Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

đồ án công nghệ may đề tài công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm may

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.94 MB, 45 trang )

ĐỀ TÀI: CÔNG TÁC KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
NHẬN XÉT CỦA CÔNG TY
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
TPHCM, ngày tháng năm 2014
SVTH: NGUYỄN ĐÔNG ÁI – MSSV: 11709006 Trang 1
ĐỀ TÀI: CÔNG TÁC KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………


………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
TPHCM, ngày tháng năm 2014
SVTH: NGUYỄN ĐÔNG ÁI – MSSV: 11709006 Trang 2
ĐỀ TÀI: CÔNG TÁC KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
I . LỜI CẢM ƠN
Có thể hoàn thành môn đồ án công nghệ thành công tốt đẹp, lời đầu tiên em xin gửi lời
cám ơn chân thành và sâu sắc tới:
- Các thầy cô giáo trong khoa Công nghệ may và thời trang, bộ môn Công nghệ may nói
riêng đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho em những kiến thức, kinh nghiệm quý báu
trong suốt thời gian qua.
- Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn đến thầy Nguyễn Thành Hậu, thầy đã tận tình giúp đỡ,
trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt quá trình làm đồ án. Trong thời gian học tập
với thầy, em đã tiếp thu cho mình thêm nhiều kiến thức bổ ích, học tập được tinh thần làm
việc nghiêm túc, hiệu quả, đây là những kinh nghiệm đáng quý bổ trợ cho em trong quá
trình học tập và công tác sau này.
- Đồng thời xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Công ty cổ phần quốc tế Phong Phú, nhà
máy may Jean xuất khẩu số 01 đã tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất giúp em có
một môi trường tốt để thực hiện đề tài.

- Các anh chị cán bộ, cùng toàn thể anh chị em công nhân đã tận tình hỗ trợ và giúp đỡ em
có thể hoàn thành trọn vẹn bài báo cáo của mình.
- Sau cùng em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè đã động viên, đóng góp ý
kiến và giúp đỡ em trong quá trình học tâp, nghiên cứu và hoàn thành bài báo cáo thực
tập.
SVTH: NGUYỄN ĐÔNG ÁI – MSSV: 11709006 Trang 3
ĐỀ TÀI: CÔNG TÁC KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 7
I Cơ sở lý luận của công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm 7
1 Lịch sử hình thành công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm 7
1.1 Khái niệm chất lượng sản phẩm 7
1.2 Một số quan niệm về chất lượng sản phẩm 7
1.3 Các phương pháp quản lý chất lượng 7
1.4 Lịch sử hình thành và định nghĩa kiểm soát chất lượng 8
2 Giới thiệu hệ thống tiêu chuẩn ISO 9
2.1 Hệ thống tiêu chuẩn ISO 9
2.2 Các triết lý của ISO 10
3 vai trò của công tác kiểm tra chất lượng 10
4 Nội dung của công tác kiểm tra chất lượng 11
5 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của QC 11
II Giới thiệu công ty cổ phân quốc tế Phong Phú 13
1 Khái quát chung 13
2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 13
3 Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi 15
4 Lĩnh vực hoạt đông kinh doanh 16
4.1 Dệt may 16
4.2 Bất động sản 19
4.3 Đầu tư tài chính 19
5 Cơ cấu tổ chức trong công ty 20

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I Công tác kiểm tra chất lượng tại công ty 22
1 Hệ thống quản lý chất lượng tại công ty 22
2 Sơ đồ tổng quát quá trình tạo ra sản phẩm 24
II Qui trình kiểm tra chất lượng sản phẩm của một mã hàng cụ thể 27
1 Giới thiệu mã hàng 27
2 Qui trình kiểm tra chất lượng ở các bộ phận 28
2.1 Qui trình kiểm tra chất lượng ở phòng kỹ thuật 28
2.2 Qui trình kiểm tra chất lượng ở kho nguyên phụ liệu 28
2.3 Qui trình kiểm tra chất lượng ở xưởng cắt 31
2.4 Qui trình kiểm tra chất lượng ở xưởng may 36
2.5 Qui trình kiểm tra chất lượng ở xưởng hoàn tất 39
3 Các lỗi thường gặp và cách khắc phục 44
4 Đánh giá công tác kiểm tra chất lượng ở công ty 46
SVTH: NGUYỄN ĐÔNG ÁI – MSSV: 11709006 Trang 4
ĐỀ TÀI: CÔNG TÁC KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
LỜI NÓI ĐẦU

Trong thời kì bao cấp chất lượng sản phẩm không phải là vấn đề quyết định vì sản
phẩm sản xuất ra đã có nhà nước tiêu thụ, vì vậy mà các doanh nghiệp chỉ quan tâm đến
việc chạy đua tăng năng suất để vượt mức kế hoạch, còn chất lượng sản phẩm thì bị lơi
lỏng bỏ quên. Nhưng ngày nay trong cơ chế thi trường có sự quản lý của nhà nước, trong
xu thế toàn cầu hoá về kinh tế, sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng trở nên quyết liệt
thì chất lượng sản phẩm và dịch vụ, sự thõa mãn nhu câu của khách hàng, hợp lý về giá cả
sẽ là những nhân tố quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp.
Trong ngành công nghiệp dệt may cũng vậy, một ngành sản xuất hàng tiêu dùng có
tính thời vụ thì chất lượng sản phẩm càng trở thành một vấn đề quan trọng. Với những
đặc tính quan trọng của chất lượng sản phẩm thì vấn đề chất lượng và kiểm tra chất
lượng sản phẩm cần được quan tâm nhiều hơn.
Để có thể đóng góp một phần nhỏ vào việc tìm hiểu về công tác kiểm tra chất

lượng sản phẩm ngành may, em đã thực hiền cuốn đồ án này. Trình độ còn nhiều hạn chế,
không tránh những sai sót, cũng hy vọng đây là một đề tài tham khảo của những ai quan
tâm đến vấn đề này. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn. Em
xin chân thành cảm ơn.
SVTH: NGUYỄN ĐÔNG ÁI – MSSV: 11709006 Trang 5
ĐỀ TÀI: CÔNG TÁC KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
1. Lý do chọn đề tài
Có thể nói, dệt may luôn là ngành công nghiệp tiên phong trong chiến lược phát
triển kinh tế, mang lại nguồn lợi nhuận khá lớn cho đất nước. Tuy nhiên,trong xu thế toàn
cầu hóa về kinh tế,sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng trở nên quyết liệt thì chất
lượng về sản phẩm và dịch vụ nhằm thõa mãn nhu cầu của khách hàng và thị trường là
nhân tồ quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp. Chính vỉ vậy, công tác kiểm tra
chất lượng sản phẩm ngay tử giai đoạn chuẩn bị đến giai đoạn hoàn tất luôn được ưu tiên
hàng đầu.Do đó, để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp cần quan tâm và nghiên cứu về
công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm ngành may.
Nhận ra được tính tất yếu của kiêm tra chất lượng sản phẩm, trong thời gian thực
tập ở xí nghiệp cùng với sự góp ý giúp đỡ của các anh chị trong công ty, thầy cô, bạn bè
và tìm hiểu sách báo, em đã chọn đề tài “ Công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm ngành
may “ làm đề tài nghiên cứu đồ án của mình. Tuy đây là một đề tài nghiên cứu còn sơ sài,
trình độ bản thân còn nhiều hạn chế nên không tránh khỏi những sai sót, song em hi vọng
đây sẽ là một tài liệu tham khảo dành cho những ai quan tâm đến vấn đề này. Rất mong
nhận sự đóng góp ý kiến của quí thầy cô và bạn bè.
2. Mục đích nghiên cứu
Hiểu được lịch sử hình thành, vai trò,cũng như phương pháp kiểm tra chất lượng.
Nắm được công việc của QC ngành may
Nắm được qui trình kiểm tra chất lượng của một sản phẩm may cụ thể.
3. Phương pháp và phạm vi nghiên cứu
Phương pháp: Thực tế tại công ty may, tìm hiểu cơ sở lý luận nghiên cứu trong giáo
trình, tài liệu chất lượng có chọn lọc và tổng hợp.
Phạm vi: Trong phạm vi kiến thức đã học, tìm hiểu sách báo,đi thực tế tại xí nghiệp.


4. Nội dung nghiên cứu của đồ án.
Cơ sở lý luận của công tác kiểm tra chất lượng
Qui trình kiểm tra chất lượng sản phẩm tại công ty may Phong Phú
SVTH: NGUYỄN ĐÔNG ÁI – MSSV: 11709006 Trang 6
ĐỀ TÀI: CÔNG TÁC KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
I. Cơ sở lý luận của công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm
1. Lịch sử hình thành công tác kiểm soát chất lượng sản phẩm
1.1 Khái niệm chất lượng sản phẩm
Có thể nói chất lượng sản phẩm là một phạm trù kinh tế kĩ thuật khá trừu tượng.
Khi nhìn nhận sản phẩm ở những góc độ khác nhau ta lại có những quan niệm
khác nhau về chất lượng sản phẩm.
Quan niệm siêu việt cho rằng: Chất lượng là sự tuyệt vời và hoàn hảo nhất của sản
phẩm.
Quan niệm xuất phát từ sản phẩm lại cho rằng: Chất lượng sản phẩm được phản
ánh bởi các thuộc tính đặc trưng của sản phẩm đó. Chẳng hạn, theo quan niệm của các
nhà sản xuất thì chất lượng là sự hoàn hảo và phù hợp với một sản phẩm với một tập hợp
các yêu cầu, tiêu chuẩn hay qui cách đã được xác định từ trước
1.2 Một số quan niệm về chất lượng sản phẩm
• Tổ chức kiểm tra chất lượng Châu Âu:“ Chất lượng là sự phù hợp của sản phẩm
đối với yêu cầu của người tiêu dùng”
• Theo W.E Deming: “Chất lượng là sự phù hợp của sản phẩm đối với yêu cầu của
người tiêu dùng”
• Theo Philip B Crosby: “ Chất lượng là sự phù hợp với nhu cầu “
• Theo định nghĩa của Việt Nam: TCVN 9001:2000 ( ISO 9001:2000) “ Chất lượng
là mức độ của một tập hợp các đặc tính vốn có của một thực thể tạo cho thực thể
đó có khả năng thõa mãn những nhu cầu đã nêu ra và nhu cầu tiềm ẩn “
• Nhìn chung, mọi định nghĩa đều khác nhau về câu chữ nhưng đều nói lên một mục
đích cuối cùng mà cả người sản xuất và người tiêu dùng đều quan tâm đó là “ Đặc

tính sử dụng cao và giá cả hợp lý “
1.3 Các phương pháp quản lý chất lượng
Sự phát triển của hoạt động quản lý chất lượng đã trải qua 4 giai đoạn chính, từ
kiểm tra chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng, đến quản lý chất lượng
toàn diện (TQM).
Kiểm tra chất lượng là hoạt động do một đội ngũ nhân viên chuyên trách đảm nhận
nhằm so sánh sản phẩm được sản xuất ra với sản phẩm tiêu chuẩn. Mục đích của hoạt
động này là phát hiện những sản phẩm không đạt các yêu cầu chất lượng đã được xác
định bởi cơ quan, tổ chức hay công ty.
Kiểm soát chất lượng là giai đoạn “tiến hoá” tiếp theo của quản lý chất lượng, phổ
biến trong thời kỳ Chiến tranh thế giới lần II. Việc kiểm soát chất lượng tập trung vào
công đoạn thiết lập các quy trình sản xuất, các thủ tục liên quan cho mỗi quy trình, sử
dụng các phương pháp thống kê, và đo lường chất lượng sản phẩm. Các hoạt động được
SVTH: NGUYỄN ĐÔNG ÁI – MSSV: 11709006 Trang 7
ĐỀ TÀI: CÔNG TÁC KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
thực hiện để kịp thời phát hiện sai sót trong các quy trình sản xuất, đảm bảo sản phẩm
kém chất lượng sẽ không được phân phối ra thị trường.
Đảm bảo chất lượng là hình thức phát triển cao hơn, đi từ chất lượng sản phẩm lên
chất lượng hệ thống. Hệ thống này bao gồm việc xây dựng cẩm nang chất lượng, lập kế
hoạch về chất lượng, áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng, và xây dựng quy trình đảm bảo
chất lượng
TQM hiện được coi là hình thức “tiến hoá” cao nhất của quản lý chất lượng, được
định nghĩa như là những hoạt động quản lý có sự tham gia tích cực của tất cả các nhân
viên của một cơ quan hay tổ chức trong các hoạt động của cơ quan, tổ chức đó nhằm đạt
được chất lượng với chi phí thấp nhất. Trong giai đoạn phát triển này, chất lượng cần
được không ngừng cải tiến, nâng cao dựa trên những nguyên tắc cơ bản như định hướng
khách hàng, huấn luyện nhân viên về quản lý chất lượng, khả năng lãnh đạo của người
quản lý, xây dựng kế hoạch chiến lược, quản lý quy trình hoạt động, và đánh giá chất
lượng hoạt động.
1.4 Lịch sử hình thành và định nghĩa kiểm soát chất lượng

Theo định nghĩa, kiểm soát chất lượng là các hoạt động và kỹ thuật mang tính tác
nghiệp được sử dụng để đáp ứng các yêu cầu chất lượng.
Kiểm soát chất lượng ra đời tại Mỹ, nhưng rất đáng tiếc là các phương pháp này
chỉ được áp dụng mạnh mẽ trong lĩnh vực quân sự và không được các công ty Mỹ phát
hành sau chiến tranh. Trái lại, chính ở Nhật Bản, kiểm soát chất lượng mới được áp dụng
và phát triển, đã được hấp thụ vào chính nền văn hóa của họ. Nhật Bản trở thành “quê
hương” thứ hai của kiểm soát chất lượng.
Nhà thống kê học người Mỹ, W.Edwards Deming đến Nhật Bản vào năm 1950
theo lời của JUSE để đào tạo khóa học 8 ngày về QC. Các khóa học đã được nhiệt tình
hưởng ứng và các bài giảng của Deming đã giúp cho các thành viên tham dự hiểu được
tầm quan trọng của QC trong sản xuất.
Năm 1954, Joseph Juran đến Nhật Bản, cũng theo lời mời của JUSE để tổ chức các
khóa đào tạo QC cho những nhà quản lý trung và cao cấp. Những khóa này có ảnh hưởng
rất sâu rộng với QC của Nhật Bản. QC không còn bị thu hẹp trong khu vực sản xuất và
SVTH: NGUYỄN ĐÔNG ÁI – MSSV: 11709006 Trang 8
ĐỀ TÀI: CÔNG TÁC KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
kiểm tra mà đã mở rộng đến mọi khu vực hoạt động của công ty và xác định rõ ràng vị trí
của QC là 1 công cụ quản lý chung.
Bộ Công thương (nay là Bộ Công thương quốc tế MITI) đã ban bố luật tiêu chuẩn
hóa trong công nghiệp vào năm 1949 với mục đích cải tiến chất lượng trong các sản phẩm
công nghiệp của Nhật Bản. Theo luật này các hãng muốn được ghi nhãn hiệu Tiêu chuẩn
công nghiệp Nhật Bản (JIS) lên sản phẩm của họ phải qua 1 cuộc kiểm tra của chính phủ
về hệ thống QC.
Như vậy, ngay sau chiến tranh, QC đã được đưa vào nền công nghiệp Nhật Bản và
phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ. Điều này không những chỉ vì phương pháp thống kê –
công cụ chủ yếu trong QC – rất phù hợp với người Nhật, người luôn luôn thích cái mới
mà vì họ đã rất thành công trong việc cải tiến chất lượng, giảm giá thành, nâng cao năng
suất, giảm phế phẩm và lượng hàng phải tái chế. QC đả đóng góp những điểm chủ yếu
trong việc khôi phục và xây dựng lại nền công nghiệp Nhật Bản gần như bị hủy diệt trong
thời gian chiến tranh. Tại Nhật, nó đã được cải biến cho phù hợp với nền văn hóa truyền

thống của Nhật Bản và đã trở thành một công cụ thiết yếu trong việc duy trì chất lượng
sản phẩm.
2 Giới thiệu về hệ thống tiêu chuẩn ISO
2.1 Hệ thống tiêu chuẩn ISO
ISO (International Organization for Standardization) được thành lập năm 1946 là
một tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa của các nước, có mục đích tạo thuận lợi giao
thương quốc tế và phát triển hợp tác quốc tế trong lĩnh vực văn hóa, khoa học kĩ thuật,
kinh tế. Trong đó, điều quan trọng của tổ chức này là góp phần vào việc thúc đẩy và đảm
bảo cho việc trao đổi hàng hóa giữa các nước thành viên.
Tính đến nay có hơn 100 thành viên trên thế giới. Việt Nam là thành viên chính
thức từ năm 1977. Sau nhiều năm nghiên cứu xây dựng và sửa đổi, ISO 9000 được công
bố năm 1987 bao gồm 5 tiêu chuẩn bao gồm Hướng dẫn sử dụng và chọn lựa (ISO 9001,
9002, 9003) và hướng dẫn cơ bản về các hệ thống quản lý chất lượng (ISO 9004).
ISO 9000 là Bộ tiêu chuẩn quốc tế được ban hành với mục tiêu là thiết lập Hệ
thống chất lượng hợp lý trên cơ sở đó tạo ra những hàng hóa và dịch vụ có chất lượng
cao, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Đối tượng áp dụng ISO 9000 không chỉ là những
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh- dịch vụ thông thường mà còn bao gồm các lĩnh vực
dịch vụ công cộng, dịch vụ hành chính.
Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 thực chất là chứng nhận hệ thống đảm bảo chất lượng chứ không
phải là kiểm định chất lượng sản phẩm.
SVTH: NGUYỄN ĐÔNG ÁI – MSSV: 11709006 Trang 9
ĐỀ TÀI: CÔNG TÁC KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 bao gồm :
• ISO 9000: 2005 Hệ thống quản lý chất lượng - Cơ sở và từ vựng
• ISO 9001: 2008 Hệ thống quản lý chất lượng - Các yêu cầu
• ISO 9004: 2000 Hệ thống quản lý chất lượng - Hướng dẫn cải tiến hiệu quả
• ISO 19011: 2002 Hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý chất lượng và môi trường
2.2 Các triết lý của ISO
• Hiệu quả chất lượng là vấn đề chung của toàn bộ tổ chức. Chỉ có thể tạo ra một sản
phẩm, một dịch vụ có chất lượng, có tính cạnh tranh cao khi mà cả hệ thống được

tổ chức tốt.
• Phải làm đúng, làm tốt ngay từ đầu.
• Nêu cao vai trò phòng ngừa là chính trong mọi hoạt động của tổ chức
• Thoả mãn tối đa nhu cầu của người tiêu dùng, của xã hội.
• Đề cao vai trò của dịch vụ theo nghĩa rộng, tức là quan tâm đến phần mềm của sản
phẩm, đến dịch vụ sau bán hàng.
• Trách nhiệm đối với kết quả hoạt động của tổ chức thuộc về từng người. Phân định
rõ trách nhiệm của từng người trong tổ chức, công việc sẽ được thực hiện hiệu quả
hơn.
• Quan tâm đến chi phí để thoả mãn nhu cầu, cụ thể là đối với giá thành. Phải tìm
cách giảm chi phí ẩn của sản xuất, đó là những tổn thất do quá trình hoạt động
không phù hợp, không chất lượng gây ra.
• Tinh thần ISO 9000 thực chất là một loại bộ tiêu chuẩn đặc biệt, cho phép chỉ ra
các thủ pháp cơ bản nhất để quản trị một hệ thống, một tổ chức mang lại hiệu quả
cao cho doanh nghiệp, cho xã hội.
3 Vai trò của công tác kiểm tra chất lượng
• Tôn trọng hoàn toàn nhân cách của mọi thành viên.
• Thống nhất nỗ lực của mọi thành viên, tạo ra hệ thống nhịp nhàng trong mọi hoạt
động.
• Tổ chức các hoạt động
nhằm tạo ra sản phẩm có
chất lượng như yêu cầu.
• Kích thích ước vọng của
mọi thành viên đạt tới mức
chất lượng cao nhất bằng
nghiên cứu, triển khai sản
phẩm. Từ đó, họ say mê học
tập để sáng tạo.
• So sánh chất lượng thực tế
với kế hoạch để phát hiện những sai lệch và đưa ra những quyết định hiệu quả.

SVTH: NGUYỄN ĐÔNG ÁI – MSSV: 11709006 Trang 10
ĐỀ TÀI: CÔNG TÁC KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
• Đánh giá việc thực hiện chất lượng trong thực tế của tổ chức. Coi quá trình làm
việc không lỗi là kim chỉ nam cho hành động – Phương pháp đơn giản nhất nhưng
khó thực hiện nhất.
• Nâng cao sự phồn thịnh, uy tín của doanh nghiệp, nâng cao lợi nhuận và thu nhập
của thành viên.
4 Nội dung của công tác kiểm tra chất lượng
• Nhằm góp phần đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm, loại trừ những nguyên
nhân gây sai hỏng xảy ra trong quá trình sản xuất, người ta thường thiết lập qui
trình kiểm soát chất lượng mang tính pháp lý và khoa học.
• Kiểm soát các tài liệu, văn bản sử dụng trong sản xuất, kinh doanh.
• Kiểm soát chất lượng các loại nguyên phụ liệu, bán thành phẩm mua ngoài trước
khi nhập xưởng.
• Kiểm soát chất lượng bán thành phẩm, sản phẩm dở dang trên chuyền, công đoạn
và chất lượng sản phẩm trước khi xuất xưởng.
• Kiểm tra tình hình chấp hành qui định qui phạm kỷ luật, những điều kiện chuẩn bị
sản xuất, thông số kỹ thuật, các thiết bị máy móc và những dụng cụ đo lường có
liên quan đến chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất.
• Kiểm tra điều kiện đóng gói, bao bì, bảo quản, chuyên chở trước khi xuất xưởng.
5 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của QC
Để thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chất lượng trong doanh nghiệp không thể không nói
đến bộ phận QC. Nếu như bộ phận KCS chỉ chuyên trách kiểm tra chất lượng sản phẩm ở
từng công đoạn sản xuất thì bộ phận QC sẽ kiểm soát toàn bộ qui trình sản xuất. Bộ phận
QC được thành lập theo quyết định của Ban Giám Đốc doanh nghiệp, có trách nhiệm theo
dõi, kiểm tra và ngăn ngừa những hư hỏng xảy ra.
5.1 Chức năng
• Tham mưu và đề xuất với ban lãnh đạo công ty về công tác kiểm soát chất lượng sản
phẩm.
• Bao quát chung về công tác kiểm soát chất lượng sản phẩm.

• Thành lập các bộ phận đảm nhận các hoạt động kiểm tra chất lượng sản phẩm trong công
ty (KCS).
5.2 Nhiệm vụ
• Theo dõi, kiểm tra tỉ lệ và đánh giá cụ thể tình hình chất lượng sản phẩm tại xí nghiệp.
• Kiểm soát qui trình quản lý chất lượng tại xí nghiệp.
SVTH: NGUYỄN ĐÔNG ÁI – MSSV: 11709006 Trang 11
ĐỀ TÀI: CÔNG TÁC KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
• Tổng hợp báo cáo tình hình chất lượng hàng tháng.
• Phối hợp với khách hàng tiếp nhận lắng nghe và hành động khắc phục.
• Phổ biến và hướng dẫn đến từng tổ sản xuất về chất lượng sản phẩm.
• Quản lý và giám sát việc thực hiện các nội qui về cấp phát vật tư, nguyên phụ liệu sản
xuất.
• Phục vụ công tác kiểm final với khách hàng.
• Tập huấn KCS mới về việc kiểm tra, kiểm soát chất lượng cách thức thực hiện hệ thống
và ghi báo cáo.
• Tham gia giải quyết những khiếu nại của khách hàng về chất lượng của sản phẩm.
• Lập biên bản những trường hợp sai qui trình kỹ thuật và xác định trách nhiệm về ai.
5.3 Quyền hạn
• Kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng sản phẩm trong công ty.
• Được quyền đề xuất với ban lãnh đạo công ty về việc xem xét, khen thưởng, phạt chất
lượng sản phẩm.
• Kiến nghị với ban lãnh đạo công ty cho đình chỉ xuất xưởng những mã hàng không đạt
yêu cầu về chất lượng.
• Kiến nghị cho tái chế, sản xuất lại những mã hàng không đạt yêu cầu chất lượng.
SVTH: NGUYỄN ĐÔNG ÁI – MSSV: 11709006 Trang 12
ĐỀ TÀI: CÔNG TÁC KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
II. Giới thiệu về công ty cổ phần quốc tế Phong Phú
1 Khái quát chung về công ty
Tên đầy đủ: Công Ty Cổ Phần Quốc Tế Phong Phú
Tên tiếng Anh: Phong Phu International Joint Stock Company

Tên viết tắt: PP.J.S.C
Ngày thành lập: 19/04/2007
Trụ sở chính: 48 đường Tăng Nhơn Phú, P.Tăng Nhơn Phú B, Q. 9, TP.HCM.
Điện thoại: 84-8-35 147 340
Fax: 84-8-38 406 790
Email:
Website: www.ppj-international.com
2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Công ty Cổ phần Quốc Tế Phong Phú là một trong những đơn vị thành viên của
Tổng Công ty Cổ phần Phong Phú được thành lập và hoạt động từ năm 2007 – Một trong
những doanh nghiệp đầu đàn của ngành Dệt May Việt Nam. Trong những năm gần đây,
cùng với sự phát triển kinh tế mạnh mẻ tại Việt Nam theo xu hướng hội nhập quốc tế.
Công ty Cổ Phần Quốc Tế Phong Phú đã không ngừng lớn mạnh cả về lượng và chất
trong hệ thống ngành dệt may.
SVTH: NGUYỄN ĐÔNG ÁI – MSSV: 11709006 Trang 13
ĐỀ TÀI: CÔNG TÁC KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
Sau khoảng thời gian tổ chức lại hệ thống may mặc cũng như khởi động hàng loạt
các dự án may mặc để nâng cao năng suất đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách
hàng. đầu năm 2012 đánh dấu một bước phát triển mới của Công ty khi tiếp tục duy trì và
phát triển lên tầm cao mới các chi nhánh, nhà máy đã được xây dựng và đưa vào hoạt
động như:
a. Chi nhánh Tp. HCM.
b. Nhà máy May Xuất Khẩu Phong Phú Long An.
c. Nhà máy May XK Phong Phú Nha Trang.
d. Nhà máy May XK Phong Phú Đà Nẵng.
e. Nhà Máy Thời Trang Phong Phú.
f. Nhà máy May Thời Trang Phong Phú - Thủ Đức.
g. Nhà may May Jean Xuất Khẩu (Khu A – Khu B).
Song song đó trong năm 2012 lần lượt cho ra đời các Nhà máy:
a. Nhà máy May Thun Xuất Khẩu Phong Phú Sài Gòn.

b. Nhà máy Phong Phú - Phú Yên.
c. Điểm nghiên cứu ứng dụng và phát triển thời trang Phong Phú v.v
Nhìn lại khoảng thời gian một năm làm việc, đứng trước tình thế muôn vàn khó
khăn của kinh tế thế giới và trong nước, tập thể Công ty Cổ phần Quốc Tế Phong Phú với
phương châm: “Hiệp lực cùng phát triển” trên dưới một lòng đoàn kết để gặt hái thêm
được nhiều thành công tốt đẹp.
Cùng với sự chuyển mình của các ngành công nghiệp nói chung và ngành may mặc
nói riêng, công ty đã dần thay đổi công nghệ sản xuất số liệu sang công nghệ sản xuất
Lean tinh gọn, nâng cao năng suất lao động và từ đó thu nhập cho cán bộ - công nhân
viên dần được cải thiện.
Ngoài ra, Công ty cũng đặc biệt chú trọng tới thị trường nội địa phục vụ tiêu dùng
trong nước nhằm hưởng ứng lời kêu gọi của nhà nước "Người Việt Nam dùng hàng
Việt Nam”. Công ty đã thành lập Công ty Cổ phần Thời Trang Quốc Tế Phong Phú để
SVTH: NGUYỄN ĐÔNG ÁI – MSSV: 11709006 Trang 14
DOANH NGHIỆP KINH TẾ ĐA NGÀNH HÙNG MẠNH
NÂNG CAO TIỀM LỰC KINH TẾ & CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỘNG ĐỒNG
GIA TĂNG GIÁ TRỊ VÀ LỢI ÍCH CỦA CỔ ĐÔNG, ĐỐI TÁC, KHÁCH HÀNG, CB.CNV, NHÀ NƯỚC CỘNG ĐỒNG
ĐOÀN KẾT, TRÁCH NHIỆM
TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN CAO, TRUNG THÀNH, NĂNG ĐỘNG, SÁNG TẠO, KỸ NĂNG TỐT
CHÚNG TÔI-CÁN BỘ CÔNG NHÂN VIÊN PHONG PHÚ
ĐỀ TÀI: CÔNG TÁC KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
đẩy mạnh thị trường nội địa. Hiện nay sản phẩm mang thương hiệu của PHONG PHÚ
như: POP, Enriche, Town Streets, Jolie
Maison…đã xuất hiện ở hầu hết ở các
vùng miền trong cả nước và được người
tiêu dùng ưa chuộng do tính thời trang,
giá cả phù hợp, chất lượng vượt trội. Từ
những kết quả đạt được, Công ty đã mở
nhiều đại lý cửa hàng không những trên
địa bàn Tp HCM mà còn ở các tỉnh như Bình

Dương, Đồng Nai, Long An…và các Trung tâm
thương mại, chuỗi hệ thống siêu thị trên toàn
quốc.
Trong 5 năm hoạt động sản xuất kinh
doanh với những thành tựu đạt được Công ty
vinh dự được Bộ Công thương tặng thưởng đơn
vị xuất sắc nhiều năm liền, sản phẩm của chúng tôi được người tiêu dùng đánh giá cao,
luôn làm thoả mãn mọi yêu cầu về thị hiếu của khách hàng. Với những thành quả đạt
được, cá nhân Ông Đặng Vũ Hùng - Tổng Giám đốc Công ty đã vinh dự được UBND TP.
HCM trao tặng giải thưởng Doanh nhân trẻ xuất sắc và Doanh nhân trẻ tiêu biểu TP.
HCM lần thứ VII năm 2012.
3. Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi
 Tầm nhìn
“Trở thành tập đoàn kinh tế vững mạnh hàng đầu Việt nam, phát triển sản xuất
kinh doanh chuyên ngành dệt may và đầu tư sang các lĩnh vực kinh tế tiềm năng trong
nước, đầu tư ra nước ngoài”.
 Sứ mệnh
Nâng cao tiềm lực kinh tế và chất lượng cuộc sống cộng đồng thông qua việc cung
ứng các sản phẩm và dịch vụ có chất lượng vượt trội đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách
hàng và góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội.
 Giá trị cốt lõi
SVTH: NGUYỄN ĐÔNG ÁI – MSSV: 11709006 Trang 15
ĐỀ TÀI: CÔNG TÁC KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM


4. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh
Trên nền tảng là kinh doanh ngành may mặc, từ năm 2003, thực hiện chiến lược
phát triển đa ngành, Phong Phú đã mở rộng sang lĩnh vực Bất động sản và đầu tư tài
chính. Nắm bắt cơ hội và thực hiện chiến lược phát triển đầu tư tốt, Phong Phú sẽ ngày
càng phát triển mạnh mẽ và từng bước khẳng định vị thế đa ngành của mình.

4.1 Dệt may
Dệt may là lĩnh vực sản xuất kinh doanh lâu đời và cũng là thế mạnh của Phong
Phú. Với công nghệ hiện đại luôn được chú trọng đầu tư đổi mới và một bề dày kinh
nghiệm được đúc kết gần 50 năm qua, Phong Phú tự hào mang lại những sản phẩm chất
lượng cao, mẫu mã đa dạng và dịch vụ chuyên nghiệp, phù hợp với mọi nhu cầu đa dạng
của khách hàng.
Các dòng sản phẩm chủ yếu:
Sợi-chỉ may
Vải thời trang
Sản phẩm gia dụng
Thời trang Phong Phú
Sợi-chỉ may
SVTH: NGUYỄN ĐÔNG ÁI – MSSV: 11709006 Trang 16
ĐỀ TÀI: CÔNG TÁC KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
Ngành sợi Phong Phú hiện có 3 công ty sản xuất kinh doanh tại TP.HCM, Bảo
Lộc, Nha Trang với 8 nhà máy sản xuất và kiểm soát gần 375.000 cọc sợi trong đó có
338.514 cọc sợi đơn,30.496 cọc sợi se và 5.544 rotor OE,đạt tổng năng lực sản xuất bình
quân một năm hơn 40.000 tấn sợi- chỉ may các loại, gồm các mặt hàng:
Sợi-chỉ may
Sợi Ring 100% cotton
Sợi Slub yarn
Sợi Multi count
Sợi Multi twist
Sợi OE
Loại sợi chu kỳ dài
Loại sợi chu kỳ ngắn
Sản phẩm sợi Phong Phú được sản xuất trên dây chuyền
công nghệ hiện đại của châu Âu, Mỹ, Nhật Bản…đặc
biệt là dây chuyền kéo sợi tự động của hàng Rieter hiện
đại nhất Đông Nam Á được điều khiển bằng hệ thống

robot tự động.
Hiện nay sản phẩm sợi Phong Phú đã chiếm lĩnh thị trường trong nước và còn là
nhà cung cấp chính sản phẩm sợi chỉ may chất
lượng cao cho Tập đoàn Coats, các doanh nghiệp
trong Vinatex và doanh nghiệp ngoài Vinatex.
Vải-thời trang
Là doanh nghiệp dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất
vải Jeans tại Việt Nam, sản phẩm vải Jeans Phong
Phú được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện
đại, áp dụng hệ thống điều khiển thuốc nhuộm
indigo tự động, hiện đại của tây Âu, hệ thống hoàn
tất đa dạng từ đốt lông, rũ hồ, làm bóng đến sanfor
vải. Đồng thời công nghệ nhuộm màu hiện đại
được đưa vào ứng dụng nên vải có màu sắc phối
hợp đa dạng, độ bền màu cao, wash được nhiều
cấp ánh màu.
SVTH: NGUYỄN ĐÔNG ÁI – MSSV: 11709006 Trang 17
ĐỀ TÀI: CÔNG TÁC KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
Bên cạnh mặt hàng vải Jeans, Phong
Phú còn cung cấp cho thị trường các dòng
sản phẩm cao cấp khác như vải kaki, vải
kate, vải dệt thoi, vải dệt thoi mang đến cho
người hàng nhiều sự lựa chọn trong thế giới
vải đầy mau sắc của Phong Phú.
Hiện nay Phong Phú đang nghiên cứu
phát triển dòng sản phẩm vải jean mới làm từ
nguồn nguyên liệu cotton supina-một trong
những dòng cotton cao cấp được khách hàng
quan tâm và có nhiều ưu điểm nổi bật.
Sản phẩm dệt gia dụng

Sản phẩm dệt gia dụng Phong Phú được sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng
quốc tê 100 của Oeke-tex, sử dụng dây chuyền công nghệ khép kín từ khâu dệt, nhuộm,
may hoàn tất, bao gồm khoảng 400 máy dệt chuyền
nhuộmcông nghệ tiên tiến đạt năng lực sản xuất trên 500
tấn sản phẩm 1 tháng.

Một trong
những đặc điểm
nổi bật của sản
phẩm gia dụng
Phong Phú là sử
dụng các nguyên
liệu có nguồn gốc
thiên nhiên, thân
thiện với môi trường như cotton, tằm…kết hợp
với việc áp dụng qui trình sản xuất cổ điển, thời
gian sản xuất dài, không hóa chất độc hại.
Bên cạnh hai mặt hàng chủ lực là khăn và áo
choàng tắm, Phong Phú đã mở rộng và phát
triển chuỗi sản phẩm gia dụng sang các mặt
hàng khác như chăn, drap, gối, rèm… nhằm
mang lại sự lựa chọn đa dạng cho khách hàng.
Thời trang phong phú
May mặc là lĩnh vực mà Phong Phú đang đẩy
mạnh phát triển trong những năm gần đây với
mục tiêu cung cấp giải pháp may mặc trọn gói cho khách hàng. Phong Phú hiện có trên
100 chuyền may hiện đại với tổng năng lực sản xuất 20 triệu sản phẩm/năm để phục vụ
cho thị trường xuất khẩu và nội địa.
SVTH: NGUYỄN ĐÔNG ÁI – MSSV: 11709006 Trang 18
ĐỀ TÀI: CÔNG TÁC KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM

Sản phẩm chủ yếu là áo quần jeans, áo quần dệt kim, chủ yếu xuất khẩu sang Mỹ,
châu Âu, Nhật Bản, Đài Loan.
Đối với thị trường xuất khẩu, Phong Phú là nhà cung cấp các sản phẩm may mặc
cho các thương hiệu nổi tiếng như Mast,Esprit, Otto International… , không ngừng mở
rộng mạng lưới khách hàng xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng.
Với mục tiêu xây dựng thương hiệu thời trang đầy tính
năng động, sáng tạo và không ngừng đổi mới, Phong Phú sẽ
đẩy mạnh nghiên cứu cải tiến công nghệ sản xuất
hiện đại, đa dạng hóa nguồn nguyên liệu và tăng cường đầu tư
khâu thiết kế.
Phong Phú với chuỗi thời trang may mặc đa dạng hứa
hẹn sẽ mang lại những màu sắc đa dạng cho cuộc sống.
4.2 Bất động sản
Với mong muốn làm cho cuộc sống của bạn thêm Phong Phú,bên cạnh việc phát
triển các sản phẩm dệt may phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng, Tông công ty cổ phần Phong
Phú mở rộng sang lĩnh vực Bất động sản-Thương mại du lịch thông qua việc liên kết và
góp vốn đầu tư với các doanh nghiệp có tiềm lực mạnh.
Có ba loại hình chính:
- Đầu tư xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp
- Đầu tư xây dựng cao ốc văn phòng, chung cư , khu đô thị
- Đầu tư xây dựng khu biệt thự, du lịch, nghỉ dưỡng.
SVTH: NGUYỄN ĐÔNG ÁI – MSSV: 11709006 Trang 19
Nhãn hiệu POP Jeans
ĐỀ TÀI: CÔNG TÁC KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM

4.3 Đầu tư tài chín
Phong Phú đã xây dựng được mối quan hệ tốt trên cơ sở hợp tác cùng có lợi với rất
nhiều tổ chức tài chính và quĩ đầu tư uy tín để có thể tận dụng nguồn ngoại lực này thúc
đẩy nhanh các dự án đầu tư nằm trong định hướng phát triển của đơn vị và các đối tác
một cách nhanh chóng và hiệu quả Những đơn vị cùng hợp tác : Công ty CP Hóa dầu &

Xơ sợi tổng hợp Petro Việt nam-Vinatex Đình Vũ, công ty CP Khoan dầu khí Việt nam,
công ty CP đầu tư Phước Long.
5. Cơ cấu tổ chức của công ty.
Chức năng của các phòng ban
 Cơ quan điều hành (cơ quan tổng giám đốc):
Công ty cổ phần quốc tế Phong Phú có cơ cấu tổ chức như sau:
 Tổng Giám đốc:
- Phụ trách chung và kiểm soát toàn bộ hoạt động của Công ty từ con người tài
chính đến các khâu sản xuất.
- Trực tiếp phụ trách các đơn vị: Phòng Tài chính – Kế toán, Phòng Kinh doanh
nội địa, Phòng đầu tư & phát triển, Phòng quản lý chất lượng và Trung tâm may mặc.
 Phó Tổng Giám đốc:
- Giải quyết các công việc thường xuyên của Công ty trong phạm vi được Tổng
Giám đốc ủy quyền;
- Trực tiếp phụ trách Phòng Hành chính nhân sự.
 Giám đốc điều hành thứ nhất:
- Điều hành chịu trách nhiệm điều hành các công việc hằng ngày của Công ty tại
Khối Văn phòng;
- Tham gia chỉ đạo sản xuất, theo dõi tiến trình sản xuất đối với các Nhà máy;
- Ký kết các hợp đồng và giải quyết các công việc khác theo sự ủy quyền của Tổng
Giám đốc;
- Trực tiếp phụ trách các đơn vị: Phòng Kế hoạch sản xuất, Phòng kỹ thuật, Phòng
xuất nhập khẩu, Bộ phận kho và Nhà máy may Jean xuất khẩu.
 Giám đốc điều hành thứ hai:
SVTH: NGUYỄN ĐÔNG ÁI – MSSV: 11709006 Trang 20
ĐỀ TÀI: CÔNG TÁC KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
Trực tiếp phụ trách và điều hành các hoạt động sản xuất tại Xưởng may Phong Phú
Guston Molinel.
 Trợ lý Tổng Giám đốc:
- Tham mưu cho Tổng Giám đốc về chiến lược đầu tư, phát triển kinh doanh của

Công ty;
- Trực tiếp phụ trách Nhà máy Wash.
 Kế toán trưởng:
- Tham mưu cho Tổng Giám đốc và kiểm soát toàn bộ quá trình thu – chi của Công
ty;
- Đề xuất các giải pháp kiểm tra tài chính và đảm bảo an toàn tài chính cho Công ty
hoạt động.
 Khối cơ quan phòng/ban:
 Phòng tài chính – kế toán:
Có chức năng thực hiện các công việc thường xuyên liên quan đến tài chính, tiền tệ
như: Kế toán tổng hợp; Kế toán ngân hàng; Kế toán công nợ; Kế toán vật tư, thành phẩm,
gia công; Kế toán thu chi, kế toán nội bộ; Kế toán giá thành, chi phí; Kế toán kho; Kế
toán tiền lương; Thủ quỹ, …
 Phòng Hành chính – Nhân sự:
Có chức năng tham mưu cho Tổng Giám đốc về hành chính, nhân sự; kiểm soát và
điều phối hoạt động liên quan đến: Chi phí hành chính, tuyển dụng, đào tạo, chế độ chính
sánh, bảo hiểm, tiền lương, … của toàn Công ty.
 Phòng kinh doanh nội địa:
Có chức năng phát triển thị trường kinh doanh nội địa.
 Phòng kế hoạch sản xuất:
Có chức năng hoạch định toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty.
 Phòng kỹ thuật:
Có chức năng hướng dẫn và đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm.
 Phòng xuất nhập khẩu:
Có chức năng thực hiện các chứng từ giao, nhận xuất nhập khẩu, đảm bảo nguyên
phụ liệu và hàng hóa xuất nhập theo đúng kế hoạch của Công ty.
 Phòng đầu tư và phát triển:
Có chức năng hoạch định về chiến lược và địa bàn đầu tư sản xuất kinh doanh của
Công ty.
 Phòng đảm bảo chất lượng:

Chịu trách nhiệm về việc đảm bảo chất lượng của sản phẩm theo yêu cầu của
khách hàng đối với từng mã hàng.
 Bộ phận kho:
Chứa đựng và đảm bảo cung cấp nguyên phụ liệu, bán thành phẩm và thành phẩm
theo yêu cầu của sản xuất.
 Trung tâm may mặc:
- Trung tâm may mặc bao gồm nhiều nhóm kinh doanh tùy thuộc vào điều kiện sản
xuất và tình hình của Công ty tại mỗi thời điểm;
- Thực hiện các chức năng: kinh doanh, tiếp thị, quản lý đơn hàng, tìm kiếm thị
trường và duy trỉ, mở rộng khách hàng.
SVTH: NGUYỄN ĐÔNG ÁI – MSSV: 11709006 Trang 21
ĐỀ TÀI: CÔNG TÁC KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
 Khối sản xuất:
Khối sản xuất bao gồm nhiều đơn vị trực tiếp sản xuất gồm:
- Xưởng may Phong Phú Guston Molinel;
- Nhà máy may Jean xuất khẩu;
- Nhà máy Wash;
- Các nhà máy khác nếu được thành lập
SVTH: NGUYỄN ĐÔNG ÁI – MSSV: 11709006 Trang 22
ĐỀ TÀI: CÔNG TÁC KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
Sơ đồ tổ chức nhà máy may Jeans khu A
Sơ đồ
SVTH: NGUYỄN ĐÔNG ÁI – MSSV: 11709006 Trang 23
ĐỀ TÀI: CÔNG TÁC KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I. Công tác KTCL tại công ty
1. Hệ thống quản lý chất lượng tại công ty
Sơ đồ quản lý chất lượng tại nhà náy may Jeans khu A
SVTH: NGUYỄN ĐÔNG ÁI – MSSV: 11709006 Trang 24
Nhận thông tinThiết kế, may mẫu thửLên kế hoạchChuẩn bị sản xuấtNhập kho nguyên phụ liệuCắtIn ,thêuMayĐóng góiNhập kho thành phẩmXuất hàng

ĐỀ TÀI: CÔNG TÁC KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
Tổng quan qui trình nhà máy may
1. Trước khi bắt đầu sản xuất đơn hàng phải có cuộc họp triển khai những yêu cầu
đặc biệt và lưu ý từ lô hàng.
2. Chuyền trưởng phải được cung cấp báo cáo cắt với số lượng cụ thể.
3. Chuyền trưởng phải được cung cấp báo cáo kiểm Cắt trước khi bắt đầu sản xuất.
4. Mẫu thành phẩm được duyệt phải cung cấp cho chuyền may và các bộ phận liên
quan.
5. Bảng màu được duyệt phải cung cấp cho chuyền may kịp thời.
6. Qui trình lắp ráp phải được cung cấp cho chuyền may.
7. Cách lắp ráp và yêu cầu của từng công đoạn được triển khai cho công nhân theo
phân bổ công đoạn may.
8. Qui cách may phải được triển khai cho công nhân theo công đoạn và theo cụm.
9. Công nhân được hướng dẫn và thực hiện đạt yêu cầu công đoạn được phân công.
10.Trước khi bắt đầu sản xuất, mỗi công nhân phải có trách nhiệm kiểm tra chất
lượng công đoạn trước.
11.Bất kỳ phát sinh nào phải được xử lý và khắc phục trước khi chuyển qua khâu
kế tiếp.
2. Sơ đồ tổng quát quá trình tạo ra sản phẩm
Công tác KTCL sản phẩm là một công việc vô cùng quan trọng, quyết định đến sự
sống còn của doanh nghiệp, vì thế, mỗi công ty cần có một qui trình kiểm soát chất lượng
thật chặt chẽ.
Để đảm bảo chất lượng sản phẩm đạt hiệu quả, công ty đã đưa ra qui trình kiểm
soát chuẩn cho sản phẩm.

Hình vẽ
SVTH: NGUYỄN ĐÔNG ÁI – MSSV: 11709006 Trang 25

×