Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái và biện pháp phòng chống rệp muội bông aphis gossypii glover hại dưa hấu trong vụ đông xuân 2014 2015 tại tân yên, bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (19.91 MB, 95 trang )

MỤC LỤC
Lời cam ñoan........................................................................................................i
Lời cảm ơn ......................................................................................................... ii
Mục lục ............................................................................................................. iii
Danh mục bảng .................................................................................................. vi
Danh mục hình, ñồ thị .......................................................................................vii
MỞ ðẦU ............................................................................................................ 1
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................... 4
1.1. Cơ sở khoa học của ñề tài ............................................................................. 4
1.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước.................................................................. 4
1.2.1. Thành phần sâu nhện hại cây dưa hấu ...................................................4
1.2.2. Phân loại, phân bố và tác hại của rệp muội hại chính trên cây dưa hấu 4
1.2.3. ðặc ñiểm hình thái của rệp muội bông ..................................................7
1.2.4. ðặc ñiểm sinh học của rệp muội bông A. gossypii .................................8
1.2.5. ðặc ñiểm sinh thái học của rệp muội bông A. gossypii ........................ 10
1.2.6. Biện pháp phòng chống rệp muội bông A. gossypii .............................. 13
1.3. Tình hình nghiên cứu trong nước ................................................................ 18
1.3.1.Thành phần sâu nhện hại cây dưa hấu .................................................. 18
1.3.2.Phân loại, phân bố và tác hại của rệp muội bông ................................. 19
1.3.3.ðặc ñiểm hình thái của rệp muội bông ................................................. 20
1.3.4.ðặc ñiểm sinh học của rệp muội bông A. gossypii ................................ 22
1.3.5.ðặc ñiểm sinh thái học của rệp muội .................................................... 24
1.3.6.Thiên ñịch của rệp muội bông A. gossypii............................................. 25
1.3.7.Nghiên cứu biện pháp phòng trừ rệp muội bông A. gossypii ................. 25
Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................... 29
2.1. ðịa ñiểm nghiên cứu ................................................................................... 29
2.2. Thời gian nghiên cứu .................................................................................. 29
2.3. ðối tượng, vật liệu nghiên cứu và dụng cụ thí nghiệm ................................ 29
2.3.1. ðối tượng nghiên cứu .......................................................................... 29
2.3.2. Vật liệu nghiên cứu .............................................................................. 29
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp



Page iii


2.3.3. Dụng cụ nghiên cứu ............................................................................. 29
2.4. Nội dung nghiên cứu .................................................................................. 29
2.5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 30
2.5.1. Phương pháp ñiều tra thành phần sâu nhện hại và thiên ñịch của
chúng trên cây dưa hấu .................................................................... 30
2.5.2. Phương pháp ñiều tra diễn biến mật ñộ rệp muội bông A. gossypii
dưới ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái tại Tân Yên, Bắc Giang 30
2.5.3. Phương pháp nghiên cứu ñặc ñiểm hình thái và sinh học rệp muội
bông A. gossypii ............................................................................... 33
2.5.4. Phương pháp ñánh giá hiệu quả của biện pháp luân canh ................. 34
2.5.5. Phương pháp ñánh giá hiệu quả của một số loại thuốc phòng trừ rệp
muội A. gossypii ............................................................................... 35
2.6. Xử lý số liệu ............................................................................................... 38
Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................... 39
3.1. Tình hình sản xuất dưa hấu tại Tân Yên, Bắc Giang ................................... 39
3.2. Thành phần sâu nhện hại trên cây dưa hấu vụ ðông Xuân 2014 – 2015 tại
Tân Yên, Bắc Giang ......................................................................... 41
3.3. Thành phần thiên ñịch trên cây dưa hấu vụ ðông Xuân 2014 – 2015 tại Tân
Yên, Bắc Giang ................................................................................ 44
3.4. Diễn biến mật ñộ rệp muội bông A. gossypii trên dưa hấu tại Tân Yên, Bắc
Giang năm 2014 - 2015 .................................................................... 46
3.4.1. Diễn biến mật ñộ rệp muội bông A. gossypii trên dưa hấu trồng ở 3 thời
vụ năm 2014 tại Tân Yên, Bắc Giang ................................................ 46
3.4.2. Diễn biến mật ñộ rệp muội bông A. gossypii trên 3 giống dưa hấu vụ
Thu ðông 2014 tại Tân Yên, Bắc Giang ........................................... 48
3.4.3. Diễn biến mật ñộ rệp muội bông A. gossypii trên dưa hấu ở vụ Hè Thu

và vụ Thu ðông tại Tân Yên, Bắc Giang năm 2014 - 2015................ 50
3.4.4. Diễn biến mật ñộ rệp muội bông A. gossypii trên dưa hấu trồng ở 2
chân ñất vụ Hè năm 2015 tại Tân Yên, Bắc Giang ............................ 52
3.5. Phân bố của rệp muội bông A. gossypii trên cây dưa hấu ............................ 54
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iv


3.6. Nghiên cứu ñặc ñiểm hình thái, sinh học của rệp muội bông A.
gossypii................................................................................................56
3.6.1. ðặc ñiểm hình thái của rệp muội bông A. gossypii ............................. 56
3.6.2. Thời gian các pha phát dục của rệp muội bông A. gossypii hại dưa hấu .. 58
3.6.3. Sức sinh sản, thời gian sinh sản và nhịp ñiệu sinh sản của rệp muội bông A.
gossypii khi nuôi trong phòng thí nghiệm tại Tân Yên, Bắc Giang .......... 59
3.6.4. Tỷ lệ sống sót của rệp muội bông A. gossypii ....................................... 62
3.7. Nghiên cứu một số biện pháp phòng chống rệp muội bông A. gossypii tại
Tân Yên, Bắc Giang vụ ðông Xuân 2014 - 2015 .............................. 63
3.7.1. Biện pháp luân canh ............................................................................ 63
3.7.2. Biện pháp sinh học .............................................................................. 67
3.7.3. Biện pháp hóa học ............................................................................... 69
KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ ............................................................................... 73
1. Kết luận ......................................................................................................... 73
2. ðề nghị .......................................................................................................... 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 75

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page v



DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Diện tích trồng dưa hấu của huyện Tân Yên, Bắc Giang .................... 40
Bảng 3.2. Thành phần các loài côn trùng và nhện gây hại trên dưa hấu vụ Hè Thu
2014 tại Tân Yên, Bắc Giang .................................................................. 42
Bảng 3.3. Thành phần các loài thiên ñịch bắt mồi trên ruộng dưa hấu vụ Hè Thu
2014 tại Tân Yên, Bắc Giang .................................................................. 44
Bảng 3.4. Diễn biến mật ñộ rệp muội bông A. gossypii hại dưa hấu ở các thời vụ,
vụ Thu ðông 2014 tại Tân Yên, Bắc Giang............................................. 47
Bảng 3.5. Diễn biến mật ñộ rệp muội bông A. gossypii dưới ảnh hưởng trên 3
giống dưa hấu vụ Thu ðông 2014 tại Tân Yên, Bắc Giang ..................... 49
Bảng 3.6. Diễn biến mật ñộ rệp muội bông A. gossypii trồng vụ Hè và vụ Thu
ðông 2014 – 2015 tại Tân Yên, Bắc Giang ............................................. 51
Bảng 3.7. Diễn biến mật ñộ rệp muội bông A. gossypii trên dưa hấu trồng ở 2
chân ñất tại Tân Yên, Bắc Giang vụ Hè năm 2015 .................................. 53
Bảng 3.8. Phân bố của rệp muội bông A. gossypii trên dưa hấu ở các tầng lá tại
Tân Yên, Bắc Giang vụ Hè 2015............................................................. 55
Bảng 3.9. Thời gian phát dục của rệp muội bông A. gossypii nuôi bằng lá dưa hấu
trong phòng thí nghiệm tại Tân Yên, Bắc Giang ..................................... 58
Bảng 3.10. Sức sinh sản và thời gian sinh sản của rệp muội bông A. gossypii .... 60
Bảng 3.11. Nhịp ñiệu sinh sản của rệp muội bông A. gossypii ........................... 61
Bảng 3.12. Tỷ lệ sống sót của rệp muội bông A. gossypii................................... 63
Bảng 3.13. Diễn biến mật ñộ rệp muội bông A. gossypii trên cây dưa hấu ở 2 công
thức luân canh tại Tân Yên, Bắc Giang vụ Thu ðông năm 2014 ................. 64
Bảng 3.14. Diễn biến mật ñộ bọ rùa ñỏ Micraspis discolor Fabr.trên dưa hấu tại
Tân Yên, Bắc Giang vụ Hè năm 2015 ..................................................... 68
Bảng 3.15. Hiệu lực của một số loại thuốc phòng trừ rệp muội bông A. gossypii
trong phòng thí nghiệm ........................................................................... 70
Bảng 3.16. Hiệu lực của một số loại thuốc phòng trừ rệp muội bông A. gossypii
tại Tân Yên, Bắc Giang vụ Hè Thu năm 2015 ......................................... 71

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vi


DANH MỤC HÌNH, ðỒ THỊ
Hình 1.1. Rệp muội bông A. gossypii trên lá dưa hấu ......................................... 19
Hình 1.2. Khóa phân loại trưởng thành không cánh rệp muội bông A. gossypii
(theo Blackman R. L and Eastop F. V., 1984) ........................................... 21
Hình 2.1. ðiều tra diễn biến mật ñộ rệp muội bông tại xã Cao Xá, Tân Yên ...... 32
Hình 2.2. Thí nghiệm nuôi sinh học rệp muội bông A. gossypii ......................... 34
Hình 2.3. Sơ ñồ ruộng thí nghiệm thử thuốc ...................................................... 36
Hình 2.4. Thử hiệu lực một số loại thuốc phòng trừ rệp muội bông A. gossypii tại
Tân Yên, Bắc Giang vụ Hè Thu 2015........................................................ 36
Hình 2.5. Các loại thuốc ñược sử dụng trong thí nghiệm phòng trừ rệp muội bông
A. gossypii................................................................................................. 37
Hình 3.1. Ruộng dưa hấu tại Ngọc Lý, Tân Yên, Bắc Giang .............................. 40
Hình 3.2. Một số loài sâu hại dưa hấu tại Tân Yên, Bắc Giang .......................... 43
Hình 3.3. Một số loài thiên ñịch trên ruộng dưa hấu tại Tân Yên, Bắc Giang năm
2015 .......................................................................................................... 45
Hình 3.4. Diễn biến mật ñộ rệp muội bông A. gossypii hại dưa hấu ở các thời
vụ, vụ Thu ðông 2014 tại Tân Yên, Bắc Giang ......................................... 47
Hình 3.5. Diễn biến mật ñộ rệp muội bông A. gossypii dưới ảnh hưởng trên
3 giống dưa hấu vụ Thu ðông 2014 tại Tân Yên, Bắc Giang ............ 49
Hình 3.6. Diễn biến mật ñộ rệp muội bông A. gossypii trồng vụ Hè và vụ Thu
ðông tại Tân Yên, Bắc Giang ................................................................... 52
Hình 3.7. Diễn biến mật ñộ rệp muội bông A. gossypii trên dưa hấu trồng ở 2
chân ñất tại Tân Yên, Bắc Giang vụ Hè năm 2015 .................................... 53
Hình 3.9. Hình thái các pha phát dục của rệp muội bông A. gossypii ................. 57
Hình 3.10. Rệp muội bông A. gossypii ñang ñẻ con ........................................... 60

Hình 3.11. Nhịp ñiệu sinh sản của rệp muội bông A. gossypii ............................ 62
Hình 3.12. Diễn biến mật ñộ rệp muội bông A. gossypii trên cây dưa hấu ở 2
công thức luân canh tại Tân Yên, Bắc Giang vụ Thu ðông năm 2014 ....... 65
Hình 3.13. Ruộng dưa hấu sau khi thu hoạch và tàn dư cây trồng ñược thu gom
xung quanh ruộng dưa hấu ........................................................................ 66
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vii


Hình 3.14. Trứng bọ rùa ñỏ Micraspis discolor Fabr. trên lá có rệp muội bông . 67
Hình 3.15. Diễn biến mật ñộ bọ rùa ñỏ Micraspis discolor Fabr. trên dưa hấu tại
Tân Yên, Bắc Giang vụ Hè năm 2014 ....................................................... 69

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page viii


MỞ ðẦU
1. Tính cấp thiết của ñề tài
Cây dưa hấu có tên khoa học là Citrullus lanatus (Thunberg), thuộc họ
bầu bí Cucurbitaceae. Cây có nguồn gốc ở vùng nhiệt ñới Châu Phi. Ngày nay
dưa hấu ñược trồng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc, Ấn ðộ,
Hoa Kỳ, Mexico, Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippin và các nước vùng ðịa Trung
Hải, …
Quả dưa hấu có giá trị dinh dưỡng cao, có lợi cho sức khỏe con người.
Trong trái dưa hấu chứa 90% nước và Protein, Lipit, Carbonhydrat, Caroten,
ñường, các chất khoáng như Calcium, Phospho, sắt, các vitamin như Thiamin
(B1), Riboflavin (B2), Niaxin (B3)…

Ngoài ra trong quả dưa có chứa vitamin C làm tăng sức ñề kháng của cơ
thể. Chất Lycopen trong trái dưa là chất chống oxy hóa, giúp chống lại các bệnh
vể tim mạch, giảm khả năng mắc bệnh nhồi máu cơ tim. Chất Citrulline trong trái
dưa vào cơ thể người chuyển hóa thành Arginine là axít amin có lợi cho tim
mạch, tuần hoàn và miễn dịch.
Trong vỏ dưa chứa nhiều vitamin ankaloit có tác dụng giải nhiệt hết say
nắng, còn ngăn chặn không cho cholesterol tích ñộng ở thành mạch máu, có tác
dụng chống xơ mỡ ñộng mạch. Phần xanh của vỏ dưa hấu gọi là áo thủy của dưa
hấu có thể chữa các chứng thử nhiệt, phiền khát, phù nề, tiểu tiện kém và miệng
lưỡi viêm nhiệt.
Hạt dưa hấu có chứa dầu béo Xiturlin có tác dụng thanh nhiệt, nhuận
tràng, dứt khát, trợ giúp cho tiêu hóa, dùng ñể hạ huyết áp, làm giảm triệu chứng
viêm bàng quang cấp, giảm ñau, cầm máu, chữa bí tiểu ở người lớn tuổi (Châu
Văn Hải, 2014).
Từ lợi ích nhiều mặt nên ở nước ta diện tích trồng dưa hấu ngày càng tăng.
Tuy nhiên, trong quá trình trồng trọt người trồng dưa phải ñối mặt với nhiều khó
khăn như thời tiết bất thuận, sâu bệnh phá hại, khiến cho năng suất và sản lượng
bị giảm ñáng kể, trong ñó, có các loài rệp muội (Aphididae) như: rệp muội bông
Aphis gossypii, rệp ñào Myzus persicae, rệp ñen hại ñậu Aphis craccivora và
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 1


Aphis spiraecola gây hại khá nặng. Chúng bám trên các bộ phận của cây chích
hút dinh dưỡng làm cho cây sinh trưởng, phát triển kém. Rệp muội bông có vòng
ñời ngắn, sức sinh sản cao, khả năng tăng số lượng rất nhanh nên tác hại của
chúng khá nghiêm trọng. Chúng không chỉ làm giảm sản lượng mà còn làm giảm
chất lượng của cây trồng. Ngoài việc rệp muội bông trực tiếp gây hại cây trồng,
chúng còn là môi giới truyền bệnh, ñặc biệt là bệnh virus làm giảm ñáng kể năng

suất và chất lượng dưa hấu.
Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn trên, việc nghiên cứu ñặc tính sinh học, sinh
thái của rệp muội bông, và thử nghiệm một số biện pháp phòng trừ chúng là hết
sức cần thiết. Dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Oanh, giảng
viên bộ môn Côn trùng, Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam chúng
tôi tiến hành nghiên cứu ñề tài: “Nghiên cứu ñặc ñiểm sinh học, sinh thái và
biện pháp phòng chống rệp muội bông Aphis gossypii Glover hại dưa hấu
trong vụ ðông xuân 2014 - 2015 tại Tân Yên, Bắc Giang”
2. Mục ñích, yêu cầu của ñề tài
2.1. Mục ñích của ñề tài
Trên cơ sở ñiều tra thành phần sâu nhện hại và thiên ñịch của chúng trên
cây dưa hấu, nghiên cứu ñặc ñiểm hình thái, sinh học, sinh thái của loài rệp muội
bông A. gossypii và thử nghiệm một số biện pháp phòng chống chúng tại Tân
Yên, Bắc Giang làm cơ sở ñề xuất biện pháp quản lý chúng một cách hiệu quả.
2.2. Yêu cầu của ñề tài
- Xác ñịnh thành phần sâu nhện hại và thiên ñịch của chúng trên cây dưa
hấu tại Tân Yên, Bắc Giang năm 2014 – 2015.
-

ðiều tra diễn biến mật ñộ của rệp muội bông dưới ảnh hưởng của một số

yếu tố sinh thái (giống, thời vụ, chân ñất, vụ).
-

Nghiên cứu ñặc ñiểm hình thái, sinh học (thời gian phát dục các pha, nhịp

ñiệu sinh sản, sức sinh sản, tỷ lệ chết qua các pha, vị trí sống…) của loài rệp
muội bông A. gossypii trên cây dưa hấu.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page 2


-

Thử nghiệm một số biện pháp phòng chống rệp muội bông hại cây dưa

hấu tại Tân Yên, Bắc Giang ñạt hiệu quả (biện pháp luân canh, thiên ñịch, hóa
học).
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học của ñề tài
Bổ sung những dẫn liệu khoa học về ñặc ñiểm sinh học, sinh thái của loài
rệp muội bông Aphis gossypii Glover là loài sâu hại quan trọng trên cây dưa hấu.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của ñề tài
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm cơ sở ñề xuất biện pháp
phòng chống rệp muội bông Aphis gossypii Glover trên cây dưa hấu ñạt hiệu quả.
Cung cấp những dẫn liệu về ảnh hưởng của thời tiết, thời vụ, giống, chân
ñất ñến biến ñộng số lượng của loài rệp muội bông Aphis gossypii Glover tại Tân
Yên, Bắc Giang.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 3


Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của ñề tài
Rệp muội bông Aphis gossypii Glover là một loài sâu hại có ký chủ rất
rộng và gây hại nặng cho cây trồng, chúng hút chất dinh dưỡng của cây, làm cho

lá non, ngọn non biến dạng, hoa quả bị rụng, dẫn ñến giảm năng suất và chất
lượng nông sản. Ngoài ra, rệp muội bông còn là môi giới truyền bệnh virus cho
cây trồng.
Trong ñiều kiện khí hậu Việt Nam, rệp muội bông phát triển hầu như
quanh năm. Việc nghiên cứu các biện pháp phòng chống rệp muội bông, giảm
thiểu ảnh hưởng của thuốc hóa học ñến môi trường và nông sản rất ñược quan
tâm. Nhiều công trình nghiên cứu ñã ñề cập tới ñặc ñiểm sinh học, sinh thái của
rệp muội bông, làm cơ sở cho các biện pháp phòng chống chúng (Nguyễn Thị
Kim Oanh, 1996; Quách Thị Ngọ, 2000…).
Trong hệ sinh thái ñồng ruộng, mối quan hệ giữa cây trồng, sâu hại và
thiên ñịch luôn gắn kết với nhau. Việc nông dân lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật
không những làm ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới sức khỏe con người mà còn
tiêu diệt nhiều loài thiên ñịch trên ruộng dưa hấu.
Vì vậy, cần nghiên cứu một cách ñầy ñủ về rệp muội bông, nhằm xây
dựng biện pháp phòng trừ tổng hợp rệp muội bông trên dưa hấu, giảm bớt những
tổn thất cho sản xuất, bảo vệ môi trường là rất cần thiết.
1.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
1.2.1. Thành phần sâu nhện hại cây dưa hấu
Theo Elwakil và Mossler (2000), những loài sâu hại chủ yếu trên dưa hấu
ở Florida là rệp muội bông, sâu ñục quả, sâu xanh, bọ phấn gai và bọ trĩ. Sâu hại
thứ yếu là bọ dưa, ruồi ñục lá, bọ cánh cứng diềm trắng, bọ nhảy. Cũng có những
loài tuy có ghi nhận sự có mặt của chúng trên dưa hấu nhưng chưa ghi nhận ñược
sự thiệt hại kinh tế như: rầy xanh, châu chấu, sâu cuốn lá.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 4


Một số loại sâu hại như: bọ phấn, sâu khoang, sâu xanh, rầy xanh, rệp

muội bông… là những loài sâu hại nguy hiểm trên dưa hấu (Baameur et al.,
2009).
1.2.2. Phân loại, phân bố và tác hại của rệp muội hại chính trên cây dưa hấu
Rệp muội hại dưa hấu là loài sâu hại quan trọng nhất với sản xuất dưa hấu
ở Florida. Có 5 loài rệp muội ñược phát hiện là rệp muội bông Aphis gossypii,
rệp ñào Myzus persicae, rệp ñậu Aphis craccivora, Aphis spiraecola, và Aphis
middletonii. Trong ñó có 3 loài Aphis gossypii, Myzus persicae, Aphis craccivora
là nguy hiểm hơn cả bởi ngoài tác hại trực tiếp, chúng còn là môi giới truyền
nhiều bệnh virus khác. Tác hại trực tiếp của hai loài Aphis spiraecola, Aphis
middletonii ít ñược ghi nhận (Elwakil and Mossler, 2000).
Theo Blackman và Eastop (1984), trên dưa hấu có 3 loài rệp muội gây hại
chính là: Aphis gossypii, Myzus persicae, Aphis craccivora.
1.2.2.1. Vị trí phân loại của rệp muội
Rệp muội là nhóm côn trùng chích hút thuộc họ Aphididae, bộ cánh ñều
Homoptera. Tổng họ rệp muội có từ 280 triệu năm trước ñây trong kỷ Cacbon.
Hình thức sinh sản thông qua trứng không ñược thụ tinh của rệp muội xuất hiện
vào cuối kỷ Cacbon và ñầu kỷ Permian. Một số ñặc ñiểm hình dạng của rệp muội
như: cấu trúc gân cánh, ngòi, chân rệp muội xuất hiện ở cuối kỷ Jurassis, nhưng
lông ñuôi và ống bụng của rệp muội thì xuất hiện muộn hơn ở kỷ Cretaceous
(Shaposhnikov, 1977).
1.2.2.2. Phân bố của rệp muội bông
Rệp muội bông phân bố trên phạm vi toàn thế giới từ vùng nhiệt ñới, ñến
á nhiệt ñới và ôn ñới. Ở Việt Nam, rệp muội bông phổ biến hại trên cây bông ở
tất cả các vùng.
Theo Akey và Butler (1987), rệp muội bông Aphis gossypii Glover thường
ñược coi là một loài sâu hại nhỏ trên cây bông ở khắp các vùng sản xuất bông
trên thế giới. Tuy nhiên, sự bùng phát gần ñây của rệp muội bông ở Mỹ và trên
toàn thế giới cũng ñã chỉ ra rằng chúng có thể là một dịch hại nghiêm trọng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page 5


Ngoài thời gian rệp muội bông gây hại trên cây trồng, chúng thường di
chuyển ñến các cây ký chủ dại ñể sinh sống. Rệp muội bông có nguồn gốc ở
vùng ôn ñới nên mật ñộ rệp thường không cao vào các tháng mùa hè ở những
vùng nóng ẩm.
Rệp muội bông, Aphis gossypii Glover, ñược tìm thấy ở các vùng ôn ñới,
nhiệt ñới và cận nhiệt ñới trên thế giới (Hale, 2009).
Rệp muội bông gây hại ở các vùng nhiệt ñới và ôn ñới khắp thế giới ngoại
trừ vùng cực Bắc. Ở Mỹ, chúng là dịch hại thường xuyên ở phía ñông nam và tây
nam; nhưng ñôi khi cũng gây tổn hại ở khắp mọi nơi. Bởi vì, ñôi khi rệp muội
bông qua ñông trong nhà kính và có thể xâm nhập bằng việc cấy ghép trong mùa
xuân, chúng có khả năng gây hại ở bất cứ nơi nào (Capinera, 2000).
Ngoài ra, Roques (2006) cũng nghiên cứu và ñưa ra bản ñồ sự phân bố
của rệp muội bông ở châu Âu.
1.2.2.3. Mức ñộ gây hại của rệp muội bông
Rệp muội bông gây hại trực tiếp cho cây dưa hấu bằng cách chích hút dinh
dưỡng qua mạch dẫn của cây. ðồng thời những ñộc tố của chúng ñược truyền
vào cây làm mạch dẫn tắc nghẽn dẫn tới lá cây bị rũ và cuộn lại. Sự gây hại nặng
của rệp muội bông có thể làm chết cây non. Chất bài tiết của rệp muội bông là
môi trường thích hợp cho lớp bồ hóng phát triển, làm cản trở quang hợp của cây.
Rệp muội bông có thể gia tăng mật ñộ quần thể nhanh chóng do có vòng ñời
ngắn và sự sinh sản ñơn tính. Ba loài virus ñược lan truyền bởi rệp muội là: virus
ñốm lá ñu ñủ type W, virus khảm lá dưa hấu và virus khảm vàng. Rệp muội bông
mang virus, số virus ñược nhân nhanh trong cơ thể rệp muội bông và lan truyền
cho cây trong thời gian ngắn, chỉ 10 – 15 giây. Khi quần thể rệp muội bông xuất
hiện loại hình có cánh là lúc nguy cơ truyền virus trên diện rộng (Ebert and
Cartwright, 1997; Elwakil and Mossler, 2000).

Hobbs et al. (2000) ñã nghiên cứu khả năng truyền virus CMV từ họ bầu
bí sang ớt, hồ tiêu của rệp muội bông và một số loài rệp khác. Ngoài ra, việc lan
truyền virus của rệp muội bông cũng ñược các tác giả như: Gottwald et al.
(1999); Escriu et al. (2000); Díaz et al. (2003); Garzo et al. (2003);
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 6


Kalleshwaraswamy và Kumar (2008); Gildow et al. (2008); Mello et al. (2011);
Wosula et al. (2012, 2013) nghiên cứu.
Rệp muội bông là một loài côn trùng miệng chích hút. Chúng có thể hại
cây ở tất cả các tuổi của rệp muội bông non và rệp muội bông trưởng thành,
chúng thích phá hại ở các bộ phận non của cây. Triệu chứng hại do rệp muội
bông gây ra bao gồm biến dạng lá, xoăn lá, héo và biến màu, ñồng thời làm cho
cây còi cọc (Roques, 2006; Hale, 2009).
Rệp muội bông chích hút phần mặt dưới của lá, hút chất dinh dưỡng trong
cây ngoài ra trong quá trình tiêu hóa thức ăn chúng tiết ra sương mật tạo ñiều
kiện cho nấm muội ñen phát triển, làm giảm diện tích quang hợp của cây và ảnh
hưởng tới chất lượng của quả dưa hấu (Capinera, 2000; Roques, 2006).
1.2.3. ðặc ñiểm hình thái của rệp muội bông
Rệp muội bông trưởng thành có màu vàng hay xanh ñậm với màu ñen ở
ống bụng. Thường rệp muội bông có ñốm xanh sáng với màu xanh sẫm hơn,
nhưng dưới ñiều kiện mật ñộ cao hay nhiệt ñộ cao, chúng có thể có màu vàng.
Rệp trưởng thành dài khoảng 0,9 – 1,8mm. Trưởng thành sống từ 2 - 3 tuần
(Nafus, 2000).
Gốc râu ñầu kém phát triển, không cao hơn phần trán. Phần lưng màu sắc
nhạt. Phía ñuôi nhạt màu hơn vòi hút, vòi hút thường dài hơn từ 1,5 – 2,5 lần
ñuôi, có 4 – 6 lông ñuôi (Tasheva – Terzieva, 2014).
Tác giả Lagos – Kutz (2014) cũng ñã nghiên cứu về ñặc ñiểm hình thái

của các loại rệp muội, ñể phân biệt rệp muội bông A. gossypii với các loài rệp
muội khác như: A. forbesi, A. monardae, A. oestlundi, A. rubifolii, A. rubicola, A.
nasturtii, A. urticata và A. sedi, A. agrimoniae, A. clerodendri, A. glycines…
Margaritopoulos et al. (2006) ñã nghiên cứu ñặc ñiểm hình thái của rệp
muội bông A. gossypii bằng cách thu thập rất nhiều mẫu loài rệp này trên hai họ
Cucurbitaceae và Malvaceae.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 7


1.2.4. ðặc ñiểm sinh học của rệp muội bông A. gossypii
1.2.4.1. Thời gian phát triển các pha và vòng ñời của rệp muội bông A. gossypii
Rệp muội bông A. gossypii, thời gian phát triển của giai ñoạn rệp non là
9,42 ngày, sau khi hóa trưởng thành 1 ngày rệp muội bông bắt ñầu ñẻ con.
Rệp muội bông trải qua 4 tuổi trước khi hóa trưởng thành. Trong ñiều kiện
o

27 ± 1 C và ñộ ẩm 70 ± 5%, thời gian trung bình cho tuổi 1, tuổi 2, tuổi 3 và tuổi
4 lần lượt là: 1,19 ± 0,04; 1,08 ± 0,05; 1,00 ± 0,02; 1,11 ± 0,04 ngày. Thời gian
trung bình mỗi tuổi là 1 ngày. Vòng ñời trung bình của rệp muội bông từ 18,09 ±
0,42 ngày khi nuôi trên ñĩa lá và 16,67 ± 0,71 ngày khi nuôi trên cây bông
(Elégbédé et al., 2014).
Rondon et al. (2005) khi nghiên cứu ñặc ñiểm sinh học của rệp muội bông
trên dâu tây ñã ñi ñến kết luận: vòng ñời của rệp muội bông trung bình là 11,90 ±
3,11 ngày.
Theo kết quả nghiên cứu của Satar et al. (1998), khi nuôi rệp muội bông
trên cây ñậu bắp, vòng ñời của rệp muội bông là 11,10 ngày, khi nuôi trên cây
bông là 12,80 ngày trong ñiều kiện 25 ± 1oC và ñộ ẩm 60 ± 5% với 16 giờ chiếu

sáng 1 ngày. Năm 2005, nhóm nghiên cứu của ông tiếp tục nghiên cứu và ñưa ra
kết quả khi nuôi rệp muội bông ở các mức nhiệt ñộ khác nhau từ 17oC ñến
32,5oC.
1.2.4.2.

Sức sinh sản của rệp muội bông A. gossypii

Rệp muội bông A. gossypii có thời gian sinh sản khoảng 15 ngày, thời
gian này có thể thay ñổi phụ thuộc chủ yếu vào nhiệt ñộ. Nhiệt ñộ tối ưu cho việc
sinh sản ñược nghiên cứu vào khoảng 21 – 27oC. Một rệp muội bông trưởng
thành ñẻ khoảng 70 – 80 con với 4,3 con/ngày (Capinera, 2000).
Giai ñoạn sinh sản của A. gossypii kéo dài trung bình 12,16 ± 0,43 ngày
khi nuôi trên ñĩa lá với 11,17 ± 0,55 ngày khi nuôi trên cây bông. Sức sinh sản
hằng ngày của rệp muội bông tăng từ ngày thứ tư và ñạt ñỉnh ñiểm vào ngày thứ
10, trung bình 8,34 con/ngày (khi nuôi trên ñĩa lá) và chỉ bằng một nửa số ngày
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 8


khi nuôi trên cây bông. Rệp muội bông sống sót duy trì ổn ñịnh cho ñến ngày thứ
10, và giảm nhanh hơn một chút khi nuôi trên cây so với nuôi trên ñĩa lá
(Elégbédé et al., 2014).
Deguine và Hau (2001) ñã nghiên cứu sức sinh sản của rệp muội bông A.
gossypii trên ba loại lá: lá bông, lá ñậu bắp và lá mướp tây ở ñiều kiện 25oC và
ñộ ẩm 55%. Ngoài ra, các tác giả còn nghiên cứu về thành phần hóa học trong
các loại lá ñể giải thích sự sai khác về sức sinh sản.
1.2.4.3.

Thành phần cây ký chủ của rệp muội bông A. gossypii


Rệp muội bông có phổ ký chủ rất rộng. Ít nhất 60 ký chủ thực vật ñược
biết ñến ở Florida, và khoảng 700 cây ký chủ trên toàn thế giới. Tuy nhiên, các
nguyên tắc phân loại của cây ký chủ là không chắc chắn. Vì vậy, một số số liệu
có thể không chính xác. Trong số các cây thuộc họ bầu bí, chúng là dịch hại
nghiêm trọng trên dưa hấu, dưa chuột, dưa leo và dưa hấu; ñây là cơ sở cho tên
gọi “rệp dưa” (melon aphid). Các loại cây khác bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi
rệp muội bông là măng tây, hạt tiêu, cà tím, ñậu bắp. Một số cây trồng quan trọng
khác bị ảnh hưởng là cam quýt, bông và dâm bụt. Ở phía nam, bông là một cây
ký chủ quan trọng, ñiều này giải thích tên thường gặp thứ hai “rệp muội bông”
(Capinera, 2000).
Aphis gossypii ñã ñược ghi nhận trên 320 loài thực vật trên toàn thế giới.
Chúng bao gồm các cây có giá trị kinh tế, chủ yếu là cây lương thực và chất xơ
và các loài hoa cây cảnh, ví dụ như: tỏi, ñiều, cần tây, hướng dương, rau diếp, cải
củ, ñu ñủ, cẩm chướng, củ cải ñường, khoai lang, dưa hấu, dưa gang, dưa chuột,
bí ñỏ, ñậu tương, ñậu ñũa, ñậu bắp, bơ, cây bông… (Agarwala and Choudhuri,
2014).
Theo Chittenden (1918), ký chủ của rệp muội bông A. gossypii rất phong
phú: dưa hấu, dưa chuột, bí ñỏ, mướp dại và các cây họ bầu bí khác, bông, ñậu
bắp, các loại cây thuộc họ cam quýt, cà chua, rau bina, cẩm tú cầu, măng tây, bồ
công anh.... Khi các loại ñậu bắp, dưa ít ñi, chúng có thể di chuyển sang các cây

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 9


cam quýt. Từ sự phong phú về ký chủ nên loài rệp này có rất nhiều tên gọi như:
rệp muội bông, rệp dưa…
A. gossypii khá ăn tạp và thường ñược tìm thấy trên họ bầu bí cũng như

bông. Một số ký chủ khác có thể thấy trên hoa cúc, dưa chuột (Akey and Butler,
1987).
Rệp muội bông A. gossypii có phổ ký chủ rộng, chúng có thể hại dưa hấu,
dưa chuột, bí, bí ngô, măng tây, rau bina, ñậu, củ cải, ñậu ñũa, cà chua, ớt, cà tím,
ñậu bắp, cam quýt, bông, hoa dâm bụt, khoai nước và nhiều loài cỏ dại. Ở miền
Nam (nước Mỹ), bông là một ký chủ quan trọng (Hale, 2009).
1.2.5. ðặc ñiểm sinh thái học của rệp muội bông A. gossypii
1.2.5.1.

Biến ñộng số lượng của rệp muội bông A. gossypii

Sự phát sinh, biến ñộng số lượng của rệp muội bông trên cây bông ñược
nghiên cứu ở nhiều nước trên thế giới như Trung Á, Trung Quốc. Các nghiên cứu
ảnh hưởng của các yếu tố thời tiết, kỹ thuật canh tác và thiên ñịch ñến phát sinh
phát triển của rệp muội bông ñược tiến hành ở Ấn ðộ, Mỹ, Jordan (Chittenden,
1918; Shannag et al., 2007; Agarwala and Choudhuri, 2014).
Rệp muội bông thường gây hại từ ñầu mùa Xuân ñến cuối mùa Thu trên
dưa hấu và các loại dưa khác, dưa chuột và các cây thuộc họ bầu bí và một số
loại cây trồng khác. Trong các mùa mà thời tiết phù hợp với sự gia tăng của
chúng, rệp muội bông thường xuyên phát triển với số lượng rất lớn và gây thiệt
hại rất nặng (Chittenden, 1918).
Rệp muội bông thường xuất hiện trên khoai tây tại bắc Ấn ðộ vào ñầu
tháng 10 và tiếp tục phát triển cho ñến tháng 4. Trong thời kỳ chúng hình thành
hai ñỉnh cao về số lượng, lần thứ nhất có mật ñộ thấp hơn vào khoảng cuối tháng
11. Và ñỉnh cao thứ 2 vào tháng 2 với mật ñộ cao, sau ñó mật ñộ rệp muội bông
giảm dần. Trên cây bông, mật ñộ rệp muội bông cao vào tháng 11, 12, 1, 2, trong
ñó ñỉnh cao nhất vào tháng 1. Sau khi gây hại trên một số cây trồng, rệp muội
bông thường có hiện tượng bay ñi tìm ký chủ mới, ñó là sự di cư của rệp muội
bông. Hoạt ñộng bay (phát tán) của rệp muội bông cao nhất vào tháng 3, số
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page 10


lượng rệp muội bông bay vào buổi sáng thường cao hơn rất nhiều so với buổi
chiều (Verama and Parihar, 1990).
1.2.5.2. Ảnh hưởng của nhiệt ẩm ñộ và thức ăn tới biến ñộng số lượng của rệp
muội bông
Gió khô nóng hoặc sự kết hợp của thời tiết lạnh và khô ñược cho là có khả
năng làm chậm sự phát triển của rệp muội bông (Chittenden, 1918).
Theo Akey và Butler (1987), khi nuôi rệp muội bông ở các ñiều kiện nhiệt
ñộ khác nhau, thấy rằng: ở các mức nhiệt ñộ khác nhau, vòng ñời và sức sinh sản
của rệp muội bông cũng rất khác nhau. Ví dụ: ở 17,5oC, thời gian phát triển từ
tuổi 1 ñến trưởng thành của rệp muội bông là 10,8 ngày, sức sinh sản 0,39
con/ngày. Ở 20oC, số liệu tương ứng là 8,1 ngày và 0,75 con/ngày. Ở 30oC, thời
gian hoàn thành từ tuổi 1 ñến trưởng thành là 5,4 ngày và sức sinh sản là 2,71
con/ngày, nhiệt ñộ tối ưu cho rệp muội bông phát triển là 25oC.
Vòng ñời của rệp muội bông khi ăn các loại thức ăn khác nhau có sự khác
biệt. Thí nghiệm với thức ăn là lá của ba giống bông khác nhau thu ñược kết quả:
ăn lá giống bông BRS Rubi vòng ñời của rệp muội bông là 26,41 ngày, kết quả
thu ñược trên giống bông BRS Safira và BRS Verde lần lượt là 29,41 ngày và
28,71 ngày (Correa et al., 2011).
Rostami et al. năm 2011 ñã nghiên cứu ảnh hưởng của nồng ñộ nitơ trong
thức ăn ñến sự sinh trưởng và phát triển của rệp muội bông. Thí nghiệm trên rệp
muội bông với thức ăn là hoa cúc ñược bón nitơ khác nhau. Các nồng ñộ nitơ
ñược bón tương ứng là 0%, 25%, 50%, 100% và 150% so với mức ñộ ñược
khuyến cáo sử dụng. Thấy rằng: “Thời gian rệp muội bông hoàn thành vòng ñời
và gia tăng số lượng nhanh nhất ở công thức 150% nitơ”.
Auclair (1967) ñã nghiên cứu ảnh hưởng của các loại thức ăn (ñường
glucose, fructose và suctose) và ảnh hưởng của cường ñộ chiếu sáng ñến rệp

muội bông.
Shannag et al. (2007) khi nghiên cứu mức ñộ gây hại của rệp muội bông
trên 4 giống ñậu bắp tại Irbid, Jordan là: giống Clemson trơn, giống Clemson có

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 11


gai, giống Perkins và giống ñịa phương. Kết quả cho thấy giống ñậu bắp ñịa
phương bị nhiễm rệp muội bông nặng nhất.
Theo Takalloozadeh (2010), khi nghiên cứu về rệp muội bông trên ñậu
bắp và họ bầu bí, ñã ñưa ra kết quả: Vòng ñời trung bình của rệp muội bông khi
nuôi trên lá bông ở 16oC và 30oC lần lượt là 10,3 ngày và 4,4 ngày. Khi nuôi trên
lá bầu bí là 9,4 ngày và 4,0 ngày.
Ngoài ra, Mota et al. (2013) thấy rằng khi nuôi rệp muội bông trên là bông
có chuyển gen Bt thì thời gian phát dục của chúng dài hơn.
1.2.5.3.

Thiên ñịch của rệp muội bông A. gossypii

Nhiều loài trong số những kẻ thù tự nhiên ñược biết ñến là có hiệu quả
chống lại rệp khác cũng tấn công rệp muội bông: bọ rùa (Coleoptera:
Coccinellidae), ruồi ăn rệp, ong bắp cày. Ong Lysiphlebus testaceipes có hiệu
quả ñặc biệt, ñôi khi ký sinh ñến 99%. Nhiều loài nấm cũng ñược ghi nhận là ảnh
hưởng ñến rệp muội bông (Capinera, 2000).
Một số loài bọ rùa, ong ký sinh, ruồi ăn rệp ñã ñược theo dõi và chứng
minh có thể giảm quần thể rệp ở phía Bắc miền Trung bang Florida. Tuy nhiên,
kẻ thù tự nhiên không có mặt với số lượng ñủ lớn trong thời gian ñầu ñể quản lý
có hiệu quả các quần thể rệp muội bông (Wael and Mossler, 2000).

Theo Bhat et al. (1986), thiên ñịch của rệp muội bông có các loài thuộc
các bộ Hai cánh: Episyrphus balteatus DeGeer, Sphaerophoria scripta Linnaeus,
Sphaerophoria bengalensis Ban, Metasyrphus corallas Fabricius, Paragus
tibialis Fallen, Leucopis sp., Aphidoletes aphidomyza Rond. Bộ Cánh mạch:
Chrysopa carnea Steph. Bộ Cánh cứng: Exochomus urophigialis Muls,
Coccinella septempunctata Linnaeus, Coccinella udecimpunctata Linnaeus,
Hippodamia variegate Goeze, Oenoppia conglobate Linnaeus.
Ngoài ra, Zhang (1992) ñã nghiên cứu và thấy rằng có tới 48 loài là thiên
ñịch của rệp muội bông tại Trung Quốc.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 12


Rondoni et al. (2014) khi nghiên cứu về thiên ñịch của rệp muội bông
A. gossypii thấy rằng: “trong số các loài bọ rùa bắt mồi, bọ rùa Coccinella
septempunctata Linnaeus và bọ rùa Hippodamia variegate Goeze là những kẻ
săn mồi hiệu quả nhất”.
1.2.6. Biện pháp phòng chống rệp muội bông A. gossypii
1.2.6.1.

Biện pháp canh tác

Có khá nhiều nghiên cứu ñã nói về biện pháp canh tác ñể phòng chống rệp
muội bông: Theo Nafus (2000), ñu ñủ không nên trồng gần cây họ bầu bí ñể hạn
chế bệnh ñốm vòng. ðối với ñu ñủ, họ bầu bí cần loại bỏ và tiêu diệt các cây ñã
bị nhiễm virus ñể ngăn chặn rệp muội bông truyền virus sang cây khỏe.
Biện pháp xen canh, phủ mặt luống bông bằng màng PE, chế phẩm PIX
ñã ñược áp dụng trừ rệp muội bông ở Trung Quốc, Úc (dẫn theo Trần Thế Lâm,

2007).
Phổ ký chủ rộng của rệp muội bông làm cho luân canh cây trồng trở thành
biện pháp khó thành công. Ngoài ra, các loại cây trồng theo hướng gió có thể bị
ảnh hưởng bởi rệp muội bông có thể phát tán nhờ gió. Cây trồng bị nhiễm bệnh
nên ñược tiêu hủy ngay ñể ngăn chặn sự phát tán, và có thể tiêu diệt các ký chủ
phụ nếu chúng là cỏ dại. Dải bảo vệ có thể ñược sử dụng ñể ức chế sự phát triển
của rệp muội bông. Thời vụ trồng có thể ảnh hưởng ñến sự phát triển của quần
thể rệp muội bông (Capinera, 2000).
Biện pháp canh tác hứa hẹn là biện pháp khá hiệu quả trong phòng chống
rệp muội bông. Biện pháp canh tác bao gồm việc tránh các cây trồng mẫn cảm
trồng gần ñịa ñiểm bị nhiễm rệp muội bông, tránh trồng các cây dễ bị nhiễm rệp
muội bông theo hướng gió. Tiêu diệt cỏ dại là ký chủ của rệp muội bông. ðể bỏ
hoang các diện tích bị nhiễm rệp muội bông sau thu hoạch ñể giảm số lượng của
chúng, tuân theo nguyên tắc trồng cây khỏe, tránh bón thừa ñạm, trồng các loại
cây dẫn dụ (Hale, 2009).
Wael và Mossler (2000) thấy rằng, trồng sớm ngay cả với vụ thu là hiệu
quả, bởi vì số lượng rệp muội bông có xu hướng giảm từ giữa mùa hè và không

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 13


tăng lại cho ñến cuối vụ. ðể giảm số lượng rệp muội bông và sự lây lan của các
virus mà chúng là vector, dưa hấu trồng trong mùa hè và mùa thu nên trồng cách
xa cánh ñồng trồng cây họ bầu bí ở mùa xuân trước ñó. Ngoài ra, cỏ dại trong và
xung quanh ruộng trồng có thể là nơi trú ngụ của rệp muội bông nên loại bỏ.
1.2.6.2.

Biện pháp giống chống chịu rệp muội bông A. gossypii


Theo Yi et al. (2009) giống kháng ñược sử dụng rộng rãi ñể phòng trừ rệp
muội bông ở Trung Quốc. Khi nghiên cứu tại Tân Cương, Trung Quốc, thấy rằng
giống bông Tân Hợi 21 có khả năng chống chịu với rệp muội bông rất tốt.
Nhiều giống dưa hấu có khă năng chống virus (truyền từ rệp muội bông),
và người trồng nên xem xét trong quá trình quản lý dịch hại ñể ra quyết ñịnh hợp
lý khi phòng trừ rệp muội bông, biết những virus phổ biến nhất ñối với diện tích
trồng của mình ñể chọn ñược những giống kháng virus chính xác (Everts et al.,
2008).
Một số giống dưa chuột ñã ñược thử nghiệm tính kháng rệp muội bông A.
gossypii trong ñiều kiện nhà kính. Các kết quả thu ñược thấy rằng rệp muội bông
nuôi trên giống dưa Beth alpha F1 sinh sản ít hơn khi nuôi trên các giống khác
(Hafiz, 2008).
Biện pháp dùng giống kháng cũng ñược tác giả Chen et al. (1997)
nghiên cứu.
1.2.6.3. Biện pháp sinh học phòng chống rệp muội bông A. gossypii
Biện pháp sinh học phòng chống rệp muội bông từ các loài ăn thịt, ký sinh
và tác nhân gây bệnh ñã ñược nghiên cứu rộng rãi.
Nói chung, khi các quần thể rệp muội bông phát triển mạnh; bọ rùa, côn
trùng ký sinh, ruồi ăn rệp sẽ phát triển và hạn chế số lượng khá nhanh nhưng
thường là quá muộn ñể ngăn ngừa thiệt hại cho cây trồng (Nafus, 2000).
Ong bắp cày ký sinh ñã ñược thử nghiệm tại quần ñảo Mariana mà cụ thể
là tấn công rệp, bao gồm rệp muội bông. Những con ong bắp cày này ñược ñánh
giá cao và mẫn cảm với thuốc xịt hóa chất. Cần cẩn thận khi sử dụng thuốc xịt
hóa chất nếu không sẽ làm ảnh hưởng, rối loạn sự kiểm soát này ở những nơi
thiên ñịch ñã ñược sử dụng (Nafus, 2000).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 14



Kẻ thù tự nhiên quan trọng nhất của rệp muội bông giữa mùa ở khu vực
trung tâm phía nam của Mỹ là loại nấm entomopathogenic. Nấm này lan truyền
nhờ gió, giết chết rệp muội bông chỉ ba ngày sau khi nhiễm trùng. Nấm này
thường gây hại cho quần thể rệp muội bông từ cuối tháng 6 ñến ñầu tháng 8.
Quần thể rệp muội bông bị ảnh hưởng thường giảm mật ñộ cao ñến thấp trong
vòng 5 – 10 ngày kể từ ngày ñầu tiên nhiễm bệnh. ðây là một công cụ quản lý
dịch hại tổng hợp quan trọng và cần thiết ñể loại bỏ sự cần thiết của thuốc trừ sâu
(Jones, 2004).
Kiểm soát sinh học có hiệu quả trong việc giảm mật ñộ rệp muội bông. Bọ
rùa, ruồi ăn rệp là các loài săn rệp muội bông mạnh mẽ. ðiều quan trọng cần lưu
ý rằng kiến có thể ăn dịch tiết ra của rệp muội bông và bảo vệ rệp muội bông
khỏi thiên ñịch của chúng. Ong Lysiphlebus testaceipes Cresson, cũng ñược biết
ñến như một loài ký sinh rệp muội bông. Một số nấm bệnh có thể ảnh hưởng ñến
rệp muội bông khi ñiều kiện ẩm ướt kéo dài. Mặc dù thiên ñịch có thể hạn chế số
lượng dịch hại nhưng sẽ không tiêu diệt hết chúng. Như vậy, virus vẫn có thể lây
truyền bởi rệp muội bông (Hale, 2009).
Everts et al. (2008) ñã nghiên cứu và thấy rằng sử dụng biện pháp hóa học
là không cần thiết nếu chúng ta thấy tỷ lệ một thiên ñịch trên 50 rệp muội bông
trên một cây.
Một số tác giả cũng ñã nghiên cứu về biện pháp sinh học phòng chống rệp
muội bông như: Steinkraus et al. (2002) nghiên cứu dùng nấm Neozygites
fresenii ñể phòng trừ rệp muội bông tại California, Mỹ. Chen et al. (2013) ñã
nghiên cứu về khả năng ăn mồi của bọ rùa H. dimicata ở các mức nhiệt ñộ khác
nhau như 15oC, 20oC và 25oC. Burgio et al. (1997) ñã nghiên cứu dùng biện pháp
sinh học ñể quản lý rệp muội bông trong nhà kính trên dưa và bầu bí.
Perdikid và Lykouressis (2003) ñã thử nghiệm khả năng ăn mồi của loài
Macrolophus pygmaeus với rệp muội bông ở các mức nhiệt ñộ 15oC, 20oC, 25oC
và 30oC.


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 15


Kiểm soát sinh học ñược coi là một biện pháp lâu dài, bền vững ñể quản
lý rệp muội bông so với biện pháp hóa học. Biện pháp sinh học là một biện pháp
quan trọng trọng biện pháp phòng trừ tổng hợp (Sarwar et al., 2013).
Gill (2012) ñã áp dụng phương pháp tưới vào ñất tuyến trùng
entomopathogenic, lặp ñi lặp lại trong 4 tuần và giữ cho quần thể nấm dưới sự
kiểm soát ñể quản lý hai loài rệp là A. gossypii và Myzus persicae trong nhà kính.
Ba loài bắt mồi: Phytoseiulus persimilis (Athias - Henriot), Cucumeris
Neoseiulus (Oudemans) và Neoseiulus californicus (McGregor) và chất diệt
khuẩn denatol ñược ñánh giá là tác nhân kiểm soát sinh học tiềm năng cho Thrips
tabaci (Lind.) và Aphis gossypii Glover trên cà tím (Madgy et al., 2009).
Nasruddin (2010) khi nghiên cứu về khả năng phòng chống rệp muội bông
A. gossypii của nấm Fusarium mycelia trên cây ớt với nồng ñộ từ 0,024 ppm ñến
240,000 ppm; thấy rằng hiệu quả phòng trừ rệp muội bông từ 6,50% ñến 90,97%.
1.2.6.4. Biện pháp vật lý cơ giới phòng chống rệp muội bông A. gossypii
Sử dụng màng phủ plastic trong sản xuất rau nói riêng và sản xuất nông
nghiệp nói chung, là một trong những tiến bộ kỹ thuật của ngành nông nghiệp.
Sử dụng màng phủ plastic trong sản xuất rau ñược bắt ñầu từ thập kỷ 50, ñi ñầu
là những nước như: Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Indonesia, ðài Loan…
Năm 1951, ở Nhật từng ứng dụng thành công màng phủ plastic cho vùng
trồng rau khí hậu lạnh. Hằng năm lượng màng phủ sử dụng ở Mỹ hơn 51 tấn với
diện tích khoảng 26.000 ha.
Biện pháp vật lý bao gồm cả việc sử dụng các lớp phủ phản xạ ánh sáng
và nhiệt, màng phủ và dải bảo vệ ñã ñược sử dụng thành công ñể ñẩy lùi rệp
muội bông khỏi cây trồng. Cây ñược bảo vệ bởi màng phủ có khởi ñầu rất tốt và
có hiệu lực cho ñến khi lá vươn ra khỏi bề mặt phản xạ. Sử dụng cách xịt nước

ñể loại bỏ rệp muội bông bám trên cây. Ngoài ra, cày ruộng bị nhiễm rệp muội
bông sau thu hoạch (Hale, 2009).
1.2.6.5. Biện pháp hóa học phòng trừ rệp muội bông A. gossypii
Mặc dù, may mắn cho chúng ta, rệp muội bông có hơn 40 kẻ thù tự nhiên
hạn chế sự phát triển của nó trong nhiều vùng nhưng việc phòng chống bằng các
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 16


biện pháp nhân tạo trở nên cần thiết khi ñiều kiện thời tiết không thuận lợi cho
thiên ñịch của chúng (Chittenden, 1918).
Sử dụng các loại thuốc trừ sâu ñể phòng trừ loài khác gây hại ñôi khi dẫn
ñến sự bùng phát của rệp muội bông; vô tình tiêu diệt các loài thiên ñịch chính là
nguyên nhân của hiện tượng này. Tuy nhiên, rệp muội bông ñã kháng lại rất
nhiều loại thuốc do sử dụng tràn lan (Capinera, 2000).
Theo nghiên cứu của McKenzie và Cartwright (1994); Almeida (2001);
Hardke et al. (2005); Patil và Patel (2008); Adachi et al. (2009) và Habashy et
al. (2010), khi thử nghiệm hiệu quả phòng trừ của một số loại hoạt chất phòng
trừ rệp muội bông như: Carbosulfan, imidacloprid, acetamiprid, thiamethoxam,
fenvalerate, flonicamid, dicrotophos, chlopyrifos, dimethoate… ñể tìm ra các loại
thuốc hiệu quả nhất, trong ñó carbosulfan là một trong những loại thuốc hiệu quả
cao nhất.
ðộc tính của imidacloprid và primicarb với tất cả các giai ñoạn của rệp
muội bông A. gossypii ñã ñược nghiên cứu trong phòng thí nghiệm dưới ñiều
kiện 25 ± 1oC, 65 ± 5% RH. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhìn chung
imidacloprid và primicarb có hiệu quả chống lại rệp muội bông, hiệu quả giảm
khi tuổi rệp muội bông tăng lên (Jam, 2013). Tuy nhiên, rệp muội bông cũng dần
hình thành tính kháng với các loại thuốc trên (Martin and Workman, 1997).
Chittenden (1918) ñã nói về cách phòng trừ rệp muội bông bằng cách phun

xà phòng. Gần như mọi loại xà phòng ñều có giá trị như thuốc xịt cho việc kiểm
soát rệp muội bông và những loài khác thuộc họ này. Cả loại xà phòng cứng và
mềm, sản xuất từ dầu cá ñều có thể dùng.
Ngoài ra, Hale (2009) cũng nói về việc xịt xà phòng nhưng lưu ý thêm
không dùng quá 3 lần/2 tuần và không dùng khi nhiệt ñộ cao hơn 90oF.
Theo Baameur et al. (2009), kẻ thù tự nhiên của rệp muội bông rất nhiều,
nhưng chúng sẽ không ngăn ngừa sự lây truyền virus. Sử dụng imidacloprid,
acetamiprid hoặc thiamethoxam. ðể ngăn ngừa sự kháng thuốc, chỉ sử dụng một
lần mỗi năm xen kẽ với pymetrozine. Rệp muội bông ñang dần kháng thuốc với
các thuốc nhóm pyrethroid tổng hợp.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 17


Ngoài ra, tác giả Webb (1996) ñã thử nghiệm các hoạt chất pymetrozine,
endosulfan, pirimicarb, imidacloprid ñể phòng trừ rệp muội bông. Còn Yankova
et al. (2014) ñã dùng dầu thực vật ñể phòng trừ rệp muội bông trên họ bầu bí
trong nhà kính.
Najar - Rodríguez (2007) ñã tiếp tục nghiên cứu việc sử dụng PSO
(Petroleum spray oils) ñể phòng trừ rệp muội bông A. gossypii.
1.3. Tình hình nghiên cứu trong nước
1.3.1.Thành phần sâu nhện hại cây dưa hấu
Theo Nguyễn Hồng Yến (2009): Trên dưa hầu có 42 loài sâu hại chính
thuộc 22 họ của 7 bộ côn trùng và 1 bộ nhện nhỏ.
Trong 42 loài côn trùng và nhện gây hại trên dưa hấu ở tỉnh Hòa Bình,
chúng thuộc 22 họ của 7 bộ Côn trùng và 1 bộ Nhện nhỏ. Trong 7 Bộ côn trùng,
Bộ Cánh cứng có số lượng loài nhiều nhất với 11 loài, chiếm 26,19% số loài. Bộ
Hai cánh ít nhất với 2 loài, chiếm 4,76% số loài.
Trong ñó, có 2 loài rất phổ biến là rệp muội bông Aphis gossypii Glover

và bọ trĩ dưa Thrips palmi Karny. Các loài xuất hiện phổ biến gồm có Bọ phấn
trắng Bemisia myricae (Kwayana), Châu chấu cánh ngắn Oxya diminuta Walker,
Bọ bầu vàng Aulacophora femoralis (Motschulsky), Ruồi ñục quả bầu bí
Bactrocera (Z.) cucurbitae (Coquillet) và Nhện ñỏ 2 chấm Tetranychus urticae
Koch. Các loài khác xuất hiện với tần số thấp hoặc rất thấp.
Trong 3 loài bọ trĩ, có 2 loài là Bọ trĩ dưa Thrips palmi Karny và Bọ trĩ
thuốc lá Thrips tabaci Lindeman nằm trong danh mục 5 loài bọ trĩ ñã phát hiện
trên dưa hấu tại Long An, còn loài Bọ trĩ lạc Scirtothrips dorsalis Hood không
nằm trong danh mục ñó.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 18


1.3.2. Phân loại, phân bố và tác hại của rệp muội bông
1.3.2.1.

Vị trí phân loại của rệp muội

Rệp muội là nhóm côn trùng chích hút thuộc họ rệp muội Aphididae, bộ
cánh ñều (Homoptera). Tổng họ rệp muội có từ 280 triệu năm trước ñây trong kỷ
Cacbon.
1.3.2.2. Phân bố của rệp muội bông
Rệp muội bông phân bố từ 40 vĩ ñộ Nam ñến 60 vĩ ñộ Bắc bao gồm các
nước trồng bông, ñay như Việt Nam, Ấn ðộ, Inñônêxia, Trung Quốc, các nước
cộng hòa vùng Trung Á… Ở Việt Nam gặp chúng ở các tỉnh ñồng bằng và trung
du, có nhiều vào tháng 2 ñến tháng 6 (Nguyễn Xuân Thành, 1996).
1.3.2.3. Mức ñộ gây hại của rệp muội bông
Rệp muội bông thường tập trung mặt dưới của lá, hoặc ngọn cây, búp non,

hoa quả… ñể hút nhựa cây. Ngoài hút nhựa cây, rệp muội bông còn truyền các bệnh
virus cho cây. Rệp muội bông hút nhựa cây, thải các chất ngọt là môi trường thuận
lợi ñể nấm mốc phát triển. Khi nấm sinh sôi nảy nở làm cho quả không nở ñược,
bông bị giây bẩn, làm giảm chất lượng sản phẩm (Nguyễn Xuân Thành, 1996).

Hình 1.1. Rệp muội bông A. gossypii trên lá dưa hấu
(Nguồn: Bùi Thanh Hưng, 2015)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 19


×