Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần tổng công ty công trình đường sắt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 68 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
MỤC LỤC
Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc 26
Hoàng Thị Thúy Hà_KT3 GVHD:TS Bùi Thị Minh Hải
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BHTN : Bảo hiểm thất nghiệp
BHXH : Bảo hiểm xã hội
BHYT : Bảo hiểm y tế
CBCNV :Cán bộ công nhân viên
CB-CNVLĐ :Cán bộ công nhân viên lao động
CNV : Công nhân viên
DN : Doanh nghiệp
HĐLĐ :Hợp đồng lao động
KPCĐ : Kinh phí công đoàn
LĐTL : Lao động tiền lương
SXKD :Sản xuất kinh doanh
VD : Ví dụ
Hoàng Thị Thúy Hà_KT3 GVHD:TS Bùi Thị Minh Hải
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Tháng 3 năm 2012 26
Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc 26
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc 26
Hoàng Thị Thúy Hà_KT3 GVHD:TS Bùi Thị Minh Hải
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Trong quản lý kinh tế, quản lý con người là vấn đề cốt lõi nhất, cũng đồng
thời là vấn đề tinh tế, phức tạp nhất. Khai thác được những tiềm năng của nguồn lực
con người chính là chìa khóa để mỗi doanh nghiệp đạt được thành công trong sản


xuất kinh doanh. Vì thế, việc phân chia và kết hợp các lợi ích phải được xem xét,
cân nhắc một cách kỹ lưỡng. Các lợi ích đó bao gồm: lợi ích cá nhân người lao
động, lợi ích của doanh nghiệp và lợi ích xã hội. Và lợi ích vật chất của cá nhân
người lao động được thể hiện ở thu nhập của người đó.
Thu nhập và tiền lương đối với người lao động là hai phạm trù kinh tế khác
nhau. Tiền lương dùng để chỉ số tiền mà người lao động được nhận thông qua các
thang, bảng lương và phụ cấp. Thu nhập bao gồm ngoài khoản tiền lương, còn tiền
thưởng, tiền chia lợi nhuận và các khoản khác mà các doanh nghiệp phân phối cho
người lao động theo sản lượng hay chất lượng lao động. Trong đó, tiền lương là
phần thu nhập chính, chiếm một tỷ trọng lớn, nó có tác dụng lớn đến việc phát triển
kinh tế, ổn định và cải thiện đời sống của người lao động. Vì vậy, đối với mọi
doanh nghiệp, vấn đề tiền lương có một vị trí quan trọng đặc biệt.
Để tạo ra động lực to lớn, giải phóng được sức sản xuất, trước hết cần phải
có quỹ tiền lương đủ lớn để chi trả cho người lao động. Do vậy, việc quản lý, phân
phối quỹ tiền lương đó theo cách thức nào sao cho công bằng, hợp lý, đúng luật
pháp, kích thích tinh thần hăng say làm việc và khả năng sáng tạo của mọi người lao
động, phát huy tác dụng đòn bẩy kinh tế của tiền lương trong sản xuất, đồng thời
đảm bảo sản xuất kinh doanh có lãi, lại là một vấn đề không đơn giản đối với các
doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải tìm được một phương thức quản
lý, hạch toán tiền lương phù hợp, tuân thủ quy định của Nhà nước về chính sách đãi
ngộ, nhưng cũng phải có những ứng dụng sáng tạo căn cứ vào thực tế sản xuất kinh
doanh tại doanh nghiệp.
Vì vậy, việc hạch toán tiền lương là một trong những công cụ quản lý quan
trọng của doanh nghiệp. Hạch toán chính xác chi phí về lao động có ý nghĩa cơ sở,
căn cứ để xác định nhu cầu về số lượng, thời gian lao động và xác định kết quả lao
Hoàng Thị Thúy Hà_KT3 GVHD:TS Bùi Thị Minh Hải
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
động. Qua đó các nhà quản trị quản lý được chi phí tiền lương trong giá thành sản
phẩm. Mặt khác công tác hạch toán chi phí về lao động cũng giúp việc xác định

nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nước. Đồng thời nhà nước cũng ra nhiều
quyết định liên quan đến việc trả lương và các chế độ tính lương cho người lao
động
Xuất phát từ tầm quan trọng của công tác tiền lương trong quản lý doanh
nghiệp em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo
lương tại Công ty Cổ phần Tổng Công ty công trình đường sắt” làm chuyên đề
thực tập tốt nghiệp của mình.
Trên cơ sở những kiến thức có được từ học tập, nghiên cứu,cùng với sự hướng
dẫn nhiệt tình của cô giáo hướng dẫn Tiến sỹ Bùi Thị Minh Hải, giảng viên Khoa
Kế toán trường Đại học Kinh tế quốc dân và các cô chú cán bộ kế toán, của Công ty
Cổ phần Tổng Công ty Công trình đường sắt em đã hoàn thành chuyên đề thực tập
tốt nghiệp với những nội dung sau:
-Chương 1: Đặc điểm lao động –tiền lương và quản lý lao động, tiền lương của
Công ty Cổ phần Tổng Công ty công trình đường sắt
-Chương 2: Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại
Công ty Cổ phần Tổng Công ty công trình đường sắt
-Chương 3: Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại
Công ty Cổ phần Tổng Công ty công trình đường sắt
Vì lĩnh vực nghiên cứu này còn mới mẻ đối với bản thân và trình độ chuyên
môn còn hạn chế nên chuyên đề thực tập của em không thể tránh khỏi những thiếu
sót. Em xin chân thành cảm ơn và rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp của
thầy, cô trong Khoa và các cô chú trong Công ty để chuyên đề được hoàn thiện hơn.
EM XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN!
Hoàng Thị Thúy Hà_KT3 GVHD:TS Bùi Thị Minh Hải
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG 1
ĐẶC ĐIỂM LAO ĐỘNG -TIỀN LƯƠNG VÀ QUẢN LÝ LAO
ĐỘNG, TIỀN LƯƠNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TỔNG
CÔNG TY CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG SẮT

1.1. Đặc điểm lao động của Công ty Cổ phần Tổng Công ty công trình đường
sắt
Con người là một trong những nhân tố hàng đầu, tiên quyết và vô cùng quan
trọng trong bất kỳ một Công ty nào. Công ty Cổ phần Tổng Công ty công trình
đường sắt có 1335 cán bộ, công nhân viên, trong đó toàn bộ là lao động mang tính
chất ổn định. Mỗi loại lao động này lại có đặc điểm riêng, tính chất và kết cấu công
việc cũng như đặc thù ngành nghề khác nhau. Vì vậy Công ty đã có những biện
pháp quản lý, tổ chức khá chặt chẽ bằng cách tổng hợp phân chia lao đông theo
từng loại lao động cụ thể. Từ cách phân loại này Công ty sẽ có từng hình thức trả
lương theo từng cá nhân lao động riêng biệt. Nhìn chung Công ty có 5 cách phân
loại lao động phổ biến như sau:
Phân loại lao động theo giới tính:
Tổng số cán bộ công nhân viên lao động của Công ty là 1335 người
Trong đó: - Lao động nam: 1167 người chiếm 87,42%
- Lao động nữ: 168 người chiếm 12,58%
Phân loại lao động theo độ tuổi:
Độ tuổi trung bình của cán bộ công nhân viên trong Công ty tương đối trẻ.
Số người từ 18÷40 là 827 người chiếm 61,94% so với tổng số. Số người > 40 tuổi
có 508 người chiếm 38,05%
Qua đây ta thấy, lực lượng lao động nam là chủ yếu so với lực lượng lao
động nữ, lao động chủ yếu là lao động trẻ. Lao động chủ yếu là nam giới do công
việc yêu cầu đòi hỏi cần nhanh nhẹn, khoẻ mạnh. Điều này phù hợp với ngành xây
dựng nặng nhọc và có tính chất nghiêm ngặt về an toàn.
Phân loại lao động theo trình độ văn hóa:
Hoàng Thị Thúy Hà_KT3 GVHD:TS Bùi Thị Minh Hải
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Số lượng lao động có trình độ đại học và trên đại học là 242 người, cao
đẳng-trung cấp là 142 người, trong đó cán bộ quản lý là 32 người, cán bộ kỹ thuật là
289 người

Phân loại công nhân theo trình độ tay nghề:
ĐVT:người
Chỉ tiêu
CN
1/7
CN
2/7
CN
3/7
CN
4/7
CN
5/7
CN
6/7
CN
7/7
Công nhân 156 145 278 123 146 87 12
CN khai thác đá 8 7 4
CN đặt đường sắt 27 36 15 18 9 5 2
CN kích kéo 97 76 54 39 19 8 1
CN sửa chữa 6 5 5 1 1
CN phục vụ khác 55 35 29 15 11 6
Công nhân lái xe con, xe tải, lái cẩu bậc 1/4 ÷ 4/4 là 90 người
Lao động phổ thông là 44 người…
Phân loại lao động theo chức năng của lao động trong quá trình sản xuất
kinh doanh:
- Lao động trực tiếp sản xuất : là những người trực tiếp tiến hành các hoạt
động sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm hay trực tiếp thực hiện các công việc
nhiệm vụ nhất định. Công ty chia lao động trực tiếp theo nội dung công việc mà

người lao động trực tiếp đảm nhận như : lao động sản xuất kinh doanh chính và lao
động sản xuất kinh doanh phụ trợ.
- Lao động gián tiếp sản xuất : là bộ phận lao động tham gia một cách gián tiếp
vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lao động gián tiếp gồm những
người chỉ đạo, phục vụ và quản lý kinh doanh trong doanh nghiệp. Thuộc bộ phận
này bao gồm các cán bộ kỹ thuật (trực tiếp làm công tác kỹ thuật hoặc tổ chức, chỉ
đạo hướng dẫn kỹ thuật), nhân viên quản lý kinh tế (trực tiếp lãnh đạo, tổ chức, các
hoạt động sản xuất kinh doanh như Hội đồng quản trị, Ban Tổng Giám đốc ), nhân
viên quản lý hành chính (những người làm công tác quản lý, nhân sự), nhân viên
Phòng Tài chính-Kế toán ( nhân viên kế toán, )
Hoàng Thị Thúy Hà_KT3 GVHD:TS Bùi Thị Minh Hải
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Phân loại lao động trong doanh nghiệp có ý nghĩa to lớn trong việc nắm bắt
thông tin về số lượng và chất lượng lao động, về trình độ nghề nghiệp của người lao
động trong doanh nghiệp, về sự bố trí lao động trong doanh nghiệp từ đó thực hiện
kế hoạch lao động. Mặt khác, thông qua phân loại lao động trong toàn doanh nghiệp
và từng bộ phận giúp cho việc lập dự toán chi phí những công trình, chi phí sản xuất
kinh doanh, lập kế hoạch quỹ lương được thuận lợi và đảm bảo cho công tác kiểm
tra tình hình thực hiện giữa kế hoạch và dự toán.
1.2. Các hình thức trả lương của Công ty Cổ phần Tổng Công ty công trình
đường sắt
Quy chế trả lương: Nhận thức rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của chế độ tiền
lương, Công ty đã xây dựng và ban hành quy chế trả lương, thưởng để áp dụng cho
cán bộ công nhân viên trong Công ty với những nội dung cơ bản như sau:
* Chính sách tiền lương:
- Chính sách tiền lương của Công ty được xây dựng trên cơ sở tiền lương được
phân phối theo nguyên tắc phân phối lao động và sử dụng tiền lương như đòn bẩy
kinh tế quan trọng để kích thích người lao động tích cực tham gia sản xuất kinh
doanh. Việc phân phối lương được thực hiện công khai và dân chủ, đảm bảo sự

công bằng và hợp lý giữa các chức danh trong Công ty.
- Trả lương cho người lao động theo thời gian làm việc, chất lượng làm việc và
hiệu quả làm việc.
- Làm công việc gì, chức vụ gì hưởng lương theo công việc đó, thông qua thử
việc nếu đáp ứng mới ký hợp đồng lao động theo thoả thuận giữa người sử dụng lao
động và người lao động. Mức lương không thấp hơn mức quy định hiện hành của
Nhà nước.
- Người lao động trong Công ty còn được hưởng các quyền lợi bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế, chế độ hưu trí…đầy đủ theo các quy định hiện hành.
* Chính sách thưởng:
Nhằm khuyến khích động viên cán bộ công nhân viên gia tăng hiệu quả đóng
góp, tăng năng suất chất lượng hoàn thành công việc, Công ty đưa ra chính sách
thưởng hàng kỳ, thưởng đột xuất cho cá nhân và tập thể. Việc xét thưởng căn cứ
Hoàng Thị Thúy Hà_KT3 GVHD:TS Bùi Thị Minh Hải
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
vào thành tích của cá nhân hoặc tập thể trong việc thực hiện tiết kiệm, sáng kiến cải
tiến về kỹ thuật, về phương pháp tổ chức kinh doanh, tìm kiếm được khách hàng
mới, thị trường mới, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đạt được hiệu quả
cao trong kinh doanh, có thành tích chống tiêu cực, lãng phí.
* Các chế độ chính sách khác đối với người lao động:
Công ty thực hiện đầy đủ các chế độ cho người lao động theo Bộ Luật lao
động, Nội quy lao động và Thoả ước lao động tập thể. Chế độ bảo hiểm xã hội của
Công ty bao gồm đầy đủ ba chế độ: Ốm đau, thai sản và tai nạn lao động. Công ty
đặc biệt quan tâm đến việc hiếu hỷ cho CBCNV lao động trong Công ty.
Công ty luôn quan tâm đến đời sống và cải thiện điều kiện cho cán bộ công
nhân viên. Công ty có chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với các lao động làm việc
trong điều kiện nắng nóng, nặng nhọc; quan tâm tới cán bộ công nhân viên trong
các ngày lễ tết.
Nguồn hình thành quỹ tiền lương :

- Quỹ tiền lương theo định mức, đơn giá được giao.
- Quỹ tiền lương phát sinh ngoài đơn giá được giao như : khối lượng, công
việc phát sinh , bảo hành công trình ngoài dự toán ban đầu được chủ đầu tư chấp
nhận.
- Đơn giá, định mức được giao được hiểu là từ khi chuẩn bị thi công đến khi
thành phẩm được chủ đầu tư nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng và quyết toán
công trình thu được tiền về Công ty.
- Quỹ tiền lương hình thành theo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty được tính vào chi phí hợp lý, hợp lệ của Công ty.
- Quỹ tiền lương từ các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ khác.
- Quỹ tiền lương dự phòng từ năm trước chuyển sang (nếu có).
Các hình thức trả lương
Hiện nay, Công ty áp dụng 2 hình thức trả lương: Lương theo thời gian và
lương theo sản phẩm.
Lương trả theo thời gian : Theo hình thức này, tiền lương trả cho người lao
động được tính theo thời gian làm việc, cấp bậc theo tiêu chuẩn của nhà nước. Hình
Hoàng Thị Thúy Hà_KT3 GVHD:TS Bùi Thị Minh Hải
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
thức này được doanh nghiệp áp dụng chủ yếu với những người làm công tác quản
lý, các phòng ban và các bộ phận phụ trợ khác.
○ Chế độ trả lương theo thời gian giản đơn:
Chế độ này là chế độ trả lương mà tiền lương nhận được của mỗi người lao
động do mức lương cấp bậc cao hay thấp và thời gian làm việc thực tế nhiều hay ít
quyết định.
Trong đó: - H
i
: Hệ số lương bậc i
- M
n

: Mức lương tối thiểu
- NC
tt
: ngày công thực tế làm việc
- L
i
:lương thời gian giản đơn
Lương theo thời gian giản đơn bao gồm: lương tháng, lương ngày, lương giờ
*Tiền lương tháng: Tiền lương tháng chủ yếu được áp dụng cho cán bộ nhân
viên làm công tác quản lý hành chính, nhân viên quản lý kinh tế, nhân viên thuộc
ngành hoạt động không có tính chất sản xuất. Tiền lương tháng gồm tiền lương
chính và các khoản phụ cấp có có tính chất tiền lương.
Trong đó: - H
i
: Hệ số lương bậc i
- M
n
: Mức lương tối thiểu
- PC: Phụ cấp lương
- M
i
: lương tháng
Tiền lương phụ cấp được tính như sau
Loại 1: Tiền lương phụ cấp = M
n
x hệ số phụ cấp
Hoàng Thị Thúy Hà_KT3 GVHD:TS Bùi Thị Minh Hải
7
M
n

xH
i
L
i
= x NC
tt
26
M
n
xH
i
M
i
= x NC
tt
+ PC
26
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Loại 2: Tiền lương phụ cấp = M
n
x H
i
x hệ số phụ cấp
*Tiền lương ngày: là tiền lương trả cho một ngày làm việc và là căn cứ để tính
trợ cấp BHXH phải trả cho cán bộ công nhân viên, trả lương cho cán bộ công nhân
viên những ngày hội họp, học tập và lương hợp đồng.
Tiền lương ngày =
Tiền lương tháng
Số ngày làm việc theo chế độ quy định trong tháng
* Tiền lương giờ: Là tiền lương trả cho 1 giờ làm việc, làm căn cứ để phụ cấp

làm thêm giờ.
Tiền lương giờ =
Tiền lương ngày
Số ngày làm việc theo chế độ (8h)
○ Chế độ trả lương theo thời gian có thưởng:
Chế độ trả lương này là sự kết hợp giữa chế độ trả lương theo thời gian giản
đơn và với tiền thưởng khi đạt được những chỉ tiêu về số lượng hoặc chất lượng đã
quy định. Chế độ trả lương này chủ yếu được áp dụng đối với những công nhân
phụ, làm việc phục vụ như công nhân sửa chữa, điều chỉnh thiết bị Ngoài ra còn
áp dụng đối với những công nhân chính làm việc ở những khâu sản xuất có trình độ
cơ khí hoá cao, tự động hoá …(thưởng về đủ ngày công, giờ công….)
Tiền lương trả cho
công nhân
=
Lương trả theo thời gian
giản đơn
+
+
Tiền thưởng của
công nhân
Chế độ trả lương này không những phản ánh trình độ thành thạo và thời gian
làm việc thực tế mà còn gắn chặt với thành tích công tác thông qua các chỉ tiêu xét
thưởng đã đạt được, vì vậy nó khuyến khích người lao động quan tâm đến kết quả
làm việc và trách nhiệm công tác.
Hình thức trả lương theo sản phẩm: là hình thức trả lương căn cứ vào số
lượng sản phẩm, chất lượng sản phẩm họ làm ra và đơn giá cho một đơn vị sản
phẩm. Hình thức này được áp dụng trực tiếp cho người sản xuất.
Hoàng Thị Thúy Hà_KT3 GVHD:TS Bùi Thị Minh Hải
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Áp dụng hình thức trả lương sản phẩm cho nên căn cứ vào kế hoạch và tình
hình thực hiện kế hoạch sản xuất Công ty lập kế hoạch định mức lương lao động
tổng hợp, mức chi phí tiền lương cho từng công trình, theo từng khoản mục công
việc cụ thể.
- Ưu điểm: Đảm bảo công bằng khuyến khích tăng năng xuất chất lượng sản
phẩm.
-Nhược điểm: Phức tạp, tốn nhiều thời gian để tính tiền lương.
○ Chế độ trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân: áp dụng đối với đối
tượng làm việc độc lập, công việc có thể định mức kiểm tra và nghiệm thu sản
phẩm trực tiếp
Đơn giá =
đm
Q
L
Hoặc Đơn giá = L x T
đm

L
cn
= ĐG x Q
Trong đó L : lương cấp bậc công nhân
Q
đm
: Sản lượng định mức
T
đm
: thời gian địng mức
L
cn
: Lương công nhân trực tiếp sản xuất

Q : Mức sản lượng thực tế
○Chế độ trả lương theo sản phẩm gián tiếp: Chế độ trả lương này chỉ áp
dụng cho những công nhân phục vụ mà công việc của họ có ảnh hưởng nhiều
đến kết quả lao động của công nhân chính hưởng lương theo sản phẩm như:
công nhân vận chuyển nguyên vật liệu, thành phẩm, công nhân bảo dưỡng máy móc
thiết bị. Trong trường hợp này căn cứ vào kết quả sản xuất của lao động trực tiếp
để tính lương cho lao động phục vụ sản xuất.
Hoàng Thị Thúy Hà_KT3 GVHD:TS Bùi Thị Minh Hải
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Đơn giá tiền lương được tính theo công thức:
ĐG
p
=
0
QM
L
×
TL
p
= ĐG
p
x Q
Trong đó:
ĐG
p
: đơn giá tiền lương của công nhân phụ
L: lương cấp bậc của công nhân phụ
M : mức phục vụ của công nhân phụ
Q

0
: mức sản lượng của công nhân chính.
TL
p
: tiền lương thực tế của công nhân phụ.
ĐG
p
: đơn giá tiền lương phụ
Q: mức sản lượng hoàn thành thực tế của công nhân chính.
○Chế độ trả lương khoán:Theo hình thức này, người lao động sẽ nhận được
một khoản tiền nhất định sau khi hoàn thành xong khối lượng công việc được giao
theo đúng thời gian chất lượng quy định đối với loại công việc này.
Có 2 phương pháp khoán: Khoán công việc và khoán quỹ lương.
+ Khoán công việc: Theo hình thức này, Công ty quy định mức tiền lương cho mỗi
công việc hoàn thành. Người lao động căn cứ vào mức lương này có thể tính được
tiền lương của mình thông qua khối lượng công việc mình đã hoàn thành.
Đối tượng khoán có thể là cá nhân hay một nhóm lao động.
Tiền lương khoán được xác định như sau:
TL
K
= ĐG
k
x Q
K
Trong đó:
TL
K
: Tiền lương khoán công việc
ĐG
K

: Đơn giá khoán cho công việc hoặc cũng có thể là đơn giá trọn gói
cho cả khối lượng công việc hay công trình.
Q
K
: Khối lượng công việc khoán được hoàn thành.
Hoàng Thị Thúy Hà_KT3 GVHD:TS Bùi Thị Minh Hải
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
+ Khoán quỹ lương: Theo hình thức này, người lao động biết trước số tiền
lương mà họ sẽ nhận được sau khi hoàn thành công việc và thời gian hoàn thành
công việc được giao. Căn cứ vào khối lượng từng công việc hoặc khối lượng sản
phẩm và thời gian cần thiết để hoàn thành mà doanh nghiệp tiến hành khoán quỹ
lương.
Trả lương theo cách khoán quỹ lương áp dụng cho những công việc không thể
định mức cho từng bộ phận công việc hoặc những công việc mà xét ra giao khoán
từng công việc chi tiết thì không có lợi về mặt kinh tế, thường là những công việc
cần hoàn thành đúng thời hạn.
Ngoài chế độ tiền lương, Công ty còn tiến hành xây dựng chế độ tiền thưởng
cho các cá nhân, tập thể có thành tích trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tiền
thưởng bao gồm thưởng thi đua (lấy từ quỹ khen thưởng) và thưởng trong sản xuất
kinh doanh (thưởng nâng cao chất lượng sản phẩm, thưởng tiết kiệm vật tư, thưởng
phát minh sáng kiến )
1.3. Chế độ trích lập, nộp và sử dụng các khoản trích theo lương tại Công ty
Cổ phần Tổng Công ty công trình đường sắt
Theo quy định hiện hành, công ty trích 23% trên tổng tiền lương cơ bản của
cán bộ công nhân viên vào chi phí sản xuất kinh doanh.Còn cán bộ công nhân viên
đóng góp 9.5% trên tổng tiền lương của mình.
-Quỹ BHXH: Quỹ BHXH là quỹ dùng để trợ cấp cho người lao động có tham
gia đóng góp quỹ trong các trường hợp họ bị mất khả năng lao động như ốm đau,
thai sản, tai nạn lao động, hưu trí, mất sức.

 Nguồn hình thành quỹ: Quỹ BHXH được hình thành bằng cách tính theo tỷ
lệ 24% trên tổng quỹ lương cấp bậc và các khoản phụ cấp thường xuyên của người
lao động thực tế trong kỳ hạch toán. Người sử dụng lao động phải nộp 17% trên
tổng quỹ lương và tính vào chi phí sản xuất kinh doanh.Nộp 7% trên tổng quỹ
lương thì do người lao động trực tiếp đóng góp (trừ vào thu nhập của họ).
Những khoản trợ cấp thực tế cho người lao động tại doanh nghiệp trong các
trường hợp bị ốm đau, tai nạn lao động, thai sản, được tính toán dựa trên cơ sở mức
lương ngày của họ, thời gian nghỉ và tỷ lệ trợ cấp BHXH, khi người lao động được
Hoàng Thị Thúy Hà_KT3 GVHD:TS Bùi Thị Minh Hải
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
nghỉ hưởng BHXH kế toán phải lập phiếu nghỉ hưởng BHXH cho từng người và lập
bảng thanh toán BHXH để làm cơ sở thanh toán với quỹ BHXH.
Quỹ BHXH được quản lý tập trung ở tài khoản của người lao động. Các doanh
nghiệp phải nộp BHXH trích được trong kỳ vào quỹ tập trung do quỹ BHXH quản
lý.
 Mục đích sử dụng quỹ: Là quỹ dùng để trợ cấp cho người lao động có tham
gia đóng góp quỹ.
- Quỹ BHYT: Quỹ BHYT là quỹ được sử dụng để trợ cấp cho những người có
tham gia đóng góp quỹ trong các hoạt động khám, chữa bệnh.
 Nguồn hình thành quỹ: Các doanh nghiệp thực hiện trích quỹ BHYT như
sau: 4,5% Trên tổng số thu nhập tạm tính của người lao động, trong đó: [ 1,5%
do người lao động trực tiếp nộp (trừ vào thu nhập của họ), 3% Do doanh nghiệp
chịu (tính vào chi phí sản xuất- kinh doanh) ]
 Mục đích sử dụng quỹ: Quỹ BHYT do cơ quan BHYT thống nhất quản lý và
trợ cấp cho người lao động thông qua mạng lưới y tế, những người có tham gia nộp
BHYT khi ốm đau bệnh tật đi khám chữa bệnh họ sẽ được thanh toán thông qua chế
độ BHYT mà họ đã nộp.
- Kinh phí công đoàn: Là nguồn tài trợ cho hoạt động công đoàn ở các cấp.
 Nguồn hình thành quỹ: KPCĐ được hình thành do việc trích lập và tính vào

chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hàng tháng, theo tỷ lệ 2% trên tổng số
lương thực tế phải trả cho công nhân viên trong kỳ.
 Mục đích sử dụng quỹ: KPCĐ được trích lập để phục vụ cho hoạt động của
tổ chức công đoàn nhằm chăm lo, bảo về quyền lợi cho người lao động.
- Bảo hiểm thất nghiệp: Bảo hiểm thất nghiệp là một chính sách mới có tác
động trực tiếp đến người lao động, người sử dụng lao động và vấn đề an sinh xã hội,
nhằm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị thất
nghiệp.
 Nguồn hình thành: Quỹ BHTN được hình thành từ 3% tiền lương, tiền công
tháng của NLĐ. Trong đó, NLĐ đóng 1%, người sử dụng LĐ đóng 1% và Nhà
nước lấy từ ngân sách hỗ trợ 1%. Ngoài ra có tiền sinh lời của hoạt động đầu tư quỹ
Hoàng Thị Thúy Hà_KT3 GVHD:TS Bùi Thị Minh Hải
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
và các nguồn thu hợp pháp khác
 Mục đích sử dụng: Bảo hiểm thất nghiệp là một biện pháp hỗ trợ người lao
động trong nền kinh tế thị trường, việc quy định và thực hiện bảo hiểm thất nghiệp
sẽ tạo cơ sở pháp lý cho việc tham gia bảo hiểm xã hội của đông đảo người lao
động, đáp ứng quá trình chu chuyển lao động trong nền kinh tế thị trường,góp phần
ổn định đời sống và hỗ trợ cho người lao động được học nghề và tìm việc làm, sớm
đưa họ trở lại làm việc
1.4. Tổ chức quản lý lao động và tiền lương tại Công ty Cổ phần Tổng Công ty
công trình đường sắt
*Trách nhiệm của Tổng Công ty (Hội đồng quản trị, Ban Tổng Giám đốc)
- Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc thực hiện ký hợp đồng lao động và chấm
dứt HĐLĐ theo quy định của pháp luật lao động và điều lệ của Tổng Công ty.
Người lao động được ký HĐLĐ có trách nhiệm thực hiện các quyền, nghĩa vụ theo
nội dung hợp đồng lao động đã ký kết và các quy định của pháp luật, điều lệ của
Tổng Công ty.
- Tổng Công ty có quyền chọn hình thức trả lương thích hợp, thực hiện giao

khoán quỹ lương theo dự toán từng phần việc, công trình, bảo đảm nguyên tắc phân
phối theo kết quả lao động. Tổ chức hướng dẫn quản lý tiền lương và kiểm tra thực
hiện chi trả tiền lương, thu nhập và thực hiện chế độ chính sách đối với người lao
động
- Thực hiện chế độ thi nâng bậc lương và chuyển ngạch lương hàng năm cho
người lao động theo quy định của Nhà nước và Tổng công ty;
- Tổng Giám đốc quyết định chi trả tiền lương, tiền thưởng hàng tháng và
khen thưởng đúng mức cho các Phó Tổng Giám đốc, CB-CNLĐ Cơ quan Tổng
Công ty trên cơ sở kết quả, hiệu quả SXKD và chất lượng công tác của từng người
đó đem lại lợi ích cho Tổng Công ty
*Trách nhiệm của Phòng Tổ chức- Lao động
- Tuyển dụng: Công ty chỉ tuyển dụng lao động khi có nhu cầu cần thiết cho vị trí
làm việc mới công việc này do Phòng Tổ chức- Lao động tiến hành cụ thể như sau:
Hoàng Thị Thúy Hà_KT3 GVHD:TS Bùi Thị Minh Hải
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
+ Công tác tuyển dụng và văn bản hợp đồng lao động được làm đúng nguyên
tắc thủ tục, trên cơ sở hội đồng tuyển dụng thực hiện tham mưu giúp Tổng Giám
đốc trong việc tuyển dụng và ký hợp đồng lao động.
+ Thường trực hội đồng thì nâng ngạch, nâng bậc hệ gián tiếp và nâng bậc
lương công nhân hàng năm
+ Xây dựng và trình duyệt đơn giá tiền lương và quyết toán quyền chi quỹ
lương của Tổng Công ty
- Các tiêu chuẩn khi tuyển dụng lao động:
+ Có sức khỏe tốt, có chứng nhận của bệnh viện xác định tình trạng sức khỏe
tốt và không mắc bệnh lây nhiễm, ma túy.
+ Tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp đúng với nghành nghề cần tuyển.
+ Độ tuổi ≤ 40 tuổi, có phẩm chất đạo đức cá nhân tốt.
+ Qua được vòng kiểm tra xét chọn của Hội đồng tuyển dụng lao động.
- Lập kế hoạch đào tạo lao động:

+ Đào tạo nhân viên mới: Sau khi được tuyển dụng, nhân viên mới sẽ được
Công ty tổ chức đào tạo để nắm rõ về nội quy lao động, trách nhiệm quyền hạn
được giao, phương pháp và kỹ năng thực hiện công việc.
+ Đào tạo thường xuyên: Căn cứ vào nhu cầu phát triển của Công ty, năng lực,
trình độ cán bộ, mức độ gắn bó với Công ty, Công ty định ra kế hoạch đào tạo dưới
nhiều hình thức: cử đi đào tạo, đào tạo tại chỗ bằng các khoá huấn luyện.v.v Kết
quả sau mỗi khoá học được báo cáo đầy đủ ngay để Công ty đánh giá hiệu quả của
các phương pháp và hình thức đào tạo.
*Trách nhiệm của Bộ phận sử dụng lao động trực tiếp
- Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động, phòng, chống cháy
nổ trong cơ sở lao động
- Đánh giá hoàn thành công việc của từng cá nhân làm cơ sở tính lương cho
từng người và tổng hợp thông báo công khai cho công nhân biết
- Ra lệnh đình chỉ công việc hoặc có thể quyết định việc tạm đình chỉ công
việc (trong trường hợp khẩn cấp) khi phát hiện các nguy cơ xảy ra tai nạn lao động
Hoàng Thị Thúy Hà_KT3 GVHD:TS Bùi Thị Minh Hải
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
để thi hành các biện pháp bảo đảm an toàn lao động. Tham gia điều tra, thống kê,
báo cáo và quản lý các vụ tai nạn lao động theo quy định pháp luật hiện hành.
- Phân công người chấm công, theo dõi kết quả lao động ở các tổ, đội xây
dựng tổng hợp, đề xuất thi đua, khen thưởng đảm bảo việc tính lương, tính thưởng
được công bằng,minh bạch; xử lý kỷ luật đối với tập thể, cá nhân không hoàn thành
công việc
Hoàng Thị Thúy Hà_KT3 GVHD:TS Bùi Thị Minh Hải
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN
TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỔNG CÔNG

TY CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG SẮT
2.1. Kế toán tiền lương tại Công ty Cổ phần Tổng Công ty
công trình đường sắt
2.1.1. Chứng từ sử dụng
-Bảng chấm công (Mẫu số 01a-LĐTL).
-Bảng chấm công làm thêm giờ (Mẫu số 01b-LĐTL).
-Bảng thanh toán tiền lương (Mẫu số 02-LĐTL).
-Bảng thanh toán tiền thưởng (Mẫu số 03-LĐTL).
-Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành (Mẫu số 05_LĐTL).
-Bảng thanh toán lương làm thêm giờ (Mẫu số 06_LĐTL)
- Hợp đồng giao khoán (Mẫu số 08 – LĐTL)
*Quy trình lập và luân chuyển chứng từ
Sơ đồ 2.1 Trình tự xử lý và luân chuyển chứng từ tiền lương

Bước 1: Nơi sử dụng lao động lập bảng chấm công, các chứng từ theo dõi kết
quả lao động
Bước 2: Bộ phận quản lý lao động tập hợp bảng chấm công , các chứng từ theo
dõi kết quả lao động nộp cho Phòng Kế toán ra các quyết định về đơn giá trả lương,
các khoản phụ cấp
Bước 3: Kế toán tiền lương dựa vào bảng lương để tính lương lập bảng phân
bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội trình Ban Tổng Giám đốc và Kế toán trưởng ký
duyệt
Hoàng Thị Thúy Hà_KT3 GVHD:TS Bùi Thị Minh Hải
16
Nơi sử
dụng lao
động
Bộ phận
quản lý
lao động

Kế toán
tiền
lương
Bảo
quản,
lưu trữ
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Bước 4: Phát lương cho người lao động rồi bảo quản và lưu trữ chứng từ
2.1.2. Phương pháp tính lương
* Cách tính lương cho cán bộ công nhân viên khối văn phòng (gián tiếp)
được tính như sau:
- Đối với những người làm công tác bảo vệ, thường trực công ty nếu làm ca ba
ngoài tiền lương cơ bản còn được tính thêm tiền phụ cấp làm ca ba bằng 30% lương
chính.
- Đối với những người nghỉ phép, đi học được hưởng 100% lương cấp bậc.
Người lao động muốn nghỉ phép phải viết đơn và được phòng tổ chức duyệt.
- Đối với những ngày nghỉ hưởng BHXH (nghỉ ốm đau, thai sản, tai nạn giao
thông…) người lao động không được hưởng lương ngoài phần trợ cấp BHXH.
Ví dụ 1: Lương tháng 3/2012 của Phó phòng vật tư Công ty được tính như sau
Ông Nguyễn Bá Liên : Phó phòng
+ hệ số lương cơ bản là 3,58
+ thời gian làm việc là 26 ngày
+ hệ số cấp bậc, chức vụ là 0,3
Biểu 2.1 . Bảng hệ số cấp bậc , hệ số phụ cấp tại công ty
Chức vụ Hệ số cấp bậc Hệ số phụ cấp
Tổng Giám đốc 5.65 1.0
Phó Tổng Giám đốc 4.8 0.7
Kế toán trưởng 4.6 0.5
Trưởng phòng 4.2 0.4
Phó phòng 3.58 0.3

Các khoản phải nộp tháng 3 là: BHXH (7%) + BHYT (1,5%) theo lương cơ
bản và phụ cấp trách nhiệm+BHTN (1%)
8.5% lương cơ bản = [3,58 x 830.000 + 830.000 x 0,3]x 8.5% =273.734đ
BHTN 1% =[3,58 x 830.000 ]x 1% =29.714đ
Tổng lương tháng 3/2012 của ông Nguyễn Bá Liên là:
3,58 x 830.000 + 830.000 x 0,3= 3.220.400đ
Kỳ 1 tạm ứng 1.000.000đ
Kỳ 2: tổng lương được lĩnh: 3.220.400- 1.000.000- 273.734-29.714=1.916.952đ
Hoàng Thị Thúy Hà_KT3 GVHD:TS Bùi Thị Minh Hải
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Ví dụ 2: Lương tháng 3/2012 của nhân viên bảo vệ phòng hành chính công ty
được tính như sau
Ông Mỗ Văn Năm: Nhân viên bảo vệ
+ Hệ số lương cơ bản là 2,47
+ Thời gian làm việc là 21 ngày
+ Số ngày nghỉ phép là 5 ngày
+ Số ngày làm việc ca ba là 12 ngày
Các khoản phải nộp tháng 8 là: BHXH (7%) + BHYT (1,5%)+ BHTN (1%)
theo lương cơ bản.
9.5% lương cơ bản = [2,47 x830.000 ]x9.5%= 194.759,5đ
Lương của ông Năm được tính như sau:
Lương theo cấp bậc là: 2,47 x 830.000 = 2.050.100
Ông Năm nghỉ phép 5 ngày vẫn được hưởng nguyên lương do đó lương cơ bản
tháng 3/2012 vẫn là 2.050.100đ
Số ngày công làm ca ba được hưởng 30% lương cơ bản.
[(2.050.100/26)x 12] x 30% = 283.860đ
Tổng lương tháng 3/2012 của ông Mỗ Văn Năm là:
2.050.100+ 283.860 = 2.333.960 đ
Kỳ 1 tạm ứng 1.000.000đ

Kỳ 2: tổng lương được lĩnh = 2.333.960 - 1.000.000đ- 174.258,5đ =
1.159.701,5đ
Ví dụ 3: lương tháng 3/2012 của cán bộ phòng kế hoạch được tính như sau:
Ông Nguyễn Tiến Bộ Kỹ sư
+ Hệ số lương cơ bản là 3,82
+ Thời gian làm việc 20 ngày
+ Số ngày nghỉ ốm 6 ngày
Các khoản phải nộp tháng 3/2012 là: BHXH (7%), BHYT (1,5%) ,BHTN(1%)
theo lương cơ bản
9,5% lương cơ bản = [3,82 x 830.000] x9,5% = 301.207đ
Lương tháng 3/2012 là:[(3,82 x 830.000) : 26] x 20 = 2.438.923đ
Hoàng Thị Thúy Hà_KT3 GVHD:TS Bùi Thị Minh Hải
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Kỳ I tạm ứng là 1.000.000đ
Kỳ II tổng lương được lĩnh: 2.438.923đ- 1.000.000- 301.207= 1.137.716đ
Ngoài ra, đối với những công việc mà Công ty không thể tiến hành xây dựng
định mức lao động một cách chặt chẽ, chính xác hoặc những công việc vào khối
lượng hoàn thành định mức khoán .Thì Công ty áp dụng chế độ tiền lương theo
thời gian (công nhật).
Tiền lương theo
Công nhật
=
Tiền lương
Một ngày công
x Ngày công thực tế
Tiền lương một
ngày công
= HS
CT

x
TL
CB
NC

Trong đó:
- HS
CT
: Hệ số mức lương do Công ty quy định.
- TL
CB
: Tiền lương cơ bản.
-NC

: Ngày công chế độ.
* Chế độ trả lương làm thêm giờ:
Tiền lương làm thêm giờ được tính theo công thức sau:
Hệ số lương x mức lương tối thiểu
26
x
số ngày
làm việc
x
hệ số lương làm
thêm giờ
+ Đối với người làm thêm giờ hưởng lương thời gian thì tiền lương trả cho thời
gian làm đêm, thêm giờ bằng 150%, 200% hoặc 300% lương cấp bậc và các khoản
phụ cấp trong thời gian đó, cụ thể:
Mức 150% áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày thường
Mức 200% áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày chủ nhật

Mức 300% áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày lễ có hưởng lương
Trong trường hợp làm thêm giờ nếu được bố trí nghỉ bù thì doanh nghiệp chỉ
trả phần chênh lệch 50%, 100% hay 200% tiền lương giờ thực trả của công việc
đang làm.
Hoàng Thị Thúy Hà_KT3 GVHD:TS Bùi Thị Minh Hải
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Ví dụ:
Tính tiền lương làm thêm giờ của Phan Thị Bích Ngọc, hệ số lương cấp bậc là
2,86. Trong tháng 3 Phan Thị Bích Ngọc làm thêm 36 giờ trong đó có 16h làm thêm
vào ngày thường và 20h làm thêm vào ngày chủ nhật, vậy tiền lương làm thêm giờ
là:

26
000.83086,2 x
x ( 16/8 x1,5 + 20/8 x 2) = 730.400 đồng
+ Đối với người lao động làm thêm giờ hưởng lương theo sản phẩm thì mức
trả lương đối với sản phẩm làm thêm giờ bằng 150%, 200% hoặc 300% so với đơn
giá lương của sản phẩm làm trong giờ tiêu chuẩn
* Hình thức trả lương khoán theo quỹ lương
Công ty khi giao việc cho các tổ,đội xây lắp sẽ ký một Hợp đồng giao khoán
nội bộ với chủ nhiệm đồ án (hoặc chủ trì công trình - đối với khảo sát). Trong Hợp
đồng giao khoán nêu rõ tỷ lệ khoán cho công trình là bao nhiêu và bao gồm các mục
chi phí nào.
Hiện tại, tỷ lệ lương khoán cho các công trình là 25% trên doanh thu.
Các Chủ nhiệm đồ án sẽ chia lương cho các thành viên tham gia: (đối với thiết
kế)
- 5% cho Chủ nhiệm đồ án
- 5% cho bộ phận kiểm tra
- 60% cho Tổ hoàn thiện

- 10% cho bộ phận tính dự toán
- 10% cho các bản vẽ kiến trúc
- 10% cho các bản vẽ kết cấu
+ Cụ thể:
 Tên công trình: Nâng cấp tuyến đường Hà Nội- Lạng Sơn
 Gía trị sản lượng thực hiện: 280.000.000đ
 Gía trị được hưởng theo tỷ lệ giao khoán: 280.000.000x 25% = 70.000.000đ
- Hàng tháng, Công ty cho phép các đội, các đơn vị sản xuất ứng lương hàng
tháng theo đề nghị của từng các nhân có duyệt của Trưởng phòng và Tổng Giám
Hoàng Thị Thúy Hà_KT3 GVHD:TS Bùi Thị Minh Hải
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
đốc Công ty.
- Đến 30 tháng 06 và 31 tháng 12 hàng năm, Phòng Kế toán tiến hành chia sản
lượng khoán tổng hợp các công trình và những số liệu của tất cả các công trình đã
tính lương (như công trình trên) để tiến hành chia sản lượng.
- Lương ứng hàng tháng được trừ như một khoản ứng lương của công trình
nhằm duy trì đời sống cán bộ CNV khi họ chưa có sản lượng theo tiền về để thanh
toán lương khoán.
- Tại các đội, việc thanh toán tiền lương tháng cho công nhân do đội trưởng
chịu trách nhiệm. Đội trưởng viết giấy đề nghị tạm ứng một khoản tiền gửi lên tổng
đội, tổng đội trình Tổng Giám đốc duyệt, Trưởng phòng kế toán ký, lập phiếu chi
tiền mặt, giao cho đội chi trả. Khi hết hợp đồng, đổi trưởng đối chiếu với bảng
thanh toán lương để trả lương cho công nhân viên với bản nghiệm thu khối lượng
công việc hoàn thành, khấu trừ các khoản lương (bồi thường vật chât) và thanh toán
nốt số tiền còn lại cho công nhân.
* Cách tính lương khoán cho đội xây dựng
Áp dụng cho những công việc không yêu cầu kỹ thuật cao, chủ yếu là lao
động phổ thông.
Lương khoán của

một người
=
Tổng lương khoán của tổ
x
Số công của từng
người
Tổng số công của tổ
VD: Lương khoán cho đội xây dựng giải phóng mặt bằng trước khi thi công
công trình 20 ngày là 38 triệu đồng. Cả tổ có 12 người làm 360 công
Lương khoán của 1 người làm 15 công =
360
000.000.38
x 15= 1.583.333 đ
Chế độ trả lương khoán theo nhóm thường được áp dụng đối với những công
việc có tính chất tổng hợp, gồm nhiều khâu liên kết, nếu chia thành nhiều chi tiết,
bộ phận riêng rẽ thì không có lợi cho việc đảm bảo chất lượng sản phẩm. Tiền
được trả dựa vào kết quả lao động sản xuất của cả tổ đôi. Trả lương theo hình thức
này, sẽ là động lực kích thích các cá nhân quan tâm đến kết quả cuối cùng của tập
thể, nhóm, hơn nữa còn đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động.
2.1.3. Tài khoản sử dụng
Hoàng Thị Thúy Hà_KT3 GVHD:TS Bùi Thị Minh Hải
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
TK 334 – Phải trả công nhân viên (PTCNV)
* TK 334 – Phải trả công nhân viên: Dùng để phản ánh các khoản thanh toán
cho CNV của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, BHXH và các
khoản phải trả khác về thu nhập của CNV.
Bên Nợ:
+ Các khoản tiền lương (tiền công), tiền thưởng, BHXH và các khoản khác đã
trả, chi, đã ứng trước cho CNV.

+ Các khoản khấu trừ lương (tiền công) CNV
Bên Có:
+ Các khoản tiền lương (tiền công), tiền thưởng, BHXH và các khoản khác
phải trả, phải chi cho CNV.
Số dư bên có: Các khoản tiền lương (tiền công), tiền thưởng và các khoản khác
phải chi cho CNV.
Trường hợp TK 334- Phải trả CNV có số dư bên nợ, phản ánh số tiền đã trả
thừa cho CNV.
2.1.4. Quy trình kế toán
* Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết
Để thanh toán tiền lương tiền công và các khoản phụ cấp, trợ cấp cho người
lao động, hàng tháng kế toán doanh nghiệp phải lập “ Bảng thanh toán tiền lương”
cho từng tổ, đội, phân xưởng sản xuất và các phong ban căn cứ vào kết quả tính
lương cho từng người. Trên bảng tính lương cần ghi rõ các khoản tiền lương (lương
sản phẩm, lương thời gian), các khoản phụ cấp, trợ cấp, các khoản khấu trừ và số
tiền người lao động còn được lĩnh. Căn cứ vào “ Bảng thanh toán tiền lương” của
từng bộ phận để chi trả, thanh toán lương cho CNV, đồng thời tổng hợp tiền lương
phải trả trong kỳ theo từng đối tượng sử dụng lao động, tính toán trích BHXH,
BHYT, KPCĐ, BHTN theo tỷ lệ quy định.
Căn cứ vào các bảng thanh toán chi tiết tiền lương của các bộ phận, kế toán
vào Bảng tổng hợp tiền lương theo lương thời gian và theo lương sản phẩm.
Hoàng Thị Thúy Hà_KT3 GVHD:TS Bùi Thị Minh Hải
22

×