Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

nghiên cứu hình thái lâm sàng, mô bệnh học và đối chiếu với phẫu thuật của u nang và rò giáp – lưỡi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.71 MB, 94 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

U nang và rò giáp lưỡi (thyroglossal duct cyst) là bệnh lý bẩm sinh
thường gặp trong tai mũi họng, chủ yếu gặp ở trẻ em. Bệnh hình thành là do
sự tồn tại của ống giáp lưỡi, ống này được tạo bởi sự di chuyển của tuyến giáp
trong thời kỳ bào thai, từ vị trí lỗ tịt ở đỉnh V lưỡi đến vị trí bình thường của
nó là ở trước sụn khí quản thứ 2 và thứ 3.
Theo thống kê cho thấy, khoảng 70% các nang bẩm sinh vùng cổ giữa là
nang ống giáp lưỡi [1], [2]. Các nghiên cứu dịch tễ cho thấy tỷ lệ nang ống
giáp lưỡi chiếm khoảng 7% dân số [1], [2]. Trên thế giới, u nang và rò giáp
lưỡi đứng hàng thứ 2 trong các bệnh lý vùng cổ ở trẻ em.
Việc chẩn đoán u nang và rị giáp – lưỡi nhiều khi khó khăn do các thể
lâm sàng dạng đa dạng, đôi khi dễ bị nhầm lẫn một số bệnh lý u khác, nhất là
với bệnh tuyến giáp lạc chỗ, dẫn đến sai lầm trong điều trị.
Trên thế giới, u nang và rò giáp lưỡi đứng hàng thứ 2 trong các bệnh lý
vùng cổ ở trẻ em. Theo Sistrunk trong phẫu thuật u nang và rị giáp - lưỡi cần
cắt thân xương móng và lấy bỏ khối cơ đáy lưỡi có chứa đường rị từ phía trên
xương móng tới sát lỗ tịt, theo cách thức phẫu thuật này thì tỉ lệ tái phát sau
phẫu thuật là 0 – 5% [3]. Cho đến nay phương pháp phẫu thuật này vẫn còn
được áp dụng và được xem là phương pháp điều trị triệt để nhất u nang và rò
giáp – lưỡi [3], [4], [5].
Ở Việt Nam, bệnh gặp với tỷ lệ tương đối cao. Nguyễn Thị Tố Uyên
nghiên cứu từ tháng 3 năm 2000 đến tháng 3 năm 2001 có 47 bệnh nhân tại
bệnh viên Tai Mũi Họng TW thì u nang và rị giáp – lưỡi chiếm 77,05% bệnh
lý vùng cổ giữa [4].


2


Biểu hiện lâm sàng của u nang và rò giáp – lưỡi nghèo nàn, nên trên thực
tế lâm sàng đôi khi chẩn đoán nhầm với bệnh lý khác ở vùng cổ giữa, xử trí
và điều trị phẫu thuật vẫn cịn tái phát.
Ở Việt Nam, từ trước đến nay đã có một số cơng trình nghiên cứu về
nang và rị giáp lưỡi nhưng không nhiều, đặc biệt là vấn đề thể lâm sàng, nhất
là các thể lâm sàng ít gặp như thể u nang trên xương móng, u nang trong
lưỡi... Bên cạnh đó vấn đề nghiên cứu về mơ bệnh học của u nang và rò giáp
lưỡi cũng chỉ mới được nghiên cứu bước đầu, và cũng chưa có báo cáo nào về
trường hợp nào ung thư ống giáp lưỡi.
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Nghiên cứu hình thái lâm sàng,
mô bệnh học và đối chiếu với phẫu thuật của u nang và rò giáp – lưỡi”
với các mục tiêu sau:
1. Mơ tả hình thái lâm sàng, mơ bệnh học u nang và rò giáp – lưỡi.
2. Đối chiếu hình thái lâm sàng, mơ bệnh học với phẫu thuật,đánh giá kết
quả phẫu thuật u nang và rò giáp – lưỡi.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Thế giới
Năm 1893, Schlange H. lần đầu tiên đã mô tả việc cắt bỏ thân xương móng
trong phẫu thuật rị giáp – lưỡi [6].
Năm 1920, dựa trên những nghiên cứu phôi thai học về sự di chuyển và
hình thành ống giáp lưỡi của Wenglowski, Sistrunk đã khuyên cáo việc cắt
bỏ thân xương móng và lấy bỏ đoạn đường rị trên xương móng bằng cách
cắt bỏ một khối cơ đáy lưỡi có đường kính khoảng 1cm [3], [7]. Phương
pháp này đã giảm hẳn tỷ lệ tái phát bệnh sau phẫu thuật và dần dần nó đã

được áp dụng rộng rãi trên thế giới.
Năm 1925, Ashurst phát hiện ra trường hợp ung thư giáp – lưỡi đầu tiên.
Năm 1970, Bhagavan tiến hành nghiên cứu hồi cứu 43 trường hợp ung thư
giáp lưỡi và thấy chủ yếu là ung thư biểu mô tuyến (Adeno – carcinoma) [7].
Năm 1963 đến năm 1967, Sade và Rose nghiên cứu chi tiết về mổ bệnh
học của u nang và rò giáp lưỡi và đã chứng minh trong khối cơ đáy lưỡi được
lấy bỏ trong phẫu thuật u nang và rò giáp lưỡi thường có từ 1 đến 3 nhánh nhỏ
của đường rò giáp - lưỡi [8].
Năm 1982, AlLard đã tổng kết 1747 trường hợp u nang và rò giáp - lưỡi
được báo cáo trong y văn thế giới [7].
Năm 2006, Cardesa A và Slootweg P cũng cho rằng có thể gặp tổn
thương u xuất phát từ ống giáp lưỡi (u tuyến tế bào Hurthle hoặc ung thư biểu
mô nhú tuyến giáp) nhưng với tỷ lệ dưới 1% [1].
1.1.2. Việt nam
Năm 1981, trong luận văn tiến sỹ của minh, Giáo sư Nguyễn Vượng có xếp


4

u nang giáp - lưỡi vào nhóm u nang thật trong phân loại u tuyến giáp. Ơng cũng
khẳng định nhóm u nang này phải điều trị bằng phẫu thuật [9], [10], [11].
Năm 1989, trong luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú, bác sỹ Vũ Sản có
nhắc qua về u nang và rò giáp lưỡi.
Năm 2001, tác giả Nguyễn Thị Tố Uyên đã có những đóng góp quan trọng
trong nghiên cứu đặc điểm bệnh học và điều trị u nang và rò giáp lưỡi trong luận
văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú [4].
Năm 2005, tác giả Trần Ngọc Lương đã nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng,
cận lâm sàng và kết quả điều trị phẫu thuật bệnh u nang giáp móng tại Bệnh viện
Nội Tiết TW [12].
Năm 2012, tác giả Nguyễn Văn Thái cũng đã nghiên cứu về đặc điểm

lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị u nang giáp lưỡi bằng
phẫu thuật [5].
1.2. PHÔI THAI HỌC
1.2.1. Sự phát sinh và hình thành cung mang.
Khoảng tuần thứ 3 của đời sống phơi thai, phơi người hình thành ba lá
phơi là: Ngoại bì (lá phơi ngồi), trung bì (lá phơi giữa) và nội bì (lá phơi
trong). Ba lá phơi này sẽ biệt hóa và tạo ra mầm các cơ quan:
- Ngoại bì: Tạo ra ngoại bì bề mặt (da và các phần phụ của da); ống thần
kinh, mào thần kinh và các tấm giác quan (tấm thị giác, tấm khứu giác và tấm
thính giác).
- Trung bì tạo ra: Trung mô (nguồn gốc của các mô liên kết, sụn, cơ
xương, máu, bạch huyết…) và mầm các cơ quan niệu-sinh dục.
- Nội bì tạo ra: Ruột nguyên thủy (nguồn gốc biểu mơ phủ các đoạn ống
tiêu hóa và biểu mơ các tuyến tiêu hóa như gan, tụy và một số tuyến nước
bọt) và ống thanh khí quản.
Vào khoảng cuối tuần thứ tư, các tế bào mào thần kinh đã di cư tới các
thành bên của ruột họng, đoạn đầu của ruột ngun thủy và là họng phơi. Ở
đó, chúng tạo thành một mô gọi là ngoại trung mô (trung mơ có nguồn gốc


5

ngoại bì) rồi cùng trung mơ phát sinh từ trung bì tăng sinh để tạo ra những
khối mơ gọi là cung mang, bộ phận này xuất hiện cùng với sự cong gập của
gáy, mỗi bên gồm 6 khối mô hay 6 cung mang nằm song song với nhau theo
hướng lưng bụng, lồi lên mặt ngồi phơi và được phủ bởi ngoại bì, đồng thời
lồi vào họng phơi được phủ bởi nội bì.

Hình 1.1: Sự phát sinh vùng mang [13]
Trung bì tạo nên các cung mang sau này tạo thành các cấu trúc quan

trọng vùng cổ như xương móng, sụn giáp, sụn nhẫn, … Về sau, cực bụng
của các cung mang đối xứng gắn với nhau và tạo nên vùng mang giữa [4],
[13], [14], [15].
Vùng mang giữa chính là sàn của ruột họng, là nơi phát sinh ra lưỡi, sụn
nắp thanh thiệt và đây cũng là nơi phát sinh ra tuyến giáp mà sự di chuyển của
nó tạo ra đương giáp lưỡi [4], [16], [17].

1.2.2. Sự hình thành và di chuyển của tuyến giáp
Tuyến giáp là tuyến nội tiết xuất hiện sớm nhất trong thời kỳ bào thai,
vào khoảng ngày thứ 24 sau khi thụ tinh. Sự xuất hiện của tuyến giáp xảy ra
trước sự xuất hiện của lưỡi vài ngày. Mầm tuyến giáp khởi phát từ sự dày lên


6

của nội bì ở giữa sàn của họng nguyên thuỷ,và ngay sau vị trí tương lai của nụ
lưỡi giữa và ngay trước cầu nối. Đồng thời với sự dày lên này, các tế bào nội bì
tự lồng vào trong về phía bụng của sàn họng để hình thành nên lỗ tịt. Lỗ tịt nằm
ở đỉnh V lưỡi tức rãnh tận – danh giới giữa 2/3 trước và 1/3 sau của lưỡi. Lỗ tịt
chính là khởi thân của túi tuyến giáp,ban đầu túi tuyến giáp chỉ là một cái hõm
nhưng ngay sau đó nó trở nên đặc và bắt đầu phân chia thành hai thuỳ [18].
Cùng với sự kéo dài của phôi và sự phát triển của lưỡi, cùng với sự đi xuống của
tim và các mạch máu lớn, túi tuyến giáp này vừa tăng sinh vừa di chuyển về phía
đi tới vị trí cuối cùng của nó ở trước sụn khí quản thứ 2 và thứ 3 [18].
Trong q trình di chuyển, tuyến giáp đi qua mô liên kết lỏng lẻo trước
họng và để lại phía sau nó một cái ống gọi là ống giáp - lưỡi [4], [7], [18]. Lúc
đầu, ống giáp - lưỡi đi phía sau cung mang 1 rồi đi phía trước các cấu trúc của
những cung mang tiếp theo như xương móng, màng giáp móng, sụn giáp.
Khi đi qua cung mang 2, ống giáp - lưỡi đi phía trước phần bụng của
xương móng đang phát triển. Trong q trình phát triển tự nhiên, xương móng

quay về vị trí trưởng thành của nó và kéo theo cả đường giáp - lưỡi. Do vậy,
sau khi từ trên xuống đi qua mặt trước xương móng, đường giáp - lưỡi lại
chạy vịng ra sau bờ dưới xương móng để bám vào mặt sau của nó. Tại mặt
sau xương móng, đường giáp - lưỡi tạo thành một góc rồi tiếp tục chạy xuống
dưới và đi ở phía trước màng giáp - móng. Do mầm xương móng hợp nhất ở
giữa nên đường giáp - lưỡi có thể bị kẹt lại và kết quả là đường giáp - lưỡi có
thể nằm trong màng xương hay thậm chí có thể nằm trong chất xương của
thân xương móng [4], [7].
Vào tuần thứ 7, tuyến giáp di chuyển tới vị trí cuối cùng của nó ở phía
dưới sụn giáp, lúc này hai thuỳ phải và trái của tuyến giáp nằm hai bên khí
quản và được nối với nhau bởi eo tuyến giáp nằm trước sụn khí quản thứ 2 và
thứ 3. Cũng trong thời gian này, ống giáp - lưỡi bắt đầu thoái hoá và biến mất


7

[7], [18], [19], [20].
Đầu dưới cùng của ống giáp - lưỡi có thể tồn tại như thuỳ tháp của tuyến
giáp. Thuỳ tháp nằm ở phần trên của eo tuyến giáp, nó có thể là một hay
nhiều thuỳ và nó phổ biến tới mức người ta coi nó như là sự biến đổi bình
thường của tuyến giáp (theo Moore, thuỳ tháp tồn tại ở 50% người bình
thường). Nơi bắt đầu của ống giáp - lưỡi thì tồn tại như một cái hố tịt nhỏ, đó
chính là lỗ tịt ở đỉnh V lưỡi [18].
Tóm lại, đặc điểm phơi thai học về sự hình thành và di chuyển của tuyến
giáp giúp ta hiểu về vị trí, đường đi của đường giáp - lưỡi và sự liên quan mật
thiết của nó với thân xương móng.
1.2.3. Những bất thường vùng cung mang giữa
1.2.3.1. U nang giáp lưỡi
Thông thường, ống giáp – lưỡi bị thiểu sản và biến mất vào tuần thứ 7
trong thời kỳ bào thai [7], [18], nhưng đơi khi ống này bị sót lại và tồn tại cả

sau khi ra đời.
Người ta cho rằng sự viêm nhiễm tái đi tái lại nhiều lần ở vùng mũi họng
làm cho các hạch bạch huyết kề cận ống giáp – lưỡi bị phản ứng lặp đi lặp lại.
Sự viêm nhiễm này có thể gây kích thích tế bào biểu mơ của ống giáp – lưỡi
cịn sót lại chế tiết. Chất dịch này tích tụ lại và dần phát triển thành u nang
[7].
U nang giáp lưỡi có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng hay gặp hơn là ở trẻ nhỏ.
Rị giáp lưỡi ln là biểu hiện thứ phát của u nang giáp – lưỡi.
1.2.3.2. Tuyến giáp lạc chỗ
Tuyến giáp lạc chỗ là hậu quả của sự bất thường trong quá trình di
chuyển của mầm tuyến giáp ở thời kỳ bào thai. Theo Allard [7], có 65% đến


8

75% những người có tuyến giáp lạc chỗ khơng có một mơ tuyến giáp nào
khác, điều đó chứng tỏ sự di chuyển của tuyến giáp khơng hồn thiện đã gây
ra sự lạc chỗ này.
Tuyến giáp lạc chỗ có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Về giới, trên lâm sàng,
tuyến giáp lạc chỗ thường gặp ở nữ hơn là nam với tỷ lệ 3:1[7]. Nhưng trong
những cuộc khám nghiệm tử thi hàng loạt với số lượng lớn đã cho thấy sự
xuất hiện của tuyến giáp lạc chỗ ở nam và nữ là như nhau. Có thể giải thích
tính ưu thế của nữ trên lâm sàng là do sự phình lên của tuyến giáp trong thời
kỳ tăng nhu cầu hc – mơn như: Lúc dậy thì, có thai, mãn kinh [7].
Tuyến giáp lạc chỗ thường gặp ở lưỡi. Tỷ lệ tuyến giáp lạc chỗ ở lưỡi
lớn hơn tỷ lệ u nang giáp - lưỡi [7]. Rất hiếm khi gặp tuyến giáp lạc chỗ ở
phần cao của cổ (ngang mức trên hoặc dưới xương móng ) do sự đi xuống
khơng hồn tồn của tuyến giáp [18].
Tuyến giáp lạc chỗ có thể có chức năng nhưng sự chế tiết của nó thường
khơng đủ và bệnh nhân thường có biểu hiện lâm sang và cận lâm sàng của

thiểu năng giáp trạng.
1.2.3.3. Mô tuyến giáp phụ
Mô tuyến giáp phụ có thể gặp ở lưỡi hoặc ở cổ (phía trên tuyến giáp bình
thường). Mơ này có thể có các hoạt động chức năng của tuyến giáp nhưng
thường khơng đủ để duy trì chức năng bình thường của tuyến nếu tuyến giáp
thật sự bị lấy đi. Mô tuyến giáp phụ có nguồn gốc từ những tế bào tuyến giáp
cịn sót lại ở đường giáp - lưỡi, nó có thể được tìm thấy ở bất kỳ vị trí nào của
ống giáp lưỡi từ lỗ tịt ở đáy lưỡi tới vị trí thơng thường của tuyến giáp ở
ngang tầm sụn khí quản thứ 2 và thứ 3.
1.2.3.4. Các dị tật khác tương tự ở vùng giữa cổ (các dysraphies )
Các dị tật khác ở vùng cổ giữa gây ra do sự vùi vào trong của lá phơi
ngồi (ngoại bì) trong q trình hàn gắn phía trước của bụng các cung mang


9

1, 2 và 3 để hình thành đường giữa của cổ.
Các nang da và biểu bì.
Trong u nang da có phần phụ của da như nang long, tuyến bã, mầm
răng…mà u nang biểu bì khơng có. Các u nang da và u nang biểu bì thường
nằm ở đường giữa hoặc cạnh đường giữa và nó có thể nằm từ cằm tới hõm ức.
Các rò cằm ức:
Rò cằm ức rất hiếm gặp, do sự sai sót trong việc hình thành dải cằm
móng-vết tích của phần tiếp xúc giữa cung mang 1 với vùng cạnh tim trước
khi đầu phôi ngửa ra sau. Các rò cằm ức thường được phát hiện ngay sau khi
sinh. Rị cằm ức này có thể kết hợp với dải cằm ức được tạo bởi một thừng
sợi, dải cằm ức này thường làm cản trở sự ngửa ra của cổ [19].
1.3. LIÊN QUAN GIẢI PHẪU ĐƯỜNG GIÁP LƯỠI VÀ XƯƠNG MĨNG
1.3.1. Giải phẫu vùng xương móng
1.3.1.1. Giải phẫu xương móng


1. Sừng lớn.
2. Sừng nhỏ.
3. Thân xương móng

Hình 1.2: Xương Móng [20]
Xương móng là một xương nhỏ, hình móng ngựa, nằm ở cổ, trên sụn
giáp của thanh quản. Xương móng gồm có thân và các sừng lớn, nhỏ
- Thân xương móng: Gồm có hai mặt, hai bờ và hai đầu
+ Mặt trước: có gờ ngang, chia làm hai phần; mỗi phần có một gờ dọc
chia làm hai diện bên để các cơ nhị thân, cơ trâm móng, cơ hàm móng, cơ


10

móng lưỡi bám.
+ Mặt sau có màng giáp móng dính vào.
+ Bờ trên và bờ dưới khơng có gì đặc biệt.
+ Đầu thân xương móng liên tiếp với các sừng.
- Các sừng:
+ Sừng lớn: hướng ra ngoài và ra sau.
+ Sừng nhỏ: hướng lên trên.
1.3.1.2. Các cơ vùng xương móng [20], [21]
* Các cơ trên móng: gồm 4 cơ
- Cơ nhị thân (cơ hai bụng): có hai bụng nối với nhau bởi một thân trung
gian ở giữa.
Nguyên ủy: Bụng sau bám vào khuyết chũm xương thái dương. Bụng
trước bám vào hố cơ nhị than ở bờ dưới thân xương hàm dưới.
Bám tận: Cả hai bụng đi xuống về phía xương móng và nơi với nhau bởi
gân trung gian; gân này xuyên qua chỗ bám của cơ trâm móng và được cột

vào thân và sừng lớn xương mong bởi một vòng sợi.
Động tác: kéo thân xương móng lên trên khi xương móng bị kéo xuống
dưới bởi các cơ dưới móng, cơ nhị thân cịn góp phần vào động tác há miệng.
Thần kinh: Bụng sau do nhánh cớ nhị thân của thần kinh mặt và bụng
trước do nhánh hàm móng của thần kinh hàm dưới.
- Cơ trâm móng:
Nguyên ủy: Bám vào mặt sau mỏm trâm của xương thái dương, chạy
song song ở trước bụng sau cơ nhị thân.
Bám tận: vào thân xương móng ở chỗ nối với sừng lớn bởi một gân tận
tách làm 2 chẽ ở ngay trên gân trung gian của cơ nhị thân.
Động tác: Kéo xương móng và đáy lưỡi lên trên.


11

Thần kinh: nhánh trâm móng của thần kinh mặt.
- Cơ hàm móng: nằm trên bụng trước của cơ nhị thân, cùng với cơ bên
đối diện tạo nên nền miệng.
Nguyên ủy: bám vào đường hàm móng của thân xương hàm dưới.
Bám tận: phía trước thân xương móng và đường đan giữa đi từ mỏm cằm
tới xương móng.
Thần kinh: nhánh hàm móng của thần kinh huyệt răng dưới.
- Cơ căm móng: nằm trên phần trong cơ hàm móng
Nguyên ủy: gai cằm dưới ở phía sau mỏm cằm.
Bám tận: mặt trước thân xương móng.
Động tác: kéo xương móng lên trên hoặc hạ thấp xương hàm dưới khi
xương móng bị kéo xuống dưới bởi các cơ dưới móng.
Thần kinh: nhánh của thần kinh cổ I qua thần kinh dưới lưỡi.
* Các cơ dưới móng: gồm có 4 cơ, xếp thành hai lớp, lớp nơng có 2 cơ
là cơ ức móng và cơ vai móng, lớp sâu có 2 cơ là cơ ức giáp và cơ giáp móng.

Các cơ của hai lớp giới hạn 1 khe hình trám ngay trước khí quản gọi là trám
mở khí quản.
- Cơ ức móng:
Ngun ủy: bám vào mặt sau cán ức, mặt sau đầu trong xương đòn và
dây chằng ức đòn sau.
Bám tận: phần trong bờ dưới thân xương móng.
Động tác: kéo xương móng và thanh quản xuống dưới.
Thần kinh: nhánh của quay cổ.
- Cơ vai móng: có hai bụng
Bụng dưới: bám vào bờ trên xương bả vai, gần khuyết vai và dây chăng
ngang vai trên. Các thớ cơ chụm lại đi lên trên, ra trước tận hết bởi một gân
trung gian ở sau cơ ức đòn chũm.
Bụng trên: từ gân trung gian đi lên trên, bám tận vào thân xương móng.
Động tác: kéo xương móng và thanh quản xuống dưới và ra sau.
Thần kinh: nhánh của quay cổ.
- Cơ ức giáp:


12

Nguyên ủy: bám vào mặt sau cán ức và sụn sườn I.
Bám tận: đường chéo ở mặt ngoài mảnh sụn giáp.
Động tác: kéo thanh quản và sụn giáp xuống dưới.
Thần kinh: nhánh của quay cổ.
- Cơ giáp móng:
Nguyên ủy: bám vào đường chéo ở mặt ngoài mảnh sụn giáp.
Bám tận: bờ dưới thân và sưng lớn xương móng.
Động tác: kéo xương móng xuống dưới và nâng sụn giáp lên trên.
Thân kinh: nhánh của quay cổ.
1.3.2. Đường đi của đường giáp lưỡi.

Bệnh lý đường giáp - lưỡi là loại hay gặp nhất trong các loại sản u phơi
vùng cổ. Nó có hai đặc điểm là nằm ở vùng giữa cổ và gắn với xương móng.
Có hai thành phần cấu thành nên các bệnh lý này, đó là đường giáp - lưỡi
và nang giáp - lưỡi
1.3.2.1. Đường giáp lưỡi
1.Lỗ tịt.
2.Dây chằng trâm móng.
3.Xương móng.
4.Đường giáp lưỡi.
5.Sụn giáp.
6.Thùy giáp.
7.Tuyến giáp.

Hình 1.3: Sơ đồ đường đi của đường giáp lưỡi [7]


13

1.Xương móng.
2.ường giáp lưỡi.
3.Màng giáp móng.
4.Sụn giáp.
Hình 1.4: Sơ đồ sự liên quan của đường giáp lưỡi với xương móngvà sụn giáp [7]
Đường đi của đường giáp lưỡi bao gồm 2 phần khác nhau:
- Phần trên xương móng: Khởi nguồn từ đỉnh lỗ tịt ở đỉnh V lưỡi, sau đó
chạy xuống dưới và ra phía trước xương móng, chạy ở mặt trước xương móng
rồi vịng qua bờ dưới để ra mặt sau xương móng, tại đây nó tạo thành một góc
nhọn rồi tiếp tục chạy xuống dưới, ở ngang mức mặt sau thân xương móng nó
gắn rất chặt với màng xương và thậm chí có thể nằm cả trong chất xương.
- Phần dưới xương móng: Đường giáp lưỡi tiếp tục chạy xuống dưới và

ln đi trước màng giáp móng nhưng có thể đi trước, trong hoặc sau các cơ
dưới móng và kết thúc ở thùy tháp của tuyến giáp. Đường giáp lưỡi thường đi
ở đường giữa nhưng đôi khi lệch nhẹ về bên trái [7].
1.3.2.2. U nang giáp lưỡi

Hình 1.5. Đường giáp lưỡi với các vị trí hay gặp của u nang giáp lưỡi [4]


14

U nang giáp - lưỡi có thể tồn tại độc lập nhưng thường kết hợp với một
cái ống có lịng hay một thừng sợi.
U nang giáp - lưỡi có thể nằm ở bất kỳ vị trí nào dọc theo đường giáplưỡi. Nó thường nằm sau lớp cân cổ nơng và tuỳ vị trí cao hay thấp ở vùng cổ
mà nó ln nằm trước màng giáp – móng, sụn giáp, màng giáp - nhẫn, sụn
nhẫn và các sụn khí quản.
Vỏ nang thường nhẵn, dễ phân biệt với các mô xung quanh. Trong lịng
u nang khơng có vách ngăn, thường chứa chất dịch nhầy trong nhưng cũng có
thể là dịch mũ hoặc chất bã đậu.
Rò giáp lưỡi là biểu hiện thứ phát của u nang giáp - lưỡi. Tất cả các
trường hợp rị giáp - lưỡi đều có một cái thừng chạy từ lỗ rị ngồi da tới bám
vào xương móng. Thừng có đường kính từ 3 đến 6mm, thừng thường có lịng
nhưng đơi khi lịng của nó đã bị bít lại.
1.4. HÌNH THÁI LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA U NANG VÀ RÒ
GIÁP – LƯỠI
1.4.1. Lâm sàng
1.4.1.1. U nang giáp lưỡi
- Cơ năng: Ít có biểu hiện làm bệnh nhân khó chịu nhưng khi u nang
giáp lưỡi nằm ở vùng lưỡi thì có thể gây cảm giác nghẹn thở, khó nuốt và
thay đổi giọng nói.
- Hình dạng: Thường hình trịn hoặc hình bầu dục theo trục thẳng đứng.

Da ở bề mặt khối u nang không bị biến đổi (trừ trường hợp viêm cấp).
- Số lượng: Thường chỉ có 1 khối u nang nhưng đơi khi có 1 vài khối dọc
theo đường đi của đường giáp - lưỡi.
- Kích thước: Thay đổi từ 1 đến 5cm, không bao giờ quá to.
- Mật độ: mềm hoặc căng.
- Vị trí:
+ Theo trục ngang: Phần lớn khối u nang nằm ở đường giữa cổ, nhưng theo
Allard thì có tới 10 – 24% là nằm cạnh đường giữa và thường nằm về bên trái [7].


15

+ Theo trục thẳng đứng: Có nhiều cách chia, tuy nhiên thì hầu hết các tác
giả đều chia thành 4 vị trí [4], [7]:
o Trong lưỡi.
o Trên xương móng (bao gồm cả dưới hàm ).
o Màng giáp móng.
o Thượng ức.
- Sự di động:
+ U nang giáp lưỡi di động tương đối dễ dàng theo bình diện ngang.
+ Đặc điểm: U nang giáp - lưỡi có thể di động theo chiều thẳng đứng khi
nuốt hoặc khi thè lưỡi và lúc này thậm chí nó có thể biến mất dưới xương
móng [7], điều này giải thích do u nang giáp lưỡi bám trực tiếp vào xương
móng hoặc thơng qua 1 cái thừng dai và chắc mà đơi khi ta có thể sờ được.
1.4.1.2. Rò giáp lưỡi
- Là biểu hiện thứ phát của u nang giáp - lưỡi. Khối u nang thường mất
đi sau khi xuất hiện lỗ rò, hiếm khi cả u nang và rò cùng tồn tại.
Rò gồm 2 phần:
- Lỗ rị ngồi da:
+ Vị trí lỗ rị da cũng được xếp theo vị trí của u nang giáp lưỡi.

+ Lỗ rò thường được viên quanh bởi 1 vùng da viêm nề hoặc nằm trên
nền 1 sẹo rúm cũ.
+ Miệng lỗ rị có thể nhìn thấy dễ dàng, nhưng đơi khi nó bị bịt tạm thời
bởi tổ chức viêm nề xung quanh hoặc bởi vảy da.
+ Lỗ rị có thể thường xuyên hoặc thinh thoảng rỉ ra vài giọt dịch nhày
trong. Đơi khi sự tiết nhày có liên quan tới q trình nhai nuốt.
- Thừng đường rị: Có thể sờ thấy 1 cái thừng chạy từ lỗ rị ngồi da tới bám
vào xương móng, chính điều này đã làm cho lỗ rị có thể di động theo nhịp nuốt.


16

1.4.1.3. Lỗ tịt
Ta có thể dùng gương soi thanh quản gián tiếp hoặc dùng Optic 70 0 để quan
sát lỗ tịt ở đỉnh V lưỡi nhưng trên thực tế ta ít tìm thấy sự khác thường của nó.
1.4.2. Cận lâm sàng
1.4.2.1. Chọc hút tế bào
- Thường rút ra được chất dịch nhày trong, vô khuẩn. Làm xét nghiệm tế
bào học có thể thấy tế bào biểu mơ trụ hơ hấp hoặc tế bào vảy biệt hóa [7].
- Đây là 1 phương pháp đơn giản, tuy nhiên nó cũng có thể khởi đầu cho
việc bội nhiễm hoặc tạo lỗ rò thứ phát vì thế nó thường được thực hiện khi đã
có ý định phẫu thuật.
1.4.2.2. Chụp X.quang thường
U nang và rò giáp – lưỡi là tổ chức mềm nên chụp X.quang thường sẽ
không thấy được. Tuy vậy, những trường hợp bị tái phát sau phẫu thuật từ nơi
khác đến thì phim X.quang cổ nghiêng có thể giúp ta xác định xem lần trước
mổ đã cắt xương móng hay chưa.
1.4.2.3. Chụp X.quang có cản quang
- Khối u nang và rị giap – lưỡi có thể nhìn thấy sau khi tiêm chất cản
quang, nhưng việc tiêm này rất đau và khó, hơn nữa chính mũi tiêm này có

thể là kích thích đầu tiên gây viêm nhiễm hoặc tạo lỗ rò. Nếu việc tiêm được
thực hiện ngay trước phẫu thuật thì nó có thể gây khó khăn cho phẫu thuật vì
khơng bảo tồn được vỏ nang.
- Đối với rị giáp – lưỡi thì việc chụp đường rị dễ dàng hơn, chỉ hơi đau và
có cảm giác vướng nhẹ. Trên phim cổ nghiêng có bơm thuốc cản quang vào
đường rò sẽ ta xác định được sự liên quan của đường rị với xương móng, từ đó
giúp ta có định hướng đúng cho phẫu thuật. Tuy nhiên việc chụp đường rị đơi


17

khi cũng thất bại vì khơng xác định đúng lỗ rị, có thể do lỗ rị này lâu ngày khơng
chảy dịch và tạm thời bịt lại hoặc do tổ chức xung quanh bị viêm nề gây che lấp.
14.2.4. Siêu âm vùng cổ trước
Đây là phương pháp tương đối đơn giản, nhanh, không gây đau đớn.
Siêu âm cho phép ta xác định vị trí khối u, sự liên của nó với các cơ quan
xung quanh. Hơn nữa, siêu âm còn giúp đánh giá tuyến giáp với các đặc điểm như
là: Nằm ở phần thấp của cổ, cách biệt hẳn với khối u nang, có hai thùy âm đồng
nhất nằm ở hai bên khi quản, được nối với nhau bởi eo nằm phía trước sụn khi
quản thứ 2 và thứ 3; xác định giải phẫu của các cấu trúc lân cận bình thường.
Trước 1 bệnh nhân có u nang trước cổ mà khơng có biểu hiện thiểu năng
giáp trạng thì với kết quả siêu âm tuyến giáp bình thường ta có thể loại trừ sự nghi
ngờ về tuyến giáp lạc chỗ.
1.4.2.5. Xạ hình tuyến giáp
- Xạ hình tuyến giáp băng I131 ở người lớn và Technestium 99 ở trẻ em giúp
khẳng định hoạt động chức năng của tuyến giáp có bình thường hay khơng và nó
có nằm đúng vị trí hay khơng, điều này giúp ta loại trừ được tuyến giáp lạc chỗ ở
những bệnh nhân có u nang giáp – lưỡi.
- Xạ hình tuyến giáp là chỉ định bắt buộc với những bệnh nhân ta nghi ngờ
tuyến giáp lạc chỗ, những bệnh nhân này thường thể hiện tình trạng thiểu năng

giáp trạng trên lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng hoặc khi siêu âm phát
hiện ra có sự bất thường trong cấu trúc và vị trí của tuyến giáp.
1.4.3. Mô bệnh học [1], [22]
1.4.3.1. U nang giáp – lưỡi
- Nang ống giáp lưỡi thường có đường kính từ 0,5 – 4 cm. Chúng có thể
chỉ có 1 hoặc nhiều nang và thường chứa chất dịch nhầy ở trường hợp không
bị nhiễm khuẩn. Khi bội nhiễm, dịch nang trở thành dịch nhầy – mủ, màu
vàng hoặc nâu sẫm, đôi khi có chứa cholesterol.


18

- Biểu mơ lót vách nang có thể rất khác nhau tùy thuộc từng ca bệnh,
thậm chí có thể trên cùng một mảnh cắt mô bệnh học. Thường gặp nhất là
biểu mô trụ hoặc chuyển tiếp thành biểu mô dạng khối xếp nhiều tầng có
hoặc khơng có lơng chuyển. Ngồi ra lịng nang cịn được lót bởi dạng biểu
mơ khác như biểu mô lát đơn, biểu mô lát tầng hoặc dạng chuyển tiếp giữa
biểu mô lát đơn và biểu mô lát tầng, nhưng bên cạnh có những nang bị bội
nhiễm với lớp biểu mơ bị mài mịn và thay vào đây là tổ chức hạt cùng đại
thực bào. Ở những trường hợp này ta khó có thể tìm thấy cấu trúc nguyên
thủy của nang giáp – lưỡi và thường gặp ở những bệnh nhân bị tái phát sau
1 phẫu thuật không triệt để.

Ảnh 1: Nang ống giáp lưỡi [22]
1.4.3.2. Ống giáp – lưỡi
Lịng ống giáp lưỡi cũng được lót bởi một trong các dạng biểu mô sau:
Biểu mô lát tầng, biểu mơ trụ có lơng chuyển, dạng chuyển tiếp thành biểu
mơ lát tầng, biểu mơ hình khối vng.
1.4.3.3. Tuyến nhày
Tuyến nhầy cũng được tìm thấy quanh vùng tổn thương, chiếm khoảng



19

60% trường hợp và tuyến nhầy cũng là một trong những thành phân mơ học
bình thường của ống giáp lưỡi.
1.4.3.4. Mô tuyến giáp
Tỷ lệ gặp mô giáp lạc chỗ nằm kế cận với tổn thương chiếm khoảng 3 –
20% trường hợp [1]. Sự khác biệt này có thể liên quan tới độ rộng của vùng
mô quanh tổn thương được lấy đi hoặc liên quan đến số lượng các mảnh cắt
mô học (cắt hàng loạt mảnh mô). Cấu trúc mô giáp lạc chỗ thường gồm các
nang nhỏ, đồng nhất, chứa ít dịch keo. Cấu truc vi nang thường xen kẽ với
những sợi cơ vân của lưỡi.
1.4.3.5. Hình ảnh ung thư đường giáp lưỡi
Có thể gặp tổn thương u xuất phát từ ống giáp lưỡi (u tuyến tế bào
Hurthle hoặc ung thư biểu mô nhú tuyến giáp) với tỉ lệ dưới 1%.
1.5. CHẨN ĐỐN
1.5.1. Chẩn đốn xác định: Dựa vào các hình thái lâm sàng và cận lâm sàng trên.
1.5.2. Chẩn đoán phân biệt
1.5.2.1. Tuyến giáp lạc chỗ
Nếu chẩn đoán nhầm là u nang giáp lưỡi và tiến hành cắt bỏ thì sẽ rất nguy
hiểm với bệnh nhân vì thế trước 1 bệnh nhân có u nang giáp lưỡi ở đáy lưỡi hoặc
có tình trạng thiểu năng giáp trạng trên lâm sàng và xét nghiệm thì nhất thiết phải
làm xạ hình tuyến giáp để tránh nhầm lẫn.
1.5.2.2. U nang da và u nang biểu bì
Các u nang da và u nang biểu bì cũng nằm ở đường giữa hoặc cạnh đường
giữa và nó cũng có thể nằm từ cằm tới hõm ức, dựa vào vị trí của các u nang mà
người ta chia ra:
- Các u nang gắn với cằm: Thường gặp ở trẻ bé, có 2 loại là u nang cằm lưỡi
và u nang cằm móng.

- Các u nang gắn với xương móng: Hay gặp ở nữ, người lớn hoặc trẻ lớn,


20

giống như u nang giáp móng nó gắn tương đối chặt vào thân xương móng.
- Các nang trên hõm ức: rất hiếm gặp.
U nang da thường hình trịn, mật độ nhão. Các khối u nang nằm trong miệng
thường là u nang da. U nang biểu bì thường nằm nơng hơn cả. Mặt khác trong u
nang da có phần phụ của da như nang lông, tuyến bã, mầm răng... mà u nang biểu
bì thường khơng có. Nói chung u nang da và u nang biểu bì đều khơng di động
theo nhịp nuốt.
1.5.2.3. U mỡ dưới da
Mật độ mềm, nằm nông hơn và di động dễ dàng hơn u nang giáp lưỡi. U mỡ
dưới da không di động theo nhịp nuốt. Siêu âm có hình ảnh khối u đặc.
1.5.2.4. Rị cằm ức
Cũng nằm ở đường giữa nhưng luôn kèm theo sự hạn chế ngửa ra của cổ
và thường phát hiện ngay sau khi sinh.
1.5.2.5. Rò cung mang 2
- Lỗ rò thương thấy ở bờ trước cơ ức đòn chũm(thường ở 1/3 dưới), chảy
dịch nhày trong và nước uống. Thường sờ được thừng đường rò to và chắc ở vùng
cổ bên, khám họng có thể phát hiện được lỗ rị ở Amygdale.
- Chẩn đoán xác đinh bằng:
+ Bơm dung dịch mầu qua lỗ rị.
+ Chụp cổ thẳng và cổ nghiêng có bơm thuốc cản quang vào đường rò.
1.5.2.6. Rò xoang lê
- Thường khởi phát là 1 khối abces ở cổ bên sau tạo thành lỗ rị thứ phát
do trích rạch hoặc tự vỡ mủ. Trong đợt viêm cấp khối abces gây nuốt đau và
quay cổ hạn chế.
- Nội soi hạ họng – thực quản kiểm tra thấy lỗ rò ở đáy xoang lê.

1.6. TIẾN TRIỂN CỦA U NANG VÀ RÒ GIÁP LƯỠI
- Nếu khơng điều trị gì thì khối u nang giáp – lưỡi sẽ to dần lên nhất là sau


21

nhưng đợt viêm mũi họng cấp. U nang giáp lưỡi có thể gây rị thư phát và lỗ rị
này khơng tự khỏi được.
- Ung thư đường giáp lưỡi: Nhiều tác giả cho rằng u nang và rị giáp lưỡi có
khả năng ung thư hóa [1], [7].
+ Rất hiếm gặp.
+ Trên lâm sàng ít có dấu hiệu gợi ý cho chẩn đoán, nhưng cần hết sức cảnh
giác với nhữ trường hợp u nang và rị giáp lưỡi có sự dính bất thường với các mô
xuong quanh, nên chụp CT scan để xác định.
+ Xét nghiệm mô bệnh học: Thường là ung thư biểu mô tuyến nhú
(Adenocarcinome papillaire).
+ Các tác giả khuyên khi phát hiện ung thư đường giáp lưỡi thì nên cắt tuyến
giáp tồn phần vì ung thư đường giáp lưỡi có thể là di căn của ung thư tuyến giáp.
1.7. ĐIỀU TRỊ U NANG VÀ RÒ GIÁP LƯỠI
1.7.1. Phẫu thuật: Là phương pháp điều trị duy nhất và có hiệu quả
1.7.1.1. Lịch sử phẫu thuật u nang và rò giáp – lưỡi
- Từ 1883 về trước: Hầu hết các nhà phẫu thuật chỉ chú trọng tới việc lấy bỏ
khối u nang và đường rị dưới xương móng nên kết quả phẫu thuật không cao, số
trường hợp tái phát nhiều.
- Năm 1883, dựa vào giải phẫu mô tả u nang và rò giáp lưỡi, Schlange H là
người đầu tiên đã nêu 3lên việc cắt bỏ thân xương móng trong phẫu thuật u nang
và rò giáp –lưỡi, tuy nhiên vẫn còn tái phát sau mổ [6].
- Năm 1920, dựa trên những kết quả nghiên cứu về phôi thai học của
Wenglowski, ông Sistrunk đã đề xuất phương pháp phẫu thuật u nang và rị giáp
– lưỡi gồm các bước sáu: Bóc tách u nang và lấy đường rị đến thân xương

móng, cắt bỏ thân xương móng, tiếp tục lấy bỏ khối cơ đáy lưỡi đi từ thân xương
móng tới lỗ tịt, cắt cả lỗ tịt rồi khâu vùi lại. Tuy nhiên, sau thời gian phẫu thuật
ông nhận thấy một số bệnh nhân phẫu thuật bị rò nước bọt sau mổ.


22

Đến năm 1928, ông đã hạn chế tai biến này bằng cách chỉ cắt bỏ khối cơ
đáy lưỡi tới sát lỗ tịt rồi thắt lại và khâu vùi. Phương pháp này bảo tồn được
niêm mạc lỗ tịt và không mở thơng hốc mổ vào khoang miệng, từ đó tới nay
phương pháp của ơng được áp dụng rộng rãi trên tồn thế giới và được coi là
phương pháp duy nhất có hiệu quả trong việc phòng tránh tái phát [4], [6], [7].
1.7.1.2. Các phương pháp phẫu thuật
Phương pháp phẫu thuật Sistrunk
•Chuẩn bị bệnh nhân:
- Vô cảm: Gây mê nội khi quản, ống nội khí quản được đặt qua đường mũi
để có thể tránh ống nội khí quản qua vùng mơi, dễ dàng đánh giá được đáy lưỡi.
- Tư thế bệnh nhân: Nâng vai để ngửa cổ bộc lộ vùng cổ.
- Sát trùng từ xương địn đến mơi, phía ngồi tới mỏm chũm.


Phẫu thuật [4], [23] (23):

- Thì 1: Rạch da và tổ chức dưới da: Thường rạch da theo nếp gấp da ở
ngang mức nang. Nếu có 1 dẫn lưu dị bởi nhiễm trùng trước đó, hoặc thủ thuật
dẫn lưu trước đó, rạch da theo hình ellip. Tiêm tê tại chỗ gồm 1% lidocaine với
epinephrine theo tỷ lệ 1:100,000 được tiêm dưới da về phía đường rạch bằng kim
27 và syringe 5ml.
- Thì 2: Bóc tách vạt da và nâng lên, và các cơ băng được tách ra ở đường
giữa theo hình quả lê. Nang cẩn thận sờ, và bóc tách cẩn thận để tiếp cận tới thân

xương móng.
- Thì 3: Bộc lộ thân xương móng khỏi các cơ trên và dưới móng, chú ý
khơng tách màng xương ra khỏi chất xương. Dùng kìm cắt xương cắt rời thân
xương móng ở phía trong 2 sừng nhỏ.
- Thì 4: phẫu thuật đáy lưỡi: Tiếp tục phẫu tích ở góc 45 độ về phía sau trên,
phẫu thuật viên lấy bỏ ống và các mô dọc theo ống bao gồm cả vách giữa cơ vai
móng, cũng như là phần cơ cằm lưỡi và móng lưỡi ngay kế cận của lỗ tịt. Khi tới


23

sát lỗ tịt có thể thắt, khâu vùi băng chỉ không tiêu. Cố gắng bảo vệ niêm mạc
quanh lỗ tịt, tránh làm rách, thủng niêm mạc họng, hạ họng.
- Tiến hành cầm máu bằng đông điện hoặc buộc chỉ, đặt dẫn lưu.
- Khâu phục hồi các lớp giải phẫu.
- Băng ép.

Xương móng
U nang

Hình 1.7: Bóc tách nang và đường rị tới tận xương móng [3]

Hình 1.8: Bộc lộ và cắt thân
xương móng [3]


Hình 1.9: Nang và ống giáp được
bộc lộ [3]

Hậu phẫu:


- Bệnh nhân có thể tự uống sữa ngay sau khi tỉnh.


24

- Sau 24h, khó chịu về nuốt sẽ đỡ di, bệnh nhân có thể ăn uống
bình thường được.
Các quan điểm phẫu thuật khác:
- Khơng cắt thân xương móng hoặc có cắt thân xương móng nhưng để lại
màng xương.
- Khơng phẫu thuật phần đường rò ở đáy lưỡi.
1.7.1.3. Các tai biến có thể gặp trong phẫu thuật


Tai biến trong mổ:

- Chảy máu: Nói chung phẫu thuật này ít gặp chảy máu ồ ạt, tuy nhiên khi
bóc tách vẫn có thể cắt phải tĩnh mạch cổ nông.
- Rách hay thủng niêm mạc họng – hạ họng: Có thể gặp khi bóc tách thân
xương móng hoặc cắt bỏ khối tổ chức đáy lưỡi tới sát lỗ tịt, xử trí bằng cách khâu
phục hồi chỗ rách, đặt sonde ăn 3 – 4 ngày.


Tai biến sau mổ:

- Nhiễm trùng vết mổ: Cần dùng kháng sinh dự phòng sau mổ, phát hiện chỗ
rách niêm mạc họng – hạ họng để xử trí ngay khi mổ.
- Tụ máu vế mổ: Thường xảy ra vào ngày đầu tiên sau mổ, phòng tránh bằng
cách cầm máu kỹ, khâu phục hồi các lớp cân cơ tạo thành khoảng ảo, đặt dẫn lưu

tốt và băng ép.
- Tổn thương dây thân kinh thanh quản trên và dây thần kinh hạ thiệt: ít gặp.

-

Tai biên muộn:
Tái phát dưới dạng u nang và lỗ rị: Tái phát có thể sớm hoặc muộn, thường

gặp những trường hợp mổ không triệt để như không lấy được tồn bộ u nang và
đường rị, bỏ qua việc cắt thân xương móng hoặc có cắt nhưng lại để lại màng
xương; không lấy hết khối cơ đáy lưỡi đi từ thân xương móng tới lỗ tịt.
1.7.2. Các phương pháp điều trị khác.
1.7.2.1. Điều trị nội khoa:
- Những đợt viêm cấp cần điều trị bằng kháng sinh và chông viêm. Đặc biệt


25

nếu điều trị kịp thời và đúng có thể ngăn ngừa kịp thời quá trình viêm của khối u
nang, tránh tạo ra đường rò thứ phát.
1.7.2.2. Chọc hút, bơm chất gây xơ để điều tri khối u nang và lỗ rò
Trên thế giới, các tác giả đều cho rằng phương pháp này là khơng có kết quả
[4], [7] , khơng những thế nó cịn có thể gây nguy hiểm cho bệnh nhân.
Ở việt nam, các tác giả đã nghiên cứu cũng cho rằng không thể điều trị chọc
hút và bơm chất xơ khối u nang và lỗ rò, phải điều trị bằng phẫu thuật [11].
Thực tế có bệnh nhân u nang và rị giáp lưỡi nhưng lại có kèm theo các bệnh
tồn thân nặng nên có thể điều trị bằng phương pháp này.
1.7.2.3. Trích rạch điều trị u nang giáp lưỡi
Cũng như phương pháp điều trị chọc hut và bơm chất gây xơ, phương pháp
này cũng bị coi là không triệt để và tỷ lệ tai phát cao.

Tuy nhiên trong trương hợp bệnh nhân đến trong tình trạng khối u nang bị
viêm cấp thì buộc phải trích rạch để giảm áp và kết hợp điều trị nội khoa.


×