Tải bản đầy đủ (.doc) (90 trang)

khảo sát nồng độ ức chế tối thiểu của vi khuẩn với ciprofloxacin tại khoa hồi sức tích cực bệnh viện bạch mai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 90 trang )

1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ciprofloxacin là một kháng sinh thế hệ hai trong nhóm fluoroquinolon
được sử dụng từ năm 1981 tới nay. Với hoạt tính mạnh, phổ tác dụng rộng,
tương đối ít tác dụng không mong muốn, ciprofloxacin được chỉ định rộng rãi
trong điều trị nhiều loại nhiễm khuẩn, đặc biệt là nhiễm khuẩn nặng do vi
khuẩn Gram âm gây ra [28]. Tuy nhiên, hiện nay, với việc sử dụng phổ biến
cùng với mức liều thấp đã hạn chế rất nhiều hiệu quả của kháng sinh này trên
lâm sàng, Mức liều thấp hơn liều khuyến cáo là nguyên nhân lớn dẫn tới thất
bại trong điều trị và làm gia tăng khả năng kháng thuốc của các vi khuẩn.
Sự gia tăng MIC theo thời gian chứng tỏ sự nhạy cảm của vi khuẩn với
kháng sinh ngày càng kém. Theo CLSI 2012 thì nồng độ MIC của
Ciprofloxacin ở mức S là: ≤ 1µg/ml, I = 2 µg/ml và R ≥ 4 µg/ml với
Acinetobacter spp và Pseudomonas aeruginosa [29].
Sự gia tăng của MIC kèm theo với sự đáp ứng lâm sàng kém cũng như
vấn đề thất bại trong điều trị, chứng tỏ vi khuẩn ngày càng đề kháng mạnh với
kháng sinh, đặc biệt với các chủng vi khuẩn gây nhiễm trùng bệnh viện.
Tình hình vi khuẩn kháng kháng sinh nói chung và nhóm Fluoroquinolon
nói riêng đang ngày càng gia tăng dẫn đến yêu cầu phải sử dụng nhóm thuốc
này hợp lý theo các nguyên tắc sử dụng kháng sinh [9].
Chưa có các nghiên cứu riêng về việc sử dụng Ciprofloxacin với tình
hình gia tăng kháng thuốc của vi khuẩn. Liều dùng Ciprofloxacin có đáp ứng
được hiệu quả hay không vẫn là câu hỏi đặt ra của nhiều nhà chuyên môn.
2
Vì những lý do trên chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài:”Khảo sát
nồng độ ức chế tối thiểu của vi khuẩn với CIPROFLOXACIN tại khoa Hồi
sức tích cực bệnh viện Bạch Mai”
Với hai mục tiêu nghiên cứu:
1. Xác định nồng độ ức chế tối thiểu của một số chủng vi khuẩn với
CIPROFLOXACIN
2. Nhận xét đáp ứng lâm sàng của những bệnh nhân có nhiễm khuẩn


với Ciprofloxacin
3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
I. ĐẠI CƯƠNG VỀ KHÁNG SINH
1. Định nghĩa
Thuật ngữ kháng sinh theo quan niệm truyền thống được định nghĩa là
những chất do các vi sinh vật (vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn…) tạo ra có khả năng
ức chế sự phát triển hoặc tiêu diệt vi khuẩn khác.
Ngày nay, kháng sinh không chỉ được tạo ra bởi các vi sinh vật mà còn
được tạo ra bằng quá trình bán tổng hợp hóa học, do định nghĩa về kháng sinh
cũng thay đổi, hiện nay kháng sinh được định nghĩa như sau:
Kháng sinh vật là những chất có nguồn gốc vi sinh vật, được bán tổng
hợp hoặc tổng hợp hóa học. Với liều thấp có tác dụng kìm hãm hoặc tiêu diệt
vi sinh vật gây bệnh [3].
2. Phân loại
2.1. Dựa vào tính nhạy cảm của vi khuẩn với kháng sinh
Tính nhạy cảm của kháng sinh được xác định dựa vào nồng độ ức chế
tối thiểu (MIC) và nồng độ diệt khuẩn tối thiểu (MBC).
Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC – Minimal Inhibitory Concentration)
của một kháng sinh là nồng độ thấp nhất mà kháng sinh có khả năng ức chế
sự phát triển của vi khuẩn sau khoảng 24 giờ nuôi cấy. Nồng độ diệt khuẩn tối
thiểu (MBC – Minimal Bactericidal Concentration) là nồng độ thấp nhất làm
giảm 99,9% lượng vi khuẩn.
Dựa vào tính nhạy cảm của vi khuẩn với kháng sinh, người ta chia kháng
sinh ra thành 2 nhóm chính: Kháng sinh diệt khuẩn, kháng sinh kìm khuẩn.
4
* Kháng sinh Diệt khuẩn
Là kháng sinh có MBC tương đương với MIC (tỉ lệ MBC/MIC xấp xỉ
bằng 1) và dễ dàng đạt được MBC trong huyết tương. Nhóm này bao gồm:

penicinlin, cephalosporin, aminosid, polymyxin.
* Kháng sinh kìm khuẩn
Là kháng sinh có MBC lớn hơn với MIC (tỉ lệ MBC/MIC > 4) và khó
đạt được MBC trong huyết tương. Nhóm này bao gồm: Tetracyclin,
Cloramphenicol, macrolid.
Cách phân loại này có ý nghĩa trong lâm sàng, giúp thày thuốc sử dụng
kháng sinh có hiệu quả hơn. Cụ thể là:
Các nhiễm khuẩn nhẹ có thể dùng kháng sinh kìm khuẩn để hạn chế sự
sinh sản và ức chế sự phát triển của vi khuẩn tao điều kiện cho cơ thể tiêu diệt
vi khuẩn.
Các nhiễm khuẩn nặng hoặc những người có sức đề kháng kém, nên sử
dụng kháng sinh diệt khuẩn.
Hình 1.1. Cơ chế và vị trí tác dụng của kháng sinh
2.2. Dựa vào cơ chế tác dụng của kháng sinh
Dựa vào cơ chế tác dụng, chia thành các nhóm:
- Thuốc ức chế tổng hợp vách tế bào vi khuẩn: β – lactam, vancomycin,
bacitracin, fosfomycin.
5
- Thuốc ức chế hoặc thay đổi tổng hợp protein của vi khuẩn:
cloramphenicol, tetracyclin, macrolid, lincosamid và aminoglycosid.
- Thuốc ức chế tổng hợp acid nhân: quinolon, rifampicin.
- Thuốc ức chế chuyển hóa: co – trimoxazol.
- Thuốc làm thay đổi tính thấm của màng tế bào: polymyxin, amphotericin.
2.3. Dựa vào cấu trúc hóa học
Chia kháng sinh thành các nhóm sau:
* Nhóm beta lactam
- Penicilin: benzylpenicilin, oxacilin, ampicilin…
- Cephalosporin: cephalexin, cefaclor, cefotaxim…
- Các betalactam khác: carbapenem, monobactam, chất ức chế beta
lactamase.

* Nhóm aminoglycosid (aminosid): streptomycin, gentamicin, tobramycin…
* Nhóm macrolid: erytheromycin, clarithromycin, spiramycin…
* Nhóm lincosamid: lincomycin, clindamycin.
* Nhóm phenicol: cloramphenicol, thiamphenicol.
* Nhóm cyclin: tetracyclin, doxycyclin…
* Nhóm peptid
- Glucopeptid: vancomycin.
- Polypeptid: polymyxin, bacitracin.
* Nhóm quinonlon: acid nalidixic, ciprofloxacin, ofloxacin…
* Nhóm co – trimoxazol: co – trimoxazol.
3. Cơ chế tác dụng của kháng sinh
3.1. Ức chế tổng hợp vách tế bào vi khuẩn
Vách tế bào vi khuẩn chủ yếu được cấu tạo từ peptidoglycan, là thành
phần quan trọng đảm bảo tính vững chắc của tế bào, vì vậy rất cần cho sự tồn
tại và quan trọng đảm bảo tính vững chắc của tế bào, vì vậy rất cần cho sự
6
tồn tại và phát triển của tế bào vi khuẩ. Các kháng sinh diệt khuẩn ức chế quá
trình tổng hợp vách tế bào vi khuẩn. Vi khuẩn không có vách che chở sẽ bị
tiêu diệt.
3.2. Tác động lên quá trình tổng hợp protein của vi khuẩn
* Gắn vào các tiêu đơn vị 30S hoặc 50S, làm gián đoạn quá trình tổng
hợp protein của vi khuẩn nên có tác dụng kìm khuẩn: cloramphenicol,
tetracyclin, macrolid và lincosamid.
* Gắn vào tiêu đơn vị 30S của ribosom làm sai lệch quá trình tổng hợp
của protein cần thiết cảu vi khuẩn nên có khả năng tiêu diệt vi khuẩn.
Các aminoglycosid và spectinomycin gắn vào tiêu đơn vị 30s của
ribosom, gây biến dạng ribosom và tác động đến quá trình tổng hợp protein
của vi khuẩn theo 3 cách sau:
- Cản trở việc tạo thành phức hợp khởi đầu.
- Gây đọc sai mã ở tiểu đơn vị 30S nên trình tự sắp xếp của các acid

amin không đúng. Kết quả là tạo ra các protein của tế bào vi khuẩn không có
hoạt tính, làm vi khuẩn bị tiêt diệt.
- Chuyển các polysom thành monosom chỉ một ribosom tiếp cận với sơi
ARNm và không thể trược dọc theo sợi ARNm để tổng hợp chuỗi peptid mới.
7
3.3. Ức chế tổng hợp acid nhân
* Quá trình tổng hợp acid nhân: được thực hiện qua 2 giai đoạn sao
chép (replication), phiên mã (transcription).
Sao chép: phân tử ADN tự nhân đôi để tạo ra các ADN mới giống hệt
ADN mẹ nhờ ADN polymerase. Sau đó các ADN này liên kết lại với nhau tạo
thành vòng soắn. Quá trình đóng mở vòng xoắn ADN để sao chép được thực
hiện nhờ ADN – gyrase.
Phiên mã: là quá trình chuyển thông tin từ ADN cho ARNm nhờ ARN
polymerase phụ thuộc ADN.
* Quá trình ức chế tổng hợp acid nhân: Quinolon gắn với topoisomerase
II của vi khuẩn (ADN – gyrase) làm mất hoạt tính enzym. Do không có khả
năng mở vòng xoán để thực hiện việc sao chép mã di truyền được vi khuẩn bị
tiêu diệt.
Rifampicin gắn vào tiểu đơn vị β của ARN polymerase phụ thuộc ADN
nên ức chế tổng hợp ARN.
3.4. Thay đổi tính thấm của màng
Màng tế bào vi khuẩn là nôi trao đổi chất giữa tế bào vi khuẩn với môi
trường bên ngoài. Màng có tính thấm chọn lọc đối với ion để duy trì sự ổn
định cho các thành phần bên trong màng. Các kháng sinh tác động màng, làm
thay đổi tính thấm của màng (các ion Mg
++
, Ca
++
, K
+

, thoát ra ngoài tế bào
nhiều), gây rối loạn quá trình trao đổi chất giữa tế bào vi khuẩn với môi
trường làm vi khuẩn bị tiêu diệt.
3.5. Kháng chuyển hóa (ức chế tổng hợp acid folic)
Acid folic cần cho sự tồn tại và phát triển của vi khuẩn. Quá trình tổng
hợp và chuyển hóa acid folic được thực hiện nhờ 2 enzym là dihydrofolat
synthetase và dihydrofolat reductase.
8
3.6. Sự nhạy cảm kháng sinh của vi khuẩn
Khi cho vi khuẩn tiếp xúc với kháng sinh ở liều thường dung, vi khuẩn
bị ức chế hoặc bị tiêu diệt.
Một vi khuẩn có thể nhạy cảm với kháng sinh này mà không nhạy cảm
với kháng sinh khác và ngược lại.
Một vi khuẩn có thể nhạy cảm với một ít kháng sinh hoặc với rất nhiều
loại kháng sinh. Sự nhạy cảm kháng sinh của vi khuẩn có thể mất đi và vi
khuẩn trở nên kháng với kháng sinh sinh đó.
Xác định sự nhạy cảm kháng sinh của một loại vi khuẩn nào đó giúp
chọn lựa kháng sinh tốt nhất để điều trị bệnh nhiễm trùng.
Có 2 phương pháp dung để xác định sự nhạy cảm kháng sinh.
3.6.1. Phương pháp khuếch tán trong thạch
Phương pháp này có nhiều kỹ thuật: Đục lỗ, làm rãnh, và khoanh giấy
tẩm kháng sinh. Phương pháp dung khoanh giấy thường được sử dụng hơn cả.
Trên hộp chứa môi trường dinh dưỡng đặc đã cấy vi khuẩn thuần khiết phân
lập từ bệnh nhân. Đặt các khoanh giấy tẩm các loại kháng sinh khác nhau lên
mặt thạch. Ủ ở nhiệt độ 37
0
C trong 18 – 24 giờ, đọc kết quả dựa vào đường
kính vùng ức chế (không có vi khuẩn mọc) để xác định vi khuẩn nhạy cảm
hay không nhạy cảm với kháng sinh.
3.6.2. Phương pháp pha loãng

Kháng sinh được pha loãng dần trong một dãy ống nghiệm chứa môi
trường dinh dưỡng lỏng. Sau đó cho một lượng nhất định vi khuẩn vào môi
trường. Ủ ở nhiệt độ 37
0
C trong 18 – 24 giờ và đọc kết quả nồng độ kháng
sinh tối thiểu ức chế vi khuẩn ở ống môi trương vẫn còn trong cuối cùng, từ
đó xác định sự nhạy cảm của kháng sinh.
Đa số kháng sinh ở liều thấp có tác dụng ức chế, ở liều cao có tác dụng
diệt khuẩn.
9
4. Sự kháng kháng sinh của vi khuẩn
Kháng sinh muốn phát huy được tác dụng thì phải xâm nhập được vào
ổ viêm và gắn được vào receptor ở tế bào vi khuẩn. Trong thực tế, nhiều khi
sử dụng kháng sinh thất bại, đó chính là do vi khuẩn kháng lại kháng sinh.
4.1. Thế nào là vi khuẩn kháng kháng sinh
Vi khuẩn được coi là kháng một kháng sinh nào đó nếu sự phát triển
của nó không bị ngừng lại khi kháng sinh đó đã được dùng ở nồng độ tối đa
mà bệnh nhân còn dung nạp thuốc.
4.2. Các kiểu kháng kháng sinh của vi khuẩn.
Kháng thuốc giả (kháng không do di truyền)
Có 3 nguyên nhân chính gây kháng thuốc giả
- Hệ thống miên dịch của bệnh nhân bị suy giảm, không đủ khả năng
tiêu diệt các vi khuẩn đã bị kháng sinh ức chế. Kiểu kháng này chủ yếu gặp ở
người già yếu hoặc người dùng thuốc ức chế miễn dịch (corticoid, thuốc điều
trị ung thư…).
- Vi khuẩn chui sâu vào tế bào, tạo vỏ bọc, không sinh sản phát triển,
do đó không chịu tác động của kháng sinh (tuy nhiên, khi phân chia sẽ lại
chịu tác động của kháng sinh). Cách này thường gặp ở trực khuẩn lao và một
số ký sinh vật như ký sinh trùng sốt rét, amip.
- Khi có vật cản, tuần hoàn ứ trệ… kháng sinh không thấm được vào ổ

viêm nhiễm nên không tác động vào vi khuẩn được. Khi loại bỏ vật cản,
kháng sinh lại phát huy tác dụng.
Kháng thuốc thật
- Kháng thuốc tự nhiên: là tính kháng thuốc vốn có của một số vi khuẩn
đối với một số kháng sinh.
10
Ví dụ: các vi khuẩn gram âm luôn kháng vancomycin và penicilin. Các
vi khuẩn không có vách tế bào như Mycoplasma không chịu tác dụng của các
kháng sinh ức chế tổng hợp vác tế bào như các lenicilin, cephalosporin,
vancomycin. Escherichia coli không chịu tác dụng của erythromycin.
- Kháng thuốc thu được: là kháng thuốc do biến đổi di truyền. Vi khuẩn
từ chỗ không có trở thành có gen kháng thuốc. Nghĩa là, ADN của vi khuẩn có
khả năng đột biến gen hoặc nhận gen đề kháng từ vi khuẩn khác truyền cho.
+ Đột biến gen: là đột biến tự phát trên một điểm của nhiễm sắc thể
kiểm soát sự nhạy cảm với kháng sinh (làm thay đổi cấu trúc receptor gắn với
thuốc ở vi khuẩn). Những tế bào mang gen đột biến sống sót sau đột biến sẽ
truyền các đặc tính đột biến cho tế bào.
+ Nhận gen kháng thuốc (kháng thuốc qua plasmid): Các gen kháng
thuốc có thể truyền từ vi khuẩn này sang vi khuẩn khác qua các hình thức vận
chuyển chất liệu di truyền sau:
Tiếp hợp: là 2 vi khuẩn tiếp xúc trực tiếp với nhau và truyền cho nhau
đoạn ADN mang gen đề kháng.
Biến nạp: khi vi khuẩn mang gen kháng thuốc bị phân giải, sẽ giải
phóng ra đoạn ADN tự do, những đoạn ADN này sẽ xâm nhập vào tế bào vi
khuẩn khác.
Tải nạp: là cách chuyển gen kháng thuốc từ vi khuẩn này sang vi khuẩn
khác thông qua phage.
4.3. Cơ chế kháng thuốc
Tạo enzym phân hủy hoạc biến đổi khang sinh
Các vi khuẩn có khả năng tạo ra các enzym phân hủy hoặc biến đổi do

đó làm mất tác dụng của kháng sinh. Ví dụ:
11
Các vi khuẩn Streptococcus tạo ra beta lactamase phá hủy vòng beta
lactam nên kháng được kháng sinh beta lactam.
Các vi khuẩn kháng thuốc có thể do thay đổi vị trí repeptor gắn với
thuốc, ví dụ: một số vi khuẩn kháng beta lactam do thay đổi receptor PBP
(Penicilin Binding Proterin), penicilin không gắn được vào receptor trên vi
khuẩn nên không có tác dụng diệt khuẩn.
5. Tác dụng không mong muốn của kháng sinh
Phần lớn các kháng sinh an toàn khi được sử dụng đúng. Tuy nhiên dù ít
hay nhiều chúng đều có thể gây ra các tác dụng không mong muốn và tai biến.
5.1. Phản ứng dị ứng
- Sốc phản vệ: là một trong những phản ứng dị ứng nguy hiểm nhất có
thể xảy ra khi sử dụng kháng sinh, đặc biệt là các kháng sinh penicilin.
Hội chứng Stevens – Johnson và Lyell: cũng là những hội chứng dị ứng
rất nguy hiểm gây tỷ lệ tử vong cao.
- Các phản ứng dị ứng khác: nổi ban, mày đay, viêm mạch hoại tử,
viêm đa khớp, giảm bạch cầu…
Trước khi dùng thuốc phải khai thác tiền sử của bệnh nhân và làm test.
Các test thông dụng hiện nay có test nội bì, test hoa thị và test kích thích.
Khi gặp phản ứng dị ứng: các trường hợp nhẹ chỉ cần ngừng thuốc và điều
trị bằng các kháng histamin. Trường hợp nặng, ví dụ sốc phản vệ thì phải có biện
pháp xử trí khẩn cấp bằng các thuốc kháng histamin, các glucocorticoid, thuốc
trợ tuần hoàn, trợ hô hấp…
5.2. Bội nhiễm
Bội nhiễm là hiện tượng nhiễm khuẩn trong hoặc sau khi dùng kháng
sinh, đặc biệt là các kháng sinh phổ rộng hoặc khi phối hợp nhiều loại kháng
sinh mà các kháng sinh này thải nhiều qua phân. Các kháng sinh này tiêu diệt
12
vi sinh vật có ích nên tạo điều kiện thuận lợi cho các chủng vi khuẩn gây bệnh

phát triển. Ví dụ:
Dùng các lincosamid lâu ngày gây viêm nhiễm ruột màng giả
Dùng tetracyclin lâu ngày gây bội nhiễm nấm âm đạo.
5.3. Các tác dụng không mong muốn khác
Rối loạn tiêu hóa (erythromycin).
Độc với thận, thính giác (các aminoglycosid, cepphalosporin).
Độc với hệ tạo máu (cloramphenicol).
Ảnh hưởng tới sự phát triển của răng, xương (tetracyclin)….
6. Nguyên tắc sử dụng kháng sinh
Chỉ sử dụng kháng sinh khi có nhiễm khuẩn
Các kháng sinh thưởng chỉ có tác dụng với các vi khuẩn (trừ một số ít
có tác dụng trên cả sinh vật đơn bào, nấm, vi rút). Chính vì thế phải xác định
xem cơ thể có nhiểu vi khuẩn hay không thì mới dùng kháng sinh. Có 2 cách
xác định: xét nghiệm cận lâm sàng (cấy tìm vi khuẩn trong bệnh phẩm) chẩn
đoán lâm sàng (dự vào dấu hiệu sốt cao trên 39
0
C).
Lựa chọn kháng sinh hợp lý
Để lụa chọn kháng sinh đúng, hợp lý cần dựa vào phổ tác dụng, tính
chất dược động học, vị trí nhiễm khuẩn và tình trạng người bệnh.
Sử dụng kháng sinh đúng liều, đúng cách và đủ thời gian
- Để chọn được liều phù hợp cần phải dựa vào mức độ nhiễm khuẩn,
tuổi tác và thể trạng bệnh nhân.
- Dùng kháng sinh phải dùng ngay liều điều trị mà không tăng dần
liều, điều trị liên tục, không ngắt quãng và không giảm liều từ từ để tránh
kháng thuốc.
13
Thời gian điều trị kháng sinh cho các nhiễm khuẩn nhẹ, thông thường
là 7-10 ngày. Các nhiễm khuẩn nặng (như nhiễm khuẩn huyết) hoặc nhiễm
khuẩn ở mô mà kháng sinh khó xâm nhập (như màng não, tủy xương…) thì

đợt điều trị thường kéo dài hơn, có khi tới 4-6 tuần. Cá biệt với bệnh lao,
phong, đợt điều trị kháng sinh thường kéo dài trên 6 tháng.
Phối hợp kháng sinh hợp lý
Mục đích của phối hợp kháng sinh là nới rộng phổ tác dụng, tăng hiệu
quả điều trị và giảm kháng thuốc. Muốn phối hợp kháng sinh hợp lý, cần hiểu
rõ đặc tính của kháng sinh sao cho khi phối hợp sẽ tạo ra tác dụng hiệp đồng,
tránh tác dụng đối kháng và tương kỵ.
- Các phối hợp tạo tác dụng hiệp đồng là: các penicilin với các chất ức chế
beta lactamase, các penincilin với các aminosid, sulfamethoxazol với trimethoprim.
- Các phối hợp gây tác dụng đối kháng là: kháng sinh kìm khuẩn với
kháng sinh diệt khuẩn (penicilin với tetracyclin). Các kháng sinh có cùng đích
tác dụng (erythromycin với lincosamid hoặc với cloramphenicol).
- Các kháng sinh tương kỵ với nhau (như gentamicin với penicilin),
không nên trộn lẫn với nhau trong cùng một bơm tiêm hoặc dịch truyền để
tránh làm mất tác dụng của thuốc.
Dự phòng kháng sinh hợp lý
Dự phòng kháng sinh là dùng kháng sinh để phòng nhiễm khuẩn hoặc
ngăn ngừa nhiễm khuẩn tái phát. Tuy nhiên, việc dùng kháng sinh dự phòng
dễ tạo ra các chủng vi khuẩn kháng sinh nên chỉ dùng kháng sinh dự phòng
trong một số trường hợp sau:
- Dự phòng trong ngoại khoa: nhằm tránh nhiễm khuẩn từ dụng cụ và
môi trường và hạn chế nhiễm khuẩn sau phẫu thuật.
14
- Dự phòng thấp tim do liên cầu: với mục đích dự phòng biến chứng
vào tim trong đợt thấp khớp “dự phòng cấp I” hoặc dùng ngăn chặn tái phát
“dự phòng cấp II”
II. ĐẠI CƯƠNG VỀ CIPROFLOXACIN
1. Nguồn gốc, lịch sử ra đời
Ciprofloxacin là kháng sinh có nguồn gốc tổng hợp, thuộc nhóm
Quinolon thế hệ II [3]. Acid Nalidixic là quinolone đầu tiên được phát hiện

vào năm 1960, được phân lập như một tạp chất trong sản xuất quinine và chủ
yếu được dùng điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu. Sau đó, vào những năm 1980,
Ciprofloxacin cùng với Ofloxacin đã xuất hiện trên thị trường, thuốc có tác
dụng diệt khuẩn toàn thân với tác dụng nhanh và mạnh hơn do khả năng xâm
nhập vào tế bào vi khuẩn cao hơn. Gần đây những quinolon mới được phát
triển như levofloxacin, moxifloxacin, gemifloxacin. [24]
2. Công thức hóa học
Ciprofloxacin cũng như các quinolone khác được bắt nguồn từ
quinine, được gắn với F ở vị trí 6, và gốc piperazinyl-1 ở vị trí thứ 7. Dạng
dùng là muối hydroclorid khan hay gậm nước hoặc muối lactat dễ tan hơn,
thường dùng pha tiêm.
[3]
3. Dược động học
Ciprofloxacin hấp thu nhanh và dễ dàng qua đường tiêu hóa. Khi có
thức ăn hấp thu thuốc bị chậm lại nhưng không bị ảnh hưởng một cách đáng
kể,. Thuốc kháng acid có chứa magiê, nhôm hay caxi sẽ làm giảm hấp thu của
15
thuốc, làm giảm nồng độ trong huyết thanh và nước tiểu. Sau khi uống, nồng
độ tối đa của ciprofloxacin trong máu xuất hiện sau 1-2 giờ với sinh khả dụng
tuyệt đối là 70-80%. [23], [32].
Ciprofloxacin liên kết với protein huyết tương 20-40%. Thể tích phân
bố của ciprofloxacin rất lớn (2 - 3 lít/kg thể trọng). Do đó lọc máu hay thẩm
tách màng bụng chỉ rút đi được một lượng nhỏ thuốc [6]. Thuốc được phân bố
rộng khắp và có nồng độ cao ở những nơi bị nhiễm khuẩn (các dịch cơ thể,
các mô). Nồng độ trong mô thường cao hơn nồng độ trong huyết thanh, đặc
biệt là ở các nhu mô, cơ, mật và tuyến tiền liệt [32], thử nghiệm lâm sàng
cũng chứng tỏ thuốc cũng là một lựa chọn rất hữu ích cho những trường hợp
nhiễm trùng đường mật. Nồng độ trong dịch bạch huyết và dịch ngoại bào
cũng gần bằng nồng độ trong huyết thanh. Nồng độ thuốc trong nước bọt,
nước mũi, đờm, dịch ổ bụng, da, sụn và xương tuy có thấp hơn, nhưng vẫn ở

mức độ thích hợp. Nếu màng não bình thường, thì nồng độ thuốc trong dịch
não tủy chỉ bằng 10% nồng độ trong huyết tương, nhưng khi màng não bị
viêm, thì thuốc thấm qua nhiều hơn. Thuốc đi qua nhau thai và bài tiết qua
sữa mẹ.
Thời gian bán thải của thuốc khoảng 3 đến 5 giờ ở người bệnh có chức
năng thận bình thường, thuốc ít có dấu hiệu tích l [32]. Thời gian này kéo dài
hơn ở người bệnh bị suy thận và ở người cao tuổi [6], [32]. Tuy nhiên không
cần hiệu chỉnh liều ở bệnh nhân suy thận trừ suy thận nặng. Có ít thông tin về
ảnh hưởng của suy gan. Thời gian bán thải của ciprofloxacin đã được báo cáo
là kéo dài hơn ở bênh nhân xơ gan nặng. Trừ một số trường hợp ngoại lệ, hầu
hết các nghiên cứu đã chỉ ra rằng dược động học của ciprofloxacin không bị
ảnh hưởng bởi chứng xơ nang [6], [32].
Ciprofloxacin thải trừ chủ yếu qua nước tiểu. Các đường đào thải khác
là chuyển hóa qua gan, bài xuất qua mật, và thải qua niêm mạc vào trong lòng
16
ruột (đây là cơ chế đào thải bù trừ ở người bệnh bị suy thận nặng) có thể
chiếm tới một phần ba lượng thải trừ. Khoảng 40 - 50% liều uống đào thải
dưới dạng không đổi qua nước tiểu nhờ lọc ở cầu thận và bài tiết ở ống thận [6],
[32]. 15% dưới dạng chất chuyển hóa [32]. Khoảng 75% liều tiêm tĩnh mạch
đào thải dưới dạng không đổi qua nước tiểu và 15% theo phân. Có ít nhất 4 chất
chuyển hóa có hóa tính: desethyleneciprofloxacin, sulfociprofloxacin,
oxociprofloxacin và N-formylciprofloxacin. Trong đó Oxociprofloxacin thải trừ
chủ yếu qua đường tiết niệu và sulfociprofloxacin thải trừ chủ yếu qua phân.
Chỉ một lượng nhỏ thuốc được loại bỏ khi lọc máu hoặc lọc phúc mạc [32].
4. Cơ chế tác dụng
Ciprofloxacin gắn với ADN-gyrase và Topoisomerase IV của vi khuẩn
làm mất hoạt tính enzyme. Do không có khả năng mở vòng xoắn để thực hiện
việc sao chép mã di truyền nên vi khuẩn bị tiêu diệt [3], [23], [32].
5. Phổ tác dụng
Ciprofloxacin có hoạt phổ trung bình của quinilone thể hệ II. So với các

flouroquinolon khác ciprofloxacin còn nhạy cảm trên nhiều loại vi khuẩn.
Thuốc có tác dụng đối với hầu hết các vi khuẩn gram âm hiếu khí, bao gồm cả
Enterobacteriaceae và Peudomonas aeruginosa. Ciprofloxacin cũng có tác
dụng chống lại nhiều vi khuẩn Gram (+) hiếu khí, kể cả vi khuẩn sinh
penicillinase, tụ cầu kháng methicillin, mặc dù đã có nhiều chủng
Streptococcus kháng thuốc [23], [32]. Ciprofloxacin có ít tác dụng trên liên
cầu (Streptococci) tương tự ofloxacin và levofloxacin. Thuốc có tác dụng tốt
trên các chủng Gram (-) tốt hơn trên các chủng Gram (+) . Hầu hết các vi
khuẩn kỵ khí, bao gồm cả Bacteroides fragilis và Clostridium difficile đã
kháng với ciprofloxacin, mặc dù một số chủng Clostridium khác có thể nhạy
cảm. Thuốc cũng có tác dụng in vitro đối với Chlamydia, Mycoplasma,
Rickettsia, Plasmodium, Mycobacterium. Ciprofloxacin đã từng được sử dụng
17
để điều trị Mycobacterium tuberculosis nhưng thuốc đã được thay thế bởi các
fluoroquinolon khác có hiệu quả hơn [32].
6. Chỉ định
Ciprofloxacin được chỉ định trong điều trị các nhiễm trùng do vi khuẩn
nhạy cảm, bao gồm: viêm đường tiết niệu trên và dưới, viêm tuyến tiền liệt,
viêm xương tủy, viêm ruột vi khuẩn nặng, nhiễm khuẩn nặng mắc trong bệnh
viện [6], [32], Bệnh than, viêm dạ dày ruột, bệnh lậu, viêm vùng chậu, nhiễm
trùng hô hấp đưới, sốt thương hàn và phó thương hàn, nhiễm trùng da và cấu
trúc da, nhiễm trùng ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch [23], [49], Đợt cấp của
sơ nang, nhiễm trùng tai mũi họng, nhiễm trùng do chấy rận. Thuốc cũng
dùng để dự phòng não mô cầu và nhiễm trùng phẫu thuật [32].
7. Chống chỉ định
Ciprofloxacin chống chỉ định với người có tiền sử quá mẫn với
ciprofloxacin và các thuốc có liên quan như acid nalidixic và các quinolon khác.
Ciprofloxacin không chống chỉ định tuyệt đối trên các đối tượng sau:
Phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú, trẻ em dưới 18 tuổi. Các đối tượng trên có
thể sử dụng ciprofloxacin trong trường hợp lợi ích vượt trội so với nguy cơ

[6], [23], [32].
8. Tác dụng không mong muốn
Nói chung, ciprofloxacin dung nạp tốt. Tác dụng không mong muốn
của thuốc chủ yếu là lên dạ dày-ruột, thần kinh trung ương và da [6], [32].
Rối loạn tiêu hóa thường gắp nhất bao gồm buồn nôn, nôn, tiêu chảy,
đau bụng và khó tiêu. Viêm đại tràng màng giả, viêm tụy, và chứng khó nuốt
là các tác dụng hiếm gặp [6], [32].
Nhức đầu, chóng mặt, lú lẫn, mất ngủ và bất an là tác dụng phổ biến
nhất trên thần kinh trung ương. Những tác dụng khác bao gồm run, buồn ngủ,
18
ác mộng, rối loạn thị giác và cảm giác khác, ảo giác, phản ứng tâm thần, trầm
cảm, co giật, và tăng áp lực nội sọ [32].
Ngoài việc phát ban và ngứa, các phản ứng quá mẫn khác ảnh hưởng đến
da bao gồm, sốc phản vệ, viêm mạch, ban đỏ đa hình, hội chứng Stevens-
Johnson, và hoại tử biểu bì gây độc. Ciprofloxacin làm tăng tính nhạy cảm với ánh
sáng hơn với một số fluoroquinolon khác như lomefloxacin và sparfloxacin [32].
Tác dụng không mong muốn trên thận bao gồm tăng tạm thời creatinine
huyết thanh hoặc ure máu, suy thận cấp thứ phát và viêm thận kẽ hiếm khi
xảy ra. Tác dụng trên gan bao gồm tăng men gan, vàng da và viêm gan. Tăng
bạch cầu ưa eosin, giảm bạch cầu lympho, giảm bạch cầu đa nhân, thiếu máu,
giảm tiểu cầu là các tác dụng không mong muốn trên máu. Trên tim mạch tác
dụng không mong muốn bao gồm nhịp tim nhanh, hạ huyết áp, phù nề, ngất,
bốc hoả và vã mồ hôi [32].
9. Cách dùng và liều dùng
9.1. Cách dùng và các dạng bào chế
Ciprofloxacin được sử dụng đường uống ở dạng hydroclorid hoặc dạng
base, sử dụng đường truyền tĩnh mạch ở dạng lactat và trong các chế phẩm
thuốc nhỏ mắt, mũi, tai ở dạng hydroclorid [32].
Ciprofloxacin đường uống có hai dạng là viên thường và viên tác dụng
kéo dài

Viên tác dụng kéo dài chỉ được sử dụng để điều trị nhiễm trùng đường
tiết niệu nhất định. Các chế phẩm tác dụng kéo dài không sử dụng thay thế
cho nhau và cũng không được sử dụng thay thế cho các dạng ciprofloxacin
uống khác (viên nén thông thường, hỗn dịch uống) [23], [32].
Ciprofloxacin truyền IV thường dùng cho bệnh nhân không dung nạp,
không dùng được đường uống và cho các bệnh nhân khi đường tĩnh mạch có
19
ưu thế hơn về mặt lâm sàng. Bệnh nhân điều trị ban đầu với ciprofloxacin có
thể được chuyển sang ciprofloxacin uống (viên nén thông thường, hỗn dịch
uống) khi triệu chứng lâm sàng thích hợp.
Trước khi truyền IV, chế phẩm ciprofloxacin lactat chứa 10 mg/ml phải
được pha loãng với một dung dịch pha tiêm thích hợp để tạo thành dung dịch
có nồng độ 1-2 mg/ml. Ngoài ra ciprofloxacin lactate có thể được pha sẵn
thành dung dịch 2mg/ml trong dung dịch dextrose 5 %. Thời gian truyền IV
của ciprofloxacin có thể là 30 phút hoặc 60 phút. Tuy nhiên thời gian truyền
60 phút được khuyến cáo rộng rãi hơn [6], [23], [32].
9.2. Liều dùng
Liều tiêm là 200 mg hai lần mỗi ngày đến 400 mg 3 lần mỗi ngày tùy
theo mức độ và tính chất của nhiễm khuẩn [32].
Mức liều truyền tĩnh mạch 400 mg x 3 lần/ ngày được xem là mức liều
cao và khuyến cáo trong những trường hợp nhiễm khuẩn nặng bao gồm
nhiễm khuẩn xương khớp, viêm màng não và nhiễm khuẩn thần kinh trung
ương [23], nhiễm khuẩn hô hấp dưới, nhiễm khuẩn da, viêm phổi bệnh viện
và phối hợp với piperacillin trong điều trị nhiễm theo kinh nghiệm ở bệnh
nhân sốt giảm bạch cầu trung tính [23], [32].
Thời gian điều trị ciprofloxacin tùy thuộc vào loại nhiễm khuẩn và mức
độ nặng nhẹ của bệnh và cần được xác định tùy theo đáp ứng lâm sàng và vi
sinh vật của người bệnh. Với đa số nhiễm khuẩn, việc điều trị cần tiếp tục ít
nhất 48 giờ sau khi người bệnh không còn triệu chứng. Thời gian điều trị
thường là 1-2 tuần, nhưng với các nhiễm khuẩn nặng hoặc có biến chứng, có

thể phải điều trị dài ngày hơn [6].
Dưới đây trình bày một số hướng đẫn sử dụng về liều dùng ciprofloxacin
đối với các bệnh nhiễm khuẩn thường gặp:
20
Liều dùng ở bệnh nhân suy thận
Các tài liệu đều khuyến cáo giảm liều ở bệnh nhân suy thận [6], [23],
[32]. Mức độ điều chỉnh tùy vào mức độ suy thận và vị trí, mức độ nhiễm
khuẩn. Liều của ciprofloxacin có thể giảm bằng cách giảm tổng liều hàng
ngày và/hoặc bằng cách tăng khoảng liều. Tuy nhiên một số nhà lâm sàng
khuyến cáo nên giảm liều một lần, không nên giảm khoảng cách đưa liều để
đảm bảo nồng độ thuốc ≥ MIC [23].
Điều chỉnh liều ciprofloxacin trên bệnh nhân suy thận có thể dựa vào
nồng độ creatinin huyết thanh, tốc độ lọc cầu thận (GFR), tuy nhiên đa số
khuyến cáo giảm liều theo độ thanh thải creatinin (Clcr) [6], [23], [32].
Dưới đây trình bày một số phương pháp điều chỉnh liều cho bệnh nhân
suy thận + Theo dược thư quốc gia Việt Nam [6]
Trong trường hợp suy thận, nếu dùng liều thấp thì không cần giảm liều,
nếu dùng liều cao thì thì phải điều chỉnh liều dựa vào độ thanh thải creatinin,
hoặc nồng độ creatinin huyết thanh .
Bảng 1.1: Hướng dẫn hiệu chỉnh liều theo thư quốc gia Việt Nam
Độ thanh thải creatinin
(ml/phút/1,73m2)
Gợi ý điều chỉnh liều lượng
31 - 60 ( Creatinin huyết thanh: 120 -
170 micromol/lít)
Liều ≥ 750mg x 2(uống ), hoặc ≥
400mg x 3 ( tĩnh mạch) nên giảm
xuống còn: 500mg x 2 (uống) hoặc
400mg x 2 (tĩnh mạch)
≤ 30 ( Creatinin huyết thanh: > 175

micromol/lít)
Liều ≥ 500mg x 2(uống ), hoặc ≥
400mg x 2 (tĩnh mạch) nên giảm
xuống còn: 500mg x 1 (uống) hoặc
400 mg x 1 ( tĩnh mạch)
10. Vấn đề phối hợp kháng sinh
21
Mục đích của việc phối hợp kháng sinh là tăng tác dụng trên các chủng
đề kháng mạnh, giảm khả năng kháng thuốc hoặc tránh tạo những chủng vi
khuẩn đề kháng và nới rộng phổ tác dụng của kháng sinh [4].
Theo nguyên tắc phối hợp của Jawetz, ciprofloxacin thuộc nhóm kháng
sinh diệt khuẩn khi phối hợp với các nhóm kháng sinh diệt khuẩn khác bao
gồm: β_lactam, aminosid, polypeptid, vancomycin, imidazol sẽ có tác dụng
cộng hoặc tăng mức. Khi phối hợp với các nhóm kháng sinh kìm khuẩn bao
gồm: Tetacyclin, chloramphenicol, marcrolid, lincomycin, sulfamid sẽ có tác
dụng đối kháng [1].
Ciprofloxacin có thể được kết hợp cùng với một số nhóm kháng sinh
như carbarpenem, cephalosporin, aminoglycosid, vancomycin, imidazol, tùy
vào vị trí cũng như mức độ nhiễm khuẩn [23].
Những thử nghiệm lâm sàng trong 20 năm cũng cho thấy hiệu quả của
sự kết hợp của ciprofloxacin với metronidazol đối với hầu hết bệnh nhân
nhiễm trùng ổ bụng. Nghiên cứu sự kết hợp của ciprofloxacin với
metronidazol trong điều trị viêm ruột thừa cấp tính không những đem lại an
toàn và hiệu quả mà còn giảm thời gian và chi phí điều trị.
Sự kết hợp của ceftriaxone với ciprofloxacin đã được chứng minh là
hiệu quả hơn sự kết hợp của ceftazidime với Amikacin trong điều trị sốt giảm
bạch cầu.
Thử nghiệm in vitro cũng chứng minh hiệu quả kết hợp 1-(1-
naphthylmethyl)-piperazine và ciprofloxacin để giảm tính kháng thuốc của
tụ cầu, kết hợp này cũng làm giảm MIC của ciprofloaxacin đối với E. coli

và K. pneumoniae.
11. Tương tác thuốc
Tương tác của ciprofloxacin với các thuốc khác chủ yếu khi dùng
đường uống. Dưới đây là một số tương tác cụ thể :
22
Fluoroquinolon, trong đó có ciprofloxacin, được biết là ức chế
cytochrome P450 isoenzym CYP1A2 và có thể làm tăng nồng độ của các
thuốc dùng cùng, chẳng hạn như clozapin, theophyllin, ropinirol, và tizanidin,
là những thuốc được chuyển hóa bởi isoenzyme này, vì vậy cần được sử dụng
thận trọng [32].
Thuốc kháng acid có chứa magiê, nhôm hay canxi sẽ làm giảm hấp thu
của ciprofloxacin đường uống, kết quả giảm nồng độ thuốc trong huyết thanh
và nước tiểu của thuốc. Nồng độ trong huyết thanh ciprofloxacin thường bị
giảm 14-50%, nhưng có thể được giảm đến 90%. Không nên uống đồng thời
ciprofloxacin với các thuốc chống toan, nếu dùng cần phải uống ít nhất trước
2 giờ hoặc sau 6 giờ sau khi uống thuốc chống toan.
Tăng thoáng qua creatinine huyết thanh có thể xảy ra khi ciprofloxacin
được dùng cùng ra với cyclosporin vì vậy cần theo dõi nồng độ creatinine
huyết thanh. Uống đồng thời ciprofloxacin với theophylin có thể làm tăng
nồng độ theophylin trong huyết thanh, gây ra tác dụng phụ của theophylin, do
đó cần kiểm tra nồng độ và giảm liều theophylin nếu buộc phải dùng hai loại
thuốc [6], [23], [32].
Đồng thời sử dụng corticosteroid và ciprofloxacin làm tăng nguy cơ rối
loạn gân nặng (như viêm gân, đứt dây chằng), đặc biệt là ở những bệnh nhân
lão khoa trên 60 tuổi [23] Với các thuốc chống viêm không steroid cũng làm
tăng tác dụng phụ của ciprofloxacin.
Theo đặc tính dược lực học kháng sinh được phân thành 3 loại
- Kháng sinh diệt khuẩn phụ thuộc nồng độ và có tác dụng hậu kháng
sinh trung bình tới kéo dài: Nhóm kháng sinh này có hiệu quả và tốc độ diệt
khuẩn càng cao khi nồng độ thuốc càng tăng. Tác dụng hậu kháng sinh kéo

dài cho phép việc dùng kháng sinh này liều cao và không phải lặp lại liều
thường xuyên. Kháng sinh thuộc nhóm này là aminoglycosid, fluoroquinolon,
23
daptomycin, ketonid, metronidazol và amphotericin B. Mục tiêu điều trị là tối
đa hóa nồng độ thuốc trong máu.
- Kháng sinh diệt khuẩn phụ thuộc thời gian và có tác dụng hậu kháng
sinh ngắn hoặc không có: các kháng sinh này có hiệu quả diệt khuẩn phụ
thuộc vào khoảng thời gian vi khuẩn tiếp xúc với thuốc ở nồng độ cao hơn
MIC.Nồng độ tối ưu là khoảng 4-5 lần MIC, nồng độ trên giá trị này không
diệt khuẩn nhanh hoặc nhiều hơn. Mục tiêu cho chế độ liều của kháng sinh
loại này là tối ưu hóa khoảng thời gian thuốc tiếp xúc với vi khuẩn. Kháng
sinh thuộc nhóm này bao gồm beta-lactam và flucytosin.
- Kháng sinh diệt khuẩn phụ thuộc thời gian và có tác dụng hậu kháng
sinh kéo dài: Nhóm kháng sinh này có khả năng ngăn cản sự phát triển trở lại
của vi khuẩn trong suốt thời gian giữa các lần đưa thuốc. Đặc tính dược lực
học này quan sát thấy trên các kháng sinh macrolid, clindamycin, glycopeptid,
tetracyclin. Mục tiêu chế độ liều là tối ưu hóa liều kháng sinh để đảm bảo có
tác dụng diệt khuẩn trong 1 khoảng thời gian nhất định giữa các lần đưa
thuốc. Sau khoảng thời gian này, liều ban đầu cũng phải đảm bảo duy trì được
tác dụng hậu kháng sinh đủ để ngăn cản sự tái phát triển của vi khuẩn trong
khoảng thời gian còn lại trước khi đưa liều tiếp theo
12. Tình hình kháng thuốc
Trong thử nghiệm in vitro, các chủng kháng ciprofloxacin bởi sự gia
tăng nồng độ thuốc bao gồm: Enterobacteriaceae, Pseudomonas aeruginosa,
Staphylococcus aureus, và Enterococcus faecalis. Tuy nhiên kháng thuốc do
đột biến tự nhiên hiếm khi xảy ra [23].
Trong quá trình điều trị cũng như các công trình nghiên cứu về kháng
sinh nói chung đã chỉ ra tình trạng kháng ciprofloxacin ngày càng phổ biến.
Trên thế giới : Nhiều nghiên cứu công bố tỷ lệ Ps. Aeruginosa kháng
ciprofloxacin ngày càng tăng và có những báo cáo công bố tỷ lệ kháng đến

24
90% [28]. Tình trạng A. baumannii kháng ciprofloxacin cũng được báo cáo
với tỷ lệ trên 80% [25], [26]. S. aureus (bao gồm cả chủng kháng oxacilin)
kháng với ciprofloxacin và các fluoroquinolones khác đã được báo cáo với
tần số ngày càng tăng và tốc độ tương đối nhanh, nhiều nghiên cứu công bố tỷ
lệ kháng ciprofloxacin tại bệnh viện đến 90% [26]. Salmonella kháng
fluoroquinolones phổ biến ở Ấn Độ và Đông Nam Á [23]. K. pneumoniae
kháng thuốc cũng đã được báo cáo [21]. Tỷ lệ E.coli kháng thuốc ngày càng
gia tăng. Tại 17 quốc gia châu Âu theo nghiên cứu từ năm 2006-2008 tỷ lệ N.
gonorrhoeae kháng ciprofloxacin là 52%. Và theo hướng dẫn của trung tâm
kiểm soát và ngừa bệnh Mỹ (CDC) điều trị bệnh lây qua đường tình dục đến
năm 2006 fluoroquinolones không còn được đề nghị cho điều trị nhiễm lậu
cầu [31].
Ở Việt Nam:
- Tại bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng từ tháng 01/2005-06/2005 theo
Nguyễn Ngọc Sáng và cộng sự mức độ kháng ciprofloxacin của một số vi
khuẩn gây bệnh đường tiết niệu: E. coli kháng 31,34%; Enterobacter kháng
35,71%; P. aeruginosa kháng 46,03% [13].
- Tại viện Mắt TW theo Phạm Thu Lan và cộng sự mức độ kháng
ciprofloxacin của 5 vi khuẩn thường gặp của năm 2006 như sau:
Staphylococus aureus kháng 41,7%; Staphylococi cloagualase kháng 50%;
Acinetobacter spp kháng 29,5%; P. aeruginosa kháng 15,1%;
Enterobacteriaceae kháng 25,7% [16].
- Tại các khoa lâm sàng bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 02/2006-06/2006
theo Lê Thị Anh Thư và cộng sự tình trạng kháng ciprofloxacin của một số
chủng vi khuẩn như sau: A. baumanii kháng 72,2%; P. aeruginosa kháng
39,1%; K. pneumonia kháng 57,1% và E. coli kháng 66,7% [11].
25
- Tại khoa điều trị tích cực bệnh viện Bạch Mai theo thống kê của Hồ
Thị Hạnh từ tháng 06/2006-12/2007 tình hình kháng ciprofloxacin của một số

chủng vi khuẩn như sau: A. baumanii kháng 80%; P. aeruginosa kháng
66,67%; K. pneumonia kháng 72,73%. [8]
- Theo nghiên cứu của Hồ Thị Mai tại khoa HSTC bệnh viện Bạch Mai,
Viện Bỏng quốc gia và bệnh viện Việt Đức từ tháng 10/2006- 05/2008 tỷ lệ
NTBV do P. aeruginosa kháng ciprofloxacin là 47,3%, riêng tại Bạch Mai
(bệnh phẩm lấy từ đường hô hấp dưới) tỷ lệ kháng là 65,9% [9].
Tình trạng kháng chéo có thể xảy ra giữa ciprofloxacin với các
floroquinolone khác và thường không xảy ra với các nhóm kháng sinh khác.
Tuy nhiên, cũng rất hiếm các chủng Enterobacteriaceae và P. aeruginosa
kháng với ciprofloxacin cũng kháng với aminoglycoside, β-lactam,
chloramphenicol, trimethoprim và tetracycline [23].
13. Ciprofloxacin trong dự báo thành công điều trị
13.1 . Một số khái niệm liên quan đến dược lực học của kháng sinh
Dược lực học (Pharmacodynamic-PD) là khái niệm phản ánh mối liên
quan giữa lượng thuốc trong huyết thanh, mô và dịch cơ thể với tác dụng và
độc tính trong thuốc. Đối với kháng sinh, dược lực học tập trung vào mối liên
quan nồng độ và tác dụng kháng khuẩn.
Chỉ số PK/PD của kháng sinh là chỉ số dự báo hiệu quả diệt khuẩn và
độc tính của kháng sinh, chỉ số này được tính dựa vào nồng độ thuốc trong
huyết tương (giá trị đầu vào của dược động học) và nồng độ ức chế tối thiểu
(MIC) (giá trị đầu vào của dược lực học). Việc gắn các thông số dược động học
với MIC cho ba chỉ số PK/PD cơ bản đánh giá tác dụng của kháng sinh là:
- T>MIC: thời gian nồng độ kháng sinh duy trì ở mức cao hơn MIC
- Cpeak/MIC: Tỷ lệ giữa nồng độ đỉnh của KS và MIC

×