Tải bản đầy đủ (.doc) (183 trang)

Biện pháp quản lý và chống thất thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn quận 12, TP HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (993.57 KB, 183 trang )

2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
NGUYỄN THỊ KIM NGA
Đề Tài:
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ VÀ CHỐNG THẤT THU
BHXH
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 12, TP. Hồ CHÍ MINH
Chuyên ngành : Kinh Tế Phát Triển
Mã số : 60.31 05
3
LUẬN VĂN THẠC sĩ KINH TẾ
Người hưởng dẫn: TS PHẠM PHI YÊN
TP. HỒ Chí Minh - Năm 2007
Lời Cam Đoan
Tôi xin cam đoan luận văn này do
bản thân tự nghiên cứu và thực hiện, các
kết quả nêu trong luận văn là trung thực
và không sao chép của bất cứ ai.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
4
NGUYỄN THỊ KIM NGA
Mục Lục
Trang
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ VÀ CHỐNG THẤT THU
BHXH
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 12, TP. Hồ CHÍ MINH 2
LUẬN VĂN THẠC sĩ KINH TẾ 3
Mở đầu 8
KẾT LUẬN 131
Sẽ "siết" doanh nghiệp "trôn" bảo hiểm xã hội! 2


Phụ lục
NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
BHXH : Bảo hiểm xã hội.
BHYT : Bảo hiểm y tế.
BNN : Bệnh nghề nghiệp
CTY TNHH : Công ty trách nhiệm hữu hạn.
DN : Doanh nghiệp
DNNN : Doanh nghiệp nhà nước.
DNTN : Doanh nghiệp tư nhân.
DNNQD : Doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
ĐĐT : Đảng đoàn thể.
ĐKKD : Đăng ký kinh doanh.
HCSN : Hành chính sự nghiệp.
HT&TC : Hưu trí và trợ cấp.
LĐTB&XH : Lao động - Thương binh và Xã hội.
LĐLĐ : Liên đoàn lao động.
ILO : Tổ chức lao động Thế giđi.
NĐ : Nghị Định
NN : Nhà nưđc
NSNN : Ngân sách Nhà nưđc.
SD : Sử dụng
TNLĐ : Tai nạn lao động
Tp.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh.
VN : Việt Nam
DANH MỤC NHỮNG BẢNG BIÊU, HÌNH
VẼ, sơ Đồ
Trang
Bảng:
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ VÀ CHỐNG THẤT THU
BHXH

TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 12, TP. Hồ CHÍ MINH 2
LUẬN VĂN THẠC sĩ KINH TẾ 3
Mở đầu 8
KẾT LUẬN 131
Sẽ "siết" doanh nghiệp "trôn" bảo hiểm xã hội! 2
DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1 : Dân số Quận 12
Phụ lục 2: Bản đồ Quận 12
Phụ lục 3: Tình hình phát triển các ngành kinh tế
chủ yếu của
Q.12 1997-2006
Phụ lục 4: Tổng hợp tình hình đầu tư
trong các lĩnh vực kinh tế Phụ lục 5: So
sánh DN tham gia BHXH và DN đăng ký
kinh
doanh
Phụ lục 6: Phiếu khảo sát
Phụ lục 7: Kết quả tổng hợp về các đơn vị
trên địa bàn P. TTN :. Phụ lục 8: Kết quả tổng
hợp phân tích lao động qua khảo sát
phường Tân Thổi Nhất
Phụ lục 9: Danh sách các doanh nghiệp kiểm tra từ
2005-
6/2007
Phụ lục 10: Bài viết : Sẽ “siết” doanh
nghiệp “trốn” BHXH, tác giả: Phan Công
- Báo Vietnamnet ngày 08/11/2005
Mở đầu
Bất cứ một quốc gia nào cũng mong muốn có
nền chính tri ổn đinh, kinh tế phát triển và bền

vững. Để đạt được việc này cẳn phải có những
con người giỏi cả về trí tuệ lẫn tài đức. Để con
người phát huy được năng lực của bản thân mình,
cẳn phải tạo cho họ một tâm lý vững vàng trong
cuộc sống, không phải lo lắng về ốm đau, hoạn
nạn, và những bất trắc có thể xảy ra cho họ và gia
đình. Do vậy, kể từ khi Đạo luật BHXH đầu tiên
trên thế giđi tại Đức do Bismarck soạn thảo và ban
hành năm 1883, các quy định về BHXH ngày càng
được hoàn thiện hơn, là chính sách an sinh để
giúp người lao động an tâm làm việc, phát huy
hết năng lực để đóng góp cho xã hội.
BHXH không đơn thuần chỉ là tiền mà người
lao động và chủ doanh nghiệp đóng vào để giải
quyết các chế độ chính sách. Thông qua những
chế độ, chính sách mà người lao động được
hưởng, sẽ làm cho người lao động an tâm làm
việc, chủ doanh nghiệp có nguồn nhân lực ổn
định, có khả năng hoạch định được chính sách,
chiến lược kinh doanh và phát triển, từ đó thúc
đẩy kinh tế phát triển.
ở Việt Nam hiện nay, còn rất nhiều người lao
động làm việc nhưng lại không được tham gia
BHXH, BHYT, nhiều doanh nghiệp cố tình né
tránh không tham gia BHXH cho lao động của
mình, dẫn đến thiệt thòi quyền lợi của người lao
động, không an tâm làm việc và ổn đinh công tác.
Tăng thu BHXH cũng chính là tăng số lượng
doanh nghiệp tham gia BHXH hơn, tăng số lao
động tham gia BHXH để góp phần giúp ngày

càng nhiều lao động được hưởng các chế độ
BHXH, đảm bảo pháp luật về lao động được thực
thi, giảm bđt gánh nặng cho xã hội trong tương
lai.
Qua thời gian công tác tại BHXH quận 12,
tiếp xúc vđi nhiều lao động và cả chủ doanh
nghiệp trên địa bàn quận, qua những kiến thức cơ
bản tiếp thu từ khóa học, qua những kinh nghiệm
thực tiễn trong công tác và nhất là qua điều tra
một số doanh nghiệp trên địa bàn quận. Tôi mạnh
dạn đưa ra các biện pháp nhằm quản lý hiệu quả
việc thu BHXH, chống thất thu BHXH như hiện
nay.
Tôi hy vọng với kết quả nghiên cứu này sẽ
có thể được ứng dụng trong thực tế, nhằm đạt
được mục tiêu có được chế độ an sinh xã hội chất
lượng cao, thúc đẩy được người lao động tích cực
làm việc, ổn định chính trị và phát triển kinh tế.
1. Mục đích nghiên cứu đề tài
Trên cơ sở những lý luận về BHXH, về quản
lý thu BHXH; đề tài nhận diện được thực trạng về
công tác quản lý thu BHXH trên địa bàn Quận 12
để đề xuất các biện pháp chống thất thu BHXH,
nhiều lao động được hưởng các chế độ BHXH
hơn, mức hưởng cao hơn, giảm được gánh nặng
cho gia đình và xã hội khi có rủi ro, đau ốm, già
yếu, nâng cao chất lượng an sinh xã hội. Từ đó
nhân rộng đến các quận, huyện khác trên địa bàn
thành phố và các tỉnh thành khác hên cả nưđc.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Ngoài việc hệ thống những vấn đề cơ bản về
công tác quản lý thu và cơ chế quản lý thu bảo
hiểm xã hội ở Quận 12. Đề tài phân tích, đánh giá
thực trạng tình hình quản lý thu bảo hiểm xã hội
qua các giai đoạn từ năm 1997 - 2006, đặc biệt là từ
năm 2003, là năm thành lập BHXH quận 12, cũng
là năm mà nghị định 01/2003/NĐ-CP của Chính
phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều
lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP
ngày 26/1/1995 có hiệu lực, mở rộng đối tượng thu
BHXH. Đồng thời tham khảo kinh nghiệm ở một
số quốc gia, đề tài rút ra những mặt tích cực và
những mặt còn hạn chế của công tác quản lý thu
bảo hiểm xã hội, những vướng mắc vì các chính
sách, văn bản pháp luật hiện nay và đề xuất một
số biện pháp chống thất thu bảo hiểm xã hội, tạo
điều kiện khẳng đinh vai trò là động lực thúc đẩy
hoạt động thu của Bảo hiểm xã hội, giúp tăng thu
và tăng được nguồn thụ hưởng từ các chính sách
BHXH của người lao động. Phân tích các nhân tố
ảnh hưởng đến lượng lao động,
mức đóng BHXH, từ đó đưa ra các biện pháp
tăng thu, không để thất thoát,
thiệt thòi cho người lao động.
3. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Đề tài sử dụng phương pháp phân tích-tổng
hợp, nội suy và khảo sát điều tra chọn mẫu,
nghiên cứu thực trạng công tác quản lý thu BHXH
tại Quận 12 và đề xuất một số biện pháp chống
thất thu BHXH trên địa bàn Quận.

Phương pháp phân tích dữ liệu nghiên cứu
sử dụng chuỗi dữ liệu thời gian từ năm 1997 đến
năm 2006. Đặc biệt là giai đoạn từ 2003 đến nay
(tức là kể từ khi NĐ 01/2003/CP ngày 9/01/2003
của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung điều lệ
BHXH ra đời), nhằm phân tích hoạt động quản lý
thu, mở rộng đối tượng quản lý và đề ra các biện
pháp chống thất thu BHXH trên địa bàn Quận 12.
Trong phẳn đánh giá thực trạng, chúng tôi
đã tiến hành các cuộc khảo sát điều tra chọn mẫu
như sau:
- Kiểm tra, khảo sát một số doanh nghiệp
tham gia BHXH trên địa bàn quận, sử dụng số liệu
từ biên bản của đoàn kiểm tra liên ngành của
quận từ năm 2005 đến tháng 6/2007 để đánh giá
thực trạng tham gia BHXH, mức lương mà doanh
nghiệp tham gia cho người lao động. Sử dụng
bảng câu hỏi về việc đánh giá về BHXH thực hiện
chấp hành chính sách BHXH, pháp luật lao động
để khảo sát các doanh nghiệp ngoài quốc doanh,
vơi số lượng doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá
thể trên địa bàn phường Tân Thơi Nhất chiếm
35% số doanh nghiệp trên địa bàn Quận 12 (trong
đó CTy TNHH chiếm 63%/tổng sô' CTY
TNHH, DNTN chiếm 55%/Tổng số DNTN, hộ
kinh doanh cá thể chiếm 26% tổng hộ kinh doanh
cá thể trên địa bàn Quận). Từ những cơ sở đó,
chúng tôi quyết định chọn Phường Tân Thổi Nhất
để khảo sát và đưa ra các yếu tố làm cơ sở đánh
giá, phân tích đưa ra các biện pháp chống thất thu

BHXH.
4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Dựa trên những phân tích, đánh giá về thực
trạng thu BHXH trên địa bàn quận từ năm 1997
đến năm 2006, và thực tế khi kiểm tía hơn 130
doanh nghiệp, Chúng tôi phân tích nguyên nhân
chủ doanh nghiệp muốn né tránh, giảm đến mức
thấp nhất mức đóng BHXH, những động cơ và
mục đích để giảm mức đóng, làm thiệt thòi cho
người lao động trong việc hưởng các chế độ, chính
sách BHXH trong giai đoạn hiện tại và tương lai.
Đối với người lao động, do chưa hiểu biết về
quyền lợi của mình, lại sợ mất việc làm nên chưa
quan tâm đến chế độ BHXH, từ đó đưa ra những
biện pháp khắc phục. Nhờ vậy, luận văn đã đóng
góp hệ thống các biện pháp khả thi mang ý nghĩa
thực tiễn cao nhằm làm tăng số lao động được
tham gia BHXH, tăng mức thụ hưởng từ các chế
độ, chính sách BHXH của người lao động, góp
phần làm tăng số thu, hoàn thiện công tác quản lý
thu trên địa bàn quận.
5. Đôi tưựng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực
trạng công tác quản lý thu BHXH (quỹ hưu trí và
trợ cấp, không nghiên cứu quỹ khám chữa bệnh,
không nghiên cứu về BHXH tự nguyện và BH thất
nghiệp) bao gồm các yếu tố ảnh hưởng đến số thu
BHXH, đối tượng nộp BHXH, phương thức và
mức đóng, quy trình tổ chức quản lý thu, nguyên
nhân các doanh nghiệp né tránh nộp BHXH và đề

xuất những biện pháp chống thất thu BHXH.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung trên
địa bàn Quận 12 trong giai đoạn từ 1997 đến năm
2006.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận, danh
mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được
chia thành ba chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về Bảo hiểm xã hội và
quản lý thu Bảo hiểm xã hội. Chương 2: Thực
trạng công tác quản lý thu BHXH trên đìa bàn
Quận 12. Chương 3: Đề xuất những biện pháp
chống thất thu BHXH.
Tôi hy vọng một số kết quả nghiên cứu của
luận văn này sẽ góp phẳn làm rõ thêm các nguyên
nhân làm thất thu BHXH, công tác quản lý thu
Bảo hiểm xã hội tại Quận 12, biện pháp chống thất
thu BHXH tại Quận 12 nói riêng, BHXH thành
phố Hồ Chí Minh và Bảo hiểm xã hội các tỉnh
thành khác nói chung.
CHƯƠNG I: Cơ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Sơ lược về quá trình hình thành ngành BHXH.
Con người chúng ta có rất nhiều nhu cẳu: ăn, ở,
mặc, lao động, giải trí, Để thỏa mãn được những
nhu cẳu như vậy, cần phải làm việc, lao động. Trong
cuộc sống không phải mọi việc lúc nào cũng suôn sẻ,
không ai có thể đoán trước được những rủi ro có thể
xảy ra. Rủi ro có thể khiến con người mất khả năng
tạo ra thu nhập để nuôi bản thân và gia đình, và có
thể còn dẫn đến đau ốm và mất cả tính mạng. Những

lúc như vậy, những nhu cầu thiết yếu không những
không giảm mà còn tăng lên (như khi ốm cần có
thuốc men để chữa trị, người chăm sóc, ăn uống để
phục hồi sức khỏe, hay có thể chi phí để lo ma
chay ) và gia đình sẽ rất hụt hẫng khi mất đi một
người trụ cột, trở thành gánh
nặng cho gia đình Đó là những vấn đề mà con
người luôn tìm cách giải quyết
sao cho thích hợp nhất.
Qua các thời kỳ Chiếm hữu nô lệ rồi chế độ
Phong kiến, hầu như người dân luôn nương tựa vào
nhau khi gặp khó khăn hoạn nạn, Ông bà ta thường
nói “bà con xa không bằng láng giềng gân”, gần nhau
và giúp đỡ lẫn nhau trong lúc khó khăn. Kinh tế hàng
hóa xuất hiện và phát triển, khoảng thế kỷ thứ 12,
Hiệp hội thủ công ỗ Hy Lạp đã cùng nhau thành lập
quỹ để trự cấp các trường hợp ốm đau, tai nạn. Đến
thế kỹ thứ 16, những người trồng nho ỗ thung lũng
Anpe (Pháp) cũng thành lập quỹ dùng cho trường
hợp ốm đau, tai nạn. Tuy nhiên, những hình thức quỹ
như thế chỉ có ý nghĩa giúp đỡ nhau lúc ốm đau,
hoạn nạn mà không có ý nghĩa phát triển bền vững.
Khi nền công nghiệp phát triển, xuất hiện thuê
mướn công nhân, lúc đẳu chủ trả tiền công cho thợ
căn cứ vào chất lượng và số lượng lao động, nhưng
khi giới thợ gặp tai nạn lao động, ốm đau không làm
được việc thì họ mất đi nguồn thu nhập, người lao
động và gia đình gặp phải nhiều khó khăn nhưng
phải tự vượt qua. Cho đến khi đội ngũ công nhân
phát triển, họ liên kết lại với nhau, và đòi giới chủ

phải trợ cấp cho họ những lúc ốm đau, tai nạn, thai
sản. Những vấn đề này lúc đẳu không được giải
quyết, nhưng về sau do công nhân đình công có tổ
chức, cuối cùng giới chủ cũng phải nhượng bộ chấp
nhận trợ cấp. Vào thời kỳ này, giđi chủ không lường
trước được những rủi ro mà công nhân có thể gặp
phải nên khi cần trợ cấp, họ phải chi số tiền quá lớn
làm chính họ gặp phải những khó khăn, nên họ tìm
cách không trợ cấp, từ đó lại xảy ra những cuộc đình
công lơn. Trước tình hình trên, nhà nưđc ở một số
nưđc bắt đầu can thiệp. Quốc gia có nhà nưđc can
thiệp đầu tiên là Đức, Chính phủ là trung gian giữa chủ và
thợ, tùy theo quy mô hoạt động mà quy định hàng
tháng giới chủ phải đóng vào tổ chức trung gian một
số tiền nhất đinh để khi phát sinh nhu cầu cần trợ cấp
thì tổ chức trung gian sẽ xem xét và chi trả. Từ đó,
Bảo hiểm xã hội ra đời, trong đó, tổ chức trung gian
tương đương với cơ quan Bảo hiểm xã hội ngày nay,
giới chủ là người sử dụng lao động và những người
thợ là người lao động.
Đạo luật BHXH đầu tiên trên thế giới tại Đức do
Bismarck soạn thảo và ban hành năm 1883. Đến năm
1885 Bismarck lại cho ra đời đạo luật tai nạn lao động
và đến năm 1888, Ông tiếp tục ban hành chế độ hưu
trí. Sau đó, những nưđc khác cũng hình thành hệ
thống BHXH như ÄO, Tiệp Khắc ( 1906), Newzealand
(1909), Italia (1919), Liên Xô (1922), Mỹ (1953), hiện
nay hầu hết các nước đều có cơ quan BHXH, BHXH
đã trở thành chính sách xã hội của tất cả các nưđc,
không những quỹ BHXH đảm bảo cuộc sống cho

người lao động và gia đình của họ lúc hoạn nạn, mà
còn góp phần bảo đảm an toàn xã hội và phát triển
kinh tế, ổn định chính trị. Lúc đầu chỉ có giới chủ
đóng góp, về sau, BHXH phát triển hơn, người ta quy
định luôn cả sự đóng góp của người lao động, điều
này có ý nghĩa tiết kiệm cũng như ý nghĩa đề phòng
rủi ro cho chính bản thân người lao động. Nguyên tắc
hoạt động của BHXH là lấy số đông bù số ít và theo
thời gian tích dồn lại để lập quỹ.
1.2 Một số khái niệm:
1.2.1. Khái niệm bảo hiểm:
Bảo hiểm là một cách thức trong quản trị [rủi
ro], thuộc nhóm biện pháp tài trợ rủi ro, được sử
dụng để đối phó vđi những rủi ro có tổn thất, thường
là tổn thất về tài chính, nhân mạng, (trích từ
Wikipedia - www.vi.wikipedia.org)
(1)
.
Bảo hiểm được xem như là một cách thức
chuyển giao rủi ro tiềm năng một cách công bằng từ
một cá thể sang cộng đồng thông qua phí bảo hiểm.
Cố rất nhiều định nghĩa khác nhau về Bảo hiểm
được xây dựng dựa trên từng góc độ nghiên cứu, ví
dụ như:
- Xét về mặt xã hội, "Bảo hiểm là sự đóng góp
của số đông vào sự bất hạnh của số ít"
(1)
.
- Xét về góc độ kinh tế, luật pháp: "Bảo hiểm là
một nghiệp vụ qua đó, một bên là người được bảo

hiểm cam đoan trả một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm
thực hiện mong muốn để cho mình hoặc để cho một
người thứ 3 trong trường hợp xảy ra rủi ro sẽ nhận
được một khoản đền bù các tổn thất được trả bởi một
bên khác: đó là người bảo hiểm. Người bảo hiểm
nhận trách nhiệm đối với toàn bộ rủi ro và đền bù các
thiệt hại theo các phương pháp của thống kê"
(1)
.
- Xét góc độ kỹ thuật tính: "Bảo hiểm có thể định
nghĩa là một phương sách hạ giảm rủi ro bằng cách
kết hợp một số lượng đầy đủ các đơn vị đối tượng để
biến tổn thất cá thể thành tổn thất cộng đồng và có
thể dự tính được"
(1)
.
Theo các chuyên gia Pháp, một định nghĩa vừa
đáp ứng được khía cạnh xã hội (dùng cho bảo hiểm
xã hội) vừa đáp ứng được khía cạnh kinh tế (dùng
cho bảo hiểm thương mại) và vừa đẳy đủ về khía
cạnh kỹ thuật và pháp lý có thể phát biểu như sau:
"Bảo hiểm là một hoạt động qua đó một cá nhân
có quyền được hưởng trợ cấp nhờ vào một khoản
đóng góp cho mình hoặc cho người thứ 3 trong
trường hợp xảy ra rủi ro. Khoản trợ cấp này do một
tổ chức trả, tổ chức này có trách nhiệm đối vđi toàn
bộ các rủi ro và đền bù các thiệt hại theo các phương
pháp của thống kê"
(1)
.

1.2.2 Khái niệm Bảo hiểm xã hội
Theo từ điển Bách khoa Việt Nam thì:
“Bảo hiểm xã hội là một chế độ pháp định bảo
vệ người lao động, sử dụng nguồn tiền đóng góp của
người lao động, của người sử dụng lao động và được
sự tài trợ, bảo hộ của Nhà nưđc nhằm trợ giúp vật
chất cho người được bảo hiểm và gia đình trong
trường hợp bị giảm hoặc mất thu nhập bình thường
do ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai
sản, thất nghiệp, hết tuổi lao động theo quy định của
pháp luật hoặc chết” [36, tr 18].
Theo điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành,
BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần
thu nhập của người lao động trên cơ sở đóng góp vào
quỹ BHXH khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm
đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp,
thất nghiệp, hết tuổi lao động, chết, trên cơ sở đóng
vào quỹ BHXH [33, tr 6].
Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm
xã hội mà người lao động và người sử dụng lao động
phải tham gia.
Dù cách diễn đạt khác nhau nhưng nhìn chung
hai khái niệm này đều thể hiện rõ bản chất và đặc
trưng cần có của BHXH. Cụ thể, đã nêu bật được:
- BHXH là những quy định của nhà nước để
đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
Người lao động được trợ giúp vật chất trong
trường hợp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp, mất việc làm, hết tuổi lao động, chết.
Người lao động phải có trách nhiệm đóng góp

để bảo đảm quyền lợi cho chính họ.
Như vậy, có thể hiểu BHXH là sự bảo đảm thay
thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao
động trên cơ sở đóng góp vào quỹ BHXH khi họ bị
giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động, chết
và thất nghiệp do Nhà nước đứng ra tổ chức thực
hiện, thông qua việc hình thành và sử dụng quỹ tài
chính do sự đóng góp của các bên tham gia và có sự
ủng hộ của Nhà nưđc, nhằm góp phần bảo đảm ổn
định đời sống cho người lao động và gia đình họ
đồng thời góp phần bảo vệ an toàn xã hội.
1.2.3 Đặc điềm của bảo hiểm xã hội:
Như vậy BHXH ra đời, tồn tại và phát triển là
một nhu cẳu khách quan. Nền kinh tế hàng hóa càng
phát triển, việc thuê mướn lao động trở nên phổ biến
thì càng đòi hỏi sự phát triển và đa dạng của BHXH.
BHXH được hình thành trên cơ sở quan hệ lao động,
giữa các bên cùng tham gia và được hưởng BHXH.
Nhà nước ban hành các chế độ, chính sách BHXH, tổ
chức ra cơ quan chuyên trách, thực hiện nhiệm vụ
quản lý hoạt động BHXH. Chủ sử dụng và người lao
động có trách nhiệm đóng góp để hình thành quỹ
BHXH. Người lao động và gia đình của họ được cung
cấp tài chính từ quỹ BHXH khi họ có đủ điều kiện
theo chế độ BHXH quy định. Đó chính là mối quan hệ
của bên tham gia BHXH.
Từ mối quan hệ về BHXH, nếu xem xét một
cách toàn diện thì BHXH hàm chứa và phản ánh
những đặc điểm cơ bản sau đây:

Thứ nhất, BHXH là hoạt động dịch vụ công,
mang tính xã hội cao lấy hiệu quả xã hội làm mục tiêu
hoạt động. Hoạt động BHXH là quá trình tổ chức,
triển khai thực hiện các chế độ, chính sách BHXH của
tổ chức quản lý BHXH đối với người lao động tham
gia và hưởng các chế độ BHXH.
Thứ hai, BHXH là một loại hàng hoá tư nhân
mang tính bắt buộc do nhà nưđc cung cấp, nên việc
tham gia BHXH về nguyên tắc là bắt buộc đối vđi mọi
người lao động do Nhà nước quản lý và cung cấp
dịch vụ (một số nưđc trên thế giới do khu vực tư
nhân quản lý và cung cấp dịch vụ). Hiện nay ở Việt
Nam việc tham gia BHXH là bắt buộc, do Nhà nưđc
quản lý và cung cấp.
Thứ ba, cơ chế họat động của BHXH theo cơ chế 3
bên: cơ quan BHXH- người sử dụng lao động - người
lao động, cộng thêm cơ chế quản lý nhà nước. Bảo
hiểm xã hội bắt buộc do nhà nước đứng ra làm, do
vậy thực sự chưa có thị trường BHXH ờ Việt nam. Xét
thực chất thị trường BHXH ờ Việt nam thể hiện độc
quyền: cung BHXH do Nhà nước độc quyền cung,
cầu thì bắt buộc cầu và mức hưởng BHXH còn thấp
nên dẫn đến chất lượng dịch vụ kém.
Thứ tư, thực hiện thống nhất việc quản lý nhà
nưđc về bảo hiểm xã hội, thực hiện nhiệm vụ thu,
quản lý và chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội chặt chẽ,
đúng đối tượng và đúng thời hạn. Nguồn đóng góp
của các bên tham gia được đưa vào quỹ riêng, độc lập
với ngân sách Nhà nước và quỹ bảo hiểm xã hội được
quản lý tập trung, thống nhất và sử dụng theo

nguyên tắc hạch toán cân đối thu-chi theo quy định
của pháp luật, bảo toàn và phát triển.
Thứ năm, người lao động được hưởng trợ cấp
BHXH trên cơ sở mức đóng và thời gian đóng bảo
hiểm xã hội, có chia sẻ rủi ro và thừa kế. Thông
thường, mức đóng góp và mức hưởng trợ cấp đều có
mối liên hệ đến thu nhập (tiền lương, tiền công) của
người lao động. Điều này thể hiện tính công bằng xã
hội gắn liền giữa quyền và nghĩa vụ của người lao
động.
Tóm lại, BHXH là những chính sách, chế độ do
nhà nưđc quy định để đảm bảo quyền lợi vật chất cho
người tham gia BHXH dựa trên quan hệ cung - cầu
trên thị trường. BHXH là một hàng hoá tư nhân mang
tính bắt buộc do Nhà nưđc quản lý và cung cấp; hoạt
động theo nguyên tắc lấy số đông bù sô' ít, chia sẻ rủi
ro, quỹ BHXH độc lập vđi ngân sách nhà nước, quản
lý tập trung thống nhất.
1.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới tểng thu
BHXH:
Để có thể đề ra những biện pháp cụ thể để tăng
thu BHXH, chống thất thu BHXH như hiện nay,
chúng ta phải phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến
tổng thu BHXH. Tổng thu BHXH chịu ảnh hưởng bởi
các yếu tố sau:
Thứ nhất, Các chế độ chính sách mà người lao
động được thụ hưởng, họ thấy rằng việc tham gia
BHXH là có ích cho họ và gia đình trong hiện tại và
tương lai, từ đó, người lao động tích cực tham gia và
đòi quyền lợi của mình. Do đó, cần phải xác đinh

chính xác lợi ích mà BHXH mang lại cho người lao
động, và kích thích người lao động đấu tranh giành
quyền lợi của mình, buộc chủ doanh nghiệp phải
thực hiện trích nộp BHXH.
Thứ hai, đối với các doanh nghiệp, cần xác đinh
rằng họat động này là loại chính sách mà doanh
nghiệp tham gia nhằm đảm bảo được tính ổn định
nhân sự, sự ổn định này giúp doanh nghiệp mạnh
dạn đề ra chiến lược phát triển kinh doanh, mạnh dạn
ký kết các hợp đồng để tăng doanh thu, tăng lợi
nhuận cho doanh nghiệp. Quán triệt được tư tưởng
đó, sẽ làm tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp, do
đó, số doanh nghiệp tham gia BHXH càng nhiều, thì
số thu BHXH sẽ càng cao. Có rất nhiều doanh nghiệp
hiện nay né tránh, cố tình trì hoãn tham gia trích nộp
BHXH cho người lao động.

×