Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

kết cấu thế giới hình tượng trong truyện cực ngắn việt nam hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (424.92 KB, 94 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Nói như Barkhtin, lịch sử văn học giống như một cuộc hòa tấu của các thể
loại văn học. Vào những năm 90 của thế kỷ trước, ở Việt Nam, bắt đầu có sự góp
mặt của một thể loại mới đó là truyện cực ngắn. Mặc dù thể loại đàn em “sinh sau
đẻ muộn” này không có khả năng để lấn át các thể loại đàn anh đàn chị như tiểu
thuyết, thơ, kịch, kí nhưng trên thực tế, truyện cực ngắn không chỉ thu hút nhiều
cây bút tài năng như Phạm Sông Hồng, Phan Thị Vàng Anh, Thái Bá Tân mà
còn chiếm được cảm tình của đông đảo bạn đọc cũng như niềm say mê của không
ít các nhà lí luận phê bình đương đại như tiến sĩ Lê Dục Tú, giáo sư Đặng Anh
Đào, phó giáo sư Phùng Ngọc Kiếm Bên cạnh đó, một số cuộc thi viết truyện
cực ngắn được tổ chức như: Cuộc thi viết truyện ngắn mi-ni do tạp chí Thế Giới
Mới tổ chức năm 1993 – 1994 dung lượng dưới 1000 từ, Cuộc thi viết truyện cực
ngắn trên blog do vanchuong.vnweblogs.com tổ chức, Cuộc thi viết truyện ngắn
dưới 1200 từ do báo Tuổi trẻ phát động năm 2006, Cuộc thi truyện ngắn mini của
tập san Áo Trắng viết về “Nơi tôi đang sống” với độ dài không quá 500 từ Tất
cả đã chứng tỏ một điều: “chùm hoa muộn” này thực sự đã gây sự thu hút của khá
nhiều người, đồng thời cũng chứng minh rằng đây thực sự là một thể loại đầy tiềm
năng, có tố chất của một thể loại văn học triển vọng trong tương lai. Nghiên cứu
về kết cấu của thể loại này sẽ là một hướng tiếp cận để thấy được…
1.1 Ý nghĩa khoa học
Kết cấu là một khái niệm quan trọng trong lý luận về tác phẩm văn học, một
phạm trù nằm ở trung tâm những nghiên cứu có tính nội quan về tác phẩm văn học
(thi pháp học, ký hiệu học, tự sự học ). Coi tác phẩm văn học trước hết là một
văn bản, một phức thể cấu thành nên từ những cấp độ vật liệu khác nhau, những
nghiên cứu này cho phép nhận diện những lớp thành tố cấu thành nên phức thể và
1
kết cấu chính là những nguyên tắc kết hợp các lớp thành tố cấu thành đó. Với một
quan niệm như vậy thì kết cấu là một phạm trù cần phải được tính đến khi nghiên
cứu tác phẩm văn học về mặt ngữ nghĩa (sự kết hợp tổ chức hệ chủ đề và hệ đề tài,
hệ thống nhân vật, hệ thống tình tiết của cốt truyện ) cũng như về mặt hình thức


nghệ thuật (nguyên tắc kết hợp các phương thức tự sự, những kỹ thuật hình
thức ). Và cũng chính vì tầm quan trọng nói trên nên tất cả những giáo trình lý
luận văn học khi đề cập đến bản chất nội tại của tác phẩm văn học đều đề cập đến
phạm trù kết cấu. Bởi vậy chúng tôi hy vọng luận văn này sẽ góp phần vào việc
làm sáng tỏ kết cấu của truyện cực ngắn.
1.2 Ý nghĩa thực tiễn
Trên thế giới nói chung cũng như ở Việt Nam nói riêng, truyện cực ngắn là một
thể loại còn non trẻ so với các thể loại văn học đàn anh đàn chị khác. Tuy nhiên nó
mới chỉ được đón nhận ở góc độ sáng tác, còn đón nhận nó ở góc độ nghiên cứu lí
luận phê bình vẫn là một con số không nhiều, hơn nữa nghiên cứu kết cấu của thể
loại này một cách có hệ thống thì hầu như chưa có.
Mặt khác, một số nước (Trung Quốc, Nga, Mĩ ) đã đưa truyện cực ngắn vào
chương trình giảng dạy ở nhà trường. Điều đó chứng tỏ thể loại này đã và đang
giữ một vị trí khá quan trọng trong nền văn học đương đại. Nghiên cứu kết cấu
của thể loại này sẽ là một hướng tiếp cận để tìm ra những nét tương đồng cũng
như sự khác biệt của truyện cực ngắn so với một số thể loại tương cận, đồng thời
giúp ích trong việc giảng dạy văn học ở nhà trường.
Lịch sử vấn đề
2.1 Tình hình nghiên cứu truyện cực ngắn ở trên thế giới
Trên thế giới, truyện rất ngắn đã xuất hiện từ lâu ở nhiều nước. Trong tuyển tập
“100 truyện cực ngắn thế giới” của nhà xuất bản Hội Nhà văn năm 2000 đã tập
hợp khá nhiều truyện của nhiều nước: Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Lan, Hungari, Trung
Quốc, Pháp, Séc, Rumani, Đan Mạch, Nam Phi, Đức, Áchentina, Thụy Sỹ…Điều
2
này chứng tỏ rằng, truyện cực ngắn không chỉ được đón nhận nồng nhiệt ở góc độ
sáng tác mà còn cả ở góc độ lí luận, song do hạn chế về ngôn ngữ của một số nước
nên chúng tôi mới chỉ tiếp cận những bài viết được được đăng tải trên trang web
bằng tiếng Việt.
Trên địa chỉ có
đăng bài viết “Truyện cực ngắn là nghệ thuật bình dân” của Dương Hiểu Mẫn,

phó chủ tịch hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật thành phố Trịnh Châu, Tổng biên
tập tạp chí “Bách Hoa Viên” kiêm Tổng biên tập tạp chí “Truyện cực ngắn chọn
lọc”, Chủ tịch danh dự của hội nhà văn thành phố Trịnh Châu, người có công lớn
trong sự nghiệp vun trồng truyện cực ngắn trên văn đàn Trung Quốc cho rằng
“truyện cực ngắn là nghệ thuật bình dân” bởi vì “nó là hình thức nghệ thuật mà:
đại đa số người đều có thể đọc hiểu (đơn thuần thông tục); đại đa số người đều có
thể tham gia sáng tác (gần gũi cuộc sống); đại đa số người đều có thể trực tiếp
thu được lợi ích từ trong ấy (nói nhỏ nghĩa lớn)” [27]. Qua bài viết này, Dương
Hiểu Mẫn đã chứng minh tính “bình dân” của truyện cực ngắn ở góc độ tiếp nhận,
sáng tác cũng như ảnh hưởng của nó trong đời sống văn hóa nhân loại.
Julio Cotázar có những nhận xét khá sắc sảo về truyện cực ngắn trong hai tiểu
luận "Algunos aspectos del cuento" (Vài phương diện của truyện ngắn), và "Del
cuento breve y sus alrededores" (Về truyện cực ngắn và những dạng tương cận)
được đăng tải trên
/>D2697509BB08CE877D195?action=viewArtwork&artworkId=1100. Ông gọi thể
loại này là “truyện chạy đua với đồng hồ”, có thể chứa đựng nội dung tự sự lớn
hơn nhiều cái phương tiện ít ỏi của nó. Hiệu quả của truyện cực ngắn là “Chúng
tạo ra được một cú sét đánh từ một nhúm chất liệu tối thiểu ” [60].
Trong bài “Truyện chớp: Từ thật ngắn đến cực ngắn”, trên
/>3
F3FF047CD5840EA45C80?action=viewArtwork&artworkId=1023, Casto
Pamelyn đã chỉ ra tính nhanh và gọn của truyện cực ngắn: “cách viết chặt và gọn,
bị nén lại và gây cảm xúc thật mạnh” [7]. Đồng thời tác giả thể hiện niềm tin vào
tương lai tươi sáng của nó.
2.2. Tình hình nghiên cứu truyện cực ngắn ở Việt Nam
Ở Việt nam, vào khoảng những năm 90 của thế kỷ trước, truyện cực ngắn ra đời.
Tuy nhiên, việc nghiên cứu nó ở góc độ lý luận còn là con số không nhiều.
Lúc đầu, các nhà nghiên cứu thể loại này không tách nó ra khỏi phạm vi truyện
ngắn, truyện cực ngắn được coi là một biến thể của truyện ngắn, nó chưa được
nhìn nhận là một thể loại riêng biệt: Khóa luận tốt nghiệp của Phạm Đặng Xuân

Hương với nhan đề “ Dấu ấn ngụ ngôn trọng truyện ngắn của Kafka” vẫn nghiên
cứu cả những truyện cực ngắn của ông, như vậy tác giả Phạm Đặng Xuân Hương
vẫn đặt truyện cực ngắn với truyện ngắn của Kafka vào làm một. Đồng ý kiến với
tác giả Phạm Đặng Xuân Hương, tác giả Lê Huy Bắc cũng xếp truyện cực ngắn
của F.Kafka, J.L.Borges, E.Hemingway,O.Henry vào thành tựu truyện ngắn
trong “Truyện ngắn, lý luận, tác giả và tác phẩm”. Lê Huy Bắc cho rằng truyện
cực ngắn là một bộ phận của truyện ngắn, nó là truyện ngắn được rút gọn. Nói
cách khác, truyện cực ngắn là một biến thể độc đáo của truyện ngắn.
Gần đây, sự nở rộ của thể loại này trên các tạp chí, trang web đã gây sự chú ý
của nhiều nhà nghiên cứu, lý luận phê bình. Tạp chí “Thế giới mới” có hẳn một
mục “Nói ngắn về truyện rất ngắn”, trang web dành hẳn một mục
“Nhận định” của chuyên đề Truyện cực ngắn. Bên cạnh đó, một số bài viết cũng
như khóa luận, luận văn của sinh viên, học viên cao học khoa Ngữ văn trường Đại
học sư phạm Hà nội, tìm hiểu về thể loại này: luận văn “Truyện cực ngắn Việt
Nam hiện đại” của Phạm Thị Ngọc Diệp, khóa luận tốt nghiệp “ Truyện cực ngắn
hiện đại mang phong cách ngụ ngôn” của Ngô Thanh Hải, “ Bước đầu tìm hiểu
đặc trưng truyện rất ngắn” của Trần Thị Xuyến Đồng thời “Chùm hoa muộn”
4
này còn thu hút nhiều ý kiến của các giáo sư tiến sĩ đang làm công tác giảng dạy
và nghiên cứu văn học: Lê Trí Viễn, Đặng Anh Đào, Phùng Ngọc Kiếm, Nguyễn
Đăng Mạnh, Nguyễn Xuân Nam, Lê Ngọc Trà Trong các bài viết này, ít nhiều
các tác giả cũng đã đề cập đến lý thuyết kết cấu truyện cực ngắn. Ngoài ra còn có
ý kiến của những cây bút xuất sắc chuyên sáng tác truyện: Nguyên Ngọc, Nguyễn
Quang Sáng, Vũ Tú Nam, Nguyễn Khải, Hoàng Đình Quang, Nguyễn Quang
Thân, Dạ Ngân, Nguyễn Hưng Quốc, Hoàng Nhuận Cầm, Võ Phiến, Châu Thành
Nguyễn, Hoàng Long đóng góp những ý kiến có giá trị về lý luận kết cấu của thể
loại này.
Tuy truyện cực ngắn đang chiếm được cảm tình của các nhà nghiên cứu cũng như
những người sáng tác nhưng không phải ai cũng ủng hộ và thừa nhận nó là một
thể loại. Tổng hợp các ý kiến, bài viết tìm hiểu về truyện cực ngắn, chúng tôi chia

thành hai quan điểm lớn: quan điểm nghi ngờ và tin tưởng vào truyện cực ngắn.
2.1.1 Quan điểm nghi ngờ về truyện cực ngắn
Nhà văn Nguyễn Quang Thân đã thể hiện những hoài nghi của mình về thể loại
non trẻ này qua bài viết “Sự trói buộc trong truyện ngắn”. Ông cho rằng “Rồi sẽ
không có truyện ngắn mi-ni cũng như trước nay chưa hề có. Phần lớn những
truyện cực ngắn mà tôi đọc được đều cho tôi cảm hứng là chúng được viết ra là
để thích hợp với khuôn khổ báo chí dành cho chúng hơn là những yêu cầu nghệ
thuật. Tôi nghĩ truyện ngắn thế là đủ rồi ” [54]. Thực tế đây chỉ là ý kiến nhỏ của
tác giả trong khuôn khổ của một bài viết về truyện ngắn chứ không phải là ý kiến
trong một bài dành cho truyện cực ngắn, nhưng cũng đủ để ta thấy được ý kiến
phủ nhận của Nguyễn Quang Thân về thể loại mới mẻ này.
Đồng quan điểm với Nguyễn Quang Thân, quan điểm của một số độc giả trên
tạp chí “Thế giới mới” khi bình về truyện cực ngắn cũng đã bày tỏ ý kiến phủ nhận
về sự tồn tại của thể loại mới mẻ này. Tiêu biểu là ý kiến của Trần Văn Loa :
“Truyện cực ngắn ít chữ nên không thể đựng hết nội dung cần nói ” [21]. Gay gắt
5
hơn là ý kiến của Trần Vi Hoàng, tác giả này đã cho rằng : “ truyện cực ngắn chỉ
như nốt ruồi trên mặt tệ hại hơn là điểm mụn cóc trên đầu ông khổng lồ. Văn
chương cần đến sự khoáng đạt như làn gió thu quyện trên đồng ruộng, vút cao
như cánh diều bay bổng, réo rắt dữ dội như thác ngàn, cần một sự hóa thân, vùng
thoát khỏi cõi đời dung tục thì than ôi, lại hạn chế trong vài trăn đến một ngàn
âm tiết. Đó là nghịch lí truyện rất ngắn sẽ làm người đọc thêm lười vì tính gọn
nhẹ của nó, đó là tai họa, không thể vịn hai chữ “tốc độ” để ngốn vội quên nhau,
luẩn quẩn như chiếc đèn cù ”. Qua đó, chúng tôi khẳng định ý kiến của Trần Vi
Hoàng không hề dựa trên cơ sở khoa học nào, đó chỉ là ý kiến mang tính cảm tính,
xuất phát từ việc Trần Vi Hoàng quá tôn thờ thể loại truyện ngắn.
Có thể thấy, những quan điểm nghi ngờ truyện cực ngắn không phải là nhiều, nó
chưa đủ mạnh để vùi lấp thể loại non trẻ này, bởi bên cạnh những ý kiến cực đoan
trên còn có không ít ý kiến thể hiện sự tin tưởng vào thể loại này.
2.1.2 Quan điểm tin tưởng vào truyện cực ngắn.

Bên cạnh những ý kiến nghi ngờ về truyện cực ngắn, còn có không ít quan
điểm ủng hộ, tin tưởng vào thể loại này như ý kiến của Hoàng Như Mai, Phùng
Ngọc Kiếm, Nguyễn Hưng Quốc, Châu Thành Nguyễn, Võ Khắc Nghiêm, Lê
Dục Tú, Hoàng Ngọc Hiến, Đặng Anh Đào, Lê Ngọc Trà, Nguyên Ngọc…
Trước hết, phải nói đến ý kiến cho rằng truyện cực ngắn xuất hiện là một tất yếu
trong sự phát triển của xã hội nói chung, của văn học nói riêng. Bởi nó ra đời
trong lúc loài người đang bước vào nhịp sống của giai đoạn công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, nhân loại dần ưa chuộng tốc độ nhanh, gọn. Độc giả không có thời
gian cho thể loại tự sự dài, văn hóa đọc ngày càng ưa thích tính nhanh gọn, điều
này đúng như Hoàng Như Mai khẳng định: “cái phecmotuya hay hơn cái khuy”
[25].
Ngoài ra, các tác giả cũng đi tập trung tìm hiểu đặc trưng của truyện cực ngắn.
Hầu hết các ý kiến đều cho rằng truyện cực ngắn thì bao giờ cũng phải ngắn gọn
6
và hàm súc, khả năng gợi nhiều hơn nói. Nói một cách hình ảnh, truyện cực ngắn
chính là: “ Những hoa văn trên trống đồng quý giá, những nét chấm phá tuyệt vời”
[21].
Trong bài viết “Trần thuật trong truyện rất ngắn” (in trong “Tự sự học, một số
vấn đề lí thuyết và lịch sử”) , phó giáo sư Phùng Ngọc Kiếm có chỉ ra cách thức
trần thuật của truyện cực ngắn như sau: “Tác giả chỉ có dưới 1000 chữ, thậm chí
càng ngắn về lời kể càng phù hợp và chứng tỏ đó là “truyện rất ngắn”, mà phải
tạo nên một tác phẩm nghệ thuật thực sự. Dung lượng “rất ngắn” của lời kể theo
quy ước sáng tạo thể loại này không hề đồng nghĩa với “rất ngắn” về nội dung,
nhất là về hiệu quả của tác phẩm; thậm chí, những quy ước về sự hạn chế dung
lượng ngôn từ như là thách đố, càng kích thích các tác giả tìm tòi sáng tạo các
hình thức, biện pháp trần thuật để chứng tỏ tài năng và ý đồ nghệ thuật của mình”
[20]. Truyện cực ngắn nhưng ý tứ lại vô cùng nhiều, kết cấu của thể loại này thể
hiện ở câu chữ được gọt rũa, lựa chọn, không có yếu tố thừa: “ Mọi chi tiết phải
đầy sức nặng trong đó có những chi tiết giống như những nhãn tự trong một bài
thơ tứ tuyệt cổ điển” [20]. Bên cạnh đó, Phùng Ngọc Kiếm còn khẳng định thêm,

để tạo được tình tiết đắt giá, tác giả còn “sáng tạo và sử dụng yếu tố kỳ ảo, dị biệt,
phi thường như một phương tiện hiệu quả để tạo dựng những chi tiết, những hoàn
cảnh đặc sắc nhanh chóng gây cho người đọc những ấn tượng sậu đậm, phong
phú về cuộc sống, con người” [20].
Ở bài “ Vài ý ngắn, thật ngắn về truyện cực ngắn” của Nguyễn Hưng Quốc đăng
trên trang có những nhận định rất sắc về kết cấu hình thức của
thể loại đặc biệt này như sau: “Nhanh và mạnh là những đặc điểm cơ bản của
truyện cực ngắn” [44]. Đồng quan điểm với Nguyễn Hưng Quốc là ý kiến khá thú
vị của Võ Phiến trong lời tựa cho tuyển tập truyện cực ngắn của mình : “ Truyện
thật ngắn có cố ý ngắn nó cố tình tạo ra một dáng điệu thoăn thoắt, nhẹ nhõm”
[44].
7
Nhà văn Nguyên Ngọc với bài viết “Truyện rất ngắn: một từ âm vang hàng chục
từ không nói”, ông đã chỉ ra đặc trưng càng ngắn càng tốt, tình tiết trong truyện
phải đắt, ngôn từ phải hay và sắc: “Từng từ phải âm vang thành hàng chục từ
không nói tạo dư vị không nguôi” [33].
Các nhà nghiên cứu phê bình cũng như những người quan tâm, ủng hộ “Chùm
hoa muộn” này không quên đi tìm hiểu kết cấu bề sâu của thể loại: Nguyễn Hưng
Quốc rất sắc xảo khi nhận thấy mỗi truyện cực ngắn “là một kinh nghiệm mang
tính thẩm mĩ” [44]. Tác giả Châu Thành Nguyễn lại nhận thấy “Truyện rất ngắn
thường là sự gặp gỡ của những trạng thái đời sống ở những thời điểm ngưng kết
đi tới chuyển đổi như phút 89 tràn đầy kịch tính trên sân cỏ trong những trận
bóng nghiêng ngửa” [36]. Nhà văn Võ Khắc Nghiêm khẳng định: “Theo tôi
truyện rất ngắn là một câu chuyện với lối kể rất ngắn, dù có muốn viết dài cũng
không thể hay hơn, tốt hơn. Nó giống như một mảnh vải chỉ đủ may chiếc áo cộc
tay, không thể may áo dài” [35]. Ngoài ra, kết cấu truyện cực ngắn đặc biệt ở việc
tình huống trong truyện thường là tình huống mới lạ, độc đáo, có tính đột phá tới
mức có thể dẫn đến những bùng nổ ở phần kết thúc truyện một cách bất ngờ.
Trong bài viết “Thể loại truyện rất ngắn trong đời sống văn học đương đại”, Lê
Dục Tú đã chỉ ra cái hay của truyện cực ngắn không chỉ ở kỹ xảo, kỹ thuật viết mà

còn bởi: “ ý tứ thâm trầm, sâu sắc, cao đẹp, tưởng không có gì mà thực vô biên vô
tận”. Truyện cực ngắn hay phải là truyện cực ngắn “có độ cao, tầm sâu của
những tư tưởng tình cảm, gây xúc động cho người đọc”. Sức cuốn hút của truyện
cực ngắn không còn thể hiện ở sự vô tận của đề tài, chủ đề. Nói một cách khác thì
đó là “sức chứa lớn trong một khuôn khổ chật hẹp” [51]. Bởi vậy nên truyện ngắn
có sức gợi rất lớn. Sức gợi nằm ở những khoảng trống của truyện. Khoảng trống
trong truyện tạo cơ hội cho độc giả đồng sáng tạo.
Nguyễn Hưng Quốc còn chỉ ra đặc tính giàu chất thơ, giàu cảm xúc của truyện
cực ngắn qua bài viết “Vài ý nghĩ ngắn, thật ngắn về truyện cực ngắn” đăng trên
8
www.Tienve.org: “Ranh giới giữa truyện cực ngắn và thơ thật là mờ” [44]. Lê
Ngọc Trà gọi chất thơ ấy “ là cái dư ba, nốt ngân dài mà thiếu nó sẽ không có
nghệ thuật”. Đồng quan điểm với ý kiến trên, tác giả Hoàng Ngọc Hiến cho rằng :
“ Truyện ngắn hiện đại gần với thơ, truyện ngắn hiện đại chấp nhận những tryện
ngắn ý nghĩa không truyện không phải ở cốt truyện mà ở không khí tâm trạng
bàng bạc trong truyện”. Giáo sư Đặng Anh Đào cũng cho rằng : “Với những tác
phẩm kiểu này, sức hấp dẫn không còn nằm ở cốt truyện mà là ở sức gợi, ở khả
năng viết sao cho ý tại ngôn ngoại”. Chính khả năng viết ngắn mà nói được nhiều
của nhà văn đã khiến loại truyện này giống như những bài thơ tứ tuyệt.
Hầu hết các nhà nghiên cứu khi luận bàn về truyện ngắn còn có chung nhận xét
đó là: truyện cực ngắn rất giàu chất thơ, giàu cảm xúc. Trong bài viết của mình,
Nguyễn Hưng Quốc cũng đã khẳng định “ Không nói thì hẳn ai cũng biết ngay tên
gọi của thể loại phần nào đã nói lên nét tiêu biểu của thể loại này đó là: nó có độ
ngắn tới mức tối thiểu, càng ngắn càng tốt, ngắn tới mức không thể ngắn hơn
được nữa. Tuy nhiên cần phải nói rằng, độ ngắn tối đa đó không làm mất đi chất
thơ đằm thắm trong truyện , trái lại chính cái ngắn đặc trưng ấy càng làm nổi bật
cảm xúc, sự rung động.” [43].
Tóm lại, hầu hết các ý kiến trên đều thừa nhận những mặt tích cực của thể loại
này. Một trong những điều làm nên tính hiệu quả cao và sức tác động mạnh mẽ
của truyện cực ngắn đó là kết cấu của thể loại. Nhà văn Nguyên Ngọc cũng đã

từng khẳng định: “ Chính cái bé lại có cách hoành tráng riêng của nó, lắm khi
còn hiệu quả hơn cả cái to lớn, rườm rà, khả năng của truyện rất ngắn là những
khả năng không ngờ” và “có thể là vô tận”. Đồng quan điểm của nhà văn Nguyên
Ngọc còn có ý kiến của giáo sư Hoàng Như Mai: “ Ngắn, ít, chọn lọc thì lượng
thông tin càng mạnh; đối với nghệ thuật cũng vậy, càng như vậy: vài nét vẽ
thường khi sắc sảo hơn nhiều so với bức chân dung có đầy đủ chân tơ kẽ tóc”. Ý
kiến của TS. Châu Thành Nguyễn “ Khả năng thích ứng và biến hóa của truyện
9
rất ngắn thật không lường. Sức sống của nó cũng khó mà tiên liệu được bằng
những định thức cứng nhắc” .
Ngoài những ý kiến trên còn có một số khóa luận tốt nghiệp của sinh viên, luận
văn của học viên cao học ở khoa Ngữ Văn, trường Đại học sư phạm Hà Nội cũng
đã đi nghiên cứu về truyện cực ngắn một cách công phu hơn, tuy nhiên những
khóa luận và luận văn này mới chỉ dành cho kết cấu truyện cực ngắn một đề mục
nhỏ. Đó là khóa luận tốt nghiệp“ Truyện cực ngắn hiện đại mang phong cách ngụ
ngôn ” của Ngô Thanh Hải, “ Bước đầu tìm hiểu đặc trưng truyện rất ngắn” của
Trần Thị Xuyến và luận văn “Truyện cực ngắn Việt Nam hiện đại” của học viên
cao học Phạm Thị Ngọc Diệp. Ở “ Bước đầu tìm hiểu đặc trưng truyện rất ngắn”
của Trần Thị Xuyến, tác giả mới chỉ đi tìm hiểu một cách sơ giản về truyện cực
ngắn qua việc so sánh truyện cực ngắn với truyện ngụ ngôn, truyện cười để tìm ra
nét tương đồng và khác biệt của thể loại. Thậm chí tác giả còn so sánh truyện cực
ngắn với truyện ngắn để chỉ ra chất thơ của truyện cực ngắn. Song do phạm vi
khảo sát còn hẹp, nên khóa luận chưa đi sâu làm nổi bật đặc trưng của thể loại,
chưa làm rõ được vai trò kết cấu của thể loại này. Khóa luận của Ngô Thanh Hải,
tuy đã nói nhiều hơn đến kết cấu của truyện cực ngắn, song khóa luận mới chỉ
dừng ở việc khảo sát ở truyện ngắn của Kafka nên chưa nói được đầy đủ về kết
cấu truyện cực ngắn. Đi sâu hơn tìm hiểu truyện cực ngắn là luận văn “Truyện cực
ngắn Việt Nam hiện đại” của học viên cao học Phạm Thị Ngọc Diệp. Nhưng do
mục đích của luận văn là đi sâu tìm hiểu đặc điểm truyện cực ngắn Việt Nam hiện
đại nên tác giả cũng chưa đi nghiên cứu sâu về kết cấu của thể loại này.

Trên đây là những ý kiến về truyện cực ngắn nói chung và kết cấu truyện cực
ngắn nói riêng của các nhà nghiên cứu phê bình, của những sinh viên, học viên đi
nghiên cứu truyện cực ngắn. Tuy chưa phải là những công trình đi sâu nghiên cứu
một cách có hệ thống về kết cấu truyện cực ngắn. Song thực sự những quan điểm
trên là một gợi mở để chúng tôi nghiên cứu về kết cấu của thể loại này.
10
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Hiện nay lý thuyết về truyện cực ngắn còn là vấn đề bỏ ngỏ, chưa được hoàn
chỉnh như lý thuyết về thể loại đàn anh đàn chị khác. Hơn nữa kết cấu là một
phương diện cơ bản của sáng tạo nghệ thuật, đảm nhận vai trò tổ chức các thành
tố: quan niệm, không - thời gian, điểm nhìn trần thuật, lời văn , do vậy kết cấu
bao giờ cũng gắn liền ý nghĩa nội dung và hình thức biểu hiện của tác phẩm cho
nên chúng tôi đi nghiên cứu kết cấu thể loại còn non trẻ này.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Lí thuyết về truyện cực ngắn nói chung là rất đa dạng và phong phú. Đối tượng
mà luận văn này nghiên cứu đó là kết cấu truyện cực ngắn Việt Nam hiện đại
thông qua việc khảo sát tập truyện “100 truyện hay cực ngắn” của cuộc thi viết
truyện do Tạp chí thế giới mới tổ chức và được nhà xuất bản thành phố Hồ Chí
Minh xuất bản.
Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn này, chúng tôi sử dụng những phương pháp nghiên cứu
khoa học sau:
4.1 Phương pháp hệ thống
Hệ thống các công trình nghiên cứu khoa học, một số bài viết tìm hiểu về truyện
cực ngắn cũng như các tác phẩm thuộc thể loại này để phục vụ cho viện làm đề tài
này.
4.2 Phương pháp thống kê
Trên cơ sở thống kê những bài viết đăng tải trên tạp chí Thế giới mới và những
bài viết lẻ tẻ viết về truyện cực ngắn, chúng tôi sẽ kế thừa và phát triển những ý

kiến đó để triển khai luận văn này.
4.3 Phương pháp so sánh
11
So sánh đối chiếu sự khác biệt giữa thể loại truyện cực ngắn với tiểu thuyết và
thể loại tương cận, truyện ngắn, truyện ngụ ngôn… để chỉ ra đặc trưng của thể
loại, từ đó sẽ thấy được đặc trưng của tổ chức tác phẩm.
Những đóng góp mới của luận văn
Trên cơ sở tổng hợp, kế thừa và phát triển những ý kiến của các nhà lí luận phê
bình cũng như những nhà văn ở các bài viết lẻ tẻ viết về truyện cực ngắn, cộng với
việc dùng lí luận kết cấu tác phẩm văn học để khảo sát các tác phẩm truyện cực
ngắn, luận văn phần nào chỉ ra kết cấu, sự tổ chức trong tác phẩm của thể loại non
trẻ này.
Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có bốn
chương:
Chương I – Lý thuyết về kết cấu và truyện cực ngắn
Chương II – Kết cấu thế giới hình tượng trong truyện cực ngắn Việt Nam hiện đại
Chương III–Kết cấu văn bản ngôn từ của truyện cực ngắn Việt Nam hiện đại
12
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I
KẾT CẤU TÁC PHẨM VĂN HỌC VÀ KẾT CẤU
TRONG TRUYỆN CỰC NGẮN
1.1. Kết cấu tác phẩm văn học
1.1.1. Khái niệm kết cấu
Kết cấu là phương diện cơ bản của hình thức tác phẩm nghệ thuật. Trong tác
phẩm tự sự, kết cấu là cơ sở của hình thức truyện, đồng thời cũng là một cách bao
quát nội dung câu chuyện.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, “Kết cấu là toàn bộ tổ chức phức tạp và sinh
động của tác phẩm” [39]. Thuật ngữ “kết cấu” thể hiện một nội dung rộng rãi và

phức tạp hơn bố cục. Tổ chức tác phẩm không chỉ giới hạn ở sự tiếp nối bề mặt,
những tương quan bên ngoài giữa các bộ phận, chương đoạn mà còn bao hàm sự
liên kết bên trong của tác phẩm.
Bất cứ tác phẩm văn học nào cũng có một kết cấu nhất định. Kết cấu là phương
tiện cơ bản và tất yếu của khái quát nghệ thuật. Kết cấu đảm bảo các chức năng rất
đa dạng: phối hợp liên kết các yếu tố lại với nhau để tạo nên một chỉnh thể, bộc lộ
tốt chủ đề và tư tưởng các tác phẩm, triển khai, trình bày hấp dẫn cốt truyện, cấu
trúc hợp lý hệ thống tính cách, tổ chức điểm nhìn trần thuật của tác giả, tạo ra tính
toàn vẹn của tác phẩm như một hiện tượng thẩm mỹ. Một tác phẩm xuất sắc có ghi
vào dấu ấn người đọc hay không còn còn tùy thuộc vào cách tổ chức sắp xếp các
yếu tố trong tác phẩm thành một chỉnh thể nhằm góp phần nâng cao giá trị nội
dung và giá trị nghệ thuật của nó.
Tuy bất cứ một tác phẩm văn học nào cũng có kết cấu nhất định, nhưng không
phải tác phẩm nào cũng có kết cấu giống nhau. Trái lại, mỗi một nhà văn lại có
một phong cách kết cấu riêng, mỗi một thể loại lại có một kiểu tổ chức tác phẩm
13
theo đặc trưng riêng, thậm chí mỗi một tác phẩm lại được xây dựng theo một kết
cấu phù hợp.
Tóm lại, có thể khẳng định rằng kết cấu chính là sự sáng tạo nghệ thuật của mỗi
nhà văn, là đặc trưng riêng của từng thể loại.
1.1.2. Kết cấu chịu sự quy định của thể loại và phong cách tác giả
Khái niệm kết cấu có nhiều bình diện và cấp độ khác nhau: kết cấu bề mặt, kết
cấu bề sâu, kết cấu hình tượng, kết cấu văn bản…Nếu xét kết cấu theo chiều
ngang, nghĩa là xem xét nó ở góc độ thể loại thì mỗi một thể loại văn học lại có
những phương thức tổ chức riêng. Nghĩa là kết cấu chịu sự quy định của từng thể
loại văn bản: Kết cấu của tác phẩm thuộc thể loại tự sự khác hẳn với kết cấu của
tác phẩm thuộc thể loại trữ tình. Nếu tác phẩm trữ tình thường tổ chức kết cấu
theo mạch tình cảm, cảm xúc, thì tác phẩm tự sự lại tổ chức kết cấu theo chi tiết,
sự kiện, nhân vật, cốt truyện.
Ngay trong cùng một thể loại văn học cũng có những kết cấu riêng. Trong tự sự,

kết cấu của tiểu thuyết khác với kết cấu của truyện ngắn: số lượng nhân vật trong
tiểu thuyết bao giờ cũng nhiều hơn số lượng nhân vật trong truyện ngắn, thời gian
và không gian trong tiểu thuyết dài hơn, rộng hơn thời gian không gian trong
truyện ngắn. Kết cấu của tác phẩm kí cũng khác với kết cấu của tác phẩm kịch…
Thậm chí cùng là tiểu thuyết nhưng kết cấu
của tiểu thuyết chương hồi cũng khác so với kết cấu của tiểu thuyết hiện đại. Kết
cấu tiểu thuyết tâm lí cũng khác so với kết cấu tiểu thuyết trinh thám, phiêu lưu.
Hay trong tác phẩm trữ tình cũng vậy, kết cấu của thơ thất ngôn bát cú khác kết
cấu của thơ thất ngôn tứ tuyệt, kết cấu của thơ năm chữ cũng khác với kết cấu của
thơ bốn chữ, kết cấu của thơ song thất lục bát khác với kết cấu của thơ lục bát…Ở
đây, sự hiểu biết về các loại hình tác phẩm, các tri thức về thi pháp của các dân
tộc, các thời đại sẽ có ý nghĩa quan trọng để nhận ra tính độc đáo trong kết cấu của
một tác phẩm.
14
Kết cấu không chỉ chịu sự quy định của thể loại văn học mà nó còn chịu sự chi
phối bởi phong cách sáng tác của mỗi nhà văn. Tác phẩm văn học là sản phẩm
sáng tạo nghệ thuật của nhà văn, nó luôn chịu sự chi phối của thế giới quan và
phong cách sáng tạo của người nghệ sĩ. Đó chính là dấu ấn của người nghệ sĩ
trong tác phẩm nghệ thuật của anh ta. Là một trong những yếu tố để phân biệt giữa
nhà văn này với nhà văn khác.
1.2. Kết cấu của truyện cực ngắn
Cũng như các thể loại khác, kết cấu của truyện cực ngắn bao giờ cũng bị chi
phối bởi đặc trưng của thể loại.
1.2.1. Tên gọi của thể loại
Tuy ra đời muộn hơn so với các thể loại đàn anh đàn chị khác, nhưng truyện cực
ngắn lại được đón nhận một cách nồng nhiệt với nhiều tên gọi khác nhau. Có thể
nói chưa một thể loại văn học nào lại được gán cho nhiều tên gọi như thể loại
truyện cực ngắn. Song do hạn chế trong việc tiếp cận văn bản nguyên ngữ của các
nước nên chúng tôi chỉ thống kê những tên gọi của thể loại từ những bài viết của
được chuyển ngữ sang tiếng Việt và các bài viết được đăng trên các tạp chí, trang

web trong nước.
Ở phương Tây, truyện cực ngắn được đón nhận và phát triển sớm hơn so với
phương Đông. Trong bài viết “Đặc điểm truyện ngắn rất ngắn”, nhà phê bình văn
học Bùi Việt Thắng có viết: “Theo các nhà nghiên cứu có uy tín thì truyện ngắn
rất ngắn đã có lịch sử vài thế kỷ. Trong văn học các nước phương Tây, truyện
ngắn rất ngắn có tiền thân từ báo chí, từ thế kỷ 18. Báo chí thời đó thường đăng
tải những mẩu chuyện nhỏ, những giai thoại nhỏ nhằm làm cho các trang báo
thoát khỏi sự nhàm chán của người đọc. Người ta cho rằng, mục Tin vặt trên báo
chí chứa đựng nhiều mối liên hệ với truyện ngắn nói chung và truyện ngắn rất
ngắn nói riêng. Nói cách khác, mục Tin vặt đã có những yếu tố tiềm năng cho một
câu chuyện hấp dẫn nảy sinh” [52].
15
Trong tiếng Anh, truyện cực ngắn được gọi bằng nhiều tên gọi khác nhau,
những tên gọi này thường xuất hiện ở các blog và các chuyên đề trên trang web:
“Short - short story” ( truyện cực ngắn), "Sudden fiction" (truyện bất ngờ),
"Postcard fiction" (truyện bưu thiếp), "Minute fiction" (truyện mini), "Furious
fiction" (truyện hỏa tốc), "Fast fiction" (truyện nhanh), "Quick fiction" (truyện
vội), "Skinny fiction" (truyện mỏng), "Micro-Fiction" (vi truyện), “Minute Long
Story” ( truyện 1 phút), “Pocket-Size Story” ( truyện bỏ túi), “Palm Size Story”
( truyện có kích thước bằng lòng bàn tay)….
Ở Pháp, những truyện ngắn thật ngắn này được gọi là “Novelles” (dùng theo định
nghĩa của Daniel Boulanger). Pamelyn Casto, tác giả của bài viết “Truyện chớp:
Từ thật ngắn đến cực ngắn” lại gọi truyện cực ngắn là "Flash Fiction" (truyện
chớp).
Ở phương Đông, truyện cực ngắn phát triển muộn hơn, nó cũng được biết đến
với khá nhiều tên gọi. Tại Trung Quốc, vào những năm 80 của thế kỷ trước, khi
tạp chí “Vi hình tiểu thuyết tuyển san” ra mắt bạn đọc vào năm 1984, truyện cực
ngắn được gọi là "truyện bỏ túi", "truyện bằng lòng bàn tay", "truyện dài bằng hơi
khói", “tiểu tiểu thuyết”, “vi hình tiểu thuyết”, “cực đoản thiên”…v…v…Tại Việt
nam, truyện cực ngắn bắt đầu phát triển vào những năm 90 của thế kỷ trước, nhất

là trong và sau cuộc thi viết truyện cực ngắn do tạp chí Thế giới mới tổ chức năm
1993-1994, nó được du hành dưới những tên gọi: “truyện rất ngắn”, “truyện cực
ngắn”, “ truyện ngắn rất ngắn”, “truyện ngắn ngắn”, “truyện thật ngắn”, “truyện
ngắn mini”…Tại Nhật Bản, tên gọi của truyện cực ngắn bắt nguồn từ “Tuyển tập
truyện ngắn trong lòng bàn tay” của nhà văn Kawabata Yasunari, nó được gọi là
“Truyện ngắn chỉ lớn bằng bàn tay”.
Tóm lại, Ở phương Đông cũng như ở phương Tây, truyện cực ngắn tuy ra đời
muộn hơn so với một số thể loại khác nhưng thể loại này đã chiếm một vị trí
16
tương đối trong nền văn học đương đại. Bằng chứng là chưa có một thể loại văn
học nào lại có tên gọi đa dạng và phong phú đến như vậy.
Những tên gọi trên hầu hết đều ngầm thừa nhận hình thức rất ngắn của thể loại:
Truyện cực ngắn ngắn về dung lượng ngôn từ: "Postcard fiction" (truyện bưu
thiếp) – dung lượng chữ của truyện vừa đủ để viết trên một tấm bưu thiếp, số
lượng từ của tác phẩm có thể chỉ bằng hoặc ít hơn lời chúc ghi trên tấm thiệp nhỏ.
Do ngắn về dung lượng ngôn từ nên truyện cực ngắn không thể lớn về số trang:
"Minute fiction" (truyện mini), "Skinny fiction" (truyện mỏng), "Micro-fiction" (vi
truyện)… Truyện “Con khủng long” của thiên tài viết truyện cực ngắn Augusto
Monterroso vẻn vẹn chỉ có tám từ “Thức dậy, con khủng long vẫn còn đó” là một
minh chứng tiêu biểu cho đặc điểm cực ngắn này.
Những tên gọi trên không chỉ thừa nhận tính ngắn về dung lượng ngôn từ của
thể loại mà nó còn nhấn mạnh về độ ngắn thời gian để đọc xong một tác phẩm:
"Fast fiction" (truyện nhanh), "Quick fiction" (truyện vội), "Truyện dài bằng hơi
khói"…Tất cả dường như để nói rằng lượng thời gian để đọc “Truyện cực ngắn” là
không nhiều, thời gian đọc xong một tác phẩm có thể chỉ bằng thời gian để hút hết
một điếu thuốc lá . Theo thống kê của ban tổ chức cuộc thi “Truyện thế giới mới”
dành cho loại truyện rất ngắn do tạp chí thế giới mới tổ chức, họ đã căn đồng hồ
để đọc liền mạch các truyện dự thi và thấy lượng thời gian để đọc hết 50 truyện là
120 phút, như vậy có thể thấy thời gian trung bình để đọc một truyện chỉ mất vài
phút mà thôi.

Tóm lại, dù tồn tại ở tên gọi nào đi chăng nữa thì hầu hết các tên gọi như đã nói
ở trên đều nhằm hướng đến đặc điểm “cực ngắn” của thể loại sinh sau đẻ muộn
này. Nó ngắn đến mức không thể ngắn hơn được nữa, càng ngắn càng tốt, và tất
nhiên là ngắn nhưng phải hay.
17
Trong những tên gọi trên, ở luận văn này, chúng tôi dùng tên gọi “Truyện cực
ngắn” để triển khai luận văn. Tên gọi “truyện cực ngắn” mà chúng tôi sử dụng ở
luận văn này chỉ giới hạn trong phạm vi truyện cực ngắn đương đại (nhằm phân
biệt với những thể loại tương cận đã từng có trong lịch sử văn học).
1.2.2. Khái niệm truyện cực ngăn
Không ít ý kiến bàn về khái niệm truyện cực ngắn: có ý kiến cho rằng truyện cực
ngắn chính là truyện ngắn hiện đại. Song cũng có ý kiến cho rằng truyện cực ngắn
là một thể loại văn học, có tên gọi riêng, có đặc điểm riêng, tồn tại với tư cách là
một thể loại văn học.
Chúng tôi tán thành với quan điểm cho rằng truyện cực ngắn là một thể loại văn
học. Truyện cực ngắn không phải là truyện ngắn, nó ngắn hơn truyện ngắn về
dung lượng ngôn từ, nó ngắn một cách bất thường và sức chứa của nó không hề
thua kém tiểu thuyết, truyện dài, truyện vừa, truyện ngắn. Điều này làm nên kết
cấu riêng cho thể loại.
Ở luận văn này, chúng tôi đưa ra hai ý kiến bàn về khái niệm truyện cực ngắn.
Một là quan điểm của nhà nghiên cứu văn học Tạ Quốc Tuấn cho rằng: “truyện
thật ngắn là một câu chuyện nho nhỏ, hoặc một khía cạnh, một tình cảm, một ảo
tưởng, một đoạn đối thọai của một người đều có thể làm thành đề tài của truyện
cực ngắn Truyện cực ngắn dồi dào triết lý tính. Một truyện cực ngắn có khái
quát lực đối với sinh hoạt hiện thực và xuyên thấu lực đối với bản chất sinh hoạt
là đã thông qua sự thực hiện lập ý” [22], với quan niệm như vậy, Tạ Quốc Tuấn
đã định nghĩa truyện cực ngắn chủ yếu ở góc độ nội dung. Hai là quan điểm của
nhà văn Võ Khắc Nghiêm cho rằng: “Truyện cực ngắn là một câu chuyện phù
hợp với lối kể rất ngắn, dù có muốn viết dài cũng chẳng thể hay hơn, tốt hơn.
Nó giống như một mảnh vải chỉ đủ may chiếc áo cộc tay, không thể may áo

dài.” [34], với quan niệm như vậy, nhà văn Võ Khắc Nghiêm đã đưa ra khái
niệm truyện cực ngắn chủ yếu ở góc độ hình thức của thể loại.
18
Như vậy, dù hiểu theo góc độ nào thì những khái niệm trên đều khẳng định truyện
cực ngắn là một thể loại, có đặc trưng rất ngắn về dung lượng ngôn từ, giàu khả
năng biểu đạt. Ở nó, từng chi tiết nhỏ nhất trong tác phẩm cũng là dụng ý nghệ
thuật, người viết phải biết chắt lọc những gì tinh túy nhất, loại bỏ những yếu tố
thừa không cần thiết. Điều này làm cho tác phẩm có sức dồn nén thông tin cao. Vì
thế truyện cực ngắn mới có khả năng bùng phát lớn về nội dung. Thiết nghĩ,
truyện cực ngắn chẳng khác gì cây bonsai, bởi nó có khả năng “nhốt cả thiên
nhiên hùng vĩ trong chậu kiểng bé tí” [33], chính điều này làm nên sức hấp
dẫn lạ kì của những tí hon nghệ thuật!
1.2.3. Hoàn cảnh ra đời của truyện cực ngắn
Có nhiều ý kiến khác nhau khi nói về hoàn cảnh ra đời của truyện cực ngắn. Ở
luận văn này, chúng tôi xin được khái quát thành hai ý kiến cơ bản sau:
Một là, ý kiến cho rằng truyện cực ngắn có từ xa xưa, tiền thân của nó bắt nguồn
từ trong văn học dân gian bởi nó rất gần với một số thể loại truyện dân gian như
truyện cười, truyện ngụ ngôn…Những người theo ý kiến này chủ yếu nhìn nhận
truyện cực ngắn ở góc độ “cực ngắn” về dung lượng ngôn từ trong tác phẩm.
Hai là, ý kiến cho rằng truyện cực ngắn được ra đời trong hoàn cảnh xã hội hiện
đại, thời đại mà giáo sư Hoàng Như Mai cho rằng “Thời đại của tốc độ, của khoa
học thông tin. Nếp sống phải nhanh gọn, trí não đỏi hỏi những gì cần và đủ, gạt
bỏ không thương tiếc những gì rườm, thừa” [25] và truyện cực ngắn chính là sản
phẩm của thời đại đó, thời đại mà con người không còn hứng thú với những rườm
rà, chỉ thích sự nhanh gọn, hiệu quả bởi con người không có thời gian để tràng
giang đại hải.
Chúng tôi đồng ý với ý kiến cho rằng truyện cực ngắn ra đời trong thời đại của
tốc độ và thông tin, bởi tốc độ cuộc sống đang trên đà tăng lên, độ đậm đặc trong
mọi thứ đặt ra những yêu cầu mới: nhanh hơn, hiện đại hơn. Người đọc hôm nay,
với nhịp sống công nghiệp đang áp đảo nhịp sống cũ, người ta muốn tiếp nhận

19
những thông tin cốt lõi. Truyện cực ngắn là sản phẩm đáp ứng đủ những yêu cầu
ấy, bớt pha phách và không cần quá nhiều lời. Đó không chỉ là điều cần có trong
văn chương mà còn ở trong mọi góc cạnh của đời sống.
Mặt khác, văn học bao giờ cũng là sự tổng hợp và cân đối giữa ba yếu tố: bối
cảnh lịch sử, người đọc và nhà văn. Mỗi thời đại lịch sử ứng với một trình độ công
nghệ nhất định và sản sinh ra một nền văn học tương ứng. Ngày nay, phương tiện
in ấn và truyền thông quá hiện đại, xã hội bão hòa thông tin, dung lượng bộ nhớ
của con người lại có hạn, hàng rào bảo vệ tự nhiên của não bộ sẽ gạt bỏ ngoài tai
những tạp tin không cần thiết cho cuộc sống. Những tác phẩm dài lê thê nhưng lại
ngắn thông tin chắc chắn sẽ bị loại bỏ. Tâm lí của người đọc ngày nay thích nói ít
hiểu nhiều, không muốn trình bày dài dòng, chỉ cần cung cấp thông tin, tự người
ta sẽ phân tích, suy luận. Truyện cực ngắn là một thể loại có khả năng cung cấp
lượng thông tin cao trong một khuôn khổ ngôn từ ít ỏi, đây là cơ hội tốt nhất để
người đọc tự mình tìm ra cốt truyện, tự mình đánh giá các nhân vật, qua những chi
tiết mà tác giả khéo léo gài vào.
1.2.4. Kết cấu thể loại truyện cực ngắn
Như trên đã nói, kết cấu tác phẩm văn học là sự sáng tạo nghệ thuật của mỗi nhà
văn, là đặc trưng riêng của từng thể loại, do vậy kết cấu không chỉ chịu sự chi phối
của người nghệ sĩ mà còn chịu sự quy định của đặc trưng thể loại. Truyện cực
ngắn cũng không nằm ngoài quy luật đó.
1.1.1.1 Đặc trưng tiêu biểu của thể loại
1.1.1.1.1 Hình thức “cực ngắn” của thể loại
Tên gọi của thể loại phần nào đã nói rất rõ về diện mạo của nó: “Truyện cực
ngắn” thì phải là truyện…cực… ngắn. Với số lượng hàng nghìn trang cho mỗi tác
phẩm, tiểu thuyết xứng đáng là là thể loại “trường thiên”, thể loại không hề bị bó
hẹp trong hạn định câu chữ, thể loại mà người viết không phải gò mình để viết
ngắn. Ngắn hơn tiểu thuyết chính là truyện vừa, truyện ngắn, thể loại được gọi là
20
“đoản thiên”, hạn định ngôn từ phần nào đã đi vào ý thức của người sáng tác

nhưng không có tính ép buộc. Còn truyện cực ngắn, thể loại tự sự nhỏ nhất được
gọi là “cực đoản thiên”, dung lượng ngôn từ trở thành vòng kim cô định mệnh cho
thể loại này. Trong quá trình sáng tác, người viết truyện luôn có ý thức viết ngắn,
càng ngắn càng tốt, đây là chỗ khó và cũng là chỗ đặc trưng tiêu biểu của thể loại,
nó là “cái mũi nhọn bé tí của chiếc dùi, ở đó dồn toàn bộ sức mạnh ấn xuống”
[33]. Truyện “El Dinosaurio” (Con khủng long) của nhà văn Augusto
Monterroso, người được mệnh danh là “thiên tài truyện cực ngắn” trong nền văn
chương Mỹ La-tinh thế kỷ 20, là một minh chứng hùng hồn về độ ngắn bất thường
của thể loại. Tác phẩm chỉ vẻn vẹn một câu bao gồm 8 chữ: “Thức dậy, con khủng
long vẫn còn đó.”
Tuy không có quy định nào về dung lượng ngôn từ cho truyện cực ngắn, nhưng
không ít ý kiến luận bàn về dung lượng ngôn từ về thể loại này.Theo ý kiến của
tiến sĩ Nguyễn Ngọc Tuấn, tức Nhà phê bình văn học Nguyễn Hưng Quốc: ba,
bốn trăm (hay bảy, tám trăm) từ là giới hạn tối đa cho thể loại này. Còn Vương
Mông, một nhà văn nổi tiếng của Trung Quốc lại cho rằng thể loại này chỉ nên gói
gọn trong 200 chữ mà thôi. Giả Bình Ao thì quả quyết rằng: “Sự khác nhau giữa
truyện dài, truyện vừa, truyện ngắn vĩnh viễn không chỉ là số chữ nhiều hay ít”
[50]. Bên cạnh những ý kiến trên, một số cuộc thi viết truyện cực ngắn đã giới hạn
dung lượng ngôn từ trong mỗi tác phẩm dự thi phần nào cũng nói nên đặc điểm
nổi bật của này: tạp chí Kiến thức ngày nay tổ chức cuộc thi sáng tác truyện 100
chữ, tạp chí Thế giới mới tổ chức cuộc thi sáng tác truyện ngắn không quá 1000
âm tiết, báo Tuổi trẻ tổ chức cuộc thi viết truyện 1200 chữ, Cuộc thi truyện ngắn
mini của tập san Áo Trắng viết về “Nơi tôi đang sống” với độ dài không quá 500
từ …. Ranh giới thể loại như vậy là không có sự thống nhất. Tuy nhiên có thể
21
khẳng định rằng truyện cực ngắn là thể loại có sự hạn định tương đối về dung
lượng ngôn từ trong mỗi tác phẩm.
Đặc điểm “cực ngắn” về dung lượng ngôn từ kéo theo “cực ngắn” về thời gian
đọc tác phẩm. Đến với thế giới truyện cực ngắn, ta bắt gặp xu hướng tỉnh lược hoá
về ngôn từ. Có những tác phẩm làm người đọc ngỡ ngàng vì kết cấu quá ngắn.

Chúng ta mất bao nhiêu thời gian để đọc những tác phẩm chỉ có vẻn vẹn 100 chữ,
thậm chí là 50 chữ? Ba mươi giây hay một phút? Theo thống kê của ban tổ chức
cuộc thi “Truyện thế giới mới” dành cho loại truyện rất ngắn do tạp chí thế giới
mới tổ chức, họ đã căn đồng hồ để đọc liền mạch các truyện dự thi và thấy lượng
thời gian để đọc hết 50 truyện là 120 phút, như vậy có thể thấy thời gian trung
bình để đọc một truyện chỉ mất vài phút. Chỉ chừng đó thời gian cũng đủ để nhà
văn quăng ra những mảnh lưới ngôn từ cực kì nhỏ hẹp. Để làm rõ đặc điểm này,
nhà văn Nguyên Ngọc đã so sánh việc sáng tác truyện cực ngắn với việc tạc một
bức tượng nhỏ xíu, một công việc yêu cầu người nghệ sĩ phải kỳ công tước bỏ
không thương tiếc những gì che khuất cái chính yếu. Tác giả truyện cực ngắn
không thể tự do phóng bút, không có thời gian nghiền ngẫm triền miên về dòng
chảy rộng lớn của cuộc đời. Họ phải bấm bụng cắt đi những cái không cần thiết. Ở
một góc độ nào đó, hai chữ “cực ngắn” đúng là vòng kim cô định mệnh đồng thời
cũng là vòng nguyệt quế ngọt ngào vinh danh những tài năng văn chương. Điều
này đã khiến không ít người hoài nghi giá trị của truyện cực ngắn, xem nó như trò
chơi chữ nghĩa mang tính đánh đố đối với người cầm bút.
Có thể tóm gọn lại đặc điểm này bằng ý kiến của nhà nghiên cứu phê bình văn
học Nguyễn Hưng Quốc: “ Truyện cực ngắn ngắn một cách đặc biệt, ngắn một
cách bất bình thường ngắn như một sự khiêu khích đối với cái gọi là “ngắn”
trong truyện ngắn. Chính cái hình vỏ hình thức bên ngoài “cực ngắn” này đã
buộc “chùm hoa muộn” này phải tạo nên sự biến đổi của cấu trúc nội tại của nó,
22
đó chính là nét tiêu biểu của thế giới hình tượng nghệ thuật của thể loại mới mẻ
này” [44]. Nghĩa là ngắn đến độ không thể ngắn được nữa. Càng ngắn càng cô
đọng thì truyện lại càng hay.
1.1.1.1.2 Đặc điểm về sức chứa và sự dồn nén thông tin
Tuy cực ngắn về mặt dung lượng ngôn từ, nhưng truyện cực ngắn luôn mong có
sức chứa lớn về mặt nội dung, đó là khả năng truyền tải lượng thông tin lớn trong
khuôn khổ câu chữ hạn hẹp. Tương quan ấy, đòi hỏi tác giả dồn nén thông tin tối
đa, và vì thế mà câu chữ, ý tứ của truyện cực ngắn thường có sức gợi lớn. Điều

này làm nên tính “nói ít gợi nhiều”, “ý tại ngôn ngoại” cho thể loại. Đây chính là
ưu thế nổi bật của truyện cực ngắn, đúng như nhà văn Vũ Tú Nam khẳng định:
“Truyện cực ngắn gần với thơ: nói ít gơi nhiều” [30].
Phần lớn truyện cực ngắn đều hướng tới thể hiện tối ưu lượng thông tin về hiện
thực cuộc sống. Những truyện cực ngắn thành công là những truyện có truyền tải
lượng thông tin lớn trong khuôn khổ chữ nghĩa hạn chế. “Chú bé bán báo” của
Đặng Anh Đào không chỉ nên án kẻ làm cha vô trách nhiệm, phản ánh hiện thực
cuộc sống hiện đại, ly dị trở thành một tệ nạn, mà còn cho người đọc thấy được
niềm khát khao mái ấm gia đình trong tâm hồn cậu bé bán báo đáng thương…
Về phạm vi phản ánh, truyện cực ngắn không hề bó hẹp về đề tài, chủ đề. Trái
lại, khả năng phản ánh đời sống của thể loại có hình thức ngôn từ rất ngắn này lại
là vô tận nếu không nói là không thua kém thể loại tiểu thuyết, truyện ngắn. Một
anh hùng ca dày dặn và một truyện ngắn bốn, năm trang hay truyện cực ngắn chưa
đến một nghìn từ có thể xếp vào cùng một diễn đàn. Đúng như A. Tônxtôi - một
nhà văn Nga nổi tiếng khẳng định: “hình thức nhỏ không có nghĩa là nội dung
không lớn lao”.
Khảo sát “100 truyện hay cực ngắn”, chúng tôi nhận thấy đề tài mà truyện cực
ngắn hướng tới rất phong phú và đa dạng, dường như không có một giới hạn nào.
23
Song có lẽ truyện cực ngắn dễ đề cập đến cái thường tình, thường ngày, cái có tính
thời sự nóng hổi. Những mảng hiện thực khác nhau của cuộc sống, từ bề nổi đến
bề sâu, từ những sự thật trần trụi hiển hiện trước mắt đến những góc khuất nẻo của
tâm hồn đều là đề tài mà truyện rất ngắn hướng đến, thể hiện nó một cách sâu sắc,
trọn vẹn. Từ những tác phẩm viết về đề tài người lính “Sao sáng lấp lánh”
( Nguyễn Thị Ấm); “Hoa Chanh Trái Vụ” ( Văn Như Cương); “Đò Thiêng”
( Phạm Minh)…đến đề tài viết về cái đói cái nghèo: “Tấm ảnh” ( Nguyễn Anh
Hùng); “Thằng hát rong”
(Quỳnh Trang); “Tám cẳng hai càng” ( Nguyễn Quang Trung); “Căn gác xép”
( Lê Ngọc Mai) và “Cái áo tai hại” ( Nguyễn Trường Kỳ) …hay sự xuống cấp
của đạo đức và sự suy thoái của nhân cách con người trong thời buổi kinh tế thị

trường: “Vàng” (Hoàng Minnh Tường); “Tàu đi Hòn Gai”
(Nguyễn Quang Thân); “Con gà què” (Nguyễn Tường Long); “Con lợn đất”
(Tống Trung); “Hoa cho người sống” (Trung Trung Đỉnh); “Thú quý” (Ngô Thị
Kim Cúc)…thậm chí cả nhưng nỗi cô đơn, niềm khát khao hạnh phúc của người
phụ nữ cũng là một trong những đề tài chính được các cây bút viết truyện cực
ngắn quan tâm thể hiện: “Hoa muộn” ( Phan Thị Vàng Anh) ; “Chị tôi” ( Nguyễn
Thị Thu Huệ); “Cam ngọt” ( Phạm Sông Hồng) ; “Dáng mẹ bên đời” ( Võ
Nguyên )…
Về độ sâu tư tưởng, có những truyện rất ngắn nhưng lại rất sâu sắc, soi tỏ thế thái
nhân tình, hoặc có khả năng phản ánh cuộc sống ở nhiều góc độ khác nhau trong
câu chuyện chỉ vẻn vẹn chưa đầy một nghìn âm tiết: “Nước mắt muộn màng” của
Lê Hồng Bảo khiến người đọc phải xúc động khi chứng kiến kiếp sống của những
người nghèo khổ. “Tính cách” của Nguyễn Thị Hoài Thanh đã đánh thức ở đọc
giả lòng thương người, cách đối nhân xử thế chỉ với dung lượng ngôn từ ít ỏi, bố
cục chặt chẽ, chi tiết vừa đủ. “Đôi mắt” của Lê Đình Bích cũng thế, truyện kể về
người chiến binh xưa ngang dọc vẫy vùng khắp các chiến trường, hòa bình trở về
24
thì phải sống trong cảnh mù lòa. Qua câu chuyện ấy, tác giả như muốn nói rằng:
người chiến binh già tuy mù nhưng lòng anh sáng, hơn hẳn những kẻ sáng sống
trong nhung lụa mà lại mù tình nghĩa thủy chung… Như vậy, có thể khẳng định
rằng giá trị tư tưởng của truyện cực ngắn không hề ngắn chút nào. Người viết
truyện cực ngắn chỉ cần khéo léo tung ra một mảng hiện thực nhỏ bé, nhưng đủ để
độc giả suy ngẫm, tự rút ra cho mình một điều gì đó (và thực tế là cùng một hiện
thực thì người ta có thể rút ra những ý tưởng hoàn toàn khác nhau). “Thảng thốt” (
Hồng Lan); “Cái áo tai hại” (Nguyễn Trường Kỳ) là những ví dụ tiêu biểu về khả
năng phản án cuộc sống ở bề sâu. Ở “Thảng thốt” của Hồng Lan, truyện chỉ đơn
giả kể về việc mất bộ ấm trà mới tinh của gia đinh cô giáo nghèo. Kẻ bị tình nghi
lấy cắp không ai khác chính là gã làm nghề ve chai ở ngay cạnh nhà cô. Rồi một
hôm, khi đi làm về, cô tình cờ tóm được thằng bé ăn trộm. Thằng bé đó không ai
khác chính là con của gã ve chai. Thằng nhỏ khóc thảm thiết, hết sức sợ hãi, nó

run rẩy như tàu lá chuối trước cơn dông bão, lắp bắp: “Cô tha cho con. Ba con
hăm: ăn trộm mà để bị bắt, tao xiềng mày vô gốc cột rồi đánh cho què”. Câu nói
của thằng nhỏ khiến cho người làm nghề mô phạm như cô phải giật mình “thảng
thốt”,
bởi triết lí của gã ve chai: “ăn trộm bị bắt thì mới đáng đòn”. Phải chăng qua câu
chuyện đó, tác giả Hồng Lan muốn nói rằng: một mình cô giáo “thảng thốt” là
chưa đủ. Muốn đủ, cả xã hội phải “thảng thốt”, mọi người, mọi nhà mọi ngành
cùng phải “thảng thốt”, cùng nhìn thẳng vào hiện thực tha hóa của nhân cách đang
tồn tại như một hiệu ứng tiêu cực của cơ chế thị trường, có vô số kẻ học thức cao
siêu hơn gã ve chai, nhưng triết lí sống thì cũng quái gở chẳng kém gì: “Tham
nhũng mà đổ bể thì mới đắc tội”, hay “đốn mạt mà bị mọi người phát hiện ra thì
mới nhục”…Hoặc truyện “Cái áo tai hại” của Nguyễn Trường Kỳ cũng vậy. Cái
áo tai hại vì nhiều lẽ: vì trời rét, vì tiền hết, vì gạo cạn, vì chẳng có gì để cho, vì đã
lỡ cho…., tội nghiệp cho môt người đa cảm, cả nghĩ cho vị tiến sĩ nghèo!
25

×