Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Giải pháp nâng cao lợi nhuận trong doanh nghiệp sản xuất từ 2005 - 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.44 KB, 16 trang )

Giải pháp nâng cao lợi nhuận trong doanh nghiệp sản xuất từ 2005 - 2010
MỤC LỤC

DANH MỤC SƠ ĐỒ
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CHƯƠNG MỞ ĐẦU: TỔNG QUAN............................................................................1
CƠ SỞ HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI.................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................................1
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU............................................................1
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............................................................................1
MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU..........................................................................................2
Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU...........................................................................................2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN....................................................................................3
1.1. CÁC KHÁI NIỆM................................................................................................3
1.1.1. Khái niệm lợi nhuận.......................................................................................3
1.1.2. Khái niệm chi phí sản xuất.............................................................................3
1.1.3. Khái niệm chi phí NVLTT.............................................................................3
1.1.4. Khái niệm chi phí NCTT................................................................................3
1.1.5. Khái niệm SDĐP............................................................................................4
1.1.6. Khái niệm tỷ lệ SDĐP....................................................................................4
1.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN............................................4
1.2.1. Tác động của chi phí NVLTT........................................................................4
1.2.2. Tác động của chi phí NCTT...........................................................................5
1.2.3. Mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận...............................................7
CHƯƠNG 2: GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN...............................................9
2.1. GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN TRÊN THỰC TẾ...............................9
2.1.1. Biện pháp hạ giá thành sản phẩm...................................................................9
2.1.2. Biện pháp tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm...............................................10
2.1.3. Đầu tư cơ sở hạ tầng và đổi mới công nghệ.................................................11
2.1.4. Hoàn thiện cơ chế quản lý............................................................................11


2.1.5. Nâng cao trình độ của cán bộ.......................................................................12
2.1.6. Xây dựng chiến lược marketing...................................................................12
2.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN ĐỀ XUẤT........................................13
2.2.1. Nâng cao chất lượng lao động......................................................................13
2.2.2. Tiết kiệm nguyên vật liệu tiêu hao...............................................................13
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................................14
Kết luận......................................................................................................................14
Kiến nghị....................................................................................................................14
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................15
SVTH: Võ Minh Khôi – DKT083124 Trang 1
Giải pháp nâng cao lợi nhuận trong doanh nghiệp sản xuất từ 2005 - 2010
CHƯƠNG MỞ ĐẦU: TỔNG QUAN
Cơ sở hình thành đề tài.
Trong thời đại kinh tế thị trường hiện nay để tồn tại và phát triển các
doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao năng lực của mình để canh tranh với
các doanh nghiệp khác. Nền kinh tế phát triển thì sự cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp ngày càng cao đòi hỏi các doanh nghiệp phải mở rộng quy mô sản xuất,
mở rộng thị trường tiêu thụ và không ngừng tìm kiếm những thị trường mới. Để
có thể làm được những điều như vậy thì doanh nghiệp phải hoạt động có hiệu
quả và có được lợi nhuận để làm vốn cho việc mở rộng quy mô sản xuất nhằm
tăng tính cạnh tranh. Lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng mà các doanh nghiệp
mong muốn và việc kinh doanh có lợi nhuận cao đang là mục tiêu theo đuổi của
các doanh nghiệp.
Tuy nhiên doanh nghiệp muốn đạt được lợi nhuận cao thì đòi hỏi họ
phải tìm cách để nâng cao lợi nhuận. Bản thân tôi cũng từng đặt ra câu hỏi là:
Cách nào để doanh nghiệp nâng cao được lợi nhuận ?; có phải là tăng doanh thu
hay là giảm chi phí sản xuất. Vì thế nên tôi quyết định chọn đề tài “ giải pháp
nâng cao lợi nhuận trong doanh nghiệp sản xuất giai đoạn từ năm 2005 –
2010” để tìm hiểu những giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp
và doanh nghiệp có thể tham khảo những giải pháp này cho quá cho quá trình

sản xuất của mình.
Mục tiêu nghiên cứu.
Đánh giá tác động của chi phí sản xuất ảnh hưởng như thế nào đến lợi
nhuận.
Tìm kiếm các giải pháp nâng cao lợi nhuận trên cơ sở kiểm soát chi phí
sản xuất.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
 Đối tượng nghiên cứu.
Tác động của chi phí sản xuất đến lợi nhuận trong doanh nghiệp và tìm
kiếm các giải pháp nâng cao lợi nhuận.
 Phạm vi nghiên cứu.
Nghiên cứu tác động của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân
công trực tiếp ảnh hưởng như thế nào đến lợi nhuận trong giai đoạn từ 2005 –
2010.
Đề tài chỉ tìm hiểu cơ sở lý thuyết để nâng cao lợi nhuận và các giải pháp
nâng cao lợi nhuận đang thực hiện tại các doanh nghiệp.
Phương pháp nghiên cứu.
Sử dụng các dữ liệu thứ cấp: sách, báo chí, Internet………
SVTH: Võ Minh Khôi – DKT083124 Trang 2
Giải pháp nâng cao lợi nhuận trong doanh nghiệp sản xuất từ 2005 - 2010
Phân loại chi phí sản xuất ảnh hưởng đến lợi nhuận và tìm kiếm các giải
pháp để nâng cao lợi nhuận.
Xem xét mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận.
Mô hình nghiên cứu.
Mô hình xem xét tác động của chi phí sản xuất bao gồm chi phí NVLTT
và chi phí NCTT ảnh hưởng như thế nào đến lợi nhuận. Từ đó tìm cách nâng
cao lợi nhuận trên cơ sở kiểm soát hai loại chi phí này. Đồng thời xem xét mối
quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận.
Ý nghĩa nghiên cứu.
Nghiên cứu cho thấy được lợi nhuận chịu tác động bởi các nhân tố nào, từ

đó ta có thể tìm cách để nâng cao lợi nhuận.
Doanh nghiệp có thể tham khảo giải pháp nâng cao lợi nhuận của đề tài
nghiên cứu để vận dụng vào việc kinh doanh của doanh nghiệp.
SVTH: Võ Minh Khôi – DKT083124 Trang 3
Lợi nhuận
Chi phí
sản xuất
Chi phí NCTTChi phí NVLTT
Giải pháp nâng cao lợi nhuận trong doanh nghiệp sản xuất từ 2005 - 2010
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
Chương này tập trung vào việc đưa ra các khái niệm cơ bản trong mô hình
nghiên cứu, xem xét tác động của chi phí sản xuất ảnh hưởng như thế nào đến
lợi nhuận và mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận.
1.1. Các khái niệm.
1.1.1. Khái niệm lợi nhuận
1
.
Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả kinh tế của các hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó là khoản chênh lệch giữa các
khoản thu nhập thu được và các khoản chi phí đã bỏ ra để đạt được thu nhập đó
trong một thời kỳ nhất định. Như vậy để xác định lợi nhuận thu được trong một
thời kỳ nhất định, người ta căn cứ vào hai yếu tố:
- Thu nhập phát sinh trong một thời kỳ nhất định.
- Chi phí phát sinh nhằm đem lại thu nhập trong thời kỳ đó, hay nói
cách khác chỉ những chi phí phân bổ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh đã
thực hiện trong kỳ.

Công thức chung xác định lợi nhuận như sau:
Lợi nhuận = Tổng thu nhập – Tổng chi phí
1.1.2. Khái niệm chi phí sản xuất

2
.
Chi phí sản xuất là toàn bộ chi phí liên quan đến việc sản xuất sản
phẩm trong một thời lỳ nhất định. Hoạt động của một doanh nghiệp sản
xuất gắn liền với sự chuyển biến của nguyên liệu thành thành phẩm thông
qua sự nổ lực của công nhân và việc sử dụng thiết bị sản xuất, do đó chi phí
sản xuất của một sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất được tạo thành
từ ba yếu tố cơ bản là: chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí sản xuất
chung.
1.1.3. Khái niệm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
3
.
Chi phí NVLTT là biểu hiện bằng tiền những nguyên vật liệu chủ yếu
tạo thành thực thể của sản phẩm như: sắt, thép, gỗ, sợi,… và những loại
nguyên vật liệu có tác dụng phụ, nó kết hợp với nguyên vật liệu chính để
sản xuất ra sản phẩm hoặc làm tăng chất lượng của sản phẩm, hoặc tạo ra
màu sắc, mùi vị của sản phẩm, hoặc làm rút ngắn chu kỳ sản xuất của sản
phẩm.
Chi phí NVLTT được tính trực tiếp vào các đối tượng chịu chi phí.
1.1.4. Khái niệm chi phí nhân công trực tiếp
4
.
NCTT là những người trực tiếp sản xuất ra sản phẩm, lao động của
họ gắn liền với việc sản xuất sản phẩm, sức lao động của họ được hao phí
trực tiếp cho sản phẩm do họ sản xuất ra. Khả năng và kỹ năng của lao động
trực tiếp sẽ ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng của sản phẩm.
SVTH: Võ Minh Khôi – DKT083124 Trang 4
1 – http:// Tailieu.vn/xem-tai-lieu/mot-so-giai-phap- nang-cao-loi-nhuan-tai-cong-ty-dau-tu-ha-tang-khu-cong-nghiep-va-do-thi-so-18.280438.html
2 - Kế Toán Quản Trị - Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh. Nhà Xuất Bản Lao Động 2009. Trang 26
3 - Kế Toán Quản Trị - Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh. Nhà Xuất Bản Lao Động 2009. Trang 26

4 - Kế Toán Quản Trị - Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh. Nhà Xuất Bản Lao Động 2009. Trang 26
Giải pháp nâng cao lợi nhuận trong doanh nghiệp sản xuất từ 2005 - 2010
Chi phí NCTT là tiền lương chính, lương phụ, các khoản trích
lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) và các khoản phỉa trả khác cho công nhân
trực tiếp sản xuất.
1.1.5. Số dư đảm phí
5
.
SDĐP là khoản chênh lệch giữa doanh thu và biến phí. SDĐP được dung để
bù đắp định phí, số dôi ra sau khi bù đắp định phí chính là lợi nhuận.
SDĐP = Doanh thu – Biến phí
SDĐP đơn vị = Đơn giá bán – Biến phí đơn vị
1.1.6. Tỷ lệ số dư đảm phí
6
.
Tỷ lệ SDĐP là tỷ lệ phần trăm của SDĐP tính trên doanh thu. Chỉ tiêu này
có thể tính cho tất cả các sản phẩm tiêu thụ, cho một loại sản phẩm hoặc cho
một đơn vị sản phẩm.
Tỷ lệ SDĐP = x 100%
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận.
1.2.1. Tác động của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
7
.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng giá thành khá lớn.
Phân tích tình hình sử dụng nguyên vật liệu giúp cho doanh nghiệp thấy rỏ
ưu và nhược điểm của mình trong công tác quản lý và sử dụng nguyên vật
liệu để sản xuất sản phẩm. Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguyên vật liệu là
biện pháp chủ yếu để hạ giá thành sản phẩm.
Phương pháp phân tích ở đây là so sánh tổng chi phí nguyên vật liệu
thực tế với tổng chi phí nguyên vật liệu tính theo giá định mức (kế hoạch)

với lượng định mức (kế hoạch) để thấy tình hình lưu động về mặt tổng số
của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận như thế nào.
Sơ đồ phân tích 1.1 Phân tích biến động của chi phí NVLTT
SVTH: Võ Minh Khôi – DKT083124 Trang 5
SDĐP
Doanh thu
Tổng biến động
Biến động giá Biến động lượng
Lượng thực tế x giá thực tế Lượng thực tế x giá định mức Lượng định mức x giá định mức
5 - Kế Toán Quản Trị - Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh. Nhà Xuất Bản Lao Động 2009. Trang 64
6 - Kế Toán Quản Trị - Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh. Nhà Xuất Bản Lao Động 2009. Trang 66
7 - Kế Toán Quản Trị - Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh. Nhà Xuất Bản Lao Động 2009. Trang 165; Phạm Văn Được –
Đặng Kim Cương. Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh. NXB Thống Kê
Giải pháp nâng cao lợi nhuận trong doanh nghiệp sản xuất từ 2005 - 2010
 Biến động đơn giá:
Biến động đơn giá thay đổi là do: Giá mua vật liệu thay đổi, gồm giá
mua hoặc chi phí thu mua; chi phí thu mua thay đổi thường do cước phí vận
chuyển, bốc dỡ, phương tiện vận chuyển, địa điểm cung cấp vật liệu thay
đổi, do nhà cung cấp thay đổi, hoặc do quy cách chất lượng vật liệu thay
đổi….
Nếu lượng thực tế x giá thực tế < lượng thực tế x giá định mức, thì
tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế sẽ giảm dẫn đến tổng chi phí
sản xuất giảm và kết quả là lợi nhuận sẽ tăng. Kết quả này sẽ được đánh giá
cao nếu chất lượng nguyên vật liệu ổn định như dự kiến. Mặt khác đơn giá
giảm được là nhờ tìm được nhà cung cấp có đơn giá thấp hơn, tránh được
nhiều khâu trung gian hay tiết kiệm được các chi phí thu mua nguyên vật
liệu.
Nếu lượng thực tế x giá thực tế > lượng thực tế x giá định mức, thì
tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế sẽ tăng dẫn đến chi phí sản
xuất tăng và kết quả là làm giảm lợi nhuận.

 Biến động khối lượng:
Biến động lượng thay đổi thường do các nguyên nhân: phương pháp
chế biến thay đổi, do chất lượng sản phẩm thay đổi, do quy cách vật liệu
không đảm bảo, do kết cấu và thiết kế sản phẩm thay đổi hoặc do công tác
quản lý và sử dung vật liệu….
Khi lượng thực tế > lượng định mức thì tổng chi phí nguyên vật liệu
trực tiếp thực tế so với dự toán tăng làm chi phí sản xuất tăng dẫn đến lợi
nhuận sẽ giảm. Nguyên nhân này có thể là do: Quản lý nguyên vật liệu
không tốt, tay nghề của công nhân trực tiếp sản xuất kém, tình trạng hoạt
động của máy móc thiết bị không tốt, các điều kiện khác tại nơi sản xuất
như môi trường, tình hình cung cấp năng lượng không tốt, các biện pháp
quản lý sản xuất tại phân xưởng kém.
Trường hợp ngược lại lượng thực tế < lượng định mức thì tổng chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp so với định mức sẽ giảm => chi phí sản xuất giảm
=> lợi nhuận tăng. Đây là điều mà các doanh nghiệp sản xuất mong muốn.
1.2.2. Tác động của chi phí nhân công trực tiếp
8
.
Ở đây ta tập trung nghiên cứu nhân tố lượng và giá ảnh hưởng đến
biến động chi phí nhân công trực tiếp trong các bộ phận, phân xưởng sản
xuất cho một loại sản phẩm được sản xuất.
Phương pháp phân tích là so sánh tổng chi phí nhân công trực tiếp
thực hiện với tổng chi phí tính theo khối lượng thực hiện với chi phí định
mức hoặc kế hoạch, để thấy tình hình biến động về mặt tổng số ảnh hưởng
đến lợi nhuận và tìm ra các nguyên nhân gây nên mức độ ảnh hưởng đó.
SVTH: Võ Minh Khôi – DKT083124 Trang 6
8 - Kế Toán Quản Trị - Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh. Nhà Xuất Bản Lao Động 2009. Trang 167; Phạm Văn Được –
Đặng Kim Cương. Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh. NXB Thống Kê

×