Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

nghiên cứu quy trình đánh giá theo tiêu chuẩn kiểm định chất lƣợng giáo dục và các biện pháp giáo dục nâng cao năng lực tự đánh giá cho sinh viên sư phạm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (717.01 KB, 105 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




























ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM







NGUYỄN THANH TÚ




Nghiên cứu quy trình đánh giá theo tiêu chuẩn kiểm định
chất lượng giáo dục và các biện pháp Giáo dục nâng
cao năng lực tự đánh giá cho sinh viên Sư phạm





LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC










THÁI NGUYÊN - 2011

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




























ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM





NGUYỄN THANH TÚ




Nghiên cứu quy trình đánh giá theo tiêu chuẩn kiểm định
chất lượng giáo dục và các biện pháp Giáo dục nâng
cao năng lực tự đánh giá cho sinh viên Sư phạm


Chuyên ngành: Giáo dục học
Mã số: 60 14 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC


Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Phạm Hồng Quang






THÁI NGUYÊN - 2011

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thiện luận văn: “Nghiên cứu quy trình đánh giá theo tiêu
chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục và các biện pháp giáo dục nâng cao
năng lực tự đánh giá cho sinh viên sư phạm”, trước hết tôi xin bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc đối với PGS. TS. Phạm Hồng Quang, người đã hướng dẫn
tận tình, tạo điều kiện cho tôi nghiên cứu hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Trung tâm Khảo thí và Kiểm định chất lượng
giáo dục – Đại học Thái Nguyên, các cán bộ quản lí, giảng viên và sinh viên
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên đã giúp đỡ tôi hoàn thành
luận văn.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn tới Khoa Tâm lý – Giáo dục, Khoa Sau
Đại học và các đơn vị trong trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên
đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin cảm ơn anh em, bạn bè đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thanh Tú






Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


Bộ GD&ĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo
GV Giảng viên
ĐG Đánh giá
ĐHSP – ĐHTN Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên
Đoàn TNCS HCM Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
KĐCL Kiểm định chất lượng
KĐCLGD Kiểm định chất lượng giáo dục
NCKH Nghiên cứu khoa học
PPDH Phương pháp dạy học
QTDH Quá trình dạy học
SV Sinh viên
TĐG Tự đánh giá
TTr-KT&ĐBCLGD Thanh tra – Khảo thí và Đảm bảo chất lượng
giáo dục







Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

DANH MỤC SƠ ĐỒ - BẢNG BIỂU


1. Sơ đồ
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ đánh giá trong giáo dục – đào tạo 17
Sơ đồ 2.1. Quy trình đánh giá SV theo tiêu chuẩn KĐCLGD 55
Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp 79
2. Biểu đồ
Biểu đồ 3.1. Đánh giá tính hiệu quả của các biện pháp
được đề xuất 81
Biểu đồ 3.2. Đánh giá tính khả thi của các biện pháp
được đề xuất 81
3. Bảng biểu
Bảng 1.1. Bộ tiêu chuẩn KĐCL chương trình đào tạo. 15
Bảng 2.1: Ý kiến SV về tiêu chí môi trường giáo dục 39
Bảng 2.2: Ý kiến SV về tiêu chí hoạt động rèn luyện của bản thân 41
Bảng 2.3: Ý kiến SV về tiêu chí hoạt động học tập của bản thân 43
Bảng 2.4: Đánh giá của giảng viên về môi trường giáo dục 45
Bảng 2.5: Đánh giá của giảng viên về tiêu chí hoạt động
rèn luyện của SV 46
Bảng 2.6: Đánh giá của giảng viên về tiêu chí hoạt động
học tập của SV 47
Bảng 3.1: Ý kiến nhận xét về tính hiệu quả và tính khả thi
của các biện pháp giáo dục nâng cao năng lực tự đánh giá
cho SV sư phạm 80



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU Trang

1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 3
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3
4. Giả thuyết khoa học 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu 4
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 4
7. Phương pháp nghiên cứu 4
8. Đóng góp mới của luận văn 5
9. Cấu trúc của luận văn 6
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 7
1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề 7
1.2. Lý luận về Kiểm định chất lượng giáo dục 10
1.2.1. Chất lượng giáo dục 10
1.2.2. Kiểm định chất lượng giáo dục 11
1.2.3. Bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục 13
a, Tiêu chuẩn KĐCLGD 13
b. Bộ tiêu chuẩn KĐCLGD 14
1.3. Lý luận về đánh giá sinh viên theo tiêu chuẩn KĐCLGD 16
1.3.1. Đánh giá sinh viên theo tiêu chuẩn KĐCLGD 16
a, Khái niệm đánh giá trong giáo dục 16
b, Đánh giá sinh viên theo tiêu chuẩn KĐCLGD 17
1.3.2. Ý nghĩa của việc đánh giá sinh viên theo
tiêu chuẩn KĐCLGD 18
1.3.3. Các yêu cầu của đánh giá sinh viên theo
tiêu chuẩn KĐCLGD 20
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1.4. Lý luận về năng lực tự đánh giá của sinh viên 21
1.4.1. Khái niệm năng lực tự đánh giá 21
1.4.2. Cơ sở khoa học của năng lực tự đánh giá 23

a, Cơ sở Triết học 23
b, Cơ sở Tâm lí học 23
c, Cơ sở Giáo dục học 24
1.4.3. Mục đích của tự đánh giá 25
1.4.4. Ý nghĩa của tự đánh giá 26
1.4.5. Đặc trưng của tự đánh giá 28
1.4.6. Sự cần thiết phải giáo dục năng lực TĐG cho SV 29
1.4.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực TĐG ở SV 30
a, Yếu tố chủ quan 30
b, Yếu tố khách quan 32
1.5. Mối quan hệ giữa đánh giá và tự đánh giá ở sinh viên 33
Kết luận chương 1 35
Chƣơng 2: Quy trình đánh giá SV theo tiêu chuẩn KĐCLGD 36
2.1. Khái quát về Trường ĐHSP – ĐHTN 36
2.1.1. Đặc điểm môi trường giáo dục 36
2.2.2. Đặc điểm sinh viên 37
2.2. Đánh giá thực trạng sinh viên theo tiêu chuẩn KĐCLGD 38
2.2.1. Sinh viên tự đánh giá 38
2.2.2. Đánh giá của giảng viên 45
2.3. Quy trình đánh giá sinh viên theo tiêu chuẩn KĐCLGD 49
2.3.1. Nguyên tắc xây dựng quy trình 49
2.3.2. Quy trình ĐG SV theotiêu chuẩn KĐCLGD 49
Kết luận chương 2 57

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Chƣơng 3: Các biện pháp giáo dục nâng cao năng lực TĐG cho SV 58
3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp 58
3.2. Các biện pháp giáo dục nâng cao năng lực TĐG cho SV 61
3.2.1. Biện pháp 1: Đổi mới nội dung (học phần) đánh giá

trong chương trình đào tạo giáo viên. 61
3.2.2. Biện pháp 2: Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực
tự đánh giá cho sinh viên 64
3.2.3. Biện pháp 3: Tổ chức cho sinh viên tự đánh giá kết
quả học tập của bản thân thông qua quá trình dạy học 67
3.2.4. Biện pháp 4: Tổ chức cho sinh viên tự đánh giá
thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 70
3.2.5. Biện pháp 5: Xây dựng quy trình hình thành năng
lực tự đánh giá cho sinh viên 76
3.2.6. Mối quan hệ giữa các biện pháp 78
3.3. Tổ chức khảo nghiệm 79
Kết luận chương 3 82
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 83
1. Kết luận 83
2. Kiến nghị 84
2.1. Với Bộ GD&ĐT 84
2.2. Với Trường ĐHSP – ĐHTN 84
2.3. Với sinh viên 85
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Cùng với loài người, dân tộc Việt Nam đang sống trong những năm đầu

tiên của thế kỷ mới, thế kỷ XXI, thế kỷ mà khoa học đã trở thành lực lượng
sản xuất trực tiếp. Giờ đây, sự bùng nổ kiến thức, thông tin trong đà tiến lên
như vũ bão của cách mạng khoa học và công nghệ không những đưa vai trò
con người và nhân tố con người ở hàng đầu của lực lượng sản xuất xã hội, mà
còn định hình ngày càng rõ hơn vai trò của nguồn lực trí tuệ, của con người trí
tuệ. Tri thức và trí tuệ lúc này trở thành một quyền lực. Con người trở thành
mục tiêu và động lực của sự phát triển.
Chuyển mình cùng thời đại, nước ta bước vào thời kỳ công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước với nhiều biến đổi sâu sắc và tầm vóc to lớn với nhịp độ
phát triển ngày càng cao. Để thực hiện thành công sự nghiệp này trong bối cảnh
hiện nay, đòi hỏi chúng ta “cần khai thác và sử dụng nhiều nguồn nhân lực khác
nhau, trong đó nguồn nhân lực con người là quý báu nhất, có vai trò quyết định”
[32]. Nguồn nhân lực này là nguồn nhân lực có trình độ học vấn rộng, có thể thực
hiện được nhiều nhiệm vụ và chuyên môn hóa nhằm đảm bảo chất lượng công
việc với hiệu quả cao. Đáp ứng yêu cầu này, người lao động được đào tạo phải là
người năng động, sáng tạo, có kiến thức và kĩ năng mang tính chuyên nghiệp, sẵn
sàng gánh vác trách nhiệm. Yêu cầu với họ lúc này không chỉ đơn thuần là kiến
thức mà còn là năng lực giải quyết vấn đề. Cách giải quyết vấn đề linh hoạt, sáng
tạo trước các tình huống khó khăn phức tạp của cuộc sống không phải là các phẩm
chất sẵn có ở con người mà nó được hình thành và phát triển rõ rệt nhất khi con
người theo học ở trình độ cao – trình độ đại học.
Tuổi trẻ có tri thức, khoa học kỹ thuật, có tinh thần yêu nước và thái độ
lao động mới sẽ là người chủ tương lai của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
đại hoá đất nước. Do đó chúng ta cần quan tâm đầu tư vào việc đào tạo cho
đội ngũ đó ngay từ khi họ còn học trong các trường đại học. Sinh viên là
những trí thức tương lai của đất nước. Họ phải được đào tạo giỏi về chuyên

môn, khoa học kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn.
Để có được một đội ngũ cán bộ, trí thức vừa “hồng” vừa “chuyên” như
vậy thì ngay trong trường đại học, trong các trường cao đẳng và dạy nghề, vấn
đề đánh giá và tự đánh giá của người học rất quan trọng, giúp họ nhận thức rõ
ràng về năng lực, phẩm chất của bản thân, tạo ra động lực mạnh mẽ khích lệ sự vươn
lên trong học tập, rèn luyện, phát huy những ưu điểm và khắc phục những hạn chế
còn tồn tại, thúc đẩy sự tìm tòi sáng tạo không ngừng của sinh viên, đáp ứng các yêu
cầu ngày càng cao của xã hội, của thời đại. Tuy vậy, việc đánh giá đó cần phải dựa
theo tiêu chuẩn với những tiêu chí như thế nào? việc đánh giá đó cần được tiến hành
theo quy trình như thế nào? sử dụng những biện pháp nào để phát huy năng lực tự
đánh giá ở sinh viên là điều cực kỳ quan trọng. Bởi lẽ “Mỗi trường cần có các quy
trình rõ ràng để đảm bảo việc đánh giá sinh viên. Sinh viên cần được đánh giá theo
những tiêu chí, quy định và quy trình đã công bố và được áp dụng một cách nhất
quán” [2, tr 233].
Quan điểm cho rằng các trường đào tạo giáo viên phải là những cơ sở đào
tạo có chất lượng và có thể giúp cho học viên trở thành những con người có năng
lực, biết ứng dụng kiến thức, biết tư duy và giải quyết vấn đề càng ngày càng
được nhiều nhà giáo dục quan tâm. Điều này đòi hỏi các cơ sở đào tạo giáo viên
phải có được các “sản phẩm” đầu ra là người tốt nghiệp không những có kiến
thức và kĩ năng cơ bản mà còn phải có kiến thức và kĩ năng cần thiết của
những công dân có trách nhiệm và có thể đóng góp được nhiều cho sự phát
triển của đất nước nói chung và giáo dục nói riêng.
Thái Nguyên là tỉnh có nhiều trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên
nghiệp đứng sau thủ đô Hà Nội. Đại học Thái Nguyên, nhất là trường ĐHSP có sứ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
mạng đào tạo cán bộ khoa học có trình độ cao cho khu vực trung du, miền núi
phía Bắc của đất nước. Với những nét đặc thù riêng của miền núi nên sinh viên

ĐHSP Thái Nguyên có những nét văn hóa, bản sắc riêng. Họ được đào tạo để sau
này ra trường sẽ trở thành những thầy cô giáo tương lai, để giáo dục và đào tạo
cho con em các dân tộc miền núi phía Bắc. Vì thế, việc đánh giá sinh viên trong
quá trình học tập tại trường là điều rất cần thiết.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài : “Nghiên
cứu quy trình đánh giá theo tiêu chuẩn kiểm định chất lƣợng giáo dục
và các biện pháp giáo dục nâng cao năng lực tự đánh giá cho sinh viên
sƣ phạm”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về đánh giá sinh viên, xây
dựng quy trình đánh giá sinh viên theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng từ
đó đề xuất các biện pháp giáo dục nâng cao năng lực tự đánh giá cho sinh
viên sư phạm.
3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Quy trình đánh giá theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng và các biện
pháp giáo dục nâng cao năng lực tự đánh giá cho sinh viên sư phạm.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Quá trình đánh giá sinh viên
4. Giả thuyết khoa học
Có nhiều nguyên nhân làm cho việc đánh giá sinh viên chưa thật sự
khách quan, chính xác. Một trong những nguyên nhân đó là do chưa có những
tiêu chuẩn cụ thể với một quy trình đánh giá hợp lý. Nếu xây dựng được một
quy trình hợp lý sẽ giúp cho việc đánh giá sinh viên được toàn diện, khách
quan, từ đó phát huy được năng lực tự đánh giá ở sinh viên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Làm rõ những vấn đề lý luận có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
5.2. Nghiên cứu quy trình đánh giá sinh viên sư phạm theo tiêu chuẩn
kiểm định chất lượng.
5.3. Đề xuất các biện pháp giáo dục nâng cao năng lực tự đánh giá cho sinh
viên sư phạm.
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
- Luận văn chỉ nghiên cứu đánh giá sinh viên sư phạm theo 3 tiêu chí:
môi trường giáo dục, hoạt động học tập và hoạt động rèn luyện của sinh
viên dựa theo Bộ tiêu chuẩn kiểm định chương trình đào tạo được Bộ
GD&ĐT ban hành.
- Trong phạm vi của luận văn, chúng tôi chỉ tiến hành điều tra, khảo sát
sinh viên từ năm thứ nhất đến năm thứ ba hệ chính quy đang đào tạo tại Trường
ĐHSP – ĐHTN (hệ đào tạo theo học chế tín chỉ).
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện được các nhiệm vụ nêu trên, trong quá trình nghiên cứu sẽ
phối hợp sử dụng các nhóm phương pháp sau:
7.1. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết
Chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp
phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa để xây dựng hệ thống lý luận
của đề tài luận văn.
7.2. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Quan sát sư phạm: quan sát sinh viên trong quá trình tham
gia các hoạt động học tập và rèn luyện.
7.2.2. Phương pháp đàm thoại: Trực tiếp trò chuyện với cán bộ
quản lí, giảng viên, sinh viên để tìm hiểu mức độ nhận thức như thế nào

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
về kiểm định chất lượng, đánh giá sinh viên theo tiêu chuẩn kiểm định

chất lượng, năng lực tự đánh giá của sinh viên…
7.2.3. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục: Trên cơ sở
các số liệu kết quả đánh giá sinh viên tại trường trong những năm
qua, thực hiện việc phát vấn, lấy ý kiến thăm dò, tổng hợp các kinh
nghiệm đánh giá sinh viên đem lại hiệu quả từ đó làm cơ sở xây
dựng quy trình.
7.2.4. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Thông qua trao đổi,
xin ý kiến các cán bộ quản lý nhà trường, các cán bộ có nhiều kinh
nghiệm trong việc đánh giá sinh viên và ý kiến của các chuyên gia đo
lường, đánh giá giáo dục.
7.2.5. Phương pháp điều tra viết: Sử dụng Anket lấy ý kiến
cán bộ quán lý, giảng viên và sinh viên trường ĐHSP – ĐHTN để
đánh giá thực trạng chất lượng sinh viên.
7.2.6. Phương pháp khảo nghiệm sư phạm: Để kiểm nghiệm
tính khoa học, khả thi của các biện pháp đã đề xuất.
7.2.7. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm của sinh viên: các
báo cáo khoa học, kết quả học tập, kết quả rèn luyện.
7.3. Các phƣơng pháp bổ trợ
Sử dụng phương pháp thống kê và phân tích số liệu để đánh giá thực
trạng. Sử dụng toán thống kê để xử lý các số liệu điều tra, khảo sát.
8. Đóng góp mới của luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần mang lại sự đánh giá
sinh viên đại học sư phạm theo một quy trình khoa học, làm cơ sở, tiền đề
cho việc đề xuất các biện pháp giáo dục nhằm nâng cao năng lực tự đánh
giá cho sinh viên, từ đó góp phần cải tiến và nâng cao chất lượng đào tạo
của Trường ĐHSP – ĐHTN.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6

9. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Kiến nghị, Luận văn gồm 3 chương :
Chương 1 : Cơ sở lý luận
Chương 2 : Quy trình đánh giá sinh viên theo tiêu chuẩn kiểm định
Chương 3: Biện pháp giáo dục nâng cao năng lực tự đánh giá cho
sinh viên sư phạm






























Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1.Sơ lƣợc lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Đánh giá là một khâu quan trọng không thể thiếu trong quá trình giáo
dục. Ở nhiều quốc gia, đánh giá người học chủ yếu tập trung vào ba mặt kiến
thức, kĩ năng, thái độ của người học theo các tiêu chuẩn đã quy định. Nhiều
nước còn tiến hành kiểm định, đánh giá chất lượng người học nhằm giám sát
chất lượng dạy và học, từ đó đưa ra các biện pháp can thiệp kịp thời, có hiệu
quả để nâng cao chất lượng giáo dục. Đánh giá ở đây bao gồm sự đánh giá
của các nhà quản lí giáo dục và giáo viên với người học.
Thuật ngữ “Đánh giá sinh viên” tương đương với một số thuật ngữ
tiếng Anh như “Student Evaluation” (đánh giá sinh viên), “Student
Assessment” (lượng giá sinh viên), “Student Measurement” (đo lường sinh
viên). Đánh giá sinh viên là một bộ phận trong công tác kiểm định chất lượng
giáo dục đại học - đánh giá dựa trên các tiêu chuẩn của kiểm định chất lượng
giáo dục.
Với sự thay đổi vai trò của người học trong quá trình giáo dục (từ bị
động tiếp nhận tri thức sang chủ thể chủ động, tự giác, tích cực, tự giáo dục) thì
vai trò của người học trong quá trình đánh giá cũng có sự thay đổi – họ không
chỉ là khách thể chịu sự đánh giá mà còn là chủ thể trực tiếp tham gia vào quá

trình đánh giá bản thân, tức là tự đánh giá. Tự đánh giá trở thành một bộ phận
quan trọng của quá trình đánh giá.
Trong tạp chí giáo dục học Xô viết tháng 6/1973, V.P.Levcôvich đã
nhấn mạnh vai trò của tự đánh giá qua bài viết “Tự đánh giá và vai trò của nó
trong quá trình hình thành và giáo dục nhân cách”. Tác giả vạch rõ con đường

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
tự đánh giá và khẳng định vai trò điều khiển, điều chỉnh hành vi của con người
của tự đánh giá [7, tr.7].
AAIA, một tổ chức ở vùng Đông Bắc nước Anh chuyên nghiên cứu về
những thành tựu và cải tiến việc ĐG, TĐG của người học trong học tập. Thành
tựu nổi bật là họ đã xây dựng được các bước giúp người học biết tự đánh giá
các kết quả học tập, tìm cách khuyến khích và giúp GV điều khiển, định hướng
quá trình học tập theo hướng phát huy năng lực của học sinh. Qua nghiên cứu,
họ khẳng định các ý tưởng và kết quả có được vẫn có thể áp dụng được đối với
người học ở các cấp lớn hơn, nhất là sinh viên [43].
Mats Oscarsson (1989), một học giả nổi tiếng trong lĩnh vực TĐG, đã
đưa ra một số kĩ thuật để TĐG như: thang đo, bảng kiểm tra, bản câu hỏi, nhật
kí và băng Video [45].
Theo Jean Cardinet, do việc DH thay đổi nên quan điểm về ĐG cũng
thay đổi. Từ chỗ ĐG tập thể chuyển sang ĐG cá thể. Do đó, ông khẳng định
TĐG là một cách ĐG giúp nhận ra những hạn chế của người học trong học
tập và điều chỉnh nó diễn ra một cách tối ưu [20, tr.2-4].
Ngoài ra, còn có nhiều tác giả quan tâm đến TĐG trong giáo dục như:
Boud (1991), Hannien (1994) [42], Sutton (1995), Sloan (1996) [46],
1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam
Ở nước ta, ĐG cũng đã được nghiên cứu, vận dụng ở nhiều phương
diện và mức độ khác nhau, nhưng nhìn chung mới chỉ ở những bước đầu tiên.

Các nghiên cứu về đánh giá trong giáo dục của các học giả đã đưa ra
được hệ thống khái niệm, phương pháp, biện pháp và kĩ thuật… về đánh giá
nói chung và đánh giá sinh viên nói riêng như của Trần Bá Hoành [16], Trần
Thị Bích Liễu [29] [30], Trần Kiều [23], Hoàng Đức Nhuận, Lê Đức Phúc
[34], Phạm Ngọc Long [31].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
Về bản chất, đánh giá sinh viên là đưa ra những nhận định, phán xử về
trình độ và sự tiến bộ của sinh viên (kiến thức, kĩ năng, thái độ) trong quá
trình dạy học; là cơ sở để giảng viên lựa chọn nội dung, phương pháp, hình
thức tổ chức dạy học phù hợp với trình độ của sinh viên. Từ trước tới nay,
giáo dục nước ta vẫn nặng về đánh giá tổng kết, đánh giá cuối cùng, tức là chỉ
nhằm vào việc đánh giá mang tính “thưởng – phạt”, “đỗ - trượt”, xác nhận kết
quả theo một thang điểm để xếp hạng hay tuyển chọn. Với đánh giá tổng kết,
sau khi kết thúc môn học, thành quả học tập của sinh viên mới được xem xét,
sự tiến bộ cũng như thành quả của sinh viên trong quá trình giảng dạy một tiết
học, một bài học, một môn học không được kiểm soát. Đây là hạn chế của
đánh giá tổng kết.
Kiểm tra đánh giá là khâu then chốt nhằm giúp người thầy điều chỉnh,
điều khiển hoạt động dạy của mình đồng thời giúp người học tự điều khiển, tự
điều chỉnh hoạt động học tập nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt
động dạy học. Do đó, hầu hết các nghiên cứu đánh giá sinh viên tập trung chủ
yếu vào vấn đề đánh giá kết quả học tập của họ do nhiều tác giả như: Nguyễn
Thị Hạnh [14], Nguyễn Thành Nhân [33], Đặng Bá Lãm [27]…
Bên cạnh đó, kiểm tra đánh giá còn là một nhân tố giúp phát huy tính
tích cực của người học trong quá trình tự học và hình thành năng lực tự đánh
giá ở sinh viên. Để biến “quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục”,
“đánh giá thành tự đánh giá” thì thông qua đánh giá người học cần giúp họ

biết tự đánh giá. Vấn đề này đã được quan tâm đến trong một số công trình
như:
Năm 1983, tác giả Lê Tràng Định đã bước đầu nghiên cứu, tìm hiểu
sự tự đánh giá của sinh viên sư phạm về thái độ trong học tập [12], còn
tác giả Lê Ngọc Lan thì nghiên cứu tự đánh giá thái độ học tập với động
cơ học tập [26].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
Năm 1993, Ngô Thiên Thạch thông qua luận văn của mình chỉ ra được
mối quan hệ giữa tự đánh giá và động cơ học tập của sinh viên ở đại học [35].
Hoàng Đức Nhuận, Lê Đức Phúc đưa ra bảy nguyên tắc chung nhất về
ĐG, trong đó có nguyên tắc thứ bảy là “Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất
giữa ĐG và TĐG”. Như vậy các tác giả đã phần nào thấy được vai trò cần
thiết của người học trong quá trình ĐG đồng thời đề cập đến cơ sở tâm lí học
và giáo dục học của việc TĐG của người học [34].
Trần Kiều thông qua công trình nghiên cứu của mình đã khẳng định
“TĐG” ở người học là một trong mười một vấn đề lí luận cần phải đổi mới
qua khảo sát chất lượng giáo dục ở mười tỉnh trên ba miền ở Việt Nam [23].
Một số tác giả nghiên cứu sâu về sự tự đánh giá của sinh viên trong học
tập, giao tiếp như Nguyễn Thị Hồng [18], Nguyễn Văn Vũ [39], Đỗ Thị
Coỏng [7], Trần Thị Minh Hằng [15], Đào Lan Hương [19], Ngô Thị Đẹp
[11], Nguyễn Thị Bích Dương [9]…
Tóm lại, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về đánh giá
và tự đánh giá ở người học đã xây dựng được lý luận chung về vấn đề này.
Nghiên cứu đánh giá theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục để đề
xuất các biện pháp giáo dục nâng cao năng lực tự đánh giá cho sinh viên
là một vấn đề mới. Do đó, chúng tôi chọn nội dung này để nghiên cứu.
1.2. Lý luận về Kiểm định chất lƣợng giáo dục

Tìm hiểu lý luận về kiểm định chất lượng giáo dục, trước hết cần hiểu
chất lượng giáo dục là gì?
1.2.1. Chất lượng giáo dục
Khái niệm này được hiểu tùy theo chủ thể đánh giá: người dạy, người
học, phụ huynh, người sử dụng lao động, cơ quan quản lí theo từng cấp học,
bậc học, ngành học, thời điểm đánh giá.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
Chúng tôi quan niệm: chất lượng giáo dục là sự đáp ứng của sản
phẩm giáo dục so với mục tiêu giáo dục đã xác định và phù hợp với yêu
cầu của thời đại.
Quan điểm này được xem là phù hợp với điều kiện hiện nay, khuyến
khích cho các trường đại học và cao đẳng đào tạo ra những “sản phẩm” của
mình phù hợp với mục tiêu của Luật giáo dục đã đề ra (Mục tiêu giáo dục đại
học là “đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ
nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với
trình độ đào tạo, có sức khỏe), đồng thời còn phải phù hợp với các tiêu chuẩn
của kiểm định chất lượng giáo dục.
Chất lượng giáo dục bao gồm chất lượng bên trong và chất lượng bên
ngoài. Chất lượng bên trong được khám phá thông qua việc tự đánh giá của
chủ thể. Chất lượng bên ngoài được khám phá qua hoạt động đánh giá từ bên
ngoài. Kết hợp giữa tự đánh giá và đánh giá ngoài giúp khám phá yếu tố chất
lượng giáo dục được khách quan, toàn diện và đầy đủ.
1.2.2 Kiểm định chất lượng
Kiểm định chất lượng giáo dục là một lĩnh vực còn khá mới ở Việt
Nam. Ở cấp độ hệ thống, nó được bắt đầu từ khi thành lập Phòng kiểm định
chất lượng đào tạo trong Vụ Đại học, Bộ GD&ĐT tháng 1/2002, sau đó là
Cục Khảo thí và Kiểm định Chất lượng giáo dục – Bộ GD&ĐT tháng 7/2003.

Kiểm định chất lượng được đẩy mạnh sau khi có quy định tạm thời về kiểm
định chất lượng trường đại học được ban hành và được tiếp tục củng cố, phát
triển gắn với việc ban hành các quy trình và tiêu chuẩn kiểm định khác. Tuy
nhiên, sự hiểu biết của cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên nói riêng và của
xã hội nói chung về kiểm định còn nhiều hạn chế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
Khái niệm kiểm định chất lượng trong giáo dục có thể được định nghĩa
khác nhau phụ thuộc vào cách tiếp cận vấn đề của từng cá nhân, tổ chức và
dựa trên thực tiễn giáo dục.
Điều 17, Luật Giáo dục 2005 ghi rõ: “Kiểm định chất lượng là biện
pháp chủ yếu nhằm xác định mức độ thực hiện mục tiêu, chương trình, nội
dung giáo dục đối với nhà trường và cơ sở giáo dục khác”.
Trong quy trình kiểm định chất lượng giáo dục, các cơ sở giáo dục sẽ
tiến hành tự kiểm định (tự đánh giá) mức độ đáp ứng và hiệu quả của các hoạt
động, kết quả liên quan đến chất lượng của đơn vị đối với tiêu chuẩn đã được
quy định. Sau đó là đánh giá của cơ quan quản lí nhà nước (đánh giá ngoài).
Cuối cùng, các cơ quan kiểm định sẽ đưa ra những khuyến nghị nhằm từng
bước khắc phục những tồn tại và cải thiện chất lượng.
Mục đích chính của KĐCLGD là nhằm đảm bảo đạt được những chuẩn
mực nhất định trong đào tạo, đáp ứng yêu cầu của người sử dụng nguồn nhân
lực và đảm bảo quyền lợi cho người học. Ngoài ra, KĐCLGD còn nhằm mục
đích giải trình với xã hội, với các cơ quan, tổ chức tài trợ, cấp kinh phí. Học
sinh và phụ huynh, trước khi lựa chọn trường để đăng ký dự tuyển cũng cân
nhắc xem nhà trường hay ngành đào tạo có được kiểm định hay không.
KĐCLGD được tiến hành 5 năm/lần đối với các trường đại học, 4
năm/lần với các trường cao đẳng.
Tóm lại: kiểm định chất lượng là hoạt động có ý nghĩa rất quan trọng,

kết quả của hoạt động này để khẳng định và làm nên thương hiệu cho một cơ
sở giáo dục. Để tiến hành kiểm định chất lượng người ta phải sử dụng Bộ tiêu
chuẩn kiểm định.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
1.2.3. Bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng
a, Tiêu chuẩn kiểm định chất lượng
Tiêu chuẩn là những dấu hiệu để tiến hành đánh giá, xác định hoặc
phân loại một cái gì đó. Tiêu chuẩn chính là thước đo của sự đánh giá để đảm
bảo tính khách quan. Tiêu chuẩn đánh giá thích hợp sẽ phản ánh đúng giá trị
(sự chuẩn xác, chính xác), đủ tin cậy (độ bền vững), đảm bảo khách quan và
phù hợp.
Tiêu chuẩn có các đặc điểm:
- Là một bộ đo lường dùng để xác định cái gì là chấp nhận được
- Là mức độ mong đợi để tạo ra những gì tốt đẹp nhất cho chúng ta
- Là những chỉ dẫn thực tế giúp chúng ta duy trì được mục tiêu
- Là mục tiêu đặt ra mang tính thách thức nhưng có thể đạt được, trong
đó người ta xây dựng khung để đạt được mục tiêu này.
- Là mục tiêu thách thức của mỗi cá nhân cũng như phương tiện để mỗi
người có thể hoàn thiện mình.
- Là các chỉ dẫn sử dụng để đo lường mức độ hoàn thiện cũng như năng
lực của một người và để khuyến khích họ phát triển.
- Là những chỉ dẫn hành động ở mức độ có thể chấp nhận được.
Trong kiểm định chất lượng giáo dục đại học, Tiêu chuẩn là mức độ
các yêu cầu và điều kiện đáp ứng (đạt) được của một cơ sở giáo dục đại học
hoặc một chương trình đào tạo để một cơ quan kiểm định hay đảm bảo chất
lượng công nhận kiểm định hoặc cấp giấy chứng nhận. Các điều kiện này bao

gồm các mong đợi về chất lượng, sự đạt được chất lượng đó, sự hiệu quả, khả
năng tài chính, kết quả đầu ra và tính bền vững của các kết quả đó.
Tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục chính là hệ thống các chuẩn
mực đòi hỏi các nhà trường phải phấn đấu để đạt được. Cho nên, các tiêu
chuẩn kiểm định là mục đích để các nhà trường phấn đấu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14
Mỗi tiêu chuẩn của kiểm định bao gồm có các tiêu chí. Theo Andrea
Leskes, Tiêu chí là những chỉ dẫn, các nguyên tắc, tính chất hay đơn vị đo để
đánh giá chất lượng thực hiện của sinh viên/học sinh. Các tiêu chí là cái mà
chúng ta dùng để đo giá trị của các câu trả lời, các sản phẩm học hay hoạt
động của học sinh/sinh viên [41].
Chúng tôi quan niệm: Tiêu chí kiểm định là sự cụ thể hóa các yêu cầu
và các điều kiện trong một phương diện nhất định của tiêu chuẩn kiểm
định. Mỗi tiêu chí được đánh giá theo nhiều mức độ.
Tập hợp các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục được gọi là Bộ
tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục.
b, Bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng ở đại học
Trong giáo dục đại học, Bộ tiêu chuẩn kiểm định có 2 loại:
* Bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trường đại học: ban hành
theo Quyết định số 65/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01/11/2007 của Bộ
GD&ĐT. Bộ tiêu chuẩn này được ban hành làm công cụ để các trường đại
học tự đánh giá và tiến hành KĐCLGD. Bộ tiêu chuẩn này bao gồm 10
tiêu chuẩn và 61 tiêu chí.
* Bộ tiêu chuẩn kiểm định chương trình đào tạo: (còn có tên gọi là Bộ
tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo giáo viên trung học phổ
thông trình độ đại học), ban hành theo Quyết định số 03/2008/QĐ-BGDĐT
ngày 04/2/2008 của Bộ GD&ĐT. Bộ tiêu chuẩn này được ban hành làm công

cụ để nhà trường tự đánh giá nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo
và để giải trình với các cơ quan chức năng xã hội về thực trạng chất lượng
đào tạo; để cơ quan chức năng đánh giá và công nhận chương trình đạt tiêu
chuẩn chất lượng giáo dục; để người học có cơ sở lưa chọn ngành học và nhà
tuyển dụng lao động tuyển chọn nhân lực.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15
Bộ tiêu chuẩn kiểm định chương trình đào tạo giáo viên THPT có 7 tiêu
chuẩn và 40 tiêu chí, có nội dung bao gồm toàn bộ các yêu cầu tối thiểu và
đặc trưng cho việc đảm bảo chất lượng về tổ chức và hoạt động từ đầu vào,
quá trình đến đầu ra của một chương trình đào tạo giáo viên THPT. Cụ thể là:

Bảng 1.1. Bộ tiêu chuẩn KĐCL chƣơng trình đào tạo.

Tiêu chuẩn 1
Mục tiêu, cơ cấu tổ chức, quản lý đào tạo và công tác
đánh giá hoạt động đào tạo giáo viên trung học phổ thông
Tiêu chuẩn 2
Chương trình và các hoạt động đào tạo giáo viên trung học
phổ thông.
Tiêu chuẩn 3
Đội ngũ giảng viên tham gia chương trình đào tạo giáo
viên trung học phổ thông.
Tiểu chuẩn 4
Người học và công tác hỗ trợ người học thuộc chương
trình đào tạo giáo viên trung học phổ thông.
Tiêu chuẩn 5
Học liệu, thiết bị dạy học và cơ sở vật chất khác hỗ trợ

chương trình đào tạo giáo viên trung học phổ thông.
Tiểu chuẩn 6
Công tác tài chính phục vụ chương trình đào tạo giáo
viên trung học phổ thông.
Tiêu chuẩn 7
Công tác đánh giá sinh viên tốt nghiệp và hoạt động tư
vấn việc làm thuộc chương trình đào tạo giáo viên trung
học phổ thông.

Luận văn sẽ nghiên cứu quy trình đánh giá dựa theo Bộ tiêu chuẩn
kiểm định chất lượng chương trình đào tạo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

16
1.3. Lý luận về đánh giá sinh viên theo tiêu chuẩn KĐCL
1.3.1. Đánh giá sinh viên theo tiêu chuẩn KĐCL
a. Khái niệm đánh giá và đánh giá trong giáo dục
Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết
quả công việc dựa vào sự phân tích những thông tin thu được, đối chiếu với
những mục tiêu, tiêu chuẩn đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp
để cải thiện thực trạng, điều chỉnh nâng cao chất lượng và hiệu qủa công việc.
Theo Đại từ điển Tiếng Việt của Nguyễn Như Ý, đánh giá là nhận xét
bình phẩm về giá trị [40].
Theo Nguyễn Thị Thanh Trà: “Đánh giá – hiểu một cách chung nhất là
việc chủ thể thu thập thông tin về việc thực hiện một công việc nào đó, sau đó
phân tích, đối chiếu những thông tin đó với mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra, chỉ
ra mức độ đạt được của kết quả công việc so với mục tiêu ban đầu, từ đó đưa
ra những biện pháp thích hợp để cải thiện hiện trạng, nâng cao hiệu quả và
chất lượng công việc” [37].

Đến nay khái niệm Đánh giá vẫn còn được hiểu theo nhiều cách khác nhau
giữa các tác giả. Tuy nhiên, các tác giả đều cùng chung ý tưởng sau:
+ ĐG là một quá trình thu thập, phân tích, lí giải về hiện trạng chất
lượng, về hiệu quả, nguyên nhân và khả năng của HS.
+ ĐG gắn bó chặt chẽ với mục tiêu, chuẩn giáo dục.
+ ĐG tạo cơ sở đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực
trạng, nâng cao chất lượng, hiệu quả DH và giáo dục.
Có thể thấy trong thực tế có nhiều định nghĩa về đánh giá và đánh giá
giáo dục. Tuy nhiên, có thể khẳng định: Đánh giá trong giáo dục là quá trình
thu thập và lý giải có hệ thống các thông tin về hiện trạng, khả năng hay
nguyên nhân về chất lượng và hiệu quả của giáo dục căn cứ vào mục tiêu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

17
giáo dục, làm cơ sở cho việc điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện những chủ
trương, biện pháp và hành động giáo dục tiếp theo.
Trong đánh giá, người ta thường phải phân thành các lĩnh vực hoạt
động khác nhau để tổ chức đánh giá. Tương ứng với mỗi lĩnh vực lại cần xác
định rõ các tiêu chí đánh giá cụ thể và những chỉ số đánh giá được xác định
(dựa trên sự phân tích các yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra) đối với từng tiêu chí.
Trong giáo dục – đào tạo có 6 loại đánh giá chính:
1. Đánh giá mục tiêu đào tạo đáp ứng yêu cầu kinh tế - xã hội
2. Đánh giá chương trình đào tạo
3. Đánh giá sản phẩm đào tạo đáp ứng mục tiêu
4. Đánh giá quá trình đào tạo
5. Đánh giá tuyển dụng
6. Kiểm định cơ sở đào tạo









Sơ đồ 1.1: Sơ đồ đánh giá trong giáo dục – đào tạo
b, Đánh giá sinh viên theo tiêu chuẩn KĐCLGD
Ðánh giá sinh viên theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục là
căn cứ vào các số liệu, thông tin nhận được qua thực trạng với những tiêu
chuẩn, tiêu chí của kiểm định chất lượng, từ đó ước lượng, nhận định, phán
đoán và đề xuất các ý kiến nhằm đưa ra những cải tiến thích hợp để phát huy
Mục tiêu
đào tạo
Quá trình
đào tạo
Sản phẩm
đào tạo
Yêu cầu của kinh tế - xã hội
2
4
3
6
1
5

×