Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

Tình hình nhập khẩu của công ty Cổ phần Thương mại Dệt May thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (296.45 KB, 36 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
CƠ SỞ II TẠI TP.HCM
***
BÁO CÁO THỰC TẬP GIỮA KHÓA
Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại
TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
THƯƠNG MẠI DỆT MAY TP.HCM
Họ và tên sinh viên: Phạm Thúy Nga
Mã sinh viên: 1101017214
Lớp: D – A10
Khóa: 50
GVHD: ThS. Trần Thị Ngọc Duy
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2014
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
Tên Doanh nghiệp/ Công ty:
Địa chỉ:
Mã số thuế:
Mã số đăng ký kinh doanh/Mã số doanh nghiệp:
Ngành nghề kinh doanh chính:
Chúng tôi xác nhận Sinh viên:
thực tập tại Doanh nghiệp/ Công ty từ ngày…… tháng… năm……. đến ngày….
tháng…… năm…… như sau:
- Về tinh thần thái độ:


- Về tiếp cận thực tế nghiệp vụ, hoạt động của doanh nghiệp/ Công ty:



- Về số liệu sử dụng trong Thu hoạch (ghi rõ số liệu được sử dụng trong Thu hoạch
có phải do Doanh nghiệp/ Công ty cung cấp cho Sinh viên hay không):





- Nhận xét khác:




………, ngày …… tháng …… năm ……
Ký tên
(Ghi rõ chức vụ, ký tên, đóng
dấu)
NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC



















Tp. Hồ Chí Minh, ngày …tháng … năm 2014
Người hướng dẫn khoa học
ThS. Trần Thị Ngọc Duy
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
AFTA ASEAN Free Trade Area Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN
ASEAN
Association of Southeast
Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
CIF Cost-Insurance and Freight Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí
CP Cổ phần
EU European Union Liên minh châu Âu
FOB Free on Board Giao hàng lên tàu
ISO
International Organization for
Standardization
Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế
L/C Letter of Credit Thư tín dụng
PR Public Relations Quan hệ công chúng
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
T/T Telegraphic Transfer Chuyển tiền bằng điện
WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại thế giới
XNK Xuất nhập khẩu
LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình hội nhập hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đã và đang đạt được

nhiều thành tựu, đóng góp to lớn vào công cuộc đổi mới của đất nước. Kể từ khi
chính thức gia nhập WTO, hoạt động buôn bán ngoại thương đã có nhiều bước tiến
mạnh mẽ trong đó có hoạt động nhập khẩu. Điều này đã giúp cho người tiêu dùng
trong nước có điều kiện tiếp cận với chủng loại sản phẩm đa dạng, giá cả thấp và tập
trung sản xuất những mặt hàng mà mình có lợi thế. Do đó, việc nâng cao hiệu quả
kinh doanh nhập khẩu đang dần chứng minh được vai trò quan trọng của mình.
Công ty Cổ phần Thương mại Dệt May thành phố Hồ Chí Minh là một doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu nguyên phụ liệu. Để
cạnh tranh và khẳng định vị thế trên thương trường, công ty đã và đang đẩy mạnh
hoạt động nhập khẩu để đảm bảo cung cấp hàng hóa thiết bị cho ngành dệt may khu
vực phía Nam. Đây cũng chính là một thế mạnh được công ty đặc biệt quan tâm.
Sau một thời gian thực tập, qua việc nghiên cứu tài liệu về hoạt động của công ty,
kết hợp với vốn kiến thức đã được trang bị tại trường Đại học Ngoại Thương, tôi xin
chọn đề tài nghiên cứu “Tình hình nhập khẩu của công ty Cổ phần Thương mại
Dệt May TP.HCM” làm đề tài báo cáo thực tập giữa khóa của chuyên ngành mình.
Ngoài lời mở đầu và kết luận, bài báo cáo có kết cấu như sau:
- Chương 1: Khái quát chung về công ty CP Thương mại Dệt May TP.HCM.
- Chương 2: Tình hình nhập khẩu của công ty CP Thương mại Dệt May TP.HCM giai
đoạn 2011 – 2013.
- Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu của công ty trong thời
gian tới.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc cùng các anh chị Phòng Kinh
doanh vật tư của công ty CP Thương mại Dệt May TP.HCM và giáo viên hướng dẫn
khoa học Trần Thị Ngọc Duy, cùng Quý Thầy Cô Trường Đại học Ngoại thương cơ
sở 2 tại TP.HCM đã hướng dẫn và giúp tôi hoàn thành bài thu hoạch này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do thời gian và kiến thức còn hạn chế
nên đề tài không tránh khỏi những sai sót và nhược điểm. Vì vậy, tôi kính mong
Quý Thầy Cô góp ý để đề tài được hoàn thiện hơn.
8
9

CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG
MẠI DỆT MAY TP.HCM
1.1. Giới thiệu về công ty Cổ phần Thương mại Dệt May TP.HCM
Công ty Cổ phần Thương mại Dệt May TP.HCM là doanh nghiệp Nhà nước,
tiền thân là công ty dịch vụ Thương mại số 2 được thành lập theo Quyết định thành
lập số 12/QĐ – TCLĐ ngày 26/09/1995 – đơn vị hạch toán phụ thuộc Tổng công ty
Dệt May Việt Nam nay là Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Quyết định số 680/QĐ –
HĐQT ngày 19/10/1998 của Hội đồng quản trị về việc đổi tên công ty dịch vụ
Thương mại số 2 thành công ty Thương mại Dệt May TP.HCM. Ngày 31/12/2006
công ty cổ phần hóa và theo Quyết định số 2597/QĐ-BCN ngày 27/07/2007 của Bộ
Công nghiệp v/v phê duyệt phương án và chuyển công ty Thương mại Dệt May
TP.HCM thành công ty Cổ phần Thương mại Dệt May Tp.HCM và giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh số 4103008793 (đăng ký lần đầu ngày 18/12/2007).
- Tên doanh nghiệp trong nước: công ty CP Thương mại Dệt May TP.HCM
- Tên doanh nghiệp quốc tế: Vinatex Trading Joint Stock Company HCMC
- Tên viết tắt: Vinatex HCMC
- Trụ sở: 96 Lý Tự Trọng, phường Bến Thành, quận 1, Tp.Hồ Chí Minh
- Điện thoại: (84-8) 3 829 3649
- Fax: (84-8) 3 829 4521
- Email:
- Website:
- Vốn điều lệ: 45.000.000.000 đồng (bốn mươi lăm tỷ đồng)
- Có tài khoản tại ngân hàng:
 Số tài khoản: 1301 000 102 9078
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sở giao dịch 2
 Số tài khoản: 1020 100 000 81 858
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh TP.HCM
- Mã số thuế: 0305386118
- Quy mô hoạt động:
 Phòng Kinh doanh vật tư: 96 Lý Tự Trọng, phường Bến Thành, quận 1,

TP.HCM.
 Trung tâm Kinh doanh thiết bị: 114 Lê Thị Hồng Gấm, phường Nguyễn
Thái Bình, quận 1, TP.HCM.
 Trung tâm Kinh doanh vật tư dệt may: 58 Phan Nam Sào, phường 11, quận
Tân Bình, TP.HCM.
- Logo của công ty:
10
Từ khi hình thành đến nay, công ty CP Thương mại Dệt May TP.HCM đã
trở thành một công ty lớn mạnh với cơ sở vật chất hiện đại, đội ngũ nhân viên lành
nghề, hoạt động chuyên sâu trên nhiều lĩnh vực. Trong quá trình hoạt động, công ty
luôn lấy chữ tín, kỹ thuật tiên tiến, nhiệt tình phục vụ làm phương châm hoạt động
với slogan “Sự thành công của khách hàng chính là sự thành công của chúng
tôi”. Vì vậy, công ty luôn được các đối tác, bạn hàng tín nhiệm hợp tác lâu dài.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, quản trị nhân sự của công ty
1.2.1. Chức năng
Căn cứ vào giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty, công ty có
những chức năng sau:
- Kinh doanh nguyên phụ liệu, phụ tùng thiết bị ngành dệt may.
- Kinh doanh hóa chất, thuốc nhuộm, nhiên liệu phục vụ ngành dệt may.
- Cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu, giao nhận, vận chuyển hàng hóa.
1.2.2. Nhiệm vụ
Để thực hiện được các chức năng trên, công ty có những nhiệm vụ sau:
- Thực hiện các mục tiêu, kế hoạch dài hạn, ngắn hạn mà tổng công ty đề ra.
- Xây dựng, đề ra các phương án về XNK, về mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ
cho khách hàng.
- Đảm bảo khai thác, sử dụng và quản lý có hiệu quả, phát triển các nguồn vốn.
- Thực hiện đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên để nâng
cao hiệu quả làm việc, thực hiện chế độ lương bổng, thưởng phạt đúng theo
nguyên tắc và hợp đồng lao động để đảm bảo việc làm và mức sống của họ.
- Đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tăng cường tìm hiểu và khảo sát thị

trường nhằm cung cấp những sản phẩm chất lượng tốt, đáp ứng được thị hiếu
khách hàng, giá cả phù hợp nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu lợi nhuận.
- Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật và thực hiện nghĩa vụ đóng
thuế đầy đủ cho Nhà nước.
- Thực hiện đầy đủ chức năng và nhiệm vụ đã cam kết, đã ký với các tổ chức kinh tế
trong và ngoài nước. Đồng thời chăm lo tới đời sống của họ nhằm đảm bảo duy trì
và phát huy hiệu quả làm việc của họ.
1.2.3. Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức công ty CP Thương mại Dệt May TP.HCM
11
Đại hội đồng cổ đông
Ban kiểm soátHội đồng quản trị
Nguồn : Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty - Phòng hành chính tổng hợp
Công ty tổ chức đội ngũ nhân sự theo các hướng chủ đạo sau:
- Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan quyết định cao nhất, thông qua định hướng phát
triển của công ty, bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành
viên Ban kiểm soát, thông qua các báo cáo tài chính hàng năm.
- Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty
không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông, đồng thời quyết định chiến lược
phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty.
- Tổng giám đốc: là người trực tiếp điều hành công ty, quản lý chung và toàn diện
các hoạt động, chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Hội đồng quản trị về kết
quả hoạt động của công ty, tổ chức thực hiệc các kế hoạch đầu tư kinh doanh, trực
tiếp ký các hợp đồng XNK, quyết định toàn bộ giá cả mua bán hàng hóa.
- Phó tổng giám đốc: là người tham mưu cho Tổng giám đốc trong các lĩnh vực kinh
doanh và giám sát trực tiếp đối với hoạt động của các đơn vị trực thuộc và các
phòng ban chức năng, ký hợp đồng kinh tế nội theo ủy quyền của Tổng giám đốc và
phê duyệt văn bản giấy tờ liên quan đến hoạt động trong công ty.
- Phòng kế toán tài chính:
Theo dõi công nợ của công ty, phản ánh đề xuất kế hoạch thu, chi tiền mặt,

thực hiện các công tác thanh toán đối nội và thanh toán quốc tế.
Chịu trách nhiệm thực hiện và theo dõi công tác kiểm kê, quản lý về mặt sổ
sách toàn bộ tài sản của công ty.
Thực hiện quyết toán quý, 6 tháng, năm đúng tiến độ và tham gia cùng với
các phòng khác để hoạch toán lỗ, lãi cho từng đơn vị trực thuộc, giúp cho Ban giám
đốc công ty nắm chắc nguồn vốn, biết rõ tình hình lời, lãi.
Tham mưu cho Ban quản trị trong việc lập kế hoạch kinh doanh hàng năm.
- Phòng hành chính tổng hợp:
Quản lý, sắp xếp, tuyển dụng và bố trí nhân sự phù hợp yêu cầu hoạt động
của công ty.
12
Tổng giám đốc
Phó tổng giám đốc
Phó tổng giám đốc
Trung tâm
kinh doanh
vật tư
dệt may
Trung tâm
kinh doanh
thiết bị
phụ tùng
Phòng
kinh doanh
vật tư
Phòng hành
chính tổng
hợp
Phòng
kế toán

tài chính
Xây dựng cơ chế tiền lương, thưởng và bảo hiểm cho cán bộ công nhân viên.
Soạn thảo, tiếp nhận, lưu trữ văn thư, hồ sơ chứng từ của công ty.
Tổng hợp và xây dựng kế hoạch kinh doanh cho công ty.
- Phòng kinh doanh vật tư: Đây là nơi tôi được phân công thực tập.
Xây dựng kế hoạch định hướng sản xuất kinh doanh hàng năm, hàng quý,
hàng tháng cũng như theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch để kịp thời đề xuất với
Ban giám đốc công ty điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế.
Tăng cường công tác tiếp thị, nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước,
đồng thời đề xuất với Ban giám đốc các chủ trương, chính sách phù hợp với tình
hình thực tế trong lĩnh vực kinh doanh XNK.
Chịu trách nhiệm dự thảo, lập các hợp đồng thương mại, điều kiện và hình
thức thanh toán. Thực hiện tốt nghiệp vụ, thủ tục XNK đúng quy định cũng như theo
dõi tình hình thực hiện hợp đồng, thanh lý hợp đồng.
Thực hiện cung cấp chứng từ XNK, hóa đơn xuất nhập hàng hóa, đồng thời
quản lý chặt chẽ hàng hóa và hệ thống kho hàng của công ty.
Thu thập thông tin về hoạt động kinh doanh của các bạn hàng: mặt hàng, sản
lượng, chất lượng, giá cả, thị phần và tình hình nhập khẩu các sản phẩm cùng ngành.
Đề xuất phương án kinh doanh, giá cả trên cơ sở dự đoán thị trường.
Lập báo cáo kinh doanh theo định kì.
- Trung tâm kinh doanh thiết bị phụ tùng: kinh doanh các mặt hàng thiết bị phụ
tùng nhập từ nước ngoài, XNK vật tư thiết bị trong ngành may.
- Trung tâm kinh doanh vật tư dệt may: kinh doanh chủ yếu các mặt hàng may
mặc, quần áo may sẵn, khăn bông, vải sợi các loại, hóa chất và nguyên phụ liệu
trong ngành may.
1.2.4. Quản trị nhân sự
Bảng 1.1: Cơ cấu nhân sự của công ty giai đoạn 2011 – 2013
Đơn vị tính: người
Tiêu chí
2011 2012 2013

Số lượng % Số lượng % Số lượng %
Chức
vụ
Cán bộ quản lý 12 14,46 12 14,29 12 12,90
Cán bộ chuyên
môn nghiệp vụ
30 36,14 32 38,09 34 36,56
Nhân viên 41 49,40 40 47,62 47 50,54
Giới
tính
Nam 43 51,81 44 52,38 50 53,76
Nữ 40 48,19 40 47,62 43 46,24
Tuổi
22-35 46 55,42 47 55,95 54 58,06
35 trở lên 37 44,58 37 44,05 39 41,94
13
Trình
độ
Đại học,
trên đại học
35 42,17 36 42,86 44 47,31
Cao đẳng,
trung cấp
20 24,10 21 25,00 24 25,81
Phổ thông 28 33,73 27 32,14 25 26,88
Tổng cộng 83 84 93
Nguồn: Tình hình nhân sự của công ty – Phòng hành chính tổng hợp
Căn cứ vào bảng số liệu 1.1 trên ta thấy, số lượng nhân viên của công ty CP
Thương mại Dệt May TP.HCM tăng lên trong 3 năm trở lại đây nhằm đáp ứng được
khối lượng công việc ngày càng cao của công ty, từ 83 người (2011) lên 93 người

(2013). Trong đó, đội ngũ cán bộ quản lý vẫn giữ nguyên, còn cán bộ chuyên môn
nghiệp vụ tăng từ 30 người (2011) lên 34 người (2013). Tuy nhiên, số lượng nhân
viên lại dao động, giảm từ 41 người (2011) xuống còn 40 người (2012) do chính
sách thắt chặt chi tiêu của công ty nhằm đối phó với tình trạng khủng hoảng kinh tế,
nhưng sau đó lại tăng lên tới 47 người (2013) để đẩy mạnh tiến trình công việc. Do
nhu cầu công việc đòi hỏi phải đi về các xưởng để gom hàng cùng với việc kiểm tra
hàng hóa và thông quan tại cảng nên phù hợp với nam giới hơn. Vì vậy mà công ty
có xu hướng tuyển nam nhiều hơn nữ trong năm 2012 (44 nam và 40 nữ), năm 2013
(50 nam và 43 nữ). Nhìn chung, cơ cấu nhân sự trẻ, nằm trong độ tuổi từ 22 đến 35
tuổi. Ngoài ra bộ phận ngoại giao trong việc thương thảo giá cả hàng hóa và thỏa
thuận ký kết hợp đồng phù hợp với nữ giới vì tính linh hoạt, khéo léo của họ nên số
lượng nhân viên nữ cũng tăng lên từ 40 người (2011) lên 43 người (2013). Xét theo
trình độ văn hóa, xu hướng của công ty tuyển dụng đại học và trên đại học ngày
càng cao, từ 42,17% (2011) lên 47,31% (2013). Tuy nhiên, những công việc như
gom hàng tại xưởng hay kiểm tra hàng hóa không yêu cầu trình độ chuyên môn cao
nên công ty chỉ tuyển dụng thêm cao đẳng và trung cấp từ 20 người (2011) đến 24
người (2013), còn những công việc nặng như bốc vác, giao hàng, bảo vệ chỉ yêu cầu
trình độ phổ thông thì công ty không tuyển dụng thêm mà sa thải bớt từ 28 người
(2011) xuống còn 25 người (2013) ở những vị trí không cần thiết.
Với số lượng nhân viên như hiện nay đã đáp ứng được những công việc mà
công ty đề ra cho mỗi bộ phận, phòng ban. Bên cạnh đó, công ty hiện đang chú
trọng đến công tác tuyển dụng vào đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao để phát
huy thế mạnh của công ty trong việc tiếp cận khoa học công nghệ nhằm tối đa hóa
14
lợi nhuận và nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường trong và
ngoài nước. Đây là một chiến lược đúng đắn của công ty giúp năng động hóa bộ
máy tổ chức, đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng cao của công việc. Tuy nhiên, vì hàng
hóa thường không ổn định nên có những lúc công việc quá tải hay không có việc để
làm. Vì vậy cần phân bổ hợp lý nhân lực trong công ty, cần có sự trao đổi và giúp đỡ
giữa các bộ phận, phòng ban với nhau, thực hiện các biện pháp tiết kiệm, quản lý

chặt chẽ để đạt hiệu quả tốt nhất. Đồng thời, công ty cần đề ra các chính sách khen
thưởng hợp lý để tạo động lực cho toàn bộ nhân viên làm việc tốt và phát huy khả
năng sáng tạo của mình, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.
1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2011 – 2013
Căn cứ vào bảng số liệu 1.2 sau, ta thấy trong 3 năm trở lại đây, công ty CP
Thương mại Dệt May TP.HCM đang trên đà phát triển mạnh nhất, vượt qua mọi khó
khăn về bất ổn của nền kinh tế trong năm 2012 và gặt hái được khá nhiều thành
công vào năm 2013. Cụ thể được thể hiện như sau:
Bảng 1.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty CP Thương mại Dệt May
TP.HCM giai đoạn 2011-2013
Đơn vị tính: tỷ đồng
So sánh
2012/2011
So sánh
2013/2012
ST
T
Chỉ tiêu
Năm
2011
Năm
2012
Năm
2013
Tuyệt
đối
%
Tuyệt
đối
%

1 Doanh thu 112,76 98,35 114,41 -14,41 -12,78 16,06 16,33
2 Chi phí 103,92 91,33 105,37 -12,59 -12,12 14,04 15,37
3 Lợi nhuận 8,84 7,02 9,04 -1,82 -20,59 2,02 28,77
Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm
của công ty – Phòng kế toán tài chính
- Doanh thu: Doanh thu năm 2012 là 98,35 tỷ đồng, giảm 14,41 tỷ đồng so với năm
2011, tương ứng giảm 12,78%. Điều này là do trong năm 2012 công ty đã chịu ảnh
hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm cho doanh thu bị giảm. Đứng trước
tình hình đó, nhờ vào khả năng lãnh đạo tài tình của Ban giám đốc trong việc quản
lý hoạt động kinh doanh và điều tiết vốn, đến cuối năm 2012 công ty đã phần nào
15
vượt qua được khó khăn chung của nền kinh tế. Đến năm 2013 doanh thu là 114,41
tỷ đồng, tăng 16,06 tỷ đồng so với năm 2012, tương ứng tăng 16,33%. Năm 2013
doanh thu của công ty đã bắt đầu tăng trở lại do nhu cầu về nguyên phụ liệu dệt may
tăng mạnh trong nước kết hợp với sự khởi sắc của thị trường kinh tế thế giới. Điều
này báo hiệu một dấu hiệu khả quan cho những nỗ lực của công ty trong việc khắc
phục hậu quả của nền kinh tế suy thoái mang lại.
- Chi phí: Chi phí năm 2012 là 91,33 tỷ đồng, giảm 12,59 tỷ đồng so với năm 2011,
tương ứng giảm 12,12%. Sở dĩ chi phí giảm là do công ty đã thực hiện chính sách thắt
chặt chi tiêu, hạn chế số lượng hàng nhập khẩu để tránh tình trạng hàng tồn kho trước
sự khó khăn của nền kinh tế trong và ngoài nước. Đến năm 2013 chi phí là 105,37 tỷ
đồng, tăng 14,04 tỷ đồng so với năm 2012, tương ứng tăng 15,37%. Điều này là do
công ty đã bắt đầu mở rộng danh mục đầu tư, ngoài việc XNK còn tham gia vào đầu
tư bất động sản và tiến hành thử nghiệm những sản phẩm mới đáp ứng được thị hiếu
của khách hàng. Bên cạnh đó, nhằm xúc tiến thương mại, công ty cũng đã chi trả một
khoản chi phí tương đối lớn cho các hoạt động PR, quảng cáo cho thương hiệu,…
- Lợi nhuận: Lợi nhuận năm 2012 là 7,02 tỷ đồng, giảm 1,82 tỷ đồng so với năm
2011, tương ứng giảm 20,59%. Có thể nói năm 2012 là một năm đầy sóng gió vì
những ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng kinh tế thế giới đã làm cho giá đầu vào
tăng lên trong khi sức mua giảm. Điều này làm cho không ít doanh nghiệp Việt Nam

phải chịu lỗ và nợ xấu, tuy nhiên trước tình hình đó công ty vẫn giữ vững được, đó là
minh chứng cho sự cố gắng và sáng suốt của ban lãnh đạo cùng với toàn thể nhân
viên công ty. Năm 2013 lợi nhuận là 9,04 tỷ đồng, tăng 2,02 tỷ đồng so với năm
2012, tương ứng tăng 28,77%. Công ty đã ngày càng chú trọng việc đầu tư, mở rộng
kinh doanh và chủ động chiếm lĩnh thị trường để tăng hiệu quả hoạt động, mang lại
nguồn lợi nhuận tối đa.
1.4. Các công việc thực hiện trong quá trình thực tập
Trong quá trình thực tập tại công ty CP Thương mại Dệt May TP.HCM, tôi
đã học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm thực tế, từ đó thấy được những điểm khác
biệt giữa thực hành và lý thuyết. Những ngày đầu thực tập, tôi được các anh chị
Phòng kế toán tài chính cung cấp cho các báo cáo tài chính hàng năm để nghiên cứu
tình hình hoạt động chung của công ty. Những ngày sau đó, tôi được giao vào thực
16
tập tại Phòng kinh doanh vật tư để có thể nắm bắt rõ hơn tình hình hoạt động nhập
khẩu, cụ thể về các mặt hàng, giá cả và thị trường của công ty, cũng như được các
anh chị tại phòng hướng dẫn chi tiết về quy trình nhập khẩu thực tế.
17
CHƯƠNG 2. TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI
DỆT MAY TP.HCM GIAI ĐOẠN 2011 – 2013
2.1. Tình hình nhập khẩu của công ty
2.1.1. Kim ngạch nhập khẩu
Bảng 2.3: Kim ngạch nhập của công ty CP Thương mại Dệt May TP.HCM
trong giai đoạn 2011 – 2013
Đơn vị tính: USD
Năm Trị giá Tốc độ tăng (%)
2011 2.900.952,38 2,76
2012 2.796.666,67 - 3,59
2013 3.233.809,52 15,63
Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo nhập khẩu qua các năm
của công ty – Phòng kinh doanh vật tư

Căn cứ vào bảng số liệu 2.1 trên, ta thấy kim ngạch nhập khẩu của công ty
tăng trưởng không ổn định trong giai đoạn 2011 – 2013.
Năm 2011, tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty là 2.900.952,38 USD, tăng
trưởng rất chậm, chỉ tăng 2,76% so với năm 2010. Nguyên nhân của sự gia tăng
chậm chạp này là do ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới phục hồi còn chậm sau cuộc
khủng hoảng tài chính ở Mỹ năm 2008 dẫn đến tình hình kinh tế Việt Nam còn
nhiều biến động. Đầu năm 2011, tình hình lạm phát và mặt bằng lãi suất cao ở trong
nước đã gây áp lực cho sản xuất và đời sống dân cư. Tuy nhiên, nhờ các chính sách
của chính phủ lạm phát dần được kiềm chế vào thời điểm cuối năm khiến cho nhu
cầu nhập khẩu nguyên phụ liệu để gia tăng sản xuất trong nước có dấu hiệu tăng.
Năm 2012, tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty là 2.796.666,67 USD,
giảm 3,59% so với năm 2011. Trong năm này, công ty phải đối mặt với vấn đề tài
chính do các ngân hàng thắt chặt tín dụng đã khiến việc huy động vốn gặp khó khăn.
Bên cạnh đó, công ty cũng chú trọng chuyển sang xuất khẩu thay cho nhập khẩu vì
nhu cầu thế giới về mặt hàng dệt may đang tăng cao.
Năm 2013 đánh dấu một cột mốc quan trọng khi công ty đạt được mức kim
ngạch nhập khẩu là 3.233.809,52 USD, tốc độ tăng trưởng khá cao, tăng 15,63% so
với năm 2012. Con số này nằm ngoài mong đợi của công ty, đó là một dấu hiệu
đáng mừng về nhu cầu tăng cao của thị trường trong nước. Trước những cơ hội đó,
18
Ban lãnh đạo công ty đã chớp thời cơ, thay đổi chiến lược kinh doanh, đẩy mạnh
kinh doanh nội địa cũng như hàng hóa nhập khẩu đạt hiệu quả hơn. Cũng trong năm
này, thị trường nhập khẩu của công ty đã tăng lên, phần nào đáp ứng nhu cầu của thị
trường trong nước và có thêm nhiều cơ hội lựa chọn từ các thị trường khác nhau.
2.1.2. Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu
Công ty CP Thương mại Dệt May TP.HCM chủ yếu kinh doanh nhập khẩu
nguyên phụ liệu dệt may phục vụ cho hoạt động sản xuất và gia công của các nhà
máy và doanh nghiệp tại khu vực phía Nam. Cụ thể gồm có các mặt hàng sau:
Bảng 2.4: Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của công ty CP Thương mại
Dệt May TP.HCM giai đoạn 2011 – 2013

Đơn vị tính: USD
Mặt hàng
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Giá trị % Giá trị % Giá trị %
Bông 818.918,28 28,23 1.007.197,00 36,01 1.091.527,20 33,75
Xơ 326.914,25 11,27 331.936,78 11,87 380.385,70 11,76
Sợi 205.896,35 7,10 264.040,00 9,44 278.048,46 8,60
Hóa chất 970.997,28 33,47 1.171.758,77 41,90 1.211.718,40 37,47
Hạt nhựa 395.999,48 13,65 112.056,63 3,47
Hạt polyester chip 92.328,68 3,18 84.999,74 2,63
Khác 89.898,06 3,10 21.734,12 0,78 75.073,39 2,32
Tổng cộng 2.900.952,38 100 2.796.666,67 100 3.233.809,52 100
Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo nhập khẩu qua các năm
của công ty – Phòng kinh doanh vật tư
Căn cứ vào bảng số liệu 2.2 trên, ta thấy đa số các mặt hàng kinh doanh nhập
khẩu của công ty trong giai đoạn 2011 – 2013 đều tăng, chỉ riêng hạt nhựa và hạt
polyester chip là không ổn định và có xu hướng giảm. Trong đó:
- Bông và hóa chất là các mặt hàng chiếm tỷ trọng cao nhất qua các năm trong tổng
kim ngạch nhập khẩu của công ty. Có thể thấy đây là các mặt hàng có nhu cầu cao ở
thị trường nội địa, nguyên nhân là do sản lượng lẫn diện tích trồng bông trong nước
còn quá nhỏ và nước ta cũng đang xây dựng, đẩy mạnh phát triển các khu công
nghiệp, cụm công nghiệp dệt, nhuộm. Chính vì thế, công ty luôn chú trọng nghiên
cứu thị trường, tìm hiểu kĩ về nguồn hàng cũng như giá cả, chất lượng để kinh doanh
nhập khẩu có hiệu quả hai mặt hàng chủ lực này nhằm thu được lợi nhuận tối đa.
- Xơ và sợi là các mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu chiếm tỷ trọng tương đối và tăng
19
trưởng không ổn định qua các năm. Năm 2012 nhập khẩu xơ tăng 0,6% và sợi tăng
2,34% so với năm 2011, tuy nhiên năm 2013 nhập khẩu xơ lại giảm 0,11% và sợi
giảm 0,84% so với năm 2012. Nguyên nhân là do các thị trường nhập khẩu chính
của hai mặt hàng này Đài loan và Thái Lan có nhiều biến động khiến cho nguồn

hàng nhập khẩu của công ty luôn bị thay đổi.
- Hạt nhựa và hạt polyester chip là các mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu giảm và
không ổn định qua các năm. Năm 2012, do công ty gặp phải khó khăn trong vấn đề
vay vốn từ ngân hàng cộng với các đơn hàng trong nước về hai mặt hàng này là nhỏ
lẻ nên Ban lãnh đạo công ty đã quyết định ngừng nhập khẩu chúng để tập trung tốt
hơn sang các mặt hàng chủ lực của công ty. Đến năm 2013, công ty đã phần nào
khắc phục được những khó khăn của năm trước và nhận thấy trong nước vẫn có nhu
cầu về hạt nhựa và hạt polyester chip nên đã nhập khẩu trở lại nhưng với số lượng ít.
- Các mặt hàng khác như là vải sợi, vòng bi các loại,… chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong
tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty. Trong khi đó, cũng có một số nguyên phụ
liệu khác mà trong nước đã sản xuất được thì giá thành lại cao hơn sản phẩm nhập
khẩu tới 5%, hơn thế lại có chất lượng không ổn định. Đối với các mặt hàng này, chỉ
khi có đơn hàng từ hợp đồng nội thì công ty mới liên hệ với các nhà xuất khẩu để ký
kết hợp đồng ngoại và nhập khẩu theo đủ số lượng yêu cầu.
Trong giai đoạn 2011 – 2013, số lượng các mặt hàng nguyên phụ liệu nhập
khẩu có sự thay đổi, song không đáng kể. Ngoài những thay đổi về nhu cầu của thị
trường trong nước thì việc tăng thêm hay giảm bớt một số mặt hàng cũng là một
trong những nguyên nhân làm thay đổi tỷ trọng giữa các mặt hàng trong tổng kim
ngạch nhập khẩu của công ty CP Thương mại Dệt May TP.HCM.
2.1.3. Cơ cấu thị trường nhập khẩu
Trong những năm gần đây, hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty CP
Thương mại Dệt May TP.HCM ngày càng mở rộng. Thị trường các nước mà công ty
nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may có phạm vi trên toàn thế giới.
Bảng 2.5: Cơ cấu thị trường nhập khẩu của công ty CP Thương mại
Dệt May TP.HCM giai đoạn 2011 – 2013
Đơn vị tính: USD
Thị trường Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
20
Giá trị % Giá trị % Giá trị %
Ấn Độ 1.059.228,84 36,51 1.071.786,14 38,32 1.099.380,23 34,00

Thái Lan 820.871,78 28,30 851.624,25 30,45 905.356,67 28,00
Trung Quốc 358.112,94 12,34 364.401,27 13,03 421.165,47 13,02
Singapore 242.453,88 8,36 199.863,78 7,15 244.152,61 7,55
Tây Phi (Mali, Togo,
Ivory Coast, Burkina)
230.246,35 7,94 176.756,79 6,32 198.820,72 6,15
Đài Loan 97.709,91 3,37 85.323,50 3,05 126.765,00 3,92
Hàn Quốc 92.328,68 3,18 84.999,74 2,63
Nhật Bản 46.910,94 16,8 77.353,56 2,39
Indonesia 53.691,72 1,66
Brazil 22.123,80 0,68
Tổng cộng 2.900.952,38 100 2.796.666,67 100 3.233.809,52 100
Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo nhập khẩu qua các năm
của công ty – Phòng kinh doanh vật tư
Căn cứ vào bảng số liệu 2.3 trên, ta thấy cơ cấu thị trường nhập khẩu của
công ty giai đoạn 2011 – 2013 có sự thay đổi nhẹ nhưng không đáng kể, nhìn chung
là tương đối ổn định. Công ty chủ yếu nhập khẩu ở các thị trường quen thuộc như:
Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc, Singapore, Tây Phi (Mali, Togo, Ivory Coast,
Burkina) và Đài Loan.
Năm 2011, tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 2.900.952,38 USD, trong đó giá trị
nhập khẩu từ thị trường truyền thống là Ấn Độ đạt cao nhất 1.059.228,84 USD,
chiếm tỷ trọng 36,51%. Thị trường Thái Lan và Trung Quốc là những thị trường đầy
tiềm năng, doanh thu nhập khẩu lần lượt là 820.871,78 USD và 358.112,94 USD,
tương ứng chiếm 28,30% và 12,34%. Tiếp đó, giá trị nhập khẩu của thị trường
Singapore và Tây Phi (Mali, Togo, Ivory Coast, Burkina) lần lượt là 242.453,88
USD và 230.246,35 USD, tương ứng chiếm 8,36% và 7,94%. Công ty còn nhập
khẩu một số lượng nhỏ nguyên phụ liệu dệt may từ các thị trường Đài Loan, Hàn
Quốc.
Năm 2012, giá trị nhập khẩu của thị trường Ấn Độ đạt 1.071.786,14 USD,
chiếm 38,32%, thị trường Thái Lan đạt 851.624,25 USD, chiếm 30,45%, thị trường

Trung Quốc đạt 364.401,27 USD, chiếm 13,03%. Tổng giá trị nhập khẩu từ ba thị
trường lớn Ấn Độ, Thái Lan và Trung Quốc có giá trị cao do sự tăng nhẹ về tỷ trọng
bởi đây là các thị trường xuất khẩu hai mặt hàng chủ lực trong tổng giá trị nhập khẩu
của công ty đó là bông và hóa chất. Bên cạnh đó có sự giảm nhẹ về tỷ trọng tại các
21
thị trường Singapore, Tây Phi (Mali, Togo, Ivory Coast, Burkina) và Đài Loan.
Trong năm này, công ty nhập khẩu thêm sợi và hóa chất từ thị trường mới là Nhật
Bản, tuy nhiên do vấn đề về vốn công ty không nhập khẩu mặt hàng hạt polyester
chip nên thị trường tại Hàn Quốc bị bỏ ngõ.
Năm 2013, công ty mở rộng thị trường nhập khẩu ở các nước như là
Indonesia và Brazil để có thêm nguồn hàng đa dạng cho mặt hàng bông và hóa chất,
mặc dù tổng giá trị nhập khẩu tại các thị trường mới này chỉ đạt giá trị nhỏ, nhưng
cũng cho thấy cố gắng trong việc tìm kiếm và phát triển thị trường của công ty. Tại
thị trường Indonesia nhập khẩu thêm hóa chất, giá trị nhập khẩu đạt 53.691,72 USD,
chiếm 1,66% và thị trường Brazil nhập khẩu thêm bông, giá trị nhập khẩu đạt
22.123,80 USD, chiếm 0,68%. Như hàng năm, giá trị nhập khẩu đạt cao nhất vẫn tại
thị trường truyền thống là Ấn Độ, đạt 1.099.380,23 USD, chiếm 34%. Công ty vẫn
tiếp tục nhập khẩu từ các thị trường quen thuộc như Thái Lan, Trung Quốc,
Singapore, Tây Phi (Mali, Togo, Ivory Coast, Burkina), Đài Loan, Hàn Quốc và
Nhật Bản.
2.1.4. Giá cả nhập khẩu
Giá cả là một yếu tố quan trọng phản ánh chất lượng của sản phẩm và ảnh
hưởng tới doanh thu của công ty. Tuy nhiên thực tế thì đa số các mặt hàng công ty
phải nhập với giá cao ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác,
đồng thời giá các nguyên phụ liệu này biến động liên tục trong thời gian ngắn do
vòng đời của sản phẩm dệt may là không cao.
Bảng 2.6: Giá cả các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của công ty CP Thương mại
Dệt May TP.HCM giai đoạn 2011 – 2013
Đơn vị tính: USD/ kg
STT Mặt hàng Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

1 Bông 3,14 2,83 2,02
2 Xơ 3,05 3,01 1,90
3 Sợi 3,23 3,28 1,78
4 Hóa chất 4,56 5,11 5,90
5 Hạt nhựa 1,34 1,36 1,47
6 Hạt polyester chip 1,34 1,35 1,46
22
Nguồn: Tổng hợp từ Bảng báo giá các mặt hàng nhập khẩu
qua các năm của công ty – Phòng kinh doanh vật tư
Căn cứ vào bảng số liệu 2.4 trên, ta thấy giá cả của các sản phẩm có sự biến
động phức tạp trong giai đoạn 2011 – 2013. Các mặt hàng bông, xơ, sợi đang trên đà
tụt dốc, có sự sụt giá mạnh từ 30% đến 40% chỉ trong vòng 3 năm. Nguyên nhân của
sự giảm giá xuất phát từ việc các nước xuất khẩu bông ở Tây Phi và Ấn Độ trúng
mùa vụ dẫn đến dư thừa và lệnh cấm xuất khẩu bông được bãi bỏ ở Ấn Độ. Giá
bông giảm cũng kéo theo sự tụt giá của mặt hàng xơ, sợi từ các thị trường xuất khẩu
Thái Lan và Đài Loan. Đối với mặt hàng hóa chất có sự tăng giá đều qua các năm do
nhu cầu của ngành công nghiệp dệt nhuộm ở trong nước ngày càng tăng. Những mặt
hàng còn lại gồm hạt nhựa và hạt polyester chip có sự tăng giá nhẹ ở mức 10%
nhưng nhìn chung giá cả của chúng vẫn ổn định. Tất cả những điều trên đã đã cho
thấy sự biến động không ngừng của giá cả nguyên phụ liệu dệt may trong giai đoạn
2011 – 2013 và nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của công ty.
Chính vì thế, công ty phải có chính sách hoạt động nhập khẩu hợp lí để hạn chế
những áp lực từ sự biến động giá và hàng tồn kho.
2.1.5. Chất lượng sản phẩm nhập khẩu
Chất lượng sản phẩm là một trong những yếu tố hàng đầu dẫn đến quyết định
mua hàng và ảnh hưởng đến việc kinh doanh trong nước cũng như thương hiệu của
công ty. Trước tình hình cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt, để tồn tại, phát triển
và thu hút nhiều khách hàng, công ty cần có những nghiên cứu và biện pháp kiểm
tra chất lượng nguyên phụ liệu dệt may nhập về để đáp ứng những đòi hỏi ngày càng
cao về chất lượng của khách hàng. Để làm được điều này, công ty đã chú trọng đầu

tư cho công tác tìm kiếm, nghiên cứu sản phẩm ở những thị trường có uy tín và đưa
ra những so sánh, từ đó đi đến quyết định lựa chọn sản phẩm của nhà xuất khẩu nào
là tối ưu. Công ty chủ yếu áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 và
ISO 17025 để đánh giá, đồng thời đòi hỏi các chỉ tiêu về tính năng và tính chất kỹ
thuật của nguyên phụ liệu dệt may. Đối với mặt hàng bông, xơ, sợi, công ty phải xét
đến các chỉ tiêu cơ lý và chỉ tiêu ngoại quan. Đối với mặt hàng hóa chất, công ty cần
quan tâm đến tính chất hóa học và cơ cấu thành phần của nó, phải đảm bảo không
độc hại với môi trường hoặc chứa các chất gây ung thư cho da, suy đường hô hấp,
23
ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Đối với mặt hàng hạt nhựa, hạt polyester chip,
chúng phải được sản xuất trên dây chuyền công nghệ thiết bị hiện đại và có nhiều
đặc tính tốt đáp ứng các yêu cầu của vải sợi may mặc như: có độ bền cơ học cao, có
khả năng chịu nhiệt tốt, thử nghiệm trong môi trường không khí nóng ở 180
0
C thì độ
co ngót thấp đạt 4±2%, trong môi trường ẩm ướt hầu như không bị giảm sức bền.
Hiện nay công ty đang triển khai thực hiện quy trình kiểm tra hàng hóa gắt
gao đáp ứng đủ các tiêu chí trên nhằm đảm bảo nguyên phụ liệu dệt may nhập về
luôn có chất lượng tốt và xuất xứ rõ ràng, phục vụ tốt nhu cầu của các nhà sản xuất
trong nước, đồng thời xây dựng thương hiệu cho công ty.
2.1.6. Phương thức thanh toán được áp dụng
Bảng 2.7: Phương thức thanh toán của công ty giai đoạn 2011 – 2013
Đơn vị tính: %
Phương thức thanh toán Tỷ trọng
Thư tín dụng (L/C) 58,34
Chuyển tiền bằng điện (T/T 70% ứng trước) 35,62
Phương thức khác 6,04
Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo nhập khẩu qua các năm
của công ty – Phòng kinh doanh vật tư
Căn cứ vào bảng số liệu 2.5 trên, ta thấy phương thức thư tín dụng (L/C)

chiếm phần lớn trong hoạt động thanh toán của công ty, chiếm 58,34%, tiếp đến là
phương thức chuyển tiền bằng điện T/T với 70% ứng trước, chiếm 35,62% và cuối
cùng là các phương thức khác chiếm 6,04%. Công ty thường nhập khẩu hàng hóa
với giá trị lớn, mang tính quan trọng từ những thị trường như Ấn Độ, Thái Lan,
Trung Quốc và Singapore nên phương thức mở thư tín dụng L/C thường được ưu
tiên. Phương thức này tuy có thời gian kéo dài hơn nhưng lại đảm bảo hàng hóa
được giao đúng như quy định của hợp đồng, giảm thiểu tối đa rủi ro có thể xảy ra.
Thêm vào đó, những thị trường mà công ty không thường xuyên mua hàng như Hàn
Quốc, Nhật Bản và những thị trường mới như Indonesia, Brazil thì công ty vẫn áp
dụng phương thức thư tín dụng (L/C) để tạo độ tin cậy cho cả hai bên. Đối với
những đơn hàng có giá trị thấp hay những đối tác quen thuộc như công ty Huntsman
(Singapore), công ty Jiangsu Jing Meng (Trung Quốc) và công ty Zhejiang Jihua
Group (Trung quốc) vốn là bạn hàng lâu năm thì công ty sử dụng phương thức
24
chuyển tiền bằng điện T/T nhằm giảm bớt thời gian, thủ tục đơn giản, đồng thời có
thể cắt giảm chi phí để tăng doanh thu và lợi nhuận cho công ty.
2.1.7. Phương thức vận chuyển
Cùng với sự phát triển của ngoại thương, phương thức vận tải đa phương thức
cũng phát triển và có những chuyển biến đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu chuyên chở
hàng hóa. Công ty CP Thương mại Dệt May TP.HCM đã nắm bắt được sự phát triển
này, áp dụng nhiều phương thức thích hợp, nhưng nhập khẩu chủ yếu bằng đường
biển, chiếm tới 95% khối lượng nguyên phụ liệu vận chuyển bởi vì những đặc tính
nổi trội của phương thức này như chi phí thấp, năng lực chuyên chở lớn,… Ngoài ra,
vì mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của công ty là bông, xơ, sợi, hóa chất, hạt nhựa, hạt
polyester chip nên cần có phương tiện chuyên chở đa dạng để đảm bảo an toàn cho
hàng hóa tránh khỏi mất mát, hư hỏng. Nhập khẩu theo phương thức CIF là loại hình
nhập khẩu phổ biến của công ty với hơn 80% nguyên phụ liệu được nhập bằng hình
thức này. Theo đó, nghĩa vụ của công ty được đảm bảo tối thiểu và hợp lý, không
phải tốn chi phí mua bảo hiểm, thuê tàu và chịu các trách nhiệm phát sinh trong việc
chuyên chở nguyên phụ liệu nhập khẩu đến cảng. Nhiệm vụ của công ty phải làm

chỉ là khai hải quan điện tử cho hàng nhập khẩu, thanh toán tiền hàng bằng L/C hay
T/T, sau đó nhân viên giao nhận sễ cầm bộ chứng từ phù hợp ra cảng Phước Long
hoặc cảng Cát Lái ở TP.HCM nhận hàng hay sẽ ủy thác cho công ty TNHH một
thành viên Liên Vận Đông Phương nhận hàng hộ. Bên cạnh đó, công ty cũng áp
dụng đường hàng không như một phương thức vận chuyển, chiếm tỷ trọng rất nhỏ
đối với những đơn hàng có khối lượng hàng hóa luân chuyển ít trong các trường hợp
cấp thiết. Cụ thể đó là hạt polyester chip và một số loại hóa chất ít sử dụng, công ty
thường nhận được những đơn hàng rải rác, nhỏ lẻ nhưng lại cần gấp nên thường
nhập về bằng đường hàng không để đáp ứng kịp thời nhu cầu của các khách hàng.
2.1.8. Phương thức nhập khẩu
Bên cạnh phương thức thanh toán, phương thức vận chuyển thì phương thức
nhập khẩu cũng là một vấn đề cần có sự thỏa thuận và lựa chọn kĩ càng, phù hợp với
nguồn lực nhập khẩu của công ty. Công ty CP Thương mại Dệt May TP.HCM chủ
yếu áp dụng hình thức nhập khẩu trực tiếp, chiếm 80% và nhập khẩu ủy thác, chiếm
20%. Vốn là một công ty có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh XNK
25

×