Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Kết quả công tác thực hiện chương trình Nông Thôn Mới tại địa bàn xã Chí Viễn - huyện Trùng Khánh - tỉnh Cao Bằng đến năm 2013.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 79 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------

NÔNG THỊ HUYÊN

Tên đề tài:
“KẾT QUẢ CƠNG TÁC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
XÂY DỰNG NƠNG THƠN MỚI TẠI ĐỊA BÀN
XÃ CHÍ VIỄN, HUYỆN TRÙNG KHÁNH,
TỈNH CAO BẰNG ĐẾN NĂM 2013’’

ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chun ngành
Khoa
Lớp
Khóa học

: Chính quy
: Khoa học Môi trường
: Môi trường
: 42C - KHMT
: 2010 - 2014

Thái Nguyên, tháng 05 năm 2014


LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là quá trình học tập để cho mỗi sinh viên vận dụng


những kiến thức, lý luận đã được học trên nhà trường vào thực tiễn, tạo cho sinh
viên làm quen những phương pháp làm việc, kỹ năng công tác. Đây là giai đoạn
không thể thiếu được đối với mỗi sinh viên trong quá trình học tập. Được sự nhất
trí của Ban giám hiệu Nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Quản Lý Tài Nguyên,
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và thầy giáo hướng dẫn đề tài tốt nghiệp
Ths Nguyễn Quý Ly, em tiến hành thực hiện đề tài: “Kết quả công tác thực hiện
chương trình Nơng Thơn Mới tại địa bàn xã Chí Viễn, huyện Trùng Khánh, tỉnh
Cao Bằng đến năm 2013”.
Thời gian thực tập tuy không dài nhưng đem lại cho em những kiến thức bổ
ích và những kinh nghiệm quý báu, đến nay em đã hồn thành đề tài tốt nghiệp
của mình.
Nhân dịp này, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Th.s Nguyễn
Quý Ly thầy giáo hướng dẫn đề tài cùng tồn thể các thầy giáo, cơ giáo trong
khoa Quản Lý Tài Nguyên, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Em xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị đang cơng tác tại UBND
xã Chí Viễn, các bạn bè và những người thân trong gia đình đã động viên
khuyến khích và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập cũng như hồn thành
báo cáo tốt nghiệp.
Do thời gian có hạn, năng lực cịn hạn chế lại bước đầu mới làm quen với
phương pháp mới chắc chắn báo cáo khơng tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong
nhận được ý kiến đóng góp của các thầy, cơ giáo cùng toàn thể các bạn sinh
viên để bài báo cáo này được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 05 năm 2014
Sinh viên
Nông Thị Huyên


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1 Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nơng thơn mới........................... 13

Bảng 4.2 Tình hình dân số............................................................................ 27
Bảng 4.3 Thực trạng quy hoạch và thực hiện quy hoạch so với bộ tiêu chí của
xã Chí Viễn .................................................................................................. 28
Bảng 4.4 Thực trạng Giao thông của Xã Chí Viễn so với bộ tiêu chí............ 30
Bảng 4.5 Thực trạng về vấn đề thủy lợi của Xã Chí Viễn so với bộ tiêu chí . 31
Bảng 4.6 Thực trạng Điện của Xã Chí Viễn so với bộ tiêu chí ..................... 32
Bảng 4.7 Thực trạng về vấn đề trường học của Xã Chí Viễn so với bộ tiêu chí
..................................................................................................................... 33
Bảng 4.8 Thực trạng Cơ sở vật chất VH của Xã Chí Viễn so với bộ tiêu chí 34
Bảng 4.9 Thực trạng Chợ nơng thơn của Xã Chí Viễn so với bộ tiêu chí...... 35
Bảng 4.10 Thực trạng Bưu điện của Xã Chí Viễn so với bộ tiêu chí............. 35
Bảng 4.11 Thực trạng Nhà ở dân cư của Xã Chí Viễn so với bộ tiêu chí ...... 36
Bảng 4.12 Thực trạng Thu nhập của Xã Chí Viễn so với bộ tiêu chí ............ 36
Bảng 4.13 Thực trạng Hộ nghèo của Xã Chí Viễn so với bộ tiêu chí............ 37
Bảng 4.14 Thực trạng Hình thức tổ chức sản xuất của Xã Chí Viễn so với bộ
tiêu chí ......................................................................................................... 38
Bảng 4.15 Thực trạng Giáo dục của Xã Chí Viễn so với bộ tiêu chí............. 39
Bảng 4.16 Thực trạng Y tế của Xã Chí Viễn so với bộ tiêu chí .................... 39
Bảng 4.17 Thực trạng Văn hóa của Xã Chí Viễn so với bộ tiêu chí .............. 40
Bảng 4.18 Thực trạng Mơi trường của Xã Chí Viễn so với bộ tiêu chí ......... 41
Bảng 4.19 Thực trạng Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnhcủa Xã
Chí Viễn so với bộ tiêu chí ........................................................................... 42
Bảng 4.20 Thực trạng An ninh, trật tự xã hội của Xã Chí Viễn so với bộ tiêu
chí ................................................................................................................ 43
Bảng 4.21 Bảng tổng hợp kết quả so sánh thực trạng nơng thơn xã Chí Viễn
năm 2013 so với bộ tiêu chí:........................................................................ 44


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
- TW


Trung ương

- KHKT

Khoa học - kỹ thuật

- HTX

Hợp tác xã

- CNH – HĐH

Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

- TBKT

Tiến bộ kỹ thuật

- PTNT

Phát triển nông thôn

- THCS

Trung học cơ sở

- GDP

Tổng sản phẩm quốc nội


- SX

Sản xuất

- NTM

Nông thôn mới

- GTVT

Giao thông vận tải

- VH-TT-DL

Văn hóa thể thao và du lịch

- hs

Học sinh

- UBND

Ủy ban nhân dân

- SX-KD

Sản xuất – Kinh doanh

- ANTQ


An ninh tổ quốc

- BQL

Ban quản lý

- CBXD

Chuẩn bị xây dựng

- NSNN

Ngân sách nhà nước

- BQ

Bình quân

- HĐND

Hội đồng nhân dân

- BHYT

Bảo hiểm y tế

Đơn vị
km


Ki lô mét

m

Mét

m2

Mét vuông

%

Phần trăm

mm

mi li mét

KVA

kilovolf ampere

ha

hecta


DANH MỤC KÝ HIỆU CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT
… - NQ/TW
Nghị quyết trung ương

…/QĐ-TTg
Quyết định của thủ tướng chính phủ
…/…/TT-BNNPTNT Thông tư của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn


MỤC LỤC
Phần 1: MỞ ĐẦU ......................................................................................... 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài............................................................................ 1
1.2 Mục đích nghiên cứu ................................................................................ 1
1.3 Mục tiêu nghiên cứu................................................................................. 1
1.4 Yêu cầu của đề tài .................................................................................... 2
1.5 Ý nghĩa của đề tài.................................................................................... 2
1.5.1. Ý nghĩa học tập và nghiên cứu.............................................................. 2
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn .................................................................................. 2
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................... 3
2.1 cơ sở lý luận của đề tài ............................................................................ 3
2.1.1 Khái niệm nông thơn mới. ..................................................................... 3
2.1.2 Khái niệm về mơ hình nơng thôn mới.................................................... 4
2.1.3 Sự cần thiết phải xây dựng mô hình nơng thơn mới ở nước ta. .............. 6
2.1.4. Vai trị của mơ hình nơng thơn mới trong phát triển kinh tế - xã hội ..... 9
2.1.5 Nội dung xây dựng nơng thơn mới. ..................................................... 10
2.1.6 Tiêu chí xây dựng nông thôn mới. ....................................................... 13
2.2 Cơ sở thực tiễn ....................................................................................... 15
2.2.1 Mơ hình xây dựng nơng thơn mới ở các nước trên thế giới................. 15
2.2.1.1. Xây dựng nông thôn mới ở Hàn Quốc ............................................. 15
2.2.1.2-Xây dựng nông thôn mới ở Mỹ: phát triển ngành “kinh doanh nông
nghiệp”......................................................................................................... 16
2.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển nơng thơn ở Việt Nam...................... 17
2.2.3. Một số bài học rút ra từ kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới........... 19
Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

..................................................................................................................... 22
3.1 Đối tượng: .............................................................................................. 22
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 22


3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu ........................................................... 22
3.3 Nội dung nghiên cứu .............................................................................. 22
3.3.1. Điều kiện tự nhiên-kinh tế - xã hội của Xã Chí Viễn. ........................ 22
3.3.2. Thực trạng nơng thơn xã Chí Viễn so với tiêu chí nơng thơn mới. ..... 22
3.3.3. Kết quả và phương hướng của xã chí viễn đến năm 2015, thực hiện
phát triển Nông Thôn Mới............................................................................ 22
3.4 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 22
3.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu,số liệu, thông tin thứ cấp...................... 22
3.4.2. phương pháp điều tra trực tiếp trên địa bàn xã .................................... 22
3.4.3 Phương pháp tổng hợp thông tin phân tích, so sánh , đánh giá................. 23
PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................... 24
4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu................................................................. 24
4.1.1 Điều kiện tự nhiên ............................................................................... 24
4.1.2 Tài nguyên thiên nhiên ........................................................................ 24
4.1.3 Nguồn nhân lực ................................................................................... 25
4.1.4 Điều kiện kinh tế - Xã hội..................................................................... 26
4.1.6 Tiềm năng của xã ............................................................................... 26
4.4. Thực trạng nông thôn xã Chí Viễn so với bộ tiêu chí xây dựng nơng thơn
mới............................................................................................................... 27
4.4.1. Thực trạng nơng thơn ở xã Chí Viễn................................................... 27
4.4.1.1 Đơn vị hành chính cấp xã ở xã Chí Viễn.......................................... 27
4.4.1.2 Tình hình nơng thơn ở xã Chí Viễn................................................... 28
4.4.1.3 Kết luận chung................................................................................. 43
4.5 Kết quả nông thôn và so sánh với bộ tiêu chí xây dựng nơng thơn mới ở
xã Chí Viễn .................................................................................................. 44

4.6. Giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng nơng thơn mới ở xã Chí Viễn .......... 47
4.6.1 Quan điểm về xây dựng nông thôn mới ở xã Chí Viễn. ....................... 47
4.6.1.1. Xây dựng nơng thôn mới trên quan điểm phát triển nông thôn bền
vững ............................................................................................................. 47


4.6.1.4. Xây dựng nông thôn mới trên quan điểm phát huy lợi thế của địa
phương ......................................................................................................... 48
4.6.1.5. Xây dựng nông thôn mới trên quan điểm phát huy mọi nguồn lực để
xây dựng với tốc độ nhanh ........................................................................... 48
4.6.2 Mục tiêu, phương hướng xây dựng nơng thơn mới ở xã Chí Viễn đến
năm 2015 ..................................................................................................... 48
4.6.2.1. Mục tiêu xây dựng nông thơn mới ở xã Chí Viễn ............................ 48
4.6.2.2 Phương hướng xây dựng nơng thơn mới tại Xã Chí Viễn. ................ 51
4.6.3 Giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng nông thôn mới xã Chí Viễn ........... 62
4.6.3.1. Tuyên truyền, vận động, giáo dục để tất cả các cấp các ngành và
người dân tham gia xây dựng nông thôn mới ............................................... 62
4.3.3. 2. Đào tạo, nâng cao nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn
mới ............................................................................................................... 63
4.3.3. 3. Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn .................................................. 63
4.3.3. 4. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học
công nghệ vào sản xuất nhằm nâng cao thu nhập cho người dân ................. 64
4.3.3.5. Củng cố nâng cao chất lượng tổ chức đảng, vai trò của chính quyền
và các tổ chức chính trị xã hội ở cơ sơ để thực hiện có hiệu quả chương trình
xây dựng nông thôn mới............................................................................... 64
4.3.3.6. Về cơ chế huy động nguồn vốn đầu tư............................................. 65
4.3.3. 7. Phải có sự tham gia của người dân và các tổ chức xã hội trong xây
dựng mơ hình NTM...................................................................................... 65
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... 69
5.1. Kết luận................................................................................................. 69

5.2- Kiến nghị .............................................................................................. 70


1
Phần 1: MỞ ĐẦU
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
 Xây dựng nông thôn mới là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước. Ngày 46-2010, Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt Chương trình mục tiêu
Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 với mục tiêu xây
dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các
hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công
nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội
nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh
thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần
của người dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa.


Sau hơn hơn một năm hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới đã

làm thay đổi một cách căn bản diện mạo nông thôn, nếp sống, nếp nghĩ. Giúp
người dân biết áp dụng KHKT vào sản xuất trồng trọt, chăn nuôi,... làm cho
cả đời sống vật chất và tinh thần của người dân đều được nâng cao, bộ mặt
làng xã đã có sự thay đổi rõ rệt, cảnh quan môi trường được bảo vệ.


Xuất phát từ u cầu và tình hình thực tiễn, tơi đã tiến hành nghiên cứu

đề tài: “Kết quả công tác thực hiện chương trình xây dựng nơng thơn mới tại
xã Chí Viễn - huyện Trùng Khánh - tỉnh Cao Bằng đến năm 2013”.
1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
 Kết quả cơng tác thực hiện xây dựng nơng thơn mới tại xã Chí Viễn –

huyện Trùng Khánh – tỉnh Cao Bằng từ 2010-2013.
 Đề xuất một số giải pháp để chương trình thực hiện xây dựng nông thôn
mới đạt hiệu quả cao nhất.
1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về mơ hình nơng thơn mới và
xây dựng nơng thơn mới ở nước ta hiện nay.
- Tìm hiểu và đánh giá cơng tác thực hiện mơ hình nơng thơn mới và q
trình xây dựng nơng thơn mới ở xã Chí Viễn- huyện Trùng Khánh- tỉnh Cao
Bằng thời gian qua từ năm 2010-2013.


2
- Rút ra những ưu điểm và vấn đề còn tồn tại trong việc thực hiện chương
trình nơng thơn mới tại xã Chí Viễn – huyện Trùng Khánh – tỉnh Cao Bằng
- Phân tích nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến q trình xây dựng
nơng thơn mới ở địa bàn nghiên cứu.
- Đề xuất định hướng và các giải pháp chủ yếu đẩy mạnh q trình xây
dựng nơng thôn mới ở địa phương trong những năm tới.
1.4 YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
- Đối tượng lựa chọn phỏng vấn đại diện các tầng lớp, các lứa tuổi, làm
việc ở nhiều ngành nghề khác nhau.
- Số liệu thu thập phải chính xác, khác quan, trung thực.
- tiến hành điều tra theo bộ câu hỏi; bộ câu hỏi phải dễ hiểu đầy đủ các
thông tin cần thiết cho việc đánh giá.
- Các kiến nghị đưa ra phải phù hợp với tình hình địa phương, có tính khả
thi cao.
1.5 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
1.5.1. Ý nghĩa học tập và nghiên cứu
- Củng cố kiến thức về nông thôn mới cho sinh viên.
- Giúp sinh viên tiếp xúc thực tế, nâng cao năng lực, rèn luyện kĩ năng và

trang bị kiến thức thực tế phục vụ cho q trình cơng tác sau này.
- Là tài liệu tham khảo cho khoa Tài nguyên – Môi trường, nhà trường và
các sinh viên quan tâm.
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu sẽ giúp các địa phương khác có thể nhìn nhận, khai
thác và áp dụng và phát huy những điểm mạnh và hạn chế những điểm yếu
của địa phương mình
- Đề xuất những giải pháp khả thi để khắc phục những khó khăn nhằm
thực hiện tốt hơn chương trình xây dựng nơng thơn mới nhằm cải thiện đời
sống người dân nông thôn.


3

Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 cơ sở lý luận của đề tài
2.1.1 Khái niệm nông thôn mới.
Nông thôn là những vùng dân cư sinh sống bằng nghề nông nghiệp, dựa
vào tiềm năng của môi trường tự nhiên để sinh sống và tạo ra của cải mới
trong môi trường tự nhiên đó. Từ hái lượm của cải tự nhiên sẵn có dần dần
tiến đến canh tác và dần tạo ra của cải cho mình. Nơng thơn được coi như là
khu vực địa lí nơi đó sinh kế cộng đồng gắn bó, có quan hệ trực tiếp đến khai
thác, sử dụng, bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên cho hoạt đơng sản
xuất nơng nghiệp.
Hiện nay vẫn chưa có khái niệm chuẩn xác về nơng thơn và cịn có nhiều
quan điểm khác nhau.
Có những quan điểm lại cho rằng: Nơng thôn là phần lãnh thổ không
thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp
hành chính cơ sở là Uỷ ban nhân dân xã.
Có quan điểm lại cho rằng, dựa vào chỉ tiêu trình độ phát triển của cơ sở

hạ tầng, có nghĩa là vùng nơng thơn có cơ sở hạ tầng khơng phát triển bằng
thành thị.
Nông thôn là những nơi mà dân cư trung thành từng khối thường được gọi
là xã, làng, xóm, đội, tổ.v.v...mọi người đều cùng làm những việc thuộc lĩnh
vực nông nghiệp:trồng lúa, trồng rau, chăn nuôi gia súc gia cầm.v.v..Cuộc
sống của họ thanh bình khơng ồn ã, tấp nập, khơng có nhiều nhà máy, cơng
trường xí nghiệp, nhà cao tầng, những thứ xa hoa lộng lẫy...
Quan điểm khác lại cho rằng, nên dựa vào chỉ tiêu trình độ tiếp cận thi
trường, phát triển hàng hóa để xác định vùng nơng thơn vì cho rằng vùng
nơng thơn có trình độ sản xuất hàng hóa và khả năng tiếp cận thị trường thấp
hơn so với đô thị.
Một ý kiến khác lại cho rằng, vùng nơng thơn là vùng có dân cư làm
nông nghiệp là chủ yếu, tức là nguồn sinh kế chính của cư dân nơng thơn
trong vùng là từ sản xuất nông nghiệp. Những ý kiến này chỉ đúng trong từng
khía cạnh cụ thể và từng quốc gia nhất định, phụ thuộc vào trình độ phát triển,
cơ cấu kinh tế, cơ chế áp dụng cho từng nền kinh tế. Như vậy, khái niệm nơng
thơn chỉ có tính chất tương đối, nó có thể thay đổi theo thời gian và theo tiến


4
trình phát triển kinh tế- xã hội của các quốc gia trên thế giới. Trong điều kiện
Việt Nam hiện nay chúng ta có thể hiểu:
“Nơng thơn là vùng sinh sống của tập hợp cư dân, trong đó có nhiều nơng
dân. Tập hợp cư dân này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hố, xã hội và
mơi trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ
chức khác”(3)
Phát triển nông thôn là một quá trình nhằm cải thiện và nâng cao đời
sống của người dân nông thôn một cách bền vững về kinh tế xã hội, văn hố
và mơi trường, q trình này, trước hết là do nỗ lực từ chính người dân nơng
thơn và có sự hỗ trợ tích cực của Chính phủ và các tổ chức khác.

Xây dựng mơ hình nơng thơn mới là một chính sách về một mơ hình
phát triển cả về nông nghiệp và nông thôn, nên vừa mang tính tổng hợp, bao
quát nhiều lĩnh vực, vừa đi sâu giải quyết nhiều vấn đề cụ thể, đồng thời giải
quyết các mối quan hệ với các chính sách khác, các lĩnh vực khác trong sự
tính tốn, cân đối mang tính tổng thể, khắc phục tình trạng rời rạc, hoặc duy ý
chí.
2.1.2 Khái niệm về mơ hình nơng thơn mới.
Trước hết chúng ta cần phải có cái hiểu đúng về nông thôn mới. Khái
niệm “nông thôn” thường đồng nghĩa với làng, xóm, thơn…. Trong Nghị
quyết số 26-NQ/TW đưa ra mục tiêu: “Xây dựng nơng thơn mới có kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất
hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị
theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hố dân tộc; dân
trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở
nơng thơn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường”; Xây dựng nông thôn
mới là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính
trị. Nơng thơn mới khơng chỉ là vấn đề kinh tế - xã hội, mà là vấn đề kinh tế chính trị tổng hợp. đề ra mục tiêu đến năm 2020 xây dựng được khoảng 50%
số xã trên tồn quốc đạt tiêu chuẩn nơng thơn mới. Đây là một chủ trương có
ý nghĩa to lớn cả về chính trị, kinh tế, xã hội; thực hiện thắng lợi chủ trương
này sẽ tạo động lực mạnh mẽ cho phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn
và nền kinh tế của đất nước, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông
dân, một lực lượng xã hội đông đảo chiếm khoảng 70% dân số của cả nước,
tạo ra diện mạo nơng thơn mới "ổn định, hịa thuận, dân chủ, có đời sống văn


5
hóa phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc", thể hiện rõ bản chất ưu việt, tốt đẹp
của chế độ ta.
Xây dựng nơng thơn mới giúp cho nơng dân có niềm tin, trở nên tích cực,
chăm chỉ, đồn kết giúp đỡ nhau xây dựng nông thôn phát triển giàu đẹp, dân chủ,

văn minh.
Như vậy, nơng thơn mới trước tiên nó phải là nông thôn, không phải là
thị tứ, thị trấn, thị xã, thành phố và khác với nông thôn truyền thống hiện nay,
có thể khái quát gọn theo năm nội dung cơ bản sau: (1) làng xã văn minh,
sạch đẹp, hạ tầng hiện đại; (2) sản xuất phải phát triển bền vững theo hướng
kinh tế hàng hoá; (3) đời sống về vật chất và tinh thần của dân nông thôn ngày
càng được nâng cao; (4) bản sắc văn hoá dân tộc được giữ gìn và phát triển;
(5) xã hội nơng thôn an ninh tốt, quản lý dân chủ. . Đô thị hóa và phi nơng
hóa nơng dân chính là nguồn động lực quan trọng để xây dựng nông thôn
mới. Xây dựng nông thôn mới phải đặt trong bối cảnh đô thị hóa. Trong khi
đó, chuyển dịch lao động nơng thơn chính là nội dung quan trọng của sự
nghiệp xây dưng nông thôn mới và chủ thể là các tổ chức nông dân. Các tổ
chức hợp tác khu xã nông dân kiểu mới đóng một vai trị đặc biệt trong sự
nghiệp này.
Khái niệm mơ hình nơng thơn mới mang đặc trưng của mỗi vùng nơng
thơn khác nhau. Nhìn chung, mơ hình nơng thơn mới là mơ hình cấp xã, thơn
được phát triển tồn diện theo định hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, dân
chủ hóa và văn minh hóa.
Sự hình dung chung của các nhà nghiên cứu về mơ hình nơng thơn mới
là những kiểu mẫu cộng đồng theo tiêu chí mới, tiếp thu những KHKT hiện
đại, song vẫn giữ được nét đặc trưng, tính cách Việt Nam trong cuộc sống văn
hóa, tinh thần.
Mơ hình nơng thơn mới được quy định bởi các tính chất: Đáp ứng u
cầu phát triển; Có sự đổi mới về tổ chức, vận hành và cảnh quan môi trường;
Đạt hiệu quả cao nhất trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội;
Tiến bộ hơn so với mơ hình cũ; Chứa đựng các đặc điểm chung, có thể phổ
biến và vận dụng trên cả nước. Xây dựng nông thôn mới là việc đổi mới tư
duy, nâng cao năng lực của người dân, tạo động lực giúp họ chủ động phát
triển kinh tế, xã hội, góp phần thực hiện chính sách vì nơng nghiệp, nông dân,
nông thôn, thay đổi cơ sở vật chất và diện mạo đời sống, văn hóa, qua đó thu



6
hẹp khoảng cách sống giữa nông thôn và thành thị. Đây là quá trình lâu dài và
liên tục, là một trong những nội dung trọng tâm cần tập trung lãnh đạo, chỉ
đạo trong đường lối, chủ trương phát triển đất nước và của các địa phương
trong giai đoạn trước mắt cũng như lâu dài.
Mục tiêu chính của xã nơng thơn mới làm sao để nhân dân làm chủ,
Đảng lãnh đạo, chính quyền hỗ trợ. Vì vậy, địa phương cần phát huy nội lực
của người dân, tạo ra mơ hình kinh tế mới, sáng tạo trong sản xuất. Bên cạnh
đó, cần phải tuyên truyền tập trung hơn nữa về nội dung đăng ký thực hiện hộ,
tổ, ấp nông thôn mới để người dân giúp đỡ lẫn nhau, góp phần phát triển tồn
diện. Có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; Cơ cấu kinh tế và các hình
thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công
nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; Xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc
văn hóa dân tộc; Mơi trường sinh thái được bảo vệ; Nâng cao sức mạnh của hệ
thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng ở nông thôn; Xây dựng giai cấp
nông dân, củng cố liên minh công nông và đội ngũ tri thức, tạo nền tảng kinh tế
- xã hội và chính trị vững chắc, đảm bảo thực hiện thành công CNH – HĐH đất
nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
2.1.3 Sự cần thiết phải xây dựng mơ hình nơng thơn mới ở nước ta.
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nơng thơn mới là chương trình
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội có quy mơ rất lớn và toàn diện lần đầu tiên
được thực hiện tại nước ta trên quy mô cả nước theo tinh thần Nghị quyết 26NQ/T.Ư của Ban chấp hành Trung ương về nơng nghiệp, nơng dân, nơng
thơn. Theo đó, để phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững, phải xây dựng
nông thơn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu
kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát
triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy
hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; mơi
trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất

và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao theo định hướng xã hội
chủ nghĩa
Tuy nhiên, thực trạng nơng thơn nước ta nói chung và của tỉnh Cao Bằng
nói riêng hiện nay phát triển cịn kém bền vững và cịn nhiều hạn chế, địi hỏi
phải có sự quan tâm đầu tư của Chính phủ, chính quyền địa phương và sự cố
gắng, nỗ lực của toàn thể cộng đồng để thực hiện Chương trình có hiệu quả
trên địa bàn của tỉnh:


7
+ Nông thôn phát triển thiếu quy hoạch và tự phát.
Cơ chế quản lý phát triển theo quy hoạch còn yếu. Xây dựng tự phát,
kiến trúc cảnh quan làng quê bị pha tạp, lộn xộn, nhiều nét văn hóa truyền
thống bị mai một. Nhà nào mạnh người ấy tự ý phát triển, xây dựng tràn lan
không theo một quy hoạch hay khuôn mẫu nhất định nảo cả. Làm mất mỹ
quan nông thôn.
+ Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn lạc hậu, chưa trở thành động lực lớn
thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội lâu dài.
Trong đó giao thơng nơng thơn, đặc biệt là ở các xã khó khăn vùng sâu,
vùng xa trở thành rào cản lớn nhất cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương, cần được đầu tư mạnh mẽ phục vụ sản xuất và sinh hoạt của cư dân
nông thôn.
Thủy lợi chưa đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất nông nghiệp và dân sinh. Tỷ
lệ kênh mương do xã quản lý được kiên cố hóa mới đạt 25%. Giao thơng chất
lượng thấp, khơng có quy chuẩn, chủ yếu phục vụ dân sinh, nhiều vùng giao
thông chưa phục vụ tốt sản xuất, lưu thơng hàng hóa, phần lớn chưa đạt chuẩn
quy định. Hệ thống lưới điện hạ thế ở tình trạng chắp vá, chất lượng thấp,
quản lý lưới điện ở nông thơn cịn yếu, tổn hao điện năng cao (22-25%), nơng
dân phải chịu giá điện cao hơn giá trần Nhà nước quy định. Hệ thống các
trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở ở nơng thơn có tỷ lệ đạt chuẩn về

cơ sở vật chất thấp. Tỷ lệ chợ nông thơn đạt chuẩn thấp. Cả nước hiện cịn
hơn hàng nghìn nhà ở tạm bợ (tranh, tre, nứa lá), hầu hết nhà ở nơng thơn
được xây khơng có quy hoạch, quy chuẩn.
+ Quan hệ sản xuất chậm đổi mới, đời sống người dân nơng thơn cịn ở
mức thấp: Kinh tế hộ ở nông thôn vẫn là chủ yếu với quy mô nhỏ, kinh tế
trang trại, HTX hoạt động chưa thực sự hiệu quả trong việc thu hút lao động,
giải quyết việc làm và tạo ra giá trị hàng hoá lớn, doanh nghiệp đầu tư hoạt
động trong lĩnh vực nông nghiệp không đáng kể, lợi nhuận thấp; Thu nhập
bình quân của người dân nơng thơn chỉ bằng 70% mức thu nhập bình qn
của tỉnh.
+ Văn hố – xã hội – mơi trường khu vực nơng thơn cịn nhiều vấn đề
cần quan tâm đầu tư, giải quyết: Tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo còn rất
thấp (dưới 5%), một số tệ nạn xã hội cịn phổ biến ở nhiều nơi, mơi trường
sống bị giảm cấp và ô nhiếm nghiêm trọng (70% số hộ khu vực nông thôn


8
chưa có nhà vệ sinh đạt chuẩn, 144/144 xã chưa có khu thu gom, xử lý rác
thải).
+ Hệ thống chính trị cơ sở cịn yếu (nhất là trình độ năng lực quản lý,
điều hành): tỷ lệ cán bộ xã (do dân bầu) đạt chuẩn về trình độ chun mơn,
trình độ quản lý là 58,19%, chủ yếu là trình độ trung cấp và sơ cấp; công chức
xã đạt chuẩn về chuyên mơn tỷ lệ là 86,58%; 29,17% số Đảng bộ, chính
quyền xã chưa đạt tiêu chuẩn trong sạch, vững mạnh.
xây dựng nơng thơn mới là một vấn đề cần thiết vì các nguyên nhân:
- Do kết cấu hạ tầng nội thôn (điện, đường, trường, trạm, chợ, thủy lợi,
còn nhiều yếu kém, vừa thiếu, vừa khơng đồng bộ); nhiều hạng mục cơng
trình đã xuống cấp, tỷ lệ giao thông nông thôn được cứng hố thấp; giao
thơng nội đồng ít được quan tâm đầu tư; hệ thống thuỷ lợi cần được đầu tư
nâng cấp; chất lượng lưới điện nông thôn chưa thực sự an toàn; cơ sở vật chất

về giáo dục, y tế, văn hố cịn rất hạn chế, mạng lưới chợ nơng thôn chưa
được đầu tư đồng bộ, trụ sở xã nhiều nơi xuống cấp. Mặt bằng để xây dựng cơ
sở hạ tầng nơng thơn đạt chuẩn quốc gia rất khó khăn, dân cư phân bố rải rác,
kinh tế hộ kém phát triển.
- Do sản xuất nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ, bảo quản chế biến còn hạn
chế, chưa gắn chế biến với thị trường tiêu thụ sản phẩm; chất lượng nông sản
chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ứng dụng
khoa học công nghệ trong nơng nghiệp cịn chậm, tỷ trọng chăn ni trong
nơng nghiệp cịn thấp; cơ giới hố chưa đồng bộ.
- Do thu nhập của nông dân thấp; số lượng doanh nghiệp đầu tư vào
nơng nghiệp, nơng thơn cịn ít; sự liên kết giữa người sản xuất và các thành
phần kinh tế khác ở khu vực nông thôn chưa chặt chẽ. Kinh tế hộ, kinh tế
trang trại, hợp tác xã còn nhiều yếu kém. Tỷ lệ lao động nơng nghiệp cịn cao,
cơ hội có việc làm mới tại địa phương khơng nhiều, tỷ lệ lao động nông lâm
nghiệp qua đào tạo thấp; tỷ lệ hộ nghèo còn cao.
- Do đời sống tinh thần của nhân dân cịn hạn chế, nhiều nét văn hố
truyền thống đang có nguy cơ mai một (tiếng nói, phong tục, trang phục...);
nhà ở dân cư nơng thơn vẫn cịn nhiều nhà tạm, dột nát. Hiện nay, kinh tế - xã
hội khu vực nông thôn chủ yếu phát triển tự phát, chưa theo quy hoạch.
- Do yêu cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, cần 3
yếu tố chính: đất đai, vốn và lao động kỹ thuật. Qua việc xây dựng nông thôn


9
mới sẽ triển khai quy hoạch tổng thể, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng u cầu
cơng nghiệp hóa.
- Mặt khác, mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước cơng
nghiệp. Vì vậy, một nước cơng nghiệp không thể để nông nghiệp, nông thôn
lạc hậu, nông dân nghèo khó.
Phát triển nơng thơn là một q trình nhằm cải thiện và nâng cao đời

sống của người dân nông thôn một cách bền vững về kinh tế xã hội, văn hóa
và mơi trường, q trình này trước hết là do nỗ lực của chính người dân nơng
thơn và có sự hỗ trợ tích cực của Chính phủ, các tổ chức khác.
Xây dựng nơng thơn mới là chính sách về một mơ hình phát triển cả
nơng nghiệp và nơng thơn, nên vừa mang tính tổng hợp, bao quát nhiều lĩnh
vực, vừa đi sâu giải quyết nhiều vấn đề cụ thể, đồng thời giải quyết các mối
quan hệ với các chính sách khác, các lĩnh vực khác trong sự tính tốn, cân đối
mang tính tổng thể, khắc phục tình trạng rời rạc, duy ý chí.
2.1.4. Vai trị của mơ hình nơng thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội
* Vấn đề kinh tế
- Nơng thơn có nền sản xuất hàng hóa mở, hướng đến thị trường và giao lưu,
hội nhập. Để đạt được điều đó, kết cấu hạ tầng của nông thôn phải hiện đại,
tạo điều kiện cho mở rộng sản xuất giao lưu buôn bán.
- Thúc đẩy nông nghiệp, nơng thơn phát triển nhanh, khuyến khích mọi
người tham gia vào thị trường, hạn chế rủi ro cho nông dân, điều chỉnh, giảm
bớt sự phân hóa giàu nghèo, chênh lệch về mức sống giữa các vùng, giữa
nông thôn và thành thị.
- Hình thức sở hữa đa dạng, trong đó chú ý xây dựng mới các hợp tác xã theo
mô hình kinh doanh đa ngành. Hỗ trợ các hợp tác xã ứng dụng tiến bộ khoa
học công nghệ phù hợp với các phương án sản xuất kinh doanh, phát triển
ngành nghề ở nơng thơn.
- Sản xuất hàng hóa có chất lượng cao,mang nét độc đáo, đặc sắc của từng
vùng, địa phương. Tập trung đầu tư vào những trang thiết bị, công nghệ sản
xuất, chế biến bảo quản, chế biến nông sản sau thu hoạch.
* Vấn đề chính trị.


10
Phát huy dân chủ với tinh thần thượng tôn pháp luật, gắn lệ làng, hương ước
với pháp luật để điều chỉnh hành vi con người, đảm bảo tính pháp lý, tơn

trọng kỉ cương phép nước, phát huy tính tự chủ của làng xã.
Phát huy tối đa quy chế dân chủ ở cơ sở, tơn trọng hoạt động của các
đồn thể, các tổ chức hiệp hội vì lợi ích cộng đồng, nhằm huy động tổng lực
vào xây dựng nông thôn mới.
* Vấn đề văn hóa- xã hội.
Xây dựng đời sống văn hóa mới ở khu dân cư, giúp nhau xóa đói, giảm
nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.
Xây dựng khu dân cư đoàn kết, phát triển cộng đồng, tinh thân bền vững
từ các dịng họ phát triển lâu dài.
*vấn đề mơi trường.
Xây dựng và củng cố, bảo vệ môi trường, sinh thái. Bảo vệ rừng đầu
nguồn, chống ô nhiễm nguồn nước, mơi trường khơng khí vè chất thải từ các
khu cơng nghiệp để nông thôn phát triển bền vững.
Các nội dung trên trong cấu trúc mơ hình nơng thơn mới có mối liên hệ
chặt chẽ với nhau. Nhà nước đóng vai trị chỉ đạo, tổ chức điều hành q trình
hoạch định và thực thi chính sách, xây dựng đề án, cơ chế, tạo hành lang pháp
lý, hỗ trợ vốn, kĩ thuật, nguồn lực, tạo điều kiện, động viên tinh thần. Nhân
dân tự nguyện tham gia, chủ động trong thực thi chính sách. Trên tinh thần
đó, các chính sách kinh tế- xã hội sẽ tạo hiệu ứng tổng thể nhằm xây dựng mơ
hình nơng thơn mới.
* Vấn đề về con người.
Xây dựng hình mẫu người nơng dân sản xuất hàng hóa khá giả, giàu có,
kết tinh các tư cách: Cơng dân, dân của làng, con người của các dịng họ, gia
đình
2.1.5 Nội dung xây dựng nông thôn mới.
Xây dựng nông thôn mới không phải chỉ nhằm xây dựng con đường,
kênh mương, trường học, hội trường…mà cái chính là qua cách làm này sẽ
tạo cho người nông dân hiểu rõ được nội dung, ý nghĩa và thúc đẩy họ tự tin,
tự quyết, đưa ra sáng kiến, tham gia tích cực để tạo ra một nông thôn mới
năng động hơn. Phải xác định rằng, đây không phải đề án đầu tư của Nhà



11
nước mà là việc người dân cần làm, để cuộc sống tốt hơn, Nhà nước chỉ hỗ
trợ một phần.
Căn cứ vào điều kiện thực tế của từng thôn về tiềm năng, lợi thế, năng
lực của cán bộ, khả năng đóng góp của nhân dân…hướng dẫn để người dân
bàn bạc đề xuất các nhu cầu và nội dung hoạt động của đề án. Xét trên khía
cạnh tổng thể, những nội dung sau đây cần được xem xét trong xây dựng mơ
hình nông thôn mới.
* Đào tạo nâng cao năng lực phát triển cộng đồng
- Nâng cao năng lực cộng đồng trong việc quy hoạch, thiết kế, triển khai
thực hiện, quản lý, điều hành các chương trình, dự án trên địa bàn thôn, bản.
- Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cơ sở và đội ngũ cán bộ các cấp về
phát triển nơng thơn bền vững.
- Nâng cao trình độ dân trí của người dân.
- Phát triển mơ hình câu lạc bộ khuyến nông thôn để giúp nhau ứng dụng
TBKT vào sản xuất, phát triển ngành ngề, dịch vụ để giảm lao động nông
nghiệp.
* Tăng cường và nâng cao mức sống cho người dân
- Quy hoạch lại các khu dân cư nơng thơn, với phương châm: Giữ gìn
tính truyền thống, bản sắc của thơn, đồng thời đảm bảo tính văn minh, hiện
đại, đảm bảo môi trường bền vững.
- Cải thiện điều kiện sinh hoạt của khu dân cư: Ưu tiên những nhu cầu
cấp thiết nhất của cộng đồng dân cư để triển khai thực hiện xây dựng: Đường
làng, nhà văn hóa, hệ thống tiêu thoát nước…
- Cải thiện nhà ở cho các hộ dân: Tăng cường thực hiện xóa nhà tạm, nhà
tranh tre nứa, hỗ trợ người dân cải thiện nhà ở, nhà vệ sinh, chuồng trại chăn
nuôi, hầm biogas cho khu chăn nuôi…
* Hỗ trợ người dân phát triển sản xuất hàng hóa, dịch vụ nâng cao thu

nhập
- Căn cứ vào điều kiện cụ thể của mỗi thôn để xác định một cơ cấu kinh
tế hợp lý, có hiệu quả, trong đó:
- Sản xuất nơng nghiệp: Lựa chọn tập trung phát triển cây trồng, vật ni
là lợi thế, có khối lượng hàng hóa lớn và có thị trường, đồng thời đa dạng hóa
sản xuất nơng nghiệp trên cơ sở phát huy khả năng về đất đai, nguồn nước và
nhân lực tại địa phương.


12
- Cung ứng các dịch vụ sản xuất và đời sống như: Cung ứng vật tư, hàng
hóa nước sạch cho sinh hoạt, nước cho sản xuất, điện, tư vấn kĩ thuật chuyển
giao tiến bộ khoa học, tín dụng…
- Hỗ trợ trang bị kiến thức và kỹ năng bố trí sản xuất, thay đổi cơ cấu cây
trồng, vật nuôi hợp lý.
- Củng cố, tăng cương quan hệ sản xuất, tư vấn hỗ trợ việc hình thành và
hoạt động của các tổ chức: Tổ hợp tác, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến
ngư…tạo mối liên kết bốn nhà trong sản xuất, chế biến, và tiêu thụ sản phẩm.
* Xây dưng nông thôn gắn với phát triển ngành nghề nông thôn tạo việc làm
phi nông nghiệp
- Đối với những thơn chưa có nghề phi nơng nghiệp: Để phát triển được
ngành nghề nông thôn cần tiến hành “cấy nghề” cho những địa phương còn
“trắng” nghề.
- Đối với những thơn đã có nghề: Củng cố tăng cường kỹ năng tay nghề
cho lao động, hỗ trợ công nghệ mới, quảng bá và mở rộng nghề, hỗ trợ xử lý
môi trường, hỗ trợ tư vấn thi trường để phát triển bền vững.
* Hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ sản xuất
- Tư vấn hỗ trợ quy hoạch giao thông, thủy lợi nội đồng, chuyển đổi
ruộng đất, khuyến khích tịch tụ ruộng đất để phát triển kinh tế trang trại với
nhiều loại hình thích hợp.

- Hỗ trợ xây dựng mặt bằng cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng
nghề, chế biến thu hoạch, giao thông, thủy lợi nội đồng.
* Xây dựng nông thôn gắn với quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường ở nông
thôn
- Vấn đề bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường từ việc quản lý nguồn cấp
nước, thoát nước đến quản lý thu gom rác thải ở nông thôn cũng đã trở lên
đáng báo động. Đã đến lúc cơ quan địa phương mình như: Xây dựng hệ thống
xử lý rác thải, tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người dân,
xây dựng hệ thống quản lý môi trường ở khu vực mình một cách chặt chẽ.
* Phát triển cơ sở vật chất cho hoạt động văn hóa, phát huy bản sắc văn hóa
dân tộc ở nơng thơn
- Thơng qua các hoạt động ở nhà văn hóa làng, những giá trị mang đậm
nét quê đã được lưu truyền qua các thế hệ, tạo nên những phong trào đặc sắc


13
mang hồn quê Việt Nam riêng biệt, mộc mạc – chân chất – thắm đượm tình
q hương.
- Xã hội hóa các hoạt động văn hóa ở nơng thơn, trước hết xuất phát từ
xây dựng làng văn hóa, nhà văn hóa làng và các hoạt đơng trong nhà văn hóa
làng. Phong trào này được phát triển trên diện rộng và chiều sâu.
2.1.6 Tiêu chí xây dựng nơng thơn mới.
Căn cứ Quyết định số: 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính
phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về nơng thôn mới.
Căn cứ Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ Nông
nghiệp và PTNT về việc Hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về nơng
thơn mới.
* Các nhóm tiêu chí: gồm 5 nhóm
- Nhóm I: Quy hoạch (01 tiêu chí)
- Nhóm II: Hạ tầng kinh tế - xã hội ( 08 tiêu chí)

- Nhóm III; Kinh tế và tổ chức sản xuất (04 tiêu chí)
- Nhóm IV: Văn hóa – xã hội – mơi trường (04 tiêu chí)
- Nhóm V: Hệ thống chính trị (02 tiêu chí)
Bảng 4.1 Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nơng thơn mới
STT Tên tiêu chí

Nội dung tiêu chí

Chỉ
tiêuphải
đạt

I. VỀ QUY HOACH
Quy hoạch và sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu
cho phát triển sản xuất nơng nghiệp hành hố,
cơng nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ.
Quy hoạch
Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội –
1 và thực hiện
Đạt
môi trường theo chuẩn mới.
quy hoạch
Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và
chỉnh trang các khu dân cư hiện có theo hướng
văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hóa tốt đẹp.
II. HẠ TẦNG KINH TẾ - XÃ HỘI
Tỷ lệ km đường trục xã, liên xã được nhựa hóa
2 Giao thơng hoặc bê tơng hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của 100%
Bộ giao thông vận tải.
Tỷ lệ đường trục thơn, xóm được cứng hóa đạt

chuẩn theo cấp ký thuật của Bộ giao thông vận 50%


14
tải.
Tỷ lệ Km đường ngõ, xóm sạch và khơng lầy lội
vào mùa mưa.
Tỷ lệ Km đường trục chính nội đồng được cứng
hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện.
Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng được sản xuất
và dân sinh.
3 Thủy lợi
Tỷ lệ Km kênh mương do xã quản lý được kiên
cố hóa.
Hệ thống điện đảm bảo an tồn của ngành điện.
4 Điện
Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ
các nguồn điện.
Tỷ lệ trường học các cấp: mầm non, mẫu giáo,
5 Trường học tiểu học, trung học cơ sở có vật chất đạt chuẩn
quốc gia.
Nhà văn hóa và khu thể thao xã đạt chuẩn của Bộ
Cơ sở vật Văn hóa thể thao và du lịch.
6
chất văn hóa Tỷ lệ thơn có nhà văn hóa và khu thể thao thơn
đạt chuẩn của Bộ Văn hóa thể thao và du lịch.
Chợ nơng Đạt chuẩn của Bộ Xây dựng.
7
thơn
Có điểm phục vụ bưu chính viễn thơng.

8 Bưu điện
Có internet đến thôn.
Nhà ở dân Nhà tạm, nhà dột nát.
9
Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt chuẩn Bộ Xây dựng.

III. KINH TẾ VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT
Thu nhập bình quân đầu người/năm so với mức
10 Thu nhập
bình quân chung của tỉnh.
11 Hộ nghèo Tỷ lệ hộ.
Tỷ lệ lao
Tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong các
12
động
lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp.
Hình thức tổ Có tổ hợp tác hoặc hợp tác xã hoạt động có hiệu
13 chức sản
quả.
xuất
IV. VĂN HĨA - XÃ HỘI - MÔI TRƯỜNG
Phổ cập giáo dục trung học.
Tỷ lệ học sinh tôt nghiệp THCS được tiếp tục
14 Giáo dục
hoạc trung học( phổ thông, bổ túc, học nghề).
Tỷ lệ qua đào tạo.
15 Y tế
Tỷ lệ người tham gia các hình thức bảo hiểm Y

100%(cứng

hóa 50%)
50%
Đạt
50%
Đạt
95%
70%
Đạt
100%
Đạt
Đạt
Đạt
Khơng
70%
1,2 lần
10%
45%


Đạt
70%
>20%
20%


15
tế.
Y tế xã đạt chuẩn quốc gia.
Đạt
Xã có từ 70% số thơn, bản trở lên đạt tiêu chuẩn

16 Văn hóa
làng văn hóa theo quy định của Bộ văn hóa thể Đạt
thao và du lịch.
Tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch hợp vệ
70%
sinh theo quy chuẩn Quốc gia.
Các cơ sở sản xuất – kinh doanh đạt tiêu chuẩn về
Đạt
môi trường.
Khơng có các hoạt động gây suy giảm mơi trường
17 Mơi trường
và có các hoạt động phát triển mơi trường xanh, Đạt
sạch đẹp.
Nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch.
Đạt
Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo
Đạt
quy định.
V. HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
Cán bộ xã đạt chuẩn.
Đạt
Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở
Hệ thống tổ
Đạt
theo quy định.
chức chính
18
Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn “trong
trị xã hội
Đạt

sạch vững mạnh”.
vững mạnh
Các tổ chức đồn thể chính trị của xã đều đạt
Đạt
danh hiệu tiên tiến trở lên.
An ninh, trật An ninh, trật tự xã hội được giữ vững.
19
Đạt
tự xã hội
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Mơ hình xây dựng nơng thơn mới ở các nước trên thế giới
Hiện nay các nước trên thế giới ngày càng xích lại gần nhau hơn, việc
trao đổi thơng tin kinh nghiệm ngày càng trở lên dễ dàng hơn giữa các quốc
gia. Với tinh thần hội nhập cùng nhau phát triển thì việc tham khảo học tập
kinh nghiệm phát triển nông nghiệp, nông thôn của các nước trên thế giới là
một yếu tố quan trọng tác động đến sự phát triển kinh tế nước ta hiện nay.
2.2.1.1. Xây dựng nông thôn mới ở Hàn Quốc
Hàn Quốc nằm trên bán đảo Triều Tiên, một nước từng bị đô hộ từ cuối
thế kỷ 19, xuất phát điểm là một trong những quốc gia nghèo đói. Cuối thập


16
kỷ 60, GDP bình qn đầu người chỉ có 85 USD, phần lớn người dân không
đủ ăn, 80% người dân nơng thơn vẫn khơng có điện thắp sáng và phải dùng
đèn dầu, ở trong những căn nhà lợp bằng lá. Lúc ấy, nền kinh tế của Hàn
Quốc phải dựa vào nông nghiệp trong khi khắp đất nước, lũ lụt và hạn hạn lại
xảy ra thường xuyên. Xã hội Hàn Quốc thời đó là một xã hội thờ ơ, hỗn độn
và vơ vọng. Mối lo lớn nhất của Chính phủ là làm sao thốt khỏi đói nghèo.
Sau trận lụt năm 1969, người dân phải tu sửa lại nhà cửa và đường sá mà
khơng có sự trợ giúp của Chính phủ. Điều này làm Tổng thống suy nghĩ rất

nhiều và nhận ra rằng “Viện trợ của Chính phủ cũng là vơ nghĩa nếu người
dân khơng nghĩ cách tự giúp chính mình”. Hơn thế nữa, khuyến khích người
dân tự hợp tác và giúp đỡ nhau là điểm mấu chốt để phát triển nông thơn.
Những ý tưởng này chính là nền tảng của phong trào xây dựng nông thôn mới
của Hàn Quốc sau này (Saemaul Udong).
Từ đó đến nay, phong trào Saemaul Udong đã thu được những thành tựu
rất to lớn, sau 40 năm đưa đất nước Hàn Quốc từ nghèo đói sang một nước
phát triển, nằm trong tốp G20 của thế giới với thu nhập bình qn đầu người
hơn 30.000 USD/năm.
2.2.1.2-Xây dựng nơng thôn mới ở Mỹ: phát triển ngành “kinh doanh nông
nghiệp”.
Mỹ là nước có điều kiện tự nhiên cực kỳ thuận lợi để phát triển nông
nghiệp. Vùng Trung Tây của nước này có đất đai màu mỡ nhất thế giới.
Lượng mưa vừa đủ cho hầu hết các vùng của đất nước; nước sông và nước
ngầm cho phép tưới rộng khắp cho những nơi thiếu mưa.
Ngành nông nghiệp Mỹ đã phát triển thành một ngành “kinh doanh nông
nghiệp”, một khái niệm được đặt ra để phản ánh bản chất tập đoàn lớn của
nhiều doanh nghiệp nông nghiệp trong nền kinh tế Mỹ hiện đại. Kinh doanh
nông nghiệp bao gồm rất nhiều doanh nghiệp nông nghiệp và các cơ cấu trang
trại đa dạng, từ các doanh nghiệp nhỏ một hộ gia đình cho đến các tổ hợp rất
lớn hoặc các công ty đa quốc gia sở hữu những vùng đất đai lớn hoặc sản xuất
hàng hóa và ngun vật liệu cho nơng dân sử dụng. Cũng giống như một
doanh nghiệp cơng nghiệp tìm cách nâng cao lợi nhuận bằng việc tạo ra quy
mô lớn hơn và hiệu quả hơn, nhiều nông trại Mỹ cũng ngày càng có quy mơ
lớn hơn và củng cố hoạt động của mình sao cho linh hoạt hơn.
Sự ra đời ngành kinh doanh nông nghiệp vào cuối thế kỷ XX đã tạo ra ít
trang trại hơn, nhưng quy mơ các trang trại thì lớn hơn nhiều. Đơi khi được sở


17

hữu bởi những cổ đông vắng mặt, các trang trại mang tính tập đồn này sử
dụng nhiều máy móc hơn và ít bàn tay của nơng dân hơn. Vào năm 1940, Mỹ
có 6 triệu trang trại và trung bình mỗi trang trại có diện tích khoảng 67 ha,
đến cuối thập niên 90 của thế kỷ XX, số trang trại chỉ cịn 2,2 triệu nhưng
trung bình mỗi trang trại có diện tích 190 ha. Cũng chính trong khoảng giai
đoạn này, số lao động nông nghiệp giảm rất mạnh - từ 12,5 triệu người năm
1930 xuống còn 1,2 triệu người vào cuối thập niên 90 của thế kỷ trước - dù
cho dân số của Mỹ tăng hơn gấp đôi. Và gần 60% trong số nơng dân cịn lại
đó đến cuối thế kỷ này chỉ làm việc một phần thời gian trên trang trại; thời
gian cịn lại họ làm những việc khác khơng thuộc trang trại để bù đắp thêm
thu nhập cho mình.
Hiện nay, trong cuộc sống hiện đại ồn ào, đầy sức ép, người Mỹ ở vùng
đô thị hay ven đô hướng về những ngôi nhà thô sơ, ngăn nắp và những cánh
đồng, phong cảnh miền quê truyền thống, yên tĩnh. Tuy nhiên, để duy trì
“trang trại gia đình” và phong cảnh làng quê đó thực sự là một thách thức.
2.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển nơng thơn ở Việt Nam
Việt Nam là một nước nông nghiệp truyền thống với trên 70% dân số
làm nông nghiệp, đất trồng trọt và đất rừng chiếm 60% tổng diện tích lãnh
thổ, tổng giá trị nông nghiệp chiếm 20% GDP, nông nghiệp – nông thôn –
nông dân chiếm địa vị quan trọng trong nền kinh tế xã hội Việt Nam. Từ khi
đổi mới mở cửa đến nay, Việt Nam đã không ngừng đổi mới chính sách đất
đai, giải phóng sức sản xuất ở nơng thôn, khiến nông nghiệp nông thôn phát
triển mạnh và đã có ảnh hưởng sâu sắc đối với tồn bộ q trình phát triển
kinh tế xã hội Việt Nam.
Quá trình đổi mới chính sách đất đai ở nơng thơn Việt Nam lấy sở hữu
toàn dân về đất đai làm tiền đề, lấy chế độ khốn sản phẩm đến từng hộ gia
đình ở nông thôn làm khâu đột phá. Thông qua giao quyền sử dụng đất cho
nơng dân, xác nhận bằng hình thức luật pháp quyền sử dụng đất lâu dài và địa
vị kinh tế chủ thể của nông dân, Việt Nam đã từng bước thương mại hóa đất
đai và quy mơ hóa việc kinh doanh đất đai. Q trình này nhìn chung trải qua

3 giai đoạn:
Giai đoạn I: chuyển từ chế độ tập thể hóa nơng nghiệp sang chế độ khốn sản
phẩm đến từng hộ gia đình trong những năm 80 thế kỷ XX.
Tháng 4/1988, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ra
Nghị quyết số 10 về “Đổi mới quản lý nông nghiệp”, quyết định thực hiện chế


×