Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Nghiên cứu một số biến đổi lượng mưa và mùa mưa ở việt nam giai đoạn 1961 2005

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 108 trang )


1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI





ĐẬU KHẮC TÀI



NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIẾN ĐỔI LƯỢNG MƯA VÀ
MÙA MƯA
Ở VIỆT NAM THỜI KỲ 1961 – 2005



LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ


Chuyên ngành: Địa lý tự nhiên
Mã số: 06.44.70



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
GS.TS NUYỄN TRỌNG HIỆU








HÀ NỘI - 2006

2
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
Trang
1. Tính cấp thiết của đề tài ………………………………………….
1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề…………………………………
2
3. Mục đích, nhiệm vụ và giới hạn của đề tài ……………………
4
4. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu………………………
6
5. Cơ sở số liệu………………………………………………………
8
6. Cấu trúc luận văn………………………………………………….
9
NỘI DUNG

Chƣơng 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
BIẾN ĐỔI LƢỢNG MƢAVÀ MÙA MƢA Ở VIỆT NAM…

10

1.1. Khái quát về đặc điểm mƣa Việt nam…………………………
10
1.1.1. Lƣợng mƣa và mùa mƣa ở Việt Nam…………………………
10
1.1.1.1. Lượng mưa……………………………………………………
10
1.1.1.2. Mùa mưa……………………………………………………
13
1.1.2. Các nhân tố chính ảnh hƣởng đến lƣợng mƣa và mùa mƣa ở
Việt Nam…………………………………………………………………

14
1.1.2.1. Vị trí địa lý và đặc điểm địa hình……………………………
14
1.1.2.2. Bức xạ mặt trời………………………………………………
15
1.1.2.3. Hoàn lưu khí quyển…………………………………………
15
1.2. Chuỗi thời gian và tính chất biến đổi của nó…………………
17
1.2.1. Chuỗi thời gian và cơ cấu chuỗi thời gian…………………
17
1.2.2. Các tính chất biến đổi của chuỗi thời gian…………………
18
1.2.2.1. Biến đổi ngẫu nhiên…………………………………………
18
1.2.2.2. Biến đổi có chu kỳ……………………………………………
18
1.2.2.3. Biến đổi có xu thế……………………………………………
18

1.3. Phƣơng pháp nghiên cứu biến đổi lƣợng mƣa và mùa mƣa……
18
1.3.1. Phƣơng pháp nghiên cứu biến đổi lƣợng mƣa………………
18
1.3.1.1. Nghiên cứu mức độ biến đổi…………………………………
18
1.3.1.2. Nghiên cứu tính chất biến đổi………………………………
20
1.3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu biến đổi mùa mƣa………………….
21
Chƣơng 2: BIẾN ĐỔI LƢỢNG MƢA VÀ MÙA Ở VIỆT NAM THỜI


3
KỲ 1961 – 2005
23
2.1. Biến đổi lƣợng mƣa……………………………………………
23
2.1.1. Một số biểu hiện chủ yếu của biến đổi lƣợng mƣa thời kỳ
1961 – 2005

23
2.1.1.1. Biến đổi lượng mưa hàng năm so với lượng mưa trung bình
nhiều năm

23
2.1.1.2. Biến đổi lượng mưa giữa các thập kỷ.
24
2.1.1.3. Biến đổi cực trị và phân phối cực hạn của lượng mưa năm trong
các thập kỷ


31
2.1.2. Mức độ biến đổi
36
2.1.2.1. Độ lệch tiêu chuẩn và Biến suất
36
2.1.2.2. Biên độ và hệ số biến thiên
40
2.1.3 Tính chất biến đổi của lƣợng mƣa………………………………
43
2.1.3.1. Tính xu thế………………………………………………………
43
2.1.3.2. Tính chu kỳ……………………………………………………
58
2.2. Biến đổi mùa mƣa
65
2.2.1. Biến đổi tháng bắt đầu mùa mƣa……………………………
65
2.2.2. Biến đổi tháng kết thúc mùa mƣa……………………………
68
2.2.3. Biến đổi tháng cao điểm mùa mƣa……………………………….
69
2.2.4. Biến đổi độ dài mùa mƣa…………………………………………
69
2.2.5. Các tháng gián đoạn trong mùa mƣa…………………
69
Chƣơng 3: MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA BIẾN
ĐỔI LƢỢNG MƢA VÀ MÙA MƢA Ở VIỆT NAM THỜI KỲ 1961 –
2005



72
3.1. Nguyên nhân biến đổi lƣợng mƣa và mùa mƣa
72
3.1.1. Sự gia tăng lƣợng phát thải khí nhà kính…………………
72
3.1.2. Sự suy giảm diện tích rừng trên thế giới……………
73
3.1.3.Hoạt động ENSO ở Nam Thái Bình Dƣơng…………
74
3.1.4. Biến đổi của tần số bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hƣởng đến
Việt Nam.………………

77
3.2 Một số ảnh hƣởng của biến đổi lƣợng mƣa và mùa mƣa ở Việt
Nam thời kỳ 1961 - 2005…

78

4
3.2.1. Ảnh hƣởng đến lũ lụt …………………………………………
78
3.2.2 Ảnh hƣởng đến hạn hán…………………………………………
80
KẾT LUẬN

1. Những kết quả đạt đƣợc của đề tài
83
2. Những hạn chế của đề tài……………………………………………………
86

3. Những hƣớng nghiên cứu tiếp theo của đề tài……………………………
87
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………
88


5
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐBSH
TB
ĐB
BTB
NTB
TN
NB
IPCC
ĐLTC
XTNĐ
TB
ĐB
ĐBSH
BTB
NTB
TN
NB
Đồng bằng sông Hồng
Tây Bắc
Đông Bắc
Bắc Trung Bộ
Nam Trung Bộ

Tây Nguyên
Nam Bộ
Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu
Độ lệch tiêu chuẩn
Xoáy thuận nhiệt đới
Tây Bắc
Đông Bắc
Đồng bằng sông Hồng
Bắc Trung Bộ
Nam Trung Bộ
Tây Nguyên
Nam Bộ

DANH MỤC CÁC BẢNG
Thứ tự
Tên bảng
Trang
Bảng 1
Bảng 2
Bảng 1.1

Bảng 1.2

Bảng 2.1


Các trạm khí tượng nghiên
cứu
Các trạm tiêu biểu và bổ sung của các vùng khí hậu
Lượng mưa trung bình tháng và năm thời kỳ 1961 - 2005

của các trạm
Phân bố mùa mưa trên các trạm nghiên cứu thời kỳ
1961 – 2005
Tần số chuẩn sai dương (n+) và tần số chuẩn sai âm (n-)
của lượng mưa tháng ít nhất, lượng mưa tháng lớn nhất và
5
8

12

14


24

6
Bảng 2.2a
Bảng 2.2b
Bảng 2.2c
Bảng 2.2d
Bảng 2.2e
Bảng 2.3
Bảng 2.4
Bảng 2.5
Bảng 2.6

Bảng 2.7
Bảng 2.8

Bảng 2.9


Bảng 2.10


Bảng 2.11
Bảng 2.12
Bảng 2.13
Bảng 2.14

Bảng 2.15

Bảng 2.16

Bảng 3.1
Bảng 3.2
Bảng 3.3
lượng mưa năm thời kỳ 1961 – 2005
Lượng mưa trung bình tháng và năm thập kỷ 1961 - 1970.
Lượng mưa trung bình tháng và năm thập kỷ 1971 - 1980.
Lượng mưa trung bình tháng và năm thập kỷ 1981 - 1990.
Lượng mưa trung bình tháng và năm thập kỷ 1991 - 2000.
Lượng mưa trung bình tháng và năm thập kỷ 2001 - 2005.
Cực Trị lượng mưa năm thời kỳ 1961 – 2005 và các thập kỷ.
Những năm có lượng mưa vượt suất bảo đảm
20%
Những năm có lượng mưa dưới suất bảo đảm
80%
Độ lệch tiêu chuẩn của lượng mưa tháng và năm thời kỳ
1961 – 2005
Biến suất lượng mưa tháng và năm thời kỳ 1961 –

2005
Biên độ và hệ số biến thiên của lượng mưa năm thời kỳ
1961 – 2005 và trong các thập kỷ
Hệ số tương quan hạng (r
s
) và hệ số kiểm nghiệm xu thế
(u) của lượng mưa năm theo phương pháp
Spearman
Hệ số tương quan hạng (r
s
) và hệ số kiểm nghiệm xu thế
(u) của lượng mưa tháng cao điểm theo phương pháp
Spearman
Phương trình xu thế của lượng mưa
năm
Phương trình xu thế của lượng mưa tháng lớn
nhất
Hệ số phổ của lượng mưa năm thời kỳ 1961 – 2005
Hệ số phổ của lượng mưa tháng cao điểm thời kỳ 1961
– 2005
25
26
27
28
29
32
34
35

37

39

42

44


45
47
47
62

63

66

67
75
75
79

7
Bảng 3.4
Tần suất các tháng bắt đầu, cao điểm và kết thúc mùa mưa
thời kỳ 1961 – 2006
Số tháng gián đoạn trong mùa mưa và số tháng kéo dài
mùa mưa
Các đợt ENSO nóng (El Nino) thời kỳ 1961 – 2005
Các đợt ENSO lạnh (La Nina) thời kỳ 1961 –
2005

Một số trận lũ lớn ở nước ta trong thời kỳ 1961 –
2005
Một số đợt hạn lớn ở nước ta trong thời kỳ 1961 –
2005
81


DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BẢN ĐỒ
Thứ tự
Tên hình
Trang
Hình 1.
Hình 1.1
Hình 2.1
Hình 2.2

Hình 2.3

Hệ thống trạm khí tượng nghiên cứu
Bản đồ lượng mưa trung bình năm của Việt Nam
Bản đồ Biến suất lượng mưa năm
Đồ thị của phương trình xu thế và các đường biểu diễn
lượng mưa
năm
Đồ thị của phương trình xu thế và các dường biểu diễn
lượng mưa tháng cao
điểm




48

53

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Thứ tự
Tên phụ lục
Phụ lục 1

Phụ lục 2
Phụ lục 3
Độ lệch tiêu chuẩn (s), biến suất (c
s
) của lượng mưa năm trong
các thập kỷ
Hệ số tự tương quan (
τ
r
) lượng mưa năm của các trạm tiêu biểu

8
Phụ lục 4
Hệ số tự tương quan (
τ
r
) lượng mưa cao điểm của các trạm tiêu
biểu
Tần suất của một số đặc trưng mùa mưa trong các thập kỷ (%)




9

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài.
Lịch sử phát triển của tự nhiên đã chứng kiến nhiều biến động bắt đầu từ
sự biến đổi của một thành phần cơ bản nào đó (Địa chất, Địa hình, Khí
hậu v.v ). Một trong số các thành phần tự nhiên dễ bị biến đổi và có tác động
mạnh đến sự sống ở trên bề mặt trái đất là khí hậu.
Biến đổi khí hậu không xẩy ra một cách cô lập, mà liên quan chặt chẽ với
các nhân tố khác của môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Sự biến đổi
khí hậu có thể diễn ra một cách ngẫu nhiên hoặc theo các quy luật khác nhau
và do các nguyên nhân khác nhau.
Quá trình phát triển của tự nhiên là sự xen kẽ, nối tiếp nhau của các thời kì
nóng ấm (gián băng) và lạnh giá (băng hà). Hiện nay, chúng ta đang sống trong
khoảng thời gian ấm áp sau khi ra khỏi thời kỳ băng hà lạnh lẽo cách đây 8000 –
10.000 năm. Nguyên nhân của sự biến đổi khí hậu giữa các thời kì băng hà và
gián băng là do biến đổi của ba yếu tố: thành phần khí quyển, quỹ đạo Trái đất
quanh Mặt trời và trong vũ trụ, vị trí của các lục địa và các đại dương.
Tuy nhiên, vấn đề đang được quan tâm nhất hiện nay là sự nóng dần lên của
khí hậu Trái đất trong khoảng thời gian gần đây. Theo kết quả nghiên cứu của
các nhà khoa học cho thấy trong khoảng một trăm năm qua, nhiệt độ trung bình
toàn cầu đã tăng lên từ 0,3- 0,6
o
C, tốc độ nóng lên của khí hậu toàn cầu đang có
xu thế ngày càng nhanh, liên quan chủ yếu đến sự gia tăng lượng phát thải khí
nhà kính do các hoạt động sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội của con người.
Theo kết quả nghiên cứu của Tổ chức liên chính phủ về Biến đổi khí hậu
(IPCC) thì biến đổi khí hậu toàn cầu không những đã và đang làm cho khí hậu trên

Trái đất nóng dần lên, mà còn làm cho lượng mưa trung bình trên các lục địa từ đầu
thế kỷ đến những năm 1960 và từ những năm 1980 đến nay, lượng mưa có xu thế
giảm ở những vùng ít mưa và tăng ở những vùng nhiều mưa.

10
Khí hậu Việt Nam không nằm ngoài quy luật chung của khí hậu toàn
cầu, trong khoảng 100 năm qua khí hậu Việt Nam cũng có sự biến đổi, điều
đó thể hiện ở sự tăng hay giảm qua từng thời kỳ của một số yếu tố khí hậu cơ
bản như: nhiệt độ, lượng mưa, tần số bão, tần sổ front lạnh.v.v Nhiều hiện
tượng khí hậu bất thường như hạn hán, lũ lụt nghiêm trọng đã xảy ra, gây thiệt
hại nặng nề về người và của ở nhiều nơi, làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế
- xã hội của đất nước. Các hiện tượng El Nino, La Nina cũng chi phối đến thời
tiết và khí hậu nước ta làm xuất hiện những cực trị khí hậu, nhất là trong những
thập kỷ gần đây.
Nước ta là một nước đang phát triển, nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào nông
nghiệp, nền nông nghiệp của nước ta còn phát triển ở trình độ thấp, phụ thuộc nhiều
vào thiên nhiên, khí hậu, đặc biệt là điều kiện nhiệt và điều kiện mưa. Do đó, nghiên
cứu biến đổi khí hậu trong đó có biến đổi lượng mưa và mùa mưa ở nước ta là hết
sức cần thiết, để chủ động phòng tránh và đối phó với các hiện tượng thiên tai.
Vì lý do đó chúng tôi quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu một số biến
đổi lƣợng mƣa và mùa mƣa ở Việt Nam thời kỳ 1961 – 2005”. Đề tài
nghiên cứu sự biến đổi chế độ mưa thông qua việc tính toán, phân tích các đặc
trưng biến đổi lượng mưa và mùa mưa đo được trong thời kỳ 1961 -2005 tại
một số trạm khí tượng tiêu biểu cho các vùng khí hậu trên phạm vi toàn quốc.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Cơ sở lí luân về khí hậu học và việc tính toán nghiên cứu các đặc trưng
khí hậu nói chung và các đặc trưng biến đổi khí hậu nói riêng đã được các tài
liệu [7, 12, 15] đề cập tương đối đầy đủ.
Về đặc điểm khí hậu Việt Nam đã được nhiều tác giả nghiên cứu và
phân tích kỹ trong các tài liệu [13, 14, 16], hầu hết các tác giả đều có

những kết luận giống nhau.
Trong những năm gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu về biến đổi
khí hậu của các nhà khoa học trong và ngoài nước, trên phạm vi toàn cầu
đáng chú ý nhất là các nghiên cứu của IPCC. Theo tính toán của Tổ chức này thì
trong những thập niên gần đây, nhiệt độ tăng trung bình 0,3
o
C/thập niên, mưa trở

11
nên thất thường hơn cả về lượng cũng như về cường độ, ở nhiều vùng lượng
mưa tăng lên, trong khi ở những vùng khác lượng mưa giảm xuống. Toàn bộ
mặt đệm, cả mặt đất và đại dương đều nóng lên, đặc biệt là ở các vĩ độ cao dẫn
đến hiện tượng tan băng các vùng cực, làm nước biển dâng. Tần suất và cường
độ hiện tượng ENSO tăng đáng kể, gây lũ lụt và hạn hán ở các vùng nhiệt đới và
á nhiệt đới. [18, 23]
Các nghiên cứu và tính toán mới nhất của IPCC về biến đổi khí hậu trong
tương lai cho thấy, đến năm 2100 nhiệt độ bề mặt trái đất có thể tăng từ 1,5 đến
4,5
o
C, nhiệt độ ở trên đất liền tăng nhanh hơn trên biển, nhiệt độ bắc bán cầu
tăng nhiều hơn nam bán cầu, lượng mưa tăng không đều, mưa nhiều hơn ở các
vùng cực, mực nước biển có thể dâng lên từ 30 đến 90 cm. [24]
Các kết quả nghiên cứu của IPCC ở khu vực Đông Nam Á cho thấy đây là
một khu vực chịu ảnh hưởng mạnh của biến đổi khí hậu toàn cầu. Theo dự báo
của IPCC thì đến năm 2030 nhiệt độ khu vực Đông Nam Á sẽ tăng từ 1-2
o
C,
mưa và độ ẩm tăng vào mùa hè và ít thay đổi vào mùa đông. [1]
Ở Việt Nam vấn đề nghiên cứu về biến đổi khí hậu nói chung và biến đổi
lượng mưa và mùa mưa nói riêng bắt đầu được quan tâm vào những năm 1990

của thế kỷ trước. Đến nay đã có một số công trình nghiên cứu về tình hình biến
đổi khí hậu của nước ta cũng như các nguyên nhân và hậu quả của vấn đề này [1,
6, 9, 11, 19].
Kết quả nghiên cứu cho thấy khí hậu Việt Nam cũng đã có những biến đổi
nhất định. Nhiệt độ không khí ở nước ta đang có xu thế tăng lên với tốc độ
trung bình từ 0,01 - 0,06
o
C / thập kỷ. Nhiệt độ các tháng mùa hè tăng nhanh
hơn các tháng mùa đông. Lượng mưa cũng có sự biến đổi mạnh cả về lượng
mưa cũng như mùa mưa, tính chất biến đổi không đồng nhất giữa các vùng.
Bên cạnh những công trình nghiên cứu trên phạm vi toàn quốc còn
có một số công trình nghiên cứu về tình hình biến đổi khí hậu ở các khu
vực khác nhau của nước ta [3, 5].

12
Ngoài việc đánh giá mức độ biến đổi của khí hậu, các tác giả cũng đã đề
cập đến nguyên nhân và hậu quả của sự biến đổi đó đến tình hình phát triển
kinh tế trên phạm vi cả nước cũng như trong từng khu vực [4, 8, 9, 10].
Nhìn chung, biến đổi lượng mưa và mùa mưa ở nước ta chỉ mới được
nghiên cứu một cách chung chung trong các công trình nghiên cứu về biến đổi
khí hậu toàn quốc hoặc trong từng vùng riêng biệt. Chưa có các công trình
nghiên cứu sâu và cụ thể về vấn đề này. Hy vọng đề tài này sẽ phần nào bổ sung
cho những kết luận về biến đổi lượng mưa và mùa mưa ở nước ta trong khoảng
thời gian qua.
3. Mục đích, nhiệm vụ và giới hạn của đề tài
a. Mục đích
Mục đích chính của đề tài là nghiên cứu những biến đổi theo thời gian của
lượng mưa và mùa mưa ở Việt Nam (trên cơ sở số liệu mưa của các trạm khí
tượng tiêu biểu đo được trong thời kỳ 1961 - 2005). Từ đó, đề tài rút ra một số
kết luận về tính chất, mức độ biến đổi lương mưa, mùa mưa ở Việt Nam trong

thời kỳ 1961 - 2005 và bước đầu tìm hiểu về nguyên nhân, hậu quả của sự biến
đổi đó.
b. Nhiệm vụ
Với mục đích đề ra trên đây thì nhiệm vụ của đề tài là:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và phương pháp tính toán các đặc trưng thống kê
về biến đổi lượng mưa, mùa mưa và phân tích một số đặc trưng đó ở Việt Nam
trong thời kỳ 1961 - 2005.
- Xác định những tính chất, mức độ biến đổi lượng mưa và mùa mưa của
nước ta trong thời gian 45 năm qua.
- Xác định có hay không có tính chu kỳ và tính xu thế của chế độ mưa
trên các vùng của nước ta trong những năm qua.
- Nghiên cứu một số nguyên nhân chính dẫn đến sự biến đổi lượng
mưa và mùa mưa, đưa ra những nhận định bước đầu về ảnh hưởng của
biến đổi đó đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của nước ta trong
những năm qua.

13
c. Giới hạn của đề tài
c
1
. Về nội dung:
+ Nghiên cứu biến đổi lượng mưa: Đề tài đi sâu vào nghiên cứu tình hình
biến đổi, mức độ biến đổi và tính chất biến đổi của lượng mưa ở nước ta trong
thời kỳ 1961 – 2005 thông qua tính toán, phân tích và đánh giá các đặc trưng
cơ bản của biến đổi lượng mưa.
+ Nghiên cứu biến đổi mùa mưa: Đề tài nghiên cứu sự biến đổi của các
đặc trưng mùa mưa như: tháng bắt đầu, tháng cao điểm, tháng kết thúc mùa
mưa, các tháng gián đoạn trong mùa mưa và độ dài mùa mưa.
c
2

. Về không gian:
Đề tài nghiên cứu biến đổi lượng mưa và mùa mưa trên phạm vi toàn bộ
phần đất liền và một số đảo gần bờ của lãnh thổ Việt Nam. Phần đất liền được
chia làm 7 vùng theo ranh giới và tên gọi của 7 vùng khí hậu. Mỗi vùng chúng tôi
chọn một trạm khí tượng tiêu biểu và từ 1 - 2 trạm bổ sung, tổng cộng có 17 trạm,
trong đó có 15 trạm nằm trên đất liền và 2 trạm nằm trên các đảo gần bờ. Tây Bắc
(TB) có hai trạm, Đông Bắc (ĐB) có 3 trạm, Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) có 2
trạm (có một trạm đảo), Bắc Trung Bộ (BTB) có 2 trạm, Nam Trung Bộ (NTB) có
2 trạm, Tây Nguyên (TN) có 3 trạm và Nam Bộ (NB) có 3 trạm (có một trạm đảo)
(xem bảng 1 và hình 1).
Bảng 1: Các trạm khí tƣợng nghiên cứu
Tên trạm
Tỉnh/ Thành phố
Vùng
Vĩ độ
Bắc
Kinh độ
Đông
Độ cao
(m)
Thời kỳ
quan trắc
Sơn La
Sơn La

TB
21
o
20’
103

o
54’
676
1961- 2005
Lai Châu
Lai Châu
22
o
03’
103
o
09’
244
1961- 2005
Sa Pa
Lào Cai

ĐB

22
o
20’
103
o
50’
1570
1961- 2005
Bắc Quang
Hà Giang
22

o
29’
104
o
52’
74
1961- 2005
Lạng Sơn
Lang Sơn
21
o
50’
106
o
46’
258
1961- 2005
Bạch Long Vĩ
Hải Phòng

ĐBSH
20
o
08’
107
o
43’
63
1961- 2005
Hà Nội

Hà Nội
21
o
01’
105
o
51’
5
1961- 2005
Vinh
Nghệ An

BTB
18
o
48’
105
o
40’
6
1961- 2005
Tương Dương
Nghệ An
19
o
17’
104
o
26’
97

1961- 2005
Đà Nẵng
Đà Nẵng

NTB
16
o
02’
108
o
11’
6
1961- 2005
Phan Thiết
Bình Thuận
10
o
56’
108
o
06’
9
1961- 2005
Plâycu
Gia Lai
TN
13
o
59’
108

o
00’
800
1961- 2005

14
Buôn Ma Thuột
Đắk Lắk
12
o
41’
108
o
03’
490
1961- 2005
Đà Lạt
Lâm Đông
11
o
57’
108
o
16’
1513
1961- 2005
Tân Sơn Hòa
TP. Hồ Chí Minh
NB
10

o
49’
106
o
40’
9
1961 - 2005
Côn Đảo
Bà Rịa - Vũng Tàu
08
o
41’
106
o
36’
3
1961- 2005
Cần Thơ
Cần Thơ
10
o
02’
105
o
47’
3
1961 - 2005

c
3

. Về thời gian:
Đề tài nghiên cứu sự biến đổi lượng mưa trong khoảng thời gian 45 năm
(từ 1961 - 2005). Đây là khoảng thời gian cập nhật nhất và đủ để thấy được sự
biến đổi của lượng mưa và mùa mưa trên các vùng của Việt Nam.
4. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu.
Để tiếp cận vấn đề nghiên cứu của đề tài, chúng tôi sử dụng các quan
điểm và phương pháp nghiên cứu sau đây:
a. Quan điểm nghiên cứu:
a
1.
Quan điểm hệ thống
Đây là quan điểm quan trọng trong phương pháp luận nghiên cứu địa lý
nói chung và trong nghiên cứu khí hậu nói riêng.
Trong tự nhiên, các thành phần đều có mối quan hệ biện chứng với nhau
tạo thành một thể thống nhất, hoàn chỉnh, được gọi là thể tổng hợp lãnh thổ tự
nhiên. Các thể tổng hợp lãnh thổ tự nhiên là các hệ thống mở (còn gọi là hệ
thống lãnh thổ tự nhiên). Chúng có mối quan hệ qua lại với các hệ thống bên
cạnh và có quan hệ với hệ thống kinh tế - xã hội trong khu vực đó tạo thành hệ
thống tự nhiên – xã hội lớn hơn. Mỗi hệ thống lãnh thổ tự nhiên lại bao gồm
nhiều thành phần tự nhiên hợp thành, mỗi thành phần tự nhiên lại là một hệ
thống, bao gồm các bộ phận nội tại của nó hợp thành, chúng luôn vận động và
tác động lẫn nhau.
Khi nghiên cứu sự biến đổi lượng mưa và mùa mưa chúng tôi đã xem xét
nó trong mối quan hệ biện chứng với các thành phần tự nhiên - xã hội nói
chung và với các yếu tố khí hậu khác nói riêng.
a
2
. Quan điểm lãnh thổ.
Bất kỳ một yếu tố địa lý nào đều gắn với một lãnh thổ cụ thể, chính
vì thế quá trình nghiên cứu chúng không thể tách rời lãnh thổ đó. Trong


15
mỗi lãnh thổ các thành phần tự nhiên luôn có sự phân hóa theo không
gian và thời gian. Tuy nhiên ở một mức độ nào đó chúng vẫn có sự
thống nhất chung trong toàn lãnh thổ.
Với quan điểm này, khi nghiên cứu biến đổi lượng mưa và mùa mưa của
Việt Nam, chúng tôi tiến hành nghiên cứu sự biến đổi trong từng vùng khí
hậu thông qua một số trạm khí tượng tiêu biểu chứ không nghiên cứu trên tất
cả các trạm. Đồng thời, chúng tôi xem xét vấn đề biến đổi lượng mưa và mùa
mưa của nước ta trong mối quan hệ với các thành phần tự nhiên khác ở trên
lãnh thổ và trong xu thế biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay.
a
3
. Quan điểm thực tế khách quan.
Các yếu tố địa lý tự nhiên luôn vận động và phát triển theo các quy luật
tự nhiên của nó. Sự thể hiện của chúng phản ánh một cách thực tế, khách
quan bản chất biến đổi của tự nhiên. Do đó, khi nghiên cứu chúng ta phải tôn
trọng và bám sát sự thay đổi thực tế của đối tượng.
Dựa trên quan điểm này, khi nghiên cứu biến đổi lượng mưa và mùa mưa
ở Việt Nam chúng tôi hoàn toàn dựa trên số liệu quan trắc khách quan từ các
trạm khí tượng, không áp đặt những phán đoán chủ quan vào quá trình nghiên
cứu.
b. Phƣơng pháp nghiên cứu.
b
1
. Phương pháp quan trắc khoa học.
Quan trắc khoa học là phương pháp cơ bản của việc nghiên cứu khí
tượng, khí hậu nói chung và nghiên cứu mưa nói riêng. Đây là phương
pháp đo, tính một cách có hệ thống theo thời gian diễn ra (giờ, ngày, tháng,
năm và nhiều năm) của các yếu tố khí hậu tại các trạm khí tượng. Phương

pháp này giúp cho ta có đầy đủ, chính xác số liệu trong một khoảng thời
gian dài. Do điều kiện và thời gian nghiên cứu có hạn, nên chúng tôi không
thể trực tiếp quan trắc mà phải sử dụng số liệu quan trắc của các trạm khí
tượng quốc gia.
b
2
. Phương pháp xử lý số liệu thống kê

16
Trên cơ sở số liệu mưa của 17 trạm khí tương tiêu biểu trong cả nước,
chúng tôi đã dùng phương pháp xử lý số liệu thống kê để tính toán và phân
tích các đặc trưng cơ bản của lượng mưa như: trung bình số học, phương sai,
độ lệch tiêu chuẩn, biến suất, biên độ và hệ số biến thiên, hệ số kiểm nghiệm
xu thế theo phương pháp Spearman, giá trị trung bình trượt của lượng mưa
năm và lượng mưa tháng cao điểm ở các trạm, lập phương trình xu thế cho
lượng mưa năm và lượng mưa tháng cao điểm ở các trạm, trị số tự tương quan
và trị số phổ phương sai. Từ đó rút ra những nhận xét, kết luận về tình hình,
mức độ và tính chất biến đổi lượng mưa trong thời kỳ 1961 – 2005 ở nước ta.
b
3
. Phương pháp bản đồ và biểu đồ.
Đây là phương pháp cơ bản trong nghiên cứu Địa lý, đản đồ vừa là nguồn tư
liệu thông tin cho quá trình nghiên cứu vừa là phương tiện truyền tải tốt nhất, trực
quan nhất các kết quả nghiên cứu của đề tài. Phương pháp bản đồ sử dụng sự hỗ
trợ của hệ thống thông tin địa lý (GIS). Ngoài phương pháp bản đồ chúng tôi còn
tiến hành xây dựng các biểu đồ (đồ thị) thể hiện sự biến đổi lượng mưa ở từng
trạm nghiên cứu.
5. Cơ sở số liệu
Số liệu sử dụng trong đề tài được lấy từ số liệu quan trắc của 17 trạm khí
tượng tiêu biểu cho 7 vùng khí hậu trong cả nước. Ở mỗi vùng chúng tôi chọn

1 trạm tiêu biểu và từ 1 đến 2 trạm bổ sung.
Bảng 2: Các trạm tiêu biểu và bổ sung của các vùng khí hậu
Vùng khí hậu
Trạm tiêu biểu
Trạm bổ sung
Tên trạm
Đặc điểm
Tây Bắc
Sơn La
Lai Châu
Mưa nhiều
Đông Bắc
Lạng Sơn
Sa Pa
Vùng cao
Bắc Quang
Vùng thấp, Mưa nhiều
ĐB Sông
Hồng
Hà Nội
Bạch Long Vĩ
Vùng đảo
Bắc Trung Bộ
Vinh
Tương
Dương
Miền núi, ít mưa

17
Nam Trung Bộ

Đà Nẵng
Phan Thiết
Khô hạn, ít mưa
Tây Nguyên
Buôn Ma Thuột
Plâycu
Phía Bắc
Đà Lạt
Vùng cao, phía Nam
Nam Bộ
Tân Sơn Hòa
Côn Đảo
Vùng đảo
Cần Thơ
Phía Nam (ĐBSCL)

Các trạm tiêu biểu là những trạm thể hiện được đặc điểm khí hậu chung của
vùng, trạm bổ sung là những trạm thể hiện một đặc điểm cá biệt nào đó của vùng.
Số trạm bổ sung trong mỗi vùng phụ thuộc vào mức độ phức tạp của đặc điểm mưa
ở vùng đó.
6. Cấu trúc luận văn
Luận văn dài 90 trang, có 3 bản đồ, 34 biểu đồ, 28 bảng số liệu và 4 phụ
lục. Luận văn được chia làm ba phần: Phần mở đầu, phần nội dung và phần
kết luận.
Phần nội dung được chia làm 3 chương:
Chƣơng 1: Cơ sở khoa học và phương pháp nghiên cứu biến đổi lượng
mưa và mùa mưa ở Việt Nam
Trong chương này chúng tôi trình bày một số đặc điểm chung của chế độ
mưa ở Việt Nam và những yếu tố chi phối đến đặc điểm mưa, cơ sở khoa học
và phương pháp đánh giá mức độ biến đổi của lượng mưa và mùa mưa.

Chƣơng 2: Biến đổi lượng mưa và mùa mưa ở Việt Nam thời kỳ 1961 - 2005
Chương 2 là phần nội dung chính của đề tài. Trong chương này chúng tôi
trình bày các kết quả tính toán và phân tích về tình hình biến đổi lượng mưa
và mùa mưa ở Việt Nam thời kỳ 1961 - 2005.
Chƣơng 3: Một số nguyên nhân và ảnh hưởng của biến đổi lượng mưa
và mùa mưa ở Việt Nam thời kỳ 1961 - 2005.
Trong chương này, chúng tôi đề cập đến một số nguyên nhân và ảnh hưởng
của biến đổi lượng mưa và mùa mưa ở nước ta trong 45 năm qua.

18
NỘI DUNG
Chƣơng 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
BIẾN ĐỔI LƢỢNG MƢAVÀ MÙA MƢA Ở VIỆT NAM

1.1. Khái quát về chế độ mƣa Việt nam.
Lãnh thổ Việt Nam nằm hoàn toàn trong vành đai nôị chí tuyến Bắc bán cầu,
có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có lượng nhiệt ẩm cao, đặc biệt có lượng mưa hàng
năm tương đối lớn và dao động nhiều từ năm này qua năm khác. Xét theo trị số
trung bình nhiều năm thì chế độ mưa ở nước ta có những đặc điểm cơ bản sau đây:
1.1.1. Lƣợng mƣa và mùa mƣa ở Việt Nam
1.1.1.1. Lượng mưa.
Lượng mưa năm được tính bằng tổng lượng mưa đo được của tất cả các
tháng trong năm. Lượng mưa hàng năm ở nước ta khá lớn, hầu hết các vùng có
lượng mưa trung bình năm từ 700 - 5000mm, lượng mưa phổ biến nhất là từ
1400 - 2400mm/năm (hình 1.1). Những nơi có lượng mưa lớn hơn hoặc bé hơn
các giá trị trên là những trung tâm mưa lớn hoặc trung tâm khô hạn của cả nước.
Nhìn chung, lượng mưa trung bình năm ở các tỉnh phía Bắc lớn hơn ở các
tỉnh phía Nam. Nếu chúng ta xem đèo Hải Vân là ranh giới tự nhiên của hai
miền khí hậu phía Bắc và phía Nam thì trong số 11 trung tâm mưa lớn của cả

nước (có lượng mưa trung bình năm trên 2400 mm) có tới 7 trung tâm nằm ở
phía Bắc đèo Hải Vân, chỉ có 4 trung tâm nằm ở phía Nam đèo Hải Vân [12] .
Ở phía Bắc các trung tâm mưa lớn là: Sìn Hồ (Lai Châu, 2400 - 3600 mm ),
Sa Pa (Lào Cai, 2400 - 3600), Bắc Quang (Hà Giang, 3000 - 5500 mm), Móng Cái
(Quảng Ninh, 2400 - 2800 mm), Tam Đảo (Vĩnh Phúc 2400 - 2800 mm), Kỳ Anh
(Hà Tĩnh, 2400 - 2800 mm), Nam Đông (Thừa Thiên - Huế, 2400 - 2800 mm).

19
Các trung tâm mưa lớn ở phía Nam là: Trà My (Quảng Nam, 1400 - 4000
mm), Ba Tơ (Quảng Nam, 2400 - 3600 mm), Bảo Lộc (Lâm Đồng, 2400 - 3200
mm), Phú Quốc (Kiên Giang, 2400 - 3200 mm).
Tuy nhiên, bên cạnh đó trong số 8 trung tâm có lượng mưa thấp nhất của cả
nước (có lượng mưa trung bình năm dưới 1400 mm), phía Bắc cũng chiếm tới 5
trung tâm, còn 3 trung tâm thuộc về phía Nam. Lượng mưa thấp nhất ở phía Bắc
là Mường Xén (Nghệ An, 800 - 1300 mm/năm), nơi có lượng mưa thấp nhất ở
phía Nam là Nha Hố (Ninh Thuận, 700 - 1400 mm).[12]
Phân bố lượng mưa trung bình thời kỳ 1961 – 2005 trên các trạm tiêu biểu
nghiên cứu trong đề tài này được thể hiện trong bảng 1.1, hình 1.1
Những nơi có lượng mưa lớn nhất là những vùng có địa hình đón gió như:
vùng miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ, một phần của Nam
Trung Bộ, các đỉnh núi cao của dãy Trường Sơn. Những nơi có lượng mưa thấp
nhất là vùng duyên hải cực Nam Trung Bộ và những vùng địa hình thấp được
bao bọc bởi các núi cao xung quanh hoặc ở những sườn khuất gió.
Cá biệt, một số nơi, có những năm lượng mưa rất lớn (trên 6000 mm) như ở
Bắc Quang (Hà Giang) đạt 6305,7 mm (năm 1968); 6465,7 mm (năm 1971);
6184,2 mm (năm 1999) nhưng cũng có những nơi có năm lượng mưa rất thấp, dưới
700 mm như ở Phan Thiết (Bình thuận) đạt 650.4 mm (năm 1977)
Tương quan lượng mưa giữa các đảo gần bờ và vùng đất liền cũng có sự khác
nhau giữa khu vực phía Bắc và khu vực phía Nam. Ở phía Bắc hầu hết các đảo
gần bờ có lượng mưa ít hơn vùng đất liền lân cận, còn ở miền Nam lượng mưa của

một số đảo gần bờ lại cao hơn vùng đồng bằng kế cận.

20

Bảng 1.1: Lƣợng mƣa trung bình tháng và năm thời kỳ 1961 - 2005 của các trạm
Đơn vị tính: mm

Vùng
Trạm
I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
IX
X
XI
XII
Cả năm
TB
Sơn La
18.5
24.8
48.6
111.7
191.3
247.5

263.8
262.8
135.2
67.2
33.6
17.0
1415.0
Lai Châu
29.3
36.5
61.4
132.6
259.3
441.2
463.7
374.6
149.0
91.4
49.4
27.1
2115.0
ĐB
Lạng Sơn
31.5
36.6
49.3
92.8
165.1
195.7
229.3

232.0
130.8
81.6
37.4
21.6
1295.9
Sa Pa
67.5
81.0
108.4
210.4
351.3
409.1
449.7
454.6
311.8
210.7
106.0
67.7
2835.7
Bắc Quang
72.4
71.8
93.0
249.7
768.9
942.7
932.9
644.3
407.8

405.9
154.0
89.2
4831.0
ĐBSH
Hà Nội
21.1
26.7
46.5
96.4
183.9
265.1
264.0
298.8
230.1
145.1
67.7
20.0
1664.9
Bạch Long Vĩ
20.9
22.2
26.5
48.9
95.3
129.8
125.4
250.5
213.0
103.5

32.9
20.8
1094.0
BTB
Vinh
52.8
41.2
47.6
63.6
148.2
110.6
116.7
216.2
491.8
511.2
170.0
73.8
2039.9
Tƣơng Dƣơng
9.9
16.2
36.4
81.5
156.3
146.3
153.4
233.7
233.8
155.1
37.0

12.6
1271.9
NTB
Đà Nẵng
78.5
26.2
21.8
35.5
85.0
90.7
85.1
135.4
308.4
629.2
423.6
219.3
2129.7
Phan Thiết
0.7
0.2
6.4
29.6
136.2
147.3
167.7
166.9
191.0
151.6
56.1
18.8

1078.6
TN
Buôn Ma Thuột
5.2
4.4
22.1
80.2
232.7
241.5
249.4
325.8
296.1
213.8
95.2
24.5
1805.8
Plâycu
2.8
5.9
24.2
92.1
239.4
337.3
397.8
474.7
361.1
184.9
60.1
10.7
2194.2

Đà Lạt
7.6
19.6
61.9
163.9
205.7
203.0
232.7
242.4
278.6
242.5
91.5
35.5
1779.8
NB
Tân Sơn Hòa
11.2
3.8
15.5
49.3
201.7
294.5
293.4
275.4
294.5
288.1
141.1
38.4
1903.8
Côn Đảo

7.9
5.1
9.4
35.8
195.2
297.6
282.5
315.5
313.1
363.1
175.2
57.7
2057.3
Cần Thơ
8.1
2.4
10.0
38.7
172.5
214.3
229.8
237.8
252.9
318.0
141.4
41.0
1667.4

21
Qua đây ta có thể thấy sự phân bố mưa giữa các vùng của nước ta trong thời kỳ

1961 - 2005 rất khác nhau. Sự khác nhau này không chỉ diễn ra giữa các vùng mà
ngay cả trong từng vùng sự chênh lệch lượng mưa giữa các khu vực, giữa các trạm
cũng rất rõ. Có những vùng sự chênh lệch lượng mưa giữa các trạm có thể lên tới
hàng nghìn mm trong một năm. Cá biệt ở Đông Bắc sự chênh lệch đó có thể lên tới
2000 – 3000 mm, thậm chí lên tới 3535,1 mm như ở trạm Lạng Sơn và trạm Bắc
Quang.
1.1.1.2. Mùa mưa
Chế độ mưa của Việt Nam không những có sự phân hóa về mặt không
gian mà còn có sự phân hóa giữa các tháng trong năm. Hầu hết các vùng đều
có một mùa mưa và một mùa khô.
Có nhiều phương pháp xác định mùa mưa khác nhau. Mùa mưa có thể
được xác định theo lượng mưa tháng hay lượng mưa tuần cho mỗi một năm và
đúc kết trong nhiều năm. Cũng có tác giả xác định mùa mưa thông qua trị số
trung bình trượt của lượng mưa ngày hàng năm. Tuy nhiên, phương pháp xác
định mùa mưa phổ biến nhất hiện nay trong các tài liệu của nhiều tác giả là
xác định mùa mưa dựa vào trị số trung bình nhiều năm của lượng mưa tháng.
Theo phương pháp này thì mùa mưa được xác định là chuỗi các tháng liên tục
có lượng mưa trung bình tháng từ 100 mm trở lên [13].
Kết quả xác định mùa mưa theo phương pháp này trên các trạm tiêu biểu
cho các vùng khí hậu ở Việt Nam được trình bày trong bảng 1.2
Trên phạm vi cả nước, mùa khô và mùa mưa không khớp nhau giữa các
vùng. Tùy vào vị trí, đặc điểm địa hình của từng vùng mà độ dài ngắn của
mùa mưa ở các vùng khác nhau, mùa mưa trên các vùng ở nước ta thường kéo
dài từ 6 – 7 tháng, những nơi có mùa mưa dưới 6 tháng là Đà Nẵng, đảo Bạch
Long Vĩ, những nơi có mùa mưa kéo dài trên 7 tháng là các trung tâm mưa
lớn ở miền núi phía Bắc. Mùa mưa nhìn chung là từ tháng IV hoặc tháng V

22
đến tháng IX, tháng X hoặc tháng XI. Riêng khu vực Trung Trung Bộ mùa
mưa có thể bắt đầu muộn hơn và kéo dài tới tháng XII.


Bảng 1.2: Phân bố mùa mƣa trên các trạm nghiên cứu thời kỳ 1961 - 2005
Vùng
Trạm
Tháng bắt
đầu
Tháng cao
điểm
Tháng kết
thúc
Độ dài
mùa mƣa
TB
Sơn La
IV
VII
IX
6
Lai Châu
IV
VII
IX
6
ĐB

Lạng Sơn
V
VIII
IX
5

Sa Pa
III
VIII
XI
9
Bắc Quang
IV
VI
XI
8
ĐBSH
Hà Nội
V
VIII
X
6
Bạch Long Vĩ
VI
VIII
X
5
BTB
Vinh
V
X
XI
7
Tƣơng Dƣơng
V
IX

X
6
NTB
Đà Nẵng
VIII
X
XII
5
Phan Thiết
V
IX
X
6
TN

Buôn Ma Thuột
V
VIII
X
6
Plâycu
V
VIII
X
6
Đà Lạt
IV
IX
X
7

NB

Tân Sơn Hòa
V
IX
XI
7
Côn Đảo
V
X
XI
7
Cần Thơ
V
X
XI
7

Ở Việt Nam, phân phối mưa giữa mùa mưa và mùa khô rất không đồng đều,
lượng mưa vào mùa khô rất thấp, lượng mưa trong năm chủ yếu tập trung vào
mùa mưa, lượng mưa trong mùa mưa chiếm tới 80 - 85% lượng mưa năm.
Chênh lệch lượng mưa giữa các tháng khá lớn, có nơi lượng mưa tháng trước
còn thấp dưới 100 mm nhưng lượng mưa tháng sau đã trên 200 mm như: Bắc
Quang, Plâycu, Buôn Ma Thuột. Ngược lại có những nơi lượng mưa tháng trước
còn cao trên 200 mm nhưng tháng sau đã xuống dưới 100 mm như ở Đà Lạt, Đà
Nẵng, Buôn Ma Thuột, Tân Sơn Hoà (xem bảng 1.1).
1.1.2. Các nhân tố chính ảnh hƣởng đến lƣợng mƣa và mùa mƣa ở Việt Nam
1.1.2.1. Vị trí địa lý và đặc điểm địa hình.

23

Lãnh thổ Việt Nam nằm hoàn toàn trong khu vực nhiệt đới gió mùa châu Á,
phần đất liền kéo dài từ 8
0
30’B đến 23
0
22’B và từ 102
0
10’Đ đến 109
0
24’Đ. Phía
Đông và phía Nam giáp biển Đông và vịnh Thái Lan, phía Bắc và phía Tây giáp
Trung Quốc, Lào và Campuchia. Địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi, có tới 80%
diện tích lãnh thổ là đồi núi, chỉ khoảng 20% diện tích là các đồng bằng. Phía Đông
và phía Nam là các vùng đồng bắng thấp bao gồm 2 đồng bằng lớn là Đồng bằng
sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài ra còn có các đồng bằng nhỏ hẹp
ven biển duyên hải Trung Bộ. Phía Tây, Tây Bắc, Đông Bắc và khu vực Tây Nguyên
là các vùng miền núi và cao nguyên với phần lớn là các dãy núi thấp và trung bình
chạy theo các hướng chính là Tây Bắc - Đông Nam hoặc theo hướng cánh cung.
Diện tích núi cao chiếm tỷ lệ rất nhỏ, chỉ khoảng 1% diện tích cả nước. Địa hình thấp
dần từ Tây sang Đông, tạo nên địa hình đón gió từ biển vào. Các điều kiện lãnh thổ
trên đây đã ảnh hưởng lớn đến đặc điểm phân bố mưa của nước ta.
1.1.2.2. Bức xạ mặt trời.
Bức xạ mặt trời là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến điều kiện khí hậu nói
chung và chế độ mưa của một khu vực nói riêng. Nước ta nằm hòan toàn trong
vành đai nội chí tuyến, có thời gian ngày dài hơn đêm, có số giờ nắng trong
một năm lớn, trung bình khoảng 1400 – 3000 giờ/năm. Tất cả các vị trí trên
lãnh thổ Việt Nam đều có hai lần Mặt trời qua thiên đỉnh trong một năm, trước
và sau ngày hạ chí (21/VI). Càng đi về phía Bắc khoảng cách giữa hai lần mặt
trời lên thiên đỉnh càng gần nhau, càng về phía Nam khoảng cách đó càng xa
hơn. Vì thế, nước ta nhận được một lượng bức xạ mặt trời hàng năm tương đối

lớn, cán cân bức xạ dương quanh năm. Bức xạ tổng cộng của nước ta khoảng từ
110 – 160 kcal/cm
2
/năm và cao dần từ Bắc vào Nam, cá biệt có nơi có năm lên
tới 230 – 250 kcal/cm
2
/năm, cao nhất là vùng Tây Nguyên và cực Nam Trung
Bộ. Lượng bức xạ lớn làm cho nhiệt độ mặt đất và lớp không khí sát đất tăng
cao, tạo ra các dòng thăng mạnh mẽ hình thành các đám mây đối lưu gây ra

24
mưa rào, mưa dông với lượng mưa rất lớn vào mùa hè và một số tháng đầu
hoặc cuối mùa đông, ảnh hưởng sâu sắc đến chế độ mưa của Việt Nam.
1.1.2.3. Hoàn lưu khí quyển.
Hoàn lưu khí quyển là một trong những nhân tố quan trọng hình thành khí
hậu. Thành phần cơ bản của hoàn lưu bao gồm các trung tâm khí áp, các khối
không khí có các đặc tính vật lý khác nhau và các dòng gió có hướng thịnh hành
khác nhau tạo nên các điều kiện khí hậu khác nhau giữa các vùng và giữa các
mùa trong năm, hình thành cơ chế hoàn lưu gió mùa trên nhiều vùng khí hậu.
Việt Nam cũng nằm trong vùng có hoàn lưu gió mùa với sự chi phối của
các khối không khí và dòng gió thịnh hành trong các mùa sau đây.
- Gió mùa Đông Bắc: Gió mùa Đông Bắc bắt nguồn từ cao áp cực đới lục
địa Xibia và hoạt động vào mùa đông theo từng đợt bắt đầu từ tháng IX và kết
thúc vào khoảng tháng III năm sau. Khi cao áp cực đới lục địa hoạt động
mạnh, tạo nên các đợt gió mùa Đông Bắc mang theo khối không khí lạnh từ
phía Bắc xuống. Vào đầu mùa đông gió mùa Đông Bắc thường đi qua lãnh thổ
Trung Quốc nên khi tới Việt Nam thường làm cho các khu vực ĐB và ĐBSH
có khí hậu lạnh khô. Ở vùng duyên hải Trung Bộ, do ảnh hưởng của dãy
Trường Sơn nên gió mùa Đông Bắc thường gây mưa với lượng mưa tương đối
lớn vào đầu mùa đông. Vào giữa và cuối mùa đông, khi hướng dịch chuyển

của cao áp cực đới lục địa chuyển dần sang phía Đông của lục địa Á - Âu thì
một phần gió mùa Đông Bắc khi đến Việt Nam đã đi qua biển Nhật Bản,
Hoàng Hải, Hoa Đông nên thường mang theo một lượng ẩm tương đối cao,
gây mưa phùn ở các vùng Đông Bắc và Bắc Trung Bộ nhưng lượng mưa
không nhiều lắm. Phạm vi chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc về
nhiệt độ là từ vĩ tuyến 16
o
B trở lên, song về lượng mưa là từ vĩ tuyến 12
o
B trở
lên.
- Gió mùa Tây Nam: Gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh vào mùa hè, nguồn
gốc của gió mùa Tây Nam không đồng nhất, có khi là tín phong Nam bán cầu đổi

25
hướng khi vượt qua xích đạo lên Bắc bán cầu, có khi lại do áp thấp Nam Á hút gió
từ vịnh Bengan vào. Gió mùa Tây Nam thường có hướng Tây Nam ở các khu vực
Nam Bộ, Tây Nguyên và Trung Bộ và có hướng Đông Nam ở Bắc Bộ. Gió mùa
Tây Nam thường gây mưa ở các khu vực Nam Bộ, Tây Nguyên và Bắc Bộ trong
suốt mùa hè. Riêng ở duyên hải Trung Bộ, gió mùa Tây Nam thường gây ra gió
phơn (gió Lào) khô nóng vào nửa đầu mùa hè và gây ra gián đoạn mùa mưa ở nhiều
nơi thuộc duyên hải Trung Bộ trong những tháng này. Ngoài ra, cũng vào mùa hè
do hoạt động của dải áp thấp xích đạo trên các vĩ độ của Việt Nam nên đã hình
thành nhiều cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào các vùng, nhất là các vùng
ven biển.
Do những nguyên nhân trên đây mà ở Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ
mưa hình thành chủ yếu do gió mùa Tây Nam hoặc Đông Nam vào các
tháng mùa hè. Còn ở Trung Bộ, mưa một phần do gió mùa Tây Nam hoặc
Đông Nam, phần còn lại do gió mùa Đông Bắc, do đó mùa mưa thường kéo
dài vào nửa cuối mùa hè và nửa đầu mùa đông.

1.2. Chuỗi thời gian và tính chất biến đổi của nó.
1.2.1. Chuỗi thời gian và cơ cấu chuỗi thời gian.
Trong thống kê khí hậu nói chung và thống kê lượng mưa nói riêng, chuỗi thời
gian bao gồm chuỗi biến trình các tháng trong năm và chuỗi biến trình nhiều năm.
Chuỗi biến trình lượng mưa các tháng trong năm bao gồm các trị số
lượng mưa của 12 tháng, bắt đầu từ lượng mưa tháng I, tháng II, và kết thúc là
lượng mưa tháng XII. Trong chuỗi này, mỗi giá trị tiêu biểu cho lượng mưa
của một tháng và khoảng cách thời gian giữa hai giá trị kế tiếp nhau là một
tháng. Chuỗi biến trình lượng mưa các tháng trong năm thường được dùng để
nghiên cứu biến đổi tuần hoàn của lượng mưa, chủ yếu là mùa mưa
Chuỗi biến trình lượng mưa nhiều năm bao gồm các giá trị lượng mưa của
từng tháng trong năm (I, II, XII) hoặc của lượng mưa năm trong nhiều năm, bắt
đầu từ các giá trị lượng mưa tháng hoặc của năm đầu tiên cho đến các giá trị lượng

×