Tải bản đầy đủ (.doc) (86 trang)

Hoàn thiện công tác tổ chức lao động đối với người thợ hàn - sắt tại Nhà máy sửa chữa và đóng tàu Sài Gòn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (618.39 KB, 86 trang )

LỜI CẢM ƠN
Sau bốn năm rưỡi học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Bách Khoa Tp.Hồ Chí
Minh, nay tôi thực hiện đề tài này nhằm áp dụng những kiến thức đã học ở trường vào
thực tế đồng thời nhằm học hỏi, tích lũy kinh nghiệm để tôi có thể thực hiện tốt hơn
những công tác của mình sau này.
Luận văn tốt nghiệp này được hồn thành trong sự hỗ trợ, giúp đỡ và chỉ bảo của
nhiều người. Nay xin cho tôi được trân trọng gửi lời cảm ơn chân thành đến những quý
vị sau đây:
• Quý thầy cô Trường Đại học Bách Khoa Tp.Hồ Chí Minh, các giảng viên Khoa
Quản Lý Công Nghiệp, đặc biệt là cô Trần Minh Thư đã tận tâm hướng dẫn, chỉ
bảo và cung cấp những kiến thức cũng như kinh nghiệm cần thiết để tôi có thể
giải quyết những vấn đề gặp phải một cách tốt nhất.
• Tồn thể các anh chị công nhân viên của Nhà máy sửa chữa và đóng tàu Sài Gòn
đặc biệt là chị Lê Thị Ngọc Dung - trưởng phòng nhân sự – đã giúp đỡ, giải thích
những vấn đề vướng mắc cũng như cung cấp thông tin cần thiết cho đề tài luận
văn của tôi.
• Bố mẹ cùng những người thân trong gia đình đã dưỡng dục và tạo mọi điều kiện
thuận lợi trong suốt những thời gian quan.
• Sau cùng, xin được gửi đến tất cả những người bạn đã hỗ trợ, đóng góp ý kiến và
động viên tôi thực hiện luận văn này.
Do tầm nhìn còn hạn chế cùng với trình độ kiến thức và kinh nghiệm chưa
nhiều nên việc nghiên cứu của tôi rất có thể còn phiến diện, không tránh khỏi những
thiếu xót, sai lầm. Chính vì vậy, rất mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô cùng bạn
học để giúp đề tài này ngày một hồn thiện hơn và có thể áp dụng được trong thực tiễn
sản xuất tại nhà máy.
Tp.HCM. Ngày 28 tháng 12 năm 2007
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Ngọc Phương Anh
i
TĨM TẮT ĐỀ TÀI
Ngày nay cùng với sự phát triển, hội nhập của nền kinh tế, người ta nhận ra rằng đối với


sự tồn tại và phát triển bền vững của một doanh nghiệp thì chính tài ngun nhân sự là
một lợi thế cạnh tranh đem lại hiệu quả cao nhất. Trong đó tổ chức lao động khoa học là
một trong những nhân tố rất quan trọng. “Muốn phát triển sản xuất thì trước hết phải
nâng cao năng suất lao động và muốn nâng cao năng suất lao động thì phải tổ chức lao
động cho tốt”
1
Đề tài được hình thành với mục đích là hồn thiện cơng tác tổ chức lao động cho nhóm
cơng nhân hàn – sắt tại Nhà máy sửa chữa và đóng tàu Sài Gòn. Từ đó thực hiện ba mục tiêu
nhỏ là:
Thứ nhất là đề xuất một số tiêu chí đánh giá hiệu quả cơng tác tổ chức lao động từ việc
nghiên cứu lý thuyết kết hợp với đặc trưng của nhà máy.
Thứ hai là phân tích hiện trạng tổ chức lao động và đánh giá hiệu quả của cơng tác tổ chức
cho cơng nhân hàn – sắt tại nhà máy.
Thứ ba là đề ra một số giải pháp hồn thiện cơng tác tổ chức lao động cho nhóm cơng nhân
hàn – sắt tại nhà máy sửa chữa và đóng tàu Sài Gòn.
Khi nhà máy sửa chữa và đóng tàu Sài Gòn thực hiện tốt cơng tác tổ chức lao động thì sẽ
đảm bảo hơn cơng tác an tồn lao động và an tồn kỹ thuật trong sản xuất, nâng cao đời sống vật
chất, trình độ văn hóa và kỹ thuật của những người lao động, làm cho năng suất lao động ngày
càng tăng cao.
1
Hồ Chí Minh – Những lời kêu gọi của Hồ Chủ Tòch – Tập 6 – NXB Sự Thật Hà Nội.
ii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................i
TÓM TẮT ĐỀ TÀI..........................................................................................................ii
MỤC LỤC.......................................................................................................................iii
DANH SÁCH CÁC BẢNG............................................................................................vi
DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ......................................................................................vii
iii
DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh ......................................................................25
Bảng 3.2: Tình hình nhân sự của nhà máy.....................................................................26
Bảng 3.3: Trình độ văn hóa của nhân viên.....................................................................26
Bảng 4.1: Quyền hạn, Trách nhiệm bổn phận ...............................................................33
Bảng 4.2: Kế hoạch khảo sát để thu thập thông tin........................................................38
Bảng 4.3: Bảng kết quả khảo sát sơ bộ...........................................................................39
Bảng 4.4: Biểu mẫu tiến hành quan sát..........................................................................41
Bảng 4.5: Bảng ghi chú về việc chấp hành kỷ luật lao động..........................................46
Bảng 4.6: Các dụng cụ thiết bị đặc trưng cho thợ sắt – hàn làm việc............................48
Bảng 4.7: Bảng tổng kết đánh giá về việc cung cấp đồ nghề làm việc..........................48
Bảng 4.8: Bảng tổng kết đánh giá về thời gian sửa chữa...............................................49
Bảng 4.9: Bảng tổng kết đánh giá về việc cung cấp nguyên vật liệu............................49
Bảng 4.10:Bảng tần số về nguyên nhân không sử dụng đồ bảo hộ lao động.................53
Bảng 4.11:Bảng ghi nhận kết quả đo môi trường lao động............................................56
Bảng 4.12: Bảng tổng kết đánh giá về điều kiện làm việc.............................................57
Bảng 4.13:Bảng tổng kết đánh giá về tiền lương đáp ứng nhu cầu cơ bản....................59
Bảng 4.14:Bảng tổng kết đánh giá về tiền lương tương xứng.......................................60
Bảng 4.15:Bảng tổng kết về việc đánh giá hiện trạng...................................................61
Bảng 4.16: Bảng biện pháp phòng tránh về tai nạn trong hàn hồ quang........................68
iv
DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Quy trình nghiên cứu................................................................................4
Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức của Nhà máy sửa chữa và đóng tàu Sài Gòn.................21
Hình 3.2: Biểu đồ về kết quả hoatï động sản xuất kinh doanh ..............................25
Hình 3.3: Quy trình tuyển dụng của Nhà máy.......................................................27
Hình 4.1: Việc lưu chuyển nguyên vật liệu............................................................50
Hình 4.2: Bố trí xưởng làm việc tại nhà máy.........................................................52
v
Chương 1: Mở đầu
CHƯƠNG 1

MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI
Trong xu hướng tồn cầu hố như ngày nay mức độ cạnh tranh ngày càng trở nên gay
gắt và quyết liệt. Đối với sự tồn tại và phát triển bền vững của một doanh nghiệp thì
chính tài nguyên nhân sự là một lợi thế cạnh tranh đem lại hiệu quả cao nhất. Trong đó
tổ chức lao động khoa học là một trong những nhân tố rất quan trọng. “Muốn phát triển
sản xuất thì trước hết phải nâng cao năng suất lao động và muốn nâng cao năng suất lao
động thì phải tổ chức lao động cho tốt”
Nhà máy sửa chữa và đóng tàu Sài Gòn là công ty chuyên cung cấp sửa chữa và
đóng mới các loại tàu biển, du thuyền, tàu kéo, tàu chở hàng, chở khách,… theo yêu cầu
của khách hàng, thi công các dịch vụ cơ khí phục vụ công nghiệp đã đạt được chứng
nhận ISO 9001 do tổ chức BVQI chứng nhận. Với đặc trưng là một ngành công nghiệp
nặng nên việc tổ chức lao động khoa học càng trở nên cấp thiết không chỉ đối với ban
lãnh đạo công ty mà đó còn là mối quan tâm của người lao động khi tham gia vào quá
trình sản xuất. Hiện tại trong công ty có các nhóm công nhân: thợ hàn, thợ sắt, thợ ống,
thợ cơ khí, thợ sơn…Nhưng trong đề tài luận văn này em xin đi sâu vào đối tượng là
những công nhân thợ hàn, thợ sắt.
Nghề hàn, sắt làm trong môi trường bình thường cũng đã độc hại đến sức khỏe mặc
dù có trang bị đồ bảo hộ nhưng khi tận mắt thấy người thợ hàn, thợ sắt phải làm việc
trong tư thế leo cao với sợi dây bảo hộ buộc vào người thì mới cảm nhận rõ hết nỗi vất
vả và nguy hiểm của họ. Chỉ cần một chút sơ suất nhỏ cũng có thể dễ dàng gây ra những
tai nạn lao động đáng tiếc.
Hiện nay, công tác tổ chức lao động đối với người thợ hàn, thọ sắt nhìn chung là
tương đối hồn chỉnh. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số điểm chưa hợp lý trong công tác
này, làm hạn chế năng suất lao động, chưa đảm bảo tuyệt đối an tồn cho công nhân thi
công và bên cạnh đó việc trả lương cho họ còn chưa quan tâm đến việc phụ cấp độc hại.
Theo số liệu của công ty thì tỷ trọng thợ hàn và thợ sắt chiếm đến gần 62% tổng lao
động của công ty, cùng với đặc thù công việc là leo cao và chui trong các bồn chứa để
làm. Do đó công tác tổ chức lao động khoa học là một trong những mối bận tâm của
chủ doanh nghiệp đang muốn hồn thiện nhằm giúp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh

doanh của mình, tạo tâm lý an tồn thoải mái cho người lao động.
Xuất phát từ vấn đề trên nên em quyết định chọn đề tài luận văn tốt nghiệp là:
“Hoàn thiện công tác tổ chức lao động đối với người thợ hàn - sắt tại Nhà máy sửa
chữa và đóng tàu Sài Gòn”.
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài được thực hiện tại Nhà máy sửa chữa và đóng tàu Sài Gòn với những mục
tiêu cụ thể như sau:
Trang 1
Chương 1: Mở đầu
• Đề xuất tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác tổ chức lao động cho công nhân hàn
– sắt tại Nhà máy sửa chữa và đóng tàu Sài Gòn
• Phân tích hiện trạng tổ chức lao động cho công nhân thợ hàn – thợ sắt và đánh
giá hiệu quả của việc tổ chức lao động trong hoạt động sản xuất..
• Đề ra một số giải pháp hồn thiện công tác tổ chức lao động cho nhóm thợ hàn –
thợ sắt tại Nhà máy sửa chữa và đóng tàu Sài Gòn.
1.3. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.3.1. Đối với doanh nghiệp
• Việc hồn thiện công tác tổ chức lao động khoa học giúp công ty có thể sử dụng
nguồn nhân lực ngày càng hiệu quả, nâng cao năng suất lao động, đảm bảo an
tồn lao động, phù hợp với những thay đổi trên thị trường nhằm dễ dàng thu hút
lao động lành nghề, giàu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao đồng thời
khuyến khích nhân viên làm việc tốt hơn, trung thành với công ty.
• Ngồi ra việc tổ chức lao động khoa học được thực hiện tốt sẽ giúp công ty mạnh
dạn trong việc mở rộng quy mô hoạt động của công ty trong tương lai.
1.3.2. Đối với cá nhân sinh viên
• Củng cố cũng như tiếp thu thêm các kiến thức mới về Quản trị nguồn nhân lực.
• Nâng cao kỹ năng phân tích trên cơ sở lý thuyết và những kiến thức đã học vào
các vấn đề cụ thể trong thực tế.
• Làm rõ thêm những hiểu biết về lĩnh vực Quản lý lao động khoa học, các công
việc của phòng Nhân Sự và các phòng ban khác thông qua thực tế tại Nhà máy

sửa chữa và đóng tàu Sài Gòn.
Trang 2
Chương 1: Mở đầu
1.4. PHẠM VI GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Chọn mẫu nghiên cứu trong nhóm đối tượng công nhân thợ hàn – thợ sắt tại nhà
máy sửa chữa và đóng tàu Sài Gòn. Dữ liệu phân tích: Giới hạn trong hai năm 2006 –
2007
Tổng thể nghiên cứu:Thợ sắt: 106 người, thợ hàn: 78 người.
Kích thước mẫu dự kiến cần lấy: dựa vào bảng thống kê dữ liệu số lượng thợ tương
ứng của các bậc sẽ lấy mẫu tỉ lệ sao cho vẫn đảm bảo độ tin cậy 95%.
n = (N*p*q*Z
2
)/(NE
2
+ p*q* Z
2
)
Trong đó:
n: kích thước mẫu cần lấy.
N:tổng thể nghiên cứu (N=184)
p: ước lượng tần số xuất hiện của hiện tượng.
q: tần số không xuất hiện của hiện tượng (p = 1 - q)
E: sai số cho phép (E = 5%)
Z: hệ số ứng với mức ý nghĩa α = 5% ( 1- α = 95%  Z = 1.96)
Vì p + q =1 do đó tích số p*q sẽ lớn nhất khi p = q= 0.5 nên ta chọn p = q = 0.5 để
được ước lượng quy mô mẫu đủ lớn.
Như vậy mẫu cần lấy là 126 phiếu.
1.4.2. Thời gian nghiên cứu
Bắt đầu từ ngày 19/09/2007 và kết thúc vào ngày 29/12/2007

1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.5.1. Quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu sẽ được trình bày ở hình 1.1.
Trang 3
Chương 1: Mở đầu
Hình 1.1: Quy trình nghiên cứu
Trang 4
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TCLĐ
TẠI NHÀ MÁY (4.2)
ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN
CÔNG TÁC TCLĐ TẠI NHÀ MÁY (4.3)
PHÁT BẢNG CÂU HỎI SƠ BỘ
QUAN SÁT THỰC
TẾ
MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC TỔ
CHỨC LAO ĐỘNG (4.2)
THU THẬP THÔNG TIN
KHẢO SÁT SÂU BẰNG
BẢNG CÂU HỎI
KẾT QUẢ SƠ BỘ
ĐỀ XUẤT TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ
CÔNG TÁC TỔ CHỨC LAO ĐỘNG (4.1)
Mục
tiêu 2
Mục
tiêu 3
Mục
tiêu
1

NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT
(C2 )
THÔNG TIN ĐẶC TRƯNG VỀ
NGÀNH VÀ CÔNG TY (C3)
PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA
Chương 1: Mở đầu
1.5.2. Phương pháp thu thập thông tin
1.5.2.1. Nguồn thông tin
• Thông tin thứ cấp
- Tài liệu tổng quan về công ty, kết quả sản xuất kinh doanh, định hướng phát
triển, tài liệu về quản trị nguồn nhân lực.
- Các chính sách, chương trình duy trì nguồn nhân lực.
- Tài liệu huấn luyện về công tác bảo hộ lao động – an tồn vệ sinh lao động, phòng
ngừa và tai nạn lao động.
- Tài liệu sách báo, tạp chí liên quan.
• Thông tin sơ cấp
Thu thập thông tin về các yếu tố ảnh hưởng đến công tác tổ chức lao động khoa học
tại công ty: phân công lao động, hiệp tác lao động, công tác bảo hộ lao động, tổ chức và
phục vụ nơi làm việc, điều kiện làm việc… thông qua bảng thăm hỏi ý kiến của ban
lãnh đạo và công nhân thợ sắt – hàn kết hợp với việc quan sát thực tế để được thông tin
đáng tin cậy.
1.5.2.2. Đối tượng khảo sát
• Khảo sát sơ bộ: bằng cách phỏng vấn kết hợp với phát bảng câu hỏi sơ bộ để lấy
ý kiến đánh giá của các trưởng bộ phận và đốc công. Từ đó có cơ sở xác định
được yếu tố nào cần nghiên cứu sâu.
Danh sách đối tượng dự định phỏng vấn gồm các trưởng phòng ban và các đốc công
hàn - sắt được trình bày chi tiết ở mục 4.1.
• Khảo sát sâu: phát bảng câu hỏi nghiên cứu kết hợp với việc quan sát đối tượng
trực tiếp là công nhân thợ hàn – thợ sắt của Nhà máy sửa chữa và đóng tàu Sài
Gòn.

1.5.2.3. Phương pháp khảo sát.
• Phỏng vấn trực tiếp ban lãnh đạo công ty và đốc công (chuyên gia) của hai nhóm
công nhân thợ hàn – sắt cùng với việc phát bảng câu hỏi sơ bộ nhằm tìm ra
nguyên nhân cũng như các yếu tố tác động lên công tác tổ chức lao động tại công
ty, giúp hỗ trợ trong việc thiết kế bảng câu hỏi sau này.
• Dùng bảng câu hỏi: nội dung bản câu hỏi được thiết kế chủ yếu để điều tra điểm
còn hạn chế trong công tác tổ chức lao động nhằm làm rõ hơn thông tin thu thập
từ việc khảo sát sơ bộ ý kiến lãnh đạo và chuyên gia.
• Phương pháp quan sát dùng để thu thập một số thông tin không được đề cập
trong bảng câu hỏi cũng như xác nhận và loại bỏ một số yếu tố trả lời không
trung thực của đối tượng được khảo sát.
1.5.3. Phương pháp xử lý thông tin
Trang 5
Chương 1: Mở đầu
• Dùng phần mềm Excel để tính tần số xuất hiện của các yếu tố trong việc phát 18
bảng câu hỏi sơ bộ.
• Ngồi ra còn dùng phần mềm SPSS trong việc tính tần số và mô tả các đại lượng
thống kê như mean, mode….tổng kết các thông tin cá nhân (về giới tính, thâm
niên, kinh nghiệm…)
Phân tích đơn biến đối với từng yếu tố gồm giá trị trung bình, số lần xuất hiện nhiều
nhất, tỷ lệ phần trăm… nhằm đánh giá được thực trạng hiện tại của các yếu tố trong
công tác tổ chức lao động cho công nhân hàn – sắt tại nhà máy, từ đó tìm ra nguyên
nhân ảnh hưởng chính đến từng yếu tố.
TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG 1
Chương này giới thiệu về lý do hình thành đề tài, ý nghĩa của đề tài cũng như mục tiêu
và giới hạn đề tài. Bên cạnh đó làm sao để thực hiện đề tài này và cách thức thu thập
thông tin như thế nào cũng đã được trả lời trong chương này.
Trang 6
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1.MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC LAO ĐỘNG
2.1.1. Khái niệm tổ chức lao động
Trước hết ta cần nắm một số khái niệm sau: [7]
Lao động là hành động có mục đích, có ý thức của con người để thỏa mãn những
nhu cầu và là điều kiện không thể thiếu đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội lồi
người.
Còn tổ chức là sắp xếp, bố trí những công việc cần thiết đối với các bộ phận của
một cơ chế (doanh nghiệp) để chúng hoạt động được đúng chức năng đã định.
Như vậy: Tổ chức lao động khoa học là tổng thể các biện pháp tổ chức kỹ thuật,
kinh tế, an tồn, vệ sinh và tâm sinh lý dựa trên cơ sở những thành tựu khoa học và kỹ
thuật, những kinh nghiệm tiên tiến nhằm sử dụng lao động hợp lý, có hiệu quả, kích
thích được tính tự giác, chủ động sáng tạo của người lao động nhằm nâng cao năng suất
lao động, sử dụng hiệu quả mọi nguồn tài nguyên, tiết kiệm tối đa sức khỏe của người
lao động.
- Nguồn: />2.1.2. Chức năng của tổ chức lao động
Việc tổ chức quá trình lao động trong doanh nghiệp rất quan trọng, nó cho phép
không ngừng nâng cao năng suất lao động trên cơ sở sử dụng đầy đủ những máy móc
thiết bị hiện có, áp dụng kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, làm cho quá trình lao động
được liên tục, hồn thiện công tác bảo hộ lao động và an tồn kỹ thuật trong sản xuất,
nâng cao đời sống vật chất, trình độ văn hóa và kỹ thuật của những người lao động, làm
cho năng suất lao động ngày càng tăng cao.[6]
2.1.3. Nhiệm vụ của tổ chức lao động
Tổ chức lao động trong một doanh nghiệp có các nhiệm vụ sau: [6]
• Không ngừng nâng cao năng suất lao động trên cơ sở áp dụng tiến bộ khoa học
kỹ thuật và tổ chức quản lý sản xuất hợp lý.
• Không ngừng cải thiện điều kiện làm việc bằng cách cơ khí hóa, tự động hóa
trong quá trình sản xuất và trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động cũng
như tạo môi trường làm việc thuận tiện.
• Tạo điều kiện để người lao động nâng cao trình độ, chuyên môn hóa tay nghề và

nghiệp vụ.
• Tăng cường kỷ luật lao động, kỷ luật sản xuất nhằm sử dụng có hiệu quả thời
gian lao động, công suất máy móc thiết bị, tiết kiệm nguyên vật liệu, nâng cao
năng suất chất lượng sản phẩm.
Trang 7
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
2.2.NỘI DUNG VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỔ CHỨC LAO
ĐỘNG
2.2.1. Nội dung của tổ chức lao động
2.2.2.1.Phân công lao động
Phân công lao động là sự phân chia quá trình lao động thành những công việc khác
nhau theo một số lượng và tỷ lệ nhất định phù hợp với đặc điểm của từng công ty. Trên
cơ sở bố trí công nhân cho từng công việc phù hợp với khả năng và sở trường của họ.
[8]
Có ba hình thức phân công phổ biến sau:
A. Phân công lao động theo chức năng:
Phân công lao động theo chức năng là: phân công tồn bộ công việc cho mỗi công
nhân viên của công ty trong mối quan hệ với những chức năng mà họ đảm nhận.
Một trong những hình thức phân công lao động theo chức năng là phân công theo
công việc chính và phụ. Hình thức phân công này tạo điều kiện chuyên môn hóa công
nhân, giúp công nhân chính không làm những công việc phụ, nhờ đó tăng năng suất lao
động, nâng cao hệ số sử dụng thời gian làm việc của máy móc thiết bị.
Để sử dụng có hiệu quả hình thức này, phải đảm bảo giải quyết hợp lý mối quan hệ
giữa công nhân chính và công nhân phụ.
• Công nhân chính: trực tiếp tạo ra sản phẩm.
• Công nhân phụ: phục vụ cho công nhân chính như vận chuyển vật tư, dọn
dẹp.
B. Phân công lao động theo quy trình công nghệ:
Phân công lao động theo quy trình công nghệ là phân loại công việc theo tính chất
đồng nhất của công nghệ. Thực chất của hình thức này là chuyên môn hóa công việc, nó

áp dụng tốt nhất cho lao động đã được cơ khí hóa trong điều kiện loại hình sản xuất
hàng loạt, khối lượng lớn, do đó cho phép xác định được nhu cầu về công nhân theo
nghề, tạo điều kiện nâng cao tay nghề của công nhân.
C. Phân công theo trình độ lành nghề:
Hình thức này là phân công theo mức độ phức tạp của công việc được thực hiện.
Theo hình thức này, công việc được chia ra những công việc đơn giản và những công
việc phức tạp. Theo mức độ phức tạp, các công việc được chia theo bậc. Theo cấp bậc
công việc, người ta tiến hành xác định cấp bậc công nhân. Các công nhân có tay nghề
cao thì đảm nhận những công việc phức tạp, các công nhân có tay nghề thấp hơn thì
đảm nhận những công việc đơn giản hơn. Do đó, hình thức này tạo điều kiện kèm cặp
giúp đỡ giữa các công nhân trong quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm.
2.2.2.2.Hiệp tác lao động
Trang 8
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Hiệp tác lao động là sự phối hợp công tác giữa những người lao động, giữa các bộ
phận công ty nhằm đạt mục đích cuối cùng là tạo được sản phẩm hồn chỉnh.
Hiệp tác lao động thường là kết quả trực tiếp của việc phân công lao động. Phân
công lao động càng sâu thì hiệp tác lao động càng rộng. Do đó phân công lao động và
hiệp tác lao động có mối quan hệ trực tiếp với nhau.[8]
 Sự hiệp tác lao động đòi hỏi:
• Phải có các điều kiện vật chất: vốn, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, năng
lượng, phương tiện vận tải… Tóm lại là những điều kiện mà nếu thiếu chúng thì
quá trình hiệp tác lao động không thể diễn ra được.
• Yêu cầu khách quan của quản lý: bất cứ quy mô của hiệp tác lao động dù nhỏ
hay lớn, đều có yêu cầu khách quan của quản lý. Cần có quản lý để xác định các
tỷ lệ lao động theo không gian, theo thời gian, để tổ chức phối hợp giữa các chức
năng lao động, đảm bảo sự thống nhất ăn khớp trong quá trình lao động, nhằm
đạt các mục tiêu sản xuất.
• Phải thiết lập được kỷ luật lao động: đây là yếu tố quan trọng không thể thiếu với
bất kỳ sự hiệp tác nào. Trong điều kiện của sản xuất công nghiệp, yêu cầu về kỷ

luật lao động càng cao. Vì lẽ nếu không có kỷ luật lao động, quá trình hiệp tác
lao động dễ bị phá vỡ và đưa đến thiệt hại về kinh tế.
 Tổ chức tổ sản xuất: [7]
Tổ sản xuất là một tổ làm việc, kết hợp những công nhân có cùng một hay nhiều
nghề khác nhau thực hiện một công việc nhất định. Khi tổ chức tổ sản xuất cần quan
tâm tới các yêu cầu về:
• Quy mô tổ: vừa phải, không lớn quá dẫn đến quản lý không chặt, phân công
chồng chéo. Nếu nhỏ quá dẫn đến buồn tẻ, không có không khí thi đua.
• Cơ cấu giới tính trong tổ: phải có nam có nữ.
• Cơ cấu lứa tuổi: bao gồm già và trẻ.
• Lựa chọn tổ trưởng, trưởng ca, đốc công: phải là linh hồn của tổ.
 Căn cứ vào nghề có các hình thức sau:
 Tổ sản xuất theo nghề: bao gồm những công nhân có cùng một nghề giống
nhau. Hình thức này tạo điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn, ứng dụng kỹ thuật tiên
tiến, thi đua kèm cặp giúp đỡ nhau trong sản xuất.
 Tổ sản xuất tổng hợp: bao gồm những công nhân có nhiều nghề khác nhau.
Tổ sản xuất này bao gồm các công nhân chính và công nhân phụ có liên quan chặt chẽ
với nhau trong công việc sản xuất và phục vụ sản xuất. Hình thức này đảm bảo kết hợp
chặt chẽ giữa công việc sản xuất và phục vụ sản xuất tạo điều kiện giảm thời gian lao
động lãng phí không cần thiết và tăng năng suất lao động.
 Căn cứ vào thời gian sản xuất trong ngày có các hình thưc sau:[6]
 Tổ sản xuất theo ca: bao gồm các công nhân sản xuất trong một ca làm việc.
Trang 9
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Ưu điểm: sinh hoạt tổ thuận lợi, theo dõi và thống kê năng suất lao động từng người
kịp thời và nhanh chóng, tạo điều kiện cho tổ hồn thành công việc.
Nhược điểm: chế độ bàn giao ca phức tạp, mất nhiều thời gian, xác định kết quả và
khối lượng công việc trong ca khó khăn, nhất là đối với sản phẩm có chu kỳ sản xuất
dài.
 Tổ sản xuất thông ca: bao gồm các công nhân ở các ca khác nhau cùng làm

việc ở những chỗ nhất định hay sử dụng chung máy móc thiết bị.
Ưu điểm: bảo đảm máy móc thiết bị làm việc liên tục không gián đoạn khi bàn giao
ca, rút ngắn thời gian chuẩn bị và kết thúc công việc. Tổ chức thông ca thường áp dụng
cho những trường hợp chu kỳ sản xuất sản phẩm vượt quá phạm vi một ca.
Nhược điểm: sinh hoạt tổ khó khăn, phức tạp.
 Tổ chức ca làm việc:
Thực chất của tổ chức ca làm việc là sự hợp tác lao động trong công ty về mặt thời
gian. Việc tổ chức ca làm việc nhằm đảm bảo sự hợp lý, tận dụng hết công suất máy
móc thiết bị và bố trí thời gian nghỉ ngơi hợp lý cho người lao động.
2.2.2.3.Tổ chức và phục vụ nơi làm việc
Định nghĩa: Nơi làm việc chính là khoảng không gian thuộc một người công nhân
hay một tổ sản xuất thực hiện một số lượng nhất định các nguyên công lao động.[8]
Có thể phân loại nơi làm việc như sau:
• Theo loại hình sản xuất: nơi làm việc đơn chiếc, nơi làm việc sản xuất hàng loạt,
nơi làm việc sản xuất theo khối.
• Theo chức năng của công nhân: nơi làm việc chính và phụ.
• Theo số lượng công nhân: có nơi làm việc cá nhân và nơi làm việc tập thể.
• Theo mức độ cơ giới hóa, tự động hóa: nơi làm việc thủ công, nơi làm việc cơ
khí hóa và nơi làm việc tự động hóa.
• Theo trình độ chuyên môn hóa: có nơi làm việc một máy, có nơi làm việc nhiều
máy.
Việc tổ chức và phục vụ nơi làm việc bao gồm các nội dung sau:
 Trang bị nơi làm việc: là cung cấp cho nơi làm việc những phương tiện vật chất
kỹ thuật, các thiết bị máy móc, công cụ, các loại nguyên vật liệu,… để giúp tiến hành
công việc được thuận tiện đồng thời đảm bảo an tồn lao động. Và trang bị cho nơi làm
việc còn phụ thuộc vào trình độ chuyên môn hóa đồng thời phải bảo đảm các yêu cầu
sau:
• Trang thiết bị vừa đủ sao cho hoạt động của công nhân được thuận tiện, tiết kiệm
lao động, phải phù hợp với tầm vóc trung bình của người công nhân điều khiển.
• Các thiết bị cần trang bị phải đảm bảo về chất lượng, phải phù hợp với đặc điểm

nơi làm việc và quy trình công nghệ tại nơi làm việc.
Trang 10
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
 Bố trí nơi làm việc: là việc bố trí về mặt không gian các loại máy móc, thiết bị,
phụ tùng một cách hợp lý nhằm tạo nơi làm việc tối ưu, nghĩa là đảm bảo quy trình lao
động với hiệu suất cao, đồng thời tiết kiệm sức lực và đảm bảo an tồn lao động.
Bố trí nơi làm việc hợp lý phải đảm bảo các yêu cầu sau:[9]
• Bố trí dụng cụ và đối tượng lao động phù hợp với những phương pháp và thao
tác, yêu cầu công nghệ và thể lực của người lao động.
• Đảm bảo khoảng cách làm việc giữa người với người, giữa người với máy ngắn
nhất, tránh cho công nhân ít xê dịch trong quá trình lao động.
• Tư liệu lao động và đối tượng lao động phải được sắp xếp trật tự hợp lý, luôn
luôn ở vị trí cố định để công nhân có thể quen thao tác tự nhiên, giảm thời gian
hao phí, đảm bảo sức chịu đựng dẻo dai của công nhân.
• Bố trí vùng vận động hợp lý cho công nhân nhằm giảm sức tiêu hao năng lượng
qua các tư thế lao động.
• Tiết kiệm diện tích.
 Phục vụ nơi làm việc: là tất cả những hoạt động phục vụ nhằm đảm bảo cho công
nhân có thể tiến hành lao động trên nơi làm việc một cách kịp thời nhanh chóng, giảm
thời gian ngừng sản xuất vì phải chờ đợi nguyên vật liệu, máy móc hư hỏng, và các
nguyên nhân khác.
Trang 11
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
2.2.2.4.Công tác bảo hộ và an tồn lao động
Bảo hộ lao động là công tác nhằm bảo vệ tính mạng người lao động. Khác với công
tác bảo hiểm xã hội, bảo hộ lao động mang tính tích cực phòng ngừa, còn bảo hiểm xã
hội là thực hiện chế độ khi tai nạn xảy ra. Để ngăn ngừa và loại bỏ những tai nạn, bệnh
tật, cần thi hành nhiều biện pháp thích hợp bao gồm: [7] và [15]
A. Những biện pháp về mặt công nghệ và kỹ thuật
Về mặt công nghệ và kỹ thuật, có thể nêu một số biện pháp sau:

• Cơ giới hóa và tự động hóa quá trình lao động.
• Đảm bảo máy móc và thiết bị vững chắc.
• Lập thiết bị an tồn và tín hiệu dự phòng để đề phòng tai nạn nguy hiểm như:
chụp an tồn, lưới an tồn…
B. Những biện pháp về mặt xây dựng nhà cửa và vệ sinh
Về mặt xây dựng nhà cửa và vệ sinh, có những yêu cầu sau:
• Xây dựng nhà cửa hợp lý và thống gió. Bố trí chỗ rửa tay, nhà tắm, buồng thay
quần áo.
• Bố trí đủ thiết bị thông gió, quạt máy, thiết bị đo độ ẩm, cung cấp đủ ánh sáng tại
nơi làm việc.
• Bố trí những trang bị ngăn tiếng động, cách nhiệt đối với những máy liên động
và thiết bị.
C. Những biện pháp về mặt tổ chức
Về mặt tổ chức, cần thực hiện những biện pháp sau:
• Quy định chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.
• Cung cấp đầy đủ dụng cụ phòng hộ cho công nhân như: kính che mắt, khẩu
trang, găng tay, ủng, dây an tồn, nón bảo hộ lao động, nút tai chống ồn…
• Cung cấp xà phòng, những loại dầu và kem chống ăn mòn đối với những nghề
nhất định.
• Thực hiện chế độ công tác hợp lý.
• Huấn luyện các phương pháp sản xuất an tồn, phổ biến những phương pháp an
tồn lao động.
• Tổ chức bộ phận chuyên trách để nghiên cứu những thể lệ, chế độ và kể hoạch
bảo hộ lao động, theo dõi việc chấp hành những chính sách, chế độ bảo hộ lao
động.
D. Những biện pháp về mặt kế hoạch
Về mặt kế hoạch, cần lưu ý những biện pháp sau:
Trang 12
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
• Lập kế hoạch bảo hộ lao động, giáo dục cho công nhân ý thức tự bảo hộ an tồn

lao động
• Bảo hộ nữ công nhân:
- Phụ nữ có những đặc điểm sinh lý riêng biệt nên trong công ty cần phải đặc biệt
chăm sóc sức khỏe của nữ công nhân.
- Có chế độ công tác hợp lý, thi hành đầy đủ những chế độ đã quy định đối với nữ
công nhân trong thời kỳ kinh nguyệt, có thai, có con mọn.
2.2.2.5.Điều kiện làm việc
Điều kiện lao động tại nơi làm việc là tập hợp các yếu tố của môi trường lao động
( các yếu tố vệ sinh, tâm sinh lý, tâm lý xã hội và thẩm mỹ) có tác động lên trạng thái
chức năng của cơ thể con người, khả năng làm việc, thái độ lao động, sức khoẻ, quá
trình tái sản xuất sức lao động và hiệu quả lao động của họ trong hiện tại cũng như về
lâu dài.
( Định nghĩa trong Giáo trình Quản trị nhân lực – trường Đại học Kinh Tế Quốc dân
- trang 308 )
Các yếu tố có thể nghiên cứu là:[3]và [14]
A. Xây dựng chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý
Chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý là sự luân phiên giữa làm việc và nghỉ giải lao
nhằm đảm bảo khả năng làm việc của con người duy trì được lâu dài và nâng cao được
khả năng đó. Cụ thể là:
• Độ dài ca: thường khoảng 8 giờ/ca.
• Nghỉ ngơi: lao động sau một thời gian cần phải có một khoảng thời gian nghỉ
ngơi để tái tạo sức lao động.
• Chế độ nghỉ ngơi: phải phù hợp với công việc. Trong đó có dạng nghỉ ngơi thay
đổi trạng thái lao động từ lao động trí óc sang lao động tay chân và ngược lại
như: tổ chức nghe nhạc; tập thể dục…
B. Điều kiện thẩm mỹ của người lao động
Điều kiện thẩm mỹ của người lao động có nhiều tác dụng như nâng cao trình độ văn
hóa, cải thiện điều kiện thuộc về tâm lý đối với công nhân.
Ví dụ như:
 Màu sắc trong sản xuất.

 Aâm nhạc chức năng.
C. Đảm bảo kỹ thuật an tồn lao động
Để đảm bảo an tồn kỹ thuật lao động, doanh nghiệp cần chú ý đến các yếu tố sau:
 Nhiệt độ: đối với người lao động thích hợp từ 20
0
C đến 25
0
C.
 Tiếng ồn, ánh sáng.
Trang 13
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
 Chống bụi, chống ô nhiễm của không khí.
2.2.2. Các nhân tố tác động đến tổ chức lao động
2.2.2.1.Bố trí mặt bằng
Khái niệm: Bố trí mặt bằng là việc lựa chọn cách bố trí lắp đặt máy móc , thiết bị,
bàn ghế cho các khu vực, đường dây sản xuất và dịch vụ của một doanh nghiệp. Mặt
bằng được bố trí sẽ xác định dòng di chuyển chính của người và vật liệu, nó có tác động
lớn đến hiệu năng các công việc. [1]
(Định nghĩa về bố trí mặt bằng trong Quản trị sản xuất và tác nghiệp)
Bố trí mặt bằng tốt sẽ đạt được phần lớn hoặc tất cả các chỉ tiêu sau đây:[1]
• Giảm bớt sự ùn đống làm ngăn cản sự chuyển động của người và nguyên vật
liệu; giảm bớt chi phí vận chuyển nguyên vật liệu.
• Giảm bớt tai nạn rủi ro cho người; tăng hiệu năng lao động.
• Tăng cao tinh thần làm việc; sử dụng không gian có hiệu quả.
• Có tính linh động cao; dễ giám sát.
• Tạo điều kiện tiếp xúc dễ dàng.
2.2.2.2.Tình hình trang thiết bị, máy móc và công nghệ
Đối với nhân tố về trang thiết bị, máy móc công nghệ sẽ có một số tác động đến
công tác tổ chức lao động như sau: [7]
Phương tiện, dụng cụ làm việc sẽ ảnh hưởng đến kết quả công việc, khi dụng cụ

phương tiện thiếu thốn thì sẽ làm cho công việc bị chậm trễ, ảnh hưởng đến hoạt động
chung của sản xuất.
Bên cạnh đó mức độ hiện đại của thiết bị cũng góp phần vào sự thích thú vận hành
công việc cũng như nắm bắt học hỏi những công nghệ mới. Từ đó kích thích người lao
động làm việc hăng say hơn, giúp nâng cao năng suất và tiết kiệm sức khỏe cho người
lao động.
Trang 14
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
2.2.2.3.Thù lao cho người lao động
Khái niệm: “ Tiền lương là một bộ phận thu nhập quốc dân biểu hiện dưới hình thức
tiền tệ được người sử dụng lao động trả cho người lao động tương ứng với số lượng lao
động và chất lượng sức lao động của họ”
( Định nghĩa Tiền lương trong bộ luật lao động )
Tác động của thù lao trả cho người lao động ảnh hưởng đến công tác tổ chức lao
động như sau:[2]
Lương bổng và đãi ngộ vừa là chi một chi phí tốn kém vừa là một loại tài sản. Chi
phí tốn kém phản ánh qua chi phí lao động. Tuy nhiên lương bổng đãi ngộ cũng là một
loại tài sản vì nó thúc đẩy nhân viên nổ lực. Người lao động sẽ cảm thấy doanh nghiệp
và xã hội đánh giá đúng mức và thừa nhận sự đóng góp của bản thân, do đó người lao
động sẽ tận tâm, nhiệt tình trong công việc. Nó là tiềm năng ảnh hưởng đến hành vi làm
việc của nhân viên, thúc đầy nhân viên làm việc có năng suất hơn . Lương bổng và
khuyến khích khen thưởng hợp lý sẽ tác động đến nhân viên làm cho họ cải tiến công
tác, gia tăng năng suất, và tỉ lệ số người bỏ việc sẽ thấp hơn. Từ đó công tác tổ chức lao
động trong công ty sẽ ngày càng hoạt động hiệu quả hơn.
Một quá trình tổ chức lao động được thực hiện một cách hợp lý, xuất phát từ một bộ
máy quản lý năng động, hiệu quả, nắm chắc tình hình thực tiễn của công ty. Và trên cơ
sở nghiên cứu những nhân tố có quan hệ ảnh hưởng mà vận dụng một cách khoa học
vào công tác tổ chức lao động tại doanh nghiệp.
2.3.MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHOA HỌC TRONG CÔNG TÁC TỔ CHỨC LAO
ĐỘNG

Để cho công tác tổ chức mang tính khoa học thì nhà quản trị cần giải quyết
các vấn đề mang tính lý luận sau:[4]
2.3.1. Tầm hạn quản trị
Khái niệm: tầm hạn quản trị, hay còn gọi là tầm hạn kiểm sốt là để chỉ số lượng
nhân viên cấp dưới mà một nhà quản trị có thể điều khiển một cách tốt đẹp nhất.
Kinh nghiệm quản trị cho thấy tầm hạn quản trị tốt nhất cho một nhà quản trị cấp
cao là khoảng 6 – 7 người, cấp trung 7 – 8 người và cấp thấp là 8 – 16 người cấp dưới.
Việc tăng tầm hạn quản trị có ý nghĩa to lớn đối với các doanh nghiệp. Vì tầm hạn quản
trị rộng sẽ giảm tải cho doanh nghiệp bớt tầng nấc trung gian, thông tin liên lạc và tiến
trình giải quyết công việc sẽ trở nên nhanh chóng và chính xác hơn, bộ máy tổ chức gọn
nhẹ.
Trang 15
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Tuy nhiên để đạt được tầm hạn quản trị rộng cần có những điều kiện tồn tại sau:
 Nhà quản trị phải có đầy đủ năng lực.
 Cấp dưới có trình độ làm việc khá
 Công việc của cấp dưới ổn định, có kế hoạch, ít thay đổi và cấp dưới đã được nhà
quản trị cấp trên ủy quyền hành động khá nhiều.
Còn trái lại, nếu năng lực nhà quản trị có hạn chế, trình độ của cấp dưới cũng không
cao, hoặc khi công việc của cấp dưới thường xuyên thay đổi, không có kế hoạch, thì tầm
hạn quản trị hẹp là thích hợp nhất.
2.3.2. Quyền hành trong quản trị
Quyền hành là năng lực cho phép chúng ta yêu cầu người khác phải hành động theo
chỉ đạo của mình. Bởi vì mọi nhà quản trị đều phải điều khiển người khác, cho nên mọi
nhà quản trị đều phải có quyền hành thì mới quản trị được.
Theo Max Weber - nhà xã hội học người Đức cho rằng quyền hành của nhà quản trị
chỉ đầy đủ nếu có đủ ba yếu tố sau:
 Sự hợp pháp khi đảm nhận chức vụ.
 Cấp dưới thừa nhận đó là quyền hành chính đáng.
 Nhà quản trị có khả năng và các đức tính khiến cấp dưới tin tưởng.

Trong thực tiễn hoạt động, quyền hành của nhà quản trị chịu hạn chế bởi nhiều yếu
tố như luật pháp và các quy định của nhà nước, đạo đức xã hội, điều kiện sinh học của
con người.
Do đó nếu muốn nhân viên làm việc với nhiệt tình, quan tâm đến lợi ích chung của
xí nghiệp, thì nhà quản trị nên sử dụng quyền hành một cách nhẹ nhàng, trong tinh thần
hợp tác vì mục đích chung của xí nghiệp.
2.3.3. Phân cấp quản trị
Thực chất của việc phân cấp quản trị chính là sự phân chia hay ủy thác bớt quyền
hành của nhà quản trị cấp trên cho nhà quản trị cấp dưới.
Mục đích của việc phân cấp chủ yếu là để nhằm tạo điều kiện cho xí nghiệp đáp ứng
kịp thời, nhanh chóng và phù hợp với những yêu cầu của tình hình. Việc phân cấp là rất
cần thiết khi công ty có nhiều đơn vị rải rác khắp nơi, mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh
riêng biệt theo yêu cầu của địa bàn.
Ngồi ra, sự phân cấp nhằm giải phóng bớt khối lượng công việc của nhà quản trị
cấp cao, đồng thời cũng tạo điều kiện để đào tạo các nhà quản lý trung cấp, chuẩn bị
thay thế các quản trị cấp cao khi cần thiết.
Trang 16
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
2.3.LÝ THUYẾT KHÁC LIÊN QUAN TRONG VIỆC PHÂN TÍCH CỦA
ĐỀ TÀI: TRIẾT LÝ 5Ss
Triết lý 5Ss: tập trung vào việc tổ chức, sắp xếp môi trường làm việc hiệu quả và
tiêu chuẩn hố các qui trình, thủ tục làm việc. Chương trình 5Ss giúp đơn giản hố môi
trường làm việc giảm thiểu các hoạt động thừa thải và không cần thiết, đồng thời giúp
tăng cường hiệu quả của chất lượng và sự an tồn.
Dưới đây là những định nghĩa và chi tiết từng “S” trong quy trình 5Ss được thực
hiện tuần tự như sau:
1. Sàng lọc (Seri): loại bỏ những vật không cần thiết trong môi trường làm việc. Sàng
lọc giúp tạo không gian nhà xưởng thống hơn và loại trừ những vật như các công cụ
bị hư, bị hỏng, đồ vật, gá lắp quá hạn và bị pha trộn lẫn lộn, vật phế thải và các
nguyên liệu dư thừa.

2. Sắp xếp (Seiton): tập trung vào phương pháp lưu giữ hiệu quả. “ để các vật dụng cần
phải để đúng nơi của nó”
3. Sạch sẽ (Seiso): vệ sinh kỹ lưỡng khu vực làm việc. Công tác làm vệ sinh hàng ngày
là yêu cầu cần thiết để duy trì sự cải tiến.
4. Săn sóc (Seiketsu): tập trung chuẩn hố những thông lệ, thói quen tốt trong khu vực
làm việc.
5. Sẵn sàng (Shitsuke): là duy trì tập trung xác định trạng thái mới và tiêu chuẩn để sắp
xếp, tổ chức môi trường làm việc thường xuyên.
(Nguồn:www.diendancsrvietnam.net/)
TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG 2
Nội dung chương hai bao gồm các lý thuyết về công tác tổ chức lao động (khái niệm,
chức năng, nhiệm vụ, nội dung, các nhân tố tác động, một số vấn đề khoa học trong
công tác tổ chức, lý thuyết về 5Ss). Các lý thuyết này là nền tảng cho việc đề xuất một
số tiêu chí đánh giá công tác tổ chức lao động sẽ được ứng dụng trong chương giải
quyết vấn đề.
Cơ sở lý thuyết này nhấn mạnh đến tính khoa học và hiệu quả của việc sử dụng nguồn
lực lao động và điều kiện vật chất nhằm nâng cao đời sống vật chất, trình độ văn hóa và
kỹ thuật của những người lao động, làm cho năng suất lao động ngày càng tăng cao.
Trang 17
Chương 3:Tổng quan về nhà máy
CHƯƠNG 3
TỔNG QUAN VỀ
NHÀ MÁY SỬA CHỮA VÀ ĐÓNG TÀU SÀI GÒN
3.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ MÁY
3.1.1. Quá trình hình thành
Nhà máy sửa chữa và đóng tàu Sài Gòn được hình thành từ năm 4/1989, là liên
doanh giữa Sở Công Nghiệp và đối tác nước ngồi là Subtec Middle East Ltd.
Sau đó được chủ đầu tư nước ngồi là công ty Asian Technical Maritime Services
Ltd mua lại và xin chuyển thành công ty có 100% vốn đầu tư nước ngồi.
Ngày 5/12/1996, Nhà máy sửa chữa và đóng tàu Sài Gòn được nhà nước Việt Nam

cấp giấy phép đầu tư số 1764/GP và hoạt động theo hình thức công ty 100% vốn đầu
tư nước ngồi vẫn với tên giao dịch là Saigon Shipyard Ltd.
Logo công ty:
Từ 11/2005 đến nay đã chuyển quyền sở hữu và thuộc tập đồn Erza Holdings của
Singapore.
Tính chất hoạt động của công ty là theo dự án.
Vốn đầu tư: 5.200.000 USD
3.1.2. Định hướng phát triển trong tương lai.
• Đẩy mạnh lĩnh vực đóng và sửa chữa các loại tàu, du thuyền, các dịch vụ ngồi
khơi và chuyển cơ sở đóng và sữa chữa tàu từ công ty mẹ bên Singapore về cho
Nhà máy sửa chữa và đóng tàu Sài Gòn.
• Nhà máy sẽ xây dựng và mở rộng mặt bằng phân xưởng vào năm 2010.
• Tuyển một số lượng lớn các công nhân kỹ thuật.
• Nâng tầm công ty lên đẳng cấp quốc tế về mảng đóng và sửa chữa tàu.
3.2. NHIỆM VỤ VÀ NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ MÁY
3.2.1. Nhiệm vụ
Nhà máy sửa chữa và đóng tàu Sài Gòn có ba nhiệm vụ cơ bản:
 Thi công các dịch vụ cơ khí: bồn cách nhiệt, lắp ráp các khung cấu kiện…
 Các dịch vụ ngồi khơi: giàn khoan dầu
 Đóng và sửa chữa các loại tàu, du thuyền, cano….
3.2.2. Nguyên tắc hoạt động
Trang 18
SAIGON SHIPYARD LTD.
99 Quarter 3, Thanh My Loi Ward, District 2, HCMC
Tel: 84-8-8976 206, Fax: 84-8-8976 446
Email:
Chương 3:Tổng quan về nhà máy
 Cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tốt đáp ứng nhu cầu đã được thoả thuận của
khách hàng.
 Cải tiến kỹ thuật, nâng cao trình độ tay nghề, tính chuyên nghiệp của đội ngũ

công nhân viên thông qua các khố đào tạo và rèn luyện kỹ năng.
 Bảo đảm mọi nhân viên nhận thức được những tiêu chuẩn cơ bản và yêu cầu
công việc của họ và họ luôn đáp ứng được những yêu cầu này.
 Đo lường kết quả và ghi nhận sự sai lệch với tiêu chuẩn yêu cầu. Nếu có sự sai
lệch, tiến hành sữa chữa khắc phục và phòng ngừa trong tương lai.
 Thực hiện và duy trì tiến trình làm việc đối với công nhân viên nhằm giúp họ:
o Hiểu được vai trò của mình có ảnh hưởng đến việc đổi mới.
o Được quyền tham gia và đóng góp thừơng xuyên cho việc cải tiến.
o Đóng góp sáng kiến, phát minh mới, củng cố tinh thần tập thể và thông tin
rộng mở.
 Thực hiện và duy trì hệ thống quản lý được tổ chức có thẩm quyền công nhận.
Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 được áp dụng.
 Hổ trợ và bảo vệ tốt môi trường làm việc cho công nhân viên.
 Hạn chế và giảm chi phí do sai sót từ bên ngồi công ty, trong công ty, chi phí
thẩm định và phòng ngừa.
3.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC
3.3.1. Sơ đồ tổ chức
Dựa vào sơ đồ tổ chức ở hình 3.1 thì ta nhận thấy được cơ cấu tổ chức của nhà máy
hiện giờ là theo dạng cấu trúc tổ chức dạng ma trận. Do đó có thể nhận thấy một só ưu
nhược điểm của cơ cấu tổ chức nhà máy như sau :
Ưu điểm :
- Sử dụng hiệu quả nguồn lực.
- Tổng hợp dự án tốt.
- Đáp ứng sự thích nghi nhanh chóng.
- Động lực và cam kết được cải thiện.
Trang 19
Chương 3:Tổng quan về nhà máy
Nhược điểm :
- Sự tranh chấp về quyền lực, gia tăng các mâu thuẫn.
- Việc thông tin liên lạc giữa các bộ phận chức năng có gặp khó khăn.

- Các thành viên tham gia dự án luôn trải qua nhiều căng thẳng.
3.3.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
 Ban giám đốc
- Giám đốc chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về mọi hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty.
- Phụ trách chung và trực tiếp các đơn vị trưởng phòng kinh doanh, phòng kế tốn,
phòng nhân sự, phòng điều hành, phòng vật tư..
 Phòng hành chánh – nhân sự
 Quản lý nhân sự, giải quyết các chính sách đối với người lao động : bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế, phúc lợi xã hội...
 Thực hiện các công tác hành chính.
 Kết hợp với các phòng ban xây dựng bộ tài liệu huấn luyện nội bộ và tham gia
huấn luyện.
 Tham gia thực hiện và duy trì hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO.
Trang 20

×