Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế GTGT ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.88 KB, 20 trang )

Đề 10. Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật
thuế GTGT ở Việt Nam hiện nay.
Mục lục
***
Kí hiệu
GTGT: Giá trị gia tăng
NSNN: Ngân sách nhà nước
DN: Doanh nghiệp
Lời mở đầu
Từ 01/01/2009, Việt Nam bắt đầu thi hành luật thuế giá trị gia tăng 2008
(GTGT). Nhìn chung, thuế GTGT được coi là phương pháp thu tiến bộ nhất hiện
nay, được đánh giá cao do đạt được mục tiêu lớn của chính sách thuế như tạo
được nguồn thu lớn cho ngân sách Nhà nước, đơn giản, trung lập, .... Có rất
nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế GTGT nhưng tựu chung
lại, chúng đều thuộc hai loại chính: các yếu tố thuộc về khách quan và các yếu tố
thuộc về chủ quan.
Phần nội dung
I. Khái quát chung về pháp luật thuế GTGT
1.Khái niệm về pháp luật thuế GTGT
Pháp luật thuế GTGT là tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban
hành điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình đăng ký, kê khai, nộp
thuế, quản lý và quyết toán thuế GTGT.
1
2.Đặc điểm của pháp luật thuế GTGT.
Thứ nhất, pháp luật thuế GTGT có tác động trong phạm vi rộng, đến tất cả
các đối tượng trong xã hội.
Thứ hai, pháp luật thuế GTGT chỉ có thể được ban hành khi các điều kiện
áp dụng đạt đến mức độ nhất định. Những điều kiện đó là: các tiêu chuẩn về kế
toán, chế độ chứng từ hóa đơn và khả năng quản lý của chính các cơ quan tham
gia quản lý, thu thuế GTGT.
1


Đại học Luật Hà Nội. Giáo trình luật thuế Việt Nam. Nxb Tư pháp. H-2004, tr.64
2
II. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế GTGT pử
Việt Nam hiện nay.
1. Các yếu tố khách quan.
a) Đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà
nước
Bản chất của thuế GTGT là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá,
dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Vì vậy,
Thuế GTGT là sự thể chế hóa của các chính sách mà Đảng, Nhà nước đề ra;
được quy định nhằm phục vụ chính sách phát triển kinh tế và chính sách thuế ở
Việt Nam. Xuất phát từ mục đích này mà việc thực thi pháp luật thuế GTGT
chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội
của Đảng và Nhà nước.
Hiện nay, chiến lược phát triển kinh tế- xã hội mà Đảng đề ra trong giai
đoạn 2001 – 2010 là:
“Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; nâng cao rõ rệt đời sống
vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta
cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con
người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc
phòng, an ninh được tăng cường; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa được hình thành về cơ bản; vị thế của nước ta trên trường quốc tế
được”
2
Mục tiêu đến năm 2020 là: “Để VN trở thành một nước công nghiệp sau 20
năm nữa đòi hỏi nền kinh tế phải đạt tăng trưởng cao một cách bền vững trên 8%
trong một thời gian dài và hướng tới mức tăng trưởng bình quân hai con số/năm;
cơ cấu kinh tế (tính theo GDP) tiên tiến với công nghiệp chiếm 45-50%, dịch vụ
chiếm 40-50%; tích lũy từ nội bộ nền kinh tế đạt trên 30%/GDP, xuất khẩu tăng
với tốc độ gấp 1,5 lần trở lên so với tốc độ tăng GDP. Chất lượng cuộc sống vật

chất và văn hóa ngày càng tăng cao theo hướng văn minh hiện đại, nhận thức và
ý thức chấp hành pháp luật của mọi người dân trong xã hội được nâng cao. Thể
2
Chiến lước phát triển kinh tế - xã hội 2001 – 2010. Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khoá VIII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng.
3
chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hoàn thiện cơ bản và
chủ động hội nhập kinh tế với thế giới một cách có hiệu quả.”
3
Muốn thực hiện được chiến lược trên thì Nhà nước ta phải có một chính
sách thuế GTGT hợp lý. Chính sách đó vừa phải đảm bảo nguồn thu cho Nhà
nước vừa “vừa sức” với người tiêu dùng nói chung. Hiện nay, quy định hiện nay
của Luật thuế GTGT 2008 đã thể hiện khá tốt việc thể chế hóa chiến lược phát
triển kinh tế của Đảng, Nhà nước. Bên cạnh ban hành các mức thuế suất hợp lý
thì việc quy định 25 nhóm đối tượng không chịu thuế GTGT cũng là một ví dụ
thể hiện sự thể chế hóa này:
- Để phát triển, nâng cao trình độ internet, viễn thông cho người dân: quy
định đối tượng không chịu thuế là dịch vụ bưu chính, viễn thông công ích và In-
ter-net phổ cập theo chương trình của Chính phủ. (Khoản 10, Điều 5 Luật thuế
GTGT 2008).
- Để thúc đẩy phát triển nông nghiệp: quy định đối tượng không chịu thuế
là tưới, tiêu nước; cày, bừa đất; nạo vét kênh, mương nội đồng phục vụ sản xuất
nông nghiệp; dịch vụ thu hoạch sản phẩm nông nghiệp. (Khoản 3, Điều 5, Luật
thuế GTGT 2008).
- Thúc đẩy việc sử dụng các phương tiện giao thông, công cộng: Vận
chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt, xe điện. (Khoản 16 Điều 5, Luật
thuế GTGT 2008).
- v.v..
Giả sử, nếu pháp luật không có những quy định về các đối tượng không
chịu thuế như trên, mà Nhà nước vẫn yêu cầu thực hiện thành công các chiến

lược quốc gia, thì chắc chắn, việc thực thi thuế GTGT sẽ kém, không đạt hiệu
quả cao.
b) Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Bên cạnh chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước, thực
trạng tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cũng là một nhân tố làm
ảnh hưởng đáng kể tới sự thực thi pháp luật thuế GTGT ở Việt Nam hiện nay.
3
/>luat-thue-gia-tri-gia-tang-den-2020/
4
Trước khi tìm hiểu xem sự phát triển của nền kinh tế - xã hội của đất nước
tác động như thế nào đến việc thực thi pháp luật thuế GTGT thì cần xem xét
pháp luật thuế GTGT có ảnh hưởng như thế nào đối với nền kinh tế - xã hội.
Thuế GTGT có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh nền kinh tế.
Thuế có ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả và thu nhập nên căn cứ vào từng tình
huống kinh tế, Nhà nước có thể sử dụng thuế làm công cụ điều chỉnh nền kinh
tế. Các qui định về đối tượng, pham vi đánh thuế, thuế suất,điều kiện miễn, giảm
thuế… Xét về hiện tượng thì mang tính cưỡng chế nhưng bản chất là nhằm điều
chỉnh những quan hệ kinh tế nhất định, nhằm khuyến khích hay hạn chế đầu
tư vào ngành nghề, sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó. Bởi đơn giản là, người n ộp
thuế sẽ thấy đầu t ư vào đâu thì có lợi h ơn.
Tóm lại, thông qua thuế Nhà nước tác động tích cực đến việc thúc đẩy sản
xuất phát triển trên cơ sở tận dụng và sử dụng hợp lý mọi nguồn lực của đất
nước trong việc điều chỉnh quan hệ cung cầu và cơ cấu kinh tế.
Như vậy, việc thực thi thuế là nhằm những mục đích về kinh tế - xã hội. Vì
vậy, sự phát triển của nền kinh tế - xã hội sẽ có những tác động nhất định tới
việc thực thi pháp luật thuế GTGT. Hiện nay, nước ta đang bước vào nền kinh tế
thị trường với những thành tựu đáng kể. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước
đạt 5,83%, gấp gần 1,9 lần tốc độ tăng trong quý I/2009. Đáng chú ý là sự phục
hồi diễn ra ở hầu hết các ngành, các lĩnh vực kinh tế then chốt: Giá trị sản xuất
nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 5,8%; giá trị sản xuất công nghiệp tăng

13,6%; thị trường trong nước tiếp tục phát triển ổn định với tốc độ tăng trưởng
cao, trong đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế
tăng 24,1%, hoạt động du lịch sôi nổi, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng
36,2% so với cùng kỳ năm trước; thực hiện vốn đầu tư toàn xã hội ước tính tăng
26,23% so với cùng kì năm trước đặc biệt là khu vực ngoài nhà nước tăng tới
46,38%;...
4
Như vậy, nhìn một cách tích cực, mọi mặt của đời sống, kinh tế, xã hội đều
có sự tiến bộ rõ rệt. Ngày càng có nhiều hàng hóa, dịch vụ được sinh ra. Từ quá
4
5
trình sản xuất đến lưu thông, hàng hóa và dịch vụ này đều có sự tăng thêm đáng
kể về giá trị. Vì thế, về phía nhà nước, khoản thuế thu thêm sẽ ngày càng tăng.
Bởi lẽ, người tiêu dùng (người chịu thuế) có đời sống khá giả hơn, sẵn sàng bỏ
ra khoản tiền lớn để mua những hàng hóa đã được tính thuế GTGT. Về phía
người nộp thuế, họ cũng sẽ thực thi pháp luật thuế hiệu quả hơn nếu như bước
vào nền kinh tế thị trường, nền kinh tế phát triền. Bởi trong môi trường này, uy
tín của một doanh nghiệp sẽ ngày càng chiếm vị trí quan trọng trên thương
trường, nó còn cao hơn cả những món lợi nhất thời mà Doanh nghiệp có thể thu
được từ việc trốn thuế.
Ngược lại, nếu tình hình kinh tế - xã hội khó khăn thì việc thực thi pháp
luật thuế GTGT sẽ có thể tiển theo chiều hướng xấu. Lúc đó, sự làm ăn gặp
nhiều khó khăn hơn thì có thể lợi nhuận, tiền bạc mới là cái mà các doanh
nghiệp đặt lên hàng đầu. Điều này rất dễ xảy ra nếu tình hình đất nước phát triển
giống như những tháng đầu năm 2010: “Việc huy động vốn cho đầu tư và sản
xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, nhất là vốn tín dụng với lãi xuất co xu
hướng tăng khi phải vay với lãi xuất thỏa thuận. Hiệu quả đầu tư và hiệu quả sản
xuất kinh doanh còn thấp, trong khi đó áp lực cạnh tranh của nước ngoài trên thị
trường quốc tế và cả ở thị trường trong nước ngày càng gay gắn hơn.
5

Bên cạnh việc chịu chi phối bởi nền kinh tế - xã hội trong nước, nền kinh
tế quốc tế cũng có ảnh hưởng đáng kể đến việc thực thi pháp luật thuế GTGT.
Hiện nay, Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Xu hướng
chung là phải mở cửa, giảm thuế quan đối với hàng hóa, dịch vụ nói chung và
giảm thuế GTGT nói riêng. Nếu các mức thuế suất mà Luật thuế GTGT phù hợp
với những cam kết quốc tế thì việc thực thi sẽ có chiều hướng tốt. Đối với chủ
thể nộp thuế, chịu thuế cũng cảm thấy dễ chịu và chủ thể thực thi việc thu thuế
cũng sẽ dễ dàng hơn trong việc thực thi nhiệm vụ của mình.
c) Chi phối bởi yêu cầu thu ngân sách Nhà nước.
5
,4
/>Nam-Quy-I-nam-2010/language/vi-VN/Default.aspx
6
Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước. Một nền tài chính
quốc gia lành mạnh phải dựa chủ yếu vào nguồn thu từ nội bộ nền kinh tế quốc
dân. Thuế GTGT là một trong những loại thuế giữ vai trò này.
Hiện nay, nguồn thu từ nước ngoài đã giảm nhiều, kinh tế đối ngoại chịu
sức ép của quan hệ “mua bán sòng phẳng”,“có vay, có trả”, thuế GTGT phải là
công cụ quan trọng góp phần tích cực giảm bội chi ngân sách, giảm lạm phát, ổn
định kinh tế - xã hội, chuẩn bị điều kiện và tiền đề cho việc phát triển đất nước
lâu dài.
Vì vậy, yêu cầu thu ngân sách nhà nước là một yếu tố có ảnh hưởng không
nhỏ tới việc thực thi pháp luật thuế GTGT. Điều này thể hiện ở một số điểm sau:
Thứ nhất, nhu cầu thu về thuế gián thu. Ở Việt Nam hiện nay, đa số các
nguồn thu đều xuất phát từ thuế gián thu. Thuế GTGT là một loại thuế gián thu.
Vì vậy, đối với các tổ chức thu thuế, việc thu loại thuế này khá dễ dàng, không
vấp phải sự phản đối của nộp, cũng như người chịu thuế.
Thứ hai, nhu cầu thu của Nhà nước về thuế. Một nhà nước cần một nguồn
thu lớn để vận hành bộ mày nhà nước và thực hiện những công việc của đất
nước thì các loại thuế sẽ được đặt ra càng nhiều. Mặt khác, nếu nhu cầu thu cao

thì nhà nước cần phải thiết lập một bộ máy thực thi việc thu thuế có hiệu quả, từ
đó cũng phần nào tránh được việc trốn thuế, gian lận thuế. Tuy nhiên, cũng
không thể tránh khỏi trường hợp, nếu nhà nước quy định quá nhiều mức thuế
cao trong luật thuế GTGT thì người dân sẽ khó mà có thể thực thi đúng đắn
được.
d) Phụ thuộc tính khả thi và mức đồng bộ và hoàn thiện hệ thống pháp
luật
Không một loại thuế nào có thể đứng độc lập một cách tuyệt đối trong hệ
thống các văn bản quy phạm pháp luật. Thuế GTGT cũng vậy. Thuế GTGT cần
có sự tương thích, phù hợp với các văn bản pháp luật khác có liên quan như các
văn bản pháp luật về quản lý đất đai, về thanh toán không dùng tiền mặt, v.v..
Có như vậy, sự thực thi mới thực sự đạt hiệu quả. Không hiếm trường hợp, văn
bản pháp luật thuế GTGT quy định một kiểu, văn bản pháp luật của các ngành
7

×