Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

skkn góp một ý nhỏ để nâng cao hiệu quả tiết làm bài tập lịch sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (306.98 KB, 31 trang )


GÓP MỘT Ý NHỎ ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ TIẾT LÀM BÀI TẬP
LỊCH SỬ
THỰC NGHIỆM TIẾT 45 – MÔN LỊCH SỬ 7
A. PHẦN ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Tầm quan trọng của vấn đề
Nói đến tiết làm bài tập thì chắc hẳn mỗi giáo viên chúng ta đều nghĩ ngay đến
một tiết dạy hệ thống lại, ôn lại , kiểm tra lại các kiến thức đã học dưới dạng những
bài tập. Tiết làm bài tập là bước “nghỉ chân” để giáo viên và học sinh cùng nhớ lại
những kiến thức đã học trong những bài qua, chương qua. Để chuẩn bị cho một tiết
kiểm tra hoặc bước sang một chương mới. Đối với môn lịch sử cũng vậy tiết làm
bài tập đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc củng cố kiến thức cũ. Tuy
nhiên một tiết làm bai tập lịch sử thường ôm trọn một lượng kiến thức khá lớn của
cả một chương hay cũng có khi là hai chương. Chính vì lẽ đó việc thực hiện tốt, có
hiệu quả một tiết làm bài tập là rất khó. Đặc biệt trong môi trường giáo dục hiện
nay học sinh rất thờ ơ với môn lịch sử. Việc gây hứng thú trong một tiết dạy bài
mới đã khó chứ chưa nói tới một tiết làm bài tập. Chính vì vậy việc đổi mới
phương pháp dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng là một vấn đề lớn thu hút
sự quan tâm không chỉ những người làm công tác dạy học mà cả các ngành, các
cấp Trung ương và Địa phương. Vấn đề đặt ra là làm thế nào biến tư tưởng đổi mới
đó vào thực tiễn dạy học nhằm nâng cao chất lượng bộ môn lịch sử ?
Một trong những yêu cầu hiện nay của đổi mới phương pháp dạy học lịch sử là
phải đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá. Vì vậy thông thường trước những tiết
kiểm tra định kỳ ở lịch sử lớp 6,7,8 thường trong phân phối chương trình có những
tiết làm bài tập lịch sử. Theo tôi thiết nghĩ việc sắp xếp phân phối chương trình như
thế là để giáo viên có thời gian đưa ra các dạng bài tập lịch sử, rồi hướng dẫn các
bước thực hiện trước tiên là giúp các em củng cố, nhớ lại các kiến thức đã học đặc
1

biệt là những sự kiện lịch sử quan trọng trong từng chương và còn để các em khỏi
bỡ ngỡ khi gặp các dạng bài tập, câu hỏi trong lúc kiểm tra.


Học lịch sử cần có trí nhớ nhưng phải sáng tạo, không chỉ học thuộc các sự kiện cơ
bản mà phải hiểu. Một trong những biện pháp sư phạm để hiểu biết lịch sử là tiến
hành làm các dạng bài tập thông qua tổ chức và hướng dẫn của giáo viên. Vậy làm
thế nào để một tiết dạy làm bài tập hiệu quả thì đó là phương pháp là cách thức tổ
chức mà giáo viên thực hiện.
2 Thực trạng
Trong chương trình sách giáo khoa mới điểm độc đáo và khác biệt so với sách
giáo khoa cũ là số lượng tiết ôn tập, bài tập tăng, học sinh có điều kiện rèn luyện
nhiều hơn và làm việc nhiều hơn, điều đó có tác dụng củng cố và nhớ sâu hơn kiến
thức bài học.Thực tế trong phân phối chương trình lịch sử lớp 8 có một tiết làm bài
tập, lớp 6 có hai tiết làm bài tập và lớp 7 có 6 tiết làm bài tập lịch sử, trung bình 1
chương học có 1 tiết ôn tập. Vậy làm thế nào để tiết làm bài tập lịch sử có hiệu quả,
phát huy tối đa khả năng nhận thức và rèn luyện cho học sinh các dạng bài tập với
các kĩ năng như làm việc với bản đồ, tranh ảnh, lập bảng thống kê các sự kiện lịch
sử của một chương, làm các dạng bài tập trắc nghiệm, tổ chức sưu tầm những sự
kiện lịch sử địa phương có liên quan đến nội dung bài học.
Qua thực tiễn dạy học và dự giờ đồng nghiệp, mặc dù giáo viên đã có sự đổi mới
trong tổ chức, hướng dẫn học sinh làm bài tập lịch sử song kết quả chưa cao. Bài
tập còn quá ít và chưa sử dụng thường xuyên (chỉ chú trọng vào các tiết thao giảng,
thanh tra ) Không khí lớp học có lúc trầm,có lúc căng thẳng, học sinh chỉ làm việc
một mình chưa có sự hợp tác, chưa phát huy được năng lực diễn đạt của học sinh,
hệ thống câu hỏi, bài tập còn sơ sài, đơn điệu chưa phong phú (thường làm bài tập
trắc nghiệm, hoặc chỉ vẽ bản đồ, hoặc chỉ viết bài), chưa có dạng bài tập nhận thức
để kích thích, khêu gợi tính say mê, hướng thú của học sinh; bài tập chưa sử dụng
đúng thời điểm và chưa biết chọn lọc bài tập để khai thác. Nhiều giáo viên biến một
2

giờ làm bài tập thành một trò chơi, giáo viên chưa xác định được đặc trưng của tiết
làm bài tập lịch sử, chưa xác định được kĩ năng cho học sinh vì thế mà kĩ năng làm
bài tập và bài kiểm tra của học sinh còn yếu.

Về phía học sinh sự chuẩn bị bài ở nhà của các em còn sơ sài, khả năng nắm bắt,
đánh giá sự kiện lịch sử của học sinh còn thấp, chưa hiểu sâu được bản chất của sự
kiện, vấn đề lịch sử. Do đó, trong quá trình làm bài tập các em còn gặp nhiều khó
khăn, không khí giờ học chưa sôi nổi và hiệu quả còn thấp.
Để khắc phục những mặt còn tồn tại, giáo viên lịch sử phải thể hiện vai trò chủ
động, mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy của thầy và nhận thức của trò. Nhằm
phát huy tối đa tính chủ động sáng tạo của học sinh qua giờ học lịch sử, góp phần
từng bước nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn lịch sử trong nhà trường hiện
nay. Một trong những vấn đề cần được quan tâm là đổi mới cách thức tổ chức và
hướng dẫn học sinh làm bài tập lịch sử.
3 Phạm vi đề tài
-Đặc điểm và các kĩ năng cần rèn luyện trong làm bài tập lịch sử
-Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tiết dạy làm bài tập lịch sử
- Kết quả đạt được
B NỘI DUNG
I ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC KĨ NĂNG CẦN RÈN LUYỆN TRONG LÀM BÀI
TẬP LỊCH SỬ
1. Đặc điểm của kiểu bài làm bài tập Lịch sử
Trong dạy học lịch sử kiểu bài làm bài tập lịch sử thường được sử dụng khi
hoàn thành việc học tập một bài, một phần, một chương. Mục đích của kiểu bài này
nhằm củng cố, khắc sâu các kiến thức lịch sử, ghi nhớ sự kiện lịch sử quan trọng
liên quan đến nội dung một bài học, hoặc một chương. Đồng thời rèn luyện cho học
3

sinh các kĩ năng làm quen với các dạng bài tập lịch sử, kĩ năng đọc hiểu yêu cầu bài
tập và làm bài tập.
Như chúng ta đã biết, trong chương trình lịch sử các kiến thức chỉ được học
một lần nhất định và không lặp lại, sau mỗi bài học, kiến thức lịch sử ngày càng
nhiều lên nếu không được củng cố và khắc sâu thường xuyên bằng các dạng bài tập
thì học sinh khó có thể ghi nhớ hết nội dung cơ bản cũng như các sự kiện lịch sử

tiêu biểu và như vậy học sinh không thể hiểu được bức tranh toàn diện về các sự
kiện , hiện tượng lịch sử và qui luật phát triển của lịch sử xã hội loài người.
2. Các kĩ năng cần rèn luyện trong tiết làm bài tập lịch sử
Đối với một tiết làm bài tập thì đây chính là cơ hội để giáo viên rèn luyện cho
học sinh các kĩ năng cơ bản trong học và làm bài tập môn lịch sử mà các tiết dạy
bài mới chưa làm được,góp phần khắc phục những điểm yếu học sinh trong quá
trình làm bài kiểm tra. Một trong những nguyên nhân dẫn đến kết quả bài kiểm tra
của học sinh điểm thấp và thái độ thờ ơ, quay lưng và không muốn học môn lịch sử
của học sinh đó chính là giáo viên chưa thực sự chú trọng trong rèn kĩ năng cũng
như tổ chức, hướng dẫn học sinh làm bài tập lịch sử. Sau đây là một số kĩ năng cơ
bản cần rèn luyện cho học sinh trong tiết làm bài tập.
- Kĩ năng làm quen với các dạng bài tập: Bài tập trắc nghiệm, bài tập nhận thức, bài
tập thực hành ( vẽ bản đồ, sơ đồ, lập niên biểu ), bài tập dưới dạng các trò chơi.
- Kĩ năng đọc và hiểu yêu cầu bài tập: Ghi nhớ sự kiện, tường thuật, miêu tả, vẽ
bản đồ lịch sử, bản đồ tư duy, lập bảng biểu để liên hệ, so sánh, đối chiếu tài liệu
lịch sử, phân tích, đánh giá một sự kiện, một nhân vật lịch sử hoặc một vấn đề lịch
sử.
- Kĩ năng làm bài lịch sử : Xây dựng đề cương, lập dàn ý ( xác định luận
điểm, luận cứ và luận chứng) của bài tập
4

- Kĩ năng trình bày (trả lời bài tập) như dạng bài tập hùng biện một đề tài lịch sử,
hoặc trình bày kết quả sau hoạt động nhóm: Đây là dạng bài tập giúp học
sinh có cơ hội diễn đạt ý nghĩ của mình, tìm tòi và mở rộng suy nghĩ của bản thân,
giúp học sinh nhút nhát, diễn đạt kém có điều kiện được rèn luyện, tập dượt và
khẳng định bản thân trước tập thể.
Tóm lại trong dạy học lịch sử, tiết làm bài tập có vai trò quan trọng góp phần
nâng cao chất lượng dạy học, giúp học sinh tự củng cố, mở rộng và khắc sâu tri
thức, nhờ đó học sinh có thể nắm vững được hệ thống kiến thức kĩ năng, kĩ xảo,
giúp các em làm tốt các bài kiểm tra, bài thi lịch sử.

II.MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TIẾT DẠY
LÀM BÀI TẬP LỊCH
1. Yêu cầu
1.1* Đối với giáo viên
Khâu quan trọng đầu tiên để tạo nên sự thành công trong tiết dạy đó là khâu
chuẩn bị, nếu giáo viên lập kế hoạch chu đáo, phù hợp là đã thành công một nửa
quá trình dạy học. Vì đây là quá trình kiến tạo hoạt động dạy của thầy và học của
trò nhằm đạt được mục tiêu bài học, đồng thời cũng là yếu tố để phát huy tính tích
cực của học sinh trong học tập. Để tổ chức tốt một tiết làm bài tập lịch sử, giáo
viên ngoài xác định mục tiêu cụ thể ,lập kế hoạch hoạt động của thầy và trò giáo
viên cần có dự kiến như (các dạng bài tập,nhiệm vụ sẽ giao bài tập cho cá nhân,
nhóm, lớp giải quyết, thời gian cho các hoạt động, các tình huống có thể xảy ra và
khả năng giải quyết các dạng bài tập ).Giáo viên chuẩn bị kĩ hệ thống câu hỏi và
các dạng bài tập, đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học như: bản đồ lược đồ ,tranh ảnh,
sơ đồ, bảng phụ….
*1.2 Đối với học sinh
5

Trong giờ làm bài tập học sinh phải là người chủ động nắm vững kiến thức, tự
tổ chức, tự điều khiển quá trình học tập của mình
- Trước hết học sinh phải chuẩn bị,xem lại toàn bộ kiến thức trong chương vừa học,
làm lại những bài tập trong sách giáo khoa và sách bài tập lịch sử.
- Tích cực tham gia phát biểu, làm bài tập, nhận xét bổ sung ý kiến của bạn, hợp tác
với bạn cùng học để lĩnh hội thông tin, giúp đỡ nhau trong học tập, phát biểu ý kiến
của mình,hay nêu những thắc mắc, đòi hỏi giải thích cặn kẽ những vấn đề chưa
rõ,tự đánh giá được quá trình học tập của mình cũng như của bạn và cho điểm.
2. Các giải pháp cụ thể
Việc xây dựng và sử dụng các dạng bài tập lịch sử có vai trò quan trọng đối với
quá trình hình thành, củng cố tri thức lịch sử cho học sinh. Là một trong những
biện pháp phát triển năng lực nhận thức độc lập, đặc biệt là tư duy sáng tạo của các

em. Đồng thời khi hoàn thành các bài tập, học sinh sẽ tự nhận thấy những thiếu sót
của mình, giáo viên biết được kết quả nắm kiến thức của học sinh để điều chỉnh
quá trình dạy học. Vì vậy, việc lựa chọn các dạng bài tập, câu hỏi phải phù hợp với
từng chương và phải bao hàm kiến thức cơ bản của mỗi chương.
- Bài tập nhiều dạng, phong phú vừa phát triển tư duy sáng tạo của học sinh đồng
thời lôi cuốn đông đảo học sinh tham gia.
*Bài tập trắc nghiệm, trong bài tập trắc nghiệm có nhiều dạng như: Chọn đúng-sai,
câu có nhiều lựa chọn, điền khuyết, câu hỏi ghép đôi.
+Dạng câu hỏi đúng-sai: loại này chỉ gồm hai lựa chọn (đúng hoặc sai) và là loại
trắc nghiệm rất đơn giản và dễ sử dụng.
6

Ví dụ: Trong các câu sau câu nào đúng, câu nào sai?
1 Bình Ngô đại cáo là tác phẩm do Lê Lợi soạn thảo S
2. Bình Ngô đại cáo là tác phẩm do Nguyễn Trãi
soạn thảo
Đ
+Dạng câu có nhiều lựa chọn: Được trình bày dưới dạng một câu hỏi gồm hai phần
(phần dẫn và phần lựa chọn). Phần dẫn là một câu hỏi, có thể là một câu hỏi chưa
hoàn chỉnh. Phần lựa chọn bao gồm có 4 phương án trả lời, học sinh phải lựa chọn
một trong các phương án đó. Ví dụ: Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng
nhất
? Người đưa ra kế hoạch chuyển địa bàn hoạt động từ Thanh Hóa vào Nghệ An là:
A. Lê Lợi. B. Lê Lai.
C. Nguyễn Trãi. D. Nguyễn Chích.
+Dạng câu hỏi điền khuyết : Căn cứ vào các dữ liệu đã cho hoặc dựa vào kiến thức
đã học mà tìm các từ, các cụm từ điền vào chỗ trống theo yêu cầu của bài tập.Ví dụ
:
Điền tên các địa danh còn khuyết trong khởi nghĩa Lam Sơn vào dấu …. trước
các câu sau trong tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo

………… trúc chẻ , tro bay (Trà Lân )
………… máu chảy thành sông , tanh trôi vạn dặm (Ninh Kiều )
………… thây chất đầy nội , nhơ để ngàn năm (Tốt Động )
………… thây chất đầy đường (Lạng Giang, Lạng Sơn )
………… máu trôi đỏ nước (Xương Giang, Bình Than )
+Dạng câu ghép đôi: Được trình bày dưới dạng một bảng thống kê gồm hai cột:
Cột thời gian- cột sự kiện được trình bày không đúng, học sinh phải nối cột thời
7

gian với sự kiện sao cho đúng.Tuy nhiên giữa cột thời gian và sự kiện không nên
đều nhau cần có sự chênh lệch
Ví dụ: Hãy nối thời gian cột A với sự kiện cột B để có nội dung đúng về các sự
kiện tiêu biểu trong chương IV.
A B
Năm
1406
Lê Thánh Tông biên soạn bộ luật Hồng Đức
Năm
1407
Lê Lợi lên ngôi vua ở Đông Đô đặt quốc hiệu là
Đại Việt
Năm
1418
Khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo bùng nổ
Năm
1427
Cuộc kháng chiến nhà Hồ thất bại
Năm
1428
Khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng

Năm
1483
Hơn 20 vạn quân Minh kéo vào xâm lược nước ta
Năm
1421
* Bài tập nhận thức: phân tích,đánh giá, so sánh một triều đại lịch sử, một nhân
vật lịch sử hoặc một sự kiện lịch sử.Ơ dạng bài tập này đòi hỏi học sinh phải trả lời
bằng vốn kiến thức và kinh nghiệm học tập đã có,giáo viên có thể đánh giá được sự
hiểu biết, năng lực trí tuệ, khả năng diễn đạt của học sinh. Để phát triển tối đa khả
năng sáng tạo , giáo viên cần định hướng cách thức giải quyết một vấn đề lịch sử
như khi đánh giá một nhân vật lịch sử học sinh cần tìm hiểu về tiểu sử, tài năng nổi
bật, công lao đối với thời đại đó và những ảnh hưởng về sau, trình bày cảm xúc,
tình cảm của bản thân đối với nhân vật đó .
8

Ví dụ: Hãy đánh giá những đóng góp to lớn của Lê Lợi trong công cuộc dựng
nước và giữ nước. Hoặc giáo viên có thể cho học sinh đánh giá triều đại nhà Lê,
hoặc đánh giá nhân vật Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông…
* Bài tập rèn luyện kĩ năng : Vẽ bản đồ, sơ đồ ,lập niên biểu, tập tường thuật bằng
lược đồ các trận đánh, sưu tầm các tư liệu lịch sử địa phương, tranh ảnh.
Giáo viên hướng dẫn học sinh cách vẽ một lược đồ Việt Nam bằng khung hình học,
sau đó học sinh có thể phác họa thành lược đồ Việt Nam và biểu diễn nội dung bài
học trên lược đồ như điền các di chỉ tìm thấy dấu vết của người tối cổ trên đất nước
ta (lớp 6), cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng ngoài, trình bày diễn biến của khởi
nghĩa Lam Sơn ,trình bày diễn biến của phong trào Tây Sơn (lớp 7), biểu diễn quá
trình xâm lược Việt Nam của Thực dân Pháp (lớp 8), Trình bày diễn biến cách
mạng tháng Tám (lớp 9)
9

Cách vẽ lược đồ Việt Nam bằng khung hình học

10


11

Lược đồ khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427)

Lược đồ khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1527)
*Bài tập vận dụng bản đồ tư duy : Bản đồ tư duy còn gọi là sơ đồ tư duy, lược đồ
tư duy,là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, tóm tắt
những ý chính của một nội dung, hệ thống hóa một chủ đề … bằng cách kết hợp
việc sử dụng hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực. Bản đồ
tư duy có vai trò quan trọng trong dạy học lịch sử đặc biệt là các tiết làm bài tập
lịch sử, bởi sử dụng bản đồ tư duy giúp học sinh sáng tạo hơn, tiết kiệm thời gian,
ghi nhớ tốt hơn, nhìn thấy bức tranh tổng thể, phát triển nhận thức, tư duy, tự học
tập tích cực hay nói một cách khác giúp học sinh có phương pháp học hợp lý và có
hiệu quả đối với bộ môn.
Lịch sử là bộ môn cung cấp một lượng kiến thức rất lớn trong một khoảng
thờigian hạn hẹp. Vì thế mô hình hóa kiến thức lịch sử sẽ giúp các em dễ học,dễ nhớ,
khắc sâu kiến thức. Bản đồ tư duy trong dạy học lịch sử còn giúp học sinh hiểu
được bản chất, quy luật phát triển của lịch sử: Lịch sử bao giờ cũng phát triển đi
lên, cái xuất hiện sau thường tiến bộ hơn cái trước nó. Quy luật không có cái gì tự
nhiên sinh ra hay mất đi mà bao giờ cũng kèm theo những căn nguyên nhất định.
Do đó hệ thống hóa kiến thức giúp học sinh so sánh, đánh giá, lí giải vấn đề nhờ
vậy mà hiểu được lịch sử, phát triển tư duy lô gich trong nhận thức lịch sử. Với
cách ghi chép sử dụng màu sắc, hình ảnh, các mạng lưới liên tưởng ( các nhánh) đã
12

huy động chức năng của bộ não, khai thác tiềm năng vô tận của bộ não.Ví dụ khi
dạy tiết làm bài tập chương IV có thể làm vận dụng bản đồ tư duy sau

* Bài tập hùng biện về một đề tài lịch sử:
Đây là dạng bài tập giúp học sinh có cơ hội diễn đạt ý nghĩ của mình, tìm tòi và
mở rộng suy nghĩ của bản thân, giúp học sinh nhút nhát, diễn đạt kém có điều kiện
được rèn luyện, tập dượt và khẳng định bản thân trước tập thể.
Giáo viên có thể cho học sinh hùng biện về một sự kiện lịch sử hay một nhân vật
lịch sử. Đối với một sự kiện lịch sử nên chọn những sự kiện tiêu biểu có sức nặng
như: Chiến thắng Bạch Đằng năm 938( lịch sử lớp 7), hoặc chiến thắng trên sông
Như Nguyệt của nhà Lý năm 1077( lịch sử lớp 7). Còn đối với việc hùng biện về
nhân vật lịch sử cũng nên chọn những nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn Ví dụ
chủ đề hùng biện về “Nguyễn Trãi – anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới”
giáo viên có thể gợi ý cho học sinh một số nội dung cần trình bày (Tiểu sử sơ lược,
những cống hiến của ông trong khởi nghĩa Lam Sơn, trong thời kỳ xây dựng và
phát triển đất nước, tư tưởng lớn của ông qua các tác phẩm văn học, sử và địa lí,
13

với những cống hiến to lớn của ông mà năm 1980 tổ chức UNESCO phong tặng
ông danh hiệu: danh nhân văn hóa thế giới(nêu ngắn gọn những tình cảm của em
đối với Nguyễn Trãi)
* Bài tập dưới dạng các trò chơi lịch sử. Đây là tiết học mà giáo viên có vai trò
hết sức quan trọng trong việc thiết kế giáo án để làm sao gây hứng thú học tập cho
học sinh, tạo không khí “vui để học”, thoải mái, sôi động, tạo điều kiện các em học
hỏi lẫn nhau, hình thành phát triển mối quan hệ qua lại, tạo không khí đoàn kết,
giúp đỡ, tin tưởng lẫn nhau. Với các dạng bài tập như giải ô chữ, nhận diện lịch sử,
trò chơi tiếp sức được lồng ghép trong tiết học như vậy sẽ huy động được nhiều
học sinh hoạt động tích cực, mặt khác còn làm cho các em hứng thú, yêu thích giờ
học hơn.
- Khi đưa ra các bài tập, giáo viên cần lưu ý:
+ Mức độ nhận thức các bài tập từ dễ đến khó, từ nhận biết sự kiện lịch sử đến hiểu
và biết vận dụng.Tùy thuộc vào khối , lớp và đối tượng học sinh mà giáo viên ra
bài tập cho phù hợp tránh tình trạng quá khó khiến học sinh dễ chán nãn,đồng thời

phải huy động được nhiều học sinh cùng làm việc, giáo viên luôn chú ý thu hút tất
cả học sinh tham gia làm bài tập.
+ Các câu hỏi, bài tập phải phù hợp với nội dung cơ bản của việc học tập, giáo viên
phải có đáp án thật chuẩn và chính xác.
+ Lựa chọn và ước lượng số lượng bài tập sao cho thích hợp với thời gian một tiết
học ( không quá nhiều và cũng không quá ít ).
+ Khi đưa ra câu hỏi, bài tập cần dự kiến câu trả lời của học sinh, từ đó định ra tiêu
chuẩn đánh giá bằng thang điểm thật chính xác.
+ Bài tập tránh đọc thuộc sách giáo khoa và bài giảng của giáo viên để hướng học
sinh tới hoạt động tư duy độc lập, cũng cần tránh tình trạng giáo viên ra một loạt
bài tập học sinh làm độc lập một mình, giở sách vở chép còn giáo viên làm việc
14

riêng. Như vậy biến giờ làm bài tập thành một tiết tự học của học sinh không có
hiệu quả
+ Trong tiết học làm bài tập lịch sử tránh không khí lớp học căng thắng như biến
giờ làm bài tập thành một tiết kiểm tra bài cũ.Muốn hiệu quả giáo viên cần có
nhiều dạng bài tập khác nhau, kích thích hứng thú, say mê trong tiết học đồng thời
tạo không khí giờ học thân thiện, gần gũi, thoải mái vừa phát huy tư duy độc lập
sáng tạo của học sinh, vừa xây dựng mối quan hệ hợp tác như thông qua hoạt động
nhóm, tổ chức trò chơi tiếp sức hoặc giải ô chữ
+ Động viên, khích lệ và kịp thời khen ngợi thái độ học tập, làm việc của học sinh,
tạo khí thế phấn khởi giúp các em tự tin hơn trong học tập và trình bày những vấn
đề lịch sử.
+Ngoài ra giáo viên cần hướng dẫn và ra bài tập về nhà cho học sinh. Bài tập ở nhà
có tác dụng giúp cho học sinh có thói quen học tập ngoài giờ, hình thành ban đầu kĩ
năng phân bố, sắp xếp thời gian một cách hợp lí giữa nghỉ ngơi, giải trí và học tập.
Đồng thời giúp học sinh nắm vững kiến thức ở lớp, dần hình thành kĩ năng tự học
một mình có hiệu quả. Giáo viên chú ý tránh khi ra bài tập về nhà quá nhiều, bài
tập dưới dạng đọc thuộc, học vét, học sinh không muốn làm hoặc có làm chỉ mang

tính chất đối phó ,hiệu quả không cao. Giáo viên có thể ra các dạng bài tập như sưu
tầm các tư liệu lịch sử, tranh ảnh liên quan đến bài học hoặc vẽ bản đồ lịch sử, bản
đồ tư duy. Như vậy sẽ phát huy được tối đa tư duy độc lập sáng tạo của học sinh.
III- MINH HỌA SOẠN GIẢNG GIÁO ÁN
Tiết 45 : Làm bài tập lịch sử (phần chương IV lịch sử lớp7)
A. Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức: Học sinh nắm được nội dung chương IV.
- Khởi nghĩa Lam sơn (nguyên nhân , diễn biến, kết quả, ý nghĩa)
15

- Tìm hiểu về triều đại nhà Lê Sơ- một triều đại phát triển thịnh vượng nhất của
chế độ phong kiến Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực (kinh tế, chính trị, văn hóa
giáo dục, luật pháp)
2.Tư tưởng: Giáo dục học sinh lòng yêu nước, tự hào dân tộc, biết ơn những người
có công đối với đất nước như Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông. Cũng như cảm
phục vai trò to lớn của quần chúng nhân dân trong quá trình giữ nước.
3.Kĩ năng: Rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm các dạng bài tập Trắc nghiệm, bài
tập nhận thức, bài tập thực hành.
B. Công tác chuẩn bị:
- Giáo viên:
+ Bảng phụ hoặc giấy A0; Phiếu học tập; Bút dạ, nam châm.
+ Tranh ảnh, hình vẽ, bản đồ, bảng thống kê.
+ Những câu hỏi, các dạng bài tập trong nội dung chương IV
(Hoặc máy chiếu [Projector])
- Học sinh :
+ Làm các bài tập trong sách giáo khoa và sách bài tập
+ Chuẩn bị các phiếu học tập, nội dung bài tập theo yêu cầu của giáo viên :
Lập bảng niên biểu các sự kiện lịch sử chính, ôn lại nội dung chính của chương, tập
tường thuật một trận đánh tiêu biểu trong khởi nghĩa Lam Sơn, thu thập các tài liệu
lịch sử về các nhân vật tiêu biểu ( Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông), về triều

đại nhà Lê (Trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa – giáo dục ), bản đồ tư duy
về hai chủ đề chính : Khởi nghĩa Lam Sơn và sự thịnh vượng của triều đại nhà Lê Sơ
C. Tiến trình lên lớp:
1.Kiểm tra bài cũ: Có thể lồng ghép vào nội dung làm bài tập.
16

2.Giới thiệu bài: ( 2phút) Chúng ta vừa tìm hiểu xong nội dung chương IV,để giúp
các em hệ thống lại những kiến thức đã học, hôm nay chúng ta sẽ làm quen với một
số dạng bài tập lịch sử.
3.Làm bài tập:
Cách thức tổ chức theo lớp học chia làm 4 hoạt động. Mỗi một hoạt động tương
ứng với một thời gian nhất định
Hoạt động 1 : Làm nhanh các dạng bài tập trắc nghiệm .
*Mục tiêu cần đạt: Học sinh nắm các kiến thức và kĩ năng sau
- Nguyên nhân cơ bản khiến cuộc kháng chiến của nhà Hồ thất bại.
- Các chính sách cai trị của nhà Minh đối với nước ta.
- Những thắng lợi tiêu biểu trong khởi nghĩa Lam Sơn.
- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm các dạng bài tập trắc nghiệm, kĩ năng phán
đoán nhanh và ghi nhớ những trận thắng tiêu biểu.
* Tổ chức thực hiện : Thời gian cho hoạt động 8phút
Giáo viên treo bài tập lên bảng hoặc chiếu lên máy, học sinh phát hiện nhanh và
trả lời. Để tăng phần hứng thú học tập giáo viên có thể chia lớp làm hai đội cử đại
diện lên viết đáp án. Đội nào ghi được hiều đáp án hơn sẽ thắng cuộc. Sau đó giáo
viên công bố đáp án và cho điểm. Đây là hoạt động đầu tiên nên với dạng bài tập
trắc nghiệm có tác dụng kích thích sự hứng thú, khởi đầu sôi động của tiết học .
Bài tập 1 : Nguyên nhân cơ bản khiến nhà Hồ thất bại trong kháng chiến chống
quân Minh:
A.Nhà Hồ không có sự chuẩn bị chu đáo, lực lượng yếu C. Quân Minh mạnh
B.Không được nhân dân ủng hộ D. Nhà Hồ không có tinh thần kháng
chiến

Đáp án : Chọn phương án B
17

Bài tập 2 : Chính sách cai trị thâm hiểm nhất của quân Minh
A. Thiết lập chính quyền thống trị, xoá quốc hiệu C. Đặt hàng trăm thứ thuế
B. Thiêu huỷ sách quí, bắt phụ nữ , trẻ em D. Thi hành chính sách đồng
hoá
Đáp án : Chọn phương án D
Bài tập 3 : Điền tên các địa danh còn khuyết trong khởi nghĩa Lam Sơn vào dấu
…. trước các câu sau trong tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo
………… trúc chẻ,tro bay (Trà Lân )
………… máu chảy thành sông , tanh trôi vạn dặm (Ninh Kiều )
………… thây chất đầy nội , nhơ để ngàn năm (Tốt Động )
………… thây chất đầy đường (Lạng Giang, Lạng Sơn )
………… máu trôi đỏ nước (Xương Giang, Bình Than )
.Hoạt động 2: Tập tường thuật một trận đánh tiêu biểu trong khởi nghĩa
Lam Sơn
Ví dụ : Tường thuật trận Tốt Động – Chúc Động bằng lược đồ
* Mục tiêu cần đạt : Học sinh nắm được các kiến thức và kĩ năng sau:
- Những chiến thắng tiêu biểu trong khởi nghĩa Lam Sơn mà cụ thể là chiến thắng
Tốt Động – Chúc Động. Một chiến thắng đập tan âm mưu giành lại thế chủ động
của quân Minh, đẩy chúng vào thế bị động, co cụm ở thành Đông Quan chờ tiếp
viện, đồng thời thấy được chiến lược, sách lược đúng đắn của quân ta.
- Rèn luyện kĩ năng học và làm việc với bản đồ có hiệu quả qua tường thuật một
trận đánh trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Đây cũng là một yếu điểm học sinh chưa
làm được trong các kiểu bài tường thuật. Bài tập tường thuật sẽ giúp học sinh thể
hiện khả năng trình bày, đồng thời khắc sâu kiến thức cho học sinh hơn
18

*Tổ chức thực hiện: <Thời gian tiến hành hoạt động 10phút>

Giáo viên hướng dẫn học sinh chú ý khi tường thuật nhìn vào bảng chú giải về
các kí hiệu như:
Doanh trại quân ta, mũi tên quân ta mai phục, quân ta hành quân tiến quân,doanh
trại quân địch, quân địch tiến quân, quân địch rút chạy. Nhớ các địa danh quan
trọng như: Tốt Động, Chúc Động, Ninh kiều, Cao Bộ. Trong tường thuật học sinh
phải nêu bật được âm mưu của quân Minh và chiến lược, sách lược của ta. Giọng
tường thuật ở trận này nhanh, mạnh thể hiện tinh thần chiến đấu quyết liệt của quân
ta và niềm tự hào chiến thắng, đồng thời thấy sự thất bại của quân Minh trong âm
mưu giành lại thế chủ động trên chiến trường. Để thực hiện tốt dạng bài tập này
giáo viên có thể hướng dẫn cho học sinh về nhà chuẩn bị trước. Sau khi học sinh
tường thuật xong, giáo viên gọi học sinh khác nhận xét , giáo viên bổ sung và cho
điểm
19

20

Lược đồ trận Tốt Động – Chúc Động
. Hoạt động 3: Bài tập nhận thức
* Mục tiêu cần đạt: Học sinh nắm được các kiến thức và kĩ năng sau:
- Nghệ thuật đánh giặc trong khởi nghĩa Lam Sơn một trong những nguyên nhân
quan trọng quyết định thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn.
- Sự phát triển thịnh vượng của nhà nước phong kiến Lê Sơ trên các lĩnh vực:
Chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa – giáo dục.
- Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng : Phân tích, chứng minh một vấn đề lịch sử
21

* Tổ chức thực hiện: <Thời gian tiến hành hoạt động 15 phút >
Thông qua hoạt động nhóm thảo luận các vấn đề quan trọng và then chốt trong
nội dung chương IV. Giáo viên chia làm 4 nhóm hoạt động và giao nhiệm vụ cụ thể
cho từng nhóm.

Nhóm 1,2 : Nêu và phân tích nghệ thuật đánh giặc trong khởi nghĩa Lam Sơn
Nhóm 3,4 : Vì sao nói thời Lê Sơ, chế độ phong kiến Việt Nam phát triển đến đỉnh
cao của chế độ phong kiến tập quyền và cường thịnh nhất ở Đông Nam Á thời bấy
giờ
Hãy lấy dẫn chứng cụ thể để chứng minh.
Giáo viên tổ chức và hướng dẫn học sinh xác định đúng yêu cầu bài tập để học
sinh có thể tìm ra luận điểm, luân cứ và luận chứng cho câu trả lời
Ở bài tập của nhóm 1,2 yêu cầu học sinh nêu và phải phân tích được nghệ thuật
quân sự trong khởi nghĩa Lam Sơn khi phân tích cần cụ thể (Nghệ thuật huy động
sức mạnh và trí tuệ của nhân dân cả nước, bất kể giàu nghèo hay sang hèn, già trẻ,
gái trai miễn là có lòng căm thù đô hộ. Để huy động được sức mạnh cả dân tộc phải
nói chiến lược đánh vào lòng người đây là một sáng tạo lớn trong nghệ thuật quân
sự của dân tộc ta (Kích động lòng yêu nước thiết tha, căm thù giặc, không ngại khổ
cả hi sinh tính mạng một lòng, một dạ trung thành với ngọn cờ của Bình Định
Vương của Lê Lợi: phân hóa và cô lập cao độ kẻ thù,nghệ thuật đánh vào lòng
người được thực hiện bằng cách phối hợp một cách nhịp nhàng giữa ba mặt trận :
Chính trị, binh vận và ngoại giao,nghệ thuật vây thành diệt viện đã đẩy quân minh
vào thế quẫn bách và đi đến đại bại…)
Nhóm 3,4 yêu cầu lấy dẫn chứng về các mặt để chứng minh : Chính trị, quân
sự, kinh tế,văn hoá- giáo dục. Có thể lập bảng niên biểu so sánh với triều đại Lý
-Trần để thấy được sự phát triển về mọi mặt của triều đại Lê Sơ .
22

Nội dung Lý - Trần Lê Sơ
Chính trị Nhà nước quân chủ
quí tộc
Nhà nước quân chủ chuyên
chế quan liêu -> bộ máy nhà
nước hoàn chính và chặt chẽ
Luật pháp Bộ Hình thư và

Hình luật với nội
dung bảo về nhà
vua, giai cấp thống
trị, bảo vệ sản xuất
Bộ luật Hồng Đức, ngoài
nội dung bảo vệ giai cấp
thống trị và nền sản xuất thì
bộ luật Hồng Đức có điểm
tiến bộ: Bảo vệ chủ quyền
quốc gia, giữ gìn văn hóa
dân tộc, đặc biệt là bảo vệ
quyên lợi của phụ nữ.
Kinh tế - Nông nghiệp:
Ruộng đất công
chiếm ưu thế,
ruộng đất tư chủ
yếu (điền trang ,
thái ấp)
- Thủ công nghiệp:
Xưởng thủ công
nhà nước và trong
nhân dân phát
triển.
- Thăng Long là
trung tâm buôn bán
sầm uất.
-Nông nghiệp: Phép quân
điền, đặt các cơ quan
chuyên trách (diện tích đất
trồng được mở rộng, chú

trọng xây dựng đê điều .
Ruộng đất tư ngày càng
phát triển
- Thủ công nghiệp:
+ 36 phương thủ công, nhiều
lang nghề thủ công chuyên
nghiệp, xuất hiện các công
xưởng(cục bách tác)
- Khuyến khích mở chợ
-> Kinh tế phát triển mạnh mẽ
hơn
Văn hoá – giáo
dục
- Đạo phật phát
triển và chiếm địa
vị thống trị.
- giáo dục:Xây
dựng Văn Miếu –
- Nho giáo chiếm địa vị độc
tôn, chi phối trên nhiều lĩnh
vực văn hóa, tư tưởng
- Giáo dục: Đạt nhiều thành
tựu mới, trường công, tư mở
23

Sau khi nhóm 1,2 trả lời nhóm 3,4 nhận xét và ngược lại
Giáo viên củng cố, chốt những vấn đề quan trọng, nhận xét hoạt động của các
nhóm và cho điểm.
Sau khi hoạt động nhóm hoàn thành , giáo viên có thể dành 5 phút cho học sinh
viết bài có thể nêu cảm nghĩ về triều đại nhà Lê, về nhân vật lịch sử như Nguyễn

Trãi, lê lợi, Lê Thánh Tông… Giáo viên thu bài về nhà chấm.
Để khắc sâu hơn nội dung chương IV giáo viên cho học sinh trưng bày bản đồ
tư duy đã được chuẩn bị ở nhà đó là hai chủ đề : Khởi nghĩa Lam Sơn và sự thịnh
vượng của triều đại nhà Lê. Mặc dù hoạt động chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn
nhưng có tác dụng lớn, qua trưng bày sản phẩm bản đồ tư duy, học sinh phấn khởi
và có phần tự hào về sản phẩm mình tạo ra,từ đó củng cố niềm tin vào bản thân và
quyết tâm hơn nữa trong học tập và rèn luyện để tạo ra nhiều sản phẩm vừa có chất
lượng vừa đẹp về hình thức, giúp các em học tốt hơn bộ môn. Giáo viên chấm, cho
điểm và lựa chọn một số sản phẩm có chất lượng trao giải.
Hoạt động 4 : Tổ chức trò chơi :Tiếp sức .
* Mục tiêu cần đạt: Học sinh nắm được các kiến thức và kĩ năng sau:
- Ghi nhớ các nhân vật lịch sử và danh dân văn hóa thời Lê Sơ
- Ghi nhớ các tướng giặc bị bắt và giết trong khởi nghĩa Lam Sơn.
- Rèn luyện kĩ năng ghi nhớ sự kiện, nhân vật lịch sử.
* Tổ chức thực hiện: <Thời gian cho hoạt động 7 phút)
Đây là họat động cuối cùng của tiết học tạo không khí thoải mái , sôi nổi , lôi
cuốn sự tham gia đông đảo của học sinh có tác dụng kích thích hứng thú, say
mê,yêu thích môn học. Giáo viên chia làm hai nhóm với hai nội dung.
-Trò chơi tiêp sức chia làm 2 nhóm
Nhóm1: Kể tên các nhân vật lịch sử và danh nhân văn hoá thời Lê Sơ.
24

Nhóm 2 : Kể tên các tướng giặc bị bắt và bị giết trong khởi nghĩa Lam Sơn Các
nhóm cử đại diện lên bảng viết các nhân vật , tướng giặc sau đó thành viên trong
nhóm Lên bổ sung.Viết được 1 nhân vật được 1 điểm
Nhóm 1 : Kể tên các nhân vật lịch sử và danh nhân văn hoá ( lê Lợi, Lê Lai,
Nguyễn Trãi Nguyễn Chích, Lê Sát, Bùi Bị, Lê Khôi, Nguyễn Xí, Ngô Sĩ Liên,
Lương Thế Vinh, Lê Thánh Tông ……)
Nhóm 2 : Tên tướng giặc bị bắt và bị giết : (Trần Hiệp, Lý lượng, Lý Đằng, Liễu
Thăng, Lương Minh, Lý khánh, Thôi Tụ, Hoàng Phúc….) Nhóm nào ghi được

nhiều và hoàn thành trước thời gian nhóm đó thắng
D.Tổng kết : ( 3phút)Giáo viên cho điểm và nhận xét tiết học, rút kinh nghiệm cho
tiết học sau, giao bài tập về nhà tìm hiểu các địa danh nơi nghĩa quân Lam Sơn đi
qua ở Nghệ an, những di tích còn sót lại , vẽ bản đồ tư duy về nội dung chương IV
IV - KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Qua tiết dạy thể nghiệm ở lớp 7A lấy ý kiến nhận xét của giáo viên dự giờ và kết
quả làm bài của học sinh sau tiết học thấy được hiệu quả của giờ học
+ Không khí giờ học sôi nổi, lôi cuốn các em hăng hái, say mê hơn trong học tập,
giúp các em tự tin hơn và phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh.
+ Rèn luyện học sinh làm quen với các dạng bài tập, kĩ năng diễn đạt đặc biệt kĩ
năng thực hành tập tường thuật một trận đánh, một chiến dịch một cách sôi nổi, hấp
dẫn.
25

×