Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

thực trạng hút thuốc lá trong trường học và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (578.4 KB, 13 trang )

BÀI DỰ THI
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC
TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN GIÀNH CHO HỌC SINH THCS
1. Tên tình huống: Thực trạng hút thuốc lá trong trường học và giải pháp
2. Mục đích giải quyết tình huống:
- Biết được tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe.
- Đề ra các giải pháp nhằm hạn chế hút thuốc lá đối với những người nghiện hút thuốc.
- Tạo ra một môi trường xanh - sạch - đẹp và một cuộc sống lành mạnh "Vì một thế giới
không có khói thuốc"
- Có thái độ đúng đắn đối với người hút thuốc lá
- Ngăn ngừa hiện tượng đua đòi theo bạn xấu
- Tuyên truyền vận động những ai có nguy cơ hoặc đã lỡ sa vào điếu thuốc nên từ bỏ
thói quen xấu ngay từ lúc này và lợi ích của việc bỏ thuốc.
- Giáo dục nhân cách con người khi đứng trước cám dỗ của cuộc sống (Một trong số đó
là điếu thuốc), phải biết từ chối và lên án nó.
3. Tổng qua về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống
- Thực trạng hút thuốc lá ở trường học được giải quyết theo hướng tích hợp liên môn cụ
thể như sau:
+ Môn Hóa học (Bài "Hóa học hữu cơ" lớp 9).
+ Môn Sinh học (Bài "Hệ hô hấp và hệ tuần hoàn của máu" lớp 8)
+ Môn Văn học (Bài "Ôn dịch thuốc lá" lớp 8)
+ Tư liệu được dùng trong môn GDCD (Bài "Phòng chống tệ nạn xã hội" lớp 8)
+ Tư liệu môn Địa lý: Sưu tầm những hình ảnh khách quan về khói thuốc
+ Kiến thức đối với đạo đức và văn hóa lối sống.
+ Giáo dục và bảo vệ môi trường.
4. Giải pháp giải quyết tình huống:
- Tìm hiểu thực trạng ở lứa tuổi học sinh, thấy được tác hại của việc hút thuốc lá
- Có biện pháp phòng chống hút thuốc lá
- Ý thức trách nhiệm của người học sinh.
5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống:
Khói thuốc lá chứa tới hơn 47000 hóa chất, trong đó có 69 chất gây ung thư, đặc biệt


nguy hiểm nhất là nicotin. Nicotin dưới dạng tinh khiết đó là một chất lỏng trong suốt,
có mùi khó chịu và có vị đắng, dễ tan trong nước và dễ xâm nhập vào cơ thể qua đường
miệng, hô hấp thậm chí qua cả da. Ngoài ra, trong thuốc lá có Cocain dễ gây nghiện khi
hút, có thể nó kích thích hưng phấn cho người hút nhưng nó lại gây ra tác hại rất lớn.
Khi Nicotin được đưa vào cơ thể nó được vận chuyển nhanh thông qua đường máu và
có thể vượt qua rào cản giữa máu và não. Khi hít vào, trung bình mất khoảng bảy giây
để Nicotin chạy đến não. Thời gian để Nicotin ngấm vào cơ thể mất khoảng 2 giờ.
Lượng Nicotin ngấm vào cơ thể có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
- Loại thuốc có đầu lọc hay không có đầu lọc.
- Việc hít khói thuốc có vào phổi hay không, khi hít vào miệng làm tê liệt tế bào niêm
mạc, viêm họng, viêm phế quản, ung thư vòm họng.
- Chất Nicotin gây nghiện co thắt động mạch dẫn tới các bệnh hiểm nghèo: huyết áp
cao, tắc động mạch, nhồi máu cơ tim, bệnh răng lợi và nguy cơ loãng xương gây đau
nhức cơ thể khi ngủ, giảm thị lực do thiếu oxi mãn tính.
Thuốc lá không chỉ được thông tin truyền thông quan tâm mà nó còn là vấn đề tệ nạn
được văn học đề cập đến. Một nổi bật trong số đó là bài "Ôn dịch thuốc lá". Ôn dịch
thuốc lá là tiếng nói khinh bỉ, nguyền rủa những kẻ hút thuốc lá, nó đã thể hiện cái tác
hại mà thuốc lá mang lại. Ôn dịch thuốc lá đe dọa sức khỏe và tính mạng loài người còn
nặng hơn của AIDS. Ông Nguyễn Khắc Viện đã dùng ngòi bút lạnh lùng mà khách quan
khi so sánh nạn dịch thuốc lá với các loại dịch hạch, dịch tả đã diệt được nhằm nhấn
mạnh hiểm họa to lớn của đại dịch này. Hẳn rằng người hút thuốc lá không lăn đùng ra
chết, không say bê bết như người uống rượu. Hút thuốc lá dẫn đến nghiện ngập, dẫn đến
các tệ nạn xã hội như trộm cắp, cướp giật. Bài văn còn là lời kêu gọi chống lại bằng cách
cấm hút thuốc lá, cấm quảng cáo, cấm buôn bán, đánh thuế cao đối với các nhà sản xuất
và buôn bán. Đồng thời tuyên truyền "Nói không với thuốc lá" bằng pano, áp phích,
khẩu hiệu và qua các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt diễu hành chống thuốc
lá.
Theo tính toán trên toàn thế giới cứ 8 giây lại có một người chết do hậu quả của thuốc
lá.
Trong gia đình nhiều bố mẹ hút thuốc điều đó là nêu gương xấu cho con vì vậy tất cả

các bạn học sinh phải có ý thức với việc hút thuốc lá nghiêm cấm tụ tập và hút thuốc lá
dưới mọi hình thức.
Về các nước phát triển ở Châu Âu thì sức khỏe và tính mạng của con người được đặt
lên hàng đầu. Vì thế, thuốc lá là kẻ thù của sức khỏe con người đã bị tẩy chay: Lệnh cấm
hút thuốc nơi công cộng, cấm quảng cáo thuốc lá trên báo, vô tuyến, các băng rôn khẩu
hiệu chống thuốc lá, phạt tiền nặng với người hút thuốc lá nơi công cộng
5.1. Những hình ảnh khách quan về khói thuốc:



5.2. Kiến thức đời sống về đạo đức, văn hóa và lối sống:
Cử chỉ hút thuốc lá của người lớn trở thành sự biểu tượng sang trọng, sành điệu đối
với trẻ em vị thành niên, khiến thiếu niên học đòi, bắt chước và học đòi lẫn nhau. Như
vậy, chỉ từ điếu thuốc lá sẽ dẫn đến rượu, bia rồi ma túy, nghiện ngập và phạm pháp.
Hút điếu thuốc lá là cử chỉ bêu gương xấu của người lớn, đồng thời là sự mở ra quá trình
suy đồi đạo đức và băng hoại các giá trị con người, ảnh hưởng đến trật tự xã hội cũng
như cản trở phát triển tương lai nhân loại.
5.3. Thực trạng hút thuốc lá hiện nay của học sinh:
Người hút thuốc lá Ở các nước phát triển Ở các nước đang phát triển
Nam 30- 40% 40- 70%
Nữ 20- 40% 2- 10%
- Tại Việt Nam 50% nam giới và 3,4% nữ giới hút thuốc lá (Theo thống kê của tổ
chức sức khỏe thế giới) cao nhất Châu Á, 26% thanh thiếu niên có độ tuổi 15- 24 hút
thuốc lá.
- Trong thời gian qua các kênh thông tin đại chúng đã tuyên truyền nhiều về tác hại
của hút thuốc lá. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người chưa hiểu hết tác hại của nó đối với
sức khỏe con người. Thực trạng này không chỉ ở người lớn mà còn ở giới trẻ đặc biệt là
lứa tuổi học sinh. Học sinh đang sống trong môi trường của làn khói do những người lớn
gây nên.

- Hiện nay đi khắp các trường học, chúng ta dễ dàng bắt gặp các nhóm học sinh tụm
5 tụm 7 hút thuốc và cùng đi là các em có lứa tuổi nhỏ hơn đang cầm trên tay điếu
thuốc. Nhưng các bạn đâu biết được tương lai của mình đang bị dập tắt sau vài phút
Các học sinh nam hút thuốc và
các bạn nữ cũng hút thuốc.
- Số học sinh không có tiền mua thuốc, đến lớp bị bạn bè khinh bỉ, trách móc, về nhà
bị gia đình chưởi mắng đã tìm đến con đường bỏ học, tự tử, ăn trộm, ăn cắp.
- Đã có nhiều quảng cáo thông tin tuyên truyền về tác hại của thuốc lá nhưng học
sinh không tiếp thu mà còn lấn sâu vào.
5.4. Tác hại của việc hút thuốc lá
- Ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng và ảnh hưởng đến mọi người xung quanh
- Gây ra nhiều bệnh như bệnh tiêu hóa, bệnh lý về tai mũi họng, bệnh hô hấp, những
rối loạn dạ dày, rất khó chữa và làm tiều tụy con người.
- Ảnh hưởng kinh tế gia đình: Người hút thuốc lá sẽ tiêu phí một khoản tiền khá lớn để
mua thuốc, lảm ảnh hưởng đến thu nhập của gia đình, đặc biệt là những gia đình kinh tế
khó khăn. Nhiều gia đình đã lâm vào cảnh thiếu thốn khó khăn khi phải chữa các bệnh
hiểm nghèo lâu ngày như ung thư phổi, bệnh tắc nghẽn mãn tính.
- Ảnh hưởng đến kinh tế quốc gia: đất canh tác dùng cho sản xuất các loại cây lương
thực bị thu hẹp lại, nhường chổ để trồng cây thuốc lá vì có lợi nhuận cao hơn. Một
lượng giấy khổng lồ cho việc vấn những điếu thuốc và các loại bao bì. Rác rưỡi do thuốc
lá cũng ảnh hưởng xấu đến với môi trường sống. Chi phí chăm sóc y tế cho những
người dân hút thuốc lá và việc giảm ngày công lao động của họ những tổn thất rất lớn
cho những người nghiện thuốc lá, làm chậm sự phát triển của KT-XH.
- Thuốc lá còn có thể gây ra những vụ hỏa hoạn dữ dội và những vụ cháy rừng tàn
phá tài nguyên quốc gia.
- Ảnh hưởng đến chất lượng học tập, lao động.
- Làm người khác phải chịu mắc phải nhiều bệnh về đường hô hấp do hít thuốc lá quá
nhiều.
- Hút thuốc lá khi nghiện không có tiền mua sẽ dẫn đến ăn trộm, gây mất trật tự lối
xóm.

- Tác động trực tiếp đến môi trường giao thông: khi hút thuốc bị la cà theo những bạn
xấu đâm ra các trò chơi vô bổ như đua xe, lạng lách, đánh võng.
- Giảm khả năng hoạt động, làm việc của con người: Khi tác động vào tim, phổi
- Hình thành thói quen xấu khiến nhiều người noi theo, đặc biệt là lứa tuổi học sinh
gây ra các tệ nạn xã hội.
- Đối với phụ nữ hút thuốc lá, đặc biệt đối với phụ nữ đang mang thai: hút thuốc có
thể gây ra dị tật cho thai nhi, hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Những hài nhi đang kêu cứu từ chính mẹ của mình
5.5. Giải pháp:
- Cấm hút thuốc lá đặc biệt là môi trường học đường, công cộng
- Đề ra các luật chống hút thuốc lá. Đặc biệt vừa qua Bộ GD-DT cũng đã ban hành
công văn số 2829 yêu cầu các đơn vị đưa nội dung phòng, chống tác hại thuốc lá vào kế
hoạch họat động hằng năm.
- Theo quyết định 13/5/QĐ-TTG của thủ tướng chính phủ là cấm hút thuốc lá tại các
bến tàu, bến xe, bệnh viện, trường học.
- Ngày 18/6/2012 Quốc Hội đã ban hành luật phòng, chống tác hại của thuốc lá.
Trong đó, tại điều 9 quy định cấm người chưa đủ 18 tuổi sử dụng, mua, bán thuốc lá,
bán và cung cấp thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi.
- Thông qua các tiết sinh hoạt ngoại khóa, chào cờ, sinh hoạt lớp, giáo viên cần đẩy
mạnh tuyên truyền cho học sinh hiểu được những tác hại và cách bỏ thuốc lá, cung cấp
cho các em kỹ năng từ chối hút thuốc lá và có ý thức “ nói không với thuốc lá”
Hãy cho trẻ biết tác hại của thuốc lá từ cấp Tiểu học
- Tổ chức Đoàn TN cần tuyên truyền, giáo dục về tác hại của thuốc lá tới học sinh,
sinh viên thông qua các diễn đàn hoặc sân khấu hóa. Đồng thời, tổ chức các hoạt động
thu hút học sinh, sinh viên tham gia tuyên truyền, phòng chống tác hại của thuốc lá để
mỗi học sinh và sinh viên là một tuyên truyền viên về phòng chống tác hại của thuốc lá
đến bè bạn người thân mình.
Những việc làm như thế này sẽ giảm được hiện tượng hút thuốc lá
- Nhà trường cần xử lý nghiêm khắc những học sinh, sinh viên vi phạm, gửi thông
báo vi phạm về gia đình, hạ bậc trong xếp loại hạnh kiểm đối với học sinh vi phạm

nhiều lần.
- Không chỉ lời nói, khẩu hiệu suông mà phải thực hiện bằng hành động. Người
người nhắc nhở nhau, nhà nhà nhắc nhở nhau cùng đồng tâm hiệp lực khống hút -không
mua - không bán thuốc.
- Gia đình và nhà trường cần phải phối hợp chặt chẽ để giúp học sinh, con cái mình
không bước đến con đường hút thuốc. Bằng cách khuyên, không đánh đập. Nếu học sinh
đã lỡ nghiện thì phải tìm đủ mọi cách để học sinh cai nghiện tránh chấn động tinh thần.
Hoạt động ngoại khóa phòng chống hút thuốc lá của các em học sinh.
- Sử dụng các phương pháp cai nghiện thuốc lá như ăn kẹo cao su chứa nicotin để
thay thế và giảm dần, giúp bệnh nhân thoát khỏi những triệu chứng do thiếu nicotin nếu
ngưng hút thuốc. Dùng các phương pháp cổ truyền như châm cứu, tập luyện tâm lý trị
liệu.
- Nên tổ chức một buổi tiệc cho người thân trong gia đình và bạn bè tâm giao để giao
tuyên bố rằng:” Đây là ngày ta sẽ bỏ thuốc lá”.
Hãy cứu lấy con người trước thảm họa thuốc lá
Không hút thuốc là bảo vệ đất nước
6.Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống
6.1. Đối với học sinh:
- Chất lượng học tập nâng cao rõ rệt
- Đảm bảo sức khỏe: khi không hút thuốc lá giúp các em phòng trừ nhiều căn bệnh
nghèo như ung thư phổi, ung thư vòm họng Bỏ thuốc lá giúp học sinh khỏe mạnh, giảm
đi một phần nào các chất độc tích tụ trong cơ thể, tăng cường khả năng tuần hoàn máu
- Tạo ra thói quen tốt cho các em và giúp các em có đủ điều kiện để học tập, vui chơi
lành mạnh.
- Phát triển toàn diện về mọi mặt của học sinh, giúp khả năng tìm tòi, nghiên cứu học
hỏi của học sinh được bộc lộ.
- Đào tạo những công dân có ích cho đất nước, gia đình
- Tăng cường sức đề kháng khả năng chống các loại bệnh nguy hiểm, căn bệnh nan y,
bệnh ù tai và một số bệnh thương gặp.
6.2. Đối với xã hội:

- Đảm bảo môi trường sạch đẹp, không có bao bì và mùi khói thuốc, tránh gây ra các
thiên tai cháy rừng, hiệu ứng nhà kính, các loại hóa chất độc hại.
- Giảm bớt tỉ lệ người chết do bệnh ung thư phổi, giúp cho xã hội văn minh hơn
- Tỉ lệ về vấn đề tệ nạn xã hội giảm xuống rõ rệt, tránh ùn tắc giao thông, mất trật tự
an ninh
- Tạo ra một xã hội văn minh, trong sạch, phát triển kinh tế - xã hội. Giảm chi phí
cho việc mua các thiết bị y tế để chữa các loại bệnh do thuốc lá gây nên.
- Có nhiều công dân tài năng giúp ích trong việc phát triển kinh tế.
- Thu lại lợi nhuận lớn trong việc trồng rừng tự nhiên do không phải sản xuất giấy để
bọc điếu thuốc.
- Giảm bớt tỉ lệ công nhân môi trường trong việc thu dọn những đống rác về thuốc
khổng lồ ở ven sông, hồ, khu vui chơi.
- An tâm khi đi các phương tiện công cộng như xe buýt, tàu, không phải hút vào
khói thuốc.
6.3. Đối với gia đình
- Giảm mâu thuẩn, bất đồng, tranh chấp, trộm cướp làm những hành vi sai trái khác
trong gia đình.
- Bảo vệ sức khỏe cho mọi người trước những tác hại của thuốc lá. Đối với nam giới
sẽ làm giảm số lượng và chất lượng tinh trùng, dẫn đến vô sinh. Đối với phụ nữ, làm
tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung dễ dẫn đến vô sinh, rối loạn kinh nguyệt, ung thứ vú, dị
dạng thai, Nguy cơ bị thiếu cân cao sẽ gấp 2 lần so với người không hút thuốc. Đối với
trẻ em, dễ bị còi xương, trí tuệ chậm phát triển, suy dinh dưỡng do bị giảm tiết sữa ở
người mẹ.
- Tăng thu nhập, kinh tế gia đình thoát khỏi cảnh khó khăn.
- Giúp ích trong việc xây dựng gia đình.
- Làm giảm đi những lo lắng, suy nghĩ của những người trong gia đình, cuộc sống tốt
đẹp hơn.
- Được tất cả mọi người yêu quý, tin cậy.
6.4. Ý thức học sinh
- Ý thức được hành vi mình đang làm, làm tăng khả năng suy nghĩ, hình thành thói

quen tốt.
- Tạo ra những việc làm có ích như tuyên truyền mọi người chống hút thuốc lá.
- Xây dựng được nhân cách ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường trước những
khó khăn, cám dỗ của cuộc sống.

×