Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

một số giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực xã thi sơn giai đoạn 2011 – 2015, định hướng đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (442.6 KB, 45 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ

CHUYÊN ĐỀ
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Đề tài:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC XÃ THI SƠN GIAI ĐOẠN
2011 – 2015, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
Giáo viên hướng
dẫn
: THS. NGUYỄN QUANG HUY
Sinh viên thực hiện : ĐINH QUANG THẮNG
Líp : QUẢN LÝ KINH TẾ
MSV : TX071589
HÀ NỘI, 2012
Mục lục
CHƯƠNG I 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÀO TẠO VÀ 1
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 1
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 1
1. Khái niệm nguồn nhân lực 1
2. Vai trò của nguồn nhân lực trong phát triển địa phương 2
II. CễNG TÁC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 4
1. Tiến trình xây dựng một chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân
lực 4
2. Một số phương pháp trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 7
CHƯƠNG II 10
THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN
LỰC XÃ THI SƠN HIỆN NAY 10
CHƯƠNG III 25


CÁC GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN
NHÂN LỰC XÃ THI SƠN 25
I. PHƯƠNG HƯỚNG CHO CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC 25
3.2. Đối với thôn xóm, các ngành đoàn thể: 35
KẾT LUẬN 38
1
DANH MỤC VIẾT TẮT
HĐND : Hội đồng nhân dân
UBND : Uỷ ban nhân dân
TN : Thanh niên
CCB : Cựu chiến binh
TT UBND : Thường trực uỷ ban nhân dân
LĐ - TB & XH : Lao động – thương binh và xã hội
ND : Nông dân
MTTQ : Mặt trận tổ quốc
NSKT : Ngân sách kế toán
CTĐ : Chữ thập đỏ
PN : Phụ nữ
TTCN : Tiểu thủ công nghiệp
CNH : Cụng nghiệp hoá
HĐH : Hiện đại hoá
KT – XH : Kinh tế xã hội
AN – QP : An ninh quốc phòng
2
PHẦN MỞ ĐẦU
Phát triển nền kinh tế đất nước trong hệ thống nền kinh tế toàn cầu là vấn
đề bức xúc được đặt ra đối với mọi cấp, mọi ngành, mọi địa phương, đơn vị.
Đây là vấn đề rất phức tạp được đặt ra và luôn phải giải quyết một cách hợp lý
nhất. Một tất yếu khách quan đặt ra là, muốn có một nền kinh tế phát triển thì

phải hoàn thiện, khai thác triệt để nhiều yếu tố trong hệ thống kinh tế. Các yếu
tố này có liên quan đến nhau một cách chặt chẽ và mang tính hai chiều. Điển
hình như yếu tố về nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế. Đây là một yếu tố
quan trọng nó đóng vai trò như là một xuất phát điểm để giải quyết các vấn đề
khác. Phát triển nguồn nhân lực có thể nói là vấn đề quyết định trong công việc
phát triển nền kinh tế đất nước, đưa đất nước quá độ đi lên Chủ nghĩa xã hội.
Do đó việc nâng cao hiệu quả công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực là
một yêu cầu đặt ra đối với các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị.
Xuất phát từ thực tế đó, với kinh nghiệm công tác của mình tại UBND
xã Thi Sơn, em đã chọn đề tài: “Một số giải pháp đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực xã Thi Sơn giai đoạn 2011 – 2015, định hướng đến năm
2020” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Đề tài nhằm mục đích
đánh giá hiệu quả công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực hiện nay và một
số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phát triển nguồn nhân lực xã
Thi Sơn.
Kết cấu của chuyên đề, ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung của
đề tài bao gồm 3 chương:
Chương I: Lý luận chung về vấn đề đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
Chương II: Thực trạng về vấn đề phát triển nguồn nhân lực xã Thi
Sơn hiện nay.
Chương III: Các giải pháp cho vấn đề đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực xã Thi Sơn.
1
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÀO TẠO VÀ
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
1. Khái niệm nguồn nhân lực
1
Nguồn nhân lực là nguồn lực con người, có quan hệ chặt chẽ với dân

số, là bộ phận quan trọng trong dân số, đóng vai trò tạo ra của cải vật chất và
tinh thần cho xã hội. Tùy theo cách tiếp cận khái niệm nguồn nhân lực có thể
khác nhau, do đó quy mô nguồn nhân lực cũng khác nhau.
Với cách tiếp cận dựa vào khả năng lao động của con người: Nguồn
nhân lực là khả năng lao động của xã hội, của toàn bộ những người có cơ thể
phát triển bình thường có khả năng lao động.
Với cách tiếp cạn dựa vào khả năng lao động của con người và giới hạn
tuổi lao động: nguồn nhân lực gồm toàn bộ những người trong độ tuổi lao
động, có khả năng lao động không kể đến trạng thái có việc làm hay không.
Với khái niệm này quy mô nguồn nhân lực chính là nguồn lao động.
Với cách tiếp cận dựa vào độ tuổi lao động và trạng thái không hoạt
động kinh tế ta có khái niệm nguồn nhân lực dự trữ gồm những người trong
độ tuổi lao động nhưng chưa tham gia gia lao động vì những người trong độ
tuổi lao động nhưng chưa tham gia lao động vì những lý do khác nhau; bao
gồm những người làm việc nhà cho chính gia đỡnh mình (nội trợ), học sinh,
sinh viên, người thất nghiệp, bộ đội xuất ngũ, lao động hợp tác với người
nước ngoài đã hết hạn hợp đồng về nước, người hưởng lợi tức và những
người khác ngoài các đối tượng trên.
Với cách phân biệt khái niệm như trờn giúp cho các nhà hoạch định
chính sách có biện pháp khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực.
Nguồn nhân lực được xem xét và nghiên cứu theo số lượng và chất lượng. Số
1
Giáo trình kinh t ngu n nhân l c – H KTQDế ồ ự Đ
1
lượng nguồn nhân lực thể hiện quy mô nguồn nhân lực và tốc độ tăng nguồn
nhân lực hàng năm. Chất lượng nguồn nhân lực thể hiện mối quan hệ giữa các
yếu tố cấu thành nên bản chất bên trong của nguồn nhân lực, được biểu hiện
thông qua cỏc tiờu thức: sức khỏe, trình độ học vấn, trình độ chuyờn
mụn/lành nghề…Chất lượng nguồn nhân lực do trình độ phát triển kinh tế xã
hội và chính sách đầu tư phát triển nguồn nhân lực của chính phủ quốc gia

quyết định.
2. Vai trò của nguồn nhân lực trong phát triển địa phương
Vai trò của nguồn nhân lực trong phát triển địa phương: Trong công tác
phát triển nguồn nhân lực thì đào tạo là bước đầu là tiền đề là phương tiện cho
công tác phát triển. Vì vậy việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là cấn
thiết cấp bách đối với mọi tổ chức đơn vị. Phát triển nguồn nhân lực là vấn đề
hết sức phức tạp bởi vì nó bao gồm rất nhiều các hoạt động khác nhau. Để
hiểu được vai trò của phát triển ta phải đi vào tìm hiểu các hoạt động đó. Mục
đích của chương trình đào tạo và phát triển chính bao gồm:
- Định hướng cho người được đào tạo. Mục đích của loại hình đào tạo
này là cung cấp và chỉ dẫn về những kiến thức mới. Nó bao gồm phổ biến cho
những người lao động mới về chương trình phúc lợi của một đơn vị và giải
thích cho họ về cơ cấu tổ chức.
- Phát triển kỹ năng có nhiều công việc đòi hỏi những kỹ năng mới.
Những người lao động mới cần đạt được những kỹ năng mới khi công nghệ
thay đổi, công việc phức tạp hơn.
- Giỏo dục về chuyên môn kỹ thuật. Mục đích của loại đào tạo này là
tránh sự lỗi thời trong chuyên môn nghề nghiệp. Bởi vì cùng với sự tiến bộ
khoa học kỹ thuật, những người lao động có chuyên môn kỹ thuật cần phải
được đào tạo theo từng thời kỳ. Việc đào tạo này bao gồm việc trang bị các
kiến thức mới được đưa vào ứng dụng gần đây nhất.
- Giỏo dục và đào tạo dưới sự giám sát: Việc đào tạo dưới sự giám sát và
quản lý cần thiết cho việc ra quyết định quản lý và làm việc với mọi người. Bởi
2
vì có rất nhiều loại hình đào tạo, các chuyên gia trong lĩnh vực đào tạo cần phải
xác định một cách cẩn thận nhu cầu đào tạo trong đơn vị.
- Đào tạo trong điều kiện an toàn loại hình đào tạo được thiết kế một cách
an toàn nhất tránh tai nạn lao động xảy ra và tuân thủ theo nội quy đề ra. Người
lao động sẽ không được phép thực hiện bất cứ một công việc gì cho đến khi họ
biết cách thực hiện công việc một cách đảm bảo an toàn.

3. Vai trò của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đối với địa phương
2
Trong công cuộc đổi mới hiện nay đặc biệt Đảng, Nhà nước ta đang thực
hiện mục tiêu CNH-HĐH nông nghiệp – nông thôn vì vậy việc đào tạo và phát
triển nguồn nhân lực của địa phương trong giai đoạn hiện nay là một trong
những nhiệm vụ rất quan trọng được Đảng và Nhà nước rất quan tâm. Do vậy
việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở mỗi địa phương trong cả nước nói
chung và của xã Thi Sơn nói riêng có vai trò rất quan trọng vì:
+ Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cú trỡnh độ cao giúp người lao
động dễ tìm được việc làm và có thu nhập cao, tăng thu nhập cho hộ gia đình từ
đó giảm các tệ nạn xã hội.
+ Giảm tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, phát triển lao động
trong lĩnh vực CN-TTCN, thương mại dịch vụ.
+ Hoàn thành chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới “về thu nhập bình quân
đầu người, tỷ lệ lao động qua đào tạo, tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp”
+ Tạo cho người dân nông thôn được thụ hưởng thành quả công cuộc đổi
mới của Đảng. Đặc biệt là tạo được niềm tin của quần chúng nhân dân với sự chỉ
đạo của BCH Đảng bộ và sự quản lý điều hành của chính quyền xã Thi Sơn.
+ Góp phần xóa đói giảm nghèo ở địa phương và thực hiện mục tiêu của
Đảng “Dân giàu nước mạnh xã hội dân chủ công bằng văn minh”
4. Nội dung đào tạo và phát triển nguồn nhân lực địa phương
3
2
Tạp chí Lao động xã hội số 9 năm 1998
3
Tạp chí Lao động xã hội số 9 năm 1998
3
Bồi dưỡng và phát triển nghề nghiệp cho người lao động cần phải luôn
luôn chú trọng, xem xét và đánh giá thường xuyên, liên tục để có định hướng
đáp ứng yêu cầu thay đổi của công nghệ mới, người được bồi dưỡng phải tập

trung tiếp thu các kiến thức khoa học nhằm làm cơ sở tốt hơn cho việc rèn
luyện những kỹ năng nghề nghiệp với mức độ của công nghệ mới đòi hỏi.
Với hướng kỹ năng, họ giành được nhiều thời gian làm các công việc thực tế
để đạt được sự lành nghề hơn nữa trong kỹ năng nghề theo như công nghệ
mới đặt ra. Hàng năm nước ta cần khoảng 1,2-1,5 triệu chỗ làm việc mới.
Trong đó có khoảng 1,5-1,7 người bước vào độ tuổi lao động, có khoảng 70%
lao động chưa được đào tạo, khoảng 40% công nhân kỹ thuật được qua
trường lớp.
Đây là những con số cụ thể căn cứ vào số liệu thực tế này để nhà nước
nói chung và các tổ chức, đơn vị nói riêng nhìn thấy được những bất cập trong
công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, để có những nội dung bồi
dưỡng và phát triển cho phù hợp.
II. CễNG TÁC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
1. Tiến trình xây dựng một chương trình đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực
4
Việc xác định qui mô, cơ cấu nguồn nhân lực được thực hiện thông qua
tổng điều tra dân số hoặc điều tra thực trạng lao động việc làm hàng năm.
Phương pháp xác định cũng được qui định cụ thể và áp dụng cho từng thời kỳ.
Bên cạnh việc xác định các nhu cầu về lao động trong tổ chức thì chúng
ta còn phải lựa chọn các hình thức, đối tượng, thời gian và tốc độ đào tạo.
Sau khi đã xây dựng được các nhu cầu và đã thực hiện đào tạo và phát
triển ta phải làm công tác điều tra và đánh giá kết quả đào tạo bằng nhiều hình
thức và nhiều phương pháp khác nhau sao cho có hiệu quả nhất.
Có thể xây dựng một mô hình về tiến trình đào tạo như sau:
4
Giáo trình Dân số phát triển – Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội năm 1997
MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI
MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG
Định rõ nhu cầu đào tạo và phát triển

Ấn định các mục tiêu cụ thể
Lựa chọn các phương pháp thích hợp
Lựa chọn các phương tiện thích hợp
Thực hiện chương trình đào tạo và phát triển
Đánh giá chương trình đào tạo và phát triển
4
5
Trước hết cần xác định rõ nhu cầu đào tạo và phát triển, ấn định các
mục tiêu cụ thể, lựa chọn các phương pháp và phương tiện thích hợp, thực
hiện chương trình đào tạo và phát triển và sau cùng là đánh giá chương trình
đào tạo và phát triển.
Bước đầu tiên trong chương trình đào tạo và phát triển. Thật vậy các
chi phí bỏ ra để bồi dưỡng và phát triển tương đối lớn do đó cần tiến hành
một cách hợp lý, đúng mức với nhu cầu đào tạo trong đơn vị. Nếu bồi dưỡng
và phát triển không hợp lý, không đảm bảo chất lượng sẽ gây nên lãng phí và
tác động tiêu cực đối với người lao động.
- Nhu cầu cá nhân: Con người với tư cách là một sinh vật cao cấp có ý
thức, tồn tại và phát triển của nó đòi hỏi phải có những điều kiện nhất định.
Chính những điều trên là những yêu cầu cấp thiết để con người có thể tồn tại
và phát triển được. Ngoài những nhu cầu thiết yếu như ăn, mặc, ở con người
tồn tại và phát triển về mặt trí lực. Chính vì thế mỗi cá nhân đều mong muốn
mình có được năng lực và địa vị cao, được xã hội và cộng đồng tôn trọng từ
đó nhu cầu về đào tạo và phát triển tự hoàn thiện hơn nữa là nhu cầu thiết yếu.
Khi tiến hành đào tạo phải nắm được nhu cầu đào tạo, xác định được
mục tiêu và xây dựng chương trình đào tạo thực tế trên cơ sở nhu cầu sử dụng
lao động. Cần phải nghiên cứu đánh giá những kết quả đào tạo và có được
thông tin phản hồi kiểm tra lại chương trình đào tạo (theo sơ đồ dưới đây).
Tiến trình thay đổi trong tổ chức:
Nắm được
nhu cầu đào

tạo
Xây dựng
chương trình
đào tạo
Lập kế
hoạch đào
tạo
Thực hiện
việc đào tạo
Đánh giá kết
quả đào tạo
Thông tin phản hồi
6
Việc xây dựng một chương trình đào tạo và phát triển hợp lý phù hợp
với nhu cầu, mục tiêu đào tạo và có những phân tích kỹ càng chính xác thỡ đó
hoàn thành được 50% công việc đào tạo và phát triển. Công việc này hết sức
quan trọng, vỡ nú mất nhiều thời gian, tiền của và nhân lực, đồng thời phải có
kỹ thuật và phương pháp thu thập thông tin dữ liệu cần thiết, phân tích và áp
dụng kết quả vào xây dựng chương trình đào tạo.
Việc xây dựng chương trình đào tạo bao gồm các bước cơ bản sau đây:
- Bước 1: Kiểm tra sự khác nhau của phạm vi công việc.
- Bước 2: Kiểm tra trình độ theo yêu cầu công việc sau này.
- Bước 3: Kiểm tra nội dung học tập có thích ứng với thiết bị và
phương tiện dạy học phù hợp với thiết bị và công việc sẽ làm không?
- Bước 4: Kiểm tra tiêu chuẩn học phần, an toàn và kiểm soát độ ô
nhiễm của môi trường đã áp dụng trong quá trình giảng dạy.
- Bước 5: Kiểm tra trình độ đầu vào của học viên để tổ chức đào tạo.
- Bước 6: Kiểm tra quá trình học bằng việc chuẩn bị một danh mục
những học trình sắp xếp theo thứ tự hợp lý cho quá trình học tập.
- Bước 7: Xây dựng một phương thức, phương pháp đào tạo và phát

triển nhằm tạo động cơ động viên khuyến khích học.
- Bước 8: Điều chỉnh thời gian đào tạo chính thức cho quá trình đào tạo
và phát triển, những kỹ năng và môn học quan trọng phải thực hiện trước.
- Bước 9: Lập kế hoạch đánh giá quá trình đào tạo, hoàn thành chỉ tiêu
đánh giá và làm thế nào đưa ra kết quả đánh giá chính xác để cải tiến hơn nữa
quá trình đào tạo.
Qua việc xác định rõ mục tiêu đào tạo và xây dựng chương trình đào
tạo và phát triển nguồn nhõn lực, những người có trách nhiệm đối với chương
trình đào tạo và phát triển cần phải lựa chọn các phương pháp phù hợp.
2. Một số phương pháp trong đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực
5
Một chân lý luôn luôn đúng là giá trị sức lao động cao hay thấp phụ
5
Ngu n: UBDS v KHHG . Trung tâm nghiên c u thông tin t li u.ồ à Đ ứ ư ệ
7
thuộc vào trình độ phát triển lành nghề của nguồn nhân lực.
Trình độ lành nghề là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất, thể
hiện chất lượng nguồn nhân lực có được một trình độ lành nghề nhất định.
Nói một cách khác, để người lao động có thể trở thành một nguồn vốn không
thể có con đường nào khác ngoài công tác đào tạo nghề cho họ.
Đào tạo nguồn nhân lực là quá trình trang bị kiến thức nhất định về
chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động, để họ có thể đảm nhận được một
công việc nhất định.
3. Nội dung đào tạo nguồn nhân lực
Đào tạo nguồn nhân lực bao gồm các nội dung sau:
- Đào tạo kiến thức phổ thông (giáo dục phổ thông).
- Đào tạo kiến thức chuyên nghiệp (giáo dục chuyên nghiệp). Trang bị
kiến thức đào tạo được chia ra:
+ Đào tạo mới: đã được áp dụng đối với những người chưa có nghề.

+ Đào tạo lại: đào tạo lại những người đó cú nghề song vì lý do nào đó
nghề của họ không phù hợp nữa.
+ Đào tạo nâng cao trình độ lành nghề: nhằm bồi dưỡng nâng cao kiến
thức và kinh nghiệm làm việc để người lao động có thể đảm nhận những công
việc phức tạp hơn.
Để đạt tới trình độ lành nghề nào đó, trước hết phải đào tạo nghề cho
nguồn nhân lực, tức là giáo dục kỹ thuật, sản xuất cho người lao động để họ
nắm vững một nghề, một chuyên môn, bao gồm có người đó cú nghề, có
chuyên môn rồi hay học để làm nghề chuyên môn khác.
III. MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐÀO TẠO VÀ
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ĐỊA PHƯƠNG
6
Có ba nhóm nhân tố ảnh hưởng:
- Nhóm nhân tố "tự nhiên" gồm quy mô, cơ cấu và tốc độ tăng dân số.
Các nhân tố này được xem xét trong mối quan hệ qua lại giữa sự biến dộng
6
Nguồn: Tạp chí lao động xã hội số 12 năm 1999
8
dân số, với nguồn nhân lực và giải quyết việc làm.
- Nhóm nhân tố về kinh tế xã hội: Các nhân tố này liên quan chặt chẽ
với chất lượng nguồn nhân lực.
Trình độ học vấn nâng cao càng tạo thuận lợi mang tính nội sinh để
phát triển giáo dục, đào tạo nghề, là nhân tố quan trọng nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực.
Chất lượng nguồn nhân lực còn phụ thuộc vào quy mô, cơ cấu đội ngũ học
viên, sinh viên đang được đào tạo trong các trường cao đẳng, đại học, học nghề.
- Nhúm nhân tố thuộc về cơ chế, chính sách: Chính sách là một công cụ
hết sức quan trọng trong việc tạo điều kiện và thúc đẩy sự phát triển của
nguồn nhân lực.
9

CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC XÃ THI SƠN HIỆN NAY
I. TỔNG QUAN ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI
CỦA XÃ THI SƠN
7
1. Điều kiện tự nhiên
Xã Thi Sơn là một trong 7 xã miền núi của huyện Kim Bảng. Thuộc vùng
hữu đáy nằm trong vựng phõn lũ. Phía Nam giáp khu Công nghiệp Bút Sơn,
phía Tây có núi đá, phía Bắc giỏp sụng Đỏy, xó cú đường 21A và đường vành
đai của tỉnh chạy qua thuận tiện cho giao thông vận chuyển hàng hóa cũng như
việc thông tin các vấn đề xã hội. Xó cú 2 thôn 16 xóm: Thôn Quyển Sơn có 14
xúm, thụn Phự Thụy có 2 xóm. Với tổng số hộ 2.743 hộ dân và 8.952 nhân
khẩu. Diện tích tự nhiên 707,2ha: Trong đó đất nông lâm nghiệp: 440,75ha;
đất ở 69,13ha; đất xây dựng cụm Tiểu thủ công nghiệp: 30ha; các loại đất
khác: 167,32ha.
2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Tổng số lao động của xã 4.129 lao động, lao động làm việc trong lĩnh vực
nông nghiệp: 1.104 lao động chiếm 27%; lao động làm việc trong lĩnh vực Công
nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp, làng nghề 1.342 lao động chiếm 33%; lao động
dịch vụ 1.185 lao động chiếm 28%; lao động các ngành nghề khác 498 lao động
chiếm 12%.
Cơ cấu giá trị sản xuất của các ngành năm 2009: ngành nông nghiệp 28%,
ngành CN – TTCN, làng nghề 42%; ngành dịch vụ 30%, thu nhập bình quân đầu
người đạt 9.100.000đồng/người, tỷ lệ hộ nghốo cũn 6,17%.
Thi Sơn là xã giàu truyền thống cách mạng và văn hóa dân gian, làng
Quyển Sơn đã lưu truyền các làn điệu dân ca, hát dặm từ thời Lý tới nay, hàng
năm từ ngày mùng 10 tháng Giêng đến ngày mùng 10 tháng 2 Âm lịch Lễ Hội
7
Nguồn: Lịch sử Đảng bộ xã Thi Sơn – Biên soạn tháng 02/2010

10
Đền Trúc Quyển Sơn được tổ chức thu hút khách tham quan gần xã về dự. Sau
hơn 20 năm đổi mới đặc biệt trong những năm gần đõy xã đó có bước phát triển
khá toàn diện, bộ mặt nông thôn đã có nhiều thay đổi. Cơ cấu kinh tế đó có sự
chuyển đổi, sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng thấp nhưng vẫn đảm bảo an
ninh lương thực, cơ sở hạ tầng phục vụ dân sinh và phát triển kinh tế xã hội như:
Trường học, trạm y tế, trụ sở làm việc, đường giao thụng…được chỉnh trang xây
dựng. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân từng bước được nâng lên, văn
hóa xã hội phát triển, an ninh quốc phòng được củng cố, an ninh chính trị - trật
tự an toàn xã hội được giữ vững, hệ thống chính trị của xã vững mạnh luôn hoàn
thành tốt các nhiệm vụ được giao.
Tuy nhiên những kết quả đã đạt được chưa tương xứng với tiềm năng của
địa phương, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, một số lĩnh vực còn mang tính tự
phát, chưa theo quy hoạch, việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất
nông nghiệp còn chậm, lao động trong các ngành nghề thiếu tính ổn định, tỷ lệ
lao động có tay nghề qua đào tạo còn thấp, giá trị thu nhập đầu người còn thấp,
cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất, đời sống của nhân dân còn
gặp nhiều khó khăn…
II. THỰC TRẠNG HẠ TẦNG KINH TẾ, XÃ HỘI
8
1. Thực trạng hạ tầng kinh tế xã hội
1.1. Về giao thông, thủy lợi, điện sinh hoạt
- Những năm qua xã đã tập trung khai thác các nguồn lực: Các nguồn hỗ
trợ từ nhà nước cấp trên, huy động nhân dân đúng góp, doanh nghiệp, con em
làm ăn xa là đường giao thông nên cơ bản các tuyến đường đã đáp ứng yêu cầu
phát triển sản xuất và dân sinh.
- Toàn xó cú 1 trạm bơm tiêu gồm 4 máy; 1 trạm bơm tưới gồm 2 máy.
Tổng 6 máy công suất 6000m³/giờ.
- Xó có 6 trạm biến áp, tổng công suất 920KVA. Đường dây hạ thế có
tổng chiều dài 15km, 100% hộ dân trong xó dựng điện an toàn. Hiện nay xã

8
Nguồn: Đề án số 01/ĐA-BCĐCDNTM ngày 25/9/2009 của Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2009-2011 và đến năm 2015
11
đã bàn giao lưới điện hạ thế của xã cho ngành điện quản lý và bán điện theo
Nghị định của Chính phủ.
1.2. Về cơ sở vật chất văn hóa
- Trường mầm non của xã có tổng diện tích 10.000m² hiện có 12 phòng
học: Trong đú có 4 phòng học là phòng tận dụng nhà làm việc của HTX NN xây
dựng từ năm 1967.
- Trường Tiểu học là trường đạt chuẩn mức độ 2 tháng 6/2006, tổng
diện tích là 11.600m², bình quân đạt 22m²/chỏu, tổng số phòng học 20 phòng
học. Trong đú có 14 phòng chức năng và phòng làm việc, cú sõn chơi, bãi tập.
- Trường Trung học cơ sở của xã Thi Sơn đã đạt chuẩn quốc gia năm
2004, hiện có 17 phòng học và 4 phòng chức năng.
- Xó có một nhà văn hóa Trung tâm đã xây dựng và đưa vào sử dụng
năm 2006, có sân khấu, sân thể thao và có 380 chỗ ngồi.
- Nhà văn húa xúm tổng số 16/16 xóm có nhà văn hóa, trong đó 3 nhà
văn húa xúm cần xây dựng các công trình phụ trợ như tường bao, sân, nhà vệ
sinh, tủ sách;
1.3. Chợ, bưu điện văn húa xó và nhà ở
- Hiện nay xã đó có một chợ đạt tiêu chuẩn chợ nông thôn mới thu hút
trên 100 lao động buôn bán dịch vụ trong chợ.
- Xó có một điểm bưu điện đạt chuẩn, 4 điểm dịch vụ Internet. Điện
thoại máy bàn và di động xó cú khoảng 4.500máy, bình quân 51 mỏy/100dõn.
- Tổng số nhà theo thống kê năm 2010 là 2.215 nhà, 100% số nhà ở
được xây lợp ngói và kiên cố trở lên, không có nhà ở tạm và dột nát.
3. Thực trạng kinh tế và tổ chức sản xuất
3.1. Về kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất
Trong những năm qua xã đã đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát

triển cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, ngành nghề, phát
triển kinh doanh dịch vụ. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp có sự thay đổi: Tổng
diện tích canh tác của xã 401.12ha, trong đó đất 3 vụ 243.31ha; đất 2 vụ
12
137.54ha; đất đa canh (VAC) 20.27ha; cây trồng hàng hóa mỗi năm đạt xấp
xỉ 370ha, trong đú cây xuất khẩu 21.5ha, lúa lai đạt 119.17ha/năm, lúa chất
lượng cao đạt 129.33ha/năm. Khu sản xuất đa canh đã hình thành mô hình
trang trại chăn nuôi vừa và nhỏ.
Về chăn nuôi: Toàn xó cú tổng đàn 4.500 con lợn thịt, 260 lợn nái; 327
con trõu, bũ; gia cầm 30.000con; tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm được
quản lý chặt chẽ. Hiện nay xã đó có quy hoạch khu chăn nuôi tập trung nhưng
chưa được xây dựng.
Thực hiện Nghị quyết số 03 của Tỉnh ủy về chuyển dịch cơ cấu kinh tế
trong nông nghiệp và phát triển ngành nghề dịch vụ nông thôn địa phương đã
quy hoạch cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, khu du lịch sinh thái, phát
triển ngành nghề, chuyển dịch lao động từ sản xuất nông nghiệp sang công
nghiệp, dịch vụ.
Toàn xó cú 1.050 lao động làm nghề xây dựng, đồ gỗ mỹ nghệ, nghề
thêu ren, cơ khớ, gò hàn, sửa chữa ô tô, xe máy, ô tô vận tải…, 325 người làm
việc trong các công ty, doanh nghiệp, cụm TTCN trong xã và trong tỉnh, 291
người lao động ở nước ngoài: 1.117 người làm nghề dịch, thương mại như
buôn bán, dịch vụ lương thực, thực phẩm, hàng ăn uống, các mặt hàng tạp
hóa, dịch vụ phân bón, vật liệu xây dựng, ô tô, vận tài, xay sát và chế biến
lượng thực.
Là xó cú cụm tiểu thủ công nghiệp làng nghề, có nguồn lao động dồi
dào đến nay xó cú 14 doanh nghiệp đã được UBND Tỉnh quyết định cho thuê
đất. Trong cụm TTCN có 13 doanh nghiệp đang đi vào hoạt động, 1 doanh
nghiệp đang xây dựng nhà xưởng, ngoài cụm có 8 doanh nghiệp đang sản
xuất kinh doanh dịch vụ từ đó thu hút trên 200 lao động có việc làm thường
xuyên và thu nhập ổn định.

Trên toàn xó cú 65 ụtụ vận tải các loại làm công tác vận chuyển nguyên
vật liệu cho các doanh nghiệp và nhân dân địa phương, ước thu nhập bình
quân 95 triệu đồng/xe/1 năm. Có khoảng 530 thợ xây, 135 thợ mộc, 285 hộ
13
buôn bán dịch vụ nâng số người có việc làm cho thu nhập ổn định khoảng
2.850 lao động. Năm 2010 các doanh nghiệp trong và ngoài cụm TTCN đã
sản xuất được 220 nghìn tấn bột đỏ siờu mịn đạt 115% KH tăng 3.000 tấn so
với năm 2009. Sản xuất 455.000m/450.000m cọc bê tông đạt 101% KH.
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp 28%; ngành công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp, làng nghề 42%; ngành dịch vụ 30%.
Thu nhập bình quân đầu người đạt 9.100.000đồng/người
Tỷ lệ hộ nghèo năm 2009 còn 6,17% (129hộ). Tỷ lệ hộ nghèo của xó
cũn cao nên cần có các hoạt động hỗ trợ hộ thoỏt nghốo.
- Xó có 01 HTX NN đang hoạt động có hiệu quả và làm 6 khâu dịch vụ
trong đú có 5 khâu dịch vụ có lãi là: BVTN, BTTV, chăn nuôi thú y, cung
ứng và dịch làm đất.
+ Toàn xó cú 58 hộ chuyên làm VAC theo mô hình trang trại.
+ Việc chuyển dịch cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp của xó cũn
chậm, tỷ lệ cây hàng hóa vẫn còn thấp, cơ giới hóa trong sản xuất nông
nghiệp còn nhiều hạn chế.
Quy mô phát triển của các ngành nghề tuy còn manh mún nhưng đã thu
hút lực lượng lao động vào làm việc trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp và ngành nghề đáng kể. Do lao động chủ yếu chưa qua đào tạo nên thu
nhập của người lao động còn thấp. Trong thời gian tới với sự quan tâm đầu tư
của nhà nước của doanh nghiệp thì việc phát triển ngành nghề ở địa phương
sẽ có kết quả tốt lên.
3.2. Về lao động
Tổng số lao động trong độ tuổi của xã 4.129 người, lao động trờn cỏc
lĩnh vực:
+ Nông nghiệp: 1.104 lao động = 27%

+ Lao động ngành nghề, TTCN = 1.342 lao động = 33%
+ Lao động dịch vụ thương mại 1.185 lao động chiếm 28%
+ Lao động các ngành nghề khác 498 lao động chiếm 12%
14
- Trình độ văn hóa, cũng như tay nghề của người lao động thấp nên
chất lượng lao động không cao, ảnh hưởng lớn tới thu nhập của lao động:
+ Trình độ tiểu học, trung học cơ sở: 3.039 lao động chiếm 74%.
+ Trình độ lao động THPT: 1.090 lao động chiếm 26%.
- Tỷ lệ lao động sản xuất nông nghiệp qua đào tạo từ 3 tháng trở lên
như học nghề, học lớp khuyến nông IPM 520 người 13%.
4. Văn hóa – xã hội – môi trường
4.1. Về văn hóa giáo dục, y tế và công tác môi trường
- Xã hoàn thành phổ cập THCS năm 2003. Năm 2009 xã có tỷ lệ học sinh
đã tốt nghiệp THCS đạt 99.8% và thi đỗ THPT, trung học bổ túc và đi học nghề,
năm 2009 đạt 87%; tỷ lệ lao động qua đào tạo 710 lao động đạt 18%.
- Xã được công nhận đạt chuẩn về y tế năm 2004; trạm y tế có một bác
sỹ, 2 y sỹ, 4 y tá và đã thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh cho nhân dân
và công tác y tế dự phòng cơ sở.
Tỷ lệ người dân trong xã tham gia các hình thức bảo hiểm 1.433 người
đạt 16%.
- Xã đã có công trình nước sạch tập trung. Tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch
và nước hợp vệ sinh 97%.
Toàn xó cú 16/16 xúm cú đội vệ sinh tập trung, mỗi tuần thu gom rác thải
2 đến 3 buổi, tỷ lệ thu gom rác đạt 82%, xã đó có 3 điểm chứa rác tập trung.
Nghĩa trang nhân dân của xã được quy hoạch ở 3 khu vực và có quy
định hoạt động theo quy ước thống nhất chung trong xã.
4.2. Hệ thống chính trị
- Đến năm 2010 đội ngũ cán bộ chuyên trách, công chức của xã đủ theo
quy định 21 đồng chí. Trong đó chuyên trách 10 đồng chớ, cụng chức 11
đồng chí. Tuy nhiờn còn 3 đồng chí cán bộ công chức, cán bộ chuyên trách

vẫn chưa đạt chuẩn theo tiêu chí.
- Xã đó có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến thôn xóm.
- Đảng bộ có 20/22 chi bộ đạt trong sạch vững mạnh: 2 chi bộ hoàn
15
thành nhiệm vụ, không có chi bộ yếu kém.
- Đảng bộ đạt trong sạch vững mạnh, chính quyền là đơn vị vững mạnh
của huyện, MTTQ và các đoàn thể: MTTQ đạt loại tốt; Hội Phụ nữ, Hội Cựu
chiến binh, Hội Nông dân đạt đơn vị xuất sắc, Đũan thanh niên đạt vững
mạnh của huyện.
An ninh chính trị luôn được ổn định những ý kiến, kiến nghị của nhân
dân được giải quyết kịp thời, không có đơn thư tồn đọng kéo dài, các tệ nạn
xã hội được ngăn chặn kìm chế không để gia tăng nhất là nghiện hút.
Tình hình địa phương luôn ổn định, đảm bảo, phát huy vai trò lãnh đạo
của cấp ủy đảng, sự quản lý điều hành của chính quyền, nhân dân chấp hành
tốt các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy định
của địa phương.
5. Những thuận lợi, khó khăn:
5.1. Những thuận lợi
Có cơ chế chính sách nhà nước mở rộng khuyến khích tạo điều kiện
cho các thành phần kinh tế các hộ trong xã phát triển các ngành nghề sản xuất
kinh doanh. Đảng uỷ, chính quyền luôn quan tâm tạo điều kiện mở mang phát
triển ngành nghề.
- Cụm TTCN và ngành nghề truyền thống của địa phương luôn được
phát triển giải quyết cơ bản việc làm cho lực lượng lao động, góp phần
chuyển đổi cơ cấu lao động, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân
dân đã tạo điều kiện cho công tác lãnh đạo, tổ chức của Đảng về việc thực
hiện các nhiệm vụ chính trị ở địa phương.
5.2. Những khó khăn
- Tốc độ phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển ngành
nghề mới ở nông thôn còn chậm nên chưa thu hút, tận dụng được lao động lúc

nông nhàn.
- Trình độ tay nghề, tác phong công nghiệp của người lao động chưa
đáp ứng yêu cầu thị trường, tỷ lệ lao động qua đào tạo để đáp ứng với công
16
cuộc đổi mới đạt thấp.
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ làm công tác lao động,
dạy nghề còn hạn chế, phần lớn chưa được đào tạo chuyên môn.
- Đội ngũ giáo viên dạy nghề còn thiếu.
III. TÌNH HÌNH NGUỒN NHÂN LỰC, ĐÀO TẠO NGHỀ VÀ
NHU CẦU PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN
9
1. Thực trạng nguồn nhân lực
Tính đến ngày 31/12/2010, cơ cấu lao động của xã
- Tổng dân số: 8.952 người, trong đó nữ: 4283 người, nam: 4669 người.
- Lao động trong độ tuổi lao động: 4478 người, trong đó nữ: 2241 người.
- Lao động độ tuổi lao động có khả năng lao động: 4129 người, chiếm
92.2% lao động trong độ tuổi.
Xã Thi Sơn có lực lượng lao động dồi dào nhưng chất lượng thấp tỷ lệ
lao động chưa qua đào tạo, chưa được học nghề chiếm tỷ lệ cao: 2788 lao
động chiếm 67,5% lực lượng lao động trong độ tuổi. Trong đó:
+ Lao động trong lĩnh vực nông nghiệp = 1.104 chiếm 40.0%.
+ Lao động chưa có việc làm = 1.684 chiếm 60.0 %.
Lao động trong độ tuổi từ 18-25 tuổi chưa qua đào tạo = 1.044 chiếm
37.4%.
Lao động trong độ tuổi từ 26-45 tuổi chưa qua đào tạo = 1.744
chiếm 62.6%.
Từ tình hình thực tế số lượng, chất lượng nguồn nhân lực của xã Thi
Sơn như trên hiện nay nguồn nhân lực xã Thi Sơn rất cần được đào tạo nghề
để đáp ứng với sự nghiệp CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn của Đảng và
đáp ứng với xu thế phát triển chung của quê hương đất nước.

2. Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của xã
Thi Sơn
9
Nguồn: Đề án số 01/ĐA-UBND ngày 08/02/2011 của UBND xã Thi Sơn – Kim Bảng – Hà Nam về đào tạo
nghề và phát triển nguồn nhân lực cho lao động nông thôn xã Thi Sơn giai đoạn 2011-2015 và định hướng
đến năm 2020
17
2.1. Những mặt tích cực
+ Đảng ủy xã hàng năm có nghị quyết chuyên đề về lao động, chỉ đạo
công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực của địa phương.
+ UBND xã xây dựng kế hoạch đào tạo phát triển nguồn nhân lực của
xã từng năm và giao chỉ tiêu đào tạo phát triển nguồn nhân lực đến từng thôn
xóm và các ngành đoàn thể.
+ Giao nhiệm vụ cho cán bộ lao động thương binh xã hội kết hợp với
đoàn thanh niên liên hệ với trường dạy nghề tỉnh Hà Nam hàng năm về địa
phương tổ chức dạy nghề cho lực lượng đoàn viên thanh niên như: nghề mộc,
cơ khớ, gò hàn. Mỗi năm mở từ 2 – 3 lớp, mỗi lớp từ 50 – 70 học viên. Trước
hết ưu tiên con em gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ có điều kiện gia đỡnh
khó khăn, đông con, bộ đội xuất ngũ…
+ Ngoài ra UBND xã phối hợp với trung tâm giới thiệu việc làm của Sở
lao động thương bình xã hội tỉnh về địa phương tư vấn giới thiệu cho lực
lượng đoàn viên thanh niên, bộ đội xuất ngũ đi lao động xuất khẩu ngoài
nước, giao chỉ tiêu cho cỏc xúm, lực lượng đoàn viên hàng năm tổ chức lao
động đi xuất khẩu ngoài nước từ 40 – 45 lao động.
+ Hàng năm UBND xã giành 50 – 60 triệu đồng từ nguồn đấu giá đất
để hỗ trợ cho công tác đào tạo nghề như: Hỗ trợ tiền thuê giáo viên, mua dụng
cụ, tài liệu học tập và thực hành, tiền điện, nước và miễn giảm một số khoản
đúng góp cho các đối tượng tham gia học nghề tại địa phương.
2.2. Nhược tồn tại và yếu kém
+ Cơ cấu lao động của địa phương hiện nay chưa đồng đều, tỷ lệ lao

động trong lĩnh vực nông nghiệp còn cao đặc biệt là độ tuổi lao động từ 40 ữ
55 tuổi chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ cao mà độ tuổi này hầu như các doanh
nghiệp trong và ngoài xã không muốn nhận vào làm việc.
+ Một số cán bộ thôn xóm chưa quan tâm đến việc vận động lao động
của thôn xóm đi học nghề.
+ Công tác tuyên truyền vận động Đoàn viên thanh niên trong độ tuổi
18
tham gia các lớp học nghề chưa được thường xuyên.
+ Đảng ủy – UBND xã chưa thật sự quan tâm đến công tác đào tạo và
phát triển nguồn nhân lực của địa phương
+ Hàng năm chưa mở hội nghị sơ tổng kết công tác đào tạo và phát
triển nguồn nhân lực của địa phương.
+ Chưa có chính sách hỗ trợ thoả đáng cho người lao động tham gia
học nghề.
2.3. Nguyên nhân tồn tại và yếu kém
+ Công tác Đảng: Chưa chăm lo tới hệ thống chính trị như phát triển
Đảng, công tác dân vận, chỉ đạo sản xuất phát triển kinh tế mà chưa quan tâm
đến đào tạo nghề cho lực lượng lao động nhằm phát triển nguồn nhân lực cú
trỡnh độ cao. Chưa xây dựng thành chương trình cụ thể cho việc đào tạo và
phát triển nguồn nhân lực cho từng giai đoạn và cả nhiệm kỳ.
+ Công tác chính quyền: Chưa mạnh dạn đầu tư kinh phí cho đào tạo
phát triển nguồn nhân lực vì nguồn thu ngân sách có hạn, thu chi theo luật
ngân sách.
Cán bộ xã chỉ chú trọng vào đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển
sản xuất kinh doanh cho hộ gia đình, chưa quan tâm đôn đốc cán bộ lao động
thương binh xã hội, các đoàn thể, các thôn xóm trong việc đào tạo phát triển
nguồn nhân lực của địa phương.
Chưa có chính sách hỗ trợ và tìm việc làm cho lao động đã qua đào tạo
để hộ yên tâm và tích cực tham gia học nghề ở địa phương.
+ Các ngành, đoàn thể - thôn xóm: Coi công tác đào tạo phát triển

nguồn nhân lực là của Đảng ủy – UBND xã và cán bộ lao động thương binh
xã hội nên chưa thật sự quan tâm, chưa nhiệt tình tuyên truyền vận động lao
động tham gia học nghề.
+ Đối với lực lượng lao động trong độ tuổi của địa phương: Ngại học
tập hoặc tham gia học tập không đầy đủ nờn trỡnh độ tay nghề chưa đáp ứng
được với công việc của các doanh nghiệp nhận tuyển lao động. Ý thức chấp
19
hành thời gian lao động trong các doanh nghiệp chưa nghiêm (hay nghỉ tự do)
cho nên các doanh nghiệp không muốn nhận lao động của địa phương.
3. Nhu cầu phát triển nguồn nhân lực và đào tạo nghề:
- Dự báo hàng năm số người độ tuổi lao động được bổ sung cho lực
lượng từ 150 - 200 lao động gồm: số thanh niên mới lớn lên 120 người, số lao
động từ nơi khác đến 30 người, bộ đội hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa
phương 20 người.
- Dự bỏơ số lao động không được bổ sung cho lực lượng lao động từ 50
- 80 người gồm: số lao động tiếp tục theo học các trường PTTH, CĐ, Đại học,
THCN 35 người; số thanh niên đi làm nghĩa vụ quân sự 20 người. Số người
chuyển đi nơi khác 20 người.
- Số còn lại bổ sung vào các thành phần kinh tế trên địa bàn xã từ 100 -
120 người.
4. Mục tiêu, chỉ tiêu và đối tượng đào tạo nghề
4.1. Mục tiêu
Đến năm 2015 : Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 44%, trong đó tỷ lệ lao
động qua dạy nghề đạt 31%.
Đến năm 2020: Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 56%, trong đó tỷ lệ lao
động qua dạy nghề đạt 44%.
Xõy dựng đội ngũ cán bộ công chức có bản lĩnh chính trị vững vàng, có
trình độ, năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý hành chính,
quản lý điều hành kinh tế - xã hội và thực thi công vụ phục vụ cho sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.

4.2. Chỉ tiêu
a. Giai đoạn 2011- 2015 :
- Dạy nghề cho 485 lao động nông thôn, trong đó :
+ Trung cấp trở lên: 125 lao động.
+ Sơ cấp nghề: 360 lao động
- Đào tạo bồi dưỡng nhằm nâng cao kiến thức, năng lực quản lý hành
20
chính, quản lý kinh tế - xã hội theo chức danh, vị trí làm việc đáp ứng yêu cầu
công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành và thực thi công vụ cho khoảng 22 lượt
cán bộ, công chức xã.
b. Giai đoạn 2015 - 2020:
- Dạy nghề cho 870 lao động nông thôn, trong đó:
+ Trung cấp nghề trở lên: 244 lao động.
+ Sơ cấp nghề: 626 lao động. Đào tạo bồi dưỡng nhằm nâng cao kiến
thức, năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh tế - xã hội theo chức danh, vị
trí làm việc đáp ứng yêu cầu công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành và thực thi
công vụ cho khoảng 25 lượt cán bộ, công chức xã.
4.3. Đối tượng
a. Dạy nghề cho lao động nông thôn
Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, có trình độ học vấn và sức
khoẻ phù hợp với nghề cần học, trong đó đối tượng được ưu tiên dạy nghề là:
- Lao động là gia đình thuộc diện hưởng chính sách ưu đãi người có
công với cách mạng.
- Lao động là hộ nghèo.
- Lao động là người tàn tật.
- Lao động thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất canh tác (thuộc các công
trình, dự án của nhà nước).
- Lao động trong hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo.
b. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã
- Cán bộ chuyên trách Đảng, Đoàn thể chính trị - xã hội, chính quyền

và công chức chuyên môn xã; Cán bộ nguồn bổ sung thay thế cho cán bộ,
công chức đến tuổi nghỉ công tác hoặc thiếu hụt do cơ học có độ tuổi phù hợp
với quy hoạch cán bộ đến năm 2015 và dến năm 2020.
5. Nghề đào tạo đến năm 2015
5.1. Dạy nghề cho lao động nông thôn
a/ Nghề nông nghiệp:
Các nghề kỹ thuật trồng trọt (trồng cây ăn trái, cây công nghiệp ); kỹ
21

×