Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

nghiên cứu sự lưu hành của salmonella typhimurium và salmonella enteritidis trên đàn vịt tại hai tỉnh bắc ninh, bắc giang và biện pháp phòng chống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 111 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––



NGUYỄN THỊ CHINH




NGHIÊN CỨU SỰ LƢU HÀNH CỦA SALMONELLA
TYPHIMURIUM VÀ SALMONELLA ENTERITIDIS TRÊN
ĐÀN VỊT TẠI HAI TỈNH BẮC NINH, BẮC GIANG
VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG

Chuyên ngành: Thú y
Mã số: 60.62.50



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. TRẦN THỊ HẠNH
2. TS. NGUYỄN QUANG TÍNH





THÁI NGUYÊN - 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, số
liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử
dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ
nguồn gốc.


Thái Nguyên, tháng 4 năm 2010

Tác giả luận văn




Nguyễn Thị Chinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của cô PGS.TS. Trần Thị Hạnh,
TS. Nguyễn Quang Tính người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong quá trình

nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô giáo khoa Sau
Đại học và khoa Chăn nuôi Thú y - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên
đã giành nhiều thời gian, công sức giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực
hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn Ban lãnh đạo Viện Thú y cùng các thành
viên trong bộ môn Vệ sinh gia súc đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong
quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn các chủ
chăn nuôi trang trại vịt trên địa bàn nghiên cứu đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi
trong quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin gửi lời cám ơn tới người thân trong gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp luôn động viên giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.


Thái Nguyên, tháng 4 năm 2010

Tác giả luận văn




Nguyễn Thị Chinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 0
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài 3

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Tình hình nghiên cứu về hội chứng tiêu chảy ở vịt và vi khuẩn
Salmonella 4
1.1.1. Tình hình nghiên cứu về sự lưu hành của S. typhimurium
và S. enteritidis trên vịt 4
1.1.2. Tình hình nghiên cứu về vi khuẩn Salmonella 5
1.2. Vi khuẩn Salmonella 12
1.2.1. Đặc điểm về hình thái 12
1.2.2. Đặc điểm về tính chất nuôi cấy 14
1.2.3. Đặc tính sinh hóa 16
1.2.4. Đặc điểm dịch tễ học của Salmonella 17
1.2.5. Cấu trúc kháng nguyên 19
1.2.6. Các yếu tố gây bệnh của Salmonella 22
1.2.7. Vai trò gây bệnh đường tiêu hoá của Salmonella 28
1.3. Bệnh phó thương hàn vịt 30
1.3.1. Căn bệnh 30
1.3.2. Yếu tố truyền bệnh 31
1.3.3. Đặc điểm dịch tễ học 31
1.3.4. Quá trình gây bệnh 32
1.3.2. Triệu chứng 33
1.3.3. Bệnh tích 34
1.4. Chẩn đoán 35
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

1.4.1. Chẩn đoán dịch tễ học 35
1.4.2. Chẩn đoán lâm sàng 35
1.4.3. Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm 35
1.5. Phòng bệnh 37
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG

PHÁP NGHIÊN CỨU 40
2.1. Đối tượng, vật liệu và địa điểm nghiên cứu 40
2.1.1. Đối tượng 40
2.1.2. Vật liệu dùng trong nghiên cứu 40
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu 41
2.1.4. Thời gian thực hiện đề tài 41
2.2. Nội dung nghiên cứu 41
2.3. Phương pháp nghiên cứu 42
2.3.1. Phương pháp lấy mẫu 42
2.3.2. Phương pháp phân lập vi khuẩn Theo ISO 6579 42
2.3.2. Phương pháp giám định các đặc tính sinh hoá 44
2.3.3. Xác định typ của chủng vi khuẩn Salmonella phân lập được 46
2.3.4. Xác định khả năng sản sinh độc tố 49
2.3.5. Xác định độc lực của chủng vi khuẩn Salmonella phân lập được 52
2.3.6. Xác định tính mẫn cảm với một số kháng sinh của các chủng
Salmonella phân lập được 53
2.3.7. Xây dựng phác đồ điều trị bệnh PTH vịt 55
2.4. Phương pháp xử lý số liệu 56
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 57
3.1. Kết quả xác định tỷ lệ nhiễm Salmonella trên vịt tại địa bàn
nghiên cứu 57
3.2. Kết quả xác định tỷ lệ nhiễm Salmonella trên vịt theo mùa vụ 60
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

3.3. Kết quả xác định một số đặc tính nuôi cấy và đặc tính sinh hoá của
các chủng vi khuẩn Salmonella phân lập được 61
3.4. Kết quả giám định Salmonella phân lập từ vịt bằng kháng huyết
thanh O đơn và đa giá 65
3.5. Kết quả định typ vi khuẩn Salmonella phân lập được từ vịt 66
3.6. Kết quả xác định kháng nguyên bám dính của vi khuẩn Salmonella

phân lập được từ vịt 69
3.7. Khả năng sản sinh độc tố của các chủng vi khuẩn S. typhimurium
và S. enteritidis phân lập được từ vịt 71
3.8. Kết quả thử độc lực của các chủng Salmonella phân lập được trên vịt 72
3.9. Kết quả xác định LD
50
của vi khuẩn Salmonella phân lập được từ vịt 75
3.10. Kết quả gây bệnh thực nghiệm trên bản động vật của vi khuẩn
Salmonella phân lập từ vịt 78
3.11. Kết quả về tình trạng kháng thuốc của hai chủng S. typhimurium
và S. enteritidis phân lập được 81
3.12. Kết quả điều trị bệnh 84
CHƢƠNG IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 89
4.1. Kết luận 89
4.2. Đề nghị 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
PHỤ LỤC 99
MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HOẠ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU - CÁC CHỮ VIẾT TẮT


BGA
Brilliant Green Agar
BPW
Buffered Pepton Water
BSA
Bismuth Sulfite Agar

CHO
Chinese Hansten Ovary
DPF
Delayd Permeability Factor
E
Salmonella enteritidis
KN
Kháng nguyên
LD
50

50 percent Lethal Dose
LPS
Lypopolysaccharide
LT
Lable Toxin
MSRV
Modified Semisolid Rappaport Vassiliadis
QV
Quế Võ
R
Rough
RPF
Rapit Permeability Factor
S
Smooth
ST
Stable Toxin
T
Salmonella typhimurium

TD
Tiên Du
TSI
Tryple Sugar Iron
TY
Tân Yên
VY
Việt Yên
XLT
4

Xylose Lysine Tetrathionate 4
YP
Yên Phong
YT
Yên Thế
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Bảng định typ huyết thanh học của vi khuẩn Salmonella theo
Kauffmann-White (1972) 47
Bảng 2.2: Bảng đánh giá mức độ mẫn cảm của vi khuẩn với một số
loại kháng sinh 54
Bảng 3.1: Kết quả xác định tỷ lệ nhiễm Salmonella trên vịt 57
Bảng 3.2: Tỷ lệ nhiễm Salmonella theo mùa vụ trong năm 60
Bảng 3.3: Kết quả kiểm tra một số đặc tính nuôi cấy của vi khuẩn
Salmonella phân lập được 62
Bảng 3.4: Kết quả xác định một số đặc tính sinh hoá của vi khuẩn
Salmonella phân lập được 63

Bảng 3.5: Kết quả giám định khả năng lên men đường của các chủng
Salmonella phân lập được 64
Bảng 3.6: Kết quả giám định vi khuẩn Salmonella từ vịt bằng kháng
huyết thanh O đơn và đa giá 65
Bảng 3.7: Kết quả định typ vi khuẩn Salmonella phân lập được từ vịt 67
Bảng 3.8: Kết quả xác định S. typhimurium và S. enteritidis phân lập
được trên địa bàn nghiên cứu 68
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ nhiễm S.enteritidis và S.typhimurium trên vịt 69
Bảng 3.9: Kết quả phản ứng ngưng kết trực tiếp hồng cầu của các
chủng vi khuẩn Salmonella phân lập được 70
Bảng 3.10: Xác định độc tố của các chủng vi khuẩn Salmonella phân
lập được từ vịt 71
Bảng 3.11: Kết quả thử độc lực các chủng Salmonella phân lập được
từ vịt 73
Bảng 3.12: Kết quả theo dõi chuột thí nghiệm gây nhiễm chủng S.
typhimurium phân lập được từ vịt 75
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

Bảng 3.13: Kết quả theo dõi chuột thí nghiệm gây nhiễm chủng S.
enteritidis phân lập được từ vịt 77
Bảng 3.14: Kết quả gây bệnh thực nghiệm trên vịt bằng một số chủng
Salmonella phân lập được từ vịt 79
Bảng 3.15: Kết quả mổ khám bệnh tích vịt gây bệnh thực nghiệm 80
Bảng 3.16: Kết quả kiểm tra kháng sinh đồ đối với hai chủng S.
typhimurium và S. enteritidis phân lập được 82
Bảng 3.17: Hiệu quả một số phác đồ điều trị bệnh PTH vịt 85

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

DANH MỤC BIỂU ĐỒ


Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ nhiễm Salmonella trên vịt 60
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ nhiễm S.enteritidis và S.typhimurium trên vịt 69


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngành chăn nuôi nước ta chiếm một vị trí quan trọng trong sản xuất
nông nghiệp nói riêng và trong cơ cấu nền kinh tế nói chung. Chăn nuôi với
nhiều phương thức đã góp phần giải quyết công ăn việc làm, nâng cao thu
nhập cho người dân, tạo ra các sản phẩm có giá trị xuất khẩu, góp phần tăng
trưởng kinh tế, xã hội, nhất là khi nước ta vừa gia nhập tổ chức thương mại
thế giới (WTO) thì phải hết sức chú trọng việc nâng cao chất lượng đàn gia
súc, gia cầm càng cần được đầu tư, chú trọng.
Mục tiêu chủ yếu của kế hoạch phát triển chăn nuôi của Việt Nam đến
năm 2010 cần đạt: đàn lợn 32,8 triệu con, sản lượng thịt lợn là 3,2 triệu tấn;
đàn bò thịt 7,1 triệu con, sản lượng thịt bò 210 ngàn tấn; đàn bò sữa 200 ngàn
con, sản lượng sữa 350 ngàn tấn; đàn gia cầm 283 triệu con, sản lượng thịt
1427 ngàn tấn và 7,95 tỷ quả trứng gà, vịt (Cục chăn nuôi, 2006) [1].
Để đạt được những mục tiêu có tính chiến lược đó, đương nhiên phải
đầu tư cho công tác giống, quan tâm đến vấn đề thức ăn, các chương trình
quản lý, đồng thời cũng phải chú trọng hơn nữa công tác thú y, tăng cường áp
dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật trong chẩn đoán làm cơ sở cho công tác
phòng, chống dịch bệnh ở vật nuôi có hiệu quả.
Vịt là loài thuỷ cầm có tính thích nghi cao với các điều kiện sinh thái,
thích hợp cho việc chăn thả ở những nơi có nguồn nước để tìm kiếm thuỷ
động vật và thóc lúa rơi vãi sau thu hoạch. Những năm gần đây, chăn nuôi vịt

thịt phát triển mạnh, tuy nhiên, điều kiện nuôi vịt cần có nước là môi trường
rất thuận lợi cho việc phát triển bệnh do vi khuẩn gây ra, trong đó Salmonella
có vai trò quan trọng về dịch tễ, là một hạn chế đáng kể trong việc phát triển
mạnh giống gia cầm này. Hầu hết các sản phẩm chăn nuôi vịt đều bị vấy
nhiễm Salmonella ở các mức độ khác nhau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

2
Nhiều kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước đã kết luận
Salmonellosis là bệnh chung của nhiều loài vật nuôi và gây bệnh cho cả con
người. Nhằm đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng, tiêu chuẩn qui định đối
với Salmonella là không được có bất kỳ 1 typ Salmonella nào trong 25 gam
sản phẩm được thực hiện ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam,
tiêu chuẩn này cũng được qui định trong TCVN 7046-2002 [46]. Đặc biệt
trong giai đoạn hiện nay, khi nước ta gia nhập tổ chức thương mại thế giới
(WTO) thì vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, trong đó có gia cầm và thịt gia
cầm sạch bệnh nhất là sạch Salmonella là một yêu cầu cấp thiết.
Vi khuẩn Salmonella đã được nghiên cứu từ nhiều năm nay. Tuy vậy,
trong những năm gần đây, chúng được quan tâm nhiều của các nhà nghiên
cứu bởi sự gia tăng của các bệnh ngộ độc thực phẩm ở người mà nguyên nhân
chủ yếu là do độc tố của chúng gây ra. Việc nghiên cứu vi khuẩn Salmonella,
tỷ lệ nhiễm, vai trò gây bệnh của chúng… đối với đàn gia cầm tại hai tỉnh Bắc
Ninh, Bắc Giang là việc làm cần thiết, để từ đó có cơ sở xây dựng biện pháp
phòng, chống bệnh đạt hiệu quả cao, góp phần thúc đẩy chăn nuôi gia cầm nói
chung, chăn nuôi vịt nói riêng phát triển bền vững, tạo ra sản phẩm an toàn vệ
sinh thực phẩm, có sức cạnh tranh cao trên thị trường. Ở nước ta cho tới nay
những nghiên cứu về Salmonella nói chung và đặc biệt là 2 loài Salmonella
typhimurium (S. typhimurium) và Salmonella enteritidis (S. enteritidis) gây
ngộ độc thực phẩm chủ yếu ở người còn ít được quan tâm.

Xuất phát từ những vấn đề trên, được sự đồng ý của tập thể thầy cô
giáo hướng dẫn và cơ sở nghiên cứu chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu sự lưu hành của Salmonella typhimurium và Salmonella
enteritidis trên đàn vịt tại hai tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang và biện pháp
phòng chống”

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

3
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Đánh giá sự lưu hành, đặc tính sinh vật, hoá học và đặc tính gây bệnh
của vi khuẩn S. typhimurium và S. enteritidis trên vịt tại hai tỉnh Bắc Ninh,
Bắc Giang.
Xác định một số yếu tố gây bệnh của vi khuẩn Salmonella phân lập được.
Kiểm tra độc lực, độc tố, khả năng bám dính…của các chủng Salmonella
phân lập được.
Đề xuất biện pháp phòng chống thích hợp.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đây là công trình nghiên cứu tập trung về 2 loài Salmonella trên đàn vịt
tại hai tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang. Bước đầu đã xác định một số đặc tính của
Salmonella. Xác định được nhóm kháng nguyên, định typ vi khuẩn phân lập
được và xây dựng biện pháp phòng chống bệnh do Salmonella gây ra ở vịt.
Kết quả nghiên cứu của đề tài bổ sung thêm nguồn tư liệu cho những
nghiên cứu về Salmonella trên vịt nói riêng và Salmonella trên gia cầm nói
chung của Việt Nam và thế giới.
Kết quả nghiên cứu là cơ sở để xây dựng chương trình phòng bệnh tổng
hợp để từng bước giám sát và khống chế bệnh do Salmonella gây ra trên vịt
cũng như góp phần bảo vệ sức khoẻ vật nuôi và cộng đồng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên


4
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình nghiên cứu về hội chứng tiêu chảy ở vịt và vi khuẩn Salmonella
1.1.1. Tình hình nghiên cứu về sự lưu hành của S. typhimurium và S. enteritidis
trên vịt
Một nghiên cứu thực hiện ở học viện Metnhicốp (1956 - 1958) đã cho thấy
trong 156 mẫu Salmonella phân lập được từ gia cầm (trong đó có vịt) có 96/156
(52,9%) là do S. typhimurium (trích theo Trần Xuân Hạnh và cs, 1998) [15].
Ở Inđonêsia, năm 1992 - 1993, đã xác định 26 mẫu huyết thanh vịt,
trong đó S. tyhimurium là 24%, S. amsterdam là 10,5%, S. virchov là 7,5% và
S. thompson là 6,8% (trích theo Trần Thị Hạnh và cs, 2002) [12].
Ở Long An, Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận, cho thấy:
8,8% vịt đẻ, 24,7% vịt con, 31,7% phôi trứng bị chết và 64,8% cứt xu đã bị
nhiễm Salmonella (Trần Xuân Hạnh và cs, 1998 [15]).
Đối với tất cả các loài gia cầm, Salmonellosis thể hiện các thể bệnh sau:
nhiễm trùng, nhiễm trùng không xuất hiện triệu chứng, không bệnh tích trở
thành những con vật khoẻ mang trùng, chúng suốt đời bài tiết thường xuyên
hoặc gián đoạn Salmonella ra môi trường hoặc dưới thể bệnh với những triệu
chứng khi nở hoặc chết ngay khi mới nở. Các vịt con bị xù lông, sợ rét,
cuộn mình dưới máy ủ. Chúng khát nước và chết hoàn toàn do mất nước.
Đôi khi chúng biểu hiện viêm khớp, viêm rốn, đặc biệt khi nhiễm S.
typhimurium. Trong một số trường hợp biểu hiện triệu chứng tiêu hoá như: ỉa
lỏng nước trắng hoặc xanh, có vết máu. Tỷ lệ chết có thể tới 70%. Trong thể
cấp tính, bệnh kéo dài 3 hoặc 4 ngày và không có bất cứ triệu chứng điển hình
nào. Ở vịt đẻ, thể cấp tính đặc trưng bằng những triệu chứng: ủ rũ, sốt, manh
tràng xanh xẫm. Thể mãn tính trước hết biểu hiện ở triệu chứng sinh sản như:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên


5
chậm đẻ, giảm tỷ lệ đẻ, viêm buồng trứng - vòi trứng và trứng không có vỏ. Ở
vịt con, những tổn thương viêm ống tiêu hoá, gan và màng ngoài tim thể hiện
khá rõ hội chứng phó thương hàn (PTH). Trái lại, ở vịt đẻ những tổn thương ít
rõ ràng hơn.
Vịt có thể là nơi cư trú của những typ Salmonalla khác nhau phân bố
rộng rãi, đặc biệt là: S. enteritidis, S. saintpaul, S. typhimurium, S. montevideo,
S. panama… Ở Pháp, vào những năm 1994-1995 đã thấy 27 typ huyết thanh
khác nhau ở vịt. Tại Việt Nam, 14 typ huyết thanh đã được xác định ở cứt xu
và phân vịt tại các tỉnh như: thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, Long An.
Trong những typ huyết thanh chiếm ưu thế là: S. typhimurium, S. senftenberg, S.
amsterdam, S. takssony…
1.1.2. Tình hình nghiên cứu về vi khuẩn Salmonella
1.1.2.1. Nghiên cứu trên thế giới
Nghiên cứu, phát hiện Salmonella và bệnh do chúng gây ra, cùng với
các bệnh dịch tả, lao, nhiệt thán, thương hàn thuộc những dịch bệnh đã được
bắt đầu nghiên cứu cách đây trên 120 năm trong lĩnh vực vi sinh vật y học.
Năm 1880 Eberth lần đầu tiên quan sát thấy vi khuẩn dưới kính hiển vi. Sau
đó 4 năm, năm 1884 Gaffky đã nuôi cấy thành công vi khuẩn. Loài vi khuẩn
S. typhi lúc đầu được gọi với các tên như Bacillus typhous, Bacterium typhi và
Eberthella typhy typhosa. Còn tên giống Salmonella được Lignires sử dụng
đặt cho trực khuẩn gây bệnh dịch tả “Hog-cholera bacillus” vào năm 1900
(Selbitz và cs, 1995) [71].
Tên của loài vi khuẩn quen thuộc đối với chúng ta ngày nay là S. choleraesuis,
lần đầu xuất hiện trong báo cáo năm của phòng Chăn nuôi Công nghiệp Mỹ
năm 1885 với sự nhìn nhận nhầm lẫn cho là tác nhân gây bệnh dịch tả lợn
(Barnes D.M và Sorensen K.D, 1975) [48]. D.E. Salmon lúc bấy giờ là trưởng
phòng nghiên cứu, vì vậy mà tên ông được lấy để đặt tên cho vi khuẩn mới


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

6
này. Song người chính thức phát hiện ra loài vi khuẩn Salmonella lại là
T. Smith, một cộng sự của ông.
Những năm tiếp theo, các nhà khoa học tiếp tục phân lập được vi khuẩn
này gây bệnh ở người, tìm thấy vi khuẩn trong thịt bò, trong chuột bạch…
Selbitz và cs (1995) [71], cho biết: năm 1988, A.Gartner ở Jena (Đức)
đã xác định được nguyên nhân gây viêm ruột người do ăn phải thịt bò chết ở
Frankenhausen (Đức) là vi khuẩn, lúc đó được gọi là Bacillus enteritidis (nay
là S.enteritidis); căn cứ vào tên người phát hiện ra vi khuẩn, cũng như nơi mà
vi khuẩn gây bệnh; trong một khoảng thời gian dài loài vi khuẩn S. enteritidis
được gọi là trực khuẩn Gartner với các tên khác nhau như Gartner - bacillus
hoặc Typus Gartner Jena.
Năm 1889 và 1890 tại Viện vệ sinh trường Đại học Greiswald (Đức) do
F.Loeffler phụ trách đã xảy ra dịch bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng đối với
chuột thí nghiệm. Nguyên nhân do loài vi khuẩn lúc đó được gọi tên là
Bacillus typhimurium. Năm 1891, C.O Jensen đã tách được S. dublin từ bệnh
phẩm của bê bị bệnh tiêu chảy. Cùng năm đó loài S. typhimurium được phát
hiện ở Greiswald và Breslau (Selbitz và cs, 1995) [71].
Năm 1900, tên giống Salmonella được Lignieres sử dụng đặt cho trực
khuẩn gây bệnh dịch tả “Hogcholera bacillus” (Selbitz và cs, 1995) [71].
Theo Selbitz và cs (1995) [71], lúc đầu tất cả các bệnh ở gia súc do
Salmonella gây ra được gọi chung một tên là bệnh PTH “Paratyphus”. Cho
đến năm 1914 có tổng cộng 12 loài vi khuẩn được mô tả và xếp vào giống
Salmonella. Trong những năm 30 (thế kỷ XX) số lượng loài Salmonella đã
tăng lên nhanh chóng. Năm 1926, White đã có những công trình nghiên cứu
về cấu trúc kháng nguyên của Salmonella, bắt đầu một thời kỳ khoa học mới
về giống vi khuẩn này. F.Kauffmann tiếp tục thành công trong những nghiên
cứu sau đó và đã thiết lập được bảng kháng nguyên đầu tiên vào năm 1934,


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

7
làm nền tảng cho việc tra cứu. Bảng kháng nguyên vi khuẩn Salmonella được
gọi tên là bảng phân loại Kauffmann - White, đã thường xuyên được Trung
tâm hợp tác của WHO về nghiên cứu Salmonella tại Viện Pasteur - Pari bổ
sung và công nhận.
Năm 1934, theo đề nghị của hội nghị các nhà sinh vật học quốc tế, để
kỷ niệm người đầu tiên tìm ra vi khuẩn là Salmon, tên chính thức của loài vi
khuẩn này được đặt là Salmonella (Nguyễn Như Thanh, 2001) [39]. Cùng
năm đó, hai nhà bác học đã thiết lập được bảng cấu trúc kháng nguyên đầu
tiên đặt tên là bảng phân loại Kauffmann-White. Từ đó đến nay, bảng cấu trúc
kháng nguyên của Salmonella luôn luôn được bổ sung. Năm 1993 đã có 2375
typ Salmonella được định danh (Selbitz và cs, 1995) [71]. Đến năm 1997 con
số typ Salmonella đã lên đến 3000. Năm 1998 lại có thêm 6 typ khác được bổ
sung. Như vậy giống Salmonella luôn luôn thu hút sự chú ý của các nhà
chuyên môn trong lĩnh vực Vi sinh vật và Y học.
Vi khuẩn Salmonella được tìm thấy ở tất cả các nước trên khắp thế giới
ở trong động vật khoẻ cũng như động vật ốm.
Năm 1972, tại nước Anh đã tìm thấy vi khuẩn Salmonella có trong
phân lợn là 9,9% số mẫu kiểm tra; năm 1973, tiếp tục phát hiện Salmonella
trong hạch ruột lợn ốm là 7,3%. Tại Mỹ, năm 1984 đã xét nghiệm thấy
Salmonella trong máu lợn chết là 4,3%. Năm 1989, Hungari công bố tỷ lệ
mẫu phân lợn có Salmonella tới 48% (Wilcock và Schwartz, 1992) [77].
Việc nghiên cứu chi tiết từng loài Salmonella gây bệnh cho từng loại
vật nuôi cũng đã được nhiều tác giả thông báo.
Barnes và Sorensen (1975) [48]; Wilcock và Schwartz (1992) [77];
Selbitz và cs (1995) [71]; Laval A (2000) [20], đều cho biết: bệnh PTH cấp
tính ở lợn con do S. choleraesuis var kunzendorf gây ra; bệnh viêm ruột mãn

tính do S. typhimurium. Gây bệnh chủ yếu ở trâu, bò là S. dublin, S. enteritidis.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

8
Các loài S. abortus ovis, S. montevideo, S. dublin, S. anatum gây bệnh ở cừu.
S. abortus equi là tác nhân chính gây bệnh cho ngựa. Còn ở gia cầm và chim
chủ yếu do S. pullorum gallinarum, S. typhimurium, S. enteritidis gây ra.
Vai trò gây bệnh của Salmonella đối với gia cầm được đề cập từ đầu
thế kỷ XX, tuy nhiên triệu chứng bệnh đã được mô tả sớm hơn nhiều. Vào
năm 1888 một vụ dịch xảy ra ở Anh tại một cơ sở chăn nuôi gà công nghiệp
đã gây chết 400 con. Lúc bấy giờ người ta nghi đây là bệnh dịch tả gà, ngay
sau đó Klein phân lập được căn bệnh và đặt tên là Bacillus gallinarum. Một
vài năm sau Lucet ở Pháp, Pfeiler và Rhese ở Đức cũng mô tả căn bệnh tương
tự. Cho đến năm 1892 Loeff đã gọi Bacterium typhimurium là vi trùng gây
bệnh chủ yếu của bệnh thương hàn ở gia cầm. Từ năm 1933 đến năm 1956 tại
Anh đã có rất nhiều tác giả để tâm nghiên cứu về bệnh này. Hầu hết các loài
gia cầm như gà, gà tây, vịt, ngan, ngỗng và bồ câu đều bị nhiễm Salmonella ở
mọi lứa tuổi, tỷ lệ nhiễm thay đổi từ 1 - 9,8% (Nagaraja và cs, 1991) [63].
Tại các nước Đông Nam Á, Bela Toth (1985) [44], một chuyên gia thú
y của FAO đã dành nhiều năm nghiên cứu về bệnh của vịt cho biết: bệnh do
Salmonella gây trên vịt xảy ra ở hầu khắp thế giới và tỷ lệ thay đổi từ 1 -
60%. Trong một ổ dịch thường thấy vịt chết ngay từ những ngày đầu sau khi
đưa ra khỏi lò ấp, vịt ở mọi lứa tuổi đều mẫn cảm với bệnh, tuy nhiên triệu
chứng lâm sàng thường chỉ thấy ở vịt con.
Tại Mỹ rất nhiều công trình nghiên cứu về các chủng Salmonella gây
bệnh cho gia cầm đã được công bố. Williams và cs (1976) [79], đã nghiên cứu
các biện pháp chẩn đoán phát hiện S. typhimurium ở gia cầm.
Đã có những nghiên cứu về các chủng Salmonella gây bệnh trên vịt,
một số tác giả đã phân lập được S. typhimurium từ một số ổ dịch tự nhiên xảy

ra trên vịt con và vịt đẻ (Bela Toth (1985) [44]). Tuy nhiên, các tác giả

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

9
cũng nhận thấy rằng vịt có sức đề kháng với Salmonella cao hơn so với gà.
S. typhimurium và S. enteritidis đựơc coi là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh
cho vịt. Tại Thái Lan, đã phân lập được S. typhimurium từ các ổ dịch tự nhiên
xảy ra trên vịt.
Nhờ có sự tiến bộ của khoa học như kính hiển vi điện tử, công nghệ gen
Việc nghiên cứu vi khuẩn Salmonella liên tục được các nhà khoa học trên thế
giới bổ sung, định danh, phân loại. Bảng phân loại của Kauffmann - White bổ
sung đến 1993 đã có 2375 typ được định danh (Selbitz và cs, 1995) [71]. Năm
1997, số typ đã lên đến 3000 (Plonait và Birkhardt, 1997) [66]. Năm 1998, lại
thêm 14 typ Salmonella được công nhận và bổ sung các đặc tính.
Selbitz và cs (1995) [71], còn cho biết: bộ gene “genom” của
Salmonella được nghiên cứu tương đối kỹ. Cho đến nay ít nhất đã chứng
minh được 750 gene, trong đó có 680 gene đã có trong bản đồ gene.
Như vậy, trong ngành vi sinh vật, vi khuẩn Salmonella đã gây được sự chú
ý cao, có nhiều nghiên cứu cơ bản với mục tiêu tìm ra những biện pháp có hiệu
quả để ngăn chặn và đẩy lùi bệnh do Salmonella gây ra ở động vật và người.
1.1.2.2. Tình hình nghiên cứu vi khuẩn Salmonella ở trong nước
Salmonellosis là bệnh truyền lây giữa người và động vật; vi khuẩn sống
hoại sinh trong đường tiêu hoá, khi sức đề kháng của con vật giảm sút,
Salmonella sẽ xâm nhập và gây bệnh. Chính vì lẽ đó mà Salmonella và bệnh
do Salmonella gây nên đã được nghiên cứu trên nhiều loài vật nuôi.
Ngay từ những năm 1951 - 1953, viện Pasteur Sài Gòn (Thành phố
Hồ Chí Minh ngày nay) đã phân lập được 6 typ Salmonella ở người và 35 typ
Salmonella ở lợn tại lò sát sinh. Năm 1963, Viện vệ sinh dịch tễ Hà Nội kiểm
tra và phát hiện 6,3% mẫu phân của công nhân giết mổ và 22% mẫu thịt

lợn nhiễm Salmonella, với phần lớn là các typ thuộc nhóm E (Nguyễn
Quang Tuyên, 1996) [45].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

10
Nghiên cứu Salmonella ở lợn có công trình của Phùng Quốc Chướng
(1995) [7], Trần Xuân Hạnh (1995) [14], Hồ Văn Nam và cs (1997) [22],
Cù Hữu Phú và cs (2000) [30]; Đỗ Trung Cứ và cs (2001) [3] và Nguyễn Bá Hiên
(2001) [16].
Phùng Quốc Chướng (1995) [7], trong thời gian 5 năm (1989-1994) xét
nghiệm một lượng lớn mẫu phân lợn lấy từ các địa phương, xác định tỷ lệ lợn
ở 4 tỉnh Tây Nguyên (Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng) nhiễm vi
khuẩn Salmonella ở các vùng khác nhau, lợn các lứa tuổi và theo các mùa
trong năm. Kết quả nghiên cứu cho thấy, lợn nuôi tại Tây Nguyên có tỷ lệ
nhiễm Salmonella 24,83%; 15% số mẫu thức ăn thừa trong máng ăn, 30% số
mẫu nước rửa chuồng tại trại nhiễm Salmonella. Tác giả đã theo dõi biến
động số lợn nhiễm Salmonella ở lợn khoẻ và ở lợn bị tiêu chảy.
Trần Xuân Hạnh (1995) [14], khi phân lập vi khuẩn Salmonella trên
lợn ở tuổi giết thịt tại lò mổ ở thành phố Hồ Chí Minh (nguồn lợn từ 6 tỉnh:
Minh Hải, Hậu Giang, Đồng Nai, Tiền Giang, Ninh Thuận, Bình Thuận và
Thành phố Hồ Chí Minh) đã cho biết: 20,82% mẫu hạch màng treo ruột,
11,28% mẫu phân có Salmonella.
Hồ Văn Nam và cs (1997) [22], nghiên cứu sự phân bố của Salmonella
trong cơ thể lợn bị bệnh PTH; đã tiến hành gây viêm ruột cho 12 lợn sau cai
sữa bằng cách cho uống nước muối và sau 10 giờ cho uống thêm 5 ml canh
trùng Salmonella. Sau 4 - 7 ngày, lợn sốt (40 - 41
0
C), ỉa chảy phân khắm;
chứng tỏ viêm ruột ở giai đoạn nhiễm trùng. Xét nghiệm vi khuẩn 12 lợn trên,

100% bệnh phẩm lấy ở ruột; 85,71% đến 100% bệnh phẩm là hạch lâm ba,
gan, lách có Salmonella cả thể cấp tính và mãn tính.
Cù Hữu Phú và cs (2000) [30], nghiên cứu Salmonella trong bệnh tiêu
chảy ở lợn 35 ngày đến 4 tháng tuổi nuôi xung quanh Hà Nội, cho biết: 80%
mẫu phân lợn tiêu chảy có nhiễm Salmonella. Xác định đặc tính sinh học, khả

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

11
năng sản sinh độc tố đường ruột của các chủng Salmonella phân lập được; các
tác giả đã chế thử nghiệm autovacxin phòng bệnh tiêu chảy cho lợn, kết quả
đạt 89,22% lợn được phòng bệnh sau 4 tháng tiêm phòng.
Nghiên cứu vi khuẩn Salmonella gây bệnh Phó thường hàn lợn ở một
số tỉnh miền núi phía bắc, Đỗ Trung Cứ và cs (2001) [3], cũng công bố những
kết quả tương tự; ngoài ra các tác giả đã cho biết ở lợn bệnh, vi khuẩn được
tìm thấy nhiều nhất ở hạch ruột (94,59%) và ít nhất ở thận (20,08%).
Salmonella ở trâu, bò:
Nguyễn Quang Tuyên (1996) [45], nghiên cứu đặc tính một số chủng
Salmonella gây bệnh tiêu chảy ở Bê, nghé ở các địa phương Phù Đổng (Hà Nội),
Ba Vì (Hà Tây) và Bắc Thái (Thái Nguyên và Bắc Kạn ngày nay), đã có những
nhận xét về triệu chứng lâm sàng, bệnh lý của bê, nghé bị bệnh. Tác giả đã xét
nghiệm một lượng lớn mẫu bệnh phẩm, khảo sát các chủng vi khuẩn
Salmonella phân lập được và chế một chế phẩm sinh học cho uống, tạo miễn
dịch tại chỗ, ngăn cản sự bám dính của Salmonella, phòng bệnh có hiệu quả.
Nguyễn Văn Quang (1998) [32], có công trình nghiên cứu mang tính
bao quát về một số vi khuẩn hiếu khí thường gặp và vai trò của Salmonella
trong hội chứng tiêu chảy của bò, bê ở một số tỉnh Nam Trung Bộ.
Salmonella ở gia cầm:
Bệnh PTH gia cầm được Nguyễn Vĩnh Phước (1974) [27], đề cập đến
từ những năm đầu của thập kỷ 70. Từ đó đến nay bệnh đã xuất hiện ở nhiều

cơ sở chăn nuôi gia cầm trong cả nước. Trong những năm gần đây có rất
nhiều tác giả nghiên cứu căn bệnh do Salmonella trên gà công nghiệp.
Nguyễn Thị Ngọc Liên (1997) [21], nghiên cứu bệnh PTH vịt ở Hà Tây
cũ đã phát hiện vịt các lứa tuổi đều nhiễm Salmonella; vịt con (1 - 56 ngày tuổi)
nhiễm cao nhất (20,97% - 25,42%); vịt đẻ nhiễm thấp hơn (8,78% - 14,4%).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

12
Ở Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận, Trần Xuân Hạnh và cs
(1998) [15], cũng thông báo tình hình tương tự. Ngoài mẫu phân, tác giả còn
xét nghiệm các mẫu trứng và cho kết quả đáng chú ý là tỷ lệ nhiễm Salmonella
cao nhất ở mẫu trứng đã nở (64,8%) tiếp theo là trứng sát (31,7%).
Trần Thị Hạnh và cs (1999) [11], nghiên cứu tình trạng nhiễm
Salmonella tại các cơ sở chăn nuôi gà công nghiệp, đã xác định vi khuẩn ở
thức ăn hỗn hợp, nước uống, nước thải, chất độn chuồng, vỏ trứng và lòng đỏ
trứng. Kết quả cho thấy: tỷ lệ nhiễm Salmonella cao nhất ở chất độn chuồng
(80,00%); thấp nhất là vỏ trứng và lòng đỏ trứng (18,29%).
Nguyễn Bá Hiên (2001) [16], đã cho biết khá chi tiết kết quả phân lập
vi khuẩn thường gặp trong đường ruột, biến động các loài vi khuẩn khi gia
súc bị tiêu chảy, đặc biệt là tình trạng bội nhiễm Salmonella.
Nguyễn Ngọc Huân và cs (2006) [18], nghiên cứu sự lưu hành
Salmonella trên vịt tại trại vịt giống Vigova, đã nghiên cứu trên các mẫu phân
vịt, trứng sát lò ấp và mẫu nước môi trường. Kết quả cho thấy, tỷ lệ nhiễm
Salmonella không cao (8,83%) và tỷ lệ nhiễm cao nhất là ở mẫu xét nghiệm
trứng sát lò ấp (16,19%), thấp nhất là ở mẫu nước (0%).
Salmonella là vi khuẩn gây ra quá trình bệnh lý đường tiêu hoá cho
nhiều loài vật nuôi. Do vậy, để phòng chống bệnh đạt hiệu quả cao góp phần
bảo vệ đàn vật nuôi nói chung, chăn nuôi gia cầm nói riêng, giữ vệ sinh an
toàn thực phẩm, bảo vệ sức khoẻ con người thì nghiên cứu về vi khuẩn

Salmonella toàn diện là yêu cầu hết sức cần thiết.
1.2. Vi khuẩn Salmonella
1.2.1. Đặc điểm về hình thái
Salmonella là một loại vi khuẩn, hình gậy ngắn, hai đầu tròn, kích
thước 0,4 - 0,6 x 1 - 3 µ, không hình thành giáp mô và nha bào, có 7 - 12 lông
(trừ S. Pullorum - Gallinarum không có lông). Vi khuẩn dễ nhuộm với

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

13
thuốc nhuộm, bắt màu Gram âm đều toàn thân hoặc hơi đậm ở hai đầu
(Nguyễn Như Thanh, 2001) [39].

Theo Lê Văn Tạo (1993) [36], thời gian gần đây, nhờ kính hiển vi điện
tử, bằng phương pháp nhuộm của Haschem (1972) người ta phát hiện trên bề
mặt vi khuẩn Salmonella ngoài lông còn có các cấu trúc Fimbriae. Đây là một
cấu trúc ngắn hơn lông vi khuẩn, thường có kết cấu hình xoắn, được mọc lên
từ một hạt gốc nằm trên thành tế bào, có thể quan sát được dưới kính hiển vi
điện tử có độ phóng đại từ 6.500 lần trở lên. Trên mỗi tế bào vi khuẩn có từ 2
- 400 Fimbriae, với hai chức năng là giúp vi khuẩn bám dính vào tế bào
nhung mao ruột non để gây bệnh và giúp vi khuẩn liên kết với nhau để trao
đổi thông tin di truyền bằng hình thức tiếp hợp, di truyền ngang. Vi khuẩn
Salmonella nào có Fimbriae để thực hiện tiếp hợp gọi là Salmonella F
+
hay vi
khuẩn cho (vi khuẩn đực). Vi khuẩn không có Fimbriae gọi là Salmonella F
-

hay vi khuẩn nhận (vi khuẩn cái). Do Fimbriae tạo ra bởi gen di truyền nằm
trong ADN plasmid nên khả năng hình thành phụ thuộc vào môi trường nuôi

cấy. Theo Lê Văn Tạo (1993) [36], môi trường tốt nhất để hình thành
Fimbriae là môi trường MINCA và BHI. Hiện nay có khoảng 2600 typ
Salmonella được phát hiện, tuy nhiên không phải tất cả đều gây bệnh cho
người. Hai loại S. typhimurium và S. enteritidis được biết đến là nguyên nhân
chính gây bệnh Salmonellosis ở người.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

14
1.2.2. Đặc điểm về tính chất nuôi cấy
Salmonella vừa hiếu khí vừa kỵ khí không bắt buộc, phát triển trên các
môi trường thông thường. Có rất nhiều loại môi trường dinh dưỡng chọn lọc
được dùng trong phân lập Salmonella, hiện nay thường dùng các loại như:
Môi trường bồi dưỡng (tăng sinh) Buffered Pepton Water (BPW), 2 loại môi
trường tăng sinh chọn lọc đặc hiệu là Tetrathionate hay còn gọi là môi trường
Mueller- Kauffmann và Rappaport Vassiliadis (RV). Các loại môi trường
thạch dùng để nhận dạng các khuẩn lạc Salmonella cũng như kiểm tra một số
đặc tính sinh hoá bao gồm Brilliant Green Agar (BGA), Bismuth Sulfite Agar
(BSA), Triple Sugar Ion (TSI), Xylose Lysine Deroxycholate (XLD), Xylose
Lysine Tetrathionate 4 (XLT
4
), Modified Semisolid Rappaport Vassiliadis
(MSRV), Rambach, Kligler.
Trên môi trường BSA: sau 48 giờ nuôi cấy ở 37
o
C, vi khuẩn
Salmonella mọc lên những khuẩn lạc đặc trưng, xung quanh khuẩn lạc màu
nâu thẫm, càng vào giữa khuẩn lạc càng đậm chuyển dần sang màu đen,
khuẩn lạc có màu ánh kim.
Trên môi trường thạch thường, vi khuẩn mọc thành khuẩn lạc dạng S

(Smooth), tròn, trong sáng hoặc xám, nhẵn bóng, rìa gọn, hơi lồi ở giữa,
đường kính khoảng từ 1 - 1,5 mm, thỉnh thoảng có thể thấy khuẩn lạc dạng R
(rough), nhám, mặt trong mờ. Môi trường thạch máu, vi khuẩn mọc thành
khuẩn lạc tròn, màu xám, trơn bóng, ở giữa hơi lồi lên (Nguyễn Như Thanh,
2001) [39].
Trên môi trường MacConkey (MacC) vi khuẩn mọc thành khuẩn lạc
tròn, không màu. Trên môi trường BSA Salmonella mọc những khuẩn lạc đặc
trưng: xung quanh màu nâu sẫm, vào giữa màu vàng đậm, gần đen, khuẩn lạc
có màu ánh kim (Timoney và cs, 1988) [74].
Vi khuẩn Salmonella thể hiện tính kiềm, hình thành khuẩn lạc màu đỏ
trên môi trường BGA. Trong môi trường TSI hình thành khuẩn lạc nhạt màu,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

15
mặt nghiêng môi trường có màu đỏ, màu hồng ở đáy cùng sản sinh H
2
S làm
cho môi trường chuyển màu đen (Quinn và cs, 1994) [68].
Trên môi trường XLD: vi khuẩn hình thành khuẩn lạc có kích thước
trung bình màu đen.
Trên môi trường MSRV: là môi trường chọn lọc những Salmonella có
khả năng di động, vi khuẩn di động trên bề mặt môi trường tạo thành vòng
màu trắng có thể quan sát được bằng mắt thường.
Trên môi trường XLT
4
: vi khuẩn hình thành khuẩn lạc trung bình, màu
đen, bóng, hơi lồi giống như khuẩn lạc mọc trên môi trường XLD, tuy nhiên
khả năng ức chế tạp khuẩn của XLT
4

tốt hơn XLD.
Trên môi trường Rambach: vi khuẩn hình thành những khuẩn lạc trung
bình, màu đỏ tím, bóng.
Trên môi trường Kligler: mặt nghiêng môi trường không đổi màu do vi
khuẩn không lên men đường lactose, phần thạch đứng môi trường đổi từ màu
đỏ tím sang màu vàng chanh, xen kẽ trong thạch có các bọt khí do vi khuẩn
lên men đường glucose làm thay đổi pH của môi trường và sinh hơi. Trong
thực tế do vi khuẩn sinh H
2
S, nên phần thạch đứng có màu đen, nên màu vàng
thường bị lấn át, khó quan sát được bằng mắt thường.
Nhiệt độ nuôi cấy, pH môi trường và nồng độ muối, liên quan chặt chẽ
đến sự phát triển của vi khuẩn Salmonella. Nhiệt độ thích hợp nhất cho sự
phát triển của vi khuẩn là 37
o
C. Tuy nhiên Salmonella cũng mọc tốt ở nhiệt
độ 42
o
C. Đặc tính này ứng dụng trong phân lập Salmonella nhằm ức chế vi
khuẩn khác trong bệnh phẩm bị ô nhiễm. Môi trường có pH 6,5-7,5 là thích
hợp nhất cho sự phát triển của vi khuẩn (Nguyễn Như Thanh, 1990) [38]. Tuy
vậy Salmonella có thể phát triển được ở pH từ 4,5-9,0. Nồng độ muối NaCl 3-
4% trong môi trường có thể ức chế sự phát triển của Salmonella.

×