lậu cầu gây bệnh ở người có cấu tạo bề mặt dạng lông được gọi là
pili. Bản chất của pili là yếu tố độc tính của lậu cầu, đây có thể là cách mà lậu
cầu bám vào bề mặt niêm mạc hoặc chống lại thực bào.
Khả năng đề kháng của vi khuẩn lậu rất kém, dễ bị bất hoạt. Ở điều kiện
khô và giàu oxy vi khuẩn chết sau 1-2h. Do đó chúng không sống được ở
ngoại cảnh mà bắt buộc ký sinh trên người, đặc biệt trong môi trường ẩm, ấm
của cơ thể.
Vi khuẩn lậu khó nuôi cấy, chúng đòi hỏi môi trường nhiều chất dinh
dưỡng như máu, huyết thanh và các dưỡng chất khác. Nhiệt độ sinh trưởng là
35-36 độ C, độ ẩm trên 70%, khí CO2 khoảng 10%, pH 7,3. Các môi trường

thường được dùng để nuôi cấy vi khuẩn là thạch chocolate, Martin- Thayer,
Martin- Lewis, kèm theo kháng sinh như Colistin, Vancomycin, Nystatin,
Lincomycin để ức chế sự phát triển của nấm và các vi khuẩn khác nhưng
không ảnh hưởng đến vi khuẩn lậu.
Sau 24h được nuôi cấy trong môi trường thích hợp khuẩn lạc sẽ mọc với
đặc điểm: đường kính 0,5- 1mm, tròn lồi, bờ khuẩn lạc đều, nhày, có màu hơi
xám, óng ánh như giọt sương. Sau 48-72h, khuẩn lạc có thể mọc tới 3mm
nhưng sau 72h nuôi cấy vi khuẩn thường tự ly giải.

Khuẩn lạc lậu cầu trong môi trường thạch Socola sau 24-48h


12

1.3 Tình hình kháng kháng sinh của vi khuẩn lậu
1.3.1 Trên thế giới
Theo WHO, năm 2008 có khoảng 106 triệu ca mắc bệnh lậu trong số 498
triệu các nhiễm trùng LTQĐTD. Vi khuẩn lậu có lịch sử kháng kháng sinh
trong nhiều năm đối với penicillin, sulfonamide, tetracylin và gần đây là
quinolon và macrolid (gồm cả azithromycin). Việc giảm nhạy cảm với kháng
sinh và kháng lại kháng sinh cephalosporin thế hệ đầu là một vấn đề lớn trong
điều trị vi khuẩn lậu [16].
Tại Thượng Hải, một nghiên cứu trên 384 bệnh nhân mắc bệnh lậu trong
giai đoạn 2004 – 2005 và 2008 – 2009 cho thấy tỷ lệ kháng lại ciprofloxacin
là 98% [22].
Nghiên cứu của Olsen (2005) ở Thuỵ Điển thấy khi phân lập 180 chủng
thì 100% các chủng nhạy cảm với ceftriaxone và spectinomycin; kháng
azithromycin 2%, ciprofloxacin 50% và ampicillin 75% [23].
Azithromycin là một Macrolid mới xuất hiện, tuy nhiên tỉ lệ vi khuẩn lậu
kháng lại kháng sinh này đang ngày càng tăng cao. Năm 2001 ở Brazil đã báo

báo có 23/81 chủng vi khuẩn lậu giảm tính nhạy cảm với Azithromycin, tất cả
các chủng này đều còn nhạy cảm với ceftriaxon và spectinomycin [30]. Năm
2003 ở Cuba có 43 chủng vi khuẩn lậu giảm tính nhạy cảm với azithromycin
[31]. Đến năm 20011 ở Anh và Pháp đã xuất hiện chủng kháng lại
azithromycin với tỉ lệ cao [7], [32]
Cứ mỗi lần một kháng sinh mới được đưa vào điều trị vi khuẩn lậu lại
nhanh chóng phát triển khả năng kháng thuốc và phát triển rộng chủng kháng
thuốc trên phạm vi toàn cầu chỉ sau 10-20 năm. Vi khuẩn lậu tận dụng mọi cơ
chế kháng lại kháng sinh như bất hoạt thuốc, thay đổi mục tiêu tác động của
thuốc, tăng cường đào thải và giảm hấp thu thuốc.


13

Trong những thập kỷ gần đây các chủng lậu đã giảm nhạy cảm với kháng
sinh cefixim và kháng đa kháng sinh ở Nhật Bản và lây lan sang các nước
khác. Năm 2001 Nhật Bản báo cáo 1 trường hợp sống ở Hawai đã điều trị
VNĐ do lậu bằng Cefixim 400mg liều duy nhất bị thất bại. Đến năm 2002
tiếp tục có 4 trường hợp được báo cáo điều trị VNĐ do lậu bằng Cefixim
không khỏi. Nhật bản đã khuyến cáo nên sử dụng ceftriaxone hoặc
spectinomycin như điều trị chính cho bệnh lậu thay vì cephalosporin uống
[24]. Năm 2009 Nhật Bản bắt đầu xuất hiện chủng vi khuẩn lậu ở họng kháng
lại ceftriaxon [29]. Năm 2010 VNĐ do lậu điều trị thất bại bằng cefixim đã
được báo cáo ở Na Uy [25], sau đó là ở Úc, Anh, Pháp [6], [7], [10]. Điều trị
lậu ở hầu họng bằng ceftriaxon thất bại lan rộng sang Úc, Thụy Điển,
Slovenia [26],[27],[28].
Một nghiên cứu từ năm 2011 – 2013 ở Hàn Quốc đã chỉ ra vi khuẩn lậu
kháng lại nhiều loại kháng sinh mới như cefixim, azithromycin, cefpodoxim
với tỷ lệ tương ứng 3%, 5%, 8%, 9%. Tuy nhiên tất cả các trường hợp phân
lập được đều còn nhậy cảm với Spectinomycin [13]. Tương tự ở Ba Lan và

Trung Quốc báo cáo đến năm 2013 chưa có trường hợp nào kháng lại
Spectinomycin [12],[14], [30].
Các chủng lậu kháng lại cefixim đã lây lan khắp thế giới và đây sẽ là một
thách thức nghiêm trọng về y tế công cộng làn tăng tỷ lệ mắc bệnh và cc biến
chứng nguy hiểm gây ra bởi vi khuẩn lậu không thể điều trị [8], [33], [34].
Theo chương trình giám sát vi khuẩn lậu ở châu Âu, 17 quốc gia thành
viên của EU năm 2009 cho thấy 5% mẫu phân lập giảm nhạy cảm với
cefixim, 65% kháng lại ciprofloxacin và 13% kháng lại azithromycin [9].
1.3.2 Tình hình kháng kháng sinh của vi khuẩn lậu ở Việt Nam
Các bệnh LTQĐTD ngày càng phổ biến ở Việt Nam trong đó có bệnh
lậu. Tuy nhiên, bệnh nhân thường giấu bệnh hoặc tự ra hiệu thuốc mua thuốc


14

về uống hoặc chữa bệnh ở các phòng khám tư nhân không chuyên khoa dẫn
đến việc điều trị không đúng thuốc, không đủ liều càng làm gia tăng tỷ lệ
kháng lại kháng sinh của vi khuẩn lậu.
Ở Việt Nam, đã có nhiều công trình nghiên cứu về độ nhạy cảm của vi
khuẩn lậu với kháng sinh.
Theo nghiên cứu của Lê thị Phương và cộng sự tại viện Da Liễu Quốc
Gia : năm 1996- 2000 tỷ lệ vi khuẩn lậu kháng lại penicillin là 65,46%;
nalidixic acid là 41,75%; tetracylin 40,50%; erythromycin 2,06%;
ciprofloxacin 35,60%. Năm 2001 tỷ lệ kháng penicillin là 47,47%; tetracyclin
40,50%; erythromycin 2,06%; ciprofloxacin 35,60%. Năm 2002 tỷ lệ kháng
penicillin là 30,05%; tetracyclin 26,29%; ciprofloxacin 46% [36].
Nghiên cứu của tác giả Lê Hồng Hinh nghiên cứu tại Hà Nội trong 3
năm 2001, 2002, 2003 với 80 chủng vi khuẩn lậu cho thấy tỷ lệ kháng các
kháng sinh Penicillin, Ciprofloxacin, Tetracyclin còn cao, cụ thể lần lượt như
sau: kháng Penicillin 36,14% (2001) 30,04% (2002) 27,89% (2003);

Ciprofloxacin 42,26% 46,01% 50%; Tetracyclin 40,47% 26,29% 27,90%.
Tỷ lệ kháng Ciprofloxacin ngày càng tăng cao. Kháng Spectinomycin chỉ có 1
trường hợp chiếm 0,47%. Không có trường hợp nào kháng lại Cefixim [37].
Theo tác giả Lê Văn Hưng nghiên cứu tại Viện Da liễu Trung Ương
trong 3 năm 2005, 2006, 2007 tỷ lệ vi khuẩn lậu kháng lại các kháng sinh
penicillin, tetracillin, ciprofloxacin còn cao tương tự các nghiên cứu trước. Đã
xuất hiện các chủng kháng lại azithromycin với tỷ lệ 5,6% (2005), 1,9%
(2006), 0,8% (2007) và kháng lại cefotaxime với tỷ lệ 1,2% (2005), 0,9%
(2006), 3,1% (2007). Và không có trường hợp nào kháng lại spectinomycin và
cefixim [38].
Mới đây nhất, theo Trần Thị Kim Thuý nghiên cứu tại Bệnh viện Da
Liễu Trung Ương (2014) tỷ lệ vi khuẩn lậu kháng lại penicillin là 47,70%,
tetracylin 83,4%; ciprofloxacin 96,3%. Không có vi khuẩn nào kháng lại


15

spectinomycin và cefixim [15].
Như vậy theo các tác giả nghiên cứu tỷ lệ kháng lại kháng sinh cũ như
penicillin, tetracyclin, nalidixic acid cao, đặc biệt nhóm kháng sinh Quinolon
tuy xuất hiện sau nhưng tỷ lệ kháng lại cao nhất lên tới 89,1%. Hầu như
không có trường hợp nào kháng lại spectinomycin và cefixim.
1.4 Kháng sinh Spectinomycin và Cefixim
1.4.1 Spectinomycin
1.4.1.1 Dược lý và Cơ chế tác dụng


Dược lý học

Spectinomycin là một kháng sinh aminocyclitol thu được từ môi trường

nuôi cấy Streptomyces spectabilis.
Thuốc gắn lên tiểu phần 30S của ribosom vi khuẩn để ức chế tổng
hợp protein ở vi khuẩn. Spectinomycin là một kháng sinh kìm khuẩn.
Thuốc không có tác dụng đối với Treponema pallidum hoặc Chlamydia
trachomatis. Trên in vitro, ở nồng độ từ 1 - 20 microgam/ml,
spectinomycin đặc biệt ức chế phần lớn các chủng Neisseria gonorrhoeae
tiết hoặc không tiết penicilinase. Khi thử độ nhạy cảm của N. gonorrhoeae
với spectinomycin, chủng nào có nồng độ tối thiểu ức chế (MIC) bằng hoặc
dưới 32 microgam/ml được coi là nhạy cảm; chủng nào có MIC từ 32 - 64
microgam/ml được coi là nhạy cảm trung gian và từ 128 microgam/ml trở
lên được coi là chủng kháng thuốc.


Dược động học

Sau khi tiêm bắp liều 2g nồng độ đỉnh của thuốc trong huyết thanh đạt
được là 100 microgam/ml sau 1 giờ, và khi tiêm liều 4g là khoảng
160microgam/ml sau 2 giờ. Nồng độ điều trị được duy trì trong 8 giờ. Thuốc
phân bố kém vào nước bọt nên hạn chế tác dụng của spectinomycin khi điều
trị lậu ở họng. Thời gian bán thải của Spectinomycin khoảng 1 - 3 giờ.


16

Khoảng 80% liều thuốc được thải trừ qua nước tiểu dưới dạng thuốc không
biến đổi và dạng chuyển hóa có hoạt tính sinh học. Thời gian bán thải của
thuốc kéo dài ở người có chức năng thận giảm. Spectinomycin được loại trừ
một phần bằng thẩm phân.
1.4.1.2 Chỉ định
VNĐ do lậu không biến chứng

Hạ cam
1.4.1.3 Chống chỉ định
Người có tiền sử dị ứng với Spectinomycin
1.4.1.5 Liều lượng và cách dùng


Người lớn:

- Nam giới: 1 liều duy nhất 2g, tiêm bắp sâu.
- Phụ nữ và những trường hợp khó điều trị, người bệnh ở những vùng có
nguy cơ vi khuẩn kháng kháng sinh cao dùng liều 4g (2 lọ).
- Tiêm bắp sâu vào vùng 1/4 trên ngoài mông. Chia đôi liều 4g để tiêm
vào hai mông
-Người cao tuổi: Dùng liều của người lớn bình thường.


Trẻ em trên 2 tuổi: 40mg/kg thể trọng.



Không dùng spectinomycin cho trẻ sơ sinh.

Khi pha thuốc để tiêm, dùng 3,2ml nước cất vô khuẩn cho vào lọ 2gam
Spectinomycin, hoặc 6,4ml cho vào lọ 4gam để có nồng độ 400mg/ml. Lắc
mạnh sau khi cho dung môi và trước khi hút mỗi liều.


17

1.4.1.5 Tác dụng không mong muốn (ADR)

Spectinomycin được dung nạp tốt, ít tác dụng không mong muốn.
Hay gặp nhất là đau tại chỗ tiêm. Ngoài ra có thể gặp đau đầu, chóng
mặt, buồn nôn, ngứa…
1.4.1.6 Thận trọng
Spectinomycin không có tác dụng đối với giang mai đang ủ bệnh hay đã
phát bệnh, nhưng khi dùng liều cao trong thời gian ngắn để điều trị lậu thì
Spectinomycin lại làm che lấp hay chậm xuất hiện các triệu chứng của bệnh
giang mai. Do đó, những người bệnh đang điều trị lậu cần được theo dõi lâm
sàng chặt chẽ từ 4 - 6 tuần và nếu có nghi ngờ giang mai thì phải theo dõi
huyết thanh đầy đủ ít nhất trong 4 tháng.
• Thời kỳ mang thai
Spectinomycin dùng được cho phụ nữ mang thai.
• Thời kỳ cho con bú
Nghiên cứu trên động vật cho thấy chỉ một lượng nhỏ Spectinomycin
thải trừ vào sữa. Số liệu chưa đủ để ủng hộ việc dùng Spectinomycin cho phụ
nữ đang cho con bú, tuy nhiên, chưa thấy có nguy cơ nào.
• Tương tác thuốc
Spectinomycin làm tăng hiệu quả và độc tính của lithi do giảm độ thanh
thải lithi, tương tác này có ý nghĩa trong lâm sàng.
1.4.2 Cefixim
1.4.2.1 Dược lý và cơ chế tác dụng
Cefixim là một kháng sinh cephalosporin thế hệ thứ 3, được dùng theo
đường uống. Thuốc có tác dụng diệt khuẩn. Cơ chế diệt khuẩn: thuốc gắn
vào các protein đích gây ức chế quá trình tổng hợp mucopeptid ở thành tế
bào vi khuẩn.


18

Cefixim có độ bền vững cao với sự thuỷ phân của men beta-lactamase.

Tính bền vững với men này của Cefixim cao hơn Cefalor, cefocitin,
Cefuroxim, cephalexin, cephradin.
1.4.2.2 Dược động học
Sau khi uống một liều đơn Cefixim chỉ có 30-50% liều được hấp thu qua
đường tiêu hoá. Thuốc ở dạng hỗn dịch uống được hấp thu tốt hơn ở dạng
viên. Nồng độ đỉnh trong huyết tương là 2 microgam/ml (đối với liều 200mg),
3,7 microgam/ml (đối với liều 400mg) và đạt sau khi uống 2-6 giờ. Thời gian
bán thải trong huyết tương khoảng 3-4 giờ và kéo dài khi bị suy thận. Khoảng
65% Cefixim trong máu gắn với protein huyết tương. Khoảng 20% liều uống
được đào thải ở dạng không biến đổi ra nước tiểu trong vòng 24h. Có tới 60%
liều uống đào thải không qua thận.
1.4.2.3 Chỉ định
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu không biến chứng do các chủng nhạy cảm
E.coli hoặc Proteus mirabilis.
Một số trường hợp viêm thận-bể thận và nhiễm khuẩn đường tiết niệu có
biến chứng do các Enterobacterriaceae nhạy cảm.
Viêm tai giữa do Haemophilus influenzae
Viêm họng và viêm Amidan do Streptococcus Pyogenes
Viêm phế quản cấp và mạn do Streptococcus pneumonia hoặc
Heamophilus influenza.
Viêm phổi mắc phải tại cộng đồng.
Viêm niệu đạo do lậu không biến chứng, kể cả chủng tiết beta-lactamase
1.4.2.4 Chống chỉ định
Bệnh nhân có tiền sử quá mẫn với Cefixim và các kháng sinh nhóm
Cephalosporin khác.
Bệnh nhân có tiền sử dị ứng hoặc sốc phản vệ do penicilin
1.4.2.5 Liều lượng và cách dùng
Đối với VNĐ do lậu không biến chứng ở người lớn và trẻ >12 tuổi, thường
dùng 400mg/ngày có thể dùng 1 lần hoặc chia làm 2 lần,cách nhau 12h.
Suy thận giảm liều.

Trẻ em: từ 6 tháng đến 12 tuổi dùng 8mg/kg/ngày, dùng 1 lần hoặc chia
làm 2 lần cách nhau 12h.


19

1.4.2.6 Tác dụng không mong muốn
Tiêu hoá: hay gặp. biểu hiện là ỉa chảy, phân nát, đau bụng, buồn nôn,
nôn, ăn không ngon, đầy hơi, khô miệng. Các rối loạn tiêu hoá thường xảy ra
trong 1-2 ngày đầu điều trị và đáp ứng với các thuốc điều trị triệu chứng.
Thần kinh: đau đầu, chóng mặt, bồn chồn, mất ngủ.
Quá mẫn: ban đỏ, mày đay, sốt.

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu:
Bệnh nhân nam có HCTDNĐ do lậu đến khám tại Bệnh viện Da liễu
Trung Ương từ tháng 10/2015 đến tháng 9/2016.
2.1.1 Tiêu chuẩn chẩn đoán VNĐ do lậu
•Có tiền sử quan hệ tình dục không an toàn.
•Triệu chứng lâm sàng: có biểu hiện đi tiểu khó chịu, tiểu buốt,rắt kèm
theo chảy mủ miệng sáo tự nhiên hoặc khi vuốt dọc niệu đạo. Hoặc có biểu
hiện không rõ tiểu buốt ít, tiết dịch ít,dịch trong nhày.
•Nhuộm soi dịch niệu đạo: có hình ảnh song cầu hình hạt càfe bắt màu
gram âm trong và ngoài bạch cầu đa nhân trung tính.
2.1.2 Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân
• Khảo sát đặc điểm lâm sàng, các yếu tố liên quan của viêm niệu đạo
do lậu: bệnh nhân có HCTDNĐ được chẩn đoán VNĐ do lậu khám tại bệnh
viện Da liễu Trung Ương từ tháng 10/2015 đến tháng 9/2016.
• Đánh giá hiệu quả điều trị VNĐ do lậu của Spectinomycin 2g:

- Các bệnh nhân nam giới được chẩn đoán VNĐ do lậu không biến
chứng, không đồng nhiễm C.trachomatis và các nguyên nhân khác.


20

- Không mắc các bệnh suy giảm miễn dịch và không dùng các thuốc
gây suy giảm miễn dịch.
- Đồng ý tham gia nghiên cứu.
- Không dị ứng với kháng sinh nhóm Cephalosporin và Spectinomycin
2.1.3 Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân
- Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu
- Đồng nhiễm các nguyên nhân gây viêm niệu đạo khác
- Bệnh nhân có tiền sử dị ứng với Cefixim và Spectinomycin
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu
- Khảo sát tỉ lệ, các yếu tố liên quan và đặc điểm lâm sàng: mô tả cắt
ngang, tiến cứu.
- Đánh giá hiệu quả điều trị của Spectinomycin: thử nghiệm lâm sàng
ngẫu nhiên có đối chứng so sánh, tiến cứu.
2.2.2 Mẫu nghiên cứu
- Mục tiêu 1: Mẫu thuận tiện, chọn những bệnh nhân viêm niệu đạo do
lậu đến khám tại bệnh viện da liễu Trung Ương trong thời gian nghiên cứu.
Thực tế có 402 BN nam giới bị VNĐ do lậu, tuy nhiên chúng tôi chỉ lấy được
80 bệnh nhân đồng ý tham gia trả lời phiếu nghiên cứu, số còn lại không đồng
ý hoặc chúng tôi không có điều kiện về thời gian (bệnh nhân đến khám ngoài
giờ, ngày nghỉ lễ, …).
- Mục tiêu 2: Chọn đủ cỡ mẫu theo công thức

{Z

n1 = n 2 =

1−α / 2

2 P (1 − P) + Z β

p1 (1 − p1 ) + p 2 (1 − p 2 )

( p1 − p 2 ) 2

Trong đó:
n1: cỡ mẫu của nhóm nghiên cứu (NC)
n2: cỡ mẫu của nhóm đối chứng (ĐC)
Z1-a/2: Hệ số tin cậy 95% (=1.96)
Zb: Lực mẫu 80% (=0.842)
P1: Tỷ lệ bệnh nhân nhóm NC đạt tốt

}

2


21

P2: Tỷ lệ bệnh nhân nhóm ĐC đạt tốt
P= (p1 + p2)/2
Tính ra được n1=n2=40 bệnh nhân.
Phương pháp lấy mẫu: Chọn ngẫu nhiên bệnh nhân đủ tiêu chuẩn chia
vào 2 nhóm, cho tới khi đủ cỡ mẫu.
2.2.3 Vật liệu nghiên cứu

- Thuốc tiêm Spectinomycin 2g, biệt dược Speclif, do công ty Kukje
Pharma lnd. Co., Ltd, Hàn Quốc sản xuất.
- Thuốc viên Cefixim 200mg, do Công ty dược và vật tư y tế Tiền Giang.
2.2.4. Kỹ thuật thu thập thông tin
Thu thập số liệu từ phiếu phỏng vấn của các bệnh nhân đến khám và
điều trị tại phòng khám bệnh viện Da Liễu Trung Ương từ 10/2015-9/2016.
- Khám lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng để xác định viêm niệu đạo
do lậu.
- Theo dõi sau điều trị.
2.2.5 Các bước tiến hành
2.2.5.1 Khảo sát tình hình, các yếu tố liên quan và đặc điểm lâm sàng
* Khai thác các yếu tố liên quan:
- Tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn.
- Tiền sử quan hệ tình dục
- Tình trạng hôn nhân
- Tiền sử sử dụng rượu ngay trước, trong khi quan hệ tình dục
- Thói quen sử dụng các dịch vụ y tế
- Thói quen sử dụng bao cao su
- Nguồn lây
* Các đặc điểm lâm sàng
- Thời gian xuất hiện tiểu buốt và chảy dịch niệu đạo bất thường
(ngày).
- Thời gian tồn tại các triệu chứng trên (ngày).
- Tình trạng bệnh hiện tại:
+ Chảy mủ nhiều hay ít


22

+ Ra mủ thường xuyên, gián đoạn hay chỉ chảy mủ buổi sáng

+ Dịch chảy tự nhiên hay sau vuốt dọc niệu đạo
+ Màu sắc dịch: dịch trong hay dịch mủ vàng, trắng, xanh
+ Ngứa, đau khó chịu hay nóng dọc niệu đạo
+ Các triệu chứng kèm theo
Khám lâm sàng:
- Bộc lộ cơ quan sinh dục
- Đánh giá cơ quan sinh dục ngoài: miệng sáo, quy đầu-bao quy đầu,
thân dương vật, da bìu, phần mu, bẹn để phát hiện các tổn thương.
- Khám lỗ niệu đạo, vuốt dọc niệu đạo xem tình trạng tiết dịch: màu sắc,
số lượng.
+ Số lượng ít: chỉ thấy dịch vào buổi sáng hoặc vuốt dọc niệu đạo mới
chảy dịch.
+ Số lượng vừa: dịch chảy tự nhiên, qui đầu và bao qui đầu dính ít dịch
nhớp nháp.
+ Số lượng nhiều: dịch chảy ra liên tục, số lượng nhiều thành giọt, dính
nhiều ở miệng sáo, quần lót.
* Xét nghiệm tìm nguyên nhân:
Bệnh nhân sau khi được chẩn đoán lâm sàng là tiết dịch niệu đạo sẽ
được tiến hành làm xét nghiệm vi sinh tìm nguyên nhân.
Bệnh nhân ngồi trên ghế, bộc lộ bộ phận sinh dục ngoài để tiến hành lấy
dịch niệu đạo.
•Xác định vi khuẩn lậu cầu trong bệnh phẩm dịch niệu đạo bằng phương
pháp nhuộm Gram.
Kỹ thuật nhuộm Gram: Dịch niệu đạo được dàn đều trên tiêu bản, để
khô tự nhiên.
Sau đó cố định bằng lửa đèn cồn, nhiệt độ 60 o C, hơ tiêu bản cách
đèn 4-5 lần, thử lên mu bàn tay thấy nóng là vừa.
Thực hiện tiếp từng bước theo thứ tự sau:



23

+ Phủ kín tiêu bản dung dịch tím geltian, để 1 phút.
+ Rửa tiêu bản dưới vòi nước nhẹ.
+ Nhỏ lugol để 30 giây.
+ Rửa nước.
+ Tẩy màu bằng cồn, nghiêng đi nghiêng lại để cồn chảy từ cạnh nọ
sang cạnh kia. Khi thấy màu tím trên phết bệnh phẩm vừa phai hết thì rửa
nước lạnh. Thời gian tẩy màu phụ thuộc phết bệnh phẩm dầy hay mỏng, phết
càng dày thì thời gian tẩy cồn càng lâu. Đây là bước rất quan trọng trong
phương pháp nhuộm Gram. Cồn sẽ tẩy màu các vi khuẩn có lớp vỏ mỏng
không được lugol gắn chắc màu tím. Cồn không tẩy màu một số vi khuẩn có
vỏ dày đã được dung dịch lugol gắn chắc màu tím.
+Nhỏ dung dịch Fuchsin để 1 phút. Các vi khuẩn bị cồn tẩy màu tím
sẽ bắt màu đỏ Fuchsin là vi khuẩn Gram âm; vi khuẩn không bị cồn tẩy màu
vẫn có màu tím là vi khuẩn Gram dương.
+ Rửa kỹ nước, để khô tự nhiên
+ Soi vật kính dầu 100.
Đọc kết quả: Vi khuẩn lậu cầu bắt màu Gram âm, đứng thành đôi, nằm
trong và ngoài bạch cầu đa nhân trung tính. Đồng thời đọc số lượng bạch cầu
trung tính trên 1 vi trường và các vi khuẩn khác (Số lượng bạch cầu trong
VNĐ do lậu thường ≥10 BC/VT [15]).
• Xét nghiệm phát hiện Chlamydia trachomatis (sử dụng Quickstick one
Chlamydia SD của Hàn Quốc):
Dùng tăm bông đưa sâu vào trong lỗ niệu đạo khoảng 1,5cm, xoay nhẹ tăm
bông để lấy dịch và tế bào biểu mô niệu đạo, lấy ra cho vào ống nghiệm. Nhỏ
5 giọt Buffer A vào ống nghiệm có sẵn mẫu thử, xoay nhẹ tăm bông 10 lần.
Giữ trong 2 phút rồi nhỏ thêm 7 giọt Buffer B, tiếp tục xoay tăm bông 10 lần.



24

Giữ trong 5 phút rồi vắt kiệt đầu tăm bông và rút ra, đậy nút có đầu nhỏ giọt,
nhỏ vào thanh thử 5 giọt dung dịch trên rồi đợi 10 phút sau đọc kết quả.
+ Nếu trên thanh thử xuất hiện 1 vạch màu hồng ở vị trí “C” là
âm tính.
+ Nếu trên thanh thử xuất hiện 2 vạch màu hồng ở vị trí “T” và
“C” là dương tính.
- Các thông tin trên được thu thập dựa vào mẫu bệnh án nghiên cứu tự thiết
kế. Sau đó số liệu được nhập vào chương trình xử lý số liệu SPSS 16.0.
2.2.5.2 Đánh giá kết quả kết quả điều trị VNĐ do lậu không biến chứng
ở người lớn bằng tiêm Spectinomycin LDN.
Chúng tôi đã chọn được 80 bệnh nhân VNĐ do lậu không biến chứng
đủ tiêu chuẩn vào nghiên cứu điều trị. Chia ngẫu nhiên bệnh nhân vào 2 nhóm
bằng cách chọn BN đến ngày chẵn vào nhóm 2, BN đến khám ngày lẻ vào
nhóm 1.
Nhóm 1: bệnh nhân được tiêm Spectinomycin 2g liều duy nhất
Nhóm 2: bệnh nhân được uống Cefixim 400mg, liều duy nhất.
Cả 2 nhóm đều được uống Doxycyclin 100mg, 2 viên/ngày x 7 ngày.
Trước khi đánh giá hiệu quả điều trị của thuốc chúng tôi tiến hành so sánh 1
số đặc điểm của 2 nhóm như tuổi của bệnh nhân, thời gian bị bệnh, tiền sử
điều trị trước đó, đặc điểm lâm sàng và tính chất dịch niệu đạo.
Đánh giá kết quả lâm sàng sau điều trị 3 ngày, 5 ngày điều trị: dựa vào
còn hay hết của các triệu chứng tiểu buốt, chảy dịch miệng sáo, nóng dọc niệu
đạo và tình trạng viêm miệng sáo. Và sau 7 ngày lấy dịch niệu đạo nhuộm soi
tìm vi khuẩn lậu cầu.
Khảo sát tác dụng không mong muốn của thuốc: buồn nôn, mất ngủ, nổi
mề đay, đau bụng, đi ngoài, sốt.
2.2.6 Xử lý số liệu



25

Số liệu được nhập trên chương trình SPSS16.0.
Các thuật toán được sử dụng: tỉ lệ %, kiểm định ….
Các test thống kê được kiểm định với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
khi p<0,05.
2.2.7 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện Da Liễu Trung Ương.
Thời gian nghiên cứu: T10/2015- T9/2016.
2.2.8 Đạo đức trong nghiên cứu
Chỉ những bệnh nhân sau khi đã được giải thích rõ về mục đích yêu cầu
của nghiên cứu và đồng ý tham gia mới đưa vào danh sách nghiên cứu.
Bệnh nhân có viêm niệu đạo phối hợp lậu và các căn nguyên khác
cũng được tư vấn và điều trị theo căn nguyên.
Các thông tin cá nhân như tên, tuổi, địa chỉ, nghề nghiệp của đối tượng
nghiên cứu được giữ bí mật bằng cách đánh mã số cho từng bệnh nhân và chỉ
phục vụ cho mục đích nghiên cứu.
Đây là nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng quản lý và điều trị bệnh
trong đó các số liệu có thể làm cơ sở để các nhà quản lý xây dựng kế hoạch
phù hợp trong quản lý và điều trị các bệnh LTQĐTD, đặc biệt là bệnh lậu.
2.2.9. Hạn chế của đề tài:
Hạn chế của đề tài là chỉ dùng phương pháp nhuộm soi để phát hiện lậu
cầu trước và sau điều trị nên một số trường hợp có thể không chính xác, đặc
biệt sau điều trị (mặc dù độ nhạy của phương pháp nhuộm soi khá cao).
SƠ ĐỒ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
Bệnh nhân TDNĐ
Xét nghiệm vi sinh



×