Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

nhận xét tình trạng mất răng trên bệnh nhân được chỉ định phục hình tháo lắp tại khoa phục hình bệnh viện rhm tw và viện đào tạo rhm-trường đại học y hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 74 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
…… ***……
NGUYỄN VĂN CƯỜNG
NHẬN XÉT TÌNH TRẠNG MẤT RĂNG TỪNG PHẦN
TRÊN BỆNH NHÂN ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH ĐIỀU TRỊ
PHỤC HÌNH THÁO LẮP
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA
2006-2012
HÀ NỘI -2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
…… ***……
NGUYỄN VĂN CƯỜNG
NHẬN XÉT TÌNH TRẠNG MẤT RĂNG TỪNG PHẦN
TRÊN BỆNH NHÂN ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH ĐIỀU TRỊ
PHỤC HÌNH THÁO LẮP
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA
2006-2012
Người hướng dẫn khoa học
ThS. NGUYỄN THU HẰNG
HÀ NỘI -2012
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là nghiên cứu của riêng tôi. Những số liệu, kết quả
là hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu
nào khác.

Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2012
Sinh viên: Nguyễn Văn Cường
LỜI CẢM ƠN


Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới:
- Th.s NGUYỄN THU HẰNG - người thầy đã truyền đạt cho em nhiều
kiến thức quí báu, trực tiếp dành nhiều thời gian và công sức để hướng dẫn
em, giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này.
-TS. Tống Minh Sơn- người thầy đã tận tình giúp đỡ và dành nhiều
thời gian , công sức để hướng dẫn em, giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này.
-BSCK II. Nguyễn Văn Bài, Th.s Nguyễn Phú Hòa ,Th.s. Đàm Ngọc
Trâm, Th.s Nguyễn Thị Thu Hương , Ts. Chu Thị Quỳnh Hương, cùng các
thầy cô giáo trong bộ môn phục hình, viện đào tạo Răng-Hàm-Mặt, trường đại
học Y Hà Nội đã tận tình giúp đỡ, dạy dỗ và chỉ bảo cho em trong suốt 6 năm
qua.
Em xin trân trọng cảm ơn:
-Ban giám hiệu viện đào tạo Răng-Hàm-Mặt, trường đại học Y Hà Nội,
phòng đào tạo viện đào tạo Răng-Hàm-Mặt, trường đại học Y Hà Nội, đã
giúp đỡ và cho em cơ hội được làm đề tài khóa luận này.
-Tập thể các bác sỹ, y tá khoa phục hình, bệnh viện Răng-Hàm-Mặt
trung ương đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ em trong suốt quá trình học
tập và nghiên cứu.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ tấm lòng biết ơn chân thành tới gia đình và bạn
bè thân thiết đã luôn ở bên, động viên, khuyến khích và giúp đỡ em trong suốt
quá trình học tập.

Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2012

Sinh viên: Nguyễn Văn Cường

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hệ thống răng miệng có chức năng ăn nhai, phát âm và thẩm mỹ. Mất

răng cũng được coi là một tình trạng bệnh lý có ảnh hưởng tại chỗ và toàn
thân. Mặc dù công tác chăm sóc răng miệng ở nước ta đã được quan tâm
nhưng tỷ lệ mất răng còn tương đối cao. Điều tra sức khoẻ răng miệng toàn
quốc ở Việt Nam gần đây nhất được tiến hành năm 1999-2000, kết quả về
tình trạng mất răng như sau: số răng mất trung bình một người ở lứa tuổi 35-
44 là 2,10 răng và trên 45 tuổi là 6,64 răng. Điều tra của Viện Răng –Hàm-
Mặt tiến hành năm 2002 trên 3384 đối tượng người lớn ở cả nông thôn và
thành thị cho thấy trên 10% số người bị mất răng ,trong đó mất răng toàn bộ
2 hàm chiếm 1%,toàn bộ hàm trên chiếm 3,3% ,mất răng toàn bộ hàm dưới
chiếm 2,7% ,còn lại là mất răng lẻ tẻ.
Trên thế giới: Theo kết quả điều tra của WHO được tiến hành ở 48%
các nước châu Âu năm 1998,tỷ lệ mất răng ở lứa tuổi 65-75 dao động từ
12,8% - 69,6%; số răng mất trung bình từ 3,8 răng đến 15,1 răng. Tại hội nghị
nha khoa Na Uy năm 2001,Ambjornsen đã báo cáo về tình trạng mất răng ở
Na Uy: Tỷ lệ mất ở lứa tuổi trên 65 là khoảng 50% trong những năm 1970-
1980 ,và khoảng 30% ở cuối thập kỷ 90,trong đó trên 50% những người mất
răng còn dưới 20 răng.
Do chăm sóc sức khoẻ răng miệng ngày càng tốt nên tỷ lệ mất răng nói
chung ngày càng giảm ở các nước phát triển. Tuy nhiên, ở các nước đang phát
triển, trong đó có Việt Nam , tỷ lệ mất răng vẫn còn cao. Vì vậy nhu cầu điều
trị phục hình của nhân dân ta là rất lớn.
Các trường hợp mất răng rất đa dạng, sự đa dạng này phụ thuộc vào: số
lượng răng mất, vị trí mất răng, sống hàm vùng mất răng, tình trạng các răng
còn lại, các bệnh lý răng miệng khác kèm theo vv. Do đó có nhiều phương
pháp phục hình điều trị được áp dụng để phục hồi chức năng và thẩm mỹ như:
1
cầu răng, hàm giả tháo lắp từng phần nền nhựa, hàm khung, hàm toàn bộ,
cấy ghép răng(Implant), hàm giả trên cấy ghép Implant.
Tùy theo từng trường hợp lâm sàng,mất răng từng phần có thể được chỉ
định điều trị bằng phục hình răng cố định hay tháo lắp từng phần .Trong đó

phục hình răng tháo lắp từng phần là một chuyên khoa sâu trong phục hình
răng với nhiều loại và kĩ thuật từ đơn giản đến phức tạp cần được học tập và
nghiên cứu. Để có được chỉ định điều trị đúng đắn cho mỗi trường hợp cần
phải có kiến thức và kinh nghiệm về chuyên khoa phục hình răng.
Vì vậy ,để giúp cho các bác sĩ RHM có cái nhìn rõ hơn về tình trạng
mất răng hiện nay và chỉ định điều trị phục hình tháo lắp ,chúng tôi chọn đề
tài :“ Nhận xét tình trạng mất răng trên bệnh nhân được chỉ định phục
hình tháo lắp tại khoa phục hình bệnh viện RHM TW và viện đào tạo
RHM-trường đại học Y Hà Nội “ với hai mục tiêu:
1. Nhận xét tình trạng mất răng trên bệnh nhân mất răng từng phần
được chỉ định phục hình tháo lắp tại khoa phục hình bệnh viện
RHM TW và viện đào tạo RHM-trường đại học Y Hà Nội
2. Nhận xét chỉ định phục hình tháo lắp cho nhóm bệnh nhân trên .

2
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1 NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ MẤT RĂNG
1.1.1. Nguyên nhân gân mất răng
Bệnh sâu răng và nha chu là nguyên nhân chính gây mất răng .Bệnh sâu
răng không được chữa trị có thể dẫn đến biến chứng viêm nhiễm miệng ,hàm
mặt dẫn đến phải nhổ bỏ răng nguyên nhân.Bệnh nha chu không được điều
trị cũng dẫn đến tình trạng răng lung lay và di chuyển ,cuối cùng là mất răng.
Ở Mỹ mất răng do hai nguyên nhân trên chiếm 50 -89%.
Ngoài ra mất răng cũng do một số nguyên nhân khác như những
chấn thương vùng hàm mặt,những bệnh tật của xương hàm ,những răng mọc
lệch lạc cần phải nhổ vì lí do thẩm mỹ hay vì yêu cầu chỉnh hình răng hoặc
những răng thiếu bẩm sinh.
1.1.1.2 Hậu quả của mất răng
Mất răng không được điều trị sẽ dẫn đến những hậu quả sau:

Hậu quả tại chỗ :
- Các răng còn lại hai bên bị xô lệch ,răng đối diện trồi lên.
- Đường cong Spee và khớp cắn thay đổi xấu .
- Bệnh sâu răng , nha chu ,chấn thương khớp cắn phát sinh dẫn đến
mất thêm những răng khác.
- Xương ổ răng nơi răng bị mất tiêu nhanh.
Hậu quả toàn thân :
- Tiêu hóa bị rối loạn do nhai nghiền thức ăn không tốt .
- Các răng còn lại phải dựng nhiều nên mòn nhanh ,nghiêng ngả làm rối
loạn khớp cắn có thể gây hội chứng SADAM hay COSTEN (đau khớp thái
dương hàm và cơ nhai , ù tai ).
- Phát âm thay đổi ,hô hấp bị ảnh hưởng (do lưỡi bị nâng lên ) .
3
1.2. PHÂN LOẠI MẤT RĂNG
Mất răng được phân làm 2 loại chính đó là mất răng từng phần và mất
răng toàn bộ. Có nhiều cách phân loại mất răng từng phần của nhiều tác
giả khác nhau như: Kennedy, Applegate, Kourliandsky, Bailyn, Skinner
.v.v. Nhưng cách phân loại mất răng của Kennedy là được nhiều người sử
dụng nhất.
1.2.1.Phân loại mất răng của Kennedy
Edward Kennedy đã đưa ra cách phân loại mất răng từng phần đầu
tiên vào năm 1923. Ông phân ra làm 4 loại mất răng từng phần:
-Loại I : Mất răng phía sau 2 bên không còn răng giới hạn xa.
-Loại II : Mất răng phía sau 1 bên không còn răng giới hạn xa.
-Loại III :Mất răng phía sau 1 bên còn răng giới hạn xa.
-Loại IV : Mất răng phía trước ( răng cửa ) đi qua đường giữa.
Ngoài 4 loại trên còn có 2 loại đặc biệt được xếp trong trường hợp mất
răng gần toàn bộ :
Loại V: Mất răng một bên trên một đoạn rất rộng chỉ còn 1,2 răng hàm.
Loại VI: Mất răng hai bên một đoạn rất rộng chỉ còn lại 1,2 răng chia

đôi hai đoạn mất răng .
Ưu điểm của cách phân loại mất răng của Kennedy:
-Dễ nhận biết loại mất răng.
-Gợi ý được kiểu thiết kế hàm khung cho từng loại mất răng.
Tuy nhiên cách phân loại mất răng của Kennedy cũng chưa thật hoàn
hảo nên Applegate đã bổ xung một số nguyên tắc ( 1960 ):
Nguyên tắc 1 : Phân loại mất chỉ được tiến hành sau khi đã nhổ các
răng có chỉ định nhổ răng.
Nguyên tắc 2 :Nếu mất răng số 8 và không cần làm răng giả thì không
tính đến trong phân loại.
4
Nguyên tắc 3 :Nếu còn răng số 8 mà được dùng như răng trụ thì răng 8
này được tính trong phân loại.
Nguyên tắc 4 :Nếu răng số 7 mất mà không cần làm răng giả ( ví dụ:
răng số 7 đối diện cũng bị mất mà không làm răng giả ) thì không được tính
trong phân loại.
Nguyên tắc 5 :Vùng mất răng phía sau luôn được chọn để qui định loại
mất răng.
Nguyên tắc 6 :Những khoảng mất răng khác được gọi là biến thể và
được đánh số.
Nguyên tắc 7 :Độ rộng của khoảng mất răng biến thể không được tính
đến trong phân loại mà chỉ tính số khoảng mất răng có thêm.
Nguyên tắc 8 :Mất răng loại IV không có biến thể.
Có một số ý kiến nên đổi mất răng loại I cho loại II để dễ nhớ hơn.
Tuy nhiên về mặt thiết kế, phân loại của Kennedy lại logic vì mất răng loại II
nếu có thêm biến thể, thiết kế hàm khung có phần vừa nâng đỡ trên răng vừa
nâng đỡ trên niêm mạc, còn phần ở khoảng mất răng biến thể, nâng đỡ hoàn
toàn trên răng. Như vậy, thiết kế hàm khung ở bệnh nhân mất răng loại II
thường kết hợp giữa kiểu thiết kế ở mất răng loại I và loại III.
1.2.2.Phân loại mất răng từng phần của Kennedy- Applegate

Năm 1960 Applegate đã bổ xung loại V và VI vào phân loại mất răng
của Kennedy:
-Loại I: Mất răng sau 2 bên không có răng giới hạn xa.
-Loại II: Mất răng sau 1 bên không có răng giới hạn xa.
-Loại III: Mất răng sau 1 bên, có răng giới hạn ở 2 đầu. Nhưng các răng
trụ này không thể gánh chịu toàn thể lực nhai đè lên hàm khung. Có thể do:
+Khoảng mất răng dài.
+Chân răng trụ có hình dáng và chiều dài không phù hợp.
+Xương nâng đỡ bị tiêu nhiều.
5
-Loại IV: Mất răng phía trước, đoạn mất răng đi ngang đường giữa cung
răng, giới hạn 2 đầu bằng 2 răng bên phải và trái của cung hàm. Loại này có thể
mất ít nhất từ 2 răng đến nhiều nhất chỉ còn lại 2 răng hàm ở hai bên.
-Loại V:Mất răng có giới hạn 2 đầu trong đó giới hạn phía trước là
răng cửa bên yếu với chân răng ngắn và nhỏ.
-Loại VI: Mất răng có giới hạn 2 đầu với khoảng mất răng ngắn,
chiều dài và hình dáng chân răng trụ thích hợp cho nâng đỡ.

LOẠI I LOẠI II LOẠI III

LOẠI IV LOẠI V LOẠI VI
1.2.3.Phân loại mất răng của Kourliandsky
Tác giả dựa trên yêu cầu xác định khớp cắn trung tâm (mặt phẳng cắn
xác định với 3 điểm chạm của 2 hàm ).
-Loại I: Mất răng từng phần, 2 hàm còn 3 điểm chạm.
-Loại II: Mất răng từng phần, 2 hàm còn 2 điểm chạm.
-Loại III: Mất răng từng phần, 2 hàm không có răng nào đối diện nhau.
-Loại IV: Mất răng toàn bộ.
Sự phân loại mất răng của Kourliandsky có ý nghĩa gợi ý trong đo
tương quan 2 hàm khi làm hàm khung.

6
1.2.4 Hiệu lực nhai
Có nhiều cách để đánh giá hiệu lực nhai như có tác giả cho rằng các
răng nghiền một vật trong thời gian nhất định,hay cho nghiền các loại thức ăn
khác nhau,tác giả khác lại so sánh diện tích mặt nhai và chân răng của các
răng với nhau. Do đó , thực tế là hiện nay sự thống nhất giữa các bảng đánh
giá hệ số nhai của các tác giả khác nhau là không cao.
Theo OKCMAN “ ,trong đó hiệu lực nhai được đánh giá như bảng
1.1 ,theo đó mỗi nửa hàm được tính là 25% toàn bộ sức nhai là 25 *4 =100%.
Hàm trên 18 17 16 15 14 13 12 11 21 22 23 24 25 26 27 28
Hệ số 2 5 6 3 3 3 1 2 2 1 3 3 3 6 5 2
Hệ số 3 5 6 3 3 3 1 1 1 1 3 3 3 6 5 3
Hàm dưới 48 47 46 45 44 43 42 41 31 32 33 34 35 36 37 38
Cách tính hiệu lực nhai: đếm các răng mất của bệnh nhân ,sau đó lấy
100 – hệ số tương ứng của răng , tuy nhiên lưu ý nếu mất 1 răng thì răng ở
phía đối diện cũng sẽ mất tác dụng nhai, do đó coi như hệ số nhai sẽ mất gấp
đôi . Theo DUCHANGE (Mỹ) ,thì có sự liên quan giữa hiệu lực nhai và chỉ
định điều trị mất răng của đối tượng, ông chia làm 3 nhóm :
- Nhóm 1 : đối tượng mất 24% hệ số nhai thì không cần điều trị .
-Nhóm 2 : đối tượng mất từ 25 -49% hệ số nhai thì có thể cần điều trị .
-Nhóm 3 : đối tượng mất 50% hệ số nhai thì cần điều trị .
Tuy nhiên có thể thấy cách phân loại này không còn được áp dụng do
hiện nay chỉ cần mất 1 răng ( trừ răng 8) là cũng có chỉ định làm phục hình
điều trị mất răng .
Như vậy , hiệu lực nhai là chỉ số khá quan trọng ,cần thiết để đánh giá
mức độ trầm trọng trong việc mất răng của đối tượng ,chỉ số này nên được
dùng thường xuyên trong phục hình cũng như các chuyên ngành RHM khác .
7
1.3 ĐIỀU TRỊ MẤT RĂNG TỪNG PHẦN BẰNG HÀM GIẢ THÁO LẮP
1.3.1 Hàm giả tháo lắp từng phần nền nhựa

-Các răng mất được thay thế bằng hàm giả có nền hàm bằng nhựa trên
đó có các răng giả và có thể có móc kèm theo ôm vào răng thật. Móc có tác
dụng tăng cường sự lưu giữ của hàm giả.
-Loại hàm giả này có thể chỉ định trong nhiều trường hợp cả những
trường hợp mà không thể làm được răng giả cố định. Các trường hợp hay đư-
ợc chỉ định là: mất răng không còn răng giới hạn xa, mất răng với khoảng dài,
mất nhiều răng, mất vùng răng cửa có tiêu xương ổ răng nhiều.
1.3.1.1 Ưu nhược điểm hàm nhựa
-Ưu điểm:
+Dễ vệ sinh hàm giả và tổ chức răng miệng còn lại của bệnh nhân.
+Tiết kiệm mô răng thật còn lại.
+Dễ sửa chữa: thêm răng, thêm móc, đệm hàm giả.
+Thực hiện đơn giản, kinh phí thấp.
-Nhược điểm:
+Hàm giả có khối lượng lớn nên dễ gây khó chịu cho bệnh nhân.
+Hàm giả có tính xê dịch tạo cảm giác bất ổn.
+Phần lớn hàm giả tựa lên mô xương niêm mạc nên bị lún nhiều khi
ăn nhai làm cho hiệu quả ăn nhai kém và tiêu xương.
+Hàm giả che phủ nhiều tổ chức răng miệng còn lại.
+Một số trường hợp hàm giả cần đặt móc phía trước thẩm mỹ sẽ kém.
-Gần đây với sự phát minh ra nhựa mềm và việc ứng dụng của nó
trong làm hàm giả, hàm giả tháo lắp từng phần nền nhựa đã được cải thiện.
Hàm giả bằng nhựa mềm có ưu điểm dễ tháo lắp hơn và khít hơn trong những
trường hợp các răng thật còn lại nghiêng.
8
1.3.1.2 Chỉ định
-Về kĩ thuật:
-Mất răng xen kẽ khoảng mất răng dài không chỉ định làm PHCD được.
-Mất nhóm răng hàm 1 hoặc 2 bên ,không cũn răng giới hạn xa.
-Mất răng trên bệnh nhân viêm quanh răng nặng,điều trị không hiệu quả .

-Làm hàm giả tức thời ngay sau khi nhổ răng.
-Mất răng gần toàn bộ.
Về tâm lý:
-Bệnh nhân sợ mài răng nên không làm PHCD được .
- Tổ chức men ngà quá nhạy cảm ,không thể mài làm PHCD được.
-Bệnh nhân muốn có hàm giả tháo lắp để dễ vệ sinh.
Về kinh tế:
- Trên cùng 1 số răng mất ,PHTL đỡ tốn kém hơn PHCD ,hàm phục
hình tháo lắp nhựa rẻ hơn phục hình khung bộ.
-Sửa chữa dễ và rẻ .
-Bệnh nhân muốn có hàm giả tháo lắp để dễ vệ sinh.
Vì vậy loại hàm này phù hợp với bệnh nhân có thu nhập không cao.
1.3.1.3 Các thành phần cấu tạo của hàm nhựa
- Hệ thống răng giả :thay thế các răng mất,các răng này có thể bằng
nhựa hoặc sứ.
-Nền hàm : mang các răng giả và móc , nó được phủ lên sống hàm và các
phần nâng đỡ, nền hàm có thể làm bằng nhựa mềm hoặc nhựa cứng.
9
-Móc răng : là một phương tiện bám giữ của hàm giả ,giúp hàm giả mắc
bám trong tư thế nghỉ và ổn định trong các tư thế chức năng. Hiện nay móc răng
thường dùng là móc hợp kim dây tròn có đường kính từ 0,7 -1,1 mm.
1.3.1.4 Phục hình bằng nhựa dẻo
- Chức năng : lực nén chủ yếu lên niêm mạc .
- Cấu trúc : có nền nhựa tựa lên niêm mạc và mô xương bên dưới, một
phần tựa vào răng (biên giới nền hàm) ,có móc tựa vào răng trụ.
-Ưu điểm : bệnh nhân có thể tự tháo lắp ,có điều kiện vệ sinh răng miệng
và hàm giả , dễ sửa chữa , có thể thêm răng khi răng thật tiếp tục mất, phương
pháp thực hiện đơn giản ,ít tốn kém.
+ Bệnh nhân cảm thấy ít vướng khi nói và ăn nhai.
+ Ít gây tổn thương các răng mang móc nhờ độ đàn hổi của móc.

+ Thẩm mỹ khi dùng cho răng phía trước.
-Nhược điểm :
+ khó thêm răng vào nền hàm cũ,giá thành cao.
+ Có thể gây mùi khó chịu nếu không được vệ sinh thường xuyên,có thể
bị nhiễm màu theo thời gian.
+Có thể gây mòn răng giả và tiêu xương sống hàm gây rối loạn khớp
cắn.
+ Tụt lợi có thể xảy ra do chấn thương do móc dẻo.
Chỉ định:
+ Dị ứng với kim loại.
+ Mong muốn thẩm mĩ cao mà không muốn lộ kim loại.
+ Thay thế cho khoảng mất răng ngắn và loại III kennedy (không mất
răng trước)
+Có phục hình cố định nên không thể mài ổ tựa.
+ Bệnh nhân già với đời sống ngắn.
10
1.3.2 Hàm khung
1.3.2.1 Ưu nhược điểm hàm khung
-Hàm khung là loại hàm giả tháo lắp từng phần có phần chính là một
khung sườn.
-Ưu điểm so với hàm giả tháo lắp từng phần nền nhựa:
+Thể tích ít cồng kềnh hơn nên bệnh nhân dễ chịu khi mang hàm giả,
thời gian thích nghi ngắn hơn so với hàm nhựa.
+Cổ răng và các răng còn lại được giải phóng, giúp duy trì tốt các răng
còn lại.
+Hàm giả ít bị lún khi ăn nhai do có tựa mặt nhai. Hiệu quả ăn nhai
cũng cao hơn.
+Kim loại bóng nên dễ vệ sinh và bền hơn hàm nhựa.
-Nhược điểm: +Kỹ thuật lâm sàng và labo phức tạp hơn.
+Đòi hỏi trang thiết bị labo hiện đại hơn.

+Kinh phí cao hơn.
1.3.2.2. Chỉ định làm hàm khung
Về nguyên tắc, hàm khung là một loại hàm giả tháo lắp được chỉ định
khi không làm được răng giả cố định trên bệnh nhân. Sau đây là các chỉ định
của hàm khung:
1.Khoảng mất răng rộng không thể làm được cầu răng.
2.Mất răng không có răng trụ phía xa hay là mất răng không còn răng
giới hạn xa.
3.Sống hàm vùng mất răng tiêu nhiều.
4. Thẩm mỹ là vấn đề quan tâm đầu tiên khi làm răng giả ở bệnh nhân
mất răng cửa: Làm hàm khung, răng giả sẽ có vị trí theo 3 chiều không gian
tự nhiên hơn khi làm cầu răng ở trường hợp xương hàm tiêu nhiều.
5. Theo nguyện vọng của bệnh nhân.
11
6.Bệnh nhân có vấn đề về sức khoẻ hoặc tinh thần không thể làm răng
giả cố định.
7.Cung hàm còn ít răng và phân bố thích hợp để thực hiện phục hình
nâng đỡ trên răng.
8. Phục hình sau phẫu thuật hàm mặt.
9.Hàm khung kết hợp với phục hình cố định.
1.3.2.3.Các thành phần cấu tạo của hàm khung
 Thanh nối chính
Thanh nối chính là thành phần cơ bản của khung phục hình, nó nối các
thành phần của hàm ở bên này với bên kia cung hàm. Tất cả các phần khác
đều nối trực tiếp hoặc gián tiếp vào thanh nối chính.

Hình 1:Thanh khẩu cái đơn Hình 2: Thanh khẩu cái kép
12
 Thanh nối chính hàm trên
*Thanh khẩu cái đơn phía sau(hình 1):

Thanh khẩu cái đơn phía sau có hình nửa ô van hẹp, dày nhất ở điểm giữa.
-Loại thanh nối này chỉ được sử dụng trong trường hợp mất ít răng
loại KIII.
-Chống chỉ định dùng thanh khẩu cái đơn trong trường hợp mất răng
loại KI và II và khi mất răng cửa.
* Thanh khẩu cái kép hay thanh trước sau(hình 2):
- Thanh khẩu cái kép là thanh nối chính rất cứng . Nhưng vì thanh này
hẹp nên nó không có tác dụng nâng đỡ hàm khung. Hàm khung được nâng
đỡ chính nhờ các răng còn lại. Do đó loại thanh nối này không nên dùng trừ
khi các răng còn lại có tổ chức vùng quanh răng tốt.
Hình 3: Bản khẩu cái kép
Hình 4: Bản khẩu cái hình chữU
Hình 5: bản khẩu cái
Hình 6: Bản khẩu cái toàn diện
13
-Loại thanh nối này chỉ được lựa chọn sau khi cân nhắc các kiểu thanh
nối khác không dùng được.
* Thanh nối chính hình móng ngựa (chữ U) biến đổi hay bản khẩu
cái trước sau hay bản khẩu cái kép (Hình 3):
- Thanh nối chính tương tự hình móng ngựa và có thêm bản kim loại
nối phía sau. Đây là loại thanh nối cứng và khoẻ có thể được dùng trong hầu
hết các trường hợp mất răng từng phần hàm trên đặc biệt cho trường hợp mất
nhiều răng hoặc có lồi cứng ở khẩu cái.
-Loại thanh nối này có thể được chỉ định trong nhiều trường hợp mất
răng như: mất răng loại KI và II, bệnh nhân có lồi xương ở vòm miệng, bệnh
nhân có mất răng cửa kèm theo.
* Thanh nối chính hình chữ U hay hình móng ngựa (Hình 4):
- Loại thanh nối này được cấu tạo là bản kim loại mỏng chạy dọc theo
phía trong của các răng hàm, rộng từ 6 - 8mm ở phía trước, bản kim loại th-
ường phủ gót răng thật còn lại và phủ vùng vân khẩu cái ở vòm miệng. Bờ

của thanh nối này phải cách bờ lợi tự do răng thật 6mm hoặc phủ lên mặt
trong của răng.
*Bản khẩu cái(hình 5):
-Bản khẩu cái là loại thanh nối chính hàm trên được sử dụng rộng rãi
nhất. Nó là bản kim loại mỏng và rộng chạy ngang khẩu cái nó có thể hẹp
theo chiều trước sau trong trường hợp hàm khung được nâng đỡ trên răng có
khoảng mất răng nhỏ nhưng bản này không nên rộng dưới 8mm nếu không
độ cứng của nó bị giảm. Bản khẩu cái có thể được chia làm 2 loại: Bản khẩu
cái hẹp và bản khẩu cái rộng.
-Bản khẩu cái thường được chỉ định trong trường hợp mất răng loại
KIII. Bản khẩu cái rộng có thể được dùng trong trường hợp mất răng loại KII,
nhưng hiếm khi dùng trong mất răng loại KI.
*Bản khẩu cái toàn diện (Hình 6):
14
- Bản khẩu cái toàn diện cứng nhất và nâng đỡ tốt nhất, biên giới phía
sau tiến về phía chỗ nối khẩu cái cứng và khẩu cái mềm. Biên giới phía trước
cách bờ lợi răng thật 6 mm hoặc phủ lên gót của răng trước .
-Bản khẩu cái toàn diện được dùng trong các trường hợp:
+Mất hết các răng sau 2 bên.
+Bệnh nhân có cơ cắn phát triển mạnh, hàm dưới còn răng thật, lực cắn mạnh.
+Bệnh nhân mất răng có sống hàm phẳng hoặc vòm miệng nông. Bản
khẩu cái toàn bộ sẽ giúp cho hàm khung ổn định. Các lực bên sẽ bị phân tán
bởi sự tiếp xúc giữa bản khẩu cái và tổ chức dưới nó.
+Trường hợp làm hàm chuyển tiếp để chuẩn bị cho bệnh nhân mang
hàm giả toàn bộ.
+Ở bệnh nhân mất răng có kèm theo khe hở vòm miệng
 Thanh nối chính hàm dưới
Hình 7: Thanh lưỡi
Hình 8: Thanh lưỡi kép


15
Hình 9: Bản lưỡi Hình 10: Thanh môi

16
* Thanh Lưỡi (Hình7):
- Thanh lưỡi là kiểu thanh nối chính hàm dưới thường được sử dụng
vì cấu trúc đơn giản, thanh lưỡi có hình nửa trái lê với phần dày ở phía dưới.
- Thanh lưỡi chỉ thiết kế được khi khoảng cách giữa phần di động của
sàn miệng (gồm cả phanh lưỡi) và bờ lợi tự do của các răng tối thiểu là 8mm.
- Vì thanh lưỡi có cấu trúc và thiết kế đơn giản nên thanh lưỡi được
chỉ định rộng rãi trừ khi dùng kiểu thanh nối khác có ưu điểm hơn rõ rệt.
Thanh lưỡi được chỉ định cho tất cả các trường hợp mất răng có giới hạn trừ
khi khoảng cách giữa phanh lưỡi sàn miệng và lợi không đủ 8mm.
*Thanh lưỡi kép hay thanh Kennedy (Double lingual bar-Hình 8):
- Thanh lưỡi kép gồm 1 thanh ở phía dưới có hình dáng giống thanh
lưỡi đơn và 1 thanh trên hình bán nguyệt (half - oval) cao khoảng 2-3mm và
chỗ dày nhất khoảng 1mm. Thanh này không chạy thẳng qua mặt trong các
răng cửa mà chui sâu vào khoảng giữa các răng ở các điểm tiếp giáp trên gót
răng. Nếu bệnh nhân có khe răng cửa giữa các răng, thanh trên được thiết kế
đi vòng xuống ở chỗ khe răng để tránh lộ kim loại. Hai thanh lưỡi được nối
với nhau bằng các thanh nối phụ cứng ở 2 đầu của thanh trên. Có 2 tựa được
thiết kế ở 2 đầu thanh trên ở phía gần của mặt nhai răng số 4 và được nối với
thanh nối phụ.
- Thanh lưỡi kép làm tăng hiệu quả giữ gián tiếp ở phía trước với các
tựa đầy đủ vững ở 2 đầu.
- Thanh lưỡi kép còn góp phần ổn định hàm khung bởi các lực tác
động lên hàm khung được phân chia lên các răng mà nó tiếp xúc. Do vậy lực
tác dụng lên từng răng được giảm.
- Thanh lưỡi kép được chỉ định khi cần tăng cường sự lưu giữ gián
tiếp và khi có bệnh quanh răng vì nó có tác dụng nẹp các răng lại. Thanh trên

nên được thiết kế ở vị trí tiếp giáp giữa răng để tránh lộ kim loại ở khe răng.
17
- Nhược điểm của thanh lưỡi kép là dễ mắc thức ăn và cảm giác
vướng lưỡi so với khi mang hàm khung có bản lưỡi.
* Bản lưỡi (Hình 9):
- Bản lưỡi cấu trúc có một phần tương tự thanh lưỡi và có bản kim
loại mỏng đi lên phía trên phủ mặt trong các răng cửa Trường hợp bản lưỡi
muốn có tác dụng như vật giữ gián tiếp, mỗi đầu của nó phải có tựa mặt nhai
đặt ở hố gần của răng 4.
Khi các răng cửa dưới có nhiều khe hở rộng, bản lưỡi được cấu trúc
uốn lượn để không lộ kim loại và phần dưới của bản lưỡi nên hơi dày hơn để
tăng thêm độ cứng.
*Thanh môi (hình 10):
- Thanh môi đi phía ngoài các răng cửa dưới và các răng hàm trong
một số trường hợp. Thanh này cũng có hình nửa trái lê tương tự thanh lưỡi.
Khoảng cách với niêm mạc ở dưới thanh môi cũng cần có như ở thanh lưỡi.
- Thanh môi chỉ được chỉ định khi có các vùng vướng lớn mà không
thể dùng thanh lưỡi hoặc bản lưỡi được. Vì thanh nối rất vướng cho bệnh
nhân và thẩm mỹ kém nên thanh này ít được sử dụng.
 Thanh nối phụ
- Thanh nối phụ là các thanh nối các bộ phận khác của hàm khung
như là móc, tựa, vật giữ gián tiếp và nền hàm với thanh nối chính.
- Các kiểu thanh nối phụ:
* Thanh nối phụ nối các thành phần của móc với thanh nối chính:
- Phần lớn của thanh nối phụ nâng đỡ các thành phần của móc nằm ở
mặt bên của răng kế cận khoảng mất răng.
- Khi móc không đặt ở răng kế cận khoảng mất răng, thanh nối phụ
phải ở vị trí giữa 2 răng để giảm sự vướng lưỡi.
18
*Thanh nối phụ nối vật giữ gián tiếp hoặc tựa phụ mặt nhai vào

thanh nối chính: Thanh nối phụ chạy thẳng góc với thanh nối chính nhưng ở
chỗ nối nên hơi tròn tránh sắc góc. Thanh này cũng nằm giữa các răng để
giảm bớt cồng kềnh.
* Thanh nối phụ có vai trò như là thanh tiếp cận của móc thanh
(Bar - type clasp): Thanh tiếp cận của loại móc thanh là thanh nối phụ duy
nhất không cần phải cứng. Nó nâng đỡ vật giữ trực tiếp (móc) ôm vào vùng
lẹm của răng ở phía dưới hơn là ở trên. Thanh nối này nhẵn, thuôn dài từ chỗ
xuất phát đến chỗ tận cùng. Thanh nối phụ này không được chạy qua chỗ lẹm
của tổ chức mềm.
 Yên hàm khung
-Yên hàm khung là phần khung kim loại tương ứng với vùng mất răng
và là nơi nền hàm cùng răng giả gắn vào. Stewart xếp yên hàm khung là một
kiểu thanh nối phụ.
- Yên có thể có hình lưới, hình mắt cáo hoặc hình đầu đinh có nền kim
loại (ở hàm trên). Trong trường hợp mất răng loại K I, II, phần yên phải kéo
dài hết chiều dài sống hàm vùng mất răng phủ lồi cùng ở hàm trên. Ở hàm
dưới, yên nên chỉ dài 2/3 chiều dài sống hàm.
- Điểm chặn phía sau ở yên: Phía sau cùng của yên ở vị trí tương ứng
đỉnh sống hàm có 1 điểm chặn hình vuông khoảng 2 mm. Điểm chặn này có
tác dụng không cho khung xoay khi ép nhựa chỗ nền hàm giả .
 Tựa
- Bộ phận của hàm khung có tác dụng truyền lực từ hàm khung theo
trục của răng trụ được gọi là tựa.
- Tựa còn có tác dụng duy trì phần lưu giữ của móc ở đúng vị trí tác
dụng của nó. Nếu móc mà không được nâng đỡ nó sẽ không đạt được lưu giữ
như thiết kế.
19

×