Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty than hòn gai – tkv

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (385.95 KB, 56 trang )

Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Bảng 1.1 Error: Reference source not found
Vũ Thị Phương Anh. Lớp KT1-K13 Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán
LỜI MỞ ĐẦU
Sau thời gian học Hệ Cao đẳng tại trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội khoa
Kế toán – Kiểm toán, được các thầy giáo, cô giáo trang bị cho những kiến thức về
cơ bản và chuyên môn. Để vận dụng kiến thức, thực hành những gì đã được học ở
nhà trường tới nay đã đến thời gian thực tập. Em chọn Công ty than Hòn Gai –
TKV để thực tập, tìm hiểu, thu thập các tài liệu thực tế đồng thời vận dụng các kiến
thức đã học để tiến hành phân tích, đánh giá các lĩnh vực quản lý, hoạt động sản
xuất cơ bản của Doanh nghiệp. Tại đây đã giúp em có những hiểu biết về tình hình
hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp, là dịp để vận dụng các kiến thức
đã học được ở nhà trường vào trong thực tế quản lý đang diễn ra ở Doanh nghiệp,
Công ty than Hòn Gai – TKV là đơn vị khai thác hầm lò. Doanh nghiệp có dây
chuyền sản xuất khá hoàn chỉnh từ khâu khai thác, vận chuyển, sàng tuyển cho đến khâu
bốc rót tiêu thụ. Để đạt được kết quả cao trong sản xuất kinh doanh doanh nghịêp đã tăng
cường đầu tư nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng năng suất lao động, nâng cao chất
lượng, hạ giá thành sản phẩm, tăng doanh thu, làm tròn nghĩa vụ với Nhà nước và thoả
mãn nhu cầu của người tiêu dùng, đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp cũng là nâng
cao đời sống CBCNV toàn doanh nghịêp.
Doanh nghiệp đã dần dần cơ giới hoá các khâu để đáp ứng được với điều
kiện của vỉa khai thác, điều kiện sản xuất kinh doanh cũng như nhu cầu của thị
trường. Cho đến nay trong dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp đã cơ giới hoá
được hầu hết các khâu .
Với sản lượng khai thác hàng năm (trong vài năm gần đây) đạt gần 600.000
tấn than nguyên khai, than chủ yếu của mỏ là than cám, tỷ lệ cục chiếm 2,5%- 3%,
nhưng bù lại lượng lưu huỳnh thấp, chất bốc lại cao do đó than của doanh nghịêp
được người tiêu dùng tin tưởng và rất phù hợp cho việc phục vụ cho các ngành công


nghiệp.
Doanh nghịêp luôn gặp phải những khó khăn là làm thế nào để sản phẩm của
mình có chất lượng cao và giá thành rẻ. Để đạt được điều đó thì doanh nghịêp phải
Vũ Thị Phương Anh. Lớp KT1-K13 Báo cáo thực tập tốt nghiệp
1
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán
quan tâm, đầu tư, nghiên cứu áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, nắm bắt thông
tin thị trường về quản lý tiên tiến với mục đích tăng doanh thu, hạ giá thành sản phẩm,
làm ăn có lãi, tăng thu nhập cho người lao động, từ đó nâng cao vị thế của doanh
nghiệp. Hiện nay công tác tổ chức hạch toán tiền lương là một khâu rất quan trọng
không thể thiếu được trong các doanh nghiệp. Vì tiền lương có ý nghĩa quan trọng, là
một bộ phận cấu thành lên giá thành của sản phẩm (chiếm đến 40% giá thành sản
phẩm), dịch vụ mà doanh nghiệp sản xuất ra.
Được sự hướng dẫn của cô giáo trong Khoa Kế toán – Kiểm toán của
trường Đại học Công nghiệp Hà Nội cùng các anh chị trong phòng Kế toán của
Công ty Than Hòn Gai – TKV em xin chọn đề tài “ Hoàn thiện kế toán tiền
lương và các khoản trích theo lương tại Công ty than Hòn Gai – TKV” làm báo
cáo tốt nghiệp. Nội dung báo cáo thực tập gồm 3 phần :
Phần I : Tổng quát về Công ty than Hòn Gai – TKV
Phần II : Hạch toán nghiệp vụ kế toán tại Công ty than Hòn Gai – TKV
Phần III: Nhận xét đánh giá về công tác kế toán tại Công ty than Hòn Gai – TKV
Để hoàn thành Báo cáo thực tập mặc dù em đã cố gắng hết sức, song với
trình độ năng lực còn hạn chế nên nội dung báo cáo chắc chắn không thể tránh khỏi
những thiếu sót nhất định, rất mong được sự góp ý và chỉ bảo tận tình của thầy, cô
giáo và các bạn trong lớp
Em xin chân thành cảm ơn./.

Hạ Long, tháng 2 năm 2014.
Vũ Thị Phương Anh. Lớp KT1-K13 Báo cáo thực tập tốt nghiệp
2

Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán
PHẦN I : TỔNG QUÁT VỀ C«ng Ty Than Hßn Gai –
TKV
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Than Hòn Gai - TKV
1.1.1 Tên, địa chỉ hiện tại của Doanh nghiệp
Công ty Than Hòn Gai - TKV là đơn vị trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp
Than & Khoáng sản Việt Nam. Tập đoàn Công nghiệp Than & Khoáng sản Việt
Nam được thành lập theo Quyết định số 345/2005/QĐ-TT ngày 26/12/2005 của Thủ
tướng Chính phủ trên cơ sở sáp nhập Tập đoàn Than Việt Nam và Tổng Công ty
Khoáng sản Việt Nam. Hoạt động theo Điều lệ được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt tại Quyết định số 228/2006/QĐ-TT ngày 11/10/2006.
Công ty Than Hòn Gai - TKV nằm trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh
Quảng Ninh.
Địa chỉ trụ sở : 169 - Lê Thánh Tông -TP Hạ Long - Tỉnh Quảng Ninh
Số điện thoại : 033.3825.233
Số FAX : 033.3826.085
1.1.2. Các mốc quan trọng trong quá trình phát triển:
Sau khi Pháp rút khỏi vùng mỏ, một tháng sau Doanh nghịêp Than Hòn Gai
ra đời. Công ty đã tiếp thu, tiếp quản toàn bộ cơ sở sản xuất từ Công ty mỏ Than
SFCT của Pháp. Trong khoảng thời gian 3 năm vừa tiếp quản, vừa khôi phục, vừa
đào tạo cán bộ và nhập khẩu công nghệ, Doanh nghịêp đã làm chủ công nghệ, sản
xuất được gần 3 triệu tấn than. Kết thúc 3 năm khôi phục và phát triển, Doanh
nghịêp vinh dự được đón Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm khu mỏ Hồng Quảng. Đến
năm 1960, sản lượng than đã tăng hơn 2 lần mức thực hiện năm 1955.
Trong những năm tháng chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, cùng
với nhiệm vụ sản xuất, Doanh nghịêp đã kiên cường chiến đấu, góp sức người, sức
của vào công cuộc giải phóng dân tộc. Công nhân, cán bộ than Hòn Gai đã góp 210
ngàn ngày công, huy động 1.872 m3gỗ, 70 tấn thép, xây dựng 25 trận địa pháo cao
Vũ Thị Phương Anh. Lớp KT1-K13 Báo cáo thực tập tốt nghiệp
3

Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán
xạ, thành lập đoàn vận tải hàng hóa chi viện cho Miền Nam. Những người thợ mỏ
đã tập hợp thành Binh đoàn Than vào Nam trực tiếp chiến đấu, góp phần giải phóng
miền Nam, thống nhất đất nước.
Bước vào thời kỳ đổi mới 1986, Than Hòn Gai đã đứng vững và vượt qua
nhiều thử thách khắc nghiệt của cơ chế thị trường. Ngày 10/10/1994, Tổng công ty
Than ra đời, đánh dấu mốc phát triển mới của ngành than.
Năm 1996, Tổng công ty tách mỏ Hà Lầm, Hà Tu, Núi Béo thành công ty độc
lập. Công ty Than Hòn Gai khi đó là đơn vị thành viên của Tổng công ty Than Việt
Nam gồm có: Doanh nghịêp Than Tân Lập, Cao Thắng, Giáp Khẩu, 917 - đây là
những mỏ nhỏ, nghèo tài nguyên. Than Hòn Gai lại phải đối đầu với những thử thách
khắc nghiệt mới. Một lần nữa, Than Hòn Gai lại vượt qua và ghi một chiến công đáng
nhớ: Năm 2004 vượt ngưỡng khai thác 1 triệu tấn. Từ ngày 01/7/2008, Tập đoàn Công
nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam hợp lý hóa vùng tài nguyên, đưa Doanh nghịêp
Than Thành Công về Công ty Than Hòn Gai -TKV. Đây là một cơ hội cho Than Hòn
Gai duy trì và xây dựng các dự án khai thác mỏ nhằm ổn định và phát triển
Sau hơn 50 năm tiếp quản và phát triển, Than Hòn Gai đã 9 lần thay đổi mô
hình quản lý, 5 lần mang tên Công ty than Hòn Gai; có giai đoạn quản lý cả khu mỏ
Hòn Gai, Cẩm Phả; hệ thống quản lý có lúc trên 20 đầu mối, quản lý hơn 10.000
công nhân; sản lượng khai thác có năm gần 6 triệu tấn. Đó là những năm tháng hào
hùng, tô đậm thương hiệu than Hòn Gai với truyền thống thợ mỏ “Kỷ luật, đồng
tâm, chúng ta nhất định thắng”.
1.1.3. Các chức năng, nhiệm vụ theo giấy phép kinh doanh
Mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước. Công ty Than
Hòn Gai - TKV khai thác than theo kế hoạch đã được Tập đoàn Công nghiệp Than -
Khoáng sản Việt Nam phê duyệt.
Căn cứ theo quyết định số 1823/ QĐ TCCB ngày 17 tháng 12 năm 2002 của Tập
đoàn Công nghiệp than Khoáng sản Việt Nam, Doanh nghiệp có các nhiệm vụ sau:
- Đào các đường lò XDCB để phục vụ cho việc khai thác trong phạm vi ranh
giới của doanh nghịêp.

Vũ Thị Phương Anh. Lớp KT1-K13 Báo cáo thực tập tốt nghiệp
4
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán
- Xây dựng các công trình cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho việc khai thác than
- Khai thác, chế biến, tiêu thụ than, đảm bảo đời sống cán bộ công nhân viên,
thực hiện nghĩa vụ với Công ty, Tập đoàn và Nhà nước.
- Quản lý tốt tài nguyên, ranh giới doanh nghịêp được giao, bảo vệ vệ sinh,
môi trường khu vực khai thác.
1.1.4. Các hàng hoá và dịch vụ hiện tại:
Khai thác chế biến và kinh doanh các loại than thương phẩm.
1.1.5 Quy trình công nghệ sản xuất của Công ty Than Hòn Gai - TKV
- Công nghệ sản xuất của Công ty Than Hòn Gai - TKV: Với đặc điểm là
ngành công nghệ khai thác, quy trình sản xuất khai thác tuy không mấy phức tạp,
nhưng quy trình nhiều giai đoạn công nghệ mới chế biến được than thành phẩm, sản
phẩm than được khai thác trong lòng đất bằng khai thác than hầm lò.
Cải
tạo
mặt
bằng

Đào

chuẩn
bị
SX

Khấu
than

Vận

chuyển
than

Gia
công
chế
biến
than

Thành
phẩm
than

Tiêu
thụ
than
Hình 1.1 Quy trình công nghệ khai thác than hầm lò.
+ Căn cứ vào thiết kế thi công đã được phê duyệt bộ phận cải tạo mặt bằng
tiến hành san gạt, cải tạo mặt bằng, bãi chứa than, khu vực tập kết vật tư.
+ Bộ phận đào lò chuẩn bị tiến hành mở cửa lò, lắp đặt thiết bị khai thác, thiết bị
vận tải trong lò, thiết bị thông gió, chiếu sáng, bơm nước và các thiết bị khác.
+ Bộ phận khấu than thực hiện việc tổ chức đào than, nổ mìn phá than, xúc
than lên xe goòng, vận chuyển than ra cửa lò.
+ Bộ phận vận chuyển tiến hành vận chuyển than nguyên khai về kho
+ Bộ phận gia công chế biến than, phân loại, tuyển than cục, sàng than, nghiền
than theo yêu cầu tiêu thụ.
1.1.6. Bảng báo cáo kết quả hoạt động dản xuất kinh doanh thể hiện sự
Vũ Thị Phương Anh. Lớp KT1-K13 Báo cáo thực tập tốt nghiệp
5
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán

phát triển của Doanh nghiệp trong 2 năm 2012 và 2013
Vũ Thị Phương Anh. Lớp KT1-K13 Báo cáo thực tập tốt nghiệp
6
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán
ĐVT: Đồng
Bảng 1.1
TT Chỉ tiêu MS TM Năm nay Năm trước
So sánh
+/- %
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1 VI.25 327.072.587.952 257.827.435.052 69.245.152.900 126,86
2 Các khoản giảm trừ 2
3 Doanh thu thuần về BH và cung cấp DV 10 327.072.587.952 257.827.435.052 69.245.152.900 126,86
4 Gía vốn hàng bán 11 VI.27 301.773.285.235 220.123.660.332 81.649.624.903 137,09
5 Lợi nhuận gộp từ HĐKD (20=10-11) 20 25.299.302.717 37.703.774.720 -12.404.472.003 67,10
6 Doanh thu hoạt động tài chính 21 VI.26 535.548.600 52.077.726 483.470.874 1028,36
7 Chi phí hoạt động tài chính 22 VI.28 10.484.773.370 7.017.237.272 3.467.536.098 149,41
- Lãi vay 23 10.484.773.370 7.017.237.272 3.467.536.098 149,41
8 Chi phí bán hàng 24 8.740.131.922 601.468.234 8.138.663.688 1453,13
9 Chi phí quản lí DN 25 6.399.736.383 30.006.024.179 -23.606.287.796 21,33
10
Lợi nhuận thuần từ HĐKD
(30=20+(21-22)-(24+25))
30 210.209.642 131.122.761 79.086.881 160,32
11 Thu nhập khác 31 427.718.820 215.238.038 212.480.782 198,72
12 Chi phí khác 32 263.382.230 96.229.667 167.152.563 273,70
13 Lợi nhuận khác (40=31-32) 40 164.336.590 119.008.371 45.328.219 138,09
14 Tổng lợi nhuận trước thuế (50=30+40) 50 374.546.232 250.131.132 124.415.100 149,74
15 Thuế thu nhập hiện hành 51 VI.30
16 Thuế thu nhập hoãn lại 52 VI.30
17 Lợi nhuận sau thuế (60=50-51-52) 60 374.546.232 250.131.132 124.415.100 149,74

18 Thu nhập bình quân của người LĐ 8.150.245 7.250.250 899.995 112.413
Vũ Thị Phương Anh. Lớp KT1-K13 Báo cáo thực tập tốt nghiệp
6
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán
Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ta thấy:
Doanh thu: Năm 2013 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 26,86%
so với năm ngoái, doanh thu tăng vì giá bán và sản lượng tiêu thụ tăng. Các khoản
giảm trừ phải nộp đều không có, do đó doanh thu thuần chính bằng tổng doanh thu.
Cho thấy sản phẩm của Doanh nghiệp đảm bảo chất lượng, bán chạy không phải
dùng đến các chiêu thức thương mại. Vì là Doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc nên
sản phẩm của Doanh nghiệp chủ yếu bán cho nội bộ công ty không xuất khẩu.
Giá vốn hàng bán: Giá vốn hàng bán của Doanh nghiệp tăng 81.649 triệu đồng tức
37,09% trong khi đó sản lượng than tiêu thụ chỉ tăng 0.8% chứng tỏ giá vốn hàng
bán không chỉ có than, lượng than tiêu thụ không tăng cao bằng giá vốn hàng bán
cho thấy chi phí sản xuất là rất lớn. Dẫn tới lợi nhuận gộp từ hoạt động kinh doanh
giảm 32,9%.
Doanh thu từ hoạt động tài chính tăng mạnh 483.470 triệu đồng, nhưng chi phí
từ hoạt động tài chính lớn hơn doanh thu từ hoạt động tài chính vì giá cả leo thang,
Doanh nghiệp đi vay nhiều làm chi phí lãi vay tăng, đầu tư vào sản xuất nhưng chưa
thu hồi được vốn làm ảnh hưởng tới lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nhưng doanh thu từ hoạt động tài chính tăng 483.470 triệu đồng cho thấy Doanh
nghiệp đã quan tâm đầu tư vào các hoạt động tài chính.
Như vậy trong năm 2013 hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp đạt
hiệu quả cao hơn năm trước.
1.2. Hình thức tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của Doanh nghiệp:
1.2.1. Hình thức tổ chức sản xuất của Công ty Than Hòn Gai - TKV
Tổ chức sản xuất là việc bố trí sắp xếp các yếu tố của quá trình sản xuất trên
cơ sở quy trình công nghệ và đặc điểm của từng bộ phận sản xuất.
*. Hệ thống mở vỉa:
Để phục vụ cho khai thác tầng + 40/-75, Công ty Than Hòn Gai đã mở một

cặp giếng nghiêng. Giếng chính từ mức + 40 xuống sân ga - 75 với góc dốc 23,5
0
dùng để vận chuyển than, giếng phụ từ mức +36 xuống -75 với góc dốc 25
0
để vận
chuyển vật liệu, đất đá và thông gió. Từ đây mở lò xuyên vỉa đi qua các vỉa than, từ
Vũ Thị Phương Anh. Lớp KT1-K13 Báo cáo thực tập tốt nghiệp
7
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán
các vỉa than mở các lò dọc vỉa vách, trụ chia ra các khu và các phân tầng để khai
thác
*. Hệ thống khai thác:
Do điều kiện địa chất và sản trạng vỉa, mặt khác do trình độ tay nghề nên
trước đây doanh nghịêp than Thành Công đã áp dụng một số công nghệ chưa phù
hợp nên năng suất lao động thấp, hệ số an toàn không cao. Được sự đầu tư, nâng
cao trình độ tay nghề để đáp ứng với sự phát triển chung của đất nước, của ngành
than đưa cơ giới vào khai thác than hầm lò, giảm chi phí, nâng cao năng suất lao
động Để đảm bảo an toàn cho quá trình làm việc, doanh nghịêp đã áp dụng một số
công nghệ và hệ thống khai thác khác nhau như:
+ Hệ thống khai thác cột dài theo phương chia lớp nghiêng lò chợ dài, chống
giữ lò chợ bằng cột thuỷ lực đơn dịch ngoài kết hợp xà hộp, giá thuỷ lực di động.
Chiều dài trung bình của lò chợ là 50 m.
+ Hệ thống khai thác chiều dài theo phương lò chợ ngang nghiêng chống giữ
bằng cột thuỷ lực đơn dịch ngaòi giá thuỷ lực. Chiều dài lò chợ trung bình từ 8-:-10 m.
Trên cơ sở sản trạng của vỉa hiện nay Doanh nghịêp đang áp dụng hệ thống
khai thác lò chợ chia lớp nghiêng đối với những vỉa có chiều dày 4 -:- 6 m, góc dốc
của vỉa ≤35
0
. Đối với những vỉa có chiều dày 8 -:-10 m, góc dốc của vỉa ≥ 35
0

. Áp
dụng công nghệ khấu ngang nghiêng.
*. Công nghệ đào chống lò:
+ Đối với các đường lò đá:
Công tác thi công các đường lò đá: Dùng máy khoan hơi ép, nổ mìn, căn cứ vào
điều kiện cụ thể mà sử dụng thuốc, kíp nổ cho phù hợp để nâng cao tốc độ đào lò. Đối
với đường lò đá có độ cứng f ≤ 4, tiết diện đường lò S
đ
≥ 7,8 m
2
, có đủ điều kiện, thì
dùng máy đào lò COMBAI AZ – 50 với tốc độ đào lò từ 200 ÷ 250 mét / tháng.
Vận chuyển đất đá trong các gương lò: Dùng máy cào, máy xúc B-20B. Máy
cào vơ 2BII-2B xúc đất đá lên goòng 1 tấn, được tàu điện TXD-5 vận chuyển ra sân
ga giếng phụ và đưa lên mặt bằng qua hệ thống tời trục JD 1000-1200B qua quang
lật xuống ô tô rồi chở ra bãi thải.
Vũ Thị Phương Anh. Lớp KT1-K13 Báo cáo thực tập tốt nghiệp
8
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán
Vật liệu chống lò bằng sắt lòng mo loại CBΠ-17, CBΠ-22. Ở những vị trí đặc
biệt thì đổ bê tông hoặc bê tông cốt thép và thép I
+ Đối với các đường lò đào trong than:
Các đường lò đào trong than áp dụng công nghệ khoan nổ mìn kết hợp xúc,
chống thủ công, dùng khoan điện cầm tay, thuốc nổ an toàn AH1. Sau khi nổ mìn
xong than được đưa lên máng cào hoặc máng trượt vận chuyển xuống goòng. Ở
mức -75 được tàu điện DX-5 kéo ra quang lật giếng chính rót xuống boong ke, được
băng tải kéo lên + 40 qua hệ thống máy sàng rung chở về kho than của Kho vận
Hòn Gai theo chỉ tiêu tiêu thụ của Công ty than Hòn Gai - TKV. Đối với các đường
lò than có tiết diện đường lò S
đ

≥ 7,8 m
2
và có đủ điều kiện thì áp dụng đào lò bằng
máy COMBAI AZ – 50.
Vật liệu chống lò căn cứ vào thời gian sử dụng để chọn vật liệu chống gỗ hoặc
thép cho phù hợp.
*. Công nghệ khai thác than ở lò chợ:
Công nghệ khai thác than ở lò chợ là khoan nổ mìn khấu, chống bằng cột
chống thuỷ lực dịch ngoài, giá thuỷ lực di động, hoặc gỗ, tuỳ thuộc vào điều kiện cụ
thể của từng vỉa, từng lò chợ. Hiện nay tại doanh nghịêp đang áp dụng phương pháp
điều khiển đá vách bằng phá hoả toàn phần, trừ trường hợp áp lực đất đá quá lớn
hoặc lò chợ lớn hơn 45
0
thì xếp cũi lợn sắt cố định, chống lò hoàn toàn bằng gỗ.
*. Công nghệ vận chuyển than :
Trong lò chợ, than được tải bằng máng trượt hoặc máng cào. Vận chuyển
xuống goòng ở mức -75 được tàu điện DX-5 kéo ra quang lật giếng chính rót xuống
boong ke, được băng tải kéo lên + 40 qua hệ thống sàng rung.
*. Công nghệ sàng tuyển:
Than nguyên khai được đưa vào máy sàng và qua một hệ thống lưới sàng để
phân loại 3 cỡ hạt, sản phẩm qua sàng chủ yếu là than cám có d < 13mm. Công nghệ
sàng đơn giản, công suất sàng từ 30 ÷ 60 tấn / giờ tuy thuộc vào loại than và độ ẩm của
than.
Nhìn chung toàn bộ dây chuyền sàng tuyển gọn, đơn giản, giá thành sàng
Vũ Thị Phương Anh. Lớp KT1-K13 Báo cáo thực tập tốt nghiệp
9
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán
tuyển thấp, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh hiện nay của doanh nghịêp.
1.2.2 Cơ cấu tổ chức của Doanh nghiệp
* Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Doanh nghiệp

Bộ máy quản lý của Doanh nghiệp được tổ chức theo mô hình trực tuyến – chức
năng với cấp quản lý gồm: 1 Giám đốc, 3 Phó giám đốc, các phòng ban chức năng .
Cấp Phân xưởng gồm các phân xưởng cao hơn năm trước.
Mô hình tổ chức bộ máy quản lý theo kiểu trực tuyến – chức năng được thể
hiện qua
SƠ ĐỒ CƠ CẤU BỘ MÁY QUẢN LÝ
Công ty Than Hòn Gai – TKV
Hình 1.2: Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý và tổ chức SX của Công ty
Vũ Thị Phương Anh. Lớp KT1-K13 Báo cáo thực tập tốt nghiệp
10
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC AN
TOÀN
PHÓ GIÁM ĐỐC SẢN
XUẤT
PHÓ GIÁM ĐỐC KỸ
THUẬT
Phòng
an
toàn
Phòng

điện
Phòng
kế
hoạch
vật tư
Phòng
ĐKSX
Phòng

kỹ
thuật
Phòng
kế
toán
tài vụ
Phân
xưởng
khai
thác
I
IV
Phân
xưởng
sản
xuất
I
Phân
xưởng
khai
thác
II

Phân
xưởng
khai thác
III

Phân
xưởng

Đào lò
số 1
Phân
xưởng
sàng
tuyển
Phân
xưởng
Đào lò
số 2
Phân
xưởng
cơ điện
vận tải
Phòng
TCLĐ
tiền
lương
Phòng
HCQT
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán
Than Hòn Gai - TKV
1.2.3. Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý
Ban lãnh đạo gồm có : 01 giám đốc và 03 phó giám đốc
- Giám đốc Doanh nghịêp: chịu trách nhiệm chung về tất cả các hoạt động
của Doanh nghiệp trước Nhà nước, cấp trên và người lao động.
- Phó giám đốc sản xuất : Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về toàn bộ hoạt
động sản xuất của doanh nghịêp .
- Phó giám đốc kỹ thuật : Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về công tác kỹ
thuật sản xuất như: công nghệ khai thác, biện pháp thi công của các đội sản xuất.

Quản lý và có kế hoạch chỉ đạo, kế hoạch đầu tư phát triển các khoa học kỹ thuật
tiên tiến vào sản xuất.
- Phó giám đốc an toàn : Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về an toàn lao
động trong Doanh nghiệp.
Các phòng ban quản lý : Chịu sự quản lý trực tiếp của Giám đốc Doanh
nghiệp và Phó giám đốc. Giữa các phòng ban có mối liên hệ phối hợp khăng khít
với nhau và với các đội sản xuất để thực hiện nhiệm vụ theo từng chức năng.
- Phòng kỹ thuật mỏ: Bao gồm các tổ : ( Kỹ thuật, trắc địa, địa chất ), có
nhiệm vụ giúp Giám đốc về kỹ thuật, có chức năng xây dựng kế hoạch công nghệ,
lập thiết kế, biện pháp thi công, đưa áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất,
kiểm tra giám sát công tác kỹ thuật, tổ chức nghiệm thu tại phân trường, chịu trách
nhiệm về kỹ thuật cơ bản, khai thác than và chất lượng sản phẩm., Chịu sự quản lý
trực tiếp của Phó giám đốc kỹ thuật.
- Phòng kế hoạch vật tư : Tổng hợp và xây dựng kế hoạch sản xuất tiêu thụ,
kế hoạch mua sắm vật tư, phối hợp với các phòng chức năng xây dựng kế hoạch giá
thành và chủ trì khoán chi phí cho các công trường, phân xưởng và theo dõi tình
hình thực hiện kế hoạch của các đơn vị .Có chức năng lập kế hoạch sản xuất, cung
ứng vật tư, thiết bị cho các đội sản xuất. Chịu trách nhiệm về công tác tiêu thụ, công
tác xây dựng cơ bản, quản lý sản phẩm, kho tàng, quản lý chi phí sản xuất dưới sự
quản lý trực tiếp của Phó giám đốc sản xuất.
Vũ Thị Phương Anh. Lớp KT1-K13 Báo cáo thực tập tốt nghiệp
11
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán
- Phòng kế toán tài vụ : Chịu trách nhiệm chính về hạch toán chi phí sản
xuất, tham mưu giúp việc cho Giám đốc quản lý toàn bộ tài sản, vật tư, tiền vốn, lo
kinh phí vốn kịp thời đảm bảo sản xuất không bị ách tắc, nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn, giúp Giám đốc quản lý tài chính và lợi nhuận của Doanh nghiệp.
- Phòng tổ chức lao động tiền lương: Tuyển chọn, bố trí lực lượng lao động
cho phù hợp với qui trình sản xuất . Xây dựng định mức lao động, đơn giá tiền lương
cho từng nguyên công, lập kế hoạch bồi dưỡng cán bộ, đáp ứng với yêu cầu sản xuất

của mỏ và giải quyết chế độ chính sách cho người lao động. Có chức năng quản lý lao
động, số lượng và chất lượng lao động.
- Phòng hành chính: Lập các chương trình công tác của chánh, phó Giám đốc,
tổ chức các cuộc họp, hội nghị, xử lý các văn bản đến và gửi đi, lưu trữ, văn thư và
phát động các phong trào thi đua.
- Phòng Điều khiển sản xuất: Tham mưu cho Giám đốc công tác điều hành
sản xuất, giúp Giám đốc điều hành sản xuất.
- Phòng cơ điện : Chịu trách nhiệm chính về công tác quản lý thiết bị, sửa
chữa cơ khí cơ điện, quản lý hệ thống điện sản xuất và điện sinh hoạt.
- Phòng an toàn : Chịu trách nhiệm chính về công tác kiểm tra giám sát an
toàn trong quá trình sản xuất. Tham mưu cho Giám đốc các giải pháp kỹ thuật, đảm
bảo an toàn, bảo hộ cho người lao động.
- Phòng y tế: Chăm lo sức khoẻ cho toàn bộ cán bộ công nhân viên trong
toàn mỏ, tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động.
- Phòng bảo vệ quân sự : Có nhiệm vụ bảo vệ tài sản trong toàn bộ khai
trường, lập và kiểm tra các phương án phòng chống cháy nổ.
* Khối sản xuất:
- Phân xưởng cơ điện vận tải: Thi công lắp đặt và vận hành các công trình
cung cấp điện cho doanh nghịêp, sửa chữa các thiết bị phục vụ cho sản xuất, duy tu
bảo dưỡng đường sắt, vận tải than bằng băng tải từ các cửa lò về kho chế biến của
doanh nghịêp. Sửa chữa các thiết bị phục vụ cho sản xuất,gia công chế tạo các vì
chống lò.
Vũ Thị Phương Anh. Lớp KT1-K13 Báo cáo thực tập tốt nghiệp
12
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán
- Phân xưởng Đào lò số 1, 2:: Có nhiệm vụ đào lò theo kế hoạch sản xuất.
- Các phân xưởng khai thác 1,2,3: Có nhiệm vụ khai thác than theo kế
hoạch sản xuất của doanh nghịêp ra sản phẩm than nguyên khai tại cửa lò.
*Khối chế biến than:
Gồm 1 phân xưởng sàng tuyển và chế biến: Có nhiệm vụ gia công chế biến

than nguyên khai sàng tuyển, phân loại bằng thủ công và bằng cơ giới.
Nhìn vào sơ đồ cơ cấu quản lý của Doanh nghịêp ta thấy ngay mọi công việc
và quyền hạn được giao cho từng bộ phận, quan hệ quyền hạn được phân định rõ
ràng. Mối quan hệ trong cơ cấu quản lý của Doanh nghiệp là mối quan hệ trực
tuyến có tầm quản lý rộng và Giám đốc thường xuyên nắm vững tình hình thực tế,
kiểm tra cấp dưới nếu không sẽ gây ra quan liêu, mệnh lệnh xa rời thực tế. Mỗi bộ
phận chức năng chuyên sâu về công việc của mình do đó dễ tách khỏi các chức
năng khác nên dễ tạo ra những khó khăn trong khi phối hợp hành động chung của
bộ máy Doanh nghịêp.
Hiện nay cơ cấu quản lý của doanh nghịêp than Thành Công là quản lý theo
hình thức trực tuyến chức năng (Theo chiều dọc) với ba cấp quản lý.
Đứng đầu là Giám đốc với 3 phó giám đốc giúp việc theo chuyên môn.
Cấp quản lý thứ hai là quản đốc phân xưởng, có các phó quản đốc giúp việc
cho quản đốc.
Cấp quản lý thứ ba là tổ trưởng tổ sản xuất. Tổ trưởng chỉ nhận lệnh và thi
hành lệnh của quản đốc phân xưởng.
Trực thuộc Giám đốc có 18 đơn vị từ cấp phân xưởng cho đến các phòng ban
doanh nghịêp: Đó là 9 phòng ban, 01 trạm y tế, 01 ngành phục vụ, 7 phân xưởng
( 3 phân xưởng khai thác, 2 phân xưởng đào lò, 1 phân xưởng CĐ vận tải, 1 phân
xưởng sàng tuyển).Hình thức quản lý này được hình thành theo nguyên tắc thống
nhất chỉ huy, tức là mỗi người có thủ trưởng trực tiếp, cho nên nó có những ưu,
nhược điểm sau:
Thời gian làm việc của doanh nghịêp được căn cứ vào chế độ chính sách của
Nhà nước và đặc điểm của ngành mỏ nói chung và của doanh nghịêp than Thành
Vũ Thị Phương Anh. Lớp KT1-K13 Báo cáo thực tập tốt nghiệp
13
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán
Công nói riêng, doanh nghịêp đã quy định chế độ làm việc như sau:
* Khối phòng ban :
Làm việc 6 ngày trong một tuần (nghỉ chủ nhật) và ngày làm việc 8 giờ ( 2

buổi theo giờ hành chính).
* Khối sản xuất và phục vụ sản xuất:
Làm việc 6 ngày trong một tuần, 3 ca trong một ngày đêm và làm việc 8 giờ
trong một ca.
• Đối với khối lò than làm việc 2 ca sản xuất chính (ca 1 và ca 2), ca 3 củng
cố và chống dặm.
• Đối với khối Đào lò thì làm việc 3 ca liên tục.
• Đối với một số công việc phục vụ, phụ trợ như trạm điện, thông gió, cứu
hoả, thoát nước và bảo vệ thì phải làm việc liên tục 24/24 giờ và làm việc 365
ngày/năm.
Để đảm bảo sức khoẻ cho công nhân và đảm bảo kế hoạch sản xuất, doanh
nghịêp đã áp dụng chế độ đảo ca nghịch, nghỉ luân phiên.
Ngày
Ca
Thứ bảy Chủ nhật Thứ hai
Số giờ
nghỉ
Ca 1
Ca 2
Tổ1 Tổ2 32 giờ
32 giờ
Tổ 2 Tổ3
Tổ3 Tổ1
Hình 1.3 Sơ đồ đảo ca của doanh nghịêp than Thành Công năm 2009
* Tổ chức sản xuất ở lò chợ:
Doanh nghịêp than Thành Công áp dụng phương pháp khấu than ở lò chợ bằng
thủ công kết hợp khoan nổ mìn. Chống giữ lò bằng gỗ và cũi lợn sắt, gỗ. Điều kiển
đá vách bằng phá hoả toàn phần. Chu kỳ khấu than là 3 ca/1chu kỳ.
PHẦN II : HẠCH TOÁN NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN TẠI
Vũ Thị Phương Anh. Lớp KT1-K13 Báo cáo thực tập tốt nghiệp

14
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán
CÔNG TY THAN HÒN GAI - TKV
2.1 Những vấn đề chung về hạch toán kế toán
2.1.1 Hình thức kế toán, sổ kế toán áp dụng tại công ty:
- Công ty Than Hòn Gai – TKV hiện nay đang áp dụng hình thức Nhật ký
chứng từ
* Sơ đồ trình tự kế toán theo hình thức Nhật ký chứng từ
Hình 2.1: Sơ đồ hình thức nhật ký chứng từ.
* Sổ sách kế toán:
Sổ sách kế toán được mở khi bắt đầu niên độ kế toán 01/01 và khoá sổ
khi kết thúc niên độ kế toán 31/12. Sổ sách kế toán được dùng để ghi các nghiệp
vụ kinh tế phát sinh hàng ngày trong doanh nghiệp, dựa vào đó nó cung cấp
thông tin một cách chính xác, kịp thời cho người quản lý. Tại Công ty Than Hòn
Gai – TKV hiện tại đang sử dụng hình thức kế toán: Nhật ký chứng từ.
* Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ (NKCT)
Vũ Thị Phương Anh. Lớp KT1-K13 Báo cáo thực tập tốt nghiệp
15
CHỨNG TỪ GỐC VÀ CÁC
BẢNG PHÂN BỔ
BẢNG KÊ
SỐ 4,5,6
NHẬT KÝ CHỨNG TỪ
SỐ 7
THẺ VÀ SỔ KẾ
TOÁN CHI TIẾT
SỔ CÁI
334,338,622, 627,…
BẢNG TỔNG
HỢP CHI TIẾT

BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu kiểm tra
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán
- Tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên Có của
các tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoản
đối ứng Nợ.
- Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo
trình tự thời gian với việc hệ thống hoá các nghiệp vụ theo nội dung
- Kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên cùng
một số kế toán và trong cùng một quá trình ghi chép.
- Sử dụng các mẫu số in sẵn các quan hệ đối ứng tài khoản, chi tiêu quản lý
kinh tế, tài chính và lập báo cáo tài chính.
Hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ gồm có các loại sổ kế toán sau:
- Nhật ký chứng từ:
- Bảng kê;
- Sổ Cái;
- Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết.
* Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật ký chứng từ
Hình 2.2 : Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chứng từ
Vũ Thị Phương Anh. Lớp KT1-K13 Báo cáo thực tập tốt nghiệp
16
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
Các bảng phân bổ
Nhật ký chứng từBảng kê
Sổ, thẻ kế toán
chi tiết
Bảng tổng hợp

chi tiết
Sổ cái
Báo cáo tài chính
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán
Tổ chức bộ máy kế toán ở công ty
Công ty Than Hòn Gai – TKV tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập
trung. Đó là hình thức mà toàn bộ công tác kế toán trong công ty được tiến hành tập
trung tại phòng kế toán công ty.
Hình 2.3 : Sơ đồ bộ máy kế toán tại công ty
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Chức năng và nhiệm vụ của từng người trong bộ máy kế toán.
* Kế toán trưởng
Thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo thực hiện các phần hành kế toán theo đúng qui
định của nhà nước về chế độ kế toán tài chính, là người chịu trách nhiệm trước
Giám đốc và nhà nước về công tác kế toán .
* Kế toán phó phòng phụ trách tổng hợp .
- Kiểm tra thường xuyên việc ghi chép chứng từ, ghi sổ kế toán, việc thực
hiện chế độ kế toán, tài chính trong phạm vi công ty và hướng dẫn nghiệp vụ cho
các nhân viên kế toán.
- Lập báo cáo tài chính tháng quý năm, báo cáo kiểm kê chính xác, kịp thời
đầy đủ đúng các mẫu biểu quy định của Nhà nước và cấp trên .
Vũ Thị Phương Anh. Lớp KT1-K13 Báo cáo thực tập tốt nghiệp
17
Kế toán trưởng
Phó phòng phụ trách
các loại công nợ
Phó phòng phụ trách
tổng hợp
Kế toán
thuế

Kế toán
ngân hàng
Kế toán đầu
tư xây dựng
cơ bản
Kế toán tài sản
cố định,nguồn
vốn chủ sở hữu
Kế toán vốn
bằng tiền,
và thanh
toán lương
Thủ quỹ
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán
- Phân tích có hệ thống báo cáo có liên quan đến việc thực hiện các kế hoạch
tài chính, tín dụng, giá thành, chấp hành kỷ luật tài chính và kỷ luật thanh toán, kết
quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp
* Kế toán phó phòng phụ trách công nợ.
Ghi chép phản ánh các khoản công nợ giữa công ty với cấp trên và các đơn
vị phụ thuộc. Tính toán xác định các khoản phải nộp của công ty, các khoản phải
thu của các đơn vị nội bộ.
* Thủ quỹ: Là người chịu trách nhiệm quản lý và giữ tiền mặt, thu chi tiền
sau khi đã kiểm tra và thấy rõ các chứng từ đã có đầy đủ điều kiện thanh toán. Thủ
quỹ là người có liên quan chặt chẽ với kế toán tiền mặt. Hàng ngày, thủ quỹ vào sổ
quỹ các nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh có liên qua đến tài khoản tiền mặt và đối
chiếu số liệu với kế toán tiền mặt.
* Kế toán ngân hàng:
-Kiểm tra giám sát và làm các thủ tục chi trả các khoản chi tiêu bằng tiền gửi
tiền vay ngân hàng theo kế hoạch được duyệt. Căn cứ vào nhu cầu vốn phục vụ sản
xuất tham mưu đề xuất với lãnh đạo công ty thu xếp nguồn vốn vay ngân hàng, huy

động và vay các nguồn khác, bảo đảm kịp thời vốn cho sản xuất .
- Theo dõi tính toán phản ánh các khoản nợ gốc, nợ lãi đến hạn, số dư tài
khoản và thực hiện trả nợ đúng hạn .
* Kế toán thuế :
- Căn cứ vào chế độ quy định, hàng tháng kê khai, tính số thuế phải nộp các
loại, gửi báo cáo cho cơ quan thuế
- Theo dõi, phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước .
* Kế toán đầu tư xây dựng cơ bản:
- Theo dõi chi tiết các hạng mục công trình tự làm cũng như thuê ngoài.
- Theo dõi phản ánh tình hình đầu tư các dự án thuộc nguồn vốn đầu tư
XDCB. Lập quyết toán hạng mục công trình, dự án đầu tư hoàn thành theo quy định
* Kế toán vốn bằng tiền và thanh toán lương :
Là người chịu trách nhiệm thanh toán bằng tiền mặt cho các nhu cầu về
thanh toán của công ty, có nhiệm vụ đối chiếu, theo dõi lương phải trả căn cứ vào
Vũ Thị Phương Anh. Lớp KT1-K13 Báo cáo thực tập tốt nghiệp
18
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán
bảng tiền lương do phòng tổ chức lao động và tiền lương tính dựa trên các bảng
chấm công, trích lập các khoản theo lương. Đồng thời với việc theo dõi các khoản
thanh toán bằng tiền mặt, kế toán còn theo dõi các khoản tạm ứng và thanh toán tạm
ứng.
* Kế toán TSCĐ, nguồn vốn chủ sở hữu:
- Ghi chép phản ánh chính xác tình hình tăng giảm máy móc thiết bị. Công
trình xây dựng nhà xưởng , phương tiện làm việc theo số lượng, nguyên giá, hao
mòn giá trị còn lại của TSCĐ.
- Phản ánh chính xác việc chích lập và sử dựng nguồn vốn khấu hao cơ bản,
vốn khấu hao sửa chữa lớn theo đúng quy dịnh hiện hành.
- Thực hiện các thủ tục thanh lý nhượng bán TSCĐ theo trình tự quy định
của Nhà nước
- Ghi chép phản ánh chính xác tình hình thăng giảm từng loại nguồn vốn,

nguồn quỹ hiện có của công ty.
Hệ thống tài khoản sử dụng tại công ty
Công ty Than Hòn Gai – TKV áp dụng hệ thống tài khoản theo chế độ kế
toán nhỏ và vừa ban hành theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006
của Bộ tài chính.
Hệ thống tài khoản kế toán của Công ty Than Hòn Gai – TKV bao gồm các
tài khoản cấp 1, cấp 2, tài khoản trong bảng cân đối kế toán và tài khoản ngoài bảng
cân đối kế toán theo quy định trong chế độ kế toán này.
Chứng từ sử dụng:
Công ty Than Hòn Gai – TKV thực hiện đúng về mẫu biểu, nội dung phương
pháp ghi chỉ tiêu các chế độ, chứng từ theo quyết định số 48/2006 QĐ - BTC
- Phiếu thu (01 – TT)
- Phiếu chi (02 – TT)
- Hoá đơn GTGT (01GTKT)
* Một số chứng từ kế toán mang tính chất nội bộ công ty:
- Giấy đề nghị tạm ứng (03 – TT)
- Giấy đề nghị thanh toán (05 – TT)
Vũ Thị Phương Anh. Lớp KT1-K13 Báo cáo thực tập tốt nghiệp
19
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán
- Thẻ kho (S09 – TT)
Chứng từ kế toán đã sử dụng được sắp xếp, phân loại, bảo quản và lưu trữ
theo quyết định của chế độ lưu trữ chứng từ, tài liệu kế toán của Nhà nước quy định
tại điểm 8.4 phần I – quy định chung.
2.2 Các phần hành hạch toán kế toán doanh nghiệp:
2.2.1. Hạch toán kế toán tài sản cố định
2.2.1.1 Khái niệm và nhiệm vụ của tài sản cố định
TSCĐ là tư liệu lao động quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Tham gia một cách trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc tạo ra sản phẩm
sản xuất.

* Đặc điểm cấu thành tài sản cố định
- Chắc chắn phải thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ tài sản đó
- Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy
- Hạn sử dụng phải từ một năm trở lên
- Có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên
Ở doanh nghiệp tài sản được hình thành do mua sắm mới và việc đánh giá tài
sản của doanh nghiệp được tiến hành theo nguyên tắc chung của chế độ kế toán. Đó
là việc đánh giá TSCĐ theo nguyên giá và theo giá trị còn lại:
Giá trị còn lại TSCĐ = Nguyên giá - Số khấu hao luỹ kế
2.2.1.2 Hạch toán chi tiết và tổng hợp
a. Chứng từ sổ sách kế toán mà công ty áp dụng :
Các chứng từ, sổ sách về tài sản cố định công ty áp dụng theo quyết định số
48/2006 – QĐ/BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính, đã được sửa đổi,
bổ sung theo thông tư 138/2011/TT – BTC ngày 04/10/2011 :
+ Thẻ tài sản cố định ( mẫu S12-DNN )
Vũ Thị Phương Anh. Lớp KT1-K13 Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Nguyên giá TSCĐ =
Giá mua thực tế của
TSCĐ (không bao
gồm thuế VAT)
+
Chi phí vận
chuyển lắp đặt,
chạy thử (nếu có)
20
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán
+ Sổ tài sản cố định ( Mẫu S10-DNN )
+ Bảng tính khấu hao tài sản cố định
+ Biên bản bàn giao tài sản cố định ( mẫu 01-TSCĐ )
+ Biên bản thanh lý tài sản cố định ( mẫu 02-TSCĐ )

+Biên bản đánh giá lại tài sản cố định ( mẫu 04-TSCĐ )
+Biên bản kiêm kê TSCĐ ( Mẫu 05-TSCĐ )
+Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ ( Mẫu 06-TSCĐ )
b. Hạch toán tình hình biến động tài sản cố định :
- Hạch toán tăng TSCĐ hữu hình
• Kế toán tổng hợp tăng do mua sắm.
Các chứng từ sử dụng trong trường hợp này gồm :
+ Hợp đồng kinh tế mua sắm TSCĐ
+ Biên bản nghiệm thu và bàn giao TSCĐ
+ Hóa đơn GTGT
+ Biên bản thanh lý hợp đồng kinh tế
-Hạch toán giảm TSCĐ
• Trường hợp giảm do nhượng bán
Các chứng từ sử dụng trong trường hợp này gồm :
+ Biên bản xin thanh lý TSCĐ
+ Quyết định giá
+ Hóa đơn GTGT
c. Hạch toán khấu hao TSCĐ:
Tại công việc trích khấu hao TSCĐ, xác định thời gian và mức tính khấu hao
TSCĐ căn cứ vào khung thời gian cho mỗi nhóm loại TSCĐ do Bộ tài chính ban hành.
Mức khấu hao TSCĐ ở công ty được xác định căn cứ vào nguyên giá TSCĐ
và thời gian sử dụng định mức của từng loại TSCĐ.
Mức trích khấu hao TSCĐ bình
quân năm
= Nguyên giá TSCĐ
Số năm sử dụng định mức
Mức trích khấu hao TSCĐ
bình quân quý
= Mức trích khấu hao TSCĐ bình quân năm
Vũ Thị Phương Anh. Lớp KT1-K13 Báo cáo thực tập tốt nghiệp

21
Tk 111, 112 Tk 211 Tk 811
Tk 214
Tk 411
Tk 217
Tk 221
Tk 711
Tk221.1 221.3
Tk 214
Tk 133
Tk 242
Tk 214
CL giữa giá
dánh lại > giá
trị còn lại
Tổng giá mua tscd nguyên giá tscd
Thanh thanh toán chưa có thuế
Toán ngay GTGT
TSCD do xxcd hoàn thanh
Nhận góp vốn bằng TSCD
Bds chuyền thành TSCD
Nhận lại vốn góp
Nhận tài trợ, tặng bằng
tscd
Lãi trả chậm
Số đã HM
Thuế GTGT
Góp vốn LD LK bằng
TSCD
Nguyên chuyển tsdc giá đánh

Giá góp vón LDLK lại
Nguyên
giá tscd
theo giá
mua trả
tiền
ngay
chưa
GGTG
Tổng giá mua tscd trả

Thanh toán chảm trả
góp
Nguyên thanh ly giá trị còn
giá nhượng bán
Chênh lẹch giữa giá
đánh lai (giá trị còn lại
TSCD)
Số đã HM
Số đã HM
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán
(4 (quý)

Hình 2.4.Sơ đồ hạch toán kế toán TSCĐ
Vũ Thị Phương Anh. Lớp KT1-K13 Báo cáo thực tập tốt nghiệp
22
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán
HÓA ĐƠN Mẫu số : 01 GTKT3/001
GIÁ TRỊ GIA TĂNG Ký hiệu: PC /11P
Liên 2: Giao cho người mua Số: 00136588

Ngày 05 tháng 12 năm 2013
Đơn vị bán hàng : CÔNG TY CỔ PHẦN PICO
Mã số thuế : 0102018260
Địa chỉ : Số 229 Tây Sơn – Ngã Tư Sở - Đống Đa – Hà Nội
Số tài khoản : 11120313422019 tại Ngân hàng Techcombank – CN Hà Nội
Họ tên người mua hàng : Nguyễn Xuân Tùng
Tên đơn vị: Công ty Than Hòn Gai - TKV
Mã số thuế: 5700 100 954
Địa chỉ : 169 Lê Thánh Tông -TP Hạ Long - Tỉnh Quảng Ninh
Hình thức thanh toán : TM Số tài khoản : 102010001004601
STT Tên hàng hóa, dich vụ ĐVT
Số
lượng
Đơn giá Thành tiền
1 2 3 4 5 6=4x5
1 Điều hoà Panasonic
A12MKH
Cái 01 13.450.0
00
13.450.000
Cộng tiền hàng :
13.450.000
Thuế GTGT : 10% Tiền thuế GTGT
1.345.000
Tổng cộng tiền thanh toán:
14.795.000
Số tiền viết bằng chữ : Mười bốn triệu bảy trăm chín mươi lăm nghìn đồng chẵn./.
Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên ) ( Ký, ghi rõ họ tên ) ( Ký, ghi họ tên và dóng dấu)
Công ty Than Hòn Gai - TKV Mẫu sô S12-DNN

Vũ Thị Phương Anh. Lớp KT1-K13 Báo cáo thực tập tốt nghiệp
23

×