Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

xây dựng thương hiệu cà phê việt nam trên thị trường nội địa thực trạng và một số khuyến nghị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 114 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
o0o



Công trình tham dự Cuộc thi
Sinh viên nghiên cứu khoa học Truờng Đại học Ngoại Thương 2013-2014




Tên công trình:
Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động thương mại hàng hóa
giữa Việt Nam và khu vực Trung Đông





Nhóm ngành: Kinh tế và kinh doanh 2 (KD2)








Hà Nội, tháng 4 năm 2014


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


AFTA
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
APEC
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương
ASEAN
Hiệp hội các nước Đông Nam Á
EU
Liên minh châu Âu
FTA
Hiệp định thương mại tự do
GCC
Hội đồng hợp tác vùng vịnh
GDP
Sản phẩm quốc nội
OECD
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế
UAE
Các tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất
WTO
Tổ chức Thương mại Thế giới


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 2
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ
SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI HÀNG

HOÁ GIỮA VIỆT NAM VÀ KHU VỰC TRUNG ĐÔNG 5
1.1. Khái niệm về Thương mại quốc tế và quá trình hình thành của Thương mại quốc
tế 5
1.1.1. Khái niệm về Thương mại quốc tế 5
1.1.2. Quá trình hình thành, phát triển và lợi ích của Thương mại quốc tế 6
1.2. Thương mại hàng hoá trong hoạt động thương mại quốc tế 9
1.2.1. Khái niệm về thương mại hàng hóa 9
1.2.2. Các hình thức của thương mại hàng hóa quốc tế 11
1.3. Khái quát chung về chính sách thương mại quốc tế: 14
1.3.1 Vị trí và vai trò của chính sách Thương mại quốc tê: 14
1.3.2 Các công cụ chủ yếu của chính sách Thương mại quốc tế 15
1.4. Sự cần thiết phát triển hoạt động thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và khu
vực Trung Đông: 22
1.4.1. Tình hình thương mại hàng hóa của Việt Nam trên trường quốc tế trước và
sau khi gia nhập WTO 22
1.4.2. Vị trí thị trường Trung Đông trong hoạt động thương mại hàng hóa toàn cầu
25
1.4.3. Sự cần thiết phải phát triển hoạt động thương mại hàng hóa giữa Việt Nam
và khu vực Trung Đông 26
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA GIỮA
VIỆT NAM VÀ KHU VỰC TRUNG ĐÔNG 28
2.1. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động thương mại hàng hóa của Việt Nam và khu
vực Trung Đông 28
2.1.1. Sự tương quan về vị trí địa lý giữa Việt Nam và khu vực Trung Đông 28
2.1.2. Môi trường luật pháp của Việt Nam và khu vực Trung Đông 30
2.1.3. Môi trường chính trị của Việt Nam và khu vực Trung Đông 32
2.1.4. Môi trường văn hóa – xã hội của Việt Nam và khu vực Trung Đông 35
2.2. Thực trạng hoạt động thương mại hàng hóa của Việt Nam nói chung từ năm
2008 đến nay 38
2.2.1. Tình hình hoạt động thương mại hàng hóa của Việt Nam nói chung từ năm

2008 đến nay 38
2.2.2. Cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam với các thị trường trên thế
giới từ 2008 đến nay 42
2.3. Tình hình hoạt động thương mại hàng hóa của Việt Nam vào khu vực Trung
Đông từ năm 2008 đến nay 50
2.3.1. Tình hình hoạt động thương mại hàng hóa của Việt Nam vào khu vực Trung
Đông từ 2008 đến nay 50
2.3.2. Cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam đối với thị trường Trung
Đông từ 2008 đến nay 54
CHƯƠNG III: Triển vọng và các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động thương mại hàng
hóa giữa Việt Nam và khu vực Trung Đông 58
3.1. Bài học kinh nghiệm 58
3.1.1. Bài học từ kinh nghiệm các nước thành công trong hoạt động thương mại
hàng hóa với khu vực Trung Đông 58
3.1.2. Kinh nghiệm từ các nước thất bại trong hoạt động thương mại hàng hóa với
khu vực Trung Đông 61
3.2. Triển vọng quan hệ thương mại hàng hóa Việt Nam – khu vực Trung Đông 64
3.2.1. Triển vọng thúc đẩy xuất nhập khẩu những mặt hàng vốn có giữa Việt Nam
và khu vực Trung Đông 64
3.2.2. Triển vọng mở rộng hoạt động thương mại hàng hóa với những mặt hàng
mới tiềm năng giữa Việt Nam và khu vực Trung Đông 69
3.3. Các giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam – khu vực Trung Đông . 71
3.3.1. Các giải pháp về phía Nhà nước 71
3.3.2. Các giải pháp về phía doanh nghiệp 74
KẾT LUẬN 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO 82
PHỤ LỤC 88


DANH MỤC BẢNG BIỂU


Bảng 1: Trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa 2001 đến nay 22
Bảng 2: Kim ngạch xuất khẩu giữa Việt Nam và khu vực Trung Đông giai đoạn 2012 -
2013 51
Bảng 3: Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng dệt may giai đoạn 2009 – 2013 52
Bảng 4: Kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may khu vực Trung Đônggiai đoạn 2009 –
2013 53
Bảng 11: Các chỉ số kinh tế của Saudi Arabia 59
Bảng12: Tỷ trọng xuất khẩu của các nước vào Saudi Arabia giai đoạn 2008 - 2011 61

Biểu đồ 1: Thương mại Việt Nam 6 năm trước và sau khi gia nhập WTO 23
Biểu đồ 2: Kim ngạch xuất – nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2008 – 2013 38
Biểu đồ 3: Giá trị xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang một số quốc gia/khu vực giai
đoạn 2008 – 2013 (đơn vị: tỷ USD) 40
Biểu đồ 4: Giá trị nhập khẩu hàng hóa của một số quốc gia/khu vực vào Việt Nam giai
đoạn 2008 – 2012 (đơn vị: tỷ USD) 41
Biểu đồ 5: Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam năm 2013 theo kim ngạch 43
Biểu đồ 6: Cơ cấu hàng nhập khẩu của Việt Nam năm 2013 theo kim ngạch 44
Biểu đồ 7: Giá trị nhập khẩu hàng hóa của Kuwait giai đoạn 2008 – 2013 62
Biểu đồ 8: Giá trị nhập khẩu hàng hóa của Australia vào Kuwait giai đoạn 2007 – 2013
63
1

LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, cùng với sự phát triển chóng mặt của quá trình toàn cầu hóa, hoạt
động thương mại quốc tế đang được đẩy mạnh trên toàn thế giới nhằm mục tiêu tìm
kiếm và mở rộng thị trường. Trong tiến trình phát triển quan hệ hợp tác kinh tế hiện
nay, Việt Nam đã đạt được rất nhiều thành công như thiết lập quan hệ và tiến hành rất
nhiều hoạt động kinh tế với rất nhiều quốc gia như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc,

Trung Quốc Nằm trong chiến lược phát triển kinh tế và hợp tác quốc gia lâu dài của
Việt Nam, các nước thuộc khu vực Trung Đông được đánh giá là những đối tác tiềm
năng.Với những ưu thế như: có vị trí địa lý chiến lược, nằm trên con đường giao
thương giữa Châu Âu, Châu Á và Châu Phi, đặc biệt với trữ lượng dầu mỏ khá lớn,
khu vực Trung Đông được xem như là một thị trường mới , có rất nhiều tiềm lực có thể
tận dụng và khai thác. Theo như thống kê chính thức của CIA Workbook of Fact
(2013), khu vực Trung Đông bao gồm 19 quốc gia: Amernia, Azerbaijan, Bahrain,
Gaza Strip, Geogria, Iran, Iraq, Isarel, Jordan, Kuwait, Lebanon, Oman, Quatar, Saudi
Arabia, Syria, Turkey, United Arab Emirates (UAE), West Bank, Yemen. Tuy nhiên,
làm thế nào để hoạt động thương mại quốc tế giữa Việt Nam với khu vực Trung Đông
đạt hiệu quả tốt, đặc biệt là vấn để đẩy mạnh hoạt động thương mại hàng hóa giữa Việt
Nam với khu vực này hiện vẫn đặt ra những dấu hỏi lớn cho các nhà hoạch định chính
sách của Việt Nam.
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động thương mại quốc tế nói chung và
đặc biệt trong lĩnh vực thương mại hàng hóa với khu vực Trung Đông nói riêng, chúng
tôi đã quyết định chọn đề tài “Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động Thương mại giữa
Việt Nam và khu vực Trung Đông”.


2

1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Hoạt động thương mại nói chung và hoạt động thương mại hàng hóa giữa Việt
Nam và khu vực Trung Đông nói riêng ngày càng nhận được nhiều hơn sự quan tâm
của Đảng và Nhà nước. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, với xu thế
mở rộng và phát triển mối quan hệ với các nước trong khu vực và trên trường quốc tế,
hoạt động thương mại hàng hóa Việt Nam – Trung Đông đang được đẩy mạnh, đặc biệt
trong giai đoạn từ năm 2008 đến nay và định hướng đến năm 2015.
Cho đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu vấn đề này được công bố như
sau:

- PGS.TS. Đỗ Đức Định, Nghiên cứu các khâu đột phá chiến lược để mở rộng
quan hệ hợp tác của Việt Nam với khu vực Trung Đông đến năm 2020, 2009 - 2010
- PGS.TS. Bùi Nhật Quang, Một số vấn đề nổi bật về chính trị, kinh tế của
Châu Phi và Trung Đông giai đoạn 2011 – 2020 và tác động đến Việt Nam, 2009 -
2010
- PGS. TS. Bùi Nhật Quang, Thổ Nhĩ Kỳ và khả năng hợp tác của Việt Nam
đến năm 2020, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2013
Từ nhiều góc độ nghiên cứu và phương pháp tiếp cận khác nhau, các tác giả đã
phân tích, luận giải vấn đề hoạt động thương mại nói chung và
hoạt động thương mại hàng hóa Việt Nam – khu vực Trung Đông nói riêng. Tuy nhiên,
để nghiên cứu chuyên sâu về hoạt động thương mại hàng hóa Việt Nam - khu vực
Trung Đông, hiện đề tài”Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động thương mại giữa Việt
Nam và khu vực Trung Đông” chưa có tác giả nào nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Phân tích thực trạng hoạt động thương mại giữa Việt Nam - khu vực Trung
Đông
- Đề xuất các giải pháp để đẩy mạnh hoạt động thương mại Việt Nam – khu
vực Trung Đông.

3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Trong đề tài này, các tác giả tập trung vào nghiên cứu, phân tích tình hình hoạt
động thương mại hàng hóa của Việt Nam và khu vực Trung Đông
- Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: giới hạn ở các quốc gia khu vực Trung Đông
Về thời gian: Trong bài nghiên cứu này, nhóm tác giả chỉ tập trung nghiên cứu
quan hệ thương mại giữa Việt Nam và khu vực Trung Đông trong giai đoạn từ năm
2008 đến nay và định hướng đến năm 2015.

4. Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu sử dụng các phương pháp nghiên cứu thống kê, phân tích số
liệu, so sánh, tổng hợp, quy nạp diễn dịch trong xử lý số liệu.
5. Kết quả nghiên cứu dự kiến
- Đưa ra cái nhìn tổng quan về tình hình hoạt động thương mại về hàng hóa giữa
Việt Nam và khu vực Trung Đông trong những năm gần đây, cụ thể là từ năm 2008
đến nay.
- Tìm ra được những thế mạnh của từng khu vực trong hoạt động buôn bán, xuất
nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam. Từ đó thấy được những cơ hội và thách thức đối
với Việt Nam trong việc đẩy mạnh hoạt động thương mại hàng hóa với khu vực Trung
Đông thời gian tới.
- Đề xuất, đóng góp các kiến nghị và giải pháp hữu ích, có tính ứng dụng cao để
đẩy mạnh hoạt động thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và khu vực Trung Đông định
hướng đến năm 2015.



4

6. Kết cấu của đề tài
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI HÀNG
HÓA GIỮA VIỆT NAM VÀ KHU VỰC TRUNG ĐÔNG
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA GIỮA
VIỆT NAM VÀ KHU VỰC TRUNG ĐÔNG
CHƯƠNG III: TRIỂN VỌNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT
ĐỘNG THƯƠNG MẠI HÀNG HOÁ GIỮA VIỆT NAM VÀ KHU VỰC TRUNG ĐÔNG
Trong quá trình thực hiện bài nghiên cứu này, nhóm đã hết sức cố gắng,
tuy nhiên nhóm cũng gặp phải rất nhiều khó khăn do thiếu thốn các nguồn tài liệu cũng
như số liệu còn chưa được cập nhập liên tục và thường xuyên. Bên cạnh đó, do khả

năng có hạn và thời gian tìm hiểu, nghiên cứu không dài, bài viết còn nhiều thiếu sót.
Nhóm chúng em rất mong nhận được những ý kiến, góp ý và đóng góp từ các thầy cô
và các bạn để hoàn thiện hơn nữa bài nghiên cứu cũng như tu dưỡng thêm kiến thức
cho bản thân.
5

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI HÀNG
HÓA QUỐC TẾ VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG
THƯƠNG MẠI HÀNG HOÁ GIỮA VIỆT NAM VÀ KHU VỰC TRUNG ĐÔNG
1.1. Khái niệm về Thương mại quốc tế và quá trình hình thành của Thương
mại quốc tế
1.1.1. Khái niệm về Thương mại quốc tế
Thương mại quốc tế là một hình thức của quan hệ kinh tế quốc tế trong đó diễn
ra sự mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ hoặc các tài sản trí tuệ giữa các chủ thể của
quan hệ kinh tế quốc tế.
Thương mại quốc tế là quá trình trao đổi hàng hóa dịch vụ giữa các nước thông
qua buôn bán nhằm mục đích kinh tế và lợi nhuận. Trao đổi hàng hóa, dịch vụ là một
hình thức của các mối quan hệ kinh tế xã hội và phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau giữa
những người sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ riêng biệt của các quốc gia.
Thương mại quốc tế vừa mang tư cách là một khâu của quá trình tái sản xuất xã
hội, vừa là một lĩnh vực kinh tế. Là một khâu của quá trình tái sản xuất xã hội, thương
mại quốc tế tạo vốn cho quá trình mở rộng đầu tư trong nước; chuyển hóa giá trị sử
dụng làm thay đổi cơ cấu vật chất của tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân được
sản xuất trong nước và thích ứng chúng với nhu cầu tiêu dùng và tích lũy; góp phần
nâng cao hiệu quả của nền kinh tế bằng việc tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất,
kinh doanh.
Là một lĩnh vực kinh tế đảm nhận lưu thông hàng hóa giữa trong nước và ngoài
nước, thương mại quốc tế tổ chức chủ yếu quá trình lưu thông hàng hóa với bên ngoài,
thông qua mua bán để nối liền một cách hữu cơ theo kế hoạch giữa thị trường trong và
ngoài nước, thỏa mãn nhu cầu sản xuất của xã hội về hàng hóa theo số lượng, chất

lượng, mặt hàng, địa điểm và thời gian phù hợp với chi phí thấp nhất.
Thương mại quốc tế bên cạnh việc khai thác mọi lợi thế tuyệt đối của đất nước
phù hợp với xu thế phá triển và quan hệ kinh tế quốc tế thì cần phải tính đến lợi thế
tương đối có thể được. Có nghĩa là phải luôn tính toán giữa cái có thể thu được với cái
6

phải trả khi tham gia vào thương mại quốc tế để có biện pháp chính sách thích hợp. So
với buôn bán trong nước thì thương mại quốc tế có những đặc trưng riêng.
Quan hệ buôn bán trong nước là những quan hệ giữa những người tham gia vào
quá trình sản xuất và lưu thông trên cơ sở phân công lao động và chuyên môn hóa
trong nước trong khi đó thương mại quốc tế thể hiện sự phân công lao động và chuyên
môn quốc tế ở trình độ kĩ thuật cao hơn và qui mô lớn. Nó được phát triển trong môi
trường hoàn toàn khác so với quan hệ buôn bán trong nước.
Thương mại quốc tế là quan hệ kinh tế diễn ra giữa các chủ thể của các nước
khác nhau, các chủ thể có quốc tịch khác nhau. Vì vậy liên quan đến thương mại quốc
tế phức tạp hơn rất nhiều so với các quan hệ buôn bán trong nước.
1.1.2. Quá trình hình thành, phát triển và lợi ích của Thương mại quốc tế
1.1.2.1. Quá trình hình thành, phát triển của Thương mại quốc tế
Ngoại thương xuất hiện từ thời cổ đại: dưới chế độ nhà nước chiếm hữu nô lệ,
tiếp đó là chế độ nhà nước phong kiến. Thời đó, do kinh tế tự nhiên còn chiếm vị trí
thống trị nên thương mại quốc tế mang tính ngẫu nhiên, phát triển với quy mô rất nhỏ
hẹp. Lưu thông hàng hóa quốc tế chỉ gồm một phần nhỏ nhiêu sản phẩm sản xuất ra và
chủ yếu là để phục vụ cho tiêu dùng cá nhân của giai cấp thống trị đương thời. Đến
thời đại tư bản chủ nghĩa, thương mại quốc tế mới phát triển rộng rãi. Các cuộc cách
mạng lớn diễn ra trong thương nghiệp ở thế kỷ XVI và XVII gắn liền với những phát
kiến địa lý đã dẫn tới sự phát triển nhanh chóng của tư bản thương nhân. Tính tất yếu
nội tại của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa là phải tái sản xuất trên một quy mô
ngày càng lớn hơn để phát triển thu lợ nhuận. Điều đó, thúc đẩy thị trường thế giới phải
không ngừng mở rộng, thương mại quốc tế ngày càng phát triển. Ngày nay càng có
nhiều nước ở nhiều trình độ phát triển kinh tế - xã hội khác nhau thuộc nhiều khu vực

lãnh thổ khác nhau cùng tham gia vào mậu dịch quốc tế. Nhất là trong xu thế toàn cầu
hóa nền kinh tế thế giới như hiện nay thì thương mại quốc tế cũng đóng vai trò quan
trọng trong nền kinh tế của một nước.
7

1.1.2.2. Lợi ích của Thương mại quốc tế
Thương mại quốc tế có ý nghĩa rất lớn đối với các nước tham gia ốctrong
thương mại quốc tế vì nó cho phép các nước này tiêu dùng các mặt hàng với số lượng
nhiều hơn, chủng loại đa dạng, phong phú hơn mức có thể tiêu dùng với ranh giới của
đường giới hạn khả năng sản xuất trong điều kiện đóng cửa nền kinh tế của quốc gia
đó. Nói cách khác, thương mại quốc tế giúp mở cửa rộng khả năng tiêu dùng của một
nước. Đồng thời, nó cũng cho phép các quốc gia thay đổi cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu
vật chất của sản phẩm theo hướng phù hợp với đặc điểm sản xuất của mình hơn. Cụ thể
là:
Thương mại quốc tế tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển.
Thương mại quốc tế là lĩnh vực trao đổi, phân phối lưu thông hàng hóa, dịch vụ nước
ngoài, nối sản xuất và tiêu dùng của nước ta với nước ngoài. Trong quá trình tái sản
xuất mở rộng, khâu phân phối và lưu thông được coi là khâu quan trọng, có vai trò
quyết định tới tiến trình sản xuất. Sản xuất có phát triển được hay không, phát triển như
thế nào phụ thuộc rất nhiều vào khâu này. Vì vậy có thể khẳng định thương mại quốc
tế tác động trực tiếp đến sự phát triển của nền sản xuất.
Tất cả các nước đều có quan hệ thương mại với phần còn lại của thế giới. Trao
đổ hàng hóa là tiền đề cho sự phát triển của loài người. Nhờ có trao đổi hàng hóa, phân
công lao động mới có thể phát triển. Ngược lại, phân công lao đọng phát triển cũng
đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa. Khi phân công
lao động vượt ra khỏi phạm vi của quốc gia thì thương mại quốc tế là chất xúc tác và
cũng là động lực thúc đẩy sự phát triển của phân công lao động quốc tế và nền kinh tế
hàng hóa toàn cầu.
Trong xã hội nguyên thủy, con người tự sản xuất ra mọi vật phẩm để đáp ứng
nhu cầu sống tối thiểu của con người. Cùng với sự phát triển của xã hội loài người là

sự phát triển của quá trình phân công lao động. Con người sinh ra cùng với qúa trình
sống và rèn luyện bản thân thông qua học tập và tích lũy kinh nghiệm đã hình thành
nên những kĩ năng lao động khác nhau phù hợp với khả năng của mỗi người. Sự phát
8

triển của nền kinh tế hàng hóa và phân công lao động có vai trò lịch sử quan trọng đối
với sự phát triển của loài người. Thông qua phân công lao động và trao đổi hàng hóa,
con người có khả năng nâng cao năng suất lao động bằng cách chuyên môn hóa vào
sản xuất những hàng hóa và dịch vụ mình có khả năng sản xuất được tốt nhất sau đó
trao đổi với các nhà sản xuất khác để đổi lấy tất cả những hàng hóa cần thiết.
Theo Adam Smith, phân công lao động không chỉ có ý nghĩa đối với nâng cao
năng suất lao động trong phạm vi một quốc gia, mà các nước tham gia vào phân công
lao động quốc tế và tiến hành trao đổi hàng hóa quốc tế cũng sẽ đem lại lợi ích cho tất
cả các nước tham gia vào thương mại quốc tế.
Theo lý thuyết thương mại cổ điển thì tất cả các nước không phân biệt qui mô,
tư tưởng chính trị, trình độ phát triển đều có thể có lợi khi tham gia vào thương mại
quốc tế. Thương mại quốc tế đem lại lợi ích cho tất cả các quốc gia và mở rộng khả
năng tiêu dùng của các quốc gia với những nguồn lực sẵn có thông qua việc trao đổi
hàng hóa với thị trường thế giới và xuất khẩu được hàng hóa với mức giá cao hơn
tương đối so với giá của thị trường trong nước và nhập khẩu hàng hóa với mức giá thấp
hơn tương đối so với giá của thị trường trong nước. Như vậy, thương mại quốc tế có
thể nâng cao tổng sản lượng quốc dân của một nước và mở rộng khả năng tiêu dùng
của nước đó.
Các nhà kinh tế cũng cho rằng thương mại quốc tế giúp các nước nghèo nâng
cao tố độ tăng trưởng và giảm nghèo, tạo cơ hội cho các nước nghèo tiếp cận nguồn
vốn của các nước giàu thông qua trao đổi các yếu tố sản xuất giữa các nước.
Thương mại quốc tế còn giúp cân bằng các yếu tố sản xuất, phân phối thu nhập
giữa các yếu tố sản xuất ở nước nghèo sẽ bị điều chỉnh phù hợp với phân phối thu nhập
ở các nước giàu. Phân phối thu nhập cho sức lao động sẽ tăng lên ở các nước nghèo và
thu nhập của các nước nghèo, thừa lao động sẽ tăng dần lên hội tụ với thu nhập của các

nước giàu, thiếu lao động. Vì vậy phân phối tu nhập sẽ trở nên cân bằng hơn, giúp
giảm nghèo cho một bộ phận lớn lao động ở các nước nghèo.
9

Thương mai quốc tế giúp các nước đạt mục tiêu tăng trưởng thông qua khuyến
khích lợi ích kinh tế trực tiếp. Các ngành kinh tế có lợi thế so sánh với các nước khác
nhờ vào năng suất lao động vượt trội hoặc nhờ vào việc sử dụng nhiều các yếu tố sản
xuất có sẵn trong nước sẽ nhận được các phần thưởng kinh tế do hàng hóa hoặc dịch vụ
của các ngành này sẽ được thị trường thế giới trả giá cao hơn thị trường trong nước.
1.2. Thương mại hàng hoá trong hoạt động thương mại quốc tế
1.2.1. Khái niệm về thương mại hàng hóa
Thương mại hàng hóa là một trong những hình thức thương mại tồn tại lâu đời
nhất trên thế giới. Hiện nay, chưa có một khái niệm chính thức được công nhận cho
thương mại hàng hóa. Ngay cả ở Việt Nam, cũng không có một quy định cụ thể nào
trong các nguồn luật nêu rõ khái niệm của loại hình này. Theo điều 3 – Luật Thương
mại Việt Nam năm 2005, ta chỉ thấy xuất hiện các khái niệm:
“Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán
hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục
đích sinh lợi khác”
“Hàng hóa bao gồm:
 Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lại;
 Những vật gắn liền với đất đai”
Như vậy, thương mại hàng hóa là việc mua bán, trao đổi thương mại về hàng
hóa hữu hình, những loại hàng hóa đã được liệt kê trong luật Thương mại 2005.
Cùng với sự phát triển của kinh tế, thương mại hàng hóa không chỉ dừng lại
trong khuôn khổ của một quốc gia, mà còn vượt ra ngoài biên giới lãnh thổ. Thuật ngữ
“thương mại hàng hóa quốc tế” cũng từ đó ra đời. Có nhiều cách diễn đạt để định nghĩa
thuật ngữ này. Trong cuốn Giáo trình Quan hệ kinh tế quốc tế (2008), các tác giả định
nghĩa thương mại hàng hóa quốc tế là trao đổi quốc tế về hàng hóa vật chất và hàng
10


hóa vật chất có sự di chuyển qua biên giới từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu.
Trong định nghĩa này, các tác giả nhấn mạnh vào hai yếu tố của thương mại hàng hóa
quốc tế, đó là “hàng hóa vật chất” và “sự di chuyển qua biên giới”. Đây là cách hiểu
cơ bản nhất, tạo thuận lợi cho những ai mới tiếp cận đến vấn đề này.
Theo quan điểm của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), thương mại
hàng hóa quốc tế là “Hàng hóa được thêm vào hay bớt đi khỏi nguồn cung hàng hóa
của một quốc gia bằng cách nhập vào (nhập khẩu) hoặc xuất ra (xuất khẩu) khỏi vùng
kinh tế. Hàng hóa đơn giản được vận chuyển qua một quốc gia (chuyển khẩu) hoặc
tạm nhập hay thu hồi (trừ hàng hóa đang trong quá trình xử lý bên trong hoặc bên
ngoài lãnh thổ) không làm tăng thêm hay giảm đi tổng lượng hàng hóa của một quốc
gia và cũng không bao gồm trong số liệu thông kế thương mại hàng hóa quốc tế. Trong
nhiều trường hợp, vùng kinh tế của một quốc gia phần lớn trùng với lãnh thổ hải quan
của quốc gia đó, là lãnh thổ mà trong đó luật hải quan được áp dụng đầy đủ”
Có thể nhận thấy, OECD đã đưa ra định nghĩa khá chi tiết về thương mại hàng
hóa quốc tế, tập trung vào các cách thức hàng hóa được vận chuyển cũng như vị trị trí
địa lý của hàng hóa. Định nghĩa này đã tạo điều kiện để các quốc gia từ đó đưa ra
những quy định của mình về trao đổi hàng hóa quốc tế, cũng như thuận lợi hơn cho các
doanh nghiệp khi thực hiện nghiệp vụ ngoại thương này.
Gần giống với cách thức này, điều 27 Luật Thương mại Việt Nam năm 2005
không đưa ra định nghĩa cụ thể thương mại hàng hóa quốc tế là gì, mà liệt kê các hình
thức của nó, bao gồm: xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và
chuyển khẩu.
Dưới góc độ nghiên cứu thương mại hàng hóa quốc tế của Việt Nam với các
nước Trung Đông, sau đây, các hoạt động liên quan đến thương mại hàng hóa quốc tế
được nghiên cứu trong bài sẽ được hiểu theo cách định nghĩa của luật Thương mại Việt
Nam năm 2005.
11

1.2.2. Các hình thức của thương mại hàng hóa quốc tế

Như đã nói, theo điều 27 Luật Thương mại Việt Nam năm 2005, thương mại
hàng hóa quốc tế bao gồm 5 hình thức: Xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm
xuất tái nhập và chuyển khẩu.
1.2.2.1. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa
Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc
đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ của Việt Nam được coi là khu vực hải quan
riêng theo quy định của pháp luật. (Điều 28, khoản 1, Luật Thương mại năm 2005)
Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa vào lãnh thổ Việt nam từ nước
ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải
quan riêng theo quy định của pháp luật. (Điều 28, khoản 2, Luật Thương mại 2005)
Trong số 5 hình thức của thương mại hàng hóa quốc tế, thì xuất nhập khẩu được
coi là hai hoạt động diễn ra chủ yếu nhất, do đó cũng bộc lộ rõ những đặc điểm rất
riêng như sau:
- Thời gian lưu chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu: Khác với hoạt động kinh
doanh nội địa, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa bao gồm 2 giai đoạn mua hàng và 2
giai đoạn bán hàng. Đối với hoạt động xuất khẩu thì đó là giai đoạn mua ở thị trường
trong nước và bán cho thị trường nước ngoài, còn đối với hoạt động nhập khẩu là mua
hàng hóa của nước ngoài và bán cho thị trường nội địa. Chính vì vậy, thời gian lưu
chuyển hàng hóa trong hoạt động này bao giờ cũng dài hơn thời gian lưu chuyển hàng
hóa trong kinh doanh nội địa. Do đó, chỉ khi hàng hóa đã luân chuyển được đủ một
vòng, kết quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa đó mới được xác định.
- Thời điểm giao, nhận hàng và thời điểm thanh toán: Thời điểm xuất nhập
khẩu hàng hóa và thời điểm thanh toán tiền hàng thương không trùng nhau mà có
khoảng cách kéo dài.
12

- Phương thức thanh toán: Hiện nay, có nhiều phương thức thanh toán quốc tế
khác nhau được sử dụng. Đây là điều kiện quan trọng trong các điều kiện thanh toán
quốc tế cũng như trong hoạt động kinh doanh ngoại thương. Tuy nhiên, trong hoạt
động xuất nhập khẩu hàng hóa, phương thức thanh toán bằng thư tín dụng là phương

thức thanh toán được sử dụng chủ yếu.
- Tập quán, pháp luật: Do hai bên mua, bán có quốc tịch khác nhau, pháp luật
khác nhau, tập quán kinh doanh cũng khác nhau. Vì vậy, thường trong hợp đồng mua
bán hàng hóa, các bên phải thỏa thuận sử dụng thống nhất một tập quán kinh doanh
cũng như luật thương mại quốc tế. (Theo Thư viện Học liệu mở Việt Nam VOER, Khái
niệm về hoạt động kinh doanh, xuất khẩu)
1.2.2.2. Tạm nhập, tái xuất
Tạm nhập, tái xuất hàng hóa là việc hàng hóa được đưa từ nước ngoài hoặc từ
các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng
theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và
làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hóa đó ra khỏi Việt Nam. (Điều 29, khoản 1, Luật
Thương mại năm 2005)
Tạm xuất, tái nhập hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra nước ngoài hoặc đưa
vào các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan
riêng theo quy định của pháp luật, có làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam, và làm
thủ tục nhập khẩu lại chính hàng hóa đó vào Việt Nam. (Điều 29, khoản 2, Luật
Thương mại năm 2005)
Đặc điểm chính của hai hình thức này là hàng hóa được kinh doanh, vận chuyển
theo tạm nhập, tái xuất và tạm xuất, tái nhập được ưu đãi về các mức thuế. Nếu như
mặt hàng tạm nhập, tái xuất có thuế suất thuế nhập khẩu bằng 0% (với các mặt hàng
gỗ), thì hàng tạm nhập, tái xuất lại không thuộc đối tượng phải nộp thuế VAT.
13

Tạm nhập, tái xuất được thực hiện trên cơ sở hai hợp đồng riêng biệt: hợp đồng
mua hàng do thương nhân ở một nước ký với thương nhân nước xuất khẩu và hợp đồng
bán hàng do thương nhân nước đó ký với thương nhân nước nhập khẩu. Hợp đồng mua
hàng có thể ký trước hoặc sau hợp đồng bán hàng. (Hải quan Đồng Tháp, Quy định chi
tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động đại lý mua bán gia công và quá cảnh hàng
hóa với nước ngoài)
1.2.2.3. Chuyển khẩu hàng hóa

Chuyển khẩu hàng hóa là việc mua hàng từ một nước, vùng lãnh thổ để bán
sang một nước, vùng lãnh thổ ngoài lãnh thổ Việt Nam mà không làm thủ tục nhập
khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam. (Điều 30, khoản
1, Luật Thương mại năm 2005)
Các hình thức thực hiện chuyển khẩu hàng hóa được nhà nước quy định:
 Hàng hóa được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu
không qua cửa khẩu Việt Nam;
 Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua
cửa khẩu Việt Nam nhưng không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm
thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.
 Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua
cửa khẩu Việt Nam và đưa vào kho ngoại quan, khu vực trung chuyển hàng hóa tại các
cảng Việt Nam, không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt nam và không làm thủ tục xuất
khẩu ra khỏi Việt Nam. (Điều 30, Luật Thương mại năm 2005)
Do đặc điểm hàng hóa không phải qua cửa khẩu Việt Nam nên không chịu bất
kỳ thuế suất nào của Việt Nam.
Cũng giống như tạm nhập, tái xuất, hoạt động chuyển khẩu được thực hiện trên
cơ sở hai hợp đồng riêng biệt: hợp đồng mua hàng do thương nhân một nước ký với
14

thương nhân nước xuất khẩu và hợp đồng bán hàng do thương nhân nước này ký với
thương nhân nước nước nhập khẩu. Hợp đồng mua hàng có thể ký trước hoặc sau hợp
đồng bán hàng.
1.3. Khái quát chung về chính sách thương mại quốc tế:
1.3.1 Vị trí và vai trò của chính sách Thương mại quốc tê:
Chính sách thương mại quốc tế là các hệ thống nguyên tắc, biện pháp kinh tế và
hành chính pháp luật dùng để thực hiện những mục tiêu đã xác định trong lĩnh vực
thương mại quốc tế của một nước trong một thời kì nhất định.
Chính sách thương mại quốc tế là một bộ phận quan trọng trong chính sách phát
triển kinh tế của một nước, được xây dựng phù hợp với các mục tiêu phát triển kinh tế

của nước đó.Mục tiêu phát triển đất nước trong từng thời kì là khác nhau. Vì vậy chính
sách thương mại quốc tế phải được điều chỉnh và thay đổi phù hợp với từng thời kì
phát triển. Chính sách thương mại quốc tế của một đất nước khi hòa bình chắc chắn
khác với khi đang có chiến tranh, khi có trình độ phát triển cao khác khi mới bắt đầu
công nghiệp hóa. Trong xu thế mở cửa và hội nhập kinh tế hiện nay, chính sách thương
mại quốc tế còn phải phù hợp với các cam kết quốc tế mà quốc gia đó tham gia kí kết.
Trong thực tế, thương mại quốc tế diễn ra, với các vai trò ưu việt sau:
- Thứ nhất, tạo vốn cho quá trình mở rộng đầu tư trong nước.
- Thứ hai, chuyển hóa giá trị sử dụng làm thay đổi cơ cấu vật chất của tổng sản
phẩm xã hội và thu nhập quốc dân được sản xuất trong nước và thích ứng chúng với
nhu cầu tiêu dùng và tích lũy.
- Thứ ba, góp phần nâng cao hiệu quả của nền kinh tế bằng việc tạo ra môi
trường thuận lợi cho sản xuất kinh doanh.
15

1.3.2 Các công cụ chủ yếu của chính sách Thương mại quốc tế
Chính sách thương mại quốc tế là chính sách của nhà nước bao gồm một hệ
thống nguyên tắc và biện pháp thích hợp được áp dụng để điều chỉnh hoạt động ngoại
thương phù hợp với lợi ích chung của Nhà nước ở từng giai đoạn. Chính sách thương
mại quốc tế là một hệ thống chính sách của Nhà nước nó phục vụ đắc lực cho đường
lối phát triển kinh tế trong mỗi thời kỳ. Nó ảnh hưởng tới quá trình tái sản xuất xã hội
và sự tham gia của nền kinh tế quốc dân vào quá trình phân công lao động quốc tế.
Chính sách thương mại quốc tế có liên quan mật thiết với chính sách đối ngoại
của Đảng và Nhà nước. Nó là công cụ có hiệu lực để thực hiện chính sách đối ngoại,
mở mang quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước trong khu vực và thế giới. Đồng thời
chính sách đối ngoại tạo điều kiện giúp các tổ chức kinh tế tiếp cận với thị trường,
khách hàng nước ngoài để mở rộng hoạt động thương mại quốc tế.
Nhiệm vụ của chính sách thương mại quốc tế của Nhà nước là tạo điều kiện
thuận lợi cho các tổ chức kinh doanh tham gia vào phân công lao động quốc tế, mở
mang hoạt động xuất nhập khẩu và bảo vệ thị trường nội địa nhằm đạt mục tiêu, yêu

cầu kinh tế, chính trị, xã hội trong hoạt động kinh tế đối ngoại.
Những công cụ và chính sách chủ yếu được áp dụng trong thương mại quốc tế
được chia thành các chính sách thuế quan và phi thuế quan, gồm có:
1.3.2.1. Chính sách thuế quan.
a. Khái niệm:
Thuế quan là một loại thuế đánh vào hàng hoá xuất nhập khẩu nhằm đạt được
những mục tiêu nhất định như tăng thu ngân sách nhà nước, hạn chế nhập khẩu hoặc
xuất khẩu
Thuế quan xuất khẩu áp dụng đối với hàng hoá xuất khẩu và áp dụng với phạm
vi hạn chế và mức thuế suất không cao. Thường áp dụng đối với các mặt hàng truyền
thống với thuế suất không ảnh hưởng đến cung cầu.
16

Thuế quan nhập khẩu áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu và sử dụng tương đối
phổ biến ở các nước trên thế giới với các mức thuế suất rất khác nhau đối với từng
nhóm hàng hoá cụ thể và tuỳ theo điều kiện từng nước.
b. Tác động của thuế quan.
Được phân tích với trường hợp một nước nhỏ áp dụng thuế quan nhập khẩu sẽ
có ảnh hưởng đối với sản xuất, tiêu dùng, phân phối thu nhập qua mô hình đường cung,
đường cầu như sau:







Nguồn: Người viết tự vẽ minh họa
Trong đó:
 S, D là đường cung và đường cầu trong nước.

 P
0
và P
w
là giá hàng hoá nhập khẩu trong điều kiện tự do thương mại .
 P
t
: Giá hàng nhập khẩu sau khi đánh thuế nhập khẩu với thuế suất là t.
P
t
= P
0
+ T = P
0
(1 + t)
Trước khi có thuế nhập khẩu thì:
+ Cung trong nước là Q
1

+ Cầu trong nước là Q
2
.
+ Mức nhập khẩu là Q
2
Q
1
.
P D S




P
t
B C


P
o
A H G E P
w



0 Q
1
Q
3
Q
4
Q
2
Q
17

Khi có thuế nhập khẩu thì :
+ Giá hàng hoá ở thị trường nội địa tăng từ P
0
đến P
t
.

+ Mức cung trong nước từ Q
1
lên Q
3

+ Mức cầu trong nước giảm từ Q
2
xuống Q
4
.
+ Mức nhập khẩu trong nước giảm từ (Q
2
Q
1
)  (Q
4
Q
3
)
Qua mô hình trên ta có thể nhận xét như sau:
 Đối với người tiêu dùng thì khi có thuế nhập khẩu lợi ích thặng dư của người
tiêu dùng sẽ bị giảm xuống do hai nguyên nhân là họ phải mua hàng với giá cao hơn,
khối lượng hàng hoá tiêu dùng có thể bị cắt giảm (đó là diện tích hình thang P
0
P
t
CE.
 Đối với người sản xuất trong nước thì khi có thuế nhập khẩu thặng dư của
người sản xuất tăng do họ bán được hàng hoá với giá cao hơn và khối lượng hàng hoá
bán được lớn hơn và được xác định bởi diện tích hình thang P

0
P
t
AB.
 Đối với thu nhập của chính phủ từ thuế nhập khẩu được xác định bằng hình
thang BCGH.
 Thiệt hại ròng của xã hội khi có thuế nhập khẩu sẽ được đo bởi diện tích của
hai hình tam giác đó là tam giác ABH, tam giác CEG. Tam giác ABH là do quy mô sản
xuất trong nước được mở rộng tới mức có chi phí cao hơn mức trung bình trung của
thế giới. Tam giác CEG là do khối lượng của hàng hoá đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng
nội địa bị cắt giảm.
c. Kết luận:
Qua mô hình phân tích như trên, thuế quan nhập khẩu có những ảnh hưởng tích
cực đồng thời cũng có những ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế của một nước cụ thể
như sau:


18

 Những ảnh hưởng tích cực:
Tạo điều kiện cho sản xuất trong nước phát triển, mở rộng quy mô, tạo thêm
việc làm cho người lao động.
Thực hiện chính sách thuế nhập khẩu sẽ góp phần làm tăng doanh thu ngân sách
cho Nhà nước.
Góp phần kích thích các nhà sản xuất trong nước đầu tư đổi mới cải tiến công
nghệ sản xuất nhằm tăng sức cạnh tranh của họ trên thị trường trong và ngoài nước.
 Những ảnh hưởng tiêu cực:
Gây ra thiệt hại cho toàn xã hội mà trực tiếp là người tiêu dùng phải gánh chịu,
đồng thời lợi nhuận đối với các nhà kinh doanh nhập khẩu cũng có thể bị giảm sút.
Nếu các doanh nghiệp được bảo hộ bằng thuế nhập khẩu làm ăn kém hiệu quả

thì sẽ dẫn tới tình trạng sản xuất trong nước bị trì trệ làm cho hàng hoá cung cấp trên
thị trường nội địa bị khan hiếm, do đó sẽ làm gia tăng thiệt hại đối với người tiêu dùng
và có thể gây ra hiện tượng hoạt động buôn lậu làm thất thu ngân sách cho Nhà nước.
Nếu Chính phủ đánh thuế quá cao và trong thời gian dài thì các doanh nghiệp sẽ tìm
cách trốn thuế.
1.3.2.2. Hạn ngạch.
Hạn ngạch là quy định của Nhà nước về số lượng cao nhất của một hàng hoá
hay một nhóm hàng hoá được phép xuất khẩu hay nhập khẩu trong một thời gian nhất
định thường là một năm đối với một thị trường cụ thể.
Như vậy hạn ngạch nó hạn chế số lượng nhập khẩu đồng thời nó cũng ảnh
hưởng đến giá nội địa của hàng hoá. Do mức cung thấp giá cân bằng sẽ cao hơn trong
điều kiện thương mại tự do. Như vậy hạn ngạch tương đối giống với thuế nhập khẩu.
Giá hàng nhập nội địa đối với người tiêu dùng tăng lên và chính giá cao này cho phép
19

nhà sản xuất nội địa kém hiệu quả sản xuất ra một sản lượng cao hơn so với điều kiện
thương mại tự do. Hạn ngạch cũng dẫn đến sự lãng phí của xã hội giống như đối với
thuế nhập khẩu.
Xét về ý nghĩa bảo hộ, hạn ngạch cũng có tác động như thuế quan. Hạn ngạch
nhập khẩu là công cụ quan trọng để thực hiện chiến lược sản xuất thay thế nhập khẩu,
bảo hộ sản xuất nội địa. Đối với Chính phủ và các doanh nghiệp, hạn ngạch cho biết
trước số lượng nhập khẩu. Đối với thuế quan lượng hàng hoá nhập khẩu phụ thuộc vào
mức độ linh hoạt của cung cầu và thường không thể biết trước được. Như vậy xét về
mặt bảo hộ không có sự khác biệt nào giữa thuế quan và hạn ngạch. Tuy nhiên sự tác
động của hạn ngạch nhập khẩu khác với sự tác động của thuế quan ở hai mặt. Mức thuế
quan tối thiểu ít nhất cũng mang lại thu nhập cho Chính phủ, có thể cho phép giảm
những loại thuế khác và do đó nó bù đắp một phần nào cho người tiêu dùng trong
nước. Trong khi đó, hạn ngạch nhập khẩu lại đưa lại lợi nhuận có thể rât lớn cho những
người may mắn xin được giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch.
Hạn ngạch nhập khẩu thường được quy định cho một loại sản phẩm đặc biệt hay

sản phẩm và thị trường đặc biệt. ở Việt Nam hiện nay hạn ngạch nhập khẩu chỉ áp
dụng đối với 4 loại hàng: ô tô 12 chỗ ngồi, xe 2 bánh gắn máy, linh kiện điện tử LKD,
SKD, nguyên liệu phụ liệu sản xuất thuốc lá. Để quản lý nhập khẩu các nước cũng áp
dụng hạn ngạch xuất khẩu. Hạn ngạch xuất khẩu được quy định theo mặt hàng, theo
nước và theo thời gian nhất định.
1.2.3.3. Các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật.
Đây là những quy định của nhà nước về tiêu chuẩn kỹ thuật ảnh hưởng đến chất
lượng hàng hoá trong hoạt động buôn bán với nước ngoài nhằm hạn chế bớt những
hàng hoá kém chất lượng nhập khẩu vào thị trường trong nước gây thiệt hại cho người
tiêu dùng hoặc những hàng hoá kém chất lượng xuất khẩu ra thị trường nước ngoài dẫn
đến làm mấy uy tín đối vơí khách hàng do đó sẽ ảnh hưởng tới lợi ích của các nhà sản
xuất hàng xuất khẩu. Cụ thể là Nhà nước sẽ đưa ra những quy định về việc bảo đảm an

×