Tải bản đầy đủ (.doc) (124 trang)

một số lỗi sử dụng tiếng việt trên báo phụ nữ việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (454.66 KB, 124 trang )

MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người, ngôn ngữ có thể
tồn tại dưới hai dạng: âm thanh và chữ viết. Khi chữ viết ra đời, tuy không
thể thay thế cho ngôn ngữ nói nhưng nú cú những ưu thế riêng và ngày
càng đóng vai trò không thể thiếu trong đời sống. Chữ viết xuất hiện trờn
cỏc tác phẩm văn học, các văn bản cá nhân, các phương tiện thông tin đại
chúng như báo chí, v.v.
Ra đời từ thế kỷ XVI, báo chí là phương tiện truyền thông đại chúng vô
cùng phổ biến, đặc biệt trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay thì có thể
nói báo chí là phương tiện thông tin nhanh nhất, hiệu quả nhất và có nhiều
công chúng nhất. Ở nhiều nước trên thế giới, người ta gọi báo chí là cơ quan
quyền lực thứ tư - nghĩa là chỉ đứng sau “tam quyền” của bộ máy chính quyền
là lập pháp, hành pháp và tư pháp. Đõy là kiểu quyền lực không quy định
thành văn bản mà được tạo ra từ công luận xã hội. Đó là cách tôn vinh vai trò,
sức mạnh của báo chí. Báo chí tác động mạnh mẽ đến mọi mặt đời sống của
con người, là động lực quan trọng cho sự phát triển của xã hội. Với việc
truyền tải lượng thông tin lớn hàng ngày, người đọc báo có thể tiếp nhận tin
tức, bắt chước, làm theo những trào lưu trên báo chí. Vì vậy việc sử dụng
ngôn từ trên báo chí cần được chú trọng, chính xác, chuẩn mực. Giáo sư John
Hohenberg (Đại học báo chí Columbia) đã khẳng định: “Không thể cẩu thả
trong việc sử dụng ngôn ngữ ở các ngành truyền thông được. Ngôn ngữ ở đây
phải truyền tải được tin tức, ý kiến và tư tưởng tới nhân dân càng hữu hiệu
1
càng tốt. Cũng không thể hạ giá văn phạm. Trình độ văn phạm của báo chí ít
ra cũng phải cao bằng trình độ của độc giả có học thức, nếu không báo chí
mất ngay sự kính trọng của quần chúng. Sự chuẩn xác của ngôn ngữ làm sắc
bén thêm ý nghĩa của các sự kiện. Vì thế sự kiện và sự chuẩn xác phải đi đôi
với nhau” [44;11].
Vậy liệu việc sử dụng tiếng Việt trên báo chí hiện nay đã hợp chuẩn mực
chưa? Điều này có ảnh hưởng gì đến khả năng truyền đạt tư tưởng và giữ gìn


sự trong sáng của tiếng Việt? Ngôn ngữ báo chí tác động như thế nào đến việc
sử dụng ngôn từ trong cuộc sống hiện nay từ trong khoa học đến cuộc sống
hằng ngày. Đặc biệt, đối với nữ giới những vấn đề trên có tác động như thế
nào qua tờ báo được coi là cơ quan ngôn luận của nữ giới Việt Nam. Đó cũng
là lí do chúng tôi chọn “Một số lỗi sử dụng tiếng Việt trờn bỏo Phụ nữ Việt
Nam” làm đề tài nghiên cứu.
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Vấn đề chuẩn ngôn ngữ đã trở thành đối tượng nghiên cứu của ngành
ngôn ngữ học và của nhiều nhà khoa học ngôn ngữ.
Các công trình nghiên cứu về chuẩn ngôn ngữ cũng như liên quan đến lỗi
ngôn ngữ cú cỏc tác phẩm như “Tiếng Việt thực hành” của nhóm tác giả Bùi
Minh Toỏn, Lờ A, Đỗ Việt Hựng, cựng công trình “Tiếng Việt thực hành”
của nhóm tác giả Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp. Tác giả Hà Quang
Năng với công trình nghiên cứu “Từ điển lỗi dùng từ” , tác giả Cao Xuân Hạo
với “Lỗi ngữ pháp và cách khắc phục”. Nhóm tác giả Hồ Lê, Trần Thị Ngọc
Lang, Tụ Đỡnh Nghĩa đã nêu lên “Lỗi từ vựng và cách khắc phục”, tác giả Lê
2
Trung Hoa với “Lỗi chính tả và cách khắc phục”. Bên cạnh đó, luận án tiến sĩ
của Nguyễn Thiện Nam về “Khảo sát lỗi ngữ pháp tiếng Việt của người nước
ngoài và những vấn đề liên quan” đã nêu lên những lỗi ngữ pháp mà người
nước ngoài học tiếng Việt mắc phải. Nguyễn Linh Chi cũng có công trình tìm
hiểu “Lỗi ngôn ngữ của người nước ngoài học tiếng Việt”.
Việc nghiên cứu ngôn ngữ trờn cỏc phương tiện thông tin đại chúng cũng
thu hút sự quan tâm của nhiều tác giả. Luận án tiến sĩ của Hà Văn Hậu “Mạch
lạc trong một số văn bản phóng sự báo in”. Luận án tiến sĩ của Nguyễn Hoà
“Nghiên cứu diễn ngôn về chính chị - xã hội trên tư liệu báo chí tiếng Anh và
Tiếng Việt”. Luận án thạc sĩ của Bùi Trọng Ngoãn “Sự chi phối của hiện thực
được nói tới đối với các loại hình văn bản viết về tham nhũng trong tuần báo
pháp luật”.
Cỏc công trình đi sâu vào nghiên cứu những vấn đề lí luận của báo chí

nhìn từ góc độ ngôn ngữ chưa xuất hiện nhiều. Chẳng hạn, có “Ngôn ngữ báo
chí” của Hoàng Anh, “Tác phẩm báo chí” của Nguyễn Văn Dũng đề cập đến
lỗi ngôn ngữ, đặc điểm về ngôn ngữ trong từng thể loại báo chí. Các tác giả
như Đinh Hường với công trình “Các tác phẩm thông tấn”, Trần Quang với
“Các tác phẩm báo chí chính luận”, Nguyễn Xuân Sơn với “Các tác phẩm
báo chí chính luận” đều có nhắc đến việc sử dụng từ ngữ trong thể loại báo
chí nhưng không đi sâu. Công trình “Ngôn ngữ báo chí” của Vũ Quang Hào
và “Ngôn ngữ báo chí – những vấn đề cơ bản” của Nguyễn Đức Dân nghiên
cứu tương đối trọn vẹn về vấn đề ngôn ngữ báo chí.
3
Tác phẩm “Ngôn ngữ báo chí” của Vũ Quang Hào đã tìm hiểu những
vấn đề cụ thể như: Ngôn ngữ chuẩn mực của báo chí; ngôn ngữ các phong
cách báo chí; ngôn ngữ của thuật ngữ khoa học; kí hiệu khoa học; ngôn ngữ
tớt bỏo…[44; 5]. Cụng trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Đức Dân đề cập
đến những nội dung cơ bản của ngôn ngữ báo chí như: đặc điểm ngôn ngữ
báo chí, thông tin chìm trong báo chí và kĩ thuật xây dựng thông tin chìm
bằng các thao tác ngôn ngữ cụ thể, ngôn từ của nhà báo và các yêu cầu về lụgớc
diễn đạt trong báo chí. Ngoài ra, chuyên luận còn đi sâu vào tìm hiểu đặc điểm
và khả năng hoạt động của tiếng Việt trên báo chí, chỉ ra những kĩ năng sử dụng
tiếng Việt một cách có hiệu quả [44; 3].
Tuy nhiên, việc xem những vấn đề từ vựng trên báo chí như đối tượng
trung tâm thì chưa được các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu quan tâm
nhiều. Vì vậy, luận văn này trên cơ sở những công trình đã được công bố và
quan điểm chủ quan, chúng tôi sẽ xin làm nổi bật một số lỗi về sử dụng tiếng
Việt trờn bỏo “Phụ nữ Việt Nam”.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những lỗi sử dụng tiếng Việt thường
gặp trên báo chí hiện nay. Trong đó đối tượng khảo sát là những bài báo được
đăng tải trờn bỏo “Phụ nữ Việt Nam” với việc sử dụng từ, câu, chữ, v.v. chưa

phù hợp với chuẩn chung của tiếng Việt.
4
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi đề tài: Khảo sát một số lỗi sử dụng tiếng Việt trờn bỏo “Phụ nữ
Việt Nam”.
Phạm vi tư liệu: Khảo sát lỗi chủ yếu trờn cỏc số báo năm 2010 trong đó
chú trọng từ số 50 đến số 110.
4. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Về mặt lí thuyết: Luận văn sử dụng lí thuyết chung trong việc sử dụng
tiếng Việt như ở các giáo trình ngữ pháp tiếng Việt, từ vựng tiếng Việt, ngữ
âm tiếng Việt để làm rõ những hiện tượng chưa tốt trong cách sử dụng tiếng
Việt trên báo chí.
- Về mặt thực tiễn: Luận văn khảo sỏt cỏc lỗi và những hiện tượng chưa
thống nhất trong cách sử dụng tiếng Việt trên một tờ báo cụ thể để chỉ ra tại
sao một số chỗ sai sót khiến cho bài báo trở nên khó hiểu hoặc có thể hiểu
nhầm, từ đó gợi ý một số biện pháp khắc phục.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Các phương pháp cơ bản sử dụng trong luận văn:
5.1. Phương pháp thống kê
Phương pháp thống kê áp dụng cụ thể vào việc thu thập, thống kê các lỗi
sử dụng tiếng Việt trên các số báo “Phụ nữ Việt Nam” được khảo sát.
5.2. Phương pháp phân tích
Luận văn sử dụng phương pháp này mục đích để phân loại ngữ liệu thu
thập được thành các tiểu loại dùng cho việc nghiên cứu.
5
5.3. Phương pháp so sánh, đối chiếu
Phương pháp này giúp phát hiện những điểm tương đồng và khác biệt
trong số các kiểu lỗi thu nhận được.
5.4. Phương pháp quy nạp
Luận văn tiến hành theo phương pháp quy nạp: Từ các lỗi khảo sát được

trên thực tế rút ra kết luận thoả đáng và cần thiết.
6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
Về mặt lí luận, luận văn sẽ có tác dụng phát hiện một số khuynh hướng
chung trong việc sử dụng ngôn ngữ, qua đó có thể góp phần vào việc xây
dựng chuẩn ngôn ngữ trong giai đoạn mới. Về mặt thực tiễn, hi vọng luận văn
sẽ có tác dụng giỳp các nhà quản lí văn hoá, quản lí báo chí, các biên tập viên,
phóng viên, v.v. quan tâm hơn nữa đến việc sử dụng ngôn ngữ văn hoá trong
công tác truyền thông đại chúng, qua đó góp phần vào việc giữ gìn và nâng
cao sự trong sáng của tiếng Việt, cũng như năng lực đáp ứng nhu cầu sử dụng
ngôn ngữ trong giai đoạn phát triển mới của đất nước. Kết quả nghiên cứu của
luận án đồng thời cũng có thể là tài liệu tham khảo hữu ích đối với những ai
quan tâm đến vấn đề chuẩn của ngôn ngữ Việt Nam.
7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung của luận văn chia làm 4
chương như sau:
Chương 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT
1.1. Ngôn ngữ báo chí
1.2. Chuẩn ngôn ngữ
6
1.3. Quan niệm về lỗi ngôn ngữ
Chương 2: CÁC LỖI VỀ CÂU
2.1. Lỗi về cấu tạo câu
2.2. Lỗi về quan hệ ngữ nghĩa trong câu
2.3. Lỗi về phong cách
2.4. Lỗi về dấu câu
2.5. Gợi ý một số biện pháp khắc phục lỗi về câu
Chương 3: CÁC LỖI VỀ TỪ VỰNG
3.1. Lỗi dùng từ không chính xác
3.2. Lỗi dùng từ không hợp phong cách
3.3. Lỗi lặp từ

3.4. Lỗi thiếu từ
3.5. Lỗi dùng từ địa phương
3.6. Hiện tượng tạo từ mới
3.7. Hiện tượng sử dụng từ ít dùng
3.8. Gợi ý một số biện pháp khắc phục
Chương 4: CÁC LỖI VỀ CHÍNH TẢ
4.1. Lỗi chính tả sai so với quy tắc chính tả hiện hành
4.2. Lỗi chính tả do viết sai với phát âm chuẩn
4.3. Lỗi chính tả do in ấn, chế bản
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
7
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ THUYẾT
1.1. NGễN NGỮ BÁO CHÍ
1.1.1. Khái niệm
Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ dùng để thông báo tin tức, thời sự trong
nước và quốc tế, nó phản ánh chính kiến của tờ báo và dư luận quần chúng
nhằm nâng cao tiến bộ xã hội.
1.1.2. Phong cách ngôn ngữ báo chí
Do những yêu cầu và đặc điểm của báo chí mà hình thành đặc điểm của
ngôn ngữ báo chí, cựng với đó văn bản báo chí thuộc một thể loại phong cách
riêng: phong cách ngôn ngữ truyền thông đại chúng.
Các tác giả Hữu Đạt, Vũ Quang Hào, Hoàng Anh đều có những nghiên
cứu, đóng góp cho phong cách ngôn ngữ báo chí, chúng tôi sơ lược lại một số
đặc điểm những phong cách ấy như sau.
1.1.2.1. Quan niệm về phong cách ngôn ngữ báo chí của Hữu Đạt
Hữu Đạt đưa ra những nghiên cứu về phong cách ngôn ngữ báo chí rất rõ
ràng. Khi nghiên cứu phong cách trong tiếng Việt hiện đại, chúng tôi chú
trọng vào các luận điểm về phong cách dùng từ ngữ.

a. Cách dùng từ ngữ của nhà báo
Báo chí là phương tiện thông tin đại chúng, vì vậy từ ngữ phải mang tính
phổ thông, dễ hiểu. Đó là các từ toàn dân, có tính thông dụng cao, các tiếng
lóng, biệt ngữ, từ địa phương chỉ xuất hiện rất cá biệt. Các thuật ngữ khi bắt
8
buộc sử dụng cũng phải là những thuật ngữ phổ biến và được giải thích nhiều
lần trờn cỏc phương tiện thông tin đại chúng.
Báo chí có ưu thế về tương tác giữa tác giả và độc giả. Do đó, để thu hút
sự chú ý của độc giả, nhà báo có thể đổi mới cách dùng từ, tạo ra một lớp từ
mang phong cách cá nhân “ Đó là những khả năng tìm tòi phát hiện những
năng lực ẩn chứa trong từ” [32;76]
b. Tính ngắn gọn và biểu cảm
Tính ngắn gọn của báo chí là một yêu cầu tất yếu xuất phát từ chức năng
thông báo của báo chí. Muốn thông tin được truyền đạt nhanh, đầy đủ, nhà
báo phải lựa chọn cách diễn đạt cô đọng, tránh rườm rà không cần thiết. Tuy
nhiên, không giống như yêu cầu ngắn gọn của văn bản hành chính, tính ngắn
gọn của báo chí “ít nhiều gắn với xúc cảm chủ quan của cá nhân, với quan
điểm của mỗi tờ bỏo” [32;147], vì thế ngôn ngữ phải có tính biểu cảm để đạt
được mục tiêu tác động đến độc giả.
c. Tính hấp dẫn và thuyết phục
Ở phương diện hình thức, ngôn ngữ phải có sức lôi cuốn độc giả, bằng
cách sử dụng các biện pháp như dùng từ độc đáo, kiến tạo các kết hợp từ gây
ấn tượng bất ngờ, sử dụng nghệ thuật chơi chữ, thành ngữ, ca dao, v.v. một
cách sáng tạo và hiệu quả.
d. Tính thẩm mĩ và giáo dục
Báo chí là món ăn tinh thần phổ biến nên ngôn ngữ báo chí phải đảm bảo
các nguyên tắc thẩm mĩ, không lạm dụng các từ ngữ thông tục trong khẩu
ngữ, sinh hoạt. Khi đảm bảo tính thẩm mĩ, ngôn ngữ báo chí cũng đồng thời
9
thực hiện chức năng giáo dục. Tính giáo dục của ngôn ngữ báo chí được tạo

nên từ “ việc đưa tin trung thực, đầy đủ, khách quan” [32;170].
1.1.2.2. Quan niệm về phong cách ngôn ngữ báo chí của Vũ Quang Hào
Vũ Quang Hào coi phong cách ngôn ngữ báo chí là sự tích hợp của cả
bốn phong cách là khẩu ngữ, chính luận, khoa học và hành chính. Trong đó “
xét về phương diện truyền thông, phong cách khoa học, phong cách hành
chính, phong cách chính luận đáng chú ý hơn cả” [44;55].
a. Phong cách ngôn ngữ chính luận
Các bài báo chính luận chủ yếu nằm trong nhóm thể loại chính luận.
Phong cách chính luận có hai chức năng là truyền đạt thông tin và tuyên
truyền, giáo dục, cổ vũ, động viên (tác động) vào nhận thức người đọc bằng
những lí lẽ, dẫn chứng. Từ ngữ trong phong cách này có đặc điểm là lớp từ
chính trị xuất hiện nhiều và đã xuất hiện các từ ngữ mang sắc thái biểu cảm.
Về câu cho phép viết những cõu cú độ dài lớn, chứa đựng nhiều ý có quan hệ
qua lại, đặc biệt là sự có mặt của những câu nghi vấn và câu cảm thán với tần
số khá cao. Ở phương diện diễn đạt đòi hỏi lí luận phải vững chắc rõ ràng, lập
luận phải chặt chẽ, lụgớc. Nhưng đồng thời cũng phải thấy rằng “tính đại
chúng là một yêu cầu bắt buộc, một nguyên tắc diễn đạt văn bản chính luận”
[44;64].
b. Phong cách ngôn ngữ khoa học
Những bài viết mang hình thức giới thiệu, nhận xét, phê bình khoa học
như phản ánh hội thảo, hội nghị khoa học, cuộc triển lãm, phê bình phim,
sách v.v. thuộc nhóm phong cách ngôn ngữ khoa học. Đặc điểm nổi bật của
10
ngôn ngữ khoa học về yêu cầu từ ngữ là các lớp từ chung được dùng với
nghĩa đen, nghĩa định danh chiếm ưu thế, ít thấy những từ có màu sắc biểu
cảm. Từ mang tính chất khái quát hoá, trừu tượng hoỏ, tớnh hệ thống cao và
trung hoà về sắc thái. Về phương diện ngữ pháp thì thường sử dụng những
cõu cú cấu trúc phức hợp, những cõu cú độ dài lớn để có thể diễn đạt trọn vẹn
nội dung. Về phương pháp diễn đạt, người ta thường sử dụng một số cách
diễn đạt theo những khuôn mẫu nhất định và khai thác tối đa lượng thông tin

từ kênh thông tin phi văn tự. Phong cách này không chấp nhận lối diễn đạt dư
thừa, những thán từ, trợ từ, những quán ngữ đưa đẩy. Mạch trình bày phải
mang tính logic rõ rệt, “loại bỏ hoàn toàn cách diễn đạt mà theo đó độc giả
muốn hiểu theo nghĩa gì cũng được” [44;72].
c. Phong cách hành chính
Các tác phẩm viết theo phong cách này không nhiều, chủ yếu là các bài
viết hướng dẫn tìm hiểu pháp luật, hộp thư bạn đọc, tin công bỏo,v.v. Từ ngữ
ở phong cách này thường lựa chọn lớp từ vựng hành chính và trung hoà về
sắc thái biểu cảm, không dùng những từ ngữ khẩu ngữ, “đặc biệt, sự mơ hồ
của từ ngữ cần phải hoàn toàn triệt tiêu ở phong cách này” [44;75]. Ở
phương tiện ngữ pháp chủ yếu dựng cõu tường thuật, cõu cú độ dài lớn tuy
vậy phải đảm bảo sự diễn đạt không bị hiểu theo hai cách. Về phương pháp
diễn đạt, phong cách này đòi hỏi trong diễn đạt phải đảm bảo tính nghiêm
trang, tính khuôn phép cao nên không chấp nhận lối diễn đạt mang sắc thái cá
nhân, “giọng văn trung tính, khách quan là chuẩn mực của phong cách hành
chớnh…tớnh khách quan, phi cá tính của phương tiện ngôn ngữ kết hợp với
11
những luận cứ chính xác sẽ làm cho văn bản có sức thuyết phục cao” [44;76].
Ngoài ra, diễn đạt theo phong cách này còn phải diễn đạt theo mẫu đã quy
định cho mỗi loại văn bản và cụ thể nhất là những văn bản giải đáp pháp luật,
chế độ chính sách, v.v.
1.1.2.3. Quan niệm về phong cách ngôn ngữ của Hoàng Anh
Hoàng Anh cho rằng nét đặc trưng của ngôn ngữ báo chí là có tính sự
kiện, chính điều này đã tạo cho ngôn ngữ các tính chất cụ thể sau.
a. Tính chính xác
Với ngôn ngữ báo chí, tính chính xác có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Vì
báo chí có chức năng định hướng dư luận xã hội, một sơ suất nhỏ cũng dễ làm
cho độc giả khó hiểu hoặc hiểu sai thông tin, có thể gây ra những hậu quả xã
hội nghiêm trọng. Điều này đòi hỏi nhà báo phải nắm vững ngữ pháp; có vốn
từ vựng rộng, chắc, và không ngừng được trau dồi; thành thạo về ngữ âm;

hiểu biết về phong cách. Sử dụng ngôn từ chính xác giúp nhà báo không chỉ
đạt hiệu quả giao tiếp cao, mà còn góp phần vào việc giữ gìn sự trong sáng
của tiếng Việt. Vì rất nhiều độc giả “xem cơ quan báo chí là ngọn đèn chỉ dẫn
trong việc dùng ngôn từ” [3;10].
b. Tính cụ thể
Tính cụ thể của ngôn ngữ báo chí thể hiện ở mảng hiện thực được nhà
báo trình bày phải cặn kẽ tới từng chi tiết nhỏ và ở việc tạo ra sự xác định cho
đối tượng được phản ánh.
c. Tính đại chúng
Ngôn ngữ báo chí phải là thứ ngôn ngữ dành cho tất cả và của tất cả, tức
là có tính phổ cập rộng rãi, điều này không có nghĩa là dễ dãi, thấp kém. Như
12
V.G.Kostomarov, nhà nghiên cứu ngôn ngữ báo chí nổi tiếng người Nga, cú
núi: “Ngôn ngữ báo chí phải thích ứng với mọi tầng lớp công chúng sao cho
một nhà bác học với kiến thức uyên thâm nhất cũng không cảm thấy chán và
một em bé có trình độ còn non nớt cũng không thấy khó hiểu” [3;11], điều này
khiến cho người ta ít dùng các thuật ngữ chuyên ngành hẹp, tiếng lóng, từ ngữ
địa phương,v.v.
Ngoài các tính chất đặc trưng này, ngôn ngữ báo chí cũn cú những đặc
điểm khác như: Tính ngắn gọn, tính định lượng, tính bình giá, tính biểu cảm,
tính khuôn mẫu mà chúng tôi không đi sâu vào.
1.2. CHUẨN NGÔN NGỮ BÁO CHÍ
Trong các phương tiện thông tin đại chúng, có thể nói báo chí nằm ở vị
trí trung tâm. Nội dung và hình thức của thông điệp báo chí phải đảm bảo
được tính phổ biến, tính đại chúng và tính công khai. Dù ở bất cứ loại hình
nào (báo viết, bỏo nói, báo hình, báo điện tử) thì nội dung của thông tin cũng
phải sử dụng văn bản để dàn dựng, sắp xếp và truyền tải thông điệp. Vì vậy,
ngôn ngữ là gốc căn bản của quá trình hình thành, xây dựng và truyền thông
điệp. Có thể truyền thông tin bằng ngôn ngữ nói hay chữ viết, ngôn ngữ báo
chí trước hết và chủ yếu là lĩnh vực ngôn ngữ học – xã hội. Vấn đề sử dụng

ngôn ngữ có tác động trực tiếp và quyết định tới hiệu quả, mục đích của thông
tin báo chí. Do vậy, ngôn ngữ báo chí trước hết phải là một thứ ngôn ngữ văn
hoá chuẩn mực.
1.2.1. Chuẩn mực ngôn ngữ là một vấn đề lớn trong ngôn ngữ học. Nó
được bàn luận trong nhiều tài liệu ngôn ngữ học nước ngoài cũng như ở Việt
13
Nam. Nhưng chuẩn mực ngôn ngữ báo chí nói riêng và ngôn ngữ báo chí nói
chung vẫn còn là một địa hạt khá mới mẻ ở Việt Nam. Khái niệm Chuẩn mực
của ngôn ngữ (còn gọi tắt là chuẩn ngôn ngữ) theo Vũ Quang Hào, trong “
Ngôn ngữ báo chí”[44; 14], cần xột trờn hai phương diện: Chuẩn mang tính
chất quy ước xã hội tức là phải được xã hội chấp nhận, sử dụng và chuẩn phải
phù hợp với quy luật phát triển nội tại của ngôn ngữ trong từng giai đoạn lịch
sử nhất định. Từ đó khi xác định chuẩn ngôn ngữ, đặc biệt là chuẩn ngôn ngữ
báo chí, thì cần phải:
- Dựa trên những cứ liệu thực tế của ngôn ngữ để nắm được những quy
luật biến đổi và phát triển của ngôn ngữ trên tất cả các cấp độ của nó là ngữ
âm, từ vựng, ngữ pháp và phong cách.
- Xét đến những lí do ngoài ngôn ngữ vốn ảnh hưởng đến sự phát triển,
thay đổi của tiếng Việt. Những lí do đó là: Những biến đổi lớn lao trong xã
hội (Cách mạng Tháng Tám thành công, hai cuộc kháng chiến chống Pháp,
chống Mỹ thắng lợi, những cuộc sơ tán cư dân từ thành thị về nông thôn trong
chiến tranh, cuộc tập kết của cư dân từ Nam ra Bắc sau hiệp định Giơ-ne-vơ,
các cuộc chuyển dân đi xây dựng vùng kinh tế mới, v.v.); vai trò ảnh hưởng
to lớn của các nhà hoạt động chính trị có uy tín, các nhà văn, nhà thơ, nhà báo
nổi tiếng vốn lưu tâm đến sự phát triển và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
như Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Ngô Tất Tố, Xuân Diệu,
Thép Mới; vai trò tác động của các trào lưu, cỏc nhúm xã hội cùng với công
cuộc đổi mới đất nước và sự mở cửa cho một nền kinh tế mới,v.v. Những yếu
14
tố xã hội đó dù muốn dù không đều có ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc nội

tại của tiếng Việt ở từng thời đại lịch sử.
1.2.2. Xung quanh khái niệm chuẩn ngôn ngữ còn nhiều ý kiến chưa
thống nhất, không chỉ ở các nhà ngữ văn học nước ngoài mà cả ở trong nước.
Tác giả Vũ Quang Hào [44; 15] tạm hệ thống hoá năm cách hiểu về chuẩn
ngôn ngữ như sau:
- Một nhúm cỏc nhà khoa học Nga Xô Viết (U-sa-cốp, ễ-giờ-gốp, Pụ-li-
va-nốp, v.v.) nhấn mạnh đến tính chất xã hội của chuẩn ngôn ngữ, xem tính
chất chuẩn là một hiện tượng xã hội và phát triển có tính lịch sử. “Quan niệm
này đúng nhưng có phần phiến diện vỡ nú không tính đến bản thân ngôn ngữ,
bỏ qua quy luật phát triển bên trong của cấu trúc ngôn ngữ” [44;15].
- Cụ-sờ-ri-u (Tiệp Khắc cũ) thì cho rằng chuẩn ngôn ngữ là tổng hợp
những sự thể hiện các yếu tố trong cấu trúc ngôn ngữ đã được tách ra và củng
cố trong sử dụng thực tế. Nghĩa là “hệ thống ngôn ngữ là những hình mẫu
trừu tượng còn chuẩn ngôn ngữ là sự thể hiện hình mẫu đó bằng chất liệu
ngôn ngữ” [44;15]
- Trường phái ngôn ngữ học Pra-ha lại xem chuẩn là một hiện tượng bên
trong của cấu trúc ngôn ngữ, còn việc thể hiện chuẩn là một hiện tượng ngoài
ngôn ngữ, có tính chất xã hội. Họ phân biệt chuẩn với quy phạm vốn là những
sự thể hiện của chuẩn bằng các quy tắc (chẳng hạn trong từ điển, sách giáo
khoa, sách ngữ pháp, v.v.). Trường phái này không chấp nhận có một cái
chuẩn chung “tổng hợp”, vì không thể đánh giá đồng đều những biểu hiện
15
ngôn ngữ bằng những tiêu chuẩn định sẵn mà phải dựa trên những chức năng
hoạt động của các yếu tố ngôn ngữ trong từng bối cảnh giao tiếp cụ thể.
- Quan điểm của Kụ-xtụ-ma-rốp và Lờ-ụn-chộp cho rằng chuẩn ngôn
ngữ chỉ có thể xác định trong từng bối cảnh giao tiếp cụ thể. Họ đề xuất về
“tớnh hợp lí trong giao tiếp” với tiêu chí đòi hỏi phải lựa chọn được những
phương tiện ngôn ngữ có hiệu suất cao nhất trong từng bối cảnh giao tiếp.
Như vậy sẽ không có cái chuẩn chung cho ngôn ngữ được sử dụng giống
nhau ở các tình huống giao tiếp, mà chỉ có hệ thống chuẩn được áp dụng tuỳ

vào tình huống và tính chất giao tiếp. “Như vậy khái niệm chuẩn là một khái
niệm rất cơ động, tuỳ thuộc vào nhiều biến số. Và cố nhiên là không thể nói
đến tính chất tuyệt đối của chuẩn” [44;16].
- Phần lớn ý kiến được hệ thống hoá trong các tài liệu ngôn ngữ học Việt
Nam đều cho rằng chuẩn ngôn ngữ là mẫu ngôn ngữ đã được xã hội đánh giá,
lựa chọn và sử dụng. Cố nhiên sự đánh giá, lựa chọn đó không thể đạt đến sự
nhất trí hoàn toàn, do vậy tính chất bắt buộc cũng như tính chất ổn định của
chuẩn chỉ là tương đối. Mặt khác, chuẩn không phải là quy định mà là quy
ước, không phải luật mà là chỉ dẫn. Tuy nhiên sự lựa chọn nói trên không
những không loại trừ mà còn cho phép, thậm chí đòi hỏi một sự lựa chọn cá
nhân trong một phạm vi giao tiếp (nói hoặc viết) nhất định. Khi sự lựa chọn
của cá nhân đạt đến trình độ sáng tạo nghệ thuật và được cộng đồng đón nhận
thì cũng có nghĩa là một chệch chuẩn ra đời.
1.2.3. Chuẩn ngôn ngữ bao gồm hai nội dung căn bản là “cỏi đỳng” và
“sự thích hợp”. Viện sĩ V.Vi-nụ-gra-đốp đó lấy tiêu chuẩn nội tại của chính
16
cấu trúc ngôn ngữ để đánh giá “cỏi đỳng”. Ông viết: “Tất cả những cái mới,
đang phát triển, được các quy luật nội tại của quá trình phát triển ngôn ngữ
thừa nhận, phù hợp với cấu trúc của nó, dựa vào những xu thế sáng tạo của
nhân dân, dựa vào các quá trình mang tính tích cực trong lĩnh vực ngữ pháp,
ngữ nghĩa, sử dụng từ… đều không thể bị cho là không đúng, không thể bị
phủ nhận căn cứ vào thị hiếu và thói quen cá nhân” [44;17]. Như vậy, “Cỏi
đúng” hay còn gọi là tiêu chuẩn “đỳng phộp tắc” được cộng đồng ngôn ngữ
hiểu và chấp nhận là một trong những điều kiện để thừa nhận tính chuẩn mực
của ngôn ngữ. Trái ngược với “cái đúng” là “cái sai”. Đú là cái người tiếp
nhận không hiểu hoặc không chấp nhận vỡ nú không phù hợp với chuẩn mực
chung mà cộng đồng đã lựa chọn, thừa nhận. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến
sai: Do không nắm vững ngôn ngữ, bắt chước máy móc, do người viết cố ý
tạo ra sự độc đáo khác biệt để gây ấn tượng nhưng lại không đúng chuẩn được
thừa nhận.

Tóm lại, một hiện tượng ngôn ngữ được coi là đúng, là chuẩn phải đáp
ứng được những đòi hỏi ở cấu trúc nội tại của ngôn ngữ, đồng thời phải phù
hợp với truyền thống ngôn ngữ, được cộng đồng chấp nhận. Cái đúng là yêu
cầu bắt buộc trong sử dụng ngôn ngữ báo chí ở tất cả các cấp độ và ở mỗi cấp
độ ấy lại có những yêu cầu, tiêu chuẩn riêng. Như vậy trong chuẩn ngôn ngữ,
cái đúng là nhân tố quan trọng bậc nhất bảo đảm cho quá trình giao tiếp. Lép
Tôn-xtụi đã nói: “Trước hết phải quan tâm sao cho công cụ truyền đạt khái
niệm, tức là ngôn ngữ phải đúng” [44;18]. Tuy nhiên, cỏi đỳng mới chỉ là một
mặt của chuẩn mực. Chuẩn mực còn cần phải thích hợp, bởi thông tin đúng
17
mà không thích hợp thì hiệu quả thông tin không cao. Với tư cách là một nội
dung của chuẩn ngôn ngữ, tớnh thích hợp còn nâng cao giá trị thẩm mỹ của
ngôn từ. Lộp Tụn-xtụi đó khẳng định rằng: “Cần phải xoá bỏ không thương
tiếc tất cả những chỗ không rõ ràng, dài dòng, không đúng chỗ, tóm lại là tất
cả những gì không thích hợp, mặc dù tự thân chúng là đúng” [44; 19].
1.3. QUAN NIỆM VỀ LỖI NGÔN NGỮ
Lỗi ngôn ngữ là sự thể hiện ngôn ngữ làm người tiếp nhận thông tin hiểu
sai, không hiểu hoặc không được chấp nhận. Bởi vì nó không phù hợp với tư
duy của con người cũng như không phù hợp với chuẩn mực chung mà cộng
đồng đã lựa chọn và thừa nhận. Tuy nhiên khi nhìn nhận một lỗi ngôn ngữ nên
dựa vào những kiến thức chung về ngôn ngữ mà cộng đồng vẫn chấp nhận (thì
không phải lỗi) hoặc không chấp nhận.
1.3.1. Lí do tạo lỗi
Khi nói về lỗi ngôn ngữ, ở đây chúng tôi muốn bàn về năng lực sử dụng
ngôn ngữ hạn chế, không đúng chuẩn mực, không bàn đến cái sai do sự hiểu
biết của người truyền đạt thông tin kộm. Đụi khi có thể do năng lực ngôn ngữ
của người phát tin kém mặc dù trong ý nghĩ của người phát tin là đúng mà
không truyền đạt hết được những điều cần thông báo, làm người nghe hiểu sai
hoặc không hiểu được nội dung. Điều đó đã phá vỡ nguyên tắc tương ứng 1-1
giữa mó hoỏ và giải mã. Chính vì thế năng lực sử dụng ngôn ngữ trong quá

trình mó hoỏ là vô cùng quan trọng.
18
1.3.2. Lỗi về phong cách
Khi xác định lỗi ngôn ngữ chúng ta phải dựa trên những đặc trưng về
phong cách chức năng, tức là dựa trên tu từ học chuẩn mực, nhưng cũng
không nên cứng nhắc, rập khuôn. Mỗi một phong cách chức năng khác nhau
lại có cách viết, cách sử dụng từ, câu khác nhau với những đặc trưng ngôn
ngữ riêng của mình. Tuy nhiên, trên hết chúng ta vẫn phải hướng đến chuẩn
ngôn ngữ văn học, đặc biệt là trong văn viết và tính đến cả sự sáng tạo của
người viết.
1.3.3. Lỗi về hệ thống ngôn ngữ
Lỗi ngôn ngữ cú liờn quan đến nhiều mặt khác nhau của ngôn ngữ học
như: từ vựng học, ngữ pháp học, phong cách học, v.v. mỗi mặt đều có hệ
thống chuẩn mực riêng cho phép người ta nhận định đâu là lỗi ngôn ngữ. Lỗi
ngôn ngữ là một hiện tượng tương đối phức tạp, để nhận biết được lỗi ngôn
ngữ chúng ta phải có những kiến thức cơ bản về chuyên ngành ngôn ngữ học
cũng như những quy định về chuẩn trong từng thời kì lịch sử nhất định.
1.3.4. Lỗi trên phương tiện thông tin đại chúng
Lỗi ngôn ngữ được thể hiện trên nhiều phương diện, trong đó lỗi ngôn
ngữ trờn các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí là điều chúng ta cần
phải xem xét vì chúng có ảnh hưởng rất lớn đến thói quen sử dụng ngôn ngữ
trong giao tiếp của cộng đồng.
1.3.5. Sáng tạo không phải lỗi (Hiện tượng chệch chuẩn)
Có những hiện tượng ngôn ngữ không đúng với yêu cầu của chuẩn
nhưng lại được coi là sự sáng tạo ngôn từ của người viết. Mặc dù là sự sáng
19
tạo của cá nhân nhưng nú cú sức lôi cuốn và phù hợp với cộng đồng, được cả
cộng đồng chấp nhận. Những trường hợp như thế không thể coi là lỗi ngôn
ngữ. Ngược lại, do người viết muốn sáng tạo ra cái mới để tạo sự hấp dẫn
nhưng đôi khi cái mới đó lại làm người đọc hiểu sai nghĩa, không nhận được

sự chấp nhận chung của cộng đồng thỡ đú có thể là lỗi ngôn ngữ. Để đánh giá
một hiện tượng là đúng hay sai, ta không chỉ đem những quy tắc đã được định
sẵn ra để so sánh đối chiếu mà phải xuất phát từ hiệu quả giao tiếp của nó. Vì
thế nên mới có hiện tượng chệch chuẩn sáng tạo (hay còn gọi là hiện tượng
bất thường) được sử dụng như một cách sáng tạo, hấp dẫn được người tiếp
nhận. Hoàng Trọng Phiến cho rằng “chệch chuẩn là một thủ pháp sáng tạo,
cách tân phù hợp với chuẩn, với cỏi đỳng, cỏi thích hợp và được thói quen
dùng chấp nhận” [44; 21].
1.3.6. Các lỗi cụ thể thường gặp
1.3.6.1. Các lỗi thông thường về câu trong văn bản
a. Tác giả Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp trong “Tiếng Việt thực
hành” có nêu ra một số lỗi về câu khi tạo lập văn bản văn bản như sau:
(i) Các lỗi về cấu tạo câu
- Thiếu các thành phần nòng cốt của câu
. Câu thiếu chủ ngữ
. Câu thiếu vị ngữ
. Câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ
. Câu thiếu bổ ngữ bắt buộc
- Thiếu một vế của câu ghép
20
. Thiếu một vế của câu ghép cú cỏc vế nối với nhau bằng các hư từ.
. Tách những ý liên quan mật thiết với nhau thành các câu đơn trong
khi văn cảnh hoặc hoàn cảnh giao tiếp đòi hỏi trình bày những ý đó trong một
câu ghép.
- Thể hiện sai quan hệ ngữ nghĩa giữa các bộ phận trong câu: Các bộ
phận trong câu ở đây được hiểu là các thành phần trong câu hay các vế trong
một câu ghép. Các lỗi sai thường gặp là những lỗi về sử dụng cặp kết từ
không thể hiện đúng những quan hệ ngữ nghĩa có thể có giữa các vế câu ghép.
Cụ thể là:
. Nếu hai vế câu có quan hệ nguyên nhân - kết quả, chúng cần được

nối bằng các cặp kết từ: vỡ…(cho)nờn…/ bởi….(cho)nờn…/ do….(cho)nờn…/
. Nếu hai vế câu có quan hệ tăng tiến, chúng cần được nối bằng cặp kết
từ : càng…càng…/
. Nếu hai vế câu có quan hệ đồng thời, chúng cần được nối bằng kết
từ: đồng thời.
. Nếu hai vế câu có quan hệ tương phản, chúng cần được nối với nhau
bằng cặp kết từ: tuy …nhưng…./ tuy… mà cũn…./…
- Sắp xếp sai trật tự từ
Sắp xếp sai trật tự từ thường làm cho câu phản ánh sai lạc ý của người
viết hoặc làm cho câu trở nên mơ hồ về nghĩa, tức là hiểu theo cách nào cũng
được.
- Thiết lập sai quan hệ ngữ pháp giữa các bộ phận trong câu
21
Thiết lập sai quan hệ ngữ pháp giữa các bộ phận trong câu nghĩa là thiết
lập quan hệ ngữ pháp nhất định giữa những bộ phận không thể có kiểu quan
hệ ấy, khiến cho câu lủng củng, tối nghĩa.
(ii) Các lỗi về dấu câu
- Ngắt câu sai quy tắc:
. Không đánh dấu ngắt câu khi cõu đó kết thúc
. Đánh dấu ngắt câu ở chỗ câu chưa kết thúc
- Vi phạm quy tắc ngắt các bộ phận của câu:
. Không đánh dấu cần thiết để ngắt các bộ phận của câu
. Ngắt sai quy tắc các bộ phận của câu
- Lẫn lộn chức năng của các dấu câu
(iii) Các lỗi về liên kết câu
Các lỗi về liên kết câu bao gồm ba loại:
- Lỗi về liên kết chủ đề: Cỏc cõu trong cùng một đoạn không cùng phục
vụ chủ đề của đoạn ấy.
- Lỗi về liên kết logic: Cỏc cõu trong một đoạn hay trong một văn bản
thể hiện những lập luận thiếu căn cứ hay không nhất quán, hoặc không được

sắp xếp theo một trình tự hợp lí.
- Lỗi về liên kết hình thức: Quan hệ về nội dung giữa cỏc cõu trong một
đoạn hay trong một văn bản không được thể hiện bằng các phương tiện liên
kết hay bị thể hiện sai lạc.
22
b. Công trình nghiên cứu “Tiếng Việt thực hành” của nhúm các tác giả
Bùi Minh Toỏn, Lờ A, Đỗ Việt Hùng cũng có đề cập đến một số lỗi thường
mắc phải về câu như sau:
(i) Lỗi về cấu tạo ngữ pháp
- Câu không đủ thành phần
- Cõu không phân định rừ cỏc thành phần
- Câu sắp xếp sai vị trí các thành phần
(ii) Lỗi về quan hệ ngữ nghĩa trong câu
- Câu phản ánh sai hiện thực khách quan
- Câu có quan hệ giữa các thành phần, các vế cõu khụng logic
- Cõu cú cỏc thành phần cùng chức không đồng loại
(iii) Lỗi về câu thiếu thông tin
(iv) Lỗi về dấu câu
(v) Lỗi về phong cách: Những câu phạm lỗi về phong cách là những cõu cú
cấu tạo không phù hợp với phạm vi lĩnh vực giao tiếp. Chẳng hạn, dùng cấu
trúc câu sinh hoạt trong giao tiếp hành chính, giao tiếp khoa học, v.v.
c. Còn chúng tôi, qua quá trình khảo sát và dựa vào những ý kiến trên
có thể chia thành các loại lỗi về câu như sau:
(i) Các lỗi về cấu tạo câu
- Câu không đủ thành phần
. Câu thiếu thành phần chủ ngữ
. Câu thiếu thành phần vị ngữ
. Câu thiếu bổ ngữ bắt buộc
23
- Câu sắp xếp sai trật tự từ

(ii)Các lỗi về quan hệ ngữ nghĩa trong câu
- Câu phản ánh sai hiện thực khách quan
- Câu thể hiện sai quan hệ ngữ nghĩa giữa các bộ phận trong câu
- Lỗi trùng ngữ trong danh ngữ
(iii) Lỗi về phong cách
(iv) Các lỗi về dấu câu
- Ngắt câu sai quy tắc:
. Không đánh dấu câu khi cõu đó kết thúc
. Đánh dấu câu ở chỗ câu chưa kết thúc
- Vi phạm quy tắc ngắt các bộ phận của câu:
. Không đánh dấu cần thiết để ngắt các bộ phận của câu
. Ngắt sai quy tắc các bộ phận của câu
- Lẫn lộn các chức năng của dấu câu
1.3.6.2. Các lỗi thông thường về dùng từ
a. Theo ý kiến của các tác giả Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn
Hiệp, khi tạo lập văn bản, người viết thường mắc phải các lỗi về sử dụng từ
vựng như sau:
(i) Lặp từ
Lặp từ có hai kiểu:
- Lặp nguyên vẹn một từ
- Lặp từ do sử dụng những từ đồng nghĩa (như: số liệu và con số, trưởng
thành và lớn lên, v.v.)
24
(ii) Dùng từ không đúng nghĩa
Hiện tượng dùng từ không đúng nghĩa thường gặp trong những trường hợp:
- Người viết không nắm được nghĩa của từ, nhất là các từ Hán Việt, các
thuật ngữ khoa học.
- Người viết nhầm lẫn các từ gần âm, gần nghĩa với nhau.
(iii) Dùng từ không hợp phong cách
Dùng từ không hợp phong cách nghĩa là dùng từ không hợp với văn

cảnh, hoàn cảnh giao tiếp hoặc thể loại văn bản.
b. Ở công trình nghiên cứu của nhóm tác giả Bùi Minh Toỏn, Lờ A, Đỗ
Việt Hùng, khi tạo lập văn bản, người viết có thể mắc các lỗi về dùng từ như
sau:
(i) Lỗi về âm thanh và hình thức cấu tạo của từ: Các lỗi này phần lớn liên
quan đến các lỗi về chính tả.
(ii) Lỗi về nghĩa của từ:
- Trường hợp phổ biến là lỗi thường xảy ra giữa các từ gần nghĩa, hoặc
có cấu tạo chung. Tuy có phần giống nhau về nghĩa hoặc cả về yếu tố cấu tạo
nhưng nghĩa của các từ đó vẫn có sự khác nhau và cần sử dụng khác nhau.
- Có trường hợp dùng sai về nghĩa biểu thái, nghĩa biểu cảm
- Có trường hợp chuyển nghĩa từ không phù hợp với đối tượng được nói
đến trong câu.
(iii) Lỗi về kết hợp từ
- Các từ kết hợp với nhau không đúng với bản chất ngữ pháp của chúng,
do đó câu văn sai lạc về nghĩa.
25

×