Ngành: Quản Lý Đất Đai
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tính cấp thiết của đề tài
GIS du nhập vào Việt Nam trong những năm 80 nhưng mãi đến những năm 90
mới được phổ biến rộng rãi. GIS cho chúng ta cái nhìn trực quan hơn về các đối tượng
trong một phạm vi nhất định và là một công cụ hữu hiệu trong quản lý, hỗ trợ ra quyết
định. GIS được ứng dụng hầu hết trong nhiều lĩnh vực như: quản lý đất đai, quy hoạch,
quản lý đô thị…Tuy nhiên dữ liệu GIS hiện nay ở Việt Nam còn tồn tại dưới nhiều
định dạng khác nhau và giữa các cơ quan chưa có sự chia sẽ, trao đổi dữ liệu cùng
nhau. Chính khó khăn về dữ liệu như đề cập ở trên là một trong những nguyên nhân
gây nên sự chồng chéo trong hoạch định và quản lý đồng bộ giữa các cơ quan, tổ chức.
Đối với người dân, công khai thông tin là một cách hữu hiệu để thực hiện quyền
làm chủ và giám sát của họ. Có lẽ trong các đối tượng hưởng lợi từ việc công khai và
chia sẽ thông tin thì người dân chính là người được hưởng nhiều nhất và có ý nghĩa
nhất, đây cũng là mục tiêu của các quốc gia hướng đến xây dựng hệ thống thông tin
mở. Quyền được biết chính đáng của người dân đang sống trong một môi trường như
thế nào? Tương lai ra sao và các chính sách nào đang tác động lên họ? Thực hiện được
quyền đó cũng chính là thực hiện một chính quyền của dân, do dân và vì dân.
Lâu nay, chúng ta chỉ chú tâm nâng cao vai trò giám sát của cơ quan quản lý
nhà nước nhưng thực tế vai trò của người dân – những người bị tác động bởi chính
sách của nhà nước lại chưa được tiếp cận đầy đủ lượng thông tin cần thiết. Thực tế có
rất nhiều hiện tượng tiêu cực đã tác động xấu đến kinh tế xã hội như: các vụ khiếu
kiện, khiếu nại, lừa đảo… Một trong những nguyên nhân gây ra hậu quả đó chính là
việc bưng bít thông tin hoặc thông tin không được công khai, chia sẽ để cộng đồng có
thể tiếp cận một cách đầy đủ nhất. Điểm ưu việc của chia sẽ, công khai thông tin là
những thông tin được biết của họ sẽ phản ảnh trở lại giúp các nhà quản lý đưa ra quyết
định đúng đắn và hợp lý hơn đồng thời là động lực để cơ quan quản lý hoạt động hiệu
quả hơn, giảm thiểu những tranh chấp khiếu kiện.
Việt Nam ta đang trong thời kỳ hội nhập, đổi mới để xây dựng phát triển đất
nước, là một trong những quốc gia thu hút mạnh mẽ nguồn lực đầu tư bên ngoài, hàng
loạt các dự án đã và đang được thực hiện bằng việc sử dụng nguồn tài nguyên có hạn
nhưng quý giá nhất của quốc gia đó chính là nguồn tài nguyên đất đai. Việc đầu tư cơ
sở hạ tầng, xây dựng khu công nghiệp, khu dân cư… đã kéo theo sự biến động lớn về
đất đai đặc biệt ở các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Do đó
nhu cầu thông tin liên quan đến đất đai đang là một vấn đề được mọi người quan tâm
nhiều nhất. Tuy nhiên, hiện nay để biết thông tin liên quan đến thửa đất thì những
người có nhu cầu phải đến trụ sở của cơ quan có thẩm quyền để hỏi thăm và điều này
đã làm mất nhiều thời gian, công sức đi lại.
Từ thực tế trên, để thuận tiện cho việc tra cứu thông tin đất đai cho người có
nhu cầu một cách nhanh chóng và chính xác cũng như thực hiện việc chia sẽ công khai
thông tin liên quan đến thửa đất giữa các cơ quan nhà nước với nhau, giữa cơ quan
quản lý với người dân và nhà đầu tư, chúng tôi quyết định thực hiện đề tài: “ỨNG
DỤNG PHẦN MỀM ARCIMS XÂY DỰNG WEBSITE TRA CỨU THÔNG TIN
THỬA ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THỦ ĐỨC TP.HỒ CHÍ MINH ”.
-Trang 1-
Ngành: Quản Lý Đất Đai
Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu công nghệ WEBGIS, ứng dụng của nó trên thế giới và ở Việt Nam.
Xây dựng website tra cứu thông tin thửa đất trên quận Thủ Đức, thành phố Hồ
Chí Minh để cung cấp các thông tin liên quan đến thửa đất cho người có nhu cầu tìm
kiếm.
Đối tượng nghiên cứu
Các phần mềm GIS, WEBGIS.
Cơ sở dữ liệu liên quan đến thửa đất: mã thửa, số tờ bản đồ, số thứ tự thửa, diện
tích, mục đích sử dụng, chủ sử dụng, thông tin quy hoạch,…
Nhu cầu thông tin liên quan đến thửa đất của cơ quan quản lý, nhà đầu tư,
người dân.
Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi không gian: Cơ sở dữ liệu tập trung trên địa bàn quận Thủ Đức.
Giới hạn nội dung nghiên cứu: Thành lập website tra cứu thông tin thửa đất trên
phường Bình Thọ, quận Thủ Đức.
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
Thông qua website tra cứu thông tin thửa đất trên địa bàn quận Thủ Đức, các cơ
quan, tổ chức, nhà đầu tư và người dân truy cập vào Website, thu thập được các thông
tin liên quan đến thửa đất nhanh chóng, chính xác mà không mất nhiều thời gian, công
sức đi lại. Người sử dụng có cái nhìn trực quan hơn về thửa đất cần tìm và thực hiện
những chức năng GIS như phóng to, thu nhỏ, di chuyển bản đồ, truy vấn… không cần
học cách sử dụng các phần mềm GIS.
Kết quả luận văn có thể được sử dụng làm nền tảng để phát triển, mở rộng cơ sở
dữ liệu hỗ trợ việc cập nhật, chia sẽ, công khai các thông tin khác như giá đất, bồi
thường giải phóng mặt bằng
-Trang 2-
Ngành: Quản Lý Đất Đai
Phần I
TỔNG QUAN
I.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
I.1.1. Cơ sở khoa học
1.Tổng quan về GIS
a. Lịch sử phát triển của GIS
Thông tin địa lý được thể hiện chủ yếu dưới dạng bản đồ đã ra đời từ xa xưa.
Các bản đồ trước tiên được phác thảo để mô tả vị trí, cảnh quan, địa hình… Vào thời
gian này, bản đồ chỉ thích hợp cho quân đội và các cuộc thám hiểm hơn là được sử
dụng như một công cụ khai thác tiềm năng của địa lý. Khi máy tính ra đời bản đồ vẫn
còn được tiếp tục in trên giấy. Con người nhận thấy rằng nhược điểm của bản đồ in
trên giấy là lượng thông tin hạn chế, khó khăn trong việc chỉnh sữa, lưu trữ Từ đó ý
tưởng quản lý bản đồ trên máy tính hay còn gọi là bản đồ máy tính ra đời đã khắc phục
được những nhược điểm của bản đồ giấy. Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa
học nhận thấy nhiều vấn đề địa lý cần phải thu thập một lượng lớn thông tin không
phải là bản đồ, khái niệm hệ thống thông tin địa lý (GIS) ra đời thay thế cho thuật ngữ
bản đồ máy tính.
Theo nhiều tài liệu cho thấy vào năm 1963, Giáo sư Roger Tomlinson có những
đóng góp rất to lớn, tích cực đã khiến thế giới phải công nhận ông chính là cha đẻ của
GIS, là người xây dựng hệ thống thông tin địa lý đầu tiên trên thế giới đó là hệ thống
thông tin địa lý quốc gia Canada. Đến thập niên 80, GIS mới có thể phát huy hết khả
năng của mình do sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ phần cứng và trở nên phổ biến
trong các lĩnh vực thương mại, khoa học và quản lý. GIS ngày nay không chỉ dừng lại
ở mức công nghệ mà đã tiến lên nhiều nấc đến khoa học (Geographic Information
Science - GISci) và dịch vụ (Geographic Information Services).
b. Định nghĩa hệ thống thông tin địa lý (GIS)
GIS là một trường hợp đặc biệt của hệ thống thông tin ở đó cơ sở dữ liệu bao
gồm sự quan sát các đặc trưng phân bố không gian, các hoạt động sự kiện có thể được
xác định trong khoảng không như điểm, đường, vùng (Ducker, 1979).
GIS là một hệ thống sử dụng cơ sở dữ liệu để trả lời các câu hỏi về bản chất địa
lý của các thực thể địa lý (Goodchild, 1985).
GIS là một công cụ mạnh dùng để lưu trữ và truy vấn, biến đổi và hiển thị dữ
liệu không gian từ thế giới thực cho những mục tiêu khác nhau (Burrough, 1986).
GIS là một hệ thống gồm các chức năng: nhập dữ liệu, quản lý, lưu trữ dữ liệu,
phân tích dữ liệu, xuất dữ liệu (Aronoff, 1993).
Tóm lại, hệ thống thông tin địa lý được định nghĩa như là một hệ thống thông
tin mà nó sử dụng dữ liệu đầu vào, các thao tác phân tích, cơ sỡ dữ liệu đầu ra liên
quan về mặt địa lý không gian nhằm trợ giúp việc thu nhận, lưu trữ, quản lý, xử lý,
phân tích và hiển thị các thông tin không gian từ thế giới thực để giải quyết các vấn đề
tổng hợp thông tin cho các mục đích của con người đặt ra như: hỗ trợ cho việc ra các
quyết định quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển đô thị, giao thông, quản lý
giám sát tài nguyên thiên nhiên và môi trường, lưu trữ dữ liệu hành chính
-Trang 3-
Ngành: Quản Lý Đất Đai
c. Các thành phần của GIS
GIS được kết hợp bởi năm thành phần chính: phần cứng, phần mềm, dữ liệu,
con người và phương pháp.
Hình 1-1: Các thành phần của GIS
Phần cứng: là hệ thống máy tính trên đó một hệ GIS hoạt động. Ngày nay,
phần mềm GIS có khả năng chạy trên rất nhiều dạng phần cứng, từ máy chủ trung tâm
đến các máy trạm hoạt động độc lập hoặc liên kết mạng.
Phần mềm: cung cấp các chức năng và các công cụ cần thiết để nhập, lưu giữ,
phân tích và hiển thị thông tin địa lý.
Dữ liệu: có thể xem là thành phần quan trọng nhất trong một hệ GIS. Các dữ
liệu không gian và dữ liệu thuộc tính được người sử dụng tự tập hợp hoặc được mua từ
nhà cung cấp dữ liệu thương mại.
Con người: công nghệ GIS sẽ bị hạn chế nếu không có con người tham gia
quản lý hệ thống và phát triển những ứng dụng GIS trong thực tế. Người sử dụng GIS
có thể là những chuyên gia kỹ thuật, người thiết kế và duy trì hệ thống hoặc những
người dùng GIS để giải quyết các vấn đề trong công việc.
Phương pháp: Một hệ thống GIS thành công còn phải nhờ vào các quy trình
công việc và các bản thiết kế vận hành chuẩn đó là những thể chế và mẫu hình mang
tính đặc trưng riêng của từng tổ chức.
d. Thành phần dữ liệu GIS
Cơ sở dữ liệu của GIS gồm 2 phần cơ bản: dữ liệu không gian (dữ liệu bản đồ)
và dữ liệu phi không gian (dữ liệu thuộc tính). Mỗi một loại dữ liệu có đặc trưng riêng
và chúng khác nhau về yêu cầu xử lý, lưu trữ và hiển thị.
Dữ liệu không gian: là những mô tả số của hình ảnh. Chúng bao gồm toạ độ,
quy luật và các ký hiệu dùng để xác định hình ảnh cụ thể của bản đồ trong một khuôn
dạng hiểu được của máy tính. GIS dùng các dữ liệu không gian để tạo ra một bản đồ
trên màn hình. Có 6 loại thông tin bản đồ dùng để thể hiện hình ảnh bản đồ và ghi chú
của nó trong GIS như sau: điểm, đường, vùng, lưới, ký hiệu, điểm ảnh. Dữ liệu không
gian có hai mô hình lưu trữ là vector, raster.
-Trang 4-
Ngành: Quản Lý Đất Đai
Hình 1-2: Dữ liệu raster và vector
+ Dữ liệu dạng vector là các điểm toạ độ (x, y) hoặc là các quy luật tính toán
nối chúng thành các đối tượng trong một hệ thống toạ độ nhất định.
+ Dữ liệu raster là dữ liệu được tạo thành các ô lưới có độ phân giải xác định.
Dữ liệu raster có thể là dữ liệu thô hay dữ liệu không gian của một số phần mềm GIS.
Dữ liệu phi không gian: là những mô tả về đặc tính, đặc điểm và các hiện
tượng xảy ra tại vị trí địa lý xác định mà chúng khó hay không thể biểu thị trên bản đồ.
Có 4 loại dữ liệu phi không gian:
+ Đặc tính của đối tượng: nó liên kết chặt chẽ với các thông tin bản đồ, các dữ
liệu này được xử lý theo ngôn ngữ hỏi đáp cấu trúc và phân tích.
+ Dữ liệu tham khảo địa lý: mô tả các sự kiện hoặc hiện tượng xảy ra tại một vị
trí xác định.
+ Chỉ số địa lý: là các chỉ số về tên, địa chỉ, phương hướng, định vị… liên quan
đến các đối tượng địa lý, được lưu trữ trong hệ thống thông tin địa lý để chọn liên kết
hoặc tra cứu dữ liệu trên cơ sở vị trí địa lý mà chúng đã được mô tả bằng các chỉ số địa
lý xác định.
+ Quan hệ không gian giữa các đối tựơng: rất quan trọng cho các chức năng xử
lý của GIS. Các mối quan hệ có thể giản đơn hay phức tạp như sự liên kết, khoảng
cách, mối quan hệ topo giữa các đối tượng.
2. Tổng quan về WEBGIS
Cùng với sự bùng nổ về công nghệ Internet, GIS ngày nay không chỉ dừng lại ở
việc thu nhận, lưu trữ, quản lý, xử lý, phân tích và hiển thị các thông tin không gian,
giải quyết các bài toán phân tích không gian phức tạp, hỗ trợ ra các quyết định đúng
đắn mà còn cho phép chia sẽ thông tin qua mạng toàn cầu bằng cách kết hợp giữa GIS
và WEB. Công nghệ WEBGIS ra đời đã đưa GIS phát triển lên một bước tiến nhảy
vọt-cho phép chia sẽ dữ liệu không gian trên diện rộng, người sử dụng xem bản đồ trên
internet không cần cài đặt bất kỳ một phần mềm GIS nào cũng như không cần hiểu
biết về cách sử dụng các phần mềm GIS.
a. Một số định nghĩa về WEBGIS
GIS có nhiều định nghĩa nên WEBGIS cũng có nhiều định nghĩa. Nhìn chung
các định nghĩa của WEBGIS dựa trên những định nghĩa đa dạng của GIS và có thêm
các thành phần của WEB. Đây là một số định nghĩa về WEBGIS:
-Trang 5-
Ngành: Quản Lý Đất Đai
WEBGIS là hệ thống phức tạp cung cấp khả năng truy cập dữ liệu không gian
trên mạng với những chức năng như là bắt giữ hình ảnh, lưu trữ, hợp nhất dữ liệu, điều
khiển bằng tay, phân tích và hiển thị dữ liệu không gian ( Harder, 1998).
WEBGIS là hệ thống thông tin địa lý được phân bố thông qua hệ thống mạng
máy tính phục vụ cho việc cập nhật, phổ biến, giao tiếp với các thông tin địa lý được
hiển thị trên World Wide Web ( Edward, 2000).
b. Kiến trúc WEBGIS
Kiến trúc của hệ thống WEBGIS tương tự kiến trúc Client Side – Server Side
của WEB. Client Side điển hình là Web Browser (Trình duyệt web ví dụ như Internet
Explorer). Server Side bao gồm Web Server, Map Server và cơ sở dữ liệu.
Kiến trúc Thin- Client: Trong kiến trúc Thin- Client, các Client chỉ có giao
diện người dùng truyền yêu cầu đến server và hiển thị kết quả, tất cả các công việc xử
lý, phân tích được tiến hành trên server. Dữ liệu được chuyển đến Client thông qua
định dạng HTML và hỗ trợ các định dạng ảnh chuẩn như GIF, JPG, PNJ. Trong kiến
trúc Thin-Client, mỗi thao tác của người sử dụng đều phải được tương tác với server
nên tạo ra quá nhiều tương tác giữa client-server. Vì vậy mô hình này thích hợp với
các ứng dụng có số lượng người dùng lớn, nhu cầu về các chức năng GIS không cao.
Kiến trúc Thick- Client: Trong kiến trúc Thick-Client, các Client cho phép
người dùng gửi các yêu cầu, hiển thị các kết quả từ Web server gửi đến. Tại Client cài
đặt các phần mềm Java Applet, Active X hay plug-ins hỗ trợ cho Web browser hiển thị
các dữ liệu raster, vector mà HTML không thể nhận ra, ngoài ra nó còn thực hiện được
nhiều thao tác hơn là Thin-Client như zoom, pan, select, find, identify… đây chính là
nét nổi bật của kiến trúc Thick – Client. Mô hình này thích hợp cho người dùng có nhu
cầu thực hiện nhiều chức năng của GIS.
b. Mô hình hoạt động của WEBGIS
Hình 1-3: Sơ đồ hoạt động của WEBGIS
Khi có yêu cầu phát sinh, Client gửi yêu cầu đến WebServer. Nếu yêu cầu có
liên quan đến bản đồ, WebServer chuyển yêu cầu đến MapServer xử lý. Tại
MapServer, yêu cầu sẽ được phân loại và tuỳ thuộc vào loại yêu cầu mà MapServer
gọi đến chương trình thực thi để thực hiện. Chương trình thực thi trên MapServer truy
cập vô cơ sở dữ liệu để lấy dữ liệu. Trong quá trình truy cập, chương trình thực thi
tham chiếu đến tệp tin cấu hình bản đồ (config_mapfile). Dữ liệu lấy về sẽ được
chuyển về WebServer, WebServer tham chiếu đến tệp tin mẫu (html template) để tạo
ra kết quả. Kết quả sẽ được gửi về Client để hiển thị. Chu trình cứ thế tiếp tục.
-Trang 6-
Gởi yêu cầu
Chuyển đi
Chuyển về
Client
Map
Server
Web
Server
config_mapfile
Data
Trả lời
Tham chiếu
Lấy
html template
Tham chiếu
Ngành: Quản Lý Đất Đai
d. Các giải pháp triển khai WEBGIS phổ biến
Giải pháp của hãng Intergraph: Hãng Intergraph với các phần mềm Mapping
Office( IRAS-C, IRAS-B, I-GEOVEC, MGE-PC…), GIS office đã và đang được ứng
dụng phổ biến ở Việt Nam. Về giải pháp WEBGIS của Intergraph có sản phẩm
GeoMedia WebMap. GeoMedia WebMap cung cấp Webservice để xây dựng các ứng
dụng WEBGIS như là phân tích, truy xuất dữ liệu không gian đa người dùng.
Giải pháp của hãng Mapinfo: Hãng Mapinfo với phần mềm Mapinfo đang
được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam. Về giải pháp WEBGIS hãng Mapinfo cho ra đời
sản phẩm MapXtreme. MapXtreme hỗ trợ xây dựng ứng dụng WEBGIS đáp ứng phần
lớn các yêu cầu của hệ thống GIS qua mạng. Hiện tại, MapXtreme (từ phiên bản
MapXtreme 2005) đã hổ trợ các dịch vụ theo chuẩn OGC.
Giải pháp của trường Đại học Minnesota: MapServer là phần mềm mã nguồn
mở, đây là sản phẩm của trường đại học Minnesota (University of Minnesota - UMN)
trong dự án kết hợp giữa NASA và Bộ Tài Nguyên Minnesota. Nó cho phép tạo các
bản đồ động và trình bày dữ liệu không gian trên Web. MapServer hỗ trợ các dịch vụ
WEBGIS theo chuẩn OGC, bao gồm: WMS Server, WMS Client, WFS Server, WFS
Client và WCS Server và ngôn ngữ lập trình được viết bằng C++.
Giải pháp của hãng ESRI: Hãng ESRI với các phần mềm ArcInfo, ArcView,
ArcGIS đã và đang được sử dụng ở Việt Nam nhất là lĩnh vực quản lý tài nguyên thiên
nhiên và bảo vệ môi trường. Về giải pháp WEBGIS có sản phẩm ArcIMS, ArcIMS là
phần mềm đưa dữ liệu GIS lên Web, nó cung cấp bản đồ động: cho phép hiển thị các
lớp bản đồ, phóng to, thu nhỏ cho hình ảnh của đối tượng rõ nét, tìm kiếm và hiển thị
thông tin đối tượng địa lý,… với ngôn ngữ lập trình và môi trường phát triển Java.
ArcIMS có 2 tầng chính (hình 1-4): Clientside (tầng khách) và Serverside (tầng chủ).
Hình 1-4: Kiến trúc và các thành phần của WEBGIS
-Trang 7-
Ngành: Quản Lý Đất Đai
Tầng Client
Hiển thị các dịch vụ từ phía Server như đưa ra các yêu cầu, trả lại kết quả sau
khi server đã xử lý.Tầng Client chạy trên các modul khác nhau như ArcIMS Viewers,
ArcMap, ArcExplorer
Tầng Server bao gồm các thành phần sau:
Web Server (ví dụ: IIS, apache ): là chương trình dùng để chuyển những yêu
cầu từ trình khách (Client) đến trình chủ (ArcIMS - Application Server) và trả các kết
quả về trình khách sau khi đã xử lý.
ArcIMS Connectors (ví dụ: Tomcat, Servelt ): cung cấp thành phần giao tiếp
để kết nối Web Server và ArcIMS.
ArcIMS Application Server: tầng trung gian dùng để truân chuyển những yêu
cầu có liên quan đến bản đồ cho ArcIMS Spatial Server xử lý và trả lại kết quả cho
Web Server.
ArcIMS Spatial Server: là thành phần quan trọng nhất của ArcIMS, nó thực
hiện nhiệm vụ xử lý dữ liệu có liên quan đến bản đồ.
ArcIMS Author: dùng để tạo file cấu hình bản đồ.
ArcIMS Adminitrator: dùng để quản lý Website.
ArcIMS Designer: thiết kế Website tra cứu thông tin thửa đất.
e. Tiềm năng ứng dụng của WEBGIS
Khả năng phân phối thông tin địa lý rộng rãi trên toàn cầu.
Người dùng Internet có thể truy cập đến các ứng dụng GIS mà không phải mua
phần mềm.
Đối với phần lớn người dùng không có kinh nghiệm về GIS thì việc sử dụng
WEBGIS sẽ đơn giản hơn việc sử dụng các ứng dụng GIS loại khác.
3. Cơ sở dữ liệu về thửa đất
Cơ sở dữ liệu không gian thửa đất: là dữ liệu mô tả vị trí, hình dạng, kích thước,
tọa độ đỉnh thửa của các thửa đất. Chúng được thể hiện trên bản đồ địa chính.
Cơ sở dữ liệu thuộc tính thửa đất: là những dữ liệu mô tả đặc trưng, đặc điểm,
tính chất của thửa đất. Dữ liệu này thể hiện nội dung của sổ mục kê, sổ địa chính, sổ
theo dõi biến động đất đai (Bảng 1).
Bảng 1. Dữ liệu thuộc tính của thửa đất theo hệ thống hồ sơ địa chính
Tên trường Giải thích
Mã xã Mã đơn vị hành chính cấp xã
Tờ bản đồ số Số thứ tự của tờ bản đồ địa chính của phường
Số hiệu thửa Số thứ tự của thửa đất trên 1 tờ BĐĐC
Mã thửa
Mã thửa là một bộ gồm 3 số (mã xã, số thứ tự tờ BĐĐC, Số
thứ tự của thửa đất) được đặt liên tiếp nhau có dấu chấm
ngăn cách.
Chủ sử dụng Họ và tên chủ sử dụng/quản lý thửa đất
Diện tích Diện tích của thửa đất (m2)
-Trang 8-
Ngành: Quản Lý Đất Đai
Sử dụng chung/riêng Diện tích sử dụng chung hoặc riêng (m2)
Địa chỉ Địa chỉ của chủ sử dụng đất
Mục đích sử dụng Mục đích sử dụng hiện trạng, quy hoạch của thửa đất
Biến động Biến động (nếu có) của thửa đất trong quá trình sử dụng đất
Số giấy chứng nhận Số phát hành giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Ghi chú Các ghi chú khác nếu cần thiết
I.1.2. Cơ sở pháp lý
1.Văn bản liên quan đến dữ liệu địa chính
Thông tư 09/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 08 năm 2007 của Bộ Tài
Nguyên và Môi Trường về việc hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính.
Tại điểm 2.1 khoản 2 Mục I có nêu: “Cơ sở dữ liệu địa chính bao gồm dữ liệu
bản đồ địa chính và các dữ liệu thuộc tính địa chính ”.
Tại điểm 2.2 khoản 2 Mục I có nêu: “Dữ liệu bản đồ địa chính được lập để mô
tả các yếu tố gồm tự nhiên có liên quan đến việc sử dụng đất bao gồm các thông tin:
a) Vị trí, hình dạng, kích thước, toạ độ đỉnh thửa, số thứ tự, diện tích, mục đích sử
dụng của các thửa đất;
b) Vị trí, hình dạng, diện tích của hệ thống thuỷ văn gồm sông, ngòi, kênh, rạch,
suối; hệ thống thuỷ lợi gồm hệ thống dẫn nước, đê, đập, cống; hệ thống đường giao
thông gồm đường bộ, đường sắt, cầu và các khu vực đất chưa sử dụng không có ranh
giới thửa khép kín;
c) Vị trí t độ các mốc giới và đường địa giới hành chính các cấp, mốc giới và chỉ
giới quy hoạch sử dụng đất, mốc giới và ranh giới hành lang bảo vệ an toàn công
trình;
d) Điểm toạ độ địa chính, địa danh và các ghi chú thuyết minh;”
Tại điểm 2.3 khoản 2 Mục I có nêu: “Các dữ liệu thuộc tính địa chính được lập
để thể hiện nội dung của Sổ mục kê đất đai, Sổ địa chính và Sổ theo dõi biến động đất
đai quy định tại điều 47 của Luật Đất Đai bao gồm các thông tin:
a) Thửa đất gồm mã thửa, diện tích, tình trạng đo đạc lập bản đồ địa chính;
b) Các đối tượng chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất (không có ranh giới
thửa khép kín trên bản đồ) gồm tên gọi, mã của đối tượng, diện tích của hệ thống thủy
văn, hệ thống thuỷ lợi, hệ thống đường giao thông và các khu vực đất chưa sử dụng
không có ranh giới thửa khép kín;
c) Người sử dụng đất hoặc người quản lý đất gồm tên, địa chỉ, thông tin về chứng
minh nhân dân, hoặc hộ chiếu, văn bản về việc thành lập tổ chức;
d) Tình trạng sử dụng của thửa đất gồm hình thức sử dụng, thời hạn sử dụng,
nguồn gốc sử dụng, những hạn chế về quyền sử dụng, giá đất, tài sản gắn liền với đất,
nghĩa vụ tài chính về đất đai;
e) Những biến động về sử dụng đất trong quá trình sử dụng gồm những thay đổi
về thửa đất, về người sử dụng đất, về tình trạng sử dụng đất.”
-Trang 9-
Ngành: Quản Lý Đất Đai
2. Văn bản liên quan đến vấn đề công khai, chia sẽ thông tin đất đai
Nghị định số 102/2008/NĐ-CP về việc thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng
dữ liệu về tài nguyên và môi trường.
Tại khoản 1 điều 3 nêu “Dữ liệu đất đai gồm:
a) Số liệu phân hạng, đánh giá đất, thống kê, kiểm kê đất đai và bản đồ phân
hạng đất, bản đồ hiện trạng sử dụng đất; cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và
tài sản gắn liền với đất; số liệu điều tra về giá đất;
b) Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt;
c) Bản đồ địa chính; kết quả giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục
đích sử dụng đất, thực hiện các quyền của người sử dụng đất.”
Tại điều 5 có nêu “Nhà nước có chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân
đầu tư cho việc điều tra, xây dựng cơ sở dữ liệu và hiến tặng các dữ liệu tài nguyên và
môi trường do mình thu thập để bảo đảm việc khai thác, sử dụng thống nhất dữ liệu về
tài nguyên và môi trường trong cả nước”.
Tại khoản 1 điều 11 “Danh mục dữ liệu về tài nguyên và môi trường được
công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên Internet, trang điện tử của các
cơ quan Trung ương và địa phương nhằm phục vụ cho cộng đồng và yêu cầu phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước.”
Quyết định số 212/2003/QĐ-TTg ngày 21 tháng 10 năm 2003 của thủ tướng
chính phủ về danh mục bí mật nhà nước độ tối mật trong lĩnh vực tài nguyên và môi
trường.
Tại khoản 5 điều 1 có nêu danh mục bí mật nhà nước độ tối mật trong đo đạc
và bản đồ gồm:
a) Toạ độ các điểm cơ sở quốc gia hạng II trở lên tạo thành mạng lưới quốc
gia hoàn chỉnh kèm theo các ghi chú điểm;
b) Tài liệu điều tra, khảo sát về đường biên giới quốc gia chưa được công bố”.
Quyết định số 919/2003/QĐ-BCA ngày 21 tháng 10 năm 2003 của Bộ trưởng
Bộ Công An về danh mục bí mật nhà nước độ mật trong lĩnh vực tài nguyên và môi
trường.
Tại khoản 5 điều 1 có nêu danh mục bí mật nhà nước độ mật trong đo đạc và
bản đồ gồm:
a) Hệ thống số liệu gốc đo đạc quốc gia bao gồm: tạo độ gốc trắc địa, tạo độ
gốc thiên văn, toạ độ gốc vệ tinh, giá trị gốc trọng lực tuyệt đối, giá trị gốc độ cao, giá
trị gốc độ sâu;
b) Phim, ảnh hàng không bao gồm phim, ảnh hàng không kỹ thuật số và sản
phẩm quét phim, ảnh hàng không kèm theo số liệu xác định toạ độ tâm ảnh có số
lượng tờ liên kết bằng diện tích lớn hơn 200 km
2
ở thực địa;
c) Bản đồ địa hình số và cơ sở dữ liệu bản đồ địa hình tỷ lệ 1:10.000, 1:25.000,
1:50.000;
Quyết định số 179/2004/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2004 về việc phê
duyệt Chiến lược ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin tài nguyên và môi trường
đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.
-Trang 10-
Ngành: Quản Lý Đất Đai
Trong phần mục tiêu chiến lược có nêu rõ “Thông tin hiện trạng và hệ thống
đăng ký; văn bản chính sách, pháp luật; quy hoạch, kế hoạch đã quyết định, xét duyệt
được công bố công khai trên mạng thông tin của từng lĩnh vực thuộc ngành” và
nhiệm vụ trọng tâm của chiến lược có nội dung “tin học hoá các hoạt động hành chính
với dân nhằm cải cách thủ tục hành chính trong từng lĩnh vực thuộc ngành; thực hiện
đăng ký, cấp phép, phổ biến chính sách, pháp luật, công khai quy hoạch trong lĩnh
vực tài nguyên và môi trường trên mạng thông tin chuyên ngành” và “tạo cầu nối trực
tiếp giữa cơ quan hành chính nhà nước và người dân thông qua hệ thống mạng thông
tin tài nguyên và môi trường."
Qua các văn bản trên có thể nhận thấy nhà nước có chủ trương khuyến khích
việc công khai, chia sẽ thông tin đất đai cho cộng động như quy hoạch sử dụng đất,
bản đồ địa chính và các thông tin hoàn toàn không thuộc danh mục bí mật của nhà
nước.
I.1.3. Cơ sở thực tiễn
1. Ứng dụng WEBGIS trên thế giới
Nhận thức được tầm quan trọng của việc chia sẽ và công khai thông tin để giải
quyết các vấn đề toàn cầu như sự dâng lên của mực nước biển, hiện tượng trái đất
nóng lên, dịch bệnh, cúm gà, cạn kiệt tài nguyên nước, các thảm họa thiên nhiên và
các thảm họa môi trường, xung đột do chính con người gây ra…Liên hiệp quốc kêu
gọi các nước cùng hợp tác và chia sẻ dữ liệu không gian. Một trong những hiệp hội đã
được xây dựng dưới lời kêu gọi này là Hiệp hội Cơ sở dữ liệu không gian toàn cầu –
Global Spatial Data Infrastructure Association () nhằm nghiên
cứu, phát triển các giải pháp xây dựng SDI (Spatial Data Infastructure- cơ sở hạ tầng
không gian) và quảng bá, hỗ trợ các quốc gia xây dựng SDI.
Dự án INSPIRE (Infrastructure for Spatial Information in Europe) được thực
hiện bởi liên minh châu Âu nhằm xây dựng một CSDL không gian địa lý để tăng
cường giám sát và bảo vệ tài nguyên - môi trường trên toàn Châu Âu.
Bên cạnh đó google maps cho phép người dùng xem bản đồ những vùng nhất
định, bản đồ đường phố, bản đồ địa hình, bản đồ vệ tinh, tìm ra đường đi ngắn nhất
giữa hai điểm khác nhau ().
Tại Mỹ, trang web chỉ ra những nơi
thường xảy ra động đất, núi lửa, dự báo bão.
2. Ứng dụng WEBGIS tại Việt Nam
Tại Việt Nam hiện nay có các website thể hiện bản đồ như: bản đồ hành chính
Việt Nam ở trang điện tử của chính phủ (), bản đồ hành chính
thành phố Hồ Chí Minh ( ), xem thông tin
về đường, tìm đường đi, tìm địa điểm tại bản đồ khu công
nghiệp Đồng Nai tại .
Trung tâm thông tin Bộ Tài Nguyên và Môi Trường đang tiến hành thử nghiệm
WEBGIS dựa trên chuẩn mở quốc tế OpenGIS trong khuôn khổ dự án cơ sở dữ liệu
tích hợp tài nguyên và môi trừơng. Việc sử dụng chuẩn mở này là một bước tiến trong
việc chia sẽ và công khai thông tin theo hướng hiện đại, tuy nhiên hệ thống cơ sở dữ
liệu tích hợp tài nguyên và môi trường vẫn đang trong giai đoạn thi công và chưa thể
hiện hết khả năng chia sẽ và công khai thông tin cho cộng đồng.
-Trang 11-
Ngành: Quản Lý Đất Đai
I.2. KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
I.2.1. Điều kiện tự nhiên
1. Vị trí địa lý
Quận Thủ Đức được thành lập vào tháng 4 năm 1997 theo Nghị định 03/CP của
Thủ tướng Chính phủ ngày 06/01/1997 chia huyện Thủ Đức thành quận Thủ Đức,
quận 2, quận 9, có diện tích tự nhiên 4764,9 ha. Phía Bắc giáp huyện Thuận An và
huyện Dĩ An của Bình Dương, phía Nam của quận giáp với quận 2, quận Bình Thạnh,
phía Đông giáp với quận 9, phía Tây giáp với quận 12.
Hình 1-5: Vị trí địa lý của quận Thủ Đức.
2. Địa hình
Địa hình của quận Thủ Đức tương đối đồng nhất và bằng phẳng với độ dốc nhỏ
hơn 3
0
, gồm hai dạng địa hình chính là dạng gò và dạng địa hình thấp.
- Địa hình dạng gò có độ cao từ 1,5m đến 30m chiếm 46% tổng diện tích tự
nhiên của quận tập trung ở các phường Linh Trung, Linh Chiểu, Linh Xuân, Linh Tây,
Bình Thọ, Bình Chiểu và một phần ở các phường Tam Bình, Tam Phú, Trường Thọ.
- Địa hình dạng thấp: tập trung ở phía Nam của quận, cấu tạo địa chất chủ yếu
là bùn và sét nên dễ sụt lún. Các phường có dạng địa hình thấp gồm Hiệp Bình Phước,
Hiệp Bình Chánh, Linh Đông, Tam Bình, Tam Phú, Trường Thọ.
3. Khí hậu
Khí hậu của quận mang nét đặc trưng của khí hậu miền Nam bởi hai mùa mưa
nắng rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4. Nhiệt
độ không khí trung bình là 27
0
C, thấp nhất là 13
0
C, cao nhất là 40
0
C, độ ẩm không khí
là 80%, lượng mưa trung bình khá cao từ 1800-2000 mm/năm. Gió thổi theo hai
hướng chính là gió Đông Bắc từ tháng 2 đến tháng 11 và gió Tây Nam thổi vào những
tháng còn lại với tốc độ trung bình 2,5- 4,7 m/s.
-Trang 12-
Ngành: Quản Lý Đất Đai
4. Thuỷ văn
Hệ thống sông rạch của quận khá đa dạng, dày đặc, chủ yếu là sông Sài Gòn
chảy qua địa bàn với chiều dài hơn 20 km. Dòng chảy khá ổn định theo chế độ bán
nhật triều, mực nước trung bình là 0,8 m. Hiện nay nguồn nước thải độc hại có trữ
lượng lớn từ các khu công nghiệp, nhà máy xí nghiệp chế biến thực phẩm, dệt nhuộm
đã làm ô nhiễm nặng nhiều sông rạch .
Nguồn nước ngầm có trữ lượng lớn, chất lượng tốt, phân bố ở vùng đất gò, độ
cao mực nước ngầm vào mùa mưa là từ 2-4 m, vào mùa khô là 5-9 m. Tuy nhiên do
phần lớn đất thuộc dạng phèn tiềm tàng nên mùa khô nước ngầm một số nơi bị nhiễm
phèn khá nặng.
5. Tài nguyên đất
Quận có diện tích đất tự nhiên hơn 4764,9 ha, chiếm 2% diện tích đất của thành
phố Hồ Chí Minh gồm ba loại đất chính: đất phèn, đất xám, đất vàng xám. Trong đó
đất phèn chiếm 43,31% phân bố ở phường Hiệp Bình Chánh, Hiệp Bình Phước, Linh
Đông và một phần phường Trường Thọ, Tam Phú, Tam Bình; đất xám chiếm 24,76%
phân bố ở Linh Trung, Linh Tây, Linh Chiểu, Bình Thọ và một phần phường Tam
Bình, Tam Phú, Linh Đông; đất vàng xám chiếm 24% phân bố Linh Xuân, Bình
Chiểu, một phần phường Linh Trung.
I.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội
1. Cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế của quận chủ yếu là dịch vụ và công nghiệp với tốc độ tăng
trưởng kinh tế trung bình là 21,4% và GDP năm 2007 là 6220 tỷ đồng, thu nhập bình
quân mỗi năm là 16,7 triệu đồng /người. Định hướng phát triển kinh tế của quận là đẩy
mạnh phát triển thương mại-dịch vụ, khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển,
đặc biệt là kinh tế tư nhân và kinh tế hợp tác xã.
Biểu đồ 1: Cơ cấu kinh tế của quận Thủ Đức năm 2007.
-Trang 13-
Ngành: Quản Lý Đất Đai
2. Thực trạng phát triển của các ngành
a. Nông nghiệp
Ngành nông nghiệp chiếm tỷ lệ 0,48 % trong cơ cấu kinh tế, tỷ trọng đóng góp
từ 30-35 tỷ đồng vào tổng thu nhập chung của quận. Diện tích đất nông nghiệp là
1231,82 ha, chiếm 24,85% tổng diện tích đất tự nhiên của quận.
Cơ cấu cây trồng-vật nuôi hiện nay chủ yếu gồm những giống có giá trị cao,
cần phải đầu tư vốn và kỹ thuật sản xuất tiến bộ như cá giống, bò sữa, trồng lan, cây
cảnh Do môi trường nước ngày càng bị ô nhiễm, giá phân bón, thức ăn gia súc tăng
quá cao nên số hộ sản xuất nông nghiệp ngày càng giảm.
Lao động nông nghiệp năm 2006 gồm 4826 người, giảm 13% so với năm 2003.
Bình quân lương thực còn quá thấp so với cả nước do tỷ trọng của ngành nông nghiệp
chỉ chiếm chưa đến 1% tổng GDP của quận.
b. Công nghiệp
Công nghiệp chiếm tỷ lệ 36,82 % trong cơ cấu kinh tế, đóng góp 2864 tỷ đồng
vào tổng thu nhập chung của quận. Diện tích đất dành cho phát triển công nghiệp là
1954 ha, chiếm 41,02% tổng diện tích tự nhiên.
Số cơ sở sản xuất ngày càng nhiều chủ yếu là các cơ sở sản xuất cá thể có quy
mô trung bình, được đầu tư trang thiết bị khá hiện đại.
Tốc độ phát triển của ngành công nghiệp năm 2006 là 17%, phát triển nhất là
công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm và may mặc.
Một số xí nghiệp, nhà máy sản xuất then chốt có quy mô lớn, sản xuất hiệu quả
cao là nhà máy nhiệt điện Thủ Đức, nhà máy nước Thủ Đức, Ximăng Hà Tiên, Công
ty dệt Việt Thắng, sữa Vinamilk, mì ăn liền Colusa, bánh kẹo Kinh Đô.
Các khu công nghiệp lớn như KCN Linh Xuân 80 ha, Khu chế xuất Linh Trung
60 ha, hầu hết đều có vị trí thuận tiện dọc theo các tuyến đường lớn.
c. Dịch vụ
Ngành thương mại - dịch vụ đã chiếm 62,7% cơ cấu kinh tế, đạt giá trị 1009 tỷ
đồng thu hút 25000 lao động với vốn đầu tư 133 tỷ đồng cho 14800 cơ sở.
Gần đây hoạt động kinh doanh nhà trọ trở nên phổ biến nhằm phục vụ nguồn
lao động nhập cư đông đảo từ các nơi khác đến. Đa số là công nhân trong các khu
công nghiệp, khu chế xuất, sinh viên
Quận có 5860 nhà trọ, khách sạn đạt doanh thu 118 tỷ đồng. Dịch vụ - thương
mại là ngành kinh tế chủ yếu, được ưu tiên đầu tư phát triển nên hàng năm có tốc độ
phát triển trên 20%. Các trung tâm thương mại lớn gồm chợ Thủ Đức, chợ Bình Triệu,
chợ đầu mối Tam Bình, Dịch vụ tín dụng - ngân hàng ngày càng hoạt động hiệu quả,
trang bị máy móc thiết bị hiện đại để đáp ứng nhu cầu của người dân và các nhà đầu
tư, đặc biệt hiện nay hệ thống rút tiền bằng thẻ ATM đã đưa vào hoạt động tạo điều
kiện thuận lợi cho người dân trong thời kỳ hội nhập. Các loại hình kinh doanh dịch vụ
khác như bưu chính viễn thông, công nghệ phần mềm, giao thông vận tải cũng ngày
càng được nâng cao chất lượng phục vụ, có đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng
kinh tế của quận.
-Trang 14-
Ngành: Quản Lý Đất Đai
3. Hiện trạng phát triển xã hội
a. Dân số và lao động
Dân số của quận theo số liệu thống kê mới nhất gồm có 370078 người, tập
trung đông nhất ở phường Bình Chiểu, tiếp theo là Hiệp Bình Chánh và Linh Xuân,
Linh Trung. Mật độ dân số của quận khá cao, cao nhất là tại phường Linh Chiểu, thấp
nhất là ở Hiệp Bình Phước vì tập trung nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất và trường
đại học lớn nên tỷ lệ tăng dân số cơ học của quận khá cao, chiếm tỷ lệ 48,6 % tổng dân
số toàn quận.
Bảng 2: Dân số và mật độ dân số quận Thủ Đức năm 2007
Tên phường Dân số
(người)
Mật độ dân số
(người/km
2
)
Linh Đông 26.857 9.127
Hiệp Bình Chánh 47.379 7.323
Hiệp Bình Phước 32.406 4.234
Tam Phú 19.143 6.204
Linh Xuân 47.118 12.174
Linh Chiểu 23.545 16.675
Trường Thọ 27.576 5.523
Bình Chiểu 52.942 9.782
Linh Tây 19.625 14.406
Bình Thọ 15.446 12.746
Tam Bình 20.087 9.237
Linh Trung 37.954 5.375
Toàn quận 370.078 7.767
(Nguồn: Phòng Thống kê quận Thủ Đức)
Tổng số người trong độ tuổi lao động của quận năm 2007 là 310.405 người, số
lao động trong các ngành kinh tế là 59.722 người, đa số là lao động có trình độ kỹ
thuật trung bình.
Với mật độ dân số tập trung ở quận Thủ Đức tương đối cao nên nhu cầu về sử
dụng, khai thác tiềm năng đất đai lớn, dẫn đến biến động về đất đai như: chuyển mục
đích sử dụng, chuyển quyền, tách thửa… tạo nên khối lượng công việc lớn cho cơ
quan quản lý đất đai. Mặt khác, khi có nhu cầu tra cứu thông tin của một thửa đất như
tình trạng pháp lý, quy hoạch, chủ sử dụng…một cách nhanh chóng, chính xác, nhằm
giảm thiểu rủi ro cho người sử dụng trong quá trình giao dịch bất động sản, thì hiện
nay cơ quan quản lý đất đai quận Thủ Đức nói riêng và cả nước nói chung chưa đáp
ứng được, vì vậy nhu cầu tra cứu thông tin thửa đất qua mạng là một đòi hỏi cấp bách.
-Trang 15-
Ngành: Quản Lý Đất Đai
b. Dân tộc và tôn giáo
Dân tộc: Trên địa bàn quận có nhiều người nhập cư từ nhiều tỉnh khác đến nên
cũng có nhiều dân tộc sinh sống với nhau, nhưng chủ yếu có 3 dân tộc lớn là dân tộc
Kinh chiếm 97,5% dân số, dân tộc Hoa chiếm 0,014% và còn lại là dân tộc Chăm. Vì
vậy nhu cầu về nhà cửa đất đai tăng mạnh, nhu cầu tra cứu thông tin thửa đất cao, dẫn
đến cần có trang web phổ biến thông tin thửa đất.
Tôn giáo: quận Thủ Đức có khá nhiều cơ sở tôn giáo đạo Phật, đạo Công giáo
đạo Tin Lành, đạo Cao Đài.
c. Giáo dục đào tạo
Thủ Đức được gọi là làng đại học bởi tập trung nhiều trường đại học, cao đẳng
lớn của Thành phố như ĐH Quốc Gia TP.HCM, ĐH Luật TP.HCM, ĐH Sư Phạm Kỹ
Thuật, ĐH Nông Lâm TP.HCM, Năm 2007 quận có 91 trường mẫu giáo, 19 trường
tiểu học, 11 trường trung học cơ sở, 4 trường trung học phổ thông với số phòng học
trên 1315 phòng (chưa tính các trường đại học), gồm có 1841 giáo viên và 47.188 học
sinh từ mầm non đến lớp 9.
d.Cơ sở y tế
Cơ sở vật chất hạ tầng của ngành y tế quận ngày càng được hoàn thiện, năm
2007 quận có một trung tâm y tế, một phòng khám khu vực, một phòng khám trung
tâm, 12 trạm y tế ở 12 phường và một đội vệ sinh phòng dịch. Ngoài ra còn có 79 cơ
sở dịch vụ y tế tư nhân, 52 nhà thuốc tư nhân đã góp phần phục vụ tốt cho sức khỏe
của người dân trong quận.
e. Các công trình thể dục thể thao, vui chơi giải trí
Nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, văn hóa tinh thần của người dân quận đã đầu
tư xây dựng nhiều công trình công cộng lớn gồm có 1 trung tâm văn hóa, nhà thiếu
nhi, nhà truyền thống, phòng triễn lãm… Lĩnh vực kinh doanh dịch vụ về văn hóa
cũng rất phát triển gồm có 2 nhà sách lớn, 77 điểm kinh doanh văn hóa phẩm, báo chí,
băng đĩa. Năm 2007, quận đạt nhiều thành tích cao trong thi đấu thể dục thể thao do có
cơ sở hạ tầng tốt gồm 1 nhà thi đấu 600 m
2
, 16 sân bóng đá , 40 sân cầu lông, 18 sân
bóng chuyền, 22 sân quần vợt, 7 hồ bơi.
4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật
a. Giao thông
Đường bộ có chiều dài 251,26 km, gồm các đường lớn như Quốc lộ 1A, đường
Xuyên Á, Xa lộ Hà Nội, Quốc lộ 13, Ngoài ra quận còn có hệ thống cầu vượt, cầu
chui khá tốt như cầu vượt Linh Xuân, Cầu vượt Gò Dưa, Sóng Thần, Bình Phước,…
Đường thủy: Các sông rạch lớn như sông Sài Gòn, Rạch Chiếc, rạch ximăng Hà
Tiên, rạch Gò Dưa,… Hầu hết các cây cầu trên địa bàn quận hiện đã cũ kỹ nhưng vẫn
còn sử dụng được như cầu Bình Triệu, cầu Gò Dưa, cầu Bình Lợi,… đồng thời quận
đã đầu tư xây dựng, sửa chữa một số cây cầu mới nhằm tạm thời giảm áp lực lưu
thông ngày càng cao.
Đường sắt đi qua địa bàn quận gồm đường sắt Bắc Nam với chiều dài 6,7 km và
hai nhà ga lớn là ga Sóng Thần, ga Bình Triệu. Tuy giao thông bằng đường sắt vẫn
phục vụ khá tốt nhưng cơ sở vật chất kỹ thuật đã cũ, thiếu đường bộ dọc theo hai bên
đường sắt, các đường rày xe lửa thường cắt ngang đường bộ ở khu vực đông dân cư.
-Trang 16-
Ngành: Quản Lý Đất Đai
Hệ thống giao thông tác động đến giá trị thửa đất rất lớn, ví dụ như đất mặt tiền
hay đất hẻm, đất ở vị trí thuận lợi giao thông hay không thuận lợi, đất ở khu vực
thường xuyên kẹt xe hay không… Nếu đi quan sát thực tế sẽ tốn nhiều thời gian công
sức, vì vậy “Trang web tra cứu thông tin thửa đất quận Thủ Đức” là một nhu cầu thiết
thực đối với mọi người dân trong quận.
b. Hệ thống thông tin liên lạc
Quận có hệ thống bưu điện khá hoàn chỉnh gồm một bưu điện trung tâm quận
và 12 bưu cục phân bố trên 12 phường. Ngoài ra hệ thống điện thoại công cộng được
lắp đặt phân bố đều khắp nơi sẵn sàng đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc không chỉ
cho người dân trong quận mà các quận xung quanh. Hầu hết các hộ gia đình đều có
truyền hình và rađio để giải trí, trao đổi, nắm bắt tin tức hằng ngày đáp ứng nhu cầu
thông tin ngày càng tăng. Đặc biệt ở mỗi phường đều được trang bị một hệ thống phát
thanh riêng để phổ biến, tuyên truyền tin tức nội bộ, quy định pháp luật của nhà nước
đến từng hộ dân.
c. Hệ thống điện
Tất cả các hộ gia đình đều được cung cấp điện đến tận nhà để sử dụng, nhu cầu
sử dụng điện cho sản xuất cũng được đáp ứng đầy đủ, ổn định vì nguồn điện khá dồi
dào được cung cấp bởi các nhà máy thủy điện Đa Nhim, Trị An, đặc biệt quận Thủ
Đức cũng có nhà máy nhiệt điện có công suất khá lớn. Đường dây cao thế đi qua địa
bàn quận có chiều dài 33 km, đường dây hạ thế dài 200 km với 04 trạm điện trung gian
là trạm Sài Gòn, Bà Triệu, Vikimcô, trạm Thủ Đức Bắc đã phục vụ tốt cho toàn quận.
d. Hệ thống cấp thoát nước
Nguồn nước ngầm của quận có chất lượng tốt. Nguồn nước phục vụ cho sản
xuất công nghiệp, thương mại dịch vụ được cung cấp đầy đủ nhưng nước thải chưa
được xử lý tốt gây ảnh hưởng lâu dài và nghiêm trọng đến sức khỏe con người và sự
phát triển kinh tế, xã hội. Quận cũng đã đầu tư lắp đặt, xây dựng hệ thống đường ống
cấp thoát nước, cống rãnh rộng khắp nhằm tránh tình trạng ngập nước mùa mưa trong
khu đô thị.
I.3. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, QUY TRÌNH THỰC HIỆN
I.3.1. Nội dung nghiên cứu
Xây dựng bài toán tra cứu thông tin thửa đất trên địa bàn quận Thủ Đức, thành
phố Hồ Chí Minh;
Đánh giá nguồn dữ liệu để biết được chất lượng của dữ liệu đầu vào, từ đó đánh
giá khả năng cung cấp thông tin của Website;
Thiết kế cơ sở dữ liệu thuộc tính liên kết với dữ liệu không gian;
Chuẩn hóa nguồn dữ liệu bằng phần mềm Microstation, Mapinfo, làm giảm bớt
sự dư thừa và loại bỏ những sự cố mâu thuần về dữ liệu, tiết kiệm được không
gian lưu trữ;
Thiết kế giao diện website bằng Macromedia Dreamweaver, ArcIMS;
Ứng dụng phần mềm ArcIMS xây dựng website tra cứu thông tin thửa đất quận
Thủ Đức;
Đánh giá kết quả đạt được của website tra cứu thông tin thửa đất;
-Trang 17-
Ngành: Quản Lý Đất Đai
I.3.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập dữ liệu: Sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu để thu
thập các bản đồ, các thông tin thuộc tính đi kèm, các số liệu thống kê từ cơ quan
chuyên ngành, các văn bản pháp luật về thông tin đất đai, các tài liệu WEBGIS, hướng
dẫn thiết kế website thông qua phương tiện sách, báo, internet.
Phương pháp đánh giá: Sử dụng phương pháp đánh giá để đánh giá chất lượng
của nguồn dữ liệu đầu vào như độ chính xác, tính hiện hành, tính rõ ràng của bản đồ
và các thông tin thuộc tính của thửa đất.
Phương pháp phân tích tổng hợp: Trên cơ sở các nguồn dữ liệu thu thập được,
sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp để phân chia các nhóm dữ liệu, thiết kế
CSDL cho hệ thống, phân tích các nhóm người (cơ quan quản lý, nhà đầu tư, người
dân) sử dụng thông tin ở các mục đích khác nhau.
Phương pháp ứng dụng phần mềm tin học: Ứng dụng các phần mềm GIS
(Microstation, Mapinfo) để chuẩn hóa dữ liệu, phần mềm ArcIMS đưa dữ liệu GIS lên
Web, phần mềm Macromedia Dreamweaver để thiết kế giao diện Web.
Phương pháp phân tích không gian trong GIS: phương pháp này sẽ thực hiện
việc chồng xếp các lớp bản đồ, phân tích, truy vấn dữ liệu phi không gian, dữ liệu
không gian cung cấp các thông tin theo yêu cầu của các nhóm người sử dụng. Đối với
dữ liệu không gian thì việc tìm kiếm tuần tự xuyên qua các lớp đang được hiển thị trên
bản đồ; đối với dữ liệu phi không gian thì việc tìm kiếm sẽ duyệt qua nội dung của
từng trường có trong CSDL.
I.3.3. Quy trình thực hiện
-Trang 18-
MAPINFO
RANHGIOI_QUAN
RANHGIOI_PHUONG
GIAO_THONG
TEN _DUONG
THUY_VAN
THUA_DAT
QUY_HOACH
WEBSITE TRA CỨU THÔNG TIN THỬA ĐẤT
INTERNE
T
ARC IMS
XÂY DỰNG WEBSITE
MICROSTATION MS EXCEL
THÔNG TIN THỬA ĐẤT
THÔNG TIN VỀ TÊN HUYỆN,
PHƯỜNG
THÔNG TIN QUY HOẠCH SỬ
DỤNG ĐẤT
BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH
BẢN ĐỒ RANH GIỚI HUYỆN,
PHƯỜNG.
BẢN ĐỒ QUY HOẠCH SỬ DỤNG
ĐẤT
Hình 1-6 :Quy trình xây dựng Website tra cứu
thông tin thửa đất quận Thủ Đức
1
2
5
4
3
Ngành: Quản Lý Đất Đai
Thu thập dữ liệu đầu vào bao gồm các bản đồ địa chính, quy hoạch, ranh giới
quận, phường và hiện trạng, các file dữ liệu bản đồ đầu vào đều ở định dạng *.dgn
quản lý trên phần mềm Microstation; các thông tin của thửa đất như mã thửa, số tờ, số
thứ tự thửa, diện tích, chủ sử dụng, tình trạng pháp lý của thửa đất (cấp giấy chứng
nhận) Các thông tin trên có được trong quá trình đo đạc, chúng được lưu trữ và quản
lý trên phần mềm Excel, ngoài ra chúng còn được thu thập từ các sổ địa chính.
Tích hợp dữ liệu: do dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính thu thập được từ
các nguồn khác nhau, được quản lý trên nhiều phần mềm khác nhau nên chúng không
thể làm việc cùng nhau trong một hệ thống. Mapinfo là một phần mềm GIS đa chức
năng, nó có thể đọc được hầu hết các định dạng dữ liệu của các phần mềm khác, do đó
sử dụng nó để gán trực tiếp thông tin thuộc tính cho các đối tượng trên các lớp bản đồ
thông qua một trường ID. Các dữ liệu được tổ chức sắp xếp bao gồm các lớp sau:
GIAO_THONG, TEN_DUONG, THUY_VAN, THUA_DAT, QUY_HOACH,
RANHGIOI_PHUONG, RANHGIOI_QUAN. Sau khi thực hiện gán thuộc tính ta tiến
hành xuất các lớp sang định dạng chuẩn shapefile (*.shp) để ArcIMS sử dụng làm dữ
liệu đầu vào.
Sử dụng phần mềm ArcIMS tạo website tra cứu thông tin thửa đất, cụ thể
ArcIMS Author dùng các bản đồ định dạng shapefile để tạo file cấu hình bản đồ,
ArcIMS Adminitrator tạo file ảnh bản đồ từ file cấu hình và ArcIMS Designer đưa
file ảnh bản đồ vào hệ thống Website đồng thời cho phép thiết kế giao diện, công cụ
cho trang Web.
Hoàn thiện Website tra cứu thông tin thửa đất: Dùng phần mềm Macromedia
Dreamweaver thiết kế các trang web khác như: trang đăng nhập, trang giới thiệu, trang
quy hoạch phát triển, trang tin tức…
Đưa hệ thống Website lên mạng Internet: Thông qua mạng người sử dụng truy
cập vào Website để tra cứu thông tin cần tìm. Website cung cấp các thông tin như mã
thửa, số tờ, số thứ tự thửa, diện tích, loại đất, tên chủ sử dụng , giấy chứng nhận, địa
chỉ của thửa đất, thông tin quy hoạch. Các thông tin trên phục vụ cho cơ quan nhà
nước, nhà đầu tư, người dân.
I.3.4. Phương tiện, kỹ thuật công nghệ
1. Phần cứng
Vi xử lý (CPU): celeron 2.5Gb, AMD6, PentumIV 2.0Gb ;
Bộ nhớ trong (RAM) tối thiểu 256Mb;
Ổ cứng (HDD) tối thiểu 10GB;
Card màn hình (VGA) tối thiểu 64Mb;
Màn hình 14 inch;
Chuột;
Bàn phím;
-Trang 19-
5
3
2
1
3
4
Ngành: Quản Lý Đất Đai
2. Phần mềm
Phần mềm ArcIMS
ArcIMS là phần mềm ứng dụng đưa dữ liệu bản đồ lên Web, là sản phẩm phần
mềm của hãng ESRI. ArcIMS sẽ giúp người sử dụng nhanh chóng và dễ dàng tạo ra
một website mà không cần biết nhiều về ngôn ngữ lập trình Web.
Phần mềm bổ trợ cho ArcIMS
Microsoft .NET Framework 1.1;
Java JDK;
ServletExec_ISAPI_50;
Phần mềm chỉnh sửa dữ liệu bản đồ
Microstation: là phần mềm đồ họa của hãng Intergraph chuyên về thành lập
bản đồ với độ chính xác cao với các công cụ đắc lực dùng để nắn ảnh, số hóa, bắt điểm
chính xác, tìm và sửa các lỗi phát sinh trong quá trình số hóa bản đồ, tạo vùng cho các
thửa đất.
Mapinfo: là phần mềm GIS của hãng Mapinfo, nó có khả năng đọc được hầu
hết các định dạng dữ liệu của các phần mềm khác nên được dùng để gán dữ liệu thuộc
tính cho các đối tượng trên bản đồ và xuất chúng sang dạng Shapefile để ArcIMS sử
dụng làm dữ liệu đầu vào.
Phần mềm thiết kế web
Macromedia Dreamweaver: là phần mềm thiết kế Web, hỗ trợ các công cụ
giúp cho việc trang trí Website nhanh chóng và dễ dàng.
3. Hệ điều hành: Window 2000, Window XP, Vista
-Trang 20-
Ngành: Quản Lý Đất Đai
Phần II
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
II.1. Xây dựng bài toán tra cứu thông tin thửa đất
II.1.1. Giới thiệu bài toán tra cứu thông tin thửa đất
Xu hướng hiện nay của các quốc gia trên thế giới là tiến đến xây dựng một hệ
thống thông tin mở đó là công khai những chính sách rộng rãi qua các phương tiện
thông tin đại chúng và lắng nghe ý kiến phản hồi từ người dân, từ đó giúp các nhà
quản lý đưa ra các quyết định đúng đắn hơn, hợp lý hơn, giúp các cơ quan quản lý nhà
nước hoạt động hiệu quả hơn. Vì vậy công khai thông tin của thửa đất lên Web là một
xu hướng phát triển trong tương lai của nước ta.
Bài toán đặt ra: Làm thế nào để các cơ quan, tổ chức, người dân cũng như nhà
đầu tư có thể biết được các thông tin liên quan đến thửa đất như số tờ, số thứ tự thửa,
diện tích, loại đất, thông tin quy hoạch một cách nhanh chóng, chính xác mà không
tốn kém thời gian, công sức đi lại. Giải pháp tối ưu là đưa tất cả thông tin của thửa đất
lên internet thông qua Website, mà cụ thể ở đây là Website tra cứu thông tin thửa đất.
Đối với từng đối tượng sử dụng khác nhau thì thông tin cần quan tâm và lợi ích do
website mang lại cũng khác nhau. Cụ thể như sau:
Đối với chủ sử dụng đất
Các thông tin như: chủ sử dụng, diện tích, mục đích sử dụng người sử dụng
truy cập website và thấy các thông tin này chính xác họ yên tâm, ngược lại họ báo cho
cơ quan chức năng kịp thời chỉnh sửa những sai sót.
Thông tin quy hoạch cho chủ sử dụng biết vị trí thửa đất có nằm trong khu quy
hoạch không, nhằm giúp họ thực hiện các quyền của mình, hạn chế những thiệt hại do
cán bộ địa chính nhũng nhiễu cho người sử dụng.
Đối với nhà dấu tư
Nhà đầu tư thường cần biết các thông tin: giao thông, vị trí thửa đất, quy hoạch,
mục đích sử dụng, diện tích, tình trạng pháp lý, chủ sử dụng từ đó lựa chọn địa điểm
đầu tư thuận lợi, tính toán chi phí đầu tư hợp lý đạt hiệu quả cao và đền bù đúng đối
tượng.
Đối với người dân có nhu cầu về đất
Người có nhu cầu về nhà cửa đất đai thông thường cần biết các thông tin về quy
hoạch, tình trạng pháp lý, diện tích, chủ sử dụng, vị trí thửa đất, giao thông trong khu
vực nhằm giúp người dân lựa chọn được vị trí ưng ý, đồng thời giảm thiểu những
thiệt hại trong việc thực hiện các quyền sau này.
Đối với cơ quan quản lý đất đai
Cơ quan này sẽ quản lý tất cả các thông tin liên quan đến thửa đất (mã thửa,
diện tích, chủ sử dụng, quy hoạch, thế chấp ) trên web giống như khi quản lý trên sổ
sách, tạo thuận lợi cho việc tra cứu thông tin nhanh chóng, từ đó đưa ra những quyết
định đúng đắn. Mặt khác việc quản lý thông tin qua website sẽ hạn chế được những sai
sót và chỉnh lý kịp thời những thông tin sai lệch do người dân phản ánh.
-Trang 21-
Ngành: Quản Lý Đất Đai
II.1.2. Yêu cầu của bài toán tra cứu thông tin thửa đất
Yêu cầu thông tin đầu vào chính xác, khách quan, rõ ràng, khi có sự thay đổi
thông tin phải được cập nhật kịp thời đảm bảo thông tin mang tính hiện hành.
Hệ thống được vận hành phải đảm bảo cho người quản trị thuận tiện trong việc
cập nhật thông tin, đăng thông tin, cho phép chủ sử dụng đất hoặc người sử dụng khác
truy cập và thao tác các chức năng dễ dàng.
II.2. Đánh giá nguồn dữ liệu
II.2.1. Dữ liệu không gian
Nguồn dữ liệu đầu vào bao gồm:
- Bản đồ địa chính phường Bình Thọ tỉ lệ 1:500 với độ chính xác khá cao,
gồm 34 tờ bản đồ, đo vẽ vào năm 2003. Tuy nhiên các đối tượng trong bản đồ chưa
tạo thành vùng (polygon) còn ở dạng đường (line) và một số biến động trên thửa đất
(tách thửa, người sử dụng, diện tích ) chưa được cập nhật kịp thời.
- Sơ đồ định hướng phát triển không gian đến năm 2020 của quận Thủ Đức
tỉ lệ 1: 10000 (bản đồ quy hoạch chung) được Kiến Trúc Sư Trưởng Thành Phố phê
duyệt kèm theo quyết định số 5287/QĐ-UB-QLĐT ngày 11/9/1999 của UBND thành
phố, các khu quy hoạch ở dạng vùng (polygon).
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005 của tất cả các phường trên quận
Thủ Đức tỉ lệ 1:2000 do Phân Viện Nghiên Cứu Địa Chính Phía Nam và UBND các
phường phối hợp thực hiện, trong đó các đối tượng giao thông và thủy văn đều ở dạng
vùng (polygon).
- Bản đồ ranh giới hành chính giữa các phường trong quận Thủ Đức
Tất cả các bản đồ trên đều ở định dạng file *.dgn quản lý trên phần mềm
Microstation và được thành lập dựa trên hệ tọa độ Quốc gia VN-2000, do đó thuận lợi
cho việc chồng xếp các lớp bản đồ.
II.2.2. Dữ liệu thuộc tính
Dữ liệu thuộc tính là các thông tin như số tờ bản đồ, số hiệu thửa, diện tích, mã
loại đất, họ tên chủ sử dụng, mã đối tượng sử dụng, giấy chứng nhận, địa chỉ khu đất
thu được từ quá trình đo vẽ bản đồ (*.xls) và sổ địa chính (giấy). Nguồn dữ liệu này
được thu thập ở Phòng Tài Nguyên và Môi Trường quận Thủ Đức. Những biến động
về tên chủ sử dụng, diện tích, số hiệu thửa trong 3 năm trước chưa kịp cập nhật đầy
đủ nên dữ liệu chưa mang tính hiện hành.
Các số liệu về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội được thu thập từ Niên giám
thống kê năm 2007 của Phòng Thống Kê quận Thủ Đức.
II.3. Thiết kế cơ sở dữ liệu
Dữ liệu bản đồ của hệ thống website tra cứu thông tin thửa đất bao gồm 7 lớp:
ranh gioi quan, ranh gioi phuong, giao thong, thuy van, quy hoach, thua dat, ten
duong. Tất cả các lớp bản đồ được thiết kế như sau:
-Trang 22-
Ngành: Quản Lý Đất Đai
Bảng3: Danh sách các lớp bản đồ.
TÊN LỚP
KIỂU
HÌNH HỌC
KIỂU NỀN
KIỂU
ĐƯỜNG VIỀN
ranhgioiquan Vùng (polygon) Solid fill
ranhgioiphuong Vùng (polygon) Solid fill
giaothong Vùng (polygon) Solid fill
thuyvan Vùng (polygon) Solid fill
quyhoach Vùng (polygon) Solid fill
thuadat
Vùng (polygon) Transparent
fill
Tenduong Kiểu chữ (text)
Từ các lớp xác định ở trên, ta tiến hành xây dựng các trường thuộc tính, kiểu dữ
liệu cho từng lớp trong phần mềm Mapinfo, thuộc tính của các lớp cụ thể như sau:
Bảng4: Danh sách các trường thuộc tính của các lớp
TÊN LỚP TÊN TRƯỜNG KIỂU DỮ LIỆU ĐỘ RỘNG
ranhgioiquan
MA_QUAN Character 3
TEN_QUAN Character 20
DIEN_TICH Decimal (15,2)
DAN_SO Integer
ranhgioiphuon
g
MA_PHUONG Character 5
TEN_PHUONG Character 20
DIEN_TICH Decimal (15,2)
DAN_SO Integer
giaothong
MA_DUONG Character 5
CHIEU_RONG Decimal (15,2)
CAP_DUONG Character 3
thuyvan
MA_SONG Character 3
TEN_SONG Character 50
quyhoach
ID Character 5
KHU_QUY_HOACH Character 50
Thuadat MA_THUA Character 12
MA_XA Character 5
-Trang 23-
Ngành: Quản Lý Đất Đai
SO_TO Character 2
SO_HIEU_THUA Character 3
DIEN_TICH Decimal (15,1)
MA_LOAI_DAT Character 3
MA_DOI_TUONG Character 3
TEN_NGUOI_SU_DUNG Character 50
GCN Character 5
DIA_CHI Character 50
tenduong
MA_DUONG Character 5
TEN_DUONG Character 50
II.4. Chuẩn hóa nguồn dữ liệu
II.4.1. Chuẩn hóa dữ liệu không gian
1.Tạo vùng cho các thửa đất
a.Tiếp biên các tờ bản đồ địa chính
Khởi động Microstation: Start\ All Programs\ Microstation SE.
Chọn File\ Merge trong hộp thoại Microstation Manager.
Chọn các tờ bản đồ cần tiếp biên (hình 2-1), sau đó nhấn nút Merge.
Hình 2-1 : Hộp thoại Merge
b. Sử dụng phần mềm MRFClean kiểm tra lỗi tự động.
Mở file dữ liệu bản đồ cần sửa lỗi
Khởi động MRFClean: Utilities\MDL Applications\MRF CLEAN
Cài đặt các thông số trong MRFClean: bấm phím Parameters trong hộp
thoại MRFClean,đặt chế độ đổi các đối tượng có kiểu Curve thành linestring (Curve
Factor) là 0.01, đặt chế độ xóa điểm cuối tự do( Dangle Factor) là 0.0, đặt chế độ lọc
điểm thừa trên đường( Filter Factor) là 0.0, Free End Flag Level là lớp 63,nhập hệ số
xử lý cho level cần sửa lỗi là 0.01.
-Trang 24-
Ngành: Quản Lý Đất Đai
Hình 2-2 : Hộp thoại MRFClean kiểm tra lỗi tự động.
c. Sử dụng MRF Flag để tự động hiển thị các lỗi mà MRFClean đã phát hiện
Khởi động MRF Flag: Utilities\MDL Applications\MRFFLAG
Hình 2-3: Hộp thoại MRFFlag hiển thị lỗi
d. Sử dụng các công cụModify trong Microstation để sửa lỗi
Hình 2-4: Các công cụ Modify dùng để sửa lỗi
e. Sử dụng MRF Poly tạo vùng cho các thửa đất
Khởi động MRF POLY: Utilities\MDL Applications\MRFFLAG
Tại hộp thoại MRF Poly, chọn Parameters, tại Select LineWork Levels chọn
lớp đối tượng cần đóng vùng, sau đó bấm MRFpolygol
-Trang 25-