Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

Hoàn thiện và phát triển hệ thống thanh toán trực tuyến tại website www.nology.vn của công ty TNHH NOLOGY Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (530.99 KB, 75 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Tên đề tài: “Hoàn thiện và phát triển hệ thống thanh toán trực tuyến tại website
www.nology.vn của công ty TNHH NOLOGY Việt Nam”
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Trần Hưng
Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Phượng
Mã sinh viên:10D140101
Lớp:K46I2
Hà Nội, 04/2014

TÓM LƯỢC
Sự bùng nổ của Internet đang thực sự tạo ra một cuộc cách mạng mới trong xu
hướng tiêu dùng hiện đại. Internet đã trở thành kênh truyền thông hiệu quả giúp doanh
nghiệp tiếp cận chính xác hơn đối tượng khách hàng năng động. Đây cũng chính là điều
kiện thuận lợi để thị trường thanh toán trực tuyến Việt Nam lên ngôi. Khi tình hình kinh
tế khó khăn và ngân sách bị cắt giảm như hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp, kể cả các
doanh nghiệp truyền thống và doanh nghiệp TMĐT cũng sẽ hướng tới các giải pháp
truyền thông tiết kiệm mang lại hiệu quả kinh tế hơn, và Internet là lựa chọn lý tưởng nhờ
lợi thế kết nối với một số lượng người sử dụng lớn với chi phí thấp. Các công cụ truyền
thông điện tử đang ngày càng tỏ rõ nhưng ưu thế của mình và đang dần là sự lựa chọn tối
ưu cho các doanh nghiệp.
Qua thời gian thực tập tại công ty, trên cơ sở những kiến thức đã học và qua
nghiên cứu tài liệu, em xin lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện và phát triển hệ thống thanh toán
trực tuyến tại website www.nology.vn”.
Nội dung khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Một số lí luận về thanh toán trực tuyến
Chương 1 sẽ chủ yếu đưa ra các khái niệm cơ bản về thanh toán trực tuyến , ưu
nhược điểm và các yếu tố cấu thành của hệ thống thanh toán trực tuyến, tổng quan tình
hình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam, phân định rõ nội dung về vấn đề nghiên


cứu.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và kết quả phân tích về việc hoàn thiện và
phát triển hệ thống thanh toán trực tuyến tại website www.nology.vn.
Chương 2 sẽ trình bày về phương pháp nghiên cứu vấn đề, đánh giá tổng quan
ảnh hưởng các nhân tố môi trường cũng như đưa ra các kết quả ohaan tích thực trạng
về hệ thống thanh toán trực tuyến tại website www. nology.vn.
Chương 3: Các kết luận và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển quy
trình thanh toán trực tuyến tại website www.nology.vn

Chương 3 sẽ đưa ra những kết luận trong quá trình phân tích thực trạng, xác định
vấn đề còn tồn tại và hướng giải quyết, từ đó đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện và phát
triển hệ thống thanh toán trực tuyến tại website www.nology.vn.
LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành, ngoài vận dụng những kiến thức, kỹ năng trong
suốt bốn năm học, những hiểu biết trong quá trình thực tập tại Công ty trách nhiệm hữu
hạn NOLOGY Việt Nam . Em còn nhận sự giúp đỡ to lớn của nhiều thầy cô giáo, anh chị
và bạn bè.
Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến Th.S Nguyễn Trần
Hưng người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo em từ những cái nhỏ nhặt nhất.
Thầy đã định hướng đưa ra những phương pháp, kỹ năng cơ bản giúp em hoàn thành bài
khóa luận tốt nghiệp một cách tốt nhất.
Em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trong trường Đại học thương mại nói chung và
các thầy cô trong Khoa Thương Mại Điện Tử nói riêng đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn
em trong quá trình học tập tại trường, để có những kỹ năng cần thiết và một nền tảng kiến
thức vững chắc.
Đồng thời, em cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám Đốc và toàn thể các nhân viên
trong Công ty TNHH NOLOGY Việt Nam đã tạo điều kiện cho em thực tập tại công ty
và nhiệt tình giúp đỡ em thực hiện bài khóa luận tốt nghiệp.
Vì thời gian nghiên cứu hạn hẹp, kiến thức và khả năng bản thân còn hạn chế do đó bài
khóa luận còn nhiều khiếm khuyết và thiếu sót. Kính mong các thầy cô và các anh chị

trong Công ty TNHH NOLOGY Việt Nam góp ý, chỉ bảo để bài khóa luận được hoàn
thiện hơn.
Chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Ý nghĩa
TMĐT Thương mại điện tử

TTĐT Thanh toán điện tử
TTTT Thanh toán trực tuyến
TTKDTM Thanh toán không dùng tiền mặt
DN Doanh nghiệp
CNTT Công nghệ thông tin
SGD Sàn giao dịch
TP Thành phố
ATM Automated Teller Machine (Máy rút tiền tự
động)
SEO Search Engine Optimiziton (Tối ưu hóa
công cụ tìm kiếm)
SEM Search Engine Marketing (Marketing công
cụ tìm kiếm)
QTKD Quản trị kinh doanh
DANH MỤC BẢNG BIỂU HÌNH VẼ
Bảng 1: Các văn bản pháp lý liên quan đến TTĐT

Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh
Hình 1. Doanh thu Ecommerce theo vùng
Hình 2: Sơ đồ tổ chức của công trách nhiệm hữu hạn NOLOGY Việt Nam.
Biểu đồ 1:Khản năng nhận biết website của khách hàng

Biểu đồ 2:Hình thức thanh toán khi mua hàng
Biểu đồ 3 : Tốc độ thanh toán trên website
Biểu đồ 4: Lý do lựa chọn thanh toán trực tuyến
Biểu đồ 5. Đánh giá của khách hàng về chất lượng dịch vụ

PHẦN MỞ ĐẦU
1.TÍNH CẤP THIẾT
Năm 2010 là thời điểm mà khung pháp lý về thương mại điện tử (TMĐT) đã
được hình thành. Việc ra đời của Luật Giao dịch điện tử và Luật Công nghệ thông tin đã
tạo ra cơ sở để Chính phủ và các Bộ ngành ban hành các văn bản dưới Luật điều chỉnh
những lĩnh vực cụ thể của giao dịch điện tử.Từ năm 2006-2010 một số văn bản cấp Nghị
định đã được ban hành.Thời gian gần đây TMĐT và Thanh toán điện tử (TTĐT) đã
không còn là những khái niệm xa lạ đối với nhiều người dân Việt Nam. Thậm chí nhiều
ý kiến cho rằng chuyện mua bán hàng hóa và thanh toán qua mạng giờ trở thành một
trong những hình thức không thể thiếu trong giao dịch thương mại. TMĐT với chìa khóa
là TTĐT, Ở đó nguwoif mua hoàn toàn có thể giao dịch bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu.
Người mua và người bán thật sự có được sự nhanh chóng và tiện lợi khi mua bán hàng
hóa; đặc biệt là phạm vi rộng với nhiều chủng loại sản phẩm đa dạng phong phú cùng sự
tham gia của các doanh nghiệp và các tổ chức tài chính, ngân hàng.
TMĐT hiện đang phát triển với tốc độ rất nhanh chóng.Sự phát triển đó kéo theo
hàng loại hoạt động trong thương mại truyền thống thay đổi , cùng với đó là phương thức
thanh toán, các giao dịch thanh toán thay đổi theo chuyển dần từ thanh toán trực tiếp
sang Thanh toán điện tử(TTĐT). Có thể nói TTĐT là nền tảng của hệ thống TMĐT hay
nói cách khác giải quyết được điểm yếu của TTĐT sẽ thúc đẩy TMĐT phát triển.
Thanh toán trực tuyến xuất hiện cùng với sự phát triển của Internet và Thương mại
điện tử là hình thức phát triển mới của thanh toán điện tử truyền thống.Ngày nay, TMĐT
đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới, Các phương thức thanh toán mới ra đời đã đem lại
sự thuận tiện, nhanh chóng và tiết kiệm cho cả các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Bên
cạnh các phương thức thanh toán truyền thống như chuyển khoản và chuyển tiên qua bưu
điện hay thư đảm bảo còn có các hình thức khác như thanh toán qua điện thoại di động và

Internet đang ngày càng phát triển tại Việt Nam và các nước trên thế giới.
Thanh toán trực tuyến ở Việt Nam chỉ mới thực sự đi những bước đi đầu tiên từ
cuối năm 2006 đầu năm 2007.Nhưng đến năm 2010 mới phát triển mạnh mẽ khi mà một
loại các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cổng thanh toán điện tử ra đời như
Nganluong.vn, baokim.vn, payoo.vn,Onepay…….
Theo kết quả điều tra của Bộ Thương Mại tại Hội thảo Quốc tế thương mại điện tử Việt
Nam (VIES 2010) diễn ra ngày 16/12/2010 tại TP.HCM: năm 2010 với 2004 doanh
nghiệp trên cả nước trong năm 2009 cho thấy gần như 100% doanh nghiệp đã triển khai
ứng dụng TMĐT. Tuy nhiên chỉ có 12% là tham gia sàn giao dịch ddienj tử và thanh toán

bằng tiền mặt vẫn là một con số lớn chiếm 90,8% giao dịch. Đó là số liệu từ báo cáo
“phân tích thói quen và đặc điểm mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng Việt Nam” do
Ông Xavier Depouilly-Giám đốc phát triển kinh doanh và dịch vụ khách hàng Kanta
Media Vietnam trình bày. Theo báo cáo này có hơn 27% dân số Việt Nam truy cập
Internet, riêng khu vực đô thi tỷ lệ này vượt 50%, nhưng chỉ có 5% mua hàng trực tuyến.
Thay vì trước đây khi mua hàng trực tuyến khách hàng thanh toán bằng hình thức
chuyển khoản trực tiếp cho nhà cung cấp sau đó nhận hàng, rủi ro là rất lớn.
Chính vì thế các cổng thanh toán trung gian đã ra đời nhằm giảm bớt rủi ro trong giao
dịch. Khi áp dụng cổng thanh toán trung gian. Nếu người mua không nhận được sản
phẩm như thỏa thuận có thể thông báo lại với “bên trung gian”để có thể bảo toàn được
khoản tiền thanh toán. Ngược lại, người bán hàng cùng dễ dàng loại trừ được các vị
khách không hoàn trả tiền hàng. Hơn nữa thông qua các hình thức thanh toán này, các
giao dịch qua mạng cũng trở nên nhanh chóng và tiện lợi hơn rất nhiều.
Do đó trong thời gian tới, việc nghiên cứu quy trình thanh toán trực tuyến sử dụng các
cổng thanh toán trực tuyến là cần thiết để khắc phục những hạn chế mang đến cho khách
hàng tiện ích thanh toán dễ dàng, an toàn qua đó làm tăng doanh của của doanh nghiệp.
2. XÁC ĐỊNH VÀ TUYÊN BỐ ĐỀ TÀI
Cùng với sự chuyển mình của Internet Việt Nam các cổng thanh toán trực tuyến cũng
bước vào cuộc chạy đua công nghê và chiếm lĩnh thị trường nhanh chóng.
Cổng thanh toán trực tuyến đóng vai trò “kết nối” giữa các ngân hàng và các website bán

hàng hay nói cách khác là trung gian giữa người mua và người bán hàng để đảm bảo
không có rủi ro kinh doanh.
Công ty trách nhiệm hữu hạn Nology Việt Nam với website www.nology.vn được xây
dựng với phong cách hiện đại với các chính sách bán hàng rất mở như dổi trả hàng trong
vòng 30 ngày sử dụng, cam kết chất lượng uy tín và vận chuyển miễn phí trên toàn quốc.
Công ty luôn cố gắng xây dựng thương hiệu cam kết chất lượng và cảm giác thích thú và
an toàn mỗi khi khách hàng mua hàng tại công ty. Tuy là một công ty bán hàng trực
tuyến về các dòng sản phẩm điện thoại xách tay Hàn Quốc nhưng các phương thức thanh
toán trực tuyến của công ty còn rất sơ sài bao gồm hai phương thức cơ bản đó là chuyển
khoản qua ngân hàng và thanh toán COD ( nhận hàng, kiểm tra và trả tiền). Rõ ràng
trong một môi trường bán hàng trực tuyến việc chỉ áp dụng 2 phương thức thanh toán
trên mang lại cho khách hàng sự thiếu an tầm vì tỉ lệ rủi ro không nhỏ, khách hàng không
có nhiều sự lựa chọn trong việc thanh toán và vẫn có một tỉ lệ lớn khách hàng mất thời

gian và công sức đi ra ngân hàng và các cây ATM để chuyển khoản. Một tỷ lệ khách
hàng không nhỏ vì thế cũng mất đi vì tâm lý “ngại”.
Với mục tiêu phát triển trở thành website bán lẻ điện thoại xách tay Hàn Quốc hàng đầu
tại Việt Nam,nhưng việc có quá ít phương thức thanh toán và quy trình thanh toán rườm
ra đã và đang trở thành rào cảm giữa khách hàng với doanh nghiệp.Từ tính cấp thiết đã
nêu trên của đề tài em xin chọn đề tài: “Hoàn thiện và phát triển hệ thống thanh toán trực
tuyến cho website www.nology.vn của công ty TNHH NOLOGY Việt Nam” làm đề tài
khóa luận tốt nghiệp của mình.
3. CÁC MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu xuyên suốt của đề tài nghiên cứu là tìm hiểu về việc hoàn thiện quy trình thanh
toán trực tiếp tại website và phát triển các phương thức thanh toán mới cho website .Để
hoàn thành mục tiêu tổng quát trên, đề tài sẽ tập trung làm rõ một số vấn đề chủ yếu sau :
Cơ sở lý luận về thanh toán trực tuyến
Vận dụng cơ sở lý luận thanh toán trực tuyến vào hoàn thiện và phát triển hệ thống thanh
toán trực tuyến tại website
Đánh giá quy trình thanh toán trực tuyến và công cụ thanh toán trực tuyến tại website

Đưa ra đề xuất hoàn thiện quy trình thanh toán trực tuyến tại website www.nology.vn
của công ty TNHH NOLOGY Việt Nam.
4.PHẠM VI VÀ Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU
4.1 Phạm vi nghiên cứu
-Không gian: Đề tài nghiên cứu tập trung nghiên cứu về quy trình thanh toán bằng các
công cụ thanh toán trực tuyến tại website bán lẻ www.nology.vn của công ty TNHH
NOLOGY Việt Nam
-Thời gian : Các báo cáo, tài liệu nghiên cứu, tài liệu viết để phục vụ mục đích nghiên
cứu được cập nhật trong năm 2012 và 2013.
4.2 Ý nghĩa nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu trên giúp em rèn luyện kỹ năng nghiên cứu vấn đề và áp dụng những
kiến thức đã học vào thực tế của website www.nology.vn

Kết quả bài nghiên cứu giúp cho Công ty TNHH Nology Việt Nam có thể áp dụng trực
tiếp vào hoạt động thanh toán và bán hàng hoặc doanh nghiệp có thể nhìn nhận thêm
được những hạn chế của quy trình thanh toán trực tuyến còn gặp phải một vài giải pháp
khắc phục cho doanh nghiệp có thể tham khảo.
5. KẾT CẤU KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Ngoài phần mở đầu, tóm tắt, mục lục, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo ,khóa luận
tốt nghiệp bao gồm ba chương :
Chương 1.Một số vấn đề lý luận cơ bản về thanh toán trực tuyến
Chương 2 .Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trang vấn đề hoàn
thiện và phát triển hệ thống thanh toán trực tuyến tại website www.nology.vn của công
ty TNHH Nology Việt Nam
Chương 3. Các kết luận và đề xuất hoàn thiện và phát triển hệ thống thanh toán trực
tuyến tại www.nology.vn của công ty TNHH Nology Việt Nam
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THANH TOÁN TRỰC
TUYẾN
1.1 Một số khái niệm cơ bản


1.1.1 Khái niệm chung
1.1.1.1Khái niệm thanh toán
Thanh toán đơn giản là thuật ngữ ngắn gọn mô tả việc chuyển giao các phương tiện tài
chính từ một bên sang một bên khác.
1.1.1.2 Khái niệm thanh toán điện tử
* Theo nguyên nghĩa từ electronic payment (Thanh toán điện tử)
Được hiểu là việc sử dụng và chuyển giao các chứng từ điện tử thay cho việc trao tay
bằng tiền mặt.
Quy trình thanh toán hoàn toàn tự động trên hệ thống
* Theo góc độ tài chính
Thanh toán điện tử được hiểu là việc chuyển giao các phương tiện tài chính tử một bên
sang một bên khác thông qua sử dụng các phương tiện điện tử.
* Theo góc độ viễn thông
Thanh toán được hiểu là việc truyền tin các thông tin về phương tiện thanh toán qua các
mạng viễn thông hoặc qua các phương tiện điện tử khác.
* Tiếp cận dưới góc độ CNTT
Thanh toán điện tử được hiểu là việc thanh toán dựa trên nền tảng CNTT đê xử lý các
thông điệp điện tử, chứng từ điện tử…giúp cho quá trình thanh toán được diện ra một
cách nhanh chóng an toàn và hiệu quả.
* Tiếp cận dưới góc độ phương tiện sử dụng
Thanh toán điện tử được hiểu là việc sử dụng các phương tiện điện tử để thanh toán cho
các hành hóa dịch vụ mua vào.
Khái niệm này rộng hơn bao gồm thanh toán qua điện thoại di động, các thiết bị điện tử
cầm tay.
* Dưới góc độ tự động hóa
Thanh toán điện tử được hiểu là việc ứng dụng công nghệ chủ yếu là công nghệ thông tin
để tự động hóa các giao dịch tài chính và các kênh thông tin thanh toán.

* Tiếp cận thanh toán điện tử dưới góc độ trực tuyến
Thanh toán điện tử Được hiểu là việc chi trả cho các hàng hóa dịch vụ trao đổi thông tin

trực tiếp trên internet cùng nhiều dịch vụ trực tuyến khác.
1.1.1.3 Khái niệm thanh toán trực tuyến
Thanh toán trực tuyến: là các giao dịch xử lý thanh toán được thực hiện chủ yếu trên các
hệ thống web tmđt cho phép các khách hàng tham gia thanh toán có thể thanh toán theo
thời gian thực.
1.2Một số vấn đề lý thuyết của vấn đề nghiên cứu
1.2.1 Đặc điểm của hệ thống thanh toán trực tuyến
Khả năng có thể chấp nhận được: Để được thành công thì cơ sở hạ tầng của
việc thanh toán phải được công nhận rộng hơn, môi trường pháp l í đầy đủ, đảm
bảo quyền lợi cho cả khách hàng và doanh nghiệp, công nghệ áp dụng ở các ngân
hàng cũng như tại các tổ chức thanh toán phải đồng bộ.
An toàn và bảo mật: Do các dịch vụ thực hiện trên mạng Internet được cung
cấp toàn cầu nên cần đảm bảo khả năng chống lại sự tấn công để tìm kiếm hay điều chỉnh
thông tin mật, thông tin cá nhân, các thông điệp được gửi đi.
Khả năng có thể hoán đổi: Tiền số có thể chuyển thành tiền mặt hay chuyển từ
quỹ tiền điện tử về tài khoản cá nhân hoặc từ tiền điện tử có thể phát hành séc điện tử, séc
thật. Tiền số bằng ngoại tệ này có thể dễ dàng chuyển sang ngoại tệ khác với tỷ giá tốt
nhất.
Hiệu quả, tiện lợi, dễ sử dụng: Chi phí cho mỗi giao dịch rất nhỏ, đặc biệt với
những giao dịch giá trị thấp.
Tính linh hoạt, hợp nhất và tin cậy: Cung cấp nhiều phương thức thanh toán
tiện lợi cho mọi đối tượng với giao diện thống nhất theo từng ứng dụng và tránh
những sai sót không đáng có.
1.2.2 Ưu nhược điểm của thanh toán điện tử
1.2.2.1 Ưu điểm của thanh toán điện tử
a, Đối với thương mại điện tử:

• Hoàn thiện phát triển thương mại điện tử:
Xét trên nhiều phương diện, thanh toán điện tử là nền tảng của các hệ thống
thương mại điện tử. Sự khác biệt cơ bản giữa thương mại điện tử với các ứng

dụng khác cung cấp trên internet chính là nhờ khả năng thanh toán trực tuyến này.
Do vậy, việc phát triển thanh toán trực tuyến sẽ hoàn thiện hóa thương mại điện
tử, để thương mại điện tử được theo đúng nghĩa của nó – các giao dịch hoàn toàn
qua mạng, người mua chỉ cần thao tác trên máy tính cá nhân của mình để mua
hàng, các doanh nghiệp có những hệ thống xử lí tiền số tự động. Một khi thanh
toán trong thương mại điện tử an toàn, tiện lợi, viêc phát triển thương mại điện tử
trên toàn cầu là một điều tất yếu với dân số đông đảo và không ngừng tăng lên của
mạng Internet.
• Tăng quá trình lưu thông tiền tệ và hàng hóa:
Thanh toán trong thương mại điện tử với ưu điểm đẩy mạnh quá trình lưu thông
tiền tệ và hàng hóa. Người bán có thể nhận tiền thanh toán qua mạng tức thì, do đó
có thể yên tâm tiến hành giao hàng một cách sớm nhất, sớm thu hồi vốn để đầu
tư, tiếp tục sản xuất, nhanh, an toàn….Thanh toán điện tử giúp thực hiện thanh
toán nhanh, an toàn, đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia thanh toán, hạn chế
rủi ro so với thanh toán bằng tiền mặt, mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt,
tạo lập thói quen mới trong dân chúng về thanh toán hiện đại.
• Hiện đại hóa hệ thống thanh toán:
Tiến cao hơn một bước, thanh toán điện tử tạo ra một loại tiền mới, tiền số hóa,
không chỉ thõa mãn các tài khoản tại ngân hàng mà hoàn toàn có thể dùng để mua
hàng hóa thông thường. Quá trình giao dịch được đơn giản và nhanh chóng, chi
phí giao dịch bớt đáng kể và giao dịch sẽ trở nên an toàn hơn. Tiền số hóa không
chiếm một không gian hữu hình nào mà có thể chuyển một nửa vòng trái đất chỉ
trong chớp mắt bằng thời gian của anh sang. Đây sẽ là một cơ cấu tiền tệ mới, một
mạng tài chính hiện đại gắn liền với mạng Internet.
b,Đối với ngân hàng:
• Giảm chi phí, tăng hiệu quả kinh doanh:
Giảm chi phí văn phòng do thời gian tác nghiệp được rút ngắn, chuẩn hóa các thủ
tục, quy trình, nâng cao hiệu quả tìm kiếm và xử lí chứng từ.
• Giảm chi phí nhân viên: một máy rút tiền tự động có thể làm việc 24/24 giờ
và tương đương một chi nhánh ngân hàng truyền thống. Cung cấp dịch vụ thuận

tiện cho khách hàng: thông qua Internet/web ngân hàng có khả năng cung cấp dịch
vụ mới (internet banking) và thu hút thêm nhiều khách hàng giao dịch thường
xuyên hơn, giảm chi phí bán hàng và tiếp thị. Mở rộng thị trường thông qua

Internet: thay vì mở nhiều chi nhánh ở các nước khác nhau có thể cung cấp dịch
vụ Inetrnet banking để mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ.
• Đa dạng hóa dịch vụ và sản phẩm:
“Ngân hàng điện tử” với sự trợ giúp của công nghệ thông tin cho phép tiến hành
những giao dịch bán
lẻ với tốc độ cao và liên tục. Các ngân hàng có thể cung cấp thêm các dịch vụ mới
cho khách hàng như “ phone banking”, “ home banking”, “Internet banking”,
chuyển, rút tiền, thanh toán tự động….
• Nâng cao năng lực cạnh tranh và tạo nét riêng trong kinh doanh:
“Ngân hàng điện tử” giúp các ngân hàng tạo và duy trì một hệ thống khách hàng
rộng rãi và bền vững: Thay vì phải xếp hàng rất lâu chờ rút tiền tại chi nhánh một
ngân hàng, khách hàng có thể tới một máy
rút tiền tự động của một ngân hàng khác và thực hiện giao dịch trong vài phút. Do
đó, thế mạnh về dịch vụ ngân hàng điện tử có thể là một đặc điểm để các ngân
hàng hiện đại tạo dựng nét riêng của mình.
• Thực hiện chiến lược toàn cầu hóa:
Một lợi ích quan trọng khác mà ngân hàng điện tử mang lại cho ngân hàng, đó là
việc ngân hàng có thể thực hiện chiến lược “toàn cần hóa”, chiến lược
“bành trướng” mà không cần phải mở thêm chi nhánh. Ngân hàng có thể vừa tiết
kiệm chi phí do không phải thiết lập quá nhiều các trụ sở hoặc văn phòng, nhân sự
gọn nhẹ, đồng thời lại có thể phục vụ một khối lượng khách hàng lớn hơn. Theo
cách này các ngân hàng lớn đang vươn cánh tay khổng lồ và dần dần thiết lập cơ
sở của mình, thâu tóm nền tài chính toàn cầu.
• Xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu toàn cầu:
Có thể ngân hàng chưa tiến hành các giao dịch tài chính trực tuyến, song
bằng cách thiết lệp trang web riêng cho mình với chức năng ban đầu là cung cấp

thông tin và giải đáp thắc mắc của khách hàng qua mạng, ngân hàng được coi là
đã bước đầu tham gia áp dụng dịch vụ ngân hàng điện tử và hòa mình vào xu thế
chung.
c,Đối với khách hàng:
• Tiết kiệm chi phí:
Phí giao dịch ngân hàng điện tử hiện được đánh giá là ở mức thấp nhất so với các

phương tiện giao dịch khác. Điều này hoàn toàn có thể lí giải được bởi một khi các
ngân hàng có thể tiết kiệm được chi phí khi triển khai ngân hàng điện tử nhất
là với các ngân hàng ảo ( chỉ hoạt động trên Internet mà không cần tới văn phòng,
trụ sở), các chi phí mà khách hàng phải trả theo đó mà giảm đi rất nhiều.
• Tiết kiệm thời gian:
Đối với các giao dịch ngân hàng từ Internet được thực hiện và xử lí một
cách nhanh chóng và hết sức chính xác. Khách hàng không cần phải tới tận văn
phòng giao dịch của ngân hàng, không phải mất thời gian đi lại hoặc nhiều khi
phải xếp hàng chờ đợi tới lượt mình. Giờ đây với dịch vụ ngân hàng điện tử họ có
thể tiếp cận với bất cứ một giao dịch nào của ngân hàng vào bất cứ thời điểm nào
hoặc ở bất cứ đâu mà họ muốn.
• Thông tin liên lạc với ngân hàng nhanh hớn và hiệu quả hơn:
Khi khách hàng sử dụng ngân hàng điện tử, họ sẽ nắm được nhanh chóng, kịp thời
những thông tin về tài khoản, tỷ giá, lãi suất. Mặt khác, thông qua máy vi
tính được nối mạng với ngân hàng, khách hàng có thể giao dịch trực tiếp với ngân
hàng để kiểm tra số dư tài khoản, chuyển tiền, thanh toán hóa đơn dịch vụ công
cộng, thanh toán thẻ tín dụng, mua sec du lịch, kinh doanh ngoại hối, vay nợ, mở
và điều chỉnh, thanh toán thư tín dụng và kể cả kinh doanh chứng khoáng với ngân
hàng.
1.2.2.2. Nhược điểm của thanh toán điện tử
• Rủi ro cho người sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử:
Do tính chất của thẻ tín dụng là rút tiền dựa trên việc kiểm tra số PIN trên thẻ nên
chủ thẻ dễ bị lừa lấy mất thẻ và số PIN. Bên cạnh đó chủ thẻ còn gặp rủi ro

khác do tình trạng làm giả thẻ tín dụng ngày càng tinh vi.
• Rủi ro đối với ngân hàng thanh toán:
Các ngân hàng này sẽ gặp rủi ro nếu họ có sai sót trong việc cấp phép cho
các khoản thanh toán có giá trị lớn hơn hạn mức quy định. Bên cạnh đó, nếu
không kịp thời cung cấp cho các đơn vị chấp nhận thẻ danh sách các thẻ bị mất
hoặc bị vô hiệu trong thời gian các thẻ này vẫn được sử dụng thì các ngân hàng
phát hành sẽ từ chối thanh toán cho những khoản này.
• Rủi ro cho các đơn vị chấp nhận thẻ:
Các đơn vị này sẽ phải đối mặt với rủi ro bị từ chối thanh toán cho số hàng
hóa cung ứng ra vì lí do thẻ hết hiệu lực nhưng đơn vị không phát hiện ra.
• Rủi ro với ngân hàng phát hành:
Rủi ro thứ nhất là việc chủ thẻ sử dụng tại nhiều điểm thanh toán thẻ khác
nhau với mức thanh toán thấp hơn hạn mức thanh toán nhưng tổng số tiền thanh
toán lại cao hơn hạn mức của thẻ.

Thứ hai, chủ thẻ lợi dụng tính năng thanh toán quốc tế của thẻ để thông đồng với
người khác chuyển thẻ ra nước khác để thanh toán ngoài quốc gia chủ thẻ cư trú.
• Khó kiểm soát chi tiêu
1.2.3 Các yếu tố cấu thành của một hệ thống thanh toán trực tuyến
a, Các bên tham gia trong thanh toán điện tử
* Người bán: có thể thực hiện bán hàng hóa dịch vụ theo 2 c ách: Có thể bán hàng
hóa dịch vụ thông qua 1 website ; có thẻ bán hang hóa dịch vụ trên chính
website.Doanh thu bán hàng hóa trong hai trường hợp là khác nhau: Nếu bán hàng
hóa qua website khác thì doanh thu không đạt được 100% vì phải mất phí đăng ký
và phí giao dịch.
* Người mua: Bao gồm cả doanh nghiệp và cá nhân, các hình thức được áp dụng
trong hai trường hợp này khác nhau.
- Người mua là cá nhân người tiêu dung: giá trị khối lượng giao dịch nhỏ, phương
thức thanh toán : thẻ cá nhân, ví điện tử.
- Người mua là doanh nghiệp: Giá trị khối lượng giao dịch lớn, phương thức thanh

toán là chuyển khoản , sec điện tử.
* Các ngân hàng: Đóng vai trò là bên thử 3 chịu trách nhiệm về tính chính xác, độ
tin cậy cho việc xác thực và xử lý các giao dihcj thanh toán và các thông tin về
phương tiện thanh toán với khách hàng.
* Các tổ chứ phát hành phương tiện thanh toán là những tổ chức chuyên cung cấp
các phương tiện thanh toán điện tử cho khách hàng như Visa, Mastercard.
* Các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán trung gian đó là các tổ chức chuyên cung
cấp cho những người bán hàng sự chấp nhận các hình thức thanh toán điện tử như
thanh toán bằng thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, sec điện tử, chuyển khoản điện tử ví dụ
như PSP.Tài khoản do tổ chức phát hành phương tiện thanh toán được kết nối với
một tài khoản ngân hàng của người bán hàng.
b. Các công cụ sử dụng trong thanh toán điện tử
Là những thiết bị điện tử được sử dụng để tiếp nhận các thông tin về phương tiện
thanh toán chẳng hạn ATM, Website, POS 7
c. Các phương tiện thanh toán điện tử

Phương tiện thanh toán điện tử được hiểu là những phương tiện do các tổ chức tín
dụng phát hành hoặc được cung cấp bởi nhà cung cấp dịch vụ thanh toán trung
gian dược sử dụng trong thanh toán điện tử.
Có 2 dạng:
- Do các tổ chức tín dụng bao gồm cả ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán
Visa, Mastercard
- Do các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán trung gian: Ngân lượng, bảo kim: tồn tại
dưới dạng tài khoản Username, pass
1.2.4Phân loại các hệ thống thanh toán trực tuyến
STT Hệ thống thanh
toán trực tuyến
Phân loại và đặc điểm của hệ thống thanh toán trực tuyến
1 Hệ thống thanh
toán thẻ

a,Thẻ tín dụng
Khái niệm : Thẻ tín dụng là loại thẻ mà chủ sở hữu thẻ
tạo lập được bằng cách sử dụng uy tín cá nhân của mình
hoặc bằng tại sản thế chấp.
Đặc điểm :
Cho phép chi tiêu trước trả tiền sau
Có thể sử dụng bằng tất cả các loại tiền: mang thẻ đến bất
kỳ quốc gia nào để tiêu tiền của quốc gia đó( yêu cầu thẻ
phải chuẩn quốc tê như Visa, mastercard…)
Không hưởng lãi suất số dư trong tài khoản
Tài khoản hoặc tài sản thế chấp độc lập với việc chi tiêu
Thường mất phí rất cao khi rút tiền mặt
b,Thẻ ghi nợ
Khái niệm : Thẻ ghi nợ được hiểu là loại thẻ cho phép
chủ sở hữa thẻ chi tiêu trực tiếp trên tài khoản tiền gửi
ngân hàng tại ngân hang phát hành thẻ.

Đặc điểm :
Chi tiêu đến đâu tài khoản lập tức bị khấu trừ đấn đây
Được hưởng lãi suất số dư trong tài khoản
Cho phép chi tiêu bằng tất cả các loại tiền.
Không mất phí hoặc chỉ mất một khoản phí rất nhỉ khi
thực hiện rút tiền mặt
c,Thẻ thông minh
Khái niệm : Thẻ thông minh là loại thẻ điện tử mà trên
thẻ có gắn một mạch vi xử lý gọi là chip , có khả năng
giới hạn trước các hoạt động, thêm vào hoặc xóa bớt đi
dữ liệu trên thẻ.
Phân loại :
Thẻ tiếp xúc vật lý: Là loại thẻ điện tử trên thẻ có gắn

một mạch vi xử lý, trên mặt có gắn miếng kim loại nhỏ
bằng mạ vàng, khi đưa thẻ tiếp xúc với thiết bị đọc thẻ
thông qua dữ liệu trên thẻ sẽ được truyền từ chip qua
miếng kiêm loại mạ vàng sang thiết bị đọc thẻ.
Thẻ phi tiếp xúc: là loại thẻ thông minh mà trên mạch có
gắn Angten. Khi đưa thẻ lại gần thiết bị đọc thẻ thông
minh dữ liệu trên thẻ sẽ truyền từ chip qua Angten tới
angten của thiết bị đọc thẻ. Loại thẻ này thường được sử
dụng để thanh toán tại những nơi đông người chảng hạn
thanh toán tại siêu thị, thanh toán cước phí giao thông
công cộng.
2 Hệ thống thanh
toán ví điện tử (
tiền điện tử)
Khái niệm : Ví thanh toán điện tử được hiểu là một tài
khoản điện tử được kết nối liên thông với một hệ thống
tài khoản ngân hành và một hệ thống thanh toán trực
tuyến( cổng thanh toán).Ví điện tử được sử dụng cho các
giao dịch thanh toán trực tuyến vừa và nhỏ.

Đặc điểm :
Ví điện tử là dịch vụ rất nhạy cảm về mặt tài chính hoạt
động giống như một ngân hành điện tử trên internet vì
vậy nó chịu sự điều chỉnh của luật ngân hàng và các tổ
chức tín dụng.
Cho phép kết nối một cách liên thống giữa tài khoản ví
điện tử với tài khoản ngân hàng. Vì vậy người sử dụng có
thể chuyển đổi một phần hoặc toàn bộ số tiền trong tài
khoản ngân hàng sang tài khoản ví điện tử và ngược lại.
Giống như bất kỳ một phương tiện thanh toán điện tử nào

ví điện tử bao giờ cũng được kết nối tới cổng thanh toán
nhằm bảo mật thông tin, xác thực và toàn vẹn dữ liệu đối
với người sử dụng.
3 Hệ thống vi
thanh toán điện
tử
Khái niệm : Vi thanh toán điện tử được hiểu là khái niệm
kinh doanh chỉ rõ cách thu tiền từ mỗi trang web được
xem, mỗi click, mỗi dường link đến đều phải trả tiền và
bất kỳ hành hóa dịch bụ nào được mua bán qua web mà
giá tiền hết sức nhỏ từ 1 cent cho tới dưới 10USD
Đặc điểm :
Đặc điểm kỹ thuật : Ví thanh toán điện tử được xây dựng
trên 2 hệ thống
- Vi thanh toán dựa trên token
- Vi thanh toán dựa trên tài khoản: chiếm tỷ trọng lớn
nhất
-Tính năng dễ sử dụng hay là thuận tiện: Một hệ thống vi
thanh toán điện tử cần phải được thiết kế với các bước
thanh toán đơn gian, dễ sử dụng đối với hầu hết người
tham gia
-Tính ẩn danh: Đối với một hệ thống vi thanh toán điện
tử nếu có yêu cầu khách hàng khai báo các thông tin cá
nhân thì các thông tin cá nhân này cần phải được đảm

bảo bí mật. Nói một cách khác là ẩn danh đối với các
khách hàng là người mua còn người bán thì không bao
giờ vô danh.
-Khả năng mở rộng: Một hệ thống vi thanh toán điện tử
cần phải đảm bảo được về mặt tố độ cũng như sự ổn định

của hệ thoonsh kể cả khi xử lý cho 1 giao dịch. Cho nên
khi xử lý với một giao dịch tăng lên lên đột biến hệ thống
vẫn vận hành một cách ổn định.
-Tính hợp lệ: Một hệ thống vi thanh toán điện tử cần phải
đảm bảo xử lý các thông tin một các chính xác có khả
năng nhận dạng các giao dịch hợp lệ và xác thực được
khách hàng tham gia.
-Tính an toàn: Một hệ thống vi thanh toán điện tử cần
phải đảm bảo tốt việc chống lại các nguy cơ đe dọa từ
bên ngoài nhằm đảm bảo về an toàn cho hệ thống và cho
các khách hàng tham gia.
-Khả năng cộng tác: Một hệ thống vi thanh toán cần phải
được thiết kế để tiếp nhận các hình thức thanh toán khác
do các tổ chức tài chính hoặc các nhà cung cấp dịch vụ
thanh toán khác phát hành
Đặc điểm phi kỹ thuật :
- Tính tin cậy
- Mức độ bao phủ
- Tính bảo mật
- Hệ thống trả trước hoặc trả sau
- Phạm vi thanh toán hoặc hỗ trợ nhiều đơn vị tiền tệ.
4 Hệ thống thanh
toán bằng
chuyển khoản
Khái niệm : Chuyển khoản điện tử được hiểu là giao dịch
chuyển tiền thanh toán giữ khách hàng trong cùng hệ
thống hoặc là khác hệ thống thông qua mạng máy tính và

điện tử các phương tiện điện tử khác.
Phân loại :

Chuyển khoản điện tử cùng hệ thống
Là nghiệp vụ chuyển tiền thanh toán giữa các chi nhanh
trong nội bộ ngân hàng do đó không làm thay đổi tổng
nguồn vốn của hệ thống ngân hàng đó.
Chuyển khoản điện tử khác hệ thống: là nghiệp chuyển
tiền thanh toán giữa 2 hay nhiều ngân hàng thương mại
với nhau có thể trong địa bạn hoặc khác địa bàn.
5 Hệ thống thanh
toán séc điện tử
Khái niệm : Séc điện tử là cơ chế thanh toán điện tử đầu
tin được kho bạc Mỹ lựa chọn để tiến hành thanh toán
cho các giao dịch thanh toán giá trị lớn trên Internet
Đặc điểm :
Có tính chất thời hạn: Séc điện tử có giá trị tiền tệ hoặc
giá trị thanh toán trong 1 khoảng thời gian được ghi rõ
trên séc. Ngoài thời gian này séc trở nên vô giá trị
Chứa đựng các thông tin giống như Séc giấy16
+ Số tiền: Số tiền ghi trên éc phải được thể hiện cả bằng
số và bằng chữ và phải có ký hiệu tiền tệ.
+ Các thông tin về tài khoản được trích trả bao gồm mã
số, số tài khoản, tên chủ tài khoản
+ Ngày thành năm tạo lập séc
+ Tên của người thụ hưởng nếu có
Séc được viết ( khai báo) và chuyển giao cho người nhận
bằng cách sử dụng các phương tiện điện tử.
Có thể kết nối thông tin không gới hạn và cho phép trao
đổi trực tiếp giữa các bên.
6 Hệ thống thanh
toán hóa đơn
Khái niệm : Thanh toán hóa đơn điện tử là giải pháp cho

phép các nhà cung cấp và khách hàng tiến hàng trao đổi

điện tử dữ liệu điện tử để cho họ tự trình bày và xử lý thanh toán.
Phân loại : Bao gồm 2 loại là biller trực tiếp và biller tích
hợp.Các nhà cung cấp dịch vụ cho khách hàng thường
làm cho các hóa đơn cần thanh toán sẵn có trên web của
mình. Sau đó họ gửi 1 email thông báo về các hóa đơn
khách hàng cần thanh toán cùng với một liên kết nhúng ở
trong email này để khách hàng có thể truy cập thông qua
một kết nối an toàn tới nhà cung cấp dịch vụ
1.3 Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.3.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Thương mại điện tử phát triển một cách nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu của người tiêu
dùng rất nhiều ví điện tử ra đời. Đặc biệt là hình thức thanh toán trực tuyến ngày càng
phát triển rầm rộ và xuất hiện thêm nhiều loại hình mới.
Trong báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử 2013, cơ quan phát hành VECOM lúc
31/12/2013 đã đưa ra các số liệu và biểu đồ thống kê về toàn cảnh thương mại điện tử
trên thế giới năm 2013. Trong bản báo cáo đã thể hiện một cách tổng quan dễ hiểu về
doanh thu của Ecommerce trên toàn thế giới, doanh thu của Ecommerce theo vùng, Liệt
kê top 5 nước có mức chi tiêu trên mỗi khách hàng cao nhất năm 2012-2013,thống kê tỷ
lệ mua hàng trực tuyến,tỷ lệ mua hàng trực tuyến, Số lượng người sử dụng Internet tại
các quốc gia Đông Nam Á,Các tiêu chí mua hàng và các thiết bị sự dụng mua hàng……
Từ bản báo cáo đã khái quát toàn bộ TMĐT trên thế giới từ đó giúp khắc phục những tồn
tại của TMĐT 2013 và định hướng con đường phát triển TMĐT năm 2014.

Hình 1. Doanh thu Ecommerce theo vùng
(Nguồn: VECOM)
Theo (Tác giả:Minh Trí đăng vào mục Thanh Toán Điện
Tử lúc 16/1/2014) trong một bài viết mang tên “Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền
mặt” đã nói : Thanh toán không tiền mặt đã trở thành phương thức thanh toán phổ biến

tại nhiều quốc gia phát triển trên thế giới như Bỉ, Pháp, Canada với giá trị chi tiêu
không dùng tiền mặt của người dân chiếm tới hơn 90% tổng số giao dịch hằng ngày. Khi
thanh toán không tiền mặt được khuyến khích và đưa vào như một phương thức thanh
toán chính yếu trong xã hội sẽ đem lại nhiều lợi ích để thúc đẩy nền kinh tế phát triển
bền vững. Nó sẽ tạo sự minh bạch trong các khoản chi tiêu và giao dịch của Chính phủ,
các đơn vị kinh doanh và cá nhân, giúp dòng chảy tiền tệ được lưu thông rõ ràng và trơn
tru hơn.
Theo ông Arn Vogels Giám đốc khu vực Đông Dương của MasterCard, trong mô hình 5
bước của một nền kinh tế chuyển đổi từ thanh toán tiền mặt sang thanh toán điện tử (cụ
thể bằng thẻ), nhiều nước đang phát triển dừng chân ở bước 2 và bước 3.cũng nhấn mạnh
tầm quan trọng của việc làm việc trực tiếp với các đối tác như siêu thị, ngân hàng để đưa
ra các chương trình ưu đãi, khuyến khích người dân chi tiêu thẻ, đồng thời nâng cao nhận
thức người tiêu dùng để giảm dần thói quen sử dụng tiền mặt trong đời sống.

Cuốn “ Hệ thống thanh toán điện tử trong Thương Mại Điện tử” của Donal
O’Mahonry,Michael Peirce, Hitesh Tewari đã giới thiệu khá đầy đủ và chi tiết về công
nghệ và hệ thống sử dụng cho phép thực hiện thanh toán qua Internet. Trong cuốn sách
mô tả rõ hiện thực triển khai ứng dụng các hệ thống thanh toán trên thế giới.Cuốn sách
được viết cho các nhà nghiên cứu và các chuyên gia trong ngành để mở rộng và phát triển
các công nghệ mới trong lĩnh vực này.
Cuốn “Thế giới thanh toán mới” của Mary S.Schaeffer lại cho ta cái nhìn toàn cảnh về
lịch sử của các dịch vụ thanh toán trên thế giới và các phương thức thanh toán của ngày “
hôm qua” và ngày “hôm nay”, trong “tương lai” trên thế giới. Bức tranh về thanh toán
điện tử được tác giả tái hiện trong cuốn sách đang phát triển ngày càng nhiều trên thế
giới. Ngày càng nhiều loại hình thanh toán mới ra đời để phục vụ nhu cầu của khách
hàng. Cuốn sách giới thiệu đầy đủ về các kỹ thuật bảo mật an toàn của hệ thống trong
Thương Mại Điện Tử nói chung và nói riêng cho từng lĩnh vực khác nhau như tài chính,
ngân hàng, chứng khoán…
1.3.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu tại Việt Nam
Thương mại điện tử như đã nói ở trên, là một lĩnh vực không còn mới mẻ ở Việt Nam,

việc ứng dụng TMĐT là cần thiết cho sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, hiện nay
có rất ít tài liệu hay công trình nghiên cứu khoa học trực tiếp nào về TMĐT. Chủ yếu vẫn
là của các cá nhân, doanh nghiệp tự chủ động tìm hiểu về các nguồn tài liệu có sẵn khác
nhau trên thế giới và hợp tác triển khai ứng dụng TMĐT tại Việt Nam với các tổ chức
doanh nghiệp quốc tế.
Tại các trường đại học Việt Nam đào tạo về TMĐT, về công nghệ cũng chưa có giáo
trình đạo tạo chính thức về thương mai điện tử mà chủ yếu là các tài liệu tổng hợp và
dịch từ các tài liệu của các chuyên gia, các trường đại học quốc tế, các tổ chức nghiên
cứu quốc tế hay chính các doanh nghiệp TMĐT nói chung và TTĐT nói riêng trên thế
giới.Các giáo trình, bài giảng về TMĐT ,TTĐT của trường Đại Học Thương Mại, Đại
học Ngoại Thương đã giới thiệu tổng quát về các hinh thức thanh toán điện tử hiện nay
đang có trên thế giới.
Bài giảng “Thanh toán trong thương mại điện tử”- Bộ môn Nguyên lý thương mại điện tử
-Đại Học Thương Mại. Trong bài giảng các tác giả đã đề cập đến các vấn đề thanh toán
điện tử bao gồm : tổng quan về thanh toán điện tử, các hệ thống trong thanh toán điện tử
và công nghệ bảo mệt trong thanh toán điện tử. Bài giảng cho ta cái nhìn tổng quan về
thanh toán điện tử. Bên cạnh đó còn cho ta hiểu rõ hơn về lịch sử phát triển và các lợi ích,
hạn chế của thanh toán điện tử. Đặc biệt phân tích kỹ hơn về các hệ thống thanh toán trên
thế giới từ đó có thể áp dụng vào thực tế để nhìn nhận quá trình phát triển hệ thống thanh
toán tại Việt Nam.

Theo (Tác giả: Anh Vũ đăng vào mục CNTT-Viễn Thông lúc
30/1/2014) trong 1 bài viết mang tên “Thời thanh toán trực tuyến lên ngôi” đã nói : Thị
trường thanh toán Việt Nam trong nhiều năm trở lại đây chứng kiến sự bùng nổ về việc
ứng dụng công nghệ thông tin vào công cuộc hiện đại hóa ngân hàng, cải tiến các dịch
vụ tiện ích viễn thông Công nghệ phát triển với sự “chiếm ngôi” của mạng xã hội và
thiết bị di động đã trở thành cầu nối đưa nhà cung cấp đến gần với khách hàng hơn.
Nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung số trên di động trong nước đang tập
trung vào các giải pháp thanh toán và tiếp thị qua di động”.
Theo chuyên gia nhận định, thị trường này hứa hẹn tăng trưởng tốt và sẽ có nhiều bất ngờ

trong thời gian sắp tới.Việc thanh toán hóa trực tuyến đang phát triển tích cực với thực tế
ngày càng có nhiều doanh nghiệp dịch vụ “vào cuộc” và tung ra nhiều dịch vụ mới, giúp
người tiêu dùng có thể thực hiện giao dịch, thanh toán mọi lúc, mọi nơi.
Theo (Tác giả :Anh Quân đăng vào mục Doanh nghiệp
viết lúc 6/2/2014) trong 1 bài viết mang tên “CEO Lazada: Thời cơ cho thương mại điện
tử VN đang đến” đã trích dẫn: Ông có đánh giá gì về thị trường thương mại điện tử Việt
Nam năm 2014?Tôi tin rằng 2014 sẽ là năm mà người tiêu dùng tỏ ra hứng thú hơn đối
với thương mại điện tử. Ngày nay, khách hàng bắt đầu tin tưởng hơn vào mô hình mua
sắm trực tuyến tiện lợi này và cũng có được những thương hiệu uy tín trên thị trường.
Từ đó sẽ kéo theo một số doanh nghiệp mới gia nhập thị trường, bé có và lớn cũng có.
Điều này sẽ giúp ích nhiều cho mục tiêu chung là phát triển hệ sinh thái thương mại điện
tử tại Việt Nam. Về mặt cá nhân, tôi rất mong những đơn vị này đã sẵn sàng để tham gia
và chứng tỏ được tính chuyên nghiệp, nhằm đáp ứng được đòi hỏi thị trường. Nếu không,
điều này sẽ kéo tới những hậu quả không hay mà cả khách hàng lẫn ngành công nghiệp
thương mại điện tử phải gánh chịu.
1.4 Phân định nội dung vấn đề nghiên cứu
1.4.1 Phát triển đơn giản hóa quy trình thanh toán cho website
Hiện tại hệ thống thanh toán trực tuyến của website còn đang trong thời kỳ sơ khai vì vậy
các quy trình thanh toán của website diễn ra chưa an toàn đảm bảo và mất nhiều thời gian
và chi phí của các bên giao dịch. Việc giao dịch thường diễn ra dưới hai hình thức chủ
yếu là thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt và thanh toán bằng sử dụng chuyển khoản ngân
hàng. Tuy nhiên hình thức thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt diễn ra phổ biến trong quá
trình mua hàng của khách hàng tại Việt Nam. Sở dĩ hình thức thanh toán này phổ biến
như vậy vì chịu sự ảnh hưởng bởi các thói quen của người tiêu dùng Việt Nam (muốn
trực tiếp cầm thấy và trải nghiệm sản phẩm) ngoài ra còn đảm bảo an toàn và quyền lợi
khi mua các sản phẩm. Ta có thể thấy với hình thức này sẽ tốn rất nhiều chi phí như tiền
bạc,thời gian , nhân sự cho cả bên mua và bên bán .

×