Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Biến động thị trường vàng ở Việt Nam và vai trò quản lý độc quyền của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.91 MB, 87 trang )




BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
o0o


Công trình tham dự Cuộc thi
Sinh viên nghiên cứu khoa học Trường Đại học Ngoại thương 2014


Tên công trình:
“Biến động thị trường vàng ở Việt Nam và
vai trò quản lý độc quyền của Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam”


Nhóm ngành: Kinh doanh và Quản lý 1(KD1)




Hà Nội, tháng 5 năm 2014






MỤC LỤC



LỜI MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 3
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VÀNG CỦA NHÀ NƯỚC 3
1. Những vấn đề chung về quản lý vàng của Nhà nước 3
1.1. Khái niệm và đặc điểm về vàng 3
1.2. Vai trò của vàng trong nền kinh tế 4
2. Thị trường vàng 7
2.1. Khái niệm 7
2.2. Đặc điểm của thị trường vàng 7
2.3. Các chủ thể tham gia thị trường vàng 7
2.4. Các nghiệp vụ kinh doanh cơ bản 8
3.2. Nguồn cung vàng và nguồn cầu vàng 9
4. Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường vàng 11
4.1. Giá trị đồng Đôla M (USD) 11
4.2. Giá dầu thô 12
4.4. Nguồn cung cầu vàng 14
4.5. Chính trị xã hội 17
4.6. Lạm phát 17
4.7. Các nhân tố khác 17
5. Vai trò của NHTW trong việc quản lý thị trường vàng 18
5.1. Vai trò chung của NHTW 18
5.2. Vai trò của NHTW trong việc quản lý thị trường vàng 18

Chương II: Biến động thị trường vàngvà vai trò quản lý của Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam giai đoạn 2010-2014 22


1. Biến động thị trường vàng trước Nghị định 24/2012/NĐ-CP và động thái Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam 22

1.1. Biến động thị trường vàng trước Nghị định 24/2012/NĐ-CP 22
1.2. Thực trang quản lý thị trường vàng Việt Nam từ 2010 đến trước Nghị định
24/2012/NĐ-CP 28
2. Biến động thị trường vàng sau Nghị định 24/2012/NĐ-CP và động thái của Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam\ 37
2.1. Biến động thị trường vàng sau Nghị định 24/2012/NĐ-CP 37
2.2. Các chính sách của ngân hàng nhà nước 42

Chương III: Một số giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện vai trò quản lý vàng của
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 61
1. Dự báo về thị trường vàng 61
1.1. Những nhân tố ảnh hưởng tới giá vàng thế giới 61
1.2. Dự đoán giá vàng Việt Nam trong thời gian tới 65
2. Giải pháp 66
2.1. Huy động vàng trong dân 66
2.2. Hạn chế các cơn sốt ảo trên thị trường vàng 68
2.3. Hạn chế nhập khẩu lậu vàng 69
2.4. Giảm mức đặt thầu tối thiểu trong các phiên đấu thầu vàng. 70
2.5. Khuyến nghị trả lại kinh doanh vàng miếng cho DN, xoá bỏ vàng thương hiệu
Quốc gia của SJC 72
2.6. Trong dài hạn cho phép thành lập sàn giao dịch vàng trở lại. 75
KẾT LUẬN 78




DANH MỤC VIẾT TẮT

CSTT
Chính sách tiền tệ

DTNH
Dự trữ ngoại hối
DN
Doanh nghiệp
EUR
Đồng Euro
GTGT
Giá trị gia tăng
JPY
Đồng Yên Nhật
NHNN
Ngân hàng nhà nước
NHTW
Nhân hàng trung ương
NK
Nhập khẩu
PBOC
Ngân hàng nhân dân Trung Hoa
TCTD
Tổ chức tín dụng
WGC
Hội đồng vàng thế giới
WTO
Tổ chức thương mại thế giới
XNK
Xuất nhập khẩu
XK
Xuất khẩu






DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
Bảng 1.1: Quy ước giá vàng (chưa tính phí và thuế):
Biểu đồ1.2: Sản lượng khai thác vàng trung bình của các nước trên thế giới
Biểu đồ 1.3: Dự trữ vàng thế giới
Biểu đồ 1.4: Tương quan giá Đôla và giá vàng giai đoạn 2002-2012
Bảng 1.5: Biến động của giá dầu và giá vàng giai đoạn 2008 - 2013
Bảng 1.6: Nguồn cầu vàng từ năm 2011-2013
Biểu đồ 1.7: Giá vàng London tháng 4 – 2013
Bảng 1.8: Nguồn cung vàng của SPDR: Exchange Traded Gold.
Bàng 1.9: So sánh các mức thuế giao dịch về vàng
Bảng 1.10: Lượng vàng nắm giữ và tỷ lệ trong tổng dự trữ quốc gia năm 2013
Biểu đồ 2.1. Diễn biến giá vàng thế giới năm 2010- Nguồn: kitco.com
Biểu đồ 2.2: Diễn biến giá vàng Việt Nam năm 2010 – Nguồn: Công ty vàng bạc đá quý
Sài Gòn SJC
Biểu đồ 2.3: Diễn biến giá vàng thế giới năm 2011 - Nguồn: kitco.com
Biểu đồ 2.4: Diễn biến giá vàng thế giới năm 2012 - Nguồn: kitco.com
Biểu đồ 2.5: Diễn biến giá vàng Việt Nam 3 tháng đầu năm 2012 – Nguồn: Công ty
vàng bạc đá quý Sài Gòn SJC
Bảng 2.6: Các chính sách quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh vàng trang sức m
nghệ có hiệu lực đến giai đoạn nghiên cứu 2010-2012
Bảng 2.7: Các chính sách XNK vàng từ có hiệu lực đến giai đoạn nghiên cứu 2010-
2012
Bảng 2.8: Các chính sách thuế liên quan đến thị trường vàng từ 2010-2012
Biểu đồ 2.9: Diễn biến của giá vàng trong nước năm 2012
Biểu đồ 2.10: Giá vàng thế giới năm 2012
Biểu đồ 2.11: Giá vàng trong nước từ ngày 1/1/2013 đến nay



Biểu đồ 2.12: Giá vàng thế giới 2013
Biểu 2.13: Thống kê các phiên đấu thầu vàng
Bảng 2.14: Các chính sách thuế liên quan đến thị trường vàng
Biểu đồ 2.15: Giá vàng trong nước và thế giới 2009-2013
Bảng 2.16: Tỷ giá USD/VND 2012-1013
Bảng 3.1: Chỉ só giá USD Tháng 7 – Tháng 12, năm 2013
Biểu đồ 3.2: Chỉ số giá USD năm 2014
Biểu đồ 3.3: Chỉ số giá dầu thô năm 2013
Biều đồ 3.4: Lạm phát của M năm 2012 – Nguồn: Bloomberg
Biểu đồ 3.5: Lạm phát của M năm 2013 – Nguồn: Bloomberg
Biểu đồ 3.6: Lạm phát của M năm 2014 – Nguồn: Bloomberg
1

LỜI MỞ ĐẦU
Trải qua suốt quá trình dài của lịch sử, vàng đóng vai trò rất quan trọng trong đời
sống con người. Từ vai trò là phương tiện thanh toán, đến nay vàng được sử dụng rộng rãi
cho nhiều mục đích khác nhau: làm đồ trang sức, sử dụng trong lĩnh vực y tế, điện tử, hay
giao dịch, đầu cơ và là một kênh dự trữ an toàn truyền thống của người dân. Chính vì vậy,
nhu cầu về vàng là rất lớn và mỗi diễn biến trên thị trường vàng đều nhận được nhiều sự
quan tâm từ Nhà nước và các nhà đầu tư.
Trong thời gian gần đây, giá vàng biến động thất thường và kéo theo nhiều hệ lụy,
ảnh hưởng đến tình hình phát triển kinh tế của các nước. Các cơ quan ban ngành phải xem
xét, cân nhắc trước khi đưa ra các chính sách và biện pháp can thiệp thị trường, hướng đến
mục tiêu của mỗi quốc gia như: bình ổn thị trường, phát triển kinh tế, kiềm chế lạm
phát,…Tại Việt Nam, các chính sách của Nhà nước, văn bản pháp luật vẫn đang trong quá
trình hoàn thiện và cần phải điều chỉnh sao cho phù hợp với từng thời kì cũng như tình hình
phát triển kinh tế trong nước. Đây vẫn là bài toán khó, gây nhiều tranh cãi và cần có lời giải
đáp khoa học, sáng suốt để thị trường vàng hoạt động hiệu quả.
Vấn đề độc quyền vàng miếng của Ngân hàng Nhà nước đã được các nước trên thế

giới dành nhiều thời gian nghiên cứu. Tại Việt Nam, chính sách độc quyền vàng miếng mới
diễn ra trong hơn một năm, nên vẫn còn tồn tại nhiều tranh luận. Tại diễn đàn kinh tế mùa
thu năm 2013, 3 bài tham luận về vấn đề độc quyền quản lý vàng đã được đưa ra, và đây
cũng là đề tài được nhiều sinh viên lựa chọn để đầu tư nghiên cứu viết khóa luận trong thời
gian qua.
Vì vậy, nhóm đãlựa chọn đề tài “Biến động thị trường vàng ở Việt Nam và vai trò
quản lý độc quyền của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam” để nghiên cứu.
Bài nghiên cứu khoa học có ba mục đích chính:
- Thứ nhất, tổng quan về vàng thị trường vàng
- Thứ hai, làm rõ vai trò quản lý độc quyền của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
2

- Thứ ba, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện vai trò quản lý thị trường vàng của
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Đối tượng nghiên cứu là sự biến động của thị trường vàng và vai trò độc quyền quản
lý vàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Bài nghiên cứu khoa học lấy bối cảnh thị trường vàng Việt Nam đặt dưới sự quản lý
độc quyền của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với phạm vi nghiên cứu từ năm 2010 đến
tháng 4 năm 2014.
Bài nghiên cứu khoa học sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh và tổng hợp để
nghiên cứu toàn diện vấn đề, từ đó đưa ra những dự báo và giải pháp thiết thực nhằm hoàn
thiện cơ chế quản lý vàng miếng của nhà nước, góp phần ổn định giá vàng trong nước, rút
ngắn chênh lệch giá với thế giới.
Bài nghiên cứu ngoài lời mở đầu và kết luận gồm có 3 chương:
 ChươngI: Cơ sở lý luận về quản lý vàng của Nhà nước
 Chương II: Biến động thị trường vàng và vai trò quản lý của Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam giai đoạn 2010-2014
 Chương III: Một số giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện vai trò quản lý của Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam
Do năng lực, khả năng phân tích còn hạn chế, vấn đề mang tầm quản lý vĩ mô nên đề

tài nghiên cứu khoa học của chúng em còn nhiều hạn chế. Nhóm thực hiện rất mong nhận
được ý kiến đóng góp của Hội đồng cố vấn khoa học nhà trường để bài nghiên cứu được
hoàn thiện hơn
Nhóm chúng em xin chân thành cám ơn!

3

NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VÀNG CỦA NHÀ
NƯỚC
1. Những vấn đề chung về quản lý vàng của Nhà nước
1.1. Khái niệm và đặc điểm về vàng
Vàng là một kim loại quý hiếm và rất có giá trị trong đời sống hằng ngày. Từ xưa đến
nay, vàng luôn được coi là biểu tượng của sự giàu có, uy quyền và hiện thân của nhưng giá
trị lâu dài.
Vàng dạng khối thường có màu vàng sáng, là kim loại dễ uốn dát nhất được biết.
Thực tế, 1g vàng có thể dược dập thành tấm 1m
2
. Là một kim loại mềm, vàng thường tạo
hợp kim với các kim loại khác để tăng thêm độ cứng trong kết cấu: hợp kim với đồng cho
màu đỏ hơn, hợp kim với sắt tạo màu xanh lá, hợp kim với nhôm cho màu tía. Vàng còn có
tính dẫn điện, dẫn nhiệt rất tốt, không bị tác động bởi không khí và phần lớn hoá chất (chỉ
có bạc và đồng là những chất dẫn điện tốt hơn). Nó không bị ảnh hưởng về mặt hoá học bởi
nhiệt, độ ẩm, ôxy và hầu hết các chất ăn mòn. Vì vậy, nó thích hợp để tạo tiền và làm đồ
trang sức.
Đơn vị đo lường: Hiện nay, đơn vị đo lường của các nước khác nhau cũng được đo
lường theo các hệ quy chuẩn khác nhau.Ở các nước Phương Đông như Việt Nam, Trung
Quốc, Hàn Quốc,…vàng và các kim loại đá quý thường được tính bằng lạng (lượng), hoặc
đồng cân, chỉ, ly. Trên thị trường thế giới, vàng được đo theo đơn vị ounce (oz) hoặc troy
ounce.Cụ thể:

1kg = 26,666 lạng = 266,66 chỉ = 2666,6 phân = 26666 ly (lai)
Hay 1 lạng (1 cây vàng) = 37,5g
1 chỉ vàng = 3,75g
Ở Châu Âu, những kim loại quý hiếm, đá quý lại được tính theo đơn vị Karat (K).
Xét trong mối quan hệ giữa đơn vị trọng lượng thông dụng quốc tế SI thì: 1K = 0,2 g = 200
mg (= 5,32 ly)
4

Như vậy, theo tính toán thì vàng 10 tức là vàng 24K có trọng lượng là 4,8g vàng nguyên
chất.
Bảng 1.1: Quy ước giá vàng (chưa tính phí và thuế):

Thị trường vàng thế giới
Thị trường vàng Việt Nam
Đơn vị yết
giá
USD/ounce
(1ounce = 1 troy ounce = 0,83 lượng)
VND/lượng
(1 lượng = 1.20556 ounce)
Giá vàng
Giá vàng Việt Nam * 0,83/ Tỷ giá
USD/VND
Giá vàng thế giới * 1,20556 * Tỷ
giá USD/VND
1.2. Vai trò của vàng trong nền kinh tế
Với những đặc tính riêng có của nó, trong lịch sử vàng được sử dụng làm tiền tệ,
ngoài ra vàng còn được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống như làm trang sức,
dùng cho lĩnh vực y tế, trang trí thực phẩm và đồ uống, điện tử… Tuy nhiên, bài nghiên cứu
sẽ chỉ ra 5 vai trò nổi bật của vàng đối với nền kinh tế:

1.2.1. Thứ nhất, vàng đóng vai trò là một loại tiền tệ trên thế giới
Trên thực tế lưu thông hoá tệ kim loại, chỉ có vàng trở thành loại tiền tệ được sử
dụng phổ biến và lâu dài nhất. Bạc và đồng chỉ được dùng để thay thế khi thiếu vàng dùng
làm tiền tệ. Sự thống trị lâu dài của tiền vàng có được là do vàng có những đặc tính ưu việt
hơn so với các loại hàng hoá khác trong việc thực hiện chức năng tiền tệ, đó là: Vàng là loại
hàng hoá được nhiều người ưa thích, không bị thay đổi về màu sắc và chất lượng, thuận tiện
cho việc cất trữ và dễ chia nhỏ.
Do năng suất lao động sản xuất ra vàng tương đối ổn định, kể cả việc áp dụng tiến bộ
khoa học k thuật cũng không làm năng suất lao động tăng lên nhiều, nên vàng luôn có giá
trị ổn định, rất phù hợp để làm một loại tiền tệ.Khi thương mại quốc tế chưa phát triển như
bây giờ, vàng đã trở thành phương tiện thanh toán giao dịch nội địa tại nhiều nước.Trong
điều kiện hội nhập ngày nay, do được ưa thích và chấp nhận sử dụng rộng rãi, mà vàng đã
trở thành một loại tiền tệ trong thanh toán quốc tế, trở thành một loại tiền tệ thế giới mà
chưa có loại tiền tệ nào có thể thay thế được.
5

Tuy nhiên, vàng là tiền tệ thế giới trong thời đại ngày nay có những đặc điểm riêng
có của nó:
- Không dùng vàng để thể hiện giá cả cũng như tính toán tổng trị giá hiệp định hay hợp
đồng.
- Không dùng vàng để thanh toán hàng ngày của các giao dịch phát sinh giữa các quốc gia.
- Tiền giấy không đổi được ra vàng một cách tự do thông qua hàm lượng vàng của tiền tệ.
- Vàng là tiền tệ dự trữ quốc gia trong thanh toán quốc tế.
- Trong trường hợp không tìm được các công cụ chi trả khác thay thế trong chi trả giữa các
nước mắc nợ và nước chủ nợ thì vàng được dùng làm công cụ thanh toán cuối cùng.
Như vậy, có thể nói dù cho có một số đặc điểm khác biệt nhất định với vai trò là tiền
tệ thế giới của vàng ở thời điểm hiện tại, vàng vẫn đóng vai trò quan trọng trong thanh toán
quốc tế.
1.2.2. Thứ hai, vàng là một kênh dự trữ an toàn
Vàng có thể được cất trữ dưới nhiều dạng: dạng đồ trang sức (dây chuyền, nhẫn, lắc,

vòng, khuyên tai), dạng vàng miếng. Nguồn tài nguyên vàng không phải là vô hạn, việc khai
thác vàng cũng gặp nhiều khó khăn, bởi vậy khi có sự khan hiếm về vàng trong dài hạn thì
giá vàng sẽ có xu hướng tăng giá. Như vậy, việc cất trữ vàng giúp phòng vệ trước sự mất
giá của đồng tiền trong điều kiện lạm phát cao, bảo toàn giá trị mà người dự trữ nhận được.
1.2.3. Thứ ba, vàng là một phương tiện DTNH
DTNH của quốc gia là tài sản của nhà nước được cất giữ dưới dạng các đồng tiền
mạnh, trái phiếu được phát hành bởi Chính phủ các cường quốc trên thế giới, và vàng nhằm
mục đích cho thanh toán quốc tế hoặc hỗ trợ giá trị đồng tiền quốc gia. Vàng là một trong số
các hình thức DTNH của nhà nước,nhưng chỉ gồm vàng khối, hạt và vàng miếng.
Kể từ sau chế độ Bretton Woods, vàng và Đô la trở thành hai loại tài sản quan trọng
đối với DTNH của quốc gia.Theo Báo cáo mới nhất của WGC cho thấy, tính đến tháng
12/2013, tổng dự trữ vàng quốc gia của thế giới đạt mức 31.913,5 tấn. Cũng theo dữ liệu
tổng hợp của WGC, xét về mặt dự trữ vàng quốc gia, M vẫn là nước đứng đầu thế giới với
mức Dự trữ vàng chính thức: 8.133,5 tấn và Tỷ lệ dự trữ vàng trong DTNH: 71,7%, đứng
6

thứ hai là Đức với mức Dự trữ vàng chính thức: 3.387,1 tấn và Tỷ lệ dự trữ vàng trong
DTNH: 68,7%
1.2.4. Thứ tư, vàng là một trong những lựa chọn để đa dạng hoá danh mục đầu tư
Đa dạng hoá danh mục đầu tư sẽ giúp giảm thiểu rủi ro thua lỗ một cách hiệu
quả.Cách thức tối ưu nhất để đa dạng hoá danh mục là đầu tư vào những tài sản có biến
động ngược chiều với các tài sản trong danh mục.Và vàng là lựa chọn số 1 cho tiêu chí này,
bởi vàng có mối tương quan nghịch chiều với những tài sản có rủi ro cao như cổ phiếu hay
cả những tài sản ít rủi ro hơn như trái phiếu chính phủ.Khi thị trường cổ phiếu đi xuống, giá
vàng sẽ tăng lên.Hơn nữa, để chống lại lạm phát thì vàng là một công cụ rất thích hợp.
Nguyên nhân là do vàng là một loại tiền tệ đặc biệt, và các nhân tố ảnh hưởng đến giá vàng
không giống với các nhân tố ảnh hưởng đến giá tài sản khác.
1.2.5. Thứ năm, vàng là một nguồn nguyên liệu quan trọng
Với những đặc tính lý hoá như: mềm, dễ uốn cong, dễ dát mỏng, tính dẫn điện tốt,
tính kháng mòn,… vàng được coi là một kim loại công nghiệp thiết yếu. Vàng được sử dụng

nhiều trong chế tác trang sức, điêu khắc, trang trí và trong công ngghiệp công nghệ cao như
điện tử, bán dẫn, thực phẩm, y tế,…Càng ngày, ứng dụng của vàng trong các ngành khoa
học công nghệ ngày càng phát triển, trở thành một nguồn nguyên liệu quan trọng trong nền
kinh tế hiện đại.
Tóm lại, với tất cả những đặc tính thể hiện sự quý giá và khan hiếm của mình, vàng
đã trở thành một loại tiền tệ thế giới không thể thay thế, là nguồn nguyên liệu quan trọng
trong một số ngành công nghiệp, là phương tiện cất trữ giá trị hay là nguồn DTNH của
quốc gia, và có thể là một trong những sự lựa chọn để đầu tư. Dù đứng trên phương diện
nào, vai trò của vàng trong nền kinh tế đều rất quan trọng.Mỗi diễn biến nhỏ trên thị trường
vàng cũng sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ thị trường.Hiểu rõ được vai trò của vàng trong nền
kinh tế sẽ là cơ sở để nghiên cứu các tác động này của thị trường vàng đến nền kinh tế, giúp
đưa ra các chính sách quản lý đúng đắn và kịp thời.
7

2. Thị trường vàng
2.1. Khái niệm
Thị trường vàng là nơi diễn ra các giao dịch mua bán vàng và các sản phẩm từ vàng trên thế
giới. Cũng giống các thị trường hàng hóa khác, thị trường vàng được vận hành tại mức giá
điều chỉnh theo các điều kiện của thị trường.
2.2. Đặc điểm của thị trường vàng
2.2.1. Thị trường giao dịch 24h
Thị trường vàng còn được gọi là thị trường không ngủ bởi đặc điểm giao dịch 24/24h,
từ 6h sáng thứ 2 cho đến 3h sáng thứ 7. Đây là điều kiện thuận lợi đối với những người
muốn giao dịch trong thời gian rảnh ngoài giờ hành chính.
2.2.2 Tính thanh khoản cao
Người tham gia vào thị trường này có thể thực hiện giao dịch dễ dàng qua điện thoại
hay internet một cách trực tiếp mà không cần thông qua trung gian. Ngoài ra, người dùng có
thể thiết lập chế độ tự động cho giao dịch: take profit hay stop loss.
2.2.3 Tồn tại hình thức kinh doanh hai chiều
Người kinh doanh để kiếm lợi thường mua vào với giá thấp và bán ra với giá cao.

Trong trường hợp, giá hiện tại đang tăng cao, người kinh doanh có thể bán khống, đợi khi
giá giảm sẽ mua trả và thu lợi nhuận từ khoản chênh lệch này. Đây là hình thức kiếm lời
được sử dụng khá phổ biến hiện nay.
2.3. Các chủ thể tham gia thị trường vàng
2.3.1. NHTW
Vàng có vai trò quan trọng trong DTNH quốc gia.NHTW là một thành viên lớn nhất
của thị trường vàng thực hiện giao dịch nhằm quản lý danh mục DTNH, thực hiện chính
sách tiền tệ quốc gia, đồng thời giám sát hoạt động của thị trường và thu lợi nhuận.
2.3.2. Ngân hàng thương mại
Các ngân hàng thương mại sử dụng hiệu quả nguồn vốn dự trữ vàng từ người dân,
đồng thời cung cấp các dịch vụ và tự doanh kiếm lời thông qua mua bán chênh lệch giá.
2.3.3. Nhà đầu tư tổ chức và cá nhân
8

Nhà đầu tư trên thị trường vàng có thể là các công ty khai thác, chế tác vàng hoặc
những nhà đầu tư nhỏ lẻ. Họ tham gia vào thị trường nhằm mục đích kiếm lời dựa trên việc
đầu cơ, ăn chênh lệch giá hoặc phòng vệ dựa vào các công cụ phái sinh.
2.4. Các nghiệp vụ kinh doanh cơ bản
2.4.1. Nghiệp vụ mua bán giao ngay
Đây là nghiệp vụ mua bán vàng thực hiện mức giá tại thời điểm thỏa thuận.Vì hàng
hóa có giá trị lớn nên khi mua bán số lượng lớn, cần thời gian để thực hiện bút toán và thanh
toán tiền vàng.
2.4.2. Nghiệp vụ mua bán kì hạn
Là nghiệp vụ cam kết mua bán vàng vào một ngày cụ thể trong tương lai tại một mức
giá xác định.Giao dịch này nhằm mục đích bảo hiểm rủi ro biến động giá.
2.4.3. Nghiệp vụ quyền chọn
Thể hiện quyền được mua và bán một lượng vàng trong một khoảng thời gian xác
định trong tương lai với mức giá được thống nhất tại thời điểm giao dịch. Có hai loại quyền
chọn là quyền chọn mua (call option), quyền chọn bán (put option) và 2 kiểu quyền chọn:
kiểu Âu và kiểu M. Quyền chọn kiểu M cho phép người mua thực hiện quyền chọn tại bất

kì thời điểm nào trong thời gian hiệu lực của hợp đồng. Trong khi đó, quyền chọn kiểu Âu
chỉ cho phép thực hiện hợp đồng vào ngày đáo hạn.
2.4.4. Kinh doanh vàng trên tài khoản
Các ngân hàng trên thế giới cung cấp hai loại tài khoản là tài khoản phân bổ
(allocated account) và tài khoản chưa phân bổ (unallocated account).Trong tài khoản phân
bổ, người nắm giữ các kim loại quý trong tài khoản trở thành chủ nợ có đảm bảo của ngân
hàng nắm giữ tài khoản. Đây là hình thức an toàn nhất cho giới đầu tư vàng vật chất. Vàng
được lưu trữ trong kho và được quản lý bởi đại lý vàng có uy tín hoặc người lưu ký.
Ngược lại, tài khoản chưa phân bổ không chỉ định rõ ràng vàng của khách hàng và nó
dành cho những nhà đầu tư không có vàng vật chất. Sử dụng tài khoản này giúp cho các nhà
đầu tư không mất phí lưu trữ và bảo hiểm, tuy nhiên khách hàng phải chịu rủi ro cao hơn do
không có đảm bảo.
9

3.2. Nguồn cung vàng và nguồn cầu vàng
3.2.1. Nguồn cung vàng
Trên thế giới vàng được tìm thấy nhiều nhất ở các mỏ sa khoáng. Mỏ sa khoáng là sự
tích tụ các khoáng vật có giá trị được hình thành từ sự tách biệt trọng lực trong quá trình
lắng đọng và được tìm thấy nhiều ở hẻm núi và lòng sông. Hiện tại vàng được khai thác
nhiều nhất ở các mỏ đá với hai cách phổ biến là lộ thiên và khai thác ngầm. Nguồn cung
chính của vàng đến từ 3 nguồn chính: Dự trữ ở ngân hàng và chính phủ (1,5%),Tái chế
(37%), khai thác mỏ (61,4%) (Theo số liệu trung bình từ năm 2007 đến năm 2011).
Mối liên hệ giữa nguồn cung và giá vàng trong 10 năm qua: Giá trị của vàng ngày
càng cao khiến sản lượng vàng khai thác tăng 30% từ năm 2002 đến năm 2011, lên đến mức
1600 tấn. Năm 2011, lượng mua vào tại các ngân hàng tăng 571% so với năm 2000. Kể từ
sau 2008 (năm xảy ra khủng hoảng tài chính) tích trữ vàng ngày càng được nhiều người lựa
chọn bởi độ an toàn và giá trị của nó. Sản lượng vàng tái chế tăng 93% (2002 đến 2011). Ta
thấy, sản lượng vàng khai thác càng nhiều thì giá vàng càng tăng.
Như vậy, nguồn cung vàng chủ yếu đến từ khai thác, vàng lại là một kim loại quý
hiếm nên các nước sở hữu mỏ vàng thường có ưu thế trong việc dự trữ vàng.

Biểu đồ1.2. Sản lượng khai thác vàng trung bình của các nước trên thế giới

Nguồn: />cap.1842782/
10

Từ biểu đồ thể hiện sản lượng khai thác vàng trên toàn thế giới ta thấy được Trung
Quốc là nước có sản lượng khai thác vàng nhiều nhất với 13%, tiếp theo là Austraylia với
10%, M 9% và một số nước khác có các mỏ dự trữ vàng lớn như Nam M (7%), Nga
(7%), Pê ru, Canada, Indonesia, Ghana. Tuy nhiên lượng nắm giữ vàng thực tế lại hoàn toàn
khác hẳn.
Biểu đồ 1.3. Dự trữ vàng thế giới

M là nước nắm giữ đến 30% lượng vàng thế giới với tổng cộng 8133,5 tấn tương
đương 420 tỷ USD. Chính bởi vậy nền kinh tế của M có ảnh hưởng tương đối lớn đến giá
vàng trên thế giới. Theo các nghiên cứu cho thấy giá vàng thế giới bị tác động bởi các nhân
tố chính sau đây: Sự biến động của giá đô la M – lãi suất tiền gửi của M, sự biến động của
giá dầu, mức độ lạm phát của nền kinh tế M, một số chỉ số khác của nền kinh tế M như
giá chứng khoán.
3.2.2. Nguồn cầu vàng
Với những đặc điểm và vai trò riêng biệt, vàng ngày càng được con người sử dụng
với nhiều mục đích khác nhau.Ngày nay, vàng được sử dụng chủ yếu làm phương tiện trao
đổi, đầu tự, tích trữ và làm đồ trang sức.Ngoài ra vàng còn được sử dụng trong y tế, điện tử,
thực phẩm và đồ uống, công nghiệp, hóa học.
11

Năm 2013, Trung Quốc đã vượt Ấn Độ trở thành nước tiêu thụ vàng cao nhất thế giới
với 1066 tấn. Nguyên nhân chủ yếu là do mức tăng 29% tiệu thụ vàng trang sức và 38%
vàng thỏi, vàng xu của Trung Quốc. Năm 2013, nhu cầu vàng ở Việt Nam được đánh giá
xếp thứ 7 trên thế giới với lượng cầu là 92,2 tấn. Trong đó nữ trang: 11,9 tấn, vàng miếng:
80,3 tấn. Tổng nhu cầu vàng năm 2012: 76,8 tấn (thay đổi so với năm 2011: +20%). Cầu về

vàng tại Việt Nam ngày càng tăng và dự kiến sẽ còn tăng nhiều trong năm 2014.
4. Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường vàng
4.1. Giá trị đồng Đôla M (USD)
Nhìn chung, giá trị đồng Đôla M và giá vàng có xu hướng biến động ngược chiều
nhau.
Vàng và Đôla M là hai nguồn chính của dự trữ ngoại hối ngân hàng nhà nước. Khi
giá trị đồng Đôla M giảm mạnh, NHNN sẽ có xu hướng giảm tỷ trọng đồng Đôla M và
tăng tỷ trọng dự trữ vàng. Nhu cầu về vàng tăng mạnh kéo theo sự tăng lên của giá vàng.
Tương tự trong trường hợp ngược lại, khi giá Đôla M có xu hướng tăng sẽ khiến NHNN
cân nhắc việc tái cơ cấu danh mục dự trữ theo hướng tăng dự trữ về Đôla và giảm dự trữ về
vàng. Điều này sẽ tác động đến việc tăng cung vàng và làm cho giá vàng giảm.
Sự biến động của giá vàng qua giá trị đồng Đôla M được đánh giá thông qua sức
mạnh của nền kinh tế M. Trong đó, các chỉ số quan trọng phản ánh sự phát triển hay suy
yếu của mền kinh tế có thể kể đến tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp,
thị trường vốn, thị trường lao động, các con số NFP, đặc biệt là chính sách tỷ giá của M.
Trong từng thời kì, nhằm thực hiện các chương trình, mục tiêu đặt ra, Cục dự trữ liên bang
M (FED) sẽ quyết định mức lãi suất Đôla M tăng hay giảm. Kết quả sẽ dẫn đến sự dao
động của giá trị đồng Đôla M, từ đó, ảnh hưởng đến giá vàng.
Biểu đồ 1.4. Tương quan giá Đôla và giá vàng giai đoạn 2002-2012
12


Nguồn: />chart.html
4.2. Giá dầu thô
Sự tương quan trong biến động giá dầu thô và giá vàng khá phức tạp.
Dầu mỏ với vai trò là hàng hóa tích trữ cũng có những biến động cùng chiều với giá
vàng. Khi giá dầu mỏ tăng sẽ tất yếu dẫn đến sự sụt giảm giá trị của đồng Đôla M. Các
nước càng có xu hướng nhập vàng về tích trữ, do đó, cầu vàng sẽ tăng và kéo theo sự tăng
giá của vàng.
Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế suy thoái, tức là lạm phát đang diễn ra, giá

vàng lại tỷ lệ nghịch với giá dầu. Kinh tế trì trệ khiến hàng hóa lưu thông khó khăn, sản xuất
bị thu hp, nhu cầu về dầu giảm mạnh. Trong khi đó, nền kinh tế bất ổn lại làm cho nhu cầu
về vàng với vai trò là tài sản bảo hiểm lại tăng cao.
Xét sự biến động giá vàng dựa trên giá dầu cần chú ý đến tình hình kinh tế, chính trị
vùng Trung Đông.Bởi đây được coi là khu vực khai thác và sản xuất dầu mỏ lớn nhất trên
thế giới và các nước khu vực này thường dự trữ tài sản dưới dạng vàng. Do đó nguồn cung
dầu mỏ và nguồn cầu về vàng ở đây rất lớn, ảnh hưởng mạnh lên giá của cả hai mặt hàng
này.
Bảng 1.5. Biến động của giá dầu và giá vàng giai đoạn 2008 – 2013
13

Đơn vị: USD/thùng; USD/ounce


2008
2009
2010
2011
2012
2013
Oil
Average
52.01
51.49
33.34
39.02
32.18
22.46
High
100.42

87.67
47.15
61.82
42.31
31.14
Low
29.77
34.95
25.42
26.50
24.34
15.20
Gold
Average
38.67
27.29
20.91
22.27
18.14
20.70
High
64.53
43.09
30.73
39.95
25.36
34.48
Low
22.69
17.46

16.23
14.72
11.97
12.07

Bảng mô tả diễn biến dao động giá cả giai đoạn 2008 – 2013. Có thể thấy cuộc khủng
hoảng kinh tế năm 2008 có những ảnh hưởng sâu rộng trên toàn thế giới. Từ 2008 đến 2010,
với nền kinh tế suy thoái, khủng hoảng, cả giá vàng và giá dầu liên tục giảm mạnh. Đến năm
2011, giá cả tăng nh nhưng những năm tiếp theo tiếp tục giảm. Các chuyên gia đã nhận
định dù có nhiều tín hiệu cho thấy nền kinh tế toàn cầu đang được vực dậy song quá trình
phục hồi này vẫn chưa thực sự ổn định. Các quốc gia lớn đã lấy lại được nhịp độ tăng trưởng
nhưng vẫn rất mong manh. Giá vàng và giá dầu khi nền kinh tế chưa ổn định có thể sẽ tiếp
tục giảm và có mối quan hệ tỷ lệ thuận với nhau.

4.3. Sự quản lý của Ngân hàng Trung ương (NHTW)
Sự quản lý của NHTW, nói cách khác là quan điểm DTNH của NHTW, có tác động
không nhỏ đến giá vàng.
DTNH là toàn bộ tài sản ngoại hối của một quốc gia bao gồm ngoại tệ tiền mặt, số dư
ngoại tệ trên tài khoản nước ngoài, hối phiếu, giấy nhận nợ và vàng tiêu chuẩn quốc tế, do
NHTW trực tiếp quản lý. NHTW không chỉ có nhiệm vụ bảo quản, cất giữ mà cần có những
biện pháp quản lý nhằm đảm bảo quy mô và cấu trúc DTNH, đồng thời sử dụng qu để phục
vụ cho đầu tư phát triển kinh tế, nhằm thực hiện CSTT, hỗ trợ giá trị đồng tiền quốc gia, cân
bằng cán cân thanh toán quốc tế.
14

Quy mô và cơ cấu DTNH của quốc gia được quyết định dựa trên rất nhiều yếu tố:
đảm bảo nhu cầu giao dịch hàng ngày hay theo đuổi chính sách tỷ giá cố định; cán cân thanh
toán quốc tế; cán cân vốn; chính sách tỷ giá Thông thường, cơ cấu DTNHcủa quốc gia chủ
yếu là các đồng tiền mạnh, thuận tiện giao dịch quốc tế như USD, GBP, EUR, JPY nhằm
mục đích đảm bảo an toàn cho qu dự trữ. Tuy nhiên, khi tình hình kinh tế biến động theo

chiều hướng xấu hay khi đồng Đôla mất giá, NHTW sẽ tăng dự trữ về vàng để đảm bảo cân
đối qu dự trữ. Việc bán Đôla, mua vàng làm thị trường vào biến động theo và đẩy giá vàng
lên cao. Trong trường hợp ngược lại, nền kinh tế ổn định, dự trữ về vàng có xu hướng thấp
hơn dự trữ về các đồng ngoại tệ, bởi dự trữ về vàng đem lại lãi suất thấp hơn so với ngoại tệ.
Trong khi đó, thị trường ngoại hối phát triển mang lại cơ hội được nhiều lợi nhuận hơn, và
tiền mặt ngoại tệ có thể sử dụng ngay trong giao dịch thương mại quốc tế.Lúc này, thị
trường vàng trở nên kém hấp dẫn và giá vàng sẽ giảm xuống.
4.4. Nguồn cung cầu vàng
Vàng cũng là một hàng hoá, nên cũng giống như bao loại hàng hoá khác, giá của nó
cũng chịu tác động của quy luật cung-cầu trên thị trường. Nếu cầu vàng lớn hơn cung vàng
sẽ khiến cho giá vàng có xu hướng tăng lên, và ngược lại, khi cung vàng lớn hơn cầu
vàng,giá vàng có xu hướng đi xuống.
Xét về nguồn cung vàng, vàng vật chất được cung cấp chủ yếu từ các nước có trữ
lượng vàng lớn, sản lượng xuất khẩu lớn, có tầm ảnh hưởng đến thị trường vàng thế giới
như: Nam Phi, M, Nga, Canada, Úc,…Bên cạnh đó, các NHTW và Qu tiền tệ Quốc tế
đóng một vai trò quan trọng (chiếm gần 20% lượng vàng trên toàn thế giới).
Xét về nguồn cầu vàng, toàn thế giới đều muốn có thứ kim loại quý giá này và tuỳ
vào mục đích sử dụng mà có những nhu cầu khác nhau như phục vụ cho hoạt động chế tác
trang sức, tích lu, đầu tư, thanh toán,…
Trên khía cạnh tổng quát, nguồn cung vàng xuất phát từ ba nguồn chính: sản lượng vàng
khai thác được, lượng vàng tích trữ sẵn có của các nhà sản xuất, và lượng vàng tái chế.
Nguồn cầu vàng xuất phát từ nhu cầu làm đồ trang sức, dùng cho công nghệ và dùng để đầu
cơ tích trữ dưới dạng vàng thỏi, vàng miếng.
15

Bảng 1.6. Nguồn cầu vàng từ năm 2011-2013
Gold demand (WGC presentation)

Nguồn: LBMA, Thomas Reuters, World Gold Council.


Trong khoảng thời gian 3 năm, từ năm 2011-2013, lượng cầu vàng không mấy thay
đổi. Tuy nhiên, năm 2011 cầu vàng tăng đột biến ở mức 4,587.4 tonnes. Nhìn 3 quý trong
một năm nhỏ như năm 2013, lượng cầu vàng có xu hướng giảm. Điều này dẫn đến sự co
giãn về giá tương ứng tại thời điểm cầu vàng thấp nhất.Tại quý 3 năm 2013, cầu vàng thấp
nhất ở mức 868.5 tấn, giá vàng cũng ở mức thấp nhất là 1,326.3USD/oz.
Sau đây là trường hợp điển hình về sự thay đổi giá vàng phản ứng lại với tình trạng
thay đổi trong cung cầu điền hình để có thể có cái nhìn rõ nét hơn.
Biểu đồ 1.7. Giá vàng London tháng 4 - 2013
16


Nguồn:
Như đã đưa ra, giữa tháng 4, thị trường vàng từng có đợt giảm giá lớn nhất trong
vòng 30 năm khi mỗi ounce vàng bốc hơi 160USD từ ngày 12 đến ngày 16/4. Sau đó lực
mua vàng vật chất trên toàn cầu, đặc biệt là ở Trung Quốc và Ấn Độ, đã giúp giá phục hồi
được một nửa.Chỉ sau đợt chạm đáy 1380USD/oz thì ngay lập tức đã gây ra phản ứng từ thị
trường khi người dân nhanh chóng đổ tiền vào đầu tư vàng.
Tại thị trường TQ: giá vàng giảm, các nhà đầu tư đổ xô đi mua vàng. Trong 10 ngày
(từ ngày 16/4/2013-26/4/2013), TQ đã tiêu thụ 300 tấn vàng, tương đương gần 10%sản
lượng vàng cả năm trên toàn cầu. Thị trường Ấn Độ cũng tiêu thụ hơn 100 tấn vàng.Những
động thái này giúp giá vàng không tụt liên tiếp.
Tuy nhiên, tình trạng cung vàng ồ ạt của các qu SPDR Gold Trust, cho biết lượng
vàng dự trữ của họ chỉ còn 1154.34 tấn, thấp nhất trong 16 tháng tính đến ngày 15/4/2013.
Chính vì vậy, giá vàng đã tăng nhưng không thể tăng nhiều.
Bảng 1.8. Nguồn cung vàng của SPDR: Exchange Traded Gold.
Ngày
Khối lượng (tấn)
Ngày
Khối lượng (tấn)
1/4

1,217.0
15/4
1,154.34
2/4
1,208.92
16/4
1,145.92
3/4
1,206.22
17/4
1,134.79
5/4
1,205.31
18/4
1,132.99
17

9/4
1,200.37
19/4
1,123.06
10/4
1,183.53
22/4
1,104.71
11/4
1,181.42
23/4
1097.19
12/4

1,158.56
24/4
1,092.98
Nguồn: quy-spdr-tiep-tuc-ban-vang-
ra.html
Như vậy, trong cùng một thời điểm, giá vàng đã có những phản ứng với cả cung và
cầu thị trường. Quy luật cung cầu luôn luôn đúng, khi cầu tăng hoặc cung giảm, giá vàng sẽ
có xu hướng tăng theo. Tuy nhiên, khi cầu giảm hoặc cung vàng tăng thì giá vàng sẽ giảm.
4.5. Chính trị xã hội
Không phải là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến thì trường vàng, nhưng tầm quân trọng
của yếu tố chính trị xã hội là không nhỏ.Khi tình hình chính trị thế giới trở nên bất ổn thì thị
trường tài chính cũng bắt đầu hỗn loạn. Trong bối cảnh đó, nhà đầu tư sẽ tìm kênh trú ẩn an
toàn cho tài sản của mình. Và lịch sử đã chứng minh, vàng là loại phương tiện cất trữ rất
hiệu quả, đồng thời cũng là phương án đầu tư an toàn trong những quãng thời gian bất ổn về
kinh tế xã hội.
4.6. Lạm phát
Nếu chỉ số lạm phát tăng hoặc giảm quá một mức nào đó, nó sẽ có tác động lên giá
vàng. Trong thời kì giá cả của hàng hoa luôn tăng, Chính phủ không kiểm soát được tốc độ
lạm phát, niềm tin vào tiền giấy giảm xuống, vàng sẽ trở thành lựa chọn số 1 của các nhà
đầu tư. Cầu tăng sẽ dẫn đến giá tăng. Điều này lý giải vì sao trong khoảng thời gian xảy ra
lạm phát, giá vàng thường có xu hướng tăng lên, và ngược lại.
4.7. Các nhân tố khác
- Tình hình của các công ty kinh doanh vàng và tình hình khai thác sản xuất vàng ở các mỏ
vàng ảnh hưởng đến cung cầu vàng trên thị trường và làm giá vàng thay đổi
- Tâm lý nhà đầu tư cũng là nhân tố vô cùng quan trọng gây ra các biến động trên thị trường
vàng, đặc biệt là các thị trường non trẻ như Việt Nam. Các nhà đầu tư còn chưa đủ khả năng
18

thẩm định, phân tích thông tin, đánh giá thị trường , sẽ có thể đưa ra những quyết định sai
lầm hoặc chịu hiệu ứng tâm lý bầy đàn ( đám đông) gây ra tác động tiêu cực, làm méo mó

thị trường vàng.
5. Vai trò của NHTW trong việc quản lý thị trường vàng
5.1. Vai trò chung của NHTW
Theo điều 2, luật NHNN năm 2010: “NHNN thực hiện chức năng quản lý nhà nước
về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối; thực hiệc chức năng của NHTW về phát hành
tiền, ngân hàng của các TCTD và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ. Quản lý nhà nước
về ngoại hối, hoạt động ngoại hối và hoạt động kinh doanh vàng”. Trong đó: Một phần
ngoại hối là “Vàng thuộc DTNH nhà nước, trên tài khoản ở nước ngoài của người cư trú;
vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng trong trường hợp mang vào và mang ra khỏi lãnh thổ
Việt Nam”.
5.2. Vai trò của NHTW trong việc quản lý thị trường vàng
5.2.1. Đối với chế độ thuế khóa với các giao dịch về vàng:



Bàng 1.9. So sánh các mức thuế giao dịch về vàng
Nước
Mức thuế (%)
Nước
Mức thuế (%)
Tây Đức
13
Hy Lạp
0
Bỉ
17
Hồng Kong
0
Canada
0

Ý
35
Đan Mạch
22
Na Uy
20
M
0
Hà Lan
4
Tây Ban Nha
30
Singapore
0
Phần Lan
14
Thụy Sĩ
0
Pháp
7
Việt Nam
0,5
19

Anh
15


Một số nước áp dụng mức thuế rất cao như Ý (35%), Tây Ban Nha (30%), Đan Mạch
(22%), trong khi một số nước lại tạo điều kiện rất lớn cho hoạt động giao dịch vàng với mức

thuế 0% là Canada, Hy Lạp, Hồng Kong, Singapore, Thụy S, trong khi đó Việt Nam cũng
chỉ áp dụng mức thuế 0,5%. Đây là cơ hội tốt cho giao dịch vàng tại các nước này diễn ra
sôi động, thuận lợi hơn.
5.2.2. Đối với hoạt động cất trữ và kinh doanh vàng
Việc quản lý dựa trên văn bản pháp luật do Chính phủ soạn thảo, NHNN dựa vào đó
để quản lý cá nhân, tổ chức tham gia kinh doanh vàng, quản lý tiêu chuẩn định mức.
Trong lịch sử thế giới, đa số các nước có sự quản lý chặt chẽ người dân trong việc
mua bán, dự trữ vàng.Nhưng lại có một nghịch lý rằng giá vàng trong nước thường cao hơn
so với giá vàng thế giới nên các hoạt động buôn lậu vẫn xảy ra thường xuyên. Mỗi nước lại
có những chính sách riêng nhưng đa số thực hiện chính sách thả lỏng: tự do cất giữ và kinh
doanh vàng, chỉ trừ Ấn Độ - nơi có lượng tiêu thụ vàng lớn nhất trên thế giới, đặc biệt vào
mùa cưới nên chính sách quản lý của nhà nước rất khắt khe.
5.2.3. Đối với hoạt động dự trữ vàng và doanh số bán ra của các NHTW
Như chúng ta đã biết, vàng và USD là 2 loại DTNH lớn nhất trên thế giới. Khi đồng
USD mất giá, người ta có xu hướng tìm đến vàng như nơi đảm bảo an toàn. Do đó, NHNN
cũng vậy, tăng cường dự trữ vàng và bán USD ra.
Nhìn vào biểu đồ quy mô vàng trong DTNH của các quốc gia trên có thể thấy tỷ lệ dự
trữ vàng của các quốc gia khá cao và tăng dần qua các năm
Bảng 1.10: Lượng vàng nắm giữ và tỷ lệ trong tổng dự trữ quốc gia năm 2013
Quốc gia
Trữ lượng vàng (tấn)
% trong tổng dự trữ
Châu Mỹ


M
8.133,46
75,6%
Châu Âu



Đức
3.391,34
72,4%

×