Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

CÁCH THIẾT KẾ CÂU HỎI – BÀI TẬP ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.2 KB, 2 trang )

CÁCH THIẾT KẾ CÂU HỎI – BÀI TẬP ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC
Để ra được câu hỏi/bài tập đo được các năng lực này thì sẽ làm như thế nào?
Ví dụ:
 Quan sát: Một bạn HS sau khi thu thập mẫu vật thì đã thu được các mẫu cây như hình sau
(hình vẽ). Câu hỏi:
o Căn cứ vào cách xếp lá trên cây, có thể chia các mẫu vật trên thành những nhóm nào?
o Căn cứ vào kiểu gân lá, có thể chia các mẫu vật trên thành những kiểu gân lá nào?....
 Đo đạc:
o Ví dụ 1: bạn A thực hiện thí nghiệm gieo hạt đậu, bạn tiến hành đo chiều cao cây mỗi 3
ngày và ghi lại được kết quả sau (đưa bảng kết quả)
Câu hỏi:
 Để đo được chiều cao của cây mỗi ngày, theo em, bạn đã làm như thế nào?
 Dựa vào bảng số liệu trên, hãy xây dựng biểu đồ biểu diễn đường sinh trưởng của
cây.
 Trong các ngày đó, ở thời điểm nào cây sinh trưởng nhanh nhất, chậm nhất? Em
có thể đưa ra một số lí do để dự đoán tại sao?...
 Theo em cần làm gì để cây sinh trưởng tốt nhất….
o Ví dụ 2: Để tính được S bề mặt lá/S cây đó chiếm chỗ người ta đã thực hiện các bước
làm như sau (liệt kê lần lượt các bước)
Câu hỏi:
 Vận dụng cách làm trên, hãy tính S lá của 2 cây trong hình vẽ bên (một cây ít lá,
một cây nhiều lá) biết S cây chiếm là như nhau và biết số lượng lá trên cây.
 Tại sao cây thường có nhiều lá nhỏ?...
 Nêu ý nghĩa của việc xếp lá
o Tìm mối quan hệ: Nghiên cứu số lượng mèo rừng và thỏ tại một khu rừng, người ta ghi
được đồ thị sau (đưa đồ thị)
Câu hỏi:
 Dựa trên đồ thị, nhận xét về mối quan hệ giữa số lượng 2 loài
 Nếu mèo bị bắt hết thì như thế nào?...
 Xử lý số liệu: Một nhà điều tra xã hội học sau khi nghiên cứu về tình trạng lây nhiễm bệnh
giang mai ở một địa phương đã thu được kết quả được thể hiện trong bảng sau (đưa bảng số


liệu). Câu hỏi:
o Theo em, nguyên nhân chính dẫn đến việc mắc loại bệnh đó?
o Năm nào có tỉ lệ mắc bệnh cao nhất? Hãy đưa một số dự đoán tại sao lại có tình trạng
như vậy?
o Đưa ra một số biện pháp giúp làm giảm tỉ lệ lây nhiễm bệnh ở địa phương trên?
 Đưa ra tiên đoán: dựa trên việc xử lý số liệu để đưa tiên đoán -> có thể mô tả 1 thí nghiệm,
mô tả 1 hiện tượng, đưa một bảng số liệu -> Từ đó HS phân tích tìm ra xu hướng -> Đưa được
dự đoán. Ví dụ:
o Đưa thí nghiệm về chất thải ra trong quá trình quang hợp -> HS dự đoán xem đó là chất
gì?
o Đưa kết quả của 1 thí nghiệm với phương án thí nghiệm khác với kết quả thu được ở đối
chứng, HS dự đoán xem yếu tố nào đã tác động vào tạo nên kết quả thí nghiệm trên.
 Hình thành giả thuyết khoa học: HS đưa ra được các giả thuyết khoa học, ví dụ:
o Ánh sáng ảnh hưởng đến sự nảy mầm của hạt
 Nếu để hạt trong tối thì hạt sẽ nảy mầm tốt hơn.
 Nếu để hạt ngoài sáng thì...
o Độ ẩm ảnh hưởng đến sự nảy mầm của hạt
 Nếu … thì...








-> Ví dụ: Để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến sự nảy mầm của hạt, một bạn HS xác
định sẽ thử nghiệm với các yếu tố: ánh sáng, độ ẩm, độ thoáng khí… Nếu em là HS đó,
em có thể đưa ra những giả thuyết khoa học nào?
Xác định biến và đối chứng: Một nhà khoa học muốn xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự

nảy mầm của hạt, ông đã tiến hành thí nghiệm như sau: (Bảng gồm các cột: điều kiện, lô 1, lô
2, lô 3, lô 4…). Câu hỏi:
o Hãy xác định các biến trong thí nghiệm đó.
o Trong thí nghiệm đó, các lô đối chứng là…
o Trong thí nghiệm đó, các lô thí nghiệm là…
Thí nghiệm: thiết kế thí nghiệm, làm thực nghiệm, thu thập số liệu và kết quả thí nghiệm, giải
thích kết quả thí nghiệm và rút ra các kết luận -> Có thể thiết kế các bài tập kiểu từ dẽ đến khó
như:
o Dễ: cho các bước tiến hành thí nghiệm, kết quả thí nghiệm -> Hệ thống câu hỏi về thí
nghiệm như các thí nghiệm về tinh bột, ADN.
o Khó: Cho các nguyên liệu, dụng cụ… -> yêu cầu HS tự thiết kế thí nghiệm.
o Khó nữa: Hãy thiết kế thí nghiệm để chứng minh …
Xác định mức độ chính xác của các số liệu: Hai bạn A và B cùng thực hiện một thí nghiệm và
thu được kết quả thí nghiệm như sau (có 2 bảng, 1 của A và 1 của B với số lần lặp lại thí
nghiệm của A nhiều hơn)
Câu hỏi:
o Số liệu thí nghiệm của bạn nào đáng tin cậy hơn, tại sao?
o Trong quá trình thí nghiệm, bạn A bố trí thí nghiệm như này, bạn B bố trí thí nghiệm như
kia… -> Cách bố trí nào hợp lý hơn? Tại sao? Cách bố trí thí nghiệm như vậy ảnh hưởng
đến kết quả thí nghiệm như thế nào?



×